Microservices là gì? Tổng quan về giải pháp Microservices

Microservices là gì? Tổng quan về giải pháp Microservices

Tác giả: admin@
14:17 30/09/2022

 

Microservice

 

Công nghệ Cloud-native bao gồm container, Kubernetes, CI/CD, DevOps và microservices - đã trở thành những yếu tố không thể thiếu đối với hoạt động triển khai và phát triển ứng dụng hiện đại. Nhiều doanh nghiệp đang chuyển sang kiến trúc microservices để cải thiện tốc độ phân phối phần mềm, tính tự chủ và năng lực đổi mới sáng tạo nhanh chóng.

Kiến trúc microservices là gì?

Bộ phận phát triển ứng dụng thông thường sẽ dựa trên kiến trúc monolothic (nguyên khối) để triển khai một dự án phần mềm. Về cơ bản kiến trúc monolithic dùng được cho các ứng dụng ít bị ảnh hưởng bởi khối lượng yêu cầu tăng đột biến của người dùng. Ứng dụng monolithic thường chỉ có duy nhất một codebase, được sở hữu và quản lý bởi chỉ một bộ phận (thường là bộ phận lớn), cũng như được xây dựng và triển khai riêng biệt.

Thuật ngữ microservices dùng để chỉ một giải pháp kiến trúc dựa trên nhiều dịch vụ mô-đun quy mô nhỏ. Mỗi microservice có codebase riêng và thường được sở hữu, duy trì bởi một bộ phận nhỏ riêng biệt. Ưu điểm dễ nhận thấy của Microservices là:

  • Liên kết mở: Mỗi dịch vụ có thể được cập nhật riêng mà không bị ảnh hưởng lẫn nhau
  • Trạng thái riêng biệt. Mỗi dịch vụ có thể vận hành riêng biệt và trơn tru mà không ảnh hưởng tới toàn bộ ứng dụng

Microservices là các dịch vụ độc lập (tương đối nhỏ) hoạt động cùng nhau tạo thành một phần của một hệ thống lớn. Kiến trúc microservices - và các công cụ khác liên quan như CI/CD, container và Kubernetes - cho phép các bộ phận trong doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng nhanh hơn với yêu cầu thay đổi và tăng tốc phát triển các tính năng phần mềm mới. Container thường được sử dụng cho microservice nhờ khả năng cung cấp package (gói) riêng biệt, không cần thiết lập và có khả năng mở rộng; Kubernetes hỗ trợ bạn dễ dàng điều phối các nhóm container và dịch vụ khác cùng hoạt động dưới dạng ứng dụng.

Kiến trúc microservices trái ngược hẳn với kiến trúc monolithic truyền thống, vốn có các mô-đun tích hợp chặt chẽ và không mở rộng như một đơn vị duy nhất. Microservice đã trở nên phổ biến với các doanh nghiệp có nhu cầu lớn về tính linh hoạt và khả năng mở rộng nhanh chóng.

Phát triển microservices có một số đặc điểm quan trọng như sau:

  • Mỗi instrance của một dịch vụ - trong đó có thể có nhiều dịch vụ cùng hoạt động song song - được vận hành trong một quy trình riêng biệt trong container riêng, và giao tiếp với các dịch vụ khác bên ngoài thông qua API.
  • Microservices riêng lẻ có thể triển khai, nâng cấp, mở rộng quy mô và khởi động lại độc lập với các dịch vụ khác tạo thành ứng dụng.
  • Khi được quản lý bởi một hệ thống tự động như Kubernetes, Microservice sẽ được cập nhật mà không làm gián đoạn ứng dụng đang chạy hoặc tác động tiêu cực đến người dùng.
  • Các nhà phát triển ứng dụng có quyền tự do lựa chọn công nghệ tốt nhất để xây dựng từng microservices bao hàm các logic kinh doanh phù hợp.

Ngày nay, bộ phận IT trong các doanh nghiệp trong mọi ngành công nghiệp - từ bán lẻ, dịch vụ tài chính đến sản xuất – đều đang sử dụng microservices cho các ứng dụng mới, cũng như thay thế kiến trúc monolithic cũ. Tuy nhiên, có một điều quan trọng cần lưu ý, rằng microservices không đơn giản chỉ là viết lại code. Nó đòi hỏi một tư duy, cách tiếp cận và mô hình hoạt động khác biệt.

what is microservice glossary 01

 

Lợi ích khi sử dụng Microservices là gì?

Bằng cách áp dụng kiến trúc microservices, các bộ phận của doanh nghiệp có thể đáp ứng hiệu quả các nhu cầu của khách hàng. Thay vì bám chặt theo lịch phát hành cố định, bộ phận phần mềm có quyền chuyển các tính năng mới nhanh chóng hơn khi khách hàng yêu cầu. Khi lập trình viên sử dụng các mẫu thiết kế microservices để tạo ra các ứng dụng mới hoặc phân tách ứng dụng cũ, họ cũng đồng thời giúp cải thiện quy trình phát triển phần mềm, triển khai sản phẩm sớm hơn và cải thiện khả năng hợp tác ngay trong bộ phận phát triển phần mềm hoặc giữa các bộ phận với nhau.

Microservices được xây dựng dựa trên các nguyên tắc Linh hoạt (Agile)Phát triển & Vận hành (DevOps), giúp bộ phận phần mềm hoạt động song song trong khi phát triển nhanh chóng trên các tính năng năng riêng biệt. Sự hiệu quả của một kiến trúc microservices phụ thuộc rất lớn vào tự động lặp, hỗ trợ mở rộng dịch vụ tới từng chi tiết và sử dụng các mẫu được thiết kế để giữ cho hệ thống hoạt động ngay cả khi các thành phần riêng lẻ bị lỗi, đảm bảo độ tin cậy cao.

Microservices còn có các lợi ích sau:

  • Mã nguồn tinh gọn: Bởi vì hệ thống được cấu hình từ các dự án nhỏ và mỗi dự án đều rất đơn giản cũng như tập trung vào một hoặc một số nghiệp vụ chính. Vì vậy, code base và độ phức tạp của chúng đều không cao. Nhờ vậy, nó sẽ giúp các tính năng vận hành mượt mà, dễ dàng hơn trong bảo trì hay mở rộng phát triển.
  • Tối ưu hóa bảo mật cho mã nguồn: Việc nhân viên ở dự án nào chỉ được truy cập vào một mã nguồn của dự án đó sẽ đảm bảo khả năng kiểm soát dữ liệu tốt hơn.
  • Được tồn tại độc lập: Khi có 4 dự án khác nhau và được triển khai riêng biệt nhưng một dịch vụ nào đó chết thì các dịch vụ khác vẫn sẽ hoạt động bình thường.
  • Scale hoàn toàn độc lập: Tùy vào nhu cầu sử dụng của hệ thống mà bạn có thể mở rộng quy mô riêng cho dịch vụ đó. Ví dụ như đơn hàng dịch vụ mà sử dụng thường xuyên nên chạy từ máy chủ 2 đến 3 để gia tăng hiệu suất.

Ứng dụng phổ biến của Microservices

Các Microservice có thể hoạt động độc lập với nhau, vì thế các nhà lập trình có thể xu hướng áp dụng kiến trúc microservice khi phát triển các hệ thống lớn, phức tạp, yêu cầu năng cấp và bảo trì thường xuyên.

Xây dựng các ứng dụng App Native
Các nhà phát triển có thể tập trung vào một vài Microservice mà không cần quá lo lắng về những dịch vụ khác. Việc này sẽ tăng tốc độ phát triển phần mềm và nhanh chóng đưa ra thị trường.

Thiết kế và xây dựng Web API
Microservice hỗ trợ cải thiện hiệu suất cho các nhóm xử lý thay vì một ứng dụng chung. Lợi thế này sẽ gia tăng mức độ bảo mật cho tổng thể phần mềm.

Phát triển mở rộng và tích hợp với module IoT
Microservice cho phép các nhà phát triển không còn khoảng cách giữa ngôn ngữ và công nghệ. Các nhà phát triển có thể sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình và nhiều công nghệ khác nhau trong cùng 1 sản phẩm.

FPT Cloud hiện đang cung cấp hơn 50 dịch vụ đa dạng từ hạ tầng tới ứng dụng theo chuẩn quốc tế, đáp ứng các nhu cầu chuyên biệt cho doanh nghiệp Việt, tăng tốc hành trình chuyển đổi số với hạ tầng linh hoạt, chi phí tối ưu và bảo mật nâng cao.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về dịch vụ và có chiến lược chuyển đổi Cloud dành riêng cho doanh nghiệp.

Microservices là gì? Tổng quan về giải pháp Microservices