On premises là gì? Định nghĩa, đặc điểm, cách phân biệt
On premises là gì? Trước sự bùng nổ của công nghệ điện toán đám mây, thuật ngữ "On-Premise" đã trở thành một điểm nhấn đáng chú ý trong cuộc cách mạng số hóa của các doanh nghiệp. FPT Cloud sẽ giúp doanh nghiệp tìm hiểu rõ định nghĩa, đặc điểm, cách phân biệt chúng với Cloud, Off- premise trong bài viết hôm nay.
>>> Xem thêm: Object Storage là gì? Thông tin dịch vụ lưu trữ không giới hạn
On premises (còn gọi là on-prem) là mô hình trong đó một tổ chức lưu trữ và quản lý toàn bộ cơ sở hạ tầng CNTT, bao gồm phần cứng, phần mềm và dữ liệu ngay tại địa điểm của tổ chức đó. Phần mềm On premise yêu cầu doanh nghiệp mua giấy phép hoặc bản sao của phần mềm để sử dụng được phần mềm đó.
Đặc điểm chính của On premises:
>>> Xem thêm: Disaster Recovery – Dịch vụ khôi phục hệ thống sau thảm họa
Dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm của việc triển khai, vận hành hệ thống công nghệ thông tin tại chỗ (On-Premise). Việc xem xét và đánh giá cẩn thận các khía cạnh của mô hình On-premise, sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn và phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Ưu điểm | Nhược điểm |
Chi phí dài hạn thấp hơn: Với On-Premises, doanh nghiệp chỉ cần thanh toán khoản chi phí đầu tư một lần và chi phí bảo trì hàng năm.
Trong trường hợp thiết bị, hệ thống của bạn không xảy ra lỗi, các sự cố mà cần chi phí phải sửa chữa. |
Chi phí ban đầu cao: Doanh nghiệp cần chi trả cho việc mua sắm, lắp đặt, bảo trì máy chủ, thiết bị lưu trữ, hệ thống mạng,...
Chi phí này có thể cao hơn so với giải pháp Cloud vì doanh nghiệp phải tự đầu tư toàn bộ. |
Kiểm soát và bảo mật cao: Việc triển khai On-Premise cho phép tổ chức có hoàn toàn quyền kiểm soát dữ liệu và bảo mật thông tin, do dữ liệu được lưu trữ và xử lý trong mạng nội bộ của tổ chức.
Điều này giúp đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý và nội bộ của tổ chức. |
|
Tùy biến và linh hoạt: Hệ thống On-Premise thường cho phép tùy biến cao và linh hoạt hơn so với các giải pháp đám mây công cộng.
Tổ chức có thể điều chỉnh và tối ưu hóa hệ thống theo nhu cầu cụ thể của họ mà không bị ràng buộc bởi các hạn chế của nhà cung cấp dịch vụ đám mây. |
Yêu cầu về nhân sự chuyên môn cao: Tổ chức cần có đội ngũ nhân viên CNTT với kỹ năng và kiến thức chuyên môn cao để quản lý, bảo trì và khắc phục sự cố của hệ thống. |
Hiệu suất và độ trễ thấp: Với hệ thống được triển khai trực tiếp tại cơ sở vật chất của tổ chức, thường có thể đạt được hiệu suất cao và độ trễ thấp hơn so với các giải pháp đám mây.
Đặc biệt là trong các ứng dụng yêu cầu sự đáp ứng nhanh và thời gian thực. |
Khả năng cập nhật và nâng cấp: Việc cập nhật phần mềm và ứng dụng yêu cầu quản lý và thực hiện thủ công, có thể gây ra gián đoạn hoạt động kinh doanh. |
Dễ dàng quản lý và kiểm soát chi phí dài hạn: Mặc dù chi phí ban đầu để triển khai hệ thống On-Premise có thể cao hơn so với các giải pháp đám mây, nhưng sau đó, chi phí duy trì và vận hành thường dễ dàng dự đoán và kiểm soát hơn.
Tổ chức có thể quản lý ngân sách dài hạn và tính toán chi phí tổng thể hơn. |
|
Khả năng mở rộng và tối ưu hóa tài nguyên: On-Premise cung cấp sự linh hoạt cho tổ chức mở rộng hệ thống mạng và tối ưu hóa tài nguyên theo thời gian mà không phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài. |
On-premises và cloud là hai mô hình triển khai cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) phổ biến, mỗi mô hình có những đặc điểm, lợi ích và hạn chế riêng. Dưới đây là sự so sánh giữa on-premises và cloud để làm rõ sự khác biệt:
Tiêu chí | On-premises | Cloud |
Cách triển khai | Cơ sở hạ tầng CNTT được triển khai và quản lý tại chỗ, trong khuôn viên của tổ chức.
Tổ chức tự mua sắm, duy trì và quản lý phần cứng, phần mềm và các tài nguyên khác. |
Cơ sở hạ tầng CNTT được cung cấp và quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây (CSP) như Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure, Google Cloud, v.v.
Tài nguyên được cung cấp qua internet và tổ chức trả phí theo mức sử dụng. |
Chi phí | Chi phí ban đầu: Cao, bao gồm chi phí mua phần cứng, phần mềm và thiết lập hệ thống.
Chi phí bảo trì: Liên tục, bao gồm bảo trì, nâng cấp và sửa chữa. Nhân sự: Cần đội ngũ nhân viên CNTT chuyên môn để quản lý và vận hành hệ thống. |
Chi phí ban đầu: Thấp, không cần đầu tư lớn vào phần cứng.
Chi phí vận hành: Thanh toán theo mức sử dụng, linh hoạt và dễ dự báo. Nhân sự: Giảm bớt gánh nặng về nhân sự quản lý cơ sở hạ tầng. |
Khả năng mở rộng | Phức tạp và tốn kém, yêu cầu mua sắm thêm phần cứng và cài đặt.
Bị giới hạn bởi không gian vật lý và nguồn lực hiện có. |
Dễ dàng và nhanh chóng, có thể mở rộng hoặc thu nhỏ tài nguyên theo nhu cầu
Không bị giới hạn bởi không gian vật lý, mở rộng tài nguyên dễ dàng. |
Kiểm soát và bảo mật | Tổ chức kiểm soát hoàn toàn cơ sở hạ tầng và dữ liệu.
Tùy thuộc vào khả năng của tổ chức trong việc bảo vệ hệ thống khỏi các mối đe dọa. |
Nhà cung cấp dịch vụ quản lý cơ sở hạ tầng, tổ chức kiểm soát dữ liệu và ứng dụng.
Nhà cung cấp dịch vụ đảm bảo các biện pháp bảo mật ở cấp độ cơ sở hạ tầng, nhưng tổ chức vẫn phải bảo vệ dữ liệu và ứng dụng. |
Khả năng linh hoạt | Hạn chế trong việc thay đổi và thích ứng với nhu cầu kinh doanh nhanh chóng | Dễ dàng thích ứng với nhu cầu kinh doanh thay đổi, triển khai và tích hợp các công nghệ mới nhanh chóng. |
Việc lựa chọn giữa on-premises và cloud phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của tổ chức, khả năng tài chính, mức độ kiểm soát và bảo mật mong muốn.
On-premises cung cấp kiểm soát toàn diện và bảo mật dữ liệu cao hơn, cloud thì mang lại lợi ích về chi phí, khả năng mở rộng và dễ dàng quản lý. Nhiều tổ chức hiện nay đang lựa chọn mô hình hybrid, kết hợp cả on-premises và cloud để tận dụng ưu điểm của cả hai.
On-Premises và Off-Premises là hai mô hình triển khai phần mềm và dữ liệu khác nhau, mỗi mô hình mang đến những ưu và nhược điểm riêng. Bảng so sánh ngắn dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về hai phần mềm dữ liệu này.
Tính năng | On-Premises | Off-Premises (Cloud) |
Vị trí dữ liệu | Tại trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp | Trên máy chủ của nhà cung cấp |
Kiểm soát | Toàn quyền | Hạn chế |
Bảo mật | Cao | Tùy thuộc vào nhà cung cấp |
Chi phí ban đầu | Cao | Thấp |
Linh hoạt | Thấp | Cao |
Hiệu năng | Cao | Tùy thuộc vào kết nối mạng |
Việc lựa chọn triển khai hạ tầng On-Premises hay Cloud phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm và nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp. Dưới đây là một số trường hợp doanh nghiệp nên cân nhắc triển khai On-Premises:
Doanh nghiệp có nhu cầu bảo mật cực cao: Tài chính, ngân hàng, y tế, quốc phòng... nơi dữ liệu khách hàng và thông tin nội bộ cần được bảo vệ tuyệt đối. Các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về bảo mật dữ liệu rất chặt chẽ. Doanh nghiệp muốn có quyền kiểm soát tuyệt đối đối với dữ liệu của mình.
Doanh nghiệp có ngân sách lớn và đội ngũ IT mạnh: Xây dựng và vận hành hạ tầng On-Premises đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu lớn. Quản lý và bảo trì hệ thống On-Premises cần đội ngũ IT có kiến thức chuyên sâu.
Doanh nghiệp yêu cầu hiệu năng cao: Giao dịch tài chính, game online, ứng dụng thực tế ảo… Các doanh nghiệp có lượng dữ liệu khổng lồ cần xử lý nhanh chóng.
Bài viết liên quan:
Như vậy, bài viết trên FPT CLoud đã cung cấp đến doanh nghiệp góc nhìn chi tiết về định nghĩa On premises là gì và cách phân biệt mô hình này với Cloud. Thông qua những thông tin vừa rồi, mỗi tổ chức cần cân nhắc kỹ lưỡng nhu cầu cụ thể, khả năng tài chính và mục tiêu chiến lược để đưa ra quyết định tối ưu giữa việc sử dụng giải pháp đám mây và On-Premise.
Có thể bạn quan tâm
Cookie | Thời gian | Mô tả |
---|---|---|
cookielawinfo-checbox-analytics | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-functional | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-others | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-necessary | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-performance | 11 Tháng | |
viewed_cookie_policy | 11 Tháng |