Pentest là gì? Tìm hiểu về Penetration Testing từ A đến Z
Pentest là hình thức kiểm tra an toàn hệ thống được nhiều người quan tâm, tìm hiểu hiện nay. Vậy Pentest là gì? Có ưu nhược điểm thế nào? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng FPT Cloud tìm hiểu chi tiết từ A - Z về công cụ kiểm thử hệ thống Công nghệ thông tin này.
>>> Xem thêm: Backup Services – Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây
Để hiểu rõ hơn về Pentest, trước hết, chúng ta cần nắm rõ khái niệm Pentest là gì. Pentest là viết tắt của từ Penetration Testing. Đây là hình thức kiểm tra độ an toàn của hệ thống công nghệ thông tin.
Thông qua Pentest, bạn có thể biết được hệ thống của mình có bị tấn công hay không. Pentest sẽ tạo ra các vụ thử nghiệm tấn công, đánh giá độ an toàn và tìm ra các vấn đề hiện có. Khi kiểm thử Pentest, người thực hiện kiểm tra sẽ được gọi là Pentester.
Hiện nay, tình trạng xâm nhập hệ thống, đánh cắp thông tin đang là vấn đề khiến nhiều người, nhiều doanh nghiệp đau đầu. Vì thế, việc kiểm thử xâm nhập Pentest là vô cùng cần thiết.
Sau khi tìm hiểu Pentest là gì, chúng ta đã phần nào hiểu rõ về hình thức kiểm tra này. Từ khái niệm Pentest, người dùng có thể dễ dàng nhận thấy một số lý do khiến việc kiểm thử xâm nhập Pentest trở nên cực kỳ quan trọng và cần thiết như:
>>> Xem thêm: Subnet là gì? Tìm hiểu về cách chia Subnet Mask từ A - Z
Sau khi đã tìm hiểu Pentest là gì, để việc thực hiện Pentest hiệu quả, bạn cần hiểu rõ về các hình thức kiểm thử này. Hiện nay, Penetration testing được chia thành 3 loại chính:
Black Box Testing hay còn gọi là phương pháp test hộp đen. Đây là hình thức kiểm thử được thực hiện từ bên ngoài vào. Các Pentester sẽ thực hiện các cuộc tấn công không báo trước đối với hệ thống. Do đó, sẽ không có bất kỳ dấu hiệu hay gợi ý nào được đưa ra.
Với phương pháp này, các tester sẽ đóng giả thành các hacker, tìm cách xâm nhập vào hệ thống từ bên ngoài và các tester sẽ hoàn toàn không biết gì về hệ thống của bạn.
White Box hay còn được biết tới với tên gọi là phương pháp hộp trắng. Đây là phương pháp kiểm thử bằng cách thu thập các thông tin thực tế và đánh giá của khách hàng. Tester sẽ thu thập đánh giá về mạng nội bộ và ngoại bộ. Sau đó đưa ra các ý kiến đóng góp về lỗ hổng an ninh.
Khác với phương pháp Black Box, khi thực hiện phương pháp white box, các tester sẽ biết trước các thông tin của hệ thống. Chẳng hạn như: địa chỉ IP, sơ đồ hạ tầng, mã nguồn…
Khi tìm hiểu Pentest là gì, chắc chắn không thể bỏ qua phương pháp test Grey Box hay còn gọi là test hộp xám. Với phương pháp này, các tester sẽ đóng giả thành các hacker. Sau đó, dùng một tài khoản có sẵn để tấn công vào hệ thống.
Thông qua phương pháp kiểm thử hộp xám, Pentester có thể nắm được các thông tin về đối tượng kiểm tra như URL hay IP Address… Tuy nhiên, tester sẽ không có quyền truy cập vào toàn bộ đối tượng.
Ngoài 3 phương pháp kể trên, Penetration Testing còn được kiểm thử dưới một số hình thức khác như: double-blind testing, external testing hay targeted testing. Tuy nhiên, các phương pháp này không quá phổ biến tại Việt Nam và chỉ phù hợp với một số doanh nghiệp đặc thù.
Vậy làm thế nào để việc thực hiện Pentest đối với hệ thống công nghệ thông tin của mình? Đây là vấn đề được nhiều đơn vị quan tâm. Để Audit Pentest, bạn cần thực hiện các bước sau:
Trước tiên, bạn cần lên kế hoạch kiểm thử. Muốn lên kế hoạch hiệu quả, bạn cần xác định rõ Pentest là gì và mục tiêu của chương trình. Qua đó xác định chiến lược và phạm vi thực hiện. Đồng thời, xác định tiêu chuẩn bảo mật để thực hiện kế hoạch thành công nhất.
Sau khi lập kế hoạch Pentest, bạn cần thu thập thêm các thông tin. Thu thập được càng nhiều thông tin càng tốt cho kế hoạch. Kể cả thông tin về user và password. Từ đó kiểm tra các lỗ hổng đang tồn tại của hệ thống.
Sau khi đã tìm ra các lỗ hổng trong hệ thống, tester tìm cách khai thác các lỗ hổng đó để phát hiện những vấn đề bảo mật.
Cuối cùng, người thực hiện kế hoạch phải lập một bản báo cáo đầy đủ, chi tiết về:
Sau khi đã tìm hiểu Pentest là gì và các bước thực hiện Pentest, có thể thấy, đây là giải pháp đem lại hiệu quả cao và không quá khó để thực hiện. Pentest đang là hình thức kiểm tra được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhờ nhiều ưu điểm nổi bật. Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm, Pen Test cũng có một số nhược điểm nhất định.
Pentest đem lại cho người sử dụng nhiều ưu điểm, lợi ích:
Bên cạnh các ưu điểm, khi tìm hiểu Pentest là gì, bạn cũng cần lưu ý các nhược điểm của phương pháp này. Từ đó các biện pháp khắc phục hợp lý. Một số nhược điểm của Penetration Testing có thể kể tới như:
Để thực hiện Penetration Testing có rất nhiều cách. Trong đó, việc sử dụng các công cụ thường được nhiều người ưu tiên lựa chọn. Hiện nay, các công cụ hỗ trợ Pentest rất đa dạng. Vì thế, để việc tìm hiểu Pentest là gì hiệu quả, chắc chắn sẽ không thể bỏ qua các công cụ hỗ trợ như:
>>> Xem thêm: MVC là gì? Tìm hiểu về mô hình MVC trong lập trình từ A - Z
Trong quá trình tìm hiểu Pentest là gì, vẫn còn nhiều người nhầm lẫn giữa Manual Penetration và Automated Penetration Testing. Trên thực tế, đây là hai phương thức hoàn toàn khác nhau.
Manual Penetration Testing | Automated Penetration Testing |
Cần có các Tester trực tiếp thực hiện kiểm tra, phát hiện lỗ hổng | Sử dụng các công cụ tự động để tìm ra sự cố và lập báo cáo cụ thể |
Sử dụng excel và một số công cụ để theo dõi tiến độ. Trong đó Excel là bắt buộc | Có các công cụ theo tiêu chuẩn riêng |
Tùy từng tester, từng giai đoạn test mà kết quả sẽ có sự khác biệt | Mẫu các kết quả giống nhau |
Người dùng cần tự ghi nhớ việc làm sạch dữ liệu | Tự động làm sạch. |
Những bài viết liên quan:
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu Pentest là gì. Từ đó biết cách lập kế hoahcj pentest và nắm được các ưu điểm của phương pháp test này. Đây là một phương pháp hữu ích để nâng cao khả năng bảo mật của hệ thống công nghệ thông tin. Việc thực hiện rất đơn giản và có thể làm bất cứ lúc nào. Vì thế, hãy lưu ý về Pentest để áp dụng khi cần thiết nhé. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý các công cụ lưu trữ dữ liệu. Xem thêm về bảng giá dịch vụ Thuê Cloud Server.
Cookie | Thời gian | Mô tả |
---|---|---|
cookielawinfo-checbox-analytics | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-functional | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-others | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-necessary | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-performance | 11 Tháng | |
viewed_cookie_policy | 11 Tháng |