Sovereign Cloud và tầm quan trọng đối với dữ liệu quốc gia và doanh nghiệp
Trong kỷ nguyên số, dữ liệu trở thành tài sản quý giá, là chìa khóa cho thành công và đổi mới của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc quản lý và bảo vệ dữ liệu ngày càng trở nên phức tạp do sự gia tăng các mối đe dọa an ninh mạng và sự thay đổi liên tục của các quy định về dữ liệu. Trong thực trạng đó, Sovereign Cloud mở ra xu hướng mới trong quản lý dữ liệu, trao quyền cho doanh nghiệp và giúp họ kiểm soát chặt chẽ dữ liệu của mình.
Ngày nay, nhiều quốc gia và khu vực áp dụng các quy định về chủ quyền kỹ thuật số hoặc chủ quyền dữ liệu. Điều này có nghĩa là một phần hoặc toàn bộ dữ liệu của tổ chức phải được lưu trữ trong phạm vi địa lý nhất định, ví dụ như một quốc gia, khu vực hoặc liên minh (như EU). Lý do cho quy định này xuất phát từ nhiều yếu tố, bao gồm quy định về ngành của chính phủ, quy định về loại dữ liệu đặc biệt (ví dụ như thông tin nhận dạng cá nhân PII), hay do yếu tố kinh doanh hoặc cạnh tranh. Để đáp ứng các yêu cầu khắt khe đó, các doanh nghiệp sử dụng “đám mây có chủ quyền” - Sovereign Cloud.
Theo IBM, Sovereign Cloud, trực dịch là “Cloud có chủ quyền” hoặc “Cloud độc lập”, là một loại hình điện toán đám mây giúp các tổ chức tuân thủ luật pháp của các khu vực và quốc gia cụ thể. Theo đó, mô hình Sovereign Cloud đáp ứng các yêu cầu về chủ quyền kỹ thuật số của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể kiểm soát chặt chẽ dữ liệu, ứng dụng và cơ sở hạ tầng của mình, đồng thời tuân thủ các quy định và luật pháp địa phương.
Các đặc điểm của Sovereign Cloud:
Với việc ngày càng nhiều ứng dụng được chuyển lên đám mây, vai trò của nó đã vượt xa khỏi mô hình dịch vụ đơn thuần, trở thành một phần thiết yếu trong cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. Giống như nhà máy, văn phòng hay tài sản trí tuệ, môi trường đám mây giờ đây đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một doanh nghiệp.
Sự chuyển đổi lên đám mây diễn ra mạnh mẽ ở cả doanh nghiệp công và tư nhân, đặc biệt là trong các ngành có tính quản lý cao. Khi các dữ liệu cốt lõi được lưu trữ trên nền tảng đám mây, nhu cầu đảm bảo an toàn cho dữ liệu càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Ngoài ra, sự bùng nổ của các công nghệ dữ liệu lớn như trí tuệ nhân tạo (AI) và machine learning (ML) cũng đặt ra yêu cầu cao hơn về khả năng truy cập dữ liệu nhanh chóng và an toàn. Để khai thác tối đa tiềm năng của AI, các doanh nghiệp cần ứng dụng hệ sinh thái Sovereign Cloud nhằm tối ưu hóa và đảm bảo nền tảng vững chắc cho những đổi mới kinh doanh đột phá.
Với những yêu cầu ngày càng cao về bảo mật và hiệu quả vận hành, Sovereign Cloud là một giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp trong kỷ nguyên số.
Sovereign Cloud mang đến nhiều lợi ích, cơ hội cho các quốc gia, từ bảo vệ dữ liệu đến thúc đẩy phát triển kinh tế.
Ngày càng nhiều doanh nghiệp đang hướng đến Sovereign Cloud như một phần quan trọng trong hành trình chuyển đổi kỹ thuật số, mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Dưới đây là 5 lý do chính khiến Sovereign Cloud trở thành lựa chọn hàng đầu.
Các quốc gia đạt được nhiều lợi ích khi áp dụng Sovereign Cloud, nhưng cũng cần lưu ý một vài điểm sau:
Mặc dù Sovereign Cloud mang lại nhiều lợi ích, việc triển khai công nghệ này cũng đặt ra một số thách thức cho đội ngũ CNTT của doanh nghiệp, bao gồm:
Sovereign Cloud đóng vai trò then chốt đối với các doanh nghiệp hướng đến độc lập kỹ thuật số và coi trọng quyền tự chủ dữ liệu. Angela Merkel, cựu thủ tướng Đức và nhà khoa học, đã khẳng định rằng: "Trong thời đại kỹ thuật số, dữ liệu là dầu mỏ mới và quyền tự chủ dữ liệu là sức mạnh mới."
Trong khảo sát Xu hướng HCLTech 2024, 47% người được khảo sát tin rằng giảm thiểu sự phức tạp và đảm bảo quyền tự chủ dữ liệu sẽ là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp. Với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm dự kiến đạt 17,75% vào năm 2030 và quy mô thị trường dự kiến đạt 99 tỷ USD, Sovereign Cloud được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai của điện toán đám mây. Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến việc bảo vệ dữ liệu như một lợi thế cạnh tranh.
Tại Việt Nam, Nghị định số 53/2022/NĐ-CP và Nghị định số 13/2023/NĐ-CP quy định rằng dữ liệu lưu trữ trong nước phải tuân theo thẩm quyền của Việt Nam, đảm bảo dữ liệu không được chuyển ra khỏi biên giới quốc gia. Cùng với đó, doanh nghiệp còn phải tuân thủ luật quyền riêng tư của quốc gia nơi dữ liệu xuất phát, cùng vô số quy định nội bộ về bảo mật và lưu trữ dữ liệu. Sự hội tụ của các quy định phức tạp này tạo ra một môi trường nhiều thách thức mà doanh nghiệp cần phải vượt qua để đảm bảo tuân thủ tính toàn vẹn của dữ liệu.
Trước những yêu cầu pháp lý ngày càng phức tạp, FPT đã bắt tay cùng NVIDIA, tiên phong phát triển AI Factory - Nhà máy trí tuệ nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam. Nhờ đó, FPT mang đến nền tảng Điện toán đám mây có chủ quyền, phục vụ nghiên cứu, phát triển AI và các giải pháp công nghệ tiên tiến cho các doanh nghiệp trong nước và khu vực.
Sovereign Cloud là một giải pháp quản lý dữ liệu mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tuy nhiên, để tận dụng tối đa giá trị của Sovereign Cloud, doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể và áp dụng các cách thức phù hợp.
Đây là bước thiết yếu để các doanh nghiệp nắm rõ tình hình dữ liệu của mình. Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định nguồn dữ liệu bằng cách liệt kê tất cả các nguồn dữ liệu hiện có của doanh nghiệp, chẳng hạn như dữ liệu khách hàng, dữ liệu hoạt động, dữ liệu nhân viên… Sau đó, các dữ liệu cần được phân loại theo mức độ nhạy cảm. Ví dụ như dữ liệu người dùng cá nhân (tên, địa chỉ nơi ở, email) cần được xử lý nghiêm ngặt hơn so với dữ liệu phân tích ẩn danh hoặc siêu dữ liệu (metadata).
Đây là chiến lược quyết định nơi lưu trữ dữ liệu của doanh nghiệp. Chiến lược này cần cân nhắc hai yếu tố chính, đó là yêu cầu về hiệu suất kỹ thuật và yêu cầu pháp lý, từ đó doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương thức lưu trữ dữ liệu khác nhau như trung tâm dữ liệu địa phương, đám mây phân tán (distributed cloud) hoặc vùng đám mây (cloud regions).
Doanh nghiệp cần đảm bảo có các chính sách rõ ràng về cách thức lưu trữ và truyền dữ liệu. Dữ liệu cần được bảo vệ bằng cách sao lưu thường xuyên và có thể khôi phục nhanh chóng khi có sự cố, mã hóa dữ liệu cả khi lưu trữ và khi đang truyền tải để giảm thiểu rủi ro vi phạm dữ liệu. Ngoài ra, quyền truy cập dữ liệu cần được kiểm soát chặt chẽ, chỉ những người dùng được uỷ quyền mới có thể truy cập vào dữ liệu.
Các quy định về dữ liệu phức tạp và dễ thay đổi, vì vậy doanh nghiệp nên hợp tác với các nhà cung cấp giải pháp uy tín tại địa phương để nắm bắt những thay đổi mới nhất và đảm bảo tuân thủ. Cùng với đó, doanh nghiệp cần minh bạch với các đối tác về cách thức quản lý dữ liệu của mình, thông tin rõ ràng cho khách hàng và các mắt xích trong chuỗi cung ứng về vị trí lưu trữ và phương thức xử lý dữ liệu.
Có thể nói, Sovereign Cloud không chỉ là xu hướng, mà còn là giải pháp thiết thực đối với các quốc gia và doanh nghiệp. Để tăng khả năng cạnh tranh trong cuộc cách mạng công nghệ sắp diễn ra, các doanh nghiệp nên nắm bắt cơ hội trong việc ứng dụng Sovereign Cloud vào hoạt động của mình.
Cookie | Thời gian | Mô tả |
---|---|---|
cookielawinfo-checbox-analytics | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-functional | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-others | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-necessary | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-performance | 11 Tháng | |
viewed_cookie_policy | 11 Tháng |