Hướng dẫn cách đăng ký tên miền tiếng Việt có dấu miễn phí

Hướng dẫn cách đăng ký tên miền tiếng Việt có dấu miễn phí

Tác giả: admin@
16:26 13/07/2022

Tên miền tiếng Việt cần được tạo nên từ các ký tự quy định theo tiêu chuẩn TCVN 6909:2001. Bên cạnh đó, mỗi Domain đều phải đăng ký trước khi đi vào sử dụng. Trong bài viết dưới đây, FPT Cloud sẽ phân tích cụ thể hơn tên miền tiếng Việt là gì. Ngoài ra còn là các thông tin hữu ích cho những ai đang muốn xây dựng website đạt chuẩn.

Tên miền tiếng Việt là gì?

Tên miền tiếng Việt và hệ thống Domain bản địa khác đều thuộc hệ thống tên miền đa ngữ IDN. Yếu tố này đã được ICANN công nhận trên toàn cầu. Đó cũng là một phần đóng góp vào sự phát triển của công nghiệp nội dung Internet trên thế giới.

Chính xác hơn, tên miền tiếng Việt nằm trong hệ thống Domain của quốc gia Việt Nam – “.vn”. Trong đó, các ký tự hợp thành lấy từ bảng mã theo tiêu chuẩn TCVN 6909:2001 và bảng mở rộng.

Hiện nay, việc đăng ký, sử dụng tên miền tiếng Việt bổ sung thêm nhiều lựa chọn. Việc này góp phần thay thế địa chỉ web truyền thống, vốn chỉ chấp nhận chữ Latin.

Hoạt động đăng ký, sử dụng tên miền tiếng Việt có dấu mang ý nghĩa quan trọng. Sự thay đổi này đã góp phần tạo ra môi trường thuần Việt trên Internet. Qua đó còn chứng minh khả năng hội nhập công nghệ, ứng dụng tài nguyên Internet.

Từ ngày 28/4/2011, trung tâm Internet Việt Nam chính thức cung cấp tên miền tiếng Việt miễn phí. Hoạt động này áp dụng cho tất cả tổ chức, cá nhân. Nguyên tắc hàng đầu là “đăng ký trước, được quyền sử dụng trước”.

>>> Có thể bạn quan tâm: Tên miền được phân cách bởi dấu gì và có những loại nào?

Tên miền tiếng Việt gồm những loại nào?

Để đáp ứng đúng mục đích sử dụng, bạn cần biết website phù hợp với loại Domain nào. Dưới đây là phân loại tên miền tiếng Việt các cấp.

✅Phân loại tên miền Ý nghĩa
✅Domain tiếng Việt cấp 2 dùng chung Tên miền phân theo địa giới hành chính: tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Domain này dùng chung, không cấp riêng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nào…
✅Domain tiếng Việt cấp 2 dùng riêng Tên miền tiếng Việt dành cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng theo yêu cầu của riêng họ.
✅Domain tiếng Việt cấp 3 Là tên miền tiếng Việt dưới cấp 2, dùng chung, phân theo địa giới hành chính. Domain dành cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng theo yêu cầu riêng.

Lợi thế của việc đăng ký Domain tiếng Việt

Tên miền tiếng Việt không chỉ giúp website vận hành hợp pháp. Bên cạnh đó còn là nhiều quyền lợi đi kèm, có thể bạn chưa biết.

Bảo vệ thương hiệu

Khi đăng ký tên miền tiếng Việt, bạn có thể bảo vệ thương hiệu theo chính ngôn ngữ này. Hình thức viết liền, không dấu khiến khách hàng không hiểu chính xác.

Điều này vô tình làm mất đi ý nghĩa thuần Việt vốn được doanh nghiệp tâm đắc. Đôi khi, viết không dấu còn gây ra nhầm lẫn với thương hiệu khác. Người dùng còn có thể vô tình hiểu sai thông điệp bạn muốn truyền tải.

Tối ưu SEO

Lợi ích vô cùng quan trọng của đặt tên miền tiếng Việt là tối ưu từ khóa SEO. Điều này phát huy mạnh mẽ trên Google khu vực Việt Nam. Dựa vào đó, công cụ tìm kiếm đánh giá điểm uy tín, độ tin cậy cao hơn cho website.

Bạn có thể tối ưu từ khóa trong Domain hoàn toàn miễn phí. Hàng năm, chủ quản trị website chỉ cần trả phí duy trì.

Vô cùng tiện lợi

Các chức năng trên tên miền không bị hạn chế, có thể khai thác toàn bộ. Không những vậy, thủ tục đăng ký đơn giản, tiết kiệm thời gian.

Bạn có thể nhận hỗ trợ redirect đến các trang có sẵn. Lợi ích cuối cùng là tên miền tiếng Việt vận hành hiệu quả trên Chrome, FireFox, Safari. Bất kỳ ai cũng đến được website thông qua các nền tảng này, không lo báo lỗi.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách tạo cuộc họp trên Microsoft Teams và chia sẻ đến người tham gia

Quy trình đăng ký tên miền tiếng Việt có dấu miễn phí

Những lợi ích nêu ra ở trên chắc chắn đã đủ thuyết phục bạn đăng ký. Dưới đây là quy trình chung để sở hữu Domain sớm nhất.

Bước 1: Tạo tài khoản quản lý Domain tiếng Việt miễn phí

Bạn truy cập vào trang: http://dangky.tenmientiengviet.vn. Sau đó, hãy nhấn nút “Tạo tài khoản mới để bắt đầu”. Tại đây, người dùng điền thông tin Account của mình. Tiếp theo, bạn ấn vào “Kiểm tra tính sẵn có”.

Hoạt động này nhằm mục đích xem có ai đã sử dụng tài khoản này chưa. Kế đó, bạn điền đầy đủ vào mục “Thông tin về người dùng”. Những trường đánh dấu * bắt buộc phải khai báo.

Bạn có thể để chủ thể tương ứng là cá nhân hoặc doanh nghiệp. Số lượng tài khoản tối đa được đăng ký cho cá nhân là 5 tên miền. Đối với tổ chức, con số lên đến 100 Domain. Nếu như đã có sẵn tài khoản, hãy đăng nhập hệ thống để tiếp tục đăng ký.

Bước 2: Đăng ký

Tại bước trên, bạn đã hoàn tất tạo tài khoản trên hệ thống tên miền Việt Nam (VNNIC). Sau đó, người dùng tiến hành đăng ký một Domain. Hệ thống sẽ tự động kiểm tra sự tồn tại cùng tính hợp lệ.

  • Lựa chọn mục đích đi tới hệ thống là đăng ký tên miền Việt Nam.
  • Yêu cầu người dùng tick vào ô đã đọc và đồng ý với các nguyên tắc đề ra.
  • Chọn “Tiếp tục”.

Khi đã hoàn thành các thao tác trên, bạn “Nhập lại mã xác thực” và chọn nút “Tạo tài khoản”. Lúc này, hệ thống sẽ hiện ra một cửa sổ thông báo mới, hãy chọn “OK”.

Lưu ý, khi điền vào ô tên miền, Domain lựa chọn phải phù hợp chính sách VNNIC. Ngoài ra, đó phải là những định danh chưa có ai đăng ký sử dụng.

Bước 3: Khởi tạo dịch vụ và chờ xác nhận quyền sử dụng

Sau khi đăng ký tên miền thành công, bạn chờ khoảng 24 giờ để hệ thống xác nhận quyền sử dụng. Nếu đã phê duyệt xong, người dùng được lựa chọn loại dịch vụ phù hợp yêu cầu.

Điều đáng chú ý là VNNIC sẽ tiến hành xét duyệt để chắc chắn tên miền đảm bảo yêu cầu. Thông thường, Domain cần đi theo thuần phong mỹ tục. Để chắc chắn về trạng thái, bạn kiểm tra trên trang Whois của website http://tenmientiengviet.vn.

Trên đây là những điều cơ bản cần biết khi muốn tạo lập website. Để tối ưu, bạn nên xác định trước cấp độ Domain của mình.

Việc nghiên cứu quy trình đăng ký cũng là cần thiết để hoạt động này diễn ra nhanh chóng. FPT Cloud tin rằng tên miền tiếng Việt chắc chắn sẽ đem lại nhiều lợi thế cho cá nhân và doanh nghiệp.

Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud

 

Hướng dẫn cách đăng ký tên miền tiếng Việt có dấu miễn phí