Blogs Tech

Topology là gì? Tổng hợp 6 cấu trúc Topology thường gặp nhất

11:26 10/08/2024
Topology là gì? Nếu đang có nhu cầu xây dựng hệ thống mạng doanh nghiệp, bạn cần nắm rõ 6 cấu trúc Topology cơ bản nhất. Bởi mỗi cấu trúc mạng lại yêu cầu chi phí đầu tư khác nhau, tính chất cũng khác biệt. Vậy chính xác Topology là gì? Làm thế nào để xác định Topology phù hợp? FPT Cloud sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về cấu trúc mạng Topology. >>> Xem thêm: Tìm hiểu dịch vụ thuê máy chủ vật lý chất lượng tại FPT CLOUD 1. Topology là gì? Cấu trúc kết nối mạng vật lý (phổ biến nhất là mạng LAN) được chia thành nhiều loại. Trong đó mỗi cấu trúc mạng lại sở hữu cấu hình của từng nodes khác nhau. Đối với doanh nghiệp, cấu trúc mạng lý tưởng hay không cần dựa vào khía cạnh quy mô, chi phí đầu tư và mục đích sử dụng. Mỗi sơ đồ mô hình cấu trúc mạng là cơ sở để nhà quản trị mạng theo dõi, hỗ trợ quá trình bảo trì và sửa chữa hệ thống mạng. Nếu đã phần nào nắm rõ định nghĩa Topology là gì, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu 6 cấu trúc Topology thường gặp nhất. [caption id="attachment_23006" align="aligncenter" width="771"] Tìm hiểu Topology là gì?[/caption] 2. 6 Cấu trúc Topology thường gặp nhất Nếu muốn hiểu rõ hơn về khái niệm Topology là gì, bạn cần tìm hiểu 6 cấu trúc mạng cơ bản nhất. Bao gồm cấu trúc Bus, cấu trúc lưới, cấu trúc vòng,..  2.1 Cấu trúc Bus Cấu trúc Bus hiện áp dụng tại hầu hết với hệ thống server, trạm phát, mạng lưới thông tin liên hệ không kết nối với một đường dây chính. Nhằm phục vụ truyền tải dữ liệu. Người ta thường bịt kín hai đầu dây cáp bằng thiết bị chuyên dụng terminator. Toàn bộ dữ liệu và tín hiệu truyền qua dây cáp luôn có địa chỉ rõ ràng của điểm đến. [caption id="attachment_23010" align="aligncenter" width="771"] Hình mô tả cấu trúc Bus chi tiết nhất[/caption] Ưu điểm của mô hình Bus là rất dễ dàng lắp đặt, độ dài dây cáp không bị giới hạn. Tuy vậy hạn chế của mô hình này lại là khó xác định điểm xảy ra lỗi, khi sửa chữa thì hệ thống cũng gián đoạn. Dữ liệu khi truyền đi với lưu lượng lớn dễ bị nghẽn. 2.2 Cấu trúc lưới  Cấu trúc mạng lưới hay Mesh Topology là mô hình mà mỗi máy tính ảnh đều có thể liên kết với tất cả loại sinh còn lại trong cùng hệ thống. Quá trình liên kết này không cần đến Hub hoặc Switch. Nó tương tự như cấu trúc mạng internet. [caption id="attachment_23014" align="aligncenter" width="771"] Trong Mesh Topology, một máy tính để hoạt động độc lập[/caption] Trong Mesh Topology, một máy tính để hoạt động độc lập, bị gián đoạn khi các máy tính khác trong hệ thống bị trục trặc. Cấu trúc này có khả năng mở rộng linh hoạt trong phạm vi rộng. Thế nhưng, nhược điểm của cấu trúc lưới lại là sự khó khăn trong khâu quản lý, tiêu tốn tài nguyên bộ nhớ. 2.3 Cấu trúc vòng  Cấu trúc vòng mô tả các thiết bị liên kết với nhau theo một hình vòng khép kín qua phần dây cáp. Theo đó, tín hiệu sẽ truyền đi theo hướng cố định. Trong một thời điểm luôn chỉ có một thiết bị sẽ truyền tin đến một nút khác. Phần dữ liệu này truyền đi luôn kèm theo IP cụ thể của khu vực trạm phát tiếp nhận. [caption id="attachment_23018" align="aligncenter" width="771"] Cấu trúc vòng mô tả liên kết khép kín qua phần dây cáp[/caption] Mô hình cấu trúc vòng dễ dàng mở rộng mạng LAN, tiết giảm chiều dài dây cáp, tốc độ cũng mạnh hơn so với cấu trúc Bus. Tuy nhiên đặc điểm tiếp tuyến của cấu trúc mạch vòng vô tình gây khó khăn cho khâu bảo trì. Nếu một điểm trên hệ thống trục trặc thì toàn bộ phần còn lại cũng bị ảnh hưởng. >>> Xem thêm: Kubernetes là gì? Chức năng và cơ chế hoạt động của Kubernetes 2.4 Cấu trúc hình sao Trong cấu trúc mạng hình sao luôn bao gồm khu vực trung tâm thiết bị và nút thông tin giữ vai trò điều khiển trung tâm. Những nút thông tin ở đây thường là trạm máy, thiết bị đầu cuối hoặc một số thiết bị trong hệ thống mạng LAN. [caption id="attachment_23022" align="aligncenter" width="771"] Khu vực trung tâm và nút thông tin trong cấu trúc mạng hình sao[/caption] Khu vực trung tâm giữ nhiệm vụ quản lý, điều phối hoạt động của hệ thống. Cụ thể nào được điều phối hoạt động theo dõi, khắc phục giày tốt trong quy trình xử lý thông tin giữa mạng lưới thiết bị với nhau. Đồng thời khu vực này còn làm nhiệm vụ xác nhận địa chỉ. Ưu điểm lớn nhất của cấu trúc mạng hình sao là khi một máy tính nào đó trong hệ thống bị hư hỏng, phần còn lại vẫn hoạt động bình thường. Bởi đây là cấu trúc hoạt động theo sao có cơ chế kết nối song song. Tốc độ mạng trong cấu trúc hình sao tương đối nhanh, cách lắp đặt đơn giản. Liên kết trực tiếp máy tính với Hub thông qua cáp xoắn nên tình trạng ngưng trệ ở cấu trúc mạng hình sao rất ít khi xảy ra. Tuy nhiên khi lựa chọn triển khai cấu trúc mạng hình sao, bạn cần chú ý phí bảo trì tốt khu vực máy trung tâm. Nếu vùng này bị hư hỏng thì toàn bộ mạng lưới không bị ngưng trệ. Ngoài ra mạng hình sao còn yêu cầu nhiều trạm máy cần liên kết riêng lẻ trên từng thiết bị đến khu vực trung tâm. Vậy nhưng khoảng cách lại chỉ bị giới hạn 100m. Bên cạnh đó, để triển khai mạng hình sao bạn phải bỏ ra chi phí đầu tư khá lớn. 2.5 Cấu trúc dạng cây Cấu trúc hình cây gần tương tự như cấu trúc hình sao. Nó còn được xem là mô hình mở rộng của cấu trúc hình sao nhưng mỗi thiết bị trong mạng lưới lại giữ vai trò kiểm tra tình trạng lưu thông chứ không chỉ kết nối với Hub hoặc Switch. Mỗi trạm máy trong mạng lưới đều sắp xếp theo từng lớp, ứng dụng chức năng cụ thể của chúng. [caption id="attachment_23026" align="aligncenter" width="771"] Cấu trúc hình cây gần tương tự như cấu trúc hình sao[/caption] Mạng lắp đặt theo cấu trúc hình sao có tính phân cấp cao, tùy chỉnh cơ chế quản trị thiết bị theo hướng tập trung, hệ thống bảo mật cho tốt. Nhược điểm duy nhất của mô hình này là yêu cầu chi phí lắp đặt đắt đỏ bởi phải dùng đến số lượng lớn bộ tập trung. 2.6 Cấu trúc hỗn hợp  [caption id="attachment_23030" align="aligncenter" width="771"] Cấu trúc hỗn hợp kết hợp cấu trúc của nhiều mô hình mạng[/caption] Cấu trúc hỗn hợp kết hợp cấu trúc của nhiều mô hình mạng. Nó tương đối phức tạp với 3 cấu trúc nhỏ trong tổng thể mô hình. Cấu trúc mạng đang truy cập: Tập hợp nhiều máy chủ chủ liên kết với nhau, thực hiện trao đổi dữ liệu tuổi máy chủ khác trên một mạch ảo. Cấu trúc liên kết dạng lưới thông minh: Gồm hệ thống thiết bị thông minh (smartphone, smartwatch, máy tính bảng,..). Hệ thống này có nhiệm vụ bảo vệ và kiểm soát nguồn năng lượng. Điện toán biên: Dạng máy tính phi tập trung giúp giảm thời gian luân chuyển dữ liệu từ client đến server. Cấu trúc này sẽ bao gồm trung tâm dữ liệu kết nối với mạng lưới máy chủ cổng biên. Tiếp đó, liên kết với phần cảm biến và thiết bị IoT. >>> Xem thêm: VPN là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng VPN chi tiết 3. Tầm quan trọng của Topology  Cấu trúc mạng hay Topology quyết định đến tính năng và tính ổn định của mạng lưới kết nối. Khi lựa chọn cấu trúc mạng phù hợp, hiệu suất hoạt động của toàn hệ thống ảnh sẽ được tối ưu. Tốc độ truyền tải dữ liệu khi đó chắc chắn nhanh hơn, nguyên phân bổ hợp lý, tiết giảm chi phí hoạt động. [caption id="attachment_23034" align="aligncenter" width="771"] Topology quyết định đến tính năng và tính ổn định của mạng lưới kết nối[/caption] Topology giống như tài liệu tham khảo để theo dõi, xác định sự cố kết nối. Cấu trúc mạng liên kết là một phần quan trọng để xác định cấu hình mạng viễn thông. Chẳng hạn như mạng máy tính, mạng vô tuyến.  4. Cách xác định cấu trúc liên kết phù hợp nhất Muốn xác định cấu trúc mạng lý tưởng nhất, bạn cần hiểu rõ tính chất Topology là gì. Cùng với đó là sử dụng đến sự hỗ trợ của phần mềm lập bản đồ cấu trúc mạng. Đây là công cụ đặc biệt hữu ích cho phép người dùng tạo sơ đồ mạng liên kết tổng hợp. [caption id="attachment_23038" align="aligncenter" width="771"] Xác định cấu mạng qua phần mềm Microsoft Visio[/caption] Những bài viết liên quan: Metadata là gì? Toàn tập kiến thức về siêu dữ liệu Meta Data PING là gì? Đánh giá chỉ số Ping khi kiểm tra tốc độ mạng DNS 1.1.1.1 là gì? Hướng dẫn cài đặt và thay đổi DNS 1.1.1.1 Top 6+ Cách check IP Website đơn giản, nhanh chóng Phần mềm giả lập cấu trúc mạng cho phép người dùng tự động hóa tố hình, thực hiện giám sát hoạt động. Microsoft Visio, LibreOffice Draw,.. Là các phần mềm giả lập cấu mạng hoàn toàn Topology là gì!

FPT Cloud ra mắt tính năng giám sát toàn diện cùng giao diện thân thiện cho người dùng

14:28 08/08/2024
Nằm trong lộ trình phát triển sản phẩm nhằm tối ưu trải nghiệm của khách hàng, FPT Cloud Guard ra mắt tính năng đặt cảnh báo cho dịch vụ FPT Load Balancer, cung cấp giải pháp giám sát toàn diện cho dịch vụ cân bằng tải cùng giao diện thân thiện với người dùng. Các tính năng cho phép người dùng cài đặt và nhận cảnh báo dịch vụ Load Balancer với nhiều chỉ số giám sát đầy đủ và chính xác: STT  Chỉ số  Đơn vị  Mô tả  1  HTTP request  request/s  Số lượng request/s truy cập đến Load balancer  2  HTTP status code (1xx, 2xx, 3xx, 4xx, 5xx)  request/s  Số lượng HTTP response code trả về là 1xx, 2xx, 3xx, 4xx, 5xx trên giây của Load balancer  3  Active connection  connection  Số lượng connection đang kết nối tới Load balancer, một connection có thể có nhiều request (ccu)  4  Percentage of backend down  %  Phần trăm số backend đang down (unhealthy) của Load balancer  5  Number of backends down  Number of backends  Số lượng backend đang down (unhealthy) của Load balancer  Hình ảnh vể tính năng mới của dịch vụ FPT Cloud Guard 3.0 Tổng quan Mở khóa tính năng cho phép người dùng cài đặt và nhận cảnh báo dịch vụ Load Balancer với nhiều chỉ số giám sát đầy đủ và chính xác. Tăng sự chú ý của các cá nhân, đơn vị vận hành hệ thống với các cảnh báo có tính nghiêm trọng cao khi sử dụng tính năng bắn lặp lại trong trường hợp các chỉ số giám sát duy trì vượt ngưỡng (Repeat time). Nâng cấp tính năng giám sát và cảnh báo với thời gian phát hiện vượt ngưỡng nguy hiểm và thời gian trở về ngưỡng an toàn rút ngắn trong vòng 1 phút. Từ đó giảm thiểu tối đa rủi ro cho hệ thống khi có sự cố. Tối ưu trải nghiệm với giao diện mới có sẵn hướng dẫn chi tiết từng bước và thân thiện với người dùng. Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng dịch vụ FPT Cloud Guard 1. Nên chọn người nhận level nào khi tạo cảnh báo cho Load Balancer? FPT Load Balancer là dịch vụ sử dụng theo từng VPC, nên khi tạo cảnh báo cho Load Balancer nên tạo người nhận mức VPC. 2. Làm sao để tôi nhận cảnh báo Load Balancer vào các nhóm Telegram của công ty/tổ chức? Để FPT Cloud Guard bắn cảnh báo tới nhóm Telegram cần làm 2 bước: Bước 1: Lấy group ID của nhóm Telegram cần nhận cảnh báo và tạo người nhận trên FPT Cloud Guard, tạo cảnh báo với người nhận này. Bước 2: Thêm bot bắt cảnh báo @FPT_Cloud_Guard_Bot vào nhóm Telegram đó. 3. Làm sao để tôi có cảnh báo khi ứng dụng sử dụng Load Balancer của tôi gặp lỗi phía máy chủ khiến không xử lý được request từ client? FPT Cloud Guard giám sát và cho đặt cảnh báo với các chỉ số HTTP status code. Người dùng có thể đặt cảnh báo cho chỉ số HTTP status code 5xx để kịp thời phát hiện số lượng request không thể xử lý do lỗi phía máy chủ của ứng dụng đang tăng. 4. Thời gian chờ tối đa từ lúc chỉ số giám sát Load Balancer của tôi bắt đầu vượt ngưỡng (và duy trì) cho tới khi nhận được cảnh báo là bao lâu? FPT Cloud Guard cần thời gian trong vòng 1 phút để thu thập và tính toán dữ liệu để xác định có thỏa mãn điều kiện bắn cảnh báo. Trong 1 vài trường hợp thời gian chờ tối đa có thể lên đến 2-3 phút. 5. Ngoài cảnh báo Load Balancer mới, FPT Cloud Guard có những tính năng cảnh báo nào? Dịch vụ FPT Cloud Guard cung cấp giải pháp giám sát tài nguyên và cảnh báo cho người dùng qua các kênh email, telegram, slack khi có các sự cố bất thường xảy ra trên hệ thống Cloud, bao gồm 3 loại cảnh báo chính: Resource alert: Giám sát và bắn cảnh báo cho các tài nguyên đang sử dụng trên FPT Cloud như: Virtual machine, Autoscaling, Object Storage, Load Balancer . Activity alert: Giám sát và bắn cảnh báo khi có tác động của user lên toàn bộ tài nguyên thuộc VPC của khách hàng. Threat alert: Tích hợp hệ thống quản lý log tập trung - SIEM để giám sát IP Public của người dùng sử dụng và cảnh báo nguy cơ tấn công dựa trên các rule nhận biết bởi các chuyên gia Security của FPT Cloud. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các giải pháp, dịch vụ của FPT Cloud Hotline: 1900 638 399 Email: [email protected] Support: m.me/fptsmartcloud

Mã độc tống tiền – Tin tặc vẫn đang ẩn mình trong nhiều hệ thống thông tin trọng yếu

14:27 08/08/2024
Các vụ tấn công mã hóa dữ liệu có xu hướng gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ gây thiệt hại. Điểm chung của các sự cố liên tiếp trong thời gian qua là do mã độc được cài trong hệ thống của tổ chức trong một thời gian dài. Khi đó, thậm chí tin tặc còn hiểu hệ thống hơn cán bộ quản lý của tổ chức. Các đối tượng thực hiện hành vi nêu trên thường sẽ nhắm tới các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, cơ quan, đơn vị có các hệ thống thông tin trọng yếu còn tồn tại lỗ hổng bảo mật, không có phương án sao lưu dữ liệu hoặc sao lưu dữ liệu tập trung trên cùng một hệ thống, dẫn đến việc khi bị tấn công mã hóa buộc phải trả tiền chuộc để lấy lại dữ liệu do không còn bản sao lưu dự phòng. Trong tháng 4/2024, hệ thống giám sát, rà quét từ xa của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã phát hiện hơn 1.600 lỗ hổng trên 5.000 hệ thống đang mở công khai trên Internet. Trung tâm NCSC cũng đã ghi nhận 12 lỗ hổng mới được công bố, có mức độ ảnh hưởng Nghiêm trọng/Cao có thể bị lợi dụng để tấn công, khai thác vào các hệ thống của các cơ quan, tổ chức. Tại Việt Nam, việc các vụ tấn công mã hóa dữ liệu xảy ra liên tiếp trong thời gian ngắn khiến nhiều người cho rằng hiện nhóm tin tặc đang nhắm vào doanh nghiệp Việt. Theo nghiên cứu của công ty an ninh mạng Performanta (Anh) công bố, tin tặc đang tích cực phát triển đa dạng mã độc tống tiền (ransomware) và tấn công thử vào doanh nghiệp tại các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi hay Nam Mỹ. Đại diện của Performanta cho biết: "Hacker đang sử dụng các nước đang phát triển làm bàn đạp để có thể kiểm tra chương trình độc hại của mình trước khi nhắm mục tiêu vào những nước phát triển." Theo đó, mã độc bị các nhóm tin tặc cài cắm và ẩn mình trong hệ thống của nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong thời gian dài. Nhưng cho đến khi việc một số công ty lớn bị tấn công xảy ra, các doanh nghiệp mới có xu hướng cảnh giác và bắt đầu rà soát lại hệ thống. Có một thực trạng phổ biến nhiều doanh nghiệp mắc phải hiện nay, đó là nhiều hệ thống thông tin quan trọng đầu tư không đồng bộ, thiếu giám sát, đánh giá định kỳ, còn tồn tại nhiều lỗ hổng bảo mật. Doanh nghiệp nên lập tức rà soát lại hệ thống và thực hiện các biện pháp bảo mật như cập nhật phần mềm định kỳ, sử dụng phần mềm diệt virus mạnh mẽ, cảnh giác với các email hoặc website không tin cậy. Chủ động phối hợp các cơ quan chức năng về an ninh mạng khi phát hiện các sự cố về tấn công mạng để kịp thời khắc phục, giảm thiểu tối đa các nguy cơ mất an toàn, an ninh mạng có thể xảy ra. Tại chuỗi sự kiện C-Talk Vietnam, ông Phạm Thế Minh - Giám đốc Chất lượng FPT Smart Cloud nhấn mạnh "Các vụ tấn công bằng ransomware, ngay cả khi bỏ tiền để chuộc dữ liệu, nạn nhân cũng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Dù nạn nhân có gửi tiền chuộc hay không, những dữ liệu bị mã hóa cũng khó toàn vẹn. Doanh nghiệp có thể ứng dụng các giải pháp bảo mật, sao lưu dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây (cloud), trí tuệ nhân tạo, máy học để tận dụng các công nghệ mới nhất và năng lực đội ngũ chuyên gia cùng xử lý sự cố, thay vì những giải pháp truyền thống đã lỗi thời." [caption id="attachment_51159" align="aligncenter" width="800"] Ông Phạm Thế Minh nhấn mạnh sự nguy hiểm của ransomware.[/caption] Để không làm gián đoạn vận hành và chủ động trước các tình huống có thể xảy ra, doanh nghiệp nên triển khai các giải pháp sao lưu, dự phòng dữ liệu quan trọng trên môi trường điện toán đám mây; đảm bảo khi có sự cố xảy ra, dữ liệu đã được lưu trữ và vẫn có thể được khôi phục một cách nhanh chóng và kịp thời. Dịch vụ sao lưu dữ liệu trên đám mây từ các nhà cung cấp uy tín như FPT mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích vượt trội như: Đảm bảo an toàn dữ liệu: Dữ liệu được sao lưu và lưu trữ trên đám mây được bảo vệ chặt chẽ bằng các biện pháp bảo mật như mã hóa và kiểm soát truy cập; giúp ngăn chặn mất mát dữ liệu do sự cố phần cứng, tấn công mạng hoặc sự cố tự nhiên. Khôi phục nhanh chóng: Người dùng có thể dễ dàng truy cập và khôi phục dữ liệu nhanh chóng và linh hoạt từ các bản sao lưu trên đám mây, giúp giảm thiểu thời downtime và hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Dễ dàng quản lý: Người dùng có thể dễ dàng quản lý quá trình sao lưu và khôi phục dữ liệu thông qua các giao diện quản lý trực tuyến được cung cấp bởi dịch vụ Cloud Backup. Linh hoạt và dễ dàng mở rộng: Dịch vụ Cloud Backup thường cung cấp các gói dịch vụ linh hoạt, cho phép người dùng mở rộng dung lượng lưu trữ theo nhu cầu, mà không gặp phải sự ràng buộc của phần cứng vật lý. Tiết kiệm chi phí: Người dùng không cần đầu tư vào phần cứng và phần mềm riêng biệt, cũng như không cần phải chi trả cho việc quản lý và bảo trì hệ thống. Đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình chủ động ứng phó và đảm bảo an toàn dữ liệu, FPT triển khai chương trình "Bảo vệ dữ liệu an toàn & tăng cường sức mạnh ứng phó trước tấn công mạng - Ưu đãi lên đến 30% chi phí sao lưu/ khôi phục dữ liệu, hỗ trợ 03 tháng chi phí dịch vụ Backup/ DR cho khách hàng đăng ký dịch vụ 12 tháng". Nhận ngay ưu đãi tại: https://khuyenmai.fptcloud.com/backup

FPT Cloud Data platform là gì? Ứng dụng của nền tảng lưu trữ và xử lý dữ liệu toàn diện

14:10 08/08/2024
Data platform trong thời đại số ngày nay đã nổi lên như một giải pháp toàn diện hỗ trợ kết nối, lưu trữ và phân tích dữ liệu một cách linh hoạt và hiệu quả. Hãy cùng FPT Cloud khám phá sâu hơn về tầm quan trọng và ưu điểm của data platform trong bài viết sau nhé. Data platform là gì? Nền tảng dữ liệu cho phép quản lý dữ liệu toàn diện trong toàn bộ môi trường của bạn, bao gồm các vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp như bảo mật và khả năng giám sát. Và nó còn hơn cả một nền tảng kinh doanh thông minh. Vậy, một nền tảng dữ liệu bao gồm những gì? Bạn có thể nghĩ về nó như có nhiều lớp chức năng, tất cả đều kết hợp lại để cải thiện quá trình ra quyết định cho toàn bộ tổ chức. Bạn có thể phân loại các chức năng của nền tảng dữ liệu thành các danh mục như sau: Lưu trữ dữ liệu - Data  Storage Tiếp nhận dữ liệu - Data Ingestion Biến đổi dữ liệu (như chuẩn hóa và ETL) – Data Transformation Dữ liệu kinh doanh – business Intelligence Khả năng quan sát dữ liệu – Data Observability Khi dữ liệu của bạn chuyển đổi từ việc lưu trữ cơ bản đến các lớp cao hơn trong Data Platform, giá trị thông tin và nội dung của dữ liệu sẽ tăng nhiều hơn và giúp ích nhiều hơn cho doanh nghiệp Ưu điểm của data platform là gì? Trong 20 năm gần đây, các đơn vị cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin đã không ngừng nghiên cứu và phát triển giải pháp để đối phó với "cơn bão" dữ liệu mà nhiều doanh nghiệp đang đối mặt. Công nghệ đám mây (Cloud) đã nổi lên như một tiêu chuẩn trong thời đại mới, cho phép xử lý hàng loạt dữ liệu một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn khi tích hợp công nghệ này. Vấn đề silo dữ liệu (nhóm dữ liệu được phép truy cập bởi một phần nhỏ, không liên kết với phần còn lại của tổ chức) thường gây ra những vấn đề như không thể mở rộng, dữ liệu trùng lặp, lỗi thời và bảo mật không chặt chẽ. Nền tảng dữ liệu hiện đại được phát triển để giải quyết những thách thức này bằng cách kết hợp các công nghệ tương tác, mở rộng và có thể thay thế, nhằm cung cấp giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp tối ưu nhất giá trị mà dữ liệu mang lại. Nền tảng dữ liệu (Data Platform) mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho các tổ chức. Bao gồm: Quản lý dữ liệu tập trung: Tạo ra một kho dữ liệu tập trung giúp dễ dàng quản lý, lưu trữ và truy cập dữ liệu từ một nơi duy nhất, giảm thiểu sự phân tán dữ liệu và cải thiện tính nhất quán của dữ liệu. Bảo mật và tuân thủ: Cung cấp các tính năng bảo mật mạnh mẽ, bao gồm mã hóa dữ liệu, quản lý quyền truy cập và giám sát bảo mật, đảm bảo rằng dữ liệu được bảo vệ và tuân thủ các quy định pháp lý. Tích hợp dữ liệu dễ dàng: Hỗ trợ tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, giúp tổ chức có cái nhìn toàn diện về dữ liệu và dễ dàng kết hợp dữ liệu từ các hệ thống khác nhau. Khả năng mở rộng: Dễ dàng mở rộng để xử lý khối lượng dữ liệu ngày càng tăng mà không ảnh hưởng đến hiệu suất, từ đó hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp. Cải thiện quyết định kinh doanh: Cung cấp các công cụ phân tích mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp phân tích dữ liệu một cách hiệu quả và đưa ra các quyết định kinh doanh dựa trên dữ liệu. Tiết kiệm chi phí: Giảm chi phí lưu trữ và xử lý dữ liệu bằng cách tối ưu hóa tài nguyên và sử dụng các mô hình chi phí linh hoạt như trả tiền theo thực tế sử dụng (PayG). Tự động hóa quy trình dữ liệu: Tự động hóa các quy trình thu thập, biến đổi và tải dữ liệu (ETL), giúp giảm thiểu lỗi thủ công và tăng hiệu quả hoạt động. Khả năng phân tích nâng cao: Hỗ trợ các công cụ và công nghệ phân tích dữ liệu nâng cao như học máy (machine learning) và trí tuệ nhân tạo (AI), giúp khai thác giá trị tối đa từ dữ liệu. Hỗ trợ ra quyết định trong thời gian thực: Cung cấp khả năng xử lý và phân tích dữ liệu thời gian thực, giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh chóng với các thay đổi và cơ hội kinh doanh. Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Sử dụng dữ liệu để hiểu rõ hơn về khách hàng, từ đó cung cấp các dịch vụ và sản phẩm phù hợp, nâng cao trải nghiệm khách hàng và tăng cường sự hài lòng của khách hàng. Tóm lại, data platform không chỉ là một công cụ quản lý dữ liệu mà còn tạo ra nền tảng cho sự đổi mới và sáng tạo trong tương lai. Việc xây dựng và phát triển một hệ thống data platform hiệu quả là cần thiết để các tổ chức và doanh nghiệp phát triển bền vững. Giải bài toán dữ liệu hiệu quả cho tổ chức Việt với nền tảng toàn diện FPT Cloud Data Platform Qua kinh nghiệm triển khai các dự án số hóa, xử lý và khai thác dữ liệu lớn cho hàng ngàn tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước, cùng đội ngũ chuyên gia, kỹ sư đầu ngành trong lĩnh vực Big Data, FPT Cloud đã phát triển thành công nền tảng lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn toàn diện FPT Cloud Data Platform. Đây là giải pháp xử lý và khai thác dữ liệu chuyên biệt, với tính chất linh hoạt "bespoke" có thể dễ dàng tùy chỉnh linh hoạt với đặc thù riêng của từng doanh nghiệp Ứng dụng các công nghệ xử lý dữ liệu lớn tiên tiến như AI, Machine Learning, Deep Learning, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn và chất lượng như ISO/IEC 27001:2013, ISO 27018, PCI DSS,... FPT Cloud Data Platform hỗ trợ tối ưu cho các cơ quan, tổ chức trong việc xây dựng các kho dữ liệu, khai thác dữ liệu và xử lý dữ liệu lớn với tốc độ - độ chính xác - bảo mật cao. FPT Cloud Data Platform  là một giải pháp công nghệ toàn diện được triển khai trên cơ sở hạ tầng đám mây để quản lý, lưu trữ, xử lý và phân tích dữ liệu. Đây là một môi trường tích hợp cho phép các doanh nghiệp dễ dàng làm việc với dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, cung cấp khả năng mở rộng linh hoạt và truy cập từ bất kỳ đâu. FPT Cloud Data Platform có khả năng bao quát các bài toán lớn về dữ liệu của các cơ quan, tổ chức với 4 giải pháp chính từ: Kết nối và tổng hợp dữ liệu nhiều nguồn; Lưu trữ dữ liệu, xử lý dữ liệu; Khai phá và trực quan hóa dữ liệu. Nhờ khả năng cho phép kết nối dữ liệu từ đa nguồn mà không cần phụ thuộc đơn vị quản lý nguồn dữ liệu gốc, không làm gián đoạn vận hành hệ thống hiện tại, FPT Cloud Data Platform giúp các tổ chức duy trì kết nối, liên thông CSDL dùng chung và cung cấp dịch vụ tới các cấp liên tục, hiệu quả.  Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và dùng thử giải pháp FPT Cloud Data Platform Tại đây Hotline: 1900 638 399 Email: [email protected] Support: m.me/fptsmartcloud

Mã hóa là gì? Vai trò và các loại mã hóa phổ biến nhất

09:53 08/08/2024
Mã hóa là gì? Vai trò và các loại mã hóa phổ biến nhất hiện nay gồm những loại nào? Những câu hỏi này tưởng chừng như đơn giản và ai cũng có thể giải đáp được nhưng trên thực tế không phải vậy. Chính vì thế trong bài viết hôm nay sẽ tiến hành “giải mã” tất cả, nếu bạn quan tâm hãy cùng theo dõi nhé. >>> Xem thêm: FPT Backup Services – Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây 1. Mã hóa là gì? Mã hóa thực chất là một phương pháp biến đổi thông tin dưới dạng bình thường trở nên không thể hiểu được nếu không có phương tiện giải mã. Hay nói một cách đơn giản và dễ hiểu hơn thì mã hóa chính là cách xáo trộn dữ liệu một cách lộn xộn mà chỉ 2 bên trao đổi thông tin mới có thể hiểu. Về mặt kỹ thuật, mã hóa là quá trình chuyển đổi cấu trúc văn bản thuần túy mà con người có thể dễ dàng đọc được nhưng không thể hiểu được nội dung là gì. Cấu trúc này nếu hiểu theo thuật ngữ kỹ thuật gọi là bản mã. Lúc này toàn bộ thông tin văn bản ban đầu sẽ chuyển sang một dạng ngôn ngữ khác không giống với văn bản ban đầu. Dữ liệu mã hóa có thể được thay đổi xuất hiện một cách ngẫu nhiên với các cấu trúc khác nhau. Dữ liệu này chỉ có người sở hữu phương tiện mã hóa mới có thể hiểu được. Mã hóa dữ liệu muốn thực hiện phải sử dụng khóa mã hóa. Khóa mã hóa có thể là một tập hợp các giá trị toán học mà người gửi và người nhận tin nhắn được mã hóa đều biết. Mã hóa an toàn chính là dạng mã hóa có độ phức tạp cao. Như vậy bên thứ 3 dù lấy được dữ liệu mã hóa vẫn không thể giải được bằng Brute Force. Dữ liệu có thể được mã hóa ngay cả khi ở trạng thái nghỉ. Có nghĩa là dữ liệu đã được lưu trữ hay “quá cảnh” trong khi nó đang được di chuyển đi nơi khác. [caption id="attachment_21546" align="aligncenter" width="680"] Mã hóa là gì?[/caption] >>> Xem thêm: Svchost là gì? Cách xử lý Svchost giúp máy tính chạy mượt 2. Các loại mã hóa phổ biến nhất Có những loại mã hóa nào phổ biến hiện nay? Nếu bạn tìm hiểu kỹ sẽ thấy hiện nay có rất nhiều loại mã hóa được sử dụng phổ biến biến trong cuộc sống. Tuy nhiên các loại mã hóa phổ biến nhất được cập nhật gồm có những loại sau đây. 2.1 Mã hóa theo trường phái cổ điển Mã hóa theo trường phải cổ điển là một loại mã hóa thông dụng, phổ biến nhất hiện nay. Bởi vì so với các loại mã hóa khác thì mã hóa cổ điển là cách mã hóa đơn giản nhất. Đồng thời mã hóa cổ điển cũng có thời gian tồn tại lâu nhất trên thế giới. Vì vậy xét về độ phổ biến của các loại mã hóa thì mã hóa cổ điển là phổ biến nhất. Ưu điểm của mà hóa là gì? Sở dĩ mã hóa theo trường phái cổ điển thông dụng như hiện nay không chỉ vì ưu điểm đơn giản mà còn vì loại mã hóa này không cần khóa bảo mật. Do đó chỉ cần người gửi và người nhận cùng biết về thuật toán mã hóa cổ điển được sử dụng trong tài liệu thì sẽ dễ dàng đọc hiểu và biến đổi trở lại. [caption id="attachment_21538" align="aligncenter" width="680"] Kiểu mã hóa cổ điển[/caption] Mã hóa không cần khóa dù là một ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm khiến nhiều người không hài lòng. Bởi vì cách mã hóa này được xem là không an toàn. Nếu một người thứ ba biết được thuật toán sử dụng mã hóa thì xem như dữ liệu mã hóa đã không còn được bảo mật nữa. Việc giữ bí mật thuật toán mã hóa cổ điển trở nên rất quan trọng nhưng điều này rất khó để thực hiện được một cách trọn vẹn trong thời gian dài. Việc sử dụng loại mã hóa dữ liệu theo trường phái cổ điển có khả năng rò rỉ thông tin rất lớn. Những người chuyên nghiệp chắc chắn có thể dễ dàng giải mã thuật toán và lấy cắp thông tin nhanh chóng. 2.2 Mã hóa theo hướng một chiều  Trong các loại mã hóa phổ biến nhất còn có loại mã hóa theo hướng một chiều. Loại mã hóa này dùng để mã hóa những thứ không cần dịch lại nguyên bản gốc tạo thành một chuỗi dữ liệu. Chuỗi này sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu chứ không lưu mật khẩu thô nên tính bảo mật rất cao. Nếu các hacker muốn trộm dữ liệu được mã hóa cũng không thể nào biến đổi thành văn bản khi không biết mật khẩu. [caption id="attachment_21530" align="aligncenter" width="680"] Mã hóa 1 chiều là gì và các ứng dụng mã hóa 1 chiều[/caption] Khi đăng nhập dữ liệu mã hóa, mật khẩu của bạn sẽ được chuyển đổi thành ký tự. Sau đó hệ thống sẽ so sánh các ký tự này với mật khẩu trong cơ sở dữ liệu. Nếu so sánh khớp nhau thì tiến hành đăng nhập tiếp còn không sẽ báo lỗi. Đặc điểm của chuỗi mã hóa 1 chiều là trong cùng 1 điều kiến, dữ liệu đầu vào như nhau thì kết quả sau khi chuyển đổi sẽ giống hệt nhau. Chỉ cần chuyển đổi 1 ký tự trong chuỗi mã hóa thì chuỗi kết quả sẽ sai lệch sang một hướng khác. Mã hóa một chiều hiện nay sử dụng 2 dạng thuật toán đó là MD5 và SHA. Nếu bạn tải tập tin trên mạng thì đôi khi có thể thấy dòng chữ MD5 do tác giả cung cấp. Bạn chỉ cần so sánh file đã tải về với file gốc sẽ biết dữ liệu có bị lỗi hay không. 2.3 Mã hóa đối xứng Hiện nay phổ biến loại mã hóa gì? Ngoài những loại mã hóa được chia sẻ ở trên thì hiện nay còn phổ biến thêm loại mã hóa đối xứng. Mã hóa đối xứng hay còn gọi là mã hóa khóa đối xứng. Đây là một loại sơ đồ mã hóa đặc biệt, trong đó một khóa giống nhau sẽ vừa dùng để mã hóa vừa dùng để giải mã tệp tin mã hóa. Mã hóa đối xứng phổ biến từ nhiều thập kỷ nay. Mục đích của loại mã hóa này là tạo ra một cách thức liên lạc bí mật giữa chính phủ với quân đội. Ngày nay các thuật toán mã hóa xứng đôi sử dụng rộng rãi trên nhiều hệ thống máy tính giúp tăng cường bảo mật cho dữ liệu. Ưu điểm nổi bật của loại mã hóa này chính là: Có mức độ bảo mật khá cao Có khả năng cho phép mã hóa và giải mã hóa tin nhắn rất nhanh Có thể nhân rộng cấp độ bảo mật mã hóa xứng đôi Thuận toán thực thi nhanh hơn, ít phức tạp hơn Khó phá vỡ mã hóa bằng công cụ Brute Force …. 2.4 Mã hóa bất đối xứng  Mã hóa bất đối xứng là một dạng kỹ thuật mã hóa sử dụng cặp khóa. Cặp khóa mã hóa là gì? Có nghĩa là sử dụng khóa chung và khóa riêng để mã hóa – giải mã hóa. Trong đó khóa chung sẽ là khóa được dùng để mã hóa còn khóa riêng được dùng để giải mã. [caption id="attachment_21534" align="aligncenter" width="680"] Kỹ thuật mã hóa bất đối xứng[/caption] Khóa riêng được giữ bí mật với người sẽ nhận dữ liệu. Bất kỳ thứ gì được mã hóa bởi khóa chung và thuật toán đều được giải mã bằng cùng một thuật toán hay khóa riêng phù hợp tương ứng. Đặc điểm của mã hóa là gì? Đó là việc thực thi thuật toán mã hóa bất đối xứng rất chậm. Lý do là vì thuật toán mã hóa bất đối xứng có bản chất phức tạp và có gánh nặng tính toán cao. Chính vì thế, loại mã hóa này được dùng cho trao đổi chìa khóa một cách an toàn thay vì truyền dữ liệu số lượng lớn. Ngoài ra, loại mã hóa này còn thường được dùng để thiết lập kênh bảo mật trên phương tiện bảo mật. Thuật toán sử dụng phổ biến cho loại mã hóa này chính là thuật toán Diffie – Hellman và RSA. 3. Vì sao cần phải mã hóa dữ liệu? Mã hóa dữ liệu là việc làm quan trọng trong nhiều lĩnh vực đời sống. Mặc dù vậy không phải ai cũng biết tầm quan trọng của mã hóa là gì? Vì sao cần phải mã hóa dữ liệu? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu được lý do vì sao phải mã hóa dữ liệu. Đảm bảo tính riêng tư Một trong những lý do quan trọng của việc mã hóa dữ liệu là vì để đảm bảo tính riêng tư. Việc thực hiện mã hóa dữ liệu sẽ đảm bảo rằng không ai có thể đọc thông tin liên lạc hay dữ liệu của bạn trừ người nhận hay chủ sở hữu. Điều này cũng là một giải pháp giúp ngăn chặn tối đa tội phạm mạng, mạng quảng cáo,…. [caption id="attachment_21542" align="aligncenter" width="680"] Mã hóa dữ liệu giúp đảm bảo tính riêng tư[/caption] Bảo vệ dữ liệu khỏi sự xâm nhập Tầm quan trọng của mã hóa là gì? Mã hóa còn là việc làm có thể giúp người dùng tránh vi phạm dữ liệu, cho dù là dữ liệu di chuyển hay dữ liệu nghỉ. Điều này có nghĩa là khi một thiết bị lưu trữ như ổ cứng bị đánh cắp trong khi ổ cứng đã được mã hóa chính xác thì dữ liệu trên thiết bị có thể vẫn được bảo mật. Như vậy việc mã hóa dữ liệu sẽ là giải pháp để bảo vệ dữ liệu không bị đánh cắp. Hỗ trợ xác thực Mã hóa khóa công khai trong số những thức khác có thể được sử dụng để xác định rằng chủ sở hữu của trang web sở hữu khóa cá nhân mã hóa. Điều này cho phép người dùng có thể chắc chắn rằng mình được phép truy cập, sử dụng dữ liệu được mã hóa công khai. Tuân thủ quy định, bảo vệ quyền lợi người dùng Lý do tiếp theo nên mã hóa dữ liệu là để tất cả mọi người đều phải tuân thủ quy định sử dụng dữ liệu. Đồng thời bảo vệ quyền lợi cho người dùng đối với dữ liệu được mã hóa. Những người không được cấp khóa mã hóa không sử dụng dữ liệu theo bất cứ hình thức nào. >>> Xem thêm: Lưu trữ đám mây là gì? TOP ứng dụng lưu trữ đám mây tốt nhất 4. Thế nào mình là một cuộc tấn công Brute Force Một cuộc tấn công brute force trong mã hóa là gì? Bạn có thể hiểu là khi một kẻ tấn công không biết chìa khóa để giải mã đang cố gắng xác định khóa bằng cách đưa ra hàng ngàn hoặc hàng triệu lần đoán. Các cuộc tấn công brute force nhanh hơn nhiều so với các máy tính hiện đại. Chính vì thế việc mã hóa bắt buộc phải thực hiện cực kỳ mạnh mẽ và có độ phức tạp cao. Tất cả các phương thức mã hóa hiện đại, kết hợp với mật khẩu chất lượng cao sẽ giúp mang đến khả năng chống lại các cuộc tấn công brute force. Ngày càng sẽ có nhiều cuộc tấn công hơn khi thế hệ máy tính được nâng cấp mạnh mẽ. Vì vậy sử dụng mật khẩu yếu sẽ dễ dàng bị tấn công brute force. [caption id="attachment_21550" align="aligncenter" width="680"] Thế nào là 1 cuộc tấn công brute force trong mã hóa?[/caption] Những bài viết liên quan: 10+ Cách sửa lỗi dns_probe_finished_nxdomain hiệu quả Lỗi err_ssl_protocol_error là gì? Nguyên nhân & Cách khắc phục CVE là gì? Ảnh hưởng của CVE đến hệ thống bảo mật XSS là gì? Tầm nguy hiểm và cách khắc phục lỗ hổng XSS Đối với trình duyệt internet thì tầm quan trọng của mã hóa là gì? Theo những thông tin phân tích ở trên có thể thấy mã hóa là nền tảng cho nhiều công nghệ. Trong đó mã hóa đặc biệt quan trọng khi giữ an toàn cho các yêu cầu và phản hồi HTTP cũng như để xác định các máy chủ của website. Từ đó bảo vệ dữ liệu website một cách an toàn trước sự tấn công của các tác nhân gây hại. Mã hóa là gì? Vai trò và Các loại mã hóa phổ biến nhất hiện nay gồm những loài nào? Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc trên cũng như hiểu rõ hơn về mã hóa dữ liệu. 

Metadata là gì? Toàn tập kiến thức về siêu dữ liệu Meta Data

16:48 04/08/2024
Metadata là gì? Thuật ngữ metadata không ai cũng hiểu một cách tường tận. Thuật ngữ này xuất hiện khá nhiều trong các tài liệu công nghệ. Trong bài tổng hợp này, FPT Cloud sẽ tiến hành phân tích giải nghĩa metadata là gì. Cùng với đó là lịch sử ra đời của metadata. >>> Xem thêm: Cloud Server là gì? Hoạt động của hệ thống máy chủ đám mây 1. Metadata là gì?  Tùy chỉnh dữ liệu mô phỏng dữ liệu khác. Hay chính xác hơn metadata là những dữ liệu tham chiếu sở hữu cấu trúc sắp xếp, hỗ trợ xác định thuộc tính thông tin được nó mô tả. Thuật ngữ metadata còn được gọi là siêu dữ liệu hay dữ liệu đặc tả. Trong đó, thuật ngữ siêu dữ liệu có vẻ như phổ biến hơn. Siêu dữ liệu nói chung sẽ tóm tắt đặc tính cơ bản của dữ liệu. Từ đó hỗ trợ sử dụng và tái sử dụng dữ liệu một cách thuận lợi hơn. Thông thường khi quan sát một tấm ảnh bạn có thể quan sát vật thể, màu sắc trong bức hình đó. Thế nhưng cũng với bức ảnh đó nhưng xem xét trong metadata bạn lại nắm được những thông tin như kích thước, định dạng ảnh, thời gian chụp. [caption id="attachment_21200" align="aligncenter" width="771"] Tìm hiểu metadata là gì?[/caption] >>> Xem thêm: Hacker là gì? Hành trình trở thành một hacker chuyên nghiệp 2. Vai trò chính của siêu dữ liệu  Metadata giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng website. Theo đó, siêu dữ liệu làm nhiều chức năng chứa mô tả nội dung trang web, cùng với đó là hệ thống key word liên kết chặt chẽ với nội dung.  Chính những metadata đó sẽ hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Điều này có nghĩa độ chính xác của chúng ảnh hưởng trực tiếp đến việc người dùng có thể truy cập vào website nào đó hay không. Phần lớn thông tin đều thể hiện theo dạng thẻ meta. Hệ thống công cụ tìm kiếm có nhiệm vụ đánh giá các thẻ meta. Từ đó, xem xét mức độ liên quan đến trang web. Đến cuối thập niên 1990, người ta vẫn sử dụng thẻ meta để xác định vị trí của một tìm kiếm cụ thể. Khi những phương pháp tối SEO ngày một phổ biến, SEOer ngày càng có xu hướng nhồi nhét key word. Tuy nhiên hiện giờ, công cụ tìm kiếm không còn bị phụ thuộc nhiều vào thẻ Meta. Thuật toán của Google liên tục thay đổi nhằm cải thiện chất lượng xếp hạng, cung cấp thông tin hữu ích đến người dùng theo key word cụ thể. Metadata có thể khởi tạo theo phương pháp thủ công hoặc quy trình xử lý tự động. Thông thường tạo theo phương pháp thủ công có tính chính xác hơn. Trong khi đó việc khởi tạo metadata tự động mặc dù không chuẩn xác hoàn toàn nhưng lại tiết kiệm thời gian. [caption id="attachment_21204" align="aligncenter" width="771"] Metadata giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng website[/caption] 3. Thông tin cơ bản chứa trong Meta data Trong mỗi tệp tin, metadata chứa các thuộc tính cơ bản. Chẳng hạn như tên tệp tin, kích thước tệp, ngày khởi tạo, phần mô tả tóm tắt. Ba thông tin cơ bản nhất cần phải có trong metadata bao gồm: Cấu trúc dữ liệu Thuật toán ứng dụng trong quá trình tổng hợp dữ liệu Tính tương ứng của dữ liệu trong môi trường tác nghiệp của kho dữ liệu Trong khi tìm hiểu metadata là gì, bạn nên nhớ rằng metadata có khả năng mô tả dữ liệu. Có nghĩa khi dữ liệu truyền đến người dùng cuối, metadata sẽ đồng thời cung cấp thông tin cho phép người dùng hiểu rõ bản chất dữ liệu họ đang sở hữu. Phần thông tin này hỗ trợ người dùng đưa ra quyết định xử lý phù hợp. Tùy theo nhu cầu sử dụng, mỗi loại dữ liệu lại sở hữu cấu trúc khác nhau. Tuy vậy thông tin cơ bản nhất vẫn bao gồm thông tin mô tả metadata, thông tin dữ liệu được metadata mô tả, thông tin về cá nhân hoặc tổ chức liên quan đến metadata. 4. Các định dạng metadata  Trong thực tế, metadata thường thể hiện theo nhiều định dạng. Chẳng hạn như metadata trong thư viện, metadata trong mạng internet và metadata trong tệp tin. Metadata trong thư viện  Metadata trong thư viện giúp cơ cấu lại thông tin theo cách thức khoa học, dễ dàng tra cứu hơn. Đây giống như phương tiện hỗ trợ phân loại thông tin lưu trữ. Trong phần thẻ danh mục thường bao gồm mạng lưới dữ liệu giống như một cuốn sách. Những thành phần cơ bản trong cuốn sách này phải kể đến như tên sách, tác giả, phần mục lục cuốn sách, tóm tắt nội dung, mã danh mục. Metadata trong mạng internet  Định dạng metadata có thể hiểu theo nghĩa chỉ định, khả năng xử lý nhiều lượt truy cập mạng internet. Khi không có metadata có nghĩa không một thông tin nào truyền tải qua mạng internet. Siêu dữ liệu khi truyền tải qua mạng internet cần tiếp tục chia ra thành nhiều gói. Trong đó mỗi gói lại mang thông tin đích cụ thể. Nói cách khác, một gói tin khi gửi qua môi trường internet đều cần đến metadata để hoàn tất công việc. Metadata trong tệp tin  Bất kỳ thiết bị nào lưu trên máy tính đều có một metadata liên kết. Nó cung cấp thông tin về xuất xứ và nhiều thông tin quan trọng khác. Nhìn chung, metadata là phần thông tin lưu trữ trong phần lớn những tệp tin. Chúng bao gồm tên file, tên thiết bị, mạng máy chủ, nơi lưu trữ tệp tin. [caption id="attachment_21212" align="aligncenter" width="771"] Metadata trong thư viện giúp cơ cấu lại thông tin theo cách thức khoa học[/caption] 5. Ứng dụng của Metadata Metadata xuất hiện khi người ta cần khởi tạo, chỉnh sửa bất kỳ định dạng dữ liệu nào. Metadata có khả năng kéo dài tuổi đời dữ liệu hiện có. Theo đó, metadata sẽ tiến hành xây dựng dữ liệu theo phương pháp sử dụng thuật ngữ liên tiếp. Ngoài ra, metadata cũng cho phép những đối tượng không sở hữu đặc điểm động nhất tối ưu hóa kết nối. Lúc này, hệ thống công cụ tìm kiếm cũng bắt đầu Xác định nội dung cách hiển thị phù hợp với nhu cầu tìm kiếm bằng phương pháp liên kết với HTML. Phía doanh nghiệp cần đến metadata để thu thập thông tin về cách thức cải tiến, quy trình nâng cấp. Còn phía nhà cung cấp nội dung cần metadata để xử lý hàng loạt dữ liệu khác. Chính sự lớn mạnh của trí tuệ nhân tạo AI đã góp phần giảm bớt tính phức tạp, gánh nặng trong quy trình quản lý metadata. Việc này được thực hiện quy trình tự động hóa thiết lập danh mục, gắn thẻ nội dung. [caption id="attachment_21216" align="aligncenter" width="771"] Ứng dụng sâu rộng của metadata[/caption] 6. Phân loại metadata Bạn chắc hẳn chưa hiểu rõ bản chất metadata là gì nếu chưa nắm rõ cách thức phân loại. Hiện nay, metadata được phân ra thành vô số loại. Cụ thể như: Metadata quản trị: Hỗ trợ quản trị viên áp dụng quy tắc, nhận diện hạn chế trong quy trình truy cập dữ liệu. Nó còn cung cấp thông tin liên quan đến bảo trì, quản lý tài nguyên. Metadata quản trị thường ứng dụng trong môi trường nghiên cứu, quản lý thông tin.  Metadata mô tả: Cho phép xác định tính chất cụ thể của dữ liệu. Ví dụ như dữ liệu lưu trữ, key word, chứng từ bản quyền. Metadata pháp lý: Cung cấp thông tin liên quan đến giấy phép bản quyền, phí bản quyền. Metadata lưu trữ: Xác định vị trí của mục dữ liệu theo một khuôn khổ, trình tự phân cấp. Metadata quy trình: Tạo quy trình ứng dụng thu thập dữ liệu thống kê. Metadata Provenance:  Dòng dữ liệu hỗ trợ theo dõi lịch trình truyền tải, trao đổi dữ liệu. Metadata tham chiếu: Có liên quan chặt chẽ, xác định chất lượng nội dung đã được thống kê. Metadata thống kê: Hướng dẫn người dùng sử dụng chuẩn xác dữ liệu thống kê trong báo cáo. Metadata cấu trúc: Tập hợp nhiều phần tử của đối tượng dữ liệu mang tính phức tạp. Metadata sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực kỹ thuật.  [caption id="attachment_21220" align="aligncenter" width="771"] Hiện nay, metadata được phân ra thành vô số loại[/caption] >>> Xem thêm: ASP.NET là gì? Tìm hiểu về ngôn ngữ ASP.NET từ A - Z 7. Ví dụ về Metadata trong đời sống Metadata ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Nó đặc biệt trong lĩnh vực quản lý dữ liệu. Hàng ngày mỗi người đều ít nhiều tiếp cận với metadata. Email Khi người chồng gửi đi hoặc nhận lại một email, email này luôn bao gồm nhiều thông tin. Chẳng hạn như địa chỉ người gửi và người nhận, thời điểm gửi email, địa chỉ IP, thông tin cụ thể trong thư điện tử. Metadata trong trường hợp này sẽ gửi tin đến đích xác địa người nhận. Sau đó, chúng bắt đầu được sắp xếp, hiển thị để người dùng dễ quan sát nhất. [caption id="attachment_21224" align="aligncenter" width="771"] Email - ví dụ điển hình về metadata[/caption] Điện thoại  Nạp điện thoại nói chung để ứng dụng metadata trong quá trình kết nối cuộc gọi, điều chửi dữ liệu cuộc gọi. Dữ liệu được thu thập bao gồm số điện thoại của người gọi và người nhận cuộc gọi, thời gian cuộc gọi, vị trí GPS. Mạng xã hội Ứng dụng mạng xã hội nhập Facebook, Twitter,.. Chắc chắn đã rất quen thuộc với phần đông người dùng. Những ứng dụng này có khả năng truy cập metadata, lưu trữ thông tin tài khoản đến nhận diện người dùng. Tất hoạt động của người dùng như bình luận, like, chia sẻ đều là metadata. Chúng sẽ được lưu lại, phục vụ công tác nghiên cứu hành vi người dùng. Từ đó đề xuất nội dung quảng cáo phù hợp. [caption id="attachment_21228" align="aligncenter" width="771"] Thông tin hoạt động của người dùng như bình luận, like, chia sẻ đều là metadata[/caption] Hệ thống website Metadata của một trang web thường bao gồm tiêu đề, nội dung mô tả, thời điểm xuất bản, chìa khóa và vô số thông tin khác. Các thông tin này là dữ liệu để phục vụ thiết lập danh mục web. Kho lưu trữ tệp tin Metadata có nhiệm vụ sắp xếp tệp âm nhạc, phim theo trình tự khoa học. Metadata MP3 có thể xem như điển hình về thư viện kỹ thuật số. Đó là nơi người dùng tìm thấy danh sách nghệ sĩ, bài hát, tên tác giả, thời điểm phát hành. Những bài viết liên quan: PING là gì? Đánh giá chỉ số Ping khi kiểm tra tốc độ mạng DNS 1.1.1.1 là gì? Hướng dẫn cài đặt và thay đổi DNS 1.1.1.1 Top 6+ Cách check IP Website đơn giản, nhanh chóng Hub là gì? Hub dùng để làm gì? So sánh Hub và Switch từ A-Z Hy vọng rằng qua những kiến thức tổng hợp trên, bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về khái niệm metadata là gì và tầm quan trọng của nó. FPT Cloud xin chân thành cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết và luôn đồng hành cùng chúng tôi!

Protocol là gì? Tìm hiểu về giao thức Protocol từ A – Z

09:33 04/08/2024
Giao thức Protocol là gì chính là câu hỏi được nhiều người nhắc đến nhất khi tìm hiểu về các kiến thức liên quan đến lĩnh vực công nghệ. Có thể nói rằng, Protocol là một giao thức quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ mô hình hay hệ thống nào. Bởi nhờ có Protocol mà mọi thứ đều hoạt động một cách nhịp nhàng và có quy tắc nhất. Mọi kiến thức về Protocol sẽ được tổng hợp dưới đây cho bạn. >>> Xem thêm: Cloud Server là gì? Hoạt động của hệ thống máy chủ đám mây 1. Protocol là gì? Protocol là một giao thức mạng, tập hợp các quy tắc đã được thiết lập với nhiệm vụ hàng đầu là định dạng, truyền và nhận dữ liệu. Tất cả nhiệm vụ này sẽ được thực hiện sao cho các thiết bị mạng máy tính (Từ server, router đến end point) có thể giao tiếp rõ ràng với nhau. Dù có sự khác biệt về cơ sở hạ tầng, thiết kế hay các tiêu chuẩn cơ bản thì giao thức Protocol vẫn sẽ hỗ trợ tuyệt đối để việc giao tiếp có thể diễn ra tốt nhất. Để truyền tải dữ liệu thành công thì cần phải có sự chấp nhận của các thiết bị ở 2 phía đầu cuối của một trao đổi liên lạc. Đồng thời, cũng phải tuân theo quy ước của giao thức để gửi, nhận thông tin nhanh chóng nhất. Thêm vào đó, khi tích hợp vào phần mềm, phần cứng có thể hỗ trợ cho giao thức mạng. Các giao thức mạng cũng được tiêu chuẩn hóa sao cho khi cung cấp cho các thiết bị mạng đều sử dụng một ngôn ngữ chung. Nếu không sử dụng giao thức, máy tính khó có thể giao tiếp với nhau một cách hiệu quả. Thậm chí khi giao thức không tồn tại, mạng Internet mà chúng ta biết tới ngày nay cũng sẽ không tồn tại. Có thể nói rằng, đa phần người dùng cuối hiện nay đều sử dụng giao thức mạng để kết nối và giao tiếp với nhau. 2. Cơ chế hoạt động của giao thức Protocol  Khái niệm giao thức Protocol là gì đã được giải đáp chi tiết. Tiếp theo, các bạn sẽ được tìm hiểu về cơ chế hoạt động của giao thức này một cách chi tiết nhất. Các giao thức mạng thường phân chia các quy trình lớn thành nhiều phần nhỏ tương ứng với chức năng, nhiệm vụ trên tất cả cấp độ mạng. Điều này còn được biết đến là mô hình OSI được sử dụng trong mô hình tiêu chuẩn. Như vậy, ta có thể hiểu rằng sẽ có một hoặc nhiều giao thức mạng để xử lý các hoạt động trong quá trình trao đổi, sâu hơn nữa là từng lớp mạng. Trong đó, sẽ có 7 lớp mạng mà bạn cần ghi nhớ trong mô hình OSI như sau: Tầng 1: Physical Layer (Tầng vật lý), được sử dụng để truyền hoặc nhận các chuỗi bit từ các thiết bị vật lý Tầng 2: Data Link-Layer (Tầng liên kết dữ liệu), là tầng có khả năng tạo khung thông tin và kiểm soát mọi luồng tin, các lỗi có thể xảy ra trong tương lai Tầng 3: Network Layer (Tầng mạng), có nhiệm vụ đảm bảo mọi thông tin được trao đổi liên tục. Đồng thời, chọn đường đi, công nghệ chuyển mạch phù hợp nhất Tầng 4: Transport Layer (Tầng giao vận), hỗ trợ vận chuyển thông tin giữa các máy chủ và chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan đến việc kiểm soát các luồng, các lỗi có thể xảy ra Tầng 5: Session Layer (Tầng phiên), đây là tầng thiết lập và có thể duy trì, đồng bộ hóa liên lạc giữa các thực thể. Không chỉ vậy, tầng 5 còn có chức năng loại bỏ các phiên truyền đi giữa các app Tầng 6: Presentation Layer (Tầng trình diễn), chịu trách nhiệm về việc chuyển đổi thông tin, dữ liệu theo nhu cầu của các ứng dụng Tầng 7: Application Layer (Tầng ứng dụng), là tầng cuối cùng và cũng là tầng giúp người dùng giao tiếp trong môi trường mạng   [caption id="attachment_20894" align="aligncenter" width="771"] Phân tích cơ chế hoạt động của giao thức Protocol theo 7 tầng[/caption] >>> Xem thêm: TCP/IP là gì? Toàn tập kiến thức về giao thức tcp/ip từ A-Z 3. Chức năng cơ bản của giao thức Protocol  Khái niệm và cơ chế hoạt động của giao thức Protocol là gì đã được giải đáp chi tiết cho các bạn. Tuy nhiên, đó chỉ là những thông tin tổng quát về giao thông, để hiểu sâu hơn nữa, bạn cần nắm rõ những chức năng của Protocol như sau: 3.1. Phân đoạn và hợp nhất Với chức năng phân đoạn và hợp nhất, ở mỗi tầng giao thức Protocol sẽ đặt ra những yêu cầu khác nhau về kích thước, gói dữ liệu. Đồng thời, yêu cầu bắt buộc chia nhỏ dữ liệu để phù hợp với quy định. Chính vì thế, chức năng phân đoạn sẽ rất cần thiết để các tầng có thể giao tiếp với nhau hiệu quả hơn. Khi dữ liệu được phân đoạn thành nhiều gói nhỏ, chắc chắn sẽ có thời gian để hợp nhất trước khi đến đích. Trong quá trình này, các dữ liệu trong gói nhỏ sẽ đi theo một thứ tự nhất định để khi hợp nhất, dữ liệu sẽ nguyên vẹn như ban đầu. Trong quá trình phân đoạn, hợp nhất, giao thức Protocol sẽ được gọi là PDU hay chính xác hơn là Protocol Data Unit (Đơn vị giao thức dữ liệu). [caption id="attachment_20898" align="aligncenter" width="771"] Chức năng phân đoạn và hợp nhất của giao thức Protocol giúp cho dữ liệu khi được truyền tải có thể giữ nguyên vẹn như ban đầu[/caption] 3.2. Điều khiển liên kết Chức năng điều khiển liên kết của Protocol là gì? Bạn có thể hiểu đơn giản chức năng này với 2 phương thức chính để trao đổi thông tin giữa 2 thiết bị bao gồm: Connectionless và Connection - Oriented. Trong đó: Connectionless - Kết nối không liên kết: Với phương thức này, các yêu cầu liên quan đến mức độ tin cậy hay chất lượng dịch vụ đều không cần phải đảm bảo. Đồng thời, cũng không có yêu cầu xác nhận giữa 2 bên Connection - Oriented - Kết nối có định hướng: Ngược lại với phương thức kết nối không liên kết thì phương thức kết nối có định hướng yêu cầu quá trình kết nối cần phải có mức độ tin cậy cao. Không chỉ vậy, còn phải đảm bảo dịch vụ đạt chất lượng tốt nhất và có sự xác nhận giữa 2 bên   [caption id="attachment_20902" align="aligncenter" width="771"] Khi nói về chức năng điều khiển liên kết thì bạn cần chú ý đến Connectionless và Connection - Oriented[/caption] 3.3. Giám sát Giám sát cũng là một trong những chức năng cực kỳ nổi bật của giao thức Protocol. Bởi nếu như các gói thông tin sau khi được phân đoạn nhưng lại không truyền đi theo một thứ tự  nhất định thì chắc chắn lúc đến đích, thứ tự của chúng sẽ bị trộn lẫn. Do đó, trong quá trình vận chuyển, dữ liệu cần phải được giám sát chặt chẽ. Giao thức Protocol sẽ phân mỗi gói tin thành một tập mã riêng biệt và có thứ tự. Với biện pháp này, chắc chắn khi dữ liệu đến đích, chúng sẽ có thứ tự đúng và nguyên vẹn giống ban đầu. 3.4. Điều chỉnh lưu lượng Điều chỉnh lưu lượng là một chức năng rất quan trọng trong giao thức Protocol bởi chúng mang đến nhiều lợi ích giúp khối lượng dữ liệu truyền và nhận hiệu quả nhất. Không chỉ vậy, với chức năng này, khi các gói tin được vận chuyển đi thì cả 2 bên gửi và nhận đều cần được đảm bảo tốc độ và số lượng gửi nhận. Bên cạnh đó, điều chỉnh lưu lượng giúp hạn chế tình trạng lưu lượng gửi đi quá nhiều và giảm thiểu tình trạng quá tải xảy ra. [caption id="attachment_20906" align="aligncenter" width="771"] Điều chỉnh lưu lượng là chức năng giúp khối lượng dữ liệu truyền và nhận thực hiện hiệu quả[/caption] >>> Xem thêm: Kubernetes (K8s) là gì? Chức năng và cơ chế hoạt động chi tiết 3.5. Phát hiện lỗi Đôi khi trong quá trình vận chuyển cũng xảy ra những lỗi khiến cho dữ liệu bị mất hoặc không thể truy cập được. Lúc này, cần đến chức năng phát hiện lỗi của giao thức Protocol để xử lý mọi thứ. Chức năng này sẽ không chỉ phát hiện lỗi và điều khiển lỗi mà còn yêu cầu gửi lại gói tin bị hỏng thêm một lần nữa để dữ liệu được đảm bảo an toàn tuyệt đối 100%. [caption id="attachment_20910" align="aligncenter" width="771"] Chức năng phát hiện lỗi của giao thức Protocol sẽ phát hiện, xử lý và chịu trách nhiệm khi có lỗi xảy ra[/caption] 3.6. Đồng bộ hóa Chức năng cuối cùng mà chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn trong giao thức Protocol đó chính  là chức năng đồng bộ hóa. Khi cả 2 máy tính hoặc 2 thiết bị bất kỳ tham gia vào quá trình chuyển đổi dữ liệu thì cần phải đồng bộ Protocol như: Giá trị tham số trạng thái Định nghĩa trạng thái Kích thước cửa sổ Lưu ý, các thông số của giao thức Protocol cần được đồng bộ tối ưu giữa 2 máy tính. Nếu chúng không được đồng bộ thì tình trạng thất lạc các gói dữ liệu sẽ rất dễ xảy ra. [caption id="attachment_20914" align="aligncenter" width="771"] Chức năng đồng bộ hóa sẽ ngăn ngừa tình trạng thất lạc gói dữ liệu xảy ra[/caption] >>> Xem thêm: Host là gì? Toàn tập kiến thức về Host từ A đến Z 4. Các giao thức Protocol thường gặp trên internet Một số thông tin trên đã giúp các bạn hiểu rõ Protocol là gì và để giúp các bạn hiểu sâu hơn nữa về giao thức Protocol, chúng tôi sẽ đưa ra một vài giao thức thường thấy trên Internet như sau: TCP: TCP là viết tắt của từ Transmission Control Protocol, đây là một Protocol trong tầng vận chuyển và đảm nhận nhiệm vụ cung cấp dữ liệu chính xác. Thông thường, Protocol này sẽ được sử dụng cùng với IP. Đó là lý do tại sao bạn thường gặp thuật ngữ TCP/IP trên Internet HTTP: Là từ viết tắt của Hypertext Transfer Protocol. Chắc chắn bạn đã từng gặp thuật ngữ này rất nhiều lần trên mạng. Hiểu một cách đơn giản thì đây là giao thức truyền tải siêu văn bản. Đồng thời, chúng cũng chính là nền tảng của World Wide Web. Thêm vào đó, HTTP cũng là giao thức nằm ở tầng 7 (Tầng ứng dụng) HTTPS: Đây là giao thức cải tiến của HTTP. Bởi giao thức HTTP không được mã hóa nên mức độ bảo mật rất kém. Để khắc phục vấn đề này, HTTPS ra đời và bảo vệ dữ liệu 100% bằng cách mã hóa các thông điệp HTTP TLS/SSL: Là viết tắt của từ Transport Layer Security. Bạn có thể hiểu đây là giao thức mà HTTPS sử dụng để mã hóa. Tương tự với giao thức này ta có SSL - Secure Sockets Layer UDP: Là từ viết tắt của User Datagram Protocol, đây là Protocol có khả năng thay thế cho TCP ở tầng vận chuyển. Tuy nhiên, nhiều người đánh giá UDP dù nhanh hơn nhưng lại không đảm bảo an toàn bằng TCP. Với lợi thế về tốc độ của mình, UDP thường dùng để xem video trực tuyến, chơi game,...   [caption id="attachment_20918" align="aligncenter" width="771"] Tìm hiểu về một số giao thức Protocol thường gặp trên Internet[/caption] 5. Ứng dụng phổ biến của giao thức  Như vậy các bạn đã nắm rõ Protocol là gì và các chức năng, loại giao thức Protocol thường gặp với các thông tin được đề cập ở trên. Qua đó, ta có thể thấy rằng, giao thức mạng đã trở thành cơ sở Internet vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện đại của chúng ta. Nhờ có giao thức mạng mà máy tính có thể giao tiếp với nhau một cách hiệu quả mà không cần sự tác động cụ thể nào từ người dùng. Dưới đây sẽ là một vài ứng dụng phổ biến của giao thức Protocol mà bạn có thể tham khảo: Post Office Protocol 3 (POP3): Đây là phiên bản giao thức Protocol mới nhất thường được sử dụng để tải email từ mail server Simple Main Transport Protocol (SMTP): Có nhiệm vụ gửi và phân phối email gửi File Transfer Protocol (FTP): Giao thức truyền tệp có khả năng chuyển đổi các tệp từ bên này sang bên khác Bên cạnh các ứng dụng phổ biến trên thì các bạn cũng nên biết tới một số giao thức mạng khác như: Transport Layer Security, Domain name system,.... [caption id="attachment_20922" align="aligncenter" width="771"] Giới thiệu một vài ứng dụng phổ biến của giao thức Protocol[/caption] 6. Một vài hạn chế của Protocol  Dù giao thức Protocol là nền tảng của mạng Internet hiện nay với nhiều chức năng độc đáo nhưng vẫn không thể nào tránh khỏi một vài hạn chế. Điểm yếu lớn nhất của giao thức mạng được tìm thấy hiện nay đó chính là bảo mật kém hay chính xác hơn chúng không được thiết kế bảo mật. Chính sự thiếu bảo vệ này đã làm nguyên nhân dẫn đến các cuộc tấn công độc hại, ví dụ: Nghe lén, Cache Poisoning,...Và kiểu tấn công thường gặp nhất vào các giao thức mạng đó là trên các router giả lập với Broadcast attack. Kiểu tấn công này sẽ dẫn traffic vào máy chủ bị tấn công chứ không phải các máy chủ nhận traffic. Có lẽ đây cũng chính là hạn chế lớn nhất của Protocol được ghi nhận từ thời điểm chúng xuất hiện cho tới nay. Ngoài hạn chế này thì giao thức Protocol là một giao thức tuyệt vời, mang lại nhiều lợi ích cho mạng và người dùng. [caption id="attachment_20926" align="aligncenter" width="771"] Hạn chế lớn nhất của giao thức mạng Protocol là gì?[/caption] Những bài viết liên quan: Topology là gì? Tổng hợp 6 cấu trúc Topology thường gặp nhất Metadata là gì? Toàn tập kiến thức về siêu dữ liệu Meta Data PING là gì? Đánh giá chỉ số Ping khi kiểm tra tốc độ mạng DNS 1.1.1.1 là gì? Hướng dẫn cài đặt và thay đổi DNS 1.1.1.1 Tổng kết bài viết trên đây, FPT Cloud đã giới thiệu và giải đáp chi tiết Protocol là gì. Hy vọng rằng các bạn đã hiểu rõ toàn bộ thông tin về Protocol và có thể giúp ích cho công việc của mình. Chúc các bạn luôn thành công và có được thật nhiều may mắn trong con đường sự nghiệp của mình.

Cách tạo cuộc họp trên Microsoft Teams và chia sẻ đến người tham gia

15:38 03/08/2024
Cách tạo cuộc họp trên Microsoft Teams đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Microsoft Teams chính là một trong công cụ họp online tối ưu nhất 2024. Vậy Microsoft Teams là gì? Làm sao để tạo cuộc họp trên Teams và chia sẻ đến người tham gia? Hãy để FPT Cloud mách bạn cách tạo link cuộc họp trên Microsoft Teams nhanh chóng, đơn giản trong bài viết bên dưới. >>> Xem thêm: Object Storage là gì? Thông tin dịch vụ lưu trữ không giới hạn 1. Microsoft Teams là gì? MS Teams online được ra mắt năm 2017 bởi Microsoft. Đây chính là ứng dụng nhắn tin dành cho nhóm công ty/doanh nghiệp. Mặt khác, công cụ này còn hỗ trợ tính năng nhắn tin trực tiếp, tạo phòng họp qua video. Thậm chí bạn còn có thể gửi file khi dùng nền tảng này. Đặc biệt phần mềm này tích hợp bộ Office 365 gồm Skype và Microsoft Office của các doanh nghiệp/công ty. Hơn nữa, nền tảng còn kết hợp được cả những sản phẩm ngoài Microsoft. [caption id="attachment_28726" align="aligncenter" width="1024"] MS Teams online chính là ứng dụng nhắn tin dành cho nhóm công ty/doanh nghiệp[/caption] 2. Cách tạo cuộc họp trên Microsoft Teams để tham gia ngay Làm thế nào để tạo cuộc họp trên Microsoft Teams qua PC và điện thoại? Việc này không khó, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn tạo cuộc họp trên Microsoft Teams bên dưới: 2.1 Hướng dẫn tạo cuộc họp trên Microsoft Teams qua PC Cách tạo cuộc họp trên Teams qua máy tính diễn ra như sau: Bước 1: Trước hết bạn hãy tiến hành khởi động Microsoft Teams. [caption id="attachment_28729" align="aligncenter" width="800"] Mở Microsoft Teams[/caption] Bước 2: Sử dụng email cá nhân hoặc email của trường học/cơ quan để đăng nhập. Bước 3: Khi giao diện Teams hiện lên bạn hãy nhấn chọn Nhóm ở thanh công cụ bên => click nhóm muốn tổ chức cuộc họp. [caption id="attachment_28731" align="aligncenter" width="800"] Chọn Nhóm ở thanh công cụ bên => click nhóm muốn tổ chức cuộc họp[/caption] Bước 4: Sau đó bạn hãy nhấn đúp biểu tượng Camera nằm tại góc phải phía trên màn hình. [caption id="attachment_28733" align="aligncenter" width="800"] Nhấn đúp biểu tượng Camera nằm tại góc phải phía trên màn hình[/caption] Bước 5: Khi hộp thoại tùy chọn cuộc họp hiện lên bạn hãy click vào Họp ngay để mở cuộc họp online với nhóm.  [caption id="attachment_28735" align="aligncenter" width="800"] Click vào Họp ngay để mở cuộc họp online với nhóm[/caption] Bước 6: Lúc này hệ thống sẽ tạo cuộc họp tự động với thành viên trong nhóm. Bước 7: Nếu muốn kết thúc cuộc họp, bạn hãy nhấn đúp chọn Rời khỏi. Cách tạo cuộc họp trên Microsoft Teams qua PC khá đơn giản phải không? Vậy còn chờ gì nữa, hãy thực hiện ngay thôi nào! >>> Xem thêm: Hướng dẫn cách MySQL reset Root Password trên các hệ điều hành 2.2 Hướng dẫn cách tạo cuộc họp trên Microsoft Teams qua điện thoại Cách tạo cuộc họp trên Teams qua điện thoại cũng tương tự như PC, bạn hãy làm theo các bước sau: Bước 1: Tải và mở Microsoft Teams trên điện thoại. [caption id="attachment_28739" align="aligncenter" width="499"] Tải và mở Microsoft Teams[/caption] Bước 2: Tiến hành đăng nhập vào Microsoft Teams online bằng email cá nhân hoặc email của trường học/cơ quan. [caption id="attachment_28741" align="aligncenter" width="499"] Đăng nhập vào Microsoft Teams online[/caption] Bước 3: Trên thanh công cụ bên dưới click vào mục Lịch. [caption id="attachment_28743" align="aligncenter" width="499"] Click vào mục Lịch[/caption]   Bước 4: Nhấn Tạo lịch để tiến hành đặt lịch cho cuộc họp. [caption id="attachment_28745" align="aligncenter" width="499"] Nhấn Tạo lịch[/caption] Bước 5: Nhập các thông tin cuộc họp => Chia sẻ lên kênh để chia sẻ cuộc họp. Bước 6: Chọn Kênh để mở cuộc họp. Bước 7: Đặt giờ tổ chức cuộc họp => Hoàn thành để tạo cuộc họp. Bước 8: Sau đó bạn hãy chọn nhóm đã đặt lịch họp. Tại hộp thoại Trò chuyện bạn hãy nhấn thông báo để mở tùy chọn chi tiết cuộc họp. Bước 9: Để tiến hành cuộc họp, bạn hãy click vào Tham gia. Bước 10: Lúc này giao diện cuộc họp sẽ được hiển thị, để tham gia bạn nhấn vào Tham gia ngay. Bước 11: Tại giao diện cuộc họp, bạn hãy tùy chỉnh tắt/bật quay video hoặc ghi âm. Bước 12: Để tắt cuộc họp, bạn nhấn vào biểu tượng hình điện thoại màu đỏ tại thanh công cụ. >>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách đăng xuất Mail trên Macbook đơn giản nhất 3. Cách chia sẻ link cuộc họp trên Microsoft Teams Có 3 cách để chia sẻ link cuộc họp trên MS Teams online, cụ thể: Cách 1: Sau khi click chọn Họp => nhấn vào Họp ngay giao diện mới sẽ hiện lên. Tại đây bạn hãy sao chép link cuộc họp rồi chia sẻ với mọi người. Cách 2: Sau khi vào phòng họp, bạn hãy truy cập vào giao diện chính cuộc họp => bấm vào Chia sẻ lời mời họp và gửi đến nhóm cần họp. Bên cạnh đó bạn còn có thể chọn biểu tượng chat ở bên phải màn hình => copy đường link cuộc họp và chia sẻ đến nhóm. Cách 3: Ở góc trên phía bên phải màn hình bạn hãy bấm chọn biểu tượng người tham gia=> click biểu tượng chia sẻ => chọn công cụ chia sẻ link. 4. Hướng dẫn duyệt người vào phòng họp Teams Đến đây hẳn bạn đã biết cách tạo cuộc họp trên Microsoft Teams. Vậy để duyệt người vào phòng họp bạn cần làm gì? Sau khi thành công tạo phòng họp và tiến hành gửi link cho nhóm, mọi người sẽ bắt đầu cuộc họp của bạn. Lúc mọi người bấm chọn tham gia, một thông báo có người đang ở phòng chờ sẽ xuất hiện, bạn chỉ cần bấm vào đó rồi duyệt là được. Với trường hợp không thấy thông báo này, bạn hãy bấm chọn biểu tượng thành viên tham gia => click vào người đó => Tiếp nhận là xong. 5. Cách lên lịch cho cuộc họp sắp tới trên Microsoft Teams Để tiến hành lên lịch cho cuộc họp trên Microsoft Teams bạn hãy thực hiện các bước sau: Bước 1: Đầu tiên bạn hãy chọn mục Lịch => New Meeting (cuộc họp mới). Bước 2: Khi giao diện hiện lên bạn hãy điền thông tin cuộc họp về chủ đề buổi họp, thêm người tham dự, đồng thời đặt thời gian bắt đầu, kết thúc… Bước 3: Thông tin về buổi họp bạn vừa tạo sẽ được update trên Calendar (lịch) giúp mọi người có thể nắm bắt được thời gian và chi tiết về buổi họp. Những bài viết liên quan: ID Facebook là gì? Hướng dẫn cách lấy ID Fanpage cùng các loại khác Hướng dẫn cách kết nối CloudFlare với website WordPress chi tiết Tìm hiểu dịch vụ thuê máy chủ vật lý chất lượng tại FPT CLOUD Bảng giá cho thuê Cloud Server (máy chủ ảo) - FPT Cloud Với những chia sẻ trên đây, FPT Cloud hi vọng sẽ giúp bạn nắm rõ được cách tạo cuộc họp trên Microsoft Teams. Chỉ với vài bước đơn giản bạn hoàn toàn có thể tạo và tham gia buổi họp online. Chúc bạn thành công!