Blogs Tech

Backup dữ liệu là gì? Tại sao cần Backup dữ liệu?

14:22 12/06/2024
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, backup dữ liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ những bức ảnh kỷ niệm cá nhân đến các tập tin tài liệu quan trọng của doanh nghiệp, tất cả đều được lưu trữ dưới dạng dữ liệu điện tử. Do đó, việc bảo vệ dữ liệu là một vấn đề cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết.  Bài viết này FPT Cloud sẽ tìm hiểu xem backup dữ liệu là gì, các phương pháp backup phổ biến và giải pháp backup tiết kiệm chi phí.   1. Backup dữ liệu là gì?   Backup dữ liệu, hay còn gọi là sao lưu dữ liệu, là việc sao chép và lưu trữ toàn bộ các thông tin, dữ liệu hiện có vào một nơi khác như ổ cứng, USB hay cloud (đám mây),...  để tránh mất dữ liệu gốc trong trường hợp bị lỗi, tấn công mạng, mất, hỏng, cháy nổ,... Đây là quá trình diễn ra thường xuyên chứ không chờ xảy ra  sự cố không mong muốn. Ví dụ:  Nhiều tổ chức/doanh nghiệp tạo nhiều bản sao lưu và giữ một bản sao tại chỗ để phục hồi trong trường hợp khẩn cấp. Đồng thời họ giữ bản sao thứ hai ở bên ngoài hoặc trên đám mây trong trường hợp bản sao tại chỗ bị hỏng, thường là do thiên tai hoặc thảm họa cháy nổ,... Cá nhân backup ảnh gia đình lên ổ cứng ngoài để tránh mất ảnh nếu máy tính bị hỏng.  Một doanh nghiệp backup dữ liệu hoạt động kinh doanh lên dịch vụ lưu trữ đám mây để đảm bảo dữ liệu luôn được an toàn, có thể khôi phục nhanh chóng trong trường hợp bị tấn công mạng.  [caption id="attachment_48786" align="aligncenter" width="800"] Backup dữ liệu là gì và vì sao nó quan trọng[/caption] 2. Lợi ích và thách thức của việc backup dữ liệu Backup dữ liệu giúp người dùng bảo vệ dữ liệu khỏi bị mất do lỗi phần mềm, hỏng phần cứng, thiên tai hoặc các mối đe dọa khác.  2.1. Lợi ích Việc backup dữ liệu mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân và doanh nghiệp, bao gồm:  Ngăn ngừa mất dữ liệu: Backup dữ liệu là cách hiệu quả nhất để bảo vệ dữ liệu khỏi bị mất. Nếu hệ thống chính bị lỗi, người dùng có thể khôi phục dữ liệu từ bản sao lưu. Giảm thời gian chết: Khi hệ thống chính bị lỗi, việc khôi phục dữ liệu từ bản sao lưu có thể giúp giảm thời gian chết và đưa doanh nghiệp hoạt động trở lại nhanh chóng. Giảm thiểu tác động của các cuộc tấn công trên mạng: Sao lưu dữ liệu ở một nơi khác giúp phục hồi dễ dàng sau mọi cuộc tấn công trên mạng có thể khóa và mã hóa dữ liệu của tổ chức.  Xây dựng niềm tin của khách hàng: Sao lưu dữ liệu hiệu quả giúp bảo vệ dữ liệu khách hàng. Đầu tư vào các phương pháp và công nghệ sao lưu cho thấy một doanh nghiệp chú trọng đến tính bảo mật dữ liệu, giúp củng cố hình ảnh của tổ chức.  Hỗ trợ cách quản lý sự cố ​​​​của công ty: Sao lưu dữ liệu phù hợp với chiến lược khắc phục sự cố, thảm họa hoặc quản lý rủi ro tổng thể của doanh nghiệp. [caption id="attachment_48792" align="aligncenter" width="800"] Backup dữ liệu để bảo vệ ảnh, video và tài liệu quan trọng[/caption] 2.2. Thách thức Mặc dù có nhiều lợi ích, nhưng việc backup dữ liệu cũng có một số thách thức: Chi phí: Việc mua phần mềm và thiết bị backup có thể tốn kém. Người dùng cần phải trả thêm chi phí trong trường hợp muốn mua thêm dung lượng lưu trữ để sao lưu được nhiều dữ liệu hơn. Độ phức tạp: Người dùng cần quyết định sẽ sao lưu dữ liệu bao lâu, lưu trữ bản sao lưu ở đâu và cách khôi phục dữ liệu khi cần. Bảo mật: Bản sao lưu dữ liệu cần được bảo vệ khỏi truy cập trái phép. Khả năng tương thích: Nếu người dùng thay đổi hệ thống phần mềm hoặc phần cứng của mình, khả năng sao lưu có thể bị ảnh hưởng.  Nguồn lực hạn chế: Các tổ chức có thể nắm giữ lượng dữ liệu lớn nhưng họ không có nhân viên kỹ thuật và ngân sách để quản lý chúng.   3. Các phương pháp backup dữ liệu  Có nhiều phương pháp backup khác nhau, phù hợp với nhu cầu và khả năng của mỗi người. Một số phương pháp phổ biến bao gồm: Sao lưu khác biệt (Differential backup): Tập trung vào các tệp đã thay đổi kể từ lần sao lưu đầy đủ gần nhất. Ví dụ: giả sử doanh nghiệp thực hiện sao lưu toàn bộ vào Chủ Nhật, các bản sao lưu khác biệt vào mỗi ngày tiếp theo sẽ bao gồm tất cả các thay đổi kể từ đó trên cơ sở tích lũy. Sao lưu đầy đủ (Full Backup): Sử dụng phần mềm chuyên dụng để sao lưu dữ liệu định kỳ theo lịch trình được cài đặt sẵn. Máy chủ sao lưu tạo một bản sao đầy đủ dựa trên bản sao lưu ban đầu. Sao lưu gia tăng (Incremental backup): Các bản sao lưu kiểu này chỉ sao chép dữ liệu đã thay đổi kể từ lần sao lưu trước. Sau khi sao lưu toàn bộ, bản sao lưu gia tăng đầu tiên sẽ ghi lại dữ liệu đã thay đổi kể từ đó. Bản sao lưu gia tăng thứ hai sao chép dữ liệu đã thay đổi kể từ bản đầu tiên,...  Ngoài ra, còn có 3 biến thể phương pháp sao lưu khác là:  Sao lưu gia tăng vô tận (Incremental-forever backups): Cách sao lưu này nhằm mục đích phục hồi dữ liệu nhanh hơn. Chúng sẽ ghi lại toàn bộ tập dữ liệu và sau đó bổ sung nó bằng các bản sao lưu gia tăng từ thời điểm đó trở đi. Sao lưu gia tăng ngược (Reverse-incremental backups): Phương pháp này bắt đầu bằng một bản full backup thông thường và sau đó tạo ra một loạt các bản Synthetic full backup, mỗi bản sao lưu đó kết hợp một bản Incremental backup.  Sao lưu đầy đủ tổng hợp (Synthetic full backup): Đây là cách sao lưu kết hợp bản sao lưu đầy đủ ban đầu với dữ liệu được thu thập từ các bản sao gia tăng.  [caption id="attachment_48787" align="aligncenter" width="800"] Backup dữ liệu giúp bạn chuẩn bị cho mọi tình huống[/caption] >>> Xem thêm: Cơ sở dữ liệu là gì? Mô hình và ứng dụng của cơ sở dữ liệu - FPT Smart Cloud 4. Lưu ý khi người dùng sao lưu tất cả các loại dữ liệu  Dưới đây là một số điều lưu ý để giảm nguy cơ mất dữ liệu khi người dùng muốn sao lưu tất cả các tệp, cơ sở dữ liệu, hệ điều hành, ứng dụng, cấu hình,...  Thường xuyên xem lại phạm vi sao lưu mỗi khi thay đổi cơ sở hạ tầng. Ví dụ: sử dụng máy tính mới làm việc,...  Đảm bảo rằng các giải pháp sao lưu dữ liệu có thể bảo vệ tất cả dữ liệu đã sao lưu.  Sử dụng cùng lúc nhiều giải pháp sao lưu dữ liệu để bảo mật quyền riêng tư và các vụ tấn công trên mạng.  Ví dụ: Nếu doanh nghiệp có một máy chủ vật lý trong trung tâm dữ liệu thì giải pháp chỉ sao lưu bằng máy chủ ảo là không đủ. Thay vào đó, cách tốt nhất là triển khai nhiều giải pháp sao lưu dữ liệu khác nhau cùng lúc như ổ cứng, USB, bộ nhớ đám mây,...  Mọi doanh nghiệp nên sao lưu tất cả các tệp dữ liệu và tài liệu quan trọng, bao gồm:  Giao dịch thẻ tín dụng Hóa đơn Bảng lương Thông tin khách hàng Thông tin nhà cung cấp Thông tin đối tác Ứng dụng và cơ sở dữ liệu Tệp quản lý dự án Hồ sơ nhân sự Tệp cấu hình  … 5. Thời gian cần backup dữ liệu Tần suất sao lưu dữ liệu phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: Số lượng dữ liệu: Dữ liệu càng lớn càng cần phải sao lưu thường xuyên và ngược lại.  Mức độ rủi ro: Nếu bạn có nguy cơ mất dữ liệu cao do lỗi phần mềm, hỏng phần cứng hoặc các mối đe dọa khác, bạn nên sao lưu dữ liệu đều đặn hơn. Quy trình kinh doanh: Một số doanh nghiệp có thể yêu cầu sao lưu dữ liệu theo thời gian định kỳ để đảm bảo khả năng truy cập dữ liệu liên tục. Khả năng lưu trữ: Bạn cần có đủ dung lượng lưu trữ để lưu trữ các bản sao lưu của mình. Dưới đây là một số khuyến nghị chung về tần suất sao lưu dữ liệu: Dữ liệu quan trọng: Sao lưu hàng ngày hoặc thậm chí theo thời gian định  kỳ. Dữ liệu ít quan trọng hơn: Sao lưu hàng tuần hoặc hàng tháng. Dữ liệu lưu trữ: Sao lưu hàng quý hoặc hàng năm. Ngoài ra, người dùng cũng nên sao lưu dữ liệu trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi lớn nào đối với hệ thống của mình, chẳng hạn như cài đặt phần mềm mới hoặc nâng cấp hệ điều hành. [caption id="attachment_48788" align="aligncenter" width="800"] Thời gian backup dữ liệu phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi cá nhân/tổ chức[/caption] 6. Quy trình backup dữ liệu  Quá trình sao lưu dữ liệu bắt đầu bằng việc xác định và ưu tiên tính quan trọng của dữ liệu trong  tổ chức. Sau đó, tổ chức/cá nhân cần lên lịch sao lưu thường xuyên bằng phần mềm sao lưu để đảm bảo các bản sao dữ liệu quan trọng luôn được cập nhật. Lịch trình sao lưu cần các phương pháp, tùy chọn  lưu trữ khác nhau để đạt được dung lượng và chi phí tối ưu. Dưới đây là các bước cụ thể:  Xác định loại dữ liệu muốn sao lưu: Ví dụ: các tệp, thư mục, ứng dụng và cơ sở dữ liệu. Chọn phương pháp backup: Chọn phương pháp phù hợp nhất với nhu cầu của người dùng. Chọn thiết bị lưu trữ: Người dùng chọn thiết bị lưu trữ sẽ lưu trữ bản sao lưu dữ liệu của mình. Ví dụ: ổ cứng ngoài, thiết bị lưu trữ USB, thẻ nhớ, dịch vụ lưu trữ đám mây hoặc máy chủ mạng. Thiết lập lịch backup: Hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc theo yêu cầu. Kiểm tra bản sao lưu: Cần kiểm tra bản sao lưu thường xuyên để đảm bảo rằng chúng có thể khôi phục được. [caption id="attachment_48791" align="aligncenter" width="800"] Người quản lý dữ liệu cần thực hiện các bước sao lưu dữ liệu đúng quy trình[/caption] 7. 4 Yếu tố ảnh hưởng đến việc backup dữ liệu  Dưới đây là một số vấn đề chính doanh nghiệp cần xem xét khi triển khai giải pháp lưu trữ dữ liệu trong tổ chức của mình.  Số lượng và loại dữ liệu Các ứng dụng khác nhau tạo ra các loại dữ liệu khác nhau, từ dữ liệu có cấu trúc như số và ngày tháng đến dữ liệu phi cấu trúc như hình ảnh và video. Số lượng và loại dữ liệu có thể tác động đáng kể đến yêu cầu lưu trữ, quyết định dung lượng và loại lưu trữ cần thiết. Ví dụ: Ứng dụng như xe tự lái và thiết bị IoT tạo ra lượng lớn dữ liệu phi cấu trúc từ nhiều cảm biến đa dạng, đòi hỏi bộ lưu trữ tốc độ cao, dung lượng cao.  Điều kiện môi trường Các thiết bị lưu trữ được đặt ở nhiều môi trường, từ môi trường trong nhà như văn phòng, nhà máy đến môi trường ngoài trời như xe cộ, các góc phố. Những môi trường này có các điều kiện khác nhau, chẳng hạn như nhiệt độ, độ ẩm và độ rung,... sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất và tuổi thọ của thiết bị lưu trữ. Ví dụ: Thiết bị lưu trữ ở môi trường ngoài trời cần phải chịu được nhiệt độ và điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Tương tự, các thiết bị lưu trữ trên xe cần phải xử lý độ rung cao.  Hạn chế về cơ sở hạ tầng Tùy thuộc vào ứng dụng, có thể có những hạn chế về nguồn điện, kết nối mạng và không gian vật lý. Những hạn chế này quyết định loại thiết bị lưu trữ và cách chúng được triển khai. Ví dụ: Trong các ứng dụng như xe tự lái, không gian lưu trữ trong ứng dụng sẽ bị hạn chế, đòi hỏi các giải pháp lưu trữ tiện lợi khác như lưu trữ đám mây, USB,...  Ở những địa điểm xa trung tâm thành phố có khả năng kết nối mạng hạn chế, cần phải sử dụng các thiết bị lưu trữ có khả năng xử lý dữ liệu tích hợp để giảm nhu cầu truyền dữ liệu qua mạng, như USB, đĩa CD, ổ cứng,...  Yêu cầu bảo vệ dữ liệu  Yêu cầu bảo vệ dữ liệu là yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi triển khai lưu trữ. Tùy thuộc vào bản chất của dữ liệu và các yêu cầu pháp lý, có thể có các yêu cầu cụ thể để bảo vệ dữ liệu, chẳng hạn như mã hóa, sao lưu và dự phòng. Ví dụ: Dữ liệu nhạy cảm như thông tin cá nhân, dữ liệu độc quyền cần được mã hóa để ngăn chặn truy cập trái phép. Hoặc đảm bảo tính khả dụng của dữ liệu trong trường hợp xảy ra lỗi.  [caption id="attachment_48789" align="aligncenter" width="800"] Backup dữ liệu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố[/caption] >>> Xem thêm: 10 Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính hệ điều hành Windows, MacOS - FPT Smart Cloud 8. Giải pháp backup dữ liệu tiết kiệm chi phí  Có rất nhiều cách để backup dữ liệu, bao gồm sử dụng phần mềm backup trong máy tính hoặc sử dụng dịch vụ backup dữ liệu từ nhà cung cấp dịch vụ. Hãy lựa chọn phương pháp phù hợp nhất để đảm bảo dữ liệu của doanh  nghiệp luôn được bảo vệ an toàn. FPT Cloud cung cấp dịch vụ FPT Backup - Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây, là giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu an toàn, hiệu quả và dễ dàng quản lý. FPT Cloud là nền tảng Điện toán Đám mây thế hệ mới, được xây dựng theo quy chuẩn Cloud Quốc tế. Hệ sinh thái +80 giải pháp sẽ đáp ứng đa dạng nhu cầu của Doanh nghiệp Việt từ cơ bản đến đặc thù. FPT Backup hỗ trợ sao lưu, nhân bản một phần hoặc toàn bộ hệ thống máy chủ doanh nghiệp lên hạ tầng điện toán đám mây, đảm bảo dự phòng cho việc vận hành khi hệ thống chính gặp lỗi hoặc những sự cố không mong muốn. Hệ thống dự phòng có khả năng thay thế hệ thống chính khi cần thiết. Dịch vụ có tính sẵn sàng cao, cho phép khôi phục tức thời và toàn vẹn dữ liệu. Cùng với đó, FPT Backup giúp doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu khỏi mất mát do lỗi phần cứng, phần mềm, tấn công mạng hoặc các sự cố bất ngờ khác. Dịch vụ này hỗ trợ sao lưu nhiều loại dữ liệu khác nhau, bao gồm bao gồm: Hệ thống: máy chủ vật lý, máy chủ ảo (VMware/Hyper-V), hệ thống lưu trữ (SAN/NAS) Dữ liệu: tệp tin/thư mục, cơ sở dữ liệu (SQL Server, Oracle, Exchange,...), ứng dụng (SharePoint,...) [caption id="attachment_48790" align="aligncenter" width="800"] FPT Cloud cung cấp nhiều giải pháp backup dữ liệu hiệu quả dành cho doanh nghiệp[/caption] Các tính năng chính của FPT Backup:  Dễ dàng và tối ưu với tính năng đặt lịch tự động backup và kiểm soát trạng thái của các hoạt động backup services. Với incremental backup, hệ thống sẽ tự động sao lưu dữ liệu những phần thay đổi so với phiên bản trước, nhằm tối ưu hóa dung lượng lưu trữ. Băng thông trong nước lớn giúp việc sao lưu/phục hồi diễn ra nhanh chóng, hiệu quả. Hệ thống hoạt động liên tục và không bị gián đoạn trong suốt quá trình sao lưu dữ liệu – backup services. Tính năng Load balancing của máy chủ ảo cho phép triển khai chia tải hệ thống, nâng cao hiệu suất, tính sẵn sàng và khả năng mở rộng của hệ thống. Tình huống thực tế ứng dụng FPT Backup: Mô hình Backup Disk to Cloud: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tìm một giải pháp sao lưu dữ liệu từ On-premises lên cloud đáp ứng được các yêu cầu như: dễ dàng triển khai và tiết kiệm chi phí. Mô hình Backup Disk to Disk to Cloud: Phù hợp đối với các doanh nghiệp lớn có số lượng máy chủ, dữ liệu cần backup nhiều và có sử dụng nền tảng ảo hóa như VMware hay Hyper-V.  Mô hình Backup Cloud to Cloud: Khách hàng có nhu cầu backup dữ liệu từ các cloud trong nước hay cloud quốc tế. FPT Cloud sẽ hỗ trợ các loại backup như backup Entire VM, files and Folder. FPT Cloud được thành lập với sứ mệnh biến mọi doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp công nghệ, bằng đột phá sáng tạo trong công nghệ và sản phẩm. FPT Cloud hướng tới vị thế nhà cung cấp hàng đầu về Cloud Computing và AI nhờ nền tảng công nghệ vững chắc, hệ sinh thái sản phẩm đa dạng và kết nối toàn cầu. Với đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin trên 20 năm kinh nghiệm và hệ thống hạ tầng hiện đại, FPT Cloud luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng tối ưu hóa hoạt động sao lưu dữ liệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các bài viết liên quan: Hạ tầng công nghệ thông tin là gì? Thành phần và cách quản lý 4 Giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp an toàn, hiệu quả Chắc hẳn doanh nghiệp đã hiểu rõ backup dữ liệu là gì, tuy đây chỉ là một việc làm đơn giản nhưng vô cùng cấp bách. Hãy dành thời gian để backup dữ liệu của doanh nghiệp thường xuyên để đảm bảo luôn có thể truy cập vào thông tin quan trọng của mình khi cần thiết. Để lại thông tin liên hệ tại đây để được đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin FPT Cloud liên hệ tư vấn giải pháp backup dữ liệu phù hợp.   

10 Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính hệ điều hành Windows, MacOS

13:55 10/06/2024
Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính thường xuyên là vô cùng cần thiết để bảo vệ thông tin và tránh những tổn thất không đáng có. Trong thời đại công nghệ số, dữ liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân và tổ chức. Tuy nhiên, máy tính có thể gặp sự cố bất ngờ như hỏng ổ cứng, virus tấn công hoặc lỗi phần mềm dẫn đến mất dữ liệu. Bài viết này FPT CLoud sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cách sao lưu dữ liệu trên máy tính một cách hiệu quả và đơn giản. Xem thêm: Backup Service – Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây 1. 6 Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính PC chạy bằng Windows  Có nhiều cách sao lưu dữ liệu trên máy tính PC chạy Windows, nếu nhân viên trong công ty toàn bộ sử dụng máy tính PC có thể lựa chọn giải pháp phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình. Dưới đây là 6 cách phổ biến nhất:  1.1. Sử dụng ổ cứng ngoài  Có hai loại ổ cứng ngoài doanh nghiệp có thể mua: HDD hoặc SSD. Ổ cứng HDD sẽ có giá rẻ hơn nhiều so với SSD. Trong khi đó, SSD có tốc độ sao chép nhanh hơn nhiều và thường có tính di động cao hơn, khiến chúng trở thành lựa chọn tốt hơn.  Ưu điểm Dung lượng lớn, giá thành rẻ và dễ dàng sử dụng.  Nhược điểm Tuy nhiên, nó có thể bị hư hỏng do va đập, rơi rớt hoặc do các tác nhân bên ngoài khác như cháy nổ, không tiện để mang theo bên mình vì khá cồng kềnh.  Cách sao lưu:   Bước 1: Cắm cáp kết nối ổ cứng rời vào cổng tương ứng trên máy tính PC rồi chờ máy tính nhận diện thư mục ổ cứng ngoài.  Bước 2: Kiểm tra để đảm bảo ổ SSD hay HDD rời của bạn có dung lượng bằng hoặc lớn hơn ổ cứng trong máy sẽ sao lưu. Bấm chuột phải vào Thanh điều hướng bên trái và chọn "Properties" (Thuộc tính). Bước 3: Nhấp vào nút Start của Windows ở góc dưới bên trái màn hình > Chọn "Settings" (Cài đặt) (biểu tượng bánh răng) > chọn "Update & Security" (Cập nhật & bảo mật) (biểu tượng hai mũi tên uốn cong), rồi vào "Backup" (Sao lưu) ở cột bên trái.  Bước 4: Nhấp vào dấu + bên cạnh "Add a drive" (Thêm ổ), rồi chọn ổ bạn vừa cắm vào máy. Ổ này sẽ hiện ra trong danh sách dưới dòng chữ "Select a Drive" (Chọn ổ). Lúc này, File History đã được bật. Bước 5: Chọn tần suất sao lưu: Nhấp vào nút "More options" (Tùy chọn khác) rồi chọn tần suất (Every hour (Mỗi giờ), Every 3 hours (Mỗi 3 giờ), Daily (Mỗi ngày),...) Bước 6: Chọn khoảng thời gian duy trì sao lưu mong muốn trong mục "Keep my backups" (Duy trì sao lưu của tôi).  Bước 7: Chọn "Back up now" (Sao lưu ngay) để bắt đầu bản sao lưu đầu tiên. Khi xong, bạn sẽ thấy ngày tháng, giờ và dung lượng của bản sao lưu được liệt kê. [caption id="attachment_48770" align="aligncenter" width="800"] Bảo vệ dữ liệu khỏi mọi rủi ro bằng ổ cứng ngoài[/caption] 1.2. Sử dụng ổ USB Flash Ổ flash USB là giải pháp lưu trữ di động giúp người dùng lưu trữ các tệp quan trọng nhất từ ​​máy tính. Dung lượng của các USB trên thị trường hiện nay có thể lên tới 2TB và còn có thể tăng nữa trong tương lai.  Ưu điểm Kích thước nhỏ gọn, nhẹ nhàng, dễ dàng mang theo bên mình Tốc độ truyền dữ liệu nhanh Không cần cài đặt phần mềm phức tạp Giả rẻ Dung lượng lớn  Nhược điểm Dễ lây lan virus  Dễ mất dữ liệu  Cách sao lưu  Bước 1: Cắm USB Flash vào cổng USB Flash trên máy tính, rồi ngồi đới máy tính nhận diện USB Flash.  Bước 2: Mở thư mục USB Flash > Mở thư mục chứa các tệp cần sao lưu. Bước 3: Chọn cửa sổ Home (Trang chủ), chọn Move to > Chọn Choose location (vị trí). Bước 4: Chọn Manage (Quản lý), chọn Eject > Rút USB ra khỏi máy tính. [caption id="attachment_48760" align="aligncenter" width="800"] USB là công cụ nhỏ gọn dễ mang theo bên mình để sao lưu dữ liệu[/caption] 1.3. Sử dụng đĩa CD hoặc DVD  Sao lưu dữ liệu bằng đĩa CD và DVD là phương pháp truyền thống để lưu trữ và bảo vệ dữ liệu. Mặc dù ngày nay đã có nhiều giải pháp sao lưu hiện đại hơn như ổ cứng ngoài và lưu trữ đám mây. Tuy nhiên sử dụng đĩa CD và DVD vẫn là lựa chọn phù hợp cho một số trường hợp nhất định. Ưu điểm Dễ sử dụng Khả năng tương thích cao  Khả năng lưu trữ dữ liệu lâu dài  Nhược điểm Lỗi thời và chỉ áp dụng cho dòng máy tính đời cũ  Tốc độ truyền dữ liệu hơi chậm  Dung lượng lưu trữ hạn chế  Dễ bị hư hỏng  Cách sao lưu  Bước 1: Bỏ đĩa CD/DVD vào ổ đĩa trên máy tính, đợi máy tính nhận diện ổ đĩa.  Bước 2: Mở thư mục đĩa CD/DVD > Nhấn chuột phải và để con chuột vào tùy chọn Send to. Sau đó chọn DVD RW drive. Nếu muốn ghi nhiều tệp, hãy cho tất cả chúng vào một thư mục hoặc nhấn giữ phím Shift trong lúc chọn nhiều file. Bước 3: Sau đó, người dùng sẽ thấy cửa sổ Burn a Disc hiện ra > Chọn tên bất kỳ để viết tiêu đề vào trường Disc Title (Tên đĩa). Chọn With CD/DVD player và nhấn Next. Bước 4: Một cửa sổ để kéo tệp xuất hiện. Nhấn đồng thời Windows + E, nó sẽ mở ra một File explorer khác. Chọn tệp cần sao lưu và kéo tệp đó vào cửa sổ Explorer này > Nhấp vào Drive Tools, chọn Finish burning. Bước 5: Xuất hiện cửa sổ Burn to Disc. Nếu muốn, bạn có thể thay đổi tên đĩa và tốc độ ghi. Còn không thì cứ để thế và chọn Next.  Bước 6: Quá trình ghi đĩa CD/DVD bắt đầu. Đợi hoàn thành và đĩa DVD sẽ được tự động đẩy ra khỏi ổ. [caption id="attachment_48761" align="aligncenter" width="800"] Ổ đĩa CD/DVD dành cho việc lưu trữ dữ  liệu với máy tính đời cũ[/caption] 1.4. Sử dụng bộ nhớ đám mây  Sao lưu dữ liệu bộ nhớ đám mây là việc tạo bản sao của dữ liệu quan trọng trên máy tính lên các máy chủ lưu trữ đám mây.  Ưu điểm Tự động hóa ngay cả khi người dùng quên bản sao lưu  Tiết kiệm chi phí  Dễ sử dụng, dễ chia sẻ dữ liệu  Khả năng mở rộng dung lượng lưu trữ dễ dàng  Miễn phí với nhu cầu lưu trữ ít dữ liệu  Nhược điểm Phụ thuộc hoàn toàn vào kết nối Internet  Rủi ro về quyền riêng tư và bảo mật  Dễ mất quyền kiểm soát dữ liệu nếu để bên thứ ba biết cách đăng nhập vào bộ nhớ Chi phí cao đối với nhu cầu lưu trữ lớn  Cách sao lưu  Bước 1: Mở Ứng dụng Dropbox, Google Drive, Microsoft OneDrive,... trên mạng Internet.  Bước 2: Mở thư mục Google Drive,... > Mở thư mục chứa các tệp muốn sao lưu trong máy tính.  Bước 3: Ở trên cùng bên trái giao diện, nhấp vào mục Mới  -> chọn 1 trong 2 lựa chọn Tải tệp lên: Chỉ upload tập tin, tuy nhiên sau này sẽ khó khăn trong quá trình tìm kiếm và quản lý file. Tải thư mục lên: Drive sẽ tải lên thư mục có sẵn trong máy tính của bạn. Sau khi tải lên, Drive sẽ chứa một thư mục đầy đủ các tập tin giống trong máy tính của bạn. Bước 4: Chờ việc tải lên hoàn tất. (Lưu ý không được tắt trang trong quá trình tải). Lưu ý: Ngoài ra, người dùng có thể tải lên nhanh bằng thao tác kéo tập tin từ thư mục máy tính và thả vào Drive. [caption id="attachment_48769" align="aligncenter" width="800"] Nâng cao kiến thức về sao lưu dữ liệu bộ nhớ đám mây để bảo vệ thông tin hiệu quả[/caption] 1.5. Sử dụng dịch vụ sao lưu trực tuyến  Dịch vụ sao lưu trực tuyến là một giải pháp giúp doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu của mình trên các máy chủ đám mây của nhà cung cấp dịch vụ. Thay vì sao lưu dữ liệu vào ổ cứng ngoài, doanh nghiệp có thể sao lưu dữ liệu trực tuyến thông qua kết nối internet.  Ưu điểm Bảo vệ người dùng khỏi sự cố mất điện hoặc chưa kịp lưu dữ liệu thì máy bị sập nguồn, lỗi ổ cứng, trộm cắp máy tính, cháy nổ, thiên tai,... Tiện lợi vì có thể sao lưu ở bất cứ đâu  Có khả năng tự phục hồi dữ liệu trong trường hợp bị mất  Nhược điểm Rủi ro về quyền riêng tư  Tốc độ tải dữ liệu có thể chậm do kết nối Internet  Chi phí cao đối với nhu cầu sao lưu dữ liệu lớn  Cách sao lưu  Bước 1: Truy cập trang web của dịch vụ sao lưu trực tuyến. Ví dụ: Backblaze, FBackup, Carbonite, HiDrive, CrashPlan,...  Bước 2: Tạo tài khoản mới hoặc đăng nhập bằng tài khoản hiện có.  Bước 3: Chọn gói lưu trữ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.  Bước 4: Tải xuống và cài đặt phần mềm sao lưu của dịch vụ lên máy tính.  Bước 5: Mở phần mềm sao lưu và chọn các thư mục, tập tin hoặc ổ đĩa người dùng  muốn sao lưu. Bước 6: Chọn dữ liệu cần sao lưu > Nhấp vào nút "Bắt đầu sao lưu" để bắt đầu quá trình sao lưu dữ liệu. Bước 7: Hoàn tất quá trình sao lưu > Kiểm tra bản sao lưu để đảm bảo rằng dữ liệu  đã được sao lưu chính xác. [caption id="attachment_48772" align="aligncenter" width="800"] Nhiều dịch vụ sao lưu trực tuyến tiện ích dành cho cá nhân và doanh nghiệp[/caption] >>> Xem thêm: 4 Giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp an toàn, hiệu quả 1.6. Đầu tư vào thiết bị lưu trữ gắn mạng (NAS) Thiết bị lưu trữ gắn mạng (NAS) là một giải pháp hiệu quả để sao lưu dữ liệu tập trung cho gia đình, văn phòng hoặc doanh nghiệp nhỏ. NAS cung cấp dung lượng lưu trữ lớn, khả năng truy cập dữ liệu từ xa và nhiều tính năng bảo mật nâng cao.  Ưu điểm Dung lượng lưu trữ lớn  Nhanh hơn việc sao lưu trực tuyến  Chi phí rẻ nếu sử dụng sao lưu thời gian dài  Có thể sao lưu dữ liệu cùng lúc trên nhiều thiết bị  Nhược điểm Dễ mất dữ liệu khi gặp sự cố hỏa hoạn,...  Chi phí cao  Hơi phức tạp trong quá trình thiết lập  Cách sao lưu  Bước 1: Kết nối máy tính Windows với NAS Synology qua mạng LAN hoặc Wi-Fi. Bước 2: Truy cập vào địa chỉ IP của NAS Synology bằng cách sử dụng trình duyệt web. Bước 3: Đăng nhập vào NAS Synology và tạo một thư mục để lưu trữ dữ liệu. Bước 4: Trên máy tính Windows, nhấn Start > Chọn Settings > Chọn Update & Security để mở phần mềm Windows Backup. Bước 5: Chọn Backup > Chọn Go to Backup an Restore (Windows 7) > Chọn “Set up backup” và chọn NAS Synology làm nơi lưu trữ dữ liệu. Bước 6: Chọn các tùy chọn sao lưu như loại tệp tin và lịch trình sao lưu. Bước 7: Chờ đợi quá trình sao lưu hoàn thành và kiểm tra xem các tệp tin đã được sao lưu đầy đủ chưa. [caption id="attachment_48766" align="aligncenter" width="800"] Thiết bị lưu trữ gắn mạng có thể lưu trữ với nhiều tập tin lớn[/caption] 2. 3 Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính chạy bằng MacOS  Dưới đây là 3 cách sao lưu dữ liệu trên máy tính phổ biến dành riêng cho người dùng máy tính chạy hệ điều hành MacOS:  2.1. Time Machine có sẵn trên máy Time Machine là công cụ sao lưu tích hợp sẵn trên macOS, cho phép người dùng tự động sao lưu dữ liệu của mình sang ổ cứng ngoài hoặc thiết bị lưu trữ khác. Ưu điểm Dễ sử dụng và cấu hình Tự động sao lưu theo lịch trình Cho phép khôi phục dữ liệu theo từng thời điểm Nhược điểm Yêu cầu ổ cứng ngoài hoặc thiết bị lưu trữ khác Dung lượng lưu trữ iCloud miễn phí giới hạn Cách sao lưu Bước 1: Kết nối ổ cứng ngoài hoặc thiết bị lưu trữ khác với máy tính Macbook.  Bước 2: Mở System Preferences và chọn Time Machine. Bước 3: Chọn Select Backup Disk và chọn ổ cứng ngoài hoặc thiết bị lưu trữ.  Bước 4: Bật Time Machine và chọn tần suất sao lưu mong muốn. Bước 5: Chọn các tùy chọn sao lưu và đợi quá trình sao lưu hoàn thành. [caption id="attachment_48762" align="aligncenter" width="800"] Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính dễ dàng với các công cụ và phần mềm hỗ trợ[/caption] 2.2. Sử dụng ứng dụng sao lưu chuyên dụng dành cho Macbook  Nếu người dùng muốn có một giải pháp sao lưu nhanh hơn Time Machine, hãy cân nhắc sử dụng ứng dụng sao lưu chuyên dụng dành cho Macbook là SuperDuper hoặc Carbon Copy Cloner.  Carbon Copy Cloner: Là phần mềm sao lưu được ưa chuộng trên MacOS. Ứng dụng cung cấp khả năng sao lưu đầy đủ hoặc sao lưu chọn lọc từ ổ đĩa, hỗ trợ khôi phục dữ liệu khẩn cấp trong trường hợp cần thiết.  SuperDuper: Dịch vụ sao lưu trực tuyến đáng tin cậy dành riêng cho MacOS, cung cấp tính năng sao lưu tự động cho dữ liệu lên đám mây. Ứng dụng hỗ trợ người dùng sao lưu đầy đủ hoặc sao lưu có chọn lọc. Ưu điểm Tùy chọn sao lưu linh hoạt  Dễ dàng tạo một bản sao hoàn chỉnh cho toàn bộ ổ cứng Tự động sao lưu hằng ngày  Có tính năng để ngăn chặn việc vô tình xóa các bản sao lưu Nhược điểm Ứng dụng không miễn phí, trong khi Time Machine được tích hợp sẵn macOS. Cách sao lưu  Ví dụ của Carbon Copy Cloner Bước 1: Chuẩn bị Tải xuống và cài đặt Carbon Copy Cloner: Truy cập trang web chính thức của Bombich (https://bombich.com/) để tải xuống phiên bản dùng thử hoặc mua giấy phép. Kết nối ổ cứng dự phòng: Kết nối ổ cứng ngoài hoặc thiết bị lưu trữ khác mà bạn đọc  muốn sử dụng để lưu trữ dữ liệu. Mở Carbon Copy Cloner: Khởi chạy ứng dụng Carbon Copy Cloner trên máy Mac.  [caption id="attachment_48765" align="aligncenter" width="800"] Truy cập ứng dụng Carbon Copy Cloner trên Macbook[/caption] Bước 2: Tạo tác vụ sao lưu Chọn nguồn và đích: Trong giao diện chính của Carbon Copy Cloner, chọn ổ đĩa nguồn (ổ cứng Mac) từ menu "Source" và chọn ổ đĩa đích (ổ cứng dự phòng) từ menu "Destination". Đặt tên cho tác vụ: Nhập tên mô tả cho tác vụ sao lưu vào ô "Task Name". Chọn tùy chọn sao lưu: Nhấp vào nút "Options" để cấu hình các tùy chọn sao lưu chi tiết, bao gồm: Loại sao lưu: Chọn "Copy" để sao lưu toàn bộ ổ đĩa hoặc "Smart Update" để sao lưu chỉ những thay đổi kể từ lần sao lưu trước. Xóa các tệp không cần thiết: Bật tùy chọn này để xóa các tệp khỏi ổ đĩa đích không còn tồn tại trên ổ đĩa nguồn. Kiểm tra quá trình sao lưu: Bật tùy chọn này để Carbon Copy Cloner kiểm tra tính toàn vẹn sao lưu sau khi hoàn thành. Lưu tác vụ: Nhấp vào nút "Save" để lưu cấu hình tác vụ sao lưu. [caption id="attachment_48773" align="aligncenter" width="800"] Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính[/caption] Bước 3: Thực hiện sao lưu Chọn tác vụ: Chọn tác vụ sao lưu đã tạo trong danh sách "Tasks". Bắt đầu sao lưu: Nhấp vào nút "Clone" để bắt đầu quá trình sao lưu. Carbon Copy Cloner sẽ sao chép dữ liệu từ ổ đĩa nguồn sang ổ đĩa đích. Theo dõi tiến trình sao lưu trong cửa sổ tiến trình. [caption id="attachment_48768" align="aligncenter" width="800"] Lựa chọn file để tiến hành việc sao lưu dữ liệu[/caption] Bước 4: Xác minh quá trình sao lưu Khởi động lại từ ổ đĩa đích: Sau khi sao lưu hoàn tất, tắt máy Mac và khởi động lại bằng cách giữ phím Option. Chọn ổ đĩa đích: Chọn ổ đĩa dự phòng (có chứa bản  sao lưu) từ trình đơn khởi động. Xác minh chức năng: Khởi động vào hệ thống từ bản sao lưu để xác minh rằng mọi thứ hoạt động bình thường. [caption id="attachment_48759" align="aligncenter" width="800"] Sao lưu dữ liệu thành công nhờ Carbon Copy Cloner[/caption] 2.3. Sử dụng iCloud iCloud là dịch vụ lưu trữ đám mây của Apple, cho phép người dùng máy tính Macbook  sao lưu dữ liệu của mình trực tuyến. Ưu điểm Tiện lợi, dễ dàng truy cập từ mọi nơi Không cần ổ cứng ngoài Tự động sao lưu dữ liệu Nhược điểm Yêu cầu kết nối internet Dung lượng lưu trữ iCloud miễn phí giới hạn (5GB) Một số loại dữ liệu không được sao lưu tự động Cách sao lưu Bước 1: Mở System Preferences và chọn iCloud.  Bước 2: Chọn iCloud Drive và bật iCloud Backup cho các loại dữ liệu muốn sao lưu.  Bước 3: Kết nối máy Mac với mạng Wi-Fi.   [caption id="attachment_48764" align="aligncenter" width="800"] Sao lưu dữ liệu trên iCloud đơn giản với các bước dễ thực hiện[/caption] >>> Xem thêm: Cơ sở dữ liệu là gì? Mô hình và ứng dụng của cơ sở dữ liệu - FPT Smart Cloud 2.4. Sao lưu tập tin thủ công   Đây là cách mà người dùng được tự do chọn lựa tập tin cần sao lưu. Các bước tương tự như cách sao lưu bằng Time Machine nhưng không có tính năng tự động.  Cách sao lưu: Bước 1: Mở Finder thông qua Dock – Bên tay trái, xuất hiện ổ cứng rời đã kết nối và đã được định dạng. Nếu như không thấy, hãy vào Preferences và chọn Sidebar, để tùy chỉnh những gì sẽ hiện lên trong sidebar của Finder. Bước 2: Tạo thư mục cần thiết để chứa những tập tin cần sao lưu. Bước 3: Di chuyển những thư mục này vào ổ cứng rời.  Nếu không tìm thấy tập tin cụ thể muốn sao lưu, có thể sử dụng chức năng tìm kiếm ở phía trên bên phải cửa sổ Finder. 3. 5 lợi ích của việc sao lưu dữ liệu  Có rất nhiều lợi ích khiến người dùng máy tính nên sao lưu dữ liệu của mình. Dưới đây là một số lợi ích quan trọng nhất:  Bảo vệ người dùng khỏi việc mất dữ liệu  Khi máy tính gặp sự cố hoặc ổ cứng bị lỗi, người dùng có thể mất tất cả dữ liệu của mình. Sao lưu dữ liệu sẽ bảo vệ người dùng khỏi tình huống mất dữ liệu như vậy và cho phép khôi phục các phiên bản dữ liệu trước đó. Ngăn chặn máy tính nhiễm phần mềm độc hại   Nếu máy tính bị nhiễm phần mềm độc hại hoặc phần mềm tống tiền, dữ liệu của người dùng có thể bị mã hóa và không thể truy cập được. Sao lưu dữ liệu sẽ bảo vệ người dùng khỏi những trường hợp này.  Khôi phục dữ liệu bị mất nhanh hơn  Khi mất dữ liệu, có thể mất nhiều thời gian để khôi phục. Nếu có bản sao lưu, người dùng có thể nhanh chóng khôi phục dữ liệu của mình.  Dữ liệu mang lại cho người dùng sự an tâm  Nếu có điều gì đó xảy ra với dữ liệu như bị kẻ thứ ba lấy cắp, người nào đó vô tình xóa vĩnh viễn dữ liệu,... Người dùng vẫn biết mình có một bản sao lưu khác và có thể yên tâm khôi phục dữ liệu đó. Truy cập từ xa  Người dùng dễ dàng truy cập dữ liệu đã sao lưu từ mọi nơi trên thế giới. Điều này cực kỳ hữu ích nếu người đang sử dụng máy tính để làm việc từ xa hoặc đi du lịch thường xuyên. Tất cả những gì cần thiết là kết nối Internet, sau đó họ tự do truy cập các tập tin của mình. [caption id="attachment_48767" align="aligncenter" width="800"] Sao lưu dữ liệu - Chìa khóa để bảo vệ thông tin cá nhân và công việc[/caption] 4. Mẹo sao lưu dữ liệu trên máy tính thành công  Để đảm bảo quá trình sao lưu dữ liệu trên máy tính diễn ra thành công, người dùng nên áp dụng một số mẹo sau:  Xác định dữ liệu nào cần được sao lưu  Không phải tất cả dữ liệu đều quan trọng như nhau, vì vậy cần phải ưu tiên dữ liệu nào cần sao lưu trước. Sau đó lập danh sách chúng để quá trình sao lưu không bị bỏ quên bất cứ tệp nào.   Chọn phương pháp sao lưu phù hợp Có nhiều cách để sao lưu dữ liệu, vì vậy việc chọn phương pháp phù hợp nhất với nhu cầu của người dùng máy tính là điều cần thiết. Nếu có lượng lớn dữ liệu cần sao lưu, doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ sao lưu trực tuyến. Lưu trữ tệp sao lưu ở một vị trí an toàn Khi đã tạo bản sao lưu của mình, việc lưu trữ chúng ở một vị trí an toàn và bảo mật là việc làm vô cùng quan trọng. Nếu đang sử dụng ổ cứng ngoài, hãy cất giữ chúng trong két an toàn để chống cháy và chống nước. Kiểm tra quá trình sao lưu thường xuyên Người dùng máy tính cần phải kiểm tra quá trình sao lưu thường xuyên để đảm bảo rằng chúng hoạt động bình thường. Khôi phục lại bản sao lưu của mình về một tệp nào đó trong máy tính, rồi kiểm tra xem tất cả dữ liệu đó có truy cập bình thường không.  Luôn cập nhật kế hoạch dự phòng  Khi dữ liệu cần lưu trữ trong doanh nghiệp tăng lên, đơn vị cần có một kế hoạch lưu trữ dữ liệu dự phòng. Ví dụ: mua thêm data lưu trữ dữ liệu, ổ cứng, đĩa CD,... tùy vào tình huống dữ liệu thực tế. [caption id="attachment_48763" align="aligncenter" width="800"] An tâm sử dụng máy tính với cách sao lưu dữ liệu trên máy tính hiệu quả[/caption] 5. Có nên tự động hóa việc sao lưu dữ liệu trên máy tính? Việc tự động hóa cách sao lưu dữ liệu trên máy tính có nhiều ưu điểm và nhược điểm cần cân nhắc: Ưu điểm Tiết kiệm thời gian và công sức vì không cần phải thực hiện thao tác sao lưu thủ công Tăng cường tính nhất quán, giúp giảm nguy cơ mất dữ liệu Giảm thiểu lỗi của con người, chẳng hạn như quên sao lưu dữ liệu hoặc sao lưu dữ liệu sai Bảo vệ dữ liệu tốt hơn vì nó có thể được thực hiện ngay cả khi  không sử dụng máy tính Dễ dàng quản lý và truy cập  Nhược điểm Có thể tốn kém, đặc biệt là các giải pháp dành cho doanh nghiệp Phụ thuộc vào phần mềm, nếu phần mềm gặp sự cố có thể dẫn đến mất dữ liệu Yêu cầu cấu hình có thể phức tạp đối với người dùng không chuyên Nguy cơ bị tấn công mạng nếu không được áp dụng các phương pháp bảo mật cao  Ít linh hoạt hơn so với sao lưu thủ công vì nó thường được thực hiện theo lịch trình cố định Do vậy, quyết định có nên tự động hóa việc sao lưu dữ liệu hay không phụ thuộc vào nhu cầu, ngân sách và mức độ hiểu biết về công nghệ của người dùng.   [caption id="attachment_48771" align="aligncenter" width="800"] Sao lưu dữ liệu định kỳ - Giải pháp cho sự an toàn và tin cậy[/caption] Với những hướng dẫn chi tiết về cách sao lưu dữ liệu trên máy tính phổ biến ở trên, bao gồm sử dụng ổ cứng ngoài, Time Machine, iCloud, NAS, cùng các mẹo hữu ích để tự động hóa và tối ưu hóa quy trình sao lưu. FPT Cloud hy vọng đã cung cấp cho người đang sử dụng máy tính đầy đủ kiến thức để lựa chọn giải pháp phù hợp nhằm bảo vệ dữ liệu một cách hiệu quả.  Là nhà cung cấp giải pháp ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) và dịch vụ điện toán đám mây (Cloud Computing) hàng đầu Việt Nam, FPT Cloud mang đến cho doanh nghiệp giải pháp sao lưu dữ liệu toàn diện, dễ dàng sử dụng và tính bảo mật cao: FPT Cloud Backup: Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây tự động, tức thời, an toàn & toàn vẹn dữ liệu, tiết kiệm chi phí, phù hợp cho cá nhân, doanh nghiệp mọi quy mô. FPT Disaster Recovery: giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động vận hành trong mọi hoàn cảnh, từ thảm họa thiên nhiên cho tới những sự cố do con người gây ra. Khôi phục dữ liệu nhanh chóng, đảm bảo an toàn dữ liệu và giảm thiểu tối đa tổn thất. Các bài viết liên quan:  Hạ tầng công nghệ thông tin là gì? Thành phần và cách quản lý Backup dữ liệu là gì? Tại sao cần Backup dữ liệu? Hãy liên hệ với FPT Cloud ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí và trải nghiệm dịch vụ sao lưu dữ liệu tiên tiến, giúp quý khách hàng an tâm bảo vệ thông tin quan trọng của mình.

GitHub là gì? Chức năng và cách sử dụng GitHub hiệu quả

10:22 10/06/2024
GitHub là gì? Đây là hệ thống quản lý dự án và phiên bản code. Cách thức hoạt động như trang mạng xã hội cho các lập trình viên clone lại mã nguồn từ Repository. Để hiểu rõ hơn về công cụ này, FPT Cloud sẽ gửi đến bạn những phân tích về ưu nhược điểm. Quan trọng nhất vẫn là hướng dẫn sử dụng GitHub phục vụ cho từng mục đích trong công việc. >>> Xem thêm: Dịch vụ cho thuê máy chủ vật lý (Dedicated Server) chất lượng 1. GitHub là gì?  GitHub là dịch vụ nổi tiếng trong cung cấp lưu trữ mã nguồn Git. Nguồn tư liệu này phục vụ cho các dự án phần mềm với đầy đủ các tính năng. Bên cạnh đó còn là sự bổ sung những đặc tính hỗ trợ liên quan đến Social. Thông qua đó, các developer trao đổi, tương tác với nhau thuận tiện hơn. GitHub là công cụ hỗ trợ đắc lực trong quá trình code của lập trình viên Đây là công cụ giúp quản lý, kiểm tra source code, tổ chức theo dạng dữ liệu phân tán. Các phần code của cả nhóm sẽ được đồng bộ trước khi lên server. 2. Các loại tài khoản Bên cạnh đó, nhiều người cũng quan tâm các loại tài khoản đang cung cấp của GitHub là gì? Hiện tại có hai phiên bản miễn phí và trả phí, phục vụ cho các mục đích khác nhau. GitHub cung cấp tài khoản thích hợp cho mục đích sử dụng cá nhân cũng như tổ chức Trả phí: Được doanh nghiệp sử dụng để tăng khả năng quản lý team. Bên cạnh đó là hỗ trợ phân quyền bảo mật dự án. Miễn phí: Phần lớn được dùng để lưu trữ source code. GitHub là nền tảng với tính năng Social Network. Tiêu biểu trong số đó là feeds, followers và network graph. Các developer học hỏi kinh nghiệm của nhau thông qua lịch sử commit. GitHub đã tạo ra sức ảnh hưởng lớn trong cộng đồng nguồn mở. Nếu biết cách khai thác, sử dụng GitHub là cách sáng tạo, thay thế cho CV. Bởi lẽ, thành quả bạn đã code chứng minh rõ ràng năng lực của bạn. >>> Xem thêm: Socket là gì? Kiến thức nền tảng về giao thức TCP/IP và UDP 3. Ưu điểm đến từ việc sử dụng GitHub Bạn sẽ biết điều đó thông qua thế mạnh tổng hợp dưới đây. Các coder chắc chắn nhận thấy tiềm năng và động lực để ứng dụng ngay trong thực tế. 3.1 Dễ dàng quản lý Source Code Khi bạn tạo repo, toàn bộ thành quả sẽ được lưu trên công cụ này. Tại đây, bạn dễ dàng theo dõi lại quá trình mình đã làm việc. Các Source Code của một nhóm lập trình được quản lý dễ dàng Điều đó được nhìn thấy thông qua các comment sau mỗi lần commit. Điều thú vị hơn nữa chính là nhiều người có thể cùng làm một repo. Từ đó, bạn biết được cụ thể ai đã làm gì, chỉnh sửa ở đâu. Tiếp theo, nguồn của bạn được phát triển theo nhiều nhánh khác nhau. Bạn có thể rẽ các hướng để phát triển, mở rộng dự án. Đến cuối cùng, các phần phải merge lại để tạo ra project hoàn chỉnh. 3.2 Tracking những thay đổi qua các version Khi làm theo nhóm, nhu cầu lớn nhất là theo dõi revisions – ai thay đổi cái gì, lúc nào và lưu tệp ở đâu. Công cụ đã tính đến nhu cầu này và tối ưu tốt nhất có thể. Điều đó thể hiện qua việc luôn lưu lại những thay đổi đã push lên repository. Giống như Google Drive, bạn sẵn có phiên bản dự phòng để thay thế cho tình huống bị xóa mất dữ liệu chưa lưu. 3.3 Markdown Đây là cách định dạng text trên web. Bạn có thể chỉnh sửa việc hiển thị của document, format,…Chẳng hạn như dạng in đậm, in nghiêng, thêm hình, tạo list cho những thứ cần Markdown. Hầu hết, hình thức này chỉ là đoạn text đơn thuần với những ký tự đặc biệt được chèn thêm vào. Trong GitHub, bạn dễ dàng sử dụng ở các vị trí như: Git, Comments tại Issues và Pull Requests. File có đuôi .md hay .markdown extension cũng xuất hiện. 3.4 Khẳng định chuyên môn Những Source Code luôn là minh chứng tốt nhất để bạn khẳng định mình là developer thực thụ. Thành quả của bạn trên GitHub chính là profile năng lực Trong mắt nhà tuyển dụng, GitHub giống như chiếc máy liar – detech. Thông qua đó, họ dễ dàng phân biệt developer thật và giả. Vì thế, hãy đầu tư một tài khoản và dẫn link vào CV. Thậm chí, nhiều công ty lớn trên thế giới còn xem đây là yêu cầu trong quy trình tuyển dụng. Những đóng góp của bạn cho cộng động Coder chính là lợi thế cạnh tranh không thể phủ nhận. 3.5 Cải thiện khả năng Code GitHub hướng dẫn cung cấp cho bạn một cách học vô cùng hiệu quả. Điều này có được nhờ hàng vạn dự án mở, người đóng góp và hàng tỷ commit mỗi ngày. Chỉ cần đăng nhập vào nền tảng, một kho tàng kiến thức update nhất đã mở ra. Việc tự phân tích, so sánh giúp tiếp cận kiến thức chuyên môn chủ động hơn. Bên cạnh đó, đây là cơ hội cọ sát với project gần gũi trong thực tế. 3.6 Kho tài nguyên tuyệt vời Người dùng dễ dàng theo dõi, tìm kiếm các open source projects theo chính xác technology pattern. Công cụ hỗ trợ Code Search không kể ở dưới dạng dự án riêng hay website. Bên cạnh đó, kỹ thuật SEO khá tốt nên người dùng có thể tìm kiếm bất kỳ Code String nào được chia sẻ. 3.7 GitHub Action Sau khi cài đặt GitHub sẽ xuất hiện những Workflow Scripts tự động chạy trên server. Developer có thể dùng để phản hồi sự kiện trên repositories hoặc thực hiện vài action. GitHub Action hỗ trợ truy tìm code ngược trở về trước Giả sử, bạn muốn viết một tiện ích nhỏ. Công cụ tự động tạo Git Tafs khi số phiên của package.json thay đổi. Bạn sẽ thấy ý nghĩa của thao tác này rất lớn. Đặc biệt là khi truy tìm code ngược về bản phát hành. 3.8 Github Package Registry Package Registry cho phép lập trình viên duy trì Distribution Registries cá nhân. Trong đó bao gồm npm, docker, maven, nuget và Ruby gems. Vì thế, bạn nên tạo cho mình một tài khoản GitHub ngay bây giờ. Đây chính là cơ hội tạo những dự án riêng và chia sẻ với mọi người. 3.9 Mở rộng quan hệ Có hàng ngàn developer toàn cầu đang tham gia mạng lưới rộng lớn. Họ chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp những ý tưởng độc đáo. Git cho phép User chia sẻ code, text fragments và bất kỳ thông tin nào với các dev khác. Do đó, bạn có thể sử dụng để trao đổi text hay gists work như git repositories, từ đó tách ra và update. 4. GitHub dùng để làm gì? Trong phần dưới đây, bạn sẽ được giải đáp rõ hơn về câu hỏi GitHub dùng để làm gì. Thông qua những tính năng chuyên sâu giúp bạn chủ động hơn khi khám phá công cụ. Đặc biệt là biết mình nên ưu tiên tập trung khai thác mảng nào. 4.1 Kéo và thả code Các đoạn mã với số lượng lớn có thể được tìm thấy và phê duyệt bằng nhiều ngôn ngữ. Thao tác sử dụng vô cùng dễ dàng và trực quan. GitHub Gist hỗ trợ lưu trữ các đoạn code đã lập Tuy vậy, có một tính năng hỗ trợ không phải Dev nào cũng biết. Người dùng có thể thêm code trực tiếp từ các tệp tin trong máy tính. Thao tác rất đơn giản bằng hành động kéo, thả là đã được copy tức thì. 4.2 Tạo folder qua giao diện web Rất nhiều người quản lý repo thông qua ứng dụng GitHub miễn phí. Ngoài ra, công cụ cũng đã xây dựng một tính năng hỗ trợ gọi là Web Flow. Nhờ thế, việc theo dõi, lưu trữ repo thông qua giao diện web Git dễ dàng hơn nhiều. Với đặc tính này, mọi người cảm thấy thích thú và tiện lợi hơn khi biết GitHub để làm gì. 4.3 Git URL Shortener Mọi người vẫn luôn có xu hướng chia sẻ mọi thứ từ hình ảnh, trạng thái đến tin tức của mình trên Social. Các lập trình viên có lẽ cũng mong muốn như vậy. Họ thích chia sẻ repo GitHub của mình để nhiều người khác biết đến. Tuy vậy, URL đôi khi lại quá dài cho việc share. Chẳng hạn, Twitter chỉ chấp nhận chứa tối đa 140 ký tự. Hiểu được điều đó, Git.io đã ra đời để hỗ trợ nhu cầu của bạn. 4.4 Tìm tập tin/file Khả năng điều hướng và tìm kiếm bất kỳ repo nào đều diễn ra nhanh chóng. Nhiều người chưa biết đến tính năng này do bị ẩn và chỉ hoạt động khi dùng phím tắt. Để kích hoạt, bạn chỉ cần nhấn phím T rồi next ↑ và ↑ nhảy qua các tệp lên và xuống. Một cách khác nữa là nhập tên file sẽ xuất hiện cụ thể tức thì. Với GitHub, bạn có tìm thấy Repo của mình tức thì 4.5 Sử dụng Github Emoji Mọi người thường nghĩ đến hàng triệu dòng code nhàm chán. Thế nhưng, tương tự như mạng xã hội, nền tảng Github cũng tích hợp một số Emoji. Nhờ thế, việc review hoặc bình luận các đoạn code trở nên sinh động hơn. Bạn có thể khám phá thông qua bảng mã trong Cheat Emoji. 4.6 Sử dụng Github CLI Hầu hết mọi người thích làm việc bằng cách dùng GUI. Thế nhưng, việc chọn lựa giao diện dòng lệnh CLI cũng không hiếm. GitHub rất thuận tiện cho những ai sử dụng dòng lệnh CLI Chức năng này được bắt đầu với từ khóa “hub”. Trong đó, bạn sẽ thấy bổ sung đầy đủ các cú pháp của Git. 4.7 Linking Lines Sự tiện lợi nằm ở việc chỉ ra và chia sẻ các dòng code cụ thể trong file bất kỳ. Bạn được phép làm điều này bằng thao tác thêm tham số #L kết hợp dòng ở cuối URL. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn một số các dòng bằng cách chỉ định nơi bắt đầu và kết thúc. 4.8 Task Checklist Người dùng dễ dàng thêm list các checkbox trong pull request bằng việc sử dụng - [ ] hoặc - [x]. Tuy nhiên, một lưu ý là các cú pháp chỉ xuất hiện trong một danh sách các item. Những [ ] dấu hiệu phải được bắt đầu với một dấu gạch ngang -. 4.9 Maps, CSV và 3D Rendering Nếu bạn include một tệp ở dạng này sẽ được hiển thị thành định dạng dữ liệu. Thậm chí, công cụ còn cho phép tìm kiếm thông qua đó. Không những vậy, Git cũng tự động hiển thị bản đồ với định dạng geoJSON và 3D với phần mở rộng STL. 4.10 Get Octodex Công cụ có nhiều phiên bản linh vật. Trong đó, Octodex là một tập hợp các version sáng tạo thay thế cho Octocat. Tại đây, người dùng tìm thấy Female Codertocat, Octo Liberty, Spider Cat, Megacat, và một loạt các Octocat thú vị khác. Các User có thể sử dụng để làm hình đại diện cá nhân. >>> Xem thêm: Javascript là gì? Kiến thức tổng quan về Javascript từ A – Z 5. Cách sử dụng GitHub Hiển nhiên, việc đầu tiên vẫn luôn là tìm hiểu tạo tài khoản. Đi sâu hơn nữa vào chuyên môn là cách cơ bản để hình thành branch cũng như dự án. Bạn nên tìm hiểu từ những hướng dẫn sử dụng GitHub cơ bản ✅Cách sử dụng GitHub Các bước ✅Tạo GitHub Repository - Hãy nhấp vào https://github.com/ và đi tới quá trình tạo tài khoản. - Khi đã có Account và kích hoạt thành công, bạn tạo dự án đầu tiên bằng cách click vào “Start a new project”. - Tại đây yêu cầu nhập thông tin cần thiết như tên Repository và nhấn nút Create Repository… ✅Tạo branch trên GitHub - Đi theo hướng truy cập mục dropdown branch > Branch: master. - Chọn từ danh sách thả xuống để tạo thêm một branch mới. ✅Tải project GitHub về máy - Bạn có thể chọn cách thứ nhất Zip toàn bộ dự án để tải về. - Nếu không, hãy clone về bằng lệnh Git hoặc click vào “Clone or Download “. Sau đó, bạn sao chép đường dẫn và gõ trong cửa sổ terminal trên máy tính. Cụ thể như sau: git clone [email protected]:duong-dan.git Những bài viết liên quan: GitLab là gì? Cách cài đặt, sử dụng GitLab trên các hệ điều hành Bootstrap là gì? Hướng dẫn cách sử dụng Bootstrap chi tiết Git là gì? Tìm hiểu về phần mềm Git chi tiết từ A – Z Python là gì? Tính năng & ứng dụng của ngôn ngữ lập trình Python Trên đây là kiến thức xoay quanh bộ công cụ hỗ trợ đắc lực cho công việc của lập trình viên. Đây là một môi trường lý tưởng để học hỏi, tích lũy nhưng không nhàm chán. Những trải nghiệm làm project sẽ chứng minh tính năng tuyệt vời đến mức nào. FPT Cloud tin rằng bạn sẽ không bao giờ hối tiếc khi đầu tư công sức nghiên cứu GitHub là gì.

Cơ sở dữ liệu là gì? Mô hình và ứng dụng của cơ sở dữ liệu

13:51 07/06/2024
Cơ sở dữ liệu là hệ thống dữ liệu thông tin được lưu trữ trên máy tính với mục đích tối ưu khả năng thống kê và giúp người dùng truy cập thông tin nhanh chóng hơn. Việc phát triển mô hình và ứng dụng cơ sở dữ liệu giúp doanh nghiệp, tổ chức phát triển hiệu quả hơn.  Nội dung bài viết dưới đây, FPT Cloud sẽ cung cấp đến doanh nghiệp những thông tin chi tiết về cơ sở dữ liệu là gì cùng những ứng dụng của cơ sở dữ liệu trong thời đại số. >>> Xem thêm: Backup Service – Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây 1. Cơ sở dữ liệu là gì? Cơ sở dữ liệu là hệ thống các dữ liệu được lưu trên máy tính dưới dạng điện tử, cho phép người dùng lưu trữ, truy cập và thống kê các tệp dữ liệu, thông tin dễ dàng. Hệ thống cơ sở dữ liệu gồm dữ liệu, hệ quản trị CSDL cùng các ứng dụng liên quan. Cơ sở dữ liệu được xem là tập hợp các danh sách với đầy đủ thông tin được mô hình hóa dạng các hàng, các cột trong bảng giúp người dùng truy vấn và xử lý dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả. Ví dụ trong trường hợp kiểm tra hàng tồn kho, doanh nghiệp có thể quản lý, tìm kiếm thông tin thông qua danh sách trong cơ sở dữ liệu với tên sản phẩm, lịch sử nhập/xuất sản phẩm, danh sách hàng chờ/đang giao,... [caption id="attachment_48743" align="aligncenter" width="800"] Cơ sở dữ liệu là hệ thống các thông tin, dữ liệu được lưu trên đám mây[/caption] 2. Tầm quan trọng của cơ sở dữ liệu  Cơ sở dữ liệu thông tin có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, tổ chức khi hỗ trợ các hoạt động quản lý nội bộ công ty, lưu trữ hoạt động tương tác với khách hàng và nhà cung cấp.  Điều chỉnh quy mô: Cơ sở dữ liệu có thể quản lý lượng dữ liệu khổng lồ, giúp doanh nghiệp điều chỉnh quy mô hiệu quả. Tính toàn vẹn của dữ liệu: Cơ sở dữ liệu có những nguyên tắc và điều kiện được tích hợp để các dữ liệu, thông tin duy trì tính nhất quán. Bảo mật dữ liệu: Cơ sở dữ liệu yêu cầu người dùng quyền riêng tư với nhiều cấp độ như quyền chỉnh sửa, quyền xem và buộc người dùng phải tuân thủ theo. Phân tích dữ liệu hiệu quả: Cơ sở dữ liệu lưu trữ các tệp dữ liệu theo danh sách giúp doanh nghiệp có thể truy xuất, xác định xu hướng và đưa ra các dự đoán, phân tích thông tin hiệu quả hơn. Việc phân tích dữ liệu giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh nhanh chóng, tự tin và quyết đoán hơn. [caption id="attachment_48751" align="aligncenter" width="800"] Cơ sở dữ liệu giúp người dùng điều chỉnh quy mô, bảo mật và phân tích dữ liệu hiệu quả[/caption] 3. Đặc điểm của cơ sở dữ liệu Là tập hợp thông tin liên kết với nhau có tính logic, cơ sở dữ liệu được tạo ra với mục đích giúp tổ chức, doanh nghiệp, một nhóm người sử dụng đồng thời các dữ liệu. Đặc điểm của cơ sở dữ liệu nổi bật như: Cho phép người dùng truy cập thông qua các ngôn ngữ lập trình tiêu chuẩn. Diễn giải các truy vấn dữ liệu phức tạp bằng lệnh. Cung cấp cho người dùng quyền truy cập, bảo mật và kiểm toán. Các dữ liệu có tính độc lập, logic. Dữ liệu được lưu trữ, bảo mật và truy xuất theo thông tin cung cấp từ người dùng. Giới thiệu các định dạng để người dùng truy xuất hoặc gỡ lỗi dữ liệu trong thời gian thực. [caption id="attachment_48745" align="aligncenter" width="800"] Cơ sở dữ liệu cho phép doanh nghiệp truy cập dữ liệu thông qua ngôn ngữ lập trình[/caption] 4. Các thành phần cơ bản của cơ sở dữ liệu Cơ sở dữ liệu gồm có 5 thành phẩm cơ bản như sau: Phần cứng (Hardware): Là thiết bị vật lý để phần mềm cơ sở dữ liệu hoạt động trên đó. Phần cứng cơ sở dữ liệu gồm máy tính, máy chủ và ổ cứng. Phần mềm (Software): Phần mềm - ứng dụng cung cấp cho doanh nghiệp quyền kiểm soát, quản lý cơ sở dữ liệu. Dữ liệu (Data): Là những thông tin thô được cơ sở dữ liệu lưu trữ. Doanh nghiệp cần quản trị dữ liệu và sắp xếp các tệp dữ liệu giúp việc quản lý và truy xuất dữ liệu hiệu quả hơn. Ngôn ngữ truy cập dữ liệu (Data access language) : Ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất là SQL, được dùng để điều khiển cơ sở dữ liệu. Ngôn ngữ truy cập dữ liệu luôn hoạt động đồng thời với DBMS.  Thủ tục (Procedures): Cơ sở dữ liệu thường hoạt động theo các quy tắc. Điều này giúp các dữ liệu được xử lý hiệu quả hơn. [caption id="attachment_48749" align="aligncenter" width="800"] Cơ sở dữ liệu gồm phần cứng, phần mềm, dữ liệu, ngôn ngữ lập trình và thủ tục[/caption] >>> Xem thêm: Hạ tầng công nghệ thông tin là gì? Thành phần và cách quản lý 5. Mô hình cơ sở dữ liệu  Cơ sở dữ liệu có 3 mô hình phổ biến được các doanh nghiệp lựa chọn gồm: mô hình dữ liệu mạng, mô hình dữ liệu phân cấp và mô hình dữ liệu quan hệ. 5.1. Network model - Mô hình dữ liệu mạng Mô hình dữ liệu mạng (mô hình mạng) có cấu trữ dữ liệu được tổ chức theo dạng đồ thị hướng với đỉnh là các thực thể, cung là quan hệ giữa 2 đỉnh và 1 kiểu bản ghi liên kết được với nhiều kiểu bản ghi khác. Với mô hình dữ liệu mạng, doanh nghiệp có nhiều cách biểu đạt đa dạng các nghĩa theo kiểu bản ghi hoặc móc nối, truy vấn nhanh chóng nhờ phép duyệt đồ thị Navigation. Tuy nhiên, mô hình mạng có số lượng con trỏ lớn khiến việc biểu diễn ngữ nghĩa và móc nối các bản ghi bị hạn chế. [caption id="attachment_48748" align="aligncenter" width="800"] Mô hình mạng thường có dạng đồ thị Navigation với các bản ghi được liên kết với nhau[/caption] 5.2. Hierarchical model - Mô hình dữ liệu phân cấp Mô hình dữ liệu phân cấp có cấu trúc nhiều nút với mỗi nút thể hiện cho một thực thể nhất định. Giữa 2 nút của mô hình dữ liệu này sẽ được liên kết với nhau theo từng mối quan hệ. Mô hình dữ liệu phân cấp dễ xây dựng và người dùng có thể thao tác dễ dàng nên đây là mô hình phù hợp với các tổ chức phân cấp như phòng nhân sự trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, mô hình này khiến không nhất quán giữa các bản ghi và thường xuyên xảy ra việc lặp lại bản ghi gây dư thừa dữ liệu. [caption id="attachment_48742" align="aligncenter" width="800"] Mô hình phân cấp thường được doanh nghiệp sử dụng để quản lý nhân sự[/caption] 5.3. Relational model - Mô hình dữ liệu quan hệ Mô hình dữ liệu quan hệ thông dụng và được doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất hiện nay nhờ việc áp dụng lý thuyết tập hợp và đại số quan hệ giúp các dữ liệu được quản lý có tính logic, chặt chẽ cao, dữ liệu được mô tả cụ thể, rõ ràng hơn. Mô hình dữ liệu quan hệ được xây dựng dưới dạng bảng với các dữ liệu được thao tác bằng các phép toán: hợp, tích, giao, chia, trừ, chiếu, chọn,... Điểm nổi bật của mô hình quan hệ chính là khả năng tối ưu và xử lý dữ liệu dựa trên lý thuyết toán học. Tuy nhiên, mô hình này bị hạn chế trong việc biểu diễn ngữ nghĩa phức tạp, chưa linh hoạt. [caption id="attachment_48744" align="aligncenter" width="800"] Mô hình dữ liệu quan hệ được xây dựng bằng lý thuyết toán học giúp dữ liệu được quản lý logic[/caption] 6. Thách thức khi sử dụng cơ sở dữ liệu  Khi sử dụng cơ sở dữ liệu, doanh nghiệp có thể đối mặt với một số thách thức như: Sự gia tăng về khối lượng dữ liệu Sự bùng nổ dữ liệu xuất phát từ các cảm biến được kết nối với nhiều nguồn khác nhau khiến nhà quản trị cơ sở dữ liệu phải sắp xếp, quản lý dữ liệu cho doanh nghiệp một cách hiệu quả. Đảm bảo an toàn dữ liệu Việc vi phạm dữ liệu, tin tặc đang diễn ra ngày càng tinh vi hơn khiến việc đảm bảo an toàn dữ liệu càng cần thiết hơn. Theo kịp nhu cầu Trong thời đại công nghệ số, các doanh nghiệp, tổ chức cần quyền truy cập dữ liệu theo thời gian thực để kịp thời ra quyết định và tận dụng các cơ hội phát kinh doanh mới. Quản lý và duy trì cơ sở dữ liệu, cơ sở hạ tầng Nhà quản trị luôn phải theo dõi liên tục cơ sở dữ liệu để kịp thời phát hiện sự cố và bảo trì cũng như áp dụng các bản nâng cao, sửa lỗi phần mềm. Đối với cơ sở dữ liệu phức tạp có khối lượng lớn, các doanh nghiệp luôn đối mặt với tình trạng thuê thêm nhân viên với chi phí lớn để quản lý dữ liệu của mình. Loại bỏ các giới hạn về khả năng mở rộng Để doanh nghiệp phát triển, việc mở rộng quản lý dữ liệu luôn phải mở rộng song hành cùng doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhà quản trị cơ sở dữ liệu thường khó dự đoán doanh nghiệp cần dung lượng thế nào để phát triển, nhất là cơ sở dữ liệu tại chỗ. Đảm bảo các yêu cầu về chủ quyền, nơi lưu trữ dữ liệu và độ trễ Các hệ thống dữ liệu được thiết kế cấu hình sẵn và tối ưu hóa để cơ sở dữ liệu chạy tại chỗ mà vẫn phải đảm bảo yêu cầu về nơi lưu trữ, chủ quyền dữ liệu. [caption id="attachment_48747" align="aligncenter" width="800"] Thách thức khi dùng cơ sở dữ liệu đó là việc theo kịp xu hướng và đảm bảo an toàn thông tin[/caption] >>> Xem thêm: 4 Giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp an toàn, hiệu quả 7. Ứng dụng của cơ sở dữ liệu trong doanh nghiệp Cơ sở dữ liệu được ứng dụng để doanh nghiệp quản lý tốt hơn các dữ liệu và hoạt động kinh doanh như: Lưu trữ và quản lý khách hàng Cơ sở dữ liệu giúp doanh nghiệp, tổ chức quản lý khách hàng hiệu quả hơn với đầy đủ các thông tin cá nhân, lịch sử mua hàng và những tương tác/phản hồi. Những dữ liệu được lưu trữ này giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu và xu hướng tiêu dùng để đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp. Quản lý hàng tồn kho Cơ sở dữ liệu giúp doanh nghiệp quản lý và theo dõi được thông tin của hàng tồn kho để bảo đảm hàng hóa có sẵn, tối ưu quy trình cung, tránh lãng phí hàng. Quản lý dự án tốt  Cơ sở dữ liệu giúp doanh nghiệp lưu trữ và quản lý dự án hiệu quả với thông tin chi tiết từ lịch trình, tiến độ, tài nguyên, nguồn nhân lực,... giúp doanh nghiệp theo dõi dự án sát sao hơn. Quản lý hiệu quả tài chính Cơ sở dữ liệu được sử dụng để quản lý và theo dõi, kiểm soát những thông tin tài chính như thu chi, báo cáo tài chính, hóa đơn và các tài liệu liên quan khác từ đó doanh nghiệp đưa ra các chiến lược phù hợp với nguồn tài chính. Quản lý bộ máy nhân sự Cơ sở dữ liệu lưu trữ đầy đủ thông tin về nhân viên như thông tin liên lạc, hồ sơ cá nhân, lương bổng, lịch sử công việc, chế độ phúc lợi. Từ đó, doanh nghiệp có thể quản lý tốt bộ máy nhân sự đồng thời đánh giá được hiệu suất làm việc của từng cá nhân. Quản lý thông tin dữ liệu cho doanh nghiệp Cơ sở dữ liệu giúp doanh nghiệp phân tích và xử lý hiệu quả khối lượng dữ liệu khổng lồ từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này giúp doanh nghiệp phát hiện và đưa ra quyết định phù hợp với xu hướng và có nhiều cơ hội kinh doanh mới. Hỗ trợ ra quyết định Cơ sở dữ liệu lưu trữ nhiều thông tin cần thiết giúp doanh nghiệp thống kê, phân tích dữ liệu để báo cáo và phác thảo biểu đồ kinh doanh từ đó có cái nhìn tổng quan về hoạt động, hiệu suất kinh doanh. Dựa vào những thông tin đó, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định, chiến lược cải thiện kinh doanh. [caption id="attachment_48746" align="aligncenter" width="800"] Cơ sở dữ liệu giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả tài chính, nhân sự, khách hàng, các dữ liệu,...[/caption] 8. FPT Cloud cung cấp dịch vụ cơ sở dữ liệu cho doanh nghiệp FPT Cloud là đơn vị cung cấp các dịch vụ cơ sở dữ liệu đám mây (Cloud Database) cho doanh nghiệp giúp tự động hóa các quy trình như: triển khai, giám sát, lưu trữ, phục hồi, mở rộng, bảo mật…, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí bảo trì, vận hành hệ thống: FPT Database for MongoDB: Triển khai và giám sát cơ sở dữ liệu doanh nghiệp với MongoDB FPT Database for MySQL: Triển khai và giám sát cơ sở dữ liệu doanh nghiệp với MySQL FPT Database for PostgreSQL: Cung cấp các phiên bản quản lý cơ sở dữ liệu trên nền tảng đám mây cho phép doanh nghiệp tập trung phát triển ứng dụng và hạn chế nguồn lực tác vụ quản trị cơ sở dữ liệu phức tạp. FPT Database for Redis: Triển khai, giám sát và khai thác cơ sở dữ liệu doanh nghiệp với Redis [caption id="attachment_48750" align="aligncenter" width="800"] FPT Cloud cung cấp dịch vụ cơ sở dữ liệu giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả dữ liệu[/caption] Những bài viết liên quan: 10 Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính hệ điều hành Windows, MacOS Backup dữ liệu là gì? Tại sao cần Backup dữ liệu? Với những thông tin được FPT Cloud tổng hợp trên đây, hy vọng doanh nghiệp đã có lời giải đáp cho cơ sở dữ liệu là gì. Trong thời đại công nghệ số, doanh nghiệp cần ứng dụng cơ sở dữ liệu cho hoạt động kinh doanh, quản lý dữ liệu giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển, tối ưu hoạt động quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp. 

4 Giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp an toàn, hiệu quả

11:47 05/06/2024
Ngày nay, bối cảnh ngày càng phát triển của công nghệ số yêu cầu các thiết bị máy tính cần có giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp hiệu quả và an toàn. Việc lưu trữ dữ liệu nhằm lưu trữ thông tin đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Trong nội dung sau, FPT Cloud sẽ cung cấp đến doanh nghiệp các giải pháp lưu trữ dữ liệu an toàn được áp dụng phổ biến. >>> Xem thêm: Backup Service – Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây 1. Các giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp  Doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn về giải pháp lưu trữ dữ liệu giúp việc lưu trữ thông tin trên máy tính được bảo mật tốt hơn. Dưới đây là 4 giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp an toàn và hiệu quả nhất. 1.1. Cloud Storage  Cloud Storage - giải pháp lưu trữ dữ liệu trên đám mây đang là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì đây là công nghệ lưu trữ an toàn, hiện đại với tính năng truy xuất dữ liệu vượt trội. Cloud Storage bản chất là trung tâm dữ liệu có khả năng lưu trữ dữ liệu từ xa thông qua Internet. Giải pháp lưu trữ dữ liệu này có thể hoạt động độc lập với các thiết bị khác với độ bảo mật cao, phù hợp với mọi doanh nghiệp. Giải pháp lưu trữ dữ liệu đám mây có khả năng chia sẻ lượng dữ liệu lớn, nhanh chóng giúp doanh nghiệp và đối tác truy cập thông tin ngay khi cần vào bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, Cloud Storage phụ thuộc vào mạng Internet nên khi không có kết nối mạng, doanh nghiệp không thể truy cập thông tin, gây bất tiện cho khách hàng. [caption id="attachment_48729" align="aligncenter" width="800"] Cloud Storage có khả năng chia sẻ lượng dữ liệu lớn, phù hợp với mọi doanh nghiệp[/caption] 1.2. SAN SAN - Storage Area Network có hệ thống mạng độc đập, tốc độ cao để truyền giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng, linh hoạt và đạt hiệu quả tốt trong việc quản lý và chia sẻ dữ liệu. Đây là giải pháp lưu trữ cho doanh nghiệp an toàn nhờ sử dụng mạng riêng, đảm bảo việc mở rộng dung lượng và cường độ lưu trữ. SAN là giải pháp lưu trữ dữ liệu có mức độ bảo mật dữ liệu, thông tin cao nhờ khả năng quản lý dữ liệu một cách thống nhất và tập trung. Giải pháp này còn giúp dữ liệu tự động khôi phục khi xảy ra sự cố. Giải pháp lưu trữ dữ liệu SAN tương thích với nhiều giao thức lưu trữ khác như iSCSI, DWDM, FCIP,... Hạn chế của SAN là chi phí ban đầu cao hơn nhiều so với các giải pháp lưu trữ dữ liệu truyền thống DAS hoặc NAS. [caption id="attachment_48723" align="aligncenter" width="800"] SAN là giải pháp lưu trữ có độ bảo mật dữ liệu cao[/caption] 1.3. NAS  NAS - Network Attached Storage là giải pháp lưu trữ dữ liệu trên thiết bị kết nối mạng LAN với các thiết bị lưu trữ được xác định bởi địa chỉ IP cố định và được máy chủ quản lý. Điểm nổi bật của giải pháp lưu trữ NAS là khả năng mở rộng lưu trữ dữ liệu giúp ngăn người dùng truy cập dữ liệu nhanh chóng khi cần, ngừa ngừa thiệt hại xảy ra khi gặp sự cố mạng.  Do cùng sử dụng mạng LAN nên giải pháp lưu trữ NAS sẽ có bị giảm hiệu năng toàn bộ hệ thống khi dung lượng lưu trữ tăng lên liên tục. Trong môi trường sử dụng hệ cơ sở dữ liệu lưu trữ block, NAS có lưu trữ dạng file không phải lựa chọn phù hợp thích hợp cho người dùng. [caption id="attachment_48725" align="aligncenter" width="800"] Giải pháp lưu trữ NAS là khả năng mở rộng lưu trữ dữ liệu[/caption] 1.4. DAS  DAS - Direct Attached Storage là giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp truyền thống được gắn trực tiếp trên thiết bị. DAS cần có máy chủ được trang bị phần mềm quản lý và hệ thống lưu trữ độc lập. Đặc biệt, giải pháp lưu trữ này sẽ đạt hiệu quả cao khi kết nối với 1 máy chủ duy nhất. DAS có hiệu năng ổn định, cách cài đặt đơn giản, chi phí thấp. Mặc dù khả năng mở rộng hạn chế song giải pháp lưu trữ dữ liệu này phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có nhiều dữ liệu. Giải pháp lưu trữ dữ liệu truyền thống DAS cần phải có quản lý và tổ chức lại dữ liệu trên máy chủ tốt vì nếu có hơn 1 máy chủ, dữ liệu dễ bị phân tán, chi phí tổng tăng và việc sao lưu, bảo quản và truy xuất dữ liệu gặp nhiều khó khăn. [caption id="attachment_48728" align="aligncenter" width="800"] DAS là giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp truyền thống[/caption] >>> Xem thêm: Hạ tầng công nghệ thông tin là gì? Thành phần và cách quản lý 2. Nền tảng lưu trữ dữ liệu trong doanh nghiệp Mỗi nền tảng lưu trữ dữ liệu sẽ có nhiều giải pháp khác nhau để doanh nghiệp có thể lựa chọn dựa trên nhu cầu sử dụng. Dưới đây là 3 nền tảng được doanh nghiệp chọn để làm hệ thống lưu trữ dữ liệu. 1.1. Máy chủ riêng - Dedicated Server Máy chủ riêng gồm các thiết bị phần cứng độc lập, tốc độ xử lý dữ liệu cao. Máy chủ riêng có khả năng cung cấp lượng lớn dữ liệu cho khách hàng nhờ băng thông trên Website được đáp ứng tối đa. Máy chủ riêng thường được doanh nghiệp lớn có tài chính và khả năng hoạt động ổn định lựa chọn sử dụng do đây là nền tảng có chi phí đầu tư, vận hành và bảo trì cao. Các thiết bị phần cứng phức tạp khiến việc mở rộng bị ảnh hưởng, việc thay thế phần cứng khó hơn so với máy chủ riêng ảo và máy chủ Cloud. [caption id="attachment_48727" align="aligncenter" width="800"] Máy chủ riêng thường được doanh nghiệp lớn có tài chính[/caption] 1.2. Máy chủ riêng ảo - VPS (Virtual Private Server) Máy chủ riêng ảo - VPS gồm các thành phần như ổ HDD, CPU, RAM. Sự ổn định hoạt động của máy chủ riêng ảo phụ thuộc máy chủ vật lý nên khi máy chủ vật lý gặp sự cố, VPS sẽ dừng hoạt động và mất dữ liệu. Máy chủ riêng ảo có chi phí thấp, khả năng vận hành nhanh hơn máy chủ riêng. Với máy chủ riêng ảo, doanh nghiệp phải trả toàn bộ chi phí cấu hình của hệ thống VPS. Việc thu hẹp, mở rộng tài nguyên VPS bị giới hạn trong cấu hình của máy chủ vật lý. [caption id="attachment_48726" align="aligncenter" width="800"] VPS hoạt động ổn định khi máy chủ vật lý hoạt động tốt, ổn định[/caption] 1.3. Máy chủ Cloud - Cloud Server  Máy chủ Cloud được các doanh nghiệp lựa chọn là nền tảng lưu trữ phổ biến nhất hiện nay khi khắc phục được các hạn chế của máy chủ vật lý và máy chủ riêng ảo VPS. Máy chủ Cloud hoạt động dựa trên nền tảng điện toán đám mây giúp doanh nghiệp lưu trữ và truy xuất dữ liệu nhanh chóng. [caption id="attachment_48724" align="aligncenter" width="800"] Cloud Server là nền tảng lưu trữ dữ liệu được doanh nghiệp sử dụng phổ biến[/caption] >>> Xem thêm: Cơ sở dữ liệu là gì? Mô hình và ứng dụng của cơ sở dữ liệu 3. Vai trò của lưu trữ dữ liệu trong doanh nghiệp Việc lưu trữ dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của doanh nghiệp. Sao lưu và phục hồi dữ liệu: Giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp yên tâm hơn về khả năng bảo vệ thông tin của mình khi xảy ra các sự cố như lỗi phần cứng, mất điện, tấn công mạng. Các dữ liệu được sao lưu và phục hồi trong một môi trường bảo mật, giúp doanh nghiệp truy cập nhanh chóng và liên tục. Bảo mật cao: Dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến được tích hợp sẵn các công nghệ bảo mật hiện đại, tiên tiến như sử dụng chữ ký số, mã hóa dữ liệu tiêu chuẩn cao, xác thực đa tầng,... giúp thông tin dữ liệu được bảo mật tốt. Tối ưu chi phí: Các giải pháp lưu trữ dữ liệu có thể sao lưu và khôi phục dữ liệu giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí khôi phục tệp dữ liệu nếu bị mất. [caption id="attachment_48730" align="aligncenter" width="800"] Lưu trữ dữ liệu giúp doanh nghiệp bảo mật tốt thông tin và tiết kiệm chi phí khôi phục dữ liệu[/caption] 4. FPT Cloud cung cấp giải pháp lưu trữ dữ liệu an toàn, hiệu quả cho doanh nghiệp  FPT Cloud cung cấp giải pháp lưu trữ dữ liệu an toàn cho doanh nghiệp với các sản phẩm dịch vụ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường như: FPT Object Storage: Cung cấp giải pháp lưu trữ dữ liệu, điện toán đám mây cho doanh nghiệp. FPT Backup: FPT Backup hỗ trợ sao lưu, nhân bản một phần hoặc toàn bộ hệ thống máy chủ doanh nghiệp lên hạ tầng điện toán đám mây, đảm bảo dự phòng cho việc vận hành khi hệ thống chính gặp lỗi hoặc những sự cố không mong muốn.  FPT DRaaS (Disaster Recovery as a Service): Dịch vụ sao lưu và phục hồi dữ liệu dựa trên đám mây của FPT Cloud, giúp doanh nghiệp đảm bảo an toàn dữ liệu và khôi phục hệ thống dữ liệu sau sự cố nhanh chóng. FPT Security: Giải pháp bảo mật dữ liệu trên đám mây của FPT Cloud để bảo vệ dữ liệu và hệ thống của doanh nghiệp khỏi các mối đe dọa mạng. Những bài viết liên quan: 10 Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính hệ điều hành Windows, MacOS Backup dữ liệu là gì? Tại sao cần Backup dữ liệu? Thông qua bài viết trên, FPT Cloud đã cung cấp những thông tin cụ thể về giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần lựa chọn những giải pháp lưu trữ phù hợp nhằm tối ưu dữ liệu và phù hợp với nguồn tài chính. Để lại thông tin liên hệ tại đây để được đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin FPT Cloud liên hệ tư vấn giải pháp lưu trữ dữ liệu phù hợp.

Incident Management giờ đây giúp tra cứu và nhận thông báo nhanh hơn trong phiên bản mới

17:58 31/05/2024
FPT Incident Management là một công cụ quản lý sự cố thông minh được thiết kế để giúp bạn nhanh chóng ứng phó với các sự kiện gây rối và bất ngờ. Dịch vụ giúp đơn giản hóa quy trình ứng phó sự cố của bạn, giảm thời gian và công sức cần thiết để quản lý sự cố. Trong bản cập nhật mới V1.1, Incident Management đã bổ sung thêm các tính năng mới như: Lọc/tìm kiếm sự cố được lưu trữ trong kho dữ liệu Tích hợp với các công cụ Slack, Telegram, Microsoft Teams Những tính năng mới này sẽ giúp người dùng nhận biết và nắm bắt sự cố một cách dễ dàng và nhanh chóng, từ đó kịp thời ứng phó và đưa ra các giải pháp phù hợp. Chi tiết tính năng mới Filter incidents Cho phép lọc hoặc tìm kiếm sự cố theo tên, thời gian, severity, status, label. Add activity – Panel Cho phép người dùng thêm trực tiếp các panel đã có sẵn trên hệ thống vào incident. Mục đích giúp người dùng tương tác trực tiếp với panel ngay trên incident management. Add activity – Alert Cho phép người dùng thêm trực tiếp các alert rule có sẵn trên hệ thống dưới dạng đường link giúp điều hướng sang alert rule một cách dễ dàng. Copy activities as markdown Cho phép người dùng trích xuất các activity log của incident dưới dạng markdown. Ví dụ như sau: # Node down ## [#](# "node-down") Declared by **[[email protected]](#)** on **Mon, Apr 1, 2024, 1:47 PM** ## TimeLine ### Mon, Apr 8, 2024, 1:44 PM [[email protected]](#) >  admin@localhost added  attachment  /alerting/grafana/e7d0e297-e3c8-4a1e-a749-fcc61220b139/view ### Mon, Apr 1, 2024, 1:47 PM [[email protected]](#) >  start  time  set  to  Mon, Apr 1, 2024, 1:47 PM ### Mon, Apr 1, 2024, 1:47 PM [[email protected]](#) >  [email protected]  declared  incident Integration Tính năng cho phép người dùng mở tương tác với bên thứ 3, theo 2 chiều Incoming và Outgoing. Incoming: Grafana webhook Cho phép khai báo incident từ hệ thống grafana. Outgoing: Slack, Telegram, Microsoft Teams Liên kết các công cụ này sẽ tự động gửi tin nhắn thông báo tới người dùng qua ứng dụng mỗi khi có bất kì sự cố nào được khai báo giúp người dùng dễ dàng nắm bắt, theo dõi, quản lý và khắc phục sự cố một cách nhanh chóng, kịp thời.  

FPT Load Balancer ra mắt hàng loạt tính năng mới, tăng cường trải nghiệm cho người dùng

15:35 31/05/2024
Nằm trong lộ trình phát triển sản phẩm nhằm tối ưu trải nghiệm của khách hàng, FPT Cloud tiến hành cập nhật hàng loạt những tính năng mới của dịch vụ FPT Load Balancer, giúp tăng cường tính chủ động trong quản trị Load Balancer trên FPT Cloud cho người dùng, đồng thời đảm bảo bảo mật tối ưu cho ứng dụng. Các tính năng mới bao gồm: External member Cho phép người dùng sử dụng Load Balancer để cân bằng tải cho các backend nằm ngoài VPC hay bên ngoài FPT Cloud từ đó đáp ứng nhu cầu mở rộng của dịch vụ. Dễ dàng thay đổi gói cân bằng tải với tính năng Resize không downtime, giúp người dùng chủ động đổi sang các gói có hiệu năng cao hoặc thấp hơn với hiện trạng sử dụng. HTTP Strict Transport Security (HSTS) là một cơ chế bảo mật hoạt động bằng cách ngăn chặn các kết nối bảo mật thấp (HTTP) từ Client đến Server, thay vào đó chuyển hướng và bắt buộc phải kết nối thông qua giao thức bảo mật (HTTS). Tính năng Enable HSTS trên dịch vụ Load Balancer giúp người dùng tăng cường bảo mật cho ứng dụng web khi đi qua cân bằng tải. Bổ sung tính năng mới cho L7 policy Redirect prefix giúp điều hướng request đến địa chỉ đích bằng việc thêm tiền tố vào URL của end-user. Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng dịch vụ FPT Load Balancer: 1. Làm sao để tôi nâng cấp Load Balancer đang sử dụng từ Basic lên Standard? Sử dụng tính năng Resize không downtime của Load Balancer. Đảm bảo rằng bạn được cấp gói Load balancer mới trước khi resize. 2. Tôi có thể sử dụng Load Balancer để cân bằng tải cho các endpoint bên ngoài của tôi không? Không. Thay vào đó Load Balancer hỗ trợ tính năng External member cho phép người dùng cấu hình member ở bên ngoài VPC, bên ngoài FPT Cloud yêu cầu cung cấp thông tin IP, port. 3. Cần làm gì trước khi sử dụng tính năng Enable HSTS của FPT Load Balancer? Tính năng HSTS chỉ hỗ trợ cho Listener sử dụng giao thức TERMINATED_HTTPS, người dùng cần đảm bảo đã có cấu hình SSL/TLS Certificate và bật trước tính năng Redirect HTTP to HTTPS trên Load Balancer để tự động redirect request HTTP của client sang HTTPS ngay từ lần truy cập đầu tiên. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin về các dịch vụ của FPT Cloud. • Hotline: 1900 638 399 • Email: [email protected] • Support: m.me/fptsmartcloud

TechConnect: Bản tin chuyển động Công Nghệ ngày 20.05.2024

10:53 31/05/2024
Cỗ máy AI mạnh mẽ được loạt ông lớn săn đón vừa được nhập về Việt Nam DGX H100 là hệ thống nền tảng tạo nên Eos - siêu máy tính mạnh nhất của NVIDIA, đứng thứ 9 trong số các siêu máy tính nhanh nhất thế giới. Việc FPT nhập hệ thống máy chủ DGX H100 của NVIDIA góp phần hoàn thiện công nghệ, đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu và phát triển sản phẩm, từng bước triển khai kế hoạch xây dựng AI Factory tại Việt Nam. Xem thêm Xu hướng công nghệ Tối ưu hóa Quản lý định danh và Phân quyền truy cập trong Bảo mật đám mây Nhiều doanh nghiệp “hốt bạc” khi sở hữu Chip thiết kế cho AI tạo sinh của Nvidia Bài viết chia sẻ về một số thách thức khi triển khai IAM trong nền tảng điện toán đám mây và những giải pháp triển khai IAM tối ưu cho doanh nghiệp. Xem thêm Vị trí độc tôn trên thị trường chip cho siêu AI mở lối cho Nvidia bước chân vào câu lạc bộ nghìn tỷ USD nhưng cũng đồng thời tạo cơ hội “hốt bạc” cho các doanh nghiệp trong hệ sinh thái đối tác trên toàn cầu. Xem thêm Giải pháp số FPT Cloud Portal cập nhật nhiều tính năng mới hỗ trợ trải nghiệm người dùng FPT Smart Cloud trình diễn công nghệ mở rộng hệ sinh thái số Ngân hàng Nằm trong lộ trình phát triển sản phẩm, tối ưu trải nghiệm của khách hàng, FPT Cloud chính thức cập nhật nhiều tính năng mới trên giao diện của FPT Cloud Portal. Xem thêm Tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024, FPT Smart Cloud khẳng định kinh nghiệm và vị thế dẫn đầu khi triển khai các công nghệ chiến lược như AI và Cloud cho ngành Tài chính - Ngân hàng tại Việt Nam. Xem thêm Tăng tốc số hoá FPT Smart Cloud tăng gấp đôi nguồn lực hỗ trợ Startup công nghệ Webinar "Ứng dụng AI trong Đào tạo và Nâng cao chất lượng nhân sự Kiên định với mục tiêu trở thành bệ phóng cho startup Việt vươn xa, chương trình “Tăng tốc khởi nghiệp” tiếp tục được FPT Smart Cloud triển khai trong năm nay với tổng giá trị hỗ trợ lên đến 60 tỷ đồng. Xem thêm Đâu là phương pháp đào tạo hiện đại và tối ưu nhất hiện nay? Câu trả lời sẽ được các chuyên gia trong lĩnh vực L&D giải đáp tại webinar “Ứng dụng AI trong Đào tạo và Nâng cao chất lượng nhân sự”. Xem thêm FPT Smart Cloud cam kết phát triển bền vững với Green Cloud K&G Việt Nam ứng dụng AI Mentor, tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành Bán lẻ FPT Smart Cloud hợp tác triển khai giải pháp kiểm kê khí nhà kính VertZéro cho toàn bộ hệ sinh thái hơn 80 sản phẩm dịch vụ, đồng hành cùng Chính phủ và doanh nghiệp trong mục tiêu Net-Zero 2050. Xem thêm Generative AI bùng nổ thôi thúc các doanh nghiệp trên toàn cầu có những chiến lược đầu tư rầm rộ. Tuy nhiên, đầu tư giải pháp gì, ứng dụng như thế nào vào vận hành để tạo ra những bước đột phá? Xem thêm Tư vấn từ chuyên gia hàng đầu theo nhu cầu doanh nghiệp! Liên hệ ngay