Blogs Tech

VPS là gì? Cách chọn gói lưu trữ VPS tốt nhất cho doanh nghiệp

14:55 28/06/2024
VPS là gì? VPS là một giải pháp linh hoạt và tiết kiệm chi phí cho nhiều nhu cầu khác nhau. Nếu doanh  nghiệp đang tìm kiếm một máy chủ mạnh mẽ, có thể tùy chỉnh và bảo mật, thì VPS là một lựa chọn tuyệt vời. Hiện nay, có rất nhiều nhà cung cấp VPS trên thị trường, mỗi nhà cung cấp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Người dùng nên so sánh các nhà cung cấp trước khi đưa ra quyết định. FPT Cloud sẽ giúp doanh nghiệp chọn gói lưu trữ VPS phù hợp trong bài viết hôm nay.  >>> Xem thêm: Cloud Server là gì? Hoạt động của hệ thống máy chủ đám mây 1. VPS là gì?   VPS - viết tắt của Virtual Private Server, hay còn gọi là Máy chủ ảo riêng tư, là dịch vụ cung cấp cho người dùng một máy chủ ảo được phân chia từ một máy chủ vật lý. Máy chủ ảo này hoạt động độc lập, riêng biệt với các máy chủ ảo khác trên cùng máy chủ vật lý.  Chúng được cung cấp đầy đủ các tính năng như một máy chủ riêng lẻ, bao gồm hệ điều hành, phần mềm, dung lượng lưu trữ và CPU. Có thể hiểu như sau:  Máy chủ (Server): Máy chủ là một máy tính cấu hình mạnh mẽ lưu trữ tất cả dữ liệu và tệp trong một trang web. Khi nhập tên miền vào trình duyệt, máy chủ đó sẽ đưa trang web đến màn hình máy tính.  Ảo (Virtual): Công nghệ ảo hóa chia một máy chủ thành nhiều máy ảo. Nó vẫn là một phần cứng vật lý nhưng hoạt động giống như một số máy chủ riêng biệt. Riêng tư (Private): Máy chủ ảo mang đến cho người dùng môi trường lưu trữ hiệu suất cao, trong đó RAM, nguồn CPU hoặc bất kỳ dữ liệu nào sẽ không được chia sẻ với những người dùng khác.  VPS được vận hành bởi nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây hoặc web. Dịch vụ lưu trữ VPS sử dụng công nghệ ảo hóa để chia một máy vật lý thành nhiều môi trường máy chủ riêng dùng chung tài nguyên.  [caption id="attachment_49105" align="aligncenter" width="800"] VPS được trang bị nhiều tính năng bảo mật tiên tiến[/caption] 2. Lợi ích của việc sử dụng VPS  VPS (Máy chủ ảo riêng tư) mang đến nhiều lợi ích và có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm: Khởi chạy ứng dụng web VPS được sử dụng để chạy bất kỳ ứng dụng nào với bất kỳ ai, bao gồm ứng dụng doanh nghiệp, ứng dụng chơi game và phần mềm tùy chỉnh.  Ví dụ: VPS có thể được sử dụng để chạy các ứng dụng doanh nghiệp quan trọng như CRM, ERP, email và hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu.  Xây dựng môi trường kiểm thử  Với máy chủ VPS, người dùng được quyền phát triển và thử nghiệm các ứng dụng mới một cách tiết kiệm chi phí. Ví dụ: Bugout.dev - một công ty khởi nghiệp của Mỹ, đã xây dựng một công cụ tìm kiếm dành cho lập trình viên. Họ thường xuyên chạy thử nghiệm để kiểm tra các tính năng mới và nâng cao chức năng tìm kiếm cho người dùng. Nhận thức được tỷ lệ từ chối của các thử nghiệm này, họ chạy chúng trên môi trường máy chủ riêng ảo để tiết kiệm chi phí. Lưu trữ dữ liệu  Máy chủ riêng ảo cung cấp bộ nhớ thứ cấp cho các tệp dữ liệu. Người dùng được phép truy cập dữ liệu của mình từ bất kỳ đâu trên thế giới với kết nối Internet.  Ví dụ: VPS hoạt động như một máy chủ lưu trữ tệp, hình ảnh hoặc email bằng cách tạo kho lưu trữ tập trung, bảo mật và dễ truy cập cho một nhóm người dùng. [caption id="attachment_49106" align="aligncenter" width="800"] VPS được sử dụng tài nguyên phần cứng riêng biệt[/caption] 3. Phân loại dịch vụ lưu trữ VPS  Có ba loại dịch vụ lưu trữ VPS chính. Dịch vụ lưu trữ VPS không được quản lý Đối với loại dịch vụ lưu trữ không được quản lý hoặc dịch vụ lưu trữ tự quản lý, chủ doanh nghiệp phải chịu mọi trách nhiệm về máy chủ và bảo trì. Nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ chỉ quản lý phần cứng máy chủ và đảm bảo mức độ sẵn sàng của máy chủ.  Khi sử dụng dịch vụ này đòi hỏi phải có chuyên môn kỹ thuật hoặc tài nguyên nội bộ chuyên dụng để quản lý bộ nhớ máy chủ, hệ điều hành và các tài nguyên máy chủ khác. Dịch vụ lưu trữ VPS không được quản lý phù hợp với các doanh nghiệp có nhân sự trình độ CNTT chuyên môn hóa.  Dịch vụ lưu trữ VPS được quản lý Dịch vụ lưu trữ VPS được quản lý giúp giảm thời gian, công sức và chuyên môn kỹ thuật cần thiết để duy trì máy chủ. Nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ VPS sẽ quản lý, chịu mọi trách nhiệm liên quan đến máy chủ, như cập nhật phần lõi, bảo trì và cài đặt phần mềm, vì vậy chủ doanh nghiệp có thể tập trung hoàn toàn vào việc phát triển doanh nghiệp của mình.  [caption id="attachment_49107" align="aligncenter" width="800"] Mỗi VPS được cách ly với các VPS khác trên cùng máy chủ vật lý[/caption] Dịch vụ lưu trữ VPS được quản lý bán phần Dịch vụ lưu trữ VPS được quản lý bán phần là khái niệm nằm giữa dịch vụ lưu trữ được quản lý và dịch vụ lưu trữ không được quản lý.  Công ty dịch vụ lưu trữ cung cấp dịch vụ cơ bản giống như dịch vụ lưu trữ không được quản lý, nhưng bổ sung thêm cài đặt và hỗ trợ phần mềm cốt lõi. Dưới đây là một số ví dụ về các dịch vụ bổ sung mà họ cung cấp: Các bản cập nhật và sửa lỗi hệ điều hành Tăng cường bảo mật Hỗ trợ máy chủ web đầy đủ Giám sát sự kiện máy chủ Chủ động phản hồi và khôi phục máy chủ Dịch vụ lưu trữ được quản lý cốt lõi khác với dịch vụ lưu trữ được quản lý toàn phần ở chỗ phần cốt lõi không bao gồm tính năng bảo vệ chống vi-rút và tin rác, di chuyển bên ngoài, hỗ trợ bảng điều khiển đầy đủ hoặc các bản sửa lỗi và nâng cấp bảng điều khiển.  >>> Xem thêm: Server là gì? Phân loại & Vai trò của máy chủ server 4. Cách hoạt động của VPS  Nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ sẽ cài đặt trình ảo hóa - một lớp ảo trên hệ điều hành (OS) của máy chủ vật lý để chia nó thành các ngăn ảo. Mỗi máy chủ ảo VPS đều hoạt động độc lập, có hệ điều hành riêng, phần mềm riêng và được quản lý như một máy chủ riêng.  Mặc dù về mặt kỹ thuật, người dùng đang chia sẻ tài nguyên với những người dùng khác. Tuy nhiên, tài nguyên của người dùng vẫn được đảm bảo tính bảo mật. Người dùng chỉ cần thanh toán chi phí đã xác định.  Trên thực tế, công nghệ VPS giống như tạo phân vùng riêng trên máy tính cá nhân khi người dùng muốn chạy nhiều hơn 1 hệ điều hành (ví dụ: khi người dùng muốn cài cả Windows và Linux mà không phải khởi động lại.) Hãy coi máy chủ VPS giống như việc đặt phòng riêng tại nhà hàng để tổ chức một sự kiện như sinh nhật cho đối tác, khách hàng. Thay vì ăn tại bàn trong nhà hàng chính với những khách quen khác (máy chủ dùng chung), doanh nghiệp có thể tận hưởng trải nghiệm ăn uống khác biệt trong không gian riêng tư được tùy chọn theo nhu cầu của mình. [caption id="attachment_49103" align="aligncenter" width="800"] Quản lý VPS thông qua bảng điều khiển trực quan hoặc giao diện dòng lệnh[/caption] 5. Ưu và nhược điểm khi sử dụng VPS Máy chủ riêng ảo cung cấp tài nguyên chuyên dụng với ưu và nhược điểm phải kể đến bao gồm:  5.1. Ưu điểm VPS đạt được sự cân bằng tối ưu về khả năng chi trả, khả năng tùy chỉnh và hiệu suất được đảm bảo cho nhiều trang web và ứng dụng web đang phát triển. Ưu điểm của việc sử dụng máy chủ VPS: Hiệu quả về chi phí: VPS có chi phí thấp hơn so với lưu trữ chuyên dụng nhưng mang lại hiệu suất tốt hơn so với lưu trữ chia sẻ. VPS là một lựa chọn phù hợp với ngân sách dành cho các trang web đang phát triển máy chủ dùng chung. Tùy chỉnh và kiểm soát: Người dùng VPS hoàn toàn có thể tối ưu hóa và tùy chỉnh cài đặt máy chủ, cài đặt phần mềm. Mức độ kiểm soát này lý tưởng cho các trang web có nhu cầu cấu hình cụ thể. Khả năng mở rộng: Thật dễ dàng để mở rộng quy mô tài nguyên VPS như lõi CPU, RAM và bộ lưu trữ khi lưu lượng truy cập trang web tăng lên. Các trang web có thể nâng cấp gói VPS khi cần thiết để phù hợp với sự tăng trưởng. Tài nguyên chuyên dụng: VPS cung cấp CPU, RAM, băng thông và dung lượng ổ đĩa với dung lượng lớn. Tài nguyên không được chia sẻ, đảm bảo kiểm soát hoàn toàn và hiệu suất đáng tin cậy. Bảo mật nâng cao: VPS cách ly các trang web với nhau để tăng cường bảo mật so với môi trường mở của dịch vụ lưu trữ chia sẻ. Hỗ trợ và bảo trì: Nhiều gói VPS cung cấp các tùy chọn quản lý và hỗ trợ kỹ thuật để bảo trì máy chủ nhanh chóng.  [caption id="attachment_49115" align="aligncenter" width="800"] VPS cung cấp nguồn tài nguyên CPU, RAM và dung lượng lưu trữ lớn[/caption] 5.2. Nhược điểm  Nhược điểm của việc sử dụng máy chủ VPS: Yêu cầu chuyên môn kỹ thuật cao: Quản lý và tối ưu hóa VPS đòi hỏi kỹ năng kỹ thuật vững vàng. Những người không có kinh nghiệm quản trị máy chủ có thể gặp khó khăn. Vấn đề phân bổ tài nguyên: Việc nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ phân bổ tài nguyên không đúng cách có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của VPS. Hạn chế trong việc kiểm soát phần cứng: Người dùng không kiểm soát được máy chủ vật lý vì VPS ảo hóa phần cứng. 6. So sánh máy chủ ảo và máy chủ chuyên dụng Tiêu chí  Máy chủ riêng ảo (VPS – Virtual Private Server) Máy chủ chuyên dụng (Dedicated Server) Khả năng bảo mật  Ít bảo mật hơn, khả năng xâm nhập và tấn công từ xa khá cao  Bảo mật hơn vì chỉ được sử dụng bởi một người dùng duy nhất  Tính linh hoạt  Dễ linh hoạt  Ít linh hoạt  Khả năng quản lý  Dễ quản lý hơn  Khó quản lý hơn  Hiệu suất  Máy chủ ảo có sự cạnh tranh để giành tài nguyên máy tính. Nên hiệu suất giảm và không ổn định Ít bị tắc nghẽn đường truyền, hoạt động hiệu suất cao Khả năng bảo trì  Dễ dàng khắc phục sự cố  Khó khắc phục sự cố  Chi phí sử dụng  Rẻ hơn   Tốn nhiều chi phí hơn khi muốn mở rộng thêm máy chủ Khả năng mở rộng Dễ dàng  Khó  Không gian lưu trữ  Tiết kiệm không gian hơn do nhiều máy chủ có thể chạy trên một máy chủ vật lý Yêu cầu nhiều không gian hơn vì phải chứ CPU, bộ nhớ và bộ lưu trữ 7. Dấu hiệu doanh nghiệp cần chuyển sang sử dụng VPS Nếu website của bạn đang phát triển, có thể người dùng sẽ đặt câu hỏi: “Có nên nâng cấp lên VPS không?”. Dưới đây là tám dấu hiệu chính có thể giúp người dùng cân nhắc việc thực hiện nâng cấp: Vấn đề bảo mật Dịch vụ lưu trữ chia sẻ cung cấp bảo mật cơ bản nhưng VPS cung cấp các tính năng bảo mật nâng cao hơn như tường lửa, chứng chỉ SSL hoặc sao lưu, hồi phục dữ liệu. Chúng đặc biệt phù hợp đối với các trang web xử lý thanh toán hoặc lưu trữ dữ liệu nhạy cảm. Lưu lượng truy cập cao Dịch vụ lưu trữ chia sẻ rất phù hợp khi người dùng mới bắt đầu và có số lượng khách truy cập thấp, nhưng nó có thể gặp khó khăn và chậm lại khi trang web có lưu lượng truy cập tăng đột biến. Các tài nguyên chuyên dụng (CPU, RAM, băng thông,...) của VPS có thể xử lý một cách mượt mà những lưu lượng tăng vọt đó. [caption id="attachment_49109" align="aligncenter" width="800"] VPS cung cấp cho người dùng một máy chủ riêng biệt[/caption] Trang web liên tục chạy chậm Trên các máy chủ dùng chung, bạn đang tranh giành tài nguyên với các trang web khác. Khi bạn thêm nhiều nội dung hơn theo thời gian, bạn có thể đạt giới hạn tối đa cho những thứ như RAM. Đột nhiên, các trang tải rất lâu. VPS cung cấp cho bạn nhiều không gian để tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của mình mà không phải chịu thời gian tải chậm đến khó chịu. Người dùng có một cửa hàng trực tuyến Thời điểm người dùng dự định điều hành một cửa hàng trực tuyến là thời điểm nên nâng cấp gói lưu trữ của mình. Vì cửa hàng trực tuyến cần rất nhiều tài nguyên, điều ảnh hưởng trực tiếp đến sự trải nghiệm của khách hàng.  Người dùng cần cài đặt phần mềm tùy chỉnh Các ứng dụng về thuế, thanh toán điện tử,.. hoặc các chương trình tích hợp khác yêu cầu máy chủ phải sẵn sàng 24/24 cũng như Internet tốc độ cao. Người dùng sẽ cần có VPS hoặc tài khoản lưu trữ chuyên dụng để chạy thành công các ứng dụng này.  Lỗi máy chủ Nếu người dùng thường xuyên thấy lỗi 503 hoặc lỗi máy chủ nội bộ, rất có thể khách hàng cũng nhìn thấy những điều đó. Những lỗi này thường cho thấy máy chủ đang gặp khó khăn khi tải trang web. Mặc dù người dùng có thể khắc phục sự cố bằng cách ngừng hoạt động tạm thời, tuy nhiên mỗi phút ngừng hoạt động đều khiến doanh nghiệp trực tuyến tốn kém tiền bạc. Thay vào đó, việc nâng cấp tài nguyên sang VPS sẽ tiết kiệm thời gian và tạo ra giá trị tốt hơn cho doanh nghiệp trực tuyến.  [caption id="attachment_49108" align="aligncenter" width="800"] VPS có giá thành rẻ hơn và phù hợp với nhu cầu của nhiều doanh nghiệp và cá nhân[/caption] Ngân sách hạn chế Nếu người dùng cần cải thiện băng thông, tăng cường bảo mật và nhận thêm RAM, lựa chọn hợp lý nhất là chọn lưu trữ VPS. Người dùng muốn tự xây dựng trang web riêng cho khách hàng   Khi lượng truy cập của website khách hàng tăng, người dùng có thể dễ dàng nâng cấp cấu hình VPS để đáp ứng nhu cầu thực tế. Điều này giúp người dùng đảm bảo website luôn hoạt động ổn định và mượt mà, tránh tình trạng giật lag hay quá tải. >>> Xem thêm: Các kiểu dữ liệu trong SQL chuẩn và đầy đủ  8. Cách chọn gói lưu trữ VPS tốt cho doanh nghiệp  Việc lựa chọn gói dịch vụ thuêVPS phù hợp cho doanh nghiệp là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động và khả năng phát triển của doanh nghiệp. Dưới đây là một số yếu tố cần cân nhắc khi chọn gói VPS: Xác định nhu cầu sử dụng VPS của doanh nghiệp  Doanh nghiệp cần trả lời những câu hỏi sau:  Mục đích sử dụng: Doanh nghiệp cần sử dụng VPS để làm gì? Chạy website, lưu trữ dữ liệu, chạy ứng dụng,...? Lượng truy cập: Doanh nghiệp dự kiến có bao nhiêu lượt truy cập mỗi ngày/tháng? Dung lượng lưu trữ: Doanh nghiệp cần lưu trữ bao nhiêu dữ liệu? Yêu cầu về hiệu suất: Doanh nghiệp cần VPS có cấu hình như thế nào để đảm bảo hiệu suất hoạt động? CPU, RAM, ổ cứng,... [caption id="attachment_49104" align="aligncenter" width="800"] Khi sử dụng VPS sẽ có thể gặp sự cố nếu máy chủ gặp vấn đề[/caption] Xác định ngân sách dành cho việc sử dụng VPS Giá của VPS có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào nhà cung cấp và cấu hình.  Doanh nghiệp có thể chi trả bao nhiêu cho gói VPS mỗi tháng? Cần cân nhắc các chi phí phát sinh khác như phí cài đặt, phí nâng cấp,... Tìm hiểu các tính năng của các gói dịch vụ VPS Khi lựa chọn gói dịch vụ VPS, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ các tính năng của từng gói để đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng và tối ưu chi phí.  Cần xác định các tính năng cần thiết như băng thông, dung lượng, RAM, CPU,… Cần tìm hiểu các tính năng bảo mật như firewall, backup dữ liệu, antivirus,.. [caption id="attachment_49111" align="aligncenter" width="800"] VPS thường cung cấp hiệu suất cao hơn so với shared hosting[/caption] Chọn nhà cung cấp dịch vụ VPS uy tín Doanh nghiệp cần thực hiện các việc sau:  Lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ VPS uy tín, đảm bảo chất lượng và hiệu suất hoạt động của VPS. Tìm hiểu đánh giá và ý kiến của khách hàng đã dùng và đánh giá gói VPS đã chọn. Sau khi lựa chọn gói VPS phù hợp với nhu cầu và ngân sách của doanh nghiệp, cần thử nghiệm và đánh giá để đảm bảo gói dịch vụ VPS đáp ứng được các yêu cầu và nhu cầu của doanh nghiệp. Chọn phần mềm máy chủ có sự hỗ trợ khách hàng 24/7 Ngay cả với các dịch vụ được quản lý, sự cố trang web vẫn có thể xảy ra ngoài dự kiến. Do vậy, doanh nghiệp nên ưu tiên chọn nhà cung cấp VPS có khả năng hỗ trợ khách hàng 24/7 qua điện thoại và đặt yêu cầu hỗ trợ trong trường hợp cần hỗ trợ ngay lập tức.  Chọn máy chủ có tính năng sao lưu tự động hàng ngày Chọn máy chủ có tính năng sao lưu tự động hàng ngày hoặc hàng tuần để tránh mất dữ liệu. Các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ được quản lý thường xử lý các bản sao lưu ở chế độ nền mà không cần bất kỳ nỗ lực nào từ doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần kiểm tra với bộ phận hỗ trợ về tần suất và thời gian lưu giữ các bản sao lưu của mình. [caption id="attachment_49114" align="aligncenter" width="800"] Chú ý chọn máy chủ có tính năng sao lưu tự động tệp tin[/caption] 9. Thông số quan trọng khi thuê máy chủ ảo VPS Server  Khi thuê máy chủ ảo VPS Server, người dùng cần cân nhắc nhiều yếu tố để lựa chọn gói phù hợp với nhu cầu của mình. Dưới đây là một số thông số quan trọng nhất: CPU Core CPU Core của VPS, hay còn gọi là lõi xử lý của VPS, là đơn vị tính năng xử lý cơ bản của CPU được trang bị trên máy chủ ảo VPS. Mỗi CPU Core có thể thực hiện một luồng xử lý riêng biệt, giúp tăng tốc độ xử lý dữ liệu và đa nhiệm của VPS. Số lượng CPU Core càng nhiều, tốc độ xung nhịp càng cao thì hiệu suất của VPS càng tốt, VPS có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu xử lý của các ứng dụng nặng, website có lưu lượng truy cập cao,... RAM RAM của VPS, hay còn gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên của VPS, là bộ nhớ tạm thời dùng để lưu trữ dữ liệu đang được sử dụng bởi các ứng dụng và hệ điều hành trên máy chủ ảo VPS. RAM đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu suất hoạt động của VPS.  [caption id="attachment_49112" align="aligncenter" width="800"] Tốc độ RAM càng cao, VPS càng hoạt động nhanh hơn[/caption] Ổ cứng  Ổ cứng của VPS là bộ nhớ lưu trữ của VPS, là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu của máy chủ ảo VPS. Dữ liệu này bao gồm hệ điều hành, ứng dụng, website, tệp tin và các dữ liệu khác. Loại ổ cứng phổ biến nhất cho VPS là ổ cứng HDD (Hard Disk Drive) và ổ cứng SSD (Solid State Drive). Ổ cứng HDD có giá thành rẻ hơn nhưng tốc độ truy cập dữ liệu chậm hơn so với ổ cứng SSD. Ổ cứng SSD có tốc độ truy cập dữ liệu nhanh hơn nhiều so với ổ cứng HDD nhưng giá thành cũng cao hơn. Băng thông Băng thông của VPS là lượng dữ liệu tối đa mà máy chủ ảo VPS có thể truyền tải trong một đơn vị thời gian, thường được đo bằng megabit trên giây (Mbps) hoặc gigabit trên giây (Gbps). Băng thông đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tốc độ truy cập website hoặc ứng dụng được lưu trữ trên VPS. Địa chỉ IP Địa chỉ IP của VPS là địa chỉ giao thức Internet của VPS, là một dãy số duy nhất được sử dụng để xác định máy chủ ảo VPS trên mạng internet. Địa chỉ IP này cho phép các thiết bị khác truy cập VPS và các dịch vụ được lưu trữ trên VPS.  [caption id="attachment_49113" align="aligncenter" width="800"] Bất kỳ ai trên internet đều có thể nhìn thấy địa chỉ IP[/caption] Thời gian Uptime Thời gian Uptime là khoảng thời gian mà máy chủ hoạt động liên tục và sẵn sàng phục vụ người dùng, được tính bằng tỷ lệ phần trăm. Uptime càng cao, nghĩa là máy chủ hoạt động càng ổn định và ít bị gián đoạn, mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Hệ điều hành Máy chủ ảo VPS có khả năng sử dụng nhiều hệ điều hành khác nhau, tùy thuộc vào sự lựa chọn của người quản trị hoặc khách hàng thuê VPS. Dưới đây là một số hệ điều hành phổ biến mà VPS server có thể sử dụng: Linux: Ubuntu, CentOS, Debian, Fedora, Arch Linux và nhiều phiên bản Linux khác. Windows Server BSD (Berkeley Software Distribution): FreeBSD, OpenBSD Unix: IBM AIX, HP-UX (Hewlett Packard-Unix), Solaris IBM AIX: HP-UX (Hewlett Packard-Unix), Solaris Container-Based OS: CoreOS, RancherOS Custom OS Images: Một số nhà cung cấp VPS hosting cho phép khách hàng tự tải lên và sử dụng các hình ảnh hệ điều hành tùy chỉnh. 10. FPT Cloud Server - Dịch vụ máy chủ ảo dễ dàng khởi tạo và triển khai cho doanh nghiệp  FPT Cloud Server là dịch vụ cung cấp hệ thống máy chủ ảo an toàn, tin cậy được thiết kế tập trung cho khả năng mở rộng dễ dàng. Người dùng có thể dễ dàng tạo, cấu hình compute instance với số lượng thao tác đơn giản nhất.  Nhờ được cung cấp khả năng điều khiển hệ thống tính toán trên giao diện WEB, CLI và API, FPT Cloud Server cho phép lựa chọn cấu hình từng thành phần compute bao gồm: processor, storage, networking, hệ điều hành và phương thức tính cước. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật của FPT Cloud Server:  Tự động mở rộng và thu gọn instance theo khối lượng công việc, nhu cầu sử dụng khi sử dụng dịch vụ Cloud Server. Cam kết sự ổn định với thời gian sẵn sàng hoạt động lên đến 99,99%. Tính năng Load balancing của máy chủ ảo cho phép triển khai chia tải hệ thống, nâng cao hiệu suất, tính sẵn sàng và khả năng mở rộng của hệ thống. Cloud Compute được tích hợp mặc định hệ thống tường lửa Standard Firewall L4 và nhiều lựa chọn Firewall nâng cấp từ các hãng bảo mật lớn giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hệ thống. [caption id="attachment_49110" align="aligncenter" width="800"] Dịch vụ của FPT Cloud được thiết kế để mang lại hiệu quả về mặt chi phí cho các doanh nghiệp[/caption] FPT Cloud cung cấp nhiều gói VPS với dung lượng và tốc độ xử lý khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu doanh nghiệp. Quá trình sẽ tự động nâng cấp trong vài phút mà không gián đoạn đến dịch vụ. Các bài viết liên quan: Truy xuất dữ liệu là gì? Vai trò và ứng dụng của truy xuất dữ liệu RESTFul API là gì? Nguyên tắc và cách thiết kế RESTFul API VPS (Máy chủ ảo riêng) đã trở thành một lựa chọn phổ biến cho các doanh nghiệp và cá nhân cần giải pháp lưu trữ linh hoạt, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. So với các giải pháp lưu trữ truyền thống như shared hosting hay dedicated hosting, VPS mang đến nhiều lợi ích nổi bật vượt mong đợi. Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ thuê máy chủ ảo hãy để thông tin tại đây để được đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin của FPT Cloud tư vấn cụ thể.

Các lỗ hổng bảo mật được công bố và sự kiện an ninh mạng đáng chú ý trong tháng 6

15:06 27/06/2024
I. Các lỗ hổng bảo mật được công bố trong tháng 6 Microsoft Trong tháng 6/2024 Microsoft đã tung ra các bản vá lỗi cho 51 lỗ hổng trong đó có 18 lỗ hổng thực thi mã từ xa, 1 lỗ hổng zero-days. Tuy vậy chỉ có 1 lỗ hổng là được đánh giá ở mức độ nghiêm trọng đã được sửa trong bản công bố tháng này. Một lỗ hổng đáng được lưu ý: CVE-2023-50868 NSEC3 closest encloser proof can exhaust CPU - Lỗ hổng liên quan đến lỗ hổng trong xác thực DNSSEC, trong đó kẻ tấn công có thể khai thác các giao thức DNSSEC tiêu chuẩn dành cho tính toàn vẹn của DNS bằng cách sử dụng quá nhiều tài nguyên trên trình phân giải, gây ra tình trạng từ chối dịch vụ cho người dùng hợp pháp. FPT Cloud khuyến cáo người dùng nào đã và đang sử dụng các sản phẩm nào của Microsoft mà có khả năng nằm trong các phiên bản chứa lỗ hổng trên thì nên thực hiện theo khuyến nghị của Microsoft để tránh bị nhắm tới trong các cuộc tấn công mạng. Chi tiết về từng loại lỗ hổng và bản vá có thể xem thêm tại Patch & Paper Linux Trong tháng 6 này thì Linux cũng đưa ra các công bố về lỗ hổng, trong đó một lỗ hổng đáng chú ý đến: CVE-2024-1086 - Một lỗ hổng use-after-free trong thành phần netfilter: nf_tables của nhân Linux có thể bị khai thác để leo thang đặc quyền cục bộ. Hàm nft_verdict_init() cho phép các giá trị dương dưới dạng lỗi thả trong phán quyết hook và do đó, hàm nf_hook_slow() có thể gây ra lỗ hổng bảo mật kép khi NF_DROP gặp lỗi thả giống như NF_ACCEPT CVE-2024-36960 - Trong Linux kernel: Sửa các lần đọc không hợp lệ trong các sự kiện được báo hiệu hàng rào. Đặt chính xác độ dài của drm_event theo kích thước của cấu trúc thực sự được sử dụng. Độ dài của drm_event được đặt thành cấu trúc gốc thay vì drm_vmw_event_fence được cho là sẽ đọc. drm_read sử dụng tham số độ dài để sao chép sự kiện vào không gian người dùng, từ đó dẫn đến các lần đọc oob. FPT Cloud khuyến cáo người dùng nếu đang sử dụng các phiên bản ứng dụng bị ảnh hưởng bởi các lỗ hổng trên thì nhanh chóng nâng cấp lên các bản vá mới nhất Chi tiết về các lỗ hổng có thể xem tại ĐÂY VMware Các lỗ hổng được VMware công bố trong tháng 6 bao gồm: CVE-2024-22273 - Bộ điều khiển lưu trữ trên VMware ESXi, Workstation và Fusion có lỗ hổng đọc/ghi vượt quá giới hạn. Tác nhân độc hại có quyền truy cập vào máy ảo có bật bộ điều khiển lưu trữ có thể khai thác sự cố này để tạo điều kiện từ chối dịch vụ hoặc thực thi mã trên bộ ảo hóa từ máy ảo cùng với các sự cố khác. CVE-2024-22274 - Máy chủ vCenter chứa lỗ hổng thực thi mã từ xa đã được xác thực. Tác nhân độc hại có đặc quyền quản trị trên vỏ thiết bị vCenter có thể khai thác sự cố này để chạy các lệnh tùy ý trên hệ điều hành cơ bản. CVE-2024-22275 - Máy chủ vCenter chứa lỗ hổng đọc một phần tệp. Tác nhân độc hại có đặc quyền quản trị trên vỏ thiết bị vCenter có thể khai thác sự cố này để đọc một phần các tệp tùy ý chứa dữ liệu nhạy cảm. FPT Cloud khuyến cáo người dùng nếu đang sử dụng các phiên bản ứng dụng bị ảnh hưởng bởi các lỗ hổng trên thì nhanh chóng nâng cấp lên các bản vá mới nhất. Chi tiết về các bản vá có thể xem tại ĐÂY II. Một số sự kiện an ninh mạng đáng chú ý Linux malware mới được kiểm soát thông qua biểu tượng cảm xúc được gửi từ Discord Một phần mềm độc hại Linux mới được phát hiện có tên là 'DISGOMOJI' sử dụng phương pháp mới là sử dụng biểu tượng cảm xúc để thực thi lệnh trên các thiết bị bị nhiễm trong các cuộc tấn công vào các cơ quan chính phủ ở Ấn Độ. Phần mềm độc hại được phát hiện bởi công ty an ninh mạng Volexity, công ty tin rằng nó có liên quan đến một tác nhân đe dọa có trụ sở tại Pakistan có tên là ‘UTA0137.’ Phần mềm độc hại này tương tự như nhiều backdoor/botnet khác được sử dụng trong các cuộc tấn công khác nhau, cho phép các tác nhân đe dọa thực thi lệnh, chụp ảnh màn hình, đánh cắp tệp, triển khai tải trọng bổ sung và tìm kiếm tệp. Tuy nhiên, việc nó sử dụng Discord và biểu tượng cảm xúc làm nền tảng ra lệnh và kiểm soát (C2) khiến phần mềm độc hại này nổi bật so với các phần mềm độc hại khác và có thể cho phép nó vượt qua phần mềm bảo mật tìm kiếm các lệnh dựa trên văn bản. FPT Cloud khuyến cáo các cá nhân và tổ chức sử dụng dịch vụ cần: Nên thay đổi thông tin xác thực mặc định và đảm bảo rằng ứng dụng của họ luôn được vá các lỗ hổng được tiết lộ gần đây. Thực hiện các biện pháp bảo mật toàn diện và mạnh mẽ. Thông tin chi tiết hơn xem thêm tại ĐÂY Keytronic xác nhận vi phạm dữ liệu sau khi nhóm ransomware rò rỉ các tập tin bị đánh cắp Công ty sản xuất PCBA khổng lồ Keytronic đang cảnh báo rằng họ đã bị vi phạm dữ liệu sau khi nhóm ransomware Black Basta làm rò rỉ 530GB dữ liệu bị đánh cắp của công ty hai tuần trước. Trong hồ sơ vào cuối chiều thứ Sáu gửi cho SEC, Công ty tuyên bố rằng cuộc tấn công cũng khiến họ phải đóng cửa các hoạt động trong nước và Mexico trong hai tuần trong khi họ phản ứng với cuộc tấn công và các hoạt động bình thường hiện đã trở lại. Theo yêu cầu của hướng dẫn mới của SEC, Công ty cũng xác nhận rằng cuộc tấn công và mất sản lượng sẽ có tác động đáng kể đến tình hình tài chính của Công ty trong quý 4 kết thúc vào ngày 29 tháng 6 năm 2024. Công ty cho biết họ đã phải chịu khoảng 600.000 USD chi phí liên quan đến việc thuê chuyên gia an ninh mạng bên ngoài và những chi phí này có thể tiếp tục. FPT Cloud khuyến cáo các cá nhân hoặc tổ chức thực hiện các biện pháp: Cảnh giác trả lời email, thư hoặc cuộc gọi điện thoại không được yêu cầu nếu nằm trong phạm vi ảnh hưởng. Sao lưu dữ liệu: Thực hiện sao lưu dữ liệu định kỳ và lưu trữ các bản sao lưu này ở các vị trí an toàn, cách ly để có thể khôi phục nhanh chóng trong trường hợp bị tấn công. Thường xuyên rà soát và khắc phục các lỗ hổng tồn tại trên máy chủ web Xem thêm tại ĐÂY Email lừa đảo lạm dụng giao thức tìm kiếm của Windows để phát tán các tập lệnh độc hại Một chiến dịch lừa đảo mới sử dụng các tệp đính kèm HTML lạm dụng giao thức tìm kiếm của Windows (URI tìm kiếm-ms) để đẩy các tệp hàng loạt được lưu trữ trên các máy chủ từ xa phát tán phần mềm độc hại. Giao thức Windows Search là Mã định danh tài nguyên thống nhất (URI) cho phép các ứng dụng mở Windows Explorer để thực hiện tìm kiếm bằng các tham số cụ thể. Những kẻ tấn công có thể khai thác chức năng này để chia sẻ các tệp độc hại trên các máy chủ từ xa, như Giáo sư Tiến sĩ Martin Johns lần đầu tiên nhấn mạnh trong một luận án năm 2020. Vào tháng 6 năm 2022, các nhà nghiên cứu bảo mật đã nghĩ ra một chuỗi tấn công mạnh mẽ cũng khai thác lỗ hổng Microsoft Office để khởi chạy tìm kiếm trực tiếp từ tài liệu Word. Các nhà nghiên cứu của Trustwave SpiderLabs hiện báo cáo rằng kỹ thuật này được sử dụng rộng rãi bởi những kẻ đe dọa đang sử dụng tệp đính kèm HTML để khởi chạy các tìm kiếm Windows trên máy chủ của kẻ tấn công. FPT Cloud khuyến cáo các cá nhân hoặc tổ chức: Thực hiện các quy trình bảo mật tuân thủ theo các quy tắc nhằm phòng chống mã độc được truyền vào qua mọi con đường có thể. Thực hiện rà soát an ninh bảo mật thường xuyên nhằm phát hiện ra các lỗ hổng bảo mật còn đang tồn tại. Cảnh giác trả lời email, thư hoặc cuộc gọi điện thoại không được yêu cầu nếu nằm trong phạm vi ảnh hưởng. Thực hiện các quy trình backup, sao lưu dữ liệu thường xuyên theo định kì Xem thêm tại ĐÂY

FPT Cloud Portal ra mắt tính năng Cost Explorer giúp quản lý, tối ưu chi phí sử dụng

13:49 27/06/2024
Nằm trong lộ trình phát triển sản phẩm nhằm tối ưu trải nghiệm của Khách hàng, FPT Cloud ra mắt tính năng tính năng Cost Explorer nhằm giúp khách hàng tối ưu trải nghiệm, chủ động trong việc quản lí chi phí trong quá trình sử dụng FPT Cloud Portal. Cost Explorer là công cụ cho phép khách hàng xem biểu đồ biến động chi phí và tổng chi phí trong vòng 6 tháng gần nhất. Đồng thời khách hàng có thể xem chi phí của từng nhóm tài nguyên bằng cách tùy chỉnh bộ lọc theo khoảng thời gian cụ thể, VPC, services hoặc theo tagging. Tài liệu hướng dẫn sử dụng chi tiết xem tại: ĐÂY  Thao tác sử dụng Xem dashboard và chi phí cụ thể theo dịch vụ Bước 1: Tại menu tab bar, chọn Billing > chọn Cost Explorer. Hệ thống hiển thị chi phí của các dịch vụ sử dụng trong khoảng thời gian 6 tháng gần nhất. Bước 2: Kéo thanh scroll hoặc lăn chuột zoom in/zoom out vào 1 điểm trên biểu đồ để xem ở dữ liệu ở từng thời điểm. Tùy chỉnh bộ lọc Bước 1: Tại trang view Cost Explorer > chọn button Customize Filter Bước 2: Trên hộp thoại Customize Filter, chọn giá trị ở 1 hoặc nhiều các điều kiện cần lọc > chọn Show Results. Các điều kiện lọc bao gồm: Khoảng thời gian: Từ ngày - tới ngày (tối đa 6 tháng gần nhất). Period type: Xem biểu đồ biến động chi phí theo ngày (daily) hoặc theo tháng (monthly). Service: Các dịch vụ có sử dụng trong Tenant ORG. VPC: Các VPC trong Tenant ORG hiện tại. Tag: Các tag được quản lý trên Portal và được gán vào các resource. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các giải pháp, dịch vụ của FPT Cloud 📞 Hotline: 1900 638 399 📩 Email: [email protected] ✍️ Support: m.me/fptsmartcloud

Giải pháp cho doanh nghiệp Việt trước sự cố đứt cáp Internet ở Biển Đỏ

14:48 26/06/2024
Vừa qua, 3 trong tổng số 5 tuyến cáp quang biển nối Việt Nam đi quốc tế đang gặp sự cố, điều này đã làm ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ mạng internet của người dùng tại Việt Nam. 3/5 tuyến cáp quang gặp sự cố, người dùng và doanh nghiệp lao đao Theo thông tin từ một nhà cung cấp dịch vụ mạng internet tại Việt Nam, hiện 3 trong tổng số 5 tuyến cáp quang biển nối Việt Nam đi quốc tế đang gặp sự cố. Trong đó, IA (Liên Á) là tuyến cáp quang biển quốc tế gặp sự cố mới nhất, 2 tuyến cáp quang biển còn lại cũng đang gặp sự cố đó là APG (Châu Á Thái Bình Dương) và AAE-1 (châu Á - châu Phi - châu Âu). Việc có đến 3/5 tuyến cáp quang biển nối Việt Nam đi quốc tế đang gặp sự cố đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lưu lượng kết nối internet tại Việt Nam đi quốc tế. Người dùng tại Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi truy cập vào các trang web, dịch vụ có máy chủ đặt tại nước ngoài. [caption id="attachment_49502" align="aligncenter" width="680"] Đường đi của năm tuyến cáp quang biển kết nối Việt Nam với quốc tế. Đồ họa: Hoàng Khánh[/caption] Không chỉ cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ qua mạng bị ảnh hưởng, một số doanh nghiệp lớn cũng ghi nhận thiệt hại vì sự cố mạng mấy ngày qua. Đại diện của hãng hàng không Air Asia tại Việt Nam xác nhận, vì máy chủ của trang bán vé trực tuyến Air Asia Việt Nam đặt ở nước ngoài nên với sự cố mạng internet, lượng truy cập vào trang này của hãng giảm đến 38% so với ngày thường. “Do ảnh hưởng của đứt cáp quang biển nên việc đăng nhập vào game và nạp thẻ đôi khi gặp sự cố gián đoạn. Những người chơi nạp thẻ vào game gặp lỗi không nhận được tiền trong game hãy gửi seri thẻ đến cho quản trị viên, quản trị viên sẽ kiểm tra và hoàn lại tiền vào game nếu thẻ của bạn được nạp thành công mà lại không nhận được”, quản trị viên của một game online ra thông báo. Các nhà mạng tại Việt Nam đã áp dụng nhiều phương án chia sẻ lưu lượng giữa các tuyến cáp quang kết nối quốc tế, mở các kênh truy cập bổ sung, tận dụng các tuyến cáp quang trên đất liền... để đảm bảo kết nối của người dùng. Hiện vẫn chưa rõ lịch sửa chữa cũng như thời điểm các tuyến cáp quang được khắc phục sự cố. Thống kê cho thấy cáp quang biển kết nối Việt Nam với thế giới đứt khoảng 10 lần mỗi năm và mỗi lần kéo dài khoảng một tháng. Điều này khiến nhà mạng chỉ khai thác sử dụng được 3/4 khả năng của tuyến cáp đó. Đứt cáp quang biển đã trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người dùng và doanh nghiệp. Tuy nhiên sự cố chỉ xảy ra với các liên lạc ở quốc tế, với các dịch vụ, trang web đặt máy chủ trong nước… hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi sự cố này. Giải pháp cho doanh nghiệp Việt Với tình trạng đứt cáp xảy ra thường xuyên và kéo dài, nhiều doanh nghiệp trong nước đã đưa ra phương án giải quyết triệt để bằng cách chuyển hệ thống về chạy ở các nhà cung cấp dịch vụ Cloud uy tín trong nước để đảm bảo trải nghiệm người dùng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Theo nghiên cứu được tiến hành bởi Akamai và Gomez.vn, người dùng internet mong muốn tốc độ tải của một website chỉ khoảng 2s hoặc ít hơn, đặc biệt đối với những trang thương mại điện tử, bán lẻ, giáo dục. Việc sử dụng dịch vụ Cloud trong nước mang đến nhiều lợi thế về: Tốc độ truy cập: Một trong những lợi ích quan trọng của việc chọn nhà cung cấp dịch vụ Cloud trong nước là tốc độ truy cập nhanh hơn đối với người dùng tại Việt Nam. Khi website được lưu trữ trên máy chủ gần vị trí địa lý của người truy cập, thời gian tải trang sẽ nhanh hơn và trải nghiệm người dùng sẽ được cải thiện. Đặc biệt, người dùng sẽ không bị ảnh hưởng bởi những sự cố đứt cáp quang quốc tế. Đảm bảo quy định và vấn đề pháp lý: Việc chọn nhà cung cấp dịch vụ Cloud trong nước đảm bảo người dùng tuân thủ các quy định pháp lý và quyền riêng tư của Việt Nam (như Nghị định 53 và Nghị định 13 của Chính Phủ). Điều này đặc biệt quan trọng đối với các trang web chứa thông tin nhạy cảm hoặc liên quan đến khách hàng và doanh nghiệp Việt Nam. Tối ưu chi phí: Dịch vụ đám mây trong nước thường không phải chịu các khoản chi phí thuế và quy định gắt gao như đối với dịch vụ đám mây quốc tế. Cùng với lợi thế khoảng cách vận hành máy chủ, các giải pháp Cloud trong nước có chi phí thấp hơn nhiều so với nước ngoài. Điều này giúp giảm tổng chi phí cho các doanh nghiệp thuê dịch vụ. Hỗ trợ kỹ thuật: Bởi trong cùng múi giờ nên doanh nghiệp sẽ được nhận sự hỗ trợ 24/24, kể cả giờ cao điểm. Bên cạnh đó, việc thuê dịch vụ đám mây trong nước như FPT Cloud giúp doanh nghiệp dễ dàng trao đổi thông tin hơn do không gặp khó khăn trong vấn đề bất đồng ngôn ngữ cũng như rào cản về khoảng cách địa lý như khi làm việc cùng đơn vị nước ngoài. Doanh nghiệp như thế nào nên sử dụng dịch vụ Cloud trong nước? Doanh nghiệp có tập khách chủ yếu ở Việt Nam. Doanh nghiệp thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến. Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giải trí, truyền thông và quảng cáo. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, sở hữu các website giảng dạy trực tuyến; hoặc cung cấp các khóa học và bài giảng thông qua video, hình ảnh, âm thanh. FPT Cloud là nền tảng Điện toán Đám mây thế hệ mới, được xây dựng theo quy chuẩn Cloud Quốc tế. Với những lợi thế về tính bản địa cùng hệ sinh thái +80 giải pháp, dịch vụ, FPT Cloud sẵn sàng đáp ứng đa dạng nhu cầu của Doanh nghiệp Việt từ cơ bản đến đặc thù. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các giải pháp, dịch vụ của FPT Cloud Hotline: 1900 638 399 Email: [email protected] Support: m.me/fptsmartcloud

Các kiểu dữ liệu trong SQL chuẩn và đầy đủ

14:43 26/06/2024
Các kiểu dữ liệu trong SQL có vai trò xác định kiểu giá trị cho từng đối tượng tạo thành các bảng giúp người dùng quản lý tốt dữ liệu thông tin. Các kiểu dữ liệu SQL giúp doanh nghiệp tìm kiếm và truy xuất dữ liệu hiệu quả mở rộng cơ hội thành công trong tương lai. Cùng FPT Cloud tìm hiểu các dữ liệu trong SQL chuẩn và đầy đủ trong nội dung dưới đây. >> Xem thêm: Cloud Server là gì? Hoạt động của hệ thống máy chủ đám mây Nhóm Kiểu dữ liệu Mô tả Minh họa Số chính xác Bit Kiểu bit nhận giá trị 0 và 1 Int Kiểu số nguyên -9, -10, -28 ,20, 108,... Money Kiểu giá trị tiền tệ Số xấp xỉ Float Kiểu giá trị số thực -13.2, -0,8, 0.4, 2.39, 12.7,... Ngày tháng Datetime Kiểu ngày giờ chính xác (% giây) June 08, 2106 12/10/2016 Time Lưu trữ giờ, phút, giây Chuỗi Char (n) Kiểu ký tự Không chứa ký tự Unicode Bộ nhớ cấp phát tĩnh với tham số (n) K10, K, homework,... Nchar(n) Kiểu ký tự Chứa ký tự Unicode Bộ nhớ cấp phát tĩnh với tham số (n) Độ dài ký tự lưu được gồm cả ký tự Unicode Varchar(n) Kiểu ký tự Không chứa ký tự Unicode Bộ nhớ cấp phát động không vượt quá (n) ô nhớ Nvarchar(n) Kiểu ký tự Chứa ký tự Unicode Bộ nhớ cấp phát động không vượt quá (n) ô nhớ Độ dài ký tự lưu được gồm cả ký tự Unicode Text Kiểu văn bản, chuỗi ký tự Không chứa ký tự Unicode Cấp phát động theo độ dài chuỗi ký tự nhập vào Ntext Kiểu văn bản, chuỗi ký tự Chứa ký tự Unicode Cấp phát động theo độ dài chuỗi ký tự nhập vào 1. Các kiểu dữ liệu dạng số trong SQL Các kiểu dữ liệu trong SQL dạng số thường lưu trữ dưới dạng các cột và được gọi là Number, Integer, Real và Decimal. Dưới đây là 3 kiểu dữ liệu dạng số trong SQL được sử dụng phổ biến. 1.1. Kiểu dữ liệu số chính xác Kiểu dữ liệu Từ Đến Bigint -9,223,372,036,854,775,808 9.223.372.036.854.775,807 Int -2.147.483.648 2.147.483.647 Smallint -32.768 32.767 Tinyint 0 255 Bit 0 1 Decimal -10 ^ 38 +1 10 ^ 38 -1 Numeric -10 ^ 38 +1 10 ^ 38 -1 Money -922,337,203,685,477.5808 +922,337,203,685,477.5807 Smallmoney -214.748.3648 +214.748.3647 1.2. Kiểu dữ liệu số xấp xỉ Kiểu dữ liệu Từ Đến Float -1.79E + 308 1.79E + 308 Real -3.40E + 38 3.40E + 38 1.3. Kiểu dữ liệu ngày tháng Loại dữ liệu Mô tả Kích thước lưu trữ Tính chính xác Cấp thấp hơn Dãy trên Ngày giờ Được sử dụng chỉ định ngày, giờ từ ngày 1 tháng 1 năm 1753 đến ngày 31 tháng 12 năm 9999. Độ chính xác XNNMX mili giây 8 byte Làm tròn đến số 000, 003, 007 1753-01-01 9999-12-31 Ngày nhỏ Dùng để chỉ định ngày giờ từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 đến ngày 06 tháng 06 năm 2079. Độ chính xác XNNMX nano giây 4 byte, cố định 1 phút 1900-01-01 2079-06-06 Ngày Dùng để chỉ định ngày giờ từ ngày 1 tháng 1 năm 1 đến ngày 31 tháng 12 năm 9999 3 byte, cố định 1 ngày 0001-01-01 9999-12-31 Thời gian Dùng để lưu trữ các giá trị thời gian có độ chính xác 100 nano giây 5 byte 100 nano giây 00:00:00.0000000 23:59:59.9999999 Ngày giờ chênh lệch Sử dụng để lưu trữ các giá trị chỉ giờ có sự chênh lệch về múi giờ 10 byte 100 nano giây 0001-01-01 9999-12-31 Ngày giờ Dùng để xác định ngày, giờ từ ngày 1 tháng 1 năm 1 đến ngày 31 tháng 12 năm 9999 6 byte 100 nano giây 0001-01-01 9999-12-31 >>> Xem thêm: VPS là gì? Cách chọn gói lưu trữ VPS tốt nhất cho doanh nghiệp 2. Các kiểu dữ liệu dạng chuỗi trong SQL Kiểu dữ liệu Mô tả Kiểu dữ liệu chuỗi ký tự: Char Chiều dài tối đa 8.000 ký tự  Varchar Tối đa 8.000 ký tự Varchar (tối đa) Chiều dài tối đa 231 ký tự, dữ liệu không phải dạng Unicode có độ dài biến (chỉ có trong SQL Server 2005) Text Chiều dài không thay đổi với độ dài tối đa là 2,147,483,647 ký tự Kiểu dữ liệu chuỗi ký tự Unicode: Nchar Chiều dài tối đa 4.000 ký tự Nvarchar Chiều dài tối đa 4.000 ký tự Nvarchar (tối đa) Chiều dài tối đa 231 ký tự (chỉ SQL Server 2005) Ntext Chiều dài tối đa là được 1.073.741.823 ký tự 3. Cách sử dụng kiểu dữ liệu trong SQL Để sử dụng kiểu dữ liệu trong SQL, người dùng nên thực hiện theo hướng dẫn dưới đây: Khách hàng cần xác định loại dữ liệu trong cột hoặc bảng có thể lưu trữ trước. Việc xác định kiểu dữ liệu hạn chế tình trạng nhập sai dữ liệu. Gán loại dữ liệu thích hợp cho các biến hoặc các cột bằng cách chỉ phân bổ đúng lượng tài nguyên cần thiết cho dữ liệu đó để tiết kiệm bộ nhớ của hệ thống.  MS SQL cung cấp nhiều kiểu dữ liệu trong SQL theo nhu cầu của khách hàng như hình ảnh, ngày giờ,... [caption id="attachment_49099" align="aligncenter" width="800"] Để sử dụng các kiểu dữ liệu trong SQL cần xác định loại dữ liệu[/caption] >>> Xem thêm: Server là gì? Phân loại & Vai trò của máy chủ server 4. Lưu ý khi sử dụng các kiểu dữ liệu trong SQL Dưới đây là 5 lưu ý cho người dùng khi sử dụng các kiểu dữ liệu trong SQL. Decimal và Numeric Trong SQL Server, Decimal và Numeric là kiểu dữ liệu được dùng sử dụng với mục đích lưu trữ các số thực có phần thập phân cố định, được đảm bảo tính chính xác cao khi lưu trữ giá trị tiền tệ, tỷ lệ phần trăm hoặc các số liệu tài chính khác. Hai kiểu dữ liệu này yêu cầu người dùng xác định độ chính xác trong việc lưu số thập phân với Decimal để lưu giá trị Decimal cố định và Numeric dùng để lưu giá trị số cố định. Float and Real Kiểu dữ liệu Float và Real được sử dụng để lưu trữ các số thực (floating point numbers) có phần nguyên và phần thập phân. Float có khả năng lưu trữ số thực, độ chính xác cao, lưu trữ giá trị trong phạm vi rộng. Real cũng được dùng để lưu trữ số thực nhưng độ chính xác thấp hơn Float. Tùy vào yêu cầu phạm vi và độ chính xác của giá trị thực mà người dùng lựa chọn kiểu dữ liệu số thực phù hợp để lưu trữ dữ liệu. Kiểu dữ liệu Money  Money là kiểu dữ liệu được dùng để lưu trữ các giá trị tiền tệ với một phạm vi cụ thể và chính xác đối với các thuật toán liên quan đến tiền tệ. Kiểu dữ liệu Money sẽ lưu trữ theo đơn vị tiền tệ mặc định trong hệ thống nên có thể lưu trữ không chính xác trong trường hợp đơn vị tiền tệ không được xác định. Kiểu dữ liệu Money cung cấp độ chính xác trong các thuật toán liên quan đến tiền tệ như tính các khoản lãi, tổng số tiền,.... và luôn đảm bảo đơn vị tiền tệ được sử dụng có độ chính xác cao. Kiểu dữ liệu Date  Trong SQL, kiểu dữ liệu Date dùng để lưu trữ ngày tháng với định dạng yyyy-mm-dd (năm-tháng-ngày) mà không cần có thông tin về thời gian hoặc múi giờ. Khi sử dụng kiểu dữ liệu Date, người dùng thực hiện các thao tác so sánh các ngày tháng, tính khoảng cách thời gian, và tạo các điều kiện tra cứu dựa trên ngày tháng. Kiểu dữ liệu Date giúp người dùng lưu trữ và xử lý thông tin ngày tháng mà không cần đến thời gian cụ thể. Kiểu dữ liệu hình ảnh  Kiểu dữ liệu hình ảnh được sử dụng để lưu trữ dữ liệu hình ảnh, âm thanh, video hoặc các loại dữ liệu nhị phân khác như image và varbinary (max). Kiểu dữ liệu image dùng để lưu trữ dữ liệu nhị phân có kích thước cố định. Varbinary (max) được Microsoft khuyến nghị sử dụng vì kiểu dữ liệu này hỗ trợ lưu trữ dữ liệu nhị phân có độ dài mở rộng. [caption id="attachment_49100" align="aligncenter" width="800"] Kiểu dữ liệu hình ảnh trong SQL dùng để lưu trữ âm thanh, hình ảnh, video[/caption] 5. FPT Cloud hỗ trợ doanh nghiệp giải pháp về các kiểu dữ liệu trong SQL  FPT Cloud là đơn vị cung cấp cho doanh nghiệp giải pháp về các kiểu dữ liệu trong SQL giúp người dùng sử dụng và lưu trữ dữ liệu một cách hiệu quả. Dưới đây là một số dịch vụ được FPT Cloud cung cấp như:  Cơ sở dữ liệu quan hệ (SQL): FPT Cloud cung cấp các dịch vụ cơ sở dữ liệu SQL như MySQL, PostgreSQL, SQL Server, Oracle,.... Đây là các giải pháp phổ biến cho các ứng dụng yêu cầu tính nhất quán và đồng nhất trong dữ liệu. Cơ sở dữ liệu không quan hệ (NoSQL): Đối với các dạng dữ liệu phi cấu trúc hoặc dữ liệu lớn, FPT Cloud có thể hỗ trợ các hệ quản trị cơ sở dữ liệu NoSQL như MongoDB, Cassandra, Redis, và Elasticsearch. Điều này cho phép doanh nghiệp xử lý và phân tích dữ liệu không cấu trúc một cách hiệu quả. Các bài viết liên quan: Truy xuất dữ liệu là gì? Vai trò và ứng dụng của truy xuất dữ liệu CPU là gì? Phân loại và cách chọn phù hợp nhất Trên đây là những thông tin chi tiết về các kiểu dữ liệu trong SQL được FPT Cloud tổng hợp. Với các kiểu dữ liệu SQL, doanh nghiệp có thể lưu trữ và sử dụng dữ liệu phù hợp với định dạng dữ liệu giúp việc quản lý thông tin đơn giản và tiện lợi hơn.

Cách sao lưu dữ liệu an toàn và hiệu quả

16:38 24/06/2024
Trong thời đại công nghệ số phát triển mạnh mẽ, việc bảo đảm an toàn dữ liệu là yếu tố then chốt trong quá trình phát triển của các tổ chức, doanh nghiệp. Để tránh rủi ro mất dữ liệu khi gặp sự cố, người dùng cần có cách sao lưu dữ liệu an toàn và hiệu quả. FPT Cloud sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích liên quan đến cách sao lưu dữ liệu để cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có giải pháp lưu trữ thông tin an  toàn trong thời đại 4.0 hiện nay. 1. Cách sao lưu dữ liệu hiệu quả Việc sao lưu dữ liệu giúp người dùng quản lý, lưu trữ và khôi phục dữ liệu khi xảy ra sự cố hiệu quả hơn. Dưới đây là 6 cách sao lưu dữ liệu phổ biến, được nhiều người áp dụng. 1.1. Lưu dữ liệu vào ổ cứng ngoài Để sao lưu dữ liệu vào ổ cứng ngoài, người dùng có thể sử dụng ổ đĩa cứng HDD hoặc ổ đĩa thể rắn SSD. Ổ cứng HDD là công nghệ kế thừa nên rẻ hơn và có tốc độ sao chép chậm hơn so với SSD. SDD có tính di động cao nên đây là lựa chọn phù hợp cho nhiều người để sao lưu dữ liệu.  Sao lưu dữ liệu vào ổ cứng ngoài rất dễ để người dùng sử dụng, dung lượng lớn và hỗ trợ người dùng có thể lên lịch sao lưu tự động. Tuy nhiên, cách sao lưu dữ liệu này dễ bị nóng do khả năng chịu nhiệt kém và chi phí đầu tư cao.  [caption id="attachment_48862" align="aligncenter" width="800"] Sao lưu dữ liệu bằng ổ cứng ngoài giúp người dùng lưu trữ được lượng lớn dữ liệu[/caption] 1.2. Sử dụng ổ USB Flash Khi sử dụng ổ USB Flash để sao lưu dữ liệu di động phù hợp để người dùng lưu trữ các tệp dữ liệu quan trọng từ thiết bị máy tính. Ổ USB thưởng nhỏ hơn ổ cứng ngoài nên đây là giải pháp lưu trữ các tài liệu quan trọng hiệu quả nhất thay vì lưu toàn bộ các dữ liệu. Ổ USB Flash có kích thước nhỏ gọn giúp người dùng dễ dàng mang theo bên mình. Hạn chế lớn nhất của cách sao lưu dữ liệu này chính là dung lượng nhỏ, bị giới hạn nên người dùng chỉ nên sao lưu các tài liệu, dữ liệu cần thiết. [caption id="attachment_48863" align="aligncenter" width="800"] Sử dụng USB Flash sao lưu dữ liệu quan trọng giúp người dùng dễ dàng mang theo bên mình[/caption] 1.3. Sao lưu dữ liệu bằng hệ thống NAS Sao lưu dữ liệu bằng hệ thống NAS - máy chủ chuyên dụng với khả năng lưu trữ, chia sẻ các tệp dữ liệu ở cấp độ khác nhau cho mạng gia đình, doanh nghiệp giúp người dùng bảo vệ dữ liệu của mình hiệu quả. Hệ thống NAS có thiết kế bật kết nối ngay để người dùng có thể truy cập dữ liệu mọi thời điểm. Sao lưu dữ liệu bằng hệ thống NAS giúp thông tin được bảo mật tốt thông qua mật khẩu mã hóa. Khi xảy ra lỗi hoặc dữ liệu bị virus xâm nhập, dữ liệu vẫn được bảo vệ an toàn trên NAS. Tuy nhiên, sao lưu dữ liệu bằng hệ thống NAS có chi phí khá cao. [caption id="attachment_48866" align="aligncenter" width="800"] Hệ thống NAS giúp người dùng truy cập dữ liệu được sao lưu ở nhiều thiết bị trong bất kỳ thời điểm nào[/caption] >>> Xem thêm: Mã hóa dữ liệu là gì? Phân loại và cách hoạt động 1.4. Lưu dữ liệu trên OneDrive Các dữ liệu được sao lưu trên OneDrive được tạo thành bản sao và lưu dưới dạng phương tiện trực tuyến. Sao lưu dữ trên OneDrive giúp người dùng có thể lưu tệp tài liệu, ảnh hoặc nhiều loại dữ liệu khác.  Sao lưu dữ liệu trên đám mây có không gian lưu trữ lớn giúp người dùng sử dụng được cả bản chính và bảo sao. Khi sử dụng OneDrive để lưu trữ dữ liệu, người dùng đều được cung cấp dịch vụ mã hóa giúp việc bảo mật thông tin tốt hơn. Ngoài ra, người dùng có thể truy cập bản sao trên bất kỳ thiết bị có kết nối Internet nào. Khi máy tính xảy ra sự cố, người dùng có thể khôi phục dữ liệu nhanh chóng, dễ dàng. Tuy nhiên, sao lưu dữ liệu trên OneDrive phụ thuộc vào kết nối mạng Internet để sử dụng và giá thành tương đối cao. [caption id="attachment_48868" align="aligncenter" width="800"] Sao lưu dữ liệu trên OneDrive giúp người dùng dễ dàng truy cập và khôi dữ liệu bằng Internet[/caption] 1.5. Sử dụng ổ đĩa nhân bản  Ổ đĩa nhân bản hoạt động như bản sao của ổ đĩa gốc, thường được sử dụng để khởi động lưu trữ dữ liệu trên máy tính. Khi sử dụng ổ đĩa nhân bản sao chép từ ổ đĩa gốc sang thì dữ liệu sẽ được sao chép với các thông tin như ổ đĩa gốc.  Phương pháp sao lưu dữ liệu này sẽ khiến người dùng tốn nhiều thời gian sao chép trong khi chỉ một bản sao được lưu trên ổ đĩa. Song, ổ đĩa nhân bản giúp thông tin được bảo vệ và chi phí đầu tư thấp, dễ mang đi. [caption id="attachment_48869" align="aligncenter" width="800"] Sử dụng ổ đĩa nhân bản để sao lưu dữ liệu giúp người dùng tối ưu chi phí và dễ mang theo bên mình[/caption] 1.6. Lưu dữ liệu bằng dịch vụ sao lưu dự phòng Dịch vụ sao lưu dữ liệu dự phòng được cài đặt sẵn trên máy tính với khả năng quét và mã hóa file dữ liệu nhanh chóng giúp thông tin được bảo vệ và gửi tới đám mây để bảo đảm an toàn cho dữ liệu.  Khi sao lưu dữ liệu bằng dịch vụ dự phòng, người dùng có thể tạo bản sao lưu để khôi phục dữ liệu nhanh chóng trong tình huống máy tính gặp sự cố. Dịch vụ sao lưu dữ liệu trực tuyến giúp người dùng truy cập đồng bộ dữ liệu và dễ sử dụng.  [caption id="attachment_48864" align="aligncenter" width="800"] Lưu trữ dữ liệu bằng dịch vụ sao lưu dự phòng giúp người dùng đồng bộ và khôi phục dữ liệu bản sao giống như bản gốc[/caption] 2. Sao lưu dữ liệu quan trọng như thế nào? Sao lưu dữ liệu có vai trò vô cùng quan trọng đối với cá nhân, doanh nghiệp nhờ khả năng sao chép, lưu trữ và phục hồi thông tin giúp người dùng quản lý và bảo vệ dữ liệu hiệu quả hơn khi xảy ra các sự cố.  Sao lưu bảo vệ dữ liệu: Sao lưu dữ liệu giúp người dùng bảo vệ và khôi phục được nguồn dữ liệu khi máy tính gặp sự cố hoặc bị lỗi ổ cứng và mất toàn bộ dữ liệu gốc. Phòng tránh dữ liệu bị mất do phần mềm độc hại: Các dữ liệu được mã hóa, không thể truy cập vào dữ liệu khi máy tính bị nhiễm phần mềm độc hại thì việc sao lưu dữ liệu sẽ bảo vệ dữ liệu của người dùng không bị mất. Khôi phục dữ liệu nhanh chóng: Trong tình huống bị mất dữ liệu, các bản sao lưu sẽ giúp người dùng khôi phục dữ liệu nhanh chóng để việc vận hành không bị gián đoạn.. Truy cập từ xa: Khi sao lưu dữ liệu, người dùng sẽ có bản sao và có thể truy cập từ xa ở bất kỳ vị trí, thời điểm nào. Điều này giúp người dùng có thể làm việc từ xa thông qua kết nối Internet. Tạo cảm giác an toàn cho người dùng: Khi biết các dữ liệu của mình đều đã được sao lưu sẽ giúp người dùng an tâm ngay cả trong tình huống máy tính gặp sự cố khiến dữ liệu gốc bị mất vì các bản sao lưu đều có thể được khôi phục nhanh chóng.       [caption id="attachment_48865" align="aligncenter" width="800"] Việc sao lưu dữ liệu giúp dữ liệu được bảo mật tốt, tránh bị mất do các phần mềm độc hại hoặc máy tính gặp sự cố[/caption] >>> Xem thêm: Lưu trữ dữ liệu là gì? Phân loại, lợi ích và ứng dụng 3. FPT Cloud cung cấp dịch vụ sao lưu dữ liệu an toàn cho cá nhân, doanh nghiệp Các cá nhân, doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào dữ liệu để có các hoạt động kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên, dữ liệu là mục tiêu tấn công của tin tặc cùng nhiều mối đe dọa an ninh mạng khác đòi hỏi người dùng phải có các biện pháp sao lưu dữ liệu, bảo vệ thông tin an toàn.  FPT Cloud cung cấp các dịch vụ sao lưu dữ liệu an toàn trên nền tảng điện toán đám mây giúp dữ liệu được bảo mật an toàn, phù hợp với ngân sách của từng cá nhân, doanh nghiệp. Các tính năng chính của FPT Backup:  Tối ưu quản lý: Dễ dàng và tối ưu dữ liệu với tính năng đặt lịch tự động sao lưu và kiểm soát trạng thái của các hoạt động backup services. Tiết kiệm dung lượng: Với incremental backup, hệ thống sẽ tự động sao lưu dữ liệu những thay đổi so với phiên bản gốc để tối ưu hóa dung lượng lưu trữ. Nhanh chóng, không gián đoạn: Việc sao lưu/phục hồi diễn ra hiệu quả và nhanh chóng nhờ băng thông trong nước lớn.  Tích hợp Load balancing: Ttính năng cho phép máy chủ ảo triển khai chia tải hệ thống, nâng cao hiệu suất, tính sẵn sàng và khả năng mở rộng của hệ thống. [caption id="attachment_48867" align="aligncenter" width="800"] FPT Cloud cung cấp nhiều giải pháp sao lưu dữ liệu an toàn dành cho các cá nhân, doanh nghiệp[/caption] Các bài viết liên quan: Backup dữ liệu là gì? Tại sao Backup dữ liệu lại quan trọng? Số hóa dữ liệu là gì? Lợi ích và quy trình chi tiết Cách sao lưu dữ liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ thông tin và khôi phục dữ liệu, thông tin của các cá nhân, doanh nghiệp khi xảy ra sự cố. Sao lưu dữ liệu đảm bảo an toàn cho thông tin dữ liệu đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Hãy để lại thông tin tại đây để được chuyên gia công nghệ thông tin của FPT Cloud tư vấn giải pháp dành riêng cho cá nhân, doanh nghiệp của bạn.

RESTFul API là gì? Nguyên tắc và cách thiết kế RESTFul API

16:26 21/06/2024
RESTFul API là một tiêu chuẩn thiết kế website được các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng để truyền tải dữ liệu giữa các ứng dụng nhanh chóng và đơn giản hơn. Thông tin chi tiết về RESTFul API là gì và các nguyên tắc, ứng dụng của thiết kế RESTFul API được FPT Cloud tổng hợp trong nội dung bài viết dưới đây. >>> Xem thêm: Cloud Server là gì? Hoạt động của hệ thống máy chủ đám mây 1. RESTFul API là gì? RESTFul API (còn gọi là REST API) là tiêu chuẩn được dùng để thiết kế API cho trang web và ứng dụng và được sử dụng để truyền tải, trao đổi dữ liệu trong tài nguyên hệ thống với nhiều định dạng như tệp văn bản, âm thanh, ảnh, video, dữ liệu di động,... giữa máy chủ và máy khách thông qua giao thức HTTP. RESTFul API sử dụng định dạng dữ liệu XML, JSON để trao đổi thông tin giữa máy chủ và máy khách đồng thời cho phép các website, ứng dụng khác nhau có thể truy cập và sử dụng hệ thống tài nguyên dễ dàng. [caption id="attachment_48894" align="aligncenter" width="800"] RESTFul API là tiêu chuẩn thiết kế API cho ứng dụng, trang web bằng giao thức HTTP[/caption] 2. Các thành phần của RESTFul API  RESTFul API gồm 2 thành phần là API và REST, cụ thể như sau: API (Application Programming Interface) là cơ chế cho phép 2 thành phần phần mềm giao tiếp với nhau bằng một tập hợp các định nghĩa và giao thức. API sẽ trả dữ liệu về ứng dụng cho người dùng những kiểu dữ liệu như XML hoặc JSON. REST (Representational State Transfer) là dạng chuyển đổi cấu trúc dữ liệu, một kiến trúc viết API và thường sử dụng giao thức HTTP đơn giản để trao đổi giữa các máy. REST  sử dụng URL để  xử lý nhanh chóng dữ liệu, thông tin người dùng khi REST gửi yêu cầu HTTP (GET, POST, DELETE, PUT,...). RESTFul API là tiêu chuẩn thiết kế các API cho các ứng dụng website để quản lý tài nguyên, trong đó RESTFul là một kiểu thiết kế API thông dụng, phổ biến được áp dụng trong nhiều ứng dụng như Mobile, website,... để giao tiếp với nhau. RESTFul không có quy tắc logic code ứng dụng và không bị giới hạn ngôn ngữ lập trình nên bất kỳ ngôn ngữ hay framework nào cũng sử dụng thiết kế RESTFul API dễ dàng. [caption id="attachment_48892" align="aligncenter" width="800"] REST là thành phần trong RESTFul API dùng để chuyển đổi cấu trúc dữ liệu[/caption] 3. Cách hoạt động của RESTFul API RESTFul API hoạt động chủ yếu dựa vào phương thức HTTP với các hoạt động cơ bản như: GET (SELECT): Trả về Resource POST (CREATE): Tạo mới Resource PUT (UPDATE): Cập nhật thông tin cho Resource DELETE (DELETE): Xóa Resource Hoạt động của RESTFul API còn được gọi là CRUD có nghĩa là Create, Read, Update, Delete (Tạo, Đọc, Sửa, Xóa). Tuy nhiên, đại đa số lập trình viên viết RESTFul API muốn nhanh gọn và tiện lợi, dễ thực hiện thường chọn JSON hoặc XML để làm format chính. [caption id="attachment_48895" align="aligncenter" width="800"] RESTFul API sử dụng phương thức HTTP gồm GET, POST, PUT, DELETE để hoạt động[/caption] >>> Xem thêm: Hệ cơ sở dữ liệu là gì? 5 hệ quản trị CSDL tốt nhất 4. Các nguyên tắc của RESTFul API Những nguyên tắc của RESTFul API giúp phát triển API hiệu quả hơn, cụ thể như sau: Tương tác giữa Server và Client: Các tài nguyên (resource) của server được người dùng truy cập và sử dụng bởi client thông qua các yêu cầu HTTP. Các phương thức HTTP: Phương thức HTTP như GET, POST, PUT và DELETE là tiêu chuẩn để người dùng truy cập, quản lý tài nguyên của máy chủ, được dùng để lấy thông tin, tạo mới, cập nhật hoặc xóa dữ liệu. Resource: Đây là đối tượng được quản lý trên máy chủ với mỗi URI đại diện cho 1 tài nguyên, ví dụ như blog, sản phẩm, người dùng,... URI - Uniform Resource Identifier: URI dùng để định danh, địa chỉ tài nguyên trên máy chủ hoặc thực hiện các yêu cầu thao tác trên tài nguyên đó. Representation: Các tài nguyên trong RESTFul API đều có định dạng cụ thể như HTML, XML, JSON và YAML. Các định dạng này được dùng để thông tin được truyền đi dễ dàng giữa client và server. Metadata: Được dùng để cung cấp những thông tin như định dạng, ngôn ngữ, thời gian tạo hoặc sửa đổi của tài nguyên giúp người dùng quản lý tốt dữ liệu trên máy chủ. [caption id="attachment_48891" align="aligncenter" width="800"] Các nguyên tắc RESTFul API giúp quản lý tài nguyên đơn giản và hiệu quả hơn[/caption] 5. Vai trò của RESTFul API RESTFul API đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển các ứng dụng, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ. Tạo ứng dụng đơn giản, nhanh chóng Rest API giúp người dùng đơn giản hóa việc tạo ứng dụng nhờ khả năng cung cấp cách tiếp cận nhất quán, chuẩn hóa giúp việc quản lý và sử dụng tài nguyên dễ dàng hơn. Với giao diện lập trình Rest API, việc phát triển ứng dụng trở nên đơn giản, giảm bớt thao tác phức tạp. Kết nối đa ứng dụng  Rest API hỗ trợ người dùng kết nối đa ứng dụng khi các ứng dụng có thể kết nối, trao đổi thông tin, dữ liệu qua API. Khi sử dụng giao diện Rest API, 1 ứng dụng di động có thể lấy thông tin từ ứng dụng web rồi gửi lên hệ thống khác. Như vậy, Rest API giúp việc tạo và kết nối đa ứng dụng đơn giản hơn. Tương tác linh hoạt giữa Client và Server Giao diện lập trình Rest API sử dụng giao thức HTTP chuẩn để truyền tải dữ liệu đồng thời thực hiện các tương tác giữa ứng dụng client khác nhau như web, ứng dụng di động với máy chủ một cách linh hoạt, dễ dàng. Rest API cho phép client cập nhật dữ liệu từ server bằng phương thức HTTP như GET, POST để tạo, cập nhật và xóa tài nguyên trên server. [caption id="attachment_48890" align="aligncenter" width="800"] Các dữ liệu được trao đổi linh hoạt giữa client và server nhờ giao thức HTTP[/caption] 6. Ứng dụng của RESTFul API  RESTFul API được ứng dụng phổ biến trong các website, di động để trao đổi dữ liệu giữa client - server hiệu quả, cụ thể như: Ứng dụng di động: Được dùng để truy cập và trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các ứng dụng như Facebook, Instagram, Uber, Twitter,... và máy chủ. Ứng dụng website: Được áp dụng trong các web để người dùng truy cập và lưu trữ dữ liệu trên máy chủ, nổi bật như YouTube API, Google Map API, Open Weather API,... Hệ thống IoT: RESTFul API dùng trong hệ thống IoT để người dùng truy cập và sử dụng dữ liệu giữa các thiết bị và máy chủ như hệ thống giám sát, điều khiển thông minh,... Hệ thống bán hàng: Được sử dụng để người dùng truy xuất thông tin sản phẩm giúp quản lý hiệu quả đơn hàng và thanh toán trực tuyến. Hệ thống tài chính: Giúp người dùng truy xuất và lưu trữ thông tin khách hàng, giao dịch và hóa đơn thanh toán. Hệ thống quản lý dữ liệu: Các dữ liệu được trao đổi và sử dụng linh hoạt giữa ứng dụng và máy chủ giúp cá nhân và doanh nghiệp quản lý hiệu quả hệ thống dữ liệu, nhân sự,... [caption id="attachment_48897" align="aligncenter" width="800"] RESTFul API giúp quản lý hiệu quả dữ liệu khách hàng, hàng hóa và hệ thống nhân sự[/caption] >>> Xem thêm: Các kiểu dữ liệu trong SQL chuẩn và đầy đủ 7. Các bước triển khai RESTFul API Để RESTFul API hoạt động hiệu quả, người dùng nên tuân theo các bước triển khai dưới đây: Xác định các tài nguyên API: Các tài nguyên API được cung cấp cần được xác định rõ ràng, ví dụ như chi tiết sản phẩm, tài khoản người dùng, danh sách sản phẩm, đơn hàng,... Thiết kế URL: Tạo URL trong RESTFul API tương thích với các tài nguyên giúp người dùng xác định được tài nguyên cần truy cập. Sử dụng phương thức HTTP: Thực hiện các phương thức HTTP như GET, POST, PUT, DELETE để xử lý các hoạt động từ client. Định dạng dữ liệu: Sử dụng các định dạng dữ liệu chuẩn XML hoặc JSON giúp việc trao đổi dữ liệu giữa client và server nhanh chóng hơn. Quản lý lỗi: Các mã lỗi sẽ được RESTFul API cung cấp rõ ràng giúp client nhanh chóng xử lý các trường hợp bị lỗi. Bảo mật API: RESTFul API được bảo mật bằng các biện pháp xác thực và xác thực quyền để người dùng được cấp quyền mới được truy cập và sử dụng tài nguyên. Tài liệu hóa API: Các tài liệu hóa API giúp người dùng sử dụng API đúng cách, hiệu quả. [caption id="attachment_48893" align="aligncenter" width="800"] Cần sử dụng phương thức HTTP để xử lý dữ liệu Client[/caption] 8. FPT Cloud - đơn vị cung cấp dịch vụ RESTFul API uy tín FPT Cloud cung cấp hệ sinh thái đầy đủ các dịch vụ RESTful API mạnh mẽ, linh hoạt giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc phát triển ứng dụng và tích hợp hệ thống. Dưới đây là một số ưu điểm  nổi bật của FPT Cloud trong việc cung cấp dịch vụ RESTful API: Hiệu suất cao: FPT Cloud cung cấp hạ tầng mạnh mẽ có khả năng mở rộng linh hoạt, đảm bảo hiệu suất cao cho ứng dụng và trang web. Bảo mật: Thông tin dữ liệu được bảo mật nhờ các giải pháp mã hóa dữ liệu, kiểm soát truy cập, xác thực và ủy quyền, giúp bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp. Quản lý vòng đời API: FPT Cloud cung cấp các công cụ quản lý vòng đời API bao gồm tạo, quản lý, và theo dõi API, đồng thời cung cấp thông tin phân tích và thống kê về việc sử dụng API. Tích hợp dịch vụ: Các dịch vụ khác trên nền tảng cloud được tích hợp dễ dàng bao gồm cơ sở dữ liệu, lưu trữ đám mây, tích hợp dữ liệu, và các dịch vụ khác. Hỗ trợ đa ngôn ngữ và nền tảng: FPT Cloud hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình và nền tảng, gồm Java, Python, Node.js, .NET, và nhiều nền tảng khác, giúp phát triển ứng dụng và tích hợp hiệu quả hơn. [caption id="attachment_48896" align="aligncenter" width="800"] FPT Cloud cung cấp dịch vụ RESTFul API có hiệu suất cao, khả năng mở rộng linh hoạt[/caption] FPT API Management là dịch vụ cung cấp hệ thống quản lý API chuyên nghiệp được thiết kế tập trung cho khả năng tích hợp và mở rộng dễ dàng. Người dùng có thể dễ dàng tạo, cấu hình, quản lý API của tổ chức mình trên cùng một giao diện Unified Portal của FPT Cloud. Người dùng có thể nhanh chóng cung cấp API của tổ chức mình cho các đối tác, khách hàng một cách an toàn bảo mật, được kiểm soát, được quản lý chặt chẽ. Các bài viết liên quan: Server là gì? Phân loại & Vai trò của máy chủ server VPS là gì? Cách chọn gói lưu trữ VPS tốt nhất cho doanh nghiệp RESTFul API là chuẩn thiết kế web giúp dữ liệu được trao đổi linh hoạt giữa client và server mang đến khả năng đơn giản hóa và kết nối đa ứng dụng cho người dùng. RESTFul API được coi là bước đột phá giúp trong công nghệ nhờ khả năng trao đổi dữ liệu linh hoạt giữa client và server. Liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline: 1900 638 399 để được tư vấn chi tiết về dịch vụ của FPT Cloud.

Hướng dẫn cách chuyển Http sang Https nhanh chóng hiệu quả

15:01 20/06/2024
Chuyển Http sang Https đang là xu hướng được nhiều người ưa chuộng. Bởi giao thức Https giúp bảo mật thông tin người dùng trên website của bạn. Không những khi chuyển giao thức Http sang Https, web của bạn còn có lợi thế hơn trong việc làm SEO. Vậy cách chuyển Http sang Https diễn ra như thế nào? Nếu bạn muốn biết, hãy dành ít phút để đọc những thông tin FPT Cloud chia sẻ trong bài viết dưới đây. >>> Xem thêm: Cloud Server là gì? Hoạt động của hệ thống máy chủ đám mây 1. Http và Https là gì? Trước khi tìm hiểu về cách chuyển từ Http sang Https, chúng ta cần biết được giao thức Http, Https và SSL là gì? 1.1 Http là gì? Http chính là viết tắt của cụm từ Hypertext Transfer Protocol. Đây là giao thức có khả năng truyền tải siêu văn bản. Cụ thể, giao thức này được sử dụng để truyền tải các dữ liệu trên Internet. Http được dùng chủ yếu với mô hình máy khách, đồng thời máy chủ cho phép bạn có thể giao tiếp được với những website khác.  Chẳng hạn máy khách gửi yêu cầu nào đó tới máy chủ Http đang lưu trữ một web, lúc này máy chủ sẽ dùng thông báo phản hồi để đáp lại. Bạn có thể hiểu đơn giản hơn, khi gửi những văn bản, âm thanh, tập tin, video, hình ảnh kèm theo Username cùng Password, các dữ liệu này sẽ đi thẳng vào Internet từ nguồn => máy chủ => đến đích như mong muốn. Thế nhưng, những dữ liệu này của bạn sẽ không được mã hóa. Điều này đã vô tình tạo điều kiện cho những hacker dễ dàng xâm nhập và  khai thác chúng. [caption id="attachment_55058" align="aligncenter" width="800"] Http chính là viết tắt của cụm từ Hypertext Transfer Protocol[/caption] 1.2 Https là gì? Https (Hypertext Transfer Protocol Secure) là giao thức truyền tải các siêu văn bản có bảo mật. Thực chất đây là Http nhưng có dùng thêm chứng chỉ TSL hoặc SSL. Https giúp cho quá trình truyền tải dữ liệu an toàn hơn. Tương tự như Http, giao thức này cũng dùng mô hình máy khách cùng với máy chủ. Khi gửi một tập dữ liệu trên PC cá nhân hoặc ở bất kỳ đâu, chúng sẽ được mã hóa, bảo đảm an toàn và tránh bị hacker khai thác. 1.3 SSL là gì? SSL (Secure Sockets Layer) là tầng kết nối bảo mật. SSL chính là công nghệ tiêu chuẩn toàn cầu có khả năng thiết lập những kết nối đã mã hóa, đồng thời bảo đảm sự an toàn giữa trình duyệt và máy chủ. Chứng chỉ SSL sẽ giúp mọi dữ liệu có sự bảo mật tối đa, được truyền tải hoàn toàn riêng, đặc biệt là các thông tin nhạy cảm. >>> Xem thêm: File .htaccess là gì? Hướng dẫn trọn bộ thao tác với htaccess 2. Mục đích chuyển đổi Http sang Https   Bảo mật thông tin người dùng, hạn chế tình trạng lừa đảo bằng các website giả mạo, đồng thời hỗ trợ cho SEO và tăng uy tín đối với những người truy cập chính là mục đích của việc chuyển hướng Http sang Https. Cụ thể: 2.1 Bảo mật thông tin người dùng Do giao thức Http không có mã hóa dữ liệu truyền nên không bảo đảm được độ an toàn. Nhưng ngược lại, mọi thông tin được trao đổi giữa máy khách với máy chủ của giao thức Https có tính riêng tư, luôn được bảo mật và không bị đọc được bởi bên thứ ba đọc được nhờ mã hóa dữ liệu. [caption id="attachment_28115" align="aligncenter" width="916"] Bảo mật thông tin người dùng[/caption] 2.2 Hạn chế tình tràn lừa đảo bằng các website giả mạo Không khó để hiểu tại sao nên chuyển Http sang Https, bởi nếu dùng Https, trước khi dữ liệu mã hóa, máy chủ sẽ đưa ra yêu cầu kiểm tra SSL trên trình duyệt máy khác để trao đổi. Bên cạnh đó, chứng chỉ SSL sẽ giúp cho trang web của bạn có thể xác minh rõ ràng. 2.3 Tăng uy tín với những người truy cập Việc chuyển web từ Http sang Https còn giúp thông tin giao dịch của bạn với web luôn được bảo mật. Từ đó giúp doanh nghiệp bạn nâng cao được sự uy tín trong mắt khách hàng. Không những vậy, điều này còn làm tăng số lượng, giá trị giao dịch online của công ty bạn nữa đấy. [caption id="attachment_28118" align="aligncenter" width="955"] Tăng uy tín với những người truy cập[/caption] 2.4 Hỗ trợ cho SEO SEO chính là yếu tố vô cùng quan trọng với mỗi website. SEO bảo đảm an toàn cho người dùng mạng Internet. Hiện nay, Google đã đưa ra thông báo tăng xếp hạng cho các trang website dùng giao thức Https.  Chính vì vậy, nếu website của bạn đang dùng Https, đây là lợi thế cạnh tranh lớn. Còn không, bạn hãy chuyển Http to Https ngay hôm nay qua hướng dẫn chi tiết trong nội dung tiếp theo. 3. Cách chuyển Http sang Https đơn giản Trước khi chuyển Http sang Https, bạn hãy sao lưu lại các dữ liệu website WordPress. Mục đích của việc này đó chính là phòng nếu xảy ra sự cố bạn vẫn có thể khôi phục lại tập tin.  Sau đó, bạn tiến hành cài đặt SSL lên hosting. Chứng chỉ này hiện có 2 loại là: SLL có phí: Mua theo năm, đồng thời loại này sẽ được những nhà cung cấp tích hợp gói bảo hiểm. SLL miễn phí: Cứ 3 tháng sẽ phải gia hạn 1 lần. Sau đây, mời quý bạn đọc cùng FPT theo dõi hướng dẫn chuyển Http sang Https: 3.1 Bằng Plugin Bước 1: Để chuyển Http sang Https, bạn hãy cài Plugins Really Simple SSL. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn hãy đăng nhập trực tiếp vào quản trị WordPress => Plugin bên trái => tìm Plugin cần cài. [caption id="attachment_28120" align="aligncenter" width="1024"] Cài đặt Plugins Really Simple SSL[/caption] Bước 2: Kích hoạt để Plugin SSL Simple Simple tự động tìm và phát hiện SSL của web. Tiếp đến bạn tiến hành Plugins để chuyển tất cả mọi URL Http của web thành giao thức Https. [caption id="attachment_28122" align="aligncenter" width="996"] Kích hoạt để Plugin SSL Simple Simple tự động tìm và phát hiện SSL của web[/caption] Nếu không muốn cài Plugins, bạn hãy áp dụng cách chuyển từ Http sang Https thủ công sau. 3.2 Thực hiện thủ công Cách chuyển Http sang Https thủ công khá đơn giản, bạn hãy thực hiện 3 bước sau: Bước 1: Sửa tập tin wp-config.php  Đầu tiên bạn hãy  mở file wp-config.php => đến trên dòng/* That’s all, stop editing! Happy publishing. */ => thêm đoạn code như hình sau: Sau đó, lưu những thay đổi rồi tiến hành đăng nhập trang quản trị => truy cập vào Settings => nhấn chọn General. Khi sửa xong, bạn hãy di chuyển tới cuối trang rồi click vào Save Changes để Update tất cả các cài đặt. Bước 2: Thay link trong cơ sở dữ liệu Bạn hãy sử dụng Plugins Better Search Replace để thay link trong Database. Trước hết bạn cần Download, cài đặt Plugin. Sau đó bạn kích hoạt plugin => click Tools => Better Search Replace => đổi đường link trong khung đỏ. Hoặc bạn cũng có thể sửa lại đường dẫn bằng cách thủ công => nhấn Run Search/Replace. [caption id="attachment_28124" align="aligncenter" width="1024"] Click Tools => Better Search Replace => đổi đường link trong khung đỏ[/caption] [caption id="attachment_28126" align="aligncenter" width="886"] Hoặc bạn cũng có thể sửa lại đường dẫn bằng cách thủ công => nhấn Run Search/Replace[/caption] Bước 3: Định cấu hình chuyển đổi từ Http sang Https htaccess Tại website WordPress bạn hãy tìm tệp .htaccess trong thư mục gốc. Tệp này chứa những các tập thiết lập cấu trúc Permalink. Lúc này bạn hãy thêm các nguyên tắc sau vào tập tin . htaccess để định cấu hình chuyển từ Http sang Https htaccess.  <IfModule mod_rewrite.c> RewriteEngine On RewriteCond %{Https} off RewriteRule ^(.*)$ Https://%{Http_HOST}%{REQUEST_URI} [L,R=301] </IfModule> Lúc này, trình duyệt đã thành công chuyển sang Https. Như vậy, giờ đây khi có bất kỳ một truy cập nào tới website, đường dẫn sẽ là giao thức Https. >>> Xem thêm: 4+ cách kiểm tra mã nguồn website đơn giản & chính xác nhất 4. Câu hỏi thường gặp khi chuyển Http sang Https Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi tiến hành chuyển Http sang Https: Chuyển đổi từ Http sang Https khó không? Việc chuyển Http sang Https khá đơn giản, tuy nhiên chúng ra cần quan tâm tới việc đăng ký, cài đặt chứng chỉ SSL. Nếu ít kiến thức về việc quản trị trang web, như vậy quá trình chuyển đổi này sẽ thuận lợi hơn với bạn đấy. Có Plugin nào để quá trình chuyển đổi diễn ra nhanh chóng hơn? Như chia sẻ bên trên, chuyển Http sang Https bằng  Plugin Really Simple SSL là cách nhanh nhất bạn có thể áp dụng. Tuy nhiên, khi dùng plugin thay phương pháp thủ công có thể sẽ xảy xung đột Plugin với bản hiện tại của WordPress hoặc Plugin với Plugin. Điều này sẽ khiến hệ thống mất điều hướng Https và thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm cũng như trải nghiệm của người dùng cũng giảm. Có mấy loại chứng nhận SSL? Chứng nhận SSL hiện nay gồm có 3 loại: Chứng nhận SSL tên miền: Đây chính là loại cơ bản và ít tốn kém nhất. SSL này gồm các mã hóa cơ bản, chúng được cấp phát nhanh chóng. Chứng nhận SSL tổ chức: Gồm các xác thực của doanh nghiệp/công ty sở hữu tên miền. SSL loại này có độ bảo mật cao giúp cho khách hàng tin tưởng, an tâm về thông tin của mình ở máy chủ. Chứng nhận SSL mở rộng: Các cơ quan chứng nhận SSL sẽ mở ra cuộc khảo sát chi tiết ở công ty/doanh nghiệp trước khi tiến hành cấp chứng nhận. Đây chính là giấy chứng nhận cao cấp, có độ bảo mật cao nhất, đồng thời được người dùng tin tưởng. Giao thức Https có nhược điểm không? Việc đăng ký cùng quá trình cài đặt SSL của Https có chút phức tạp. Tuy nhiên giao thức này còn nhược điểm khác đó chính là so với Http, Https tốn nhiều tài nguyên của máy chủ hơn. Điều này đã khiến cho hiệu suất của giao thức bị giảm, đặc biệt là với web có lượng truy cập lớn. Nhưng, chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục điều này bằng cách nâng cấp website. Giao thức Https giúp bạn bảo mật được thông tin của mình trên website. Vì vậy chuyển từ Http sang Https đang là chọn lựa được của nhiều người dùng hiện nay. Những bài viết liên quan: Certificate Authority là gì? Vai trò & Quy trình đăng ký SSL với CA Cache là gì? Hướng dẫn cách xóa bộ nhớ Cache chi tiết Hướng dẫn trỏ tên miền về Blogger và khắc phục lỗi phát sinh Clienttransferprohibited là gì? Tìm hiểu cách xử lý trạng thái tên miền Hy vọng qua những chia sẻ trên bạn đã biết được cách chuyển Http sang Https. Trong quá trình thực hiện chuyển đối, nếu cần thêm tư vấn, bạn đừng quên kết nối cho FPT Cloud để được hỗ trợ chi tiết.