Blogs Tech

Giả lập Android là gì? 10 trình lập Android nhẹ nhất cho PC

11:02 21/02/2022
Giả lập Android hiện nay là một giải pháp công nghệ giúp cho việc áp dụng những ứng dụng mới cho máy tính dễ dàng hơn. Cho tới thời điểm hiện tại khi sử dụng phần mềm này mọi người sẽ thấy được nhiều lợi ích tuyệt vời, tuy có hạn chế những điều đó là không đáng kể. Nếu bạn muốn tải phần mềm giả lập Android nhẹ nhất thì có thể tham khảo top 10 trình lập nhẹ nhất cho PC hiện nay qua bài viết dưới đây của FPT Cloud. Giả lập Android là gì? Nếu bạn đang muốn hiểu rõ giả lập Android là gì và cơ chế hoạt động của chúng ra sao thì sau đây sẽ là những phân tích chi tiết nhất. Đừng vội bỏ qua những lý thuyết cơ bản nhất để sau đó lại mắc phải những lỗi khi sử dụng nhé. Khái niệm giả lập Android Để có được một trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi phần mềm giả lập Android là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau bắt đầu phân tích định nghĩa của chúng. Trong máy tính (PC), chương trình giả lập là ứng dụng hỗ trợ cho phép một hệ thống máy tính host thực hiện những hành vi giống như 1 hệ thống máy tính khác, người ta thường gọi chúng là client. Một ứng dụng giả lập sẽ cho phép máy host hoạt động bình thường với các phần mềm hoặc sử dụng những thiết bị ngoại vi. Mà những ứng dụng đó chỉ được thiết kế dành riêng cho các loại máy client. Phần mềm giả lập Android nhẹ là sự lựa chọn hợp lý dành cho những PC có cấu hình yếu. Chúng giúp người sử dụng cài đặt và trải nghiệm những phần mềm, game Android trên thiết bị PC màn hình lớn hơn. [caption id="attachment_18580" align="aligncenter" width="771"] Phần mềm giả lập Android[/caption] Cơ chế hoạt động của giả lập Android Trình giả lập Android thực hiện nhiệm vụ chính là chạy 1 chương trình hoàn toàn mới lạ. Về cơ bản, trình giả lập là ứng dụng hoạt động giống như 1 thiết bị phần cứng. Trong tất cả những trường hợp, nội dung này có nghĩa là thực hiện mô phỏng các khả năng của phần cứng nhưng dưới dạng phần mềm. Không những vậy bên trong phần cứng sẽ được mô phỏng như phần mềm nhưng không có lỗi, nếu mắc phải thì giả lập sẽ không chạy. Khó khăn của việc biến phần cứng thành phần mềm hoạt động được là lý do vì sao các trình giả lập cho thiết bị game hiện đại phải tốn không ít thời gian để phát triển. Thực tế, cần rất nhiều công sức cũng như sự nỗ lực của kỹ thuật viên để quá trình giả lập hoạt động bình thường, bởi do những phần cứng hiện đại như Xbox One hay PlayStation 4 cực kỳ phức tạp. Một trong những vấn đề khó nhất để giả lập Android đó là bộ xử lý trung tâm (CPU). Chi tiết này là thành phần quan trọng và có trong mọi điện thoại thông minh, máy tính, máy chơi game. Trong thành phần cấu tạo CPU là thành phần liên quan đến giả lập máy tính quan trọng nhất, vì những chi tiết khác đều liên kết trực tiếp với nó thì mới có thể hoạt động. Hiện nay không phải toàn bộ các CPU đều có cấu tạo giống nhau. Điểm khác biệt giữa các CPU thường nằm trong bộ lệnh điều khiển (instruction set) của chi tiết này. >>> Xem thêm: Lỗi DNS server isn’t responding là gì? Nguyên nhân & cách sửa lỗi Ưu điểm và hạn chế khi sử dụng trình giả lập Android Việc giả lập rất mất nhiều thời gian, tuy nhiên ưu điểm mà chúng mang lại không hề nhỏ. Vậy cho nên, việc bỏ thời gian này không phải là một vấn đề phí phạm, bên cạnh đó thì hạn chế khi sử dụng chúng cũng không đáng kể. [caption id="attachment_18584" align="aligncenter" width="771"] Ưu điểm và hạn chế khi sử dụng trình giả lập[/caption] Ưu điểm khi máy tính sử dụng trình giả lập Android Nếu biết được toàn bộ những ưu điểm của giả lập Android thì bạn chắc chắn sẽ không bỏ qua một phần mềm thú vị này. Chúng tôi đã tổng hợp được toàn bộ những ưu điểm của việc sử dụng phần mềm này như sau: Chất lượng đồ họa tăng lên với khả năng tốt hơn so với phần cứng gốc. Có thể tích hợp thêm những tính năng bổ sung mà trước đó phần cứng ban đầu không có. Trình giả lập sẽ thực hiện duy trì giao diện ban đầu và hành vi của thiết bị kỹ thuật số. Ban đầu, mặc dù số tiền phải đầu tư để phát triển một trình giả lập không nhỏ, nhưng xét về lâu về dài thì đây vẫn được đánh giá là một giải pháp hiệu quả để giảm chi phí. Sử dụng giả lập Android nhẹ nhất sẽ giúp giảm bớt thời gian lao động. Thay vì phải thực hiện chức năng copy dữ liệu liên tục cho tất cả thiết bị kỹ thuật số, khi mà thư viện của bộ phận hệ điều hành và phần mềm trước đó cũng như hiện tại đã được thiết lập trong trình giả lập. Những công nghệ này sẽ được sử dụng cho tất cả các tài liệu sử dụng những nền tảng trước đó. Nhiều trình giả lập được ứng dụng thông qua giấy phép GNU General Public License trên cơ sở mã nguồn mở, chúng cho phép mọi người sử dụng trên quy mô lớn. Trình giả lập hỗ trợ ứng dụng dành riêng cho 1 hệ thống có thể chạy trên hệ thống khác.  Hạn chế khi sử dụng giả lập Android Mang đến rất nhiều ưu điểm, song giả lập Android cũng giống như những phần mềm khác, chúng cũng có điểm hạn chế của mình. Hiện nay, những hạn chế mà mọi người phải chấp nhận khi sử dụng phần mềm này là: Vấn đề sở hữu trí tuệ: Một số đơn vị cung cấp công nghệ đã khai thác những tính năng không theo quy chuẩn trong quá trình phát triển chương trình, mục đích để tạo dựng vị trí của mình trên thị trường. Họ thực hiện nâng cấp liên tục các chương trình để duy trì tính cạnh tranh. Điều này mặc dù có thể giúp thúc đẩy ngành công nghệ, tuy nhiên chúng sẽ khiến người sử dụng phải đối mặt với nhiều đợt nâng cấp để duy trì thông tin kỹ thuật số trong khi chỉ có ít tài liệu hỗ trợ. Luật bản quyền hiện nay chưa có điều khoản cụ thể để giải quyết cho việc lưu tài liệu cũng như thông số kỹ thuật cho những phần mềm và phần cứng độc có trong mô-đun giả lập. Trình giả lập hiện nay đang được sử dụng giống như một hành động vi phạm bản quyền, bởi chúng cho phép người sử dụng chơi game video mà không phải mua console. Và hiện tại chưa có phương pháp nào để ngăn chặn được việc mọi người dùng các bản sao bất hợp pháp. Do đó dẫn đến nhiều “lỗ hổng” về mặt pháp lý liên quan đến việc giả lập. Các chương trình giả lập hầu hết đều yêu cầu phần cứng phải cao hơn so với máy client ban đầu thì mới có thể hoạt động. TOP 10 giả lập Android nhẹ nhất cho PC Hiện nay đã có rất nhiều giả lập được xây dựng để sử dụng cho PC. Nếu bạn đang sử dụng máy tính và muốn chạy “ngon lành” những ứng dụng độc quyền thì có thể thử áp dụng một trong 10 giả lập Android nhẹ nhất cho PC sau đây: Phần mềm giả lập Android trên PC nhẹ nhất LDPlayer LDPlayer hiện tại đang được xem là một trong những giả lập nhẹ nhất dành cho những chiếc máy tính có cấu hình yếu. Ưu điểm của giả lập này là chỉ yêu cầu dung lượng trống trong bộ nhớ máy là 36GB, RAM 2GB. Phần mềm này vận hành trơn tru trên các máy tính sở hữu cấu hình thấp. Như vậy, người dùng có sử dụng giả trình LDPlayer để cài đặt và dùng những ứng dụng hay tựa game Android trên máy tính chỉ với RAM và dung lượng ổ cứng mình đang có. [caption id="attachment_18588" align="aligncenter" width="771"] Giả lập LDPlayer hỗ trợ chơi game và dùng ứng dụng Android[/caption] Để PC của bạn có thể cài đặt giả lập LDPlayer và hoạt động bình thường thì cần điều kiện như sau: Máy tính cài đặt phải chạy hệ điều hành Windows. CPU AMD hoặc Intel. GPU DirectX 11 hoặc Open GL 2.0. Ram 2GB. Ổ cứng dung lượng 36G. So với một vài giả lập Android nhẹ nhất cho PC khác, LDPlayer được nhiều người đánh giá cao hơn về mặt hiệu suất hoạt động. Đồng thời, ưu điểm của giả lập này còn có không chứa quảng cáo và phần mềm gián điệp nào. Ngoài ra, giả lập LDPlayer còn hỗ trợ tùy chỉnh điều khiển thông qua chuột và bàn phím. Khả năng tương thích của phần mềm này rất tốt, có thể chạy được nhiều ứng dụng và tựa game Android. Điểm đặc biệt là chúng còn hỗ trợ người dùng chơi nhiều game một lúc. Phần mềm giả lập BlueStacks 4 cho PC nhẹ nhất  Một điểm cộng dành cho BlueStacks 4 được nhiều người đánh giá là giao diện thân thiện với người dùng. Mặt khắc, phần mềm này còn có cơ chế hoạt động nhanh hơn gấp 8 lần so với các phiên bản trước đó. Tính năng map key đặc biệt của chúng cho phép người dùng cấu hình bàn phím bằng phương pháp thiết lập các điều khiển cụ thể. [caption id="attachment_18592" align="aligncenter" width="771"] Phần mềm giả lập cho máy tính nhẹ nhất BlueStacks 4[/caption] Một ưu điểm nữa mà BlueStacks 4 mang đến cho PC đó là tương thích cũng như hoạt động trên cả Windows và macOS. Phần mềm giả lập này hỗ trợ đầy đủ toàn bộ những tính năng thay đổi hướng màn hình, chuyển file dữ liệu, quay video và chụp ảnh màn hình, hỗ trợ nhiều tài khoản… . Theo đánh giá chung thì nếu bạn đang cần tìm kiếm phần mềm giả lập Android trên PC nhẹ nhất cho PC cấu hình thì BlueStacks 4 rất đáng để thử nghiệm. Song, để đảm bảo phần mềm này hoạt động đúng cách và chạy mượt, thì PC của bạn cần đảm bảo những yêu cầu sau: Thông số kỹ thuật Yêu cầu tối thiểu Hệ điều hành Cài đặt tối thiểu là Microsoft Windows 7  Bộ xử lý Intel hoặc AMD Processor RAM 4GB Storage Dung lượng ổ đĩa chưa sử dụng là 5GB Quyền truy cập Bạn phải là Quản trị viên trên máy tính của chính mình Phần mềm giả lập Android MEmu dành cho máy tính cấu hình yếu Giả lập MEmu là trình giả lập Android cho đối tượng máy tính yếu. Chúng nhằm cung cấp những trải nghiệm tốt nhất để người sử dụng có thể chơi trò chơi và dùng ứng dụng Android trên thiết bị máy tính. Trình giả lập này được nghiên cứu và phát triển bởi công ty Microvirt - một công ty công nghệ ảo hóa. Giả lập MEmu này đặc biệt dành cho những PC yếu phục vụ các game thủ có mong muốn trải nghiệm các tựa game hot nhất dành cho Android. Trình giả lập này được tích hợp rất nhiều tính năng, đặc biệt thiên về hỗ trợ chơi game mượt hơn, không bị giật, lag. [caption id="attachment_18596" align="aligncenter" width="771"] Phần mềm giả lập Android sử dụng cho máy tính MEmu[/caption] Ưu điểm khi sử dụng phần mềm MEmu đó là máy tính sẽ có hiệu suất hoạt động tốt hơn. Phần thú vị của giả định này là tương thích với cả chip Nvidia và AMD, đây là điều không phải phần mềm nào cũng có được. Song, một điểm chưa được tuyệt vời lắm cho giả định này đó là giao diện đồ họa hơi cũ. Máy tính của bạn đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu sau đây là có thể cài đặt giả lập Android Memu: Thông số kỹ thuật Yêu cầu tối thiểu Bộ xử lý 2 cores x86/x86_64 Processor (AMD hoặc Intel) Hệ điều hành WinXP SP3 / Win8 / Win10/ Win7 Đồ họa Windows DirectX 11 / Graphics phiên bản mới nhất với OpenGL cập nhật 2.0 Ảo hóa Intel VT-x / AMD-V cần được chạy trong BIOS RAM 2GB (4GB cho hệ thống x64) HDD Còn 5GB dung lượng trống trên đĩa cứng Phần mềm giả lập Android sử dụng cho máy tính Nox Player Khi điểm danh những giả lập Android đang được nhiều người sử dụng nhất hiện nay không thể quên Nox Player. Giả lập này cũng đang được nhiều người nhận định là một trong các trình giả lập hữu ích hỗ trợ các tựa game nặng như PUBG Mobile. [caption id="attachment_18600" align="aligncenter" width="771"] Phần mềm giả lập Nox Player cho PC[/caption] Trình giả lập nhẹ nhất Nox Player mô phỏng các “hành vi” của thiết bị điện thoại và máy tính bảng Android. Phần mềm này cho phép người sử dụng cài đặt và dùng các ứng dụng hoặc game trên PC của mình. Ưu điểm nổi bật của Nox Player là trình giả lập hoàn toàn không tính phí cũng như chứa bất kỳ quảng cáo nào. Phần mềm này hiện đã có cả cho hai phiên bản Windows và macOS. Cũng sở hữu những tính năng giống các trình giả lập phía trên, Nox Player cũng có thể hỗ trợ các tùy chọn bàn phím, quay video màn hình, … Một nhược điểm mà phần mềm này chưa làm nhiều người dễ chịu đó là không hỗ trợ hệ điều hành Android phiên bản mới nhất, đồng thời kích thước file cài đặt có dung lượng nặng hơn các giả lập khác. Yêu cầu dành cho máy tính muốn cài đặt và sử dụng Nox Player đó là: Thông số kỹ thuật Yêu cầu tối thiểu Hệ điều hành Windows Vista, XP, 10, 8.1, 8, 7 RAM 2GB Storage Dung lượng đĩa chưa sử dụng 1,5 GB Bộ xử lý Dual Core 2.2 GHz Card đồ họa GPU với hỗ trợ OpenGL phiên bản từ 2.1 trở lên Bộ nhớ video 1GB Phần mềm giả lập Android GameLoop là giải pháp cho máy tính yếu Nếu các bạn thường xuyên chơi PUBG Mobile, thì có lẽ không lạ lẫm gì với trình giả lập GameLoop. Thế mạnh của giả lập Android này là có dụng lượng khá nhẹ, chạy mượt và không tốn quá nhiều “tài nguyên” của PC. Hiện tại, có nhiều game phổ biến đã được tích hợp sẵn trên phần mềm này, vậy nên bạn chỉ cần gõ từ khóa tên trò chơi là đã có thể tải và sử dụng ngay được. [caption id="attachment_18604" align="aligncenter" width="771"] Phần mềm giả lập trên PC nhẹ nhất GameLoop[/caption] Ưu điểm của Gameloop khá nổi bật, so với một vài phần mềm được chia sẻ trong bài viết thì chúng cũng thuộc dạng top đầu. Nếu bạn muốn tìm kiếm một giả lập cho chiếc máy tính cầu hình cùi bắp của mình thì đây cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời. Tuy nhiên, trước khi nhấn cài đặt, hãy nhớ đến 1 nhược điểm của chúng đó là không tích hợp trên Google Play Store.  Trước khi bạn muốn cài đặt GameLoop thì cần đảm bảo máy tính có những yêu cầu tối thiểu sau đây: Thông số kỹ thuật Yêu cầu tối thiểu Hệ điều hành Windows 10 32/64-bit Bộ xử lý Intel® Core™ i3-8100 Ram 4 GB (6 GB virtual RAM) Đồ họa Direct X 11.0+ với hỗ trợ NVIDIA GeForce GTX 660 Kết nối Broadband Internet connection Storage Dung lượng chưa sử dụng 2 GB Phần mềm giả lập Android cho máy tính nhẹ nhất Andy Andy cũng được nhiều kỹ thuật viên nhận xét là một giải pháp dành cho những PC có cấu hình máy thấp. Phần mềm giả lập này mới được phát hành không lâu và được sử dụng hoàn toàn miễn phí. Trình giả lập Andy được đánh giá là có khả năng đảm nhận tốt vị trí phần mềm BlueStacks và có thể thay thế hoàn toàn chúng. Chính vì điều này mà hiện nay số lượng người dùng giả lập này đang khá lớn. [caption id="attachment_18608" align="aligncenter" width="771"] Trình giả lập Andy – giải pháp cho cấu hình máy tính có cấu hình máy thấp[/caption] Phần mềm giả lập Android trên PC nhẹ nhất sở hữu nhiều tính năng hấp dẫn, một vài tính năng mới được đưa ra mà những trình giả lập xuất hiện trước đó chưa có được. Những tính năng mà giải lập này đang được cài đặt sẵn là chạy được khá nhiều ứng dụng như Discord, Viber đồng thời với chơi game. Đặc biệt chúng còn có thể mô phỏng lại một vài khía cạnh của hệ điều hành Android,… Nếu bạn đang muốn cài đặt Andy cho máy tính của mình thì nên tham khảo yêu cầu sau: Thông số kỹ thuật Yêu cầu tối thiểu Bộ xử lý Intel CPU hoặc Dual core AMD với hỗ trợ Virtualization RAM 3Gb HDD Ổ đĩa còn lượng tài nguyên ít nhất 10Gb Đồ họa GPU có hỗ trợ OpenGL phiên bản 2.1 Hệ điều hành Windows 7 SP1, 8.1 hoặc Ubuntu 14.04+ hay OSX 10.8+ Phần mềm giả lập Android sử dụng cho máy tính Remix OS Player Remix OS Player cũng là một trong những giả lập Android được tung ra trong thời gian gần đây. Trình giả lập này có thể đáp ứng đầy đủ toàn bộ các nhu cầu cần thiết của game thủ. Nếu bạn muốn chơi game thì có thể cài đặt Remix OS Player và sử dụng một cách đơn giản với vài thao tác click chuột. [caption id="attachment_18612" align="aligncenter" width="771"] Trình giả lập Remix OS Player hỗ trợ sử dụng hệ điều hành Android trên máy tính[/caption] Một trong những ưu điểm nổi trội của Remix OS Player so với những giả lập khác đó là người dùng có thể tham gia vào nhiều trò chơi cùng một lúc. Đồng thời, việc sử dụng một vài ứng dụng chat cơ bản cũng có thể được thực hiện mà không cần phải thoát game. Song, một nhược điểm mà giả lập này đang tồn tại đó chỉ hỗ trợ bộ vi xử lý AMD. Thông số kỹ thuật mà máy tính của bạn phải đáp ứng khi muốn cài đặt giả lập Remix OS Player đó là: Thông số kỹ thuật Yêu cầu tối thiểu Hệ điều hành Windows 7 (64-bit) hoặc cao hơn Bộ xử lý Core i3 RAM 4GB Storage Dung lượng tài nguyên còn trống là 8GB Phần mềm giả lập Android sử dụng cho máy tính Genymotion Genymotion là một trong những trình giả lập Android phổ biến dựa trên nền tảng VirtualBox. Nếu các bạn chơi tựa game đồ họa 3D có dụng lượng nặng, ví dụ như PUBG Mobile thì Genymotion sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo. Chúng hỗ trợ người dùng có những trải nghiệm tốt trên laptop hoặc PC để bàn lớn hơn mà vẫn đảm bảo hiệu suất tối đa. [caption id="attachment_18616" align="aligncenter" width="771"] Genymotion là một giả lập dành cho PC muốn chơi game và sử dụng nền tảng Android[/caption] Giả lập Genymotion là 1 phần mềm độc quyền hướng đến các đơn vị phát triển hệ điều hành Android. Song, phiên bản cá nhân vẫn có thể sử dụng để chơi game miễn phí hoàn toàn và đủ để cày game. Chỉ cần đáp ứng những yêu cầu sau đây là PC của bạn có thể cài đặt và sử dụng giả lập này: Thông số kỹ thuật Yêu cầu tối thiểu CPU Quad-core 64bit CPU Đồ họa Card màn hình phải có hỗ trợ OpenGL thấp nhất là 3.0 với trình điều khiển cập nhật. Những chip đồ họa tối thiểu cần sử dụng là:Intel HD Graphics 4000 (2012).Nvidia GeForce 500 Series (2011).AMD Radeon HD 6000 Series (2011). Bộ nhớ RAM Từ 8GB trở lên Độ phân giải Nhỏ nhất là 1600 x 900 hoặc cao hơn Dung lượng HD 120MB cho Genymotion Desktop và thêm 1GB cho từng thiết bị ảo. Một điểm hạn chế mà trình giả lập Genymotion đang gặp phải đó là dung lượng cài đặt file nặng. Kích thước tệp tin của phần mềm này bao gồm: Without VirtualBox: 41 MB. With VirtualBox: 147 MB. Ubuntu 20.04LTS, Fedora 30+ (64 bit), Debian 9+: 48 MB. MacOS 10.13 (High Sierra), 10.15 (Catalina) or 11(Big Sur), 10.14 (Mojave): 64 MB. Phần mềm giả lập Android trên PC nhẹ nhất KoPlayer KoPlayer hiện tại cũng là một trong các giả lập Android nhẹ nhất cho PC được nhiều bạn trẻ sử dụng với mong muốn có những trải nghiệm game và ứng dụng Android. Phần mềm này có nhiều ưu điểm như giao diện thân thiện, cách thiết lập khá đơn giản và nhất là hoạt động ổn định. Nguyên nhân là nhà cung cấp lập trình KoPlayer muốn đánh mạnh vào việc mang lại cho game thủ những trải nghiệm như không có độ trễ – lag - free gaming experience. [caption id="attachment_18620" align="aligncenter" width="771"] KoPlayer – Giả lập dành cho máy tính muốn chơi game và dùng ứng dụng Android[/caption] Bạn có thể dễ dàng cài đặt và sử dụng KoPlayer để dùng bất kỳ ứng dụng hay game có sẵn trong CH Play về máy tính. Tuy nhiên, muốn làm được điều này thì máy tính của bạn phải đảm bảo được những yêu cầu tối thiểu sau đây: Thông số kỹ thuật Yêu cầu tối thiểu RAM 2 GB CPU Intel CPU hay Dual core AMD HDD Dung lượng đĩa trống ít nhất là 10 GB  Hệ điều hành Cài đặt phiên bản từ Windows 7 trở lên Độ phân giải Tối thiểu ở mức 1024X768 Card đồ họa GPU với OpenGL phiên bản 2.1 >>> Xem thêm: SIP Server là gì? Toàn tập kiến thức về SIP Server từ A - Z Phần mềm giả lập Android sử dụng cho máy tính Droid4X Droid4X cũng là một trình giả lập đáng để thử nghiệm bởi chúng có nhiều ưu điểm. Một trong số đó phải kể đến là có thể cài đặt và chạy bình thường đối với những PC có cấu hình yếu. Mặt khác, giả lập này còn hỗ trợ cho máy tính một vài tính năng trong việc giả lập ứng dụng Android và game. [caption id="attachment_18624" align="aligncenter" width="771"] Phần mềm giả lập Droid4X cho máy tính nhẹ nhất[/caption] Droid4X được nhiều người đánh giá là có hiệu suất hoạt động tốt và tốc độ xử lý ổn định. Chính nhờ yếu tố này mà người dùng có thể dùng những ứng dụng và game giải trí hấp dẫn của hệ điều hành Android trên máy tính. Phần mềm này luôn được cập nhật mới tiếp tục để hoàn thiện hơn nữa những tính năng đáng chú ý: Khắc phục một số lỗi liên quan đến không thể đăng nhập trên phần mềm. Tối ưu giả lập để giúp máy tính tương thích với những thể loại game khác nhau. Cải thiện hiệu suất làm việc hướng tới mục tiêu cao nhất, cho tốc độ tải dữ liệu tốt hơn. Khắc phục 1 số lỗi cơ bản của các phần mềm khác. Ở phiên bản Droid4X, khi muốn cài đặt cho máy tính thì PC cần phải thỏa mãn được toàn bộ những yêu cầu sau đây: Thông số kỹ thuật Yêu cầu tối thiểu Hệ điều hành Windows 7, 8, 10, XP, Vista (32bit/64 bit) Bộ xử lý Cài đặt Intel Pentium 4 trở lên CPU CPU lõi kép có hỗ trợ công nghệ ảo hóa tốt RAM 1GB Đồ họa Graphics Chipset/Graphics Card có hỗ trợ ít nhất Open GL phiên bản 2.0 Dung lượng Đĩa cứng cần trống dung lượng 300 MB Những bài viết liên quan: Email là gì? Vai trò, Cách tạo & sử dụng email đơn giản nhất OneDrive là gì? Cách cài đặt và sử dụng OneDrive mới nhất Bytefence anti-malware là gì? Cách gỡ Bytefence anti-malware hoàn toàn Genymotion là gì? Hướng dẫn cài đặt cài trình giả lập Genymotion Nếu bạn muốn chơi game hay dùng ứng dụng của hệ điều hành Android trên máy tính thì có thể sử dụng giả lập Android. Hiện nay có rất nhiều phần mềm để bạn có thể lựa chọn cho PC của mình. Tuy nhiên, trước khi tải về cài đặt bạn nên tìm hiểu những yêu cầu kỹ thuật tối thiểu để đảm bảo trình giả lập có thể chạy tốt trên máy tính của mình.

SIP Server là gì? Toàn tập kiến thức về SIP Server từ A – Z

10:23 21/02/2022
SIP là gì? Thuật ngữ này nghe có vẻ hơi xa. Tuy nhiên, khi xây dựng mô hình tổng đài ảo, giao thức SIP. Vậy chính xác SIP là gì? Cách thức hoạt động cụ thể của giao thức SIP ra sao. FPT Cloud sẽ giúp bạn tìm hiểu một cách cặn kẽ nhất về SIP. Vậy hãy chú ý theo dõi hết bài viết này của FPT Cloud nhé! Tìm hiểu về giao thức SIP Muốn hiểu một cách chính xác SIP là gì, bạn cần nắm rõ phần định nghĩa và yêu cầu giao tiếp trong giao thức SIP. Giao thức SIP là gì? SIP được viết tắt theo cụm từ tiếng Anh Session Initiation Protocol. Đây là một giao thức bao gồm hệ thống quy tắc kỹ thuật số quy định cách thức triển khai mô hình giao tiếp giữa các thiết bị với nhau. [caption id="attachment_18432" align="aligncenter" width="771"] SIP là gì?[/caption] Nói cách khác, SIP nằm trong hệ thống giao thức cần thiết để triển khai VoIP (giao thức đàm thoại qua internet). Yêu cầu giao tiếp trong giao thức SIP [caption id="attachment_18436" align="aligncenter" width="771"] Giao thức SIP trong mô hình Server Provider[/caption] Trước tiên, bạn có thể xem SIP proxy server tương tự một câu đối theo các cuộc gọi SIP. Chức năng chính của nó là truyền và kết thúc cuộc gọi thông qua stateless và stateful server. Stateless Server: Đây còn được gọi là Server không trạng thái, chuyển tiếp Messenger đã nhận nhưng không thể lưu lại bất kỳ thông tin nào. Thực tế, Stateless sẽ bỏ qua yêu cầu ngày sau khi chúng chuyển đi. Stateful Server: Mỗi Stateful Proxy Server tương tự nhập kho lưu trữ. Chức năng chính của hệ thống này là tiếp nhận yêu cầu, phản hồi và lưu trữ chúng. Ngoài ra để thực hiện giao tiếp thành công trong SIP, hệ thống cần đảm bảo đầy đủ một số thành phần tham gia như: Tài khoản SIP Ít nhất một khách hàng SIP Có kết nối internet Thiết bị nghe và nói Người tham gia giao tiếp >>> Xem thêm: Quản trị Server là gì? 10 Phần mềm quản trị Server tốt nhất SIP message trong hệ thống voip Mối liên hệ giữa VoIP và SIP giống như mối liên hệ giữa web và HTML. Trong đó trang web tương tự như một tập hợp nhiều trang cho phép truy cập bằng trình duyệt web. Còn HTML lại là ngôn ngữ lập trình sử dụng để tạo trang web. Tuy nhiên vẫn có một số trang web khác lại xây dựng trên nền tảng ngôn ngữ lập trình Java. [caption id="attachment_18440" align="aligncenter" width="771"] Mối liên hệ giữa VoIP và SIP giống như mối liên hệ giữa web và HTML[/caption] Trong khi đó, VoIP bao gồm tập hợp nhiều phương thức gửi cuộc gọi qua internet. Như đã biết SIP chỉ là một trong vô số giao thức đang sử dụng. Sau đó bạn có thể áp dụng VoIP với những giao thức khác. Thực tế, không phải tất cả VoIP ứng dụng SIP nhưng hầu hết dịch vụ SIP vẫn bao gồm SIP. SIP server là gì? SIP Server - phần thiết bị quan trọng trong mọi hệ thống PBX, có nhiệm vụ xử lý giao tiếp và mọi định tuyến cuộc gọi SIP. Những máy chủ này hỗ trợ giao tiếp có ít nhất hai người dùng đang sử dụng SIP.  [caption id="attachment_18446" align="aligncenter" width="771"] SIP Server - phần thiết bị quan trọng trong mọi hệ thống PBX[/caption] Ngoài ra, SIP Server còn thực hiện chức năng tạo, chỉnh sửa và kết thúc cuộc gọi yêu cầu từ thiết bị khác trong cùng bạn. Trong thực tế, SIP Server sẽ chịu trách nhiệm vụ báo hiệu cuộc gọi, cài đặt cuộc gọi và quản lý quá trình xác thực người dùng. Máy chủ Proxy SIP hoàn toàn có thể triển khai tại hệ thống mạng nội bộ, hoặc Server của bên cung cấp dịch vụ lưu trữ. Còn về mặt phần cứng, kích thước từ nhiều loại tùy theo yêu cầu sử dụng mà mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn CPU và ổ cứng thích hợp. Hiện nay, SIP Server chủ yếu chia thành 3 loại hình chính. Đó là Location Server, Redirect Server và Registrar Server. Location Server: Thực hiện chức năng quản lý thông tin liên quan đến vị trí người dùng gọi điện đến redirect và SIP proxy server. Redirect Server: Làm nhiệm vụ nhận yêu cầu, tìm kiếm người nhận. Redirect Server: Xác nhận và nhận yêu cầu từ người dùng. Đây là cách người dùng nhận xác thực trong mạng SIP. Khái niệm về SIP Account và SIP Phone  SIP Account và SIP Phone liên quan chặt chẽ đến giao thức SIP. Vậy nên nếu đã tìm hiểu SIP là gì, bạn nên tham khảo qua 2 định nghĩa quan trọng này. SIP Account [caption id="attachment_18450" align="aligncenter" width="771"] Thông số cơ bản của tài khoản SIP[/caption] SIP Account chuẩn là tài khoản SIP được khởi tạo bởi SIP Server. Thông tin cấu hình của SIP Account khi số trên thiết bị đầu cuối. Các thông số quan trọng của tài khoản SIP bao gồm: Server Host: Chính là địa chỉ IP của SIP Server. Port: Khu vực đăng ký. Giao thức: Có thể là UDP hoặc TCP. Server Expires: Cho biết thời điểm hết hạn đăng ký, yêu cầu đăng ký lại. Label: Phần nhãn hiển thị. Display Name: Phần tên hiển thị. Register Name: Phần tên đăng ký. Username: Tên tài khoản người dùng. Password: Mật khẩu đăng nhập vào tài khoản SIP. SIP Phone [caption id="attachment_18454" align="aligncenter" width="771"] SIP Phone chính là thiết bị liên lạc hỗ trợ chuẩn giao thức SIP[/caption] SIP Phone chính là thiết bị liên lạc hay điện thoại IP được hỗ trợ chuẩn giao thức SIP. Trên thị trường hiện nay, hầu hết điện thoại IP đều tích hợp chuẩn hỗ trợ SIP phục vụ giao tiếp với hệ thống tổng đài IP tương thích chuẩn SIP. Trong đó, IP Grandstream và IP Yealink là hai thương hiệu điện thoại SIP cực kỳ phổ biến tại Việt Nam. SIP Phone sẽ chia thành 2 loại cơ bản. Bao gồm SoftPhones và Headphones. SoftPhones: Thuật ngữ chỉ chương trình phần mềm tích hợp chức năng điện thoại. SoftPhones hợp với giao thức chuẩn RTP và SIP để cài đặt cuộc gọi, tùy chỉnh giọng nói. Headphones: Giống với điện thoại bàn nhưng triển khai trên nền tảng mạng hoặc một số phần mềm nhận biết IP. Tầm quan trọng của SIP? Giao thức nói chung bao gồm tập hợp quy tắc trao đổi thông tin giữa nhiều phần cứng. Dịch vụ kỹ thuật số hiện đại thử ứng dụng vô số giao thức như SIP, HTTP,.. Mỗi giao thức cần có khả năng xác định cú pháp và ngữ nghĩa trong mô hình giao tiếp. [caption id="attachment_18458" align="aligncenter" width="771"] SIP được xem như một trong các tiêu chuẩn công nghiệp ứng dụng trong VoIP[/caption] Muốn triển khai một giao thức, phía các nhà cung cấp dịch vụ cần đồng ý áp dụng giao thức trên nền tảng thiết bị và ứng dụng của họ. Nhiều giao thức sẽ dần hoàn thiện và trở thành quy chuẩn của đại đa số ngành công nghiệp. SIP được xem như một trong các tiêu chuẩn công nghiệp ứng dụng trong VoIP. Phần lớn tổ chức lựa chọn SIP bởi giao thức này đảm bảo chắc chắn về tính tương tác. Phía người dùng có thể mua thiết bị phần cứng tương thích với SIP. >>> Xem thêm: Server Rack là gì? Server Rack loại nào tốt nhất? VoIP cách thức triển khai Giữa SIP và VoIP có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sau đó bên cạnh việc xác định SIP là gì, bạn hãy tìm hiểu định nghĩa và cách thức triển khai VoIP. VoIP là gì?  [caption id="attachment_18462" align="aligncenter" width="771"] VoIP - một giao thức điện thoại qua môi trường internet[/caption] VoIP hay Voice over Internet Protocol - một giao thức điện thoại qua môi trường internet. Nó hỗ trợ bất kỳ công nghệ điện thoại nào triển khai trên internet. Người ta còn gọi đây là giao thức băng thông rộng. Thông thường, SIP là một phần trong mô hình VoIP. Hầu hết mọi cuộc gọi thực hiện qua điều khiển internet đều thuộc nhóm cuộc gọi VoIP. Cách thức triển khai VoIP Để triển khai VoIP, người ta có thể lựa chọn nhiều mô hình VoIP khác nhau. Phổ biến nhất hiện nay phải kể đến mô hình SIP Trunking và Hosted VoIP. SIP Trunking Phương thức hỗ trợ dịch vụ điện thoại cho doanh nghiệp kết hợp tổng đài IP độc lập. SIP Trunking có khả năng thay thế cho PRI sẽ tổ chức doanh nghiệp và nhà nhà mạng truyền thống. Vai trò chính của SIP Trunking là liên kết đặt điện thoại công cộng PSTN với VoIP. [caption id="attachment_18466" align="aligncenter" width="771"] Mô tả cách thức triển khai SIP Trunking[/caption] Bạn cần nhớ rằng SIP không phải kiểu đường truyền vật lý mà nó thuộc thuộc dạng kết nối ảo. Hỗ trợ liên kết giữa doanh nghiệp và ITSP. Theo đó, phía nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm liên kết để người dùng tự quản lý hệ thống tổng đài. Có nghĩa doanh nghiệp bạn có quyền quyết định tính năng kích hoạt vào trình quản lý. Bạn có toàn quyền kiểm soát thời gian, quyết định nâng cấp phần cứng và phần mềm, chương trình bảo mật và quyền riêng tư. So với dịch vụ lưu trữ, thiết bị dung kế SIP thường tốn kém hơn. Tuy nhiên bù lại, nó lại giúp tiết kiệm chi phí đầu tư triển khai các cuộc gọi thông lượng cao. Hosted VoIP Nếu triển khai theo mô hình Hosted VoIP, phía nhà cung cấp PBX và mọi thành phần tham gia cần hợp tác để hỗ trợ khách hàng qua internet. [caption id="attachment_18470" align="aligncenter" width="771"] Sơ đồ mô hình Hosted VoIP[/caption] Hosted VoIP đặc biệt được khách hàng doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn. Bởi nó đã loại bỏ gần như hoàn toàn rắc rối liên quan đến bảo trì, sửa chữa. Ngoài ra, bạn cũng không cần phải trực tiếp vận hành hệ thống, đầu tư vấn trực tiếp đắt tiền, update định kỳ. Hosted VoIP mang đến sự nhanh chóng, tạo thuận lợi tối đa để triển khai dịch vụ VoIP. Thế nhưng điểm trừ lớn của mô hình triển khai ngày là không cho phép người dùng kiểm soát bảo mật, thực hiện quy trình nâng cấp khác. Nói chung, bạn vẫn bị phụ thuộc hoàn toàn vào phía nhà cung cấp hạ tầng. Những bài viết liên quan: Social Network là gì? Các kênh & Cách xây dựng Social Network Bandwidth là gì? Hướng dẫn đo băng thông cực chuẩn Google API Maps là gì? Chức năng & cách lấy Google API Maps Key HTTP2 là gì? Tác động của HTTP2 đến hoạt động SEO Website Sau phần tổng hợp này, hy vọng bạn có thể định nghĩa chính xác SIP là gì. Giao thức này hiện ứng dụng phổ biến trong các mô hình giao tiếp. Đồng thời, SIP cũng là một phần quan trọng trong giao thức đàm thoại internet VoIP.

Quản trị Server là gì? 10 Phần mềm quản trị Server tốt nhất

10:09 21/02/2022
Quản trị Server là gì? Nghề quản trị Server hứa hẹn mở ra cơ hội việc rộng mở. Thu nhập của mỗi kỹ thuật viên quản trị chuyên nghiệp có thể lên đến cả ngàn đô. Vị trí quản trị Server trong công ty công nghệ lớn giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Trong góc chia sẻ sau đây, FPT Cloud sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm quản trị Server là gì và top 10 phần mềm quản trị Server tốt nhất. Quản trị Server là gì? Quản trị Server là quá trình lên kế hoạch, triển khai vận hành của hệ thống máy chủ Server. Mọi tài nguyên nên sử dụng phù hợp, theo kế hoạch đã định ra. Công việc quản trị Server còn đi đôi với công tác kiểm tra, theo dõi, phát hiện lỗi trên Server. Từ đó, tìm cách khắc phục, duy trì hiệu suất hoạt động ổn định của Server. [caption id="attachment_18380" align="aligncenter" width="771"] Quản trị Server là gì?[/caption] Hiện nay, hầu hết doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, công nghệ đều cần đến đội ngũ quản trị Server chuyên môn cao. Hệ thống Server luôn cần đội ngũ quản lý chuyên nghiệp điều phối hoạt động, khắc phục lỗi và bảo trì.   Công việc chính của quản trị Server Công việc mà mỗi phần trị Server cần đảm nhận phụ thuộc vào quy mô hệ thống máy chủ doanh nghiệp sử dụng. Môi trường làm việc luôn có tính thử thách cao nhưng rất hấp dẫn với dân chuyên ngành công nghệ. Các công việc phần phụ trách Công việc chính của một quản trị Server phụ trách mảng quản lý hệ thống máy chủ, workstation trọn bộ doanh nghiệp. Ngoài ra, họ còn có thể đảm trách một số công việc khác tùy vào từng môi trường làm việc. [caption id="attachment_18384" align="aligncenter" width="771"] Công việc chính của một quản trị server phụ trách mảng quản lý hệ thống máy chủ[/caption] Công việc cụ thể thường là tiến hành cài đặt chương trình, update phiên bản hệ điều hành mới nhất, theo dõi và triển khai chỉ bảo mật, thêm người dùng. Hoạt động ra vào của dữ liệu luôn nằm trong tầm theo dõi của quản trị server. Mỗi quản trị Server cần có kỹ năng thay thế, sửa chữa phần cứng, thêm mấy thành phần vào server. Ngoài ra, họ còn phải am hiểu kỹ thuật phần mềm, sẵn sàng làm ngoài giờ khi hệ thống máy chủ gặp sự cố bảo mật. Môi trường làm việc  Môi trường làm việc chính của quản trị server thường là những doanh nghiệp sở hữu mạng lưới trang web có lượt truy cập cao. Thông thường, công việc của nhân viên quản trị sẽ hoàn thành sau một tuần làm việc. [caption id="attachment_18388" align="aligncenter" width="771"] Không gian mà mỗi quản trị Server làm việc hàng ngày[/caption] Thế nhưng trong trường hợp hệ thống tính gặp lỗi bảo mật hoặc sự cố không mong muốn khác, quản trị Server cần phải làm thêm giờ. Nhìn chung, công việc của mỗi lần viên quản lý máy chủ không có tính cố định với thời gian. Họ luôn phải sẵn sàng làm việc bất cứ lúc nào. >>> Có thể bạn quan tâm: Server Rack là gì? Server Rack loại nào tốt nhất? Top 10 phần mềm quản trị Server tốt nhất  Công việc của một quản trị Server luôn cần đến sự hỗ trợ của các phần mềm quản lý chuyên dụng. Trong phần tổ hợp này, FPT Cloud đã tổng hợp top 10 phần mềm quản lý máy chủ tốt nhất hiện nay Hyperic HQ [caption id="attachment_18394" align="aligncenter" width="771"] Phần mềm quản trị Server Hyperic HQ[/caption] Hyperic HQ chính là công ty phát hành nhiều phần mềm, hệ điều hành phổ biến trên thị trường như Linux, Windows và Mac. Đặc biệt, công ty này rất có thế mạnh trong mảng quản lý hệ điều hành. Mới đây, Hyperic đã cho ra mắt phần mềm quản lý server Hyperic HQ 3.2. Ưu điểm của Hyperic HQ 3.2 Cung cấp chức năng giám sát, theo dõi máy chủ mạnh mẽ. Hỗ trợ đồ thị, cảnh báo, interface cho phép người vận hành điều hướng thuận lợi. Hạn chế của Hyperic HQ 3.2 Phần mềm Hyperic HQ 3.2 không hỗ trợ chương trình sửa chữa mạnh mẽ. Quá trình sửa chữa hệ thống vẫn phụ thuộc lớn vào quản trị viên Server. Nagios Nagios tích hợp interface web giúp người dùng thuận tiện kiểm tra tình trạng máy chủ tại bất kỳ đâu. Bên cạnh đó, phần mềm còn cung cấp chức năng tạo báo cáo xu hướng, phát cảnh báo, theo dõi và phát triển tình trạng quá tải. Ưu điểm của Nagios Hỗ trợ đa dạng chức năng theo dõi phát hiện lỗi. Cung cấp kho plugin đa dạng cho phép người dùng thu thập dữ liệu về hiệu suất hoạt động, tính khả dụng của hệ điều hành Nhược điểm của Nagios Nagios cần nhiều thời gian để người dùng làm quen. Quá trình quản lý file và chạy thiết bị vẫn còn hơi phức tạp. Zabbix [caption id="attachment_18398" align="aligncenter" width="771"] Zabbix cung cấp cấu hình đầy đủ từ giao diện người dùng đến giao diện web[/caption] Zabbix cung cấp cấu hình đầy đủ từ giao diện người dùng đến giao diện web. Phần mềm này hỗ trợ tốt cho quá trình quản trị hệ thống máy chủ. Ưu điểm của Zabbix Kết hợp cả chức năng theo dõi xu hướng. Chức năng giám sát của Zabbix cho phép người dùng theo dõi tính khả dụng, hiệu suất dịch vụ theo thời gian thực. Cung cấp chức năng cảnh báo, hỗ trợ chu đáo từ nhà phát hành. Nhược điểm của Zabbix Chỉ phù hợp với mạng lưới có hơn 1.000 node. Hiệu suất của PHP và GUI Web còn hạn chế. Hệ thống mẫu Template, quy tắc cảnh báo rắc rối. OpenNMS Phần mềm OpenNMS thiết kế dành riêng cho hệ điều hành Linux nhưng vẫn tương thích với cả Windows và OSX. Nhờ quá trình cài đặt đơn giản, phần mềm cực kỳ phù hợp để quản lý hệ thống máy chủ có lưu lượng truy cập cao. Ưu điểm của OpenNMS Phần mềm hoàn toàn miễn phí. Cung cấp tài liệu kèm theo đầy đủ gửi qua mail người dùng. Nhược điểm của OpenNMS Giao diện chưa thực sự trực quan. Người dùng đôi khi phải mất thêm chi phí bảo trì. Chức năng tùy chỉnh yêu cầu còn phức tạp. Paessler Paessler sở hữu giao diện mới lạ. Phần mềm này còn hỗ trợ giao diện HTML mini smartphone. Đặc biệt người dùng thiết bị iOS có thể thông qua iTunes trên App Store để cài đặt nhận cảnh báo. Ưu điểm của Paessler Giao diện người dùng đơn giản, dễ làm quen. Hỗ trợ kiểm tra mạng lưới với trên 30.000 sensor. Cung cấp cả bản thương mại và bản dùng thử. Nhược điểm của Paessler Cách thức cài đặt hơi phức tạp.  Muốn sử dụng đầy đủ chức năng, người dùng cần phải trả phí. Spiceworks [caption id="attachment_18402" align="aligncenter" width="771"] Spiceworks - giải pháp lý tưởng giám sát mạng, quản lý máy chủ[/caption] Spiceworks - giải pháp lý tưởng giám sát mạng, quản lý máy chủ. Hiện nay nhiều doanh nghiệp lớn đang ứng dụng Spiceworks trong quá trình quản trị Server. Ưu điểm của Spiceworks Là phần mềm hoàn toàn miễn phí. Quá trình cài đặt dễ dàng, tương thích với hệ điều hành Windows. Nhược điểm của Spiceworks Nếu cài đặt trên hệ thống server lớn, hiệu suất vẫn hơi chậm. Khả năng mở rộng chưa cao. WhatsUp Gold WhatsUp Gold hỗ trợ chức năng giám sát liên tục, cung cấp trên 200 báo cáo dữ liệu tổng hợp. Cơ chế bảo mật SSL 128 giữ vai trò cầu nối giữa mạch điều khiển từ xa đến trung tâm. Ưu điểm của WhatsUp Người dùng dễ dàng thiết lập, đồng bộ tính năng. Cung cấp tiện ích báo cáo chi tiết, tùy chỉnh phạm vi. Nhược điểm của WhatsUp Interface khó quan sát, không thân thiện với người dùng. Phần báo cáo thụ động SNMP phức tạp. SolarWinds SolarWinds là phần mềm quản lý Server chuyên dụng, hỗ trợ tốt cho nhân viên trực tiếp vận hành máy chủ. Ưu điểm của SolarWinds Giao diện thiết kế đơn giản, thân thiện với người sử dụng. Tích hợp bản đồ mạng tự động, cho phép tùy chỉnh. Nhược điểm của SolarWinds Không thể tùy chỉnh cấu hình cảnh báo qua bảng điều khiển web. Module còn hạn chế. Chưa hỗ trợ Microsoft Hyper -V mà chủ yếu tập trung vào tính năng SNMP. Sciencelogic EM-7 [caption id="attachment_18406" align="aligncenter" width="771"] Sciencelogic EM-7 - một trong những phần mềm quản trị Server tốt nhất hiện nay[/caption] Sciencelogic EM-7 - một trong những phần mềm quản trị Server tốt nhất hiện nay. Phần mềm này phù hợp ứng dụng tại nhiều hệ thống. Ưu điểm của Sciencelogic EM-7 Khả năng bảo mật vượt trội nhờ vào hệ điều hành cùng với tường lửa tích hợp sẵn. Dữ liệu đơn lẻ được tích hợp đầy đủ. Dễ dàng tùy chỉnh hiệu suất, chương trình sao lưu. Nhược điểm của Sciencelogic EM-7 Chưa hỗ trợ hạ tầng Windows WMI. Không tích hợp chức năng thu thập thông tin nguồn mạng. Chưa cung cấp bản đồ cấu trúc tổng thể. ManageEngine OpManager ManageEngine OpManager không yêu cầu cấu hình cài đặt phức tạp. Phần mềm này cung cấp nhiều tiện ích quản lý, tích hợp tự động hóa tính năng SLA. Ưu điểm của ManageEngine OpManager Cung cấp các tính năng quản lý Server hữu ích. Không chuyển đến ứng dụng client. Hỗ trợ giám sát tốt những thiết bị có sử dụng SNMP, WMI, SSH / Telnet. Tích hợp chất làm thông báo quản trị. Nhược điểm của ManageEngine OpManager Còn nhiều ứng dụng cần phải cài đặt thủ công. Giao diện người dùng hơi khó để điều hướng. Cấu hình vẫn còn phức tạp. >>> Có thể bạn quan tâm: Dedicated Server là gì? 5 Biện pháp bảo trì Dedicated Server Phân loại Server  Sau khi nắm rõ định nghĩa quản trị Server là gì, bạn nên tìm hiểu qua các loại Server phổ biến nhất hiện nay. [caption id="attachment_18410" align="aligncenter" width="771"] Cloud Server là dạng máy chủ phát triển dựa vào công nghệ điện toán đám mây[/caption] Dedicated Server Đây là hệ thống máy chủ vật lý, hoạt động độc lập phù hợp sử dụng với các website lớn. Người dùng có thể quản trị Server từ xa thông qua phần mềm cài đặt chuyên dụng. Ưu điểm lớn nhất của Dedicated Server nằm ở khả năng bảo mật, khả năng xử lý lượng dữ liệu cực lớn. Tuy nhiên chi phí triển khai Dedicated Server tương đối đắt đỏ, chỉ phù hợp với doanh nghiệp có tiềm lực tài chính. Virtual Private Server Virtual Private Server hay VPS là dạng máy chủ ảo được chia tách từ một máy chủ vật lý nhưng có khả năng hoạt động độc lập. Nói chung, đây là loại máy chủ hình thành từ công nghệ ảo hóa hỗ trợ tốt quy trình tối ưu Mail Server, Web Server. So với Dedicated Server, VPS không yêu cầu chi phí triển khai lớn, phù hợp với cả doanh nghiệp nhỏ. >>> Tham khảo dịch vụ cho thuê VPS chi tiết tại đây: bảng giá thuê vps Cloud Server Cloud Server là dạng máy chủ phát triển dựa vào công nghệ điện toán đám mây. Nó hoạt động ổn định hơn so với VPS, không yêu cầu đầu tư chi phí phần cứng lớn như Dedicated Server. Quản lý Server bao gồm công việc lên kế hoạch, vận hành kiểm tra hệ thống máy chủ đều đặn. Công việc này đòi hỏi mức độ am hiểu kỹ thuật nhất định. Người trực tiếp giám sát, vận hành Server không chỉ phải thành thạo kỹ thuật phần cứng mà còn phải thích ứng nhanh với các phần mềm hỗ trợ quản trị. Phần chia sẻ trên đây tổng hợp bởi FPT Cloud, mong rằng đã giúp bạn hiểu một cách chính xác định nghĩa quản trị Server là gì!  Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Chuyển đổi số là gì? Lợi ích, Phân biệt chuyển đổi số & số hóa

09:53 18/02/2022
Chuyển đổi số đã và đang được tích cực đẩy mạnh. Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi này vẫn diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời sống. Lợi ích của chuyển đổi số là không có gì cần bàn cãi. Mục đích của chuyển đổi số chính là đổi mới tư duy hoạt động, chuẩn hóa quá trình lưu trữ, tối ưu chi phí vận hành.  Chuyển đổi số là gì? Chuyển đổi số hay Digital Transformation có thể hiểu là quá trình ứng dụng công nghệ số. Nhằm thay đổi cơ bản quy trình kinh doanh, đáp ứng sự thay đổi liên tục của thời đại số. [caption id="attachment_18144" align="aligncenter" width="771"] Khái niệm chuyển đổi số là gì?[/caption] Hiểu theo cách đơn giản hơn, chuyển đổi số là tiến trình thay đổi cơ bản từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh hiện đại. Trong đó, việc áp dụng kỹ thuật số đóng vai trò trọng tâm trong tiến trình chuyển đổi này. Thông qua việc ứng dụng Big Data, Intranet of Things, Cloud,... Hoạt động tại mỗi doanh nghiệp sẽ diễn ra một cách hiệu quả hơn, nâng cao đáng kể trải nghiệm cho khách hàng. Vì sao phải chuyển đổi số? [caption id="attachment_18148" align="aligncenter" width="771"] Tìm hiểu lý do tại sao cần chuyển đổi số[/caption] Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu để mỗi tổ chức doanh nghiệp tiết giảm chi phí vận hành, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao trải nghiệm khách hàng. Bên cạnh đó, quá trình này cũng giúp thông tin được chuẩn hóa và cung cấp nhanh chóng. Thay đổi tư duy quản lý và văn hóa tổ chức: Quá trình chuyển đổi số tạo nền tảng cơ bản để thay đổi tư duy quản lý và cách thức tổ chức hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Thông qua quá trình này, doanh nghiệp sẽ thích ứng nhanh với những biến đổi của thời đại số, từng bước cải thiện hiệu quả hoạt động. Thông tin và dữ liệu cung cấp nhanh chóng: Nhờ vào quá trình chuyển đổi số nhân sự trong mỗi doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn dữ liệu lớn. Theo đó chỗ những chỉ số quan trọng như tỷ lệ chuyển đổi, mức độ hài lòng của khách hàng, chỉ số đo lường hiệu quả,.. Đều được tiếp cận một cách dễ dàng, theo dõi trực quan. Từ đó hỗ trợ phiếu nhà quản lý đưa ra quyết sách đúng đắn. Giảm tối đa chi phí vận hành: Việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong quy trình hoạt động giúp tội nghiệp tiết giảm đáng kể chi phí vận hành. Chẳng hạn hệ thống ngân hàng từ khi áp dụng thanh toán, chuyển khoản online không những tạo thuận lợi cho khách hàng mà còn giảm thiểu khá nhiều chi phí bàn giấy. Hầu hết giao dịch đều có thể tra cứu online. Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Theo thống kê của Accenture, 91% khách hàng có xu hướng mua hàng theo đề xuất gợi ý phù hợp từ các nền tảng số. Nói cách khác, quá trình chuyển đổi số đã tạo điều kiện để phía doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dịch vụ thu nhập hiệu quả lịch sử dữ liệu khách hàng. Từ đó, đưa ra chiến lược quảng cáo, bán hàng hiệu quả hơn. Tăng cường khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp: Có đến 93% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng chuyển đổi số là yếu tố cần thiết để duy trì khả năng cạnh tranh. Chính việc áp dụng công nghệ số giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng, tối ưu hóa quy trình hoạt động, thống kê đo được hiệu quả một cách chính xác hơn. Thông qua quá trình phân tích xu hướng tiêu dùng, chiến lược của từng đối thủ, doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch hoạt động tối ưu nhất. Sau một vài phân tích trên, chắc hẳn bạn đã hiểu lý do tại sao phải chuyển đổi số. Quá trình chuyển đổi này giống như một sự tất yếu mà mỗi tổ chức doanh nghiệp cần triển khai nếu không muốn bị tụt hậu. Những lĩnh vực áp dụng chuyển đổi số Chuyển đổi số cần triển khai trong mọi lĩnh vực. Trong đó phía cơ quan nhà nước và các tổ chức doanh nghiệp lại cần đặc biệt chú trọng đến việc áp dụng công nghệ số vào quy trình hoạt động. Chuyển đổi số cơ quan Nhà nước Việt Nam đang hướng đến xây dựng một chính phủ số. Nhằm loại bỏ quy trình thủ tục phức tạp tốn kém, tiết kiệm thời gian cho người dân và phía cơ quan công quyền. Trong một vài năm trở lại đây, công nghệ số ngày càng ứng dụng rộng rãi trong các cơ quan  nhà nước. [caption id="attachment_18152" align="aligncenter" width="771"] Chuyển đổi số trong các cơ quan công quyền nhà nước[/caption] Chẳng hạn như trước đây khi cần nộp thuế, người dân cần trực tiếp đến kho bạc nhưng giờ đây nhiều cơ quan đã cho phép người dân nộp thuế online. Toàn bộ giao dịch đều được lưu lại trên hệ thống ngân hàng người dân thực hiện thanh toán. Chuyển đổi số trong doanh nghiệp Chuyển đổi số đá và đang được nhiều doanh nghiệp triển khai tích cực. Trong bối cảnh công nghệ phát triển bùng nổ như hiện nay, mỗi doanh nghiệp cần có bước chuyển mình để thích ứng với thời đại. [caption id="attachment_18156" align="aligncenter" width="771"] Tiến hành chuyển đổi số trong hệ thống doanh nghiệp[/caption] Việc chuyển đổi số trong mỗi doanh nghiệp chính là quá trình ứng dụng công nghệ số vào quy trình hoạt động. Chẳng hạn như dữ liệu thay vì lưu trữ theo dạng vật lý truyền thống thì sẽ được lưu trữ trên các ứng dụng điện toán đám mây. Nhờ đó doanh nghiệp có thể tiết giảm đáng kể chi phí đầu tư phần cứng, nhân sự bàn giấy. Phân biệt chuyển đổi số và Số hóa Chuyển đổi số và số hóa ra có vẻ như khá tương đồng. Tuy nhiên nếu phân tích cận kề, hai khái niệm này không phải là một như không ít người vẫn lầm tưởng lâu nay. Số hóa  Xét về mặt khái niệm, số hóa hay digitization đơn giản là quá trình chuyển đổi tài liệu từ định dạng vật lý sang định dạng kỹ thuật số. Nhờ đó, việc quản lý lưu trữ có thể thực hiện linh hoạt tại bất kỳ đâu. [caption id="attachment_18160" align="aligncenter" width="771"] Số hóa đơn giản là quá trình chuyển đổi tài liệu từ định dạng vật lý sang định dạng số[/caption] Mục đích của số hóa trong của doanh nghiệp là giúp đơn giản hóa công việc quản lý dữ liệu, giảm bớt công nghệ cho nhân viên bàn giấy. Đồng thời, chuẩn hóa quy trình quản lý lưu trữ dữ liệu còn tạo thuận lợi khi cách cần tra cứu thông tin. Chuyển đổi số  Chuyển đổi số bao gồm cả quá trình số hóa. Nói chung, chuyển đổi số mang tính tổng quát và toàn diện hơn. Khi thực hiện quá trình chuyển đổi này có nghĩa tổ chức doanh nghiệp cần chuyển đổi toàn bộ mô hình. Đây là tiến trình thay đổi mang tính hệ thống ảnh hưởng đến tư duy hoạt động của toàn bộ tổ chức. Quy trình chuyển đổi số chi tiết Mỗi tổ chức doanh nghiệp khi cần chuyển đổi số phần tiến hành lần lượt theo 5 bước. Từ đánh giá nhu cầu thực tế cho đến thực hiện cam kết chuyển đổi. Đánh giá hiện trạng và nhu cầu Bước đầu tiên trong quá trình chuyển đổi số, phía doanh nghiệp cần đánh giá chi tiết mô cầu và tình trạng chuyển đổi. Đội ngũ lãnh đạo cần xác định rõ quy trình tiến hành, thực trạng doanh nghiệp hiện tại. [caption id="attachment_18164" align="aligncenter" width="771"] Lãnh đạo cần đánh giá chính xác thực trạng và nhu cầu của doanh nghiệp[/caption] Muốn làm tốt điều đó, ban lãnh đạo nên phân tích kỹ càng, chia nhỏ quy trình để đánh giá chuẩn xác hơn. Khi phần nào nắm rõ thực trạng, đội ngũ lãnh đạo nghiệp sẽ nắm rõ ưu điểm và hạn chế của quá trình đổi số với doanh nghiệp. Đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số Doanh nghiệp có sẵn sàng bước vào quá trình chuyển đổi số hay không còn dựa trên nhiều yếu tố đánh giá. Chẳng hạn như về mặt nhân lực, dữ liệu. Nhân lực  Nguồn nhân lực giữ một vai trò trọng tâm khi thực hiện chuyển đổi số. Bởi mọi công nghệ áp dụng điều hướng đến mục tiêu giúp con người làm việc một cách hiệu quả hơn. Thế nhưng công nghệ về cốt lõi chỉ giữ nhiệm vụ hỗ trợ chứ không thể thay thế con người làm việc hoàn toàn. [caption id="attachment_18168" align="aligncenter" width="771"] Nhân lực đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số[/caption] Vậy nên, con người cần đổi mới tư duy, thích ứng và làm chủ công nghệ. Áp dụng chúng vào quy trình làm việc để đạt hiệu quả tối ưu nhất. Trong quá trình đánh giá, bạn lãnh đạo doanh nghiệp cần khảo sát độ sẵn sàng của đội ngũ nhân sự. Trước khi chính thức bắt tay vào chuyển đổi số, doanh nghiệp cần tổ chức các buổi huấn luyện nghiệp, thay đổi tư duy của nhân sự. Dữ liệu  Dữ liệu cũng là một yếu tố trọng tâm trong tiến trình chuyển đổi số. Chuẩn hóa dữ liệu sang dạng số thúc đẩy việc chuyển đổi diễn ra thuận lợi hơn. [caption id="attachment_18172" align="aligncenter" width="771"] Chuẩn hóa dữ liệu sang dạng số thúc đẩy việc chuyển đổi diễn ra nhanh hơn[/caption] Muốn vậy, phía doanh nghiệp nên tổng hợp, rà soát, đánh giá toàn bộ kho dữ liệu. Sau quá trình tổng hợp, rà soát, dữ liệu bắt đầu được chuyển đổi sang dạng file số. Việc chuyển dữ liệu cần thực hiện theo một quy trình cụ thể, tiến hành cẩn thận, phân mục rõ ràng để tạo thuận lợi cho công việc tra cứu sau này. Lựa chọn công nghệ chuyển đổi số Sau giai đoạn đánh giá hiện trạng, nhu cầu, doanh nghiệp đã có thể phần nào xác định cơ nghị chuyển đổi phù hợp. Chẳng hạn như nếu cần tập trung quản lý nhân lực, doanh nghiệp nên lựa chọn xây dựng hệ thống ERP chuyên nghiệp. Khi đó nếu như doanh nghiệp cần lưu trữ, dữ liệu khách hàng thì hệ thống CRM có vẻ như phù hợp hơn. [caption id="attachment_18176" align="aligncenter" width="771"] Doanh nghiệp cần lựa chọn công nghệ chuyển đổi phù hợp[/caption] Trong suốt giai đoạn triển khai chuyển đổi số, doanh nghiệp nên thường xuyên trao đổi, tìm kiếm giải pháp thích hợp nhất. Thông thường trong giai đoạn đầu, cả khách hàng và nhân viên chắc chắn có phần hơi bỡ ngỡ. Tuy nhiên khi quy trình đã đi vào triển khai ổn định, mọi thành phần trong doanh nghiệp và khách hàng sẽ dần thích ứng. Khuyến khích phản hồi Việc chuyển đổi số chỉ được xem là thành công khi quá trình này ảnh hưởng tích cực đến đội ngũ lãnh đạo và nhân sự toàn doanh nghiệp. Chính vì thế ban lãnh đạo và toàn bộ nhân viên nên thường xuyên trao đổi, tìm giải pháp tối ưu. [caption id="attachment_18180" align="aligncenter" width="771"] Ban lãnh đạo và đội ngũ nhân sự nên có sự thay đổi thẳng thắn[/caption] Bất kỳ kế hoạch chuyển đổi nào đưa ra đội ngũ lãnh đạo cũng cần phải dựa trên phản hồi nhân viên và ý kiến của nhà chuyên môn. Trong đó, nhân viên chính là những người trực tiếp tiếp cận với quy trình làm việc chuyển đổi. Ý kiến đóng góp của họ luôn rất quan trọng. Dựa trên cố vấn của các nhà chuyên môn và ý kiến của nhân viên, ban lãnh đạo nên tiếp thu một cách kịp thời. Và điều chỉnh kế hoạch chuyển đổi sao cho phù hợp với tình hình doanh nghiệp. Cam kết chuyển đổi số Bên cạnh yếu tố công nghệ, quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp còn bị chi phối bởi yếu tố văn hóa. Đôi khi thay đổi văn hóa còn phức tạp hơn so với thay đổi về mặt công nghệ. [caption id="attachment_18184" align="aligncenter" width="771"] Ban lãnh đạo doanh nghiệp nên đưa ra cam kết chuyển đổi số rõ ràng[/caption] Muốn đội ngũ nhân sự hiểu và đồng thuận với kế hoạch chuyển đổi, ban lãnh đạo nên đưa ra kế hoạch cụ thể, chi tiết. Kèm theo đó là cam kết hiệu quả rõ ràng. Chuyển đổi số cần sử dụng với mọi tổ chức doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Quá trình này mang tính toàn diện, thay đổi toàn hệ thống, giúp doanh nghiệp hoạt động một cách chuyên môn hóa hơn. Hy vọng góc tổng hợp chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ tại sao phải chuyển đổi số! Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Website: https://fptcloud.com/ Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

SQL Server 2019 Review

09:10 16/02/2022
The Big Tech Microsoft has released SQL Server 2019 edition with unique features. SQL Server 2019 is considered a suitable tool for database experts and a prominent tool for users to keep up with advanced technology. Microsoft built SQL Server 2019 on top of the intelligent query processing features implemented in earlier versions of SQL Server. Microsoft also extended SQL Server to the new components of the database engine with more remarkable edges. 1. Introduction to SQL Server 2019 SQL Server 2019 is a database management engine built on the concept of artificial intelligence to facilitate, improve database services, secure, and reduce problems encountered when developing applications and housing data. SQL Server 2019 integrated with the Cloud that offers organizations the benefits of high security and data synchronization across multiple computers and other modern devices. SQL Server 2019 creates a unified data platform that comes with Apache Spark and Hadoop Distributed File System (HDFS) to get smarter with all data. 2. What is distinctive about SQL Server 2019? SQL Server 2019 delivers innovative and industry-leading performance, security and compliance, mission-critical availability. The product also provides advanced analytics to all data workloads and supports big data capabilities built-in, which saves users a lot of time when commencing a project. 2.1. Big Data Clusters and PolyBase Microsoft implements Big Data Clusters into SQL Server 2019 to bring flexibility and scalability to enterprise data platforms. SQL Server 2019 big data cluster is deployed as a container on Kubernetes, connecting the SQL Server database engine directly to Apache Spark. As a result, users can get insights from all data via query relational data to obtain an overview. This feature set is considered an improvement for PolyBase (an optional component in SQL Server) as about connecting SQL Server 2019 with Oracle, Teradata, and MongoDB while providing connectivity to other data sources. Microsoft calls this “data virtualization”. Data virtualization with PolyBase lets you use SQL Server 2019 as a data center, querying multiple sources. PolyBase is included in the SQL Server Standard Edition, making it accessible for many users. Additionally, users can install PolyBase as a scale-out group to improve the performance and scalability of SQL Server 2019. [caption id="" align="aligncenter" width="979"] Component diagram of a SQL Server big data cluster | Source: Microsoft[/caption] 2.2. Intelligent query processing The Query Store is an excellent feature introduced in SQL Server 2016. This feature gives users the ability to obtain information about runtime and execution plans for queries. Therefore, the database administrator can quickly identify the root of the performance issue. In SQL Server 2019, Microsoft gives the default Query Store features extra improvements by adding automatic tuning for performance regression. [caption id="" align="aligncenter" width="640"] Evaluate the performance using Query Store | Source: Microsoft[/caption] 2.3. Smart monitoring To limit the resource contention that Query Store causes on some systems, SQL Server 2019 introduces an option to customize data collection. In addition, SQL Server 2019 also updates some improvements around the collection of execution plans. With these updates, users can capture actual execution plans, check the number of rows used by the query, compare them with the estimates given by the optimizer, and identify performance issues quickly. 2.4. Faster Database Recovery Microsoft has improved the database recovery process of SQL Server 2019 by implementing the version list to allow transactions to be updated much faster after a server restoration or update, with sample recovery taking only 1 second. [caption id="" align="alignnone" width="733"] Fast data recovery time down from 90 seconds to 1 second | Source: Microsoft[/caption] 2.5. Performance Optimization SQL Server often crashes when the system tries inserting sequential records into a very high volume table. This issue occurs due to memory contention since only one thread can access one data page at a given time. The in-memory OLTP feature is set up to handle it. However, its weakness is that it is not 100% compatible with all data types, so it is not available everywhere. In addition, SQL Server 2019 introduced two additional features: “Optimize_for_sequential_key” and TempDB. While “Optimize_for_sequential_key” reduces the impact of issues, increasing performance by up to 40%, TempDB eliminates bottlenecks at the data layer by leveraging the in-memory OLTP feature. 2.6. Other features Besides the above outstanding features, SQL Server 2019 allows users to create indexes in the maintenance window or re-build after a server crash. Enhanced encryption also allows the database engine to operate on data encrypted in T-SQL unseen by administrators. SQL Server 2019 versions are now available at FPT Smart Cloud at good offers: – SQL Server 2019 – 1 User CAL – SQL Server 2019 – 1 Device CAL – SQL Server 2019 Enterprise Core – 2 Core License Pack – SQL Server 2019 Standard Edition – SQL Server 2019 Standard Core – 2 Core License Pack As the Gold Partner and Business Partner for cloud computing solutions of Microsoft in Vietnam, FPT Smart Cloud is honored to accompany businesses in accessing advanced technology solutions to customers from Microsoft. For further information about FPT Smart Cloud services, please contact us. Fanpage: https://www.facebook.com/microsoft.fptsmartcloud/ Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399 FPT Smart Cloud – The leading consulting and solution provider on Cloud Computing and Artificial Intelligence in Vietnam.

Sửa lỗi Mysql Server Has Gone Away Đơn Giản & Hiệu Quả

23:54 27/01/2022
Trong quá trình làm việc với các thiết bị máy tính, chúng ta có thể sẽ gặp rất nhiều lỗi khác nhau. Nếu không phải dân duyên nghiệp, việc giải quyết, xử lý sẽ gặp không ít khó khăn. Chính vì thế, việc bạn cần làm đó là xem xét từng lỗi với những nguyên nhân khác nhau để có hướng giải quyết phù hợp. Trong trường hợp máy báo lỗi Mysql Server Has Gone Away thì phải làm sao? Sau đây sẽ là những sự lựa chọn dành cho bạn. [caption id="attachment_17492" align="aligncenter" width="771"] Lỗi Mysql Server Has Gone Away là gì?[/caption] Mysql Server Has Gone Away là gì? Mysql Server Has Gone Away là lỗi thường xuất hiện khi mã nguồn Wordpress khi sử dụng hosting. Lỗi này được hiểu là “bạn mất kết nối với máy chủ trong thời gian truy vấn”. Như vậy, chúng ta không thể kết nối được vào máy chủ cung cấp thông tin nữa.  Đây là lỗi nằm ở phía server chính vì vậy, nếu chúng ta dùng shared host thì rất khó khắc phục. Vậy phải làm sao nếu gặp phải lỗi Mysql Server Has Gone Away? Hãy cùng tiếp tục theo dõi phần sau của bài viết để có được câu trả lời dành cho mình. [caption id="attachment_17504" align="aligncenter" width="771"] Mất kết nối với máy chủ trong thời gian truy vấn là lỗi khá phổ biến[/caption] >>> Xem thêm: Name Server là gì? Đặc điểm & Cách đổi NameServer tên miền Nguyên nhân gây nên lỗi Mysql Server Has Gone Away Muốn sửa lỗi Mysql Server Has Gone Away thì điều chúng ta cần làm trước hết đó chính là tìm hiểu nguyên nhân gây ra lỗi là gì. Có 7 nguyên nhân chính khiến người dùng gặp phải lỗi này đó chính là: Server hết thời gian chờ Server mà chúng ta đang truy cập đã hết thời gian chờ và thực hiện đóng kết nối. Bạn cần phải nhớ rằng mỗi một kết nối mở ra sẽ chỉ giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định mà thôi. Chính vì thế, khi vượt quá thời gian này thì máy chủ CSDL ( MySQL ) sẽ tự động đóng kết nối cho dù người dùng có muốn hay không.  Vì vậy, nếu như mã nguồn của chúng ta mất thời gian xử lý quá lâu và vượt mức cho phép sau đấy bạn truy vấn lại thì rất dễ gặp phải lỗi này. Lý do là vì kết nối tự động khóa và từ chối tất cả các truy vấn có liên quan đến MySQL từ user của bạn. Truy vấn MySQL lỗi Nguyên nhân thứ 2 dẫn đến tình trạng Mysql Server Has Gone Away đó là truy vấn MySQL xảy ra lỗi khiến cho MySQL tự đóng kết nối. Cũng có thể là vì người dùng tự đóng kết nối để chạy một truy vấn khác có liên quan đến việc đóng kết nối. Đây là một vấn đề đơn giản. Người dùng đã nhận timeout từ TCP / IP  Trong trường hợp, người dùng đã nhận một timeout từ TCP / IP kết nối với khách hàng thì cũng có thể gặp phải lỗi Mysql Server Has Gone Away. Điều này sẽ xảy ra khi chúng ta sử dụng lệnh: mysql_options (…, MYSQL_OPT_READ_TIMEOUT, …) hoặc mysql_options (…, MYSQL_OPT_WRITE_TIMEOUT, …).  [caption id="attachment_17500" align="aligncenter" width="771"] Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi này[/caption] Timeout tự động kết nối lại ở client bị vô hiệu hóa Khi người dùng gặp một timeout trên máy chủ cũng như các bên khác tự động kết nối lại tại các client bị vô hiệu hóa thì cũng dẫn đến việc mất kết nối với máy chủ trong thời gian truy vấn. Gửi yêu cầu không đúng đến máy chủ Khi người dùng gửi một yêu cầu đến máy chủ nhưng không đúng hoặc quá lớn cũng sẽ không được kết nối. Bởi khi mysqld nhận được một gói có nghĩa là quá lớn hoặc sai thì mặc định chúng sẽ đóng kết nối.  Nếu bạn cần truy vấn lớn khi làm việc với cột BLOB lớn, người dùng có thể tăng giới hạn các truy vấn thông qua việc đặt các giá trị max_allowed_packet tăng lên. Trong số đó có một giá trị mặc định của 1MB. (cấu hình mặc định của shared hosting của Hostvn.net là 256Mb) INSERT hoặc thay thế một query chèn một nhiều hàng Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến lỗi kết nối này. Bên cạnh đó, khi một trong những lời truy vấn gửi yêu cầu cho máy chủ bất với số lượng các hàng được lắp vào cũng khiến bạn gặp phải lỗi. Để tránh lỗi, chúng ta nên giảm số lượng hàng được gửi dành cho mỗi INSERT hoặc thay thế. Mất kết nối khi gửi gói quá tải Người dùng gửi một gói có dung lượng 16MB trở lên tại các client cũ quá 4.0.8 nhưng máy chủ của bạn là 4.0.8 trở lên thì cũng khiến bạn gặp lỗi Mysql Server Has Gone Away. [caption id="attachment_17496" align="aligncenter" width="771"] Có 2 cách sửa lỗi Mysql Server Has Gone Away[/caption] Sửa lỗi Mysql Server Has Gone Away Hiệu Quả Trong phần nguyên nhân xuất hiện lỗi Mysql Server Has Gone, có một vài lỗi đã được chúng tôi đề cập đến cách khắc phục. Nhưng nếu, bạn không biết chính xác nguyên nhân dẫn đến lỗi này là gì thì có thể áp dụng 2 cách sửa dưới đây. Tăng tạm thời set biến Global MySQL Cách đầu tiên đó chính là thực hiện tăng giá trị ‘max_allowed_packet‘ của hệ thống bằng cách set biến GLOBAL max_allowed_packet của dịch vụ MySQL mà chúng đang hoạt động. Cách này sẽ không yêu cầu người dùng phải khởi động lại dịch vụ MySQL. Giá trị sau khi được nâng lên sẽ là : 32 x 1024 x 1024 # mysql -u root -p Enter password: mysql> SET GLOBAL max_allowed_packet=33554432 Rồi tiến hành import lại. >>> Xem thêm: Name Server là gì? Đặc điểm & Cách đổi NameServer tên miền Cấu hình file dịch vụ MySQL Cách thứ 2 đó chính là tiến hành thiết lập lại cấu hình trong file /etc/my.cnf. Sau khi thực hiện dịch vụ MySQL dù có khởi động lại cũng sẽ vẫn luôn được set giá trị đúng với con số mà chúng ta mong muốn. Yêu cầu đó là khởi động lại dịch vụ MySQL. # vi /etc/my.cnf [mysqld] max_allowed_packet=32M ... # /etc/init.d/mysql restart Những bài viết liên quan: Blog là gì? Hướng dẫn chi tiết cách tạo Blog cá nhân miễn phí Cách cài đặt Plugin cho wordpress chi tiết từ A – Z Lỗi 502 Bad gateway là gì? Nguyên nhân & cách khắc phục từ A-Z Lỗi 552 là gì? Cách sửa lỗi Connection timed out nhanh nhất Trên đây là những thông tin có liên quan đến lỗi Mysql Server Has Gone Away dành cho người dùng đang muốn tìm hiểu. Ghi nhớ cách giải quyết để không gián đoạn công việc của mình nhé.

Name Server là gì? Đặc điểm & Cách đổi NameServer tên miền

23:48 27/01/2022
Name Server được biết đến là hệ thống thực hiện điều phối quá trình hoạt động của tên miền website. Chúng giúp cho khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy web của bạn. Tuy nhiên, NameServer không phải là khái niệm quen thuộc với một vài người. Vậy nếu bạn đang muốn tìm hiểu xem Name Server là gì thì hãy cùng phân tích trong bài viết dưới đây. Name Server là gì? NameServer còn được biết đến với tên gọi khác là Domain NameServer, hoặc DNS Server. Chúng có vai trò giúp kết nối URL với địa chỉ IP máy chủ một cách thân thiện nhất và phù hợp với người dùng. Tên miền của web sẽ được chuyển sang địa chỉ IP nhờ có Name Server và chúng cũng giúp điều phối quá trình hoạt động của Domain Website một cách hiệu quả nhất. Bạn đã nắm rõ Nameserver là gì rồi chứ? [caption id="attachment_17472" align="aligncenter" width="771"] Name Server là gì?[/caption] Đặc điểm của NameServer Để hiểu rõ hơn về Server Name là gì, ngay bây giờ hãy cùng điểm qua 3 đặc điểm của hệ thống này. Nameserver lưu trữ tên miền tương ứng địa chỉ IP: NameServer được coi như hệ thống danh bạ khổng lồ. Ở đó, chúng ta có thể lưu trữ một số lượng lớn tên miền tương ứng với các địa chỉ IP khác nhau. Tất cả sẽ tập hợp tại một trung tâm đăng ký. Nhờ vậy mà khi người dùng muốn truy cập vào 1 trang web nào đó thì chỉ cần gõ tên miền vào thanh trình duyệt là được. Việc còn lại ở do hệ thống NameServer thực hiện. Chúng tìm địa chỉ IP giúp bạn trong kho trung tâm khổng lồ đó và lôi chúng ra. Chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP: Sau khi NameServer đã tìm ra được địa chỉ IP tương ứng rồi thì chúng sẽ thực hiện đổi tên miền sang dãy số IP. Như vậy chúng ta có thể tìm được trang web mà mình muốn.  Thời gian truy cập thông tin lên đến 8 tiếng: Thời gian để NameServer cập nhật thông tin với nhau trong thời gian liên tục 8 giờ đối với các đuôi .COM và .NET sau khi đăng ký. Đối với các tên miền khác mở rộng khác (sub -domain), thời gian truy cập lên đến 48 tiếng. [caption id="attachment_17468" align="aligncenter" width="771"] Name Server giúp kết nối URL với địa chỉ IP máy chủ[/caption] >>> Xem thêm: Cách sửa lỗi Server IP Address Could Not Be Found đơn giản Tại sao cần thay đổi Name Server cho tên miền? Việc thay đổi tên miền của trang web thông qua NameServer thuộc quyền sở hữu cũng như quản lý của một nhà cung cấp khác. Nhưng nếu bạn muốn đổi sang Web Hosting tốt hơn của nhà cung cấp mới hoặc muốn chuyển sang chọn gói Hosting Giá Rẻ hơn để phù hợp với nhu cầu thì cần phải đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Cùng xem cách để đổi Nameservers là gì nhé. Chuyển tên miền sang nhà cung cấp mới. Đổi DNS A record. Đổi NameServer tên miền. Theo như 3 cách trên thì cách phổ biến nhất phải kể đến việc đổi NameServer tên miền. Lý do là vì chúng ta có thể thực hiện chúng một cách khá đơn giản, hoàn toàn không mất phí và cũng không đòi hỏi kỹ thuật cao. Mục đích chính của việc này đó là để thực hiện chuyển DNS của tên miền sang nhà cung cấp khác. Từ đó, giúp cho quá trình quản lý cũng như cài đặt DNS được thuận tiện và đơn giản hơn. Hướng dẫn thay đổi NameServer cho tên miền đơn giản Để tiến hành đổi tên miền NameServer, chúng ta chỉ cần thực hiện theo 4 bước cực kỳ đơn giản. Cùng xem 4 bước đổi tên miền Name Server là gì nhé. Bước 1: Truy cập vào trang quản trị tên miền và mua tên miền tương ứng Người dùng muốn đổi tên miến nào thì đăng nhập và mua tên miền tại nhà cung cấp Hosting đó. Chú ý để lấy link đúng. Bước 2: Lấy thông tin NameServer Bước tiếp theo là lấy thông tin của NameServer thông qua 1 trong 2 cách đó là: Cách 1: Lấy thông tin thông qua địa chỉ email của người dùng đã sử dụng khi đăng ký tên miền. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể liên hệ trực tiếp đến các nhà cung cấp để được hỗ trợ lấy thông tin một cách nhanh nhất. [caption id="attachment_17476" align="aligncenter" width="771"] Truy cập quản lý tên miền[/caption] Cách 2: Lấy thông tin từ tài khoản của Hosting bằng cách truy cập vào tài khoản của người dùng và thực hiện theo thứ tự của đường dẫn sau: Đăng nhập tài khoản > Quản lý tên miền > Chọn Domain bạn muốn thay đổi > Manage > NameServer. Thông qua cách này, người dùng có thể xem thông tin NameServer tại hệ thống cung cấp tên miền một cách cực kỳ đơn giản. Chú ý là mỗi một nhà cung cấp tên miền sẽ lại có những cách truy cập khác nhau đấy nhé. Bạn cần phải nắm bắt và xem xét một cách chính xác. [caption id="attachment_17460" align="aligncenter" width="771"] Chọn Domain bạn muốn thay đổi[/caption] >>> Xem thêm: Sửa lỗi Mysql Server Has Gone Away Đơn Giản & Hiệu Quả Bước 3: Đổi tên NameServer Mỗi nhà quản lý hosting sẽ lại có những cách đổi tên miền khác nhau. Tuy nhiên về quy trình cơ bản thì lại không mấy khác biệt. Cùng xem cách đổi tên Name Server là gì nhé. Thực hiện đăng nhập vào trang quản trị tên miền ở bước 1. Sau đó đến Domain -> All Domain -> Set NameServer. Lúc này, form đăng ký đổi tên miền sẽ hiện lên. Khái niệm của từng nhà cung cấp cũng không giống nhau với 2 sự lựa chọn đó là: NameServer #1 / nameserver chính NameServer #2 /Secondary Name Server Thậm chí một vài nhà cung cấp còn có cả Nameserver #3, #4… Dù tên gọi có phần khác nhau song cách sắp xếp sẽ đều thực hiện theo thứ tự như nhau.  Việc của chúng ta bây giờ là tiến hành nhập thông tin có liên quan đến công ty hosting đã lấy được bước 2 vào trong form đăng ký theo thứ tự sau: NameServer đầu tiên tương ứng với ns1 NameServer thứ 2 tương ứng với  ns2 [caption id="attachment_17464" align="aligncenter" width="771"] Điền các Name Server theo thứ tự[/caption] Cứ thực hiện tiếp diễn như vậy cho đến khi hết Name Server. Thông thường, mỗi một tên miền sẽ có ít nhất là 2 NameServer liên kết với nó. Nếu như gặp phải trường hợp đó là xuất hiện quá nhiều chỗ điền thông tin của NameServer trong khi đó thì số lượng nameserver mà chúng ta có ít hơn thì người dùng có thể thực hiện để trống những dòng phía sau. Nếu trong trường hợp người dùng không tìm thấy được thông tin của NameServers thì chúng ta có thể truy cập vào mục “help” hoặc “FAQ” ở ngay trên web của nhà cung cấp để tiến hành tìm kiếm thông tin. Muốn nhanh hơn thì liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp. Bước 4: Chờ đợi quá trình thay đổi NameServers hoàn tất Sau khi người dùng tiến hành thực hiện xong việc thay đổi như các bước trên thì lúc này, chúng ta chỉ cần chờ quá trình xác nhận thông tin được thực hiện hoàn tất nữa là xong. Thời gian tiến hành xác thực sẽ từ 2h đến 2 ngày. Sau thời gian đó, bạn đã có thể bắt đầu hoạt động với tên miền mới của mình. Những bài viết liên quan: Lưu trữ đám mây là gì? TOP ứng dụng lưu trữ đám mây tốt nhất Phần mềm máy tính là gì? Phân loại & Cách sử dụng hiệu quả RAID là gì? Các loại RAID và cách triển khai hiệu quả nhất Amp là gì? Cách cài đặt Amp cho Website WordPress từ A – Z Bạn đã nắm rõ Name Server là gì rồi chứ? Có thể thấy NameServers là một phần không thể thiếu được hiện nay trong lĩnh vực công nghệ giúp người dùng làm việc một cách dễ dàng hơn. Vì thế, hãy tìm hiểu thật kỹ để có được sự trợ giúp nhiệt tình nhất.

Application Server là gì? Toàn tập kiến thức về app server

22:30 27/01/2022
Application Servers là máy chủ ứng dụng được sử dụng để điều khiển hoạt động giữa người dùng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, mô hình này vẫn chưa được nhiều người biết đến. Để giải quyết những thắc mắc mà bạn đang gặp phải có liên quan đến khái niệm này, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Application Server là gì? Application Server được dùng để nói về phần mềm máy chủ ứng dụng. Đây là 1 phần mềm nằm trong cung cấp ứng dụng phần mềm dành cho những thiết bị hoặc máy trạm. Nếu sử dụng qua mạng Internet thì sẽ là giao thức HTML. Hiểu một cách đơn giản hơn thì Application Server chính là 1 khuôn khổ phần mềm được dùng vào việc cung cấp một môi trường cho các ứng dụng hoạt động cho dù chúng là gì đi chăng nữa. [caption id="attachment_17346" align="aligncenter" width="771"] Cùng tìm hiểu Application Servers là gì?[/caption] Nếu so sánh với web server thì điểm khác biệt của Application Server đó chính là chúng có thể sử dụng nhiều nội dung do chính máy chủ tạo ra và được tích hợp một cách vô cùng chặt chẽ đến Database server.Các sản phẩm của phần mềm này được sử dụng chủ yếu trong các phần mềm trung gian (middleware). Chúng sẽ giúp hỗ trợ các ứng dụng thực hiện giao tiếp với nhau. Bên cạnh đó, một số phần mềm Application Server còn cung cấp API (giao diện lập trình ứng dụng) sẽ cho phép chúng hoạt động một cách độc lập với hệ điều hành. >>> Xem thêm: Client Server là gì? Tìm hiểu mô hình Client Server từ A – Z Lịch sử của Application Server Theo cách truyền thống, tất cả các ứng dụng trước đây đều được lưu trữ trên hệ thống máy tính lớn (mainframe). Sau đó, chúng sẽ được chuyển tới các trạm truy cập (terminal). Tuy nhiên, các loại máy này chủ yếu chỉ hỗ trợ cho các tổ chức lớn mà thôi.  Sang đến thập kỷ 60 các sản phẩm máy tính mini xuất hiện. Đặc điểm của chúng là nhỏ, rẻ hơn nhiều so với các loại máy chủ lớn nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng hoạt động yếu hơn rất nhiều. Vì thế các trạm truy cập vẫn liên tục được sử dụng để giúp con người thực hiện giao tiếp với ứng dụng một cách dễ dàng. Bước sang thập kỷ 80, máy tính cá nhân tạo nên cơn sốt trong giới mộ điệu. Đến thập kỷ 90, mô hình tính toán máy chủ – máy trạm bắt đầu hình thành và phát triển. Lúc này, ứng dụng sẽ đóng vai trò như giao diện người dùng. Vào khoảng giữa thập kỷ 90, khi Internet xuất hiện thì mô hình phần mềm máy chủ ứng dụng được phát triển. Như vậy, bạn đã nắm rõ lịch sử hình thành, phát triển cũng như App Server là gì rồi chứ? [caption id="attachment_17354" align="aligncenter" width="771"] Trải qua quá trình hình thành thì App Server mới hoàn thiện và phát triển như hôm nay[/caption] Thành phần của máy chủ ứng dụng Thành phần của Application Server là gì? Đây hẳn là điều mà những ai thường xuyên phải làm việc với Application Servers quan tâm. Hệ thống máy chủ ứng dụng của chúng ta hiện nay có 2 thành phần chính là: Hệ điều hành máy chủ (OS) Phần cứng máy chủ Hai thành phần này hoạt động cùng với nhau. Chúng được sử dụng để cung cấp các hoạt động cũng như dịch vụ chuyên sâu về máy tính nơi ứng dụng cư trú. Một Application server sẽ làm nhiệm vụ thực thi cũng như cung cấp cho người dùng và/hoặc truy cập ứng dụng khác nếu như chúng ta sử dụng logic nghiệp vụ/chức năng của ứng dụng đã cài đặt. Các gói phần mềm này thường được viết thông qua ngôn ngữ lập trình Java và được chạy trên những hệ thống Windows NT. Application server. Chúng hoạt động như những kết nối trung gian giữa người truy cập trình duyệt cuối và cơ sở dữ liệu chứa thông tin mà họ đang cần truy cập. Máy chủ ứng dụng hoạt động như thế nào? Application Servers sẽ hoạt động theo quy trình sau: Thông qua giao thức có sẵn của ứng dụng, ứng dụng máy chủ sẽ tiến hành giải thuật dữ liệu thông qua các ứng dụng trên máy khách. Đồng thời, Application server cũng thực hiện cung cấp truy cập cho ứng dụng của máy khách và giải thuật xử lý dữ liệu đó. Các chương trình của ứng dụng sẽ sử dụng giải thuật như một phương pháp xử lý đối tượng. [caption id="attachment_17350" align="aligncenter" width="771"] Máy chủ tiến hành giải thuật dữ liệu thông qua các ứng dụng[/caption] Tính năng của Application Server là gì? Application Server hiện ngày càng được sử dụng một cách phổ biến hơn bao giờ hết. Lý do là vì chúng mang đến cho người dùng những tính năng sau: Khả năng kết nối, truy cập từ xa: Ứng dụng này có khả năng kết nối được từ xa nhờ vào hệ thống mạng nội bộ của doanh nghiệp hay internet kết nối. Quản lý người sử dụng: Đây là một trong những tính năng nổi bật của Application Server giúp các nhà quản lý nắm được ai là người đã truy cập vào hệ thống của mình. Bảo mật dữ liệu: Giúp dữ liệu của người dùng được đảm bảo một cách an toàn tuyệt đối, hạn chế việc mất dữ liệu trong quá trình sử dụng. Tính sẵn sàng cao: Hệ thống luôn có dữ liệu dự phòng với tính sẵn sàng cao cùng cân bằng tải hoàn hảo. Vì vậy mà khách hàng có thể yên tâm khi sử dụng hệ thống. Ứng dụng có nhiều tính năng nổi bật Lợi ích khi sử dụng Application Server Nếu bạn đang phân vân không biết có nên chọn Application Server để sử dụng hay không thì hãy cùng nhìn vào những lợi ích mà chúng mang đến với người dùng để có được câu trả lời chắc chắn cho mình nhé. Toàn vẹn dữ liệu và mã nguồn: Thông qua việc tập trung vào những xử lý logic của 1 hay một số máy chủ phần cứng, ứng dụng sẽ được cập nhật và nâng cấp đối với toàn bộ người sử dụng giúp đảm bảo trong quá trình sử dụng. Hạn chế gặp phải những sự cố về giống như ứng dụng truy cập phiên bản cũ hoặc cách điều chỉnh thông tin đã cũ và không còn phù hợp.  Đảm bảo về mặt an ninh: Việc quản lý tập trung đối với những truy cập được thực hiện tới ứng dụng và dữ liệu chính là lợi ích về mặt an ninh của Application Server. Hiệu suất cao: Điều này thể hiện thông qua việc giới hạn lưu lượng mạng đối với lưu lượng hiển thị. Chúng sẽ có hiệu suất rất cao nếu dùng nhiều. Hỗ trợ Website. Thương mại điện tử. Cộng tác tích hợp web. Tập trung vào cấu hình: Cấu hình ứng dụng có thể được người dùng thay đổi tùy vào nhu cầu sử dụng.  Tái sử dụng thành phần hệ csdl. Tích hợp những hệ thống và cơ sở dữ liệu hiện có. >>> Xem thêm: Blade Server là gì? Toàn tập kiến thức Blade Server từ A - Z Những phần mềm của máy chủ ứng dụng App Server Hiện nay, Application Server đang cung cấp khá nhiều phần mềm máy chủ ứng dụng dành cho người dùng. Cụ thể như thế nào hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây. Phần mềm máy chủ ứng dụng Java Phần mềm Application server Java phiên bản Enterprise cực kỳ nổi tiếng và được sử dụng phổ biến hiện nay đó là: WebLogic Server (BEA) JBoss (Red Hat) WebSphere Application Server và WebSphere Application Server Community Edition (IBM) JRun (Adobe) Apache Geronimo (Apache Software Foundation), Oracle OC4J (Oracle Corporation) Sun Java System Application Server (Sun Microsystems) SAP Web Application Server và Glassfish Application Server (dựa trên Java System Application Server của SUN). Các phần mềm máy chủ ứng dụng Java hiện nay đang hoạt động dựa vào nền tảng Java™2, phiên bản doanh nghiệp (J2EE™). J2EE sử dụng mô hình phân tán nhiều tầng để có thể thực hiện yêu cầu của người dùng. Mô hình Application server Java sẽ bao gồm có: Tầng hệ thống thông tin doanh nghiệp (EIS) bao gồm các ứng dụng, tệp cũng như cơ sở dữ liệu hiện CS. Ở tầng giữa là nền tảng J2EE với 1 máy chủ web và 1 máy chủ EJB thực hiện nhiệm cụ cấp phụ bổ sung ở tầng giữa. Muốn sử dụng nền tảng J2EE thì bắt buộc phải có 1 cơ sở dữ liệu có thể truy cập được qua JDO API, SQLJ hay JDBC.  Tầng khách hàng có khả năng bao gồm có 1 hay nhiều ứng dụng hoặc trình duyệt. Phần mềm máy chủ ứng dụng Microsoft Phần mềm máy chủ ứng dụng NET Framework của Microsoft gồm có: Windows Communication Foundation .NET Remoting Microsoft Message Queuing ASP.NET, ADO.NET Internet Information Services.và Apache Server Các nền tảng khác Bên cạnh 2 phần mềm trên thì các nhà cung cấp khác cung cấp Application server mã nguồn mở cũng tồn tại trong hệ thống ví dụ như: Zope, Base4, Appserver. Phân biệt giữa Application Server và Web Server Điểm khác giữa Application Server và Web Server đã được chúng tôi đề cập một chút phía trên. Để phân biệt được 2 ứng dụng này, chúng ta sẽ xét trong trường hợp máy chủ web xử lý và phản hồi những yêu cầu HTTP: Application server sẽ thực hiện những giao dịch cũ bằng việc phân phối logic nghiệp vụ đối với những ứng dụng thông qua 1 số giao thức.  Web server không hỗ trợ những giao dịch hay bất cứ một kết nối cơ sở dữ liệu một cách tổng hợp nào khác. [caption id="attachment_17342" align="aligncenter" width="771"] Application Server không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại[/caption] Những bài viết liên quan: Linux là gì? Toàn tập kiến thức về hệ điều hành Linux iFrame là gì? Hướng dẫn nhúng iFrame vào website đơn giản Edge Computing là gì? Tìm hiểu mô hình điện toán biên từ A-Z Localhost là gì? Hướng dẫn cài đặt Localhost cực đơn giản Trên đây là những thông tin có liên quan đến Application Server cơ bản nhất mà người dùng cần nắm. Ghi nhớ để sử dụng một cách hiệu quả và hợp lý nhất nhé.