Blogs Tech

MVC là gì? Tìm hiểu về mô hình MVC trong lập trình từ A – Z

11:32 10/01/2022
MVC là gì? Mô hình MVC có ứng dụng gì trong ngôn ngữ lập trình? Khi sử dụng mô hình này có những ưu nhược điểm gì? Những câu hỏi trên chắc chắn sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết này của FPT Cloud. Nào hãy cùng bắt đầu ngay thôi. MVC là gì? MVC là gì? Chắc hẳn đây là câu hỏi thường gặp của những người đang tìm hiểu về ngành công nghệ thông tin. MVC là mô hình thiết kế trong ngôn ngữ lập trình Smalltalk-76 được tiến sĩ Trygve Reenskaug trình bày vào năm 1970 tại trung tâm nghiên cứu Xerox Palo Alto (PARC).  [caption id="attachment_16880" align="aligncenter" width="771"] MVC là gì?[/caption] MVC là từ viết tắt được ghép từ 3 thành phần của mô hình là Model – View – Controller. Mỗi thành phần sẽ có một hoạt động riêng biệt và khi kết hợp sẽ tạo thành mô hình thiết kế hoàn chỉnh.  Thành phần trong mô hình MVC MVC là viết tắt tên của các thành phần mô hình này vậy thì thành phần trong mô hình MVC là gì? Hãy cùng tham khảo chi tiết các thành phần của MVC nhé.  [caption id="attachment_16872" align="aligncenter" width="771"] Các thành phần trong mô hình MVC là gì?[/caption] Model (M) Model chứa một cấu trúc dữ liệu có chức năng lưu trữ toàn bộ các thông tin dữ liệu của một ứng dụng. Trong mô hình MVC thì Model đóng vai trò kết nối cho 2 thành phần View và Controller.  Đối với Model được thiết lập như một cơ sở dữ liệu hoặc đơn giản hóa như một file XML thông thường. Khi thiết lập thành phần model thì lập trình viên cần đảm bảo các thao tác với cơ sở dữ liệu như các hoạt động xem, truy xuất hoặc xử lý dữ liệu trong ứng dụng. View (V) View là thành phần liên quan đến giao diện của ứng dụng khi người dùng trải nghiệm. Thông qua dữ liệu của MVC , người dùng sẽ thực hiện các thao tác tìm kiếm, sử dụng thông tin website, ứng dụng. Thành phần View được ứng dụng nhiều trong quá trình lập trình website và đây cũng là nơi mà các thành HTML tạo ra. Chức năng khác của thành phần View này chính là khả năng ghi nhận hành vi của người dùng để tương tác được với Controller. [caption id="attachment_16888" align="aligncenter" width="771"] Thành phần V trong MVC là gì?[/caption] Mặc dù không có mối liên hệ trực tiếp với Controller nhưng View sẽ có nhiệm vụ hiển thị yêu cầu chuyển đến cho Controller xử lý thông tin. Dễ hình dung hơn thì bạn có thể tham khảo ví dụ khi người dùng nhấn vào nút “Back” hoặc “Trở về” là thành phần view thì người dùng đang tạo ra 1 hành động trên ứng dụng mà controller cần xử lý. Controller (C) Controller là bộ phận sẽ xử lý các yêu cầu khi người dùng thao tác trên ứng dụng thông qua thành phần view. Lúc này, Controller sẽ thực hiện truy vấn và xuất dữ liệu phù hợp với yêu cầu của người dùng. Và để làm được điều đó controller còn có cần phải nối được với model để lấy dữ liệu. >>> Xem thêm: Hướng dẫn cách cài đặt Ubuntu đơn giản, nhanh chóng từ A - Z Luồng đi trong mô hình MVC Khi người dùng thực hiện thao tác trên ứng dụng hoặc website thì từ máy Client sẽ gửi yêu cầu đến server (máy chủ). Lúc này, controller sẽ tiến hành tiếp nhận và xử lý yêu cầu. Một vài trường hợp cần truy xuất dữ liệu thì controller sẽ kết nối với Model để hỗ trợ database. Sau khi Controller xử lý xong các yêu cầu thì kết quả sẽ được chuyển về View. Lúc này View sẽ tiến hành tạo các mã HTML để trả về giao hiện của trình duyệt kết quả theo yêu cầu của người dùng. Ưu nhược điểm của mô hình MVC [caption id="attachment_16884" align="aligncenter" width="771"] Những ưu nhược điểm của mô hình MVC[/caption] Ưu điểm Kiểm tra dễ dàng: Các thành phần độc lập giúp người lập trình dễ kiểm soát và khắc phục các vấn đề, lỗi phát sinh trước khi hoàn thiện sản phẩm đến người dùng. Chức năng control: Khi kết hợp với các loại ngôn ngữ lập trình thông dụng như CSS<HTML, Javascript thì mô hình MVC là sự hỗ trợ đóng vai trò tối ưu bộ control trên nền tảng ngôn ngữ lập trình. View và size: MVC giúp tối ưu diện tích băng thông khi sử dụng tránh trường hợp khi nhiều yêu cầu được thực hiện cùng lúc sẽ tạo ra nhiều tệp với dung lượng lớn ảnh hưởng trực tiếp đến đường truyền mạng. Chức năng Soc (Separation of Concern): Cho phép phân loại các thành Model, View, Database,… để dễ quản lý và kiểm soát hơn. Tính kết hợp: Người lập trình có thể kết hợp mô hình MVC trên nhiều nền tảng website/ ứng dụng khác nhau giúp tiện lợi hơn khi viết code và giảm tải dung lượng. Kết cấu khá đơn giản: Phù hợp cho nhiều đối tượng sử dụng khi có nhu cầu lập trình website hoặc các loại ứng dụng. Nhược điểm Đối với mô hình MVC có tính phân tách cao giữa các thành phần nên phù hợp để ứng dụng trong các dự án lớn. Nếu ứng dụng MVC trong các dự án nhỏ sẽ dễ gặp tình trạng cồng kềnh, tốn nguồn lực khi phát triển dự án. Đồng thời, thời gian trung chuyển dữ liệu cũng là điều cần cân nhắc khi thực hiện dự án nhỏ. Ứng dụng của mô hình MVC trong lập trình Đối với mỗi mục đích nghề nghiệp của người lập trình viên sẽ có những lựa chọn về ngôn ngữ lập trình cũng như framework lập trình khác nhau.  Tuy nhiên theo nhận định và đánh giá từ chuyên môn thì nếu các người lập trình có mong muốn phát triển nghề nghiệp của mình thì MVC dưới dạng kiến trúc là một lựa chọn đáng để cân nhắc sử dụng. Ví dụ: Chúng ta đang dần sử dụng Dotnet Core để thay thế cho Dotnet MVC nhưng nhu cầu sử dụng mô hình MVC trong lập trình vẫn còn tồn tại và khá phổ biến. Điển hình là nhu cầu về Django.  Cách sử dụng mô hình MVC hiệu quả Vậy cách sử dụng hiệu quả mô hình MVC là gì? Dưới đây là ví dụ hiển thị của một website sử dụng mô hình MVC hiệu quả. Ví dụ: Ứng dụng Car Clicker được thiết lập để dành cho những cuộc bình chọn về xe hơi. Trên website này các thành phần được thể hiện rõ và hoạt động độc lập với nhau.  Đại diện cho Model( M) là dữ liệu nhiều mẫu xe hơi được liệt kê. Controller: là các bộ đếm click chuột có trên website. View: Hiển thị hình ảnh chiếc xe mà người dùng chọn. >>> Xem thêm: Lỗi err_ssl_protocol_error là gì? Nguyên nhân & Cách khắc phục Một số câu hỏi liên quan đến MVC [caption id="attachment_16876" align="aligncenter" width="771"] Một số câu hỏi liên quan đến MVC thường gặp[/caption] Kỹ năng cần có để sử dụng mô hình MVC là gì? MVC là một mô hình vận hành kết hợp với các ngôn ngữ lập trình nên việc trang bị kỹ năng về lập trình như viết coding bằng các ngôn ngữ như PHP, Java, C#,….  Ngoài ra người lập trình cũng cần đầu tư tìm hiểu về mô hình MVC trước khi sử dụng do đây không phải là ứng dụng hoàn chỉnh mà có nhiều lớp trung gian cũng các lớp dữ liệu, logic,… Tại sao nên sử dụng mô hình MVC? Mô hình MVC phân tách độc lập các thành phần nên khi xử lý dữ liệu thì phần hiển thị trên ứng dụng không bị thay đổi. Nếu mô hình MVC được ứng dụng và phát triển theo hướng chuyên nghiệp thì chúng sẽ giúp cho hoạt động frond end, back end hạn chế xung đột trên cùng hệ thống khi thực hiện cùng lúc. Mô hình đơn giản, dễ nắm bắt nên người lập trình dễ dàng làm quen và triển khai nhanh chóng hơn. Đối tượng nào cần học mô hình MVC? Mô hình MVC được coi như là mô hình kinh điển trên các nền tảng lập trình chính vì thế những đối tượng cần thao tác trực tiếp với các mã code hoặc người phát triển code đều cần trang bị kiến thức về MVC. Ai cần học mô hình MVC? Còn đối với những người phụ trách thiết kế hình ảnh, giao diện cho website thì cũng cần hiểu về mô hình MVC để có thể phối hợp nhịp nhàng cùng với thành viên IT để phát triển website tối ưu hơn. Những bài viết liên quan: Apache là gì? Hướng dẫn cách cài đặt Apache chi tiết từ a-z CURL là gì? Hướng dẫn thiết lập & sử dụng CURL trên PHP ASP.NET là gì? Tìm hiểu về ngôn ngữ ASP.NET từ A – Z DevOps Roadmap là gì? Hành trình để trở thành DevOps chuyên nghiệp Chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về “MVC là gì” cũng như những thông tin liên quan khác về mô hình lập trình này. Mặc dù MVC là mô hình khá đơn giản và dễ sử dụng nhưng người lập trình cần phải nắm rõ quy trình để triển khai hiệu quả.  Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ tối ưu hóa hệ thống mạng đang sử dụng thì đừng quên tham khảo thêm thông tin chi tiết tại đường link https://fptcloud.com/bang-gia nhé.

Lỗi err_ssl_protocol_error là gì? Nguyên nhân & Cách khắc phục

11:00 10/01/2022
Lỗi err_ssl_protocol_error là một trong những lỗi người dùng thường gặp nhất khi truy cập và sử dụng internet. Điều này gây ra nhiều khó khăn, bất tiện cho người dùng khi cần sử dụng các website. Vậy lỗi err_ssl_protocol_error là gì? Cách khắc phục lỗi này thế nào?  Hãy cùng FPT Cloud tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé. [caption id="attachment_16118" align="aligncenter" width="771"] Lỗi err_ssl_protocol_error là một trong những lỗi người dùng thường gặp khi truy cập website[/caption] Lỗi err_ssl_protocol_error là gì? Để tìm hiểu cách sửa Lỗi err_ssl_protocol_error chính xác nhất, trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ, err_ssl_protocol_error là gì? Khi truy cập internet, nếu bạn gặp trường hợp kết nối vào website không thành công và Google Chrome hiện thông báo “Lỗi err_ssl_protocol_error” tức là bạn đang gặp tình trạng This site can’t provide a secure connection.  Đây là tình trạng thường gặp khi website bạn truy cập được bảo vệ bằng SSL của Google Chrome. Lúc này, Google Chrome sẽ thông báo để bạn biết rằng website đang gặp sự cố và bạn sẽ không thể truy cập ở thời điểm hiện tại. Ngoài ra, lỗi này cũng sẽ xảy ra khi website bạn truy cập thiếu xác thực hoặc do lỗi liên quan tới server web.  Nguyên nhân gây nên lỗi err_ssl_protocol_error Lỗi err_ssl_protocol_error thường do một trong số các nguyên nhân sau: Proxy bị lỗi: khi proxy server bị lỗi có thể ảnh hưởng tới hiệu quả truy cập mạng của người dùng. Lỗi Proxy có thể dẫn tới lỗi err_ssl_protocol_error. Thông thường, lỗi proxy thường gặp chủ yếu ở win 10.  Phiên bản Google Chrome sử dụng đã cũ: Google Chrome thường xuyên cập nhật các phiên bản mới với nhiều tính năng mới. Vì thế, nếu không cập nhật, nâng cấp phiên bản Chrome thường xuyên, bạn có thể gặp tình trạng lỗi err_ssl_protocol_error không thể truy cập trang web như mong muốn.  Bộ nhớ Cache trình duyệt bị lỗi: Cache có tác dụng lưu trữ dữ liệu tạm thời. Việc Cache của trình duyệt bị lỗi có thể dẫn tới tình trạng không thể ghi nhớ và truy cập website như mong muốn.  Do chương trình diệt virus, tường lửa chặn kết nối: Các chương trình diệt virus thường có tính năng quét các trang web để phát hiện virus. Vì thế, những website được đánh giá không đủ điều kiện có thể sẽ bị chặn không thể truy cập.  Ngày hoặc giờ trong hệ thống không đúng: ngày giờ trong hệ thống không khớp với ngày giờ website có thể dẫn tới lỗi err_ssl_protocol_error. [caption id="attachment_16104" align="aligncenter" width="771"] Có nhiều nguyên nhân dẫn tới lỗi err_ssl_protocol_error[/caption] SSL hoặc Browser cache chứa certificate lỗi thời: tương tự như lỗi phiên bản Chrome, khi SSL hoặc Browser lỗi thời cũng sẽ ảnh hưởng tới khả năng truy cập website. Tiện ích mở rộng trên Chrome gây nên: các tiện ích mở rộng có thể xung đột với website dẫn tới tình trạng lỗi truy cập web.  Quic protocol đang chặn thiết lập kết nối: Quic protocol là giao thức kết nối giúp tăng thời gian tải website. Nếu Quic protocol đang chặn kết nối tới SSL, bạn cũng sẽ không thể truy cập trang web.  File host bị hỏng: đây cũng là nguyên nhân thường gặp dẫn tới tình trạng lỗi err_ssl_protocol_error. >>> Xem thêm: 10+ Cách sửa lỗi dns_probe_finished_nxdomain hiệu quả 10 cách khắc phục lỗi err_ssl_protocol_error hiệu quả Việc thường xuyên gặp phải lỗi err_ssl_protocol_error khiến người dùng cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng tới công việc và các kế hoạch khi sử dụng website. Để khắc phục lỗi err_ssl_protocol_error, bạn có thể thực hiện 1 trong các cách sau:  Cài đặt lại ngày, giờ trên máy tính Sai ngày giờ là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới lỗi err_ssl_protocol_error. Việc cài đặt ngày giờ không chính xác sẽ làm gián đoạn website của bạn. Vì thế, hãy kiểm tra để đảm bảo rằng máy tính của bạn không bị sai ngày và giờ.  Trong trường hợp ngày giờ hệ thống đang bị lỗi, bạn có thể cài đặt lại chỉ với 3 bước đơn giản sau đây: Bước 1: Truy cập vào phần Setting/cài đặt của Windows trên máy tính. [caption id="attachment_16126" align="aligncenter" width="771"] Truy cập vào phần Setting để cài lại ngày và giờ trên máy tính[/caption] Bước 2: Tìm đến mục Time & Language. Sau đó sửa lại thời gian, ngày giờ cho chính xác. [caption id="attachment_16100" align="aligncenter" width="771"] Chọn Time & Language[/caption] Cập nhật phiên bản  mới nhất google chrome Nếu phiên bản Chrome của bạn đã cũ, bạn cũng có thể gặp phải lỗi err_ssl_protocol_error khi truy cập internet. Để khắc phục tình trạng này bạn cần nâng cấp lên bản Chrome mới nhất bằng cách:  Bước 1: Mở cửa sổ Chrome Bước 2: chọn mục Cài đặt (biểu tượng 3 dấu chấm thẳng hàng ở góc trên, bên tay phải). Sau đó chọn Customize Google Chrome.  [caption id="attachment_16096" align="aligncenter" width="771"] Cập nhật phiên bản mới nhất google chrome[/caption] Bước 3: Kiểm tra phiên bản Chrome đang sử dụng sau đó chọn phiên bản mới nhất để cập nhật.  Sau khi cập nhật thành công, bạn có thể quay lại để kiểm tra còn gặp phải lỗi err_ssl_protocol_error hay không.  Gỡ hoặc vô hiệu hóa tiện ích mở rộng Gỡ các tiện ích mở rộng cũng là một trong nhiều cách được áp dụng để khắc phục lỗi err_ssl_protocol_error. Đặc biệt, trong trường hợp không phát hiện ra nguyên nhân gây lỗi, bạn nên thử xóa các và tắt các tiện ích mở rộng bằng cách: Bước 1: kiểm tra các tiện ích mở rộng bằng cách nhập: //extensions/ vào thanh URL. [caption id="attachment_16110" align="aligncenter" width="771"] Gỡ hoặc vô hiệu hóa tiện ích mở rộng[/caption] Bước 2: Mở Google Chrome, chọn mục More Tools, tìm mục Extensions sau đó tắt các mục không cần thiết. [caption id="attachment_16122" align="aligncenter" width="771"] Tìm mục Extensions sau đó tắt các mục không cần thiết[/caption] Xóa cache, cookie trên Google Chrome Ngay cả khi không gặp lỗi err_ssl_protocol_error, bạn cũng nên thường xuyên xóa Cache để làm nhẹ trình duyệt, giúp ứng dụng chạy mượt hơn. Để xóa Cache, Cookie trên Chrome, bạn chỉ cần thực hiện các bước cực kỳ đơn giản sau đây: Bước 1: Mở Google Chrome. Sau đó nhấn đồng thời Ctrl + Shift + Delete. Bước 2: Chọn Alltime, sau đó chọn “Cookies and other site data” và  “Cache images and files”. Bước 3: Nhấn Clear Data để xóa Cache, Cookie của Chrome. Xóa SSL State để sửa lỗi Nếu không xóa SSL State, bạn rất có thể sẽ gặp lỗi err_ssl_protocol_error. Để không bị chặn SSL, bạn cần thực hiện các thao tác sau: Bước 1: Mở Control Panel, Sau đó chọn mục Network and Internet và mở cửa sổ Network and Sharing Center. Bước 2: Chọn mục Internet Options ở góc trái màn hình, mở tab Content sau đó chọn Clear SSL State.  Sau khi xóa thành công, bạn sẽ nhận được thông báo “The SSL cache was successfully cleared”.  Bước 3: khởi động lại Chrome để kiểm tra còn lỗi err_ssl_protocol_error hay không. [caption id="attachment_16142" align="aligncenter" width="771"] Xóa SSL State để sửa lỗi[/caption] Kích hoạt phiên bản SSL/TLS Lỗi err_ssl_protocol_error có thể do SSL của website không tương thích với phần mềm Google Chrome của bạn. Do đó, để Chrome tương thích với SSL/TLS Protocol, bạn cần tiến hành thay đổi cài đặt bằng cách:  Bước 1: Chọn mục Settings ở góc phía trên, bên phải màn hình. Sau đó kéo xuống và tìm đến mục Advanced Settings.  Bước 2: Tìm Proxy Settings, sau đó mở ra và chọn Advanced. Bước 3: Xoay con trỏ chuột, tìm mục Security. Hãy kiểm tra tất cả các phiên bản SSL và TLS.   Bước 4: Nhấn Apply để hoàn tất và khởi động lại Google Chrome của bạn.  Tiến hành tắt giao thức QUIC Protocol Để tắt giao thức QUIC Protocol, bạn chỉ cần thực hiện các bước sau:  Bước 1: Mở Google Chrome, sau đó dán lệnh: // flags / # enable-quic” và nhấn Enter.  Bước 2: Nếu QUIC Protocol đang để là Enable hoặc Default, bạn có thể đổi thành Disabled.  Bước 3: Di chuyển chuột đến cuối trang, chọn Relaunch Now để tắt QUIC Protocol.  Xóa các tệp lưu trữ của hệ thống Để sửa lỗi err_ssl_protocol_error, bạn cũng có thể xóa các tệp lưu trữ của hệ thống. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới lỗi không thể truy cập website. Cách xóa tệp như sau: Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R. Sau đó paste đường dẫn: C:\Windows\System32\drivers\etc vào ô trống và nhấn Enter. [caption id="attachment_16134" align="aligncenter" width="771"] Xóa các tệp lưu trữ của hệ thống[/caption] Bước 2: Tìm File Hosts, sau đó xóa file đó đi. [caption id="attachment_16138" align="aligncenter" width="771"] Xóa file Host[/caption] Tắt tường lửa và phần mềm diệt virus Rất nhiều trường hợp, người dùng có thể gặp lỗi err_ssl_protocol_error do phần mềm chống virus bạn đang sử dụng chặn SSL của website đó. Hầu hết các phần mềm diệt virus hiện nay đều có chức năng Scan website nhằm hạn chế tình trạng virus xâm nhập hoặc ảnh hưởng tới vấn đề bảo mật.  Một số phần mềm diệt virus còn chặn các SSL/TLS đã cũ. Vì thế, khi gặp lỗi err_ssl_protocol_error, bạn cũng có thể tắt phần mềm diệt virus đang được dùng. Nếu sự cố vẫn xảy ra, bạn có thể khôi phục cài đặt ban đầu và tiếp tục tìm nguyên nhân khác.   Trong trường hợp website hoặc IP của bạn bị chặn tường lửa, bạn cũng sẽ gặp lỗi err_ssl_protocol_error. Trong trường hợp này, bạn cần kiểm tra lại tường lửa và tắt tường lửa nếu cần thiết.  >>> Xem thêm: Hub là gì? Hub dùng để làm gì? So sánh Hub và Switch từ A-Z Hạ thấp mức độ bảo mật và quyền riêng tư trên Internet Nếu lỗi err_ssl_protocol_error vẫn diễn ra, bạn có thể thay đổi bảo mật và quyền riêng tư của internet. Nếu mức độ riêng tư quá cao, hệ thống của bạn có thể sẽ tự động chặn một website nào đó. [caption id="attachment_16114" align="aligncenter" width="771"] Hạ thấp mức độ bảo mật và quyền riêng tư trên Internet[/caption] Để hạ thấp độ bảo mật của internet, bạn cần thực hiện các bước sau:  Bước 1: Tìm kiếm “internet Options” tại mục tìm kiếm của máy tính.  Bước 2: Tại bảng thuộc tính internet, tìm đến mục Security. Bạn có thể thiết lập mức bảo mật là Medium hoặc kéo thanh điều chỉnh tùy theo mong muốn.  Bước 3: Tương tự, với tab Privacy, bạn cũng làm tương tự như với tab Security. Sau đó nhấn OK để hoàn tất thiết lập.  Những bài viết liên quan: CVE là gì? Ảnh hưởng của CVE đến hệ thống bảo mật XSS là gì? Tầm nguy hiểm và cách khắc phục lỗ hổng XSS Proxy là gì? Hướng dẫn kết nối và sử dụng Proxy chi tiết Password là gì? TOP 10 phần mềm quản lý Password tốt nhất Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân và một số cách khắc phục lỗi err_ssl_protocol_error. Qua đó giúp sửa lỗi thành công và có những trải nghiệm ấn tượng nhất khi truy cập internet.  Xem thêm bảng giá Cloud lưu trữ dữ liệu: Bảng giá thuê cloud server. 

Hub là gì? Hub dùng để làm gì? So sánh Hub và Switch từ A-Z

10:24 10/01/2022
Hub được biết đến là thiết bị ra đời với mục đích kết nối các máy tính, các thiết bị với nhau trong cùng một mạng LAN, được ứng dụng và sử dụng rộng rãi trong các hội gia đình, doanh nghiệp. Vậy thực tế Hub là gì? Hub có đặc điểm, vai trò, ứng dụng như thế nào mà được ưa chuộng sử dụng như vậy? Hub và Switch khác nhau như thế nào để lựa chọn thiết bị phù hợp. Hub là gì? Hub là viết tắt của từ gì? Hub là viết tắt của nhiều từ khác nhau, nhưng ở đây Hub được ra đời với mục đích kết nối các máy tính hoặc các thiết bị khác trong cùng một mạng LAN, hoạt động như một trung tâm kết nối. Gói dữ liệu chỉ được truyền đến một cổng và nhờ hub tạo ra nhiều bản sao và chuyển tiếp chúng đến các cổng khác và dữ liệu được truyền đến tất cả. [caption id="attachment_16740" align="aligncenter" width="771"] Hub là gì?[/caption] Đặc điểm và Vai trò của Hub Hub là thiết bị mạng dùng để kết nối các thiết bị trong cùng một mạng LAN với nhau, vậy đặc điểm, vai trò của Hub là gì? Đặc điểm của Hub Hub được coi là một bộ lặp nhiều cổng. Như đã đề cập ở trên, các hub thường có 4 đến 24 cổng, nhưng cũng có những hub sẽ có nhiều cổng hơn tùy thuộc vào người sử dụng. Tuy nhiên,  hầu hết các hub được sử dụng trên mạng 10BASET hoặc 100BASET.  Bên cạnh đó, hub không phân chia nhiệm bị cho bất kỳ cổng nào do đó dữ liệu sẽ được truyền đến tất cả các cổng. Do đó, trong quá trình sử dụng, nếu cổng hub nào gặp sự cố, hoàn toàn có thể sử dụng dữ liệu tại một cổng khác. Hiện nay, hub là bộ chia mạng được nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn. Vậy hub có những đặc điểm gì nổi trội mà trở nên được ưa chuộng như vậy? Sau đây là một số đặc biệt điểm nổi trội của Hub: Hub hoạt động với chức năng là băng thông chia sẻ và phát trực tuyến.  Các thiết bị hub hoạt động trên lớp vật lý của mô hình OSI và cung cấp hỗ trợ phát trực tuyến bán song công (half-duplex).  Ngoài ra, trong quá trình, các xung đột có thể phát sinh khi thiết lập lên đường truyền, chủ yếu trong hub, khi nhiều máy tính đồng thời gửi dữ liệu đến các cổng cao tương ứng đến các thiết bị khác nhau. [caption id="attachment_16732" align="aligncenter" width="771"] Đặc điểm, vai trò của hub[/caption] Vai trò của Hub Khi bạn đã hiểu khái niệm cơ bản về hub là gì thì vai trò và chức năng của hub cũng cần được quan tâm để có thể sử dụng, ứng dụng hub trong dùng mạng một cách tốt nhất, đảm bảo hiệu quả sử dụng cũng như hiệu quả công việc. Cụ thể, hub có vai trò và chức năng gì? Hub đóng vai trò trung tâm và mỗi thiết bị có chức năng riêng là kết nối giữa hub với các thiết bị mạng và dữ liệu xử lý được gọi chung là “khung”. Sau đó, trung tâm nhận được khung, và trung tâm ngay lập tức được khuếch đại và truyền đến các cổng. từ máy tính chủ. Khi thực hiện trung tâm, một khung được truyền và có thể được truyền tới các cổng. Đặc biệt, trung tâm không quan tâm đến việc khung được kết nối với một cổng duy nhất vì nó không phân biệt cổng. Bất kỳ ai làm nhiệm vụ đầu vào. Kết quả là, trung tâm đi đến tất cả các cổng và mang theo nhiều lưu lượng mạng, dẫn đến thời gian phản hồi mạng kém. >>> Xem thêm: DNS 1.1.1.1 là gì? Hướng dẫn cài đặt và thay đổi DNS 1.1.1.1 Hub có những loại nào? Dựa vào chức năng của hub, hub được chia thành 3 loại hub phổ biến, đó là: Hub bị động, Hub chủ động và Hub thông minh. Cụ thể, từng loại hub sẽ có những đặc điểm như nào? [caption id="attachment_16736" align="aligncenter" width="771"] Hub có những loại nào?[/caption] Hub thụ động - Passive Hub Các trung tâm thụ động không ảnh hưởng đến hiệu suất, Passive Hub chỉ giúp xác định lỗi và chỉ ra phần cứng bị lỗi. Họ chỉ cần chuyển gói dữ liệu đến các cổng khác sau khi nhận nó từ một cổng cụ thể. Nó có một cổng 10BASE2 và một đầu nối RJ45 kết nối với bất kỳ thiết bị LAN nào. Điều này cũng được chấp nhận như là tiêu chuẩn trong các mạng. Các cổng AUI nằm trong các trung tâm thụ động sáng tạo, kết nối như bộ thu phát theo thiết kế mạng. Hub chủ động - Active Hub So với Passive Hub, Active Hub được trang bị nhiều chức năng mạnh mẽ hơn. Cụ thể: Giám sát dữ liệu được gửi đến các thiết bị được kết nối nhờ công nghệ lưu trữ dữ liệu. Hub chủ động kiểm tra và sắp xếp thứ tự ưu tiên các gói dữ liệu trong quá trình truyền.  Sửa chữa các gói dữ liệu bị hỏng mà không ảnh hưởng đến đường truyền. phần còn lại của các gói.  Nó cũng có thể đọc các gói tin. Tín hiệu yếu chảy đến các cổng và khuếch đại chúng trước khi đi đến các cổng khác.  Khi một thiết bị không hoạt động, tín hiệu đến sẽ được khuếch đại nhiều hơn. Điều này có thể được giám sát thông qua thiết bị. Nhờ đó, công việc của các thiết bị trong mạng LAN luôn được đảm bảo.  Một số Active hoạt động có thể xem xét lỗi thiết bị và đưa ra chẩn đoán thích hợp. Ngoài ra, các Hub chủ động hoạt động có thể đồng bộ hóa lại và chuyển tiếp các gói dữ liệu nhiều lần. Hub thông minh - Smart Hub Hub thông minh có nhiều tính năng cao hơn so với 2 loại Hub thụ động và Hub chủ động. Smart Hub cho phép các bộ phận quản trị chỉ định những người dùng có chung sở thích khi họ muốn mở rộng hoạt động kinh doanh trên mạng. Đồng thời, Smart Hub cũng giúp hoàn thành công việc của bạn nhanh hơn và hiệu quả hơn (hiện nay kỹ thuật này đang ngày càng trở nên phổ biến).  Mọi vấn đề đều được phát hiện trên một thiết bị vật lý, dễ dàng xác định, chẩn đoán và giải quyết thông qua quản lý dữ liệu.  Smart Hub là một bản nâng cấp tiêu chuẩn so với Active Hub. Việc phát hiện ra các công cụ quản lý tập trung cung cấp một cái nhìn sâu sắc hơn về các mạng. Từ đó, nó giúp chúng tôi tìm ra những thiết bị hoạt động kém hiệu quả. hoặc lỗi thời.  Tính linh hoạt cao kết hợp với tốc độ truyền dữ liệu tuyệt vời. Tốc độ tiêu chuẩn hiện tại là 10, 16, tương ứng với 100 Mbit/s đối với máy tính để bàn. Ứng dụng của Hub Qua tìm hiểu các khái niệm và đặc điểm, vai trò và các tính năng, chúng ta đã hiểu thêm những khái niệm liên quan đến Hub. Vậy ứng dụng của Hub là gì? Sau đây là một số ứng dụng của Hub, cụ thể: Hub được dùng trong tạo ra các mạng gia đình nhỏ. Thiết bị phục vụ cho mục đích giám sát mạng. Được sử dụng phổ biến trong các tổ chức với mục đích cung cấp kết nối. Để tạo một thiết bị có sẵn ngoài mạng, Hub cũng có thể được. Ứng dụng của hub Ưu nhược điểm của Hub Không thể phủ nhận được những vai trò tuyệt vời, những ưu điểm nổi trội mà Hub mang lại. Tuy nhiên, dù là thiết bị gì thì đi cùng với những điểm điểm sẽ tồn tại những nhược điểm nhất định. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ưu điểm, nhược điểm của Hub nhé! Ưu điểm Ưu điểm của hub bao gồm:  Hỗ trợ các loại phương tiện mạng khác nhau.  Hub không tốn quá nhiều chi phí và phù hợp với mọi đối tượng sử dụng. Sử dụng một trung tâm không ảnh hưởng đến hiệu suất của mạng. Hub giúp mở rộng khoảng cách của mạng. [caption id="attachment_16756" align="aligncenter" width="771"] Ưu, nhược điểm của hub[/caption] Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm nổi trội, thiết bị hub cũng có những nhược điểm như sau: Các thiết bị hub không thể chọn đường dẫn tốt nhất trên mạng.  Không có cơ chế nào như phát hiện va chạm và giảm lưu lượng. Hub không thể lọc thông tin vì thiết bị mạng này đang truyền các gói trên tất cả các phân đoạn được kết nối.  Ngoài ra, hub cũng không có khả năng kết nối các kiến ​​trúc mạng khác nhau như vòng, mã thông báo, ethernet, ... Lợi ích khi sử dụng thiết bị Hub Hub không chỉ là thiết bị có khả năng kết nối các máy tính, các thiết bị khác trong cùng một mạng LAN với nhau mà Hub còn có nhiều lợi ích khác khi sử dụng, chẳng hạn như tốc độ dẫn truyền nhanh, phát hiện và ngăn chặn lỗi kịp thời, cụ thể: Tốc độ dẫn truyền nhanh Nhiều lớp có các hub với các dải tốc độ khác nhau. Lớp 1 có độ trễ tín hiệu thời gian 140 bit nếu bản ghi dữ liệu được đặt trong phạm vi 100BASE TX, 100BASE T4. Trong khi đó, Lớp 2 có độ trễ 92 bit để truy cập miền xung đột.  Nó là một cổng chuyển mạch bên trong hoạt động ở các phân đoạn 10M / bit và 100M / bit. Khi một thiết bị được kết nối với các phân đoạn này, các cổng sẽ hoạt động và tín hiệu được truyền với tốc độ cao hơn. Tuy nhiên, điều này dẫn đến sự thất bại của mô hình, vì không thể chuyển đổi giữa các luồng lưu lượng. Phát hiện và ngăn chặn các lỗi Thông tin kỹ thuật của hub có nhiều chức năng lớp vật lý, khí đó, các hub được kết nối với nhau sẽ mang đến những lợi thế lớn. Các hub phát hiện các lỗi nghiêm trọng, xung đột lớn và va chạm không liên tục xảy ra giữa các cổng hoặc thiết bị.. Nếu xảy ra lỗi, đường truyền tín hiệu bị đứt và thiết bị bị hỏng sẽ bị cô lập.  Ngoài ra, hub còn có thể phát hiện độ lệch chuẩn trong cáp và tránh ảnh hưởng xấu đến các thiết bị. Các hub có một cặp Ethernet xoắn đôi tích hợp, giúp tìm ra các vấn đề về chức năng. Để định tuyến dữ liệu qua từng phân đoạn thông qua các bộ lặp, dữ liệu đó phải giống nhau trong tất cả các phân đoạn. Lặp lại không thể kết hợp dữ liệu trên các phân đoạn khác nhau. So sánh Hub và Switch chi tiết * Giống nhau:  Chịu trách nhiệm  kết nối nhiều máy tính và thiết bị điện tử trong cùng một hệ thống mạng.  Khuếch đại tín hiệu và chuyển gói  đến các cổng. [caption id="attachment_16744" align="aligncenter" width="771"] Sự khác biệt giữa hub và switch[/caption] * Khác nhau:  Tiêu chí Hub (bộ chia mạng) Switch (Thiết bị chuyển mạch) Cách chuyển dữ liệu Khi dữ liệu đến từ một cổng, hub sẽ sao chép nó và phân phối nó đến các cổng còn lại. Switch phân tích dữ liệu đến và xác định nguồn và đích  để quản lý truyền chính xác Cơ chế hoạt động Hub đang chạy ở chế độ. Half duplex, tức là chỉ gửi hoặc nhận dữ liệu cùng một lúc  Với cơ chế full duplex có thể gửi và  nhận dữ liệu cùng một lúc. Tốc độ của Hub là bao nhiêu?  Các hub ethernet sẽ không có tốc độ giống mà tùy thuộc vào từng hub ethernet mà có tốc độ khác nhau, tốc độ ở đây bao gồm cả tốc độ dữ liệu mạng hoặc băng thông. Cụ thể, tốc độ của các hub đầu tiên chỉ là 10Mbit/s, trong khi đó các hub hiện đại đã hỗ trợ tới 100 Mbit/s và thường cung cấp kết nối. Tốc độ 10 Mbit/s và 100 Mbit/s (được gọi là bộ chia tốc độ kép hoặc bộ chia 10/100).  [caption id="attachment_16748" align="aligncenter" width="771"] Tốc độ của hub là bao nhiêu?[/caption] Bên cạnh đó, mỗi hub cũng hỗ trợ một số cổng kết nối khác nhau, điển hình là hub 4 và 5 cổng, ngoài ra còn có một hub 8 cổng và 16 cổng. Với thiết bị hub ít cổng thường được ưa chuộng sử dụng nhiều trong các gia đình, trong khi đó các thiết bị nhiều cổng hơn sẽ được sử dụng nhiều tại các doanh nghiệp, các văn phòng hay thậm chí là các gia đình có nhiều thiết bị.  Các hub có thể được liên kết với nhau để tăng số lượng thiết bị có thể được kết nối. Các hub cũ hơn tương đối lớn và đôi khi ồn ào vì chúng có quạt tích hợp để làm mát thiết bị. Các hub hiện đại êm hơn và nhỏ hơn, nhỏ gọn hơn và nhẹ hơn nhiều để dễ dàng vận chuyển. >>> Xem thêm: Xampp là gì? Cách cài đặt & sử dụng phần mềm Xampp từ A - Z Nên sử dụng Hub hay Switch tốt hơn? Tùy vào trường hợp và nhu cầu sử dụng khác nhau để lựa chọn sử dụng hub hay switch. Do đó, chúng ta cần xác định mục đích, yêu cầu sử dụng để lựa chọn phương thức phù hợp. [caption id="attachment_16728" align="aligncenter" width="771"] Chọn hub hay switch?[/caption] Nên sử dụng Hub: Sử dụng hub trong thực hiện chẩn đoán một giao thức tại một Plugfest. Lý do tại sao hub sẽ được ưu tiên sử dụng hơn Switch là bởi Hub hoạt động ở một tốc độ và chỉ ở chế độ bán song công trong Shared Ethernet. Lưu lượng cổng còn hạn chế ở Switch, điều này dẫn đến thông báo sẽ không thể nhìn thấy tại công cụ chẩn đoán, mà chỉ có thể nhìn thấy ngoại trừ tin nhắn Broadcast. Nên sử dụng Switch: Với nhiều tính năng ưu việt, Switch thường được lựa chọn khi  kết nối với nhiều thiết bị. Bên cạnh đó, Bộ chuyển mạch có thể hoạt động ở nhiều tốc độ dữ liệu ở chế độ  song công hoặc một nửa. Bộ chuyển mạch này cải thiện bằng cách giới hạn số lượng tin nhắn đến trực tiếp  mà bộ chuyển mạch có thể tham gia. Những bài viết liên quan: Web server là gì? Tìm hiểu cơ chế hoạt động của web server WebRTC là gì? Thành phần & cách thức hoạt động của WebRTC Web services là gì? Cấu trúc và chức năng của web services Host là gì? Toàn tập kiến thức về Host từ A đến Z Bài viết trên FPT Cloud đã chi sẻ về các khái niệm liên quan đến hub như hub là gì? đặc điểm, vai trò, tính ứng dụng của hub, các loại hub. Bên cạnh đó, cũng tìm hiểu sự khác biệt giữa hub và switch để tìm ra thiết bị phù hợp với từng loại yêu cầu khác nhau của người dùng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong lựa chọn và sử dụng hub. Nếu quý khách có nhu cầu thuê cloud server, máy chủ ảo mời tham khảo bảng giá cho thuê máy chủ ảo của FPT Cloud nhé.

DNS 1.1.1.1 là gì? Hướng dẫn cài đặt và thay đổi DNS 1.1.1.1

09:21 10/01/2022
DNS 1.1.1.1 được biết đến là phần mềm dịch với công dụng tuyệt vời như có thể tăng tốc internet và bảo mật dữ liệu người dùng ở mức độ cao, được nhiều người tin tưởng và tin dùng trên toàn thế giới. Bài viết này FPT Cloud sẽ tìm hiểu thông tin về các khái niệm, cách cài đặt, thay đổi dịch vụ này trên các hệ điều hành. DNS 1.1.1.1 là gì? DNS 1.1.1.1 là một dịch vụ được cung cấp bởi Cloudflare - dịch vụ DNS tốc độ cao và bảo mật tốt, đây là nhà cung cấp reverse proxy nổi tiếng với mục đích mang đến trải nghiệm duyệt internet nhanh chóng và riêng tư, đồng thời tăng tốc độ truy cập internet. Cụ thể, dịch vụ DNS với thời gian đáp ứng chỉ 14ms, trong khi đó OpenDNS mất 20ms và Google DNS mất 34ms. [caption id="attachment_16168" align="aligncenter" width="771"] DNS 1.1.1.1 là gì?[/caption] Lợi ích của DNS 1.1.1.1  Cloudflare ra đời các dòng sản phẩm với mong muốn mang đến một resolver công cộng nhanh nhất thế giới , bảo vệ người dùng bằng cách nâng cao tiêu chuẩn bảo mật người dùng. 1.1.1.1 là dịch vụ DNS của Cloudflare mang đến lợi ích gì cho người dùng? [caption id="attachment_16686" align="aligncenter" width="771"] Lợi ích của phần mềm[/caption] Tăng tốc độ mạng Tốc độ mạng internet luôn là mối quan tâm của người sử dụng. Hiểu được vấn đề này, Cloudflare đã xây dựng các trung tâm dữ liệu an toàn trên toàn thế giới với mục đích giảm khoảng cách từ người dùng đến nội dung. Điều này giúp Cloudflare vận hành resolver công cộng tốt nhất. Các yếu tố ảnh hưởng đến resolver không thể không kể đến bộ nhớ cache, chính là câu hỏi liệu resolver có thể trả lời từ bộ nhớ này không? Nếu có thể, thì thời gian trả lời chính là thời gian cho một DNS packet từ client đến resolver và ngược lại. Trường hợp nếu resolver cần câu trả lời từ authoritative nameserver, mọi thứ sẽ trở nên phức tạp hơn. Lúc này, để phân giải tên miền resolver cần phải theo dõi hệ thống phân cấp DNS, tức là resolver cần phải làm việc với nhiều máy chủ DNS khác bắt đầu từ root server gốc. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này, bộ nhớ cache phải điền đầy đủ trước để khi một truy vấn được đưa vào, phản hồi có thể lấy từ bộ nhớ cache nhanh hơn. [caption id="attachment_16694" align="aligncenter" width="771"] Lợi ích về tốc độ mạng[/caption] Ở phía trước tất cả các resolver, đặt bộ cân bằng tải bộ nhớ cache là một giải pháp thường được sử dụng. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ tạo thành điểm chịu lỗi duy nhất cho toàn bộ hệ thống ( được gọi là single-point-of-failure) mà CloudFlare không thể làm điều đó. Do đó, thay vì dựa vào bộ nhớ cache tập trung, bộ nhớ cache phân tán tiên tiến thường được DNS resolver 1.1.1.1 lựa chọn sử dụng. Tính bảo mật cao Hiện nay, dịch vụ Anycast đã được cung cấp cho 20 dịch vụ phân giải miền gốc trên tổng số 30 dịch vụ, bên cạnh đó còn cung cấp dịch vụ DNS recursive cho người sử dụng. Với DNS recursive các server đáng tin cậy sẽ được tận dụng cùng vị trí với mục đích tra cứu tên miền nhanh nhất. DNS resolver 1.1.1.1 hỗ trợ các tiêu chuẩn bảo mật như  DNS mới – DNS-over-TLS và DNS-over-HTTPS  cùng với việc cung cấp mã hóa last smile với mục đích giữ các truy vấn DNS, sẽ giúp các truy vấn của người dùng luôn được riêng tư và không bị giả mạo. Bên cạnh đó, việc truy cập vào tất cả các thông tin duyệt web cá nhân dễ dàng bằng các gói phần mềm của resolver. [caption id="attachment_16690" align="aligncenter" width="771"] Lợi ích tính bảo mật[/caption] Bên cạnh đó, DNS resolver 1.1.1.1 còn cung cấp tất các các cơ chế bảo vệ sự riêng tư, stub resolver và resolver đệ quy được xác định và đề xuất sử dụng. Sử dụng Query Name Minimization DNS được xác định trong RFC 7816, điều này giúp việc rò rỉ thông tin đến các trung gian ít đi. Không những thể DNS resolver 1.1.1.1 còn hỗ trợ các truy vấn riêng tư  khách như TLS trên cổng 853, điều này giúp các truy vấn ẩn danh vẫn có thể được giữ lại. Cùng với đó là sử ra đời của giao thức DoH (DNS over HTTPS) cải thiện được tốc độ và riêng tư cho người dùng. >>> Xem thêm: Xampp là gì? Cách cài đặt & sử dụng phần mềm Xampp từ A - Z Hướng dẫn cài đặt phần mềm DNS 1.1.1.1 Để cài đặt phần mềm 1.1.1.1, bạn chỉ cần bốn bước thực hiện, cụ thể: [caption id="attachment_16674" align="aligncenter" width="771"] Cách cài đặt DNS[/caption] Bước 1: Tải phần mềm trên các ứng dụng tải phần mềm trên điện thoại của bạn, có thể là CH play hoặc App store. Bước 2: Sau khi tải phần mềm thành công, mở phần mềm lên sau đó thực hiện Get started và Done. Bước 3: Nếu điện thoại của bạn chưa từng sử dụng DNS, ứng dụng sẽ yêu cầu truy cập VPN, ngược lại nếu đã từng truy cập thì sẽ không hiển thị thông báo này. Bước tiếp, chọn giao thức muốn sử dụng, chỉ dùng 1.1.1.1 hoặc dùng HP kết hợp với warp. Bước 4: Trược botton để kết nối, như vậy bạn hoàn toàn đã có thể sử dụng internet rồi. Hướng dẫn thay đổi DNS 1.1.1.1 Sau khi tìm hiểu các nội dung cơ bản về phần mềm DNS, người sử dụng muốn bắt tay ngay vào việc thay đổi. Tuy nhiên, với mỗi hệ điều hành khác nhau, cách thức thay đổi cũng khác nhau. Dưới đây chúng tôi giới thiệu đến bạn các thay đổi 1.1.1 cho 5 hệ điều hành. Thay đổi cho hệ điều hành Windows Để thay đổi 1.1.1.1 cho hệ điều hành Windows, chúng ta sẽ thực hiện 9 bước, cụ thể: Bước 1: Để chọn Control Panel, vào Start Menu trong hệ điều hành windows, tìm và chọn mục Control Panel. Bước 2: Giao diện Control Panel xuất hiện, tìm và chọn Network and Internet. Bước 3: Tìm và chọn Change Adapter Settings. Bước 4: Nhấn vào chuột phải vào mạng Wi-Fi mà bạn được kết nối và chọn Properties. Bước 5: Sau đó chọn Internet Protocol Version 4, rồi chọn Properties. Bước 6: Chọn Use The Following DNS Server Addresses. Bước 7: Xóa tất cả các địa chỉ và đổi thủ công bằng cách nhập vào Preferred DNS 8.8.8.8 và Alternate DNS 8.8.4.4. Bước 8: Nhấn OK và khởi động lại trình duyệt. [caption id="attachment_16698" align="aligncenter" width="771"] Thay đổi cài đặt DNS trong các hệ điều hành[/caption] Thay đổi cho hệ điều hành MacOS Với hệ điều hành MacOS, để thay đổi 1.1.1.1, hãy thực hiện các bước sau: Mở mục System Preferences -> tìm đến mục DNS Servers -> bấm vào dấu + để thêm DNS -> nhập IPv4 của DNS 1.1.1.1 vào -> chọn OK và Apply. Cụ thể, thực hiện tám bước sau: Bước 1: Trên hệ điều hành MacOS, tìm “System Preferences”  bằng cách Apple Menu và tìm kiếm. Bước 2: Sau khi tìm được“System Preferences”, tìm Network Control Panel trong bảng và chọn mục này.. Bước 3: Phía bên cạnh có phần wifi, Chọn “Wifi”  sau đó tìm và chọn “Advanced”. Bước 4: Nhấp chuột vào tab “DNS”. Bước 5: Tại Tab DNS, chọn nút có hình “+” để thêm một 1 DNS Server mới, nhấn 1.1.1.1 và enter. Bước 6: Trường tự bước 5, chọn thêm một DNS server mới và nhấn 1.0.0.1 Bước 7: Trong tab DNS, nếu còn tồn tại các mục DNS khác, hãy xóa đi. Tuy nhiên, hãy ghi chú lại các DNS này trước khi xóa để tránh trường hợp cần thay đổi lại như ban đầu. Bước 8: Sau khi hoàn thành các bước trên, chọn OK sau đó chọn apply để thực hiện thay đổi. Thay đổi cho hệ điều hành Linux Với hệ điều hành Linux, chúng ta có hai cách đổi, đổi trên Ubuntu và Debian Cách đổi trên Ubuntu Bước 1: Vào System, tìm kiếm và chọn Preferences. Sau khi bảng chọn xuất hiện. tìm và chọn Network Connections. Bước 2: Tìm và chọn tab Wireless để tìm kiếm mạng wifi đang kết nối, sau đó chọn vào mạng wifi này. Bước 3: Chọn edit mạng wifi trên và tiếp tục chọn IPv4. Bước 4: Thay đổi máy chủ DNS được liệt kê thành: 1.1.1.1 và 1.0.0.1 Bước 5: Nhấp vào Apply. Bước 6: Sau đó vào IPv6 và thêm máy chủ DNS, lần lượt: 2606:4700:4700::1111 và 2606:4700:4700::1001 Bước 7: Để hoàn thành sửa đổi DNS, chọn và nhấn Apply, bạn đã thực hiện thành công quá trình sửa đổi Cách đổi trên Debian Bước 1: Với Denian, khi xuất hiện giao diện dòng lệnh, để bắt đầu hãy gõ lệnh như sau: sudo vim /etc/resolv.conf. Bước 2: Sau đó, xuất hiện bảng, hãy thay thế các dòng máy chủ ( IPv4 hay IPv6 tùy thuộc vào máy của bản) như bên dưới: Đối với IPv4: nameserver 1.1.1.1 nameserver 1.0.0.1 Bash Đối với IPv6: nameserver 2606:4700:4700::1111 nameserver 2606:4700:4700::1001 Bash Bước 3: Sau khi hoàn thành, thực hiện lưu và nhấn ESC trên bàn phím để thoát vim. Tiếp đó bấm “:wq” để hoàn thành. Thay đổi cho hệ điều hành Android Chỉ cần 4 bước, chúng ta hoàn toàn có thể dễ dàng thay đổi 1.1.1.1 trên hệ điều hành Androi. Cụ thể: Bước 1: Vào mục cài đặt trên thiết bị Android, đã hiển thị sẵn trên màn hình chính. Tìm mục mạng và internet bằng cách chọn Network & internet. Tiếp theo, chọn Advanced (Nâng cao), xuất hiện các lựa chọn, tiếp tục chọn Private DNS (DNS riêng). Bước 2: Mỗi máy sẽ có máy chủ nhà cung cấp DNS khác nhau, tìm và lựa chọn máy chủ nhà cung cấp DNS của bạn. Bước 3: Tiếp theo, nhập one.one.one.one hoặc 1.1.1d.1.cloudflare-dns.com  sau đó lưu bằng cách nhấn Save (lưu). Bước 4:  Cuối cùng để xác minh DSN qua TSL đã được bật chưa, truy cập vào 1.1.1.1/help. [caption id="attachment_16678" align="aligncenter" width="771"] Cách đổi DNS trên điện thoại[/caption] Thay đổi cho hệ điều hành IOS Thay đổi DNS cho hệ điều hành IOS, chỉ cần 8 bước đơn giản. Cụ thể: Bước 1: Chuyển đến Settings (Cài đặt). Bước 2: Nhấn vào Wi-Fi. Bước 3: Nhấp vào biểu tượng thông tin ‘i’ bên cạnh tên Wifi mà bạn được kết nối. Bước 4: Kéo xuống và tìm kiếm phần có tên Configure DNS (Cấu hình DNS) để thay đổi. Bước 5: Chọn cấu hình Manual (Thủ công) thay vì cấu hình Automatic (Tự động). Bước 6: Để thêm máy chủ chọn Add Server (Thêm máy chủ). Bước 7: Xóa các  địa chỉ IP cũ đã được liệt kê trước và thay thế bằng: 1.1.1.1 1.0.0.1 2606:4700:4700::1111 2606:4700:4700::1001 Bước 8: Nhấp vào Save (Lưu). >>> Xem thêm: IPv6 là gì? Cách đổi IPv4 sang IPv6 & So sánh IPv4 và IPv6 Địa chỉ IPv4 và IPv6 của DNS 1.1.1.1 Hiện nay, người dùng đang sử dụng giao thức IPv4 hoặc IPv6 trong sử dụng internet. Chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm của IPv4 và IPv6 nhé! [caption id="attachment_16682" align="aligncenter" width="771"] IPv4 và IPv6 trong DNS[/caption] IPv4 được biến đến là phiên bản thứ tư của giao thức internet trong truyền thông dữ liệu. Giao thức này có nhiệm vụ cung cấp các kết nối logic giữa các thiết bị mạng bao gồm cả việc nhận dạng thiết bị. IPv6: Là giao thức liên mạng thế hệ 6 được nâng cấp từ giao thức liên mạng thế hệ thứ 4, giao thức này có nhiệm vụ tương tự như giao thức liên mạng thứ 4, tuy nhiên IPv6 tăng lên 2128 địa chỉ, tăng 232 địa chỉ so với IPv4. Những bài viết liên quan: Top 6+ Cách check IP Website đơn giản, nhanh chóng Hub là gì? Hub dùng để làm gì? So sánh Hub và Switch từ A-Z Web server là gì? Tìm hiểu cơ chế hoạt động của web server WebRTC là gì? Thành phần & cách thức hoạt động của WebRTC Bài viết trên chúng ta đã cùng tìm hiểu các khái niệm cơ bản và các thông tin liên quan đến DNS 1.1.1.1 cùng với các cài đặt, hướng dẫn thay đổi, sử dụng phần mềm này. Hy vọng các thông tin vừa cung cấp sẽ mang đến những kiến thức bổ ích và hỗ trợ bạn trong quá trình dùng và sử dụng phần mềm dịch vụ này.

Điều chỉnh giá dịch vụ Microsoft 365 và Office 365 từ ngày 01/03/2022

12:38 07/01/2022
Mới đây, Microsoft đã đưa ra thông báo điều chỉnh giá lần đầu tiên cho dòng sản phẩm chủ lực Microsoft 365 và Office 365 sau 10 năm phát triển.  Mức giá mới có hiệu lực từ ngày ngày 1 tháng 3 năm 2022, và được áp dụng trên toàn cầu với sự điều chỉnh tại một số khu vực nhất định. Cụ thể:  Tên sản phẩm  Mức giá cũ  Mức giá mới  Microsoft 365 Business Basic  5 USD/ người dùng/ tháng  6 USD/ người dùng/ tháng  Microsoft 365 Business Premium  20 USD/ người dùng/ tháng  22 USD/ người dùng/ tháng  Office 365 E1  8 USD/ người dùng/ tháng  10 USD/ người dùng/ tháng  Office 365 E3  20 USD/ người dùng/ tháng  23 USD/ người dùng/ tháng  Office 365 E5  35 USD/ người dùng/ tháng  38 USD/ người dùng/ tháng  Microsoft 365 E3  32 USD/ người dùng/ tháng  36 USD/ người dùng/ tháng  Microsoft cho biết thêm, hiện tại sẽ không có thay đổi nào về giá dành cho giáo dục và sản phẩm tiêu dùng tại thời điểm này.  Lần đầu ra mắt vào năm 2011, sản phẩm Office 365 đã thu hút 300 triệu người dùng trên 40 thị trường khác nhau. Từ đó đến nay, Microsoft không ngừng đầu tư và cải tiến gói dịch vụ với hàng loạt các ứng dụng và công nghệ mới, nhằm đáp ứng kịp thời với nhu cầu của khách hàng như: Hệ điều hành Windows, bộ sản phẩm bảo mật Enterprise Mobility and Security (EMS), các ứng dụng cộng tác và kinh doanh thông minh với hơn 1.400 tính năng mới…  Việc điều chỉnh giá có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ Microsoft 365, đặc biệt là các doanh nghiệp start-up và SMBs khi nền kinh tế mới bắt đầu phục hồi sau đại dịch. Tuy nhiên, với cam kết không ngừng cải tiến, chắc chắn Microsoft sẽ trang bị thêm những cải tiến công nghệ mới nhằm giúp các doanh nghiệp thành công và phát triển hơn trong tương lai.  Là đối tác vàng của Microsoft tại Việt Nam, FPT Smart Cloud tự tin đồng hành cùng các doanh nghiệp trên hành trình chuyển đối số với những ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất từ Microsoft.  Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/ Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Hiện đại hóa cơ sở dữ liệu – Nhân tố thay đổi cuộc chơi cho doanh nghiệp

15:05 05/01/2022
Chuyển đổi số không chỉ là công nghệ kỹ thuật số, mà còn là bước chuyển đổi mà ở đó công nghệ giúp các doanh nghiệp giải quyết những vấn đề mà phương thức truyền thống không còn phù hợp trong cuộc cách mạng 4.0. Đi tìm lời giải cho bài toán khai thác và quản lý dữ liệu số cho doanh nghiệp Mỗi ngày, chúng ta tiếp nhận rất nhiều thông tin thuộc nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta sẽ chỉ lọc ra những thông tin cần thiết và hữu ích để lưu lại dưới các dạng khác nhau: chữ viết, con số, kí hiệu, hình ảnh, âm thanh,... Đó gọi là dữ liệu (data). Một tập hợp có tổ chức của các dữ liệu được lưu trữ trực tuyến trong một hệ thống máy tính được gọi là Database (cơ sở dữ liệu). Quản lý và sử dụng Database tưởng chừng như đơn giản nhưng trong thời đại công nghệ số, các doanh nghiệp đang phải đối mặt với những thử thách không nhỏ. Dữ liệu đến từ nhiều nguồn – điện thoại di động, máy tính, các thiết bị IoT… làm gia tăng số lượng dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc một cách nhanh chóng. Các điều luật hiện hành thay đổi liên tục đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh chóng điều chỉnh, mở rộng cơ sở dữ liệu để thích ứng. Tuy nhiên, với phương thức quản lý dữ liệu truyền thống, các doanh nghiệp sẽ khó có thể để làm được điều đó. [caption id="attachment_13244" align="aligncenter" width="1024"] Mô tả phương thức quản lý dữ liệu truyền thống (đường màu vàng) và qua dịch vụ Cloud (đường màu xanh)[/caption] Với cách tiếp cận truyền thống, khi muốn sử dụng, mở rộng cơ sở dữ liệu thì người dùng phải thực hiện một loạt thao tác phức tạp từ chuẩn bị phần cứng, phần mềm; cài đặt, cấu hình, thiết lập bảo mật cho cơ sở dữ liệu muốn sử dụng. Ngoài ra người dùng còn phải chuẩn bị nguồn lực cho: quản trị, giám sát, hỗ trợ khi có sự cố hay đơn giản là đảm bảo việc sao lưu dữ liệu của cơ sở dữ liệu. Từ đó, Database-as-a-Service (DBaaS), Database Engine, Cloud Database hay Managed Database ra đời. Những thuật ngữ này dùng để chỉ các dịch vụ cloud computing (đường màu xanh) cho phép các khách hàng triển khai xây dựng một hệ quản trị cơ sở dữ liệu hoàn toàn tự động một cách nhanh chóng. Người dùng không cần phải cài đặt hay thuê nhân viên để bảo trì các tầng công nghệ bên dưới. Việc quản trị cơ sở dữ liệu sẽ được thực hiện với các thao tác đơn giản, giúp cho khách hàng có thể tập trung nguồn lực vào việc phát triển ứng dụng. Đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình khai phá các công nghệ tiên phong Với vị thế của một nhà cung cấp hàng đầu về Cloud tại Việt Nam nhờ nền tảng công nghệ vững chắc, hệ sinh thái sản phẩm đa dạng và kết nối toàn cầu, FPT Cloud đã nghiên cứu, phát triển và cho ra mắt dịch vụ FPT Database Services – Dịch vụ cơ sở dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây hiện đại, mạnh mẽ được thiết kế dành riêng cho doanh nghiệp. FPT Database Services là dịch vụ điện toán đám mây cung cấp cơ sở dữ liệu (SQL/ noSQL) an toàn, bảo mật, ổn định, hiệu năng cao cho khách hàng, với 04 dịch vụ bao gồm: In-Memory có Redis; cơ sở dữ liệu quan hệ có mySQL và PostgreSQL; cơ sở dữ liệu noSQL có MongoDB. Nền tảng FPT Database Services mang đến các quy trình tự động như: triển khai, giám sát, lưu trữ, phục hồi, mở rộng, bảo mật… Với FPT Database Services, người dùng không cần có kiến thức chuyên sâu về database vẫn có thể dễ dàng sử dụng hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí bảo trì, vận hành hệ thống. Một số tính năng nổi bật có thể kể đến: Triển khai nhanh chóng, dễ dàng: Tự động hóa việc triển khai, cấu hình database; tích hợp giám sát, cảnh báo sự cố. Chỉ trong vài phút cơ sở dữ liệu của bạn sẽ được cài đặt, cấu hình và tối ưu để sẵn sàng để sử dụng. Mở rộng linh hoạt: Tạo mới, tăng hoặc giảm tài nguyên nhanh chóng (tính theo phút). Mở rộng tài nguyên (hot-add) mà không ảnh hưởng đến hoạt động của cơ sở dữ liệu. Tính sẵn sàng cao: Quản lý việc khôi phục và sao lưu dữ liệu theo từng thời điểm. Trong trường hợp bị lỗi, việc xử lý dữ liệu sẽ được chuyển sang nút dự phòng. Khả năng tích hợp cao: Dễ dàng tích hợp với các dịch vụ, ứng dụng của doanh nghiệp và các dịch vụ khác trong hệ sinh thái của FPT Cloud như FPT Kubernetes Engine, FPT Storage services và FPT.AI. Nhân dịp ra mắt sản phẩm, FPT Cloud triển khai chương trình "90 ngày trải nghiệm hoàn toàn miễn phí trọn bộ tính năng dịch vụ". Theo đó, khách hàng đăng ký trong thời gian khuyến mại sẽ được miễn phí chi phí: quản lý cho 1 Cluster trong 03 tháng; lưu trữ FPT Storage Services trong 01 tháng; tài nguyên dịch vụ Cloud server FPT Elastic Compute (CPU, RAM) trong 01 tháng. Xem thêm tại: https://fptsmartcloud.vn/Yp9Wy

Khai phá tiềm năng, tăng tốc phát triển với Kubernetes

14:55 05/01/2022
Đại dịch COVID-19 khiến các tổ chức phải đổi mới và hiện đại hóa, bằng cách đẩy mạnh việc áp dụng các công nghệ số tân tiến. Các ứng dụng cloud-native, kiến trúc microservice, nền tảng container hóa là những yếu tố không thể thiếu giúp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số thành công. Trong đó, Kubernetes (hay còn gọi là K8s) là một công cụ mới nổi nhưng đã ghi điểm trên khắp ngành công nghiệp phần mềm và cộng đồng IT chuyên nghiệp. Dù mới ra mắt cách đây 7 năm, nhưng Kubernetes đã phát triển với tốc độ cực nhanh. Công cụ giúp hiện thực hóa lời hứa kinh doanh về chuyển đổi số Không thể phủ nhận, container đem lại rất nhiều lợi ích cho việc đóng gói và chạy ứng dụng. Các hệ thống sử dụng kiến trúc microservice ngày nay đều chọn container để đóng gói và triển khai dịch vụ. Bởi cách làm này loại bỏ được vấn đề "Work on my machine", bằng việc cung cấp môi trường để đảm bảo ứng dụng có thể vận hành trên nhiều thiết bị khác nhau. Tuy nhiên, trong môi trường production, các container này cần được quản lý và đảm bảo ứng dụng chạy liên tục. Ví dụ, khi một container bị chết, một container khác cần được khởi động lên để thay thế. Kubernetes sinh ra để giải quyết các vấn đề đó. Kubernetes (hay K8s) là một hệ thống mã nguồn mở, giúp tự động hóa việc quản lý, triển khai và mở rộng ứng dụng dưới dạng container - gọi chung là Container Orchestration Engine. Kubernetes loại bỏ rất nhiều các quy trình thủ công liên quan đến việc triển khai và mở rộng các ứng dụng, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tự động hoá việc triển khai ứng dụng.  [caption id="attachment_13236" align="aligncenter" width="1024"] FPT Cloud đã nghiên cứu, phát triển và cho ra mắt FPT Kubernetes Engine[/caption] Anh Lê Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm PaaS – FPT Cloud cho biết: "Trong làn sóng microservice, chúng ta đang tiến hành một cuộc cách mạng mới tập trung vào các công nghệ nền tảng như cloud-native, container hóa và trình điều phối container như Kubernetes, cũng như các công nghệ và phương pháp tiếp cận dựa trên đám mây. Trong đó, Kubernetes được đánh giá là công cụ điều phối container mã nguồn mở mạnh mẽ, tự động hóa việc triển khai và quản lý các container - ngày càng được nhiều tổ chức, doanh nghiệp đón nhận và áp dụng, trở thành một tiêu chuẩn xu thế của ngành CNTT." Theo khảo sát của Dimensional Research về Tình trạng sử dụng Kubernetes trong doanh nghiệp năm 2020, 59% doanh nghiệp đang sử dụng Kubernetes trong xây dựng và phát triển sản phẩm. Và 95% cho biết họ thấy những lợi ích rõ ràng từ việc sử dụng Kubernetes. Hai lợi ích hàng đầu là cải thiện việc sử dụng tài nguyên và rút ngắn chu kỳ phát triển phần mềm. Hiện Kubernetes cũng được xem là công cụ DevOps được yêu thích nhất vào năm 2021. Điều đó cho thấy các công ty đã và đang nhận thức ngày càng rõ ràng về những lợi ích của việc sử dụng Kubernetes, từ đó lên kế hoạch để tận dụng hết những tiềm năng khổng lồ của nó.  Khai phá tiềm năng, tăng tốc phát triển với Kubernetes Với các công ty khởi nghiệp hoặc công ty nhỏ chỉ cần sử dụng một số lượng ít các container, họ có thể quản lý mà không cần phải sử dụng Kubernetes. Nhưng khi muốn mở rộng mô hình doanh nghiệp, một điều tất yếu đó là nhu cầu cơ sở hạ tầng sẽ tăng lên, do đó số lượng container cũng tăng lên, dẫn đến những khó khăn trong quá trình quản lý. Đây là lúc Kubernetes phát huy tác dụng của mình. Kubernetes sẽ điều phối các ứng dụng trong container để quản lý và tự động hóa việc sử dụng tài nguyên, xử lý lỗi, cấu hình, mở rộng theo trạng thái mong muốn. Kubernetes hiện đã trở thành một tiêu chuẩn mới trong ngành để triển khai và phát hành ứng dụng nhanh hơn. Các ông lớn về public cloud trên thế giới như AWS, Google Cloud, Azure, IBM Cloud, Oracle Cloud hiện đã cung cấp các dịch vụ được quản lý bởi Kubernetes.  Nắm bắt xu hướng thị trường cũng như nhu cầu của doanh nghiệp, FPT Cloud đã nghiên cứu, phát triển và cho ra mắt FPT Kubernetes Engine. Giải pháp giúp tự động hoá triển khai, nhân rộng và quản lý các ứng dụng container. FPT Kubernetes Engine tích hợp đầy đủ các thành phần: Container Orchestration, Storage, Networking, Security… cung cấp cho khách hàng môi trường tốt nhất để phát triển, triển khai và vận hành ứng dụng trên cloud.  FPT Kubernetes Engine là giải pháp giúp doanh nghiệp dễ dàng đạt được những lợi ích tối ưu với nhiều tính năng ưu việt bao gồm: Cấu hình linh hoạt; Hỗ trợ ứng dụng dạng container, microservices; Tự động co giãn hệ thống theo nhu cầu; Tự động sửa chữa lỗi hoạt động; Phân tách vùng độc lập về tài nguyên; An toàn, bảo mật; Giám sát tổng thể từ hạ tầng tới nền tảng. FPT Cloud hướng tới vị thế nhà cung cấp hàng đầu về cloud nhờ nền tảng công nghệ vững chắc, hệ sinh thái sản phẩm đa dạng và kết nối toàn cầu, cùng những ưu việt của sản phẩm, dịch vụ. Cụ thể, FPT Cloud sở hữu hệ thống sản phẩm, dịch vụ chất lượng hàng đầu: chuẩn hóa công nghệ, tối ưu chất lượng, API hóa luôn sẵn sàng để tích hợp và sử dụng một cách dễ dàng; cùng khả năng chạy song song chia tải & dự phòng. Bên cạnh đó, FPT Cloud có hệ sinh thái đa dạng, tính sẵn sàng cao: hệ sinh thái điện toán đám mây mạnh mẽ cung cấp đa dạng tiện ích từ hệ sinh thái FPT và đối tác VMware, Redhat, Veeam Backup & Replication, Security Checkpoint…nhanh chóng triển khai và hiệu quả cao.  Chưa kể, có thể triển khai và hỗ trợ linh hoạt: mô hình triển khai các sản phẩm, dịch vụ cũng như hỗ trợ một cách linh hoạt, đáp ứng đa dạng nhu cầu của doanh nghiệp. Nhân dịp ra mắt sản phẩm, FPT Cloud triển khai chương trình "90 ngày trải nghiệm hoàn toàn miễn phí trọn bộ tính năng dịch vụ".  Theo đó, khách hàng đăng ký trong thời gian khuyến mại sẽ được miễn phí chi phí: quản lý cho 1 Cluster trong 03 tháng; lưu trữ FPT Object storage trong 01 tháng; tài nguyên dịch vụ Cloud server FPT Elastic Compute (CPU, RAM) trong 01 tháng.Xem thêm tại: https://fptcloud.com/3-thang-trai-nghiem-mien-phi-tron-bo-tinh-nang-fpt-container-services-va-fpt-database/ Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và nhận ưu đãi dành riêng cho doanh nghiệp. Hotline: 1900 638 399. Email: [email protected]

FPT Cloud ra mắt 10 dịch vụ mới ưu việt, đồng hành cùng doanh nghiệp

14:31 05/01/2022
Tại sự kiện công nghệ FPT Techday 2021, FPT Cloud - nền tảng điện toán đám mây thế hệ của FPT chính thức ra mắt 10 dịch vụ Platform as a Service ưu việt, đồng hành cùng doanh nghiệp tăng tốc đổi mới, sáng tạo. Trước bối cảnh biến động của môi trường kinh doanh, các tổ chức, doanh nghiệp không ngừng đổi mới, liên tục tối ưu mô hình hoạt động. Để làm được điều này mỗi doanh nghiệp cần chuyển mình trở thành doanh nghiệp công nghệ với nền hạ tầng công nghệ mạnh mẽ, linh hoạt, triển khai thần tốc đáp ứng yêu cầu của kinh doanh. Việc triển khai và phát triển ứng dụng trên nền tảng điện toán đám mây là lời giải cho bài toán đó. Bên cạnh Dịch vụ hạ tầng (IaaS) đã trở nên phổ biến, tầng Dịch vụ nền tảng Platform as a Services (PaaS) đang tăng trưởng nhanh chóng bởi tính ưu việt trong việc phát triển các ứng dụng mới: xây dựng ứng dụng nhanh hơn và triển khai các bước phát triển ứng dụng trên một môi trường. Với việc sử dụng PaaS các nhà phát triển ngoài việc không phải lo về việc cung cấp cơ sở hạ tầng cho ứng dụng, bản quyền cho hệ điều hành, hay các công cụ phát triển, nhờ đó có thể tập trung vào phần cốt lõi của ứng dụng để tăng tốc quá trình hoàn thiện ứng dụng với chất lượng cao. Nắm bắt nhu cầu đó, FPT Cloud chính thức ra mắt 10 dịch vụ mới bao gồm 3 nhóm sản phẩm chính: FPT Kubernetes Engine, FPT Database Services và FPT AI as a Services.  [caption id="attachment_13224" align="aligncenter" width="771"] FPT Cloud chính thức ra mắt 10 dịch vụ mới đồng hành cùng doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi và sáng tạo.[/caption] Trong đó, Dịch vụ FPT Kubernetes Engine mang đến một dịch vụ giúp tự động hoá việc quản lý, mở rộng và triển khai ứng dụng dưới dạng container; giúp khách hàng có được môi trường tốt nhất để phát triển, triển khai và vận hành ứng dụng trên Cloud. Dịch vụ cơ sở dữ liệu - FPT Database Services được ra mắt với 04 dịch vụ bao gồm: In-Memory có Redis; Cơ sở dữ liệu quan hệ có mySQL và PostgreSQL; Cơ sở dữ liệu noSQL có MongoDB; Mang đến những quy trình tự động để khách hàng có thể triển khai, giám sát, sao lưu, khôi phục, mở rộng và bảo mật cơ sở dữ liệu của mình một cách nhanh chóng. Dịch vụ Trí tuệ nhân tạo FPT AI as a Services mang đến cho doanh nghiệp những giải pháp AI “one-stop” cho chuyển đối số toàn diện; với 05 dịch vụ Trí tuệ nhân tạo được phát triển và đóng gói dưới dạng lập trình ứng dụng (API) để nhanh chóng sử dụng: xử lý ngôn ngữ tự nhiên, tổng hợp giọng nói, nhận dạng giọng nói, phát hiện thực thể sống, trích xuất dữ liệu từ hình ảnh… Ông Lê Hồng Việt – Tổng Giám đốc FPT Smart Cloud cho biết “Chiến lược của FPT Cloud là phát triển nền tảng điện toán đám mây thế hệ mới, ứng dụng những công nghệ chuẩn quốc tế cùng hệ thống Data Center hiện đại nhằm mang lại giải pháp công nghệ ưu việt cho các doanh nghiệp. Việc ra mắt bộ 10 dịch vụ nền tảng tầng Platform as a Service, FPT Cloud hẹn sẽ giúp các nhà phát triển tăng tốc trong quá trình xây dựng những giải pháp tùy chỉnh với sự trợ giúp đắc lực của các công cụ tiên tiến.” Với việc chọn FPT Cloud, doanh nghiệp không chỉ sở hữu những dịch vụ tiên tiến hàng đầu mà còn có thể tận dụng được hệ sinh thái điện toán đám mây mạnh mẽ cung cấp đa dạng tiện ích từ hệ sinh thái FPT và đối tác như VMware, Redhat, Veeam Backup & Replication, Security Checkpoint… cùng như sự hỗ trợ một cách linh hoạt, 24/7 để đáp ứng nhu cầu đặc thù của doanh nghiệp. Bộ sản phẩm nền tảng Platform as a Service được xây dựng trên nền tảng Điện toán đám mây thế hệ mới, vận hành trong Trung tâm dữ liệu Uptime Tier III với kết nối liền mạch và kiến trúc tiên tiến; mô hình bảo mật đa lớp tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO 27001, 27017 giúp tăng tốc độ phát triển và thử nghiệm ứng dụng, nhanh chóng triển khai, hiệu quả, an toàn. Nhân dịp ra mắt, FPT Cloud triển khai chương trình “Trải nghiệm trọn bộ tính năng dịch vụ FPT Container Services và FPT Database Services”. Theo đó, khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ trong thời gian khuyến mại sẽ được: Miễn phí chi phí quản lý cho 1 Cluster trong 03 tháng; Miễn phí chi phí dịch vụ Lưu trữ FPT Storage Services trong 01 tháng; Miễn phí tài nguyên dịch vụ Cloud server FPT Elastic Compute (CPU, RAM) trong 01 tháng; từ tháng thứ 2 tính theo hình thức Pay as you go. Chương trình không áp dụng đồng thời với các chương trình khuyến mại khác. Với việc “trình làng” bộ dịch vụ nền tảng thuộc tầng Platform as a Service, FPT Cloud sẽ giúp doanh nghiệp đơn giản hóa quá trình phát triển ứng dụng, đồng nhất công nghệ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, tăng tốc hành trình chuyển đổi số.