Blogs Tech

Lưu trữ đám mây – Xu thế mới cho doanh nghiệp

14:35 22/07/2021
Lưu trữ đám mâycó thể được coi là một trong những công cụ tối ưu nhất để lưu trữ dữ liệu trực tuyến. Điện toán đám mây được coi như một bước đột phá trong việc nâng cấp hệ thống lưu trữ dữ liệu, các chuyên gia đã có thể sắp xếp và phân tích các dữ liệu phức tạp, phi cấu trúc, theo đó đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Các công nghệ như học máy, lập trình suy luận, lấy mẫu thông tin,... được áp dụng để giải thích cũng như giải mã dữ liệu vô định hình, giúp xác định, phỏng đoán và đưa ra các giải pháp tốt nhất từ ​​trước đến nay. [caption id="attachment_7882" align="aligncenter" width="800"] Lưu trữ đám mây là xu thế mới cho doanh nghiệp[/caption] Các thiết bị lưu trữ đám mây có không gian lưu trữ khổng lồ đồng thời cung cấp khả năng truyền dữ liệu đến một vị trí ở khoảng cách xa chỉ trong tích tắc. Dữ liệu cũng có thể được gửi đến nhiều vị trí từ một mảng thư mục và tệp, theo đó, công cụ lưu trữ đám mây có thể hạn chế khả năng dữ liệu bị tấn công. Ngoài ra, lưu trữ đám mây được đánh giá là một nền tảng tối ưu trong hỗ trợ hoạt động tương tác, bởi công cụ này cho phép người dùng truy cập, kiểm tra, sửa đổi, bổ sung và phối hợp trên một tài liệu duy nhất, môi trường đám mây giúp người dùng dễ dàng truy cập vào các tệp trực tuyến quan trọng từ mọi nơi trên thế giới và tương tác với nhau trong thời gian thực. Thêm vào đó, dịch vụ lưu trữ đám mây, đặc biệt là ứng dụng được cung cấp bởi các tổ chức, đơn vị uy tín, còn bổ trợ tính năng an toàn và bảo mật, theo đó, người dùng chỉ cần đảm bảo nguồn kết nối Internet để có thể lấy bản sao trực tuyến một cách an toàn khi cần thiết. Ngoài ra, các giải pháp lưu trữ đám mây không phải chịu thêm bất kì chi phí nào. Nhà cung cấp sẽ cung cấp và hỗ trợ kỹ thuật cho người dùng gần như 24/7. Đi kèm với các giao diện thân thiện trên các thiết bị, người dùng có thể gửi dữ liệu đến các máy chủ từ xa thông qua bất kỳ thiết bị nào và hoàn thành công việc trên nền tảng đám mây một cách thuận tiện tại bất cứ đâu. Song hành với sự thành công của hoạt động kinh doanh, luôn tiềm ẩn những nguy cơ bị tấn công trên không gian mạng, và một khi sự cố xảy ra vượt quá tầm kiểm soát của các chuyên gia CNTT, các bigwigs trong tổ chức vẫn có thể khôi phục dữ liệu bị mất từ ​​các máy chủ trực tuyến gần như tức thì. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể đảm bảo vận hành trơn tru và tránh các trở ngại do sự ngưng trệ của hệ thống. Nói cách khác, nền tảng lưu trữ đám mây cho phép hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, không bị đứt đoạn bởi các sự cố khách quan. Với dịch vụ lưu trữ đám mây, người dùng có thể “tận hưởng” không gian lưu trữ rộng rãi, tùy ý mở rộng, thu hẹp không gian lưu trữ tùy theo nhu cầu thực tế. Sự dễ dàng và hiệu quả trong việc truy xuất dữ liệu được cung cấp bởi các giải pháp lưu trữ đám mây thực sự đáng kinh ngạc. Dữ liệu được lưu trên đám mây được lưu trữ trực tuyến một cách an toàn và có thể được truy xuất từ ​​bất kỳ đâu. Khi quy mô chia sẻ thông tin được mở rộng, dữ liệu sẽ được lưu tự động tại địa chỉ đến. Việc cung cấp hệ thống lưu trữ đám mây cho phép người dùng hoàn toàn tập trung vào công việc của họ mà không phải lo lắng về việc mất dữ liệu và các vấn đề khác. Theo Allied Market Research, thị trường lưu trữ đám mây toàn cầu được dự đoán sẽ tăng trưởng đáng kể với tốc độ tăng trưởng kép từ năm 2020 đến năm 2027. Sự gia tăng nhu cầu lưu trữ dữ liệu giá rẻ và mối quan tâm ngày càng tăng về an toàn, bảo mật qua lưu trữ đám mây cũng như bước nhảy vọt trong xu hướng áp dụng đám mây của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những yếu tố chính thúc đẩy thị trường. Nhìn chung, thị trường lưu trữ đám mây toàn cầu đang trên đà phát triển mạnh mẽ và trong những năm tới, và dự kiến thị trường này ​​sẽ còn mở rộng và sẽ trở thành một phần tất yếu của doanh nghiệp. >>> Có thể bạn quan tâm: 7 ứng dụng hàng đầu của điện toán đám mây Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT CloudFanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/Email: [email protected]: 1900 638 399

7 ứng dụng hàng đầu của điện toán đám mây

15:14 21/07/2021
Điện toán đám mây là ứng dụng cung cấp tài nguyên CNTT cho người dùng có nhu cầu thông qua Internet, bằng phương thức thanh toán khi sử dụng. Thay vì phải xây dựng và duy trì hệ thống trung tâm dữ liệu và các máy chủ vật lý, doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ đám mây - ứng dụng cho phép người dùng truy cập trực tuyến các dịch vụ công nghệ, bao gồm lưu trữ, cơ sở dữ liệu và sức mạnh máy tính khi có nhu cầu. Bài viết cung cấp một số ứng dụng điện toán đám mây phổ biến nhất. 1. IaaS, SaaS và PaaS IaaS (Infrastructure as a Service) là dịch vụ cung cấp cơ sở hạ tầng. Công nghệ đám mây, thông qua tính năng IaaS cung cấp các tài nguyên mạng, lưu trữ theo yêu cầu cho khách hàng thông qua Internet. Các công ty có thể tiết kiệm một số lượng lớn chi phí bằng cách sử dụng tính năng trả tiền cho mỗi lần sử dụng trên cơ sở hạ tầng hiện có, hình thức này giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư. SaaS (Software as a Service) là dịch vụ cung cấp các sản phẩm phần mềm cho phép khách hàng. Một số dạng sản phẩm phần mềm (software) phổ biến mà các công ty cung cấp có thể kể đến như Gmail, Dropbox, Salesforce… Công nghệ đám mây cũng bao gồm tính năng PasS (Platform as a service) cung cấp cho khách hàng nền tảng hoàn chỉnh bao gồm phần mềm, phần cứng và cơ sở hạ tầng. Điều này cho phép các tổ chức xây dựng, vận hành và quản lý các ứng dụng mà không cần thêm bất kỳ chi phí nào, loại bỏ hoàn toàn sự phức tạp từ việc tạo dựng và duy trì các nền tảng vật lý tại trụ sở. Đa phần khi các công ty công nghệ/công ty phần mềm sẽ dùng IaaS, hoặc PaaS để triển khai sản phẩm. Các công ty startup, công ty vừa và nhỏ thường dùng IaaS hoặc PaaS để đỡ tốn chi phí cho IT. Hiện nay, phần lớn các công ty đều sử dụng SaaS cho các hoạt động thường ngày thay vì tự phát triển, ví dụ như: Slack để giao tiếp giữa các thành viên. Jira để quản lý task. Confluence hoặc Google Docs để quản lý document. Microsoft Teams để họp online, tổ chức webinar. Có thể bạn quan tâm: Những thách thức về lưu trữ dữ liệu doanh nghiệp phải đối mặt khi làm việc tại nhà 2. Đám mây tích hợp Nói một cách đơn giản, đám mây tích hợp là một môi trường điện toán cho phép các chuyên gia kết nối dịch vụ đám mây riêng của tổ chức với bất kỳ đám mây công cộng nào và sử dụng hai hệ thống này như một cơ sở hạ tầng linh hoạt để xử lý khối lượng công việc, quy trình và ứng dụng của công ty. Sự kết hợp giữa dịch vụ đám mây công cộng và riêng biệt này mang lại cho doanh nghiệp khả năng tối ưu hóa các tính năng một cách linh hoạt cho tất cả các tác vụ khi có yêu cầu. Mặt khác, Multi-Cloud nổi trội với khả năng cho phép các tổ chức ứng dụng nhiều dịch vụ đám mây từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Do đó, doanh nghiệp có thể kết hợp các dịch vụ IaaS, SaaS và PaaS khác nhau và lựa chọn dịch vụ đám mây phù hợp nhất theo đặc thù riêng của doanh nghiệp. 3. Phát triển và thử nghiệm Giai đoạn thử nghiệm và phát triển là một trong những lĩnh vực mà dịch vụ đám mây có thể cung cấp hỗ trợ toàn diện nhất. Trên cơ sở phân bổ hợp lý về thời gian và tài nguyên, ứng dụng sẽ thiết lập môi trường phù hợp cho việc triển khai các hoạt động doanh nghiệp. Công nghệ đám mây cũng cho phép người dùng có thể tùy chỉnh cài đặt và cấu hình ứng dụng, đồng thời bổ sung các tài nguyên thực tế hoặc các chỉ số ảo để xây dựng môi trường chuyên biệt. 4. Phân tích dữ liệu lớn Phân tích dữ liệu lớn là một trong những lĩnh vực ứng dụng quan trọng nhất của Điện toán đám mây bởi công nghệ này cho phép các doanh nghiệp truy cập một khối lượng lớn dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc, được sử dụng để đạt được những dữ liệu có giá trị cho doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp hiểu được hành vi và quy trình mua hàng của khách hàng, từ đó triển khai các chiến dịch tiếp thị cá nhân hóa để chuyển đổi họ thành khách hàng tiềm năng. 5. Lưu trữ So với bất kỳ phương tiện lưu trữ nào khác, chức năng lưu trữ của điện toán đám mây luôn thể hiện được sự ưu việt không thể phủ nhận, bao gồm truy cập, lưu trữ và truy xuất dữ liệu của người dùng thông qua kết nối Internet. Người dùng có thể dễ dàng truy cập dữ liệu bất cứ lúc nào và ở bất kỳ đâu nếu được kết nối Internet, đảm bảo tính khả dụng cao, an toàn và nhanh chóng. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí vì họ chỉ phải trả cho dung lượng lưu trữ mà họ thực sự sử dụng mà không phải lo lắng về việc duy trì cơ sở hạ tầng, quản lí. Bên cạnh đó, người dùng có thể chọn lưu trữ dữ liệu tại chỗ hoặc ngoài cơ sở theo nhu cầu. 6. Phục hồi sau sự cố Một trong những lợi thế của Điện toán đám mây là tiết kiệm chi phí khi cung cấp các giải pháp khôi phục sau sự cố không mong muốn, cho phép các tổ chức khôi phục dữ liệu khi có thảm họa xảy ra. Quá trình này nhanh và tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với việc khôi phục dữ liệu từ nhiều cơ sở lưu trữ vật lý tại nhiều địa điểm, vốn đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Tham khảo: Disaster Recovery - Dịch vụ phục hồi dữ liệu Nhanh & An Toàn của FPT Cloud 7. Sao lưu Việc sao lưu dữ liệu luôn gây khó khăn và mất nhiều thời gian. Doanh nghiệp cần phải thu thập dữ liệu theo cách thủ công, gửi dữ liệu đến các trang web sao lưu và lưu trữ trong các ổ đĩa khác nhau. Công nghệ đám mây có thể giải quyết tất cả các các vấn đề mà quá trình lưu trữ dữ liệu này có thể gặp phải, từ nguồn gốc đến cơ sở sao lưu đích của dữ liệu. Bản sao lưu có thể gặp nhiều vấn đề, bao gồm một lượng lớn thời gian cần thiết để tải vào các thiết bị sao lưu tương ứng để khôi phục. Hơn nữa, dữ liệu này dễ gặp lỗi và trục trặc do con người gây ra. Với sao lưu dữ liệu lên đám mây, dữ liệu sẽ được tự động gửi và sao lưu qua Internet mà không gặp trở ngại về dung lượng lưu trữ. Bài viết trên của FPT Cloud về cung cấp 7 ứng dụng hàng đầu của Điện toán Đám mây giúp bạn hiểu rõ hơn về các lợi ích điển hình của điện toán đám mây cũng như những lý do mà điện toán đám mây sẽ trở thành ứng dụng cực kỳ hữu ích cho các doanh nghiệp. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart CloudFanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/Email: [email protected]: 1900 638 399

Những thách thức về lưu trữ dữ liệu doanh nghiệp phải đối mặt khi làm việc tại nhà

15:10 21/07/2021
Lưu trữ dữ liệu trước thời dịch Thông thường, doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch mở rộng dữ liệu trong thời kỳ 3 đến 5 năm, nhưng khi nhu cầu dữ liệu tăng đột ngột khiến doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược trước thời hạn. Thực tế, nhiều doanh nghiệp không nhận ra rằng sự gia tăng mạnh mẽ của dữ liệu đòi hỏi dung lượng lưu trữ cần được mở rộng với tốc độ tương ứng. Trước đại dịch, trước những lo lắng về rủi ro bảo mật cũng như mất quyền kiểm soát đối với thông tin nhạy cảm khi đặt vào máy chủ của bên thứ ba, cũng như sự thiếu chắc chắn ngày một tăng khi những quy định mới về dữ liệu như GDPR ra đời, nhiều doanh nghiệp đã bỏ qua các dự án chuyển đổi sang mô hình điện toán đám mây. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp thường ngộ nhận về điện toán đám mây. Theo đó, điện toán đám mây được cho là phức tạp và có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn để đảm bảo rằng khoản đầu tư này sẽ phát huy được hết tiềm năng; sự dịch chuyển có thể trở nên tốn kém quá mức và đòi hỏi sự thay đổi toàn bộ cách thức triển khai hệ thống hạ tầng; dự án chuyển đổi bị lo ngại về quá trình diễn ra chậm, rủi ro cao và bao gồm rất nhiều bên liên quan. Cùng với việc phân chia dữ liệu vào máy chủ khác nhau và những lo ngại về an ninh mạng, làm không ít doanh nghiệp chần chừ trước việc triển khai một hệ thống vốn còn khá mẻ. Có thể bạn quan tâm: Covid-19 – Thời kì làm việc từ những ‘Văn phòng trên mây’ Việc lưu trữ trong và hậu đại dịch Hầu hết các giải pháp lưu trữ tại chỗ (on-premise) đòi hỏi đầu tư vào phần cứng với khả năng lưu trữ dữ liệu dựa trên những phán đoán của họ. Mặt khác, doanh nghiệp có thể phải tốn một khoản chi tiêu khổng lồ mà không được sử dụng lâu dài hoặc hoàn toàn không được sử dụng. Những chi phí đầu tư lãng phí như vậy càng gây khó khăn cho doanh nghiệp khi ngân sách giảm, hoạt động kinh doanh bị đình trệ do đại dịch. Trong thời nhạy cảm này, doanh nghiệp cần đưa ra nhiều quyết định liên quan đến việc xử lý và lưu trữ dữ liệu hiện tại, giới hạn truy cập dữ liệu; cũng như cần hiểu về nơi lưu trữ, loại lưu trữ họ cần, và các chi phí liên quan. Doanh nghiệp cần cân nhắc tất cả những điều trên để tìm kiếm giải pháp bảo mật phù hợp giúp nhân viên làm việc từ xa. Chính trong giai đoạn khó khăn này, lưu trữ đám mây càng thể hiện được những lợi thế vượt trội so với những phương thức lưu trữ truyền thống; khi nó cho phép doanh nghiệp linh hoạt trong việc tăng hoặc giảm dung lượng tùy theo nhu cầu sử dụng và chỉ cần chi trả cho số lượng tài nguyên đã sử dụng. Việc tiếp cận dựa trên chi phí hoạt động này giúp doanh nghiệp sử dụng ngân sách hiệu quả hơn. Với lợi thế bản địa, cùng quá trình phát triển, triển khai dịch vụ cho nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ, FPT Cloud Storage sẽ là giải pháp lý tưởng dành cho các doanh nghiệp muốn xây dựng hệ thống đám mây riêng, triển khai cơ sở hạ tầng kết hợp on-premise và trên mây, hoặc di chuyển dữ liệu lên Cloud. Bảo mật là một trong những vấn đề mà doanh nghiệp lo ngại nhất khi lưu trữ dữ liệu. Mô hình làm việc từ xa bắt buộc đã đem lại nhiều thử thách về an ninh mạng cho doanh nghiệp. Mọi dữ liệu đều phải chịu rủi ro từ các cuộc tấn công nhằm chiếm giữ và khai thác thông tin nhạy cảm. Sự bảo mật của dịch vụ lưu trữ đám mây luôn được phát triển và nâng cấp để sẵn sàng đối mặt với các mối đe dọa và cung cấp biện pháp bảo vệ tối cho doanh nghiệp và khách hàng. Thực tế cho thấy dịch vụ lưu trữ đám mây có thể bảo mật dữ liệu tốt hơn so với các phương thức lưu trữ truyền thống. Ví dụ như với dịch vụ lưu trữ của FPT Cloud, dữ liệu sẽ được mã hóa khi truyền với giao thức SSL, mã hóa volume, phân quyền truy cập dữ liệu, đồng thời với việc hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ bảo mật hàng đầu như Check Point, Veeam để đưa những tính năng lưu trữ tiên tiến của thế giới vào sản phẩm, giúp dữ liệu lưu trữ luôn được bảo vệ một cách tốt nhất. Nhìn chung, lưu trữ đám mây đang ngày càng trở nên phổ biến, giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí đầu tư, đảm bảo an toàn dữ liệu, biến khó khăn thành cơ hội để bứt phá trong nền kinh tế số. Có thể bạn quan tâm: 4 Lợi ích của việc tạo kho dữ liệu trên Cloud Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart CloudFanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/Email: [email protected]: 1900 638 399

FPT Smart Cloud đã được công nhận áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013 và ISO/IEC 27017:2015

13:27 08/07/2021
Ngày 5/7/2021, FPT Smart Cloud đã được công nhận áp dụng Hệ thống quản lý An Toàn Thông Tin theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 27001:2013 cho hệ sinh thái sản phẩm FPT.AI và FPT.Cloud và ISO/IEC 27017:2015 cho sản phẩm FPT Cloud. Là nhà cung cấp hàng đầu trong lĩnh vực điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI) tại Việt Nam, FPT Smart Cloud luôn ý thức được tầm quan trọng của vấn đề đảm bảo an toàn thông tin (ATTT) cho dữ liệu của khách hàng. Do đó, ngay từ đầu, công ty đã xây dựng hệ thống dịch vụ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013; mang tới sự cam kết cho khách hàng về chất lượng dịch vụ cũng như an toàn dữ liệu khi lựa chọn và sử dụng dịch vụ của FPT Smart Cloud. Hệ thống quản lý ATTT theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013 là một tiêu chuẩn quốc tế đưa ra các yêu cầu liên quan đến Hệ thống quản lý bảo mật thông tin, cho phép tổ chức doanh nghiệp đánh giá được những rủi ro và thực hiện kiểm soát thích hợp để đảm bảo tính bảo mật, toàn vẹn và sẵn có của tài sản thông tin. Tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013 yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ phải đảm bảo ATTT một cách toàn diện từ mức vật lý, hạ tầng, thiết kế, triển khai, trao đổi thông tin và vận hành khai thác để đảm bảo tất cả các hệ thống, dữ liệu đều đảm bảo ATTT ở mức cao nhất, ngăn ngừa rò rỉ thông tin và phải có phương án dự phòng, khôi phục trong thời gian ngắn nhất. Tiêu chuẩn ISO/IEC 27017:2015 là một bước tiến cao hơn và chi tiết hơn, tập trung vào dịch vụ điện toán đám mây. Tiêu chuẩn ISO/IEC 27017:2015 là phiên bản mới nhất, yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ Cloud có những biện pháp kiểm soát, đảm bảo an toàn, ngăn ngừa các sự cố ATTT cho các khách hàng do đặc thù sử dụng dịch vụ Cloud; phân tách trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng sử dụng dịch vụ rõ ràng hơn. Trải qua các vòng đánh giá khắt khe từ tổ chức đánh giá chứng nhận TUV-Nord, CHLB Đức, FPT Cloud đã chính thức được công nhận đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của 2 tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 27001:2013 và ISO/IEC 27017:2015 cho hệ sinh thái sản phẩm AI và Cloud. Việc đạt được cả 2 chứng nhận quốc tế cho sản phẩm FPT.AI và FPT.Cloud đã minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng của FPT Smart Cloud trong việc nghiên cứu, cải tiến, nâng cấp hệ thống, quy trình, cũng như áp dụng các biện pháp bảo mật tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế; giúp doanh nghiệp khách hàng đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh trong bất kì trường hợp nào, như hỏa hoạn, lũ lụt, xâm nhập, đánh cắp dữ liệu, lỗ hổng bảo mật...  Tham khảo thông tin bảng giá các dịch vụ FPT Cloud cung cấp: Bảng Giá Thuê Cloud Server - Máy Chủ Ảo Đám Mây Tốc Độ Cao Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart CloudFanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/Email: [email protected]: 1900 638 399

Covid-19 – Thời kì làm việc từ những ‘Văn phòng trên mây’

11:15 30/06/2021
Khám phá cách thức làm việc từ xa thông qua các văn phòng ảo được hỗ trợ bởi điện toán đám mây. Làm việc từ xa không phải là một khái niệm xa lạ. Rất lâu trước đại dịch COVID-19, các tổ chức khi mở rộng quy mô hoạt động ra ngoài biên giới lãnh thổ quốc gia, đã tiếp cận với phương thức làm việc trực tuyến ở các cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, việc số hóa toàn bộ hoạt động của công ty vẫn là một quyết định cần cân nhắc với những rủi ro trong việc truy cập, bảo mật dữ liệu và cộng tác trực tuyến. Đây là những vấn đề mà các văn phòng trực tuyến ứng dụng công nghệ đám mây có thể giải quyết. Việc chuyển dịch từ thuê văn phòng truyền thống sang phương thức làm việc trực tuyến yêu cầu một số công nghệ mang tính quyết định như mạng nội bộ trực tuyến, các công cụ chia sẻ, cộng tác, bảo mật dữ liệu... Tất cả sẽ được giải quyết bởi các dịch vụ đám mây. Truy cập dữ liệu dễ dàng hơn Thông thường, các doanh nghiệp sẽ truy cập vào hệ thống dữ liệu cục bộ thông qua một máy chủ nội bộ. Tuy nhiên, với Điện toán đám mây, chỉ cần có kết nối Internet, nhân viên có thể truy cập vào dữ liệu ở bất kỳ đâu trên thế giới một cách dễ dàng. Do đó có thể làm việc từ xa một cách thuận tiện và phục vụ khách hàng mọi thời điểm. Có thể bạn quan tâm: 4 Lợi ích của việc tạo kho dữ liệu trên Cloud Dữ liệu luôn sẵn có Đối với bất kỳ công việc kinh doanh nào, điều tối quan trọng là cần đảm bảo rằng dữ liệu cần thiết luôn có sẵn theo yêu cầu, ngay cả khi xảy ra gián đoạn. Bằng cách chuyển dịch các dữ liệu quan trọng lên đám mây, doanh nghiệp có thể yên tâm rằng từng bit dữ liệu của họ được lưu trữ an toàn và họ có thể truy xuất nếu bất kỳ tệp dữ liệu gốc nào bị hỏng, bị xóa hoặc bị phá hủy. Đám mây hoạt động như một kế hoạch dự phòng cuối cùng để lưu trữ tệp, mang lại sự an toàn cho dữ liệu tốt hơn nhiều so với lưu trữ cơ sở dữ liệu cục bộ - cách vốn dễ xảy ra rủi ro cao về mất mát dữ liệu cũng như sẽ tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc trong trường hợp phải khôi phục. Bảo mật dữ liệu Các văn phòng "trên mây" được bảo mật theo nhiều cách khác nhau. Thông qua quy trình mã hóa dữ liệu, các doanh nghiệp có thể bảo vệ thông tin và các tệp dữ liệu bí mật khỏi sự xâm nhập trái phép. Hơn nữa, các trung tâm dữ liệu đám mây đạt tiêu chuẩn quốc tế sẽ được kiểm soát 24/7, theo đó tính an toàn cao hơn nhiều so với các trung tâm dữ liệu cục bộ. Tuy nhiên, với 40% vi phạm bảo mật dữ liệu bắt nguồn từ sai phạm nhân viên, các doanh nghiệp đang cân nhắc chuyển sang đám mây cũng cần đảm bảo áp dụng có hiệu quả các chính sách bảo mật dữ liệu và quy trình đào tạo - huấn luyện: Các nhân viên phải được đảm bảo đã chuẩn bị tốt về nhận thức và kỹ năng làm việc trực tuyến trước khi các công ty chủ quản áp dụng công nghệ đám mây. Có thể bạn quan tâm: Windows Virtual Desktop – Máy tính ảo mang đến chuỗi giá trị thực Tăng cường giao tiếp trực tuyến Với sự phát triển của điện toán đám mây trong những năm gần đây, nhân viên trong thời đại kỹ thuật số ngày nay có nhiều lựa chọn hơn để giao tiếp và cộng tác với khách hàng. Ví dụ, thông qua việc tham gia vào các văn phòng "trên mây", nhân viên và khách hàng có thể làm việc và chỉnh sửa các dự án cùng nhau bất kể sự khác nhau về không gian địa lí. Hơn thế nữa, những người làm việc từ xa vẫn có thể đạt được năng suất cao khi họ có quyền truy cập vào tài liệu và dữ liệu được chia sẻ từ bất kỳ thiết bị nào, cho dù đó là điện thoại thông minh hay máy tính để bàn. Do đó, cộng tác trên cơ sở công nghệ đám mây giúp thúc đẩy năng suất và loại bỏ các rào cản địa lý mà trước đây đã từng là lý do chính  ngăn cản sự cộng tác giữa các cá nhân ở những khu vực khác nhau trên thế giới. Với những ưu điểm trên, dịch vụ đám mây thật sự đã giải quyết được nhu cầu làm việc từ xa dù là trong thời kỳ trước, trong hay sau đại dịch. Điện toán đám mây cho phép các doanh nghiệp bảo mật dữ liệu của họ, đồng thời luôn sẵn sàng cung cấp dữ liệu và cải thiện năng suất công việc tổng thể. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Cloud Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/ Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Điện toán đám mây – Giải pháp cho sự phục hồi hệ thống trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

10:54 30/06/2021
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, đặt ra nhiều thách thức đối với các nguồn lực y tế trên toàn thế giới, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đang tìm kiếm giải pháp để đảm bảo sự phục hồi của hệ thống, đồng thời hạn chế bất kỳ sự gián đoạn hoạt động nào có thể xảy ra. Hiện nay, ngành y tế đang phải chịu áp lực rất lớn trong việc thích ứng với tình hình mới. Việc đối mặt với các vấn đề mà Covid-19 mang lại đã tạo thêm không ít gánh nặng cho hệ thống vốn đã có quá nhiều thách thức, điển hình là một số hạn chế, bất cập như sự hợp tác không hiệu quả giữa bệnh nhân và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe; Thủ tục hành chính rườm rà, mất thời gian, thiếu dữ liệu tích hợp về lịch sử bệnh nhân... Tình hình mới trên đặt ra những thách thức mới, yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe phải nhanh chóng mở rộng quy mô, hợp lý hóa các quy trình và đảm bảo sự an toàn và linh hoạt của hệ thống nhằm đảm bảo việc ứng phó trong các trường hợp khẩn cấp. Đây chính là thời điểm để thay đổi. Chuyển hệ thống chăm sóc sức khỏe lên đám mây Những đổi mới về công nghệ có thể được áp dụng theo nhiều cách thức khác nhau như tự động hóa hoạt động thường nhật/ quy trình chẩn đoán bệnh tật tại các cơ sở y tế, chính là điều kiện tiên quyết nhằm nâng cao hiệu suất hoạt động của ngành y tế. Tuy nhiên, tiềm năng phát triển công nghệ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe vẫn chưa được phát huy một cách tối đa. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang tiếp tục có những diễn biến phức tạp, nhu cầu về một cơ sở hạ tầng thích ứng để đối phó với nguy cơ khủng hoảng y tế hiện nay là cấp thiết hơn bao giờ hết. Dịch vụ đám mây có thể là giải pháp cho vấn nạn này. Nâng cao khả năng truy cập mạng lưới cơ sở dữ liệu trực tuyến Hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe bao gồm hệ thống các bệnh viện và phòng khám, và mỗi đơn vị trong hệ thống này đều xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu bệnh nhân riêng rẽ. Điều này vô hình chung đã hạn chế khả năng truy xuất dữ liệu bệnh nhân từ các cơ sở chăm sóc sức khỏe khác nhau. Với việc ứng dụng công nghệ đám mây, hệ thống cơ sở dữ liệu bệnh nhân tại các bệnh viện sẽ được tập hợp và số hóa thành một kho dữ liệu kỹ thuật số, theo đó việc khai thác dữ liệu có thể được tiến hành nhanh chóng, không phụ thuộc vào thời gian và địa điểm. Hệ thống dữ liệu số hóa này sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhằm nâng cao chất lượng các giải pháp chăm sóc sức khỏe và hội chẩn từ xa, giảm nguy cơ chẩn đoán muộn và cải thiện chất lượng chăm sóc bệnh nhân. Khả năng mở rộng quy mô cơ sở dữ liệu Các dịch vụ đám mây công cộng cung cấp khả năng mở rộng quy mô cơ sở dữ liệu bệnh nhân ở nhiều mức độ mà cơ sở dữ liệu cục bộ khó có thể theo kịp, đặc biệt là đối với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe không ưu tiên đầu tư nâng cao năng lực CNTT. Công nghệ điện toán đám mây thiết lập một cơ sở hạ tầng công nghệ linh hoạt có thể mở rộng quy mô dựa trên nhu cầu thực tế để đồng bộ với sự thay đổi về khối lượng dữ liệu bệnh nhân. Hợp lý hóa việc sắp xếp quy trình hoạt động của các cơ sở y tế: Các dịch vụ của điện toán đám mây tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý cơ sở hạ tầng. Các quy trình được sắp xếp hợp lý theo định hướng tự động hóa quá trình xử lý thủ tục hành chính và quản lý dữ liệu, theo đó, các nhân viên y tế có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc chăm sóc bệnh nhân - mục tiêu cao nhất đối mọi cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Có thể bạn quan tâm: FPT Smart Cloud đã được công nhận áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013 và ISO/IEC 27017:2015 Công nghệ đám mây đã biến đổi ngành y tế như thế nào? Điện toán đám mây thật sự đã biến đổi ngành chăm sóc sức khỏe theo hướng tích cực hơn. Dưới đây là một số ví dụ điển hình về cách các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn cầu đã tận dụng lợi thế của điện toán đám mây để đạt được những giá trị đáng ghi nhận. Tăng sự tương tác giữa bệnh nhân và bác sĩ Một nhà lãnh đạo dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn cầu với hệ sinh thái gồm một số bệnh viện và phòng khám gần đây đã phát triển các ứng dụng dựa trên đám mây để hợp lý hóa luồng dữ liệu và tăng cường cộng tác giữa bệnh nhân và bác sỹ. Với việc phải tiếp nhận hàng nghìn ca bệnh mỗi ngày, việc có một cơ sở dữ liệu bệnh nhân phù hợp là nhu cầu cấp thiết của các bác sĩ. Các ứng dụng này hoạt động như một cổng kỹ thuật số 24/7 cho cả bệnh nhân và bác sĩ, cung cấp các tính năng như đặt lịch hẹn nhanh, truy cập trực tuyến hồ sơ y tế, gửi yêu cầu và cung cấp hỗ trợ theo thời gian thực. Cải thiện khả năng bảo vệ dữ liệu bệnh nhân Hiểu được mối quan tâm của bệnh nhân về thông tin cá nhân của họ, một Nhóm Y tế có trụ sở tại California (1) đã quyết định di chuyển 8.000 hệ thống và khoảng bốn petabyte dữ liệu bệnh nhân mà cơ sở này đã thu thập được lên đám mây. Quá trình chuyển đổi cũng bao gồm việc chuyển sang các hoạt động dựa trên đám mây, điều này tạo nên những đổi mới tích cực đến khả năng lưu trữ bảo mật cho dữ liệu bệnh nhân, chẳng hạn như triển khai các chương trình chống thư rác hoặc xác thực thư điện tử đa yếu tố. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý trực tuyến dược phẩm Mục tiêu quản lý hiệu quả việc kê đơn thuốc là một thách thức thực sự đối với cả bệnh nhân lẫn nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Để giúp tăng cường mối liên kết giữa tất cả các bên trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, một công ty của Úc đã phát triển một nền tảng quản lý dược phẩm kết nối hơn 1,4 triệu người Úc với các hiệu thuốc và bác sĩ của họ, cho phép bệnh nhân sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả. Hệ thống thậm chí còn tích hợp với các dịch vụ của chính phủ trong trường hợp người dân yêu cầu bảo hiểm. Có thể bạn quan tâm: FPT Smart Cloud Tặng Hàng Ngàn Voucher Mua Sắm Khi Khách Hàng ‘Lên Cloud’ Tầm nhìn trong tương lai Theo một báo cáo gần đây (2), thị trường điện toán đám mây trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe dự kiến ​​sẽ tăng từ 28,1 tỷ USD vào năm 2020 lên 64,7 tỷ USD vào năm 2025, với tốc độ CAGR là 18,1%. Nhu cầu gia tăng của người dân đối với dịch vụ SaaS trên thị trường điện toán đám mây trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe là động lực chính cho sự tăng trưởng trên. Trong khi đó, khi điện toán đám mây hỗ trợ quá trình hoạt động của dữ liệu lớn (Big Data), các công cụ phân tích dựa trên đám mây sẽ là giải pháp tiềm năng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Reference: 1. A security success story: Using cloud migration to improve data protection2. Healthcare Cloud Computing Market by Product, Component, Pricing, Service - Analysis & Global Forecasts to 2025 Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT CloudFanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/Email: [email protected]: 1900 638 399

4 Lợi ích của việc tạo kho dữ liệu trên Cloud

14:30 23/06/2021
Cloud đã trở thành một giải pháp đột phá cho việc lưu trữ dữ liệu và duy trì kho dữ liệu, qua đó mang lại những lợi ích không thể phủ nhận cho doanh nghiệp. Tầm quan trọng của việc tạo lập và duy trì kho dữ liệu là một điều hiển nhiên đối với mọi doanh nghiệp. Chức năng chính của kho dữ liệu là để cung cấp các dữ liệu theo một cấu trúc và định dạng phù hợp cho việc ứng dụng trong nội bộ, đặc biệt là ở quá trình ra quyết định. Để tạo lập kho dữ liệu, ta có thể trích xuất dữ liệu trực tiếp từ cơ sở dữ liệu nội bộ gốc, bao gồm các dữ liệu bán hàng, marketing, tài chính, thậm chí là cả các dữ liệu bên ngoài từ các nguồn khác. Đây là một lượng dữ liệu khổng lồ, và vì vậy để kiểm soát chúng sẽ tốn rất nhiều công sức. Doanh nghiệp có quy mô càng lớn, thì việc tìm ra giải pháp lưu trữ và duy trì kho dữ liệu một cách hiệu quả lại càng khó khăn. Trong những năm gần đây, các dịch vụ về cloud đã trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, và Cloud cũng được dự đoán sẽ là xu hướng không thể thiếu trong tương lai. Theo báo cáo về Cloud của Right Scale năm 2019, trong số các doanh nghiệp được khảo sát, có tới 84% có chiến lược sử dụng cloud, 79% sử dụng Cloud để lưu trữ dữ liệu CNTT, và lượng tiêu dùng trên Cloud là vô cùng lớn với xu hướng tiếp tục gia tăng nhanh [1]. Có thể nói, Cloud đã trở thành một giải pháp đột phá cho việc lưu trữ dữ liệu và duy trì kho dữ liệu, qua đó mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Chuyển đổi từ CAPEX sang OPEX - Tiềm năng tiết kiệm tối đa chi phí Các dịch vụ Cloud thường được tính trên nhu cầu sử dụng, với chính sách giá theo dạng dùng tới đâu, trả tiền tới đó. Do đó, một trong những lợi ích lớn nhất của việc sử dụng Cloud để lưu trữ dữ liệu nằm ở khả năng quản lý chi tiêu và tài chính. Với Cloud, doanh nghiệp sẽ không còn phải bỏ ra những khoản đầu tư ban đầu lớn cho phần cứng, và trả tiền cho phần dung lượng mà họ không sử dụng (CAPEX). Thay vì phải mua, sở hữu, duy trì các trung tâm dữ liệu và máy chủ vật lý, họ có thể trả phí cho các nhà cung cấp Cloud để sử dụng các dịch vụ công nghệ như năng lực tính toán, hệ thống lưu trữ, và cơ sở dữ liệu theo đúng nhu cầu của mình (OPEX). Điều này sẽ giúp doanh nghiệp minh bạch hơn về các chi phí CNTT, cũng như chủ động có kế hoạch cho các chi phí trong tương lai, dựa trên nhu cầu mở rộng của doanh nghiệp. So với mức chi phí văn phòng và thiết bị khổng lồ, thì chi phí để sử dụng Cloud thấp hơn rất nhiều, đồng thời cũng dễ kiểm soát hơn. Điều này có nghĩa là, nhờ có Cloud, doanh nghiệp sẽ bỏ bớt được gánh nặng quản lý cơ sở hạ tầng và trung tâm dữ liệu, qua đó tập trung được hơn vào các yếu tố quan trọng với doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng điều chỉnh quy mô của kho dữ liệu tùy theo tình hình hoạt động kinh doanh. Nhờ có Cloud, việc mở rộng và thu nhỏ quy mô đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Khả năng truy cập Cloud giúp doanh nghiệp nhanh chóng truy cập được vào kho dữ liệu, bằng nhiều thiết bị và trên thời gian thực. Các doanh nghiệp thường sở hữu một hệ thống các thiết bị và công nghệ khác nhau, dẫn tới hàng giây có tới hàng trăm, hàng triệu lượt truy cập. Do đó, hệ thống dữ liệu cần phải nhanh chóng để đảm bảo doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả. Thông qua việc lưu trữ dữ liệu trực tuyến, doanh nghiệp có thể truy cập dữ liệu từ bất cứ đâu. Tính linh hoạt này của Cloud đặc biệt cần thiết cho các doanh nghiệp toàn cầu, với đội ngũ nhân viên liên tục thay đổi nơi làm việc. Ngoài ra, điện toán đám mây (Cloud Computing) và công nghệ IoT về lưu trữ khác cũng có thể tự động cập nhật, thích ứng với mọi thay đổi. Các tài nguyên do đó cũng được thay đổi theo thời gian thực, tùy theo nhu cầu sử dụng. Như vậy, nhờ có các dịch vụ Cloud, doanh nghiệp có thể truy cập một lượng lớn dữ liệu ngay lập tức từ nhiều địa điểm và thiết bị khác nhau, chỉ bằng vài cú nhấp chuột. Điều này giúp giảm độ trễ và cải thiện năng suất làm việc của doanh nghiệp. Sự sẵn sàng Sự sẵn sàng là để chỉ khả năng năng hỗ trợ liên tục, tức dữ liệu luôn sẵn sàng được sử dụng tại mọi thời điểm. Các nhà cung cấp dịch vụ Cloud luôn có một hệ thống phòng ngừa để tránh bị tấn công DDoS (tấn công từ chối dịch vụ). Từ đó loại bỏ được nguy cơ mất dữ liệu trong trường hợp xấu. Dữ liệu trên Cloud được sao lưu và lưu trữ trên nhiều máy chủ khác nhau. Thậm chí, doanh nghiệp có thể tạo ra một vùng biệt lập để chứa các dữ liệu độc quyền, qua đó đảm bảo rằng những dữ liệu này không thể gây ảnh hưởng hay chịu ảnh hưởng từ các vùng khác, giúp giảm khả năng mất dữ liệu. Cho dù doanh nghiệp lớn hay nhỏ, thì việc bị sập kho dữ liệu cũng gây nên những tổn thất lớn. Tuy nhiên, với Cloud, dữ liệu luôn được sao lưu và đảm bảo an toàn kể cả khi xảy ra sự cố. Bảo mật Không ít người cảm thấy quan ngại về khả năng bảo mật dữ liệu của Cloud. Tuy nhiên, việc lưu trữ trên Cloud được các chuyên gia bảo mật đánh giá cao hơn so với việc lưu trữ dữ liệu tại chỗ (on-premise). Cụ thể, ông David Linthicum, chuyên gia về Cloud, đã chia sẻ rằng: “CNTT nên tận dụng những lợi ích của bảo mật trên Cloud, chứ không phải là phớt lờ chúng” [2]. Trong một buổi phỏng vấn, Sean Roche, phó giám đốc của Hội đồng Chuyển đổi Số, trực thuộc CIA, cũng đã khẳng định: “Kể cả khi yếu nhất, Cloud cũng bảo mật tốt hơn so với một giải pháp dịch vụ khách hàng” [3]. Trong vòng vài năm trở lại đây, các nhà cung cấp dịch vụ Cloud đã đầu tư mạnh mẽ vào các hệ thống kiểm soát truy cập, xác minh và quản lý danh tính, ngăn chặn xâm nhập, đồng thời liên tục phát triển các công nghệ mới, qua đó nâng cao tính năng bảo mật, kiểm soát, và cải thiện dịch vụ.  Năm 2020 đã mang lại những thay đổi đột phá trong thế giới số. Các tổ chức thuộc mọi loại hình, quy mô và trên nhiều lĩnh vực cũng đang sử dụng đám mây cho nhiều mục đích khác, ví dụ như email, máy tính để bàn trực tuyến, phát triển và thử nghiệm phần mềm, phân tích dữ liệu lớn và các ứng dụng web hướng tới khách hàng. Vì vậy, lợi ích của công nghệ đám mây, tùy theo thực tế sử dụng của từng doanh nghiệp, là không thể phủ nhận. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT CloudFanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/Email: [email protected]: 1900 638 399

Download Windows Virtual PC, Virtual Desktop Miễn Phí

11:18 23/06/2021
Virtual Desktop là gì? Virtual Desktop quan trọng như thế nào đối với các doanh nghiệp? Những lợi ích doanh nghiệp nhận được là gì? Tất cả những thông tin mà bạn muốn biết đều sẽ được cập nhật đầy đủ ngay trong nội dung bài viết sau đây.  Covid-19 đặt ra những thách thức mới cho nền kinh tế thế giới, để tồn tại, doanh nghiệp phân tích, đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp với thời kì mới. Một trong những thách thức lớn đó là doanh nghiệp buộc phải làm việc từ xa để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, làm việc từ xa cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với khó khăn: Nhiều nhân viên không có máy tính cấu hình đủ mạnh để làm việc; Nâng cấp phần mềm có nghĩa là cần thay đổi thiết bị phần cứng để đảm bảo vận hành; Việc mua mới máy tính quá tốn kém; Bảo mật dữ liệu trở thành vấn đề nan giải. Kinh doanh trong thời kì Covid đã khó khăn nay lại tốn thêm một khoản lớn chi phí mà có khi chỉ sau 1 thời gian ngắn nữa sẽ trở nên thừa thãi. Nhưng với giải pháp Windows Virtual Desktop, điều doanh nghiệp tưởng không khả thi lại "khả thi không tưởng"! Windows Virtual Desktop là gì? Windows Virtual Desktop là một máy ảo nâng cao lưu trữ dịch vụ ảo hóa máy tính để bàn và ứng dụng chạy trên đám mây. Giải pháp Windows Virtual Desktop giúp doanh nghiệp thiết lập hệ thống máy tính ảo trên đám mây và tạo ra một shortcut đến thiết bị của người dùng - điều này giúp người dùng có thể truy cập vào các dịch vụ nội bộ trên đám mây trên mọi thiết bị mà không bị ảnh hưởng bởi cấu hình của thiết bị đó. Bên cạnh đó, bộ phận IT còn có thể quản lý được toàn bộ dữ liệu người dùng trên máy tính ảo, giúp nâng cao bảo mật thông tin cho doanh nghiệp. Windows Virtual Desktop giúp đảm bảo năng suất làm việc được cải thiện đáng kể và giải phóng nhân viên khỏi môi trường làm việc gò bó truyền thống. >>> Có thể bạn quan tâm: Điểm danh 6 các dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu hiện nay Tầm quan trọng của Windows Virtual Desktop? Ngày nay, làm việc từ xa và di động ngày càng phổ biến và được ứng dụng rộng rãi. Vậy nên, để có thể truy cập vào những hệ thống cùng các ứng dụng cần thiết cho công việc, người dùng sẽ đặt hy vọng rất nhiều vào các nền tảng công nghệ. Trong đó bao gồm nền tảng đám mây, máy tính ảo mà bạn có thể truy cập được ở bất cứ nơi nào, bất cứ thời gian và bằng tất cả các loại thiết bị. Đó cũng chính là thế mạnh mà Windows Virtual Desktop mang đến cho bạn. Virtual Desktop mang đến cho người dùng quyền truy cập vào máy tính ảo và có thể chạy được bất cứ ứng dụng nào. Thông qua việc sử dụng cơ sở hạ tầng đám mây của Azure, những doanh nghiệp có thể thực hiện thiết lập và triển khai Windows 10 đa phiên. Hệ thống này đã được tối ưu hóa để có thể chạy được ở trong những kịch bản ảo có nhiều người dùng.  Từ góc nhìn của người dùng, hệ thống windows virtual giống như việc cài đặt PC truyền thống ở trên bàn làm việc. Theo cách nhìn của doanh nghiệp thì chi phí mua, thiết lập cũng như triển khai và bảo mật phần cứng vật lý sẽ được tiết kiệm tối đa thông qua việc ủy thác cho Microsoft và Azure. Đồng thời, họ cũng sẽ xử lý những chi tiết đó một cách cụ thể ở trên đám mây.  Lợi ích của Windows Virtual Desktop mang lại cho doanh nghiệp Có thể nói rằng, Virtual Desktop chính là dịch vụ duy nhất mang lại những trải nghiệm quản lý một cách đơn giản hóa. Vậy lợi ích của windows virtual desktop là gì? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phần mềm này.  Cho phép làm việc từ xa hiệu quả và an toàn với mọi thiết bị Windows Virtual Desktop sẽ cung cấp cho người dùng đầy đủ các tính năng của Windows 10 hay Windows Server desktop và cả các ứng dụng ảo hóa. Chúng có thể hoạt động ở trên bất cứ thiết bị cá nhân nào như laptop, ipad,... được kết nối đến Internet.  Bên cạnh đó, chúng còn tích hợp liền mạch với cả Microsoft 365 Apps for Enterprise và cả hệ thống Microsoft Teams. Sự tích hợp này sẽ giúp cho người dùng có thể làm việc một cách hiệu quả nhất như trải nghiệm chân thật ở trên máy tính mà bạn vốn đã quen sử dụng.  Tiết kiệm tối đa chi phí bản quyền phần mềm, cơ sở hạ tầng Phần mềm sử dụng bản quyền hoàn toàn hợp lệ của Windows hoặc của Microsoft 365 để truy cập vào. Bên cạnh đó, hệ thống cũng chỉ cần trả chi phí với những gì mà bạn sử dụng thực tế.  Tối đa hóa được việc sử dụng máy tính ảo thông qua một khả năng đặc biệt của hệ Windows 10. Chúng sẽ cho phép nhiều người có thể sử dụng cùng một lúc.  Ngay cả khi có sự cố bạn vẫn làm việc hiệu quả Nhân viên vẫn có thể làm việc được ngay cả khi xảy ra sự cố nhờ công nghệ tích hợp Azure Site Recovery và cả Azure Backup. Giúp giảm thiểu tối đa thời gian downtime và có thể chuẩn bị cho những kế hoạch bảo trì với những cảnh báo. Đồng thời, hướng dẫn cũng được cá nhân hóa thông qua hệ thống Azure Service Health. Việc quản trị hệ thống IT được đơn giản hóa Virtual Desktop còn giúp bạn quản lý cả cơ sở hạ tầng của máy tính ảo. Nhờ đó mà bạn có thể tập trung tốt hơn vào người dùng, ứng dụng và cả hệ điều hành. Bạn sẽ không cần phải quản lý kho phần cứng và cả công việc bảo trì.  Thiết lập cho người sử dụng được làm việc một cách nhanh chóng và an toàn nhất. Quy mô không bị giới hạn và hệ thống được tự động hóa dựa trên những nhu cầu hoạt động thực tế.  Ứng dụng và thông tin người dùng được bảo đảm an toàn Bạn có thể áp dụng quyền điều khiển đến các thiết bị và cả người dùng bằng Azure Active Directory Conditional Access một cách đơn giản nhất.  Giảm thiểu các lỗ hổng bảo mật đồng thời giúp giữ an toàn cho hệ thống máy tính bàn ảo thông qua các kết nối ngược. Ngoài ra, hệ thống cũng sẽ tận dụng cả những giải pháp bảo mật ví dụ như Azure Firewall, Azure Sentinel hay Azure Security Center. Windows Virtual Destop liệu có an toàn? Khi nhân viên đang làm việc từ xa, dữ liệu nhạy cảm của công ty có thể sẽ được chuyển và lưu trữ cục bộ tại một số điểm, dù chỉ là trong thời gian ngắn. Ngay cả với các biện pháp phòng ngừa bảo mật tốt nhất, việc chuyển dữ liệu nhạy cảm này cũng có rủi ro. Thêm vào đó việc sử dụng thiết bị và mạng cá nhân cho công việc cũng có thể tạo ra sự thất thoát dữ liệu không hề nhỏ. Đây chính là tiền đề tạo nên Windows Virtual Desktop. Windows Virtual Desktop cho phép doanh nghiệp triển khai các máy ảo, được cấu hình chính xác theo cách họ cần, được cài đặt an toàn trong đám mây Azure. Về bản chất, dữ liệu nhạy cảm của doanh nghiệp không bao giờ bị chuyển ra khỏi cấu trúc kiểm soát của chính doanh nghiệp bởi mọi hoạt động chuyển dữ liệu chỉ đơn thuần là giữa các phiên bản đám mây Azure. Trong đám mây Microsoft Azure, dữ liệu được bảo vệ bằng mọi cách thức của các giao thức bảo mật tích hợp sẵn, bao gồm Azure Firewall, Azure Security Center, Azure Sentinel và Microsoft Defender ATP. Nói chung, về cơ bản thì Windows Virtual Desktop là một giải pháp tương đối hiệu quả cho doanh nghiệp, đặc biệt là khi nhu cầu làm việc từ xa ngày càng tăng. >>> Có thể bạn quan tâm: 4 Lợi ích của việc tạo kho dữ liệu trên Cloud Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về Virtual Desktop mà bạn cần biết. Sau khi biết được virtual desktop là gì và cả những lợi ích mà phần mềm này mang lại sẽ giúp bạn sử dụng chúng một cách linh hoạt hơn. Hy vọng, những thông tin mà chúng tôi mang lại sẽ có ích cho bạn.  Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/ Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399