Cloud Monitoring là gì? Lợi ích khi sử dụng Cloud Monitoring

Cloud Monitoring là gì? Lợi ích khi sử dụng Cloud Monitoring

Tác giả: admin@
10:13 28/04/2023

Hầu hết, các doanh nghiệp hiện nay đều đang sử dụng công nghệ điện toán đám mây cho tổ chức của mình vì sự tiện dụng và những lợi ích mà nó mang lại. Để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, Cloud Monitoring nhanh chóng trở thành giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp. 

Tìm hiểu về Cloud Monitoring

Những vấn đề dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Cloud Monitoring.

Cloud Monitoring là gì?

Cloud Monitoring là một thuật ngữ trong nhóm Technology Terms. Thuật ngữ Đám mây giám sát này dùng để diễn tả quá trình sử dụng phần cứng và phần mềm được phân phối qua internet. 

Cloud Monitoring mô tả cụ thể hóa sự trừu tượng của cơ sở hạ tầng phức tạp có sự hoạt động của các phần mềm, phần cứng, cũng như các dịch vụ từ xa. Đây được xem là giải pháp tối ưu nhất để đánh giá hiệu suất đám mây của các hệ thống đồng sử dụng công nghệ điện toán đám mây. 

Sử dụng số liệu và các phương pháp đa dạng để thực hiện giám sát đám mây là cách đảm bảo tối đa hoạt động của hệ thống có đang cung cấp mức truy cập chuẩn hay không. Cloud Monitoring được xem như như một phần của toàn bộ chiến lược quản lý đám mây. Đồng thời hỗ trợ các quản trị viên CNTT kiểm soát được trạng thái hoạt động của các tài nguyên trong môi trường đám mây; cung cấp bức tranh tổng quát về số liệu đám mây, lưu lượng khách hàng,...

Cloud Monitoring là gì?
Cloud Monitoring là gì?

Tầm quan trọng của Cloud Monitoring trong việc quản lý đám mây

Cloud Monitoring có một trò vô cùng quan trọng trong hệ điều hành đám mây, vì nó phụ trách quản lý cơ sở hạ tầng toàn bộ hệ thống, hỗ trợ quản trị viên đảm bảo được về hiệu suất, khả năng mở rộng, độ an toàn và sẵn sàng của ứng dụng và máy chủ. 

Các công cụ cùng như các dịch vụ mà giám sát đám mây cung cấp bao gồm: Thông tin về lưu lượng truy cập, lượng dữ liệu, tốc độ phản hồi và các chỉ số nhằm hỗ trợ người quản trị hệ thống có đủ cơ sở để đưa ra quyết định, tối ưu hóa hệ thống đám mây. 

Ngoài ra, Cloud Monitoring cũng đưa ra những cảnh báo cho người quản trị nếu xuất hiện những sự cố xảy ra, đồng thời đi kèm với các giải pháp khắc phục vấn đề ngay lập tức. 

Cũng có thể nói, Giám sát đám mây là một trong những yếu tố không thể thiếu đối với những nhà quản trị viên, hỗ trợ hạn chế thời gian chết trong quá trình khắc phục sự cố xảy ra và duy trì ổn định hệ thống đám mây.

>>> Có thể bạn quan tâm: Paas là gì | Tìm hiểu chi tiết các tính năng của Paas

Các tính năng chính của Cloud Monitoring

  • Giám sát hiệu suất và khả năng sẵn sàng: Cloud Monitoring có thể đánh giá và giám sát hiệu suất hoạt động cũng như khả năng triển khai của các ứng dụng, dịch vụ và hạ tầng đám mây. 
  • Theo dõi lưu lượng mạng, thông tin khối lượng: Cloud Monitoring hỗ trợ quản trị viên theo dõi những thông số quan trọng như lưu lượng mạng, cung cấp các thông tin về khối lượng và trạng thái của hệ thống đồng thời phân tích các dữ liệu về mạng, quản lý thời gian phản hồi. 
  • Điều khiển các thành phần hệ thống và báo cáo sự cố: Cloud Monitoring quản lý, kiểm soát những thành phần của hệ thống, hỗ trợ điều khiển khi cần thiết, đồng thời báo cáo khi hệ thống gặp phải sự cố.
  • Đưa ra những giải pháp khắc phục sự cố: Đây là một trong những tính năng vô cùng quan trọng của Cloud Monitoring, khi có sự cố xảy ra, giám sát đám mây không chỉ đưa ra cảnh báo mà còn kèm theo những giải pháp giải quyết vấn đề, giảm thiểu thời gian chết hiệu quả. 
Các tính năng chính của Cloud Monitoring
Các tính năng chính của Cloud Monitoring

Dưới đây là một số tính năng nổi bật của Cloud Monitoring mà bạn nên biết:

Giám sát và đánh giá hiệu suất

Tính năng giám sát, quản lý và đánh giá hiệu suất này giúp các nhà quản trị có thể theo dõi sát sao các hoạt động của ứng dụng, dịch vụ, máy chủ, hệ thống trong nền tảng đám mây. Tính năng này hỗ trợ rất nhiều trong quá trình thúc đẩy năng suất và tối ưu tài nguyên. 

Phân tích và báo cáo sự cố hệ thống

Tính năng này cho phép giám sát đám mây đưa ra những cảnh cáo về sự cố hệ thống cho nhà quản trị, qua quá trình tìm kiếm lỗi, phân tích các vấn đề liên quan đến mạng cũng như ứng dụng. Từ đó người quản lý có thể nhanh chóng giải quyết vấn đề tránh ảnh hưởng đến khách hàng. 

Theo dõi các thông số quan trọng

Theo dõi các thông số quan trọng là tính năng giúp người quản trị có thể kiểm soát cũng như đánh giá mức độ sử dụng tài nguyên trên hệ thống. Các thông số được theo dõi có thể kể đến như dung lượng, tốc độ, tài nguyên, bộ nhớ, CPU, băng thông và kho lưu trữ. 

Nếu gặp bất kỳ vấn đề gì thì người quản trị có thể sử dụng và phân tích các thông số này để xác định nguyên nhân và khắc phục sự cố. 

Cảnh báo khi có sự cố và cung cấp các giải pháp để khắc phục

Đây được cho là tính năng quan trọng nhất của Giám sát đám mây. Cảnh báo sự cố và đề ra giải pháp khắc phục là tính năng hỗ trợ nhà quản trị nhanh chóng phản ứng với vấn đề kịp thời và đưa ra phương pháp giải quyết hiệu quả. 

Cloud Monitoring có thể đưa ra các cảnh báo theo những yêu cầu đặc biệt của khách hàng như: các cảnh báo về utilization, errors, downtime, other critical issues,...

Lợi ích của Cloud Monitoring

Lợi ích của Cloud Monitoring
Lợi ích của Cloud Monitoring

Cloud Monitoring là quá trình giám sát và quản lý các ứng dụng, hệ thống và tài nguyên đang chạy trên các nền tảng đám mây. Có nhiều lợi ích của việc sử dụng Cloud Monitoring, bao gồm:

Đảm bảo khả năng hoạt động ổn định

Cloud Monitoring có tính năng theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu suất hoạt động của hệ thống đám mây. Chính vì thế, bất cứ sự cố và vấn đề phát sinh nào cũng đều được phát hiện sớm nhất có thể. 

Đồng thời, hệ thống còn có thể tự khôi phục khi gặp lỗi, đảm bảo khả năng hoạt động ổn định và hiệu quả của các ứng dụng và máy chủ trong đám mây, tránh ảnh hướng đến khách hàng cũng như doanh nghiệp. 

Giảm thiểu thời gian chết máy

Cloud Monitoring sau khi giám sát liên tục hệ thống, ngay khi phát hiện sự cố sẽ ngay lập tức thông báo và đưa ra giải pháp khắc phục vấn đề, cách này giúp giảm thiểu tối đa thời gian chết máy, hạn chế những tác động tiêu cực đến doanh nghiệp, đồng thời giảm thiểu chi phí do sự cố gián đoạn hệ thống gặp phải. 

Cải thiện độ tin cậy của hệ thống

Nhờ các tính năng giám sát, đánh giá hiệu suất, thông báo sự cố và đưa ra giải pháp nhanh chóng mà độ tin cậy của người dùng đối với hệ thống cũng được cải thiện, nâng cao, đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng. 

Tối ưu tài nguyên và lợi nhuận

Cloud Monitoring giúp các nhà quản trị viên giám sát và đánh giá hiệu suất tài nguyên của hệ thống đám mây. Cũng vì thế mà các tài nguyên không sử dụng sẽ được giải phóng, biến thành các nguồn lợi nhuận mới cho doanh nghiệp. Việc tối ưu tài nguyên này sẽ giúp tăng hiệu quả và cải thiện lợi nhuận cho doanh nghiệp.

>>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu chi tiết về OTP là gì | Ứng dụng của OTP ngày nay

So sánh các loại Cloud Monitoring

Cloud-based monitoring và on-premises monitoring

Cloud-based monitoring và on-premises monitoring
Cloud-based monitoring và on-premises monitoring

Cloud-based monitoring và on-premises monitoring được biết đến là hai loại Monitoring khác nhau. Nếu đem hai phương pháp này lên bàn cân để so sánh ta có những đánh giá khách quan như sau:

  • Về địa điểm, phương tiện: Nếu On-premises monitoring là phương pháp được xây dựng và phát triển trong cơ sở hạ tầng vật lý của tổ chức, thì Cloud-based monitoring lại được triển khai, quản lý trong hệ thống nền tảng đám mây.
  • Về chi phí: Cloud-based monitoring sẽ có mức chi phí đầu tư hợp lý, thấp hơn so với On-premises monitoring, bởi Giám sát đám mây không yêu cầu các thiết bị và phần mềm thêm mà sử dụng các ứng dụng và dịch vụ sẵn có trên nền tảng; đồng thời, nó còn có thể thanh toán theo nhu cầu, thanh toán những dịch vụ khách hàng thực sự sử dụng.
  • Về khả năng linh hoạt: Cloud-based monitoring có độ linh hoạt đa năng hơn so với on-premises monitoring, Giám sát đám mây có các tùy chọn mở rộng hoặc thu hẹp tiện lợi và còn có thể tùy chỉnh theo nhu cầu của tổ chức.
  • Về độ an toàn và bảo mật: Cả cloud-based monitoring và on-premises monitoring đều có thể có độ bảo mật rất khắt khe, đảm bảo sự an toàn, quyền riêng tư của khách hàng và doanh nghiệp, có tính xác thực cao.
  • Về khả năng sẵn sàng: Cloud-based monitoring có khả năng sẵn sàng và rất linh động trong việc truy cập, khách hàng và doanh nghiệp có thể sử dụng Giám sát đám mây ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào, nhà quản trị cũng có thể giám sát hệ thống dễ dàng và linh động hơn. 

Còn on-premises monitoring vẫn còn khá hạn chế trong tính năng linh động, vì nếu muốn truy cập thì bắt buộc nhà quản trị phải ở gần hoặc trong văn phòng.

Các công ty cung cấp Cloud Monitoring

Hiện nay, dịch vụ Cloud Monitoring được cung cấp bởi rất nhiều tổ chức, tuy nhiên không phải dịch vụ Giám sát đám mây của công ty nào cũng giống nhau. 

Mỗi công ty đều có những tính năng mới, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu sử dụng của đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Dưới đây là một số đánh giá, so sánh khách quan những công ty cung cấp dịch vụ Cloud Monitoring:

AWS CloudWatch

  • Là đơn vị cung cấp các thông tin và metrics về các tài nguyên hệ thống có thể kể đến như:  ELBs, EC2 instances,,.....
  • Có các tính năng theo dõi, giám sát, đánh giá và log activities trên hệ thống.
  • Có khả năng tự động mở rộng linh hoạt và giám sát sự cân bằng tải của các tình huống cụ thể.

Google Cloud Monitoring

Google Cloud Monitoring
Google Cloud Monitoring
  • Google Cloud Monitoring cũng cung cấp các thông tin và metrics như Compute Engine instances, Cloud Storage hệ thống,...
  • Google Cloud Monitoring còn có thể tự động theo dõi và đưa ra những cảnh báo về sự cố xảy ra trên hệ thống.
  • Đồng thời giám sát đám mây Google còn hỗ trợ các nhà quản trị theo dõi và quản lý các tiến trình hoạt động của ứng dụng, dịch vụ trên kênh.

Microsoft Azure Monitor

  • Microsoft Azure Monitor cũng là công ty cung cấp các metrics về resources hệ thống, bao gồm: Virtual machine scale sets, Azure Service Fabric applications,...
  • Cúng giống như hai công ty trên, Microsoft Azure Monitor cũng có khả năng tự động giám sát các hoạt động của các ứng dụng đang được triển khai trên hệ thống.
  • Ngoài ra, đơn vị này còn cho phép tùy chỉnh linh hoạt được những metric được theo dõi.

FPT Cloud Monitoring

FPT Cloud Monitoring
FPT Cloud Monitoring

FPT Monitoring cung cấp giải pháp toàn diện thu thập, phân tích và cảnh báo trên các dữ liệu Metric, Logs, và Traces tích hợp với công cụ hiển thị dữ liệu dashboard cao cấp; giúp doanh nghiệp nhanh chóng phát hiện hành vi bất thường, cài đặt cảnh báo, trực quan hóa dữ liệu, thực hiện các thao tác tự động,…. 

Lợi thế của ưu việt: Thân thiện với người dùng, Thu thập dữ liệu đa nền tảng, Tối ưu hiệu năng và tài nguyên, Hỗ trợ 24/7

Tóm lại, hầu hết các công ty đều cung cấp dịch vụ Giám sát đám mây đều cung cấp những metrics về các resource hệ thống với mục đích theo dõi và giám sát. Nhưng khác biệt ở chỗ, mỗi công ty sẽ có những cái tiến về tính năng khác nhau để đáp ứng tệp đối tượng khách hàng của doanh nghiệp. 

Các bước để triển khai Cloud Monitoring

Các bước để triển khai Cloud Monitoring
Các bước để triển khai Cloud Monitoring

Đánh giá nhu cầu của doanh nghiệp

  • Trước khi triển khai Cloud Monitoring, phải xác định mục tiêu và nhu cầu của doanh nghiệp để đưa ra những chiến lược và định hướng xây dựng phù hợp. 
  • Tiến hành phân tích những yếu tố có thể tác động đến hệ thống, ví dụ như khả năng linh hoạt, tần suất hoạt động, độ tin cậy,...
  • Đánh giá khách quan về độ phức tạp của hệ thống, liệu có đáp ứng được hiệu quả, tính khả dụng và nhu cầu mà doanh nghiệp cần hay không.

Lựa chọn sản phẩm và nhà cung cấp phù hợp

  • Tiến hành phân tích, nghiên cứu và so sánh các dịch vụ từ phía nhiều nhà cung cấp khác nhau
  • Lựa chọn nhà cung cấp uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm, đáp ứng được những mục tiêu và nhu cầu mà doanh nghiệp hướng tới.
  • Tìm kiếm các phương pháp mã nguồn mở để tối ưu chi phí và linh động sao cho phù hợp với doanh nghiệp.

Triển khai và cấu hình sản phẩm

  • Tiến hành xây dựng, triển khai sản phẩm, thiết lập cấu hình bộ phận đảm bảo dữ liệu được lấy ra theo đúng yêu cầu đề ra.
  • Cài đặt các công cụ, quy tắc giám sát, các thông báo với mục đích đáp ứng những yêu cầu hiệu suất của doanh nghiệp.

Theo dõi và tối ưu hóa

  • Đánh giá kết quả, hiệu suất đối với dịch vụ được cung cấp về các chỉ số quan trọng như: tần suất lỗi, downtime, băng thông,...
  • Thực hiện tối ưu hóa về các chỉ đạo như: tối ưu hóa cấu hình, gia tăng hệ thống bảo mật và quản lý chi phí,... để tăng tính khả dụng cho hệ thống. 

Bài viết trên đã cung cấp đến bạn những thông tin cơ bản về Cloud Monitoring và những lợi ích mà nó mang lại. Hy vọng sẽ giúp bạn tìm được dịch vụ ưng ý cho doanh nghiệp của mình!

Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud

Cloud Monitoring là gì? Lợi ích khi sử dụng Cloud Monitoring