CRUD là gì? So sánh điểm khác biệt giữa CRUD và REST

CRUD là gì? So sánh điểm khác biệt giữa CRUD và REST

Tác giả: admin@
14:01 10/03/2022

CRUD là gì? Đối với dân lập trình web chuyên nghiệp, thuật ngữ CRUD có lẽ không còn quá xa lạ. Trong quá trình xây dựng các API, mỗi mô hình luôn phải đảm bảo cung ứng 4 chức năng cơ bản. Vậy cụ thể 4 chức năng đó là gì? Để nắm rõ 4 chức năng này, bạn cần tìm hiểu rõ CRUD là gì. 

CRUD là gì? 

CRUD là gì? Trong khi thiết lập triển khai API, mỗi mô hình cần đáp ứng 4 chức năng cơ bản. Bao gồm khả năng khởi tạo - Create, đọc - Read, cập nhập - Update và xóa - Delete. Như vậy, CRUD chính là viết tắt của 4 khả năng này.

Tìm hiểu CRUD là gì? 
Tìm hiểu CRUD là gì?

Một mô hình web nếu muốn hoạt động cần phải hội tụ đầy đủ 4 yếu tố trong CRUD. Trường hợp một action không thể bởi trục trặc bởi một trong 4 chức năng trên, rất có khả năng mô hình này chỉ mang tính riêng lẻ.

CRUD cực kỳ phổ biến trong thiết lập triển khai ứng dụng web. Bởi đơn giản nó cung cấp framework thông báo nhắc nhở developer. Nhằm hoàn thiện mô hình một cách đầy đủ nhất.

>>> Xem thêm: DevOps Roadmap là gì? Hành trình để trở thành DevOps chuyên nghiệp

Phân tích 4 chức năng chính của CRUD

Giả sử rằng bạn sở hữu một trang web tin tức, trong giao diện làm việc chính của web luôn có 4 chức năng chính. Bao gồm Create, Read, Update, và Delete.

Mô tả 4 chức năng chính trong CRUD 
Mô tả 4 chức năng chính trong CRUD

CREATE

Khi tạo một bài đăng mới, trước tiên quản trị web cần phải nhập thông tin tại giao diện HTML. Sau đó, gửi đến server web qua HTML Form. Đồng thời tiến hành xử lý và lưu trữ vào hệ thống Database.

Nhiệm vụ chính của server là thực hiện kiểm tra tính hợp lệ, độ trùng lặp,.. Tiếp đó lưu trữ chúng vào Database để khởi tạo một bài viết mới.

Có thể hiểu đơn giản rằng CREATE là một quá trình lưu trữ, tạo một bản ghi mới vào Database. Chẳng hạn như khi mua hàng online trên web có nghĩa bạn đang tạo một CREATE. Khi đó, trang web lưu đơn mua hàng trên Database. Hoặc khi comment trên Facebook, hệ thống Facebook cũng đồng thời tạo một bạn dữ liệu ở lưu vào Database.

READ

READ cho phép người dùng xem lại bài viết đã tạo trước đó. Nói cách khác, READ chính là lúc bạn xem lại bài viết hoặc thông tin từ mục lưu trữ Database. Người dùng có quyền yêu cầu server, đồng thời xem bài viết lưu trữ tại Database.

Chức năng READ của CRUD chính là một bản ghi trong hệ thống Database. Nó cho phép người dùng đọc bản lưu trữ. Ví dụ như khi bạn bấm vào link một bài viết, thông qua đường link này server sẽ phản hồi bài viết. Bài viết này được truy xuất từ Database, hiển thị trên web theo thiết lập của lập trình viên.

Super deal 032023

UPDATE

Tính năng UPDATE đã lưu trữ trước đó. Nó còn gọi là dữ liệu mới, cập nhật phần thông tin trong Database. Quá trình cập nhật dữ liệu có thể thực hiện trên một bản ghi hoặc nhiều bản ghi, tùy vào chức năng của từng trang web.

Quá trình quản trị web, thay đổi thông tin bài viết trước đó là ví dụ rõ nhất của tính năng UPDATE.

DELETE

DELETE trong CRUD đơn giản là xóa đi dữ liệu từng tồn tại (dữ liệu tạo trong CREATE). Khi xây dựng một website trong thực tế, việc xóa dữ liệu cần thực hiện ẩn danh. Trường hợp cần thiết, dữ liệu bị xóa có thể khôi phục. Quản trị viên xóa bài viết, bình luận đều là tính năng DELETE trong CRUD.

>>> Xem thêm: Topology là gì? Tổng hợp 6 cấu trúc Topology thường gặp nhất

So sánh điểm khác biệt giữa CRUD và REST

Không ít người thường nhầm lẫn giữa CRUD về REST. Tuy nhiên nếu là một lập trình viên chuyên nghiệp, bạn cần phân biệt rõ hai khái niệm này nguyên tắc hoạt động.  

Nguyên tắc hoạt động của REST

Mỗi lệnh REST thường tập trung quanh một tài nguyên. Cụ thể trong REST, tài nguyên có thể là bất cứ thứ gì dẫn tới thông báo qua giao thức HTTP. Chẳng như một bức ảnh, một file tài liệu,..

Mỗi lệnh REST thường tập trung quanh một tài nguyên
Mỗi lệnh REST thường tập trung quanh một tài nguyên

REST cho biết tình trạng chuyển đổi trạng thái đại diện có 6 yếu tố cơ bản. Bao gồm:

  • Client-server mandata (dữ liệu ủy nhiệm máy khách)
  • Statelessness (vô quốc tịch)
  • Cache (bộ nhớ đệm)
  • Interface/uniform contract (giao diện / hợp đồng đồng nhất)
  • Layered system (phân lớp hệ thống)
  • Code-on-demand (mã yêu cầu tùy chọn)

Client-server mandata: Tiếp cận phân tán, tận dụng bản chất tách biệt giữa client và server. Mỗi dịch vụ cần phản hồi yêu cầu của người dùng. Server có thể chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu.

Statelessness: Điều khiển cấu trúc RESTful. Nó quyết định lệnh được phép cung cấp cho client và server. Sau đó, thực hiện yêu cầu không trạng thái giao tiếp giữa người dùng và bên cung cấp dịch vụ, yêu cầu thông tin cần thiết để server phản hồi.

Cache: Lưu thông tin yêu cầu phản hồi máy chủ được gắn nhãn. Ngoài ra, bộ nhớ đệm còn cải thiện một vài yếu điểm của tình trạng không trạng thái. Ví dụ như khi người từng gửi yêu cầu, bộ nhớ đệm sẽ lưu vào ngay lập tức tránh tình trạng lưu lại lần hai.

Interface/uniform contract: Cấu trúc RESTful tuân theo nguyên tắc xác định hợp đồng thống nhất. Điều này nhằm hạn chế việc sử dụng nhiều giao thức độc lập trong cùng một API. Thay vào đó, chỉ có một giao thức phân phối đến hệ thống siêu kết nối.

Layered system: Cho phép mở rộng cấu trúc RESTful. Trong Layered system sẽ có nhiều lớp phụ vụ mở rộng giao diện. Như vậy, những lệnh mới và phần mềm trung gian có thể dễ dàng thêm vào mà không ảnh hưởng đến hoạt động của client và server.

Code-on-demand: Các ứng dụng RESTful không nhất thiết phải có Code-On-Demand. Tuy nhiên, chúng phải có Client-Server, Statelessness, Layered Systems. Mã yêu cầu cho phép logic của máy khách và máy chủ tách biệt. Nhờ đó, chúng dễ dàng hoạt động logic với máy chủ.

Nguyên tắc hoạt động của CRUD

CRUD gồm 4 lệnh cơ bản (CREATE, READ, UPDATE và DELETE). Những lệnh này hình thành cơ sở dữ liệu. CRUD không phải là phương thức tạo API. Thực tế, nguồn gốc của CRUD luôn nằm trong hồ sơ cơ sở dữ liệu.

CRUD giống như một chu trình. Tại bất kỳ trang web nào cũng đều ứng dụng chương trình này. Ví dụ như khi mua hàng trên trang thương mại điện tử bạn phải tạo tài khoản (CREATE), cung cấp thông tin tài khoản (UPDATE), xem lại thông tin (READ), xóa giỏ hàng (DELETE).

Những bài viết liên quan:

Sau phần chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã hiểu hơn về định nghĩa CRUD là gì. Nếu có nhu cầu thuê Cloud Server, bạn hãy tin tưởng dịch vụ FPT Cloud!

CRUD là gì? So sánh điểm khác biệt giữa CRUD và REST