Downtime là gì? Cách giảm thiểu Downtime hết mức hiệu quả

Downtime là gì? Cách giảm thiểu Downtime hết mức hiệu quả

Tác giả: admin@
14:07 27/05/2022

Downtime là tình trạng không ai mong muốn xảy ra với website trong mọi thời điểm. Để giúp bạn hiểu rõ hơn những hệ lụy, FPT Cloud mong muốn chia sẻ bài viết sau đây.

Thông tin được cung cấp không chỉ dừng lại ở việc giải thích Downtime là gì. Quan trọng hơn, các nhà quản trị web sẽ tìm ra phương pháp giảm thiểu tối đa tình trạng này.

Downtime là gì?

Downtime là gì? Đây là hiện tượng xảy ra khi trang web ngừng hoạt động trong một thời điểm nào đó. Người dùng không thể truy cập hoặc thực hiện tác vụ mong muốn. Việc rơi vào hoàn cảnh này dẫn đến mối đe dọa nghiêm trọng với mọi tổ chức.

Người trải nghiệm cảm thấy không hài lòng, đánh giá thấp hình ảnh thương hiệu. Bên cạnh đó, Traffic thất thoát khiến trang bị giảm xếp hạng trên thanh công cụ tìm kiếm Google. Bạn mất đi cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Đặc biệt, ngay cả khi web ngừng hoạt động, bạn vẫn tiêu tốn chi phí để duy trì sự hiện diện. Khoảng thời gian phung phí này có thể khiến các công ty lớn thiệt hại hàng ngàn đô mỗi phút.

>>> Có thể bạn quan tâm: Dmarc là gì? Hướng dẫn tạo Dmarc Record đơn giản, chi tiết

Nguyên nhân khiến Website rơi vào thời gian Downtime

Có một số nhóm nguyên nhân chính gây ra tình trạng Downtime. Việc xác định sớm vấn đề giúp giảm thời gian khắc phục cho các nhà quản trị web.

✅Nguyên nhân Giải thích
✅Lỗi thiết bị - Thiết bị đã qua sử dụng lâu ngày, dẫn đến tình trạng bào mòn, hỏng hóc.- Máy móc mới nhưng bị lỗi, không nhận được cảnh báo.
✅Lỗi con người - Downtime có thể xảy ra do sai lầm của một cá nhân hoặc nhóm nào đó.- Giả sử như sự thay đổi code ảnh hưởng đến phần nhất định trong hệ thống. Trường hợp khác là system bị offline khi DNS cập nhật không chính xác.
✅Bị tấn công bởi phần mềm độc hại - Downtime xảy ra khi hacker áp dụng phương thức xâm nhập mới. Hình thức phổ biến nhất chính là từ chối dịch vụ DDoS. Chúng khiến server bị quá tải do liên tục nhận được yêu cầu và bị sập.- Bên cạnh đó còn có thể do hành động can thiệp vào bộ nhớ Cache của Domain Name System(DNS) và thay đổi địa chỉ IP.

Những cách hiệu quả để giảm thiểu Downtime hết mức

Bạn chắc chắn đã biết sự nghiêm trọng khi website bị Downtime. Vì thế, để tránh vấn đề này, bạn cần trang bị những cách phòng chống. Các kỹ thuật bổ trợ sẽ giúp website vận hành ổn định hơn.

Sử dụng mạng CDN

CDN hay mạng phân phối nội dung được biết tới là một phần trong cơ sở hạ tầng Network. Hệ thống này nằm giữa máy chủ của trang web và người dùng. Nhờ việc sử dụng mạng lưới độc đáo, tốc độ truy cập nâng lên đáng kể. Đặc điểm bao gồm:

  • Chứa đa dạng máy chủ ở nhiều địa điểm khác nhau trên toàn thế giới.
  • Dữ liệu được lưu trữ trong bộ nhớ Cache và đảm bảo cung cấp nhanh nhất cho người dùng.
  • CDN chọn lọc và chặn Traffic dựa theo địa chỉ IP để phòng ngừa tấn công của DDoS.

Chính bởi những vai trò này, bất kỳ nhà quản trị nào cũng nên áp dụng CDN. Thông tin và dữ liệu truyền đi nhanh chóng, an toàn, khắc phục lỗi trong thời gian ngắn.

>>> Có thể bạn quan tâm: DirectAdmin là gì? Cách sở hữu bản quyền DirectAdmin vĩnh viễn

Giám sát thời gian uptime liên tục

Hành động này còn được hiểu là giám sát tính khả dụng và sự vận hành của website. Hệ thống sử dụng mạng máy tính (checkpoint) để gửi yêu cầu, ping và kết nối web cũng như server.

Các monitor có trách nhiệm kiểm tra mã phản hồi cùng thời gian response, báo cáo kết quả. Khi phát hiện lỗi hoặc sự trì trệ, các tín hiệu cảnh báo được đưa ra. Trong trường hợp nhanh chóng hơn, checkpoint sẽ xác nhận lỗi trước.

Sử dụng dịch vụ giám sát website đáng tin cậy

Sử dụng dịch vụ giám sát an ninh là cách giúp theo dõi trang web thường xuyên hơn. Khi phát hiện lỗi, bạn sẽ được thông báo kịp thời để có phương hướng xử lý nhanh chóng.

Cách triển khai này không nhằm ngăn chặn tình huống Downtime. Tuy nhiên, lợi thế là bạn trở thành người đầu tiên được cảnh báo về tín hiệu bất thường. Do vậy, hãy lựa chọn nhà cung cấp uy tín, chủ động trong công tác phòng chống.

Thiết lập tài khoản Hosting riêng biệt

Với phương pháp này, bạn cần thiết lập một tài khoản Hosting riêng biệt trên server. Hành động này nhằm mục đích hỗ trợ tức thì khi Account chính gặp bất kỳ Downtime nào.

Qua đó, nhà quản trị đảm bảo được sự vận hành liên tục của website. Đồng thời, cách này cũng giúp có nhiều thời gian sửa chữa tận gốc vấn đề.

Công cụ hỗ trợ

Bên cạnh những cách hạn chế ở trên, bạn có thể sử dụng thêm các công cụ. Nhờ thế, hoạt động kiểm tra được tự động hóa, giám sát chặt chẽ và đảm bảo tính liên tục. Hãy cùng tham khảo các tools phổ biến ngay sau đây.

Montastic

Montastic là công cụ đơn giản nhất, phù hợp cho các admin web muốn nhanh chóng nhận được cảnh báo. Bộ máy kiểm tra 30 phút một lần mọi hoạt động trên website.

Khi có bất kỳ vấn đề nào, hệ thống gửi cảnh báo thông qua Email. Hơn thế, Montastic hoàn toàn miễn phí.

Uptime Robot

Công cụ cung cấp dịch vụ cảnh báo qua SMS, email, Slack, HipChat, Telegram, Twitter, Push và Web-hooks. Không chỉ phát đi tín hiệu, Uptime Robot còn cung cấp những điều sau:

- Kiểm tra dịch vụ cho các cổng, ping, keyword cũng như HTTPS.

- Ghi lại downtime, uptime và thời gian phản hồi.

- Cung cấp xác minh bằng nhiều ngôn ngữ.

- Chia sẻ thống kê với người truy cập, đồng nghiệp hoặc bạn bè.

Uptime Robot nhận được sự tin tưởng của hơn nửa triệu khách hàng. Hàng loạt tập đoàn lớn sử dụng như Expedia, Fandango và Staples với các gói từ miễn phí đến gói Pro.

Trên đây là những kiến thức quan trọng để xử lý vấn đề ngừng trệ của website. Từ khái niệm, nguyên nhân cho đến cách thức hạn chế và khắc phục.

Nhờ đó, bạn giảm thiểu được những rủi ro, thiệt hại tài chính, danh tiếng, thứ hạng,… FPT Cloud tin rằng bạn chắc chắn sẽ giải quyết thành công Downtime trong thực tế.

Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud

 

Downtime là gì? Cách giảm thiểu Downtime hết mức hiệu quả