Internal Server Error là lỗi gì? Nguyên nhân, cách khắc phục
Bạn đang truy cập website nhưng máy tính hiện lên dòng chữ 500 Internal Server Error? Bạn lo ngại không biết lỗi này cảnh báo điều gì, có phải từ máy tính không? Nguyên nhân xuất phát của lỗi là do đâu và cách khắc phục như thế nào? Thấu hiểu được nỗi lòng của bạn FPT Cloud sẽ chia sẻ tới bạn tất tần tật A – Z nhưng thông tin cơ bản này.
>>> Xem thêm: Top 16+ dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây tốt phổ biến nhất
Trên thực tế lỗi 500 Internal Server Error là một trong những lỗi chung với mã trạng thái là HTTP 500. Lỗi này xuất hiện khi máy chủ của trang web bạn truy cập bị lỗi không thể cung cấp hay hiển thị bất cứ thông tin và nội dung gì.
Thay vì hiển thị lỗi ở giao diện bình thường của website thì máy chủ sẽ gửi trang lỗi đến trình duyệt và hiển thị lên màn hình máy tính của bạn.
Nói một cách đơn giản hơn thì đây chính là lỗi website đang gặp sự cố. Lỗi này cơ bản sẽ được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau tùy vào các thiết kế Website khác nhau. Trong đó đa phần các thông báo điển hình như:
Lỗi này sẽ hiển thị trên cửa sổ trình duyệt trong khi duyệt web. Lỗi 500 Internal Server hình thành trên thực tế có thể là do một sự cố nào đó xuất hiện ở Server trang web mà bạn. trong đó chẳng hạn như có quá nhiều lượt truy cập cùng một lúc, file .htaccess bị lỗi hay thậm chí là Server không thể xác định vấn đề chính xác.
Sự khác biệt này đa phần phụ thuộc vào quá trình thiết lập của website đó. Một số trang web còn sử dụng những hình ảnh dễ thương để thể hiện lỗi 500 Error giúp người dùng giảm thiểu sự khó chịu khi website bị lỗi.
Người ta thường thường nói muốn bắt được cọp thì phải vào hang cọp. Vậy nên bên cạnh hiểu rõ được Internal Server Error là gì bạn cũng phải biết nguyên nhân căn bản gây ra lỗi này. Đây sẽ là căn cứ giúp bạn tìm được cho mình cách khắc phục triệt để lỗi khó chịu này.
Và nhìn chung đối với một trang web xảy ra lỗi thực tế sẽ hiển thị lên những vấn đề liên quan đến nỗi đó nhưng với lỗi 500 Internal Server Error thì không. Đa phần nguyên nhân xảy ra lỗi này chung chung và hầu như trình duyệt không hiển thị lên nguồn gốc hình thành do đâu.
Trong đó theo các chuyên gia nhận định thì lỗi này xuất phát từ các vấn đề sau:
>>> Xem thêm: ETL là gì? Cách thức hoạt động và tầm quan trọng của ETL
Một khi bạn đã hiểu được nguyên nhân sâu xa bên trong vậy thì bây giờ bạn có thể tìm hiểu chi tiết cách khắc phục lỗi 500 Internal Server Error. Về cơ bản phần lớn lỗi xảy ra là do hệ thống máy chủ nên quá trình thực hiện sẽ được nhà quản trị web làm.
Dựa vào các nguyên nhân chung trên một số cách khắc phục tiêu biểu bạn có thể tham khảo như sau:
Đầu tiên bạn hãy vào thư mục gốc code websit thông qua FPT. Ở thư mục này sẽ chứa các file như wp-includes, wp-content,…bạn hãy tìm “file .htaccess” ở trong đó. Sau đó, bạn hãy vô hiệu hóa file .htaccess bằng cách đổi tên thành một cái tên bất kỳ.
Cuối cùng bạn tạo file .htaccess mới và upload đoạn code sau lên.
Lúc này bạn hãy mở lại trang web của bạn trên trình duyệt để kiểm tra thành quả. Nếu lỗi vẫn chưa được khắc phục thì bạn có thể áp dụng thêm các cách khác.
Một khi cài đặt hay cập nhật Plugins không phù hợp hoàn toàn có thể phát sinh ra lỗi 500 internal server error. Vậy để khắc phục lỗi bằng cách vô hiệu hóa trước hết bạn hãy truy cập vào thư mục gốc code website qua FTP. Sau đó bạn sẽ thấy tệp wp-content, trong tệp có chứa mục Plugins. Bạn hãy đổi tên nó thành một tên gọi bất kỳ.
Tiếp đến bạn hãy tải lại trang web, nếu thấy website báo lỗi thì Plugins chính là nguyên nhân gây ra Bạn đổi tên file Plugin trở lại như ban đầu và tiến hành vô hiệu hóa từng Plugin trong đó. Cách đổi tên như trên. Như vậy bạn sẽ xác định được Plugin nào đang là chủ mưu phá web của bạn.
Một khi xác định được Plugin bị lỗi, bạn hãy cài đặt lại hoặc tìm một Plugin khác để thay thế.
Lỗi Internal Server Error có thể hình thành vì bộ nhớ PHP không đủ làm website không thể tải được Plugin hay nội dung,…Vậy nên bạn hãy tăng giới hạn bộ nhớ PHP để giải quyết vấn đề. Cách sửa rất đơn giản bạn chỉ cần copy đóng code gợi ý dưới đây vào cuối tập tin .htaccess là được.
Một khi hoàn thành xong xuôi bạn đem save file và kiểm tra kết quả là được. Nếu vẫn chưa khắc phục được vậy thì bạn có thể tham khảo cách làm tiếp.
Để tiến hành thay đổi phiên bản PHP bạn hãy vào Hosting Control Panel và chọn phần PHP Configuration. Lúc này bạn sẽ thấy một loạt các phiên bản PHP, bạn hãy chọn một phiên bản khác so với phiên bản hiện tại rồi nhấn nút Save.
Sau đó, bạn hãy tải lại website của mình và xem thử đã khắc phục được lỗi hay chưa. Lưu ý bạn hãy thử lần lượt từng phiên bản cho tới khi fix được lỗi nhé. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy đã tốn kém công sức mà chưa thấy “quả ngọt” thì đừng nóng vội. Bạn hãy nhớ quay lại bản PHP ban đầu và tiếp tục thử các cách khác để tránh tình trạng thêm tồi tệ.
Nếu bản Backup WordPress còn hoạt động thì bạn hãy thử khôi phục để fix lỗi cũng được. Trong đó, trước hết bạn cần tiến hành xóa hết các WordPress site file hiện tại. Sau đó, bạn upload lại nội dung từ hệ thống bản Backup vừa tải lên. Cuối cùng bạn tải lại trang web và kiểm tra thành quả của mình.
Bạn hãy tải bản WordPress mới về và thay thế các file gốc của website. Trước khi thực hiện bạn hãy sao lưu lại một bản Backup WordPress để tránh bị mất dữ liệu. Một khi tải bản mới của website về bạn lưu và unzip trên máy. Sau đó bạn xóa các tệp wp-content và wp-config-sample.php. Cuối cùng bạn tải lên các file WordPress gốc và chọn ghi đè lên các file cũ.
Một trong số những nguyên nhân khác hình thành lỗi có thể là do bạn thiết lập sai quyền cho phép đối với các file hoặc thư mục trên máy chủ. Lúc này bạn hãy kiểm tra thông báo lỗi hiển thị trên URL. Sau đó bạn xác nhận lại quyền cho phép các file và thư mục là được.
Trường hợp này đa phần thường xảy ra chủ yếu ở server Linux hay Unix chạy PHP. Nếu có bất kỳ một lỗi nào trên PHP lib/package sẽ làm cho server không thể đọc được file PHP. Lúc này lỗi 500 Error sẽ xuất hiện. Ngoài ra ở một số trường hợp lỗi này còn hình thành do server quá tải và lượng truy cập cùng lúc quá nhiều.
Nếu bạn quá mệt mỏi khi áp dụng đủ cách mà vẫn không giải quyết được thì hãy liên hệ nhà cung cấp dịch vụ Hosting. Bạn hãy cố gắng trình bày vấn đề đang gặp một cách chi tiết để nhân viên kỹ thuật tìm ra cách giải quyết. Một khi liên hệ nhà cung cấp dịch vụ thì trong thời gian sớm nhất lỗi sẽ được khắc phục. Vậy nên bạn không cần phải lo lắng gì quá nhiều.
>>> Xem thêm: SAP là gì? Các lợi ích và ứng dụng của phần mềm SAP
Mặc dù lỗi Internal Server Error do quản trị viên hoặc phụ trách kỹ thuật website sẽ làm thế nhưng vẫn có một số thao tác người dùng có thể thực hiện. Nếu bạn là người dùng thì có thể tham khảo các cách khắc phục sau:
Lỗi 500 Error chỉ là một lỗi tạm thời trên web server. Vậy nên bạn có thể khắc phục lỗi này bằng cách tải lại trang hay refresh trang web mà bạn muốn truy cập. Tuy nhiên khi tải lại bạn nhớ chờ ít phút rồi mới thực hiện.
Hơn nữa bạn không nên tải lại website bị lỗi khi đang tiến hành thanh toán hay giao dịch. Bởi vì điều này có thể làm việc giao dịch giống nhau. Một số website có thể dừng giao dịch lúc có sự cố thế nhưng rắc rối có thể xuất hiện khi trang web gặp lỗi trong khi giao dịch.
Nếu bộ nhớ cache trang web gặp sự cố cũng có thể là nguyên nhân gây ra lỗi 500 Tuy nhiên trường hợp này cũng hiếm khi xảy ra. Và nếu có xảy ra thì cách khắc phục đơn giản là xóa bộ nhớ cache trên trình duyệt của bạn.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể khắc phục lỗi Internal Server Error bằng cách xáo đệm Cookies trên trình duyệt. Sau khi xóa hết Cookies bạn hãy tiến hành khởi động lại trình duyệt và truy cập vào trang web một lần nữa là được.
Bạn dùng Google Cache truy cập tới bản lưu cache của trang web. Sau đó bạn tìm kiếm trang web mà bạn cần rồi click vào nút mũi tên kế bên đường link và bấm chọn cached – sao lưu để xem. Bạn có thể chọn chế độ xem Text – only version để trang web tải nhanh hơn và không cần tải hình.
Tuy nhiên lưu với các này chỉ áp dụng cho các trang web dạng tĩnh hoặc những bài bão cũ. Đối với một số web động hay tin tức cập nhật thời gian thực thì cách này không hiệu quả.
Nếu như bạn áp dụng các cách trên mà vẫn không được thì bạn có thể trực tiếp liên hệ tới người quản trị website để phản hồi lỗi. Bên cạnh đó bạn cũng phải yêu cầu họ khắc phục lỗi sao cho càng nhanh càng tốt nhất là khi bạn đang thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền bạc.
Nếu một khi website bị lỗi ắt hẳn không chỉ bạn mà người khác cũng cảm thấy khó chịu chung. Do đó người quản lý website bắt buộc phải sửa chữa khắc phục ngay nếu không muốn làm khách hàng khó chịu.
Những bài viết liên quan:
Nói tóm lại Internal Server Error không phải là lỗi từ máy tính của bạn mà là lỗi từ máy chủ website bạn truy cập. Lỗi này một khi xuất hiện đồng nghĩa với việc máy chủ của trang web bạn đang truy cập đã xảy ra sự có. Hy vọng thông qua những giải đáp chi tiết trên của FPT Cloud bạn sẽ bỏ túi được cho mình thông tin và kinh nghiệm hữu ích nhất.
Có thể bạn quan tâm
Cookie | Thời gian | Mô tả |
---|---|---|
cookielawinfo-checbox-analytics | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-functional | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-others | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-necessary | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-performance | 11 Tháng | |
viewed_cookie_policy | 11 Tháng |