Blogs Tech

Máy chủ ảo là gì? Tại sao doanh nghiệp nên thuê VPS?

16:52 11/07/2025
Máy chủ ảo hay còn gọi là server ảo, máy chủ VPS (Virtual Private Server) là giải pháp lưu trữ và vận hành ứng dụng linh hoạt, chi phí tối ưu cho doanh nghiệp. Bài viết dưới đây chúng tôi giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm máy chủ ảo, phân tích ưu nhược điểm, lý do vì sao ngày càng nhiều doanh nghiệp chọn dịch vụ cho thuê máy chủ ảo và các lưu ý quan trọng khi thuê máy chủ VPS tại FPT Cloud uy tín nhằm đảm bảo hiệu quả, an toàn cho hệ thống. 1. Máy chủ ảo là gì? Máy chủ ảo (Server ảo, VPS hay Máy ảo) là một máy ảo (Virtual machine - VM) được tạo ra bởi công nghệ ảo hóa trên máy chủ vật lý, dịch vụ lưu trữ internet bán dưới dạng dịch vụ cho phép chạy hệ điều hành riêng và cài đặt phần mềm như một server thật. VPS có chức năng như máy chủ vật lý chuyên dụng nhưng lại tiết kiệm chi phí hơn nhờ chia sẻ tài nguyên. Bên cạnh đó, nhờ tính linh hoạt, khả năng mở rộng và quyền kiểm soát cao nên server ảo được sử dụng phổ biến để lưu trữ website, chạy ứng dụng hoặc xây dựng môi trường thử nghiệm. Ngoài ra, Máy chủ chuyên dụng ảo (virtual dedicated server - VDS) cũng có ý nghĩa tương tự như máy chủ ảo nhưng cung cấp tài nguyên cố định lớn hơn, phù hợp cho nhu cầu tải cao hơn. [caption id="attachment_63913" align="aligncenter" width="800"] Thông tin cơ bản về máy chủ ảo[/caption] Dựa trên công nghệ ảo hóa, máy chủ ảo được phân thành VPS (Virtual Private Server) và Cloud Server. Máy chủ VPS là loại máy được tạo ra bằng cách phân chia nhỏ tài nguyên của một máy chủ vật lý thành nhiều máy ảo riêng biệt, mỗi server ảo đều có tài nguyên riêng là: CPU, RAM và Ổ cứng SSD,...  và hoạt động như một máy chủ riêng biệt, phù hợp với nhu cầu ổn định, chi phí thấp. Còn Cloud Server là loại máy chủ ảo được xây dựng trên nền tảng điện toán đám mây, kết hợp nhiều máy chủ vật lý và hệ thống lưu trữ SAN để cung cấp tài nguyên linh hoạt, dễ dàng mở rộng và đảm bảo tính sẵn sàng cao, phù hợp với quy mô và nhu cầu vận hành cao, có thể dễ dàng mở rộng và kết hợp quản lý container bằng kubernetes k8s nhằm đảm bảo tính sẵn sàng cao…Nếu doanh nghiệp đang cần thuê server ảo thì có thể tham khảo dịch vụ thuê máy chủ đám mây của FPT Cloud. Như vậy, sự khác biệt giữa VPS và Cloud Server nằm ở kiến trúc hạ tầng: VPS dựa trên một máy chủ vật lý duy nhất, còn dịch vụ cloud server phân tán trên nhiều máy chủ vật lý giúp giảm thiểu rủi ro gián đoạn dịch vụ khi xảy ra sự cố. Do đó, tùy theo nhu cầu sử dụng, quy mô và mức độ quan trọng của hệ thống mà doanh nghiệp lựa chọn loại máy chủ ảo phù hợp để tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả vận hành. 2. Ưu điểm và Nhược điểm của máy chủ ảo VPS là gì? [caption id="attachment_63914" align="aligncenter" width="800"] Ưu điểm và Nhược điểm của máy chủ ảo VPS (Virtual Private Server)[/caption] 2.1 Ưu điểm của server ảo Server ảo có nhiều ưu điểm vượt trội so với server vật lý (dedicated server) truyền thống nhờ áp dụng công nghệ ảo hóa hiện đại nên giúp tiết kiệm chi phí, linh hoạt mở rộng, nâng cấp tài nguyên mà vẫn đảm bảo tính bảo mật cao. Cụ thể những ưu điểm nổi bật: > Xem thêm: Dịch vụ cho thuê máy chủ vật lý (dedicated server được đặt tại Data Center ở Hà Nội và Hồ Chí Minh) tài nguyên riêng biệt tại FPT Cloud Triển khai nhanh và truy cập linh hoạt: VPS Có thể cài đặt, kích hoạt trong vài phút và quản lý từ xa qua Internet. Tài nguyên linh hoạt, toàn quyền quản trị: Máy chủ ảo dễ dàng tăng/giảm CPU, RAM, dung lượng đồng thời người dùng toàn quyền cài đặt và cấu hình như một server riêng. Tiết kiệm chi phí: Máy ảo giảm chi phí phần cứng, vận hành và nhân sự so với máy chủ vật lý. Bảo mật và ổn định: VPS tách biệt dữ liệu, hạn chế rủi ro và duy trì hoạt động ổn định ngay cả khi máy chủ vật lý khác gặp sự cố. Sao lưu, khôi phục dễ dàng: Server ảo hỗ trợ backup, phục hồi nhanh nhờ nền tảng ảo hóa hiện đại. 2.2 Hạn chế của VPS (Virtual Private Server) Mặc dù máy chủ VPS cung cấp nhiều lợi ích so với shared hosting hay máy chủ vật lý, Virtual Private Server cũng có những nhược điểm như: Chi phí cao hơn shared hosting: Do người dùng được cấp tài nguyên riêng và quyền kiểm soát cao hơn. VPS yêu cầu kiến thức kỹ thuật: Người dùng phải tự quản trị, cài đặt, cấu hình và bảo mật hệ thống. Khả năng mở rộng hạn chế so với Cloud Server: VPS bị giới hạn bởi tài nguyên của máy chủ vật lý, không linh hoạt như Cloud Server. Hiệu suất phụ thuộc vào tải của các VPS khác: Nếu nhiều VPS khác trên cùng máy chủ vật lý sử dụng nhiều tài nguyên thì hiệu suất có thể giảm. Rủi ro “điểm lỗi duy nhất”: Khi máy chủ vật lý chuyên dụng gặp sự cố thì tất cả VPS trên đó đều bị ảnh hưởng. 3. Vì sao doanh nghiệp nên chọn dịch vụ cho thuê máy chủ ảo? [caption id="attachment_63915" align="aligncenter" width="800"] Lý do doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ thuê máy chủ ảo để xây dựng hạ tầng CNTT[/caption] 3.1 Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng máy chủ ảo để xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin? Máy chủ VPS (Virtual Private Server) là lựa chọn lý tưởng cho doanh nghiệp để xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin hiệu quả, linh hoạt. Nhờ công nghệ ảo hóa (VMware, Hyper-V và KVM), VPS mang lại khả năng triển khai nhanh, chi phí hợp lý, dễ dàng mở rộng, quyền kiểm soát và bảo mật cao như máy chủ vật lý. Cụ thể như sau: Lý do Lợi ích chi tiết Triển khai nhanh Máy chủ ảo (VPS) cài đặt nhanh chỉ trong vài phút, tiết kiệm thời gian triển khai hệ thống so với máy chủ vật lý truyền thống. Tối ưu chi phí đầu tư Không cần đầu tư và duy trì máy chủ vật lý mà chỉ trả phí theo cấu hình hoặc nhu cầu sử dụng thực tế. Từ đó giảm chi phí phần cứng, điện năng và nhân sự quản trị. Giá thuê máy ảo VPS cũng rẻ hơn so với giá cho thuê máy chủ vật lý. Linh hoạt mở rộng tài nguyên Virtual Private Server cho phép doanh nghiệp tăng/giảm CPU, RAM, SSD Storage,.. dễ dàng, nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Toàn quyền quản trị và bảo mật cao Dù dùng chung hạ tầng, mỗi server ảo vẫn hoạt động độc lập, có hệ điều hành riêng và có quyền quản trị cao nhất đảm bảo an toàn dữ liệu và kiểm soát hệ thống. Phù hợp quy mô của nhiều doanh nghiệp Từ startup, doanh nghiệp nhỏ đến lớn đều có thể sử dụng VPS hoặc Cloud Server theo nhu cầu và kế hoạch mở rộng. Bảng 1: Những lý do doanh nghiệp nên chọn dịch vụ thuê máy ảo 3.2 Đâu là tiêu chí doanh nghiệp cần quan tâm khi thuê máy ảo (VM)? Các tiêu chí quan trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm khi chọn thuê máy ảo (VM - Virtual Machine) bao gồm: Hiệu năng và cấu hình máy chủ ảo phù hợp: Nhà cung cấp cần đảm bảo máy ảo có CPU, RAM, ổ cứng và băng thông (bandwidth) đáp ứng nhu cầu thực tế doanh nghiệp. Khả năng mở rộng: Nhà cung cấp máy chủ VPS sẵn sàng hỗ trợ tăng/giảm tài nguyên linh hoạt khi doanh nghiệp phát triển quy mô, tăng trưởng. Bảo mật và ổn định: Ưu tiên nhà cung cấp cho thuê máy ảo có hệ thống chống DDoS, mã độc, cùng cam kết uptime cao 99% để đảm bảo hoạt động liên tục. Dịch vụ hỗ trợ và uy tín: Lựa chọn những nhà cung cấp VM - Virtual Machine uy tín trên thị trường, có đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ nhanh chóng và chuyên nghiệp. Chi phí hợp lý: Doanh nghiệp hãy cân nhắc giá thuê máy ảo so với ngân sách và dịch vụ kèm theo giữa các nhà cung cấp với nhau. Vị trí đặt máy chủ ảo: Chọn nhà cung cấp gần có trung tâm dữ liệu tại vị trí địa lý phù hợp với nhu cầu và các yêu cầu của doanh nghiệp. Ưu tiên thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh để tối ưu tốc độ truy cập và độ ổn định. Thông số kỹ thuật khác: Cần chú ý đến hệ điều hành, địa chỉ IP, cam kết backup và phục hồi dữ liệu của nhà cung cấp máy ảo. >> Xem thêm: TOP các dịch vụ lưu trữ đám mây phổ biến nhất hiện nay 4. Các lưu ý quan trọng khi thuê máy ảo VPS cho doanh nghiệp? Khi lựa chọn các dịch vụ thuê máy ảo VPS doanh nghiệp cần cân nhắc những yếu tố dưới đây để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, bảo mật và hiệu quả:  Sao lưu (Backup): Lựa chọn nhà cung cấp hỗ trợ dịch vụ sao lưu dữ liệu định kỳ (tối thiểu 1 lần/tháng) nhằm giảm thiểu rủi ro mất dữ liệu và gián đoạn dịch vụ. Nhằm giảm thiểu rủi ro mất dữ liệu, gián đoạn dịch vụ và đảm bảo Disaster Recovery hiệu quả. Công nghệ ảo hóa (Virtualization Technology): Hãy xem xét kỹ lưỡng công nghệ ảo hóa của VPS trước khi quyết định lựa chọn. Bởi vì, mỗi công nghệ ảo hóa có ưu, nhược điểm riêng về tối ưu hóa, nâng cao năng suất làm việc của server. Hỗ trợ và kỹ thuật: Ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ có đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp, 24/7/365 để khắc phục sự cố kịp thời. Điều này nhằm đảm bảo dịch vụ hosting hoạt động liên tục, hạn chế tối đa thời gian ngừng hoạt động (downtime).  Ngoài ra, các yếu tố như bảo mật cao, hiệu suất, khả năng mở rộng, chi phí, độ uy tín của nhà cung cấp là lưu ý quan trọng mà doanh nghiệp cần xem xét khi thuê máy chủ ảo. 5. Dịch vụ cho thuê máy chủ VPS của FPT Cloud Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ cho thuê máy chủ VPS uy tín. Trong đó, FPT Cloud là nhà cung cấp nổi bật nhờ các gói dịch vụ cho thuê máy chủ ảo VPS đa dạng từ cơ bản đến cao cấp, bảng giá thuê VPS thông số kỹ thuật cụ thể và cạnh tranh. [caption id="attachment_63916" align="aligncenter" width="800"] Giá các gói dịch vụ cho thuê máy chủ ảo (VPS) của FPT Cloud[/caption] Các gói dịch vụ thuê cloud VPS được chia thành 2 nhóm chính: STANDARD và HIGH với cấu hình linh hoạt có thể nâng cấp - hạ cấp theo nhu cầu chuyên biệt. Nhóm STANDARD gồm 3 gói:  STANDARD - 01: CPU 2 vCore, RAM 4 GB, 40 GB SSD, 0 GB backup. STANDARD - 02: CPU 4 vCore, RAM 8 GB, 100 GB SSD, 100GB backup dữ liệu. STANDARD - 03: CPU 8 vCore, RAM 16 GB, 500 GB SSD, có 500GB backup dữ liệu. Nhóm HIGH PERFORMANCE gồm 3 gói:  HIGH - 01: CPU 8 vCore, RAM 16GB, 300GB SSD, 0GB Backup. HIGH - 02: CPU 16 vCore, RAM 32 GB, 500 GB SSD, 0GB Backup. HIGH - 03: CPU 32 vCore, RAM 64 GB, 500 GB SSD, 0GB Backup. Các gói đều được tích hợp Firewall Layer 4, hỗ trợ Basic Load Balancer và đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ 24/7, đáp ứng nhu cầu thuê máy ảo VPS của doanh nghiệp từ cơ bản cho đến yêu cầu đặc biệt với chi phí hợp lý, hiệu suất cao. Liên hệ ngay FPT Cloud để được tư vấn nhanh nhất và lựa chọn gói thuê máy ảo theo tháng phù hợp nhất. Ngoài ra, doanh nghiệp có nhu cầu về dịch vụ máy chủ ảo với bộ vi xử lý đồ họa cao cấp chuyên dụng (GPU: Graphic Processing Unit) cho việc phát triển ứng dụng AI, AI Inferencing, Graphics Visualization, Scientific Computing hãy tham khảo chi tiết sản phẩm GPU Server - máy chủ ảo hiệu năng cao của FPT Cloud với đa dạng sự lựa chọn, tối ưu chi phí và hiệu năng tối đa cho doanh nghiệp của bạn nhé.

Phục hồi sau thảm họa là gì? Tầm quan trọng và Kế hoạch Disaster Recovery (DR Plan)

18:55 09/07/2025
Disaster Recovery (DR) hay còn gọi là phục hồi sau thảm họa là giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động và bảo vệ dữ liệu khi xảy ra sự cố bất ngờ như: thảm họa thiên nhiên và sự cố do con người gây ra. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Disaster Recovery là gì? Lý do vì sao khôi phục dữ liệu sau thảm họa lại quan trọng đối với mọi tổ chức, cách xây dựng kế hoạch Disaster Recovery (DR Plan) hiệu quả và đơn vị cung cấp dịch vụ Disaster Recovery uy tín. 1. Disaster Recovery là gì? Disaster Recovery (DR, Khôi phục sau thảm họa hay Phục hồi sau thảm họa) là một giải pháp tiên tiến thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin (IT Disaster Recovery), giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động liên tục trước thảm họa thiên nhiên (động đất, lũ lụt) và sự cố do con người gây ra (tấn công mạng, lỗi hệ thống, mất điện đột xuất). Với khả năng khôi phục dữ liệu nhanh chóng và hệ thống sao lưu dữ liệu đa vùng đặt tại nhiều trung tâm dữ liệu, dịch vụ này giúp giảm thiểu tối đa những tổn thất về dữ liệu và vận hành cho doanh nghiệp có quy mô từ nhỏ đến lớn. [caption id="attachment_63715" align="aligncenter" width="800"] Phục hồi sau thảm họa (Disaster Recovery - DR) là gì?[/caption] Cơ chế hoạt động của Disaster Recovery là tập trung vào việc giúp các hệ thống và ứng dụng hoạt động trở lại nhanh chóng sau sự cố thông qua ba yếu tố chính: Biện pháp ngăn chặn giảm rủi ro lỗi và sự cố; khả năng dự đoán để lập kế hoạch phục hồi dựa trên dữ liệu và kinh nghiệm; chiến lược giảm thiểu thiệt hại bằng cách phối hợp quy trình, nhân sự và kiểm thử định kỳ nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục. 2. Tầm quan trọng của Disaster Recovery (Khôi Phục Sau Thảm Họa) [caption id="attachment_63716" align="aligncenter" width="800"] Disaster Recovery Service (DR Service) giúp: Giảm downtime, Bảo mật dữ liệu và Duy trì hoạt động hệ thống[/caption]   2.1 Giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động (downtime) của hệ thống Disaster Recovery đảo bảo hệ thống có thể hoạt động trở lại nhanh nhất sau khi xảy ra thảm họa, sự cố. Nhờ đó, doanh nghiệp hạn chế gián đoạn, duy trì cung cấp dịch vụ và giảm thiểu tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh. 2.2 Giúp bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp Một mục tiêu quan trọng của Disaster Recovery (DR) là bảo vệ dữ liệu giúp doanh nghiệp ngăn chặn nguy cơ mất mát hoặc bị hỏng các thông tin quan trọng. Bởi vì DR kết hợp các giải pháp như sao lưu dữ liệu đa vùng, nhân bản, mã hóa và lưu trữ thường xuyên tại những vị trí an toàn nên doanh nghiệp có thể phục hồi dữ liệu khi gặp sự cố. >> Xem thêm: FPT Backup Services – Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây 2.3 Duy trì được hoạt động kinh doanh một cách ổn định DR giúp doanh nghiệp nhanh chóng khôi phục hệ thống, dịch vụ CNTT và duy trì hoạt động kinh doanh ngay cả khi xảy ra thảm họa hoặc sự cố. Do đó, doanh nghiệp vẫn đảm bảo cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng liên tục và hạn chế tối đa thiệt hại, giữ vững uy tín trên thị trường - một trong những yếu tố quan trọng đối với các lĩnh vực mà chỉ một khoảng thời gian ngừng hoạt động ngắn cũng có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng. >>> Xem thêm: Dịch vụ cho thuê server vật lý (máy chủ vật lý) chất lượng có máy chủ riêng đặt tại datan center tại Hà Nội - Hồ Chí Minh của FPT Cloud 3. Xây dựng kế hoạch Disaster Recovery (DR Plan) 3.1 Những thành phần chính của một kế hoạch phục hồi sau thảm họa là gì? [caption id="attachment_63717" align="aligncenter" width="800"] Các thành phần của DR Plan (Kế hoạch phục hồi sau thảm họa)[/caption] Một kế hoạch Disaster Recovery hiệu quả bao gồm các thành phần quan trọng sau: Internal and external communication, Recovery timeline: Recovery time objective, Recovery point objective, Data backups và Testing and optimization. Internal and external communication (Giao tiếp nội bộ và bên ngoài) Đội ngũ phụ trách DR cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mỗi thành viên và thiết lập cách thức giao tiếp khi xảy ra thảm họa. Nhờ đó, mọi người nắm được nhiệm vụ của mình và phối hợp với đồng nghiệp, khách hàng hoặc đối tác để xử lý đúng chuyên môn, trong thời gian nhanh nhất. Recovery timeline (Khung thời gian phục hồi) Xác định khoảng thời gian doanh nghiệp muốn hệ thống và dịch vụ hoạt động bình thường trở lại sau sự cố. Trong đó có hai mục tiêu cần hướng đến:  Thời gian phục hồi mục tiêu (RTO): Chỉ số xác định khoảng thời gian tối đa trôi qua trước khi bạn hoàn tất phục hồi sau thảm họa. Điểm phục hồi mục tiêu (RPO): Là khoảng thời gian mất dữ liệu tối đa cho phép sau khi thảm họa xảy ra. Data backups (Sao lưu dữ liệu) Cần xác định rõ cách thức sao lưu dữ liệu như sử dụng cloud storage (lưu trữ đám mây), offsite backup (sao lưu ngoài cơ sở) hoặc máy chủ ảo để tối ưu hóa khả năng backup hoặc kết hợp với nhà cung cấp dịch vụ. Đặc biệt là không chỉ lưu tại chỗ nhằm tránh rủi ro thảm họa và phân công rõ ai thực hiện, dữ liệu nào được ưu tiên và có quy trình triển khai cụ thể.  >> Xem thêm: Dịch vụ cho thuê cloud server (máy chủ cloud) của FPT Cloud Testing and optimization (Kiểm thử và tối ưu hóa) Kiểm thử định kỳ ít nhất 1-2 lần/năm để phát hiện và khắc phục kịp thời những lỗ hồng. Ngoài ra, doanh nghiệp hãy thường xuyên cập nhật chiến lược bảo mật và bảo vệ dữ liệu nhằm tối ưu hóa nguy cơ truy cập trái phép hoặc những rủi ro tiềm ẩn. 3.2 Cách xây dựng DR Plan (Kế hoạch khôi phục hệ thống sau thảm họa) [caption id="attachment_63718" align="aligncenter" width="800"] Phương pháp xây dựng kế hoạch khôi phục hệ thống sau thảm họa cho doanh nghiệp[/caption] Kế hoạch khôi phục hệ thống sau thảm họa hiệu quả bao gồm các bước sau:  Bước 1: Đánh giá rủi ro Bằng việc phân tích tác động kinh doanh (Business Impact Analysis - BIA) và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn như thiên tai, sự cố hạ tầng hoặc tấn công mạng. Sau đó xác định mức độ rủi ro theo vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, nhu cầu sử dụng lưu trữ đám mây, số lượng các địa điểm dự phòng và phân quyền truy cập. Bước 2: Đánh giá nhu cầu quan trọng Xác định rõ những bộ phận và quy trình kinh doanh quan trọng nhất cần ưu tiên khôi phục khi sự cố xảy ra. Các yếu tố cần đánh giá và ghi rõ bằng văn bản gồm: thủ tục bảo mật, thời gian hoạt động, yêu cầu nhân sự, phần cứng cần thiết, kịch bản khẩn cấp và quy trình thông báo cho người dùng khi có thay đổi. Bước 3: Xác định mục tiêu kế hoạch Bao gồm các mục tiêu sau: Liệt kê các hoạt động quan trọng cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh, ghi lại RTO (thời gian phục hồi mục tiêu) và RPO (điểm phục hồi mục tiêu) cho từng tài sản quan trọng và đánh giá các thỏa thuận về mức dịch vụ SLA với đối tác khách hàng. Bước 4: Thu thập dữ liệu và lập thành văn bản Tiến hành tổng hợp danh sách liên hệ, thông tin nhà cung cấp, dữ liệu dự phòng, tài sản phần cứng phần mềm, quy trình khôi phục, lịch trình sao lưu và địa điểm dự phòng để sắp xếp thành một kế hoạch Disaster Recovery hoàn chỉnh, rõ ràng và dễ tra cứu nhất. Bước 5: Kiểm thử và điều chỉnh Bước cuối cùng là kiểm thử kế hoạch định kỳ như: chạy giả lập, song song, toàn phần để đánh giá mức độ khả thi, phát hiện điểm cần cải thiện và đào tạo đội ngũ ứng phó kịp thời trước những sự cố. Nhằm đảm bảo Disaster Recovery (DR Plan) hiệu quả, sẵn sàng trước mọi tình hình phát sinh bất kỳ. 3.3 Xây dựng kế hoạch Disaster Recovery mang lại lợi ích gì? Việc xây dựng một Disaster Recovery (DR Plan) không chỉ giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó khi rủi ro xảy ra, mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực như: Giảm thiểu rủi ro: Giúp doanh nghiệp chủ động trong việc chuẩn bị, ứng phó kịp thời trước những sự cố tiềm ẩn và giảm thiểu tác động tiêu cực. Tiết kiệm chi phí: Hạn chế được tối đa thiệt hại do mất dữ liệu, thời gian ngừng hoạt động nên chi phí khắc phục sau thảm họa giảm đáng kể. Tăng cường niềm tin của khách hàng vào doanh nghiệp: Việc bảo vệ dữ liệu, duy trì hoạt động liên tục và đảm bảo chất lượng nhằm khẳng định cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng. 4. Disaster Recovery Service của FPT Cloud Disaster Recovery Service của FPT Cloud đảm bảo tính liên tục của hoạt động kinh doanh ngay cả khi sự cố thiên tai, mất điện, tấn công mạng hoặc lỗi hệ thống xảy ra. Lợi thế khi sử dụng dịch vụ phục hồi sau thảm họa FPT Cloud:  Dễ dàng quản lý: Việc quản trị, giám sát trạng thái hệ thống dữ liệu dự phòng thảm họa (DR site) từ xa trực quan và đơn giản.   Tối ưu chi phí: Chi phí vận hành giảm đáng kể vì chỉ mất phí server rất thấp khi kích hoạt hệ thống dự phòng thay vì duy trì liên tục. Phục hồi nhanh chóng, an toàn: Giảm tối đa downtime, khôi phục dữ liệu nhanh chóng và đáp ứng tiêu chuẩn an toàn quốc tế ISO 27001. An toàn - bảo mật cao: Hệ thống firewall tiêu chuẩn L4 và các lựa chọn nâng cấp đều từ những hãng bảo mật uy tín nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho doanh nghiệp. Các gói dịch vụ Disaster Recovery Service mà FPT Cloud đang cung cấp bao gồm: Disaster Recovery-01 và Disaster Recovery-02.  [caption id="attachment_63719" align="aligncenter" width="800"] Các gói dịch vụ DR: Disaster Recovery-01 và 02 của FPT Cloud[/caption]   Gói Disaster Recovery-01: Dung lượng lưu trữ: 3TB VM: 10 Protected Instance Hỗ trợ kỹ thuật: 24/7/365 Giá: 4.500.000 VNĐ/tháng Gói Disaster Recovery-02: Dung lượng lưu trữ: 5TB VM: 20 Protected Instance Hỗ trợ kỹ thuật: 24/7/365 Giá: 7.800.000 VNĐ/tháng Với đa dạng các gói dịch vụ Disaster Recovery Service giúp doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn giải pháp khôi phục sau thảm họa tương ứng với nhu cầu và ngân sách. Liên hệ FPT Cloud ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí và xây dựng Disaster Recovery (DR Plan) chuyên nghiệp, phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn. Hy vọng qua những chia sẻ của chúng tôi về giải pháp phục hồi sau thảm họa (Disaster Recovery) giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tầm quan trọng, cách xây dựng DR plan hiệu quả cũng như lựa chọn được dịch vụ Disaster Recovery Service phù hợp để bảo vệ dữ liệu và duy trì hoạt động kinh doanh liên tục nhé.

TOP 12 dịch vụ lưu đám mây phổ biến nhất 2025

08:59 09/01/2025
TOP các dịch vụ lưu trữ đám mây (bao gồm cả dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến miễn phí và trả phí) phổ biến, uy tín, bảo mật và được nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng nhất năm 2025 là: Google Drive Microsoft OneDrive iCloud Drive Dropbox Mega Mediafire Terabox Box Yandex Disk pCloud Sync.com IceDrive Dịch vụ lưu trữ đám mây Dung lượng miễn phí Gói trả phí Tính năng bảo mật dữ liệu Nền Tảng (HĐH) Hỗ Trợ Điểm nổi bật của cloud storage service Google Drive 15 GB $1.99/tháng cho 100GB (Google One) Mã hóa AES 128/256-bit, tích hợp các tính năng bảo mật của Google Windows, macOS, Android, iOS và Web Sử dụng và được tích hợp với các sản phẩm, dịch vụ khác thuộc hệ sinh thái của Google như: Google Slides, Google Sheets và Google docs Microsoft OneDrive 5 GB Từ $6.99/tháng cho 1TB ( Microsoft 365) Mã hóa dữ liệu, Personal Vault (thư mục bảo vệ 2 lớp), quét ransomware Windows, macOS, Android, iOS, Web Được tích hợp với hệ điều hành Windows, lợi thế sử dụng khi dùng phần mềm Office bản quyền của Microsoft iCloud Drive 5 GB Từ $0.99/tháng cho 50GB Mã hóa đầu cuối (E2EE), Private Relay (che giấu IP) và Hide My Email Windows, macOS, iOS, Web Được tự động đồng bộ hóa trong hệ sinh thái của Apple Dropbox 2 GB Từ $9.99/tháng cho 2TB Mã hóa AES 256-bit và đồng bộ hóa cấp độ khối (block-level sync) Windows, macOS, Linux, Android, iOS và Web Thời gian và tốc độ đồng bộ hóa file nhanh, độ uy tín cao và giao diện thân thiện dễ dàng sử dụng Mega 20 GB (có thể thay đổi) Từ €9.99/tháng cho 2TB Mã hóa Zero-Knowledge (người dùng kiểm soát hoàn toàn khóa mã hóa) Windows, macOS, Linux, Android, iOS và Web Cung cấp dung lượng miễn phí lớn nhất và đảm bảo được bảo mật quyền riêng tư cho người dùng Mediafire 10 GB (có thể mở rộng lên 50GB) Từ $3.75/tháng cho 1TB Bảo vệ liên kết chia sẻ bằng mật khẩu và tính năng quét virus cơ bản Windows, macOS, Linux, Android, iOS, Web Dịch vụ lưu trữ online lâu đời nhất, chuyên dùng để chia sẻ tài nguyên, file và không bị giới hạn băng thông tải về Terabox 1 TB Từ $3.49/tháng cho 2TB Có folder an toàn được bảo vệ bằng mật khẩu Windows, Android, iOS, Web Cung cấp lên đến 1TB (Terabyte) dung lượng lưu trữ miễn phí, lớn nhất thị trường hiện nay Box 10 GB Từ $10/tháng/người dùng (gói Business) Quản lý quyền truy cập cấp doanh nghiệp, tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật cao Windows, macOS, Android, iOS, Web Dịch vụ tập trung hoàn toàn vào doanh nghiệp với các công cụ cộng tác và quản trị mạnh mẽ Yandex Disk 10 GB Từ ~$2.5/tháng cho 200GB Được tích hợp với trình quét virus của Yandex cho tất cả các file khi tải lên Windows, macOS, Linux, Android, iOS và Web Giá thuê cực kỳ cạnh tranh so với các công cụ lưu trữ trực tuyến khác pCloud Lên tới 10 GB $399 cho 2TB (Gói Trọn Đời - Lifetime) Tùy chọn trả phí cho tính năng mã hóa Zero-Knowledge (pCloud Crypto). Windows, macOS, Linux, Android, iOS, Web Cung cấp Gói Trọn Đời (Lifetime), giúp người dùng và doanh nghiệp chỉ cần trả phí một lần duy nhất Sync.com 5 GB Từ $8/tháng cho 2TB Mã hóa Zero-Knowledge có sẵn trên mọi gói lưu trữ đám mây, tuân thủ theo HIPAA Windows, macOS, Android, iOS, Web Bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư hoàn toàn, phù hợp cho việc lưu trữ các dữ liệu nhạy cảm, quan trọng IceDrive 10 GB Từ $4.99/tháng cho 1TB Mã hóa Twofish Windows, macOS, Linux, Android, iOS, Web Giao diện hoạt động của IceDrive như một ổ đĩa ảo (cloud disk) được gắn trực tiếp vào máy tính, không chiếm dung lượng vật lý của máy Bảng 1: Tổng hợp 12 loại hình dịch vụ lưu trữ đám mây dành cho cá nhân và doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay 1. Dịch vụ lưu trữ đám mây Google Drive Google Drive là dịch vụ lưu trữ đám mây tốt nhất được phát triển bởi Google, mang lại cho người dùng một không gian lưu trữ an toàn và tiện lợi, với khả năng truy cập và chia sẻ tài liệu mọi lúc, mọi nơi. Được tích hợp mạnh mẽ với hệ sinh thái Google, dịch vụ đám mây này hỗ trợ mọi nhu cầu từ cá nhân đến doanh nghiệp. Dùng thử Drive cho công việc tại: https://workspace.google.com/intl/vi_VN/products/drive/. [caption id="attachment_64025" align="aligncenter" width="1900"] Google Drive: Dịch vụ lưu trữ dữ liệu bằng đám mây phổ biến nhất thế giới[/caption] Tính năng nổi bật của Google Drive: Lưu trữ dữ liệu đa dạng: Lưu trữ tất cả các loại tệp như văn bản, hình ảnh, video, audio, pdf, tệp tin, và âm thanh…  Chia sẻ và cộng tác dễ dàng: Người dùng có thể chia sẻ tệp với nhiều người cùng lúc, chỉnh sửa và làm việc nhóm trực tiếp trong Google Docs, Sheets, Slides. Tích hợp với Google Workspace: Tạo và lưu trữ tài liệu trên Google Docs, Sheets, Slides một cách liền mạch bằng ứng dụng lưu trữ trực tuyến của Google. Ngoài ra, dịch vụ này còn hỗ trợ tích hợp với các công cụ của Google như Google Photos, Google Calendar, và Gmail, giúp bạn quản lý và lưu trữ dữ liệu một cách tiện lợi trong một hệ sinh thái hoàn chỉnh. Tìm kiếm thông minh: Sử dụng công cụ tìm kiếm Google để dễ dàng tìm kiếm tài liệu trong kho lưu trữ. Hiện nay, Google cũng tích hợp sẵn việc hỗ trợ tìm kiếm bằng công nghệ AI của mình như AI Overview và AI Mode. Giá cả và gói dịch vụ: Gói miễn phí: 15GB dung lượng lưu trữ, cao nhất trong số các dịch vụ hàng đầu. Gói trả phí (Google One): Bắt đầu từ 45.000 VNĐ/tháng cho 100GB dung lượng. Bao gồm các lợi ích bổ sung như hỗ trợ từ chuyên gia của Google và các tùy chọn VPN. Dung lượng lưu trữ: 15GB miễn phí cho mọi tài khoản Google. Các gói trả phí từ 100GB, 200GB, 2TB cho đến 30TB hoặc tùy theo nhu cầu sử dụng của cá nhân/ doanh nghiệp. Dễ dàng nâng cấp hoặc hạ cấp tài nguyên của gói lưu trữ đám mây bất cứ lúc nào. Về công nghệ bảo mật, Google Drive bảo vệ dữ liệu bằng mã hóa AES 128-bit hoặc 256-bit khi đang di chuyển và lưu trữ dữ liệu. Và bạn có thể sử dụng xác thực hai yếu tố (2FA) để tăng cường bảo mật. Chế độ phục hồi tệp cho phép người dùng khôi phục tài liệu đã xóa trong vòng 30 ngày. 2. Dịch vụ lưu trữ dữ liệu Microsoft OneDrive [caption id="attachment_64026" align="aligncenter" width="1898"] Microsoft OneDrive là dịch vụ lưu trữ đám mây online được tích hợp toàn bộ trên hệ điều hành Windows[/caption] OneDrive là một trong những dịch vụ lưu trữ dữ liệu online hàng đầu hiện nay, được tích hợp mạnh mẽ trong hệ sinh thái Microsoft 365. Với tính năng đồng bộ hóa linh hoạt, bạn có thể dễ dàng truy cập, chỉnh sửa dữ liệu trên mọi thiết bị như Windows, macOS, iOS, hay Android. Đặc biệt, OneDrive hỗ trợ chia sẻ tệp thông minh, cho phép người dùng gửi liên kết an toàn hoặc làm việc nhóm trực tiếp trên các ứng dụng như Word, Excel và PowerPoint. Thuê dịch vụ lưu trữ đám mây OneDrive tại đây. Tính năng nổi bật của OneDrive: Đồng bộ hóa linh hoạt: Cập nhật dữ liệu tự động giữa tất cả thiết bị với tính năng "Files On-Demand" giúp tiết kiệm dung lượng ổ cứng (ssd storage). Tích hợp mạnh mẽ với Microsoft 365: Tạo, chỉnh sửa và lưu tài liệu trực tiếp trên các ứng dụng Office, với mọi thay đổi được cập nhật ngay trên OneDrive. Personal Vault (Kho Lưu Trữ Cá Nhân): Một thư mục được bảo vệ bằng lớp xác thực thứ hai (vân tay, mã PIN) cho các tài liệu nhạy cảm và cần được bảo mật. Giá cả và gói dịch vụ: Gói miễn phí: 5GB dung lượng lưu trữ cho người dùng mới. Gói trả phí: Gói 1TB dung lượng với chi phí chỉ từ 50.000 VNĐ/tháng. Gói trả phí thường được tích hợp cùng các ứng dụng Office bản quyền như Word, Excel, PowerPoint. Dung lượng lưu trữ: 5GB miễn phí cho người dùng mới. 1TB dung lượng cho gói trả phí cá nhân phổ biến nhất. Dễ dàng mở rộng và nâng cấp khi nhu cầu tăng cao. Về bảo mật, OneDrive sử dụng công nghệ mã hóa đầu cuối và hỗ trợ xác thực hai yếu tố (2FA), đảm bảo an toàn tuyệt đối cho dữ liệu của bạn. Tính năng phục hồi dữ liệu dễ dàng như "Recycle Bin" hay lịch sử phiên bản cũng giúp bạn yên tâm khi sử dụng. Đặc biệt, dịch vụ còn cho phép bạn tích hợp với Microsoft Teams, giúp lưu trữ và quản lý dữ liệu hiệu quả hơn trong môi trường làm việc nhóm trong học tập cũng như công việc. 3. iCloud Drive iCloud là dịch vụ lưu trữ đám mây trực tuyến của Apple, tích hợp chặt chẽ với các thiết bị thuộc hệ sinh thái của hãng như iPhone, iPad, MacBook. Với giao diện đơn giản và khả năng đồng bộ mạnh mẽ, iCloud là lựa chọn hàng đầu cho người dùng Apple muốn lưu trữ và bảo mật dữ liệu một cách dễ dàng. Tham khảo thông tin sản phẩm và giá dịch vụ iCloud Drive: https://www.icloud.com/ [caption id="attachment_64027" align="alignright" width="1888"] Dịch vụ lưu trữ online đám mây iCloud dành riêng cho hệ điều hành iOS, macOS và hệ sinh thái của Apple[/caption] Tính năng nổi bật của iCloud: Đồng bộ hóa hệ sinh thái tự động: Tự động lưu trữ ảnh, tài liệu, danh bạ, và nhiều dữ liệu khác trên tất cả các thiết bị Apple. Bảo mật cao: Hỗ trợ mã hóa dữ liệu đầu cuối, bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Chia sẻ tệp và thư mục: Dễ dàng chia sẻ dữ liệu với gia đình và bạn bè qua liên kết iCloud. Tích hợp sâu với ứng dụng Apple: Hoạt động liền mạch với Photos, Notes, iWork, và nhiều ứng dụng khác. Find My iPhone: Hỗ trợ tìm kiếm thiết bị bị mất thông qua tài khoản iCloud. iCloud+ Private Relay: Tính năng bảo mật giúp ẩn địa chỉ IP và trình hoạt động web của bạn trên Safari browser. Giá cả và gói dịch vụ: Gói miễn phí: 5GB dung lượng cho mỗi Apple ID. Gói trả phí (iCloud+): Bắt đầu từ 19.000 VNĐ/tháng cho 50GB. Bao gồm các tính năng bảo mật nâng cao như Private Relay và Hide My Email. Dung lượng lưu trữ: 5GB miễn phí cho người dùng cơ bản. Các gói trả phí từ 50GB, 200GB cho đến 12TB. Có thể nâng cấp dễ dàng ngay trong phần cài đặt thiết bị. Bảo mật là ưu tiên hàng đầu của iCloud Drive đối với Apple. Dịch vụ sử dụng mã hóa đầu cuối (end-to-end encryption) cho phần lớn các loại dữ liệu riêng tư và nhạy cảm, đồng nghĩa với việc chỉ chủ sở hữu mới có thể truy cập chúng. Kết hợp với xác thực hai yếu tố, iCloud Drive cung cấp một môi trường an toàn nhất cho người dùng trong hệ sinh thái Apple. 4. Dịch vụ Cloud Storage Dropbox Dropbox là một trong những dịch vụ lưu trữ cloud phổ biến nhất trên thế giới, cung cấp giải pháp lưu trữ, chia sẻ và cộng tác trực tuyến hiệu quả. Với giao diện thân thiện, tính năng mạnh mẽ và khả năng đồng bộ hóa linh hoạt, Dropbox là lựa chọn hàng đầu cho cả cá nhân và doanh nghiệp giúp lưu trữ, chia sẻ và truy cập tệp tin một cách dễ dàng trên mọi thiết bị, từ Windows, macOS, Linux cho đến các nền tảng di động. Trải nghiệm dịch vụ miễn phí tại: https://www.dropbox.com/ Tính năng nổi bật của Dropbox: Đồng bộ hóa tức thì: Tự động cập nhật tệp trên tất cả các thiết bị, giúp bạn truy cập tài liệu mọi lúc, mọi nơi. Chia sẻ dễ dàng: Gửi tệp qua liên kết hoặc mời người khác tham gia chỉnh sửa trực tiếp. Cộng tác nhóm: Làm việc cùng nhóm hiệu quả với tính năng ghi chú, bình luận và theo dõi thay đổi trên tệp. Tích hợp linh hoạt: Hỗ trợ kết nối với Microsoft Office, Google Workspace, Zoom, Slack và nhiều công cụ khác. Bảo mật cao cấp: Mã hóa AES 256-bit, hỗ trợ xác thực hai yếu tố (2FA) và quản lý quyền truy cập. Giá cả và gói dịch vụ: Gói miễn phí: 2GB dung lượng lưu trữ cơ bản. Gói trả phí: Plus: 2TB dung lượng, giá từ 9.99 USD/tháng. Family: 2TB dung lượng, sử dụng chung cho 6 tài khoản, giá từ 16.99 USD/tháng. Professional: 3TB dung lượng, thêm các tính năng nâng cao, giá từ 16.58 USD/tháng. Business: Dung lượng không giới hạn, thiết kế riêng cho doanh nghiệp, giá từ 15 USD/người/tháng. Dung lượng lưu trữ: 2GB miễn phí, phù hợp cho nhu cầu lưu trữ tài liệu cơ bản. 2TB đến 3TB dung lượng, lý tưởng cho người dùng cá nhân hoặc nhóm làm việc nhỏ. Dung lượng không giới hạn, dành cho các gói doanh nghiệp, đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu lưu trữ lớn. Về security, Dropbox sử dụng mã hóa AES 256-bit cho dữ liệu lưu trữ và bảo vệ dữ liệu truyền tải bằng SSL/TLS. Dịch vụ cũng hỗ trợ xác thực hai yếu tố (2FA) và cung cấp các công cụ quản trị cho phép theo dõi hoạt động chia sẻ và truy cập, đảm bảo dữ liệu luôn được kiểm soát chặt chẽ. [caption id="attachment_64028" align="aligncenter" width="1889"] Dropbox là nền tảng lưu trữ dữ liệu online và hỗ trợ truy cập tài liệu khi không có kết nối internet[/caption]   5. Ứng dụng lưu trữ đám mây Mega Mega là nền tảng lưu trữ dữ liệu đám mây được đánh giá cao nhờ tính bảo mật vượt trội và dung lượng lưu trữ lớn. Với giao diện thân thiện và mã hóa đầu cuối, Mega mang đến giải pháp lý tưởng cho cá nhân và doanh nghiệp muốn bảo vệ dữ liệu tối ưu. Trải nghiệm phần mềm lưu trữ đám mây Mega tại: https://mega.io/ [caption id="attachment_64029" align="aligncenter" width="1891"] Mega cung cấp dịch vụ lưu trữ data, tệp tin online[/caption] Tính năng nổi bật của Mega: Mã hóa Zero-Knowledge: Toàn bộ dữ liệu được mã hóa và giải mã trên thiết bị của người dùng. Mega không thể truy cập hay đọc nội dung tệp tin của bạn. Dung lượng miễn phí lớn: Cung cấp một trong những gói miễn phí lớn nhất trên thị trường là 20 GB. Trò chuyện và họp trực tuyến an toàn: Tích hợp tính năng MEGAchat với mã hóa đầu cuối cho tin nhắn và cuộc gọi video. Cộng tác thời gian thực: Hỗ trợ chia sẻ thư mục và làm việc nhóm dễ dàng. Giá cả và gói dịch vụ: Gói miễn phí: 20GB dung lượng lưu trữ (có thể thay đổi dựa trên các hoạt động đóng góp). Gói trả phí: Từ €9.99/tháng cho 2TB dung lượng và 2TB băng thông truyền tải. Dung lượng lưu trữ: 20GB miễn phí, đáp ứng nhu cầu lưu trữ cơ bản. 400GB đến 16TB dung lượng, phù hợp cho cả cá nhân và doanh nghiệp lớn. Khả năng mở rộng linh hoạt, đáp ứng mọi yêu cầu lưu trữ. Bảo mật là điểm khác biệt của nền tảng lưu trữ trực tuyến Mega. Với kiến trúc mã hóa đầu cuối (end-to-end encryption) theo nguyên tắc zero-knowledge, bạn là người duy nhất nắm giữ khóa mã hóa (Encryption Key). Điều này đảm bảo mức độ riêng tư và bảo mật cao nhất, khiến Mega trở thành lựa chọn hàng đầu cho những ai muốn bảo vệ dữ liệu nhạy cảm khỏi mọi truy cập trái phép. 6. Phần mềm lưu trữ dữ liệu trên mạng Mediafire [caption id="attachment_64030" align="aligncenter" width="1887"] Chia sẻ và lưu trữ file online với phần mềm Mediafire[/caption] MediaFire là dịch vụ lưu trữ đám mây phổ biến, được thiết kế để hỗ trợ người dùng lưu trữ và chia sẻ tệp nhanh chóng. Với giao diện đơn giản và các tính năng cơ bản, MediaFire phù hợp cho cả cá nhân và doanh nghiệp muốn lưu trữ dữ liệu hiệu quả mà không tốn kém, MediaFire không tập trung vào việc đồng bộ hóa phức tạp như các nền tảng khác. Truy cập dịch vụ MediaFire tại đường dẫn sau: https://www.mediafire.com/. Tính năng nổi bật của Mega: Chia sẻ tệp dễ dàng: Gửi liên kết tải xuống trực tiếp, không cần người nhận tạo tài khoản. Tích hợp đa nền tảng: Hỗ trợ sử dụng trên máy tính, điện thoại và trình duyệt web. Tải tệp nhanh chóng: Không giới hạn tốc độ tải xuống, giúp người dùng tiết kiệm thời gian. Dung lượng miễn phí: Cung cấp 10GB miễn phí, có thể mở rộng lên 50GB thông qua các nhiệm vụ đơn giản. Tổ chức tệp thông minh: Cho phép tạo thư mục và quản lý tệp một cách trực quan. Giá cả và gói dịch vụ: Gói miễn phí: 10GB dung lượng lưu trữ, có thể mở rộng lên đến 50GB. Gói trả phí: Bắt đầu từ $3.75/tháng cho 1TB dung lượng và không có quảng cáo. Dung lượng lưu trữ: 10GB miễn phí, có thể tăng thêm qua các hoạt động như giới thiệu bạn bè. Gói trả phí cung cấp 1TB dung lượng. Khả năng mở rộng với Gói Pro đáp ứng đủ nhu cầu lưu trữ lớn. Về tính năng bảo mật, MediaFire cung cấp các tính năng cơ bản như bảo vệ liên kết bằng mật khẩu cho các gói trả phí. Mặc dù không tập trung vào các công nghệ mã hóa đầu cuối phức tạp, dịch vụ vẫn đảm bảo an toàn cho quá trình truyền tải dữ liệu và quét virus cho các file được tải lên, phù hợp cho nhu cầu chia sẻ tài liệu công khai. 7. Terabox [caption id="attachment_64031" align="aligncenter" width="1889"] Terabox cung cấp không gian lưu trữ đám mây lên đến 1024GB (Gigabyte)[/caption] Terabox đã tạo ra một làn sóng mạnh mẽ trên thị trường lưu trữ dữ liệu bằng đám mây dựa vào việc cung cấp một gói dung lượng miễn phí khổng lồ. Dịch vụ này nhắm đến người dùng cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu lưu trữ lớn, đặc biệt là ảnh và video, mà không muốn trả phí hàng tháng, chấp nhận xem quảng cáo để đổi lấy không gian lưu trữ. Tham khảo thông tin dịch vụ Terabox tại đây! Tính năng nổi bật của Terabox: 1TB dung lượng miễn phí: Cung cấp 1024 GB không gian lưu trữ ngay khi đăng ký tài khoản. Tải lên từ xa (Remote Upload): Cho phép lưu trực tiếp các tệp tin từ liên kết web hoặc torrent vào tài khoản Terabox cá nhân. Trình phát video tích hợp: Xem trước và phát video chất lượng cao trực tiếp từ đám mây. Giá cả và gói dịch vụ: Gói miễn phí: 1TB dung lượng lưu trữ, có quảng cáo và một số giới hạn. Gói trả phí (Premium): Khoảng $3.49/tháng để loại bỏ quảng cáo, có thêm 2TB dung lượng và mở khóa các tính năng cao cấp. Dung lượng lưu trữ: 1TB miễn phí cho mọi người dùng (cá nhân và doanh nghiệp). Gói trả phí cung cấp tổng cộng 2TB dung lượng. Có thể nâng cấp lên gói Premium để có thêm không gian storage và tính năng. Đối với vấn đề security, Terabox cung cấp các phương pháp bảo vệ tiêu chuẩn và tính năng "Safe" (Thư mục an toàn), cho phép người dùng đặt mật khẩu cho một thư mục riêng để lưu trữ các tệp tin quan trọng, nhạy cảm. Dù không có mã hóa zero-knowledge nhưng dịch vụ vẫn đáp ứng nhu cầu bảo mật cơ bản cho người dùng cá nhân, doanh nghiệp. 8. Dịch vụ lưu trữ trực tuyến Box Box là dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây chuyên nghiệp, được thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp với nhu cầu lưu trữ, chia sẻ và quản lý tài liệu một cách hiệu quả. Với tính năng bảo mật cao, khả năng hợp tác nhóm mạnh mẽ, Box mang lại giải pháp tối ưu cho việc lưu trữ và làm việc trực tuyến. Thuê dịch vụ lưu trữ online không giới hạn của Box tại: https://www.box.com/home. [caption id="attachment_64032" align="alignright" width="1892"] Box (Online Cloud Storage Service)[/caption] Tính năng nổi bật của Box: Lưu trữ và quản lý tài liệu dễ dàng: Box cho phép lưu trữ mọi loại tệp và hỗ trợ nhiều định dạng khác nhau như tài liệu văn bản, hình ảnh, video và bản vẽ CAD. Chia sẻ và cộng tác nhóm: Chia sẻ tài liệu với đồng nghiệp hoặc đối tác một cách dễ dàng, đồng thời làm việc nhóm trong thời gian thực. Quản lý quyền truy cập: Dễ dàng thiết lập quyền truy cập cho từng tệp và thư mục, đảm bảo chỉ những người có quyền mới có thể xem hoặc chỉnh sửa. Tích hợp ứng dụng mạnh mẽ: Box tích hợp với nhiều ứng dụng văn phòng như Microsoft Office, Google Workspace, và Salesforce, giúp việc quản lý tài liệu trở nên thuận tiện hơn. Giá cả và gói dịch vụ: Gói miễn phí: 10GB dung lượng miễn phí cho người dùng mới với giới hạn tải lên là 250MB/tệp. Gói trả phí: Gói Personal Pro: 100GB dung lượng với giá chỉ từ 10 USD/tháng. Gói Business: Unlimited dung lượng cho doanh nghiệp, với các tính năng bảo mật và hợp tác mạnh mẽ, từ 15 USD/người/tháng. Gói Enterprise: Dành cho các tổ chức lớn, với dung lượng không giới hạn và tính năng bảo mật cao cấp. Cần liên hệ trực tiếp để biết thêm chi tiết. Dung lượng lưu trữ: 10GB miễn phí cho người dùng cá nhân, đủ để lưu trữ các tài liệu cơ bản như ảnh, tài liệu văn bản. 100GB dung lượng cho gói Personal Pro, phù hợp với người dùng có nhu cầu lưu trữ vừa phải. Dung lượng lưu trữ không giới hạn cho các gói Business và Enterprise, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp lớn với hàng triệu tệp dữ liệu. Bảo mật là trọng tâm của Box. Dịch vụ cung cấp các tính năng hàng đầu như mã hóa AES 256-bit, quản lý khóa mã hóa (Box KeySafe), và các công cụ phòng chống mất mát dữ liệu (DLP). Box đảm bảo rằng nội dung của cá nhân, doanh nghiệp không chỉ được lưu trữ mà còn được quản lý và bảo vệ theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất. Ngoài ra, chế độ phục hồi dữ liệu giúp người dùng dễ dàng khôi phục các tệp đã bị xóa hoặc chỉnh sửa. 9. Yandex Disk Yandex Disk là dịch vụ lưu trữ đám mây (cloud storage service) được phát triển bởi Yandex, công ty công nghệ hàng đầu tại Nga. Với giao diện thân thiện, tính năng chia sẻ linh hoạt và mức giá hợp lý, Yandex Disk là lựa chọn phù hợp cho cả cá nhân và doanh nghiệp. Download Yandex Disk: https://360.yandex.com/disk/download/. Tính năng nổi bật của Yandex Disk: Đồng bộ hóa linh hoạt: Tự động đồng bộ tệp và thư mục trên nhiều thiết bị. Tích hợp hệ sinh thái Yandex: Hoạt động tốt với các dịch vụ khác như Yandex Mail và trình chỉnh sửa tài liệu online. Chia sẻ dễ dàng: Cung cấp liên kết công khai để chia sẻ tệp nhanh chóng. Xem tệp trực tuyến: Hỗ trợ mở tài liệu, hình ảnh, và video trực tiếp trên nền tảng web mà không cần tải về. Sao lưu tự động: Lưu trữ ảnh và video từ thiết bị di động mà không lo mất dữ liệu. Hỗ trợ đa nền tảng: Sử dụng được trên Windows, macOS, Linux, Android, và iOS. Trình xem ảnh thông minh: Tự động sắp xếp ảnh và video, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và quản lý thư viện của mình. Giá cả và gói dịch vụ: Gói miễn phí: 10GB dung lượng lưu trữ. Gói trả phí: Khoảng $2.5/tháng cho 200GB. Các gói lớn hơn với mức giá rất hợp lý. Dung lượng lưu trữ: 10GB miễn phí cho tài khoản mới. Các gói trả phí từ 200GB, 1TB đến 3TB. Dễ dàng nâng cấp để có thêm không gian lưu trữ data. Về trình bảo mật, Yandex Disk tích hợp trình quét virus cho tất cả các tệp tin (file) được tải lên để phát hiện phần mềm độc hại. Dữ liệu được mã hóa trong quá trình truyền tải và lưu trữ. Mặc dù không có các tính năng bảo mật tiên tiến như zero-knowledge, Yandex Disk vẫn là một lựa chọn an toàn cho các nhu cầu lưu trữ thông thường của cá nhân cũng như doanh nghiệp. [caption id="attachment_64033" align="aligncenter" width="1890"] Yandex Disk: Ứng dụng đám mây trên nền tảng công nghệ cloud[/caption]   10. pCloud - Dịch vụ lưu trữ đám mây [caption id="attachment_64034" align="alignright" width="1892"] Dịch vụ lưu trữ, chia sẻ data bằng công nghệ đám mây - pCloud[/caption] pCloud nổi bật trên thị trường lưu trữ dữ liệu trên mạng bằng công nghệ cloud với mô hình kinh doanh độc đáo, cho phép users mua gói lưu trữ dữ liệu đám mây một lần và sở hữu vĩnh viễn. Dịch vụ đến của pCloud  tập trung chính vào sự linh hoạt, bảo mật và các tính năng media mạnh mẽ, là lựa chọn lý tưởng cho những cá nhân mong muốn đầu tư dài hạn vào không gian lưu trữ của mình. Xem thêm và sử dụng dịch vụ tại: https://www.pcloud.com/ Tính năng nổi bật của pCloud: Gói lưu trữ trọn đời (Lifetime): Trả phí một lần duy nhất để sở hữu không gian lưu trữ vĩnh viễn. Trình phát media tích hợp: Phát các tệp âm thanh và video trực tiếp từ cloud mà không cần tải về. pCloud Drive: Một ổ đĩa ảo (virtual disk) trên máy tính giúp bạn truy cập mọi tệp tin mà không tốn dung lượng ổ cứng vật lý từ thiết bị. Giá cả và gói dịch vụ: Gói miễn phí: Lên tới 10GB dung lượng lưu trữ. Gói trả phí: Gói Premium Plus 2TB (Trọn đời) với chi phí khoảng 399 USD. Cũng có các gói đăng ký theo tháng và theo năm (12 tháng, 24 tháng). Dung lượng lưu trữ: Lên đến 10GB miễn phí thông qua các bước khởi tạo. Các gói trả phí từ 500GB, 2TB đến 10TB. Khả năng mở rộng cực kỳ linh hoạt giữa các gói trả phí và tùy gói chọn. pCloud sử dụng mã hóa AES 256-bit và bảo vệ truyền tải bằng TLS/SSL. Để bảo mật tối đa, dịch vụ cung cấp pCloud Crypto – một thư mục được mã hóa phía máy khách (client-side) theo nguyên tắc zero-knowledge.  11. Sync.com - Dịch vụ lưu trữ data Sync.com là dịch vụ lưu trữ trực tuyến bằng cloud đặt bảo mật và quyền riêng tư làm ưu tiên hàng đầu. Nền tảng này cung cấp mã hóa zero-knowledge trên tất cả các gói, kể cả gói miễn phí, đảm bảo rằng không ai, kể cả nhân viên của Sync, có thể truy cập vào dữ liệu của người dùng. Đây là lựa chọn hàng đầu cho các chuyên gia và doanh nghiệp cần bảo vệ thông tin nhạy cảm.  Đăng ký và trải nghiệm dịch vụ tại: https://www.sync.com/ Tính năng nổi bật của pCloud: Mã hóa Zero-Knowledge mặc định: Mọi tệp tin đều được mã hóa đầu cuối, đảm bảo dữ liệu được bảo mật. Tuân thủ các tiêu chuẩn toàn cầu: Đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về quyền riêng tư như GDPR, HIPAA và PIPEDA. Chia sẻ an toàn: Cho phép đặt mật khẩu, giới hạn lượt tải, ngày hết hạn và nhận thông báo cho các liên kết chia sẻ. [caption id="attachment_64035" align="aligncenter" width="1885"] Sync là dịch vụ lưu dữ liệu (data) trực tuyến bảo mật cao[/caption] Giá cả và gói dịch vụ: Gói miễn phí: 5GB dung lượng lưu trữ với đầy đủ tính năng bảo mật. Gói trả phí: Chỉ từ $8/tháng (thanh toán theo năm) cho 2TB dung lượng. Dung lượng lưu trữ: 5GB miễn phí cho mọi người dùng. Các gói trả phí cá nhân từ 2TB đến 6TB. Cung cấp các gói không giới hạn dung lượng cho đội nhóm. Toàn bộ kiến trúc của Sync.com được xây dựng dựa trên bảo mật. Với mã hóa AES 256-bit đầu cuối và xác thực hai yếu tố (2FA), dịch vụ này đảm bảo dữ liệu của cá nhân và doanh nghiệp được bảo vệ ở cấp độ cao nhất. Các tính năng như tua lại lịch sử phiên bản và khôi phục tệp tin đã xóa giúp bạn kiểm soát hoàn toàn dữ liệu của mình. 12. Dịch vụ lưu trữ tài nguyên online IceDrive [caption id="attachment_64036" align="aligncenter" width="1881"] IceDrive là giải pháp lưu trữ dữ liệu bằng công nghệ đám mây thế hệ mới[/caption] IceDrive là một dịch vụ lưu trữ đám mây thế hệ mới, mang đến trải nghiệm lưu trữ dữ liệu độc đáo với công nghệ tiên tiến và giao diện thân thiện. Điểm đặc biệt của IceDrive là khả năng hoạt động như một ổ đĩa ảo, giúp bạn dễ dàng quản lý tệp ngay trên máy tính mà không cần tải xuống. Đăng ký trải nghiệm IceDrive ngay: https://icedrive.net/. Tính năng nổi bật của IceDrive: Giao diện ổ đĩa ảo: Cho phép truy cập và quản lý dữ liệu trực tiếp từ máy tính như một ổ đĩa cục bộ. Mã hóa hai đầu: Đảm bảo bảo mật tuyệt đối với công nghệ mã hóa client-side. Tốc độ cao: Hỗ trợ truyền tải dữ liệu nhanh chóng và mượt mà. Truy cập đa thiết bị: Đồng bộ hóa và truy cập dữ liệu trên Windows, macOS, Linux, Android, và iOS. Không có quảng cáo: Mang lại trải nghiệm sử dụng liền mạch, không bị gián đoạn bởi quảng cáo. Giá cả và gói dịch vụ: Gói miễn phí: 10GB dung lượng lưu trữ. Gói trả phí:  Giá từ $4.99/tháng (thanh toán theo năm) cho 1TB. Cũng cung cấp các gói trọn đời (Lifetime). Dung lượng lưu trữ: 10GB miễn phí khi đăng ký. Các gói trả phí từ 100GB, 1TB đến 5TB. Khả năng nâng cấp với các gói trọn đời là một lựa chọn đầu tư hấp dẫn. Về bảo mật, IceDrive thực sự nổi bật. Dịch vụ lưu trữ này cung cấp mã hóa zero-knowledge phía máy khách đối với các gói trả phí. Việc sử dụng thuật toán Twofish 256-bit được mã hóa hoàn toàn trên thiết bị trước khi tải lên server, đảm bảo rằng không ai có thể xem nội dung, kể cả nhà cung cấp là IceDrive. 13. Dịch vụ lưu trữ đám mây là gì? Có những loại hình lưu trữ dữ liệu nào? Dịch vụ lưu trữ đám mây (Cloud Storage Service, Dịch vụ lưu trữ dữ liệu hay Dịch vụ lưu trữ data trực tuyến) là việc lưu trữ dữ liệu trên các máy chủ (server) của nhà cung cấp dịch vụ thay vì trên thiết bị cá nhân. Dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây cho phép người dùng truy cập dữ liệu từ bất kỳ đâu có kết nối với mạng internet, mang lại sự tiện lợi, linh hoạt cùng khả năng mở rộng, nâng cấp dung lượng theo các gói trả phí. Các loại hình dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến này đều có tính năng bảo mật cao cấp, mã hóa (AES 128/256-bit, Personal Vault, E2EE, Zero Knowledge...) và hỗ trợ đa hệ điều hành (Windows, macOS, Android, iOS và Web). Các loại hình của dịch vụ lưu trữ đám mây phổ biến như: Lưu trữ cho cá nhân (Personal Cloud), Lưu trữ cho doanh nghiệp (Buisness Cloud), Lưu trữ cho cộng đồng (Public Cloud), Lưu trữ nội bộ (Private Cloud) và Lưu trữ đám mây lai (Hybrid Cloud). [caption id="attachment_62366" align="aligncenter" width="980"] Các mô hình nền tảng điện toán đám mây: Private Cloud, Hybrid Computing và Public Cloud[/caption] 14. Những lợi ích của dịch vụ lưu trữ đám mây? Khi nào nên sử dụng lưu trữ đám mây? Dịch vụ lưu trữ đám mây mang lại các lợi ích cho cá nhân và doanh nghiệp như: Tính tiện lợi và linh hoạt: Dễ dàng truy cập, xem, thêm, sửa và xóa dữ liệu thông qua các thiết bị có kết nối với mạng internet. Mở rộng dung lượng dễ dàng: Cá nhân, doanh nghiệp có thể tùy chọn nâng cấp dung lượng lưu trữ linh hoạt theo nhu cầu và các gói dịch vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây. Bảo mật cao và đảm bảo an toàn dữ liệu: Dữ liệu được lưu trữ (storage), sao lưu (backup) và bảo mật trên các máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Tiết kiệm chi phí hạ tầng: Giảm thiểu chi phí hạ tầng cho doanh nghiệp trong việc đầu tư riêng hệ thống và phần cứng (hardward) để lưu trữ dữ liệu. Cá nhân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây trong các tình huống sau: Lưu trữ dữ liệu cá nhân: Khi cá nhân cần lưu trữ dữ liệu cho mục đích học tập, công việc với nhiều loại tài nguyên khác nhau như: ảnh, video, pdf, word... Đối với nhu cầu này thì bạn có thể lựa chọn các nhà cung cấp Personal Cloud Servces để có được những gói phù hợp với nhu cầu và trải nghiệm tốt nhất.  Lưu trữ dữ liệu doanh nghiệp: Doanh nghiệp lưu trữ và bảo mật các dữ liệu quan trọng của công ty như: dữ liệu dự án, tài liệu công việc... Các doanh nghiệp đặc biệt là SMEs nên cân nhắc lựa chọn các đơn vị cung cấp các gói Business Cloud Services để tối ưu được chi phí vận hành của mình. Sao lưu và khôi phục dữ liệu: Cá nhân và doanh nghiệp đều cần đảm bảo dữ liệu của mình được lưu trữ (storage) và sao lưu dữ liệu (backup data) trong các trường hợp cần thiết. Hiện nay, các NCC dịch vụ đám mây đều đảm bảo về tính vẹn toàn của dữ liệu thông qua dịch vụ lưu trữ dữ liệu và dịch vụ sao lưu dữ liệu. 15. Các dịch vụ Cloud Storage (lưu trữ đám mây) của FPT Cloud 15.1 Dịch vụ Object Storage (Lưu trữ hướng đối tượng) Object Storage là dịch vụ lưu trữ đám mây, lưu trữ dữ liệu phi cấu trúc của FPT Cloud, tương thích với giao thức S3 (Simple Storage Service), hỗ trợ các doanh nghiệp dễ dàng tích hợp và triển khai trong các hệ thống hiện tại. Dịch vụ này được ứng dụng trong việc lưu trữ các tài nguyên như: hình ảnh, media, dữ liệu web, ứng dụng di động, dữ liệu backup, IoT và lưu trữ lịch sử. Đặc biệt, khi sử dụng dịch vụ cho thuê cloud server của FPT Cloud, object storage sẽ được FPT Cloud tích hợp linh hoạt trong hệ thống hạ tầng của server để đảm bảo hạ tầng công nghệ thông tin có cấu hình hoạt động mạnh mẽ nhất. [caption id="attachment_62968" align="aligncenter" width="1470"] 3 gói dịch vụ Object Storage: Object Storage-01, Object Storage-02 và Object Storage-03[/caption] FPT Cloud hiện đang cung cấp 3 gói dịch vụ object storage: Object Storage-01: Storage: 2TB Support: Hỗ trợ kỹ thuật 24/7/365 Giá: 3.500.00đ/tháng Object Storage-02: Storage: 5TB Support: Hỗ trợ kỹ thuật 24/7/365 Giá: 6.000.00đ/tháng Object Storage-03: Storage: 10TB Support: Hỗ trợ kỹ thuật 24/7/365 Giá: 10.000.00đ/tháng 15.2 Dịch vụ backup dữ liệu (Backup Services) Dịch vụ sao lưu dữ liệu (backup dữ liệu) của FPT Cloud là giải pháp cho phép doanh nghiệp sao lưu và khôi phục dữ liệu tức thời, an toàn và đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu trong hệ thống. Các dịch vụ backup của FPT Cloud cũng được tích hợp tự động trong dịch vụ hệ thống máy chủ cloud. [caption id="attachment_63009" align="aligncenter" width="1836"] Dịch vụ backup dữ liệu của FPT Cloud[/caption] Các gói backup service của FPT Cloud đang cung cấp cho doanh nghiệp là: Gói Backup - 01 (Miễn phí lưu trữ liệu khi khôi phục): Storage: 2TB VM (Virtual Machine): 5 Agents Backup Support: Được hỗ trợ bởi đội ngũ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao 24/7/365 Gói Backup - 02 (Miễn phí lưu trữ liệu khi khôi phục): Storage: 5TB VM (Virtual Machine): 10 Agents Backup Support: Được hỗ trợ bởi đội ngũ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao 24/7/365

HTML là gì? Tìm hiểu về ngôn ngữ HTML từ A đến Z

18:02 19/12/2024
HTML là một ngôn ngữ đánh dấu giúp lập trình viên viết nội dung trên các trang web. Tuy nhiên, nhiều người lại lầm tưởng rằng đây là một ngôn ngữ lập trình web. Vậy HTML là gì? HTML dùng để làm gì và có những ưu nhược điểm gì? Thông qua bài viết sau đây, FPT Cloud sẽ cung cấp thêm cho bạn một số thông tin về ngôn ngữ này. >>> Xem thêm: Bảng giá thuê VPS – Máy chủ ảo tốc độ cao, giá rẻ 1. Tìm hiểu thông tin về HTML HTML là ngôn ngữ được dùng cho dữ liệu trên trang web. Đây là một thuật ngữ thường được sử dụng khi bạn tạo và tùy chỉnh nội dung cho website. Vậy HTML là gì? 1.1 HTML là gì? HTML có tên đầy đủ là Hypertext Markup Language nghĩa là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. HTML thường được sử dụng để tạo và cấu trúc các phần trong trang web và ứng dụng, phân chia các đoạn văn, heading, link, blockquotes,…  HTML không phải là một ngôn ngữ lập trình mà chỉ là một ngôn ngữ đánh dấu. Điều này đồng nghĩa với việc HTML không thể thực hiện các chức năng “động”. Nói cách khác, HTML tương tự như phần mềm Microsoft Word, chỉ có tác dụng định dạng các thành phần có trong website. [caption id="attachment_36647" align="aligncenter" width="800"] HTML là một ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản[/caption] 1.2 Cấu trúc của HTML Một file code HTML được cấu thành bởi các phần tử HTML và các cặp thẻ. Song song đó, HTML gồm có nhiều dạng thẻ khác nhau và mỗi thẻ sẽ có nhiệm vụ và ý nghĩa riêng. Ngoài ra, mỗi thẻ sẽ được bắt đầu và kết thúc bằng dấu ngoặc nhọn “<, >”. Các chữ giữa các dấu ngoặc này gọi là phần tử.  Về cơ bản, cấu trúc của một trang HTML sẽ gồm 3 phần như sau: Phần khai báo loại file code có cấu trúc thẻ là <!DOCTYPE html>: Xuất hiện ở đầu hoặc trên cùng của file HTML. Qua phần này, người dùng sẽ biết được trình duyệt đang sử dụng để tạo trang là phiên bản HTML nào. Phần khai báo ban đầu, khai báo về meta, little, javascript, css,... có cấu trúc bắt đầu bằng thẻ <head> và kết thúc với thẻ <head>: Chứa tiêu đề và các khai báo có thông tin nhằm phục vụ SEO. Trong đó, tiêu đề được hiển thị trên thanh điều hướng của trang web và là phần nội dung nằm giữa cặp thẻ <title> và </title>. Phần chứa và hiển thị nội dung của trang web, có cấu trúc bắt đầu bằng thẻ <body> và kết thúc bằng thẻ </body>: Bao gồm tiêu đề trang web, logo, điều hướng chính và thanh tìm kiếm; nội dung chính như tiêu đề hoặc tiêu đề bài viết, nội dung bài viết, ngày đăng, tác giả,..; thanh bên hiển thị tiện ích con và điều hướng thứ cấp; chân trang cung cấp thông tin liên hệ, liên kết xã hội, bản quyền và điều hướng [caption id="attachment_36648" align="aligncenter" width="800"] Cấu trúc cơ bản của 1 trang HTML gồm 3 phần[/caption] 2. Lịch sử của ngôn ngữ HTML Vào cuối năm 1991, phiên bản HTML đầu tiên do Tim Berners-Lee phát triển đã được công khai với tên HTML Tags. Phiên bản này có thiết kế vô cùng đơn giản, mô tả 18 phần tử. Tiếp đến vào năm 1995, IETF đã hoàn thành  "HTML 2.0".  Sau đó phiên bản HTML 4.01 được công bố vào năm 1999. Đến năm 2000, các phiên bản HTML đã được các nhà phát triển thay thế bằng XHTML. Năm 2014, HTML được nâng cấp lên chuẩn HTML5  với sự cải tiến rõ rệt. Điều này được thể hiện trong việc đã có nhiều tag được thêm vào markup để giúp xác định rõ nội dung thuộc thể loại gì. >>> Xem thêm: Firebase là gì? Ưu nhược điểm & Các dịch vụ của Firebase 3. HTML dùng để làm gì? HTML được dùng với 3 mục đích chính là tạo nội dung, thiết kế giao diện và lập trình tương tác cho web. Cụ thể như sau: 3.1 Tạo nội dung cho trang web Nếu trang web của bạn muốn hiển thị nội dung cho người truy cập thì sẽ phải cần đến HTML. HTML cho phép trang web của bạn có thể lưu trữ âm thanh, video, văn bản và một số ứng dụng khác.  [caption id="attachment_36649" align="aligncenter" width="800"] HTML được dùng để tạo nội dung cho trang web[/caption] 3.2 Thiết kế giao diện cho trang web HTML5 hiện đang là phiên bản HTML mới nhất với những cải tiến rõ rệt so với các phiên bản trước. Bởi vậy hiện nay, mọi người thường sử dụng HTML5 để thiết kế giao diện website.  Tuy nhiên, bạn chỉ có thể dùng HTML để tạo bộ khung sườn cho trang web mà thôi. Để thiết kế hoàn thiện một trang web, bạn cần sử dụng đến CSS để chỉnh sửa màu sắc, kích thước, vị trí của các biểu tượng và một số vấn đề phức tạp khác. Bên cạnh đó, bạn còn cần phải có kiến thức chuyên môn về lập trình.  3.3 Lập trình tương tác cho trang web Thông qua HTML, bạn có thể lập trình tương tác giữa người dùng với trang web. Để làm được điều này, bạn cần dùng code JavaScript. JavaScript sẽ tạo ra những hiệu ứng khi người dùng nhấp và di chuyển chuột trên website.  [caption id="attachment_36650" align="aligncenter" width="800"] HTML được dùng để lập trình tương tác cho trang web[/caption] 4. Ưu nhược điểm của HTML HTML là một công cụ hữu hiệu giúp người dùng thiết kế và tạo nội dung nhanh chóng cho trang web. Nguyên nhân là bởi HTML sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như sau: Kho tài nguyên khổng lồ với cộng đồng người dùng rộng lớn  Sử dụng mã nguồn mở nên người dùng có thể sử dụng miễn phí Hoạt động mượt mà trên hầu hết các trình duyệt Cách thức hoạt động đơn giản nên người học có thể dễ dàng nắm bắt được kiến thức để triển khai cho website của mình Có thể tích hợp với nhiều ngôn ngữ khác nhau như PHP, Java, NodeJs, Ruby,… giúp người dùng xây dựng được một trang web với nhiều tính năng hấp dẫn Sử dụng các markup ngắn gọn và có tính đồng nhất cao Quy định theo một tiêu chuẩn nhất định và được vận hành bởi World Wide Web Consortium (W3C) Bên cạnh những ưu điểm trên, HTML vẫn còn tồn tại một số nhược điểm. Vậy nhược điểm của HTML là gì? Chỉ áp dụng được cho web tĩnh, không có sự tương tác với người dùng. Nếu muốn trang bị cho web các tính năng tự động thì cần phải sử dụng dịch vụ của bên thứ 3. Một số trình duyệt còn cập nhật chậm để hỗ trợ các phiên bản mới của HTML, đặc biệt là HTML5 Việc kiểm soát cách đọc và hiển thị file HTML của trình duyệt khó thực hiện  Chỉ áp dụng với cấu trúc nhất định, không có khả năng sáng tạo [caption id="attachment_36651" align="aligncenter" width="800"] HTML chỉ áp dụng cho cấu trúc nhất định và không có khả năng đổi mới[/caption] >>> Xem thêm: Cloud Backup – Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây 5. Các loại HTML hiện nay Hiện nay, có 3 loại HTML được ứng dụng nhiều nhất đó là HTML 4, XHTML, HTML5. Sau đây là một vài đặc điểm của các loại HTML này: 5.1 HTML 4 HTML 4 ra đời vào năm 1997 là phiên bản thứ 4 của ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. Phiên bản HTML này được xuất bản dưới dạng như một W3C Recommendation. HTML 4 áp dụng cho nhiều phần tử và thuộc tính khác nhau cho trình duyệt web.  5.2 XHTML XHTML có tên đầy đủ là Extensible HyperText Markup Language, nghĩa là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản mở rộng. Đây là một ngôn ngữ thay thế của HTML với cú pháp chặt chẽ hơn. Cụ thể, XHTML yêu cầu mọi phần tử được đóng bằng thẻ đóng hoặc cú pháp tự đóng riêng và phân biệt được chữ in hoa hoặc chữ in thường, trong khi đó HTML không có điều này.  5.3 HTML5 HTML5 phiên bản thứ 5 của HTML được công bố bởi World Wide Web Consortium (W3C). HTML5 là sự kết hợp giữa HTML 4, XHTML, DOM cấp 2 và JavaScript. HTML5 hỗ trợ chạy trên mọi trình duyệt.  [caption id="attachment_36652" align="aligncenter" width="800"] HTML5 hỗ trợ chạy trên mọi trình duyệt[/caption] 6. Điểm khác nhau giữa HTML và HTML5 HTML là một trong những phát minh tuyệt vời cho nền khoa học - công nghệ trên thế giới. HTML được cập nhật thường xuyên và liên tục từ lúc ra đời cho đến nay. Hiện nay, phiên bản cao nhất của HTML là HTML5 đã có sự khác biệt do với HTML đời đầu. Vậy điểm khác nhau giữa HTML và HTML là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt giữa HTML và HTML5 thông qua 9 yếu tố so sánh, như bảng phía dưới. Chỉ tiêu so sánh HTML HTML5 Definition HTML, còn được gọi là Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản, được dùng để phát triển website.  HTML5 hiện là phiên bản mới nhất của HTML với các chức năng mới. Điểm nổi bật của HTML5 chính là markup, yếu tố cốt lõi để tương tác với công nghệ web, hỗ trợ cho việc cấu trúc và trình bày nội dung. Multimedia Support Phiên bản HTML không có chức năng hỗ trợ video và âm thanh. HTML5 được cải tiến so với HTML, đã được tích hợp các chức năng hỗ trợ video, âm thanh. Geographical Support HTML hỗ trợ trong việc theo dõi vị trí người dùng. Tuy nhiên, việc theo dõi vị trí người dùng sẽ khó khăn nếu như sử dụng thiết bị di động. HTML5 hiện nay đã sử dụng Javascript Geolocation API với mục đích theo dõi vị trí của tất cả người truy cập website. Storage HTML vẫn sử dụng bộ nhớ cache của trình duyệt để làm bộ nhớ tạm thời. HTML5 có nhiều tùy chọn hơn so với HTML để lưu trữ, có thể kể đến như SQL database, Application cache, Web storage.Bên cạnh đó, có thể chạy JS trên nền JS API sẵn có. Communication Trong HTML do không hỗ trợ Web Socket, Giao tiếp giữa Client và Server bằng Streaming là Long Polling. Trong HTML5, có sự hỗ trợ Web Socket, do đó có thể giao tiếp song song giữa Server và Client. Browser compatibility HTML đã ra đời và tồn tại trong một thời gian dài, do đó HTML tương thích với tất cả các trình duyệt. HTML5 là phiên bản mới, do đó có nhiều thẻ mới và một số thẻ cũng đã bỏ đi. Do đó, chỉ có một số trình duyệt hỗ trợ cho HTML5. Graphics Support Trong HTML, để làm đồ họa vector cần phải có sự hỗ trợ của Adobe Flash, Silverlight, VML ... Trong HTML5, có sự hỗ trợ của Canvas và SVG, đồ họa vector luôn được hỗ trợ. Threading Trong HTML, do giao diện trình duyệt tương tác với người dùng và Javascript xảy ra trong cùng luồng, dẫn đến hiệu suất website thấp. Trong HTML5, với JavaScript Web Worker API, Giao diện trình duyệt và Javascript được phép chạy trên nhiều luồng khác nhau. Error Handling HTML chưa cập nhật chức năng xử lý các lỗi sai cú pháp, sai chính tả và các lỗi khác. HTML5 đã cập nhật chức năng chỉnh sửa lỗi sai, như cú pháp không chính xác và các lỗi khác. 7. Mối liên hệ giữa HTML, CSS và JavaScript Mối liên hệ giữa HTML, CSS và JavaScript là mối quan hệ tương hỗ. Để tạo nên được một website hoàn chỉnh, người dùng cần sử dụng kết hợp HTML, CSS và JavaScript. Chức năng cụ thể của từng công cụ như sau: HTML có nhiệm vụ cấu tạo dạng văn bản, xây dựng giao diện và cấu trúc cho phần nội dung trên trang web CCS có chức năng thiết kế, xây dựng background, tùy chỉnh màu sắc và hiệu ứng cho website JavaScript là yếu tố mang tính cốt lõi, quyết định điều gì sẽ xảy ra khi người dùng nhấp và di chuyển chuột trên website. JavaScript có nhiệm vụ tạo ra các chức năng động như thư viện hình ảnh, pop-up, slider,… cho web. Nói cách khác, JavaScript xác định sự tương tác và các yếu tố động trên trang web.  [caption id="attachment_36653" align="aligncenter" width="800"] Giữa HTML, CSS, JavaScript có mối quan hệ hỗ trợ[/caption] 8. Các phần mềm sử dụng lập trình HTML Việc lập trình HTML có thể được thực hiện trên nhiều phần mềm hoặc trình soạn thảo. Nhưng đối với cộng đồng coder, dưới đây là một số phần mềm sử dụng lập trình HTML đang khá phổ biến hiện nay: 8.1 Sublime Text Sublime Text là một trình soạn thảo code miễn phí. Phần mềm này hỗ trợ trên nhiều nền tảng khác nhau bao gồm Windows, Mac và Linux. Với Sublime Text, các lập trình viên có thể chỉnh sửa các local file hoặc một codebase một cách dễ dàng.  8.2 Atom Atom là một phần mềm mã nguồn mở có chức năng soạn thảo văn bản. Khi tải ứng dụng về máy, bạn có thể sử dụng ngay lập tức mà không bị phụ thuộc vào các tập tin cấu hình. Ngoài ra, đây là một phần mềm miễn phí nên được rất nhiều lập trình viên lựa chọn sử dụng.  [caption id="attachment_36654" align="aligncenter" width="800"] Atom là một phần mềm mã nguồn mở[/caption] 8.3 Visual Studio Code  Visual Studio Code giúp người dùng biên tập, soạn thảo các đoạn code để hỗ trợ trong quá trình xây dựng và thiết kế web. Phần mềm này tương thích với nhiều nền tảng và cấu hình máy khác nhau. Visual Studio mang đến cho lập trình viên những tính năng mạnh mẽ bao gồm thay đổi Theme, phím tắt, và đa dạng các tùy chọn khác. 8.4 Dreamweaver Dreamweaver là phần mềm chuyên được dùng để thiết kế website. Ứng dụng này có giao diện thân thiện với người dùng và hỗ trợ package. Do đó, bạn chỉ cần sử dụng Dreamweaver là đã có thể thiết kế web một cách trơn tru mà không cần phải cài đặt thêm bất kỳ phần mềm hỗ trợ nào khác. Tuy nhiên ứng dụng này yêu cầu thông tin người dùng khá khắt khe nên bạn cần phải trải qua nhiều bước xác minh danh tính khi tải phần mềm. [caption id="attachment_36655" align="aligncenter" width="800"] Dreamweaver có giao diện thân thiện với người dùng và hỗ trợ package[/caption] >>> Xem thêm: Javascript là gì? Kiến thức tổng quan về Javascript từ A – Z 9. Các tag HTML thường sử dụng  Trong HTML, số lượng thẻ tag là rất nhiều và tương ứng với nhiều chức năng khác nhau. Nhưng nhìn chung sẽ có 5 nhóm thẻ tag sau:  9.1 Tag văn bản  Tag văn bản dùng để tạo một đoạn văn bản trong code HTML. Để tạo văn bản, bạn cần dùng thẻ <p>. Tiếp đó, bạn có thể sử dụng chuỗi ký tự “&nbsp;” để tạo khoảng trắng giữa 2 ký tự.  Khi muốn ngắt dòng thì dùng thẻ <br>. 9.2 Tag định dạng  Tag định dạng dùng để đánh dấu hay nhấn mạnh một số điều vào văn bản HTML. Một số tag định dạng phổ biến gồm: Tag <b> cho biết nội dung cần nhấn mạnh Tag <strong> cho biết nội dung cần nhấn mạnh trình duyệt hiển thị với chữ đậm Tag <big> hiển thị với cỡ chữ lớn hơn 1 cấp Tag <small> hiển thị cỡ chữ nhỏ hơn 1 cấp Tag <i> hiển thị chữ in nghiêng Tag <em> đánh dấu nhấn mạnh  Tag <ins> đánh dấu đoạn text được chèn vào Tag <del> đánh dấu đoạn text xóa đi Tag <sub> tạo chỉ số dưới Tag <sup> tạo chỉ số trên 9.3 Tag hình ảnh  Tag hình hay tag  <img /> được dùng để đưa một hình ảnh vào văn bản HTML. Loại tag này có 2 thuộc tính cần thiết là src và alt. Cấu trúc của tag hình ảnh như sau <img src="" alt="" /> 9.4 Tag liên kết Tag liên kết dùng để xác định mối quan hệ giữa một file HTML và các tài nguyên bên ngoài. Tag liên kết được dùng phổ biến nhất là link tới CSS. Một số cấu trúc của tag liên kết bao gồm <head>, <link rel="stylesheet" type="text/css" href="filecss.css" />, <head> 9.5 Tag form Tag form được sử dụng để tạo một "biểu mẫu" HTML cho người dùng. Bên cạnh đó tag form còn được dùng để truyền tải dữ liệu lên máy chủ và không dùng để điều khiển layout. Cấu trúc của tag form bắt buộc phải có tham số action: <form action=""></form>. Ngoài ra, bên trong tag form có thể chứa một số tag khác. [caption id="attachment_36656" align="aligncenter" width="800"] Tag form dùng để tạo một "biểu mẫu" HTML cho người dùng[/caption] Những bài viết liên quan: Socket là gì? Kiến thức nền tảng về giao thức TCP/IP và UDP Bootstrap là gì? Hướng dẫn cách sử dụng Bootstrap chi tiết Python là gì? Tính năng & ứng dụng của ngôn ngữ lập trình Python jQuery là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng jQuery Thông qua bài viết trên, FPT Cloud đã chia sẻ một số kiến thức nhằm giúp bạn hiểu HTML là gì và các nội dung liên quan đến HTML. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn sẽ nắm rõ được các vấn đề về HTML và có thể ứng dụng vào việc thiết kế website. Nếu bạn muốn tiếp tục tìm hiểu những vấn đề liên quan đến hệ thống mạng, hãy tiếp tục theo dõi những thông tin trên FPT Cloud nhé.

Wifi không có Internet – Nguyên nhân & 7 cách khắc phục

16:42 19/12/2024
Wifi không có internet là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Theo đó lỗi kết nối này là vì điểm truy cập mạng có tốc độ không ổn định, mật khẩu wifi không đúng, có vấn đề về sóng hoặc lỗi xung đột hệ thống,... Vậy cách khắc phục tình trạng lỗi wifi không có internet là như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết sau để xử lý vấn đề này nhanh chóng. >>> Xem thêm: Cloud Server là gì? Hoạt động của hệ thống máy chủ đám mây 1. Dấu hiệu thiết bị có bắt wifi nhưng không vào được internet Wifi đã kết nối không có internet là tình trạng chung mà nhiều người đã từng gặp phải. Theo đó dấu hiệu thiết bị có bắt wifi nhưng không vào được internet là thiết bị di động của bạn vẫn hiển thị biểu tượng wifi tuy nhiên những ứng dụng không thể nào truy cập được vào internet.  [caption id="attachment_21912" align="aligncenter" width="800"] Dấu hiệu thiết bị có bắt wifi nhưng không vào được internet[/caption] Bạn sử dụng messenger để gửi tin nhắn nhưng không thể nào gửi đây hoặc truy cập vào YouTube cũng không thể nào xem những video hay vào Safari để truy cập những trang Website cũng sẽ không được. Vậy nguyên nhân gây ra lỗi wifi không có internet là gì? 2. Nguyên nhân gây ra lỗi wifi không có internet Lỗi wifi không có internet xảy ra là vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên dưới đây là một số những nguyên nhân thường xuyên gặp phải nhất trên thị trường hiện nay: Vì cài đặt đối với chế độ IP không phù hợp với Modem. Theo đó 1 số những Modem được cài đặt có sự khác biệt so với những Modem khác, vì vậy đã gây ra vấn đề lỗi wifi không có internet này.  Dây mạng được cắm từ cục WiFi modem chủ hiện tại không phù hợp cùng với cục wifi đang sử dụng. Không tương thích cùng với địa chỉ IP trong bộ chia mạng Xung đột IP cùng với cục wifi nhỏ được cắm chung vào trong hệ thống mạng chủ.  Do lỗi của dây mạng hoặc cổng chia mạng bị hỏng,... [caption id="attachment_21920" align="aligncenter" width="800"] Nguyên nhân gây ra lỗi wifi không có internet phổ biến hiện nay[/caption]   >>> Xem thêm: Mạng Internet là gì? Kiến thức nền tảng về mạng Internet 3. Cách khắc phục lỗi wifi không có internet Là một trong những tình trạng thường xuyên mắc phải ở nhiều người vậy cách khắc phục lỗi wifi không có internet là như thế nào? Theo đó trước khi khắc phục bạn cần phải chắc chắn chỉ điện thoại bạn bị lỗi và những thiết bị khác vẫn có thể truy cập, kết nối bình thường với mạng wifi.  3.1 Khởi động lại thiết bị  Nguyên nhân chính của lỗi wifi không có internet hiện nay đó chính là do thiết bị. Theo đó sau một khoảng thời gian dài sử dụng liên tục điện thoại thì bộ nhớ RAM cụ thiết bị đã bị đầy khiến cho máy bị chậm, lag và gây ra một số những lỗi nhỏ.  Cách thức để có thể khắc phục lỗi wifi không có internet này đó chính là khởi động lại điện thoại như vậy sẽ giúp xóa sạch được bộ nhớ RAM. Từ đó sẽ giúp khắc phục được những lỗi và giúp cho điện thoại chạy được mượt mà hơn.  [caption id="attachment_21924" align="aligncenter" width="800"] Cách khắc phục lỗi wifi không có internet[/caption] 3.2 Tạm thoát kết nối wifi sau đó kết nối lại Lỗi wifi không có internet hiện nay chủ yếu là vì điện thoại của bạn đang sử dụng hiện đang chờ cập trực tiếp vào trong wifi bằng mật khẩu cũ. Theo đó mà khẩu này đã được lưu sẵn ở trong điện thoại thông qua lần đăng nhập trước. Sau đó chủ của wifi đã cập nhật lại mật khẩu mới. Theo đó đối với nguyên nhân này thì cách khắc phục chủ yếu đó chính là thoát mạng wifi sau đó kết nối lại cùng với mật khẩu mới đã được cập nhật. Theo các bước đơn giản sau đây:  Bước 1: Truy cập vào phần cài đặt Cài đặt, sau đó chọn vào mục WiFi và chọn vào biểu tượng của mạng WiFi cần được kết nối lại có hình chữ "i". Bước 2: Chọn vào Quên mạng này sau đó nhấn vào Quên. Bước 3: Cuối cùng là kết nối lại vào mạng wifi bằng cách chọn vào trong mạng cần được kết nối sau đó nhập lại mật khẩu wifi, chọn và kết nối  >>> Xem thêm: Dịch vụ cho thuê máy chủ vật lý (Dedicated Server) chất lượng 3.3 Tắt chế độ nguồn điện thấp  Một trong những cách thức khá đơn giản để khắc phục được lỗi wifi không có internet đó chính là tắt chế độ nguồn điện thấp. Theo đó chế độ nguồn điện thấp này sẽ hạn chế những kết nối hay tắt những ứng dụng nâng cao nhằm giảm hiệu suất cũng như giảm điện năng mà điện thoại tiêu thụ. Đối với nguyên nhân của lỗi wifi không có internet này thì cách khắc phục có thể thực hiện như sau: Với điện thoại iPhone Đối với điện thoại iPhone bạn cần thực hiện theo các bước đơn giản sau đây truy cập vào mục cài đặt sau đó chọn vào Pin. Tại mục là chế độ nguồn điện thấp cần gạt nút qua trái để có thể tắt chế độ này. Với điện thoại Android Đối có điện thoại Android bạn cần thực hiện theo các bước đơn giản sau đây truy cập vào mục cài đặt, sau đó chọn Pin và chọn vào chế độ tiết kiệm pin.  Gạt nút qua trái để có thể tắt được chế độ tiết kiệm pin này. 3.4 Thiết lập lại địa chỉ IP  Thiết lập lại địa chỉ IP là một trong những cách thức để khắc phục được tình trạng lỗi wifi không có internet. Theo đó nguyên nhân chính của trường hợp này đó chính là địa chỉ IP không chính xác hoặc bị trùng, cấu hình Gateway hoặc DNS trên máy bị sai chính là những nguyên nhân gây ra tình trạng này.  Theo đó cách thức để khắc phục được tình trạng này đó chính là cài đặt địa chỉ IP lại cho chính xác để truy cập vào internet bằng wifi theo những bước sau đây: Bước 1: Chọn vào Cài đặt sau đó chọn Wi-Fi và chọn vào mạng mà bạn cần cài đặt địa chỉ IP lại Bước 2: Tick chọn vào mục Hiện những tùy chọn chuyên sâu sau đó tại mục Cài đặt IP thì chọn vào Tĩnh. Bước 3: Thay đổi thông tin địa chỉ IP bằng cách thay đổi DNS sau đó chọn vào Lưu. Theo đó với địa chỉ IP thì bạn sẽ phải thay đổi ba số cuối nằm trong địa chỉ IP bằng những con số từ một đến 250. Nhưng cần lưu ý rằng nên tránh 10 số cuối cũng như số đầu. Với DNS 1 thì điền vào dãy số là 8.8.8.8 Với DNS 2 thì điền vào dãy số là 8.8.4.4 >>> Xem thêm: Network là gì? Toàn tập kiến thức về Network từ A đến Z 3.5 Khôi phục cài đặt mạng  Hiện tại đối với lỗi wifi không có internet có thể khắc phục bằng cách khôi phục cài đặt mạng. Theo đó nguyên nhân của tình trạng này đó chính là những virus, xung đột phần mềm hoặc thay đổi những cài đặt trong suốt quá trình restore, reset máy. Đây đều là những nguyên nhân chính khiến cho cài đặt mạng trên thiết bị di động của bạn bị thay đổi.  Theo đó cách thức để có thể khắc phục được tình trạng này đó chính là đặt lại hoặc khôi phục cài đặt mạng để có thể đưa cài đặt mạng trở về trạng thái ban đầu và giúp cho chúng hoạt động lại đúng với cơ chế lúc đầu. Cụ thể cách thức khắc phục như sau: Đối với thiết bị iPhone cần thực hiện theo những bước sau đây: Bước 1: Vào trong mục Cài đặt sau đó chọn vào mục cài đặt chung và chọn vào đặt lại. Bước 2: Lựa chọn vào mục đặt lại cài đặt mạng Đối với thiết bị Android cần thực hiện theo những bước cơ bản sau đây:  Bước 1: Truy cập vào phần cài đặt sau đó chọn vào sao lưu & cài đặt lại, cuối cùng là chọn vào khôi phục cài đặt mạng.  Bước 2: Lựa chọn vào mục xóa những cài đặt. 3.6 Reset lại modem wifi  Nếu như máy tính của bạn đã bắt được vào trong wifi tuy nhiên vẫn không thể nào vào được internet thì khi đó có thể thử thêm cách reset lại modem wifi. Theo đó cách thức khắc phục này sẽ đồng nghĩa với việc bạn sẽ cài đặt lại Modem cho wifi của máy tính.  Tuy nhiên trước khi reset thì bạn cũng phải lưu ý rằng nên kiểm tra những thông số cài đặt dành cho Modem hiện có còn hay không. Nếu như không thì bạn nên nhờ tới những nhân viên lắp đặt mạng họ sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm để giúp bạn kiểm tra được vấn đề này.  3.7 Khởi động lại modem wifi  Nhiều trường hợp máy tính có sóng wifi tuy nhiên không thể nào kết nối được cùng với mạng internet có thể là vì Modem hiện đang gặp vấn đề. Theo đó để có thể khắc phục được lỗi wifi không có internet này bạn có thể khởi động thiết bị modem wifi lại. Như vậy thì có thể sử dụng được mạng một cách bình thường.  [caption id="attachment_21972" align="aligncenter" width="800"] Khởi động lại modem wifi để khắc phục lỗi wifi không có internet[/caption] Những bài viết liên quan: Social Network là gì? Các kênh & Cách xây dựng Social Network Mạng máy tính là gì? Phân loại & Lợi ích của mạng máy tính Kubernetes (K8s) là gì? Chức năng và cơ chế hoạt động chi tiết Tìm hiểu dịch vụ thuê máy chủ vật lý chất lượng tại FPT CLOUD Như vậy trên đây là tất cả những thông tin chi tiết được FPT Cloud cung cấp giúp bạn khắc phục được lỗi wifi không có internet khá phổ biến hiện nay. Theo đó hy vọng rằng với những hướng dẫn về cách thức khắc phục trên cũng như một số những nguyên nhân chủ yếu thường gặp sẽ giúp bạn khôi phục lại wifi một cách dễ dàng.

Hướng dẫn khôi phục mật khẩu MySQL trên Windows và Linux

14:15 19/12/2024
Quên mật khẩu root MySQL là tình huống không hiếm gặp, đặc biệt với những ai thường xuyên làm việc với cơ sở dữ liệu. Việc khôi phục mật khẩu MySQL không chỉ giúp bạn lấy lại quyền truy cập mà còn đảm bảo duy trì bảo mật và tính ổn định cho hệ thống. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách đặt lại mật khẩu MySQL một cách dễ dàng, áp dụng cho cả Windows và Linux. >> Xem thêm: Backup Service – Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây 1. MySQL reset Root Password là gì? Trước khi đến với MySQL reset Root Password, bạn cần hiểu đúng bản chất định nghĩa. MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến cho phần mềm cũng như web app. [caption id="attachment_28711" align="aligncenter" width="800"] MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến dành cho phần mềm và web app[/caption] Tương tự rất nhiều dịch vụ, hệ quản trị này có chức năng cấp mật khẩu dành cho quản trị viên. Trong đó, Root Password MySQL mở ra kho tàng với nhiều sự hỗ trợ nâng cao tại cơ sở dữ liệu. Về cơ bản, MySQL không yêu cầu bạn tạo mật khẩu để thực thi quyền root. Tuy nhiên, điều này có thể trở thành mối đe dọa khi quản lý những cơ sở dữ liệu doanh nghiệp quan trọng. Đó chính là lý do cần password như phương án bảo vệ. Cũng chính vì thế đã dẫn đến tình trạng quên mật khẩu trong một số trường hợp. Lúc này, reset pass root MySQL là điều thiết yếu. 2. Cách khôi phục mật khẩu MySQL trên các hệ điều hành Về cơ bản, cách MySQL reset Root Password đi theo quy trình nhất định. Đầu tiên, bạn cần tạm dừng MySQL để quá trình diễn ra thuận lợi nhất. Tiếp theo là khởi động với tùy chọn “–skip-grant-tables”. Điều này nhằm giúp bất cứ ai cũng có thể kết nối MySQL và không cần mật khẩu cùng mọi quyền cao nhất. Cuối cùng là vô hiệu hóa các lệnh account-management như: ALTER USER và SET PASSWORD. 2.1 Khôi phục mật khẩu MySQL trên Windows Để bắt đầu MySQL reset Root Password trên hệ điều hành Windows, bạn đăng nhập hệ thống với quyền Administrator. Sau đó, hãy tắt server MySQL đang chạy với cách làm như sau: [caption id="attachment_28716" align="aligncenter" width="800"] Để tiến hành, bạn cần tắt server MySQL đang chạy[/caption] Truy cập vào mục Start => Control Panel. Tìm đến tùy chọn Administrative Tools và tiếp tục bấm vào Services. Tìm và đi đến MySQL để dừng phần mềm chạy. Trong một số trường hợp khác, bạn có thể sử dụng Task Manager để buộc dừng MySQL. Khi chuyển sang bước tiếp theo, bạn cần chuẩn bị trình text editor như Notepad. Sau đó, hãy nhập dòng code sau chính xác. Bạn gõ “ALTER USER 'root'@'localhost' IDENTIFIED BY ‘matkhau’;”. Điều cần lưu ý là thay đổi “matkhau” thành mật khẩu bạn muốn sử dụng. Quy trình chuyển sang lưu file dưới tên tên là MySQL-init.txt và để ở ổ C hoặc D nhằm dẫn link dễ nhất. Bạn tiếp tục nhấn tổ hợp phím Windows + R nhập cmd và nhấn Enter để chạy. Hệ thống sẽ cần nhập lần lượt 2 dòng code sau: Dòng 1: C:\> cd "C:\Program Files\MySQL\MySQL Server 5.7\bin". Dòng 2: C:\> MySQLd --init-file=C:\\MySQL-init.txt. Nếu bạn cài MySQL chỗ khác, hãy thay đổi phần phía sau cd thành nơi cài đặt. Đến bước này, người dùng có thể truy cập lại và nhập mật khẩu mới. Sau khi đã MySQL reset Root Password, hãy xóa file C:\MySQL-init.txt. >>> Xem thêm: Top 16+ dịch vụ lưu trữ dữ liệu: so sánh, lợi ích, cách hoạt động 2.2 Khôi phục mật khẩu MySQL trên Linux Nếu bạn đang sử dụng hệ điều hành Linux, quy trình có một số thay đổi. Hãy tham khảo bảng hướng dẫn dưới đây để MySQL reset Root Password thành công. [caption id="attachment_28718" align="aligncenter" width="800"] Các bước reset trên Linux tuân theo đúng quy trình chung[/caption] Các bước Hướng dẫn ✅Bước 1 Tương tự như trên, để bắt đầu MySQL reset Root Password, bạn cần đăng nhập. Ngoài ra, cách thay thế là sử dụng lệnh –user=MySQL. ✅Bước 2 Tại đây yêu cầu tìm đến tệp .pid cho MySQL Service. Thông thường, hệ thống sẽ lưu trữ ở một trong những nơi sau:- /var/lib/MySQL/.- /var/run/MySQLd/.- /usr/local/MySQL/data/.File bắt đầu với MySQLd hoặc tên hostname của bạn. Phần đuôi mở rộng, đứng cuối sẽ là .pid. ✅Bước 3 - Trước khi MySQL reset Root Password, bạn cần dừng server bằng lệnh sau: kill `cat /MySQL-data-directory/host_name.pid`.- Phần MySQL-data-directory/host_name.pid sẽ được thay thế bằng file tìm thấy ở bước trên. Điều quan trọng tại đây là nhập chính xác đường dẫn.- Ngoài ra, hãy nhớ sử dụng 1 dấu space trước dấu ngoặc đơn và không dùng dấu ngoặc kép. ✅Bước 4 - Sau khi dừng server thành công, bạn sử dụng trình text editor. Nội dung cần nhập như sau:Sudo vimALTER USER 'root'@'localhost' IDENTIFIED BY ‘matkhaumoi’;- Phần “matkhaumoi” cần đổi thành mật khẩu bạn đang muốn MySQL reset Root Password. Tối ưu nhất, bạn nên để ký tự thường, in hoa và cả số.- Phần localhost chuyển thành tên hệ thống phù hợp của bạn. ✅Bước 5 File sau khi đã tạo cần lưu tại: home/me/MySQL-init. ✅Bước 6 - Bạn khởi động và nhập mật khẩu mới vào MySQL. Dòng lệnh để thay đổi Password như sau:MySQLd --init-file=/home/me/MySQL-init &- Tùy vào cách khởi động máy chủ để bạn quyết định có thể thêm –defaults-file vào trước init không. ✅Bước 7 Khi đã MySQL reset Root Password, bạn xóa file đã lưu tại bước 5 đi. >>> Xem thêm: Active Directory là gì? Cấu trúc & cách cài đặt Active Directory 3. Yêu cầu khi reset Pass MySQL Để MySQL reset Root Password thành công, bạn cần đáp ứng một số yêu cầu tối thiểu. Cụ thể như sau: [caption id="attachment_28713" align="aligncenter" width="800"] Bạn cần chuẩn bị sẵn sàng một text editor giống như Notepad[/caption] Các thao tác với MySQL Root sẽ thực hiện trên các cài đặt mặc định. Cần xác định chính xác hệ điều hành đang sử dụng là gì. Bắt buộc phải có quyền quản trị viên trong cơ sở dữ liệu MySQL. Chuẩn bị trước text editor như Notepad mặc định trong Windows hoặc Vim tại Linux. Thông thạo cách truy cập vào giao diện dòng lệnh. Đó là một số yếu tố cơ bản để tiến hành thiết lập MySQL reset Root Password suôn sẻ. Nếu không, hãy nhờ đến hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia liên quan đến kỹ thuật này. Những bài viết liên quan: Cloud Compute là gì? Phân loại, cách thức hoạt động chi tiết Cloud Server là gì? Hoạt động của hệ thống máy chủ đám mây Điểm danh 6 các dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu hiện nay Tìm hiểu dịch vụ thuê máy chủ vật lý chất lượng tại FPT CLOUD Bài viết đã chia sẻ ở trên là chìa khóa, giúp bạn gỡ rối khi quên Root Password. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với chính đội ngũ cung cấp dịch vụ để được hỗ trợ. Cách thức lấy lại mật khẩu không khó nếu tuân theo đầy đủ các bước hướng dẫn. FPT Cloud tin rằng bạn sẽ nhanh chóng khắc phục vấn đề nhờ MySQL reset Root Password thành công.

Top 10+ phần mềm VPN tốt nhất, miễn phí cho Android, IOS, PC 2025

14:11 19/12/2024
VPN (Virtual Private Network) cho phép người dùng thiết lập mạng riêng ảo với một mạng khác trên Internet. Đồng thời phần mềm VPN Free được sử dụng để truy cập các trang web, ứng dụng bị hạn chế truy cập về mặt vị trí địa lý. Hiện nay, ngày càng có nhiều phần mềm VPN được tạo ra hỗ trợ dụng trên mọi nền tảng. Tuy nhiên không phải phần mềm nào cũng đảm bảo uy tín và an toàn. Trong bài viết này, FPT Cloud sẽ giới thiệu đến bạn đọc những dịch vụ VPN free tốt nhất hiện nay. >>> Xem thêm: Dịch vụ cho thuê máy chủ vật lý (Dedicated Server) chất lượng 1. Phần mềm ExpressVPN ExpressVPN là một trong những phần mềm VPN được đánh giá cao với kinh nghiệm hoạt động hoạt động gần 15 năm. Hiện tại, ExpressVPN đã có mặt tại 94 quốc gia trên toàn thế giới cùng số lượng 1.700+ máy chủ. Phần mềm ExpressVPN c hỗ trợ trên hầu hết các thiết bị như Windows, MacOS, Linux, iOS, Android và tiện ích cho trình duyệt Chrome, FireFox, Edge, Routers VPN, Chromebook, KINDLE FIRE, VPN Server, Apple TV, Gaming, Smart TV,… Ưu điểm Ứng dụng mã hóa 256-bit AES Encryption tiên tiến Hỗ trợ dùng thử trong 30 ngày Truy cập không giới hạn với tốc độ cao, duyệt web cực kỳ mượt mà, ổn định Cam kết bảo mật thông tin người dùng, không lưu giữ lịch sử đăng nhập. Phương thức bảo mật tiên tiến: OpenVPN with TCP/UDP; SSTP ; L2TP/IPsec; PPTP Đồng thời hỗ trợ đến 5 thiết bị tối đa Hỗ trợ 16 ngôn ngữ khác nhau Nhược điểm ExpressVPN không cung cấp địa chỉ IP chuyên dụng như nhiều đối thủ khác trên thị trường. [caption id="attachment_37182" align="aligncenter" width="800"] Phần mềm ExpressVPN[/caption] 2. VPN Free Hotspot Shield Hotspot Shield được đánh giá VPN free tốt nhất với hơn 2 triệu người dùng trên khắp thế giới. Dịch vụ VPN này hỗ trợ trên nhiều thiết bị và hệ điều hành khác gồm: Windows, Mac, iOS và Android, plugin cho Chrome và Firefox. Đồng thời, HotSpot Shield hỗ trợ các router và media player. Ưu điểm Hotspot Shield cung cấp cho người dùng dịch vụ dữ liệu không giới hạn với tốc độ nhanh chóng. Hỗ trợ giao thức đối với L2TP/IPSec và Hydra. Đây được xem là một cải tiến mới bởi hầu hết các nhà cung cấp khác hỗ trợ P2P, BitTorrent và OpenVPN. Bạn không cần phải trả phí để sử dụng phần mềm VPN này. Bỏ qua những lùm xùm liên quan đến vấn đề bảo mật năm 2016, Hotspot Shield cam kết sẽ không lưu trữ, ghi nhật ký hoặc chia sẻ địa chỉ IP thực của người dùng cho bất kỳ đơn vị và tổ chức nào. Nhược điểm Xuất hiện nhiều quảng cáo trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên không cần lo lắng bạn có thể sử dụng 2 cách sau để chặn hoàn toàn các quảng cáo gây phiền nhiễu. Cách 1: Sử dụng các phần mềm chặn quảng cáo Cách 2: Sử dụng phiên bản trả phí HotSpot Shield cao cấp có mức giá khoảng $27.99/năm. [caption id="attachment_37184" align="aligncenter" width="800"] VPN Free Hotspot Shield[/caption] 3. Phần mềm VPN Windscribe Dịch vụ VPN của Windscribe hiện đã có mặt trên 63 quốc gia khác nhau. Trong đó hỗ trợ server miễn phí trên 10 quốc gia gồm: Hoa Kỳ, Canada , Vương quốc Anh, Hà Lan, Hồng Kông, Pháp, Đức, Rumani, Na Uy và Thụy Sĩ. Với tính năng đa dạng phần mềm Windscribe luôn dẫn đầu danh sách những VPN free tốt nhất. Hiện dịch vụ VPN Windscribe hỗ trợ sử dụng cho Windows, Mac, Android, iOS và Linux, cùng các tiện ích mở rộng trình duyệt khác cho Chrome, Firefox và Opera. Ưu điểm Windscribe cung cấp cho người dùng 10GB dữ liệu miễn phí hàng tháng đặc biệt  không quảng cáo. Tốc độ tải xuống nhanh chóng Chính sách bảo mật được đánh giá khá cao Nhược điểm Windscribe hiện chỉ có 400 máy chủ, con số này còn khá khiêm tốn so với hầu hết các nhà cung cấp khác. Bản Windscribe miễn phí giới hạn tính năng sử dụng. Bởi vậy muốn trải nghiệm trọn bộ tính năng đa dạng bạn cần gia hạn các gói trả phí. Dịch vụ chăm sóc khách hàng chậm trễ [caption id="attachment_37185" align="aligncenter" width="800"] Phần mềm VPN Windscribe[/caption] >>> Xem thêm: Deep Web là gì? Có nguy hiểm không? Cách vào Deep Web từ A-Z 4. VPN Free Tunnelbear miễn phí TunnelBear là phần mềm VPN miễn phí tốc độ cao sở hữu giao diện thân thiện với người dùng. Dù bạn là người mới sử dụng phần mềm lần đầu tiên cũng dễ dàng truy cập và sử dụng các tính năng được hỗ trợ. Hiện tại, TunnelBear sở hữu 1000+ máy chủ trên hơn 20 quốc gia khác nhau. Ưu điểm Người dùng không cần phải thay đổi bất kỳ cài đặt mà tùy chọn kết nối tự động vẫn hoạt động tốt. Thao tác đăng ký tài khoản sử dụng đơn giản, thực hiện nhanh chóng Đồng thời hỗ trợ 5 thiết bị (tối đa) Nhược điểm Bản miễn phí có lưu lượng truy cập mỗi tháng rất thấp chỉ 500MB [caption id="attachment_37186" align="aligncenter" width="800"] VPN Free Tunnelbear miễn phí[/caption] 5. Phần mềm VPN Free tốt nhất Hide.me Hiện, Hide.me có hơn 2.100 máy chủ hoạt động trên 79 quốc gia trong đó phổ biến nhất tại khu vực châu Á, châu Âu, Bắc và Nam Mỹ. Đây là một trong số lựa chọn yêu thích của hàng triệu người dùng VPN. Dịch vụ này sử dụng một loạt các giao thức: IKEv2, PPTP, L2TP, IPsec, OpenVPN, Softether, SOCKS và SSTP. Ưu điểm Chính sách đảm bảo hoàn tiền trong 30 ngày cho bạn cơ hội thử nghiệm hide.me không rủi ro Dịch vụ VPN Hide.me sử dụng một loạt các giao thức tiên tiến như: IKEv2, PPTP, L2TP, IPsec, OpenVPN, Softether, SOCKS và SSTP. Sở hữu tính năng bảo mật tuyệt vời với mã hóa cấp quân sự, bảo vệ chống rò rỉ, trình ngắt kết nối thế hệ mới,… hide.me thành công bỏ chặn tại các trang web trực tuyến phổ biến như: Netflix, Amazon Prime Video, Disney+, Hulu,… Tương thích với Windows, iPhone, Mac, Android, v.v. Ứng dụng thân thiện với người dùng của hide.me cho phép kết nối lên đến 10 thiết bị. Nhược điểm Ngay cả khi sử dụng tính năng Multihop để tăng tính ẩn danh thì hide.me cũng không thể hoạt động ở Trung Quốc. Tốc độ truy cập không đồng đều: Thông thường máy chủ ảo ở gần có tốc độ nhanh tuy nhiên máy chủ ở xa có thể bị dừng hình (buffering) và bị lag nghiêm trọng. [caption id="attachment_37187" align="aligncenter" width="800"] Phần mềm VPN Free tốt nhất Hide.me[/caption] 6. Phần mềm CyberGhost VPN Phần mềm CyberGhost được phát triển từ năm 2011 đến nay đã có 8902+ máy chủ hoạt động ở 91+ quốc gia trên toàn thế giới. Dịch vụ này cũng hỗ trợ trên đa nền tảng, đa thiết bị như: Windows VPN, Mac VPN, Linux VPN, iOS VPN, Android VPN, Smart TV VPN, Android TV VPN, Apple TV VPN, Amazon Fire TV VPN, Xbox Series X, One & 360 VPN, Playstation 4 & 5 VPN, Chrome VPN, Firefox VPN. Ưu điểm Cài đặt dễ dàng, giao diện sử dụng thân thiện với người dùng Chính sách hoàn tiền lên đến 45 ngày Không lưu trữ lịch sử đăng nhập đảm bảo an toàn cho người sử dụng Hỗ trợ sử dụng trên Netflix M Hệ thống tự động ngắt kết nối và bảo vệ chống rò rỉ DNS và IP Đồng thời hỗ trợ đến 7 thiết bị (tối đa) Công nghệ mã hóa 256-bit AES Encryption tiên tiến Nhược điểm Phần mềm không có tùy chọn OpenVPN trên Mac và iOS Không hoạt động tại Trung Quốc [caption id="attachment_37188" align="aligncenter" width="800"] Phần mềm CyberGhost VPN[/caption] >>> Xem thêm: APK là gì? Link tải & Cài đặt APK cho điện thoại Android 2023 7. Phần mềm VPN miễn phí tốt nhất Proton VPN Proton VPN nổi bật giữa các nhà cung cấp khác với ưu điểm vượt trội đảm bảo tiêu chuẩn nghiêm ngặt về quyền riêng tư với trụ sở chính đặt tại Thụy Sĩ. Ưu điểm Hỗ trợ thanh toán bằng Bitcoin Có phiên bản dùng thử mà người dùng không phải trả bất cứ chi phí nào WireGuard tối ưu hóa tốc độ để tải xuống hoặc streaming chế độ HD Nhược điểm Tốc độ máy chủ chậm chưa chưa áp dụng giao thức WireGuard Tổng đài hỗ trợ khách hàng không hoạt động 24/7. Bởi vậy, thời gian trả lời câu hỏi thắc mắc của người dùng khác chậm chạp ảnh hưởng nghiêm trọng đến trải nghiệm của người dùng. Mặc dù, WireGuard có chính sách hoàn tiền đến 45 ngày tuy nhiên nếu bạn sử dụng phần mềm trong 15 ngày và muốn hoàn tiền thì bạn chỉ nhận được 50% số tiền đã bỏ ra. [caption id="attachment_37189" align="aligncenter" width="800"] Phần mềm VPN miễn phí tốt nhất Proton VPN[/caption] 8. Phần mềm VPN Free PC Surf Shark Surf Shark là một trong những phần mềm VPN hiếm hoi không giới hạn thiết bị hỗ trợ tối đa. Sở hữu 3.200 máy chủ tại 65 quốc gia/khu vực, Surf Shark hoạt động tích cực vào thị trường VPN trong vài năm qua. Để sử dụng bạn chỉ cần đăng ký tài khoản và sử dụng VPN trên laptop, máy tính để bàn (ứng dụng tương thích với Windows, Mac và Linux), máy tính bảng, điện thoại di động (cả iOS và Android) và Amazon Fire TV Stick để có thể xem TV ở nước ngoài. Ưu điểm Thiết kế giao diện của Surf Shark khá đơn giản và dễ sử dụng bởi đã được lược bỏ hoàn toàn những chi tiết thừa. Song vẫn đảm bảo tính tiện lợi khi sử dụng. Tuyệt đối bảo mật danh tính trực tuyến của người dùng. Ứng dụng giao thức mới WireGuard vào các tùy chọn OpenVPN UDP, TCP và IKEv2 Sở hữu một DNS riêng và một lớp bảo mật bổ sung thông qua một VPN Dễ dàng truy cập vào các website giới hạn địa lý như: Netflix, BBC iPlayer, Disney+,... Surf Shark hoàn tiền trong 30 ngày để người dùng có thời gian trải nghiệm trước khi gia hạn. Nhược điểm Tốc độ Torrent trên Surf Shark khá chậm [caption id="attachment_37190" align="aligncenter" width="800"] Phần mềm VPN Free PC Surf Shark[/caption] >>> Xem thêm: Kubernetes (K8s) là gì? Chức năng và cơ chế hoạt động chi tiết 9. Phần mềm NordVPN cho IOS, PC 5540 máy chủ đặt ở 59 quốc gia trên toàn thế giới là những con số ấn tượng của NordVPN. Dịch vụ VPN này được thành lập vào năm 2012 hỗ trợ các nền tảng/ thiết bị khác nhau như: Windows, MacOS, Linux, Android, iOS, Chrome, Firefox, Edge, Android TV, Firestick, Xbox, Playstation, Oculus Quest, Raspberry Pi, Chromebook, Chromecast, Kindle Fire, Nintendo Switch. Ưu điểm Hỗ trợ mã hóa kết nối mạnh mẽ với khả năng bảo vệ thông tin cá nhân người dùng khi truy cập Internet hiệu quả Đảm bảo tốt độ truy cập Internet nhanh chóng Kịp thời phát hiện sự cố rò rỉ thông tin và ngay lập tức Dark Web Monitor (màn hình web tối) sẽ thông báo cho người dùng Hỗ trợ dùng thử trong 30 ngày NordVPN hỗ trợ IP chuyên dụng Hoạt động trên nguyên tắc không lưu lại nhật ký truy cập, không theo dõi và thu thập dữ liệu từ người dùng. Đồng thời hỗ trợ đến 6 thiết bị (tối đa) Dịch vụ hỗ trợ hoạt động 24/7 kịp thời giải đáp mọi thắc mắc của người dùng. Nhược điểm Chi phí gia hạn khá cao so với mặt bằng chung. Đặc biệt là mức giá hàng tháng khá cao lên đến $11,95/269.000VND. [caption id="attachment_37191" align="aligncenter" width="800"] Phần mềm NordVPN cho IOS, PC[/caption] 10. Phần mềm Atlas VPN tốc độ cao Atlas VPN là một trong những dịch vụ VPN hoạt động nhanh nhất trên thế giới ở thời điểm hiện tại. Chất lượng gói miễn phí có chất lượng khá tốt với giới hạn dữ liệu 10 GB. Ưu điểm Danh sách giao thức hiệ địa WireGuard & IPSec / IKEv2 Ứng dụng các công cụ bảo mật và quyền riêng tư tuyệt vời như mã hóa AES-256 & ChaCha20-Poly1305 Dịch vụ hỗ trợ khách hàng nhanh chóng, kịp thời Tính năng chặn quảng cáo tích hợp hiệu quả Kết nối đồng thời không giới hạn với nhiều thiết bị tùy thích nâng cao trải nghiệm người dùng Chính sách hoàn tiền trong 30 ngày áp dụng với tất cả các gói dịch vụ Nhược điểm Hệ thống mạng máy chủ VPN tương đối nhỏ [caption id="attachment_37192" align="aligncenter" width="800"] Phần mềm Atlas VPN tốc độ cao[/caption] Những bài viết liên quan: Xampp là gì? Cách cài đặt & sử dụng phần mềm Xampp từ A – Z Discord là gì? Tính năng, Cách tải & Sử dụng Discord từ A – Z Sơ đồ tư duy là gì? Mẫu sơ đồ tư duy đẹp đơn giản 2023 Bios là gì? Thiết lập Bios máy tính và kiếm tra lỗi từ A – Z Trên đây là danh sách phần mềm VPN free uy tín hoạt động tốt nhất hiện nay. Hy vọng với những phân tích ưu nhược điểm trên của FPT Cloud, bạn có thể chọn được phần mềm VPN phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của mình.

SSH là gì? Kiến thức về giao thức SSH từ A đến Z

13:42 19/12/2024
SSH là gì? Hiện nay, SSH thường đi kèm với bản phân phối của Linux, OpenBSD, Sun Solaris,.. Giao thức này vai trò quan trọng trong quá trình quản lý, điều chỉnh máy chủ từ xa qua môi trường internet. Vậy chính xác SSH là gì? Giao thức SSH có cách thức hoạt động ra sao? >>> Xem thêm: Backup Service – Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây 1. Thông tin về SSH Muốn hiểu rõ SSH là gì ngoài nắm rõ định nghĩa cơ bản, bạn còn phải tìm hiểu cơ chế hoạt động của giao thức này.  1.1 SHH là gì? SSH viết đầy đủ là Secure Shell, đây là một giao thức hỗ trợ các nhà quản trị mạng truy cập vào máy chủ từ xa thông qua mạng internet không bảo mật. Ngoài ra, SSH còn cung cấp các bộ tiện ích phục vụ phát triển chính giao thức SSH. SSH tạo ra cơ chế xác thực qua mật khẩu mạnh, hình thành mối liên kết giao tiếp dữ liệu mã hóa ra giữa hai máy qua môi trường internet. Ngày nay giao thức SSH được giấy quản trị mạng sử dụng phổ biến trong quá trình quản lý, điều chỉnh ứng dụng từ xa. Nó cho phép vị tự đăng nhập vào mạng máy tính và thực hiện một số tác vụ cơ bản như dịch chuyển file. [caption id="attachment_19130" align="aligncenter" width="771"] SSH là gì?[/caption] 1.2 Cơ chế hoạt động  Bạn sẽ chưa thể hiểu rõ SSH là gì nếu chưa nắm rõ cơ chế hoạt động của giao thức này. SSH gồm cả giao thức mạng và bộ tiện ích cơ bản để triển khai chính giao thức đó. Cụ thể, SSH ứng dụng ảnh mô hình client-server, kết nối với vùng hiển thị Session và vùng Session chạy. [caption id="attachment_19134" align="aligncenter" width="771"] Mô tả cơ chế hoạt động của SSH[/caption] Khi triển khai SSH hệ thống sẽ hỗ trợ cả giao thức ứng dụng, sử dụng cho trình giả lập Terminal hoặc truyền file. Trong thực tế, người ta còn sử dụng SSH để phát triển tunnel bảo mật cho các giao thức ứng dụng.  Mục đích SSH được tạo ra là để thay thế cho trình giả lập Terminal, cơ chế đăng nhập không an toàn (Telnet, Rlogin). Giao thức SSH hỗ trợ tính năng đăng nhập, khởi chạy Terminal Session thông qua hệ thống điều khiển từ xa. Chức năng cơ bản nhất của giao thức SSH là liên kết với một host từ xa, ứng với một phiên Terminal bằng dòng lệnh "ssh server.example.org". Dòng lệnh này có thể liên kết Client với một máy chủ server.example.com thông qua ID người dùng UserName. Trường hợp đó là lần kết nối đầu tiên giữa của Server và Host, người dùng phải được thông báo mã khóa của Host. Đồng thời, nhắc nhở qua dòng lệnh dưới đây. [caption id="attachment_19138" align="aligncenter" width="771"] Dòng lệnh nhắc nhở[/caption] Nếu như lựa chọn đồng ý Yes, phiên để tiếp diễn và lưu lại Host Key trong file known_hosts. Đây là file ẩn, lưu trữ mặc định. Khi Client liên kết trực tiếp với Server trong lần tiếp theo, Host Key lập tức tiến hành xác thực và kết nối. 1.3 Chức năng chính Giao thức đảm nhiệm khá nhiều chức năng trong hệ thống điều khiển, liên kết máy chủ. Các chức năng cơ bản phải kể đến như: Hỗ trợ truy cập từ xa vào những hệ thống, thiết bị ứng dụng giao thức SSH. Cho phép dịch chuyển file an toàn. Thực thi lệnh bảo mật, an toàn trên hệ thống điều khiển từ xa. Quản lý an toàn và hiệu quả thành phần hạ tầng mạng. SSH có thể kết hợp với Terminal Session thay thế cho những chương trình Telnet có tính bảo mật thấp. >>> Xem thêm: 2FA là gì? Hướng dẫn cài đặt và kích hoạt bảo mật 2FA 2. Kỹ thuật mã hóa trong SSH Ưu điểm lớn nhất của SSH nằm ở khả năng mã hóa, truyền tải dữ liệu an toàn giữa thành phần Host và Client. Trong đó, Host chính là máy chủ từ xa cần liên kết với máy tính Client. Kỹ thuật mã hóa thông qua SSH có thể triển khai theo 3 phương thức khác nhau. 2.1 Mã hóa Symmetric Encryption Symmetric Encryption chính là một phương thức mã hóa ứng dụng Secret Key theo hai chiều, giải mã tin cho Host và Client. Như vậy, bất kỳ ai sở hữu mã khóa đều có khả năng giải mã tin nhắn trong quá trình truyền tin. [caption id="attachment_19144" align="aligncenter" width="771"] Mô tả quá trình mã hóa theo phương thức Symmetric Encryption[/caption] Symmetric Key được ứng dụng để mã hóa hoàn toàn phiên giao dịch diễn ra trong giao thức SSH. Trong đó, Host và Client có nhiệm vụ tạo Key bí mật, tuyệt đối không để lộ cho bên thứ ba. Chính bởi Key không truyền tải giữa Client và Host nên thuật toán rất bảo mật. Cả hai máy tính có thể chia sẻ thông tin chung, ứng dụng chúng xác định mã Key bí mật. Bất kỳ máy tính khác có thể nắm bắt thông tin hay không, chúng cũng không dò được mã khóa bí mật. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, Secret Token chỉ có thời hạn sử dụng trong một phiên SSH, nó hình thành từ chứng thực Client. Khi tạo mới Key, toàn bộ Packets giữa hai máy cần trải qua mã hóa bởi Private Key. Quá trình này gồm cả bước cung cấp mật khẩu bởi người dùng. 2.2 Mã hóa Asymmetric Encryption Khác với Symmetric Encryption, phương thức Asymmetric Encryption lại dùng 2 khóa riêng biệt để phục vụ mã hóa và giải mã. Bao gồm khóa công khai Public Key và khóa riêng tư Private Key, hình thành cặp khóa Public-private key pair. [caption id="attachment_19148" align="aligncenter" width="771"] Mô tả cách thức mã hóa theo phương thức Asymmetric Encryption[/caption] Khóa Public Key công khai trên tất cả các thành phần liên quan. Tuy nhiên, nó cũng liên hệ trực tiếp với khóa riêng tư Private Key. Chính sự phụ thuộc này nên Public Key gần như không thể tự mã hóa thư, giải mã bất cứ thứ gì đã mã hóa bởi Private Key. Trong khi đó Private Key lại luôn tuyệt mật, không chia sẻ với bất kỳ bên thứ ba nào. Khóa riêng tư có khả năng giải mã thư. Vậy nên khi bên nào giải thành công thư gửi đến Public Key có nghĩa bên thứ đó đang sở hữu Private Key. Vậy nhưng cũng cần lưu ý rằng Asymmetric Encryption không thể mã hóa tất cả SSH. Nó chỉ có thể sử dụng khi trao đổi thuật toán khóa. Trước thời điểm bắt đầu một phiên, phía 2 đầu trao đổi cần đồng ý khởi tạo cặp khóa Public - Private trong ngắn hạn. Đồng thời, chia sẻ Private Key để tạo ra một Secret Key chung. Mỗi khi liên kết Symmetric chính thức thiết lập an toàn, máy chủ Server cũng đồng thời sử dụng Public Key của Client. Từ đó khởi tạo, thay đổi và truyền đến Client phục vụ quá trình chứng thực. Trường hợp Client giải thành công tin nhắn có nghĩa nó đang giữ Private Key. Phiên giao dịch SSH cũng đồng thời bắt đầu. 2.3 Mã hóa Hashing Hashing một chiều là phương thức mã hóa ứng dụng phổ biến trong Secure Shell Connection. Khác với Symmetric Encryption và Asymmetric Encryption, Hashing không sử dụng vào mục đích giải mã. Chúng hình thành sau mỗi lần nhập liệu, không thể khai thác. Như vậy, Hashing sẽ không thể quay lại để giải mã. [caption id="attachment_19152" align="aligncenter" width="771"] Hashing - phương thức mã hóa ứng dụng phổ biến trong Secure Shell Connection[/caption] Thông thường, để tạo ra một mật mã Hash rất đơn giản qua một lần Input. Thế nhưng chúng ta lại không thể tạo ra Input thông qua chính lần Hash đó. Nói cách khác, Client đang giữ Input đó. Điều này có nghĩa chỉ Client có thể tạo một crypto-graphic hash để tiến hành xác định hai bên nhập Input. Giao thức SSH cần đến Hash để kiểm tra tính xác thực của tin nhắn. Quy trình xác thực này đảm bảo rằng lệnh không thể giả danh bởi bất cứ phương thức nào. 3. Cách thức xử lý các dạng mã hóa trong giao thức SSH Trong phần tiếp theo của chuyên mục giải đáp SSH là gì, FPT Cloud sẽ giúp bạn giải thích sâu hơn về cách thức xử lý các dạng mã hóa. Như đã đề cập, SSH hoạt động theo mô hình Client - Server để chứng thực hai máy từ xa. 3.1 Giai đoạn Session Encryption Negotiation Để liên kết Client với Server thông qua TCP, Server cần xuất trình Encrytpion Protocal và các phiên bản hỗ trợ. Trường hợp Client có Protocol tương thích, phiên bản cũng phải đúng như vậy. Khi đó một thỏa thuận cũng đồng thời được khởi tạo, tiếp nhận Protocol. Mỗi Server còn sử dụng Symmetric Public Key để xác thực. [caption id="attachment_19156" align="aligncenter" width="771"] Giai đoạn Session Encryption Negotiation[/caption] Nếu đã thiết lập thành công, cả hai phía cần sử dụng thuật toán chung Diffie-Hellman Key Exchange Algorithm. Thanh toán này có nhiệm vụ tạo Symmetrical Key, đồng bộ quá trình liên lạc sau này. Dưới đây là phần tóm tắt cách thức hoạt động của thuật toán: Client và Server phải đồng ý với nguyên tắc sử dụng seed value.  Cả hai phía ra cần thiết được lưu ý thách thức mã hóa triển khai bởi seed value thông qua thuật đặc biệt. Đó là cơ chế tạo mã hóa, tác động lớn đến seed value. Cả hai bên tạo ra Private Key. Private Key này chung thuật toán với mã hóa AES ứng dụng để tạo ra Public Key, phân phối đến máy còn lại. Cả hai bên có quyền sử dụng Private Key. Trong khi đó, Public Key của máy còn lại sẽ kết hợp với Public Key để tạo ra một Key chung. Khi cả hai đều có sẵn Shared Key, quá trình mã hóa Symmetric cho phiên SSH chính thức được khởi động. 3.2 Giai đoạn chứng thực người dùng  Đây là bước cuối cùng để người dùng có thể truy cập vào server, thực hiện xác nhận thông tin trên chính hệ thống đăng nhập. Người dùng trước tiên cần nhập tên đăng nhập, sau đó là mật khẩu. Thông tin người dùng cung cấp tiếp tục được truyền đến một hệ thống bảo mật Symmetric, không cho bất kỳ bên thứ ba nào thu thập. Mật khẩu mặc dù đã trải qua mạng mã hóa nhưng nếu người dùng không cẩn thận vẫn có thể bị lộ. Khi một bên nào đó thu thập thành công mật khẩu, tài khoản của người dùng dễ bị chiếm đoạt. Theo nhiều chuyên gia bảo mật, người dùng nên sử dụng SSH Key Pair, bộ khóa Asymmetric có chức năng xác thực thành viên không yêu cầu nhập mật khẩu. >>> Xem thêm: Mã hóa là gì? Vai trò và các loại mã hóa phổ biến nhất 4. Cách sử dụng SSH để kết nối với Server Linux  Trong quá trình tìm hiểu khái niệm SSH là gì, bạn nên tham khảo thêm cách thức sử dụng SSH để liên kết với Server SSH. 4.1 Thiết lập Server Linux chấp nhận liên kết Trước tiên để Server Linux kết nối với SSH, bạn phải thực hiện bước thiết lập trên server. Tùy theo phần cứng và phiên bản Linux, bạn có thể tùy chỉnh cài đặt. [caption id="attachment_19160" align="aligncenter" width="771"] Thiết lập Server Linux chấp nhận liên kết[/caption] Trong phần tổng hợp này, FPT Cloud sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng công cụ OpenSSH để cài đặt đăng nhập từ xa với giao thức SSH. Khi Download thành công công cụ về thiết bị, hãy tạo một Terminal bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + T và nhập dòng lệnh "sudo apt-get update", Trước khi bắt tay vào khâu cài đặt OpenSSH, bạn cần kiểm tra chương trình nâng cấp. Cụ thể hãy nhập dòng lệnh "sudo apt-get upgrade" trong Terminal. Nếu cập nhật nâng cấp đã xong xuôi, bạn cần tiếp tục nhập dòng lệnh "sudo apt-get install openssh-server". 4.2 Định hình cấu hình cài đặt SSH cho Server  Sau bước thiết lập chấp nhận liên kết, bọn nên bắt tay vào khâu chỉnh sửa cấu hình cơ bản. Cụ thể hãy mở một Terminal, mở file cấu hình SSH và nhập dòng lệnh "sudo nano /etc/ssh/sshd_config". Theo cài đặt mặc định, SSH Server của người dùng thường hoạt động tại cổng số 22. Bên cạnh đó bạn có thể tăng cường bảo mật thông qua phương thức thiết lập mật khẩu phức tạp. Trong Port, bạn cần tìm đến dòng MaxAuthTries. Sau đó nhập bất kỳ tự nào tại đây. Nếu muốn đăng nhập nhiều nhất 4 lần, bạn chỉ cần nhập dòng lệnh "MaxAuthTries 4". Sau khi cài đặt xong công cụ OpenSSH, giao thức SSH Server sẽ bắt đầu khởi chạy. Còn nếu muốn kiểm tra giao thức đã chạy hay chưa, bạn cần nhập lệnh "sudo service ssh status". Trường hợp không muốn chạy SSH, bạn nhập ngay lệnh "sudo service ssh stop". >>> Xem thêm: Top 16+ dịch vụ lưu trữ dữ liệu: so sánh, lợi ích, cách hoạt động 5. So sánh giao thức SSH, SSL/TLS và Telnet  Bạn sẽ chưa thực sự hiểu tường tận SSH là gì nếu chưa phân biệt điểm khác biệt của giao thức này với SSL/TLS và Telnet. 5.1 SSH và SSL/TLS Cả SSH và SSL/TLS đều là giao thức ứng dụng để xác thực giữa các bên. Chúng đảm bảo an toàn trong quá trình chuyển tiếp dữ liệu. Tuy vậy, SSL/TLS thường kém bảo mật hơn so với SSH. Nếu so sánh với giao thức SSL/TLS, SSH có thể xem như phiên bản rút gọn. Thế nhưng, SSH lại sở hữu khả năng liên kết trạm máy và máy khách vô cùng hiệu quả.  5.2 SSH và Telnet  Telnet được biết đến như một trong những giao thức internet ra đời sớm nhất. Giao thức này có khả năng khởi tạo và duy trì trình giả lập Terminal thông qua một Host từ xa. Cả SSH và Telnet đều sở hữu một số điểm tương đồng về tính năng nhất định. Tuy nhiên điểm khác biệt lớn nhất của 2 giao thức này chính là cơ chế bảo mật. Theo đó, SSH luôn dùng Public Key khi cần xác thực Terminal Session, mã hóa lệnh đầu ra của từng phiên. Còn với Telnet, giao thức này chủ yếu ứng dụng trong trình giả lập Terminal. Để hiểu rõ hơn sự khác biệt của hệ điều hành, bạn hãy theo dõi bảng so sánh tổng hợp sau: Tiêu chí so sánh Giao thức SSH Giao thức Telnet  Vị trí Port chạy  Port 22 Port 23 Tính an toàn  Rất an toàn  Kém an toàn  Cơ chế mã hóa  Bằng Public Key  Truyền văn bản đơn thuần  Hệ thống phù hợp  Public Network  Private Network  Hệ điều hành tương thích  Tất cả hệ điều hành  Linux và Windows  6. SSH nên sử dụng khi nào? Trong mô hình TCP / IP, giao thức SSH sẽ hoạt động tại tầng thứ 4. Đối tượng nhiệm vụ tương tác duy trì kết nối giữa máy chủ và máy khách. Thông qua cơ chế mã hóa chuyên biệt, giao thức này có thể đảm bảo dữ liệu truyền đi an toàn. So với Telnet, Rlogin đã khắc phục yếu điểm tốt về mặt bảo mật. Sử dụng trong mọi datacenter Giao thức SSH có mặt trong hầu hết datacenter và luôn đi kèm phần lớn Server Unix, Mac và Linux. Kết nối SSH hiệu ứng dụng phổ biến để xây dựng giao thức bảo mật cho hệ thống mấy cục bộ, Host từ xa. Chẳng hạn như ứng dụng xây dựng quyền truy cập an toàn từ xa vào hệ thống tài nguyên, cập nhật phần mềm,.. Ngoài chức năng tạo đường dẫn an toàn cho máy cục bộ và Host từ xa, SSH cũng hỗ trợ quản lý Router, phần cứng máy chủ, một số nền tảng ảo hóa. Kết nối hệ thống server SSH có phải là kết nối hệ thống server. Từ đó thực hiện các thay đổi, nâng cấp thông qua công cụ hoặc Terminal. SSH Key thử sử dụng để truy cập tập vào server trong cách tự động, ứng dụng chủ yếu trong Script, backup, công cụ quản lý cấu hình. Ứng dụng cho hệ thống đăng nhập một lần Giao thức SSH hỗ trợ hoàn hảo để ứng dụng vào hệ thống đăng nhập một lần SSO. Theo đó, người dùng sẽ đăng nhập nhanh chóng, di chuyển qua lại giữa tài khoản mà không cần tốn thời gian nhập mật khẩu. Mã hóa dữ liệu Không chỉ hỗ trợ xác thực kết nối mã hóa mà SSH traffic còn tham gia trực tiếp vào quá trình lão hóa. Khi người dùng chuyển file, duyệt web, nhập lệnh hay những tác vụ khác đều diễn ra an toàn. Xác thực thông tin SSH kết hợp với ID người dùng và mật khẩu khi xác thực thông tin. Tuy vậy hiện nay, giao thức này chủ yếu hỗ trợ xác thực giữa hệ thống Host với nhau. Như vậy người dùng cá nhân vẫn phải sử dụng ID user và mật khẩu khi cần kết nối với Host từ xa. Quá trình kết nối để thực hiện thông qua việc tạo một Public Key Pair ứng với từng Host. Trong đó, mỗi Session lại yêu cầu hai Public Key Pair. Một Key phục vụ xác thực máy cục bộ từ xa, Key còn lại làm nhiệm vụ xác thực máy cục bộ trực tiếp. Những bài viết liên quan: Proxy là gì? Hướng dẫn kết nối và sử dụng Proxy chi tiết XSS là gì? Tầm nguy hiểm và cách khắc phục lỗ hổng XSS Mong rằng bài viết này của FPT Cloud sẽ giúp bạn hiểu rõ về SHH là gì? Vì đây là giao thức sẽ hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều khiển, quản lý hệ thống máy chủ từ xa.