Blogs Tech

Svchost là gì? Cách xử lý Svchost giúp máy tính chạy mượt

16:59 09/03/2022
Máy tính bị lag, bị treo và khi kiểm tra Task Manager thì thấy một loại tiến trình Svchost ngang nhiên chiếm dung lượng máy rất dễ xảy ra? Thực tế người dùng đã than thở không ít trên các trang cộng đồng chia sẻ thông tin. Hiểu được điều đó vậy nên FTP Cloud sẽ giải đáp giúp bạn Svchost là gì? Và cách xử lý cụ thể khi gặp trường hợp này. Bạn hãy tìm hiểu và note ngay vào sổ tay cho mình. Svchost là gì? Svchost.exe thực tế là một tiến trình hỗ trợ được cung cấp bởi Microsoft trong hệ điều hành Windows. Đây là một thành phần vô cùng quan trọng đối với một số Windows Service. thành phần này giữ vai trò là Host Service. Windows sử dụng Svchost.exe để nhóm Service cần truy cập vào cùng một DLL để chạy trong một tiến trình. Từ đó có thể giúp giảm nhu cầu về tài nguyên hệ thống.  [caption id="attachment_22112" align="aligncenter" width="771"] Tìm hiểu chi tiết Svchost là gì[/caption] Nói một cách dễ hiểu hơn thì khi máy tính Windows vận hành các chương trình như cập nhật Windows, tường lửa, kết nối mạng,...sẽ vận hành dưới nền máy tính. Mục đích là hoạt động ổn định nhất. Nếu để những chương trình này vận hành riêng lẻ thì sẽ làm hao hụt rất nhiều dung lượng bộ nhớ máy tính làm máy tính bị đơ, bị giật, lag.  Vậy nên để hạn chế điều này Microsoft đã lập nhóm các chương trình này lại với nhau một cách logic thành các tập tin Svchost.exe. Mỗi file như vậy sẽ phục vụ cho một dịch vụ cụ thể. Ví dụ như các tiến trình thuộc tường lửa sẽ nhóm lại thành file Svchost.exe, các tiến trình cập nhật windows cũng được tạo thành một Svchost.exe kacs,...Vì vậy mà nhiều lúc bạn mở thanh Task Manager bạn sẽ thấy rất nhiều tiến trình Svchost chạy cùng lúc.  Svchost.exe được đánh giá là một thành phần quan trọng trong hệ thống Windows. Do đó bạn không nên tự ý xóa hoặc cách ly file. Bạn chỉ thực hiện  khi bạn đã biết chắc chắn rằng file mà bạn đang xử lý là không cần thiết hoặc chứa yếu tố độc hại.  >>> Xem thêm: Lưu trữ đám mây là gì? TOP ứng dụng lưu trữ đám mây tốt nhất Các phần mềm cần sử dụng dịch vụ Svchost Về cơ bản quá trình Svchost.exe sẽ bắt đầu kích hoạt ngay khi Windows khởi động. Sau đó hệ thống sẽ kiểm tra HKLM hive của registry để xem liệu Server nào sẽ tải vào bộ nhớ. Trong đó cửa sổ đăng ký là SOFTWARE\ Microsoft\ Windows NT\CurrentVersion\Svchost.  [caption id="attachment_22116" align="aligncenter" width="771"] Có rất nhiều phần mềm sử dụng dịch vụ Svchost[/caption] Svchost.exe đa phần hoạt động trên nhiều hệ điều hành khác nhau. Điển hình gồm có: Hệ điều hành Windows 10  Hệ điều hành Windows 8   Hệ điều hành Windows 7   Hệ điều hành Windows Vista  Hệ điều hành Windows XP  Hệ điều hành  Windows 2000. Nhìn chung kể từ Windows 10 Creator Update (lưu ý phiên bản 1703) đối với hệ thống sở hữu tới 3.5 GB Ram thì hầu hết mọi Service đều chạy phiên bản Svchost riêng. Trong trường hợp dung lượng ít hơn 3.5 GB Ram thì các Service sẽ tạo nhóm thành các tiến trình Svchost.exe chia sẻ tương tự trong các phiên bản trước.  Một số Service Windows sử dụng Svchost.exe phổ biến là: Windows update Background Tasks Infrastructure Service Plug and Play World Wide Web Publishing Service Bluetooth Support Service Windows Firewall Task Scheduler DHCP Client Windows Audio Superfetch Network Connections Remote Procedure Call …. Hướng dẫn xử lý quy trình Svchost Một khi sử dụng máy tính nếu bạn đột nhiên cảm thấy máy chạy chậm có thể đã có rất nhiều Svchost.exe chạy cùng lúc. Vậy lúc này điều bạn cần làm là hãy kiểm tra xem liệu tiến trình nào nên giữ lại và tiến trình nào nên tắt đi. Và để kiểm tra bạn có thể áp dụng 1 trong 2 cách sau: [caption id="attachment_22120" align="aligncenter" width="771"] Svchost chạy nhiều cùng lúc có thể gây ra tình trạng máy bị chậm, bị lag[/caption] Xử lý bằng bằng Command Prompt Sử dụng Command Prompt xử lý Svchost là gì? Thực tế với cách kiểm tra này sẽ giúp bạn tổng hợp danh sách tất cả các Service được sử dụng bởi các phiên bản Svchost.exe khác nhau. Đặc biệt đối với những bạn nào am hiểu sâu về máy tính hoàn toàn có thể áp dụng cho mình. Trong đó cách kiểm tra Svchost được tiến hành như sau.  Bước 1: Mở Command Prompt Tại giao diện chính màn hình bạn hãy nhấn tổ hợp Windows + R để mở hộp thoại Run. Một khi hộp thoại xuất hiện bạn hãy nhập dòng chữ CMD vào thư mục Open và nhấn Enter. Như vậy là bạn đã mở được Command Prompt. [caption id="attachment_22124" align="aligncenter" width="771"] Mở Command Prompt bằng hộp thoại Run[/caption] Bước 2:  Nhập lệnh Một khi Command Prompt hiển thị bạn hãy tiến hành nhập lệnh “Tasklist/SVC” vào mục “C:\Users\Dell”. Sau đó bạn hãy nhấn Enter. [caption id="attachment_22128" align="aligncenter" width="771"] Nhập lệnh gợi ý vào thư mục yêu cầu[/caption] Bước 3: Tìm file Svchost cần vô hiệu hóa Lúc này hệ thống sẽ bắt đầu chạy tiến trình. Bạn hãy dành chút thời gian chờ đợi là sẽ thấy được tất cả danh sách các tiến trình Svchost đang chạy. Ở kết quả trả về, bạn quan sát cột bên trái chính là những Svchost.exe đang vận hành trên máy. Còn riêng cột bên phải sẽ là các dịch vụ tương ứng đang chạy trong đó.  [caption id="attachment_22132" align="aligncenter" width="771"] Danh sách các tiến trình Svchost đang chạy[/caption] Ví dụ như tiến trình cập nhật Windows sẽ có ký hiệu là Wuauserv. Nếu bạn thực sự muốn vô hiệu hóa file Svchost bạn cần phải nhớ ký hiệu của chương trình đó và tiến tới bước 4.  Bước 4: Vô hiệu hóa Bạn hãy mở Command Prompt lên, cách thức hiện bạn hãy áp dụng như bước 1 nhé. Sau đó tại mục “C:\Users\Dess>” bạn hãy nhập lệnh là “sc config wuauserv start=disabled”. Trong câu lệnh gợi ý thì “wuauserv” hoàn toàn có thể được thay thế bằng các ký hiệu của các chương trình khác mà bạn muốn vô hiệu hóa. Chương trình sẽ bị vô hiệu hóa kể từ lần khởi động máy sau khi bạn thực hiện lệnh.  [caption id="attachment_22136" align="aligncenter" width="771"] Nhập lệnh và ký hiệu tiến trình để vô hiệu hóa[/caption] Tuy nhiên đối với cách này nếu bạn không hiểu các ký hiệu ở kết quả mà Command Prompt đưa ra thì rất vô nghĩa. Vì vậy cách này chỉ dành cho những dân IT chuyên nghiệp thôi nhé.  >>> Xem thêm: PHP là gì? Khám phá chi tiết ngôn ngữ lập trình PHP Xử lý bằng Task Manager Đối với cách sử dụng Command Prompt thì Task Manager có phần đơn giản hơn rất nhiều. Đây là cách xử lý Svchost phù hợp với đông đảo người dùng phổ thông. Nếu bạn không am hiểu gì về công nghệ cũng có thể áp dụng ngay cho mình. Và để lấy lại được tài nguyên cho máy tính bạn hãy áp dụng đúng hướng dẫn dưới đây: Bước 1: Mở Task Manager Để mở thanh Task Manager bạn hãy nhấp chuột phải vào thanh công cụ Task bar ở phía cuối màn hình. Một khi các tùy chọn xuất hiện bạn hãy Click vào Task Manager. Bên cạnh đó bạn cũng có thể mở Task Manager bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del hoặc là Ctrl + Shift + Esc. [caption id="attachment_22140" align="aligncenter" width="771"] Vào thanh công cụ Task Bar nhấp chuột phải để mở Task Manager[/caption] Bước 2: Chọn Tab Processes Một khi giao diện Task Manager hình thành, tại đây bạn hãy bấm chọn Tab Processes. Sau đó bạn nhấn vào Show processes from all users sẽ thấy các Svchost.exe đang chạy. Trong một số phiên bản của Windows những tiến trình này sẽ xuất hiện với tên gọi khác là Service Host.   [caption id="attachment_22144" align="aligncenter" width="771"] Bấm chọn Tab Processes để thấy các Svchost.exe đang chạy[/caption] Tiếp đến bạn hãy nhấn chuột phải vào chúng để các tùy chọn xuất hiện và bạn click vào Go to details.  [caption id="attachment_22148" align="aligncenter" width="771"] Click chuột phải chọn Go to details[/caption] Bước 3: Xem dung lượng  mà những Svchost đang chiếm Lúc này bạn có thể kiểm tra xem các Svchost  liệu đang chiếm bao nhiêu dung lượng của bộ nhớ và CPU. Cách thực hiện là thông qua cột Memory và CPU. Tiến trình nào chiếm quá nhiều dung lượng bạn có thể thực hiện vô hiệu hóa bằng việc bấm chuột trái vào tiến trình rồi click chọn End Task.  [caption id="attachment_22152" align="aligncenter" width="771"] Kiểm tra dung lượng mà các Svchost chiếm đóng[/caption] Tự nhiên đến đây bạn vẫn chưa biết các dịch vụ đang chạy dưới tiến trình Svchost là gì. Trong trường hợp nếu như bạn tắt nhầm những tiến trình quan trọng thì rất dễ gây hại cho máy tính. Vậy nên để đảm bảo an toàn bạn tiếp tục làm thêm bước 4 sau.  Bước 4: Vô hiệu hóa từng tiến trình Để thực hiện vô hiệu hóa từng tiến trình trong một Svchost bạn hãy click chuột phải vào Svchost.exe nào chiếm dung lượng bộ nhớ máy tính nhiều nhất. Cách nhận dạng là bạn quan sát ở cột Memory. Sau đó bạn tiến hành click chuột phải vào tiến trình và chọn Go to Service.Lúc này bạn sẽ nhìn thấy được  tất cả những tiến trình đơn lẻ đang chạy.  [caption id="attachment_22156" align="aligncenter" width="771"] Click chuột phải ở tiến trình và chọn Go to Service[/caption] Tại cột Description tên của dịch vụ sẽ được hiển thị rất cụ thể. Do đó bạn hoàn toàn có thể dừng chúng nếu như thấy không cần thiết. Cách thức thực hiện là bạn bấm chuột phải vào đó rồi chọn Stop. Cách kiểm tra file Svchost.exe có chứa virus không?  Một thực tế cho thấy rất nhiều loại mã độc hại, virus hoặc các phần mềm gián điệp đã ẩn dưới dạng file Svchost.exe. Mục đích chính là để lấy cắp thông tin và thực hiện xâm chiếm quyền truy cập máy tính. Vậy nên rất nhiều người dùng dễ bị nhận diện sai giữa các file Svchost.exe thực sự và các file Svchost.exe chứa virus. Một khi thực hiện vô hiệu hóa sẽ bị nhầm tiến trình và bỏ sót các file virus. Do đó bạn hãy bỏ túi cách kiểm tra tập tin có phải là file Svchost chứa virus hay không như sau. Bước 1: Tại giao diện chính màn hình bạn hãy nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del để mở Task Manager. Sau đó bạn nhấn chọn vào Processes để kiểm tra danh sách tiến trình Svchost.exe. Tại đây để tiến hành kiểm tra vị trí của Svchost.exe bạn hãy click chuột phải vào tiến trình. Các tùy chọn xuất hiện bạn bấm chọn Open file Location. [caption id="attachment_22160" align="aligncenter" width="771"] Bấm chọn Open file Location tại tiến trình cần kiểm tra[/caption] Bước 2: Giao diện mới hình thành bạn hãy để ý xem nếu vị trí của file nằm trong thư mục “Windows\System32” thì bạn hoàn toàn có thể an tâm rằng file đó không phải là virus. Ngược lại nếu như file nằm ở vị trí khác thì bạn có thể xóa theo hướng dẫn ở trên. [caption id="attachment_22164" align="aligncenter" width="771"] Kiểm tra file an toàn không chứa virus[/caption] Ngoài ra nhằm đảm bảo tính an toàn cũng như thuận tiện trong quá trình sử dụng máy tính bạn có thể cài thêm các phần mềm diệt virus, mã độc hại cũng được.  Hướng dẫn loại bỏ virus Svchost.exe Trên thực tế bạn không thể xóa file Svchost thật khỏi máy tính của mình. Bởi vì bản chất đây là một tiến trình rất quan trọng. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể xóa hay giả mạo. Nếu bạn thấy có một file nằm ở đâu đó không thuộc thư mục %SystemRoot%\System32\ hoặc là %SystemRoot%SysWOW64\” thì việc xóa file là an toàn 100%. Tuy nhiên thực tế virus Svchost.exe rất khó để xóa như các file thông thường. Vậy nên bạn hãy thực hiện theo như  sau để loại bỏ virus: Cách 1: Đầu tiên bạn mở thư mục Task Manager lên. Tại đây bạn bấm chọn vào tiến trình Svchost.exe. Các tùy chọn xuất hiện bạn hãy click chọn Open File Location. Lưu ý ta sẽ không thực hiện bất kỳ thao tác gì tại cửa sổ mới vậy nên bạn hãy cứ để nó mở. [caption id="attachment_22168" align="aligncenter" width="771"] Click chọn Open File Location[/caption] Lưu ý Bạn nên nhớ rằng nếu như thư mục mở là một trong các thư mục hệ thống được đề cập ở trên vậy thì file  Svchost.exe của bạn sạch sẽ và không thể bị xóa. Thế nhưng bạn nhớ hãy đọc tên file cẩn thận, chính xác để chắc chắn đó không phải là file hợp pháp được sử dụng bởi Windows.  Cách 2: Tại danh sách các Svchost.exe bạn hãy nhấp chuột phải vào file được xác định là virus. Các tùy chọn hiển thị bạn hãy click chọn End Task. Nếu cách đó không đảm bảo hiệu quả bạn có thể mở Process Explorer rồi click chuột phải vào tệp Svchost.exe và chọn Kill Process để tắt nó. [caption id="attachment_22172" align="aligncenter" width="771"] Bấm click End Task[/caption] Cách 3: Nếu bạn thấy có các dịch vụ được lồng ghép ở trong tệp Svchost.exe bạn hãy mở chúng trong Task Manager như đã giải thích ở trên. Sau đó bạn dừng từng dịch vụ đó lại bằng cách bấm chọn ‘Servier”. Lúc này các tiến trình chạy sẽ hiển thị bạn bấm chuột phải vào tiến trình không cần thiết và chọn “Stop Service”. [caption id="attachment_22176" align="aligncenter" width="771"] Click chọn Stop Service để dừng tiến trình lại[/caption] Cách 4: Bạn hãy mở thư mục Task Manager lên sau đó tìm tới các file Svchost virus để xóa như cách 1. Một khi tìm thấy các file bạn hãy thử xóa file Svchost.exe tương tự như các file bất kỳ khác. Bạn thực hiện bằng cách bấm chuột phải vào file, các tùy chọn xuất hiện bạn click vào Delete.  [caption id="attachment_22180" align="aligncenter" width="771"] Bấm chuột phải chọn Delete[/caption] Nếu có thể bạn hãy thử cài đặt LockHunter để yêu cầu xóa file Svchost trong lần khởi động lại tiếp theo. Cách 5: Bạn có thể cài đặt malwarebytes hay một số các công cụ loại bỏ những phần mềm gián điệp khác cũng được. Phần mềm giúp bạn quét toàn bộ hệ thống và hỗ trợ xóa tiến trình Svchost thành công. Sau quá trình xóa bạn khởi động máy tính lại một lần nữa là hoàn thiện. Trong trường hợp virus Svchost.exe không cho phép cài đặt chương trình về máy thì bạn có thể tải trình quét virus Portable vào ổ flash và quét từ đó.  [caption id="attachment_22184" align="aligncenter" width="771"] Sử dụng phần mềm Malwarebytes[/caption] Cách 6:  Bạn cũng có thể sử dụng một chương trình đầy đủ để quét virus. Có rất nhiều tùy chọn trong danh sách các chương trình duyệt virus cho Windows và Mac. Dù sao đi nữa thì việc để một trong số các công cụ diệt virus này luôn bật là rất sáng suốt. Thậm chí khi một trình quét virus khác cũng có thể xóa file.  [caption id="attachment_22188" align="aligncenter" width="771"] Vận dụng chương trình diệt virus Windows[/caption] Cách 7: Sử dụng chương trình diệt virus cũng được xem là cách tốt để áp dụng. Bạn có thể quét máy tính trước khi khởi động Windows. Điều này sẽ rất hữu ích khi các trình quét khác không thành công. Bởi vì virus Svchost.exe không thể hoạt động chỉ trừ khi Windows đang chạy và các công cụ diệt virus có thể boot chạy bên ngoài Windows. Những bài viết liên quan: SWAP RAM là gì? Điều cần biết trước khi sử dụng SWAP(RAM ảo) Tìm hiểu chi tiết về OTP là gì | Ứng dụng của OTP ngày nay Bộ nhớ trong là gì? Tìm hiểu bộ nhớ trong máy tính & điện thoại CRUD là gì? So sánh điểm khác biệt giữa CRUD và REST Vậy chi tiết thông tin tổng hợp về file Svchost là gì và cách xử lý Svchost.exe giúp máy tính chạy mượt mà đã được bật mí như trên. Chỉ cần bạn tìm hiểu cẩn thận và áp dụng đúng với hướng dẫn chắc chắn bạn sẽ thành công khi thực hiện. Tuy nhiên nếu trong quá trình áp dụng bạn có bất kỳ thắc mắc, băn khoăn nào về Svchost đừng ngần ngại hãy liên hệ với FPT Cloud để được giải đáp tận tình.

Lưu trữ đám mây là gì? TOP ứng dụng lưu trữ đám mây tốt nhất

16:57 08/03/2022
Lưu trữ đám mây là một trong những dịch vụ rất được nhiều người dùng ưa thích hiện nay. Với sự hiện diện của dịch vụ lưu trữ này người dùng sẽ không lo hết bộ nhớ cũng như có thể dễ dàng chia sẻ dữ liệu một cách nhanh chóng. Vậy lưu trữ đám mây là gì? TOP ứng dụng lưu trữ đám mây loại nào nào tốt nhất hiện nay, bạn có thể tìm hiểu ở bài viết sau. Lưu trữ đám mây là gì? Lưu trữ đám mây là gì? Lưu trữ đám mây hay còn được gọi với một cái tên khác là Cloud Storage. Đây là một dịch vụ lưu trữ dữ liệu cho phép dùng có thể lưu trữ, quản lý, chia sẻ, sao lưu các dữ liệu một cách hiệu quả. Dù dữ liệu của bạn là hình ảnh, video hay tập tin đều có thể dễ dàng lưu trữ tại dịch vụ lưu trữ đám mây. [caption id="attachment_22034" align="aligncenter" width="771"] Lưu trữ đám mây là gì?[/caption] Dịch vụ Cloud Storage được cấp bởi một công ty hoặc doanh nghiệp nào đó, có thể là các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Dịch vụ lưu trữ đám mây là thuật ngữ dùng để chỉ các hành động lưu dữ, sắp xếp quản lý dữ liệu,….từ xa vô cùng hiệu quả. Do đó sử dụng dịch vụ này sẽ giúp người dùng có thể quản lý dữ liệu tại bất kỳ đâu và bất kỳ nơi nào muốn. Điều kiện chỉ cần thiết bị điện thoại, máy tính có kết nối Internet. Tức là thay vì lưu trữ dữ liệu vào ổ cứng máy tính như bình thường bạn hay làm hay lưu vào các thiết bị lưu trữ cục bộ khác như lưu vào USB thì giờ đây có thể lưu tại Cloud Storage. Cloud Storage – 1 hệ cơ sở dữ liệu từ xa sẽ là kho lưu trữ vô tận cho người dùng.  Thông qua kết nối Internet, người dùng có thể truy xuất dữ liệu tại Cloud Storage dễ dàng như đang truy cập dữ liệu trên ổ cứng máy tính. Vậy nên ngày nay dịch vụ Cloud Storage được ứng dụng rộng rãi và trở thành kho lưu trữ quan trọng cất giữ lượng dữ liệu lớn. >>> Xem thêm: PHP là gì? Khám phá chi tiết ngôn ngữ lập trình PHP TOP 4 Dịch vụ lưu trữ đám mây phổ biến nhất  Với khả năng lưu trữ, quản lý, chia sẻ và backup dữ liệu an toàn, hiệu quả, dịch vụ lưu trữ đám mây đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Trong đó có 4 dịch vụ Cloud Storage phổ biến nhất là: [caption id="attachment_22038" align="aligncenter" width="771"] Lưu trữ đám mây có những loại hình dịch vụ nào phổ biến?[/caption] Personal Cloud Personal Cloud là loại dịch vụ lưu trữ đám mây được xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu lưu trữ dành cho các cá nhân. Vì vậy loại dịch vụ này được đánh giá là dịch vụ lưu trữ có mục đích sử dụng đơn giản nhất, phù hợp với nhu cầu của các cá nhân. Loại này thường được cung cấp nhằm đáp ứng các nhu cầu hàng ngày của chúng ta trong việc lưu trữ dữ liệu như lưu trữ danh bạ, hình ảnh, video,… Với sự hỗ trợ của dịch vụ Personal Cloud, cá các nhân giờ đây không còn phải lo lắng vấn đề bộ nhớ quá tải. Hoặc không phải mất công, mất tiền tìm kiếm các điện thoại có bộ nhớ lưu trữ lớn. Vì Personal Cloud được quy định là dịch vụ lưu trữ dành cho cá nhân nên các công ty, doanh nghiệp lớn lựa chọn dịch vụ này sẽ hoàn toàn không phù hợp.  Dịch vụ lưu trữ dữ liệu - Public Cloud Public Cloud – Loại dịch vụ lưu trữ đám mây không giới hạn về đối tượng sử dụng. Vì vậy Public Cloud còn được gọi là mô hình dịch vụ lưu trữ dành cho công động. Đối với loại hình dịch vụ này thì dù là cá nhân hay doanh nghiệp đều có thể lựa chọn sử dụng. Đặc biệt là những bạn làm trong lĩnh vực lập trình, phát triển ứng dụng,… [caption id="attachment_22042" align="aligncenter" width="771"] Public Cloud – Dịch vụ lưu trữ đám mây dành cho cộng đồng[/caption] Public Cloud được nhà phát hành thiết lập nhiều tính năng nổi bật sẽ hỗ trợ việc quản lý các tài nguyên như máy chủ, Storage,…một cách dễ dàng. Trong đó các dịch vụ đang được ưa chuộng nhất hiện nay chính là dịch vụ lưu trữ của Digital Ocean và Vultr. Private Cloud Private Cloud là một loại dịch vụ lưu trữ đám mây thường được dùng nội bộ. Nhất là dành cho doanh nghiệp và các công ty vừa hoặc nhỏ. Bởi vì các công ty dù nhỏ đến lớn đều không cho phép người ngoài công ty sử dụng dữ liệu của mình Vì vậy Private Cloud trở thành dịch vụ lưu trữ đám mây tốt nhất, phù hợp nhất mà các công ty, doanh nghiệp lựa chọn. Vì tính chất lưu trữ các dữ liệu nội bộ của công ty không chỉ lớn mà còn yếu cầu tính bảo mật cao. Vì vậy dịch vụ Private Cloud đáp ứng yêu cầu này hiệu quả bằng một hệ thống tường lửa bảo mật cực kỳ cao. Sử dụng loại hình lưu trữ dữ liệu này giúp các công ty, doanh nghiệp có thể dễ dàng bảo vệ những bí mật nội bộ trước sự tấn công của các đối tượng gây hại. [caption id="attachment_22048" align="aligncenter" width="771"] Private Cloud loại hình lưu trữ đám mây có hệ thống tường lửa bảo mật cao[/caption] Hybrid Cloud Hybrid Cloud là loại hình dịch vụ đám mây linh hoạt nhất trong các loại hình lưu trữ phổ biến hiện nay. Loại hình lưu trữ đám mây này cho phép người dùng thoải mái lựa chọn sử dụng dịch vụ giữa Public Cloud và Private Cloud. Nhờ vậy Hybrid Cloud có thể thoải mái triển khai dữ liệu và luân chuyển công việc khi cần thiết. Hiện tại Hybrid Cloud đang được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Vì vậy rất nhiều người có thể đã biết hoặc đã từng lựa chọn sử dụng loại hình lưu trữ đám mây này. Một số dịch vụ lưu trữ Cloud Storage tốt nhất hiện nay Dịch vụ lưu trữ đám mây đã và đang đóng một vài trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của xã hội hiện nay. Vì vậy việc sử dụng các dịch vụ đám mây cho việc quản lý, lưu trữ, chia sẻ dữ liệu đã không còn quá xa lạ với người dùng. Trong đó những dịch vụ Cloud Storage tốt nhất hiện nay gồm: Google Drive - Dịch vụ lưu trữ dữ liệu Google Drive là một trong những phần mềm lưu trữ dữ liệu trực tuyến được đánh giá tốt nhất hiện nay. Phần mềm này không chỉ tốt mà còn là phần mềm miễn phí cho phép người dùng sử dụng lưu trữ thoải mái. Đặc biệt, trong quá trình sử dụng, phần mềm hỗ trợ tối đa việc truy cập, sao lưu và chia sẻ thông tin giữa những người dùng với nhau. Hơn nữa phần mềm này còn dễ dàng tương thích trên đa nền tảng giúp người dùng sử dụng thuận lợi. [caption id="attachment_22052" align="aligncenter" width="771"] Dịch vụ lưu trữ Google Drive[/caption] Google Drive là phần mềm lưu trữ được phát triển bởi Google. Vì vậy khi sử dụng người dùng có thể quản lý dễ dàng dữ liệu cá nhân giữa ứng dụng Drive với các công cụ khác do google cung cấp. Những ưu điểm nổi bật của phần mềm Google Drive được người dùng đánh giá cao có thể kể đến như: Phần mềm miễn phí 15GB lưu trữ Phần mềm hỗ trợ lưu trữ tệp an toàn, dễ dàng truy cập từ mọi nơi Hỗ trợ tìm kiếm dữ liệu nhanh chóng. Tìm kiếm dữ liệu thông qua tên và dạng tệp dễ dàng. Phần mềm cho phép người dùng chia sẻ dữ liệu và thư mục lưu trữ giữa những người dùng với nhau. Xem lại lịch sử dễ dàng Chỉnh sửa tệp tin nhanh chóng, chính xác Quản lý dữ liệu trực quan, dễ sử dụng ….. Dropbox.com Dropbox.com là một trong những dịch vụ lưu trữ đám mây vô cùng quen thuộc với người dùng. Tuy nhiên có lẽ nhiều người không biết rằng đây cũng là một hình dịch vụ lưu trữ tốt nhất hiện nay. Dropbox.com nổi bật với giao diện thiết kế đơn giản, sắp xếp logic thuận tiện cho người dùng. Đặc biệt, so với nhiều loại hình dịch vụ lưu trữ khác thì Dropbox.com được đánh giá 1 trong những ứng dụng cung cấp dịch vụ lưu trữ Cloud Storage đáng dùng nhất hiện nay. Dropbox.com hỗ trợ người dùng không gian lưu trữ lớn. Vì vậy một khi lựa chọn ứng dụng lưu trữ này sẽ giúp người dùng có thể lưu trữ dữ liệu vô tận. Người dùng có thể tự động sao lưu thông tin, truy cập dữ liệu nhanh chóng mà không cần phải có mạng Internet thay vào đó chỉ cần cái đặt về máy là xong. [caption id="attachment_22056" align="aligncenter" width="771"] Dropbox cung cấp không gian lưu trữ vô tận cho người dùng[/caption] Dropbox.com là loại hình dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây tốt nhất vì sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội mang đến sự hài lòng cao cho người dùng. Trong đó đáng chú ý nhất có thể kể đến một số ưu điểm tiêu biểu như: Miễn phí 2GB lưu trữ. Cho phép nâng cấp lưu lượng khi sử dụng Thoải mái tải tự động video và hình ảnh từ thư viện ảnh lên lưu trữ đám mây Dễ dàng gửi các tệp tin lớn bằng cách sao chép, dán liên kết Cho phép truy cập bất kỳ tệp nào trong tài khoản của bạn mà không cần phải có Internet. Cho phép đồng bộ hóa thư mục trên máy tính với Dropbox …. OneDrive  OneDrive là cái tên tiếp theo luôn được xếp vào danh sách những phần mềm lưu trữ đám mây tốt nhất hiện nay. Vì vậy OneDrive hiện đang được người dùng sử dụng rộng rãi và có phần vượt trội hơn so với nhiều dịch vụ lưu trữ khác. OneDrive – Phần mềm được phát hành bởi Microsoft. Đồng thời OneDrive cũng là phần mềm được tích hợp sắn trên các thiết bị máy tính sử dụng hệ điều hành Windows. Vậy nên người dùng hoàn toàn có thể thoải mái sử dụng mà không gặp phải bất cứ rào cản nào.  Ngoài ra, OneDrive còn cho phép người dùng truy cập và đồng bộ hóa dữ liệu trên thiết bị điện thoại thông qua ứng dụng khác nhau. Có nghĩa là phần mềm này cho phép người dùng truy cập dữ liệu ở cả 2 hệ điều hành là Android và iOS. Điều này mang đến sự tiện lợi không hề nhỏ cho người tiêu dùng. [caption id="attachment_22060" align="aligncenter" width="771"] Dịch vụ lưu trữ đám mây tốt nhất hiện nay – OneDrive[/caption] Cũng giống như nhiều phần mềm dịch vụ lưu trữ khác, OneDrive cũng là phần mềm sở hữu nhiều ưu điểm tốt để người dùng không thể bỏ lỡ. Đáng chú ý nhất có thể kể đến những ưu điểm tốt như sau: Cho phép mở và lưu OneDrive nhanh chóng Hỗ trợ tìm kiếm ảnh dễ dàng nhờ tính năng gắn thẻ tự động Nhận thông báo khi tài liệu chung được chỉnh sửa Chia sẻ album ảnh, video yêu thích dễ dàng Cho phép người dùng truy cập ngoại tuyến với các tệp quan trọng nhất được lưu trữ Miễn phí dung lượng sử dụng lên tới 15GB. …… Mega - Dịch vụ lưu trữ dữ liệu Mega là một trong những ứng dụng lưu trữ còn khá mới lạ với nhiều người dùng. Tuy nhiên không vì vậy chất lượng ứng dụng này được đánh giá thấp. Bởi vì Mega ngay từ khi ra mắt đã được đánh giá là dịch vụ lưu trữ đám mây đáng dùng nhất. Lý do được đưa ra là vì Mega không chỉ có không gian lưu trữ lớn mà còn là ứng dụng có khả năng tự động sao lưu linh hoạt. Do đó lựa chọn ứng dụng này để sao lưu dữ liệu là lựa chọn tốt nhất cho người dùng. [caption id="attachment_22064" align="aligncenter" width="771"] Mega giúp lưu trữ dữ liệu an toàn tuyệt đối[/caption] Ứng dụng lưu trữ đám mây – Mega còn là ứng dụng nổi bật với tính năng xác minh 2 lớn. Vì vậy sử dụng ứng dụng Mega giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho dữ liệu của người dùng. Chắc chắn với những tính năng tuyệt vời mà ứng dụng được tích hợp sẽ không làm khách hàng thất vọng. Sau đây là một số ưu điểm nổi bật của ứng dụng lưu trữ dữ liệu Mega giúp người dùng đánh giá chính xác hơn về chất lượng, tính ưu việt của ứng dụng lưu trữ này. Miễn phí lưu trữ lên tới 50GB Tự động sao lưu, quản lý dữ liệu lên Mega  Quản lý và chia sẻ tất cả các tập tin một cách dễ dàng chỉ với một liên kết Cho phép người dùng truy cập offline vào các tệp tin và thư mục được lưu trữ Tính bảo mật cao với 2 lớp xác minh, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho dữ liệu lưu trữ Có thể tạo cuộc gọi, tin nhắn trên nền tảng Mega …. Box Box là dịch vụ lưu trữ đám mây tốt nhất tiếp theo mà đông đảo người dùng lựa chọn sử dụng hiện nay. Bởi vì với Box thì người dùng có thể dễ dàng thực hiện sao lưu dữ liệu và đồng bộ dữ liệu hiệu quả. Đặc biệt Box cung cấp cho người dùng 10GB không gian lưu trữ miễn phí giúp người dùng thỏa sức lưu trữ tệp tin mà không lo làm đầy bộ nhớ. Không chỉ vậy, Box còn hỗ trợ người dùng tính năng truy cập nhanh trên nhiều thiết bị thông qua trang web trực tuyến. Ứng dụng còn phát triển cả trên 2 nền tảng phổ biến hiện nay là Android và iOS. Do đó bất cứ lúc nào người dùng muốn sử dụng dữ liệu đều có thể thực hiện truy xuất dữ liệu trên Box dễ dàng.  [caption id="attachment_22068" align="aligncenter" width="771"] Dịch vụ BOX hỗ trợ chia sẻ dữ liệu nhanh[/caption] Mặc dù độ phủ sóng của Box không phải là nhất nhưng sử dụng Box chính là cách lưu trữ dữ liệu trên đám mây tốt nhất mà người dùng nên lựa chọn. Một số ưu điểm sau đây của Box sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định ứng dụng có xứng đáng lựa chọn hay không. Hỗ trợ miễn phí 10GB bộ nhớ. Nhờ vậy quá trình sao lưu tài liệu dễ dàng hơn. Kiểm soát bảo mật, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho toàn bộ thông tin lưu trữ. Cho phép truy cập ngoại tuyến với dữ liệu đã tải lên Chia sẻ tệp tài liệu, thông tin dễ dàng, nhanh chóng chỉ với 1 liên kết Hỗ trợ truy cập, mở tài liệu lưu trữ trên nhiều ứng dụng liên kết khác nhau …. Mediafire Mediafire là phần mềm hỗ trợ truy cập trên đa nền tảng khác nhau phục. Không chỉ là truy cập thông qua website mà còn có thể thông qua các ứng dụng được cài đặt trên các thiết bị điện thoại, máy tính, máy tính bảng,…Vì vậy Mediafire được xem là một trong những dịch vụ lưu trữ đám mây đáng dùng, tốt nhất hiện nay.  Phần mềm Mediafire sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật trong việc hỗ trợ lưu trữ dữ liệu. Do đó dù thị trường xuất hiện bao nhiều dịch vụ lưu trữ đám mây thì Mediafire vẫn luôn được người dùng đánh giá cao.  [caption id="attachment_22072" align="aligncenter" width="771"] Mediafire hỗ trợ lưu trữ tệp tin nhanh chóng, linh hoạt[/caption] Tham khảo một số ưu điểm của phần mềm để hiểu rõ vì sao Mediafire lại là dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây tốt nhất. Miễn phí từ 12GB đến 50GB cho người dùng một không gian lưu trữ đám mây lớn. Hỗ trợ tính năng tự động sao lưu tất cả các tệp tin, hình ảnh, video, tài liệu của người dùng. Cho phép lưu trữ dữ liệu dễ dàng từ bất cứ nguồn nào. Bạn chỉ cần thực hiện lệnh chia sẻ lên Mediafire có thể lưu trữ thông tin mà mình mong muốn. Hỗ trợ tìm kiếm nhanh chóng tất cả các tệp tin, thư mục khi cần. Dễ dàng chia sẻ dữ liệu trên nhiều nền tảng chỉ với thao tác sao chép hoặc dán liên kết: Chia sẻ thông qua Email, facebook, twitter,… ….. iCloud Một trong những cái tên cuối cùng trong danh sách top các dịch vụ lưu trữ đám mây tốt nhất hiện nay không ai khác chính là dịch vụ iCloud. Dịch vụ lưu trữ iCloud là một trong những dịch vụ được phát triển bởi công ty Apple. Dịch vụ này ra đời nhằm phục vụ người dùng đang sử dụng các thiết bị hoạt động bằng hệ điều hành iOS hay macOS. Chính vì thế, khả năng truy cập và chia sẻ dữ liệu giữa nhiều người dùng hiện có một số hạn chế nhất định.  [caption id="attachment_22076" align="aligncenter" width="771"] Dịch vụ lưu trữ đám mây iCloud rất được ưa chuộng hiện nay[/caption] Mặc dù tồn tại những hạn chế nhưng iCloud vẫn là dịch vụ sở hữu bộ nhớ lưu trữ miễn phí vô cùng tốt. Bộ nhớ nổi bật với tính an toàn cao. Đặc biệt tất cả các dữ liệu được lưu trữ trên iCloud đều được bảo mật tuyệt đối. Vậy nên iCloud vẫn được người dùng và giới chuyên gia đánh giá là dịch vụ lưu trữ đám mây tốt nhất, đáng dùng nhất hiện nay.  >>> Xem thêm: Wifi không có Internet - Nguyên nhân & 7 cách khắc phục Khi nào nên sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây? Các dịch vụ lưu trữ đám mây hiện nay đều trở thành kho lưu trữ quan trọng đôi với cả cá nhân và các doanh nghiệp, công ty lớn. Tuy nhiên vẫn có nhiều người không biết khi nào nên sử dụng dịch vụ này và sau đây là câu trả lời. Backup and Recovery Backup and Recovery có nghĩa là sao lưu và phục hồi. Đây là một trong những công việc quan trọng cần thực hiện nhằm đảm bảo dữ liệu luôn được bảo vệ an toàn tuyệt đối và có thể dễ dàng lấy lại khi cần. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của xã hội thì yêu cầu của công việc này ngày càng một gia tăng. Do đó để thực hiện theo một cách bình thường là cả một thách thức đối với một hệ thống.  [caption id="attachment_22080" align="aligncenter" width="771"] Dịch vụ lưu trữ đám mây nên sử dụng khi nào là thích hợp nhất?[/caption] Chính vì thế sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây sẽ là giải pháp thích hợp nhất cho việc sao lưu và phục hồi dữ liệu được an toàn. Dịch vụ lưu trữ đám mây vừa an toàn, vừa có độ bền cao nhưng chi phí lại vô cùng thấp và phù hợp. Vậy nên dù là cá nhân hay doanh nghiệp đều có thể lựa chọn dịch vụ đám mây khi cần sao lưu và phục hồi dữ liệu. Kiểm thử và phát triển phần mềm Môi trường kiểm tra và phát triển phần mềm luôn đòi hỏi phải tách biệt, độc lập. Mỗi môi trường thực hiện cũng không giống nhau để xây dựng, quản lý cùng một hệ thống. Vì vậy đây cũng là lúc sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây nhằm đáp ứng nhanh nhu cầu công việc, bảo vệ an toàn cho các thông tin phát triển quan trọng. Có rất nhiều công ty đã tạo ra các ứng dụng có tốc độ nhanh, sản phẩm ưu việt nhờ tận dụng linh hoạt hiệu suất của dịch vụ lưu trữ đám mây. Dịch vụ lưu trữ này sẽ giúp các đơn vị quản lý môi trường, thông tin, dữ liệu hiệu quả hơn thay vì phải nhức đầu với cách quản lý ở môi trường cục bộ. Di chuyển dữ liệu đám mây Việc quản lý lưu trữ, sao lưu dữ liệu tại các doanh nghiệp luôn là một việc làm cần thiết cần được duy trì mỗi ngày. Tuy nhiên điều đáng lo ngại nhất chính là việc phải di chuyển một lượng lớn dữ liệu lên đám mây hoặc ngược lại thường không được đảm bảo an toàn, tính bảo mật không cao và còn rất tốn thời gian. Những lúc này vậy lựa chọn dịch vụ lưu trữ đám mây sẽ là phương án giải quyết tốt nhất. [caption id="attachment_22084" align="aligncenter" width="771"] Sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây khi cần di chuyển dữ liệu đám mây[/caption] Dịch vụ lưu trữ đám mây có thể giúp người dùng di chuyển dữ liệu lớn đến đám mây và ngược lại đảm bảo an toàn tuyệt đối với băng thông cao. Dịch vụ lưu trữ này cũng cho phép người dùng rút ngắn thời gian khi thực hiện một cách hiệu quả. Quan trọng nhất là tính bảo mật của quá trình di chuyển dữ liệu đám mây của các dịch vụ luôn cao. Giải quyết nguồn dữ liệu lớn Dữ liệu là một trong những nguồn tài nguyên nhân tạo sẽ lớn lên theo thời gian. Đối với các doanh nghiệp càng lớn thì số lượng dữ liệu lưu trữ càng khổng lồ. Điều này đòi hỏi người quản trị phải có các giải pháp xử lý làm sao vừa không làm mất dữ liệu vừa có thể tìm kiếm dữ liệu nhanh khi cần,…Đặc biệt phải có một hồ chứa lớn để lưu trữ hết các dữ liệu sản sinh mỗi ngày. Hồ chứa dữ liệu lớn nhất, an toàn nhất giúp người quan trí giải quyết nhanh nguồn dữ liệu lớn chính là sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây. Dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây có nhiều loại khác nhau cung cấp kho lưu trữ với quy mô khác nhau. Do đó chỉ cần lựa chọn được gói dịch vụ đám mây phù hợp thì dữ liệu lớn đến đâu cũng có thể lưu trữ an toàn. [caption id="attachment_22088" align="aligncenter" width="771"] Dịch vụ lưu trữ đám mây là lựa chọn tốt nhất để giải quyết nguồn dữ liệu lớn[/caption] Những bài viết liên quan: Name Server là gì? Đặc điểm & Cách đổi NameServer tên miền RAID là gì? Các loại RAID và cách triển khai hiệu quả nhất Framework là gì? Khám phá top Web Framework & tính năng Phần mềm máy tính là gì? Phân loại & Cách sử dụng hiệu quả Lưu trữ đám mây là gì? TOP ứng dụng lưu trữ đám mây tốt nhất hiện nay gồm những ứng dụng nào? Hy vọng thông qua bài viết được chia sẻ trên bạn sẽ tìm thấy được cho mình lời giải đáp hoàn hảo nhất cho những thắc mắc mà mình đề cập. Nếu trong quá trình theo dõi bài viết bạn có điều gì không hiểu rõ thể liên hệ FPT Cloud để được hỗ trợ.

PHP là gì? Khám phá chi tiết ngôn ngữ lập trình PHP

16:51 08/03/2022
Bạn đang có hứng thú tìm hiểu về các ngôn ngữ lập trình và thắc mắc về PHP là gì? Hay chỉ đơn giản là bạn tò mò và tự hỏi về độ chính xác của PHP khi sử dụng? Dù bất kể lý do gì thì ngay bây giờ bạn hãy tìm hiểu chi tiết cùng FPT Cloud. Chắc chắn với tổng hợp những thông tin cập nhật bạn sẽ bỏ túi được nhiều kinh nghiệm bổ ích. PHP là gì? PHP là gì? Trên thực tế đây là từ viết tắt của cụm Hypertext Preprocessor. Tên gọi trước đây cụ thể là Personal Home Page. Bạn có thể hiểu đây là ngôn ngữ lập kịch bản - Script Language. PHP làm việc trên Server máy chủ với nhiệm vụ là kết nối cơ sở dữ liệu và thực hiện các chức năng của web hay ứng dụng web.  [caption id="attachment_21982" align="aligncenter" width="771"] Tìm hiểu chi tiết PHP là gì[/caption] Ngôn ngữ lập trình này ban đầu được kiến tạo nên bởi Rasmus Lerdorf. Mục đích kiến tạo là theo dõi khách hàng truy cập vào trang chủ cá nhân của anh ấy. Khi đã trở nên phổ biến, Lerdorf đã phát hành thành một dự án nguồn mở. Quyết định này đã khuyến khích không ít hà phát triển sử dụng, sửa chữa, cải thiện code và biến nó thành ngôn ngữ Script mà ta sử dụng ngày nay.  Vậy ngôn ngữ Script là gì? Bản chất đây là ngôn ngữ tự động hóa quá trình thực hiện tác vụ trong môi trường runtime đặc biệt. Chúng bao gồm cả việc yêu cầu một trang web tĩnh thực hiện các hành động cụ thể với quy tắc mà bạn đã xác định trước. Ví dụ như bạn có thể dùng Script để xác thực biểu mẫu, đảm bảo tất cả các trường được triển trước khi gửi trở lại server.  Mặc dù PHP được xem là ngôn ngữ Script thế nhưng nó được sử dụng rộng rãi nhất để phát triển web. Điều này là vì những tính năng nổi bật mà PHP mang đến.  >>> Có thể bạn quan tâm: Wifi không có Internet - Nguyên nhân & 7 cách khắc phục Phân biệt server và client Các ngôn ngữ Script trên thực tế có thể chạy về phía Client hoặc là chạy về phía Server. Vậy sự khác biệt của Server và Client như thế nào? Chắc chắn rất nhiều bạn sẽ băn khoăn vấn đề này sau khi biết được PHP là gì? [caption id="attachment_21986" align="aligncenter" width="771"] Bạn nhất định phải biết phân biệt Script Server với Script Client[/caption] Trên thực tế Client và Server là 2 yếu tố then chốt đóng vai trò khởi động một trang web và làm cho mạng internet được sử dụng thiết thực hơn. Trong đó, các Script phía Client được xử lý bởi trình duyệt web. Một khi Client yêu cầu trang web chứa các Scripts Client - side, server hệ thống sẽ phản hồi lại. Quy cách phản hồi là gửi source codes có thể thực thi được cho trình duyệt.  Mặt khác, ngôn ngữ Script chạy về phía Server nghĩa là các Scripts thực thi trên hệ thống Servers trước khi chúng được gửi tới trình duyệt. Vì vậy thay vì gửi Source code, servers web xử lý code trước tiên bằng việc chuyển chúng thành định dạng HTML đơn giản.  Do đó Script phía Server cho phép nhà quản trị web ẩn source code. Trong khi Scripts chạy về phía Client có thể dễ dàng nhìn thấy bởi người dùng.  Ngoài ra bạn có thể hiểu đơn giản là client thực hiện hành động truy xuất vào trang web để tìm kiếm thông tin cần thiết thực thi các tác vụ theo nhu cầu. Server là nơi chứa những thứ mà Client cần nhiệm vụ là kịp thời cung cấp khi có yêu cầu từ Client.  Ứng dụng ngôn ngữ lập trình PHP Trong quá trình phát triển CNTT trên thực tế ngôn ngữ lập trình PHP thường tập trung xây dựng kịch bản hoạt động từ hệ thống máy chủ. Vì vậy bạn có thể thực hiện được nhiều thao tác khác nhau. Điển hình như tạo các dữ liệu, nội dung website hay nhận dữ liệu cookie khi làm việc. Tuy nhiên ngoài những ứng dụng trên thì qua tìm hiểu về PHP còn giúp: [caption id="attachment_21990" align="aligncenter" width="771"] Hiện nay ngôn ngữ lập trình PHP được ứng dụng rộng rãi[/caption] Thiết lập chương trình cho máy chủ Một khi được hỏi ứng dụng chủ đạo của PHP là gì  đáp án đưa ra là xây dựng các chương trình dành cho những server máy chủ. Theo đó để thực hiện viết các chương trình chạy trên máy chủ lập trình viên sẽ thực hiện những công việc như:  Phân tích cú pháp PHP  Xây dựng hệ thống máy chủ web, trình duyệt web  Xây dựng output thông qua các trình duyệt web phổ biến. Tạo dòng tập lệnh Các PHP Dev được nhận định là có thể tạo một dòng tập lệnh để vận hành chương trình PHP mà không cần bất kỳ  máy chủ nào. Đây là kiểu lập trình được sử dụng trên hệ thống các điều hành phổ biến. Bao gồm như Linux, lập trình tác vụ trên Windows. Xây dựng các ứng dụng làm việc Một trong những ứng dụng tiếp theo mà ngôn ngữ lập trình PHP có thể làm là xây dựng các ứng dụng làm việc. Có thể nói đây chưa phải là phương thức tốt nhất để xây dựng các ứng dụng phần mềm. Thế nhưng nếu bạn muốn đi xa hơn trong việc tạo lập những phần mềm từ PHP thì bạn có thể áp dụng. Trong đó bạn có thể sử dụng PHP - GTK như một ngôn ngữ nền tảng để xây dựng các phần mềm riêng của mình. PHP - GTK chính là một nhánh mở rộng hơn của ngôn ngữ lập trình PHP và không có sẵn ở các phiên bản phân phối chính hiện nay. [caption id="attachment_21996" align="aligncenter" width="800"] Ngôn ngữ lập trình PHP hoàn toàn có thể xây dựng các ứng dụng làm việc[/caption] Hỗ trợ cơ sở dữ liệu khác nhau Đây được xem là một trong những ứng dụng mạnh mẽ nhất một khi được hỏi ứng dụng PHP là gì? Theo đó, nếu trang web có hỗ trợ cơ sở dữ liệu tốt sẽ giúp ích rất nhiều trong việc vận hành cũng như Backup dữ liệu. Nhất là khi có trường hợp không may xảy ra hoặc là các tình huống tấn công an ninh mạng. Hiện nay PHP hoàn toàn có thể sử dụng trên nhiều hệ điều hành phổ biến. Ví dụ như Linux, Microsoft Windows, MacOS,... Vì thế các DEV dễ dàng tự do lựa chọn cho mình một thế hệ điều hành để tự lập trình. Do đó có thể khẳng định rằng ngôn ngữ lập trình PHP đã mang đến rất nhiều hữu ích cho người dùng trong hoạt động công nghệ thông tin hiện nay.  >>> Có thể bạn quan tâm: PING là gì? Đánh giá chỉ số Ping khi kiểm tra tốc độ mạng So sánh PHP cùng các số ngôn ngữ lập trình phổ biến khác Một khi tìm hiểu về PHP chắc chắn không thể bỏ qua vấn đề này. Bởi lẽ đây sẽ là căn cứ giúp bạn đánh giá tổng quan ngôn ngữ lập trình PHP so với các ngôn ngữ khác. [caption id="attachment_22000" align="aligncenter" width="771"] Nhận diện các ngôn ngữ lập trình với PHP[/caption] Về cơ bản PHP là một dạng ngôn ngữ lập trình. Thế nhưng ngôn ngữ lập trình này lại không chạy trên một trình duyệt mà thực tế chủ yếu tương thích với một máy chủ web. Một khi bạn mở rang web nào bất kỳ, lúc này máy chủ sẽ chạy tập lệnh đã được liên kết để trả kết quả lại website cho bạn.  Trong khi đó, HTML lại được dùng để tạo lập một trang web hoàn chỉnh. Ngôn ngữ này chủ yếu được dùng để lên cấu trúc cơ bản cho một trang web. Hiện nay bất kỳ trang web nào cũng cần phải ứng dụng ngôn ngữ lập trình HTML để xây dựng website. Còn đối với CCS lại chủ yếu được sử dụng với mục đích trang trí cho website của bạn thêm đẹp mắt hơn. CCS mang đến rất nhiều hiệu ứng khác nhau để giúp website thu hút nhiều lượt người xem nhất. Và cuối cùng Java Script chủ yếu cung cấp cho website sức mạnh nhất. Khi sử dụng ngôn ngữ lập trình này các lập trình viên có thể đặt các phép tính, điều kiện khác nhau nhằm kiểm tra khả năng phản ứng của Website trong thực tế. Trong đó, Java cần Application Server, JVM và bất kỳ hệ điều hành, web server nào để vận hành. Còn PHP cần Apache Server/IIS, PHP Engine, hệ điều hành, web Server. Nghề lập trình PHP Hiện nay có thể thấy nghề lập trình viên đang được rất nhiều bạn trẻ theo học. Trong đó nhân viên lập trình PHP là gì? Bạn có thể hiểu là những kỹ sư trưởng chuyên thiết kế phần mềm máy tính. Vậy nghề lập trình viên cụ thể là làm những gì? công việc và lương thưởng ra sao? [caption id="attachment_22004" align="aligncenter" width="771"] Nghề lập trình nhìn chung hiện nay cũng được ưa chuộng không kém[/caption] Các công việc liên quan Là một nhân viên lập trình PHP thì công việc thực hiện đều liên quan đến máy tính. Trong đó, nhiệm vụ chính của một PHP Developer hiện nay có thể kể tới là: Lập trình website: Cụ thể tại IT sẽ dùng PHP để thiết kế những website. Có thể thấy rất nhiều nền tảng khác nhau hiện nay đều được tạo bởi PHP. Rất nhiều mạng xã hội nổi tiếng mà mọi người dùng hiện nay đều lấy PHP làm nền tảng gốc. Ví dụ như Facebook, Youtube,... Quản trị website: Việc quản trị các website thực tế cũng là việc mà các PHP Developer luôn thường xuyên phải làm. Thế nhưng công việc này hầu như không có thu nhập so với các dự án thiết kế việc khác nhau.  Phát triển ngôn ngữ PHP: Thực tế đây là một ngôn ngữ với mã nguồn mở. PHP cũng được phát triển từ một cộng đồng IT với lượng thành viên lớn. Tác giả của PHP luôn liên tục update nhưng bản mới nhất ra thị trường để giúp các nhân viên IT hoạt động dễ dàng hơn. Tất cả những công việc này được hướng đến với mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả quá trình vận hành của phần mềm. Vậy nên nếu muốn phần mềm được vận hành hiệu quả thì nhà tuyển dụng cần phải rất kỹ càng trong việc tuyển chọn IT.  Thu nhập từ nghề lập trình PHP Lương thưởng là một trong những vấn đề mà các bạn thường quan tâm nhất khi tìm hiểu một ngành nghề nào đó. Và nhìn chung làm nghề lập trình viên thu nhập của mỗi người đều tùy thuộc vào năng lực từng ứng viên. Mức tiền lương còn phụ thuộc vào quy mô của các công ty công nghệ mà nhân viên lập trình tham gia tuyển dụng.  [caption id="attachment_22008" align="aligncenter" width="771"] Thu nhập của lập trình viên tại Việt Nam khá cao ngay từ khi vừa ra trường[/caption] Thế nhưng so với các lĩnh vực khác thì làm nghề lập trình nói chung và DEV nói riêng hầu như đều có mức lương khá cao. Cụ thể trung bình trên Thế Giới nếu một lập trình viên đã có kinh nghiệm thì mức lương kiếm được có thể đạt 100 nghìn USD trên năm. Tức số tiền ước tính đạt 1.3 tỷ đến 2.2 tỷ đồng.  Tất nhiên tại Việt Nam thu nhập của một ứng viên lập trình cũng không phải là nhỏ. Trong đó nếu như bạn vừa ra trường thì lương dành cho nhân viên thiết kế web PHP đã chạm tới con số 16 triệu đồng/tháng. Đặc biệt con số này không chỉ dừng lại ở mức 16 triệu nếu như năng lực của bạn đã được chứng minh trong thực tế mà sẽ tăng cao hơn nữa. Chính mức lương như vậy nên không ít bạn trẻ đã xác định lập nghiệp từ con đường này. Những yếu tố cần và đủ để trở thành lập trình viên PHP giỏi Dựa vào mức lương khủng như vậy chắc chắn không ít bạn đều muốn trở thành lập trình viên tiêu biểu. Thế nhưng để trở thành một lập trình viên giỏi thì nhất định phải đáp ứng được các yếu tố cơ bản đề ra. Và sau đây là tất cả những yếu tố mà các ứng viên ngành CNTT đều phải có: [caption id="attachment_22012" align="aligncenter" width="771"] Muốn trở thành lập trình viên giỏi bạn phải có 3 yếu tố chính[/caption] Có khả năng tự nghiên cứu Nếu bạn đã lựa chọn công nghệ thông tin để thất nghiệp trước hết bạn cần phải tự mình học hỏi, tự nghiên cứu, tìm tòi update những kiến thức công nghệ mới nhất. Đặc biệt trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển như hiện nay thì thì chiều hướng thay đổi cực kỳ liên tục với xu hướng đi lên. Vậy nên nếu bạn không có khả năng tự nghiên cứu, học hỏi đồng nghĩa với việc bạn đã tự loại bản thân ra khỏi bài cuộc chơi.  Khả năng ngoại ngữ tốt  Một lập trình viên PHP nói riêng và lập trình viên nói chung nhất định phải có khả năng ngoại ngữ. Nhất là tiếng Anh bắt buộc phải có đối với mọi IT hiện nay. Đây là điều bất di bất dịch không thể nào thiếu khi bước chân vào nghề.  Bởi lẽ 100% phần mềm máy tính hiện nay đều chủ yếu sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh để vận hành. Hơn nữa làm lập trình viên bạn cũng cần tìm hiểu thị trường Thế giới. Nếu bạn không hiểu rõ ngoại ngữ sẽ rất khó để tiến xa trong ngành này. Tuy nhiên một lời thế là các ứng viên công nghệ thông tin không cần phải thông thạo như người bản địa. Bạn chỉ cần biết đọc và hiểu được tốt các tài liệu chuyên ngành là có thể bắt nhịp được với công việc.  [caption id="attachment_22016" align="aligncenter" width="750"] Ngoại ngữ tốt luôn là ưu thế của một lập trình viên[/caption] Biết khách quan hệ giao tiếp  Một thực tế cho thấy nếu nhân viên IT mặc dù có kiến thức chuyên môn cao nhưng không thể tiến tới các vị trí cao là vì mối tương quan giao tiếp. Nói một cách cụ thể hơn là kỹ năng giao tiếp của nhân viên quá kém.  Chí thế một yếu tố mà nhân viên lập trình nhất định phải có đó chính là thành thạo việc truyền tải ý tưởng. Bạn cần phải học cách làm sao để khi nêu ra những ý tưởng của mình cho người khác họ có thể hiểu rõ bản thân đang muốn gì. Đây chính là bệ phóng hoàn mỹ để bạn có thể tiến tới những vị trí cao hơn trong tương lai. Lý do nên học &  sử dụng PHP? Có thể nhận thấy rằng không chỉ riêng gì PHP là ngôn ngữ lập trình duy nhất mà còn rất nhiều ngôn ngữ khác nữa được biết thể hiện nay. Vậy lý do vì sao sao nên học và sử dụng PHP? Trên thực tế có rất nhiều lý do thuyết phục giúp PHP trở thành ngôn ngữ tuyệt vời để sử dụng. Cụ thể là: Đối với ngôn ngữ lập trình PHP bạn có thể học dễ dàng, đơn giản.. Bởi vì ngôn ngữ này có tài liệu tuyệt vời về các chức năng cùng các ví dụ cụ thể.  Ngôn ngữ PHP được sử dụng rộng rãi để tạo ra các loại nền tảng khác nhau. Ví dụ như thương mại điện tử, phương tiện truyền thông hay Blogs,...Theo như Thống kê cho thấy có tới hơn 79% các trang web đều sử dụng PHP. PHP là nguồn mở để bạn có thể sử dụng miễn phí.  Cộng đồng sử dụng PHP lớn. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào, sự cố nào cũng không phải lo lắng vì có rất nhiều Blog PHP chia sẻ trên Internet.  PHP tích hợp với cơ sở dữ liệu tốt. Phần trăm tìm được việc làm cao …. [caption id="attachment_22020" align="aligncenter" width="771"] Đừng bỏ qua ngôn ngữ lập trình PHP[/caption] Đặc biệt PHP có lợi thế hơn những đối thủ cạnh tranh khác nếu như bạn chạy trang web WordPress. Nếu sử dụng ngôn ngữ này sẽ giúp cải thiện không ít số lượng tùy chỉnh có thể có ở trang web. Ví dụ như sửa đổi Plugins và themmes có sẵn hay tự tạo Plugin. Nếu bạn muốn trở thành nhà phát triển, WordPrees bạn bắt buộc phải học PHP. Vậy PHP là gì? FPT Cloud đã tổng hợp chi tiết từ A – Z những thông tin liên quan về ngôn ngữ lập trình này. Ắt hẳn giờ đây bạn đã bỏ túi được cho mình cái nhìn cụ thể hơn khi tìm hiểu các ngôn ngữ lập trình rồi nhỉ. Ngoài ra nếu bạn còn băn khoăn điều gì hãy comment để được FPTCloud giải đáp trong thời gian nhanh nhất. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

PING là gì? Đánh giá chỉ số Ping khi kiểm tra tốc độ mạng

16:38 08/03/2022
Ping là gì? Trong suốt quá trình sử dụng internet có lẽ bạn đã nhiều lần nghe tới từ Ping và cũng nghe nhiều người nói sử dụng Ping để kiểm tra tốc độ mạng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm Ping là gì, các ý nghĩa cũng như cách thức kiểm tra thông số này. Để giải đáp tất cả những thắc mắc trên hãy cùng FPT Cloud theo dõi qua bài viết sau.  PING là gì? Ping là gì? Theo đó đây là từ viết tắt của cụm Packet Internet Groper. Ping là 1 công cụ dành cho mạng máy tính dùng trên những mạng TCP/IP nhằm kiểm tra coi có thể kết nối đến 1 máy chủ cụ thể nào hay không.  [caption id="attachment_21856" align="aligncenter" width="771"] PING là gì?[/caption] Bên cạnh đó nó còn ước lượng về thời gian trễ trọn vòng nhầm gửi có dữ liệu về tỷ lệ những dữ liệu có thể sẽ bị mất giữa 2 máy.  Khái niệm Ping là gì này có thể hiểu một cách đơn giản sử dụng để kiểm tra kết nối 2 hoặc nhiều thiết bị có trên một đường truyền. Hay cũng có thể kiểm tra kết nối của máy chạm đến máy chủ hiện đang được nó kết nối thông qua cách thức đo tổng thời gian gửi cũng như trả về của những gói dữ liệu chuẩn. Vậy hiện tại ý nghĩa của chỉ số Ping là gì? Chỉ số PING có ý nghĩa gì? Với những thông tin về khái niệm Ping là gì trên vậy hiện tại ý nghĩa của chỉ số Ping là gì? Khi sử dụng mạng internet chắc hẳn rằng đã có lúc bạn nhấn vào một trang Web nào đó để xem phim, đọc báo hoặc nghe nhạc,... Tuy nhiên phải mất một khoảng thời gian sau thầy trang Web mới có thể bắt đầu tải thì đây được gọi là độ trễ. Do đó lệnh Ping là gì này cũng sẽ góp phần đo lường về tốc độ duyệt web và cho biết được chất lượng của dịch vụ mạng.  Đối với những ai thường xuyên tham gia chơi game online thì đây có lẽ là thông số không hiểu quá xa lạ. Rất nhiều game online trên thị trường hiện nay đã hiển thị thông số này ở góc màn hình để có thể thấy được tốc độ của đường truyền mạng. Cụ thể nếu như chỉ số ping này lên tới hàng trăm ms (hay mili giây) thì chắc hẳn rằng quá trình tham gia chơi game online của bạn sẽ xảy ra tình trạng giật lag không mong muốn. [caption id="attachment_21860" align="aligncenter" width="771"] Chỉ số PING có ý nghĩa gì?[/caption] Nếu như bạn đang tham gia chơi game online chậm chạp và chỉ số Ping này quá cao thì điều này đồng nghĩa với việc đường truyền mạng đang là nguyên nhân chính. Và không phải vì cấu hình máy giống như một số người thường xuyên làm tưởng. >>> Xem thêm: Rendering là gì? Tầm quan trọng của Rendering trong thiết kế đồ họa PING mạng bao nhiêu là tốt? Ping là gì và Ping mạng bao nhiêu là tốt? Với thị trường internet như ở thời điểm hiện tại thì việc kiểm tra về tốc độ mạng tải thuộc khoảng từ 15 đến 50 Mbps là hoàn toàn có thể đáp ứng được những nhu cầu cơ bản sử dụng internet ví dụ như chơi game trực tuyến, xem phim online hoặc duyệt website cho nhiều người trong gia đình cùng một lúc mà không gặp những trường hợp gián đoạn nào quá lớn.  Ping 3ms là gì? Chỉ số Ping là gì và Ping 3ms là như thế nào? Nếu như tốc độ Ping ở mức dưới 10ms thì điều này đồng nghĩa với việc chỉ mất khoảng 1/100 giây là khi đó gói tin đã được gửi cũng như nhận. Như vậy điều này chứng tỏ được rằng mạng của gia đình nhà bạn hiện đại có chất lượng vô cùng tốt. 3ms sẽ đồng nghĩa với chất lượng mạng tốt.  [caption id="attachment_21864" align="aligncenter" width="771"] PING mạng bao nhiêu là tốt?[/caption] Ping mạng bao nhiêu là tốt? Nếu như Ping của gia đình bạn trong khoảng dưới 100 thì tốt nhất ở mức dưới 30 bạn sẽ không gặp phải quá nhiều những trở ngại khi tham gia chơi những game online ví dụ như liên quân hoặc liên minh huyền thoại. Nhưng nếu như chỉ số này vượt quá mức 100, cụ thể là lên tới mức 200 hay 250 thì bạn sẽ gặp phải những khoảnh khắc giật, lag vô cùng khó chịu. Vậy hiện tại cơ chế hoạt động của lệnh Ping là gì? Cơ chế hoạt động của lệnh PING Ping là gì và cơ chế hoạt động của lệnh Ping là gì? Đối với cơ chế hoạt động của lệnh Ping bạn hoàn toàn có thể hiểu một cách đơn giản như sau: Thiết bị hoặc máy tính A sẽ gửi đi 1 gói tin - packet, 1 tín hiệu tới địa chỉ IP của thiết bị B, máy tính.  Vậy thiết bị B liệu rằng có được nhận gói tin - packet, tín hiệu từ phía A hay không? Theo đó phản hồi của B sẽ trả về cho A cũng như hiển thị thành kết quả lệnh ping. Cách kiểm tra PING trên máy tính  Như vậy có thể thấy rằng Ping hiện tại đang là một chỉ số rất quen thuộc đặc biệt là đối với nhận ai sử dụng mạng internet thì chắc hẳn đã bắt gặp chỉ số này một lần. Vậy hiện tại cách thức để kiểm tra ping cho máy tính là như thế nào? Kiểm tra trên thiết bị chạy Windows  Ping là gì và cách thức để kiểm tra ping cho máy tính là như thế nào? Theo đó để kiểm tra trên thiết bị chạy windows thì bạn cần thực hiện theo những bước đơn giản sau đây: Bước 1: sử dụng tổ hợp phím Windows + R để mở CMD. [caption id="attachment_21868" align="aligncenter" width="771"] Kiểm tra trên thiết bị chạy Windows[/caption] Bước 2: Gõ vào "cmd" sau đó nhấn OK. [caption id="attachment_21872" align="aligncenter" width="771"] Gõ vào "cmd" sau đó nhấn OK[/caption] Bước 3: Ngay sau khi đã mở ra CMD thì gõ vào dòng lệnh để tiến hành kiểm tra Ping sau đó nhấn OK. Tuy nhiên cần lưu ý rằng địa chỉ IP những nhà mạng hiện tại đang là những dãy số cụ thể sau đây:  Dãy số IP của mạng Viettel là 203.113.131.1 Dãy số IP của mạng FPT là 210.245.31.130 Dãy số IP của mạng VNPT là 203.162.4.190 Đối với mỗi nhà mạng khác nhau thì bạn cần căn cứ vào dịch vụ mạng hiện tại gia đình đang sử dụng để nhập vào dãy số IP phù hợp.  [caption id="attachment_21876" align="aligncenter" width="771"] Gõ vào dòng lệnh để tiến hành kiểm tra Ping[/caption] Bước 4: Tiến hành kiểm tra Ping. Như vậy chỉ với 4 bước đơn giản trên là bạn đã có thể kiểm tra trực tiếp ngay trên những thiết bị chạy Windows.  [caption id="attachment_21880" align="aligncenter" width="771"] Tiến hành kiểm tra Ping[/caption] >>> Xem thêm: Bộ nhớ trong là gì? Tìm hiểu bộ nhớ trong máy tính & điện thoại Kiểm tra trên thiết bị chạy Mac OS  Ping là gì và cách thức để kiểm tra trên thiết bị chạy Mac OS là như thế nào? Theo đó để có thể kiểm tra trên thiết bị chạy Mac OS bạn cần thực hiện theo những bước cơ bản sau đây:  Bước 1: Mở Spolight ngay trên màn hình thông qua biểu tượng có hình kính lúp. Bước 2: Tại khung tìm kiếm Spotlight ở giữa của màn hình nhập vào network utility để tìm Network Utility. Khi đó sẽ hiện ra ứng dụng Network Utility. [caption id="attachment_21884" align="aligncenter" width="771"] Kiểm tra trên thiết bị chạy Mac OS[/caption] Bước 3: Click vào thẻ Ping ở đầu của cửa sổ. [caption id="attachment_21888" align="aligncenter" width="771"] Click vào thẻ Ping ở đầu của cửa sổ[/caption] Bước 4: Nhập vào địa chỉ bạn muốn Ping sau đó nhấn vào Ping. [caption id="attachment_21892" align="aligncenter" width="771"] Nhập vào địa chỉ bạn muốn Ping[/caption] Bước 5: Tiến hành xem kết quả. Ý nghĩa của thông số trả về sau khi kiểm tra Ping Ping là gì và ý nghĩa của thông số trả về sau khi kiểm tra Ping là như thế nào? Theo đó sau khi kết quả trả về có time (ms) thấp thì điều này đồng nghĩa với việc mạng của gia đình nhà bạn khá nhanh. Theo đó time giao động ổn định đồng nghĩa với việc mạng của gia đình nhà bạn rất tốt và ổn định.  Tuy nhiên ngược lại nếu như chỉ số ping này cao thì tức là time (ms) cao và mạng của gia đình nhà bạn sẽ chậm và thời gian phản hồi lâu. Điều này hiển nhiên rằng việc sử dụng mạng của bạn sẽ xảy ra một cách chậm chạp.  Nếu như bị request time out tức không thể phản hồi thì sẽ đồng nghĩa với việc kết nối internet bị ngắt kết nối hoặc bị gián đoạn. Như vậy lúc này bạn cần phải kiểm tra những thiết bị kết nối để có thể khắc phục. Những bài viết liên quan: DNS 1.1.1.1 là gì? Hướng dẫn cài đặt và thay đổi DNS 1.1.1.1 Top 6+ Cách check IP Website đơn giản, nhanh chóng Hub là gì? Hub dùng để làm gì? So sánh Hub và Switch từ A-Z Web server là gì? Tìm hiểu cơ chế hoạt động của web server Như vậy với những thông tin chi tiết được FPT Cloud cung cấp qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Ping là gì, các ý nghĩa cũng như cách thức kiểm tra thông số này. Theo đó có thể thấy được rằng đây là một trong những chỉ số khá quen thuộc khi sử dụng mạng internet và máy tính. Hy vọng rằng với những hướng dẫn về cách kiểm tra ping trên máy tính trên sẽ giúp bạn dễ dàng nắm bắt được chỉ số này. 

Rendering là gì? Tầm quan trọng của Rendering trong thiết kế đồ họa

16:26 08/03/2022
Rendering là gì? Theo đó với sự phát triển nhanh chóng của đồ họa máy tính thì render đã trở thành 1 khái niệm rất. Nó không nhận được với thiết kế mà cả người dùng phổ thông cũng biết tới và quan tâm. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này cũng như tầm quan trọng của nó hãy cùng FPT Cloud tìm hiểu qua bài viết sau.  Rendering là gì? Rendering là gì? Render hay rendering dịch ra theo nghĩa tiếng Việt là kết xuất. Theo đó đây là quá trình tạo ra một sản phẩm về kỹ thuật số cuối cùng nhờ vào một loại đầu vào cụ thể. Thông thường thuật ngữ này sẽ áp dụng cho đồ họa video và hình ảnh, tuy nhiên hiện tại nó cũng có thể sẽ đề cập tới âm thanh.  [caption id="attachment_21808" align="aligncenter" width="771"] Tìm hiểu khái niệm Rendering là gì?[/caption] Đa số những trường hợp trên thị trường hiện nay khái niệm Rendering là gì sẽ gắn liền với những yếu tố về đồ họa. Chính vì vậy ở bài viết sau sẽ chỉ xét tới khía cạnh này.  Cụ thể đầu vào của một quá trình render có thể sẽ là một tập hợp những mô hình. Mỗi một mô hình sẽ là mô tả những đối tượng 2D hay 3D với những ngôn ngữ hay cấu trúc dữ liệu đã được định nghĩa một cách chặt chẽ. Những mô tả này gồm có những thông tin về điểm nhìn, hình học, bố trí ánh sáng và chất liệu của đối tượng,... máy tính sẽ đọc những mô tả này, từ đó tạo đầu ra đó chính là file video hoặc hình ảnh ở định dạng vô cùng phổ biến như MP4, jpg,… hay hiển thị trực tiếp ngay trên màn hình. Vậy hiện tại trong thiết kế đồ họa tầm quan trọng của Rendering là gì?  >>> Xem thêm: Bộ nhớ trong là gì? Tìm hiểu bộ nhớ trong máy tính & điện thoại Tầm quan trọng của Rendering trong thiết kế đồ họa Với những thông tin trên về Rendering là gì vậy hiện tại trong thiết kế đồ họa tầm quan trọng của Rendering là gì? [caption id="attachment_21812" align="aligncenter" width="771"] Tầm quan trọng của Rendering trong thiết kế đồ họa hiện nay[/caption] Những vấn đề thực tiễn Có 2 quá trình chính trong thiết kế đồ họa đó chính là thiết kế ngay trên phần mềm cũng như kết xuất thành những sản phẩm cuối cùng. Designer (hay người thiết kế đồ họa) trong khâu thiết kế sẽ chọn những mô hình, thêm màu sắc, ánh sáng tạo hiệu ứng,... nhờ vào những dụng cụ được phần mềm thiết kế về đồ họa cung cấp. Các dữ liệu được sinh ra trong suốt quá trình thiết kế sẽ lưu trữ vào những project với nhận định dạng cũng như cấu trúc chặt chẽ thuộc phần mềm đã được sử dụng.  Thông thường những project với kích thước lớn vì có chứa rất nhiều những file thông tin mà không nén cũng như chưa được qua xử lý. Như vậy điều này đồng nghĩa với việc dù những designer đã xem trước sản phẩm trong quá trình thiết kế qua tính năng thuộc phần mềm, nhưng những Project này vẫn không phù hợp trở thành sản phẩm phục vụ cho người dùng cuối cùng hoặc cho đại đa số những mục đích thương mại.  Những hiệu ứng phức tạp ví dụ như được dùng trong quá trình làm phim thì xem trước yêu cầu phải thực thi tất cả những xử lý trong suốt thời gian thực hiện. Điều này khiến cho máy tính quá tải cũng như không thể nào hiện lên hết kết quả trong quá trình xử lý.  [caption id="attachment_21816" align="aligncenter" width="771"] Những project với kích thước lớn đang có chứa rất nhiều những file thông tin mà không nén[/caption] Tầm quan trọng của Rendering Với những vấn đề trên đây chính là những lý do để khâu tồn tại. Khi toàn bộ những hiệu ứng, lớp phủ kết hợp lại cùng với nhau và những quá trình xử lý về ánh sáng diễn ra cùng một lần. Cuối cùng kết quả được ghi nhận đó chính là 1 file sản phẩm duy nhất, hiện tại đã xử lý xong, đã tối ưu và cũng đã sẵn sàng dùng ngay không cần tới bất cứ một tác động nào.  Phân loại Rendering chi tiết Như vậy trên đây là những thông tin về khái niệm Rendering là gì cũng như tầm quan trọng của nó trong quá trình thiết kế đồ họa. Vậy hiện tại phân loại Rendering chi tiết gồm những gì? Hãy cùng điểm qua ở phần sau đây Pre-rendering Rendering là gì? Hiện tại render đang có 2 loại chính đó chính là real time rendering và pre-rendering. Theo đó Pre-rendering chính là kết xuất về hình ảnh trước và sau đó lưu thành những định dạng phổ biến để từ đó có thể đọc được nhờ vào in ấn hoặc những trình đọc file media.  [caption id="attachment_21820" align="aligncenter" width="771"] Rendering là gì? Phân loại Rendering chi tiết trên thị trường hiện nay[/caption] Thông thường Pre-rendering sẽ tạo ra hình ảnh có nhiều chi tiết, độ chân thực và có nhiều hiệu ứng phức tạp vì vậy thường được ứng dụng trong quá trình tạo poster hoặc làm phim,... Ngược lại với đó là realtime rendering. Vậy realtime rendering là gì? Realtime rendering Realtime rendering sẽ thực hiện kết xuất hình ảnh cũng như trình chiếu trong một khoảng thời gian thực vì vậy sẽ được ứng dụng chủ yếu trong đồ họa tương tác có thể kể đến như mô phỏng, video game,...  Nên lựa chọn Rendering theo CPU hay GPU? Rendering là gì? Thực chất đây cũng là một quá trình thực hiện với hàng loạt những phép tính tương tự như những tác vụ khác ở trên máy tính. Chính vì vậy nó hoàn toàn có thể thực hiện bằng cả GPU (là bộ xử lý đồ họa) và CPU (là bộ xử lý trung tâm). Nhưng trên thực tế GPU và CPU đã được tạo ra nhắm đến các tác vụ xử lý đa dạng khác nhau vì vậy render bằng GPU và CPU cũng sẽ có một số điểm khác biệt rõ ràng.   [caption id="attachment_21824" align="aligncenter" width="771"] Nên lựa chọn Rendering theo CPU hay GPU trên thị trường hiện nay?[/caption] Tìm hiểu tổng quan Rendering theo GPU và CPU Gần đây công nghệ sản xuất đã cho ra đời các CPU với hàng chục lõi. Tuy nhiên nếu như so sánh cùng với hàng ngàn những nhân xử lý có trong GPU thì đây có lẽ là một con số quá ít. Điều này là vì CPU đã được tạo ra để thực hiện xử lý một số ít những tác vụ lớn và cần thực hiện những phép tính tuần tự (hay xử lý đồng bộ) có tốc độ nhanh nhất.  Ngược lại, GPU sẽ thích hợp dùng để thực hiện nhiều tác vụ nhỏ song song (hay xử lý bất đồng bộ) và nhờ vào số lõi xử lý lớn. Những CPU hiện đại mặt khác hoàn toàn có thể quản lý với lượng RAM lên tới đơn vị là Terabyte. Tuy nhiên trong khi đó bộ nhớ của những GPU (VRAM) hiện tại chỉ giới hạn trong vài chục Gigabyte.  Kết quả của sự khác biệt Như vậy với những điểm khác biệt trên sẽ dẫn đến một số những kết quả phổ biến sau đây:  Tốc độ của render bằng GPU sẽ nhanh hơn. Tuy nhiên nếu như xét về chất lượng hình ảnh và độ chính xác của render thì CPU sẽ làm tốt hơn. Với cùng một tốc độ xử lý về đồ họa thì một GPU hoàn toàn có thể tương đương đến 5 CPU. Chính vì vậy giá thành của GPU rendering sẽ rẻ hơn khá nhiều.  Với tốc độ xử lý nhanh sẽ khiến cho GPU hoàn toàn thích hợp với những công việc cần tới việc trình diễn kết quả trong một khoảng thời gian thực ví dụ như video game hoặc mô phỏng,... [caption id="attachment_21828" align="aligncenter" width="771"] Với cùng một tốc độ xử lý về đồ họa thì một GPU hoàn toàn có thể tương đương đến 5 CPU[/caption] Như vậy qua những thông tin tổng quan và khái niệm Rendering là gì có thể thấy được rằng dường như hiện tại render bằng GPU đang là một sự lựa chọn đêm tới nhiều lợi ích hơn. Tuy nhiên trên thực tế nó không phải là tuyệt đối. Theo đó sẽ tùy thuộc vào tính chất của công việc cần tới giá thành rẻ và tốc độ cao hay cần tới bộ nhớ lớn và độ chính xác mà lựa chọn CPU hay GPU dành cho render. >>> Xem thêm: GHz là gì? Cách xác định xung nhịp CPU tính theo đơn vị GHz Top 5 phần mềm Rendering được sử dụng nhiều nhất Rendering là gì và top 5 những phần mềm Rendering đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay là gì?  [caption id="attachment_21832" align="aligncenter" width="771"] Rendering là gì? Top 5 phần mềm Rendering được sử dụng nhiều nhất trên thị trường[/caption] V-Ray Hiện tại V-ray đang là một phần mềm dành cho tất cả mọi người trong tất cả những ngành nghề đa dạng khác nhau. Theo đó V-ray hiện đang có tốc độ rendering vô cùng nhanh. Nó hoàn toàn phù hợp với phim ảnh và những studio kiến trúc nội thất.  Corona – Render Rendering là gì và Corona render là như thế nào? Theo đó đây là 1 trong những ứng dụng vô cùng nổi bật vì dễ sử dụng và tốc độ xử lý realtime rất cao. Trên thị trường hiện nay, trình render này đã và đang phát triển vô cùng nhanh chóng. [caption id="attachment_21836" align="aligncenter" width="771"] Corona render là 1 ứng dụng vô cùng nổi bật vì dễ sử dụng, tốc độ xử lý realtime rất cao[/caption] Mental Ray Hiện tại Mental ray đang là 1 ứng dụng về kết xuất đồ họa có chất lượng cao. Theo đó nó đang được sử dụng cho những sản phẩm chuyên nghiệp và được phát triển nên bởi mental images. Maxwell Render Đây đang là một trong những phần mềm hỗ trợ người dùng tạo nên ảnh mô phỏng tương tự như thật nhờ vào dữ liệu của mô hình 3D ngay trên máy tính. Vào tháng 12 năm 2004 Maxwell Render đã được giới thiệu trực tiếp ra thị trường tương tự như 1 phiên bản alpha.  [caption id="attachment_21840" align="aligncenter" width="771"] Maxwell Render đã được giới thiệu trực tiếp ra thị trường tương tự như 1 phiên bản alpha[/caption] Octane Render Render nghĩa là gì và Octane Render là như thế nào? Theo đó đã dù không phải là 1 tên tuổi lớn và nổi tiếng trên khắp thế giới của những sản phẩm 3D. Tuy nhiên trên thực tế nó cũng đang cung cấp rất nhiều những điều bổ ích dành cho những kiến trúc sư và nhà thiết kế.  Hiện tại Octane render đang có rất nhiều những tính năng mới và đồng thời đây cũng là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho render. Đặc biệt nó còn đẩy nhanh tốc độ Render lên tới 50 lần so với việc render bằng CPU dựa vào render không thiên vị. Vậy hiện tại những lưu ý để sử dụng hiệu quả Rendering là gì?  [caption id="attachment_21844" align="aligncenter" width="771"] Octane Render cũng đang cung cấp rất nhiều những điều bổ ích dành cho những kiến trúc sư[/caption] Lưu ý khi sử dụng Rendering hiệu quả Để sử dụng Rendering hiệu quả bạn cần lưu ý một số những vấn đề cơ bản sau đây: Không dùng những tính năng khác và dùng hệ thống tản nhiệt tốt Rendering là gì và những lưu ý để sử dụng hiệu quả Render là gì? Theo đó Render hoàn toàn có thể xếp vào trong tác vụ tiêu tốn nhiều nhất tài nguyên trên máy tính. Theo đó nó hoàn toàn có thể đẩy cả CPU và GPU hoạt động với công suất tối đa, đồng thời cũng tiêu tốn bộ nhớ và gần như là không giới hạn tùy thuộc vào độ phức tạp của những sản phẩm.  Chính vì vậy khi sử dụng lời khuyên cho bạn là không nên dùng những tính năng khác trong hệ thống cũng như cần hệ thống tản nhiệt tốt để không làm giảm đi tuổi thọ của linh kiện.  Lựa chọn những dòng CPU chuyên dụng Những lưu ý để sử dụng hiệu quả Rendering là gì? Khi thực hiện render bằng CPU thì bạn hãy nên lựa chọn những dòng CPU chuyên dụng ví dụ như AMD Threadripper, Intel Xeon với số lõi lớn, thiết kế chịu tải, hỗ trợ nhiều RAM và đặc biệt là để tăng tốc độ xử lý. Còn đối với GPU rendering thì những dòng AMD Firepro và NVIDIA Quadro được thiết kế có VRAM lớn cũng như driver chuyên dụng vì vậy đối với công việc render sẽ phù hợp hơn nhiều. Kết nối nhiều phần cứng/ máy tính lại [caption id="attachment_21848" align="aligncenter" width="771"] Rendering là gì? Những lưu ý khi sử dụng Rendering hiệu quả[/caption] Nếu như có tìm hiểu Rendering là gì với công việc có tính chất đặc thù hoặc khối lượng lớn thì 1 máy tính đơn lẻ dù cho có mạnh mẽ tới đâu thì cũng không thể nào render nhanh chóng được.  Như vậy giải pháp khả thi nhất trong trường hợp này đó chính là kết nối với phần cứng/ máy tính lại với nhau để từ đó có được sức mạnh xử lý rendering tốt hơn.  Tất cả những doanh nghiệp có thể tự động thiết lập những render farm với hệ thống nhận máy tính nội bộ nhằm vận hành những phần mềm tương thích với dụ như Corona hoặc Vray.  Những bài viết liên quan: Socket IO là gì? Kiến thức nền tảng cơ bản về Socket IO Source Code là gì? Top 3 công cụ tạo Source Code tốt nhất WordPress là gì? Hướng dẫn cài đặt WordPress cực đơn giản Google Forms là gì? Hướng dẫn tạo Google Forms chuyên nghiệp Qua bài viết trên FPT Cloud đã cung cấp đầy đủ cho các bạn độc giả những thông tin chi tiết nhất liên quan tới khái niệm Rendering là gì cũng như một số thông tin cần biết để có thể render đạt hiệu quả nhất. Hy vọng rằng đây sẽ là những thông tin bổ ích dành cho bạn đặc biệt là đối với những ai đang làm về thiết kế đồ họa. 

Bộ nhớ trong là gì? Tìm hiểu bộ nhớ trong máy tính & điện thoại

16:15 08/03/2022
Bộ nhớ trong hiện tại là một bộ phận rất quan trọng trong những thiết bị như điện thoại và máy tính. Tuy nhiên bạn đã bao giờ thắc mắc rằng bộ nhớ này gồm những gì và cách thức để lựa chọn phù hợp cho những thiết bị là như thế nào? Để giải đáp tất cả những thắc mắc trên hãy cùng FPT Cloud tìm hiểu qua bài viết sau.  Bộ nhớ trong là gì? Bộ nhớ trong hay Internal Memory chính là khái niệm chỉ những loại bộ nhớ đã được lắp đặt sẵn cũng như sử dụng trong những thiết bị ví dụ như máy tính bảng, điện thoại hoặc máy tính. Thông thường bộ nhớ trong máy tính sẽ có hai loại chính đó chính là bộ nhớ đệm (Cache) và bộ nhớ chính (ROM, RAM). [caption id="attachment_21744" align="aligncenter" width="771"] Bộ nhớ trong là gì?[/caption] Bộ nhớ trong của máy tính và điện thoại  Như vậy bộ nhớ trong có thể truy cập từ hệ thống một cách dễ dàng và không cần phải sử dụng tới bất kỳ một thiết bị đầu vào hoặc đầu ra nào trên thị trường hiện nay. Vậy bộ nhớ trong máy tính và điện thoại là như thế nào?  Bộ nhớ trong của máy tính  Theo đó bộ nhớ trong máy tính hiện tại có thể chia thành những thành phần cụ thể sau đây:  RAM (Random Access Memory) RAM sẽ giúp lưu trữ dữ liệu của những chương trình đang hoạt động tạm thời để CPU có thể truy xuất và xử lý nhanh chóng. Dù cho dữ liệu đang được lưu ở bất cứ một ổ nhớ nào trong RAM thì hệ thống cũng truy cập được tự do với tốc độ là như nhau. Tuy nhiên vì chỉ là một bộ nhớ tạm thời do đó khi khi tắt máy thì tất cả những dữ liệu sẽ bị xóa sạch.  Nếu như mở bất cứ một ứng dụng nào thì chip CPU sẽ nhanh chóng truy dữ liệu của ổ cứng và tạm thời lưu trữ trên RAM. Vì cách ứng dụng khi muốn hoạt động trên máy tính phải dựa vào bộ nhớ trong đó chính là RAM. Chính vì vậy những máy tính có dung lượng RAM lớn sẽ có tốc độ xử lý nhanh hơn và tránh được những tình trạng lag giật khi mở cùng một lúc nhiều chương trình.  [caption id="attachment_21748" align="aligncenter" width="771"] RAM sẽ giúp lưu trữ dữ liệu của những chương trình đang hoạt động tạm thời[/caption] Hiện tại RAM có thể chia thành 2 loại chính là: DRAM (Dynamic Random Access Memory) là bộ nhớ động.  SRAM (Static Random Access Memory) là RAM tĩnh. Đây chính là bộ nhớ lưu trữ tất cả những dữ liệu nhanh của quá trình khởi động. Thông thường dẫn máy tính trung bình trên thị trường sẽ có RAM là 4GB. Tuy nhiên nếu như muốn xử lý những chương trình nặng thì tốt nhất nên lựa chọn RAM trên 8GB để tránh tình trạng bộ nhớ bị đầy hoặc hết dung lượng.  ROM (Read Only Memory) ROM là 1 loại bộ nhớ có chức năng đọc và được nhà sản xuất ghi sẵn, chứa các chương trình giúp cho máy tính khởi động dễ dàng. ROM có chứa những thông tin bảo mật ví dụ như bo mạch chủ máy tính, BIOS.  Đây là một phần rất quan trọng vì máy tính có khởi động được không chủ yếu nhờ vào thiết bị này. Nó khác hẳn so với RAM vì dữ liệu sẽ không mất đi nếu như tắt máy và có thể đọc nhưng không thể nào sửa chữa hoặc thay đổi.  [caption id="attachment_21752" align="aligncenter" width="771"] ROM là 1 loại bộ nhớ có chức năng đọc và được nhà sản xuất ghi sẵn[/caption] Chip ROM lưu trữ được lên đến vài megabyte, trong khi đó 1 chip RAM lên tới hàng chục gigabyte.  ROM hiện tại có một số những loại cơ bản sau đây: PROM (Programmable Read-Only Memory. Nó có thể chứa những nội dung của bộ nhớ cụ thể và được lập trình duy nhất một lần với phương pháp hàn cứng. Hiện tại PROM đang có độ bền lưu trữ cao và giá thành rẻ. EPROM có thể xóa dữ liệu dễ dàng với lập trình tia cực tím. EPROM không có độ bền lưu trữ cao và giá thành cũng đắt hơn PROM. EEPROM đã được chế tạo nên bởi công nghệ bán dẫn. Nó có thể được xóa cũng như lập trình lại bằng điện nhanh chóng. >>> Xem thêm: GHz là gì? Cách xác định xung nhịp CPU tính theo đơn vị GHz Bộ nhớ đệm (Cache Memory) Hiện tại bộ nhớ Cache chính là một trong những thành phần thuộc bộ nhớ trong. Theo đó nó có tác dụng lưu trữ những thông tin, dữ liệu được dùng thường xuyên để giúp cho CPU có thể truy cập trong tương lai với tốc độ nhanh chóng hơn. Bộ nhớ đệm nhìn chung đã nằm sẵn ở trong máy tính, đồng thời cũng có tác dụng tương tự như những thành  RAM được cắm trên mainboard.  Trong bộ nhớ đệm cache nếu như càng lớn thì khi đó dung lượng sẽ càng lớn, hoạt động mượt hơn và cũng có nhiều không gian để lưu trữ hơn.  [caption id="attachment_21756" align="aligncenter" width="771"] Bộ nhớ Cache chính là một trong những thành phần thuộc bộ nhớ trong[/caption] Hiện tại cấu trúc của nó có thể chia thành ba phần khác nhau gồm có L1, L2 và L3 (trong đó  L tức là Level). Dữ liệu sẽ đi từ ổ cứng tới DRAM thông qua ba tầng cache tới CPU để xử lý. Những phần L1, L2, L3 sẽ giúp dữ liệu truyền qua được với tốc độ tăng dần để CPU xử lý nhanh nhất Bộ nhớ đệm sẽ giúp cho máy tính xử lý nhanh hơn tuy nhiên nếu như để lâu và không xóa đi sẽ khiến cho lượng file rác tăng lên và giảm hiệu suất của máy tính xuống. Tuy rằng không nên quá thường xuyên làm điều này nhưng thỉnh thoảng cũng phải dọn dẹp nếu như cảm thấy cần thiết.  Bộ nhớ trong của điện thoại  Tuy rằng hiện tại bộ nhớ trong gồm có cả bộ nhớ Cache, ROM và RAM, nhưng trên máy tính bảng, điện thoại thì thuật ngữ này chỉ dung lượng bộ nhớ sử dụng để lưu trữ những dữ liệu và không bao gồm RAM. [caption id="attachment_21760" align="aligncenter" width="771"] Bộ nhớ trong của điện thoại hiện nay[/caption] Thuật ngữ này ở trên điện thoại sẽ không giống như ở trên máy tính. Theo đó ở trên điện thoại nó hoàn toàn có thể thay đổi, ghi, suất và tùy chỉnh nhưng ROM máy tính lại là một thành phần không thể bị ghi đè hoặc thay đổi. Cách chọn thiết bị có dung lượng bộ nhớ trong phù hợp  Như vậy có thể thấy rằng bộ nhớ trong hiện tại đang là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng khi sử dụng những thiết bị di động hay máy tính. Theo đó để lựa chọn được những thiết bị với dung lượng bộ nhớ phù hợp bạn cần thực hiện theo hướng dẫn chi tiết sau đây:  Chọn dung lượng ổ cứng RAM Cách thức lựa chọn RAM máy tính Để có thể sử dụng mượt mà và đa nhiệm cơ bản mà không lo tình trạng lag giật trong suốt một khoảng thời gian dài thì tốt nhất nên lựa chọn bộ nhớ trong khoảng từ 8GB RAM trở lên. Nhưng với những ai sử dụng để làm đồ họa, chơi game thường xuyên thì nên lựa chọn RAM 16GB để có thể đáp ứng được nhu cầu cá nhân.  Những tác vụ đồ họa, lập trình và dựng phim thường xuyên hay đa nhiệm với rất nhiều những tác vụ web nặng thì tốt nhất nên lựa chọn trong khoảng từ 32GB trở lên.  [caption id="attachment_21764" align="aligncenter" width="771"] Cách thức lựa chọn RAM máy tính hiện nay[/caption] Cách thức lựa chọn bộ nhớ ổ cứng cho máy tính Với bộ nhớ SSD thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn trong khoảng từ 128GB nếu như có nhu cầu cài hệ điều hành. Và sau đó hoàn toàn có thể sử dụng song song SSD cùng với HDD để thực hiện lưu trữ dữ liệu. Với HDD thì nên lựa chọn từ 1TB lên nhầm đáp ứng nhu cầu lưu trữ trong một khoảng thời gian dài.  Chọn dung lượng ROM trong cho điện thoại Hiện tại trên điện thoại dung lượng thấp nhất nên lựa chọn đó chính là 64GB vì thói quen quay video và chụp ảnh thường xuyên của người dùng.  Bên cạnh đó các ứng dụng điện thoại trên thị trường hiện nay cũng có dung lượng trung bình lên tới vài trăm MB. Ngoài ra chưa kể tới những file bộ nhớ đệm đã được tạo ra khi ứng dụng hoạt động sẽ khiến cho bộ nhớ bị đầy. Do đó tối thiểu 64GB là dành cho những người dùng cơ bản. Những hãng điện thoại hiện tại cũng đã đưa ra mất dung lượng thấp nhất dành cho bộ nhớ đó chính là 64GB.  [caption id="attachment_21768" align="aligncenter" width="771"] Chọn dung lượng ROM trong cho điện thoại phù hợp[/caption] Hướng dẫn xem dung lượng ổ cứng trên máy tính và điện thoại  Ổ cứng là một trong những thành phần không thể thiếu của điện thoại và máy tính. Nó được sử dụng để có thể lưu trữ những dữ liệu cũng như thông số quan trọng người dùng quan tâm nhất đó chính là dung lượng. Vậy liệu rằng bạn đã biết được cách thức kiểm tra dung lượng trong ổ cứng hay chưa?  Xem dung lượng ổ cứng trên máy tính Cách thức kiểm tra dung lượng của ổ cứng SSD  Bước 1: Click chuột phải vào mục My Computer, sau đó chọn vào Manage Bước 2: Click vào Disk Management [caption id="attachment_21772" align="aligncenter" width="771"] Hướng dẫn cách thức kiểm tra dung lượng của ổ cứng SSD[/caption] Theo như hình trên thì mục Disk 0, chính là tổng dung lượng trên ổ cứng của bạn. Theo đó máy tính hiển thị là 298.09 GB. Tại mục Capacity sẽ thể hiện dung lượng của những ổ máy tính. Theo đó hầu hết Windows sẽ thể hiện số dung lượng trên ổ cứng nhỏ hơn thông số nhà sản xuất đã ghi ở trên ổ cứng. Nếu như ổ cứng là 320GB thì khi đó máy tính chỉ thể hiện 298.09 GB. Điều này là vì các quy ước về khái niệm GB trong Windows hoàn toàn khác so với những hãng sản xuất ổ cứng. Cụ thể: Với những nhà phát hành ổ cứng hiện tại đang quy ước Gigabyte = GB =10003=1.000.000.000 byte. Với Windows thì Gibibyte = GB = 10243 = 1.073.741.824 byte.  Do sự khác biệt này nên những ổ cứng 320GB Windows sẽ ghi nhận là 298GB. Đối với những ổ 500GB thì sẽ thể hiện thông số là 465,5GB. Khi tiến hành kiểm tra dung lượng ổ cứng trống bạn hoàn toàn có thể biết mức độ tiêu hao của những phần mềm, chương trình, dung lượng video, và hình ảnh cũng như file cài đặt,... Cách thức kiểm tra dung lượng trống trên ổ cứng máy tính  Theo đó để kiểm tra dung lượng trống trên ổ cứng máy tính bạn có thể thực hiện theo hai cách đơn giản sau đây:  Cách 1:  Mở My Computer, sau đó click chuột phải vào trong ổ đĩa cần xem và chọn Properties. Khi đó sẽ hiển thị dung lượng ổ đĩa trống.  [caption id="attachment_21776" align="aligncenter" width="771"] Cách thức kiểm tra dung lượng trống trên ổ cứng máy tính[/caption] Bên cạnh đó đối với Windows 7 trở đi thì bạn hoàn toàn có thể theo dõi dung lượng bộ nhớ trong rất đơn giản ngay sau khi mở lên computer My Computer. Cách 2:  Sử dụng Disk Manager bằng cách bấm tổ hợp Windows + R để có thể mở hộp thoại Run, sau đó để mở thì gõ diskmgmt.msc. [caption id="attachment_21780" align="aligncenter" width="771"] Cách thức kiểm tra dung lượng trống trên ổ cứng máy tính bằng Disk Manager[/caption] Tại đây bạn hoàn toàn có thể theo dõi dung lượng bộ nhớ trong trống của toàn bộ đĩa hiện đang có trên máy tính.  [caption id="attachment_21784" align="aligncenter" width="771"] Theo dõi dung lượng bộ nhớ trong trống của toàn bộ đĩa hiện đang có trên máy tính[/caption] Tuy nhiên cần lưu ý nếu như ổ đĩa chuẩn bị hết dung lượng thì phải có những biện pháp để xóa bớt những file không cần thiết hoặc mở rộng để cải thiện được dung lượng. Đặc biệt là đối với ổ đĩa C thông thường nếu như chuẩn bị hết dung lượng trống thì sẽ phát sinh ra nhiều trục trặc và khiến cho máy tính của bạn bị giảm hiệu năng trong suốt quá trình hoạt động. Theo đó bạn hoàn toàn có thể tăng dung lượng bộ nhớ trong bằng nhiều thủ thuật khác nhau.  Xem dung lượng ổ cứng trên điện thoại Như đã biết hiện tại bộ nhớ trong chính là một trong các thông số để người dùng có thể biết được ngay sau khi kiểm tra cấu hình của điện thoại. Theo đó cách kiểm tra cấu hình của điện thoại có thể thực hiện đơn giản theo hướng dẫn sau đây: Kiểm tra cấu hình của Android Đề kiểm tra cấu hình của Android bạn có thể thực hiện theo hai cách đơn giản sau đây:  Cách 1: Truy cập vào phần "Cài đặt", sau đó chọn "Chăm sóc thiết bị" chọn vào  "Lưu trữ hoặc Bộ nhớ". Khi đó sẽ thấy dung lượng của RAM và ROM ngay trên thiết bị. Cách 2: Tải ứng dụng kiểm tra CPU-Z. Sau khi tải xong cần khởi động để biết được chi tiết cấu hình điện thoại bằng cách chọn thẻ "DEVICE". Sau đó sẽ hiển thị cấu hình gồm có hẹn sản xuất, tên máy, kích thước của màn hình, trọng lượng, độ phân giải của màn hình, dung lượng của bộ nhớ trong và tổng dung lượng RAM,... [caption id="attachment_21788" align="aligncenter" width="771"] Hướng dẫn kiểm tra cấu hình của Android[/caption] >>> Xem thêm: Lỗi 502 Bad gateway là gì? Nguyên nhân & cách khắc phục từ A-Z Kiểm tra RAM của điện thoại iPhone Đề kiểm tra bộ nhớ trong của điện thoại iPhone bạn cần thực hiện theo các bước đơn giản sau đây: Bước 1: Tải về điện thoại ứng dụng Battery Pro. Bước 2: Sau khi tải bạn sẽ biết các thông tin về cấu hình của điện thoại. Để có thể kiểm tra thông tin liên quan tới bộ nhớ, RAM và CPU bạn chỉ cần nhấn vào đó và tất cả những thông tin sẽ được hiện ra.  [caption id="attachment_21792" align="aligncenter" width="771"] Hướng dẫn kiểm tra RAM của điện thoại iPhone[/caption] Cách kiểm tra RAM còn trống trên điện thoại Khi kiểm tra dung lượng bộ nhớ trong còn trống sẽ giúp cho người dùng có thể kiểm soát được bộ nhớ đã sử dụng hoặc bộ nhớ còn trống một cách dễ dàng. Từ đó có thể dễ dàng chủ động xóa bớt đi những ứng dụng đang chạy nền để trả lại bộ nhớ trống cho thiết bị với ứng dụng không có nhu cầu dùng tuy nhiên vẫn chạy nền dưới phần cứng.   Việc kiểm tra dung lượng bộ nhớ trong còn trống sẽ giúp tăng khả năng xử lý thiết bị và giúp cho điện thoại xử lý được mượt mà hơn. Đặc biệt là tránh tình trạng thoát ứng dụng đột ngột, không mở ứng dụng được và liên quan tới các ứng dụng khác.  Để kiểm tra RAM còn trống trên điện thoại bạn có thể thực hiện theo hai cách đơn giản sau đây:  Cách 1: Chạm giữ trên màn hình chính sau đó chọn vào widget và chọn widget. Nhấn giữ sau đó đưa ra bên ngoài màn hình chính và chọn Widget đã hiển thị ở trên màn hình. [caption id="attachment_21796" align="aligncenter" width="771"] Hướng dẫn cách kiểm tra RAM còn trống trên điện thoại[/caption] Cách 2: Sử dụng những ứng dụng về quản lý bộ nhớ của từ bên thứ 3 ví dụ như CCleaner hay Clean Master,… Những ứng dụng này đều hoàn toàn miễn phí và được nhận sự đánh giá cao từ phía người dùng trước đó.  Những bài viết liên quan: CRUD là gì? So sánh điểm khác biệt giữa CRUD và REST PuTTY là gì? Hướng dẫn tải và cài đặt PuTTY trên các hệ điều hành Máy ảo là gì? 4 Phần mềm máy ảo miễn phí tốt nhất hiện nay Cloudflare là gì? Hướng dẫn sử dụng Cloudflare từ A – Z Như vậy qua bài viết trên FPT Cloud đã cung cấp đầy đủ những thông tin liên quan tới bộ nhớ trong trên thiết bị di động và máy tính. Có thể thấy rằng đây là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng và rất nhiều người hiện đang quan tâm, tìm hiểu. Hy vọng rằng với những thông tin chi tiết về cách thức kiểm tra trên sẽ giúp cho bạn thực hiện thành công cũng như có được thông tin mà bản thân mong muốn.

Lỗi 502 Bad gateway là gì? Nguyên nhân & cách khắc phục từ A-Z

15:55 08/03/2022
502 Bad Gateway hiện tại là 1 lỗi mã trạng thái HTTP. Điều này Đồng nghĩa với việc 1 máy chủ sẽ nhận được 1 phản hồi không hợp lệ của 1 máy chủ khác. Đây là 1 lỗi rất thường xuyên gặp phải khi sử dụng máy tính. Để hiểu rõ hơn về lỗi 502 Bad Gateway là gì, nguyên nhân và cách khắc phục, hãy cùng FPT Cloud tìm hiểu qua bài viết sau. 502 Bad gateway là lỗi gì?  Mỗi khi người dùng truy cập trực tiếp vào 1 trang Web hoặc trình duyệt sẽ gửi một yêu cầu tới máy chủ Web. Theo đó máy chủ web sẽ nhận và xử lý những yêu cầu. Ngay sau đó sẽ gửi lại những tài nguyên đã được yêu cầu với tiêu đề là HTTP cũng như mã trạng thái HTTP.  [caption id="attachment_21626" align="aligncenter" width="771"] Lỗi 502 Bad Gateway là gì?[/caption] Mã trạng thái HTTP thông thường sẽ không được nhìn thấy ngoại trừ những trường hợp gặp sự cố. Về cơ bản thì đây là cách máy chủ thông báo tới cho người dùng biết được đã xảy ra sự cố và đi kèm với mã là cách chuẩn đoán sự cố.  Hiện tại có rất nhiều những loại mã lỗi về trạng thái 500 đa dạng khác nhau (bao gồm 500, 501, 502, 503, 504 và 520, v.v...). Theo đó mỗi mã sẽ có ý nghĩa khác nhau một chút. Các lỗi này sẽ cho thấy được rằng yêu cầu đã chấp nhận, tuy nhiên máy chủ ngăn chặn lại vì thực hiện những yêu cầu này.  Đối với trường hợp error 502 Bad Gateway thì nó đặc biệt có ý nghĩa là 1 máy chủ. Trong quá trình hoạt động giống như 1 proxy hay gateway đã nhận được những phản hồi không hợp lệ của máy chủ inbound. >>> Xem thêm: RAID là gì? Các loại RAID và cách triển khai hiệu quả nhất Dấu hiệu của lỗi 502 Bad gateway Hiện tại lỗi 502 Bad Gateway trên mỗi một trang web sẽ khác nhau. Nhưng nếu như gặp lỗi này thì bạn sẽ nhìn thấy 1 số những thông báo lỗi cơ bản sau đây: "502. That's an error." "502 Service Temporarily Overloaded" "502 Bad Gateway" "Error 502" "502 Proxy Error" "Temporary Error (502)" "HTTP 502" "HTTP Error 502 - Bad Gateway",... Lỗi 502 Bad Gateway đang hiển thị tại cửa sổ trình duyệt Internet cũng sẽ tương tự như tại trang web. Đối với Twitter "Fail Whale" là 1 lỗi "khét tiếng". Lỗi này có bản chất là lỗi 502 Bad Gateway. [caption id="attachment_21630" align="aligncenter" width="771"] Dấu hiệu của lỗi 502 Bad gateway trên mỗi một trang web sẽ khác nhau[/caption] Thông thường trong Windows Update lỗi Bad Gateway tạo ra thông báo lỗi WU_E_PT_HTTP_STATUS_BAD_GATEWAY hoặc mã lỗi 0x80244021 Thông thường khi những dịch vụ của Google ví dụ như Gmail hoặc Google search xảy ra lỗi 502 Bad Gateway sẽ hiển thị là Server Error (hay lỗi máy chủ). Ngoài ra trong 1 số trường hợp, trên màn hình chỉ hiện thị 1 cách đơn giản là 502. Nguyên nhân dẫn đến 502 Bad gateway Lỗi 502 Bad Gateway thông thường xảy ra là vì sự cố của những máy chủ trực tuyến và bạn không thể nào kiểm soát được nó.  Tuy nhiên cần lưu ý rằng: Thông thường hệ thống thực hiện quản lý web server thuộc Microsoft IIS sẽ cung cấp những thông tin chi tiết hơn cho người dùng về nguyên nhân của lỗi 502 Bad Gateway. Theo đó nó sẽ cung cấp thông qua việc bổ sung thêm những thông số sau 502. Ví dụ “HTTP Error 502.3 - Web-server-received-an-invalid-response-while-acting-as-a-gateway-or-proxy” Lỗi 502 Bad gateway ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả SEO? [caption id="attachment_21634" align="aligncenter" width="771"] Lỗi 502 Bad gateway ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả SEO hiện nay?[/caption] Trong trường hợp nếu như website ngừng hoạt động một khoảng thời gian dài. Có thể là vài giờ thì khi đó Google có thể có lỗi 502 Bad gateway này là 1 vấn đề cấp bách cần phải giải quyết. Chính vì điều này hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới thứ hạng của trang Web.  10 Cách khắc phục 502 Bad gateway hiệu quả nhất  Trước khi tìm hiểu về cách khắc phục lỗi 502 Bad Gateway, hãy cùng điểm qua những nguyên nhân chính gây ra lỗi này ngay sau đây. Theo đó: Chủ yếu là vì sự xung đột của máy chủ trực tuyến và máy chủ của bạn.  Cấu hình của máy chủ bị sai hoặc bị quá tải vì lượng traffic quá lớn.  Có thể lỗi này là vì trình duyệt của bạn.  Có sự cố đối với plugin, DNS hoặc bộ nhớ cache trình duyệt.  Như vậy để sửa lỗi 502 Bad Gateway này một cách hiệu quả cần thực hiện theo hướng dẫn chi tiết sau đây Tải lại trang web Để khắc phục được lỗi này hãy thử tải trang Web lại một lần nữa. Theo đó bạn có thể thực hiện bằng cách click vào nút Reload/ Refresh hoặc nhấn vào phím F5. [caption id="attachment_21638" align="aligncenter" width="771"] 10 Cách khắc phục 502 Bad gateway hiệu quả nhất dành cho máy tính hiện nay[/caption] Nếu như lỗi 502 Bad Gateway này không xuất hiện lại nữa sẽ đồng nghĩa với việc quá trình truy cập của bạn chỉ gặp vấn đề một cách tạm thời và sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều.  Sử dụng một trình duyệt khác Hiện tại có một số trường hợp trình duyệt của bạn gặp vấn đề và khiến cho việc kết nối của thiết bị cũng như server gặp một số trục trặc. Chính vì vậy hãy thử dùng chế độ ẩn danh hoặc sử dụng cho người khác để trực tiếp truy cập vào trong trang Web. Nếu như việc truy cập diễn ra một cách bình thường thì khi đó lỗi 502 bad gateway này sẽ xuất phát chủ yếu từ website của bạn. [caption id="attachment_21642" align="aligncenter" width="771"] Cách khắc phục 502 Bad gateway hiệu quả nhất là sử dụng một trình duyệt khác[/caption] Như vậy bạn có thể thực hiện gỡ bỏ cài đặt này đi và tải cũng như cài đặt trình duyệt lại để có thể khắc phục được lỗi.  Một số những trình duyệt khác mà bạn có thể sử dụng có thể kể đến như Microsoft Edge, Opera, Chrome hay Firefox,... Khởi động trình duyệt web lại Lỗi 502 Bad Gateway này rất có thể xảy ra là vì máy tính gặp sự cố tại quá trình duyệt trang Web. Theo đó cách thức đơn giản nhất để có thể khắc phục được lỗi này đó chính là khởi động trình duyệt lại bằng cách đóng toàn bộ những tab có trên trình duyệt. Ngay sau đó cần mở lại trình duyệt và đồng thời thử mở lại trang Web muốn truy cập.  [caption id="attachment_21646" align="aligncenter" width="771"] Cách thức đơn giản nhất khắc phục được lỗi này đó chính là khởi động trình duyệt lại[/caption] Kiểm tra, khởi động lại những thiết bị mạng Trong một số trường hợp đôi khi những sự cố trên switches, router, modem hay những thiết bị hệ thống mạng cũng là nguyên nhân chính gây ra lỗi này. Đối với trường hợp này thì bạn chỉ phải khởi động lại những thiết bị như switches, router, modem,... là hoàn tất.  Khởi động lại máy tính Hiện tại một số những sự cố tạm thời trong suốt quá trình máy tính kết nối cùng với internet có thể sẽ là nguyên nhân chính để gây ra lỗi 502 Bad Gateway này. Chính vì vậy cách đơn giản nhất để có thể khắc phục được tình trạng này đó chính là khởi động máy tính của bạn lại.  Xóa bộ nhớ cookies hoặc cache của trình duyệt Một trong những cách thức để có thể khắc phục được lỗi 502 Bad Gateway đó chính là xóa bộ nhớ cookies hoặc cache của trình duyệt. Cụ thể: Xóa bộ nhớ cache  [caption id="attachment_21650" align="aligncenter" width="771"] Xóa bộ nhớ cache trong trình duyệt để có thể khắc phục được lỗi này trên máy tính[/caption] Chính bộ nhớ cache đôi khi sẽ khiến trình duyệt tạm thời không cập nhật dữ liệu mới được khi lỗi 502 Bad Gateway này đã khắc phục. Theo đó nên thử xóa cache rồi tải lại trang để có thể kiểm tra trước khi thử những cách thức phức tạp hơn phía sau. Xóa cookies  Những File bị lỗi hoặc những file đã "lỗi thời" lưu trữ trên trình duyệt có thể là nguyên nhân chính gây ra lỗi 502 Bad Gateway này. Trong trường hợp nếu như bạn đã sử dụng phương pháp xóa bộ nhớ cache nhưng thi đó trình duyệt vẫn không thể nào khắc phục được lỗi này thì có thể bạn nên thử xóa cookies để khắc phục. Thay đổi DNS Đối với trường hợp nếu như bạn là một người lập trình web thì website thực hiện thay đổi dịch vụ hosting hay chuyển qua dùng 1 địa chỉ IP mới chắc chắn sẽ khiến cho người dùng không thể truy cập vào dữ liệu của Web ngay lập tức. Theo đó bạn nên kiểm tra tình huống trong quá trình chuyển đổi lại, việc này thông thường sẽ mất tới vài giờ để có thể hoàn thành.  [caption id="attachment_21654" align="aligncenter" width="771"] Cách khắc phục 502 Bad gateway hiệu quả nhất là thay đổi DNS[/caption] Còn đối với trường hợp nếu như bạn là người trực tiếp chi cập vào trang Web thì có thể thay đổi một DNS khác. Theo đó có thể kể đến như sử dụng những Google Public DNS thay vì dùng DNS mặc định để truy cập vào trang web. >>> Xem thêm: SAP là gì? Các lợi ích và ứng dụng của phần mềm SAP Xóa cached DNS Lỗi 502 Bad Gateway xảy ra có thể là vì Cached DNS bị sai hay cũ. Trong trường hợp này bạn chỉ cần thực hiện flush DNS là hoàn tất. Theo đó để xóa cached DNS cần thực hiện theo những bước sau: Với máy Windows thực hiện: Bước 1: Sử dụng tổ hợp Windows + R, sau đó gõ cmd và nhấn OK để mở Windows command prompt. [caption id="attachment_21658" align="aligncenter" width="771"] Xóa cached DNS trên máy Windows bằng tổ hợp Windows + R[/caption] Bước 2: Gõ "ipconfig /flushdns" sau đó nhấn Enter. [caption id="attachment_21662" align="aligncenter" width="771"] Gõ "ipconfig /flushdns" sau đó nhấn Enter để có thể xóa cached DNS trên máy Windows[/caption] Với MacOS thực hiện: Bước 1: Nhấn Command + Space sau đó tìm kiếm "Terminal" ở trên Spotlight và nhấn đúp chuột vào kết quả đầu tiên để mở Terminal. [caption id="attachment_21666" align="aligncenter" width="771"] Xóa cached DNS trên máy MacOS bằng tổ hợp Command + Space[/caption] Bước 2: Nhập mã sau "sudo dscacheutil –flushcache". [caption id="attachment_21670" align="aligncenter" width="771"] Nhập mã sau "sudo dscacheutil –flushcache" để xóa cached DNS trên máy MacOS[/caption] Kiểm tra Plugins lại Một trong những cách thức để có thể khắc phục được lỗi 502 Bad Gateway này đó chính là kiểm tra lại extensions và plugins. Chính vì vậy rất có thể nguyên nhân dẫn tới lỗi này là vì caching plugin. Để có thể xác định được có phải là do caching plugin bạn nên vô hiệu hóa nó trong một khoảng thời gian ngắn. Theo đó bước đầu tiên là di chuyển đến thư mục wp-content  sau đó đổi tên thư mục plugins. Nếu như trang Web hoạt động lại bình thường ngay sau khi vô hiệu hóa toàn bộ plugin thì điều này đồng nghĩa với việc một trong những plugin đã gây ra lỗi. Ngày sau đó bạn hoàn toàn có thể đổi lại tên thư mục trở thành plugins như ban đầu. Ngay sau đó nên thử lần lượt vô hiệu hóa mỗi một plugin để có thể xác định chính xác được plugin nào đã gây lỗi. Khởi động ở chế độ Safe Mode [caption id="attachment_21674" align="aligncenter" width="771"] Cách khắc phục 502 Bad gateway hiệu quả nhất là khởi động ở chế độ Safe Mode[/caption] Nguyên nhân chính gây ra lỗi 502 Bad Gateway này rất có thể là với những tiện ích mở rộng hay do cài đặt trình duyệt. Chính vì vậy hãy thử chạy trình duyệt với chế độ ẩn danh (Safe Mode) vì nếu như trình duyệt chạy ở chế độ này thì nó sẽ chạy với những thiết lập mặc định, sẽ không có toolbar, tiện ích mở rộng và add-on. Ngoài ra bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp tới nhà cung cấp dịch vụ mạng hoặc liên hệ tới website để có thể khắc phục được tình trạng này. Tất cả những cách thức khắc phục trên vô cùng đơn giản và tốt nhất bạn nên thử khắc phục ngay tại nhà trước khi tốn chi phí sửa chữa. Những bài viết liên quan: Lỗi 552 là gì? Cách sửa lỗi Connection timed out nhanh nhất Hướng dẫn chỉnh sửa Theme WordPress từ cơ bản đến nâng cao Cách sửa lỗi “Server Execution Failed” Đơn Giản & Hiệu Quả IDS là gì? Phân tích so sánh IDS, IPS và tường lửa chi tiết Như vậy qua bài viết trên FPT Cloud đã cung cấp tất cả những thông tin chi tiết liên quan đến lỗi 502 Bad Gateway. Theo đó có thể thấy rằng đây là một lỗi rất thường xuyên gặp phải khi truy cập trang Web. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lỗi này và cách thức khắc phục hiệu quả.

RAID là gì? Các loại RAID và cách triển khai hiệu quả nhất

15:42 08/03/2022
RAID là gì? Hiện tại RAID có chức năng là gia tăng khả năng truy xuất dữ liệu và đọc/ghi từ đĩa cứng rất hiệu quả. Đặc biệt đây còn là một phương án dự phòng nếu bị đánh cắp hệ thống lưu trữ và nhiều ưu điểm nổi bật khác. Để hiểu được rõ hơn về RAID là gì, lịch sử ra đời cũng như phương thức lưu trữ, hãy cùng điểm qua những thông tin chi tiết sau. RAID là gì?  RAID là từ viết tắt của cụm Redundant Arrays of Independent Disks. Vậy RAID là gì? Theo đó đây là hình thức gộp rất nhiều những ổ đĩa cứng vật lý trở thành 1 hệ thống ổ đĩa cứng với chức năng gia tăng khả năng truy xuất dữ liệu và đọc/ghi từ đĩa cứng. Để có thể gia tăng sự an toàn dữ liệu có trên hệ thống đĩa hay kết hợp cả 2 yếu tố nêu trên.  [caption id="attachment_21574" align="aligncenter" width="800"] RAID là gì?[/caption] Lịch sử ra đời của RAID Qua khái niệm RAID là gì trên có thể thấy rằng hiện thức này khá quan trọng. Theo đó để hiểu rõ hơn khái niệm RAID là gì này ra đời như thế nào, hãy cùng điểm qua lịch sử ra đời của RAID ngay sau đây. RAID lần đầu tiên được phát triển tại trường Đại học California vào năm 1987 ở Berkeley (Hoa Kỳ). Theo đó nó được phát triển nên với các đặc điểm chỉ ghép những phần đĩa cứng nhỏ hơn qua phần mềm nhằm tạo ra được 1 hệ thống đĩa với dung lượng lớn hơn để có thể thay thế cho những ổ cứng có dung lượng lớn và giá đắt vào thời bấy giờ. Dù ở thời điểm hiện tại, nó không còn tồn tại nữa, tuy nhiên RAB, viết tắt của RAID Advisory Board - Hội đồng tư vấn và phát triển RAID đã ra thành lập vào tháng 7/1992 nhằm lập ra, định hướng những tiêu chuẩn và định dạng cho RAID. Theo đó RAB đã phân ra những loại cấp độ RAID khác nhau, những tiêu chuẩn phần cứng dùng RAID. Hiện tại nó đã phân ra làm 7 loại cấp độ RAID khác nhau, từ cấp độ 0 tới 6. [caption id="attachment_21578" align="aligncenter" width="800"] RAID là gì, lịch sử ra đời của RAID là như thế nào?[/caption] >>> Có thể bạn quan tâm: SAP là gì? Các lợi ích và ứng dụng của phần mềm SAP Phân loại RAID theo cấp độ  RAID là gì? Phân loại RAID theo cấp độ là như thế nào? Theo RAB thì hiện tại RAID đang được chia làm 7 cấp độ (level) khác nhau, mỗi một cấp độ sẽ có những tính năng riêng và hầu hết chúng đều được xây dựng nên từ 2 cấp độ cơ bản đó chính là RAID 0 cũng như RAID 1. Cụ thể: RAID 0 Tìm hiểu về RAID 0 phải có ít nhất là 2 ổ đĩa (cũng có thể dùng 1 ổ đĩa). Theo đó tổng quát ta sẽ có n ổ đĩa (n >= 2) và những đĩa phải cùng loại với nhau. Dữ liệu sẽ chia thành nhiều phần bằng với nhau. Ví dụ khi sử dụng 2 ổ cứng 80GB thì khi đó hệ thống đĩa sẽ là 160GB. Vậy ưu và nhược điểm của RAID là gì?  Ưu điểm:  Giúp tăng tốc độ ghi / đọc đĩa: mỗi một đĩa chỉ cần ghi  / đọc 1/n số lượng dữ liệu đã được yêu cầu.  Theo như lý thuyết thì tốc độ khi đó sẽ tăng lên n lần. Nhược điểm:  [caption id="attachment_21582" align="aligncenter" width="800"] Tìm hiểu về RAID 0 phải có ít nhất là 2 ổ đĩa[/caption] Tuy nhiên tính an toàn sẽ thấp. Trong trường hợp nếu như 1 đĩa bị hư thì khi đó dữ liệu trên toàn bộ những đĩa còn lại sẽ không sử dụng được nữa. Như vậy xác suất mất dữ liệu sẽ tăng lên n lần so với việc sử dụng ổ đĩa đơn rất nhiều. RAID 1  RAID là gì? Theo đó RAID 1 hiện tại đang là dạng cơ bản nhất và có khả năng đảm bảo được độ an toàn cho dữ liệu. Tương tự như RAID 0, hiện tại RAID 1 đòi hỏi có ít nhất 2 đĩa cứng để có thể làm việc. Dữ liệu sẽ được ghi trực tiếp vào 2 ổ giống hệt với nhau (Mirroring). Đối với trường hợp 1 ổ gặp trục trặc thì ổ còn lại sẽ hoạt động bình thường tiếp tục. Người dùng hoàn toàn có thể thay thế những ổ đĩa bị hỏng và không cần phải lo lắng tới tình trạng thông tin bị thất lạc. Với RAID 1 thì hiệu năng không là yếu tố hàng đầu do đó không quá ngạc nhiên nếu như đây không phải sự lựa chọn của những ai có niềm đam mê với tốc độ. Nhưng với nhà quản trị mạng hay đối với những ai phải quản lý thông tin quan trọng nhiều thì hệ thống này là thứ không thể nào thiếu. Hệ thống RAID 1 có dung lượng cuối cùng bằng với dung lượng của ổ đơn (với 2 ổ đĩa 80GB chạy RAID 1 này sẽ cho hệ thống thấy duy nhất 1 ổ đĩa  RAID 80GB). [caption id="attachment_21586" align="aligncenter" width="800"] RAID 1 hiện đang là dạng cơ bản nhất và có khả năng đảm bảo được độ an toàn cho dữ liệu[/caption] RAID 2  RAID là gì? Theo đó RAID 2 chính là cấp độ duy nhất không dùng 1 hay nhiều kỹ thuật “tiêu chuẩn” ví dụ như stripe, mirror và/hay parity (tính chẵn lẻ – chính là những dữ liệu bổ sung đã được dùng cho quá trình khôi phục). Hiện tại RAID 2 dùng 1 thứ giống như stripe có parity, tuy nhiên sẽ không giống với cách được sử dụng trong những cấp độ RAID là 3, 4, 5 và 6. Theo đó dữ liệu của RAID 2 hiện tại sẽ được stripe với cấp độ bit và phân bố thông qua nhiều những ổ đĩa dự phòng cũng như ổ đĩa dữ liệu. Những bit dự phòng sẽ được tính bằng mã Hamming. Đây là 1 dạng Mã Sửa Lỗi (Error Checking & Correcting hay Error Correcting Code - ECC). Ngay khi có những hoạt động stripe dữ liệu thì các mã này sẽ được tính toán cũng như ghi cùng dữ liệu lưu vào trong ổ đĩa ECC riêng biệt. Nếu như hoạt động đọc dữ liệu xuất hiện, các mã ECC sẽ được đọc nhằm xác nhận không có bất cứ lỗi nào xảy ra từ khi ghi dữ liệu. Nếu như 1 lỗi đơn xảy ra thì nó ngay lập tức sẽ được sửa. RAID 2 có khả năng chịu lỗi của 1 ổ đĩa. Nó đòi hỏi 1 bộ điều khiển đắt tiền, phức tạp và chuyên dụng. RAID 2 hiếm khi được dùng vì chi phí triển khai là quá lớn (1 hệ thống điển hình sẽ yêu cầu tới 4 ổ đĩa ECC và 10 ổ đĩa dữ liệu), có hiệu suất cũng không cao (vì stripe đang ở cấp độ bit). [caption id="attachment_21590" align="aligncenter" width="800"] RAID 2 hiếm khi được dùng vì chi phí triển khai là quá lớn[/caption] RAID 5 RAID là gì? Theo đó hiện tại RAID 5 chính là sự cải tiến hoàn hảo của RAID 0. Nó hiện đang cung cấp cơ chế về khôi phục dữ liệu, những Parity sử dụng để khôi phục những dữ liệu được phân bố 1 cách đồng đều trên toàn bộ những ổ đĩa cứng. Dữ liệu A giả sử được phân tách thành 3 thành phần là A1, A2 và A3 thì khi đó dữ liệu sẽ được phân chia thành 3 phần có chứa trên những ổ đĩa cứng 0, 1 và 2 (tương tự như RAID 0). Theo đó phần ổ đĩa cứng 3 sẽ chứa Parity của A1 A2 A3 nhằm khôi phục những dữ liệu có thể mất đi ở ổ đĩa cứng 0, 1 và 2. Dữ liệu B sẽ được chia B1 B2 B3, Parity của nó sẽ là Bp, với thứ tự là B1 B2 B3 lưu trữ ở ổ 0 1 3, còn Bp sẽ lưu trữ ở ổ 2. Những Parity sẽ được tuần tự lưu trữ tại những ổ đĩa cứng. RAID 5 sẽ cho phép có 1 ổ cứng tối đa bị chết ở 1 thời điểm, nếu như có nhiều hơn một ổ cứng ở một thời điểm bị chết thì tất cả dữ liệu sẽ mất hết. Ngoài ra RAID 5 hiện tại cũng yêu cầu những ổ cứng tham gia vào RAID bắt buộc có dung lượng bằng với nhau. Tính dung lượng chính xác của RAID 5 cuối cùng bằng cách sau: [(Số lượng những ổ cứng tham gia vào RAID) - 1] x (Dung lượng của một ổ cứng)  Tối thiểu yêu cầu của RAID 5 phải có ít nhất là 3 ổ cứng. Vậy hiện tại phương thức lưu trữ cơ bản trong RAID là gì? [caption id="attachment_21594" align="aligncenter" width="800"] RAID 5 chính là sự cải tiến hoàn hảo của RAID 0[/caption] Phương thức lưu trữ cơ bản trong RAID  Hiện tại những phương thức chính để lưu trữ dữ liệu trong mảng gồm có: Phân chia dải (Striping): Tách luồng dữ liệu thành những khối với kích thước nhất định (kích thước khối) và sau đó viết mỗi khối này qua mỗi RAID. Cách thức để lưu trữ những dữ liệu này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất. Mirroring: Là 1 kỹ thuật lưu trữ và trong đó những bản sao dữ liệu mà giống hệt với nhau sẽ được lưu trữ trên những thành viên RAID cùng 1 lúc. Loại vị trí của dữ liệu này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất cũng như khả năng chịu lỗi. Parity: hiện tại là 1 kỹ thuật lưu trữ sử dụng những phương pháp tổng kiểm tra và phân loại. Trong kỹ thuật chẵn lẻ thì 1 hàm chẵn lẻ nhất định sẽ được tính cho những khối dữ liệu. Nếu như 1 ổ đĩa bị lỗi, thì khối bị thiếu sẽ được tính lại từ tổng kiểm tra và cung cấp về khả năng chịu lỗi RAID. [caption id="attachment_21598" align="aligncenter" width="800"] Phương thức lưu trữ cơ bản trong RAID là gì?[/caption] Toàn bộ những loại RAID hiện đang có đều dựa vào phân dải, chẵn lẻ và mirroring. Hay kết hợp những kỹ thuật lưu trữ này.  Với những thông tin về RAID là gì trên, vậy hiện tại cách thức triển khai RAID là gì? >>> Có thể bạn quan tâm: Sandbox là gì? Cách thức thiết lập Sandbox vào ứng dụng Cách thức triển khai RAID  RAID là gì, cách thức triển khai RAID là gì? Hiện tại RAID hoàn toàn có thể tạo được bằng 2 cách thức khác nhau là: Dùng trình điều khiển về hệ điều hành, gọi là software RAID; Dùng phần cứng đặc biệt, gọi là hardware RAID.  Triển khai phần cứng Nếu như có tìm hiểu RAID là gì thì bạn sẽ biết rằng hiện tại RAID phần cứng sẽ được tạo ra bằng phần cứng riêng. Theo đó về cơ bản sẽ có 2 lựa chọn là: Chip RAID rẻ tiền hoàn toàn có thể được tích hợp trực tiếp vào trong bo mạch chủ. Với tùy chọn đắt tiền hơn có bộ điều khiển RAID phức tạp độc lập. Những bộ điều khiển như thế này hoàn toàn có thể trang bị CPU riêng, bộ nhớ đệm sao lưu bằng pin và thông thường sẽ hỗ trợ trao đổi nóng. So với RAID phần mềm thì RAID phần cứng sẽ có 1 số những lợi thế so sau: Không dùng CPU máy chủ Xử lý lỗi tốt hơn, do giao tiếp với những thiết bị trực tiếp [caption id="attachment_21602" align="aligncenter" width="800"] RAID phần cứng sẽ được tạo ra bằng phần cứng riêng[/caption] Cho phép tất cả người dùng có thể tạo phân vùng khởi động Hỗ trợ trao đổi nóng. Triển khai phần mềm  Hiện tại phần mềm RAID là giải pháp RAID rẻ nhất. Theo đó hầu hết tất cả các hệ điều hành hiện nay đều có thể tích hợp nhằm tạo RAID. Chính vì vậy, phiên bản Windows Home sẽ cho phép tất cả người dùng chỉ tạo ra được RAID 0, trong khi đó RAID 1 cũng như RAID 5 chỉ được tạo với phiên bản máy chủ của Windows. Bố cục RAID sẽ được tạo ra bởi phương tiện Windows và được liên kết không tách rời được với hệ điều hành của máy chủ. Do đó hiện tại phân vùng của nó sẽ không thể nào được sử dụng. Hiện tại RAID phần mềm sẽ được tạo ra dựa vào máy tính người dùng. Do đó nó dùng CPU hệ thống của máy chủ để thực hiện. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, đối với trường hợp RAID thuộc cấp 0, 1, thì tải CPU sẽ không đáng kể, tuy nhiên với những loại RAID dựa vào tính chẵn lẻ thì tải CPU hoàn toàn có thể thay đổi tùy thuộc vào sức mạnh của CPU  từ 1 tới 5% và số lượng của đĩa và cũng không đáng kể gì cho những mục đích thực tế. Khi dùng RAID phần mềm để tiến hành khởi động hệ thống sẽ có 1 số những hạn chế nhất định. Chỉ RAID 1 mới có thể chứa được phân vùng khởi động và không thể nào khởi động hệ thống cùng phần mềm RAID 0 cũng như RAID 5. Vì vậy trong hầu hết những trường hợp thì phần mềm RAID sẽ không thực hiện việc trao hot swap, do đó không thể dùng phần mềm nếu cần tính liên tục. [caption id="attachment_21606" align="aligncenter" width="800"] Cách thức triển khai RAID là gì?[/caption] RAID có thể thay thế hoàn toàn cho back-up? RAID là gì và có thể thay thế hoàn toàn cho back-up không? Theo đó toàn bộ những cấp độ RAID trừ RAID 0 hiện tại đều có khả năng bảo vệ khỏi lỗi drive. Thậm chí hệ thống RAID 6 còn sống sót ngay khi 2 drive đồng thời chết. Để có thể bảo mật hoàn toàn thì bạn cũng cần phải back-up dữ liệu đã được lưu trữ tại hệ thống RAID. Theo đó việc back-up này sẽ có ích nếu như toàn bộ những ổ drive lỗi đồng thời vì điện năng tăng đột biến. Những bản sao lưu hoàn toàn có thể giữ bên ngoài cơ sở ở 1 địa điểm khác. Chính điều này sẽ hữu ích nếu như 1 hỏa hoạn hoặc thảm họa tự nhiên phá hủy địa điểm bạn làm việc. Phương án dự phòng nếu bị đánh cắp hệ thống lưu trữ. Để back-up với nhiều lớp dữ liệu lý do quan trọng nhất là vì lỗi của người dùng. Nếu như có ai vô tình xóa 1 số những dữ liệu quan trọng và đồng thời điều này trong vài ngày, vài giờ hoặc vài tuần không được thông báo, thì khi đó 1 tập hợp những bản back-up tốt sẽ đảm bảo rằng bạn vẫn hoàn toàn có thể truy xuất những file này. [caption id="attachment_21610" align="aligncenter" width="800"] RAID có thể thay thế hoàn toàn cho back-up?[/caption] Qua bài viết trên FPT Cloud đã cung cấp đầy đủ những thông tin chi tiết nhất về RAID là gì cho các bạn đọc giả. Theo đó có thể thấy rằng toàn bộ những cấp độ RAID trừ RAID 0 hiện tại đều có khả năng bảo vệ khỏi lỗi drive. Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại RAID trên thị trường hiện nay. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399