Open License bị “khai tử” – Doanh nghiệp có thể mua giấy phép bản quyền ở đâu?
Xem nhanh
Microsoft sẽ ngừng bán giấy phép bản quyền trên kênh Open License, và chỉ bán trên kênh CSP (Cloud Solution Provider) – Đối tác kinh doanh giải pháp điện toán đám mây, trong đó có FPT Smart Cloud.
Microsoft thông báo sẽ ngừng cung cấp dịch vụ thông qua chương trình Giấy phép mở (Open License) vào ngày 31 tháng 12 năm 2021 sau hơn 20 năm hoạt động. Quyết định loại bỏ chương trình Giấy phép Mở (Open License) là một phần của một loạt thay đổi nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng của Microsoft.
Theo thông báo từ Microsoft, khách hàng có thể tiếp tục giao dịch các dịch vụ trong Microsoft Open License đến ngày 31 tháng 12 năm 2021. Tuy nhiên, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2022, khách hàng sẽ không thể gia hạn giấy phép phần mềm (Software Insurance) hoặc dịch vụ trực tuyến thông qua chương trình Giấy phép Mở (Open License) của Microsoft. Tất cả các giao dịch mua giấy phép mới (new – license) chỉ được giao dịch thông qua các đối tác CSP.
Với đối tượng khách hàng doanh nghiệp, Microsoft sẽ cung cấp các giấy phép phần mềm vĩnh viễn on-premise không kèm Bảo hiểm phần mềm (Software Assurance) thông qua các đối tác kinh doanh CSP. Với khách hàng có yêu cầu mua bảo hiểm phần mềm, Microsoft sẽ cung cấp thông qua kênh Open Value. Việc hướng các doanh nghiệp vừa và nhỏ mua giấy phép qua kênh CSP giúp Microsoft đơn giản hoá quy trình bán giấy phép bản quyền của mình.
Mặc dù khách hàng sẽ không thể gia hạn bất kỳ giấy phép nào thông qua Microsoft Open License kể từ năm 2022, nhưng khách hàng có quyền truy cập và sử dụng các dịch vụ đã thỏa thuận cho đến khi giao dịch đó hết hạn, ngay cả khi chương trình Open License đã kết thúc.
Khi chuyển sang giao dịch với các đối tác CSP, khách hàng vẫn nhận được giấy phép phần mềm vĩnh viễn như khi giao dịch ở kênh Open License. Ngoại trừ Win Pro 10 GGWA, mọi giấy phép không kèm bảo hiểm phần mềm của sản phẩm on-premises ở kênh Open License, đều có mặt ở kênh CSP.
Việc mua giấy phép phần mềm thông qua chương trình CSP của Microsoft mở ra một loạt các cơ hội về công nghệ và dịch vụ, bao gồm:
Ưu đãi về giá là một trong những lợi ích nổi bật nhất mà các CSP mang đến cho khách hàng. Thông qua các đối tác CSP, khách hàng sở hữu các sản phẩm và các dịch vụ của Microsoft với cùng một mức giá như khi đến mua trực tiếp tại Microsoft. Hơn nữa, giá các sản phẩm ở kênh CSP thấp hơn các sản phẩm cùng loại ở kênh Open License. Điều này giúp khách hàng tiết kiệm được một khoản phí đáng kể nếu giao dịch với số lượng lớn.
Trong thời gian qua, Microsoft liên tục cải tiến, cho ra mắt nhiều sản phẩm mới để nâng cao trải nghiệm của khách hàng như: Project 2021, Office LTSC, Office 2021 hay Windows Server 2022. Tuy nhiên, Microsoft đã ngừng bổ sung sản phẩm mới vào kênh Open license kể từ tháng 7 năm 2021. Vì vậy, khách hàng chỉ có thể tiếp cận các sản phẩm mới nhất từ Microsoft thông qua kênh CSP.
Nếu tiếp tục giao dịch ở kênh Open License cho những sản phẩm trên, khách hàng sẽ phải trả một mức giá cao hơn nhưng chỉ nhận được phiên bản thấp hơn.
Khi đặt hàng qua kênh CSP, khách hàng có thể sở hữu giấy phép phần mềm trong khoảng chưa đến 1 giờ. Trong khi đó, việc cấp giấy phép ở kênh Open License lại mất nhiều thời gian hơn. Thông thường, khách hàng phải chờ khoảng 2 ngày làm việc mới có thể triển khai, áp dụng sản phẩm, dịch vụ vào mô hình kinh doanh của mình.
Thỏa thuận cấp giấy phép phần mềm ở kênh CSP là vĩnh viễn. Hơn nữa, khách hàng chỉ cần đặt tối thiểu 1 giấy phép. Đây là bước tiến rõ rệt so với thời hạn cấp giấy phép 2 năm và số lượng tối thiểu 5 giấy phép ở kênh Open License. Điều này giúp khách hàng tiết kiệm được cả thời gian lẫn tiền bạc. Quý khách hàng chỉ cần đặt mua những sản phẩm, dịch vụ mình cần thay vì phải mua đủ số lượng tối thiểu như trước. Khách hàng cũng không cần đặt hàng lại (re-order) mỗi khi giấy phép hết hạn.
Ngoài ra, các tiện ích và quyền lợi quan trọng khác của khách hàng đối với giấy phép phần mềm vĩnh viễn như: key cài đặt số lượng lớn, quyền hạ cấp, quyền chuyển đổi giấy phép sang tổ chức thứ 3, quyền trả lại hàng... đều được Microsoft bảo lưu và có quy định cụ thể ở kênh CSP.
Việc quản lý giấy phép phần mềm on-premises và key có thể được thực hiện thông qua một cổng thông tin - Microsoft 365 Admin Center. Việc này giúp khách hàng dễ dàng quản lý và thống nhất các phần mềm trong quá trình chuyển hệ thống lên mô hình đám mây lai (hybrid cloud) hoặc điện toán đám mây (public cloud).
Doanh nghiệp có thể tiếp tục gia hạn, mua giấy phép qua kênh Open License đến 31/12/2021, sau đó chuyển sang giao dịch ở kênh CSP. Doanh nghiệp cũng có thể chuyển đổi sang đặt hàng các giấy phép không kèm bảo hiểm phần mềm ở kênh CSP ngay lập tức dưới sự hỗ trợ của FPT Smart Cloud - Nhà cung cấp Giải pháp Đám mây và Gold Partner của Microsoft tại Việt Nam.
FPT Smart Cloud cung cấp toàn bộ các dịch vụ đám mây của Microsoft như Microsoft 365, Microsoft EMS, Microsoft Dynamics và Microsoft Azure cho mọi doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn, hoạt động đa nền tảng như: MAC OS, iOS, Windows, Windows phone và Android.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp địa phương tiếp cận với các giải pháp công nghệ tiên tiến từ Microsoft, đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của FPT Smart Cloud sẽ là người bạn đồng hành đắc lực trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp trong nước.
Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud
Fanpage: https://www.facebook.com/microsoft.fptsmartcloud/
Email: [email protected]
Hotline: 1900 638 399