VDI và RDS – Giải pháp nào phù hợp cho doanh nghiệp của bạn

VDI và RDS – Giải pháp nào phù hợp cho doanh nghiệp của bạn

Tác giả: Nguyễn Thị Lương
14:58 11/09/2021

VDI và RDS là hai giải pháp cho phép người dùng truy cập máy tính để bàn từ xa một cách linh hoạt, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên mỗi giải pháp đều có ưu nhược điểm riêng nó ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng và khả năng mở rộng hệ thống. Bài viết dưới đây FPT Cloud sẽ giúp bạn so sánh ưu nhược điểm VDI và RDS chi tiết và đưa ra lựa chọn tối ưu nhất cho doanh nghiệp nhé.

Nhu cầu sử dụng VDI và RDS trong thực tế

Trong thời đại chuyển đổi số và làm việc cực kỳ linh hoạt đòi hỏi các doanh nghiệp có phương án truy cập máy tính từ xa. Điều này hỗ trợ cho nhân viên có thể truy cập hệ thống mọi lúc, mọi nơi từ xa mà vẫn đảm bảo hiệu suất làm việc ổn định, bảo mật dữ liệu và giảm tối đa chi phí đầu tư phần cứng.

Nhu cầu sử dụng VDI và RDS trong thực tế
Nhu cầu sử dụng VDI và RDS trong thực tế

Hiện nay, VDI và RDS là hai giải pháp được sử dụng phổ biến giúp nhân viên doanh nghiệp truy cập vào máy tính để bàn từ xa hiệu quả nhất, nhưng chúng lại hoạt động và triển khai khác nhau. Tuy nhiên thì cả hai công nghệ này đều hỗ trợ làm việc từ xa, giảm chi phí đầu tư phần cứng, quản lý hệ thống và bảo mật dữ liệu tuyệt đối.

  • VDI (Virtual Desktop Infrastructure) sẽ cung cấp cho mỗi người dùng một máy ảo độc lập hoạt động như một máy tính để bàn cá nhân hóa. 
  • RDS (Remote Desktop Services) lại cho phép nhiều người dùng sử dụng và chia sẻ một phiên máy tính để bàn được lưu trữ trên máy chủ trung tâm.

Tìm hiểu VDI

VDI (Virtual Desktop Infrastructure) là công nghệ ảo hóa máy tính để bàn (Cloud Desktop) và tạo máy ảo với hệ điều hành và phần cứng tương tự như máy tính vật lý thật. Các máy ảo này có thể hoạt động trên bất kỳ thiết bị đầu cuối nào cho phép người dùng truy cập, kết nối làm việc từ xa linh hoạt.

Tìm hiểu VDI
Tìm hiểu VDI

Ưu điểm VDI

Ưu điểm VDI là tăng cường khả năng làm việc linh hoạt và hiệu quả cho nhân viên tại doanh nghiệp. Bên canh đó, chủ doanh nghiệp và quản lý cũng dễ dàng giám sát và kiểm soát hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ công ty chặt chẽ hơn. Cụ thể:

    • Bảo mật cao: Dữ liệu được lưu trữ tại máy chủ trung tâm dữ liệu hoặc đám mây thay vì lưu trữ trên thiết bị cá nhân nên độ bảo mật cao hơn. Do đó các nguy cơ mất dữ liệu do thiết bị cá nhân bị hỏng, bị đánh cắp là không có.
  • Quản lý dễ dàng: Quản trị viên dễ dàng quản lý hệ thống, quyền truy cập và cấu hình các desktop ảo từ một vị trí tập trung. Từ đó giúp tiết kiệm thời gian, công sức đáng kể khi triển khai, nâng cấp và bảo trì hệ thống.
  • Truy cập linh hoạt: Người dùng có thể truy cập vào máy tính ảo mọi lúc mọi nơi, bất cứ khi nào. Đồng thời có thể làm việc từ xa trên các thiết bị khác nhau như: điện thoại di động, máy tính bảng và máy tính để bàn.
  • Tối ưu hóa chi phí: VDI giúp giảm chi phí về phần cứng tối đa, thay vì cung cấp cho mỗi nhân viên một máy tính thì VDI cho phép chia sẻ tài nguyên phần cứng của máy chủ.
  • Sao lưu và khôi phục nhanh: Các máy tính ảo cho phép sao lưu và khôi phục dữ liệu dễ dàng khi xảy ra sự cố hoặc di chuyển sang một máy chủ khác.

Nhược điểm VDI

Bên cạnh các ưu điểm thì công nghệ VDI vẫn tồn tại một số nhược điểm đáng lưu ý: 

    • Triển khai phức tạp và tốn kém: Để triển khai VDI hiệu quả thì doanh nghiệp cần đầu tư chi phí khá lớn vào phần cứng máy chủ, hệ thống lưu trữ, bản quyền, phần mềm quản lý và thiết bị đầu cuối. Ngoài ra việc thiết kế và cấu hình môi trường VDI đòi hỏi chuyên môn cao, khả năng mở rộng và các yếu tố độ trễ, băng thông, dung lượng lưu trữ,...
  • Hiệu suất kém và độ ổn định phụ thuộc nhiều vào mạng: VDI phụ thuộc vào chất lượng mạng, độ trễ làm giảm hiệu suất với các ứng dụng đồ họa nặng, dữ liệu lớn. 

Tìm hiểu RDS

RDS (Remote Desktop Services) là công nghệ của Microsoft, trước đây được gọi là Terminal Services. RDS cho phép người dùng điều khiển và truy cập máy tính từ xa. Thông qua mạng người dùng có thể thao tác trên máy tính, ứng dụng và tài nguyên. Nhiều người dùng cũng có thể truy cập đồng thời vào một máy chủ trung tâm giúp tăng hiệu quả quản lý và làm việc từ xa.

Tìm hiểu RDS
Tìm hiểu RDS

Ưu điểm RDS

    • Bảo mật cao: RDS sử dụng các giao thức bảo mật TLS và SSL để mã hóa truyền dữ liệu chống các truy cập trái phép. Ngoài ra xác thực mức độ mạng NLA yêu cầu người dùng xác thực trước khi làm việc cũng góp phần tăng cường bảo mật cao.
    • Quản lý tập trung: Giúp giảm bớt gánh nặng về quản trị, đơn giản hóa bảo trì và khắc phục sự cố. Điều này đảm bảo rằng tất cả người dùng đều có quyền truy cập giống nhau.
    • Hiệu quả chi phí: Sử dụng giải pháp RDS giúp giảm chi phí phần cứng vật lý tại các điểm cuối cá nhân và tập trung vào tài nguyên. Do vậy doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí về phần cứng và bảo trì.
  • Tính linh hoạt & Khả năng truy cập từ xa: Người dùng có thể làm việc từ bất kỳ đâu, sử dụng bất kỳ thiết bị từ xa nào được kết nối mạng. 

Nhược điểm RDS

Công nghệ RDS có một số nhược điểm dưới đây: 

  • Hạn chế tùy chính cá nhân hóa: Sử dụng RDS người dùng cùng truy cập vào một máy tính ảo đồng thời nên không thể tùy chỉnh cá nhân hóa như máy tính cá nhân độc lập.
  • Khả năng tương tích: Một số ứng dụng đặc biệt chạy độc lập sẽ không tương thích với RDS nên không hoạt động trên RDS được.
  • Sự tranh chấp tài nguyên: Do các phiên làm việc của RDS phải chia sẻ tài nguyên phần mềm, phần cứng của máy chủ cho nên dễ xảy ra tranh chấp tài nguyên dẫn đến hiệu suất thấp.

VDI và RDS nên chọn giải pháp nào cho doanh nghiệp của bạn?

Việc lựa chọn sử dụng VDI và RDS phụ thuộc nhiều vào nhu cầu của từng doanh nghiệp cụ thể:

  • VDI: Phù hợp với doanh nghiệp có các nhóm người dùng làm việc chức năng khác nhau, có nhu cầu riêng biệt. Các doanh nghiệp cần sự linh hoạt và khả năng mở rộng cao thì VDI cũng là lựa chọn tối ưu.
  • RDS: Phù hợp với doanh nghiệp có nhiều người dùng sử dụng chung một ứng dụng làm việc và yêu cầu mức tài nguyên tương tự nhau.
VDI và RDS nên chọn giải pháp nào cho doanh nghiệp của bạn?
VDI và RDS nên chọn giải pháp nào cho doanh nghiệp của bạn?

Trong quá trình triển khai giải pháp làm việc từ xa như VDI và RDS, doanh nghiệp thường cân nhắc lựa chọn hạ tầng phù hợp để đảm bảo hiệu suất và bảo mật. Một trong những lựa chọn phổ biến là thuê VPS, giúp dễ dàng quản lý tài nguyên và tối ưu chi phí khi xây dựng môi trường máy trạm ảo.

Xét về mặt ngân sách, doanh nghiệp ưu tiên yếu tố chi phí hàng đầu thì RDS là giải pháp tối ưu hơn so với VDI. Tuy nhiên tùy theo nhu cầu doanh nghiệp về tính cá nhân hóa, bảo mật cao và tích hợp ứng dụng chuyên sâu thì VDI lại là lựa chọn đáng đầu tư hơn.

Như vậy, tùy theo vào nhu cầu, ngân sách mà doanh nghiệp lựa chọn giải pháp VDI và RDS hợp lý. Mỗi mô hình đều có ưu nhược điểm riêng phù hợp với quy mô và mục đích sử dụng riêng. Hy vọng bài viết của FPT Cloud đã mang đến thông tin hữu ích cho bạn đọc.