Source Code là gì? Top 3 công cụ tạo Source Code tốt nhất
Với những bạn mới tiếp cận với lĩnh vực lập trình máy tính cùng với vô vàn ngôn ngữ lập trình khác nhau thì đôi lần sẽ bắt gặp khái niệm Source Code. Vậy Source Code là gì? Vai trò của Source Code là gì? Nếu bạn vẫn còn mơ hồ với khái niệm này thì bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn nắm vững hơn về tổng quan của Source Code.
Source Code (hay còn được gọi là mã nguồn) là những bộ mã với những thành phần cơ bản chương trình được tạo ra bởi lập trình viên khi sử dụng ngôn ngữ lập trình. Nói đơn giản hơn thì Source Code là tổng hợp các kí tự được con người nhập vào máy tính dưới dạng một văn bản thuần túy.
Chúng ta đa phần sẽ thấy Source Code được biểu thị ở dạng văn bản, và trong đó sẽ tập hợp nhiều dòng lệnh để tạo nên một thao tác nào đó trên Website.
Source Code Website là một hệ thống tổng hợp gồm một hoặc nhiều tập tin được viết bằng ngôn ngữ lập trình Website. Chúng giúp kết nối các thành phần giao diện người dùng của Website với nền tảng cơ sở dữ liệu. Mục tiêu chủ chốt của những đoạn code là để tạo thành một trang web hoàn chỉnh.
Website ngày nay được xem như mặt tiền của công ty, tổ chức trên Internet. Website tồn tại để tiếp cận cũng như tăng sự tương tác với khách hàng mà công ty hướng đến. Phụ thuộc vào nhu cầu khách hàng như xem tin tức, sơ lược về công ty…) khách hàng có thể truy cập ngay vào trang Web.
Vậy trong lập trình web, vai trò của Source Code là gì? Mã nguồn được ví như là khung xương của toàn bộ thao tác đó. Chúng bao gồm những hành động hàng ngày đơn giản như kéo, rê chuột, từ đơn giản cho đến thao tác phức tạp thêm vào giỏ hàng, điền thông tin cá nhân, download, search…
>>> Xem thêm: Bandwidth là gì? Hướng dẫn đo băng thông cực chuẩn
Mục tiêu chính của đọc Source Code là để suy luận mọi khía cạnh của phần mềm. Chính vì vậy, lập trình viên cần đọc Source Code một cách thông tạo là điều đương nhiên nhưng khách hàng cũng cần nắm một số lý thuyết căn bản sau đây.
Tiếp cận với thế giới mới bạn nên có kiến thức nền và thế giới mã nguồn của một dự án phần mềm cũng thế. Bên cạnh đó bạn cũng cần tìm hiểu sơ qua khái niệm về framework, các thư viện dự án thường ưa chuộng. Đây sẽ bước đệm chuẩn bị cho công cuộc tìm hiểu về sau cũng bạn sẽ đỡ phần vất vả hơn rất nhiều.
Mọi hệ thống phần mềm, hoặc ít nhất là một hệ thống con phần mềm, đều có một số thành phần cơ bản mà bạn có thể tìm thấy ở trong Trung tâm mã nguồn. Các thành phần này thường được tìm thấy dưới dạng các lớp, mô-đun, các action và cấu trúc dữ liệu, v.v. cũng được biết đến là trung tâm của dự án. Do đó, việc liệt kê mã nguồn trung tâm này giúp chúng ta hình dung rõ hơn về hệ thống con và xem nó như một thế giới nhỏ của cả dự án.
Sau khi xác định các trung tâm, bạn phải hiểu được các mô hình tương tác giữa chúng. Tương tác có thể dựa trên nhiều cơ chế khác nhau, chẳng hạn như gọi qua API hoặc sử dụng raise event, sử dụng message.
Để có được một bức tranh hoàn chỉnh về các ý tưởng về cách hoạt động của trung tâm phụ thuộc vào nhau. Và từ đó có thể hình dung một số hình ảnh mô tả các đoạn Source Code phụ thuộc, tương tác giữa chúng như thế nào.
Hiện nay, có 2 loại mã nguồn cơ bản là mã nguồn mở và mã nguồn đóng. Vậy hai loại mã nguồn này có sự khác biệt gì? Tiếp theo hãy cùng so sánh để thấy sự khác nhau giữa 2 nền tảng này:
Mã nguồn mở có một cộng đồng lớn các nhà phát triển tham gia vào quá trình phát triển của nó, với hàng nghìn bình luận của người dùng.
Nó được kiểm duyệt bởi nhà phát hành nên sẽ có tính bảo mật cao. Cộng đồng đã xác minh và tốc độ cập nhật lỗi nhanh chóng. Mặt khác, vì hacker cũng có mã nguồn nên trong trường hợp lỗi không được báo cáo, trang web của bạn có thể bị tấn công.
Được thiết kế và xây dựng theo những yêu cầu cụ thể. Nó không có tính năng thừa không cần dùng đến, nó có cơ chế bảo mật riêng.
Mã nguồn đóng do nhà phát triển lập trình trực tiếp nắm giữ, điều này hạn chế một phần các cuộc tấn công. Nhưng tốc độ cập nhật của mã nguồn tùy thuộc vào nhà phát triển. Do quy trình bảo mật của riêng họ, chỉ nhà phát triển mới có thể điều chỉnh chúng.
Nếu bạn cần hỗ trợ, bạn sẽ phải tự tìm câu trả lời trên diễn đàn hoặc trả tiền cho các lập trình viên khác để hỗ trợ vấn đề.
Nhà phát triển sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ phần này. Vì họ hiểu mọi chi tiết trong mã nguồn để họ có thể giúp bạn một cách nhanh chóng. Việc sử dụng mã nguồn mở hay mã nguồn đóng phụ thuộc nhiều vào mục đích sử dụng trang web của bạn.
Nếu bạn chỉ cần một trang web cơ bản, bạn không cần phải làm như vậy. Nếu bạn muốn phát triển thêm nhiều tính năng, nếu bạn muốn tự làm với chi phí tối thiểu thì mã nguồn mở là lựa chọn hàng đầu. Nếu bạn muốn một website chất lượng cao, hoạt động nhanh, đầu tư lâu dài, khả năng mở rộng cao, khả năng mở rộng thêm nhiều chức năng mới thì sử dụng mã nguồn thương mại vô cùng hợp lý.
>>> Xem thêm: NGINX là gì? Cơ chế hoạt động & chức năng của NGINX
Sau khi hiểu rõ quy trình các bước đọc Source Code chuẩn của lĩnh vực thiết kế Web, bạn sẽ thấy những mã nguồn mở sau được sử dụng rộng rãi và rất phổ biến trong lĩnh vực TMĐT. Hãy tìm hiểu chi tiết về những công cụ tạo mã nguồn mở ngay bên dưới!
Dễ thiết lập, dễ sử dụng, đặc biệt khi sử dụng Managed WordPress Hosting (MWP). WordPress có một kho các chủ đề và plugin miễn phí, giúp cho WordPress linh hoạt hơn bất kỳ CMS mã nguồn mở nào khác.
Nếu trang web phát triển, nó sẽ yêu cầu các lập trình viên có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu để theo kịp sự phát triển này trên nền tảng WordPress. Vì vậy, bạn phải có một trình tối ưu hóa WordPress đáng tin cậy đảm bảo trang web của bạn hoạt động tốt nhất.
Ưu điểm
Nhược điểm
Ưu điểm
Nhược điểm
Những bài viết liên quan:
Như vậy, bài viết đã chia sẻ đến bạn góc nhìn tổng quát hơn về Source Code là gì và hỗ trợ cho quyết định lựa chọn phù hợp với Website doanh nghiệp của mình. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích cho những ai mới tìm hiểu về Website. Cũng như những lựa chọn phù hợp mục đích của Website để mang trải nghiệm tốt nhất đến khách hàng.
Có thể bạn quan tâm
Cookie | Thời gian | Mô tả |
---|---|---|
cookielawinfo-checbox-analytics | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-functional | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-others | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-necessary | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-performance | 11 Tháng | |
viewed_cookie_policy | 11 Tháng |