Bandwidth là gì? Hướng dẫn đo băng thông cực chuẩn

Bandwidth là gì? Hướng dẫn đo băng thông cực chuẩn

Tác giả: admin@
15:18 21/03/2022

Trong quá trình lướt web, đôi khi bạn sẽ thấy một số trang web tải chậm, một số trang web khác tải nhanh. Đây là tình trạng website hết Bandwidth. Vậy Bandwidth là gì? Gồm có những loại Bandwidth nào hiện nay? Làm thế nào để tính được Bandwidth cực chất cho Web Hosting? Hãy cùng FPT Cloud tìm hiểu chi tiết về Bandwidth qua bài viết sau đây. 

Bandwidth là gì?

Bandwidth (hay còn gọi là băng thông) là thuật ngữ chuyên dùng để chỉ lượng dữ liệu được truyền trong một giây. Ngoài ra, khái niệm này cũng đại diện cho tốc độ truyền dữ liệu của một đường truyền. Có thể nói, khi Bandwidth càng lớn thì tốc độ truyền dữ liệu càng nhanh. 

Đối với mạng máy tính, Bandwidth thường được đo bằng với đơn vị bit trên giây (bps) và các mạng máy tính hiện nay có tốc độ băng thông lên đến hàng triệu bit trên giây (Mbps). Hay thậm chí có thể lên đến hàng tỷ bit trên giây (Gbps).

Còn đối với Website, Bandwidth thường được sử dụng để mô tả số lượng dữ liệu tối đa mà người dùng được phép trao đổi qua lại giữa Website và khách hàng trong một đơn vị thời gian. Nói cách khác đây là thông số chỉ dung lượng tối đa mà trang Web của bạn truyền tải mỗi tháng.

Đơn vị đo lường băng thông

Sau khi nắm được Bandwidth là gì, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu các đơn vị dùng để đo lường Bandwidth. Trước đây, băng thông thường được đo bằng bit/giây và được biểu thị bằng bps. Nhưng đối với ngày nay Bandwidth khá lớn so với đơn vị nhỏ như vậy. Do đó, hiện nay nó sẽ được đo bằng Megabit/ giây (Mbps) hoặc Gigabit/ giây (Gbps) hoặc Terabit/ giây (Tbps).

Trong đó:

  • Kilobit = 1.000 bits.
  • Megabit = 1,000 kilo = 1.000.000 bits.
  • Gigabit = 1.000 mega = 1.000.000.000 bits.
  • Terabit = 1.000 giga = 1.000.000.000.000 bits.

Bên cạnh Terabit thì bạn còn có thể sử dụng Petabit, Exabit, Zettabit và Yottabit để đo lường băng thông, mỗi đơn vị sau này gấp 10 lần đơn vị đo liền trước nó.

>>> Có thể bạn quan tâm: NGINX là gì? Cơ chế hoạt động & chức năng của NGINX

Phân loại băng thông

Tuỳ vào từng tiêu chí và phương diện sử dụng của người dùng, Bandwidth sẽ được phân loại thành nhiều loại khác nhau. Vậy những tiêu chí để phân loại Bandwidth là gì?

Theo phạm vi sử dụng 

  • Bandwidth trong nước: Chỉ được dùng để tương tác, trao đổi qua lại giữa các máy chủ trong cùng một nước. Loại băng thông này được ưa chuộng để dùng cho các mạng nội bộ.
  • Bandwidth quốc tế: Vẫn được sử dụng để tương tác, trao đổi thông tin giữa các máy chủ của nhiều quốc gia.

Theo dung lượng sử dụng 

  • Bandwidth được cam kết: Mỗi tháng, băng thông sẽ được cung cấp một dung lượng nhất định để người dùng trải nghiệm, khi dùng hết dung lượng cho phép thì người dùng phải trả thêm tiền nếu tiếp tục sử dụng lượng băng thông tiếp theo.
  • Bandwidth được chia sẻ: Gói băng thông được sử dụng máy chủ để chia sẻ những thông tin khác nhau để khắc phục tình trạng Server bị đơ hoặc lag.
  • Bandwidth riêng: Người dùng chỉ cần trả phí cho băng thông mình sử dụng, không cần chia sẻ băng thông cho người khác.

Giới hạn Bandwidth là gì?

Giới hạn Bandwidth là gì là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm đến hiện nay. Giới hạn băng thông (hay còn gọi Bandwidth Limit) là sự hạn chế hoạt động truyền tải dữ liệu (download hoặc upload) của người truy cập trên mạng internet. Mục đích nhằm tăng sự ổn định của chất lượng đường truyền cho các thiết bị. 

Cách kiểm tra và khắc phục tình trạng bóp băng thông

Các nhà cung cấp dịch vụ internet đôi khi phải thực hiện thao tác bóp băng thông để giảm tốc độ đường truyền của người dùng xuống mức thấp hơn mức tối đa thường cung cấp. Việc này diễn ra đồng thời ở nhiều thiết bị cũng có thể nó xảy ra ngay chính trên website hoặc dịch vụ bạn đang sử dụng.

Nếu bạn đang nghi ngờ nhà mạng đang có thao tác bóp băng thông, bạn hãy tiến hành đo băng thông như sau. Ví dụ như sử dụng công cụ đo Glasnost cung cấp hoàn toàn miễn phí. Hay bạn cũng có thể kiểm tra đến tốc độ internet. Nếu đường truyền bị kém bất thường thì có khả năng cao nhà mạng đã điều tiết giảm băng thông xuống.

Để khắc phục tình trạng bóp băng thông bạn có thể dùng mạng riêng ảo (Virtual Private Network – VPN). Bạn sẽ được mã hóa các gói dữ liệu nên rất khó nhận diện và các nhà mạng không thể truy cập Internet của bạn. Có thể nói, lúc này bạn hoàn toàn không bị áp dụng kỹ thuật bóp băng thông của nhà mạng

Sự khác nhau giữa tốc độ trang và băng thông 

Như phần trên bài viết đã chia sẻ, băng thông là tổng số lượng dữ liệu được download và upload giữa website và mạng máy tính người dùng. Còn tốc độ trang được hiểu là độ nhanh hay chậm của tốc độ dữ liệu truyền tải.

Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ Internet đều giới hạn mức băng thông khác nhau giữa download và upload. Do người dùng có xu hướng download dữ liệu nhiều hơn là upload nên hầu hết băng thông upload sẽ thấp hơn download.

Chất lượng Bandwidth ảnh hưởng thế nào đến SEO, website?

Ngoài việc hiểu được Bandwidth là gì thì vấn đề lựa chọn Băng thông có ảnh hưởng ra sao đối với website cũng là điều rất nhiều người đang quan tâm. Giới hạn băng thông phụ thuộc vào gói dịch vụ mà bạn lựa chọn từ nhà cung cấp.

Ảnh hưởng của Bandwidth đến website 

Giới hạn Bandwidth càng cao thì mức dữ liệu cho phép truyền tải (download/upload) sẽ càng lớn. Và trong trường hợp hết băng thông, các yêu cầu truy cập web tất nhiên sẽ bị từ chối.

 Vì vậy, Một website chuyên nghiệp chưa phải là đủ, chủ sở hữu cần phải trang bị một gói hosting chất lượng với băng thông rộng, đảm bảo đường truyền dữ liệu của người dùng không bị gián đoạn, nhất là trong những giờ cao điểm nhiều người dùng.

  • Băng thông càng lớn thì sẽ đẩy tiến độ hoàn thành các tác vụ, đặc biệt là xử lý yêu cầu của khách hàng càng nhanh.
  • Đồng thời cũng cho phép một lượng lớn người dùng truy cập vào trang web của bạn trong cùng một thời điểm mà không gặp phải bất kỳ gián đoạn.

Ảnh hưởng của Bandwidth đến SEO

Đối với các doanh nghiệp, băng thông càng lớn sẽ giúp cho nhiều người dùng truy cập vào trang  Web bạn cùng lúc mượt mà. Còn đối với người dùng, việc dùng mạng có băng thông càng lớn sẽ giúp bạn truy cập mạng nhanh hơn. Nếu băng thông không đủ sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất Website của bạn, ví dụ như: trang không tải được, load chậm, mất hình ảnh,…. và làm ảnh hướng đến hiệu quả kinh doanh. 

Bên cạnh đó, việc một trang Web bị mất tín hiệu sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến SEO. Vậy nên, hãy lựa chọn gói băng thông đủ lớn để giúp khách hàng truy cập không bị gián đoạn. Từ đó hạn chế được tình trạng người dùng thoát trang vì tốc độ tải chậm. Thêm vào đó, việc sử dụng hosting chất lượng sẽ giúp Website không gặp sự cố khi có một lượng lớn User truy cập

Hướng dẫn tính Bandwidth cho Web Hosting

Cách ước tính Bandwidth là gì? Dưới đây là công thức tham khảo để ước lượng băng thông lưu trữ cho trang Web đang hoạt động:

Số khách truy cập trang trung bình hàng tháng x Kích thước trang trung bình × Trung bình số lần truy cập trang trên mỗi khách truy cập = Web Hosting Băng thông

Ví dụ: Kích thước tệp của một trang blog tính như sau: 

  • Trang chủ (2.5MB)
  • Tổng số 24 bài viết ngẫu nhiên trong blog (30MB)
  • (30MB + 2,5MB) ÷ 26 trang = 1,25MB

Vì vậy, kích thước trang trung bình cho ra của blog đó là 1,25MB.

Phép tính cơ bản này sẽ giúp bạn ước lượng về lượng băng thông Website có thể tiêu thụ. Ngoài ra cũng có thể áp dụng tương tự với các Web mới thành lập dù chưa khởi chạy.

Hướng dẫn kiểm tra băng thông mạng 

Có 2 cách đơn giản để bạn có thể kiểm tra băng thông mạng, cụ thể như sau:

  • Cách 1: Kiểm tra thông qua tốc độ tải xuống.

Đầu tiên bạn cần kết nối máy tính của mình với Router bằng dây cáp. 

Tiếp đến, bạn hãy lựa chọn máy chủ Việt Nam và cho phép tải các dữ liệu xuống nhưng không giới hạn băng thông. Sau đó, tiến hành tải File từ Website đó về. 

Cuối cùng, so sánh tốc độ tải xuống file trên lý thuyết với tốc độ trên thực tế như thế nào. Nếu như bạn thấy không có chênh lệch quá nhiều thì có nghĩa tốc độ nhà mạng cung cấp không có vấn đề.

  • Cách 2: Kiểm trang thông qua website.

Trước hết, bạn hãy vào trình duyệt rồi truy cập vào Website Speedtest.com.

Tiếp theo, bấm chọn Begin Test và chờ khoảng 15-30s chờ kết quả. Xong, nếu Ping càng nhỏ sẽ thể hiện tốc độ đường truyền càng nhanh. Upload Speed là tốc độ thể hiện tải lên và Download Speed là thể hiện tốc độ tải xuống.

>>> Có thể bạn quan tâm: IP là gì? Cách xem địa chỉ IP trên PC, laptop & điện thoại

Cách chọn Bandwidth phù hợp với Hosting

Việc đảm bảo truyền tải dữ liệu đến tay khách hàng, lựa chọn băng thông phù hợp sẽ giúp tăng trải nghiệm người dùng tại Website của bạn. Có những yếu tố cần lưu ý khi chọn băng thông phù hợp là: nhu cầu sử dụng khách hàng, mã nguồn website, thông số kỹ thuật, lưu lượng truy cập hàng ngày…

Không phải chọn gói hosting phù hợp ngân sách của bạn. Không đơn giản như vậy. Ngoài giá thì cần quan tâm một số điều sau đây như là: 

  • Disk space – Bandwidth: Hosting của bạn cần một khoảng trống để chạy đa ứng dụng khác vd như mail, database, các tập tin tạm thời,... tránh việc lựa chọn gói hosting có disk space vừa đủ dùng.
  • Trước khi mua gói, bạn hãy tính băng thông dự kiến theo công thức sau: Dung lượng trung bình của 1 người tải về x lưu lượng truy cập Website hàng ngày x 30
  • Bạn cũng cần tìm hiểu thêm về số lượng addon domain, số lượng database của gói host đó. Addon domain và database cho phép bạn có thể host nhiều Website trong 1 account. 
  • Thêm nữa, tham khảo xem các thông số của gói hosting web đó có phù hợp với mã nguồn mình sử dụng hay không.

Như vậy, FPT Cloud đã giới thiệu cho bạn biết Bandwidth là gì, cũng như các khái niệm liên quan đến băng thông khác. Hy vọng thông qua những thông tin khách quan trên bạn sẽ hiểu được vai trò quan trọng của Bandwidth đối với trang web và đưa ra lựa chọn phù hợp riêng cho mình. Hãy liên hệ ngay đến địa chỉ FPT Cloud nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào khác về Bandwidth.

Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud

 

 

Bandwidth là gì? Hướng dẫn đo băng thông cực chuẩn