Application Server là gì? Toàn tập kiến thức về app server
Application Servers là máy chủ ứng dụng được sử dụng để điều khiển hoạt động giữa người dùng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, mô hình này vẫn chưa được nhiều người biết đến. Để giải quyết những thắc mắc mà bạn đang gặp phải có liên quan đến khái niệm này, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Application Server được dùng để nói về phần mềm máy chủ ứng dụng. Đây là 1 phần mềm nằm trong cung cấp ứng dụng phần mềm dành cho những thiết bị hoặc máy trạm. Nếu sử dụng qua mạng Internet thì sẽ là giao thức HTML.
Hiểu một cách đơn giản hơn thì Application Server chính là 1 khuôn khổ phần mềm được dùng vào việc cung cấp một môi trường cho các ứng dụng hoạt động cho dù chúng là gì đi chăng nữa.
Nếu so sánh với web server thì điểm khác biệt của Application Server đó chính là chúng có thể sử dụng nhiều nội dung do chính máy chủ tạo ra và được tích hợp một cách vô cùng chặt chẽ đến Database server.Các sản phẩm của phần mềm này được sử dụng chủ yếu trong các phần mềm trung gian (middleware). Chúng sẽ giúp hỗ trợ các ứng dụng thực hiện giao tiếp với nhau. Bên cạnh đó, một số phần mềm Application Server còn cung cấp API (giao diện lập trình ứng dụng) sẽ cho phép chúng hoạt động một cách độc lập với hệ điều hành.
>>> Xem thêm: Client Server là gì? Tìm hiểu mô hình Client Server từ A – Z
Theo cách truyền thống, tất cả các ứng dụng trước đây đều được lưu trữ trên hệ thống máy tính lớn (mainframe). Sau đó, chúng sẽ được chuyển tới các trạm truy cập (terminal). Tuy nhiên, các loại máy này chủ yếu chỉ hỗ trợ cho các tổ chức lớn mà thôi.
Sang đến thập kỷ 60 các sản phẩm máy tính mini xuất hiện. Đặc điểm của chúng là nhỏ, rẻ hơn nhiều so với các loại máy chủ lớn nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng hoạt động yếu hơn rất nhiều. Vì thế các trạm truy cập vẫn liên tục được sử dụng để giúp con người thực hiện giao tiếp với ứng dụng một cách dễ dàng.
Bước sang thập kỷ 80, máy tính cá nhân tạo nên cơn sốt trong giới mộ điệu. Đến thập kỷ 90, mô hình tính toán máy chủ – máy trạm bắt đầu hình thành và phát triển. Lúc này, ứng dụng sẽ đóng vai trò như giao diện người dùng.
Vào khoảng giữa thập kỷ 90, khi Internet xuất hiện thì mô hình phần mềm máy chủ ứng dụng được phát triển. Như vậy, bạn đã nắm rõ lịch sử hình thành, phát triển cũng như App Server là gì rồi chứ?
Thành phần của Application Server là gì? Đây hẳn là điều mà những ai thường xuyên phải làm việc với Application Servers quan tâm. Hệ thống máy chủ ứng dụng của chúng ta hiện nay có 2 thành phần chính là:
Hai thành phần này hoạt động cùng với nhau. Chúng được sử dụng để cung cấp các hoạt động cũng như dịch vụ chuyên sâu về máy tính nơi ứng dụng cư trú.
Một Application server sẽ làm nhiệm vụ thực thi cũng như cung cấp cho người dùng và/hoặc truy cập ứng dụng khác nếu như chúng ta sử dụng logic nghiệp vụ/chức năng của ứng dụng đã cài đặt.
Các gói phần mềm này thường được viết thông qua ngôn ngữ lập trình Java và được chạy trên những hệ thống Windows NT. Application server. Chúng hoạt động như những kết nối trung gian giữa người truy cập trình duyệt cuối và cơ sở dữ liệu chứa thông tin mà họ đang cần truy cập.
Application Servers sẽ hoạt động theo quy trình sau: Thông qua giao thức có sẵn của ứng dụng, ứng dụng máy chủ sẽ tiến hành giải thuật dữ liệu thông qua các ứng dụng trên máy khách. Đồng thời, Application server cũng thực hiện cung cấp truy cập cho ứng dụng của máy khách và giải thuật xử lý dữ liệu đó. Các chương trình của ứng dụng sẽ sử dụng giải thuật như một phương pháp xử lý đối tượng.
Application Server hiện ngày càng được sử dụng một cách phổ biến hơn bao giờ hết. Lý do là vì chúng mang đến cho người dùng những tính năng sau:
Nếu bạn đang phân vân không biết có nên chọn Application Server để sử dụng hay không thì hãy cùng nhìn vào những lợi ích mà chúng mang đến với người dùng để có được câu trả lời chắc chắn cho mình nhé.
Toàn vẹn dữ liệu và mã nguồn: Thông qua việc tập trung vào những xử lý logic của 1 hay một số máy chủ phần cứng, ứng dụng sẽ được cập nhật và nâng cấp đối với toàn bộ người sử dụng giúp đảm bảo trong quá trình sử dụng. Hạn chế gặp phải những sự cố về giống như ứng dụng truy cập phiên bản cũ hoặc cách điều chỉnh thông tin đã cũ và không còn phù hợp.
Đảm bảo về mặt an ninh: Việc quản lý tập trung đối với những truy cập được thực hiện tới ứng dụng và dữ liệu chính là lợi ích về mặt an ninh của Application Server.
Hiệu suất cao: Điều này thể hiện thông qua việc giới hạn lưu lượng mạng đối với lưu lượng hiển thị. Chúng sẽ có hiệu suất rất cao nếu dùng nhiều.
Hỗ trợ Website.
Thương mại điện tử.
Cộng tác tích hợp web.
Tập trung vào cấu hình: Cấu hình ứng dụng có thể được người dùng thay đổi tùy vào nhu cầu sử dụng.
Tái sử dụng thành phần hệ csdl.
Tích hợp những hệ thống và cơ sở dữ liệu hiện có.
>>> Xem thêm: Blade Server là gì? Toàn tập kiến thức Blade Server từ A - Z
Hiện nay, Application Server đang cung cấp khá nhiều phần mềm máy chủ ứng dụng dành cho người dùng. Cụ thể như thế nào hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Phần mềm Application server Java phiên bản Enterprise cực kỳ nổi tiếng và được sử dụng phổ biến hiện nay đó là:
Các phần mềm máy chủ ứng dụng Java hiện nay đang hoạt động dựa vào nền tảng Java™2, phiên bản doanh nghiệp (J2EE™). J2EE sử dụng mô hình phân tán nhiều tầng để có thể thực hiện yêu cầu của người dùng.
Mô hình Application server Java sẽ bao gồm có:
Phần mềm máy chủ ứng dụng NET Framework của Microsoft gồm có:
Bên cạnh 2 phần mềm trên thì các nhà cung cấp khác cung cấp Application server mã nguồn mở cũng tồn tại trong hệ thống ví dụ như: Zope, Base4, Appserver.
Điểm khác giữa Application Server và Web Server đã được chúng tôi đề cập một chút phía trên. Để phân biệt được 2 ứng dụng này, chúng ta sẽ xét trong trường hợp máy chủ web xử lý và phản hồi những yêu cầu HTTP:
Những bài viết liên quan:
Trên đây là những thông tin có liên quan đến Application Server cơ bản nhất mà người dùng cần nắm. Ghi nhớ để sử dụng một cách hiệu quả và hợp lý nhất nhé.
Cookie | Thời gian | Mô tả |
---|---|---|
cookielawinfo-checbox-analytics | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-functional | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-others | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-necessary | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-performance | 11 Tháng | |
viewed_cookie_policy | 11 Tháng |