Blade Server là gì? Toàn tập kiến thức Blade Server từ A – Z

Blade Server là gì? Toàn tập kiến thức Blade Server từ A – Z

Tác giả: admin@
22:43 27/01/2022

Blade server là gì? Blade Server hoạt động như thế nào? Người dùng nhận được những lợi ích gì khi sử dụng Blade Server? Đây vẫn luôn là thắc mắc của rất nhiều người có quan tâm đến lĩnh vực máy chủ server. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc liên quan đến Blade servers.

Blade Server là gì?

Blade server còn thường được gọi với hai cái tên là máy chủ phiến và máy chủ mật độ cao. Đây là một thiết bị nhỏ gọn với một máy tính chủ được sử dụng để quản lý, điều hành và phân phối dữ liệu trong cả một hệ thống, máy tính, gọi là mạng. Hiểu đơn giản, máy chủ blade hoạt động giống như một loại ống dẫn giữa máy tính, các chương trình chạy, ứng dụng, hệ thống.

Blade server có bao gồm một cấu trúc lớn, được ví như một chiếc hộp với kích thước lớn. Trong đó chứa rất nhiều bảng mạch điện tử dưới dạng mô-đun. Chúng có kích thước khá mỏng nên gọi là phiến máy chủ.

Lịch sử hình thành Blade Server

Lịch sử hình thành Blade Server là gì? Chúng được hình thành như thế nào qua các năm?

Những năm 1990: Đây là những năm các máy chủ đầu tiên được cung cấp. Sau đó, nhu cầu sử dụng những máy chủ chuyên dụng hơn bắt đầu xuất hiện. Cụ thể trong vấn đề quyền riêng tư, bảo mật và an toàn dữ liệu (ví dụ như chăm sóc sức khỏe). Sau nhiều năm, chúng được ứng dụng nhiều hơn trong những ngành công nghiệp khác. Nhất là khi những mối đe dọa bắt đầu xuất hiện và phát triển mạnh mẽ như virus, bảo mật. Nhu cầu sử dụng máy chủ nhỏ hơn, nhanh hơn liên tục tăng dựa theo nhu cầu của từng công ty và sự cập nhật công nghệ mới.

Những năm 2000: Đây là thời điểm máy chủ phiến được phát minh bởi Christopher Hipp và David Kirkeby tại RLX Technologies. Đây cũng là công ty của họ được đặt tại Houston. Cả hai đều đã từng làm nhân viên tại công ty Compaq - công ty đầu tiên bán những sản phẩm về máy tính. Đây cũng là bước tiến mới cho phát minh về máy chủ phiến.

Năm 2001: Chiếc máy chủ phiến thương mại đầu tiên đã được ra đời. Chúng đáp ứng những nhu cầu cần thiết và quan trọng trong ngành công nghệ lưu trữ dữ liệu. Những thiết kế với khả năng lưu trữ giữ liệu nhỏ gọn và đem lại hiệu quả cao hơn. Sau đó, thiết kế máy chủ phiến được Hewlett Packard cùng những công ty khác mua lại để tiến hành sản xuất.

>>> Có thể bạn quan tâm: Application Server là gì? Toàn tập kiến thức về app server

Thành phần cơ bản của Blade Server

Thành phần cơ bản của máy chủ blade là gì? Dưới đây là những thành phần cơ bản sẽ có trong một hệ thống blade server.

Chassis

  • Đây là phần vỏ ngoài của một hay nhiều blade server khác nhau.
  • Được sử dụng để thực hiện lưu trữ mọi bộ phận.
  • Chassis có kích thước và hình dáng nhỏ gọn

Blade

  • Blade là những bộ phận cơ khí nhỏ trong đó có chứa máy chủ và hệ thống bộ nhớ. Được sử dụng để lưu trữ dữ liệu, cung cấp thông tin cho cả một hệ thống máy tính trong mạng.
  • Có hình dáng giống như những ngăn kéo mỏng được xếp đè lên nhau.

Server

  • Đây là những máy chủ riêng lẻ của hệ thống blade server.
  • Chúng được đặt trong khung, có chứa những bộ nhớ, bộ xử lý cùng các chương trình được dùng để thực hiện những chức năng cá nhân hóa. Những chức năng mà chúng được thiết kế để hoàn thành.

Rack

Đây là bộ phận được dùng để lưu trữ rất nhiều blade server riêng lẻ tại vị trí vật lý. Điển hình như phòng máy chủ.

Backplane

Backplane là vị trí của giá đỡ máy chủ có kết nối với mọi môđun và máy chủ riêng lẻ. Chúng được kết nối qua mạch điện, trong đó bao gồm ổ cắm, phích cắm, dây dẫn, công tắc điện, bảng mạch.

Blade Server hoạt động như thế nào?

Blade server được thiết kế vô cùng độc đáo cùng những chương trình giúp tiết kiệm không gian, năng lượng. Cũng như giảm tải thời gian sửa chữa, tối đa hóa sức mạnh xử lý.

Với kích thước nhỏ gọn, nên chúng thường sẽ chỉ được cung cấp cho những cấu hình blade server 1U hoặc 2U. Trong đó, số lượng của khung 1U hoặc 2U sẽ bị phụ thuộc vào những yêu cầu của từng chương trình hoặc từng ứng dụng của thể mà khách hàng mang đến.

Tính chất giúp blade server dễ dàng kiểm tra, thay thế và tiến hành sửa chữa. Trong khi thực hiện những công việc đó, mọi blade server khác có trong vỏ máy vẫn sẽ tiếp tục hoạt động.

Bên cạnh đó, máy chủ phiến còn có khả năng dùng bộ xử lý cao để tạo nên những cỗ máy xử lý khổng lồ. Chúng được kết hợp lại với nhau tại một hệ thống phiến. Bộ xử lý đó có thể nhắc đến rack server.

Lợi ích khi sử dụng Blade Server

Blade server có tính chất sử dụng chuyên dụng, chúng tập trung vào duy nhất một ứng dụng. Từ đó giúp quản trị hệ thống một cách hiệu quả hơn. Để hiểu rõ về những lợi ích mà máy chủ phiến mang lại, cùng theo dõi ngay nội dung dưới đây nhé!

  • Khả năng làm mát: Mỗi một blade đều sẽ được làm mát riêng bằng việc sử dụng một hệ thống quạt tản nhiệt. Bên cạnh đó, do tính xếp chồng lên nhau, nên các máy chủ sẽ được giữ trong điều kiện không khí được kiểm soát. Từ đó giúp các bộ phận ở trong nhiệt độ phù hợp.
  • Tiêu thụ điện năng thấp: Những máy chủ có trong tủ rack sẽ chia sẻ một nguồn điện duy nhất. Đây là lý do giúp giảm thiểu chi phí điện năng hơn so với những loại máy chủ khác. Bên cạnh đó, kích thước nhỏ gọn cũng giúp tiêu tốn ít năng lượng. Việc hạn chế mức tiêu thụ điện năng cũng là cách giúp tối đa hóa hiệu quả không gian của các nhóm.
  • Lưu trữ hợp nhất: Thông thường, mỗi blade sẽ có ATA hoặc SCSI cục bộ được thiết kế đi kèm. Nếu muốn có thêm dung lượng lưu trữ, các blade có thể thực hiện kết nối với những nhóm lưu trữ được hỗ trợ bởi NAS, Fibre Channel hoặc iSCSI (SAN). Lợi thế hợp nhất không chỉ đến từ những máy chủ mà còn đến từ việc hợp nhất tài nguyên. Những tài nguyên này sẽ được hợp nhất vào một kiến trúc nhỏ hơn. Và được quản lý bằng một giao diện duy nhất.
  • Kích thước nhỏ gọn: Khác với những máy chủ rack truyền thống, blade không có một kích thước tối thiểu nào. Bởi đây là một thiết bị được tạo ra từ yêu cầu về số lượng nhỏ nhất cần cho một thiết bị. Chúng được thiết kế để có thể phù hợp với không gian nhỏ hẹp mà vẫn hoạt động tốt trên cấu trúc tổng thể lớn hơn.
  • Khả năng tương thích cao: Máy chủ vốn dĩ là có nhiệm vụ với khả năng cá nhân hóa cao. Điều này cũng giúp các công ty, tổ chức có thể dễ dàng dành một máy chủ duy nhất cho những ứng dụng quan trọng, chương trình và dự án không thể tồn tại.
  • Có nhiều người giám sát và quản lý: Khác với những loại máy chủ khác, blade có thể được điều khiển, quản lý một cách song song với những đơn vị máy chủ khác đang tồn tại trong cùng một trung tâm dữ liệu/mạng. Người quản trị có thể cân bằng toàn bộ khối lượng công việc trên nhiều máy chủ riêng lẻ.

Chuyển động liền mạch và hệ thống tối thiểu dây kết nối: Những doanh nghiệp sử dụng máy chủ phiến có thể giúp giảm thiểu số lượng cáp kết nối so với việc sử dụng những mô hình lớn hơn. Bởi vốn dĩ thiết kế của chúng là dạng mô đun, vô cùng nhỏ gọn. Những đơn vị riêng lẻ có thể rất dễ dàng di chuyển bên trong hoặc giữa những hệ thống với nhau. Thiết kế ít dây cáp cùng nhiều bộ phận cần xử lý hơn, từ đó những quản trị viên, chuyên gia có thể tốn ít thời gian để quản lý cơ sở hạ tầng, có nhiều thời gian hơn cho việc đảm bảo tính sẵn sàng cao, tối đa hóa khả năng hoạt động của máy chủ.

>>> Có thể bạn quân tâm: Cách sửa lỗi Server IP Address Could Not Be Found đơn giản

Các ứng dụng của Blade Server

Những thông tin về khái niệm, thành phần, cách hoạt động và lợi ích của Blade Server đã được nhắc đến ở trên. Về ứng dụng của Blade, chúng ta có thể tóm gọn trong những ý sau:

  • Chia sẻ File: Dễ dàng chia sẻ mọi sự truyền tải dữ liệu giữa một điểm, nhiều điểm hay những thiết bị kỹ thuật số.
  • Mã hóa SSL: Để đảm bảo tính bảo mật của các thông tin, dữ liệu khi truyền qua kết nối Internet. Giúp chúng tránh khỏi những tác nhân bên ngoài gây ảnh hưởng xấu như virus, kẻ tấn công mạng.
  • Chuyển hoặc giải mã: Dễ dàng chuyển đổi mã của những nội dung trang web. Di chuyển được thực hiện liền mạch giữa những thiết bị có sự khác nhau về kích thước, hình dạng. Cũng có thể được thực hiện cho một mục đích chuyển đổi khác.
  • Phục vụ và lưu trữ trang web: Những quy trình giúp khách hàng có thể truy cập, lưu trữ tạm thời các thông tin lên trên trang web. Cùng lúc đó, máy tính cũng có thể thực hiện truy cập để kéo lên và thu hồi một cách nhanh chóng. Nhằm giảm thiểu khoảng thời gian chờ đợi và trì trệ.
  • Cân bằng tải (load balancing): Khá giống với những ứng dụng phân cụm, blade server có thể được dùng để cân bằng tải cũng như chuyển đổi dự phòng.
  • Ảo hóa (Virtualization): Blade được sử dụng để tạo ra những phiên bản ảo hóa tại những ứng dụng/hoạt động thực tế ảo bằng việc sử dụng kỹ thuật số.

Bài viết trên đây là toàn tập kiến thức về Blade Server từ A - Z với khái niệm, lịch sử hình thành, thành phần, cách hoạt động, lợi ích và ứng dụng. Mong rằng những thông tin trên đã thật sự có ích cho bạn và doanh nghiệp.

Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud

Blade Server là gì? Toàn tập kiến thức Blade Server từ A – Z