Blogs Tech

Lighthouse Google là gì? Cách sử dụng Lighthouse Google từ A-Z

14:06 10/06/2022
Lighthouse Google vẫn luôn được coi là công cụ đo lường, cải thiện chất lượng website hàng đầu. Để biết lý do tại sao, mời bạn đến với bài viết của FPT Cloud dưới đây. Không những vậy, bạn còn nắm rõ cách chinh phục Lighthouse thông qua những tiêu chí đánh giá. Bên cạnh đó là tìm hiểu quy trình sử dụng trên các nền tảng khác nhau. Hãy nghiên cứu để website không ngừng hoàn thiện trong mắt Google. Lighthouse Google là gì? Lighthouse là công cụ mã nguồn mở tự động, được phát minh bởi chính Google. Mục đích chính là để phân tích, đo lường và cải thiện chất lượng website. Bạn có thể sử dụng công cụ cho tất cả các loại trang từ công khai cho đến yêu cầu xác thực. [caption id="attachment_27874" align="aligncenter" width="800"]  Lighthouse là công cụ đo lường, đề ra phương án cải thiện website[/caption] Lighthouse Google trao cho các nhà quản trị cơ hội kiểm tra web toàn diện. Quy trình hoạt động đánh giá qua một loạt các tiêu chí. Bên cạnh khả năng phân tích, công cụ còn cung cấp lời khuyên hữu ích giúp nâng cao chất lượng. Các tiêu chí trong Lighthouse Phần này sẽ giải thích cụ thể hơn các tiêu chí được sử dụng trong Lighthouse Google. Mỗi một yếu tố trực tiếp đánh giá khía cạnh nhất định của website. Thông qua đó, bạn hiểu mình cần làm gì để cải thiện. Performance Performance chính là hiệu suất website, thể hiện thông qua các yếu tố như Back - End và Front - End. Nếu muốn nhận được điểm đánh giá cao cần chú ý đến: Optimize Images. Minify Css/Js. Tăng tốc độ web. Khi website còn hạn chế trong việc tải trang, bạn nên tham khảo các Plugin hỗ trợ. Bên cạnh đó, trải nghiệm người dùng luôn là khía cạnh được quan tâm hàng đầu. Trong danh mục này, Lighthouse Google phân tích tốc độ tải trang web, ứng dụng. Kết quả đưa ra dựa trên các chỉ số nhỏ, bao gồm: First Contentful Paint: Thời gian người dùng chờ để thấy văn bản hoặc hình ảnh đầu tiên hiển thị. Speed Index: Chỉ số tốc độ, cung cấp số liệu thống nhất để thể hiện khả năng tải trang. Largest Contentful Paint: Đo lường thời gian tải hoàn tất của phần lớn nhất trên web. Time to Interactive: Thời gian trước khi người dùng hoàn toàn tương tác với trang và nội dung. Total Blocking Time: Ước tính thời gian một ứng dụng cần phản ứng với đầu vào của người dùng. Hoạt động diễn ra tại cửa sổ, tính toán tối đa 5s trong khi Loading.  Cumulative Layout Shift: Sự dịch chuyển bất ngờ của các yếu tố trang khi web vẫn đang tải xuống. Yếu tố thường thay đổi gồm: Font chữ, hình ảnh, video, contact form, các nút bấm… Thông qua hàng loạt các tiêu chí nhỏ hơn, Lighthouse Google có thể đánh giá hiệu suất chính xác. Nhà quản trị nhanh chóng biết được điểm hạn chế đang nằm ở đâu. Accessibility Tiêu chí này cho biết web đã được tối ưu khả năng truy cập hay chưa. Đánh giá cụ thể theo thang điểm giúp người dùng nhận ra yếu tố cần phải cải thiện. [caption id="attachment_27876" align="aligncenter" width="800"]  Công cụ Lighthouse đánh giá khả năng tiếp cận, truy cập[/caption] Cụ thể trong thực tế sẽ tiến hành kiểm tra nút và các liên kết. Qua đó, nhà quản trị xác nhận mô tả có đầy đủ hoặc hình ảnh gán chính xác thuộc tính hay không. Best Practices Best Practices là yếu tố quan trọng tiếp theo để Lighthouse Google đánh giá website. Muốn đạt chuẩn, trang của bạn bắt buộc phải thỏa mãn một số điều kiện bắt buộc. Công cụ tập trung chủ yếu vào khía cạnh bảo mật và các tiêu chuẩn phát triển web hiện đại. Lighthouse phân tích xem nhà quản trị có đang áp dụng phiên bản HTTPS hay HTTP hay không. Bên cạnh đó là việc kiểm tra nguồn. Những lỗ hổng trong thư viện JavaScript cũng được phát hiện ra. SEO Lighthouse Google liên tục chạy thử nghiệm để xác định điểm số của một website. Qua đó phản ánh cơ hội trang của bạn được Index và hiển thị trong SERP có cao không. [caption id="attachment_27878" align="aligncenter" width="800"]  Điểm SEO cần tối ưu tới mức đạt 100[/caption] Khi thực hiện các bài SEO, Lighthouse phát hiện ra những lỗi khiến trang không đạt điểm tối đa. Ngay lập tức, bạn cần biết lỗi phải sửa nằm ở đâu. Công cụ đang thực hiện 13 cuộc kiểm tra trong danh mục SEO. Trong đó tập trung chủ yếu vào tính thân thiện với thiết bị Mobile. Tần suất ứng dụng thẻ như Canonicals, Hreflang, tiêu đề, Meta đều được đánh giá. >>> Có thể bạn quan tâm: Google Formulir là gì? Cách tạo & sử dụng Google Formulir từ A-Z Progressive Web App Progressive Web App là một nhóm các kỹ thuật tạo trải nghiệm tốt hơn trên nền tảng web. Bên cạnh việc tăng cường UX còn cung cấp nhiều tính năng khác như: [caption id="attachment_27881" align="aligncenter" width="800"]  Progressive Web App giúp bạn chỉ ra lỗ hổng cần khắc phục từ sớm[/caption] Khả năng ngoại tuyến. Đẩy thông báo. Mức độ lưu trữ cục bộ tài nguyên. Đây là một trong các hạng mục thực sự quan trọng đối với khả năng đánh giá của Lighthouse Google. Nhờ đó, người dùng cũng được chỉ ra các lỗi trong Progressive Web App, tiến hành chỉnh sửa. Cách sử dụng Google Lighthouse trên các nền tảng Cách sử dụng Lighthouse Google là khác nhau trên mỗi nền tảng. Nhìn chung, công cụ không yêu cầu thao tác phức tạp. Bạn có thể tự mình thiết lập trước khi nhờ đến sự hỗ trợ của đội ngũ IT. ✅Nền tảng Các bước ✅Chrome DevTools - Truy cập vào website muốn kiểm tra bằng trình duyệt Google Chrome.- Nhấn F12 hoặc tổ hợp phím Ctrl – Shift – I để mở Developer Tools và chọn tab Audits.- Click mục “Perform an audit DevTools” để hiển thị danh sách các “Audit Categories”.- Đánh dấu tick vào các mục bạn cần phân tích.- Click vào “Run audit”.- Đợi từ 60 - 90 giây, Lighthouse Google sẽ tự động hiển thị kết quả phân tích của trang. ✅Node Command line tool - Tải trình duyệt Google Chrome cho Desktop.- Cài đặt phiên bản “Long-Term Support” của Node.- Cài Lighthouse Google bằng lệnh “npm install -g lighthouse”.- Tạo Audit qua cách sử dụng lệnh “lighthouse <url>.”.- Để hiển thị tùy chọn Audit, bạn code “lighthouse --help.” ✅Chrome Extension - Vào Chrome Webstore, tìm theo hướng Lighthouse Chrome Extension -> Add to Chrome.- Truy cập đối tượng web muốn Audit.- Chọn ký hiệu Extension Lighthouse nằm ở góc phải thanh Chrome Address Bar. Nếu không, bạn chọn cách mở menu của Chrome và click vào Lighthouse để kích hoạt Extension.- Chọn Generate Report, Lighthouse Google sẽ tiến hành chạy kiểm tra web và báo cáo kết quả. Hướng dẫn chia sẻ & xem báo cáo Lighthouse trực tuyến Chia sẻ và xem báo cáo trực tuyến chắc chắn là nhu cầu của tất cả mọi người. Lighthouse Google hỗ trợ hoạt động này dưới hai dạng khác nhau. Bạn có thể tùy chọn phương tiện phù hợp nhất với bản thân. Share bằng JSON Lighthouse Viewer cần có JSON output phục vụ cho việc chia sẻ báo cáo. Dựa vào Workflow bạn đang dùng để thực hiện theo hướng sau: [caption id="attachment_27883" align="aligncenter" width="800"]  Bạn có thể chia sẻ báo cáo và xem bằng JSON[/caption] Nếu dùng Lighthouse trong Chrome DevTools, bạn chỉ cần click vào nút Download Report để tải xuống và chia sẻ. Nếu dùng Lighthouse Google trong Command line, bạn chạy lệnh “lighthouse --output json --output-path <path/for/output.json>”. Đối với bản Lighthouse Extension, bạn click Export -> Save as JSON. Muốn xem dữ liệu phân tích, bạn mở Lighthouse Viewer trong Chrome. Sau đó, hãy kéo file JSON vào trang Viewer để báo cáo được hiển thị. Một cách khác là kích chuột vào vị trí bất kỳ trên trang. Lúc này, cửa sổ mới xuất hiện để bạn chọn file JSON mình muốn xem. >>> Có thể bạn quan tâm: GitLab là gì? Cách cài đặt, sử dụng GitLab trên các hệ điều hành Dưới dạng GitHub Gists Bạn có thể xem báo cáo Lighthouse Google dưới dạng GitHub Gists bí mật. Cụ thể quy trình triển khai 4 bước như sau: Click vào Export -> Open In Viewer sau khi nhận được báo cáo. Hình thức xuất hiện đặt tại vị trí đường link: https://googlechrome.github.io/lighthouse/viewer/. Nhấn nút Share trong Viewer. Lúc này, màn hình xuất hiện cửa sổ yêu cầu quyền truy cập GitHub. Bạn có thể xuất file báo cáo phân tích Gist từ phiên bản CLI của Lighthouse Google. Điều cần làm là tạo file Gist thủ công bằng cách copy - paste dữ liệu từ tệp JSON output vào Gist. Để xem báo cáo, bạn thêm “?gist=<ID>” vào URL của Viewer. Lúc này, URL sẽ có dạng: https://googlechrome.github.io/lighthouse/viewer/?gist=<ID>. Trong quá trình chuyển đổi, bạn lưu ý thực hiện đầy đủ các bước. Các thao tác chuyển đổi hoặc chèn thêm ký tự phải nhập chuẩn xác. Từ những kiến thức đã phân tích có thể thấy rằng đây là công cụ rất quan trọng. Vai trò phát huy mạnh mẽ trong quá trình xây dựng, thiết kế và tối ưu website. Để trang đạt kết quả tốt hơn, bạn cần hiểu rõ cách thức sử dụng. FPT Cloud hy vọng những chia sẻ về Lighthouse Google giúp hiệu suất tổng thể của bạn nhanh chóng được cải thiện. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

Google Formulir là gì? Cách tạo & sử dụng Google Formulir từ A-Z

11:53 10/06/2022
Google Formulir đã trở thành nền tảng trực tuyến vô cùng phổ biến nhờ tính ứng dụng cao. Khả năng khai thác của công cụ này sẽ được FPT Cloud phân tích qua bài viết dưới đây. Qua đó, bạn thấy rõ đối tượng nào ứng dụng Google Form nhiều nhất. Bên cạnh đó là phần hướng dẫn cách tạo biểu mẫu nhanh chóng, đáp ứng mọi nhu cầu. Google Formulir là gì? Google Form là gì? Đây là ứng dụng nền tảng web, sử dụng để tạo biểu mẫu nhằm mục đích thu thập dữ liệu. [caption id="attachment_27848" align="aligncenter" width="800"] Google Forms được sử dụng để thu thập ý kiến trong các khảo sát[/caption] Thông thường, bạn sẽ cần phần mềm Google Form trong các hoạt động khảo sát. Bên cạnh đó còn là hình thức phiếu đăng ký sự kiện. Sau khi tạo lập, biểu mẫu được chia sẻ thuận tiện qua gửi liên kết, Email, nhúng vào trang web hoặc đăng Blog. Dữ liệu thu thập qua Google Formulir lưu trữ trong một bảng tính. Mặc dù có rất nhiều ứng dụng khảo sát trực tuyến nhưng đây vẫn là sự lựa chọn tuyệt vời. Điều này có được nhờ khả năng sử dụng dễ dàng và hoàn toàn miễn phí. >>> Có thể bạn quan tâm: GitLab là gì? Cách cài đặt, sử dụng GitLab trên các hệ điều hành Tại sao nên học cách tạo Google Form? Học cách tạo Google Form là điều rất quan trọng để bắt kịp những yêu cầu thời đại. Sự phổ biến đã lan tỏa đến mọi lĩnh vực, ngành nghề khác nhau và đặc biệt là trong giáo dục. Dưới đây là những lý do bạn nên sử dụng Google Form . Tạo khảo sát Đây chắc chắn là điều đầu tiên cần nói đến khi được hỏi Google Form dùng để làm gì. Trong các chương trình dạy học thường xuyên phải tiến hành thu thập ý kiến. Đó chính là nguồn dữ liệu quý giá phục vụ nghiên cứu hoặc thuyết trình. [caption id="attachment_27850" align="aligncenter" width="800"] Việc tạo khảo sát và thu thập thông tin đơn giản hơn nhiều nhờ Google Forms[/caption] Việc thực hiện trên Google Formulir thường bắt đầu từ khâu lên danh sách câu hỏi. Sau đó, bạn tiến hành xử lý câu trả lời bằng cách tổng hợp, phân tích và cho ra kết quả. Hầu hết các bạn sinh viên hiện nay đều đã biết GG Form là gì. Nhờ tính năng thống kê tự động giúp tiết kiệm tối đa thời gian. Bên cạnh đó, thiết lập biểu đồ trực quan cũng là ưu điểm rất lớn được giới trẻ đón nhận. Đặt nhiều loại câu hỏi Khi nghiên cứu Google Form là gì, nhiều người rất hài lòng với khả năng hỗ trợ đặt nhiều loại câu hỏi. Sự đa dạng này đã giúp công cụ trở thành lựa chọn hàng đầu. Cụ thể, Google Formulir cung cấp cho bạn 9 tùy chọn khác nhau. Nhờ thế, những người tham gia khảo sát dễ dàng thể hiện ý kiến của mình. Đồng thời, quy trình thu thập câu trả lời tiến hành thuận tiện, tiết kiệm thời gian. Dưới đây là ví dụ về các dạng có trong Google Formulir: Văn bản. Đoạn văn bản. Multiple choice. Đánh dấu. Chọn từ danh sách. Thang đo. Lưới. Ngày. Thời gian. Nhờ tính đa dạng này, nguồn dữ liệu nhận về trở nên phong phú hơn. Người tạo lập nhanh chóng tìm thấy xu hướng hoặc kết quả hiển thị cuối cùng. Quản lý dữ liệu Đôi khi, bạn sẽ cần nhiều định dạng câu trả lời khác nhau, tùy thuộc vào từng loại câu hỏi. Do đó, Google Formulir cung cấp đa dạng sự lựa chọn, hỗ trợ kiểm soát dữ liệu với các đối tượng khảo sát. Cụ thể các đặc tính như sau: Đánh dấu câu hỏi bắt buộc để ngăn tình trạng người tham gia bỏ sót. Giới hạn ký tự kết hợp việc đặt ra phạm vi cụ thể cho từng câu trả lời. Giới hạn số lượng tùy chọn trong checklist. Có thể đảo vị trí, thứ tự các lựa chọn cho cùng một câu hỏi. Nhờ thế, những thông tin thu về đảm bảo chính xác nhất với kỳ vọng và yêu cầu của bạn. Dữ liệu sau phân tích cũng trở nên có ý nghĩa hơn với người tạo khảo sát. Biểu mẫu chuyên nghiệp Google Formulir rất thích hợp với những ai yêu thích sự sáng tạo. Cụ thể, bạn có thể sử dụng các tùy chọn Template có sẵn hoặc tải lên hình ảnh riêng. [caption id="attachment_27852" align="aligncenter" width="800"] Google Forms xây dựng sẵn những Template chuyên nghiệp[/caption] Giao diện cuộc khảo sát trở nên sinh động, đẹp mắt, chuyên nghiệp nhưng cũng đầy dấu ấn cá nhân. Không những thế, tiêu đề, văn bản hay phông nền đều là những yếu tố dễ dàng tùy chỉnh. Nhiều phương thức quản lý Form Google Formulir cung cấp nhiều phương thức quản lý biểu mẫu hiệu quả hơn những ứng dụng khác. Cụ thể như sau: Biểu mẫu đưa vào nội dung Email, cho phép người thực hiện gửi câu trả lời từ hộp thư đến. Tạo liên kết biểu mẫu để đối tượng khảo sát trả lời ngay trên web. Nhúng Google Formulir vào Blog hoặc trang web để thu thập câu trả lời trên nhiều nền tảng khác nhau. Nhờ đó, cuộc khảo sát của bạn có thể tiếp cận được số lượng lớn người tham gia. Dữ liệu thu về đạt mức độ khách quan cao hơn. Gợi ý câu trả lời Với nhiều sự cải tiến, Google Formulir đã ra mắt thêm tính năng mới. Đó chính là gợi ý câu trả lời cho những câu hỏi vừa tạo. Công cụ tiến hành dự đoán ý tưởng sẽ nhập đằng sau câu nghi vấn. Nhờ thế, bạn cung cấp option hoàn hảo nhất cho người tham gia khảo sát, không loại trừ các khả năng có thể xảy ra. Tự động chấm điểm Các giáo viên, giảng viên thường sử dụng tính năng này trên Google Formulir. Mục đích là để chấm điểm trong các bài kiểm tra hoặc thi trắc nghiệm. Chỉ cần cung cấp câu hỏi và đáp án tương ứng, hệ thống tự động trả về kết quả. Thời gian và công sức tiết kiệm vô cùng đáng kể. Cách tạo biểu mẫu  Cách tạo GG Form sẽ được hướng dẫn trong phần dưới đây. Các bước thực hiện được đơn giản hóa để người dùng dễ dàng vận dụng: [caption id="attachment_27854" align="aligncenter" width="800"] Để bắt đầu với ứng dụng, bạn cần có tài khoản Google[/caption] Đăng nhập bằng tài khoản Gmail Google của bạn. Đi đến giao diện Google.com và click vào biểu tượng cửa sổ ở góc trên cùng bên phải. Tiếp đó, bạn nhấn chọn Drive. Hệ thống sẽ chuyển đến giao diện chính trong Google Drive. Tại đây, bạn nhấp nút “Tạo mới” màu đỏ phía bên trái màn hình. Chọn “Ứng dụng khác” >> “Google Form”. Trong cửa sổ mới, bạn nhập tiêu đề và mô tả để hoàn tất biểu mẫu Google Formulir. Tại đây cần lưu ý ghi Title thu hút, chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, bạn đừng quên điền phần mô tả để biểu mẫu hoàn chỉnh hơn. Cách dùng Google Form chi tiết Hướng dẫn sử dụng Google Form chi tiết cho từng mục đích sẽ được cung cấp ngay sau đây. Tại cửa sổ biểu mẫu, bạn nhìn thấy ngay thanh công cụ nằm ở bên phải. Người dùng được hỗ trợ soạn thảo cùng nhiều ưu điểm khác. Tạo câu hỏi Cách tạo câu hỏi trên Google Form chính là phần được mọi người quan tâm. Trình tự các thao tác như sau. [caption id="attachment_27858" align="aligncenter" width="800"] Câu trả lời được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau[/caption] ✅Các bước Cách thực hiện ✅Bước 1 Nhấp vào biểu tượng (+) nằm ở vị trí đầu tiên trên thanh công cụ. ✅Bước 2 Trên giao diện Google Formulir sẽ xuất hiện câu hỏi mới. Bạn tiến hành nhập câu hỏi và các tùy chọn trả lời. Dưới đây là một số dạng đáp án phổ biến nên sử dụng:- Câu trả lời ngắn- Câu trả lời dưới hình thức đoạn văn bản- Trắc nghiệm- Checkbox- Menu thả xuống cho phép người dùng chọn giá trị từ danh sách có trước- Câu trả lời phạm vi tuyến tính để đánh giá mức độ theo thang đo dạng likert- Câu trả lời ngày/giờ ✅Bước 3 - Để thay đổi vị trí, thứ tự hiển thị, bạn chỉ cần kéo câu hỏi và di chuyển đến nơi mong muốn.- Trên thanh công cụ, phía dưới phần tạo câu hỏi cung cấp một số tính năng khác. Cụ thể như: sao chép câu hỏi tương tự, xóa câu hỏi,… Chèn Media Cách chèn hình ảnh vào Google Formulir thực hiện vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần chọn biểu tượng ảnh trên thanh bên phải. Sau đó, một cửa sổ mới sẽ xuất hiện để tải ảnh lên theo các tùy chọn sau: Tải lên từ máy tính của bạn. Chụp trực tiếp. Theo URL. Google Drive. Tìm kiếm trực tiếp từ Google hình ảnh. Khi muốn chèn video, bạn chọn biểu tượng video trên thanh công cụ. Sau đó, Google Form sẽ cung cấp hai tùy chọn. Thứ nhất là tìm kiếm trực tiếp từ Youtube hoặc tải từ URL Youtube là sự lựa chọn thứ hai. Thêm tiêu đề mới Để thêm tiêu đề mới, bạn chỉ cần nhấn vào biểu tượng TT trên thanh công cụ. Tiếp đó, hãy gõ nội dung bạn mong muốn là xong. [caption id="attachment_27860" align="aligncenter" width="800"] Để thêm tiêu đề mới, bạn nhấn biểu tượng TT bên tay phải[/caption] Cách thực hiện vô cùng đơn giản và nhanh chóng kể cả những người tạo biểu mẫu lần đầu. Bạn cũng có thể dễ dàng chỉnh sửa hoặc thay thế khi có nhu cầu. Tách biểu mẫu Đôi khi, bảng câu hỏi trong Google Formulir của bạn sẽ chứa nhiều chủ đề riêng biệt. Nhằm dễ dàng thống kê, người tạo nên chia nhỏ và sắp xếp những loại có liên quan với nhau. Để thực hiện, bạn đi đến phần biểu tượng trên thanh công cụ. Sau đó, hãy chọn “Thêm phần” ở vị trí cuối để tiến hành tách biểu mẫu. Chọn tone màu nền Thay đổi màu nền của biểu mẫu trên Google Formulir cũng là tính năng được mọi người yêu thích. Nhờ thế, khảo sát của bạn trở nên thu hút người xem hơn. [caption id="attachment_27863" align="aligncenter" width="800"] Người dùng có thể chỉnh màu background tùy ý[/caption] Với yêu cầu này, bạn chỉ cần nhấn vào biểu tượng bảng màu nằm ở góc bên phải. Tại đây có đa dạng các lựa chọn để người dùng tùy ý sáng tạo. Tạo Sheet nhập Data Google Formulir còn có một tính năng khác được đánh giá là vô cùng hữu ích. Đó chính là tổng hợp câu trả lời dưới dạng thống kế bảng tính Excel. Để thực hiện, bạn click vào ô “Câu trả lời” ở phía trên cùng. [caption id="attachment_27865" align="aligncenter" width="800"] Dữ liệu nhận về có thể chuyển đổi, trình bày trong Excel[/caption] Sau đó, bạn tiếp tục chọn biểu tượng Excel màu xanh xuất hiện tại góc bên phải. Chỉ cần như vậy là đã dễ dàng thống kế, tổng hợp và phân tích dữ liệu. Cách gửi biểu mẫu Sau khi hoàn thành phần nội dung, công đoạn cuối cùng là gửi biểu mẫu đến những người tham gia. Bạn chỉ cần nhấn nút “Gửi” màu tím góc phải màn hình. Một giao diện hiện ra với các phương thức chia sẻ khác nhau như: Gửi qua Email: Google Formulir sẽ yêu cầu đầy đủ thông tin Email người nhận, tiêu đề và lời nhắn. Gửi qua URL: Đơn giản là sao chép đường link và gửi đến người bạn muốn. Gửi bằng cách nhúng HTML: Thực hiện trên các trang web hoặc Blog. Bằng những hình thức này, bạn dễ dàng tiếp cận được chính xác đối tượng cần khảo sát. Kết quả cũng nhanh chóng trả về khi người đó hoàn thành. >>> Có thể bạn quan tâm: GitHub là gì? Chức năng và cách sử dụng GitHub hiệu quả Các bước chèn Google Form vào WordPress Làm thế nào để chèn Google Form vào WordPress? Như đã biết, để thu thập dữ liệu không chỉ dừng lại ở việc chia sẻ biểu mẫu qua Email, mạng xã hội… Bên cạnh đó, bạn dễ dàng nhúng trực tiếp lên website WordPress bất kỳ. [caption id="attachment_27867" align="aligncenter" width="800"] Người dùng có thể chèn Google Form trên nền tảng WordPress[/caption] Tuy nhiên, nếu mã nhúng là IFRAME sẽ khiến khảo sát không được bắt mắt. Để hoàn thiện hơn, bạn nên kích hoạt 2 plugin là Drop Shadow Boxes và Google Forms. Các bước như sau: Đăng nhập Google Form và điền vào các trường thông tin cần thiết. Tại giao diện chính, hãy nhấn vào biểu tượng dấu chấm hỏi (?) góc phải bên dưới màn hình. Để sử dụng phiên bản cũ của Google Formulir, bạn chọn “quay lại biểu mẫu cũ”. Khi đã trở về giao diện trước đó, hãy nhấn mục “Xem biểu mẫu trực tiếp” để lấy link. Sao chép đường dẫn. Chuyển đổi trình biên tập bài viết sang “Edit as HTML”. Tiếp đó, bạn chèn Google Form link vào block HTML. Để xem trước, hãy nhấn Preview. Bạn chỉ cần chuyển chế độ về “Edit Visually” sẽ thấy bài viết trông như thế nào khi nhúng vào web. Đó là cụ thể các bước cần thực hiện khi muốn chèn Google Formulir vào WordPress. Sau lần làm quen đầu tiên, bạn sẽ nhanh chóng thành thạo. Giải đáp thắc mắc liên quan đến Google Form Khi sử dụng Google Formulir bạn có thể sẽ phát sinh những thắc mắc dưới đây. Hãy bổ sung thêm lời giải đáp để quá trình trải nghiệm là hoàn hảo nhất. ✅Câu hỏi Giải đáp ✅Cách để in biểu mẫu như thế nào? - Trước tiên, bạn cần đảm bảo máy in đã được kết nối với máy tính.- Sau khi máy in sẵn sàng, hãy nhấp vào dấu ba chấm phía trên bên phải của giao diện và tiếp tục chọn “In”. ✅Google Formulir có miễn phí không? - Google Form cá nhân hoàn toàn miễn phí, sử dụng để thu thập thông tin cho khảo sát hoặc sự kiện nào đó.- Google Form doanh nghiệp cần trả phí để sử dụng. Các tổ chức có thể dùng cho mục đích trao đổi thông tin, tài liệu quan trọng với bảo mật cao hơn. ✅Làm thế nào khi đang tạo Form bị mất điện? - Điều này không hề làm mất dữ liệu trên các ứng dụng của Google Drive.- Thông tin luôn tự động lưu theo thời gian thực, bạn chỉ cần vào lại là được. Trên đây là những kiến thức quan trọng về một trong những công cụ miễn phí của Google. Nếu biết cách ứng dụng sẽ giúp tiết kiệm nhiều thời gian, nhanh chóng thu thập kết quả. Vì thế, dù là cá nhân hay tổ chức, doanh nghiệp đều nên thuần thục các thao tác sử dụng. FPT Cloud tin rằng bạn sẽ hoàn toàn làm chủ công cụ Google Formulir ngay từ lần đầu tiên. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

GitLab là gì? Cách cài đặt, sử dụng GitLab trên các hệ điều hành

10:47 10/06/2022
GitLab là gì? Đây là một trong những phần mềm được sử dụng phổ biến để quản lý mã nguồn. Dù là cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp cũng nên sớm tìm hiểu và ứng dụng. Trong bài viết dưới đây, FPT Cloud sẽ tập trung giải thích khái niệm và các đặc điểm. Quan trọng hơn hết chính là cách sử dụng GitLab hiệu quả. GitLab là gì? Trước khi đến với giải thích GitLab là gì, bạn cần tìm hiểu khái niệm về Git trước. Đây là hệ thống quản lý phiên bản phân tán, được người dùng ưa chuộng. Nhờ việc ứng dụng giúp máy tính lưu trữ được các version khác nhau của mã nguồn. [caption id="attachment_27824" align="aligncenter" width="800"] Dù là cá nhân hay tổ chức, bạn đều nên biết ứng dụng của GitLab là gì[/caption] Dựa trên cơ sở đó, bạn dễ dàng trả lời được câu hỏi GitLab là gì. Thuật ngữ đề cập tới chương trình Self - Hosted mã nguồn mở dựa trên hệ thống máy chủ Git. Mục đích sử dụng là quản lý mã nguồn của bạn. Công cụ cung cấp giải pháp server hoàn hảo nên đã nhận được đánh giá cao từ cộng đồng. Các tổ chức, cá nhân hay doanh nghiệp đều dễ dàng lưu trữ và quản lý kho code khoa học. Khả năng bảo mật và truy cập nhanh chóng thông qua Internet cũng được đưa lên hàng đầu. GitLab cung cấp dung lượng lưu trữ miễn phí cho người dùng. Nếu muốn mở rộng hơn, bạn có thể trả thêm phí. Đặc điểm của GitLab Từ việc trải nghiệm các phiên bản GitLab Desktop, người dùng dễ dàng nhận ra các đặc trưng. Những điều này là lợi thế, tạo nên thành công cũng như sự tín nhiệm từ đông đảo user. Phiên bản GitLab Trước tiên, bạn cần biết các phiên bản GitLab là gì? Tính đến hiện tại, nhà phát triển đã cho ra đời 3 version hỗ trợ bao gồm: Gitlab Community Edition (CE): Phiên bản cộng đồng, mã nguồn mở. Đây là bản mới nhất, được nhà phát triển release từ các nhánh stable và nhánh master. GitLab Enterprise Edition (EE): Phiên bản sử dụng cho các đối tượng là doanh nghiệp. Công cụ được cung cấp từ kho lưu trữ của gitlab.com. Ngay khi đăng ký, bạn sẽ nhận được hỗ trợ của GitLab BV. Vấn đề liên quan đến cài đặt và sử dụng đều được xử lý nhanh chóng. Gitlab Continuous Integration (CI): Một giải pháp tích hợp, được thực hiện bởi nhóm phát triển GitLab. Mỗi loại sẽ đem đến những hỗ trợ khác nhau cho người dùng. Nhờ có sự nâng cấp liên tục nên luôn đảm bảo trải nghiệm hoàn hảo nhất. Protected Branches Đây là tính năng chắc chắn cần biết khi nghiên cứu GitLab là gì. Protected Branches cho phép đọc, ghi vào Repository và các Branches. Qua đó chỉ rõ những đối tượng được cấp quyền hoạt động commit và pushing code với 3 điều cơ bản sau: Ngăn chặn việc push từ tất cả mọi người, ngoại trừ user và master. Ngăn chặn việc đẩy code lên Branch từ những đối tượng không có quyền truy cập. Ngăn chặn bất kỳ ai thực hiện hành động xóa Branch. Trong khi sử dụng, bạn cần nhớ Master Branch được mặc định là Protected Branch. User cần được cấp ít nhất một quyền từ Master để bảo mật nhánh. System Layout Như đã biết khi tìm hiểu GitLab là gì, ứng dụng được viết bằng Ruby on Rails. Do đó, để nắm vững các hoạt động cần hiểu rõ phương thức vận hành của loại ngôn ngữ lập trình này. [caption id="attachment_27831" align="aligncenter" width="800"] Ruby on Rails là ngôn ngữ lập trình cho GitLab[/caption] Khi cài đặt GitLab – Shell bạn sẽ thấy công cụ đặt trong thư mục: /home/git/gitlab-shell. Người dùng được phép sử dụng kho dữ liệu qua SSH. Tầng vật lý của GitLab Không ít người thắc mắc về tầng vật lý của GitLab là gì. Trong đó bao gồm một hệ thống cấu trúc sẽ được phân tích dưới đây: Kho lưu trữ: Tại đây, các dự án sẽ được xử lý và lưu trữ. Nginх có cơ chế hoạt động hoàn toàn giống Front - Deѕk. Người sử dụng đến Nginx và đưa ra yêu cầu hành động được thực hiện bởi worker trong văn phòng. Cơ sở dữ liệu chứa trong các file của Metal File Cabinetѕ. GitLab - Shell thực hiện thao tác tạo đơn đặt hàng thay vì sử dụng Front – Desk. Trong quá trình khai thác, bạn sẽ có sự hình dung rõ hơn về tầng vật lý GitLab. Cách hoạt động giống như một cỗ máy, có sự đóng góp của nhiều nhân tố trong dây chuyền. >>> Xem thêm: GitHub là gì? Chức năng và cách sử dụng GitHub hiệu quả Tại sao nên sử dụng GitLab? Với những đặc điểm kể trên, không quá khó để nhận ra lý do sử dụng GitLab. Trong quá trình sử dụng, các user được hưởng rất nhiều đặc quyền khác nhau. Hãy cùng nghiên cứu qua phần dưới đây để thấy rõ hơn những tiềm năng. Open Core Khi tìm hiểu đối thủ của GitLab là gì sẽ thấy chủ yếu tồn tại dạng Closed –Source. Trong khi, các phiên bản từ công cụ này là mã nguồn mở hoàn chỉnh và độc quyền. [caption id="attachment_27833" align="aligncenter" width="800"] Open Core là đặc trưng riêng biệt chỉ có trên GitLab[/caption] Đây chính là ưu thế cạnh tranh không phải nhà phát triển nào cũng đủ khả năng tạo dựng. Nhờ Opencore, các thao tác trở nên dễ dàng, lưu trữ thuận tiện cùng bảo mật tốt. Truy cập mã nguồn Như đã tìm hiểu trong phần phiên bản GitLab là gì, bạn sẽ thấy khả năng xem và sửa đổi nguồn code. Thao tác có thể thực hiện bất cứ khi nào bạn có nhu cầu. Trong khi, điều này không thể làm được đối với phần mềm Closed – Source. Đề phù hợp hơn với yêu cầu, bạn có thể thêm tính năng và thực hiện tùy chỉnh trên Server. Vượt trội hơn nữa chính là khả năng giả lập kho lưu trữ của công cụ này. GitLab khuyên người dùng nên cố gắng hợp nhất các thay đổi trở lại Source Code. Lắng nghe cộng đồng GitLab luôn lắng nghe, ghi nhận những đóng góp, xây dựng và sự phản hồi của người dùng. Từ đó, nhà phát triển đã nỗ lực tạo ra các phiên bản tốt nhất, hứa hẹn trải nghiệm tuyệt vời. [caption id="attachment_27835" align="aligncenter" width="800"] Nhà phát triển GitLab luôn lắng nghe cộng đồng để cải thiện hơn nữa[/caption] Những gì tích hợp trong công cụ chính xác là nhu cầu của tổ chức và cá nhân trong thực tế. Ví dụ như khi tìm hiểu về GitLab sẽ thấy khả năng quản lý dễ dàng nhưng không kém phần mạnh mẽ. Giải pháp lâu bền Nhờ việc tối ưu, chuẩn hóa cao, GitLab đã tạo ra cộng đồng vững chắc với hàng trăm nghìn tổ chức, cá nhân.  Các phiên bản mới liên tục được cải tiến, sửa lỗi kịp thời mỗi tháng. Công cụ đáp ứng thay những thay đổi của khách hàng cực kỳ nhanh chóng. Vì thế, đây chắc chắn là giải pháp lâu bền với tính ứng dụng cao. Hướng dẫn cài đặt và sử dụng GitLab Hướng dẫn sử dụng GitLab được chia ra làm hai hướng. Một quy trình áp dụng cho hệ điều hành Windows. Phần còn lại sẽ hữu ích với những ai đã quen thao tác cùng Linux. Trên Windows Đối với Windows, các bước cài đặt và sử dụng của GitLab là gì. Bạn sẽ được tiết lộ thông qua mô tả quy trình dưới đây. ✅Các bước Hướng dẫn ✅Bước 1 - Trong hệ thống, hãy tạo thư mục mới và đặt tên là GitLab – Runner.- Thông thường, bạn nên cài đặt trong ổ C. ✅Bước 2 - Khi đã tìm hiểu các phiên bản GitLab, bạn tải về và chọn một trong hai loại tương ứng với hệ điều hành: 32bit hoặc 64 bit.- Copy file vừa tải về vào thư mục đã tạo, tiến hành đổi tên gitlab-runner.exe. ✅Bước 3 Mở command prompt lên và nhập chính xác dòng code sau:“cd C:GitLab-Runner.gitlab-runner.exe install.gitlab-runner.exe start” ✅Bước 4 Tới đây, bạn cần biết các bước để đăng ký tài khoản GitLab. Cụ thể như sau:- Dừng chương trình GitLab đang chạy bằng lệnh: gitlab-runner.exe stop.- Tiếp tục chạy câu lệnh khác để đăng ký tài khoản: gitlab-runner.exe register.- Lúc này, bạn sẽ nhận thông báo lỗi với chữ đỏ. Bạn hãy dừng lệnh bằng lệnh: gitlab-runner.exe register stop.- Thông báo “Please enter the gitlab-ci coordinator URL” xuất hiện. Bạn nhập địa chỉ URL vào đường link: https://gitlab.com.- Sau đó, bạn nhận về yêu cầu nhập token. Để lấy mã này hãy đăng nhập tài khoản chọn Setting => CI/CD, kéo thanh trượt xuống mục “Set up a specific Runner manually”.- Khi xuất hiện thông báo “Please enter the gitlab-ci description for this runner”, bạn nhập mô tả cho runner: My-runner.- Tiếp tục là thông báo “Please enter the gitlab-ci tags for this runner” yêu cầu nhập thẻ: my-tag,another-tag.- Khi này bạn sẽ nhận được xác nhận cài đặt thành công, bạn nhập Runner executor: docker. Trên Linux Đối với Linux, bạn cần biết yêu cầu máy chủ để cài đặt GitLab. Cụ thể các điều kiện như sau: [caption id="attachment_27837" align="aligncenter" width="800"] Để cài đặt thành công, bạn cần đáp ứng tiêu chuẩn về cấu hình[/caption] Ubuntu >= 12.03 64-bit. Một CPU có chứa 1 hoặc 2 nhân. RAM: 1GB hoặc 2GB. Cần kết nối Internet. Nhìn chung, đây là các tiêu chuẩn tương đối đơn giản. Hầu hết người dùng đều dễ dàng đáp ứng được. Khi đã sẵn sàng, dưới đây là những bước cài đặt và kỹ thuật cấu hình. ✅Các bước Cách thực hiện ✅Cài đặt Nhập chính xác: “Sudo apt-get install openssh-server” , “Sudo apt-get install postfix”. ✅Tải gói omnibus Đi tới đường dẫn “Wget https://downloads-packages.s3.amazonaws.com/ubuntu-12.04/gitlab_7.9.2-omnibus-1_amd64.deb”, “Sudo dpkg –i gitlab_7.9.2-omnibus-1_amd63.deb”. ✅Cấu hình Điền chính xác “Sudo gitlab-ctl reconfigure”. ✅Đi đến Hostname và đăng nhập Username: root.Password: 5iveL!fe. >>> Xem thêm: Gsuite là gì? Tính năng & Cách đăng ký Google Suite từ A - Z Lưu ý khi dùng GitLab Khi nghiên cứu sử dụng GitLab, bạn chắc chắn đã thấy mức độ ứng dụng trên diện rộng. Điều đó có được nhờ hệ thống vận hành hiệu quả. Dưới đây là những lưu ý bổ sung, tiếp thêm động lực để bạn nhanh chóng khai thác. Thêm người dùng Đây chắc chắn là điều không thể bỏ qua khi sử dụng GitLab. Điều này càng quan trọng hơn trong các dự án lớn. Giống như phần lớn công cụ quản trị, công cụ cho phép bổ sung thêm tài khoản Skype, LinkedIn, Twitter. Yếu tố thiếu yếu khi thêm người dùng mới là ảnh đại diện. Bạn sẽ thấy sự xuất hiện bên cạnh tên người dùng. Các thành viên khác trong dự án đều nhận ra. Những thông tin bổ sung khác được tìm thấy trong trang hồ sơ. Việc thêm người dùng cũng có thể đặt ra giới hạn về số lượng. Bên cạnh đó, bạn được bỏ cờ Admin để người này không có các quyền điều khiển dưới vai trò quản trị. Tạo nhóm Không gian nhóm trong GitLab là gì? Đây là nơi bạn đặt các dự án của mình vào và phân quyền cho các thành viên. Khi project mới tạo ra, member sẽ được tự động truy cập vào đó. [caption id="attachment_27839" align="aligncenter" width="800"] Trong GitLab, các user được phân quyền, phân cấp[/caption] Quyền lực hơn cả chính là Owner với khả năng chỉnh sửa, xóa và quản lý người dùng. Nối tiếp đó là các User được chia làm 5 mức: Guest. Reporter. Master. Developer. Owner. Việc kiểm soát và chia sẻ nhiệm vụ trong dự án dễ dàng hơn nhiều. Nếu khéo léo tận dụng sẽ càng nâng cao bảo mật toàn diện. Khả năng hiển thị dự án Cùng tìm hiểu về khả năng hiển thị Project trong GitLab. Nhà thiết kế đã tạo dựng ba kiểu chính với đặc điểm cụ thể như sau: [caption id="attachment_27841" align="aligncenter" width="800"] Dự án trong GitLab được chia thành các chế độ khác nhau[/caption] Public: Cho phép mọi người xem project và pull code của bạn. Điều này vẫn diễn ra kể cả khi họ không có tài khoản trong hệ thống. Các hoạt động như merge request hoặc mở một issue thực hiện nhanh chóng. Private: Dự án chỉ hiển thị với người được thêm vào. Các quyền của họ phụ thuộc vào quyết định của nhà quản trị khi mời. Internal: Sử dụng để giới hạn những người có Account trong GitLab. Đối tượng đã đăng nhập sẽ được phân quyền tự động là Guest. Bạn cần hiểu đặc điểm của ba dạng hiển thị trong GitLab. Nhờ thế sẽ chủ động hơn trong quá trình thực hiện, bảo mật và phân công nhiệm vụ. Những bài viết liên quan: Bootstrap là gì? Hướng dẫn cách sử dụng Bootstrap chi tiết Git là gì? Tìm hiểu về phần mềm Git chi tiết từ A – Z Python là gì? Tính năng & ứng dụng của ngôn ngữ lập trình Python Tìm hiểu cấu trúc lệnh Find trong Linux và các cách sử dụng Trên đây là điều cần biết cho những ai đang muốn tối ưu tốc độ puѕh và clone repoѕitorу. Bên cạnh đó là rất nhiều hỗ trợ khác đầy tiềm năng. FPT Cloud tin rằng công cụ sẽ rất hữu ích dù là khai thác cho mục đích cá nhân hay tổ chức. Hy vọng bạn đã hiểu GitLab là gì và sớm thiết lập thành công trong thực tế.

Gsuite là gì? Tính năng & Cách đăng ký Google Suite từ A – Z

09:58 10/06/2022
Gsuite là bộ ứng dụng toàn năng đến từ Google với vô vàn sự tiện lợi cho người sử dụng. Hãy đọc bài viết dưới đây của FPT Cloud để biết cách khai thác triệt để nhất. Thông tin cung cấp từ cơ bản đến chuyên sâu, giúp người tiếp cận lần đầu dễ dàng nắm bắt. Qua đó, bạn nhanh chóng biết phần nào trong tính năng hỗ trợ cho nhu cầu bản thân nhiều. Mục cuối là các bước cần thực hiện theo yêu cầu về tài khoản trước khi dùng. G Suite là gì? G Suite là gì? Đây là công cụ đến từ nhà phát triển Google. Nguyên lý hoạt động dựa trên nền tảng điện toán đám mây với rất nhiều ứng dụng. Những tên tuổi vốn đã quen thuộc với người dùng Internet như: Gmail, Drive, Docs, Sheet,… [caption id="attachment_27778" align="aligncenter" width="800"] G Suite gồm những tiện ích vốn đã quen thuộc và cả công cụ đang chờ bạn khám phá[/caption] Trước đây, thuật ngữ có một tên gọi khác là Google Apps for Work. Dù thế nào, mục đích luôn là phục vụ nhu cầu trao đổi, làm việc của cá nhân, tổ chức. Với sự tích hợp đa chức năng, hiện có hơn 5 triệu doanh nghiệp đang sử dụng. Lợi ích dễ thấy chính là sự nhanh chóng, nhiều tiện ích trong khi chi phí thấp. Mỗi ngày, bộ công cụ vẫn luôn được tận dụng triệt để cho trao đổi Email, chat, gọi video, đặt lịch,… >>> Có thể bạn quan tâm: FTP là gì? Phân tích phương thức hoạt động của FTP chi tiết Vai trò của G Suite Nhìn chung, G Suite Google đem đến nhiều lợi ích thiết thực, phục vụ đa dạng đối tượng. Từ những hoạt động cá nhân đến nhu cầu của các chuyên gia, bộ tiện ích đều đáp ứng được. Khả năng ứng dụng cho từng phân khúc người dùng sẽ có ngay sau đây. Với người dùng Đối với người dùng, chỉ cần một tài khoản G Suite, hiệu suất công việc được cải thiện đáng kể. Cụ thể như sau: [caption id="attachment_27781" align="aligncenter" width="800"] Với G Suite, các kết nối và nhu cầu lưu trữ dữ liệu được hỗ trợ tối đa[/caption] Cho phép truy cập kho dữ liệu mọi lúc, mọi nơi. Dễ dàng lưu trữ và chia sẻ dữ liệu dung lượng lớn tới 30GB hoặc không giới hạn. Điều này tùy thuộc vào gói bạn đăng ký. Công nghệ gửi Email thông minh với bộ lọc chống spam hữu hiệu. Sử dụng chat và video call(Hangouts) để liên lạc với đối tác/khách hàng, xóa bỏ rào cản. Với bộ Office tiện dụng, bạn dễ dàng chia sẻ tài liệu trực tuyến. Cùng sự tích hợp nền tảng điện toán đám mây, dữ liệu được bảo mật tối đa. Nhờ những tiện ích như vậy, mỗi cá nhân định hình phong cách làm việc chuyên nghiệp hơn. Không cần những đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng phức tạp, bạn chỉ cần thiết bị kết nối Internet. Với kỹ sư công nghệ Các kỹ sư công nghệ thường yêu cầu những công cụ đáp ứng được kỹ thuật chuyên sâu. Thực tế chỉ ra G Suite vẫn thỏa mãn được phân khúc người dùng này. Không những vậy, chi phí cố định rất thấp, chỉ từ 2.5 USD/user. Như đã biết, bộ tiện ích không cần sử dụng phần cứng. Chính nhờ thế, bạn tiết kiệm một lượng đáng kể ngân sách cài đặt, bảo trì,… Nhờ nền tảng điện toán đám mây, người dùng dễ dàng tích hợp ứng dụng liên quan, phục vụ công việc. Từ một nhà cung cấp uy tín hàng đầu thế giới, thế nhưng G Suite không tính phí bản quyền. Với doanh nghiệp Doanh nghiệp chính là phân khúc đông đảo nhất đang khai thác triệt để các tính năng. Bởi lẽ, họ nhận thấy những chi phí cho việc lưu trữ dữ liệu giảm đáng kể. Năng suất lao động của đội ngũ nhân sự ngày một tăng cao. [caption id="attachment_27783" align="aligncenter" width="800"] Doanh nghiệp đang là đối tượng chính khai thác G Suite[/caption] Với thời đại mới, đầy biến động, doanh nghiệp cần thích ứng linh hoạt để tồn tại. G Suite chính là người bạn đồng hành, cung cấp các giải pháp hỗ trợ, san sẻ gánh nặng. Cũng bởi vậy, các công ty có thể dồn toàn lực cho các hạng mục phát triển. Với công nghệ, một môi trường làm việc khoa học được hình thành thuận lợi hơn. Doanh nghiệp nội địa dễ dàng vươn mình, kết nối trong quy mô toàn cầu. Tính năng có trong G Suite là gì? Với những sự hỗ trợ tuyệt vời ở trên, nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi về tính năng của G Suite là gì. Hãy tham khảo qua phần dưới đây để thấy công cụ phục vụ cho mọi hoạt động, nhu cầu. Gmail Gmail đã quá quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết tiện ích này thuộc nhóm G Suite. Theo thống kê, dịch vụ Email đã có hơn 400 triệu tài khoản sử dụng. Bạn có thể nhanh chóng gửi thư điện tử và nhận theo thời gian thực. Bên cạnh đó, công cụ này còn giúp lưu trữ lượng lớn Email trao đổi. Bạn không còn mất nhiều thời gian xóa Mail, phân cấp độ cần thiết. Việc quản lý hộp thư ngay cả khi đang offline, lọc spam, bảo mật,… đều phát triển vượt trội. Google Calendar Với Google Calendar, các cá nhân và tổ chức có thể lên lịch, sắp xếp cuộc hẹn, công việc trực tuyến,… Thao tác thực hiện vô cùng đơn giản chỉ thông qua vài cú nhấp chuột để hoàn tất. [caption id="attachment_27785" align="aligncenter" width="800"] Google Calendar giúp bạn thiết lập lịch trình của mình và chia sẻ với đồng nghiệp[/caption] Bên cạnh đó, tiện ích này của G Suite giúp bạn chia sẻ lịch làm việc cá nhân. Khi được cấp quyền, bạn cũng có thể tham khảo lịch trình của đồng nghiệp. Nhờ thế quá trình hợp tác, hỗ trợ chủ động hơn rất nhiều. Google Docs Google Docs tiếp tục là một tiện ích đã khá quen thuộc với người sử dụng. Công cụ hỗ trợ hầu hết các tính năng như trên Word. Việc soạn thảo văn bản, chỉnh sửa và thay đổi đều thao tác trực tuyến. Dù ở nơi đâu, bạn cũng có thể làm việc với tài liệu và cập nhật thay đổi theo thời gian thực. Google Docs nổi bật với khả năng công tác, cho phép người khác cùng tham gia đóng góp. Google Drive Drive chính là tiện ích làm nổi bật sự hoàn hảo của G Suite. Các cá nhân và tổ chức sử dụng để lưu trữ dữ liệu gồm văn bản, hình ảnh, video,… Khả năng thu thập data với dung lượng khổng lồ này có được nhờ nền tảng đám mây. Bạn được phép sao lưu, đồng bộ tất cả tập tin từ máy tính/thiết bị di động. Từ đó, quá trình tiếp tục chuyển sang Google Drive và chia sẻ cho người dùng khác có nhu cầu. Google Hangouts Hangouts được sử dụng để thực hiện các cuộc họp video trực tuyến. Bạn có thể dùng trên các thiết bị di động và máy tính xách tay. Ưu thế hơn hẳn so với ứng dụng khác là có khả năng đồng bộ với các tiện ích trên Google. Chỉ với vài thao tác, bạn và người nghe dễ dàng trao đổi thông tin một cách thuận tiện. Nhờ thế, hiệu quả họp nhóm tăng cao hơn đáng kể. Google Site Đây có thể là một tiện ích khá xa lạ với nhiều người khi tìm hiểu G Suite. Thông qua đó, doanh nghiệp tạo ra một mạng nội bộ. Họ sử dụng để chia sẻ, cập nhật, truyền các loại thông tin, dữ liệu khác nhau. Định dạng được Google Site hỗ trợ rất đa dạng. Bạn không cần bất kỳ chuyển đổi với các tệp đang ở hình thức: doc, xls, csv, ppt, pdf, txt,… Google Vault Đây thực sự là một ứng dụng quan trọng đối với người dùng G Suite phiên bản Business và Enterprise. Thông qua đó, bạn được phép tìm kiếm, trích xuất dữ liệu để tạo eDiscovery. [caption id="attachment_27787" align="aligncenter" width="800"] Google Wallet hỗ trợ doanh nghiệp khám phá thông tin dạng điện tử[/caption] Kỹ thuật này có nghĩa là khám phá thông tin ở định dạng điện tử. Đây có thể được xem là đặc quyền vô cùng hữu ích với nhóm đăng ký gói tài khoản này. Ưu – nhược điểm của G Suite Từ các phần trên, bạn chắc hẳn đã đoán ra được những ưu điểm đến từ G Suite. Tuy vậy, với đặc thù về kỹ thuật cùng sự thay đổi nhanh chóng, nhược điểm là khó tránh khỏi. Bạn nên tìm hiểu thêm để biết đây có phải sự lựa chọn phù hợp dành cho mình. ✅Ưu điểm ✅Nhược điểm Sử dụng dễ dàng nhờ giao diện thân thiện và đơn giản.G Suite cung cấp nhiều tiện ích đặc biệt và cao cấp.Phục vụ cho đa dạng các nhu cầu như đã nêu ở trên.Tài liệu trên các tiện ích đều lưu trữ Cloud. Vì thế, người dùng dễ dàng truy cập dù ở nơi đâu và thiết bị nào. Nhược điểm của G Suite chính là máy chủ không đặt tại Việt Nam. Do đó, khi gặp sự cố kỹ thuật, việc khắc phục cần nhiều thời gian hơn.Phí dịch vụ sẽ tăng lên khi mạng lưới user có mật độ cao. >>> Có thể bạn quan tâm: Framework là gì? Khám phá top Web Framework & tính năng So sánh G Suite và ứng dụng Gmail miễn phí Mặc dù đã qua tìm hiểu G Suite, thế nhưng nhiều người vẫn nhầm lẫn với Gmail. Vì thế, phần dưới đây sẽ so sánh tính năng của hai tiện ích này. Thực chất, có rất nhiều đặc điểm khác nhau để bạn phân biệt. Dung lượng lưu trữ Gmail chỉ cung cấp 15GB dung lượng miễn phí. Trong khi đó, mỗi người dùng G Suite sẽ nhận được 30GB. [caption id="attachment_27789" align="aligncenter" width="800"] Khả năng lưu trữ của G Suite tuyệt vời hơn rất nhiều so với Gmail[/caption] Khi nâng cấp lên gói Business hoặc Enterprise, bạn sẽ thấy điều tuyệt vời hơn nữa. Đó chính là khả năng lưu trữ không giới hạn trên điện toán đám mây. Quảng cáo và spam Khi sử dụng Gmail, các tài khoản người dùng thường xuyên bị spam. Bạn thấy trong hòm thư của mình là các quảng cáo tràn lan. Đôi khi, những thư quan trọng lại bị rơi vào Junk Mail. Trái lại, khi trải nghiệm G Suite bạn hoàn toàn yên tâm. Công cụ không chứa quảng cáo đối với tài khoản doanh nghiệp. Bạn được tập trung 100% vào Email trao đổi của mình. Cộng tác nhóm Phải nói rằng, G Suite có tính năng tạo hộp thư cộng tác nhóm vô cùng tuyệt vời. Đây là điều không phải dịch vụ Email nào cũng có được. Giả sử, bạn tạo một tài khoản đại diện cho nhóm hoặc phòng ban trong công ty. Sau đó, Email của thành viên được gán vào Group này. Nhờ thế, việc trao đổi thông tin được truyền tải nhanh chóng, tiết kiệm thời gian. Xét duyệt Email Bạn có một nhóm nhân viên mới đang tập làm quen với việc trao đổi cùng khách hàng. Vì thế, việc sử dụng Email chưa chuyên nghiệp là điều khó tránh khỏi. Đó có thể là: [caption id="attachment_27791" align="aligncenter" width="800"] Quản trị viên có thể sử dụng chế độ phê duyệt trước khi gửi Mail của nhân viên đi[/caption] Sai tiêu đề. Câu văn chưa đúng trọng tâm. Gửi sai người… Nếu không được xét duyệt sẽ dẫn đến nhiều rủi ro về cả bảo mật, tài chính và danh tiếng. Vì thế, cấp quyền xét duyệt cho quản trị viên rất quan trọng. Bạn có quyền kiểm tra và chỉnh sửa trước khi chính thức gửi đi. Bản sao Email – bằng chứng pháp lý Đối với Gmail miễn phí, người dùng không thể khôi phục sau khi đã xóa nội dung Email. Tại G Suite, Admin có thể thiết lập bản sao kể cả khi thư bị loại bỏ. Điều này là vô cùng hữu ích với cả doanh nghiệp và cá nhân. Quá trình kiện cáo, thủ tục pháp lý đều cần bằng chứng rõ ràng. Vì thế, còn gì tốt hơn khi kết hợp khả năng lưu trữ vô tận và khôi phục nhanh chóng chứng cứ. Email tên miền Với Gmail, mọi người đều chỉ tạo được tài khoản có gắn đuôi @gmail.com. Điều này khiến doanh nghiệp mất đi cơ hội nhận diện và thể hiện tính chuyên nghiệp. Trong khi đó, G Suite làm rất tốt tính năng hỗ trợ. Account tạo ra có đuôi kết thúc bằng tên miền của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quản trị viên có thể thêm 30 bí danh Email cho người dùng và hoàn toàn miễn phí. Cách đăng ký tài khoản G Suite Với những lợi thế đến từ GSuite, bạn chắc chắn đã có đủ niềm tin để đăng ký tài khoản. Thông qua một số bước thiết lập cơ bản dưới đây là bạn đã có thể khai thác trọn bộ tính năng. [caption id="attachment_27793" align="aligncenter" width="800"] Cách đăng ký G Suite chỉ yêu cầu cung cấp thông tin cơ bản[/caption] Đăng nhập vào trang web chính thức của Google G Suite và bấm nút “Get Started” để bắt đầu. Điền đầy đủ thông tin doanh nghiệp theo yêu cầu từ hệ thống và bấm “Next”. Hệ thống xuất hiện bảng thông báo với yêu cầu về tên, Email và số điện thoại của bạn. Hãy đáp ứng điều kiện đó và tiếp tục nhấn “Next”. G Suite hỏi bạn đã sở hữu tên miền chưa. Nếu đã mua Domain, hãy nhấn “Yes”. Trong trường hợp chưa có và cần đăng ký tên miền mới, nhấp “No”. Nếu phía trên bạn chọn “Yes”, tại bước này hãy nhập Domain. Điền thông tin đăng nhập tương ứng để tạo tài khoản G Suite. Hệ thống hiển thị thông báo mới, bạn bấm “Start” và nhập thông tin user doanh nghiệp. Tiến hành truy cập vào trang quản trị tên miền rồi tạo các DNS Record theo giá trị Google cung cấp. Khi đã hoàn thành, người dùng quay lại trang đăng ký G Suite và bấm “Verify Domain & Setup email”. Bạn cần lưu ý rằng, quá trình này có thể sẽ mất từ 30 phút cho đến 24 giờ. Thời gian cụ thể phụ thuộc vào tốc độ cập nhật của hệ thống quản lý DNS tên miền. Trên đây là thông tin về bộ tiện ích dành cho cá nhân cũng như tổ chức, doanh nghiệp. Nền tảng được biết đến với sự tích hợp đa chức năng, khả năng lưu trữ vô hạn, bảo mật,… Tùy vào mục đích sử dụng, người dùng có thể đăng ký cho mình gói trải nghiệm phù hợp nhất. FPT Cloud tin rằng bạn sẽ sớm hài lòng với những trải nghiệm đến từ G Suite. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

FTP là gì? Phân tích phương thức hoạt động của FTP chi tiết

09:46 10/06/2022
FTP là gì? Đây là giao thức sử dụng trong việc quản lý tập tin trên server. Bên cạnh đó còn nhiều khả năng hỗ trợ khác đang chờ bạn khám phá qua bài viết của FPT Cloud. Dù là người không chuyên về công nghệ, bạn cũng dễ dàng hiểu được mô hình hoạt động. Quan trọng hơn cả chính là cách xây dựng máy chủ giao thức FTP có trong phần cuối cùng. Giao thức FTP là gì? [caption id="attachment_27769" align="aligncenter" width="800"] Giao thức FTP là gì?[/caption] Trong phần mở đầu, bạn sẽ đi vào tìm hiểu giao thức FTP là gì. Thuật ngữ này là tên viết tắt của File Transfer Protocol. Mục đích sử dụng cho việc truyền tải dữ liệu giữa các máy tính với nhau. Cơ sở thực hiện thông qua mạng dựa trên giao thức TCP/IP. Công cụ cho phép người dùng tải dữ liệu lên máy chủ. Bên cạnh đó là khả năng lấy bất kỳ data tập tin nào từ máy chủ về máy mình. Thông thường, FTP vận hành trên hai port chính là 20 và 21. Bên cạnh đó, nhiều người cũng đặt ra câu hỏi tài khoản FTP là gì? Đó là Account dùng để trao đổi file giữa máy cá nhân và máy chủ. Nếu bạn đã đăng ký Hosting hay Server của đơn vị nào đó, họ sẽ hỗ trợ tạo. >>> Có thể bạn quan tâm: Parked Domain là gì? 3 cách thiết lập Parked Domains cực nhanh FTP dùng để làm gì? [caption id="attachment_27762" align="aligncenter" width="800"] FTP là giao thức sử dụng để truyền tải dữ liệu máy chủ và máy tính cá nhân[/caption] FTP là giao thức được sử dụng nhiều trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công cụ mang đến những hỗ trợ đối với sự tương tác cùng đối tác và bộ phận nhân viên. Cụ thể, sau quá trình phân tích đã chỉ ra bốn ứng dụng được áp dụng phổ biến nhất. Trong đó bao gồm: Doanh nghiệp hỗ trợ nhân viên của họ tìm hiểu FTP là gì. Sau đó, những người này được quyền chia sẻ nguồn dữ liệu qua lại các máy tính. Những máy này có thể nằm ở chi nhánh văn phòng hoặc các địa điểm khác nhau. Quá trình trao đổi đảm bảo diễn ra một cách an toàn. Thậm chí, điều này vẫn được đảm bảo ngay cả khi chia sẻ dữ liệu với đồng nghiệp, đối tác nước ngoài. Nhân viên IT chắc chắn là những người hiểu FTP là gì hơn ai hết. Họ sử dụng để chuyển dữ liệu gốc đến trung tâm khôi phục data sau thảm họa(DR – Disaster Recovery). Bên cạnh đó, nhận viên quản trị web ứng dụng FTP cho mục đích chuyển đổi trang con. Các file ứng dụng web và hình ảnh cũng được gửi đến máy chủ website của doanh nghiệp. Nhìn chung, mục đích sử dụng giao thức này rất đa dạng. Dù lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp là gì cũng sẽ cần sức mạnh của FTP tại thời điểm nhất định. Phương thức hoạt động của giao thức FTP [caption id="attachment_27766" align="aligncenter" width="800"] Mô hình hoạt động của FTP đơn giản và hiệu quả[/caption] Mô hình hoạt động thường thấy của giao thức FTP là gì? Dựa trên cơ chế chuyển đổi cơ bản, cách thức vận hành đi theo hai hướng là nhận và truyền dữ liệu. Thông thường, quá trình này sẽ diễn ra giữa máy chủ Server và máy khách Client. Data Connection và Control Connection được hiểu là tiến trình TCP (Transmission Control Protocol). Kỹ thuật giúp tạo ra hệ thống trao đổi như trên. Cụ thể nhiệm vụ thực hiện bao gồm: Control Connection: Được hiểu là kiểm soát kết nối. Tiến trình này cho phép thực hiện công việc giám sát dữ liệu khi đi qua và trong suốt quá trình trao đổi. Data Connection: Thực hiện kết nối dữ liệu qua lại giữa máy chủ và máy khách. Quá trình chỉ dừng lại khi nhiệm vụ đã hoàn tất. Đó là hai nhánh chính bạn cần rõ khi tìm hiểu FTP là gì? Trong quá trình tiếp cận thực tế, bạn sẽ hình thành tư duy về kỹ thuật hoạt động rõ hơn. Các phương thức truyền dữ liệu Các phương thức truyền dữ liệu trong FTP là gì? Trong thực tế tồn tại ba hình thức chính, diễn ra qua lại giữa Server tới Client và ngược lại. Đặc điểm cụ thể sẽ được tổng hợp thông qua bảng dưới đây. Phương thức Ý nghĩa Compressed mode Phương thức Compressed mode trong FTP là gì? Công cụ sẽ sử dụng kỹ thuật nén dữ liệu “Run-length encoding”.- Nhiệm vụ cần hoàn thành là lọc các đoạn dữ liệu bị lặp. Sau đó, những phần này sẽ được loại bỏ trước khi nội dung gửi đi để đảm bảo tính toàn vẹn. Stream mode Phương thức này dựa trên độ tin cậy của giao thức TCP đối với nguồn dữ liệu.- Stream mode sẽ đẩy data đi dưới dạng byte với cấu trúc không liên tiếp.- Hệ thống không có trường tiêu đề nhất định thông qua kết nối TCP. Block mode Vai trò của Block mode đối với FTP là gì? Phương thức này sẽ đóng gói dữ liệu thành nhiều khối.- Mỗi block chứa một lượng thông tin nhất định sẽ được gửi đi.  Kết nối máy chủ FTP chủ động so với thụ động Kết nối máy chủ FTP sẽ có thể thiết lập dưới dạng kết nối chủ động hoặc kết nối thụ động. Trong kết nối chủ động (Active mode), khi một client được kết nối đến một server FTP, thì client sẽ gửi một yêu cầu PORT tới server, thông báo về địa chỉ IP và cổng của nó giúp cho server có thể kết nối trực tiếp với client. Tiếp theo đó, server sẽ được kết nối đến địa chỉ IP và cổng cung cấp bởi client để có thể truyền dữ liệu. Kết nối chủ động thường sẽ sử dụng khi client không nằm trong một mạng LAN riêng biệt. Trong kết nối thụ động (Passive mode), với một client được kết nối đến một server FTP, client sẽ gửi một yêu cầu PASV tới server. Tiếp đó, server sẽ trả lại về địa chỉ IP và cổng để giúp client có thể kết nối trực tiếp với server. Kết nối thụ động thường thường được sử dụng khi client nằm trong một mạng LAN riêng biệt. Việc kết nối theo dạng chủ động hay thụ động sẽ phụ thuộc vào các tình huống sử dụng cũng như cấu hình của hệ thống và đều có thể sử dụng để kết nối đến máy chủ FTP. Cách xây dựng một máy chủ FTP nhỏ gọn Trong phần này, bạn sẽ tìm hiểu sơ bộ các bước trong quá trình xây dựng máy chủ FTP là gì. Trước đây, việc thiết lập thường khá phức tạp và tốn kém nguồn lực. Điều đó đặc biệt đúng với doanh nghiệp chưa trang bị phòng server riêng. Mọi thứ giờ đây đã thay đổi, việc thiết lập để truyền và nhận dữ liệu dễ hơn rất nhiều. Điều đó có được nhờ sự tích hợp sẵn trên các Router. Yêu cầu cho các doanh nghiệp hay hộ gia đình là chỉ cần sở hữu một thiết bị Router. Trong đó đảm bảo điều kiện đã tồn tại sẵn FTP. Sau đó, bạn đầu tư thêm một bộ nhớ ngoài như USB hoặc ổ cứng. Dung lượng tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng trong thực tế của mỗi tổ chức, cá nhân. Bạn kết nối bộ nhớ với Router và cài đặt các thông số cần thiết theo hướng dẫn từ nhà sản xuất. Đó là tất cả điều cần có để trả lời cho cách thiết lập FTP là gì. >>> Có thể bạn quan tâm: Cách đổi mật khẩu Gmail chi tiết trên điện thoại PC Các phần mềm FTP hỗ trợ người dùng dễ dàng Có khá nhiều phần mềm FTP hỗ trợ người dùng dễ dàng và đơn giản trong việc truyền tải file qua giao thức FTP. Dưới đây là một số phần mềm FTP phổ biến: FileZilla [caption id="attachment_27646" align="aligncenter" width="800"] Những ai thường xuyên làm việc với dữ liệu đều nên tìm hiểu FileZilla là gì[/caption] FileZilla là một phần mềm FTP miễn phí và sử dụng mã nguồn mở rộng rãi trên nhiều hệ điều hành như Windows, macOS và Linux. Giúp cho người dùng truyền tải file qua giao thức FTP một cách đơn giản và nhanh chóng. FileZilla còn cung cấp giao diện đồ họa trực quan, giúp người dùng kết nối đến các máy chủ FTP và quản lý những tệp tin và thư mục trên đó. Còn hỗ trợ các giao thức truyền tải dữ liệu khác nhau, ví dụ như FTP, SFTP và FTPS. Hơn nữa, FileZilla còn cung cấp được nhiều tính năng hữu ích, bao gồm: Tính năng quản lý nhiều kết nối đến các máy chủ FTP khác nhau trong cùng một lúc. Tính năng kéo và thả tệp tin giúp cho người dùng có thể truyền tải được file một cách dễ dàng và nhanh chóng. Công cụ quản lý truy cập, giúp cho người dùng quản lý tài khoản FTP và khả năng phân quyền truy cập tệp tin và thư mục. Các tính năng bảo mật như mã hóa SSL/TLS và hỗ trợ khóa SSH. Transmit Transmit là một phần mềm FTP mất phí và được thiết kế dành cho hệ điều hành macOS. Nó cung cấp giao diện bắt mắt và chức năng phong phú, giúp người dùng truyền tải file thông qua nhiều giao thức truyền tải dữ liệu khác nhau, ví dụ như FTP, SFTP, FTPS và Amazon S3. Transmit cũng có thiết kế để đơn giản hóa quá trình truyền tải file, đồng thời còn cung cấp nhiều tính năng hữu ích như: Giao diện đồ họa bắt mắt, đơn giản và dễ sử dụng. Có khả năng kết nối đến nhiều máy chủ FTP khác nhau trong cùng một lúc. Chức năng kéo và thả tệp tin, giúp cho người dùng truyền tải file một cách dễ dàng và nhanh chóng. Công cụ quản lý truy cập, cho phép người dùng quản lý các tài khoản FTP và giúp phân quyền truy cập tệp tin và thư mục. Người dùng có thể đồng bộ hóa dữ liệu giữa máy tính và các máy chủ FTP. Khả năng bảo mật cao như mã hóa SSL/TLS và hỗ trợ khóa SSH. Có tính năng giúp người dùng xem trước nội dung các tệp tin trước khi tải xuống hoặc tải lên. Mặc dù, Transmit là một phần mềm trả phí nhưng vẫn được nhiều người dùng lựa chọn sử dụng và đánh giá cao trên hệ điều hành macOS. WinSCP WinSCP là một phần mềm FTP được sử dụng miễn phí và sử dụng mã nguồn mở rộng rãi trên hệ điều hành Windows. Nó giúp người dùng truyền tải file qua các giao thức truyền tải dữ liệu khác nhau, bao gồm cả FTP, SFTP, SCP và WebDAV. [caption id="attachment_36791" align="aligncenter" width="800"] WinSCP[/caption] WinSCP được thiết kế với giao diện đồ họa trực quan và dễ sử dụng, và cung cấp nhiều tính năng hữu ích cho người dùng, bao gồm: Tính năng kết nối cùng một lúc với nhiều máy chủ FTP khác nhau. Khả năng kéo và thả tệp tin, giúp cho người dùng truyền tải file nhanh chóng và dễ dàng. Công cụ quản lý truy cập, cho phép người dùng quản lý các tài khoản FTP và khả năng phân quyền truy cập tới tệp tin và thư mục. Có tính năng bảo mật như mã hóa SSL/TLS và hỗ trợ khóa SSH. Tính năng đồng bộ hóa, giúp người dùng đồng bộ hóa các dữ liệu giữa máy tính và các máy chủ FTP. Công cụ tìm kiếm, giúp người dùng tìm kiếm tệp tin và các thư mục trên máy chủ FTP. Tính năng so sánh và ghép nối các tệp tin, tạo điều kiện cho người dùng so sánh nội dung của hai tệp tin và ghép nối chúng lại với nhau. Khả năng quản lý trình duyệt, giúp người dùng truy cập vào các trang web và tải xuống các tệp tin từ đó. WinSCP cũng là một trong những phần mềm FTP được sử dụng phổ biến trên hệ điều hành Windows, nhận được nhiều đánh giá cao từ người dùng. WS_FTP WS_FTP là một phần mềm FTP trả phí được sử dụng trên nhiều hệ điều hành, bao gồm Windows và MacOS. Với khả năng cung cấp một giao diện đồ họa trực quan và dễ sử dụng, và có nhiều tính năng hữu ích cho người dùng, bao gồm: Hỗ trợ đầy đủ những giao thức truyền tải dữ liệu như FTP, SFTP, FTPS, HTTP, HTTPS và SSH. Cung cấp các tính năng mã hóa SSL/TLS và hỗ trợ khóa SSH giúp bảo vệ an ninh dữ liệu khi truyền tải. Khả năng tải lên và tải xuống các tệp tin lớn, cho phép người dùng có thể truyền tải dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả. Tính năng đồng bộ hóa dữ liệu cao cho phép người dùng đồng bộ dữ liệu giữa máy tính và các máy chủ FTP. Hỗ trợ sao lưu và khôi phục dữ liệu, cho phép người dùng sao lưu và khôi phục các dữ liệu một cách dễ dàng và nhanh chóng. WS_FTP là phần mềm FTP trả phí nhưng vẫn được nhiều người dùng tin tưởng sử dụng và được đánh giá cao trong những phần mềm FTP. Các loại FTP phổ biến Dưới đây là một số loại FTP phổ biến hiện nay: FTP Plain [caption id="attachment_36782" align="aligncenter" width="800"] FTP Plain[/caption] FTP Plain (FTP đơn giản) là một giao thức truyền tải các tệp tin thông qua mạng máy tính, giúp truyền tải dữ liệu giữa hai máy tính thông qua mạng. Và đây chính là phiên bản cổ điển của FTP và không có tính năng bảo mật và mã hóa dữ liệu, nên khả năng bị tấn công bởi các hacker cao. Với FTP Plain, dữ liệu sẽ được truyền tải qua kết nối TCP như tên người dùng, qua mật khẩu và dữ liệu tệp tin. Hơn nữa, dữ liệu truyền tải chỉ ở dưới dạng văn bản, không được mã hóa nên khả năng bị nghe trộm hoặc đánh cắp dữ liệu bởi bất kỳ ai trên mạng. Bởi còn nhiều lỗ hổng bảo mật nên FTP Plain không còn được sử dụng phổ biến và sẽ được thay bởi các FTP khác có tính mã hóa và bảo mật cao. FTPS FTPS là một giao thức truyền tải tệp tin thông qua mạng máy tính, là một biến thể của FTP đã được mã hóa bằng SSL hoặc TLS. FTPS có khả năng truyền tải dữ liệu giữa hai máy tính thông qua mạng, và đảm bảo tính bảo mật và an toàn cao. FTPS có khả năng bảo mật bằng cách mã hóa dữ liệu trước khi truyền tải. Khi sử dụng FTPS, dữ liệu sẽ được mã hóa trên máy chủ rồi mới được truyền tải qua mạng đến máy tính đích. Với việc mã hóa này đảm bảo cho dữ liệu khỏi bị đánh cắp hoặc nghe trộm trên mạng. FTPS còn hỗ trợ các phương thức mã hóa và chế độ bảo mật khác nhau. Một số đặc tính của FTPS bao gồm: Đảm bảo cao tính bảo mật và an toàn cho dữ liệu khi truyền tải qua mạng. Hỗ trợ các phương thức mã hóa và chế độ bảo mật khác nhau. Hỗ trợ tính năng đăng nhập và xác thực người dùng, giúp cho người dùng bảo vệ thông tin cá nhân và dữ liệu của mình. Cung cấp được tính năng đồng bộ hóa dữ liệu, giúp đồng bộ hóa dữ liệu giữa các máy tính và các máy chủ FTPS. FTPES FTPES (FTP Explicit SSL) là một giao thức FTP có sử dụng mã hóa SSL hoặc TLS giúp đảm bảo tính bảo mật trong quá trình truyền tải thông tin dữ liệu giữa các máy tính thông qua mạng. Với FTPES, việc mã hóa sẽ được sử dụng trực tiếp trong các kết nối truyền tải dữ liệu giữa máy và máy chủ FTPES. Khi người dùng kết nối đến máy chủ FTPES, thì máy chủ sẽ yêu cầu người dùng thiết lập kết nối bảo mật bằng việc sử dụng SSL hoặc TLS. Rồi sau đó mới thiết lập kết nối bảo mật, và dữ liệu được truyền tải qua kết nối này. FTPES sẽ giúp bảo vệ dữ liệu đang truyền tải khỏi bị đánh cắp hoặc nghe trộm trên mạng. Hơn nữa, FTPES còn hỗ trợ đăng nhập và xác thực thông tin người dùng, giúp bảo vệ thông tin và dữ liệu cá nhân của người dùng. Tuy nhiên, để có thể sử dụng FTPES thì máy chủ và máy tính của người dùng đều phải hỗ trợ SSL hoặc TLS. Trên đây là kiến thức tổng hợp về một trong các giao thức đã và đang được sử dụng rộng rãi. Với sự bùng nổ công nghệ, trao đổi dữ liệu toàn cầu, vai trò của kỹ thuật phát huy mạnh mẽ. Giờ đây, ngay cả những người không chuyên về lập trình cũng đang khai thác triệt để tính năng đem lại. Vì thế, FPT Cloud mong rằng bạn đã hiểu FTP là gì và sớm ứng dụng trong thực tế. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Framework là gì? Khám phá top Web Framework & tính năng

17:02 09/06/2022
Framework là công nghệ giúp lập trình viên tiết kiệm được thời gian và công sức trong khi tạo ứng dụng và xây dựng web. Để hiểu rõ hơn Framework là gì cũng như lợi ích và các tính năng ưu việt của công cụ này thì bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của FPT Cloud. Framework là gì? Framework được coi là bộ khung giúp lập trình viên xây dựng phần mềm hoặc các ứng dụng mobile. Framework được cấu thành từ nhiều đoạn code viết sẵn cùng với các thư viện, tệp hình ảnh.  Framework cung cấp nhiều tính năng như API (Application Programming Interface), các trình biên dịch, diễn dịch,... Nhờ đó mà quá trình phát triển website, phần mềm diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và công sức.  [caption id="attachment_36742" align="aligncenter" width="800"] Framework là một bộ khung được cấu thành bởi nhiều mã code[/caption] Lợi ích của việc sử dụng Framework Framework là những đoạn code do những người lập trình trước tạo ra nên sẽ tồn tại song song cả ưu và nhược điểm. Cụ thể như sau: Ưu điểm của Framework Framework được đánh giá là một thành phần quan trọng trong quá trình tạo lập phần mềm, ứng dụng và phát triển web vì sở hữu những ưu điểm sau đây: Xây dựng sẵn các tính năng và có thể áp dụng cho nhiều ứng dụng Giúp tiết kiệm thời gian, công sức và nguồn lực trong quá trình phát triển phần mềm  Các tính năng của Framework có thể phát triển, mở rộng bằng cách ghi đè có chọn lọc lên các lớp có sẵn  Tăng tính linh hoạt và hiệu suất cho ứng dụng Hỗ trợ đa nền tảng Cho phép ứng dụng kế thừa các tính năng, cấu trúc đã tiêu chuẩn hóa qua đó mà quá trình vận hành, bảo trì sản phẩm diễn ra dễ dàng hơn.  [caption id="attachment_36743" align="aligncenter" width="800"] Framework sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật[/caption] Nhược điểm của Framework Bên cạnh những ưu điểm trên, Framework vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định. Vậy nhược điểm của Framework là gì? Để làm chủ một Framework cần rất nhiều thời gian  Đòi hỏi người dùng phải có kiến thức kỹ thuật cao để tùy chỉnh Vì viết dựa trên nền tảng đã có sẵn nên lập trình viên cần tuân thủ theo đúng các quy tắc của Framework Có kích thước lớn nên sẽ không phù hợp để phát triển những ứng dụng nhỏ Web Framework là gì? Web Framework là một khuôn khổ phần mềm được thiết kế để phát triển các ứng dụng trên nền tảng website bao gồm các dịch vụ web, tài nguyên web và một số chức năng cần thiết khác. Đây cũng là một trong những dạng code mà lập trình viên sẽ tiếp xúc nhiều nhất.  [caption id="attachment_36744" align="aligncenter" width="800"] Web Framework là các dạng code được thiết kế để phát triển các ứng dụng trên nền tảng website[/caption] Các tính năng cốt lõi của Framework web Framework giúp tăng hiệu suất, mở rộng các chức năng và cung cấp các thư viện sẵn có để các nhà lập trình không phải làm lại từ đầu. Dưới đây là một số tính năng cốt lõi của Framework: Libraries Libraries (Thư viện) là các đoạn mã code được xây dựng sẵn cho một chức năng nào đó. Lập trình viên có thể sử dụng các chức năng này nhiều lần mà không cần phải code lại. Bạn có thể dùng một số tool hoặc plugin để quản lý thư viện như NPM, Composer,… API API là cách thức trao đổi dữ liệu giữa 2 ứng dụng khác nhau. API có nhiệm vụ biên dịch các tệp tin như văn bản hình ảnh, âm thanh từ nhiều ứng dụng khác nhau thành một dạng ngôn ngữ phổ biến.  Scaffolding Scaffolding là một kỹ thuật được hỗ trợ bởi các Framework MVC. Qua đó, bạn sẽ biết được được các quy tắc để truy cập vào các cơ sở dữ liệu.  [caption id="attachment_36745" align="aligncenter" width="800"] Scaffolding là bộ quy tắc hướng dẫn người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu[/caption] AJAX AJAX là từ viết tắt của cụm Stands for Asynchronous JavaScript and XML. Kỹ thuật này sử dụng JavaScript để gửi dữ liệu tới server và nhận dữ liệu về một cách không đồng bộ. Từ đó giúp người dùng cập nhật thông tin cơ sở dữ liệu mà không cần tải lại trang. Caching Caching là nơi lưu trữ các dữ liệu, cho phép người dùng sử dụng lại dữ liệu đã lấy hoặc tính toán trước đó. Caching giúp giảm request đến máy chủ, tăng tốc độ loading. Security Security Framework là một bộ khung an ninh. Tính năng này có nhiệm vụ bảo mật và xác thực thông tin người dùng. Compilers Compilers Framework là một bộ khung biên dịch. Compilers có chức năng hỗ trợ hệ thống biên dịch từ mã code của lập trình viên qua ngôn ngữ văn bản sử dụng cho máy tính.  [caption id="attachment_36746" align="aligncenter" width="800"] Compilers có chức năng biên dịch từ mã code qua ngôn ngữ văn bản sử dụng cho máy tính.[/caption] >>> Có thể bạn quan tâm: FileZilla là gì? Hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng FileZilla từ A-Z Các loại Framework trong lập trình Trong lập trình, Framework được chia thành 3 nhóm chính là front-end, back-end và mobile development. Dưới đây là một đặc điểm của 3 loại Framework:   Front-end Framework Front-end Framework giúp nhà phát triển xây dựng các phần mềm và ứng dụng trên web một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Dưới đây là một số Front-end Framework phổ biến:  Angular JS Angular JS là một JavaScript Framework, có cấu trúc cho các ứng dụng web động. Framework này cho phép lập trình viên sử dụng HTML như ngôn ngữ mẫu và mở rộng cú pháp của HTML để diễn đạt các thành phần ứng dụng. Angular JS được phát triển và hỗ trợ bởi Google.  [caption id="attachment_36747" align="aligncenter" width="800"] Angular JS là một JavaScript Framework[/caption] React React cũng là một JavaScript Framework được áp dụng rộng rãi hiện nay, được phát triển bởi Facebook. Các lập trình viên thường sử dụng React để thay đổi code của trang web.  Bootstrap Bootstrap là một CSS Framework. Công cụ này bao gồm các mã HTML, CSS và JavaScript có thể tái sử dụng. Bootstrap giúp cho quá trình thiết kế website diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.  Back-end Framework Dưới đây là một số Back-end Framework được nhiều nhà lập trình viên sử dụng trong quá trình sáng tạo và xây dựng web: Django Django là một Framework bậc cao có mã nguồn mở, được xây dựng từ ngôn ngữ Python. Qua Django, nhà phát triển có thể thiết kế website dễ dàng qua cơ sở dữ liệu sẵn có. Loại Framework này có tính bảo mật cao và dễ sử dụng.  [caption id="attachment_36748" align="aligncenter" width="800"] Django được xây dựng từ ngôn ngữ Python[/caption] Rails Rails là một Framework được tạo ra bằng ngôn ngữ lập trình Ruby. Ruby on Rails bao gồm web server, các kết nối cơ sở dữ liệu và nhiều thứ khác giúp bạn viết ứng dụng web một cách đơn giản hơn.  Mobile Development Framework Mobile Development Framework là một khung phát triển ứng dụng di động. Dưới đây là một số ứng dụng di động được sử dụng nhiều hiện nay: Flutter Flutter là một bộ SDK đa nền tảng, được phát triển bởi Google với mục đích hỗ trợ xây dựng những ứng cho hệ điều hành Android và iOS. Flutter có chức năng chính là tạo ra các ứng dụng gốc (native app) dành cho Google. React Native React Native là một Framework được Facebook phát triển. Framework được xây dựng từ 2 ngôn ngữ lập trình là JavaScript và ReactJS. React Native giúp giải các bài toán về chi phí khi phải viết nhiều loại ngôn ngữ native cho từng nền tảng di động. [caption id="attachment_36749" align="aligncenter" width="800"] React Native là một Framework được Facebook phát triển[/caption] Xamarin Xamarin là một nền tảng lập trình ứng dụng di động cross-platform. Lập trình viên có thể sử dụng các công cụ của Xamarin để viết các ứng dụng cho hệ điều hành Android và iOS trên cùng một code project thông qua ngôn ngữ C#. PhoneGap PhoneGap là một công cụ phát triển ứng dụng cho hệ điều hành Android, iOS, Windows Phone, webOS,... Nó cho phép người dùng sử dụng HTML, CSS và JavaScript cho ứng dụng của mình. >>> Có thể bạn quan tâm: Flatsome Theme là gì? Xây dựng website dễ dàng hơn với Flatsome So sánh Framework với công nghệ khác Trong khi lập trình ứng dụng, nhiều người đã lầm tưởng rằng Framework và CMS là một hoặc Framework và Library giống nhau. Trên thực tế, 3 thuật ngữ này hoàn toàn khác nhau và có nhiệm vụ riêng: So sánh Framework và CMS CMS có tên đầy đủ là Content Management System, đây là hệ quản trị nội dung website. Vậy điểm khác nhau giữa CMS và Framework là gì? Nội dung Framework CMS Bảo mật  Có tính an toàn hơn so với CMS    Trải nghiệm người dùng Không sở hữu bất kỳ giao diện người dùng chuẩn nào nên không mấy thân thiện với người dùng. Cung cấp một trải nghiệm người dùng khá tốt do website có thể hoạt động trên tất cả các loại thiết bị di động  Nâng cấp Không thường xuyên cung cấp các cập nhật thay vào đó là cung cấp thông tin cập nhật về các tính năng mới.  Thường xuyên cập nhật các code functions So sánh Framework và Library Library là một tập hợp các chức năng và class có sẵn và có thể tái sử dụng. Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa Library và Framework: Nội dung Framework Library Nguyên lý hoạt động  Framework điều khiển luồng ứng dụng và các khối mã lệnh trong Framework sẽ gửi yêu cầu đến mã lệnh của lập trình viên Lập trình viên có thể kiểm soát luồng của ứng dụng và các khối mã của lập trình viên sẽ gửi yêu cầu đến mã lệnh của library Thành phần Bao gồm nhiều API, trình biên dịch, công cụ, các chương trình hỗ trợ, thư viện,…  Tập hợp của nhiều mô-đun trợ giúp, các đối tượng, lớp, chức năng, mã viết sẵn,… Khả năng sửa đổi Không thể sửa đổi Có thể sửa đổi Khả năng mở rộng Có thể mở rộng Không thể mở rộng Khả năng thay thế Rất khó thay thế Có thể thay thế dễ dàng bằng  thư viện khác Trên đây là một số thông tin về Framework. Hy vọng rằng qua bài viết trên bạn sẽ hiểu Framework là gì và áp dụng được công nghệ vào trong quá trình phát triển ứng dụng và xây dựng website. Đừng quên theo dõi các bài viết khác của FPT Cloud để biết thêm nhiều kiến thức khác về hệ thống mạng và digital marketing. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Flatsome Theme là gì? Xây dựng website dễ dàng hơn với Flatsome

16:37 09/06/2022
Flatsome Theme trao cho bạn cơ hội tự thiết kế website ngay cả khi không biết viết code. Hãy tham khảo bài viết của FPT Cloud để hiểu cơ chế nào đã làm nên điều này. Bạn sẽ càng cảm thấy sự hữu ích của công cụ này khi đi đến phần phân tích hàng loạt ưu điểm. Ngay sau đó là chi tiết cách cài đặt và hướng dẫn sử dụng Flatsome. Toàn bộ thông tin cần thiết đều trình bày trọn vẹn trong bài phân tích này. Flatsome Theme là gì? Flatsome là gì? Đây là một Theme WordPress như rất nhiều những dạng tương tự bạn đã gặp. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở đây nằm ở khả năng hỗ trợ xây dựng website rất tuyệt vời. Bạn không còn phải ngồi gõ từng dòng code để tạo nên giao diện. [caption id="attachment_27715" align="aligncenter" width="800"] Flatsome Theme là công cụ thiết kế website dẫn đầu hiện nay[/caption] Công cụ đáp ứng nhu cầu thiết kế trong đa dạng lĩnh vực như bán hàng, nội thất, in ấn,… Thậm chí, việc tạo ra các trang giới thiệu công ty chuyên nghiệp và cả Landing Page rất dễ dàng. Bên cạnh đó, Flatsome Theme đáp ứng được ba tiêu chí quan trọng nhất của người dùng hiện nay. Đó chính là nhanh – nhẹ – chuẩn SEO cho website. Vì sao nên sử dụng Flatsome để xây dựng web kinh doanh? Flatsome Theme sử dụng để xây dựng các gian hàng online, trang Landing Page rất hiệu quả. Bên cạnh đó, mọi người cũng thường ưu ái sử dụng cho hoạt động xây dựng Blog cá nhân. Nhờ Flatsome Theme, chủ web kinh doanh online tiết kiệm thời gian và có thành quả ưng ý Nói chung, bạn có thể thỏa sức sáng tạo không giới hạn với công cụ này. Đặc điểm nổi bật dễ nhìn thấy khi trải nghiệm bao gồm: Thiết kế đẹp, dễ dàng tùy chỉnh đối với cả những ai không chuyên về lập trình. Nhờ thế, các web kinh doanh là độc nhất, thể hiện được đúng đặc trưng thương hiệu. Tốc độ tải nhanh bởi code cực kỳ sạch và gọn gàng. Theme thiết kế theo cấu trúc chuẩn SEO đến từ Google. Nhờ thế, web kinh doanh nhanh chóng lên top, tiếp cận nhiều khách hàng và chuyển đổi doanh số. Trong phiên bản gần đây, công cụ đã thêm Sticky nút “Add to Cart”. Nhờ thế, việc kêu gọi hành động mua hàng mạnh mẽ và tiện lợi hơn. Trong quá trình sử dụng, bạn được tiếp cận nguồn tài liệu phong phú, chi tiết và dễ hiểu. Flatsome cập nhật thường xuyên, ngày càng đem tới nhiều tính năng ưu việt hơn cho người dùng. Nhờ những sự hỗ trợ cần thiết này, chủ của các web kinh doanh tiết kiệm được đáng kể chi phí. Quan trọng hơn cả, bạn được quyền tối ưu theo cách mình muốn, không bị lệ thuộc. >>> Có thể bạn quan tâm: FileZilla là gì? Hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng FileZilla từ A-Z Ưu điểm của Flatsome Theme Trong phần trên, bạn chắc chắn đã có sự hình dung nhất định về những khác biệt đem lại. Để hiểu rõ hơn, hãy đến với các thế mạnh kỹ thuật dưới đây. Công cụ đang nhận được sự hài lòng bởi khả năng đáp ứng hầu hết nhu cầu người dùng. Tùy chỉnh cao Flatsome Theme tích hợp nhiều tính năng đã được thiết kế sẵn. Bên cạnh đó là trình xây dựng website trực quan bằng thao tác kéo thả (Live Page Builder). Đây là cơ hội tuyệt vời để người dùng thỏa sức sáng tạo theo góc nhìn đặc trưng của bản thân. Việc bạn cần làm chỉ là lên ý tưởng, phần còn lại đã có Flatsome thực hiện. Khi khám phá, bạn càng thấy nhiều sự lựa chọn từ Element sẵn có. Định dạng bao gồm: Banner, Portfolio, Products, Buttons, Tab… Với UX Builder, công cụ hoàn toàn đáp ứng yêu cầu cho mọi lĩnh vực công việc. Trong đó phải kể đến bán hàng, bất động sản, tin tức, giới thiệu công ty,… Bạn tiết kiệm thời gian và có thành quả ưng ý nhất. Tính năng không giới hạn Bạn có thể làm mọi điều mình muốn với Live Theme Option Panel và Banner, Portfolio, Products, Buttons, Tab… Hai tính năng tuyệt vời này cho phép kéo thả và tùy chỉnh linh hoạt trên web. Nếu bạn là người tỉ mỉ, cần chỉn chu trong chi tiết, đây chắc chắn là công cụ phù hợp. Người dùng được phép chỉnh sửa từ những điểm nhỏ nhất như căn lề, căn dòng đến bố cục.  Phần Header là điểm tiếp xúc đầu tiên của website và người truy cập. Hiểu được tầm quan trọng này, công cụ hỗ trợ bạn tối ưu hết mức bằng thao tác đơn giản. Bạn chỉ cần kéo và thả các phần như: Menu, Search Icon, Button, Cart…. Tốc độ Loading tối ưu Flatsome Theme được ca ngợi rất nhiều nhờ khả năng Loading nhanh chóng. Điều này có được là bởi công cụ không xây dựng nhiều dòng Code phức tạp. Các chuyên gia nhận định đây là một trong những Theme WordPress nhanh nhất trên thị trường. Thiết kế chuyên nghiệp, thao tác nhanh chóng là bộ đôi làm thỏa mãn trải nghiệm người dùng. Tương tích với mọi phiên bản WordPress Đây là một lý do khác giúp Flatsome Theme được đánh giá cao ở thời điểm hiện tại. Thiết kế đề cao sự độc đáo, tập trung tối ưu để nâng cao trải nghiệm của người dùng. [caption id="attachment_27722" align="aligncenter" width="800"] Flatsome Theme có khả năng tương thích cao trên nền tảng WordPress[/caption] Dù là phiên bản WordPress nào cũng đều vận hành tốt, rất ít khi mắc lỗi. Các lập trình viên chuyên nghiệp hay người mới thiết kế website lần đầu tiên đều rất hài lòng. Cập nhật liên tục Theo thống kế, Flatsome là sản phẩm bán chạy nhất của UX – Themes. Vì thế, công cụ luôn được đầu tư, ưu ái cập nhật các tính năng mới và tốt nhất. Không những thế, nhà phát triển cũng rất chiều lòng khách hàng. Cụ thể là công cụ hỗ trợ hơn 12 ngôn ngữ khác nhau. Người dùng dễ dàng dịch website ra hầu hết mọi thứ tiếng họ muốn. Cài Demo dễ dàng Chỉ với một click chuột, một kho giao diện với vô vàn lựa chọn đã mở ra trước mắt bạn. Sau khi cảm thấy hài lòng với Template nào đó, bạn nhấn chọn và thay đổi sao cho vừa ý nhất. [caption id="attachment_27724" align="aligncenter" width="800"] Đến với Flatsome Theme, bạn có vô vàn những Template để lựa chọn[/caption] Sự thuận tiện, nhanh chóng này chính là cách tạo hứng thú cho người dùng. Họ tìm đến và gắn bó lâu dài với Theme. Tính năng khác Ngoài ra, Flatsome Theme còn tích hợp nhiều tính năng cao cấp đang chờ bạn khám phá. Công cụ hoàn toàn tối ưu trên thiết bị di động để người dùng chỉnh sửa ở bất kỳ nơi đâu. Thiết kế Responsive Design giúp website của bạn tương thích trên mọi kích cỡ màn hình. Đây là điều kiện thuận lợi để thu về Traffic từ nhiều nguồn như Smartphone, máy tính bảng, Desktop,…Bên cạnh đó là sự đa dạng trong nhiều chức năng hỗ trợ khác. ✅Chức năng Vai trò ✅Unlimited Header Options Bạn thoải mái sáng tạo bất kỳ mẫu Header nào theo ý muốn của bản thân. ✅Drag & Drop Header Builder Tính năng kéo, thả giúp tạo đề mục website trở nên đơn giản hơn rất nhiều. ✅Built-in Slider and Banner System Người dùng có thể tạo Silders tuyệt đẹp trong web. ✅Banner Focus Point Đây là tính năng mới cho bạn chèn Highlight trong mọi bức ảnh. ✅Drag & Drop Image Grids Tính năng này hỗ trợ tạo hình ảnh theo ô với thao tác kéo và thả. ✅Full Typography Control Bạn tùy chỉnh linh hoạt mọi kích cỡ và font chữ trên website. ✅Smart Image Lazy Loading Khả năng tối ưu tốc độ khi tải trang, giảm thời gian load hình ảnh của người truy cập. ✅Built-in Live Search Người dùng có thể tìm thấy sản phẩm, từ khóa hoặc danh mục ngay lập tức. ✅Automatic Theme Updates Flatsome Theme có thể tự động cập nhật, giúp cho bạn luôn trải nghiệm trên phiên bản chất lượng nhất. Hướng dẫn cài đặt Flatsome Để cài đặt Flatsome Theme, bạn đi đến cửa hàng WooCommerce và tải file xuống. Sau đó, hãy giải nén tệp zip đó và upload lên folder Theme. Quá trình tiếp tục diễn ra khi bạn được chuyển hướng đến giao diện quản trị WordPress. [caption id="attachment_27726" align="aligncenter" width="800"] Bạn đi tới WooCommerce và tải Flatsome Theme về[/caption] Để tới được công cụ, bạn đi theo hướng Dashboard > Appearance > Themes. Muốn tìm file zip, hãy truy cập đường dẫn flatsome_main > theme files. Bên trong thư mục chính sẽ có một tệp được đặt tên là flatsome-child.zip. Nhà phát triển đã gộp lại để tạo một Theme con hữu ích khi chỉ muốn thay đổi CSS. Bạn vẫn giữ lại được những tùy chỉnh ban đầu. Sau khi cài đặt Flatsome Theme sẽ là bước kích hoạt sử dụng. Bạn đi tới Dashboard > Appearance > Flatsome > click “Activate”. Tới đây, quá trình đã hoàn tất, mở ra kho tàng tính năng đang chờ khám phá. >>> Có thể bạn quan tâm: EPP là gì? Điều cần biết khi chuyển đổi chủ sở hữu tên miền Hướng dẫn sử dụng Flatsome Theme chi tiết Dưới đây là hướng dẫn sử dụng Theme Flatsome cho người mới bắt đầu. Qua đó, bạn sẽ biết cách thiết lập các tùy chọn chung để thuận tiện hơn khi triển khai từng dự án. Đầu tiên, bạn cần đăng nhập vào website của bạn với cấu trúc Yourdomain.com/wp-admin. Sau đó, quy trình sẽ tập trung chỉnh sửa thương hiệu, logo, màu sắc và nhiều hơn thế. Sửa tên website Để chỉnh sửa tên, bạn truy cập vào Cài đặt > Tổng quan. Sau đó, bạn đi đến mục “Tên website” phía trên cùng. Thao tác với Brand rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh lâu dài. [caption id="attachment_27728" align="aligncenter" width="800"] Phần tên và khẩu hiệu nên lựa chọn cẩn thận vì sẽ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp[/caption] Thông thường, tại mục này sẽ là tên Domain hoặc tên cửa hàng để có sự thống nhất. Ngay bên dưới là phần “Khẩu hiệu” để mô tả về lĩnh vực website hoạt động.Tại ô địa chỉ Email, bạn có thể sử dụng tài khoản bất kỳ của mình. Tối ưu URL Đường link URL cũng là một yếu tố quan trọng trong xếp hạng website trên SERP. Vì thế, bạn nên thiết lập ngắn gọn và chứa từ khóa. Để thực hiện trên Flatsome Theme, bạn đi tới mục Cài Đặt > Đường dẫn tĩnh. Sau đó, hãy tìm đến mục “Tiêu đề bài viết” và nhấn “Lưu thay đổi”.Thao tác này nên cân nhắc kỹ lưỡng vì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ đường link về sau. Thay đổi Logo Trong trường hợp website của bạn đã có sẵn Logo chỉ cần upload lên là xong. Nếu chưa, bạn chọn cách tự thiết kế hoặc tìm một đơn vị chuyên nghiệp nào đó. [caption id="attachment_27730" align="aligncenter" width="800"] Bên cạnh Logo, bạn đừng quên thiết lập icon Favicon[/caption] Nếu thời điểm thiết lập bạn chưa có Logo vẫn có thể khắc phục tạm thời. Hãy lên Google gõ tiếng Anh lĩnh vực hoạt động kèm thêm chữ Logo. Sau đó, bạn chọn một hình ảnh ưng ý và tập trung design sau. Với cài đặt này, bạn chọn Flatsome > Theme Options trong Wp – admin. Sau đó, hãy đi đến Header > Logo & Identity > Select file. Bạn chọn file Logo có sẵn từ máy tính và ấn “Đăng” phía trên màn hinh để hoàn tất. Tuy vậy, nhiệm vụ vẫn chưa kết thúc tại đây. Bạn cần tiếp tục sử dụng Flatsome Theme để thay đổi Favicon. Đây là hình logo nhỏ sẽ xuất hiện trên đầu trình duyệt khi người dùng tìm kiếm. Bạn chọn hình vuông đúng theo kiểu tiêu chuẩn khi được hiển thị. Sau khi upload ảnh lên, hãy nhấn “Đăng” và kết thúc. Thay đổi màu sắc thương hiệu Màu sắc thương hiệu là yếu tố quan trọng để khách hàng nhận diện tốt hơn. Bạn nên tìm ra sự đồng nhất, hài hòa giữa Logo và yếu tố này. Lưu ý quan trọng là một website không nên sử dụng quá nhiều màu. Để thay đổi, bạn vào Wp-admin > Flatsome > Theme Options > Style > Colors > Primary Color. Tại đây, Flatsome Theme cho phép người dùng chọn màu sắc chủ đạo. Cuối cùng, bạn đừng quên ấn “Lưu” hoặc “Đăng” để xác nhận cài đặt hoàn tất. Thay đổi menu Hiện tại, mặc định Flatsome Theme cung cấp sẵn dạng Menu cố định. Khả năng phản hồi trên điện thoại được đánh giá rất tốt. Để tối ưu hơn, công cụ cho bạn hai loại chính là: Main Menu. Second Menu. Tùy vào nhu cầu, bạn có thể sử dụng Second Menu hoặc không. Với thiết lập này, hãy truy cập  wp-admin > Giao diện > Menu. Bạn lưu ý phần này chọn luôn dạng danh sách muốn hiển thị. Khi đã ấn định loại Menu chỉnh sửa, bạn thêm hoặc bớt các thành phần trong đó. Hầu hết các trang sẽ gồm những yếu tố cơ bản như: Trang, bài viết, liên kết tự tạo, chuyên mục,… Khi đã chọn được, bạn nhấn “Thêm vào Menu”. Để phân cấp rõ hơn, Flatsome Theme cho phép dùng chuột để kéo thả. Qua đó nhằm xác định đâu là mục chính và mục con chứa bên trong. Khi đã hoàn tất, hãy “Lưu menu” để triển khai áp dụng. Thiết lập Sidebar Sidebar là thanh nằm bên phải mặc định của Flatsome Theme và sẽ xuất hiện trong bài viết. Tùy vào nhu cầu sử dụng, nội dung chứa trong phần này là khác nhau. Thông thường, bạn sẽ thấy sự biến đổi khi thêm bài viết mới. Dạng phổ biến như: Thiết lập Sidebar trong Flatsome Theme đem tới hiệu quả SEO Bài viết mới nhất. Bài viết phổ biến. Theo nhiều chuyên gia có kinh nghiệm nhận định rằng thanh này cho hiệu quả SEO tốt. Bạn nên cho xuất hiện tiêu đề của tầm 6 – 8 bài mới trong đó. Cách chỉnh sửa bắt đầu bằng việc đăng nhập website trong wp-admin > Giao diện > Widget. Sau đó, WordPress cho phép kéo thả theo từng module để bạn sắp xếp vị trí thích hợp. Sửa Footer Footer của toàn bộ trang WordPress nằm trong mục Giao diện > Widget. Bạn tiến hành chọn Footer 1 và Footer 2 để thay đổi. Tuy vậy, phần này nên thực hiện sau khi bạn đã có bài viết. Bởi lẽ, thao tác thiết lập yêu cầu sự tỉ mỉ cũng như thời gian. Trong khi đó, trang lại chưa có bài viết nên chưa hình thành đối tượng chỉnh sửa. Đăng bài lên website Để đăng dạng bài viết, trang hay sản phẩm, bạn cần chuẩn bị trước nội dung trong file Word. Sau đó, hãy truy cập vào wp-admin > Bài Viết > Viết Bài Mới. Tùy vào mục đích của mình, bạn có thể chọn một trong ba dạng Content. Tiếp theo đó, bạn sử dụng Flatsome Theme để tối ưu hàng loạt yếu tố. Đây đều là những kỹ thuật vốn đã quen thuộc với SEOer, bao gồm: Tiêu đề. Slug. Description… Bất kể bài đăng là gì đều cần phân cấp cấu trúc rõ ràng. Tại đây, việc sử dụng thẻ H2, H3,…là không thể thiếu. Trên đây là điều cần biết cho những ai đang muốn tìm công cụ hỗ trợ thiết kế giao diện. Trong quá trình sử dụng, bạn sẽ phải bất ngờ về sự tiện lợi đem lại. Không chỉ các web về mảng kinh doanh online mới phù hợp để khai thác. FPT Cloud tin rằng bất kỳ website nào của bạn cũng sẽ thành công với Flatsome Theme. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

FileZilla là gì? Hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng FileZilla từ A-Z

16:01 09/06/2022
FileZilla là gì? Đây là một phần mềm không thể thiếu trong việc truyền dữ liệu và tệp tin. Hãy đến với bài viết của FPT Cloud để biết rõ hơn sự hữu ích đối với người dùng. Nếu công cụ đáp ứng được nhu cầu bản thân, bạn nên chuyển sang phần hướng dẫn sử dụng FileZilla. Qua trải nghiệm thực tế, người dùng sẽ thấy các thao tác cài đặt và khai thác vô cùng tiện lợi. FileZilla là gì? Phần này sẽ cung cấp câu trả lời FileZilla là gì theo cách đơn giản và dễ tiếp cận nhất. Đây là phần mềm hỗ trợ truyền dữ liệu giữa máy tính cá nhân và máy chủ web. Quy trình diễn ra thông qua Internet bằng giao thức FTP. [caption id="attachment_27646" align="aligncenter" width="800"] Những ai thường xuyên làm việc với dữ liệu đều nên tìm hiểu FileZilla là gì[/caption] Dành cho những ai chưa biết, thuật ngữ FTP là tên viết tắt của File Transfer Protocol. Dựa vào nguyên lý hoạt động, kỹ thuật này dùng để đáp ứng nhu cầu trao đổi tập tin. Để tạm dịch ra tiếng Việt, bạn có thể hiểu là giao thức chuyển nhượng tập tin. >>> Xem thêm: EPP là gì? Điều cần biết khi chuyển đổi chủ sở hữu tên miền Ưu nhược điểm của phần mềm FileZilla Giống như trước khi sử dụng bất kỳ phần mềm nào, mọi người thường quan tâm đến ưu nhược điểm của FileZilla là gì. Từ thế mạnh và hạn chế, bạn có cái nhìn khách quan hơn nếu so sánh với công cụ tương tự. Ưu điểm Khi biết ưu điểm của FileZilla là gì, bạn sẽ hiểu tại sao phần mềm được đón nhận nhiều tới vậy. Cụ thể như sau: [caption id="attachment_27650" align="aligncenter" width="800"] Các chuyên gia và người dùng đánh giá cao ưu điểm đến từ FileZilla[/caption] Phần mềm FileZilla được biết đến là FTP Client miễn phí. Đánh giá về chất lượng từ người sử dụng và chuyên gia là tốt nhất hiện nay. Phần mềm tương thích trên mọi hệ điều hành, bao gồm Windows, Linux và Mac OS X. FileZilla mã nguồn mở giúp bạn yên tâm hơn khi sử dụng. Những cuộc tấn công đến từ hacker hạn chế rất nhiều. Giao diện gần giống như các File Explorer bạn thường thấy. Chính vì thế, FileZilla được đánh giá là thân thiện và dễ sử dụng ngay từ lần đầu. Phần mềm có hỗ trợ đa ngôn ngữ, thuận tiện cho người sử dụng. Bên cạnh đó là đa dạng các tính năng như Site Manager, Transfer Queries, Bookmark. Trên đây chỉ là một trong số những ưu điểm tiêu biểu đến từ phần mềm. Tùy vào nhu cầu khai thác và mức độ trải nghiệm, bạn sẽ còn hài lòng hơn nữa. Nhược điểm Bên cạnh các ưu điểm, bạn cũng nên nắm rõ những nhược điểm của FileZilla là gì. Hạn chế trong phiên bản mới nhất đến từ việc dùng bộ mã Unicode. Tình trạng này khiến các User không thể sử dụng trên hệ điều hành nhất định. Trong đó phải kể đến Windows 9x/ME và Mac OS X v10.4. Tính năng của FileZilla Những tính năng vượt trội đã làm nên ưu điểm của FileZilla là gì? Nếu bạn đang thắc mắc về điều này, hãy tìm câu trả lời trong phần dưới đây. Bên cạnh các chức năng cốt lõi là kỹ thuật bổ sung nhưng không kém quan trọng. Tính năng chính Như đã biết, phần mềm FileZilla hoạt động dựa trên mã nguồn mở. Bên cạnh đó, nhà phát triển sử dụng các giao thức FTP trên nền SSL/TLS và SFTP. Tính năng nổi bật nhất chính là hỗ trợ truyền tải tập tin lớn nhanh chóng, dễ dàng. [caption id="attachment_27654" align="aligncenter" width="800"] FileZilla đem đến sự nhanh chóng và bảo mật trong quá trình truyền tải dữ liệu[/caption] Khả năng tối ưu và đáp ứng cao nên điểm khác biệt này luôn dùng để giải thích FileZilla là gì. Tuy vậy, sự hữu ích của phần mềm không dừng lại ở đó. Tính năng bổ sung Ngoài ra, khi tìm hiểu đặc trưng của FileZilla server là gì, bạn sẽ thấy khả năng phục hồi. Những điểm bị lỗi vì gặp sự cố nhanh chóng được vá lại. Bên cạnh đó không thể bỏ qua tính bảo mật thông tin và cho phép tìm kiếm, chỉnh sửa tệp từ xa. Ngoài chức năng và ưu điểm, phần này bổ sung các kỹ thuật đang hỗ trợ người dùng rất tốt. Cụ thể như sau: FileZilla hỗ trợ giao thức mạng mới nhất hiện tại là IPv6. Phần mềm trình bày dưới 47 ngôn ngữ để có thể sử dụng tại nhiều quốc gia. So sánh các công cụ có cùng chức năng, FileZilla có ưu thế hơn hẳn. Điều này có được nhờ bổ sung thêm tính năng Filename Filter. Thư mục Site Manager hỗ trợ người dùng tạo danh sách các tài khoản FTP. Bên cạnh đó là khả năng kết hợp với các kiểu dữ liệu như Host, Username,… Khung Message Log đảm bảo hiển thị thông tin kết nối từ máy tính cá nhân tới máy chủ. Tích hợp chức năng so sánh 2 thư mục bằng Directory Comparison. Bạn dễ dàng tạo mật khẩu cho file quan trọng. Có khả năng hỗ trợ HTTP/1.1, SOCKS5 và FTP Proxy. Hỗ trợ tối đa trong quá trình đồng bộ giữa Server Hosting và máy tính cá nhân. Qua những ưu điểm, bạn thấy rằng FileZilla có khả năng chuyển đổi rất mạnh mẽ. Vượt qua nhiều đối thủ cạnh tranh, đây xứng đáng là phần mềm được tin dùng. >>> Xem thêm: Email Hosting là gì? Cách sử dụng dịch vụ Email Hosting hiệu quả Thuật ngữ cần biết khi sử dụng FileZilla Trước khi đến với hướng dẫn cài đặt, bạn nên hiểu ý nghĩa của thuật ngữ liên quan đến FileZilla là gì. Nhờ định hướng trước này, bạn không còn bỡ ngỡ khi bắt gặp trong các bước thực hành tiếp theo. [caption id="attachment_27658" align="aligncenter" width="800"] Bên cạnh việc tìm hiểu FileZilla là gì, bạn cũng cần nắm bắt thuật ngữ SFTP[/caption] ✅Thuật ngữ Ý nghĩa ✅FileZilla Client - Thuật ngữ này được sử dụng cùng mục đích với khái niệm FileZilla là gì.- Dùng để chỉ phần mềm mã nguồn mở đa tính năng với mục đích kết nối tài khoản FTP.- Kỹ thuật sử dụng trên hầu hết các hệ điều hành.- Hỗ trợ thêm giao thức truyền tin FTP, SFTP, FTPS. ✅FileZilla Server - Là phiên bản dành cho máy chủ server.- Sử dụng để cung cấp cho người dùng sự tiện lợi trong quá trình tạo và quản lý user.- FileZilla Server Interface cho phép thiết lập quyền đọc, ghi đối với từng Account khác nhau.- Người quản lý kiểm soát được quyền truy cập trái phép vào những phần riêng tư.- Các thiết lập khác bao gồm: Giới hạn server, kích hoạt hoặc tắt tính năng SSL,… ✅SFTP - Ý nghĩa của SFTP với FileZilla là gì? Đây là giao thức truyền tập tin, sử dụng phổ biến hiện nay.- FTP và SFTP ứng dụng trong việc download và upload tệp tin thông qua SSH.- Nhờ phương pháp mã hóa đặc biệt, các nguồn thông tin được bảo mật tối đa. Cài đặt và sử dụng FileZilla Client như thế nào? Trong phần dưới đây, bạn sẽ nắm được các bước cần cài đặt và sử dụng FileZilla là gì. Thông tin hướng dẫn từ khâu thiết lập, tạo tài khoản, đăng nhập và kỹ thuật chỉnh sửa tệp. Hãy theo dõi qua từng phần để nắm bắt trọn vẹn quy trình chung. Cách tải và thiết lập Đầu tiên, bạn tiến hành tải FileZilla về máy thông qua đường link: https://filezilla-project.org/. Tại đây sẽ hiện ra hai tùy chọn, người dùng nhấp vào “Download FileZilla Client”. [caption id="attachment_27662" align="aligncenter" width="800"] Bước đầu tiên bạn cần làm là tải FileZilla Client từ web chính thức[/caption] Sau đó, bạn mở tệp đã tải về ở dưới dạng “Run as administrator”. Hộp thoại các điều khoản, chính sách hiện ra, hãy nhấn “I agree” để đồng ý và click “Next”. Phần mềm sẽ tự động hoàn thiện chỉ sau một khoảng thời gian rất ngắn. Tạo tài khoản FTP Để thiết lập đường kết nối, bạn truy cập FTP thông qua đăng nhập WHM(Web Host Manager). Người dùng có thể hiểu đây là bảng điều khiển cPanel. Thông tin như sau: Địa chỉ Host: Sao chép trên đường dẫn URL. Username: Chính là tên đăng nhập vào tài khoản FTP. Password: Mật khẩu. Port: Là cổng của máy chủ. Trên đây là điều cần biết để trả lời điều kiện tạo tài khoản FileZilla là gì. Giao diện và quy trình tương tự như bất kỳ nền tảng nào nên rất dễ sử dụng. Sử dụng FTP để Signin vào Hosting Để sử dụng FTP đăng nhập Hosting, bạn bắt đầu từ việc mở FileZilla Client đã cài đặt. Sau đó, bạn tiếp tục điền thông tin theo hướng dẫn ở đây: Nhập địa chỉ Account FTP vào mục Host. Nhập Username người dùng. Cung cấp Password. Điền port kết nối hoặc để mặc định FTP port 21 và port 22 với SFTP. Sau khi đã đăng nhập thông tin xong, bước tiếp theo trong FileZilla là gì? Bạn nhấp “Quickconnect” để thực hiện kết nối. Khi muốn ngắt, hãy ấn vào “Disconnect” trên thanh công cụ. Sử dụng FileZilla Client để chỉnh file Có hai cách để bạn truy cập vào folder Host. Phương pháp thứ nhất chính là nhập tên thư mục vào Remote Site > Enter. Nếu không, hãy nhấp đúp vào thư mục cần chỉnh sửa. Hành động này giống như việc quản lý LSY các tệp trên máy tính của bạn. Xử lý dữ liệu Đây chính là thao tác quan trọng nhất trong khi tìm hiểu FileZilla là gì. Để upload, bạn mở thư mục đích trên máy chủ. Sau đó, hãy chọn file cần tải, click chuột phải và nhấn lệnh upload. Để tiện hơn, bạn có thể thực hiện việc kéo thả file đã được tải trên thư mục máy chủ. Cuối cùng là kiểm tra lại vị trí của tệp đã nằm ở vị trí đúng như mong muốn chưa. Việc tải dữ liệu về cũng rất đơn giản cho người chưa tiếp cận bao giờ. Bạn chọn thư mục chứa file mục tiêu, click chuột phải và ấn Download. Quy trình kết thúc bằng việc kiểm tra để chắc chắn đã thành công. Quy trình cài đặt và sử dụng FileZilla server Trong phần này, bạn sẽ biết điểm khác biệt của phiên bản server trong FileZilla là gì. Từng thao tác đều được đơn giản hóa, đem tới người dùng trải nghiệm tiện lợi nhất. ✅Quy trình Hướng dẫn ✅Tải và cài đặt - Download FileZilla server.- Mở và nhập địa chỉ Local Host(127.0.0.1) trong mục Server Address.- Port mặc định 14147.- Nhập password và ấn OK là đã hoàn tất. ✅Tạo group Cách bước để tạo group trong FileZilla là gì? Thực hiện như sau:- Đến thanh Menu > Edit > Group.- Nhấn Add và nhấp tên nhóm tùy ý.- Vào Group Setting để thiết lập và active quyền truy cập tài khoản.- Đi tới Shared folders, chọn thư mục cần chia sẻ và add User tới nhóm. ✅Thiết lập User - Tương tự cách tạo group, bạn đi tới menu > Edit> User > chọn nhóm tương ứng > OK.- Đi tới Account Setting để thiết lập mật khẩu bảo vệ User. ✅Liên kết FileZilla Server và FileZilla Client Mục đích của việc liên kết này trong FileZilla là gì? Thao tác nhằm đáp ứng nhu cầu truyền dữ liệu qua hệ thống Local. Bạn dùng địa chỉ IP để kết nối từ phía Client. Sau đó là các bước cụ thể như sau:- Mở FileZilla Server > File > Site Manager rồi nhập thông tin yêu cầu.- Nhập địa chỉ IP máy chủ vào phần Host để kết nối.- Tại phần Logon Type, hãy chọn Normal.- Nhập tên User cùng mật khẩu rồi ấn Connect để hoàn tất. Những bài viết liên quan: FTP là gì? Phân tích phương thức hoạt động của FTP chi tiết NGINX là gì? Cơ chế hoạt động & chức năng của NGINX Website Speed Test là gì? Top 5 công cụ Website Speed Test tốt nhất Google Forms là gì? Hướng dẫn tạo Google Forms chuyên nghiệp Trên đây là toàn bộ kiến thức dành cho những ai đang muốn tìm công cụ truyền tải tập tin. Phần mềm nổi bật với thao tác dễ dàng, bảo mật và xử lý nhanh chóng. Bên cạnh chức năng chính, người dùng còn nhận được nhiều hỗ trợ trải nghiệm khác. FTP tin rằng bạn đã hiểu FileZilla là gì và sẽ áp dụng thành công.