Blogs Tech

AI và Cloud – Công nghệ tạo bước nhảy vọt cho ngân hàng bán lẻ

10:10 29/03/2022
Ngày 25/3 vừa qua, tại sự kiện Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam (Retail Banking Forum), ông Lê Hồng Việt – Tổng giám đốc FPT Smart Cloud đã có bài phát biểu với nhận định được nhiều chuyên gia đồng tình: tương lai ngành Ngân hàng trong kỷ nguyên số sẽ được định hình bởi những công nghệ tiên phong, đặc biệt là Trí tuệ nhân tạo AI và Điện toán đám mây (Cloud Computing). Ngân hàng, đặc biệt là khối Ngân hàng bán lẻ vốn là lĩnh vực năng động hàng đầu trong việc áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất vào quy trình kinh doanh. Thực tế này xuất phát từ hai phía, vừa từ bản thân nội tại các Ngân hàng luôn chú trọng tối ưu hóa mô hình kinh doanh của mình bằng việc sử dụng công nghệ, vừa từ phía những nhu cầu không ngừng thay đổi của khách hàng.Trong thời đại số hóa, "thượng đế" của các Ngân hàng bán lẻ vốn rất thành thạo công nghệ số, đã có những thay đổi nhất định về nhu cầu và hành vi tài chính. Các chuyên gia Ngân hàng thế giới dự đoán rằng, đa kênh - đa nền tảng (omni-channel) và tự phục vụ (self-service) sẽ là những xu thế lên ngôi. Khách hàng giờ đây được tiếp cận Ngân hàng thông qua nhiều kênh tương tác, và hoàn toàn có khả năng "tự phục vụ" các dịch vụ cơ bản mà không cần tiếp xúc trực tiếp với Nhân viên Ngân hàng. Báo cáo của Microsoft năm 2021 về Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong dịch vụ tài chính cho biết, có tới 90% các khách hàng ưa thích tự phục vụ hơn là phải chờ đợi để được phục vụ bởi Ngân hàng. Hơn thế nữa, tỷ lệ giữ chân khách hàng khi họ có thể tiếp cận đa kênh, thông qua tổng đài, website, các kênh mạng xã hội v.v., lên tới 89%. Đây là tỷ lệ giữ chân khách hàng rất cao so với các mô hình ngân hàng bán lẻ truyền thống. Phát biểu tại sự kiện, ông Lê Hồng Việt, Tổng Giám đốc FPT Smart Cloud nhấn mạnh: "Ngân hàng là một trong những lĩnh vực nhạy bén và năng động hàng đầu trong việc ứng dụng công nghệ, đặc biệt là Trí tuệ Nhân tạo. Bước sang thập niên 2020s, AI đã trở thành động lực cốt lõi giúp các Ngân hàng đổi mới dịch vụ bán lẻ đối với các khách hàng trẻ, đi đầu trong xu hướng đa kênh (omni-channel) và tự phục vụ (self-service). Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc cùng những Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, FPT Smart Cloud tiêng phong mang đến nền tảng AI chuyên sâu gắn với hệ sinh thái công nghệ tiên tiến, giúp các Ngân hàng bứt phá mạnh mẽ trong hoạt động chăm sóc khách hàng, quản trị và vận hành, gia tăng 60% năng suất và độ hài lòng của khách hàng." [caption id="attachment_25480" align="aligncenter" width="693"] Điện toán đám mây cho ngân hàng số[/caption] Các ngân hàng đang từng bước tiếp cận và ứng dụng Điện toán đám mây (Cloud Compute) vào hệ thống. Tuy nhiên, tỷ lệ và mức độ ứng dụng vẫn còn thấp, các nhà cung cấp công nghệ cần tiếp cận sâu hơn để đưa ra các giải pháp phù hợp, đáp ứng toàn diện cho nhu cầu của các ngân hàng. Để hội nhập với nền kinh tế số, nhiều ngân hàng bắt đầu tìm tới công nghệ nhằm tối ưu chi phí và thời gian quản lý. Điện toán đám mây hiện đang là phương án tối ưu được hầu hết ngân hàng bán lẻ lớn tin tưởng. Thực tế hiện nay cho thấy, các ngân hàng đang có nhiều cơ hội thúc đẩy ngân hàng số (Digital Banking) phát triển nhanh, đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt, nâng cấp Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CX)… Điện toán đám mây chính là “Chìa khoá vàng” mở ra cánh cửa này. Xu hướng công nghệ điện toán đám mây có tiềm năng đem lại giá trị cho các Ngân hàng bán lẻ .Trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, công nghệ này giúp tăng khả năng kết nối trực tiếp với từng khách hàng trên quy mô lớn. Những dịch vụ như lưu trữ, quản lý và truy cập thông tin theo thời gian thực đã trở nên dễ dàng hơn cho cả chủ ngân hàng và người dùng cuối Công nghệ điện toán đấm mây có thể giúp rút ngắn kỷ lục thời gian triển khai một hệ thống hoặc ứng dụng công nghệ. Rút ngắn thời gian triển khai dịch vụ sẽ cho phép doanh nghiệp phục vụ khách hàng tốt hơn. Theo đó, người dùng cũng có những trải nghiệm mượt mà hơn với các dịch vụ số hóa của ngân hàng.  Với kinh nghiệm cung cấp nền tảng AI và Điện toán đám mây chuyên sâu cho các Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, FPT.AI và FPT.Cloud là sản phẩm thuộc hệ sinh thái công nghệ của FPT Smart Cloud. Năm 2022, FPT Smart Cloud vinh dự đạt được chứng chỉ bảo mật PCI-DSS mức độ cao nhất dành cho các đơn vị cung cấp dịch vụ, một bước tiến mới thể hiện cam kết về quy trình bảo mật dữ liệu theo tiêu chuẩn quốc tế đối với các khách hàng. Với tăng trưởng hàng năm lên tới 400%, FPT Smart Cloud sẽ tiếp tục là nền tảng công nghệ hàng đầu đồng hành cùng các Ngân hàng Việt Nam cũng như quốc tế trên con đường số hóa toàn diện. Tìm hiểu thêm về các giải pháp FPT.AI tại: https://fpt.ai/vi Tìm hiểu thêm về các giải pháp FPT Cloud tại: https://fptcloud.com/ Doanh nghiệp có thể đăng ký tư vấn và tìm hiểu thêm các giải pháp và dịch vụ của FPT Cloud, FPT AI tại Trung tâm CSKH 24/7: 1900 638 399 Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399 FPT Smart Cloud – Nhà cung giải pháp và tư vấn hàng đầu về Điện toán đám mây và Trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam.

FPT Cloud ra mắt dịch vụ GPU Server thế hệ mới

14:22 22/03/2022
Hà Nội, ngày 21/03/2022, FPT Cloud chính thức ra mắt dịch vụ FPT GPU Server thế hệ mới, giúp doanh nghiệp tối ưu công nghệ, đột phát hiệu năng. Đây là dịch vụ chiến lược nằm trong hệ sinh thái +50 dịch vụ điện toán đám mây chuyển đổi số toàn diện cho doanh nghiệp; mang đến doanh nghiệp giải pháp tối đa hiệu năng, tăng tốc xử lý các tác vụ phức tạp với chi phí tối ưu. FPT GPU Server là dịch vụ máy chủ ảo với bộ xử lý GPU chuyên dụng giúp tăng tốc xử lý đa tác vụ tính toán cũng như đồ họa phức tạp với hàng nghìn tỷ phép toán đồng thời (30-31 TFLOPS). Dịch vụ là sự kết hợp hoàn hảo giữa tính linh hoạt, hiệu năng vượt trội của Cloud Server với GPU Card mạnh mẽ nhất thị trường NVIDIA Tesla A10 và A100, đem lại hiệu năng cao hơn đến 7 lần so với GPU T4 và V100 đời cũ, giúp tăng tốc xử lý các tác vụ, tính toán phức tạp như mô hình AI/ML, xử lý hình ảnh (Autocad, photoshop, image/video render...), hay xây dựng hệ thống ảo hóa máy trạm (VDI) cấu hình cao. Khách hàng sử dụng dịch vụ FPT GPU Server có thể lựa chọn đa dạng các mô hình dịch vụ từ mô hình GPU Instance standalone (FPT Cloud cung cấp máy chủ ảo cho khách hàng kết nối trực tiếp vào sử dụng), GPU Instance tích hợp VPC (triển khai GPU Instance ngay trong VPC của khách hàng) đến Multi GPU Instance (sử dụng GPU Instance có nhiều card GPU trên 1 máy chủ). Sự đa dạng trong mô hình cung cấp cho phép doanh nghiệp đầu tư linh hoạt tuỳ theo nhu cầu, chuyển đổi từ mô hình đầu tư sang mô hình vận hành, mà ở đó người dùng không cần nhiều kiến thức, kinh nghiệm về kỹ thuật, hạ tầng phần cứng vẫn có thể dễ dàng khởi tạo và sử dụng trên một giao diện quản trị đồng nhất chỉ bằng một vài thao tác đơn giản. Một điểm khác biệt quan trọng của FPT Cloud là khả năng hỗ trợ và tư vấn triển khai. Khách hàng sẽ được hỗ trợ trực tiếp và nhanh nhất từ chính đội ngũ chuyên gia phát triển sản phẩm 24/7, mang đến giải pháp tối ưu, chuyên biệt cho từng doanh nghiệp. Ông Phan Hồng Tâm, Giám đốc Khối Công nghệ Cloud, FPT Smart Cloud chia sẻ: “Chiến lược của FPT Cloud là trở thành một trung tâm về công nghệ, giúp biến mọi doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp công nghệ, bằng phương án đầu tư thông minh, hạ tầng linh hoạt, bảo mật, cùng hệ sinh thái đa dạng. Việc hợp tác với NVIDIA trong cung ứng dịch vụ GPU Server là một dấu mốc quan trọng trong việc nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ, tăng cường trải nghiệm cho khách hàng của FPT Cloud.” FPT GPU Server góp phần hoàn thiện hệ sinh thái điện toán đám mây mạnh mẽ của FPT Cloud, với đa dạng dịch vụ tiện ích từ hạ tầng (IaaS) đến nền tảng (PaaS), dịch vụ (SaaS). FPT Cloud hướng tới trở thành nền tảng chuyển đổi số, tích hợp các công nghệ mới nhất trên thế giới phù hợp với những đặc thù của môi trường kinh doanh tại Việt Nam, đưa doanh nghiệp Việt trở thành doanh nghiệp công nghệ, tăng tốc đổi mới sáng tạo, từ đó tạo ra bước nhảy vọt về năng suất lao động, trải nghiệm khách hàng, đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong thời đại số. Cùng lắng nghe chia sẻ từ chuyên gia từ FPT Smart Cloud và NVIDIA về ứng dụng của GPU trong AI, các giải pháp công nghệ dựa trên HPC và những dụng của FPT GPU Server trong việc training và phát triển sản phẩm thực tế của FPT.AI tại webinar "Đột phá hiệu năng với FPT GPU Server". Sự kiện được tổ chức online vào ngày 31/03/2022. Tham gia ngay để lắng nghe chia sẻ và nhận những ưu đãi & phần quà hấp dẫn tại: https://fptsmartcloud.vn/fOxi0 Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về sản phẩmFanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/Email: [email protected]: 1900 638 399 FPT Smart Cloud – Nhà cung giải pháp và tư vấn hàng đầu về Điện toán đám mây và Trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam.

Hướng dẫn lựa chọn nền tảng Cloud cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

14:55 03/03/2022
Có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây (Cloud Provider) trên thị trường và mỗi nhà cung cấp dịch vụ lại mang đến các gói sản phẩm dịch vụ Cloud Server khác nhau với mức giá khác nhau. Vậy thì làm thế nào để có thể lựa chọn được Cloud Provider phù hợp đặc biệt là dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1. Lưu ý lựa chọn cấu hình Cloud Server và các tiện ích mở rộng Để an tâm lựa chọn dịch vụ Cloud Server tốt nhất, doanh nghiệp cần quan tâm tới cấu hình, thông số kỹ thuật, bao gồm: – RAM: Dung lượng RAM càng lớn thì khả năng xử lý, truy xuất dữ liệu càng cao. Tùy theo nhu cầu sử dụng cũng như cách tối ưu riêng mà doanh nghiệp cần nhiều RAM hay ít. Hiện nay, các dịch vụ Cloud Server sẽ cho phép lựa chọn RAM từ 512MB đến 16GB. – Ổ cứng (Storage): Là không gian cài đặt file của toàn bộ hệ điều hành. Có 2 loại ổ cứng thông dụng hiện nay là HDD và SSD. Thường thì Cloud Server sử dụng SSD sẽ có giá đắt hơn HDD. – Chíp xử lý (CPU): Khả năng xử lý dữ liệu sẽ phụ thuộc vào số lượng core trung bình sẽ có từ 2 CPU cho đến 16 CPU hoặc nhiều hơn tùy vào mức độ sử dụng. – Băng thông (Bandwidth) và lưu lượng băng thông (Traffic): Băng thông là lưu lượng mà bạn được phép truyền tải dữ liệu đi. Các nhà cung cấp dịch vụ Cloud Server tốt nhất cung cấp gói cước băng thông giới hạn và không giới hạn, nên chọn đơn vị nào cung cấp băng thông "Unlimited" để tốc độ hệ thống vận hành ổn định. – Hệ điều hành (OS): Đây là vấn đề quan trọng, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng sau này. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải lưu ý đặc biệt đến vấn đề bản quyền của hệ điều hành như windows. Bên cạnh đó các nhà cung cấp dịch vụ Cloud còn hỗ trợ thêm các tiện ích Cloud khác nữa hay không? Ví dụ như Object Storage, Backup Services & DR, K8s, hay Database. Việc đa dạng dịch vụ sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp đơn giản hóa tích hợp và đồng bộ hệ thống trên cùng một nền tảng. 2. Cấu trúc tính phí Các Cloud Provider thường sẽ có những cấu hình có sẵn đi kèm với chi phí tương ứng nhưng đôi khi vì đặc thù nhu cầu sử dụng thì doanh nghiệp cần tùy biến cấu hình theo ý muốn và doanh nghiệp cần lựa chọn nhà cung cấp cho phép khả năng chủ động khởi tạo cấu hình tùy biến. Bên cạnh đó, việc chi phí linh hoạt hay Pay-as-you-go sẽ là điều doanh nghiệp tìm kiếm ở các nhà cung cấp dịch vụ Cloud hiện tại vì sự linh hoạt và tối ưu chi phí thực tế. Ngoài ra, cần lưu thêm báo giá của họ có kèm theo các điều khoản như đặt cọc tiền trước, cam kết thời gian sử dụng, phí hỗ trợ (nếu có) hay các phí dịch vụ tùy vào từng nhà cung cấp khác nhau. 3. Cơ sở hạ tầng công nghệ Có khá nhiều nền tảng công nghệ để triển khai hệ thống đám mây từ giải pháp nổi tiếng OpenStack, hay vSphere của VMware – một trong những nền tảng thương mại hàng đầu. Mỗi nền tảng sẽ có ưu điểm riêng khác nhau như hiệu năng ổn định, hệ sinh thái đa dạng, và tiết kiệm chi phí. Do đó doanh nghiệp nên chọn nền tảng phù hợp, và nhà cung cấp 2 nền tảng sẽ là lợi thế tốt. Cơ sở hạ tầng công nghệ được thiết kế đáp ứng yêu cầu dự phòng High Availability (HA) nhiều lớp cả ở phần vật lý và ứng dụng (Node, Storage, Switch, Router và Data center…) sẽ giúp đảm bảo hệ thống có tính ổn định cao (SLA Uptime là 99.99%) và không có điểm chết đơn (single-point of failure). Mặt khác, bạn nên lựa chọn các nhà cung cấp Cloud có cụm máy chủ đặt ở Datacenter đạt chuẩn quốc tế Tier 3 như FPT Cloud đáp ứng các yêu cầu khắt khe về vận hành và an toàn thông tin. 4. Chứng chỉ và bảo mật Điều lưu ý cuối cùng và cũng quan trọng nhất đó là bảo mật. Là một Cloud Provider uy tín thì họ sẽ đạt được một số chứng chỉ bảo mật quốc tế như PCI DSS, ISO/IEC 27001:2013 và ISO/IEC 27017:2015,… Đồng thời bạn nên cân nhắc thêm liệu họ có cung cấp dịch vụ bảo mật nâng cao như Anti-DDOS, SIEM, Next-Gen Firewall, backup & DR dữ liệu; hay là Trí tuệ nhân tạo AI không. FPT Cloud – Hệ sinh thái điện toán đám mây toàn diện cho doanh nghiệp Việt FPT Cloud là nền tảng Cloud thế hệ mới do tập đoàn FPT nghiên cứu và phát triển trên nền tảng VMware và OpenStack, cung cấp hơn 50 dịch vụ và tiện ích bổ sung cao cấp, phục vụ đa dạng nhu cầu của khách hàng như lưu trữ, mạng, bảo mật, dữ liệu lớn, AI, cùng với giải pháp theo ngành. Với sự linh hoạt cũng như am hiểu các vấn đề của doanh nghiệp bản địa, FPT Cloud sẽ giúp doanh nghiệp SME khai thác triệt để hiệu quả công nghệ, tối ưu vận hành, tạo lợi thế cạnh tranh, tăng tốc trên thị trường. Đồng hành cùng các doanh nghiệp SME, FPT Cloud đang triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt cho khách hàng SME đăng ký sử dụng dịch vụ Cloud Server; bao gồm: Giảm tới 50% gói dịch vụ Cloud Server; Tặng thêm lên tới 500 GB dịch vụ lưu trữ; Cam kết uptime 99,99%.Doanh nghiệp có thể truy cập ngay: https://fptsmartcloud.vn/AuTtz để được các chuyên gia hỗ trợ và tư vấn.

Điều chỉnh giá dịch vụ Microsoft 365 và Office 365 từ ngày 01/03/2022

12:38 07/01/2022
Mới đây, Microsoft đã đưa ra thông báo điều chỉnh giá lần đầu tiên cho dòng sản phẩm chủ lực Microsoft 365 và Office 365 sau 10 năm phát triển.  Mức giá mới có hiệu lực từ ngày ngày 1 tháng 3 năm 2022, và được áp dụng trên toàn cầu với sự điều chỉnh tại một số khu vực nhất định. Cụ thể:  Tên sản phẩm  Mức giá cũ  Mức giá mới  Microsoft 365 Business Basic  5 USD/ người dùng/ tháng  6 USD/ người dùng/ tháng  Microsoft 365 Business Premium  20 USD/ người dùng/ tháng  22 USD/ người dùng/ tháng  Office 365 E1  8 USD/ người dùng/ tháng  10 USD/ người dùng/ tháng  Office 365 E3  20 USD/ người dùng/ tháng  23 USD/ người dùng/ tháng  Office 365 E5  35 USD/ người dùng/ tháng  38 USD/ người dùng/ tháng  Microsoft 365 E3  32 USD/ người dùng/ tháng  36 USD/ người dùng/ tháng  Microsoft cho biết thêm, hiện tại sẽ không có thay đổi nào về giá dành cho giáo dục và sản phẩm tiêu dùng tại thời điểm này.  Lần đầu ra mắt vào năm 2011, sản phẩm Office 365 đã thu hút 300 triệu người dùng trên 40 thị trường khác nhau. Từ đó đến nay, Microsoft không ngừng đầu tư và cải tiến gói dịch vụ với hàng loạt các ứng dụng và công nghệ mới, nhằm đáp ứng kịp thời với nhu cầu của khách hàng như: Hệ điều hành Windows, bộ sản phẩm bảo mật Enterprise Mobility and Security (EMS), các ứng dụng cộng tác và kinh doanh thông minh với hơn 1.400 tính năng mới…  Việc điều chỉnh giá có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ Microsoft 365, đặc biệt là các doanh nghiệp start-up và SMBs khi nền kinh tế mới bắt đầu phục hồi sau đại dịch. Tuy nhiên, với cam kết không ngừng cải tiến, chắc chắn Microsoft sẽ trang bị thêm những cải tiến công nghệ mới nhằm giúp các doanh nghiệp thành công và phát triển hơn trong tương lai.  Là đối tác vàng của Microsoft tại Việt Nam, FPT Smart Cloud tự tin đồng hành cùng các doanh nghiệp trên hành trình chuyển đối số với những ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất từ Microsoft.  Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/ Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Open License bị “khai tử” – Doanh nghiệp có thể mua giấy phép bản quyền ở đâu?

16:14 06/12/2021
Microsoft sẽ ngừng bán giấy phép bản quyền trên kênh Open License, và chỉ bán trên kênh CSP (Cloud Solution Provider) – Đối tác kinh doanh giải pháp điện toán đám mây, trong đó có FPT Smart Cloud. Microsoft thông báo sẽ ngừng cung cấp dịch vụ thông qua chương trình Giấy phép mở (Open License) vào ngày 31 tháng 12 năm 2021 sau hơn 20 năm hoạt động. Quyết định loại bỏ chương trình Giấy phép Mở (Open License) là một phần của một loạt thay đổi nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng của Microsoft.  Chương trình Giấy phép mở chính thức kết thúc từ năm 2022 Theo thông báo từ Microsoft, khách hàng có thể tiếp tục giao dịch các dịch vụ trong Microsoft Open License đến ngày 31 tháng 12 năm 2021. Tuy nhiên, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2022, khách hàng sẽ không thể gia hạn giấy phép phần mềm (Software Insurance) hoặc dịch vụ trực tuyến thông qua chương trình Giấy phép Mở (Open License) của Microsoft. Tất cả các giao dịch mua giấy phép mới (new – license) chỉ được giao dịch thông qua các đối tác CSP. [caption id="" align="aligncenter" width="1024"] Microsoft chính thức loại bỏ hoàn toàn kênh Open License từ năm 2022 | Nguồn: NTS[/caption] Với đối tượng khách hàng doanh nghiệp, Microsoft sẽ cung cấp các giấy phép phần mềm vĩnh viễn on-premise không kèm Bảo hiểm phần mềm (Software Assurance) thông qua các đối tác kinh doanh CSP. Với khách hàng có yêu cầu mua bảo hiểm phần mềm, Microsoft sẽ cung cấp thông qua kênh Open Value. Việc hướng các doanh nghiệp vừa và nhỏ mua giấy phép qua kênh CSP giúp Microsoft đơn giản hoá quy trình bán giấy phép bản quyền của mình. Mặc dù khách hàng sẽ không thể gia hạn bất kỳ giấy phép nào thông qua Microsoft Open License kể từ năm 2022, nhưng khách hàng có quyền truy cập và sử dụng các dịch vụ đã thỏa thuận cho đến khi giao dịch đó hết hạn, ngay cả khi chương trình Open License đã kết thúc. Khi chuyển sang giao dịch với các đối tác CSP, khách hàng vẫn nhận được giấy phép phần mềm vĩnh viễn như khi giao dịch ở kênh Open License. Ngoại trừ Win Pro 10 GGWA, mọi giấy phép không kèm bảo hiểm phần mềm của sản phẩm on-premises ở kênh Open License, đều có mặt ở kênh CSP. 4 ưu điểm vượt trội khi mua giấy phép qua kênh CSP [caption id="" align="aligncenter" width="1600"] Việc mua hàng qua kênh CSP đem lại nhiều lợi ích hơn khi mua hàng ở kênh Open License | Nguồn: Bursys[/caption] Việc mua giấy phép phần mềm thông qua chương trình CSP của Microsoft mở ra một loạt các cơ hội về công nghệ và dịch vụ, bao gồm: Tiết kiệm chi phí Ưu đãi về giá là một trong những lợi ích nổi bật nhất mà các CSP mang đến cho khách hàng. Thông qua các đối tác CSP, khách hàng sở hữu các sản phẩm và các dịch vụ của Microsoft với cùng một mức giá như khi đến mua trực tiếp tại Microsoft. Hơn nữa, giá các sản phẩm ở kênh CSP thấp hơn các sản phẩm cùng loại ở kênh Open License. Điều này giúp khách hàng tiết kiệm được một khoản phí đáng kể nếu giao dịch với số lượng lớn. Tiếp cận với các sản phẩm mới nhất Trong thời gian qua, Microsoft liên tục cải tiến, cho ra mắt nhiều sản phẩm mới để nâng cao trải nghiệm của khách hàng như: Project 2021, Office LTSC, Office 2021 hay Windows Server 2022. Tuy nhiên, Microsoft đã ngừng bổ sung sản phẩm mới vào kênh Open license kể từ tháng 7 năm 2021. Vì vậy, khách hàng chỉ có thể tiếp cận các sản phẩm mới nhất từ Microsoft thông qua kênh CSP. Nếu tiếp tục giao dịch ở kênh Open License cho những sản phẩm trên, khách hàng sẽ phải trả một mức giá cao hơn nhưng chỉ nhận được phiên bản thấp hơn. Thời gian đặt hàng nhanh chóng Khi đặt hàng qua kênh CSP, khách hàng có thể sở hữu giấy phép phần mềm trong khoảng chưa đến 1 giờ. Trong khi đó, việc cấp giấy phép ở kênh Open License lại mất nhiều thời gian hơn. Thông thường, khách hàng phải chờ khoảng 2 ngày làm việc mới có thể triển khai, áp dụng sản phẩm, dịch vụ vào mô hình kinh doanh của mình. Bước đột phá về Thỏa thuận cấp phép & Điều kiện mua hàng Thỏa thuận cấp giấy phép phần mềm ở kênh CSP là vĩnh viễn. Hơn nữa, khách hàng chỉ cần đặt tối thiểu 1 giấy phép. Đây là bước tiến rõ rệt so với thời hạn cấp giấy phép 2 năm và số lượng tối thiểu 5 giấy phép ở kênh Open License. Điều này giúp khách hàng tiết kiệm được cả thời gian lẫn tiền bạc. Quý khách hàng chỉ cần đặt mua những sản phẩm, dịch vụ mình cần thay vì phải mua đủ số lượng tối thiểu như trước. Khách hàng cũng không cần đặt hàng lại (re-order) mỗi khi giấy phép hết hạn. Ngoài ra, các tiện ích và quyền lợi quan trọng khác của khách hàng đối với giấy phép phần mềm vĩnh viễn như: key cài đặt số lượng lớn, quyền hạ cấp, quyền chuyển đổi giấy phép sang tổ chức thứ 3, quyền trả lại hàng... đều được Microsoft bảo lưu và có quy định cụ thể ở kênh CSP. Việc quản lý giấy phép phần mềm on-premises và key có thể được thực hiện thông qua một cổng thông tin - Microsoft 365 Admin Center. Việc này giúp khách hàng dễ dàng quản lý và thống nhất các phần mềm trong quá trình chuyển hệ thống lên mô hình đám mây lai (hybrid cloud) hoặc điện toán đám mây (public cloud). FPT Smart Cloud - đối tác CSP uy tín của Microsoft tại Việt Nam [caption id="" align="aligncenter" width="1000"] Doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng trước khi chương trình Open License bị loại bỏ hoàn toàn | Nguồn: Paranet[/caption] Doanh nghiệp có thể tiếp tục gia hạn, mua giấy phép qua kênh Open License đến 31/12/2021, sau đó chuyển sang giao dịch ở kênh CSP. Doanh nghiệp cũng có thể chuyển đổi sang đặt hàng các giấy phép không kèm bảo hiểm phần mềm ở kênh CSP ngay lập tức dưới sự hỗ trợ của FPT Smart Cloud - Nhà cung cấp Giải pháp Đám mây và Gold Partner của Microsoft tại Việt Nam.  FPT Smart Cloud cung cấp toàn bộ các dịch vụ đám mây của Microsoft như Microsoft 365, Microsoft EMS, Microsoft Dynamics và Microsoft Azure cho mọi doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn, hoạt động đa nền tảng như: MAC OS, iOS, Windows, Windows phone và Android. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp địa phương tiếp cận với các giải pháp công nghệ tiên tiến từ Microsoft, đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của FPT Smart Cloud sẽ là người bạn đồng hành đắc lực trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp trong nước. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart CloudFanpage: https://www.facebook.com/microsoft.fptsmartcloud/Email: [email protected]: 1900 638 399

3 tháng trải nghiệm miễn phí trọn bộ tính năng FPT Container Services và FPT Database

09:14 03/12/2021
Nằm trong khuôn khổ Diễn đàn công nghệ lớn nhất năm 2021 – FPT Techday, FPT Cloud ra mắt 10 dịch vụ trên nền tảng Platform as a Service – nền tảng cho sáng tạo đột phá, giúp doanh nghiệp đơn giản hóa quá trình phát triển ứng dụng, đồng nhất công nghệ, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, tăng tốc hành trình chuyển đổi số. Với bộ sản phẩm, dịch vụ đa dạng, toàn diện, FPT Platform as a Service sẽ giúp các nhà phát triển tăng tốc trong quá trình xây dựng những giải pháp tùy chỉnh với sự trợ giúp đắc lực của các công cụ tiên tiến. Bộ giải pháp được ra mắt với trọn bộ tính năng sẽ mang đến cho doanh nghiệp hệ sinh thái dịch vụ với những tính năng được chuẩn hóa công nghệ, tối ưu chất lượng để nhanh chóng triển khai từ ứng dụng đến cơ sở dữ liệu. FPT Kubernetes Engine mang đến một nền tảng mã nguồn mở giúp tự động hoá việc quản lý, mở rộng và triển khai ứng dụng dưới dạng container. Sản phẩm sở hữu nhiều tính năng nổi bật như: Cấu hình linh hoạt, tùy chọn theo nhu cầu; Hỗ trợ ứng dụng dạng container, microservices; Tự động co giãn hệ thống theo nhu cầu; Tự động sửa chữa lỗi hoạt động; Nâng cao tính an toàn bảo mật nhờ phân tách các vùng độc lập về tài nguyên; Giám sát tổng thể từ hạ tầng tới nền tảng. Dịch vụ giúp loại bỏ các quy trình thủ công trước đây liên quan đến việc triển khai và mở rộng các ứng dụng được container hóa. Giờ đây, doanh nghiệp có thể tự động hóa các hoạt động vận hành; thực hiện nhiều tác vụ đối với containers cũng giống như những nền tảng ứng dụng hoặc hệ thống quản lý khác. FPT Database Services cung cấp cho khách hàng các quy trình tự động như: triển khai, giám sát, lưu trữ, phục hồi, mở rộng, bảo mật… Với FPT Database Engine, người dùng không cần có kiến thức chuyên sâu về database vẫn có thể dễ dàng trải nghiệm trọn bộ tính năng ưu việt của sản phẩm như Tự động hóa việc triển khai, cấu hình database; tích hợp giám sát, cảnh báo sự cố. Chỉ trong vài phút cơ sở dữ liệu của bạn sẽ được cài đặt, cấu hình và tối ưu để sẵn sàng để sử dụng. Tạo mới, tăng hoặc giảm tài nguyên nhanh chóng (tính theo phút). Mở rộng tài nguyên (hot-add) mà không ảnh hưởng đến hoạt động của CSDL. Cho phép mở rộng tài nguyên nhanh chóng mà không gây gián đoạn hoạt động của Database. Quản lí việc khôi phục và sao lưu dữ liệu theo từng thời điểm; tự động chuyển dữ liệu khi có sự cố. Tích hợp chặt chẽ với cơ sở hạ tầng, đảm bảo hiệu năng của cơ sở dữ liệu. Bộ sản phẩm với 04 dịch vụ bao gồm: Redis, mySQL, MongoDB, PostgreSQL sẽ giúp doanh nghiệp triển khai xây dựng một hệ quản trị cơ sở dữ liệu tự động một cách nhanh chóng. Thay vì phải đầu tư cho hệ thống máy chủ và nhân sự, vận hành, doanh nghiệp chỉ cần thuê cấu hình phù hợp với nhu cầu và được tối ưu bởi các chuyên gia cơ sở dữ liệu giàu kinh nghiệm từ FPT Cloud. FPT AI as a Service mang đến cho doanh nghiệp những giải pháp AI “one-stop” cho chuyển đối số toàn diện: Công nghệ đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng đa dạng workload Bảo mật chủ động đa lớp Giao diện quản trị đồng nhất cho toàn bộ các dịch vụ Hệ sinh thái dịch vụ đa dạng, đón đầu xu thế 05 dịch vụ trí Trí tuệ nhân tạo: xử lý ngôn ngữ tự nhiên, tổng hợp giọng nói, nhận dạng giọng nói, phát hiện thực thể sống, trích xuất dữ liệu từ hình ảnh; được phát triển và đóng gói dưới dạng lập trình ứng dụng (API) sẵn sàng để sử dụng sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ, giúp gia tăng hiệu suất vận hành, nâng cao trải nghiệm Khách hàng, nâng hiệu quả quản trị doanh nghiệp. Nhân dịp ra mắt sản phẩm, FPT Cloud triển khai chương trình “Trải nghiệm hoàn toàn miễn phí trọn bộ tính năng dịch vụ FPT Container Services và FPT Database Services”. Theo đó, khách hàng đăng ký trong thời gian khuyến mại sẽ được: Miễn phí chi phí quản lý cho 1 Cluster trong 03 tháng Miễn phí chi phí dịch vụ Lưu trữ FPT Storage Services trong 01 tháng Miễn phí tài nguyên dịch vụ Cloud server FPT Elastic Compute (CPU, RAM) trong 01 tháng; từ tháng thứ 2 tính theo hình thức Pay as you go Không áp dụng đồng thời với các chương trình khuyến mại khác Đăng ký ngay tại ĐÂY. Ưu điểm nổi bật của FPT Platform as a Service: Hệ thống sản phẩm, dịch vụ chất lượng hàng đầu: chuẩn hóa công nghệ, tối ưu chất lượng, API hóa luôn sẵn sàng để tích hợp và sử dụng một cách dễ dàng; cùng khả năng chạy song song chia tải & dự phòng. Hệ sinh thái đa dạng, tính sẵn sàng cao: tích hợp dịch vụ DbaaS, S3 Storage cùng đa dạng tiện ích từ hệ sinh thái FPT và đối tác VMware, Redhat, Veeam Backup & Replication, Security Checkpoint… nhanh chóng triển khai và hiệu quả cao. Triển khai và hỗ trợ linh hoạt: mô hình triển khai các sản phẩm, dịch vụ cũng như hỗ trợ một cách linh hoạt từ dạng cloud đến on-premise để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Chính sách dùng theo nhu cầu – Trả theo dung lượng (Pay-as-you-go). Đội ngũ chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart CloudFanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/Email: [email protected]: 1900 638 399

Điện toán đám mây – Công nghệ cốt lõi của cách mạng công nghiệp 4.0

14:57 02/06/2021
Các báo cáo công nghiệp trên toàn thế giới đều cho rằng: Công nghệ Cloud (Điện toán đám mây) chính là nền tảng cho cách mạng công nghiệp 4.0. Cách mạng công nghiệp bắt đầu, kéo theo là sự hỗ trợ hiệu quả của Cloud với các phát triển trong công nghệ Internet vạn vật (IoT), tự động hóa, và robot. Khi các doanh nghiệp bắt đầu chuyển đổi quy trình sang các hạ tầng riêng tư (private), công cộng (public), và lai (hybrid), họ sẽ cần tới các kỹ sư Cloud. Dựa trên các ý kiến chuyên gia và những nghiên cứu mới nhất, Rashi Aditi Ghosh của Elets News Network (ENN) đã khám phá những cách mà công nghệ Cloud giúp nâng cao hiệu quả các quy trình trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, tăng cường lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đi sâu vào cách mạng công nghiệp 4.0 Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất vào thế kỷ 18 đã làm thay đổi hoàn toàn thế giới thông qua các động cơ thủy lực và hơi nước, giúp việc sản xuất trở nên thuận lợi hơn. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai lại phát sinh từ các dây chuyền sản xuất hàng loạt. Công nghệ thông tin giúp tự động hóa sản xuất đã khởi đầu cách mạng công nghiệp lần thứ ba. Giờ đây, ta đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những tiến bộ rõ rệt đến từ công nghệ Internet vạn vật (IoT), Tự động hóa, và Trí tuệ Nhân tạo (AI). Những công nghệ này, song song với dữ liệu lớn (Big data) và phân tích (Analytics), là những yếu tố chính thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng này đã đem lại nhiều sự phát triển xuyên suốt cho mọi lĩnh vực, trong đó nổi bật nhất là các lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ tài chính, và bảo hiểm. Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, tự động hóa được ứng dụng trong việc xử lý lượng dữ liệu ngày một tăng, giúp hỗ trợ các dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng như một số tác vụ khác. Có thể bạn quan tâm: Nhập môn về Cloud – Những điều bạn cần biết Vai trò của điện toán đám mây trong việc thúc đẩy cách mạng công nghiệp 4.0 Cho dù bạn đang làm việc tại lĩnh vực nào thì công nghệ Cloud vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp này, bằng cách cung cấp nền tảng cho doanh nghiệp đổi mới và phát triển. Theo một báo cáo của Oracle mang tên “Cloud: Opening up the road to Industry 4.0” (tạm dịch: Cloud: Mở đường tới Công nghiệp 4.0), trong số 1.200 người ra quyết định trong lĩnh vực công nghiệp của doanh nghiệp, có tới 60% bày tỏ quan điểm tích cực về việc tích hợp công nghệ Cloud, đồng thời họ cho rằng Cloud sẽ mở khóa cho tiềm năng của các công nghệ đột phá như robot và AI. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng công nghệ Cloud sẽ thúc đẩy sự phát triển trong mọi ngành nghề, thông qua việc cung cấp nền tảng cho doanh nghiệp đổi mới và phát triển, Tiềm năng thật sự của Cloud trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chỉ có thể được xác định thông qua việc tích hợp dịch vụ máy tính trên nền tảng Cloud. Chỉ khi tận dụng được năng lực của các dịch vụ này thì nền tảng Cloud mới có thể đem lại những ứng dụng mới mẻ và đột phá. Tại sao điện toán đám mây quan trọng đối với lĩnh vực BFSI tại Ấn Độ? Nghiên cứu của Dịch vụ phân tích đánh giá kinh doanh Harvard đã cho thấy, 74% doanh nghiệp tin rằng công nghệ Cloud sẽ mang lại cho họ lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 60% lãnh đạo doanh nghiệp tin rằng tích hợp Cloud sẽ “mở khóa tiềm năng” cho những công nghệ đột phá. “Theo IDC, tính tới năm 2022, dù các phần mềm truyền thống sẽ vẫn tăng trưởng, tỷ lệ tăng sẽ chỉ đạt 11%. Trong khi đó, hạ tầng Cloud và các ứng dụng sử dụng Cloud sẽ tăng vượt mức 150%, tuy vẫn có những khó khăn riêng”. Gulshan Chhabra – Giám đốc Quốc gia của công ty Snow Software Further nhận định: Ấn Độ có khả năng cao sẽ đi đầu thế giới trong việc ứng dụng Cloud Hybrid trong thời gian tới, dựa trên một nghiên cứu được thực hiện bởi Nutanix. Cụ thể, tỷ lệ ứng dụng Cloud Hybrid tại Ấn Độ được dự kiến sẽ tăng gấp 3 lần, từ mức 13% ở năm 2018 lên tới 43% trong vòng 24 tháng tới. Diwakar Nigam, Giám đốc của Newgen Software lại tin rằng, lĩnh vực ngân hàng vốn luôn ở tuyến đầu trong viêc ứng dụng công nghệ Cloud, bởi công nghệ này dễ mở rộng quy mô, yêu cầu ít chi phí vốn, dễ vận hành và sử dụng được lâu dài. “Điện toán đám mây chắc chắn đã mang tới nhiều khía cạnh hơn trong các phương thức vận hành doanh nghiệp. Các tổ chức cũng cần tận dụng được năng lực của một nền tảng ít code thông qua các mô hình linh hoạt, dễ mở rộng, và nhanh nhạy. Việc triển khai Cloud sẽ giải quyết được mọi yếu tố nêu trên, thông qua việc giảm chi phí phân phối và triển khai phần mềm…” Nigam chia sẻ. Trên thực tế, thị trường Cloud toàn cầu đang được dự tính sẽ tăng từ 272 tỷ USD vào năm 2018 tới 623 tỷ USD vào năm 2023. NASSCOM cũng chia sẻ rằng, thị trường Cloud tại Ấn Độ đang phát triển rất nhanh, dự tính sẽ đạt 7,2 tỷ USD trong năm 2022. Thị trường dịch vụ tài chính đang nhanh chóng ứng dụng công nghệ này. Giải thích sâu hơn về sự ứng dụng các dịch vụ Cloud, Zulkernain Kanjariwala, Giám đốc CNTT của Ngân hàng Doha đã chia sẻ: “Mỗi tổ chức tài chính tại Ấn Độ đều có quan điểm riêng về việc ứng dụng công nghệ Cloud tại doanh nghiệp của họ. Với mức độ số hóa hiện tại của Ấn Độ, ta có thể thấy rõ ràng vai trò của việc ứng dụng các quyết định công nghệ và Cloud trong quá trình chuyển đối.” Lợi ích của công nghệ điện toán đám mây trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng Công nghệ điện toán đám mây và tầm ảnh hưởng ngày một gia tăng của nó đã len lỏi tới mọi nền công nghiệp chủ chốt của thế giới, đặc biệt là ở lĩnh vực tài chính. Với những lợi điểm về hiệu quả kinh tế, độ đáng tin, độ linh hoạt, và rất nhiều yếu tố khác, công nghệ điện toán đám mây (Cloud) đã giải quyết được rất nhiều vấn đề thường gặp trong các ngân hàng và tổ chức tài chính. 1. Hiệu quả kinh tế Điện toán đám mây giúp nhân viên ngân hàng và các cơ sở tài chính tiết kiệm vốn đầu tư cho việc thiết lập các hạ tầng CNTT cần thiết. Thay vào đó, khi ứng dụng Cloud, khoản vốn đầu tư này sẽ được sử dụng cho các công tác vận thành thông thường, giúp ngân hàng và các tổ chức tài chính tập trung hơn vào những quy trình cốt lõi của mình. 2. Độ đáng tin Hạ tầng Cloud thường có độ đáng tin cậy cao. Các ngân hàng có thể bảo vệ dữ liệu bằng cách sử dụng các mô hình Cloud riêng tư hoặc hybrid, trong khi vẫn đảm bảo tốc độ và tính linh hoạt của công nghệ này. Còn ở Cloud công cộng, dữ liệu sẽ được mã hóa với nhiều lớp bảo mật khác như cấp quyền truy cập, nhằm đảm bảo bảo mật cấp độ cao. 3. Độ linh hoạt Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới sự phổ cập của Cloud là mô hình trả theo nhu cầu sử dụng, tức người dùng chỉ cần trả tương ứng với khối lượng dịch họ đã sử dụng. Qua đó, các ngân hàng và cơ sở tài chính có thể dễ dàng quản lý nhu cầu sử dụng gia tăng mà không cần phải đầu tư thêm cho các hạ tầng điện toán nội bộ – mà thường sẽ không được sử dụng tới trong điều kiện thông thường. Trong khi đó, với Cloud, ta có thể dễ dàng chuyển đổi giữa các ứng dụng với độ linh hoạt cao. Có thể bạn quan tâm: Nâng cấp các hệ thống doanh nghiệp lên đám mây Các ứng dụng hàng đầu của công nghệ điện toán đám mây cho lĩnh vực BFSI Điện toán đám mây đã tồn tại từ những năm 60 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, những phát triển đột phá của nó lại chỉ diễn ra kể từ năm 2002, khi Amazon Web Services (AWS) xuất hiện. Có rất nhiều ứng dụng web được phân phối thông qua Cloud, và sau đây là một số ứng dụng như vậy trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính: 1. Lưu trữ Nhằm đảm bảo độ bảo mật giao dịch và mang lại các trải nghiệm khách hàng hiệu quả, ngân hàng cần máy chủ hoạt động toàn thời gian. Trong khi đó, các hệ thống CNTT tại doanh nghiệp luôn cần bảo trì sau các khoảng thời gian cụ thể, và không thể được duy trì liên tục theo yêu cầu. Cloud thì có thể hoạt động 99,999% thời gian, hỗ trợ máy chủ 24/7, kể cả khi cần bảo trì. Việc lưu trữ web, ứng dụng, và di động cũng đảm bảo tốc độ truy cập cho người dùng. Tham khảo Dịch vụ lưu trữ đám mây (Object Storage) Tiết Kiệm & An toàn 2. Cổng thanh toán Các đơn vị cho vay từ lâu đã triển khai công nghệ Cloud trong thực hiện thanh toán và chuyển tiền, do công nghệ này có độ bảo mật cao hơn và đem lại trải nghiệm đồng nhất hơn cho khách hàng. Khả năng hoạt động không gián đoạn mà công nghê này đem lại cũng giúp đảm bảo rằng các thanh toán được thực hiện một cách đảm bảo, không đứt quãng. 3. ERP và CRM Các phần mềm Phân phối tài nguyên doanh nghiệp (ERP) và Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) là những ứng dụng phổ biến nhất mà Cloud đem lại. Cụ thể, SaaS (phần mềm như dịch vụ) là phương thức có nhu cầu sử dụng cao nhất của công nghệ Cloud, chiếm tới 50% ứng dụng công nghệ này. Phương thức này giúp các nhà phân phối quản lý ứng dụng và hỗ trợ người dùng tốt hơn. Với người dùng, SaaS đem lại khả năng truy cập từ xa và sự tiện lợi trong cài đặt. Kết luận Tuy đa số chuyên gia đều đồng ý rằng công nghệ điện toán đám mây (Cloud) có khả năng chuyển đổi lĩnh vực ngân hàng và tài chính, đồng thời thúc đẩy cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp cần ứng dụng công nghệ này một cách đảm bảo, tuân thủ quy định và nhất quán với nhu cầu kinh doanh. Những chuyên gia trong lĩnh vực BFSI cũng tin rằng, chỉ nên thực hiện triển khai các dịch vụ Cloud thông qua các nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu và đáng tin cậy. Tiềm năng của công nghệ này sẽ không chỉ bị giới hạn trong độ tin cậy, khả năng mở rộng quy mô, và lưu trữ (cũng như chi phí thấp đi kèm), mà còn có thể đi xa hơn vậy trong nền công nghiệp 4.0 hiện tại. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart CloudFanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/Email: [email protected]: 1900 638 399

Báo cáo về thị trường Điện toán đám mây tại Việt Nam năm 2020

15:59 05/03/2021
Thị trường Điện toán đám mây năm 2020 đã được những chuyên gia trong ngành dự đoán trước về sự bùng nổ phát triển, đặc biệt là khi đại dịch Covid-19 diễn ra từ đầu năm đến nay khiến nhu cầu về công nghệ của doanh nghiệp trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Chính vì điều này, thị trường Điện toán đám mây đã tăng trưởng nhanh chóng và đạt được những thành công nhất định, không chỉ trên thế giới mà cả ở Việt Nam trong năm nay. Tổng quan năm 2020 Tại Đông Nam Á, doanh thu từ thị trường điện toán đám mây ước lượng đạt 40 tỷ đô trong năm 2025, trong đó Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất liên quan đến sử dụng điện toán đám mây, từ năm 2010 đến 2016, tốc độ tăng trưởng đạt 64.4% Có thể trong tương lai ngắn, thị trường Điện toán đám mây sẽ được phát triển mạnh mẽ. Dấu hiệu rõ nhất để thể hiện dự đoán này sẽ thành hiện thực đó là vì đa số các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam đã có hiểu biết nhất định về những kiến thức cơ bản của Điện toán đám mây. Chính vì vậy, việc thị trường điện toán đám mây năm 2020 trở nên bùng nổ và sôi động là điều đã được dự báo từ trước với các “con số biết nói” minh chứng cho điều này. Có tổng số hơn 72% làn sóng ủng hộ điện toán đám mây trên thị trường, cụ thể như sau:– 25% thị trường vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, tìm hiểu thông tin nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đám mây.– 14% thị trường cho biết họ sẽ sử dụng Điện toán đám mây sau thời gian tìm hiểu.– 39% thị trường đã triển khai và đang sử dụng Điện toán đám mây.– 19% thị trường còn lại đã hoàn toàn bị thuyết phục bởi Điện toán đám mây và đã lên kế hoạch phát triển, sử dụng lâu dài trên thị trường Điện toán đám mây trong các năm tiếp theo.– 3% còn lại cho biết họ hoàn toàn không có dự định triển khai dự án đám mây. Có thể bạn quan tâm: DOANH NGHIỆP NÊN SỬ DỤNG LOẠI ĐÁM MÂY NÀO? Khó khăn của thị trường Điện toán đám mây 2020 Dù Thị trường điện toán đám mây vẫn đang trong giai đoạn phát triển tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số yếu tố khách quan làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của nó như:– Cơ sở hạ tầng chưa được phát triển một cách đồng bộ để có thể vận hành đám mây trơn tru– Vẫn còn một số doanh nghiệp, khách hàng chưa có sự tin tưởng vào dịch vụ, các nhà cung cấp Điện toán đám mây– Vấn đề bảo mật thông tin dữ liệu nước ta còn nhiều thiếu sót– Chi phí sử dụng, đầu tư cao so với quy mô công ty và quy mô của thị trường Điện toán đám mây– Không cạnh tranh lại các công ty dịch vụ Điện toán đám mây nước ngoài– Tính liên kết giữa các nhà cung cấp với nhau còn chưa được vững mạnh– Không có tính sáng tạo, không thu hút, gây kích thích được các doanh nghiệp sử dụng Trong năm 2018, Việt Nam chỉ đứng ở vị trí thứ 14 trong bảng xếp hạng các nước nhiều doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đám mây với số điểm là 41/100. Trong giai đoạn từ năm 2010 – 2016 Việt Nam đạt kỷ lục có mức độ tăng trưởng cao nhất khối ASEAN với mức tăng trưởng là 64,4% (so với mức phát triển trung bình của cả khối ASEAN là 49.5%). Tuy số liệu tăng trưởng khả quan là thế nhưng doanh thu mà thị trường Điện toán đám mây mang về còn rất thấp. Cụ thể là vì các doanh nghiệp chỉ chấp nhận chi trả trung bình 1,7$/năm/người cho việc sử dụng đám mây (số liệu từ năm 2016). Nếu so sánh mức chi phí này với Singapore thì họ chấp nhận chi tiêu cho việc sử dụng dịch vụ đám mây gấp 107 lần so với nước ta. Malaysia gấp 6,5 lần, Thái gấp 2,4 lần và Philippines gấp 1,3 lần Việt Nam. Tín hiệu tốt là ngày càng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng dịch vụ đám mây vì họ đã dần nhìn nhận được những lợi ích mà dịch vụ này đem lại. Theo báo cáo, các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng Điện toán đám mây có thể tiết kiệm lên đến 40% chi phí dự định tự đầu tư, rút ngắn thời gian dự án từ 1 tháng đến 1.5 tháng, không còn tốn chi phí về nhân sự, bảo hành, bảo trì hệ thống… Lợi thế của thị trường điện toán đám mây 2020 Tuy thị trường Điện toán đám mây 2020 ở Việt Nam còn chưa được đầu tư với quy mô lớn để có thể phát triển mạnh mẽ hơn nhưng trong thời đại công nghệ lên ngôi, xu hướng thị trường cũng đang dần chuyển sang công nghệ AI thì việc bùng nổ thị trường Điện toán đám mây là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Có 3 nhóm nhà cung cấp dịch vụ chính trong thị trường Điện toán đám mây năm trong năm 2020, đó là:– Doanh nghiệp cung cấp nước ngoài– Doanh nghiệp lớn trong nước tự thực hiện dự án Điện toán đám mây– Doanh nghiệp nhỏ lẻ, Startup cung cấp dịch vụ đám mây Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đám mây như Google, Microsoft có lợi thế hơn trong việc triển khai các dự án liên quan vì họ không những có nguồn vốn dồi dào mà họ còn có nhiều kinh nghiệm và đã dành rất nhiều thời gian cho nó hơn các công ty tại Việt Nam. Dù là vậy như những công ty nước ta cũng đã từng bước tích cực tiến lên trong thị trường Điện toán đám mây năm 2020 vừa qua. Lợi thế về chi phí băng thông Bài toán chi phí về băng thông khá rõ ràng, đối với các doanh nghiệp sử dụng các Server ở nước ngoài, khi truyền tải dữ liệu chi phí sẽ tốn kém hơn rất nhiều khu sử dụng hạ tầng đám mây. Nếu sử dụng dịch Điện toán đám mây của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đám mây trong nước thì chi phí chắc chắn sẽ tiết kiệm được khá nhiều (rơi vào khoảng 50%). Lý do là vì lượng Server/người nhiều hơn dẫn đến việc đường truyền rẻ hơn, ổn định hơn. Ngoài ra, nếu sử dụng Điện toán đám mây tại các doanh nghiệp cung cấp trong nước thì sẽ đc hỗ trợ nhiều hơn, thậm chí là nhận được sự hỗ trợ tức thì. Lợi thế về chi phí có thể rõ ràng nhận thấy khi người dùng không cần phải lắp đặt phần cứng hay bất kỳ phần mềm nào. Ngoài ra các doanh nghiệp với nhu cầu ngày càng tăng về lưu trữ dữ liệu và làm việc từ xa cũng là nhân tố góp phần cho sự phát triển của các dịch vụ đám mây trong năm nay. Sau đại dịch Covid-19, thống kê cho thấy các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng đám mây nhiều hơn. Dữ liệu từ các doanh nghiệp được lưu trữ và thu về hiệu quả hơn. Vai trò thực thụ của những doanh nghiệp cung cấp Điện toán đám mây là giúp người dùng có thể dễ dàng sử dụng đám mây và hỗ trợ những lúc thật sự cần thiết. Có thể bạn quan tâm: Lựa Chọn Máy Chủ Cho Doanh Nghiệp Nhỏ Lợi thế về tiềm năng kết hợp công nghệ AI và Điện toán đám mây Việc kết hợp công nghệ AI và Điện toán đám mây là một nước khá thông minh của giới công nghệ trong thế giới. Các chuyên gia trên thế giới đánh giá thị trường điện toán đám mây năm 2020 tại Việt Nam đang trong thời điểm sớm để triển khai trí tuệ nhân tạo (AI). Điều đó sẽ giúp Việt Nam có không gian để phát triển, thay đổi và ứng dụng AI trong tương lai. Vì vậy, việc có thể sớm nhận thức và triển khai kế hoạch dự án kết hợp giữa công nghệ AI và Điện toán đám mây sẽ là lợi thế lớn nhất của Việt Nam so với thế giới. Dù Việt Nam chỉ là một thị trường với quy mô không lớn nhưng với bước đi sớm, có kế hoạch sớm trong năm 2020 thì trong tương lai, thị trường Điện toán đám mây sẽ phát triển nhanh chóng. Hiện nay thị trường Điện toán đám mây của Việt Nam đã có khả năng tính toán, tiếp nhận và xử lý dữ liệu,… Có thể nói Điện toán đám mây Việt Nam đã trang bị đủ và sẵn sàng cho việc bùng nổ. Trong 2-3 năm tới, thị trường Điện toán đám mây và Trung tâm dữ liệu tại Việt Nam sẽ còn sôi động hơn nữa và sẽ đóng góp lớn vào quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp nói riêng và của đất nước nói chung. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart CloudFanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/Email: [email protected]: 1900 638 399