Dữ liệu doanh nghiệp được lưu trữ ở đâu khi dùng Microsoft Azure?
Microsoft sở hữu hệ thống trung tâm dữ liệu phân bố khắp thế giới và các công nghệ bảo mật tiên tiến nhất trong ngành, đảm bảo dữ liệu doanh nghiệp luôn an toàn khi được lưu trữ ở Microsoft Azure.
Microsoft Azure là một trong những nền tảng hạ tầng đám mây hàng đầu hiện nay. Theo Enlyft, có đến 177.777 công ty trên toàn cầu đang sử dụng Microsoft Azure. Khi doanh nghiệp sử dụng Azure, dữ liệu doanh nghiệp không còn được lưu trữ trên các máy chủ riêng của họ. Vậy chính xác dữ liệu được lưu trữ ở đâu?
Microsoft Azure là một dịch vụ điện toán đám mây đến từ “gã khổng lồ” công nghệ - Microsoft. Dịch vụ này cung cấp SaaS (Phần mềm như một dịch vụ), PaaS (Nền tảng như một dịch vụ), IaaS (Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ) và hỗ trợ nhiều ngôn ngữ cùng công cụ lập trình.
Với Azure, doanh nghiệp có thể chạy các ứng dụng phần mềm, dịch vụ và phần cứng trên internet. Điều này giúp doanh nghiệp tránh được các khoản chi lớn cho việc cài đặt, vận hành và bảo trì phần cứng tại chỗ.
Nền tảng điện toán đám mây này phù hợp với mọi quy mô doanh nghiệp, từ các công ty khởi nghiệp đến các công ty đa quốc gia.
Có thể bạn quan tâm: Open License bị “khai tử” - Doanh nghiệp có thể mua giấy phép bản quyền ở đâu?
Microsoft quản lý việc lưu trữ dữ liệu cho người dùng Azure thông qua hơn 200 trung tâm dữ liệu đặt tại 60 khu vực trên toàn thế giới, được kết nối thông qua hơn 165.000 dặm cáp biển. Thông thường, doanh nghiệp có thể chỉ định khu vực họ muốn lưu trữ dữ liệu. Các chuyên gia của Microsoft khuyên doanh nghiệp nên lưu trữ dữ liệu gần với vị trí địa lý của mình để quá trình truy cập dữ liệu có thể diễn ra một cách nhanh chóng và mượt mà.
Nền tảng điện toán đám mây này cũng cung cấp hơn 35 tính năng tuân thủ để đáp ứng tiêu chuẩn tuân thủ trong mọi lĩnh vực như: chính phủ, chăm sóc sức khỏe, sản xuất, giáo dục và tài chính…
Hiện tại, thị trường đám mây công cộng đang chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt đến từ hàng loạt thương hiệu lớn. Tuy nhiên, Microsoft đã khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực điện toán đám mây với Microsoft Azure. Dưới đây là 5 lý do tại sao có đến 95% trong số 500 công ty thuộc danh sách Fortune hiện đang sử dụng nền tảng điện toán đám mây này.
Để đảm bảo dữ liệu của doanh nghiệp luôn sẵn sàng trong mọi trường hợp, Microsoft Azure giữ và quản lý nhiều bản sao dữ liệu của doanh nghiệp bằng cách sử dụng quy trình “Nhân bản” (Replication). Doanh nghiệp được quyền chọn cách xử lý các bản sao dữ liệu của mình. Ví dụ, doanh nghiệp có thể lưu hai bản sao ở cùng một nơi hoặc phân bổ nhiều bản sao ở nhiều trung tâm dữ liệu khác nhau.
Microsoft Azure đưa ra cam kết chất lượng dịch vụ (Service-Level Agreement) là 99.95% - khoảng 4,38 giờ ngừng hoạt động mỗi năm. Đây là điều mà rất ít doanh nghiệp có thể làm được.
Không giống như dịch vụ lưu trữ truyền thống, Azure cho phép các doanh nghiệp thay đổi khả năng tính toán và không gian lưu trữ theo yêu cầu để đảm bảo dung lượng tối ưu cho nhu cầu mở rộng kinh doanh ngắn hạn hoặc dài hạn. Doanh nghiệp chỉ cần điều chỉnh các thỏa thuận dịch vụ mà họ đã tạo để các ứng dụng của họ có thể hoạt động mà không bị gián đoạn.
Tất cả dữ liệu lưu trữ ở Microsoft Azure đều có thể được mã hóa ở cả trạng thái nghỉ và khi đang truyền.
Dữ liệu khi di chuyển trong và giữa các trung tâm dữ liệu của Microsoft được bảo vệ bằng Bảo mật tầng truyền tải (TLS). Trong khi đó, Internet Protocol Security bảo vệ dữ liệu khi di chuyển giữa thiết bị người dùng và trung tâm dữ liệu bằng cách sử dụng các khóa duy nhất.
Dữ liệu ở trạng thái nghỉ được ghi vào nền tảng lưu trữ Azure sẽ được mã hóa thông qua mã hóa AES 256-bit và tuân thủ FIPS 140-2. Trong trường hợp đĩa dữ liệu bị đánh cắp hoặc bị xâm nhập, người truy cập vào nó vẫn sẽ không thể đọc bất kỳ thông tin gì nếu không có các khóa bảo mật phù hợp.
Theo mặc định, các khóa do Microsoft quản lý sẽ bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp và Azure Key Vault giúp đảm bảo rằng các khóa mã hóa được bảo mật đúng cách. Quyền truy cập vào Azure Key Vault có thể được chỉ định bằng tài khoản Azure Active Directory.
Có thể bạn quan tâm: Tăng cường bảo mật dữ liệu doanh nghiệp cùng Microsoft Azure
Microsoft Azure cho phép doanh nghiệp khởi chạy các ứng dụng nội bộ và khách hàng trên đám mây một cách dễ dàng và nhanh chóng. Mô hình trả tiền khi sử dụng (Pay-As-You-Go) của Microsoft cho phép các doanh nghiệp chỉ chi trả cho những gì họ sử dụng. Doanh nghiệp có thể truy cập nhiều tài nguyên hơn khi họ cần và tải chúng dưới dạng một cụm.
Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản phí đáng kể khi không cần phải đầu tư, vận hành, bảo trì và nâng cấp cơ sở hạ CNTT tại chỗ.
Microsoft Azure cho phép các doanh nghiệp xây dựng, chạy và quản lý phần mềm web của riêng họ bằng cách sử dụng các công cụ và ngôn ngữ lập trình khác nhau, bao gồm: Oracle, Linux, Ruby, Java, Kubernetes, .NET, Python, MySQL, PHP…
Doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa các tài nguyên quản lý có sẵn trên Azure để khởi tạo các ứng dụng cho thiết bị di động lẫn ứng dụng web. Bên cạnh đó, nền tảng phát triển thân thiện với người dùng của Azure cung cấp các môi trường thử nghiệm chuyên dụng, giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian thử nghiệm sản phẩm và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Microsoft tạo ra môi trường lưu trữ dữ liệu linh hoạt, an toàn cho doanh nghiệp khi triển khai một loạt các tính năng bảo mật ưu việt vào Microsoft Azure. Điều này giúp xua tan nỗi lo bảo mật của doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp tập trung phát triển, bứt phá trong nền kinh tế số.
Với tư cách là Gold Partner của Microsoft tại Việt Nam, FPT Smart Cloud vô cùng vinh dự khi được hỗ trợ, đồng hành cùng quý doanh nghiệp địa phương trong quá trình chuyển đổi số với Microsoft Azure cũng như các giải pháp công nghệ tiên tiến khác trong hệ sinh thái Microsoft.
Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud
Fanpage: https://www.facebook.com/microsoft.fptsmartcloud/
Email: [email protected]
Hotline: 1900 638 399
Cookie | Thời gian | Mô tả |
---|---|---|
cookielawinfo-checbox-analytics | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-functional | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-others | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-necessary | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-performance | 11 Tháng | |
viewed_cookie_policy | 11 Tháng |