Snapshot là gì? Toàn tập kiến thức về Snapshot từ A – Z

Snapshot là gì? Toàn tập kiến thức về Snapshot từ A – Z

Tác giả: admin@
17:29 09/03/2022

Snapshot là gì? Ngày nay, Snapshot được xem như một hình thức sao lưu dữ liệu trong ngắn hạn. Tuy vậy, phần đông mọi người vẫn chưa thực sự hiểu rõ Snapshot chính xác là gì. Nếu vẫn chưa thực sự hiểu rõ định nghĩa này là gì, bạn hãy theo dõi ngay bài viết tổng hợp dưới đây của FPT Cloud.

Snapshot là gì? 

Snapshot có thể xem như cơ sở dữ liệu, nó đơn giản là những bức ảnh chụp nhanh. Chúng ở dạng tĩnh trong cơ sở dữ liệu nguồn SQL Server. Nói cách khác, Snapshot là giao thức mang tính đồng thời tại thời điểm đó được tạo ra.

Tìm hiểu Snapshot là gì? 
Tìm hiểu Snapshot là gì?

Chẳng hạn như khi chụp nhanh một bức ảnh, nó đương nhiên ghi lại chính xác trạng thái sự vật tại thời điểm chụp. Một Snapchat dữ liệu thường lưu tại một cá thể nào đó trên server ứng với cơ sở dữ liệu đã update.

Trên cùng một cơ sở dữ liệu nguồn, các Snapshot có khả năng cùng tồn tại. Đặc biệt, một Snapshot vẫn tồn tại ngay cả khi chủ sở hữu loại bỏ chúng hoàn toàn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Fake IP Chrome là gì? 10+ phần mềm Fake IP Chrome tốt nhất

Cách thức hoạt động của Snapshot 

Snapshot là gì? Snapshot cơ sở dữ liệu thường tồn tại và hoạt động theo tốc độ data - page. Theo đó, khi một trang dữ liệu nguồn bị sửa đổi lần đầu tiên, lập tức trang gốc cũng lập tức bị sao chép thành kiểu ảnh chụp nhanh.

Hình minh họa tỷ lệ kích thước của Snapshot tại hai trạng thái 
Hình minh họa tỷ lệ kích thước của Snapshot tại hai trạng thái

Trong khi đó, Snapshot lại lưu lại trang gốc, song song là các bản ghi dữ liệu tồn tại khi Snapshot được tạo ra. Quy trình này vẫn tiếp diễn tại mỗi trang chỉnh sửa đầu tiên. Còn với người dùng, Snapshot lại gần như giữ nguyên. Bởi mọi tác vụ đọc tại Snapshot cơ sở dữ liệu luôn ở dạng truy cập gốc, cho dù chúng lưu ở đâu.

Nếu cần lưu trang gốc đã bị copy, Snapshot cần đến ít nhất một file rải rác. Trước tiên, những file rải rác này đều ở dạng tệp trống, chúng không chứa bất kỳ dữ liệu người dùng nào. Đến khi số lượng trang cập nhật ngày một tăng, kích thước tệp cũng đồng thời tăng lên.

Ví dụ như hình minh họa cho biết kết quả của 2 mẫu cập nhật trái ngược với kích thước Snapshot. Tại trạng thái A sẽ cho biết chỉ có khoảng 30% trang gốc được update trong thời gian tồn tại của Snapshot. Trong khi đó tại trạng thái B lại mô tả môi trường với 80% trang gốc update trong suốt thời gian tồn tại. 

Lợi ích của Snapshot trong lưu trữ và bảo vệ dữ liệu

Snapshot mang đến nhiều lợi ích trong quá trình lưu trữ và bảo vệ dữ liệu. Vậy lợi ích cụ thể là gì? Phần tiếp theo của bài viết xoay quanh chủ đề Snapshot là gì, FPT Cloud sẽ phân tích sâu hơn về phần lợi ích.

Quản lý dữ liệu hiệu quả

Snapshot hỗ trợ quản lý dữ liệu hiệu quả 
Snapshot hỗ trợ quản lý dữ liệu hiệu quả

Snapshot sở hữu bản chất tương tự như một bản ghi lưu lại toàn bộ trong một khoảng thời gian nào đó. Vì thế thế để bảo vệ dữ liệu mỗi an toàn hơn, bạn nên sử dụng Snapshot. 

Dễ dàng nhân đôi dữ liệu

Minh họa quy trình nhân đôi dữ liệu 
Minh họa quy trình nhân đôi dữ liệu

Trong khi thao tác với Snapshot, metadata cũng đồng thời lưu lại dữ liệu và thực hiện copy, nhân đôi rồi lưu lại trong Snapshot. Quá trình lưu trữ, đôi này không tiêu tốn nhiều không gian đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng. Vậy nên khi cần ghi đè lên khối dữ liệu, khối dữ liệu đó cũng đồng thời nhân đôi trong Snapshot.

Lưu lại toàn bộ lịch sử dữ liệu khi báo cáo

Snapshot đặc biệt cần thiết sau quá trình mở rộng quyền truy cập vào dữ liệu cho nhiều người tồn tại một thời điểm. Chẳng hạn như khi tải một Snapshot cho báo cáo sau này, khi đó bạn cũng có thể khởi chạy nhiều báo cáo cuối kỳ trên Snapshot.

Snapshot lưu lại dữ liệu khi báo cáo 
Snapshot lưu lại dữ liệu khi báo cáo

Trường hợp không gian đĩa còn trống, bạn vẫn duy trì được Snapshot. Đồng thời, dễ dàng thực hiện tra cứu ngược trong cùng thời gian đó.

Quản lý hiệu quả hệ thống testing database

Mỗi testing database luôn bao gồm nhiều mục, phân thành các lớp dễ khiến người dùng bối rối. Tuy nhiên với Snapshot, hệ thống testing database trong máy tính sẽ được tối ưu hóa.

Snapshots có những loại nào?

Để hiểu chính xác hơn bản chất Snapshot là gì, bạn hãy tiếp tục tìm hiểu một số loại Snapshot phổ biến nhất.

Snapshot có thể phân loại thành nhiều nhóm 
Snapshot có thể phân loại thành nhiều nhóm

Copy-on-Write Snapshots

Loại Snapshot này trước khi Snapshots được khởi tạo. Tại đây, hệ thống bắt đầu lưu metadata gốc của từng khối và thực hiện quy trình:

  • Tiến hành đọc khối dữ liệu trước khi ghi
  • Tạo hoặc ghi và lưu trong từng Snapshot 
  • Dữ mới được ghi đè lên dữ liệu ban đầu 

Ưu điểm: Không tạo bản sao lưu metadata, đẩy nhanh quá trình khởi động.

Hạn chế: Tiêu tốn nhiều tài nguyên bởi mỗi Snapshot lại cần đọc ít nhất 1 lần và ghi 2 lần.

Redirect-on-Write Snapshots

Redirect-on-Write Snapshots thường được ứng dụng để so sánh từng khối bảo vệ bởi Snapshot. Dưới đây là chi tiết quy trình:

  • Ghi lại toàn bộ thay đổi trong khối dữ liệu cần Snapshot bảo vệ.
  • Dịch chuyển đến khối mới.
  • Dữ liệu trước đó vẫn giữ nguyên tại vị trí cũ như một tham chiếu.

Ưu điểm: Không tiêu tốn nhiều tài nguyên bởi chỉ cần ghi 1 lần.

Hạn chế: Tác động trực tiếp đến bản gốc để tạo bạn bổ sung. Người dùng có thể thực hiện khôi phục dữ liệu ngay cả khi bản gốc không còn.

Split-Mirror Snapshots

Split-Mirror Snapshots có khả năng tạo bản copy hoàn chỉnh. Trong quá trình này, bạn không cần tạo thêm cho Snapshot cần sửa đổi.

Ưu điểm: Có thể khôi phục dữ liệu dễ dàng, copy và lưu trữ cực kỳ đơn giản. Khi dữ liệu gốc, vẫn có cách để người dùng khôi phục.

Hạn chế: Vì thực hiện sao lưu toàn bộ dữ liệu nên thời gian xử lý tương đối lâu, tiêu tốn dung lượng.

Copy-on-Write with background copy

Một bản Snapshot kết hợp giữa tính chất của split-mirror và copy-on-write. Thông qua sự kết hợp này cho phép người dùng tạo Snapshot đơn giản hơn.

Continuous data protection (CDP)

Continuous data protection (CDP) hiểu đơn giản là tiến trình tạo Snapshot theo bản gốc mỗi khi dữ liệu có sự điều chỉnh.

Ưu điểm: Rút ngắn thời gian khôi phục dữ liệu.

Hạn chế: Ngốn nhiều tài nguyên, tiêu tốn băng thông.

>>> Có thể bạn quan tâm: XSS là gì? Tầm nguy hiểm và cách khắc phục lỗ hổng XSS

So sánh Backup và Snapshot chi tiết

So sánh điểm khác biệt giữa Backup và Snapshot 
So sánh điểm khác biệt giữa Backup và Snapshot

Để so sánh điểm khác biệt giữa Backup và Snapshot, bạn cần xem xét trên nhiều khía cạnh. Bao gồm khái niệm, thời gian lưu trữ, loại dữ liệu, vị trí lưu và tình trạng dữ liệu.

Tiêu chí so sánh  Backup  Snapshot 
Khái niệm  Bản sao lưu hoàn chỉnh của dữ liệu gốc  Bản sao lưu điều chỉnh từ dữ liệu gốc
Thời gian lưu  Ngắn hạn  Dài hạn 
Loại dữ liệu  Dữ liệu trong ổ đĩa, server  Dữ liệu trong phần cài đặt, phần mềm 
Vị trí lưu  Server hoặc một nơi có thể khôi phục  Ngay tại vị trí đặt dữ liệu gốc 
Tình trạng dữ liệu  Có khả năng thay đổi  Giữ nguyên từ thời điểm ghi

Bảng so sánh điểm khác biệt giữa Backup và Snapshot 

Thông thường, Snapshot là thuật ngữ dùng để chỉ những bức ảnh chụp ngẫu nhiên, vội vàng. Còn nếu xét về mặt cơ sở dữ liệu, Snapshot lại là bản sao lưu điều chỉnh từ dữ liệu gốc. Đến đây, chắc hẳn bạn cũng hiểu thêm về định nghĩa Snapshot là gì, cách thức hoạt động ra sao.

Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud

Snapshot là gì? Toàn tập kiến thức về Snapshot từ A – Z