Blogs Tech

Backend là gì? Vai trò và cách trở thành lập trình Backend

20:18 30/10/2024
Backend là gì? Backend hỗ trợ các hoạt động ứng dụng, website giúp người dùng xử lý tốt các yêu cầu lựa chọn thông tin. Bài viết này, FPT Cloud sẽ cung cấp đến quý khách hàng những thông tin chi tiết về Backend cũng như vai trò và cách để trở thành lập trình Backend chuyên nghiệp. >>> Xem thêm: RSS là gì? Cách hoạt động và hướng dẫn sử dụng RSS  1. Backend là gì? Backend là những hoạt động hỗ trợ ứng dụng, trang web/ứng dụng hoạt động mượt mà với khả năng xử lý các tác vụ phức tạp như câu lệnh, yêu cầu và chọn lọc thông tin phù hợp để hiển thị trên màn hình thiết bị.  Backend gồm 3 thành phần chính là máy chủ, ứng dụng và cơ sở dữ liệu. Với 3 thành phần này, Backend sẽ cung cấp đến người dùng thông tin chính xác, nhanh chóng. Các hoạt động được hiển thị trên trình duyệt web đều có sự góp mặt của Backend với quy trình gồm: Xử lý các câu lệnh, yêu cầu của web đến. Tạo ra HTML bằng việc chạy tập lệnh: JSP, ASP, PHP,... Sử dụng truy vấn SQL để truy cập dữ liệu từ CSDL. Lưu trữ và cập nhật hồ sơ trong CSDL. Giải mã và mã hóa dữ liệu. Xử lý các dữ liệu tải về. Dùng JavaScript xử lý thông tin người dùng. [caption id="attachment_54326" align="aligncenter" width="800"] Backend giúp các ứng dụng, trang web hoạt động trơn tru, mượt mà[/caption] 2. Cấu trúc của Backend Backend có cấu trúc 4 phần chính là server, application, database và API. Server - Bộ phận xử lý của Backend Server là trung tâm điều hành của Backend giúp các dữ liệu được xử lý và gửi về giao diện của trang web, ứng dụng. Khi tương tác trên các website và ứng dụng, server sẽ nhận, thực hiện và gửi lại request cho người truy cập. Server có thể là 1 hay nhiều máy tính được kết nối mạng và nhận request, gửi lại response tương ứng. Application - Trợ lý công việc của Backend Application là bộ phận truyền dẫn request, data và response giữa trang web và cơ sở dữ liệu. Khi người dùng truy cập Google thì server sẽ hoạt động Application để phản ứng với các request từ client từ đó truy vấn thông tin và gửi dữ liệu và hiển thị trên website. Ngoài ra, Application còn giúp người dùng chỉnh sửa cơ sở dữ liệu hoặc xử lý những request đặc biệt từ các client. Database - Bộ lưu trữ của Backend Database giúp các dữ liệu trên website được lưu trữ và giúp server truy vấn theo yêu cầu của người dùng. Database giúp giảm tải bộ nhớ server, giảm thiểu các rủi ro mất dữ liệu khi máy tính xảy ra sự cố. API - Giao diện lập trình API là giao diện lập trình giúp các ứng dụng, trang web kết nối với nhau. API giúp người dùng kết nối phần mềm, cơ sở dữ liệu và các trang web dễ dàng hơn mà không cần những đoạn code phức tạp. [caption id="attachment_54328" align="aligncenter" width="800"] Backend gồm có server, application, database và API[/caption] >>> Xem thêm: Platform là gì? Tổng hợp 10 mô hình Platform nổi bật 3. Phân biệt Backend và Frontend Backend và Frontend là hai công cụ quan trọng, đóng vai trò then chốt trong việc phát triển ứng dụng. Trong đó, Backend là dữ liệu và cơ sở hạ tầng để ứng dụng hoạt động trơn tru, đồng thời là nơi lưu trữ và xử lý các tác vụ hình ảnh, dữ liệu ứng dụng cho người dùng. Frontend là giao diện trực quan cho phép người dùng nhìn thấy như nút, đồ họa, thông điệp văn bản, hộp kiểm,... Dưới đây là bảng phân biệt Backend và Frontend: Vị trí Frontend Backend Tính chất công việc Tập trung vào việc phát triển, xây dựng giao diện trang web và ứng dụng Mang đến trải nghiệm khác biệt cho người dùng Giúp các tác vụ quản trị ứng dụng, website, cơ sở dữ liệu trên máy tính hoạt động trơn tru Ngôn ngữ lập trình Gồm 3 ngôn ngữ lập trình, gồm: HTML, CSS, JavaScript Làm quen với Framework: Ember JS, Bootstrap, Backbone,... Ngôn ngữ lập trình: Ruby, Java, PHP, Phython, ASP.NET Nhiệm vụ Tối ưu hóa hình ảnh và tính năng cho trang web và ứng dụng Quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy tính 4. Vai trò của nhà lập trình Backend Nhà lập trình Backend có vai trò quan trọng để đảm bảo ứng dụng hoạt động mượt mà và trơn tru, cụ thể như: Thiết kế và quản lý cơ sở dữ liệu: Các thông tin, dữ liệu được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Xây dựng và quản lý API: Nhà lập trình Backend sử dụng API để xây dựng giao diện trang web và ứng dụng đồng thời là phương thức để giao tiếp với khách hàng. Khắc phục sự cố: Người lập trình Backend biết cách giải quyết lỗi hoặc sự cố trong ứng dụng hiệu quả. Bảo trì server: Các nhà lập trình Backend cần bảo trì server website để xử lý tốt các dữ liệu trên ứng dụng, web trong hệ thống dữ liệu. Hợp tác với các nhà phát triển Front-end: Nhà phát triển có khả năng giao tiếp xuất sắc để công tác với các nhà phát triển Front-end giúp website, ứng dụng phát triển hơn. [caption id="attachment_54327" align="aligncenter" width="800"] Lập trình viên Backend giúp ứng dụng, trang web hoạt động trơn tru[/caption] 5. Các kỹ năng để trở thành lập trình Backend Để trở thành nhà lập trình Backend, người lập trình phải trang bị các kỹ năng sau: Công cụ hỗ trợ Người lập trình cần thành thạo các ngôn ngữ lập trình như PHP, Node.JS, Python,... Các ngôn ngữ lập trình này giúp người lập trình đưa ra chọn lựa phù hợp với máy chủ. Ngoài ra, người lập trình cần có sự am hiểu về hệ thống cơ sở dữ liệu như framework cho Python, PHP. Nắm chắc kiến thức lập trình Kiến thức lập trình cơ bản là nền tảng vô cùng quan trọng để trở thành một nhà lập trình Backend chuyên nghiệp. Khi nắm chắc kiến thức cơ bản, người lập trình sẽ dễ dàng tư duy và giải quyết vấn đề phức tạp. Thông thạo tiếng Anh Để trở thành một lập trình viên Backend chuyên nghiệp, việc thông thạo tiếng Anh vô cùng cần thiết bởi các lý do sau: Các tài liệu, giáo trình về lập trình chất lượng, các bài báo công nghệ được viết chủ yếu bằng tiếng Anh. Công cụ hỗ trợ lập trình như code, tool, mã lỗi,... được viết bằng ngôn ngữ Anh. Khách hàng cần lập trình viên có thể đến từ nhiều quốc gia nên tiếng Anh sẽ là công cụ hoàn hảo để thăng tiến trong công việc. Thông thạo tiếng Anh tăng cơ hội nhận được dự án, việc làm và khởi nghiệp. [caption id="attachment_54329" align="aligncenter" width="800"] Biết tiếng Anh giúp nhà lập trình Backend có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc[/caption] Kiến trúc về hệ điều hành, cơ sở dữ liệu và Hosting Người lập trình Backend cần trang bị các kiến thức cơ bản như: Hệ điều hành, hệ quản trị nội dung như Magento, WordPress, Joomla!,... Công nghệ website: AngularJS, NodeJS, ReactJS,... Cơ sở dữ liệu: khả năng viết SQL Query. Kỹ năng mềm Lập trình viên cần trang bị các kỹ năng mềm như: Kỹ năng thuyết trình: Lập trình viên cần tự tin trình bày, phát biểu trước đám đông về dự án và các báo cáo về tiến độ công việc, giáo pháp,.... Vì vậy, kỹ năng thuyết trình giúp lập trình viên tự tin và có khả năng trình bày logic để thăng tiến trong công việc. Kỹ năng giao tiếp: Các nhà lập trình Backend cần làm việc theo nhóm và hợp tác với nhiều bộ phận khác nên cần có sự khéo léo trong giao tiếp giúp làm việc chuyên nghiệp hơn. Kỹ năng phân tích logic: Người lập trình cần có tự duy logic để đảm bảo công việc đạt hiệu quả cao. Kiên trì, tỉ mỉ: Nghề lập trình đòi hỏi độ chính xác cao nên người lập trình cần có sự cẩn thận, cầu toàn, kiên trì. Bài viết liên quan: Proxy là gì? Tính năng, cách hoạt động và cài đặt Proxy Reboot là gì? Hướng dẫn cách Reboot đơn giản Hy vọng những thông tin được FPT Cloud tổng hợp trên đây sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu được Backend là gì cùng như vai trò và cách trở thành nhà lập trình chuyên nghiệp. Nhà lập trình viên Backend giúp doanh nghiệp xây dựng trang web, ứng dụng với giao diện trơn tru và tiếp cận nhanh chóng đến khách hàng. 

Cookies là gì? Cơ chế hoạt động và cách bật, xóa Cookie 

20:18 30/10/2024
Cookie là gì? Cookie - một khái niệm tưởng chừng đơn giản nhưng lại ẩn chứa nhiều điều thú vị và đóng vai trò quan trọng trong thế giới internet hiện đại. Cùng FPT Cloud tìm hiểu về cookie, từ những khái niệm cơ bản đến những ứng dụng thực tế và cả những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng chúng.   1. Cookie là gì?   Cookie là những tệp tin nhỏ được lưu trữ trên thiết bị khi người dùng truy cập vào một trang web. Chúng chứa thông tin về hoạt động truy cập của người dùng trên trang web đó.  Chẳng hạn, những trang người dùng đã xem, những sản phẩm người dùng đã thêm vào giỏ hàng, hay thông tin đăng nhập. Nhờ có cookie, các trang web có thể ghi nhớ thông tin của bạn và cung cấp cho bạn trải nghiệm truy cập được cá nhân hóa và tiện lợi hơn.  [caption id="attachment_54356" align="aligncenter" width="800"] Cookie lưu giữ lịch sử truy cập trang web của người dùng[/caption] Ví dụ cụ thể: Khi bạn vào một trang web mua sắm trực tuyến và thêm một sản phẩm nào đó vào giỏ hàng, cookie sẽ được lưu trữ trên máy tính để ghi nhớ thông tin về sản phẩm đó. Khi bạn quay lại trang web trong những lần truy cập sau, sản phẩm sẽ vẫn được lưu trong giỏ hàng, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc mua sắm.  >>> Xem thêm: Data scientist là gì? Bí quyết trở thành Data scientist thực thụ 2. Phân loại Cookie    Cookie có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, nhưng phổ biến nhất là những loại dưới đây: Session Cookie Session cookie, hay còn gọi là cookie phiên, là một “anh hùng thầm lặng” nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trải nghiệm lướt web mượt mà. Khác với các loại cookie khác, session cookie chỉ tồn tại trong thời gian người dùng đang mở trình duyệt và biến mất ngay khi đóng trình duyệt đi. Mục đích: Dùng để theo dõi thông tin trong phiên làm việc hiện tại, như đăng nhập, giỏ hàng mua sắm tạm thời,... Persistent Cookie Không giống như session cookie chỉ hoạt động trong một phiên truy cập, persistent cookie được lưu trữ trên thiết bị  trong một khoảng thời gian nhất định, được xác định bởi ngày hết hạn được cài đặt sẵn. Mục đích: Cung cấp thông tin như ưu tiên, cài đặt cá nhân, và thu thập dữ liệu về cách người dùng tương tác với trang web theo thời gian. Secure Cookie Đây là một loại cookie HTTP đặc biệt được sử dụng để bảo vệ thông tin người dùng khỏi bị đánh cắp hoặc truy cập trái phép. Khác với các loại cookie thông thường, secure cookie chỉ được truyền qua các kết nối HTTPS an toàn, được mã hóa, giúp đảm bảo tính bảo mật và riêng tư cho dữ liệu người dùng. Mục đích: Bảo vệ thông tin nhạy cảm của người dùng khỏi việc tiếp cận không ủy quyền. HttpOnly Cookie Trong thế giới cookie, đôi khi người dùng cần có thêm một lớp bảo mật để ngăn chặn những "kẻ nhòm nhem" không mong muốn. Đây là lúc HttpOnly cookie ra đời. Chúng giới hạn quyền truy cập của những kẻ đó, chỉ cho phép máy chủ web đọc và ghi dữ liệu, đồng thời ngăn chặn mã JavaScript. Mục đích: Bảo vệ cookies khỏi việc truy cập bởi mã JavaScript độc hại. Third-party Cookie Loại cookie này được tạo ra bởi một trang web khác với trang web mà người dùng đang truy cập. Cookie của bên thứ ba thường được sử dụng để theo dõi hoạt động truy cập trên nhiều trang web và hiển thị những quảng cáo phù hợp với sở thích của người dùng.  Mục đích: Cung cấp dịch vụ bên thứ ba như quảng cáo, phân tích thống kê, chia sẻ mạng xã hội.  [caption id="attachment_54359" align="aligncenter" width="800"] Cookie được phân chia thành rất nhiều loại khác nhau[/caption] Super Cookies (Evercookies) Super Cookies sử dụng nhiều kỹ thuật tinh vi để lẩn trốn trong các ngóc ngách của trình duyệt, khiến việc loại bỏ chúng trở nên vô cùng khó khăn. Người dùng hãy sử dụng các trình duyệt và tiện ích mở rộng có khả năng chống Super Cookies, xóa cookie thường xuyên và sử dụng chế độ ẩn danh khi cần thiết. Mục đích: Theo dõi người dùng theo cách không dễ dàng bị vô hiệu hóa. Flash Cookies (Local Shared Objects) Cookies Flash xuất hiện cùng với thời kỳ hoàng kim của Adobe Flash, một plugin trình duyệt từng được sử dụng rộng rãi để hiển thị nội dung đa phương tiện. Không giống như các cookie thông thường được lưu trữ riêng cho từng trang web, Flash cookies có thể được truy cập bởi bất kỳ trang web nào sử dụng Flash.  Mục đích: Lưu trữ thông tin đăng nhập, cài đặt,... và không dễ dàng bị xóa. Authentication Cookies  Authentication cookies (cookie xác thực) hoạt động giống như những chiếc chìa khóa kỹ thuật số, giúp website nhận biết bạn là ai mà không cần bạn phải đăng nhập lại liên tục. Mục đích: Đảm bảo rằng người dùng đã đăng nhập và truy cập các nội dung hoặc tính năng phù hợp. >>> Xem thêm: RSS là gì? Cách hoạt động và hướng dẫn sử dụng RSS  3. Công dụng của Cookie  Cookies có thể được sử dụng để lưu trữ nhiều loại thông tin khác nhau, chẳng hạn như: Cá nhân hóa  Cookies có thể được sử dụng để lưu trữ các tùy chọn cá nhân của người dùng, chẳng hạn như ngôn ngữ ưa thích hoặc kích thước phông chữ. Điều này giúp người dùng có trải nghiệm được cá nhân hóa hơn khi truy cập trang web. Cải thiện trải nghiệm người dùng  Cookies giúp các trang web lưu trữ thông tin về người dùng, giúp chúng hiểu được thói quen và sở thích của họ. Điều này giúp các trang web cải thiện trải nghiệm của người dùng, đưa ra nội dung phù hợp hơn. Quản lý giỏ hàng và thanh toán Cookies cũng được sử dụng để quản lý giỏ hàng và quá trình thanh toán trên các trang web thương mại điện tử. Cookies giúp lưu trữ thông tin về sản phẩm mà người dùng đã thêm vào giỏ hàng, giúp họ không phải thêm lại từ đầu nếu đóng trình duyệt. [caption id="attachment_54346" align="aligncenter" width="800"] Người dùng nhận được rất nhiều lợi ích từ Cookies[/caption] Theo dõi và phân tích hành vi người dùng  Cookies cung cấp cho các trang web thông tin về hành vi của người dùng, giúp họ hiểu được các trang web và nội dung nào được ưa thích nhất. Những thông tin này giúp các trang web phát triển nội dung và dịch vụ tốt hơn để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Tối ưu hóa hiệu suất trang web Cookies hỗ trợ tối ưu hóa trang web bằng cách theo dõi thời gian tải, tương tác của người dùng và thông báo lỗi. Thông tin này cho phép người phát triển web xác định các vấn đề về hiệu suất và nâng cao tốc độ cũng như chức năng tổng thể của trang web.  4. Ưu điểm của Cookie Cookies mang lại nhiều lợi ích cho cả người dùng và website. Việc sử dụng cookie một cách thông minh, có trách nhiệm sẽ giúp người dùng tận dụng tối đa lợi ích và hạn chế những rủi ro. Tự động điền thông tin đăng nhập, biểu mẫu, giỏ hàng,... giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Lưu trữ sở thích, cài đặt cá nhân để mang đến trải nghiệm phù hợp và tối ưu. Ghi nhớ lịch sử truy cập, đề xuất nội dung liên quan, hỗ trợ mua sắm trực tuyến. Theo dõi hành vi người dùng, phân tích dữ liệu truy cập để tối ưu hóa giao diện, nội dung. Cá nhân hóa quảng cáo, đề xuất sản phẩm phù hợp với sở thích, nhu cầu của từng người dùng. Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing, tăng tỷ lệ chuyển đổi. Đánh giá xu hướng tìm kiếm, hành vi mua sắm, sở thích của người dùng. Phân tích thị trường, đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp, hiệu quả. Nắm bắt nhu cầu khách hàng, cải thiện sản phẩm, dịch vụ. [caption id="attachment_54355" align="aligncenter" width="800"] Cookie tối ưu website  giúp người dùng trải nghiệm web an toàn[/caption] 5. Một số điểm Cookie chưa làm được   Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, Cookies cũng tiềm ẩn một số nhược điểm cần được lưu ý: Bị đánh cắp bởi tin tặc, sử dụng cho mục đích xấu như theo dõi hành vi, đánh cắp thông tin cá nhân. Lỗ hổng bảo mật website có thể dẫn đến rò rỉ dữ liệu người dùng. Thu thập thông tin cá nhân mà người dùng không đồng ý, gây ảnh hưởng đến quyền riêng tư. Bị theo dõi hành vi trực tuyến, hiển thị quảng cáo nhắm mục tiêu liên tục. Lưu trữ nhiều cookie có thể khiến trình duyệt web hoạt động chậm chạp, tốn nhiều dung lượng. Nguy cơ bị tấn công bởi các phần mềm độc hại được cài đặt qua cookie.   [caption id="attachment_54348" align="aligncenter" width="800"] Cookies cũng tồn tại nhiều nhược điểm cần khắc phục[/caption] 6. Cách Cookie hoạt động   Cookies hoạt động bằng cách thiết lập một kênh liên lạc quan trọng giữa trình duyệt web của người dùng và máy chủ của trang web mà họ truy cập.  Cookie được lưu trên bộ nhớ đệm của trình duyệt. Mỗi trình duyệt web lại có bộ lưu trữ Cookie riêng và không liên kết với nhau. Người dùng có thể xem hay thay đổi các cài đặt Cookie trực tiếp từ mục Cài đặt của trình duyệt đang sử dụng. Khi người dùng truy cập lại trang web hoặc truy cập các trang con trong cùng tên miền, trình duyệt web sẽ tự động gửi Cookies đã lưu trữ đến máy chủ. Máy chủ web có thể truy cập và sử dụng thông tin được lưu trữ trong Cookies để cung cấp trải nghiệm được cá nhân hóa cho người dùng. [caption id="attachment_54353" align="aligncenter" width="800"] Cookies tác động mật thiết đến người dùng công nghệ[/caption] Ví dụ về cách hoạt động của Cookies: Lưu trữ thông tin đăng nhập: Cookies được sử dụng để lưu trữ thông tin đăng nhập của người dùng, giúp họ không phải nhập lại thông tin này mỗi khi truy cập trang web. Ghi nhớ giỏ hàng: Cookies dùng để ghi nhớ các sản phẩm mà người dùng đã thêm vào giỏ hàng trong khi mua sắm trực tuyến. Theo dõi hành vi người dùng: Cookies theo dõi hành vi truy cập của người dùng trên trang web, giúp website có thể cung cấp nội dung phù hợp với sở thích của họ. Hiển thị quảng cáo nhắm mục tiêu: Cookies dùng để hiển thị quảng cáo nhắm mục tiêu cho người dùng dựa trên sở thích và hành vi truy cập của họ. 7. Hướng dẫn bật, xóa Cookie  Dưới đây là một số hướng dẫn bật, tắt, xóa Cookie khi người dùng sử dụng trang web:  7.1. Cách xóa Cookies trên Chrome Bước 1: Nhấp vào biểu tượng Thêm Khác ở góc phải trên cùng của trình duyệt > chọn Cài đặt. Bước 2: Bấm vào nút Nâng cao nằm ở dưới cùng. Bước 3: Tại mục “Quyền riêng tư và bảo mật“, bạn hãy click vào Cài đặt nội dung. Bước 4: Chọn Cookie > Nhấn chọn Xem tất cả các cookie và dữ liệu trang web. Bước 5: Cuối cùng, nhấp vào Xóa tất cả để loại bỏ toàn bộ Cookies trên trình duyệt web là xong. 7.2. Cách bật, tắt quản lý Cookies trên Chrome Ở phần này, mọi người cũng tiến hành làm cho tới bước 4 của quá trình xóa Cookies. Sau khi chọn vào Cookies, người dùng có thể: Bật Cookie: Tại mục Đã chặn, hãy gạt thanh kích hoạt để bật nó lên. Tắt Cookie: Người dùng hãy tắt đi tùy chọn Cho phép trang web lưu và đọc dữ liệu cookie là hoàn tất. 8. Lưu ý khi dùng Cookie Mặc dù Cookies mang lại nhiều lợi ích cho cả người dùng và website, nhưng cũng có một số lưu ý quan trọng cần ghi nhớ khi sử dụng Cookies để đảm bảo an toàn và bảo vệ quyền riêng tư:  Đảm bảo sự minh bạch: Cung cấp thông tin chi tiết về việc sử dụng Cookies trong Chính sách Quyền riêng tư của trang web của bạn. Cho phép lựa chọn: Cung cấp cho người dùng sự lựa chọn về việc chấp nhận hoặc từ chối việc sử dụng Cookies. Mô tả rõ ràng về loại Cookies: Cung cấp một mô tả chi tiết về loại Cookies mà trang web của bạn sử dụng và mục đích của chúng. Thời hạn lưu trữ: Chỉ ra thời gian mà Cookies sẽ được lưu trữ trên trình duyệt của người dùng. Mã hóa dữ liệu: Đảm bảo rằng dữ liệu được lưu trữ trong Cookies được mã hóa để ngăn người không được ủy quyền truy cập. Hạn chế truy cập: Hãy hạn chế quyền truy cập vào dữ liệu Cookies chỉ cho các thành phần cần thiết. Chỉ sử dụng Cookies cần thiết: Hãy tránh việc sử dụng Cookies cho mục đích quá mức cần thiết để tránh vi phạm quy định về quyền riêng tư. Kiểm soát Cookies bên thứ ba: Đảm bảo rằng các Cookies bên thứ ba chỉ được sử dụng khi người dùng đã cho phép. Cung cấp các cài đặt Cookies rõ ràng: Cho phép người dùng tùy chỉnh cài đặt Cookies dễ dàng thông qua cài đặt trình duyệt hoặc trang web của bạn. Cho phép người dùng thu thập Cookies: Chỉ sử dụng Cookies sau khi người dùng đã đồng ý. Mẹo dùng Cookie giúp  tối ưu hóa quy trình trên website Sử dụng kết nối bảo mật (HTTPS): Đảm bảo rằng trang web của bạn sử dụng kết nối HTTPS để mã hóa dữ liệu và đảm bảo tính an toàn của thông tin. Xác định loại Cookies: Sử dụng labels để xác định rõ ràng loại cookies mà bạn sử dụng, chẳng hạn như cookies bảo mật, quảng cáo, thống kê,... [caption id="attachment_54352" align="aligncenter" width="800"] Người dùng cần nắm rõ các lưu ý khi sử dụng cookies[/caption] Bài viết liên quan: Proxy là gì? Tính năng, cách hoạt động và cài đặt Proxy Platform là gì? Tổng hợp 10 mô hình Platform nổi bật FPT Cloud đã giúp bản giải đáp thắc mắc Cookie là gì? Việc sử dụng công cụ này hiệu quả sẽ giúp tối ưu hóa website, nâng cao trải nghiệm người dùng và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Hãy luôn nhớ sử dụng Cookies một cách thông minh, có trách nhiệm và tuân thủ các nguyên tắc bảo mật để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho website của bạn. 

Top 16+ dịch vụ lưu trữ dữ liệu: so sánh, lợi ích, cách hoạt động

10:59 30/10/2024
Dịch vụ lưu trữ dữ liệu ngày càng trở nên quan trọng trong thời đại số hóa, khi nhu cầu bảo quản và chia sẻ thông tin trực tuyến ngày càng tăng cao. Cùng FPT Cloud so sánh những dịch vụ lưu trữ dữ liệu phổ biến, giúp bạn lựa chọn công cụ phù hợp với nhu cầu của mình. Top 10 dịch vụ lưu trữ dữ liệu phổ biến: Dịch vụ lưu trữ dữ liệu Dung lượng miễn phí Google Drive 15GB Dropbox 2GB Microsoft OneDrive 5GB Amazon 5GB iCloud 5GB Box 10GB pCloud 10GB sync 5GB Mega 50GB Tresorit 3GB 1. Dịch vụ lưu trữ dữ liệu là gì? Dịch vụ lưu trữ dữ liệu là giải pháp cho phép người dùng lưu trữ, quản lý và truy cập thông tin kỹ thuật số trên các nền tảng trực tuyến. Những dịch vụ này giúp dữ liệu được bảo vệ an toàn và có thể truy cập từ bất kỳ đâu có kết nối internet. [caption id="attachment_54165" align="aligncenter" width="800"] Dịch vụ lưu trữ dữ liệu cho phép người dùng lưu trữ, quản lý dữ liệu trực tuyến[/caption] 1.1. Phân loại Dịch vụ lưu trữ dữ liệu có thể được phân loại thành 4 dạng chính như sau: Lưu trữ cá nhân (Personal Cloud): Lưu trữ cá nhân là các dịch vụ cho phép người dùng lưu trữ, quản lý và truy cập dữ liệu cá nhân từ bất kỳ đâu, trên bất kỳ thiết bị nào. VD: Google Drive, Dropbox, và iCloud. Lưu trữ đám mây công cộng (Public Cloud): Đây là dịch vụ mà người dùng chia sẻ tài nguyên máy chủ ảo với người dùng khác, giải pháp này phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ví dụ: Microsoft Azure, AWS, Google Cloud Platform. Lưu trữ đám mây riêng (Private Cloud): Lưu trữ đám mây riêng là dịch vụ mà dữ liệu của người dùng được lưu trữ trên một máy chủ riêng biệt, không chia sẻ với các người dùng khác. Giải pháp này mang tính bảo mật cao và thường được các doanh nghiệp lớn hoặc tổ chức yêu cầu bảo mật sử dụng. FPT Cloud là một trong những nhà cung cấp đáng chú ý tại Việt Nam trong lĩnh vực này. Lưu trữ đám mây kết hợp (Hybrid Cloud): Lưu trữ đám mây kết hợp là sự kết hợp giữa đám mây công cộng và đám mây riêng, giúp tận dụng được ưu điểm của cả hai loại hình lưu trữ. Dịch vụ này mang lại sự linh hoạt trong việc quản lý và bảo mật dữ liệu, phù hợp cho các doanh nghiệp muốn tối ưu hóa chi phí nhưng vẫn đảm bảo bảo mật. [caption id="attachment_54163" align="aligncenter" width="800"] Có nhiều loại dịch vụ lưu trữ dữ liệu phù hợp với từng nhu cầu sử dụng[/caption] 1.2. Cách hoạt động của dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến là gì? Dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến, hay dịch vụ lưu trữ đám mây, là giải pháp công nghệ hiện đại cho phép người dùng lưu trữ và quản lý dữ liệu qua internet. Dưới đây là cách thức hoạt động của dịch vụ này: Tải lên dữ liệu: Người dùng tải tệp lên đám mây, với các bước chính như mã hóa dữ liệu trước khi truyền và thực hiện truyền tải qua internet. Lưu trữ dữ liệu: Dữ liệu được lưu trữ trên các máy chủ bảo mật tại trung tâm dữ liệu, với khả năng sao lưu tự động và phân tán để đảm bảo an toàn và sẵn sàng. Truy cập và quản lý dữ liệu: Người dùng có thể truy cập dữ liệu từ mọi thiết bị kết nối internet, với các công cụ hỗ trợ quản lý dữ liệu dễ dàng. Bảo mật dữ liệu: Dịch vụ này chú trọng bảo mật với mã hóa, kiểm soát truy cập và giám sát liên tục để phát hiện mối đe dọa. Khôi phục dữ liệu: Trong trường hợp mất dữ liệu, dịch vụ cung cấp tính năng sao lưu định kỳ và khôi phục từ thùng rác để người dùng dễ dàng phục hồi thông tin. [caption id="attachment_54161" align="aligncenter" width="800"] Dịch vụ cung cấp tính năng sao lưu định kỳ và khôi phục từ thùng rác[/caption] >>> Xem thêm: Disaster Recovery – Dịch vụ khôi phục hệ thống sau thảm họa 2. Các loại dịch vụ lưu trữ dữ liệu phổ biến 2.1. OneDrive Dịch vụ lưu trữ dữ liệu của Microsoft với tên gọi là OneDrive, đang thu hút sự quan tâm của nhiều người dùng. Đây là một giải pháp lưu trữ đám mây phổ biến, vượt trội hơn so với nhiều dịch vụ tương tự khác trên thị trường. OneDrive được tích hợp sẵn trên hệ điều hành Windows, mang lại sự tiện lợi tối đa cho người dùng khi họ có thể lưu trữ dữ liệu mà không gặp phải bất kỳ khó khăn nào. OneDrive còn cho phép người dùng truy cập và đồng bộ hóa dữ liệu từ điện thoại thông qua các ứng dụng dành cho Android và iOS. [caption id="attachment_54157" align="aligncenter" width="800"] OneDrive đang thu hút sự quan tâm của người dùng với tính tiện lợi của nó[/caption] Dưới đây là những tính năng nổi bật của OneDrive: Dung lượng lưu trữ miễn phí lên đến 15GB. Bảo mật cao, đảm bảo an toàn cho dữ liệu và thông tin cá nhân. Truy cập ngoại tuyến đối với các tệp đã được lưu trữ, giúp người dùng làm việc linh hoạt hơn. Chia sẻ dữ liệu (ảnh, video, tệp…) một cách dễ dàng và nhanh chóng. Tính năng gắn thẻ tự động giúp người dùng tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả hơn. Cung cấp môi trường cộng tác lý tưởng, được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. 2.2. Google Drive Google Drive là một sản phẩm của Google, được xem là một trong những giải pháp lưu trữ trực tuyến hàng đầu hiện nay. Google Drive không chỉ hỗ trợ người dùng lưu trữ mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy cập, sao lưu và chia sẻ thông tin giữa các cá nhân một cách hiệu quả. [caption id="attachment_54159" align="aligncenter" width="800"] Google Drive được xem là một trong những giải pháp lưu trữ trực tuyến hàng đầu hiện nay[/caption] Dưới đây là một số tính năng nổi bật của Google Drive: Lưu trữ miễn phí lên đến 15GB. Truy cập dữ liệu mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có kết nối Internet, cho phép người dùng làm việc linh hoạt từ bất kỳ đâu. Chỉnh sửa và chia sẻ tệp tin diễn ra nhanh chóng và chính xác, giúp người dùng phối hợp hiệu quả hơn trong công việc. Tích hợp nhiều công cụ khác nhau như Google Docs, Sheets và Slides, hỗ trợ người dùng trong việc lưu trữ và xử lý tài liệu một cách hiệu quả. Với những đặc điểm này, Google Drive không chỉ là một giải pháp lưu trữ mà còn là một công cụ hỗ trợ làm việc và cộng tác tuyệt vời cho cá nhân và doanh nghiệp. 2.3. Box Mặc dù độ phổ biến của Box không rộng rãi như một số dịch vụ lưu trữ khác, phần mềm này vẫn được đánh giá là có tiềm năng lớn. Box cho phép người dùng sao lưu và đồng bộ dữ liệu một cách hiệu quả, với nhiều tính năng hỗ trợ cho việc quản lý thông tin. Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của Box: Miễn phí 10GB bộ nhớ lưu trữ. Truy cập ngoại tuyến: Người dùng có thể truy cập và làm việc với dữ liệu đã tải lên mà không cần kết nối Internet, tạo sự linh hoạt khi cần thiết. Chia sẻ tài liệu dễ dàng: Tính năng chia sẻ tệp tin, tài liệu và thông tin diễn ra nhanh chóng, thuận tiện cho việc hợp tác giữa các cá nhân hoặc nhóm. 2.4. Dropbox  Dropbox được xem là một trong những ứng dụng hàng đầu cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây, nổi bật nhờ giao diện thân thiện và tính năng sắp xếp tiện lợi cho người dùng.  Dịch vụ này không chỉ cung cấp không gian lưu trữ lớn mà còn hỗ trợ tính năng tự động sao lưu thông tin, giúp người dùng dễ dàng quản lý và bảo vệ dữ liệu của mình. [caption id="attachment_54162" align="aligncenter" width="800"] Dropbox là một trong những ứng dụng hàng đầu cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây[/caption] Dưới đây là một số đặc điểm chính của dịch vụ lưu trữ dữ liệu trên Dropbox: Miễn phí 2GB lưu trữ: Người dùng có thể bắt đầu mà không cần trả phí, với dung lượng lưu trữ cơ bản. Truy cập ngoại tuyến: Cho phép người dùng truy cập và sử dụng tài khoản Dropbox mà không cần kết nối Internet, giúp làm việc hiệu quả hơn trong các tình huống không có mạng. Đồng bộ hóa dễ dàng: Người dùng có thể đồng bộ hóa các thư mục và tài liệu trên máy tính với tài khoản Dropbox, giúp cập nhật dữ liệu một cách tự động và thuận tiện. 2.5. Mega  Mega có thể vẫn còn là một cái tên mới mẻ đối với nhiều người, nhưng nó đã nhanh chóng được công nhận là một trong những dịch vụ lưu trữ đám mây tiềm năng. Mega không chỉ cung cấp một không gian lưu trữ lớn mà còn tích hợp khả năng tự động sao lưu dữ liệu linh hoạt.  [caption id="attachment_54155" align="aligncenter" width="800"] Mega là một cái tên mới mẻ nhưng đã nhanh chóng được công nhận là một dịch vụ tiềm năng[/caption] Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của dịch vụ lưu trữ dữ liệu trên Mega: Miễn phí lưu trữ lên tới 50GB: Đây là một trong những ưu điểm lớn nhất của Mega, giúp người dùng có thể lưu trữ một lượng lớn dữ liệu mà không phải tốn phí. Tính năng tự động sao lưu: Mega hỗ trợ người dùng tự động sao lưu dữ liệu, giúp việc quản lý và bảo vệ thông tin trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn. Truy cập ngoại tuyến: Người dùng có thể truy cập vào các tệp tin và thư mục đã được lưu trữ mà không cần phải có kết nối Internet, điều này rất hữu ích khi di chuyển hoặc ở những khu vực không có mạng. Bảo mật cao: Mega nổi bật với tính năng bảo mật dữ liệu mạnh mẽ, bao gồm 2 lớp xác minh để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thông tin người dùng. 2.6. Mediafire Mediafire là ứng dụng lưu trữ dữ liệu đa nền tảng, cho phép truy cập qua website và ứng dụng trên di động, máy tính để bàn và máy tính bảng. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của Mediafire: Không gian lưu trữ miễn phí: Cung cấp từ 12GB đến 50GB, lý tưởng cho người dùng cần lưu trữ nhiều dữ liệu. Tự động sao lưu: Cho phép thiết lập sao lưu tự động cho hình ảnh, video và tài liệu, bảo vệ dữ liệu quan trọng. Lưu trữ từ nhiều nguồn: Hỗ trợ upload tệp từ nhiều nguồn khác nhau mà không giới hạn. Tìm kiếm hiệu quả: Cung cấp tính năng tìm kiếm nhanh chóng để dễ dàng tìm các tệp tin và thư mục. Chia sẻ tiện lợi: Người dùng có thể chia sẻ tệp qua email, mạng xã hội hoặc tạo liên kết chia sẻ. 2.7. Resilio Sync Resilio Sync là một dịch vụ lưu trữ dữ liệu độc đáo cho phép người dùng quản lý và đồng bộ hóa tệp tin mà không cần kết nối Internet.  Sử dụng công nghệ peer-to-peer, Resilio Sync tạo ra một mạng lưới kết nối giữa các thiết bị, cho phép sao lưu và chia sẻ dữ liệu mà không cần phải thông qua bên thứ ba. Không cần kết nối Internet: Resilio Sync cho phép đồng bộ hóa dữ liệu giữa các thiết bị gần nhau mà không cần internet, rất tiện lợi trong những tình huống không có mạng. Công nghệ peer-to-peer: Dữ liệu được chuyển trực tiếp giữa các thiết bị mà không cần qua máy chủ trung gian, giúp tiết kiệm băng thông và tăng tốc độ truyền tải. Tốc độ tải lên và tải xuống nhanh: Việc truyền tải dữ liệu diễn ra nhanh chóng, cho phép người dùng đồng bộ hóa tệp tin hiệu quả. [caption id="attachment_54160" align="aligncenter" width="800"] Resilio Sync là một dịch vụ lưu trữ dữ liệu không cần internet[/caption] Bảo mật cao: Resilio Sync đảm bảo rằng dữ liệu của người dùng được bảo mật tốt hơn, vì không thông qua bên thứ ba, người dùng có toàn quyền kiểm soát thông tin của mình. Hỗ trợ đa nền tảng: Phần mềm tương thích với nhiều hệ điều hành như Windows, macOS, Android và iOS, giúp người dùng dễ dàng truy cập và đồng bộ hóa dữ liệu trên nhiều thiết bị. Phù hợp cho doanh nghiệp: Với tính năng bảo mật và linh hoạt, Resilio Sync là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp cần quản lý khối lượng dữ liệu lớn mà không phụ thuộc vào dịch vụ lưu trữ bên ngoài. 2.8. iCloud iCloud là dịch vụ lưu trữ do Apple phát triển dành riêng cho các thiết bị trong hệ sinh thái của họ như iOS và macOS. Với iCloud, người dùng có thể trải nghiệm sự bảo mật cao và tính tương thích tốt giữa các thiết bị của Apple. [caption id="attachment_54156" align="aligncenter" width="800"] Dịch vụ lưu trữ dữ liệu của Apple[/caption] Ưu điểm nổi bật của iCloud: Tự động sao lưu dữ liệu: iCloud cho phép người dùng tự động sao lưu dữ liệu từ các thiết bị Apple, giúp bảo vệ thông tin quan trọng mà không cần thực hiện thủ công. Chia sẻ nhanh chóng: Tính năng chia sẻ thông tin được tích hợp sẵn, giúp việc chia sẻ hình ảnh, tài liệu và thông tin khác giữa các thiết bị Apple trở nên dễ dàng. Bảo mật dữ liệu: iCloud sử dụng mã hóa và xác thực hai yếu tố, đảm bảo an toàn cho dữ liệu của người dùng. Hoạt động mượt mà: Người dùng có thể dễ dàng chuyển đổi giữa các thiết bị Apple bằng cách đăng nhập vào tài khoản iCloud để đồng bộ hóa dữ liệu. Dung lượng miễn phí: Người dùng được cung cấp 5GB dung lượng lưu trữ miễn phí, với các gói trả phí cho dung lượng lớn hơn. >>> Xem thêm: Backup Service – Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây 2.9. SpiderOak ONE SpiderOak ONE tập trung vào việc bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, đặc biệt là cho những người dùng thiết bị Android. Đây là một trong những dịch vụ lưu trữ trực tuyến cho phép tải lên, lưu trữ và quản lý nhiều loại tệp tin. Những điểm nổi bật của SpiderOak ONE: Tự động sao lưu: Dữ liệu được sao lưu tự động, giúp người dùng yên tâm hơn về thông tin của mình. Chia sẻ dữ liệu an toàn: Người dùng có thể dễ dàng chia sẻ tệp tin với mức độ bảo mật cao. Mã hóa zero-knowledge: Đảm bảo rằng không ai, kể cả nhà cung cấp dịch vụ, có thể truy cập vào dữ liệu của người dùng. Gói trả phí: Gói trả phí bắt đầu từ 6$ cho 150GB/tháng, với nhiều tùy chọn khác. 2.10 Tresorit Tresorit không chỉ là một dịch vụ lưu trữ trực tuyến thông thường mà còn là nền tảng an toàn và linh hoạt cho việc quản lý dữ liệu. Dù có mức phí cao, nhưng các tính năng mà Tresorit cung cấp đều đáng giá. [caption id="attachment_54158" align="aligncenter" width="800"] Tresorit cho phép tự động sao lưu dữ liệu[/caption] Điểm mạnh của Tresorit: Tự động sao lưu: Dữ liệu được sao lưu tự động, giúp người dùng không lo lắng về việc mất dữ liệu. Chia sẻ dữ liệu an toàn: Sử dụng mã hóa zero-knowledge, đảm bảo tính riêng tư cho người dùng. Dung lượng miễn phí: Cung cấp 5GB dung lượng miễn phí và các gói trả phí bắt đầu từ 12,5$ cho 200GB/tháng hoặc 30$ cho 2TB/tháng. 2.11. Yandex Disk Yandex Disk cung cấp 10GB dung lượng miễn phí, có thể tăng lên đến 32GB nếu tham gia các hoạt động khuyến mãi. Dịch vụ này tương thích với cả hệ điều hành macOS và Windows, mang lại sự linh hoạt cho người dùng. 2.12. IceDrive  IceDrive được biết đến với tính năng quản lý và truy cập dữ liệu trên đám mây một cách dễ dàng. Chia sẻ và làm việc trên cùng một tệp tin trở nên thuận tiện, giúp tăng hiệu suất làm việc. 2.13. Amazon Drive Amazon Drive cung cấp 5GB dung lượng lưu trữ miễn phí, cho phép doanh nghiệp tổ chức và lưu trữ dữ liệu dễ dàng. Dịch vụ này cũng cung cấp tính năng sao lưu tự động để bảo vệ dữ liệu tốt hơn. [caption id="attachment_54152" align="aligncenter" width="800"] Amazon Drive cung cấp 5GB dung lượng lưu trữ miễn phí[/caption] 2.14. Koofr Koofr không chỉ cung cấp dung lượng lớn miễn phí lên đến 200GB mà còn tương thích với nhiều hệ điều hành khác nhau, giúp doanh nghiệp quản lý tệp tin dễ dàng trên nhiều thiết bị. 2.15. pCloud pCloud cung cấp dung lượng lưu trữ lên đến 2TB và tính năng tự động khóa thư mục để nâng cao bảo mật. Với 10GB dung lượng miễn phí và khả năng lưu trữ ảnh, video ở độ phân giải cao, pCloud rất phổ biến cho các doanh nghiệp. [caption id="attachment_54164" align="aligncenter" width="800"] pCloud cung cấp tính năng lưu trữ bảo mật cao[/caption] 2.16. Blomp  Blomp cung cấp dung lượng lưu trữ lớn miễn phí lên đến 200GB và tương thích với nhiều hệ điều hành khác nhau, giúp doanh nghiệp quản lý tệp tin trực tiếp từ các thiết bị di động một cách tiện lợi và linh hoạt. 3. So sánh các loại dịch vụ lưu trữ dữ liệu  Dịch vụ lưu trữ Dung lượng miễn phí Bảo mật Tính năng nổi bật Giá bán gói trả phí OneDrive 15GB Cao Tích hợp Windows, truy cập ngoại tuyến, gắn thẻ tự động Từ $1.99/tháng cho 100GB Google Drive 15GB Cao Tích hợp với Google Docs, chỉnh sửa nhanh chóng Từ $1.99/tháng cho 100GB Box 10GB Cao Truy cập ngoại tuyến, hỗ trợ làm việc nhóm Từ $5/tháng với 100GB Dropbox 2GB Trung bình Giao diện thân thiện, tự động sao lưu, đồng bộ hóa dễ dàng Từ $9.99/tháng cho 2TB Mega 50GB Rất cao Bảo mật mạnh mẽ, 2 lớp xác minh, truy cập ngoại tuyến Từ €4.99/tháng cho 400GB Mediafire 12GB - 50GB Trung bình Tự động sao lưu, tìm kiếm nhanh, chia sẻ dễ dàng Từ $3.75/tháng cho 1TB Resilio Sync Không có (Dùng công nghệ P2P) Rất cao Đồng bộ không cần internet, bảo mật peer-to-peer, tốc độ nhanh Từ $60/năm cho gói Family iCloud 5GB Rất cao Tự động sao lưu, chia sẻ dễ dàng giữa các thiết bị Apple Từ $0.99/tháng cho 50GB SpiderOak ONE Không có Rất cao (Mã hóa zero-knowledge) Tự động sao lưu, bảo mật tuyệt đối Từ $6/tháng cho 150GB Tresorit 5GB Rất cao (Mã hóa zero-knowledge) Bảo mật mạnh mẽ, tự động sao lưu, chia sẻ an toàn Từ $12.5/tháng cho 200GB Yandex Disk 10GB - 32GB Trung bình Khả năng tương thích với nhiều hệ điều hành Từ $2/tháng cho 100GB IceDrive 10GB Cao Giao diện dễ sử dụng, chia sẻ nhanh chóng Từ $1.67/tháng cho 150GB Amazon Drive 5GB Cao Tính năng sao lưu tự động, tương thích tốt với Amazon Photos Từ $1.99/tháng cho 100GB Koofr 2GB - 200GB Cao Tương thích nhiều nền tảng, quản lý tệp dễ dàng Từ €10/tháng cho 1TB pCloud 10GB Cao (Mã hóa riêng cho thư mục) Khóa thư mục tự động, hỗ trợ tệp ảnh, video độ phân giải cao Từ $3.99/tháng cho 500GB Blomp 200GB Trung bình Lưu trữ dung lượng lớn miễn phí, tương thích đa hệ điều hành Gói trả phí chưa được cập nhật cụ thể 4. Lợi ích của dịch vụ lưu trữ dữ liệu  Dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến không chỉ giúp bạn bảo vệ dữ liệu quan trọng mà còn mang đến sự tiện lợi và linh hoạt trong việc quản lý và chia sẻ thông tin. Dưới đây là những lợi ích nổi bật mà bạn có thể tận dụng khi sử dụng dịch vụ này: Sao lưu thông tin: Bạn có thể dễ dàng lưu trữ dữ liệu quan trọng trên dịch vụ lưu trữ đám mây để đảm bảo rằng các tệp tin quan trọng không bị mất trong trường hợp thiết bị của bạn gặp sự cố hoặc bị mất. Đồng bộ dữ liệu giữa các thiết bị: Dịch vụ lưu trữ đám mây cho phép đồng bộ hóa dữ liệu trên nhiều nền tảng, giúp bạn truy cập tệp tin từ cả máy tính, điện thoại hoặc máy tính bảng một cách nhanh chóng và hiệu quả. [caption id="attachment_54153" align="aligncenter" width="800"] Dịch vụ lưu trữ dữ liệu mang đến sự tiện lợi và linh hoạt trong việc quản lý và chia sẻ thông tin[/caption] Chia sẻ tệp dễ dàng: Bạn có thể dễ dàng chia sẻ dữ liệu với người khác bằng cách gửi liên kết hoặc cấp quyền truy cập. Điều này rất tiện lợi khi cần chia sẻ tài liệu hoặc hình ảnh mà không cần sử dụng email hay thiết bị lưu trữ khác. Bảo mật dữ liệu an toàn: Dữ liệu của bạn được lưu giữ tại các trung tâm dữ liệu chuyên nghiệp, đảm bảo an toàn và bảo vệ khỏi mất mát. Khôi phục dữ liệu thuận tiện: Nếu dữ liệu trên thiết bị của bạn bị mất, bạn có thể khôi phục lại từ bản sao lưu trực tuyến một cách nhanh chóng và hiệu quả, đảm bảo tính liên tục của công việc và thông tin. 5. Các yếu tố cần lưu ý khi lựa chọn dịch vụ lưu trữ dữ liệu  Khi chọn dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến, cần cân nhắc các yếu tố sau để đảm bảo phù hợp với nhu cầu sử dụng: Bảo mật và quyền truy cập: Ưu tiên dịch vụ có mã hóa dữ liệu và kiểm soát quyền truy cập chi tiết. Xem xét chứng nhận bảo mật như ISO 27001, GDPR hoặc HIPAA. Dung lượng và khả năng mở rộng: Đảm bảo có đủ dung lượng hiện tại và hỗ trợ mở rộng khi cần, với chi phí hợp lý. Tính năng tích hợp: Dịch vụ nên hỗ trợ sao lưu, khôi phục dữ liệu, và tích hợp với các ứng dụng đang sử dụng. Hiệu suất: Chọn dịch vụ có tốc độ truy cập ổn định và đảm bảo khả năng khôi phục sau sự cố. [caption id="attachment_54154" align="aligncenter" width="800"] Cần lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu uy tín[/caption] Hỗ trợ kỹ thuật: Hỗ trợ 24/7 và có kênh liên lạc thuận tiện. Tìm hiểu đánh giá của người dùng về chất lượng dịch vụ. Chi phí và chính sách thanh toán: Đánh giá chi phí và kiểm tra các điều khoản trong hợp đồng. Đáng tin cậy và tuân thủ quy định: Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu uy tín, có phản hồi tốt và tuân thủ các quy định pháp lý về bảo mật. 6. Dịch vụ lưu trữ dữ liệu trên đám mây của FPT Cloud  Dịch vụ lưu trữ dữ liệu của FPT Cloud nổi bật với các tính năng lưu trữ mạnh mẽ và bảo mật cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng.  Dịch vụ này cung cấp khả năng sử dụng linh hoạt và tiết kiệm chi phí, đi kèm các giải pháp lưu trữ hiện đại như Object Storage và Cloud Server. Nhờ đó, FPT Cloud ngày càng trở nên phổ biến trong cộng đồng doanh nghiệp. [caption id="attachment_54166" align="aligncenter" width="800"] FPT Cloud đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng[/caption] FPT Cloud có các gói Cloud Server đa dạng, với nhiều mức giá phù hợp với quy mô và nhu cầu của các doanh nghiệp khác nhau. Ngoài ra, dịch vụ hỗ trợ thanh toán linh hoạt theo tháng hoặc năm, cùng nhiều phương thức thanh toán để doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn. Bên cạnh đó, FPT Cloud còn cung cấp chương trình đào tạo, giúp nhân sự doanh nghiệp nắm bắt và sử dụng hiệu quả các công cụ trong hệ sinh thái đám mây của mình. Những bài viết liên quan: Dịch vụ cho thuê máy chủ vật lý (Dedicated Server) chất lượng Cloud Computing là gì? Phân loại, cách thức hoạt động Việc chọn lựa dịch vụ lưu trữ dữ liệu phù hợp không chỉ giúp bạn tối ưu hóa việc lưu trữ thông tin mà còn đảm bảo tính an toàn và thuận tiện trong quản lý dữ liệu. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn và tìm được giải pháp lưu trữ phù hợp nhất cho mình. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin về các dịch vụ lưu trữ dữ liệu của FPT Cloud.

OS là gì? Tìm hiểu về hệ điều hành (Operating System) từ A-Z

10:45 20/10/2024
OS là gì? Hệ điều hành (OS) là một phần mềm quan trọng không thể thiếu trong mọi hệ thống máy tính và thiết bị di động. Với vai trò quản lý tài nguyên và cung cấp nền tảng cho các ứng dụng chạy trên thiết bị, hệ điều hành đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo sự ổn định và hiệu suất của hệ thống. Để hiểu rõ hơn FPT Cloud giúp bạn khám phá chi tiết về hệ điều hành trong thế giới công nghệ hiện đại này nhé. >>> Xem thêm: Top 16 dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây tốt phổ biến nhất 2024 1. OS là gì? OS là tên viết tắt của Operating System, đây là một chương trình quản lý tất cả những yếu tố như phần cứng và phần mềm của máy tính. Trong đó: Phần cứng gồm có: CPU, RAM, ROM, thiết bị nhập (chuột, bàn phím,...) cùng với các thiết bị xuất (loa, máy in,...) Phần mềm gồm có các chương trình hoặc các ứng dụng có trong máy tính và cả các trình duyệt web.  [caption id="attachment_15872" align="aligncenter" width="800"] Khái niệm hệ điều hành OS là gì?[/caption] 2. Thành phần chính của Operating System Hệ điều hành OS gồm có rất nhiều tính năng lẫn thành phần. Những tính năng nào được xem là một phần của hệ điều hành thì sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, đối với OS, hiện có ba thành phần dễ xác định như sau: Kernel: Cung cấp những điều khiển dừng lại ở mức cơ bản đối với các thiết bị phần cứng của máy tính. Vai trò chính của chúng bao gồm: Đọc và ghi dữ liệu vào bộ nhớ, tiến hành xử lý những lệnh thực hiện và xác định cách mà dữ liệu được nhận cũng như được gửi bởi các thiết bị khác. Ngoài ra, chúng cũng xác định được cách diễn giải những dữ liệu nhận được từ mạng.  API - giao diện lập trình ứng dụng: API sẽ cho phép những nhà phát triển ứng dụng có thể viết các mã module.  Giao diện người dùng: User Interface sẽ cho phép hệ thống tương tác với người sử dụng thông qua những graphical icons và 1 desktop hoặc có thể thông qua một command line.    [caption id="attachment_15882" align="aligncenter" width="800"] Những thành phần chính của OS[/caption] 3. Hệ điều hành (OS) có những loại nào? Hiện nay, các loại của hệ điều hành Operating System là gì? Đây là một kiến thức cực kỳ quan trọng mà bạn cần phải nắm khi tìm hiểu về OS. Cụ thể, hệ điều hành OS đang được chia thành các loại như sau: Multi -user (Nhiều người dùng): Hệ thống cho phép nhiều người dùng có thể chạy các chương trình trong cùng một thời điểm. Một số hệ điều hành lớn hơn sẽ cho phép số lượng người dùng lên đến hàng trăm và thậm chí là hàng ngàn người cùng dùng đồng thời.  Multitasking (Đa nhiệm): Sẽ cho phép nhiều chương trình có thể chạy đồng thời một lúc. Multithreading (Đa luồng): Hệ thống cho phép những phần khác nhau của một chương trình có thể chạy cùng lúc.  Real time (Thời gian thực): Hệ thống sẽ phản hồi ngay lập tức.    [caption id="attachment_15890" align="aligncenter" width="800"] Phân loại hệ điều hành OS[/caption] >>> Xem thêm: Assembly là gì? Tìm hiểu về ngôn ngữ Assembly từ A – Z 4. Chức năng chính của hệ điều hành (OS) Bên cạnh việc tìm hiểu OS là gì thì chức năng của OS cũng là một nội dung cần được nắm rõ. Cụ thể, hệ điều hành Operating System có khá nhiều các chức năng khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì hệ điều hành này gồm có hai chức năng chính như sau: 4.1 Quản lý chia sẻ tài nguyên Trên một hệ thống máy tính sẽ sở hữu rất nhiều tài nguyên như CPU, bộ nhớ, các thiết bị ngoại vi,... khá giới hạn. Tuy nhiên, ở trong hệ thống đa nhiệm có nhiều yêu cầu về việc cung cấp tài nguyên từ nhiều chương trình. Chính vì vậy, hệ điều hành cần phải phân phối một cách nhanh chóng các tài nguyên hiện đang có sẵn.  4.2 Kiểm soát chương trình Hệ điều hành OS sẽ giúp kiểm soát những chương trình hiện đang chạy ở trên hệ thống. Mục đích chính là để tránh xảy ra các lỗi cũng như trường hợp mà người dùng sử dụng không đúng cách.  Một số chức năng khác có thể kể đến như: Process Management - Quản lý quá trình Memory Management - Quản lý bộ nhớ Storage Management - Quản lý ổ cứng USB, HDD - Quản lý bộ nhớ ngoài Quản lý hệ thống lưu trữ Giúp người sử dụng có thể tiếp cận một cách nhanh chóng và tiện lợi.    [caption id="attachment_15898" align="aligncenter" width="800"] Các chức năng chính của OS[/caption] >>> Xem thêm: Firebase là gì? Ưu nhược điểm & Các dịch vụ của Firebase 5. Mục tiêu nhiệm vụ của Operating System Mục tiêu nhiệm vụ của một hệ điều hành là đảm bảo sự hoạt động mượt mà và hiệu quả của toàn bộ hệ thống máy tính, đồng thời tối ưu hóa việc sử dụng các tài nguyên phần cứng và phần mềm. Cụ thể: Hệ điều thành sẽ thực hiện những thao tác cơ bản ví dụ: đọc, viết, quản lý kho dũ liệu cùng hệ thống các tập tin.  Hỗ trợ điều khiển cũng như quản lý phần cứng đạt hiệu quả tốt nhất.  Cung cấp những hệ thống lệnh cơ bản nhằm mục đích điều hành máy.  Cung ứng hệ giao diện cơ bản để hỗ trợ cho các ứng dụng và phần mềm.  Giúp cho hệ thống máy tính thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng và sử dụng được hiệu quả hơn.  Ẩn những chi tiết tài nguyên trong phần cứng từ người sử dụng. Mang đến cho người dùng một hệ thống giao diện dễ sử dụng hơn ở trên hệ thống máy tính.  Hoạt động tương tự một trung gian ở giữa phần cứng với người sử dụng. Từ đó, giúp cho người dùng có thể truy cập cũng như sử dụng các tài nguyên khác một cách dễ dàng hơn.  Hỗ trợ quản lý các tài nguyên của hệ thống máy tính.  Theo dõi những người đang sử dụng tài nguyên và cấp yêu cầu, dàn xếp những yêu cầu xung đột từ những chương trình cùng người dùng khác nhau.  Cung cấp các tài nguyên và chia sẻ một cách hiệu quả, công bằng giữa người sử dụng và chương trình.  6. Hệ điều hành máy tính để bàn phổ biến nhất Hiện tại, có 4 hệ điều hành phổ biến nhất dành cho cá nhân, doanh nghiệp, trong đó bao gồm Mac, Linux, Windows và cả Android.  [caption id="attachment_15902" align="aligncenter" width="800"] Các hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay[/caption] 6.1 Hệ điều hành Windows Đây là hệ điều hành được phát hành đầu tiên trong năm 1980 bơi công ty Microsoft. Trải qua khá nhiều phiên bản, hiện nay công ty cho ra mắt hệ điều hành Windows 10 (được cho ra mắt chính thức vào năm 2015) và được cài sặc ở trên các máy tính. Hệ điều hành này đang được sử dụng cực kỳ phổ biến trên thế giới.  Ưu điểm: Phổ biến, rất dễ dùng, có tính ổn định cao và hội tụ đầy đủ tính năng để hỗ trợ cho công việc lẫn giải trí.  Nhược điểm: Bạn cần phải trả tiền mua bản quyền để có thể sử dụng.  >>> Xem thêm: Cloud Server là gì? Hoạt động của hệ thống máy chủ đám mây 6.2 Hệ điều hành Mac OS Tiền thân của hệ điều hành Mac OS là OS X được hãng Apple phát hành. Tất cả các thiết bị máy tính được nhà Apple sản xuất đều được cài sẵn.  Ưu điểm: Giao diện bắt mắt và được cài sẵn trên tất cả các thiết bị máy tính của nhà Apple và không tốn chi phí.  Nhược điểm: Số người dùng macOS khá ít nên một số phần mềm còn chưa được phát hành để phục vụ cho hệ điều hành này.  6.3 Hệ điều hành Linux Một hệ điều hành mở mà bạn có thể sửa đổi hoặc thao tác bất cứ điều gì ở trên hệ điều hành Linux. Đây là một hệ điều hành được cung cấp miễn phí và không cần phải mua bản quyền.  Ưu điểm: Hệ điều hành miễn phí và có thể thay đổi hoặc phân phối chúng.  Nhược điểm: Có ít người dùng, giao diện còn khá cổ điển và tính bảo mật không được cao. 6.4 Hệ điều hành Android Được phát triển bởi công ty Android Inc và đã được công ty Google mua lại vào năm 2005. Đây là một hệ điều hành ở trên di động và được sử dụng cực kỳ phổ biến trên thế giới. Theo thống kê vào năm 2017, tỷ lệ sử dụng Android chiếm đến 87,7% thị phần.  Ưu điểm: Là một hệ điều hành mở với một kho ứng dụng khổng lồ. Hệ điều hành có khả năng tùy biến cao và dễ dàng đặt lại nếu quên mật khẩu.  Nhược điểm: Độ bảo mật tương đối cao nhưng vẫn thua iOS.  6.5 Hệ điều hành IOS Là một hệ điều hành được dùng ở trên điện thoại nhà Apple và chính thức ra mắt vào năm 2007. Hệ điều hành này được tạo ra và trở thành một cuộc cách mạng công nghệ phần mềm. iOS cũng được đánh giá cao về tính năng lẫn sự ổn định.  Ưu điểm: Bảo mật cao và khả năng tối ưu các phần mềm khá tốt. Hiệu năng hệ điều hành ổn định mà không cần quá nhiều yêu cầu về cấu hình.  Nhược điểm: Chỉ sử dụng cho các dòng điện thoại do Apple sản xuất và không thể cài đặt ở trên các dòng điện thoại khác. Kho ứng dụng tương đối ít. Những bài viết liên quan: ASP.NET là gì? Tìm hiểu về ngôn ngữ ASP.NET từ A – Z Apache là gì? Hướng dẫn cách cài đặt Apache chi tiết từ a-z Trên đây là toàn bộ thông tin về OS là gì mà FPT Cloud chia sẻ. Việc hiểu rõ về các hệ điều hành sẽ giúp bạn sử dụng chúng một cách thông minh hơn. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ có ích cho bạn. 

NAT là gì? Toàn tập kiến thức về NAT từ A đến Z

14:20 16/10/2024
NAT là gì? Dân lập trình hẳn không còn quá xa lạ với khái niệm NAT. Kỹ thuật này hiện ứng dụng sâu rộng trong chuyển IP nội miền và ngoại miền. Vậy chính xác cần hiểu NAT là gì? NAT có vai trò như thế nào trong hệ thống mạng? FPT Cloud sẽ giải đáp tất cả những câu hỏi này trong bài chia sẻ kiến thức dưới đây. >>> Xem thêm: Cloud Server là gì? Hoạt động của hệ thống máy chủ đám mây 1. NAT là gì? NAT hay Network Address Translation là một kỹ thuật chuyển đổi đặc biệt. Theo đó kỹ thuật này có thể chuyển đổi IP nội miền sang IP ngoại miền. Quá trình chuyển đổi này tương tự như việc hỗ trợ mạng cục bộ Private dễ dàng truy cập vào mạng internet công cộng. Mạng lưới internet toàn cầu ngày một phát triển mạnh mẽ. Hiện nay vẫn chưa có một thống kê nào thực sự tính khác cho biết có bao nhiêu lượng người truy cập và host đang hoạt động. Tuy nhiên ước tính chắc chắn có khoảng trên 100 triệu host, toàn cầu tính đến đầu năm 2021 sớm đặt mốc 4.66 tỷ người. [caption id="attachment_23866" align="aligncenter" width="771"] Network Address Translation là một kỹ thuật chuyển đổi đặc biệt[/caption]   Tốc độ phát triển nóng như vậy lại càng đòi hỏi sự tham gia của kỹ thuật NAT. Nhờ có kỹ thuật này, mạng cục bộ LAN sẽ mở rộng liên kết nối tiếp thuận lợi hơn.  Vậy nếu đã hiểu sơ qua NAT là gì, bạn hãy tìm hiểu tính năng chính của kỹ thuật NAT trong hệ thống mạng. 2. Chức năng chính của NAT trong hệ thống mạng Trong một hệ thống mạng NAT giữ vai trò di chuyển gói tin giữa các lớp mạng khác nhau. Cụ thể, NAT cần tiến hành chuyển đổi địa chỉ IP trong từng gói tin và chuyển đến router cùng một số thiết bị mạng khác. [caption id="attachment_23870" align="aligncenter" width="771"] Chức năng chính của NAT chuyển đổi IP nội miền thành IP ngoại miền[/caption] Trong quá trình chuyển gói tin từ mạng công cộng public ngược lại NAT, NAT cần tiến hành thay đổi IP đích sang dạng IP nội bộ. Sau đó mới chuyển đi. Mặt khác, NAT còn hoạt động tương tự như một tường lửa, hỗ trợ bảo mật IP của thiết bị. Giả sử máy tính bị gián đoạn khi kết nối với internet, IP public khi đó lập tức chuyển đổi thành IP thay thế mạng cục bộ. >>> Xem thêm: Telnet là gì? List 10+ lệnh Telnet quan trọng nhất 3. Tìm hiểu IP Public và IP Private Trong quá trình nghiên cứu khái niệm NAT bạn cần nắm rõ bản chất IP Public và IP Private. 3.1 IP Public [caption id="attachment_23874" align="aligncenter" width="771"] Mỗi IP Public luôn mang tính duy nhất, cung cấp bởi phía nhà mạng internet[/caption] IP Public chính là IP ngoại miền. Thực chất, đây là dạng địa chỉ cung cấp bởi tổ chức nắm quyền điều phối mạng internet. Chẳng hạn như phía nhà mạng cung cấp dịch vụ internet. Mỗi IP Public luôn mang tính duy nhất, cung cấp bởi phía nhà mạng internet. Điều này đồng nghĩa người dùng không thể tự động thay đổi IP. 3.2 IP Private Từng thiết bị hoạt động trong hệ thống mạng nội bộ LAN đều có một địa chỉ IP Private riêng. Mỗi IP Private đều có khả năng liên kết với nhau hình thành mạng router. Tuy nhiên, chúng không kết nối trực tiếp với hệ thống internet bên ngoài. [caption id="attachment_23878" align="aligncenter" width="771"] Mỗi thiết bị hoạt động trong hệ thống mạng nội bộ LAN đều có một địa chỉ IP Private[/caption] Nếu muốn IP Private liên kết nối mạng internet bên ngoài, NAT cần tiến hành chuyển đổi từ IP Private sang IP Public. 4. Phân loại NAT  Kỹ thuật NAT hiện chia thành 3 loại cơ bản. Mỗi loại NAT lại ứng với đặc tính kỹ thuật riêng. Trong quá trình phân tích tìm hiểu NAT là gì, bạn nên tham khảo kỹ đặc điểm của từng loại NAT. 4.1 Static NAT Static NAT - kỹ thuật biến đổi IP này thành IP khác thông qua cách cố định từ IP sang IP Public. Quy trình này sẽ thực hiện hoàn toàn thủ công. Static NAT đặc biệt phát huy tác dụng khi thiết bị sở hữu địa chỉ cố định truy cập mạng internet từ bên ngoài. [caption id="attachment_23882" align="aligncenter" width="771"] Static NAT - kỹ thuật biến đổi IP này thành IP khác[/caption] Bạn chỉ cần hiểu đơn giản rằng Static NAT là NAT dạng tĩnh, cho phép biến đổi IP Private thành IP Public. NAT tĩnh ứng dụng trong trường hợp thiết bị cần truy cập vào hệ thống từ bên ngoài. 4.2 Dynamic NAT Dynamic NAT hay NAT động. Đây là kỹ thuật chuyển đổi từ một địa chỉ IP sang kiểu IP khác hoàn toàn tự động. Cụ thể, NAT tĩnh có nhiệm vụ biến đổi đổi ip mạng cục bộ thành IP đăng ký hợp lệ. 4.3 NAT Overload NAT Overload - một kiểu giao thức của NAT động. Số lượng lớn địa chỉ IP có thể quy về một IP Public qua hệ thống cổng Port. Mỗi Port thường chia thành các NAT ứng với các mức độ. 5. List thuật ngữ liên quan đến NAT Tiếp nối bài viết về chủ đề NAT là gì, FPT Cloud sẽ tổng hợp list thuật ngữ liên quan đến thuật ngữ NAT. Inside local: Địa chỉ IP ứng với mỗi thiết bị nằm trong mạng nội bộ nhưng không cung cấp bởi Network Information Center. Inside global: Kiểu địa chỉ IP đăng ký tại Network Information Center. Đây là địa chỉ phù hợp để thay thế cho IP Inside local. Outside local: Địa chỉ IP ứng với một thiết bị hoạt động tại mạng bên ngoài. Theo đó, những thiết bị thuộc mạng mạng bên trong có khả năng tìm thấy thiết bị khác hoạt động bên ngoài nhờ vào địa chỉ IP Outside local. Địa chỉ IP này không nhất thiết cần đăng ký tại Network Information Center. Bởi đôi khi nó có thể là một IP Private. Outside global: Địa chỉ IP ứng với thiết bị hoạt động tại hệ thống mạng bên ngoài, hoàn toàn hợp lệ với mạng internet. [caption id="attachment_23886" align="aligncenter" width="771"] Outside global - địa chỉ IP ứng với thiết bị hoạt động tại hệ thống mạng bên ngoài[/caption] 6. Lý do nên sử dụng NAT  Dynamic NAT có khả năng hình thành một ngăn cách mạng nội bộ với mạng bên ngoài. Có nghĩa NAT chỉ hỗ trợ dạng kết nối có nguồn gốc cụ thể trong Stub Domain. Như vậy, thiết bị ngoài mạng không thể kết nối với máy tính của bạn trừ trường hợp máy tính của bạn đã kết nối với thiết bị này trước đó. Bạn có quyền duyệt internet, liên kết đến một website nào đó hoặc download file. Còn những người dùng không áp dụng địa chỉ IP của bạn sẽ không được hỗ trợ chức năng tương tự. Trong khi đó, Static NAT lại hỗ trợ thiết bị đi ngoài kết nối với hệ thống máy tính trên Stub Domain. Chẳng hạn khi cần dịch chuyển từ Inside Global Address sang Inside Local Address, Static NAT có nhiệm vụ hỗ trợ kết nối. [caption id="attachment_23890" align="aligncenter" width="771"] NAT - hỗ trợ quản trị mạng theo hướng hiệu quả hơn[/caption] Nhiều NAT Router sẽ bổ sung bộ lọc và traffic logging. Trong đó, bộ lọc cho phép tổ chức của bạn kiểm soát hoạt động truy cập website doanh nghiệp hiệu quả hơn. Trường hợp muốn tạo tệp tin, bạn nên dùng đến traffic logging. Trong một vài trường hợp, NAT có thể nhầm lẫn giữa các server proxy với nhau. Thế nhưng, giữa NAT và server proxy vẫn có sự khác biệt dễ nhận thấy. Vì vậy, NAT không thể nhầm lẫn giữa thiết bị nguồn và thiết bị đích. Mọi người gần như không thể nhận ra NAT hoạt động như một thiết bị trung gian. Thông thường, máy chủ proxy hoạt động tại tầng thứ tư của mô hình OSI Reference Model. Còn NAT lại hoạt động ở tầng thứ ba trong mô hình mạng Network protocol. Khi hoạt động tại vị trí cao dễ khiến server proxy vận hành chậm hơn so với thiết bị NAT. Lợi ích to lớn mà NAT đem đến cho người dùng là hỗ trợ quản trị mạng theo hướng hiệu quả hơn. Chẳng hạn, bạn có quyền di chuyển máy chủ web tới một máy chủ khác. >>> Xem thêm: SDK là gì? Tiêu chí đánh giá SDK tốt? Phân biệt giữa SDK & API 7. Đánh giá ưu nhược điểm hạn chế của NAT  Để hiểu tường tận hơn về bản chất NAT là gì, bạn cần tìm hiểu ưu điểm và hạn chế của kỹ thuật này. 7.1 Ưu điểm  NAT sở hữu ưu điểm lớn về mặt tiết kiệm địa chỉ IPv4. Khi lượng người truy cập internet tăng lên dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt IPv4. Lúc này, kỹ thuật NAT có khả năng tăng giảm số lượng IP cần dùng. Hỗ trợ ẩn địa chỉ IP trong mạng lưới LAN. NAT giúp chia sẻ tài nguyên kết nối internet cho nhiều thiết bị trong cùng mạng LAN thông qua một IP Public. Hỗ trợ nhà quản lý mạng trong quá trình lọc gói tin, xét duyệt quyền truy cập tới bất cứ một port nào. [caption id="attachment_23894" align="aligncenter" width="771"] NAT giúp chia sẻ tài nguyên kết nối internet cho nhiều thiết bị trong cùng mạng LAN[/caption] 7.2 Hạn chế  Áp dụng kỹ thuật NAT khiến công việc CPU thực hiện tăng lên (hoạt động liên tục để thay đổi IP). Như vậy, độ trễ trong switching cũng đông người tăng cao, tác động tiêu cực đến tốc độ đường truyền mạng. Kỹ thuật NAT chưa thể che giấu hoàn toàn địa chỉ IP trong mạng LAN, nguồn gốc IP cũng chưa thể truy vấn tận gốc IP. Trong quá trình ẩn IP, NAT cũng đồng thời làm một vài ứng dụng sử dụng IP bị gián đoạn. Những bài viết liên quan: Protocol là gì? Tìm hiểu về giao thức Protocol từ A – Z Topology là gì? Tổng hợp 6 cấu trúc Topology thường gặp nhất Metadata là gì? Toàn tập kiến thức về siêu dữ liệu Meta Data PING là gì? Đánh giá chỉ số Ping khi kiểm tra tốc độ mạng Từ phần tổng hợp định nghĩa trên đây của FPT Cloud, bạn chắc hẳn cũng tự trả lời được thắc mắc NAT là gì. NAT đơn giản là kỹ thuật hỗ trợ chuyển đổi IP nội miền sang IP ngoại miền, tạo điều kiện để người dùng truy cập thuận lợi.

Dropbox Là Gì? Hướng dẫn sử dụng Dropbox lưu trữ, sao lưu

16:03 11/10/2024
Dropbox là công cụ lưu trữ đám mây hữu ích được sử dụng phổ biến hiện nay. Bạn có thể sao lưu, truy cập và chia sẻ nội dung quan trọng của mình từ mọi nơi, mọi lúc, trên mọi thiết bị. Thao tác sử dụng Dropbox cũng hết sức đơn giản sẽ được trình bày chi tiết trong phần tiếp theo của bài viết. Đón xem ngay nhé! >>> Xem thêm: Bảng giá thuê VPS – Máy chủ ảo tốc độ cao, giá rẻ 1. Dropbox là gì? Dropbox được ra đời vào năm 2008 bởi công ty cùng tên – Dropbox. Với Dropbox tất cả các tệp hình ảnh, tệp tin, văn bản,... của bạn được sao lưu vào đám mây và có sẵn trực tuyến. Công cụ Dropbox tương thích sử dụng trên nhiều hệ điều hành hay trình duyệt web phổ biến như: Android, iOS, Windows, Linux, macOS,... [caption id="attachment_38646" align="aligncenter" width="800"] Dropbox là gì?[/caption] Hiện nay, Dropbox đã trở thành công cụ hữu ích trong công việc và đặc biệt cần thiết đối với những người thường xuyên làm việc online. >>> Xem thêm: Public Cloud là gì? Phân biệt Public Cloud & Private Cloud từ A - Z 2. Tính năng chính của Dropbox Để có được chỗ đứng như hiện tại, nhà phát triển Dropbox đã rất nỗ lực và không ngừng cải tiến mang tới những tính năng đa dạng đáp ứng nhu cầu làm việc. Dropbox có thể lưu trữ nhiều loại dữ liệu khác nhau để bạn có thể sắp xếp và giải quyết công việc của mình một cách hiệu quả. Lưu trữ và truy cập tệp từ mọi lúc, mọi nơi: Dropbox lưu trữ các tệp của bạn ở một nơi an toàn và có thể truy cập được ở mọi nơi mà không cần lo lắng về kích thước tệp, bất kể bạn đang sử dụng thiết bị nào (từ máy tính, điện thoại hoặc máy tính bảng). Với Dropbox, bạn không cần phải kết nối với ổ cứng để truy cập các tệp quan trọng của mình. Tập hợp tất cả nội dung của bạn lại với nhau: Tại Dropbox bạn có thể tạo tạo và chỉnh sửa file dữ liệu của mình bao gồm nội dung trên đám mây và các tệp Microsoft Office. Bởi vậy, bạn tốn ít thời gian hơn để chuyển đổi giữa các ứng dụng hoặc tìm kiếm tệp. [caption id="attachment_38647" align="aligncenter" width="800"] Tính năng chính của Dropbox[/caption] Lưu trữ an toàn và bảo mật tất cả các tệp và thư mục của bạn: Tất cả dữ liệu tại Dropbox được sao lưu và bảo vệ với nhiều cấp độ bảo mật khác nhau. Nếu chẳng may máy tính của bạn bị hỏng hoặc bạn bị mất điện thoại thì bạn không cần lo lắng, dữ liệu đã được lưu và có thể phục hồi. Dễ dàng công tác với những người dùng khác: Dropbox là công cụ mang đến không gian làm việc nhóm. Theo đó bạn có thể cộng tác cùng những người khác trong các dự án, lập kế hoạch làm việc,…Tất cả những nhận xét của bạn được lưu trữ cùng với tệp. Bởi vậy thay vì tìm kiếm trong hàng trăm email để xem ai đã nói gì, phản hồi gì về bất kỳ phần nào trong dự án bạn có thể xem trực tiếp trên tệp một cách dễ dàng. Tuy nhiên, Dropbox cũng có các tính năng bảo vệ bằng mật khẩu, liên kết hết hạn và quyền tải xuống. Điều này nhằm đảm bảo các tệp được chia sẻ đúng người và bảo vệ an toàn dữ liệu khi có nhiều người dùng. Đồng bộ dữ liệu: Khi sử dụng Dropbox bạn có thể hoàn toàn yên tâm rằng mình đang làm việc với phiên bản mới nhất. Song bạn vẫn có thể truy cập vào các bản nháp cũ của tài liệu, lịch sử phiên bản đã được lưu lại giúp bạn có thể quay lại tìm kiếm và truy cập vào bất kỳ phiên bản nào trước đây. Liên kết với các công cụ làm việc khác: Dropbox không ngừng mở rộng kết nối với các công cụ phổ biến. Hiện tại người dùng Dropbox có thể kết nối và chuyển đổi nội dung cần thiết với Slack, Zoom, HelloSign,… 3. Hướng dẫn sử dụng Dropbox 3.1 Sử dụng Dropbox trên trình duyệt Cách sử dụng Dropbox trên trình duyệt phổ biến hơn cả với đa dạng tùy chọn và tốc độ nhanh chóng. Đặc biệt người dùng không cần thực hiện các bước cài đặt rườm rà. Chi tiết cách dùng như sau: Bước 1: Truy cập trang web dropbox.com và thực hiện đăng nhập vào tài khoản Đầu tiên bạn cần truy cập vào website Dropbox tại địa chỉ dropbox.com. Trên giao diện chính bạn nhấn chọn nút “Sign in” (Đăng nhập). Sau đó điền chính xác thông tin bao gồm địa chỉ email và mật khẩu của bạn. [caption id="attachment_38648" align="aligncenter" width="800"] Truy cập trang web dropbox.com[/caption] Hoặc bạn có thể nhấn chọn vào nút “Sign in with Google” để sử dụng tài khoản Google hoặc Sign in with Apple để sử dụng tài khoản Apple ID đăng nhập. Bước 2: Sử dụng Dropbox Sau khi đã thành công đăng nhập vào tài khoản hãy tải lên một file hoặc thư mục bất kỳ để bắt đầu sử dụng. Một số phím chức năng mà bạn cần biết trên Dropbox bao gồm: Upload files: Tải lên và lưu trữ tệp tin. Upload folder: Tải lên và lưu trữ thư mục. New folder: Tạo thư mục mới. New shared folder: Tạo thư mục mới để chia sẻ với người khác. Ngoài ra còn khi bạn nhấn chọn “Create new file” sẽ có một số tùy chọn khác như: Dropbox Paper, công cụ Microsoft Office (Word, Excel và PowerPoint), công cụ của Google gồm Docs, Sheets và Slides. [caption id="attachment_38649" align="aligncenter" width="800"] Nhấn chọn “Create new file”[/caption] 3.2 Tải và cài đặt Dropbox trên máy tính Hướng dẫn cài đặt Dropbox cho máy tính PC Bước 1: Tải và cài đặt Dropbox về máy tính Ngoài sử dụng Dropbox bạn có thể tải Dropbox về máy tính để trải nghiệm trọn vẹn những tính năng đa dạng tại đây. Trước hết bạn cần nhấn chọn đường dẫn sau để tải Dropbox. [caption id="attachment_38651" align="aligncenter" width="800"] Tải về Dropbox cho máy tính[/caption] Bạn mở file vừa tải về và tiến hành cài đặt. Quá trình cài đặt sẽ diễn ra trong vài giây. Sau khi hoàn thành, hệ thống sẽ điều hướng đến một hộp thoại yêu cầu người dùng đăng nhập vào tài khoản đã đăng ký. [caption id="attachment_38652" align="aligncenter" width="800"] Yêu cầu người dùng đăng nhập[/caption] Bạn nhập Email và mật khẩu và sau đó nhấn “Sign in” Tiếp tục, bạn nhấn “Next”. [caption id="attachment_38653" align="aligncenter" width="800"] Tiếp tục, bạn nhấn “Next”.[/caption] Khi này, bạn sẽ lựa chọn cách đồng bộ dữ liệu với Dropbox như sau: Make files local: Sử dụng tập tin cục bộ - Tải xuống dữ liệu từ Dropbox và truy cập nó trên bộ nhớ máy tính của bạn. Make files online-only: Sử dụng tập tin online - Sử dụng Dropbox Plus để truy cập file trực tuyến. Việc này giúp tiết kiệm bộ nhớ trên máy tính của bạn. Tại đây, chúng tôi lựa chọn cách đồng bộ “Make files local” để hướng dẫn cho phần tiếp theo. Sau đó bạn tiếp tục nhấn “Continue with Basic”. [caption id="attachment_38655" align="aligncenter" width="800"] Nhấn “Continue with Basic”[/caption] Bạn lựa chọn các thư mục cần đồng bộ với Dropbox và nhấn chọn nút “Set up”. [caption id="attachment_38656" align="aligncenter" width="800"] Nhấn chọn nút “Set up”[/caption] Tại đây, bạn chọn “Continue With Basic”. Khi bạn muốn sử dụng phiên bản Dropbox Plus thì nhấn “Try Plus for free”. [caption id="attachment_38657" align="aligncenter" width="800"] Bạn chọn “Continue With Basic”[/caption] Giờ thì bạn chờ đợi trong giây lát để Dropbox tiến hành đồng bộ các thư mục. [caption id="attachment_38658" align="aligncenter" width="800"] Dropbox-tien-hanh-dong-bo-cac-thu-muc[/caption] Để quay trở lại giao diện chính của Dropbox bạn nhấn chọn “Go to Dropbox”. [caption id="attachment_38659" align="aligncenter" width="800"] Nhấn chọn “Go to Dropbox”[/caption] Bước 2: Hướng dẫn sử dụng Dropbox Trên giao diện chính Dropbox bạn có thể sử dụng một số tùy chọn phổ biến như: [caption id="attachment_38660" align="aligncenter" width="800"] Hướng dẫn sử dụng Dropbox[/caption] Thực hiện tải một tệp tin, hình ảnh, thư mục,... lên Dropbox, bạn chỉ cần sao chép chúng và dán vào Dropbox. Thực hiện chia sẻ một tệp tin có trong Dropbox, bạn nhấn chuột phải vào tệp tin và chọn “Share”. [caption id="attachment_38661" align="aligncenter" width="800"] Nhấn chuột phải vào tệp tin và chọn “Share”[/caption] Thực hiện sao chép link của thư mục và gửi cho người khác, bạn nhấn chuột phải tệp tin và chọn “Copy Dropbox Link”. Hướng dẫn cài đặt Dropbox for Mac Trình tự cài đặt Dropbox for Mac tương tự như trên, khi Dropbox được cài đặt trên máy tính của bạn, bạn sẽ thấy biểu tượng Dropbox trên thanh menu của Mac và thư mục Dropbox trên ổ cứng của bạn. >>> Xem thêm: Kafka là gì? Giới thiệu tổng quan về Kafka chi tiết từ A - Z 4. Một số mẹo cần biết khi sử dụng Dropbox Để khai thác tối đa công năng giúp nâng cao hiệu quả sử dụng bạn có thể tham khảo một số mẹo dùng Dropbox dưới đây! 4.1 Khôi phục file đã xóa Nếu chẳng may lỡ tay xóa một tập tin quan trọng trong Dropbox bạn đừng lo lắng. Tập tin này có thể khôi phục, tùy vào gói dịch vụ bạn đang sử dụng mà hệ thống sẽ lưu trữ các tệp đã xóa từ 30 ngày – 120 ngày. Thao tác thực hiện đơn giản như sau: Bạn truy cập trang web Dropbox và chuyển đến phần “Tệp” và nhấn vào mục “Đã xóa gần đây”. Về cơ bản đây mục này tương tự như Recycle Bin trên máy tính. Bạn chọn các tệp bạn muốn khôi phục và nhấp vào “Khôi phục”. 4.2 Đánh dấu thư mục quan trọng Thao tác nhỏ này giúp bạn sẽ dành tìm được thư mục nhanh chóng. Theo đó, thư mục được đánh dấu sẽ xuất hiện ở trên cùng khi bạn mở trang web hoặc ứng dụng Dropbox. 4.3 Xác thực bảo mật 2 yếu tố Để tăng cường bảo mật bạn có thể bật xác thực 2 yếu tố (sử dụng SMS OTP hoặc Google Authenticator). Thao tác thực hiện như sau: Bạn truy cập mục “Cài đặt cá nhân” tiếp tục chọn “Bảo mật và bật Xác minh hai bước”. 4.4 Request files [caption id="attachment_38663" align="aligncenter" width="800"] Request files[/caption] Tính năng này tại Dropbox cho phép bạn tạo các liên kết. Bạn cũng có thể gửi liên kết đến ai đó (kể cả khi người đó không sử dụng Dropbox) hoặc thêm các tệp khác vào thư mục. Để bật tính năng này, hãy nhấp vào “File Request” và sử dụng nút “File Request” sau đó nhập tên cho thư mục bạn muốn lưu, đặt thời hạn, tạo liên kết và gửi. 4.5 Lưu file sử dụng ngoại tuyến Nếu bạn có tài khoản Dropbox Basic, bạn chỉ có thể lưu các tệp riêng lẻ để sử dụng ngoại tuyến (sử dụng ứng dụng iOS và Android). Tuy nhiên bạn sẽ cần nâng cấp lên tài khoản Dropbox Professional để lưu thư mục. Để có thể sử dụng ngoại tuyến, hãy nhấn vào nút menu trong khi xem tệp và nhấn vào nút “Make Available Offline” để lưu tệp vào thiết bị của bạn. 4.6 Scan tài liệu trực tiếp vào Dropbox Đây cũng là một tính năng hữu ích mà bạn có thể sử dụng. Bắt đầu bạn nhấn vào biểu tượng dấu + và chọn “Quét tài liệu”. Sau đó làm theo hướng dẫn trên màn hình để chụp ảnh và chuyển đổi sang định dạng tài liệu đã quét. Cuối cùng chọn một vị trí để lưu tài liệu. 4.7 Trở về phiên bản cũ của file Để xem lại phiên bản cũ của file bạn chọn “Menu” và chọn “Version History”. Tại đây hiển thị đầy đủ các tệp đã được lưu và thông tin thời gian, tác giả. Nhấn chọn phiên bản để xem trước và sử dụng nút “Restore” trở về phiên bản đó. [caption id="attachment_38664" align="aligncenter" width="800"] Trở về phiên bản cũ của file[/caption] 4.8 Thay đổi URL Đây là mẹo thay thế dl=0 bằng dl=1 ở cuối URL chia sẻ Dropbox để lấy link tải trực tiếp để khi tải lại file sẽ được tải ngay. 4.9 Sử dụng tính năng đồng bộ Để thực hiện bạn truy cập mục “Cài đặt” và chọn “Selective Sync” tức Đồng bộ hóa có chọn lọc. Tính năng này cho phép bạn chọn các thư mục cụ thể để sao lưu trên máy tính thay vì toàn bộ thư mục Dropbox. Đồng thời, sẽ ngăn bạn sao lưu ảnh hoặc các tệp lớn chiếm dung lượng trên máy tính của bạn. 5. Dịch vụ lưu trữ dữ liệu của FPT Cloud Bên cạnh Dropbox, người dùng Việt còn có một sự lựa chọn lý tưởng khác đó là dịch vụ lưu trữ dữ liệu Object Storage của FPT Cloud.  Đây là nền tảng Điện toán Đám mây thế hệ mới, được xây dựng theo quy chuẩn Cloud Quốc tế. FPT Cloud sở hữu hệ sinh thái +50 giải pháp đáp ứng nhu cầu của Doanh nghiệp Việt từ cơ bản đến đặc thù. Với rất nhiều ưu điểm nổi bật như: Sử dụng không giới hạn: Khả năng mở rộng không giới hạn, tính sẵn sàng, độ bền dữ liệu cao. Quản lý, truy cập dễ dàng: Khi sử dụng dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây FPT Cloud bạn có thể truy cập từ bất kỳ nơi nào khi có kết nối internet. Việc quản lý dễ dàng trên giao diện portal. Tiết kiệm chi phí: Đặc biệt, Object Storage giúp bạn tiết kiệm chi phí với tùy chọn chỉ trả phí cho phần dung lượng, tài nguyên thực tế sử dụng. Đảm bảo an toàn dữ liệu: Các tính năng mã hóa đường truyền, phân quyền truy cập giúp người dùng dễ dàng quản lý và đảm bảo an toàn dữ liệu. Những bài viết liên quan: Google Web Store là gì? Cách cài đặt & quản lý tiện ích trên Web Store Accesstrade là gì? Cách đăng ký, kiếm tiền với Accesstrade 2023 Mailchimp là gì? Hướng dẫn sử dụng phần mềm Mailchimp từ A – Z Magento là gì? Tính năng và lợi ích sử dụng nền tảng Magento Như vậy, chúng tôi đã giải đáp thắc mắc Dropbox là gì của bạn và chia sẻ tất tần tật cách sử dụng Dropbox hiệu quả. Hy vọng qua bài biết của FPT Cloud bạn có thêm thông tin hữu ích về giải pháp lưu trữ dữ liệu an toàn và dễ dàng sử dụng.

FPT Cloud WAPPLES – Giải pháp bảo mật ứng dụng web thông minh đột phá

16:38 03/10/2024
Tấn công ứng dụng web đang là mối đe doạ phổ biến, chiếm tới 26% tổng số vụ vi phạm dữ liệu. Nhằm trao quyền cho doanh nghiệp chủ động bảo mật và đối phó với các cuộc tấn công mạng, FPT Smart Cloud hợp tác cùng Penta Security ra mắt sản phẩm FPT Cloud WAPPLES - Nền tảng bảo vệ ứng dụng web thông minh, hứa hẹn bảo mật toàn diện và tối ưu cho mọi doanh nghiệp trên mọi môi trường đám mây. 1. Tường lửa ứng dụng web (WAF) qua các thế hệ Tường lửa ứng dụng web sở hữu các chức năng cơ bản như phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công web như SQL Injection và Cross-Site Scripting, tránh các vụ rò rỉ dữ liệu nhạy cảm, truy cập trái phép và phá hoại trang web hoặc giả mạo yêu cầu chéo trang. Trải qua quá trình phát triển không ngừng, tường lửa ứng dụng web ngày càng được nâng cấp và cải thiện để đáp ứng nhu cầu bảo mật của doanh nghiệp. WAF thế hệ thứ nhất: Cơ chế hoạt động của WAF thế hệ 1 dựa trên phương pháp khớp mẫu được sử dụng trong các hệ thống ngăn chặn xâm nhập (IPS) để lập danh sách từ chối các cuộc tấn công đã biết. Tường lửa ứng dụng web thế hệ 1 thường xuyên nhầm lẫn các truy cập hợp pháp thành tấn công, dẫn đến tình trạng dương tính giả (false positive). Điều này không chỉ gây phiền hà cho người dùng mà còn khiến quản trị viên phải mất nhiều thời gian để giải quyết các báo động giả. WAF thế hệ thứ hai: Tường lửa thế hệ 2 đã có những cải tiến đáng kể so với thế hệ trước, đặc biệt là khả năng tự động xây dựng danh sách cho phép bằng cách phân tích ứng dụng web. Tuy nhiên, trước sự đa dạng và biến đổi không ngừng của các cuộc tấn công, tường lửa này vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu bảo mật của các ứng dụng web hiện đại. WAF thế hệ thứ ba: Tường lửa ứng dụng web thế hệ mới nhất giảm đáng kể kết quả dương tính giả so với hai thế hệ trước nhờ được trang bị các kỹ thuật như phát hiện danh sách từ chối, cho phép phát hiện danh sách và phân tích nội dung lưu lượng truy cập web để bảo vệ chống lại từng loại tấn công web. Hơn nữa, WAF thế hệ thứ 3 có khả năng phát hiện các biến thể tấn công mới bằng cách sử dụng logic, giảm tổng số chữ ký cần thiết trong danh sách. Điều này giúp giải quyết vấn đề phải liên tục cập nhật danh sách chữ ký, vốn là yêu cầu của hai thế hệ WAF trước đó. 2. FPT Cloud WAPPLES - Tường lửa ứng dụng web thế hệ mới nhất FPT Cloud WAPPLES là tường lửa ứng dụng web tiên tiến, tích hợp công cụ phát hiện mối đe dọa sử dụng logic thông minh dựa trên công nghệ học máy. Được thiết kế với các nguyên tắc bảo mật ứng dụng web, WAPPLES không chỉ hiệu quả trong việc chống lại các cuộc tấn công web phổ biến mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn rò rỉ dữ liệu, truy cập trái phép và giả mạo trang web - những mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với các tổ chức hiện nay. Với công cụ phát hiện thông minh, nó cũng có khả năng phản ứng với các cuộc tấn công mới được đưa ra bởi các mối đe dọa dai dẳng nâng cao (APT). Bên cạnh đó, WAPPLES cung cấp bảo mật mạnh mẽ với khả năng phát hiện mối đe doạ chính xác vượt trội. Nó giúp duy trì trạng thái hoàn hảo của ứng dụng web liên tục thông qua tính năng tự chẩn đoán thời gian thực và kiểm tra định kỳ tự động, tất cả đều được kích hoạt bởi công nghệ học máy. Một số đặc điểm nổi bật của tường lửa thế hệ mới bao gồm: Dịch vụ bảo mật độc lập: FPT Cloud WAPPLES cung cấp khả năng áp dụng nâng cao và tăng khả năng xử lý tải nặng. Tường lửa thế hệ mới nhất này có thể được tích hợp vào môi trường đám mây của doanh nghiệp, đảm bảo tính khả dụng cao, khả năng kiểm soát được cải thiện và quản lý tích hợp. Bên cạnh đó, FPT Cloud WAPPLES còn cung cấp phiên bản chuyên dụng về mặt vật lý, cho phép lưu lượng truy cập web cao hơn. Thiết lập chuyên nghiệp: Khác với các sản phẩm tường lửa thế hệ trước, FPT Cloud WAPPLES không áp dụng các quy tắc chung cứng nhắc. Ngược lại, tường lửa thế hệ mới cho phép điều chỉnh các chính sách bảo mật phù hợp với hành vi của khách hàng và đặc điểm của ứng dụng web. Được công nhận trên toàn cầu: Không chỉ có mặt trên 148 quốc gia trên toàn thế giới, gần đây nhất, FPT Cloud WAPPLES đã nhận được giải thưởng “Công ty tường lửa ứng dụng web của năm” từ Frost & Sullivan (2023), đồng thời được Gartner công nhận là một trong những giải pháp WAAP hàng đầu. 3. Các tính năng nổi bật của FPT Cloud WAPPLES Tích hợp công cụ phát hiện thông minh COCEPTM Công cụ phát hiện COCEPTM của FPT Cloud WAPPLES được tích hợp công nghệ của Penta Security, không chỉ giúp tăng cường khả năng phát hiện các hiểm hoạ mà còn cung cấp các lợi ích bổ sung như tự chẩn đoán và báo cáo mối đe dọa. FPT Cloud WAPPLES chặn các cuộc tấn công không xác định và zero-day. Với các quy tắc được xác định và quy tắc tùy chỉnh, FPT Cloud WAPPLES bảo vệ máy chủ khỏi các cuộc tấn công web bằng cách phân tích và phát hiện theo loại tấn công. Nâng cao độ chính xác trong phát hiện mối đe doạ Các tường lửa ứng dụng web truyền thống thường gặp phải tình trạng dương tính giả (false positive). Quản trị viên bảo mật phụ trách sẽ phải tự rà soát, kiểm tra các kết quả dương tính giả và thêm chúng làm ngoại lệ cho các chính sách bảo mật. FPT Cloud WAPPLES, với khả năng phát hiện mối đe doạ chính xác, có tỷ lệ dương tính giả rất thấp, giúp giảm thiểu đáng kể thời gian và nguồn lực trong quản lý. Khả năng chẩn đoán tức thời FPT Cloud WAPPLES có khả năng tự chẩn đoán theo thời gian thực dựa trên học máy. Bằng cách đó, nó kiểm tra các vấn đề như quá tải lưu lượng, quá tải CPU/ bộ nhớ và không đủ dung lượng CSDL. Quản trị viên có thể đặt ngưỡng mong muốn và nhận cảnh báo khi vượt quá ngưỡng. Ngoài ra, FPT Cloud WAPPLES tiến hành phân tích học máy trên dữ liệu nhật ký hoạt động của nó để xác định sự hiện diện của các bất thường và ngăn ngừa các vấn đề trước. Khả năng bảo trì tự động FPT Cloud WAPPLES có khả năng tự động bảo trì thông qua các công cụ kiểm tra định kỳ. Khi một kỹ sư thực hiện kiểm tra, hệ thống sẽ tạo ra báo cáo bằng cách phân tích nhật ký phát hiện và kiểm toán cũng như dữ liệu từ tự chẩn đoán thời gian thực. Trước đây, các kỹ sư phải giải thích kết quả kiểm tra bằng lời nói, nhưng với FPT Cloud WAPPLES, các báo cáo tự động đã tóm tắt những kết quả này, giúp quản trị viên có cái nhìn tổng quan khách quan về tình trạng của WAF. Ngoài ra, FPT Cloud WAPPLES còn tự động quản lý bảo trì bằng cách cung cấp chức năng báo động dịch vụ bảo trì, giảm bớt gánh nặng cho quản trị viên. Việc bảo trì tường lửa web là vô cùng quan trọng, bởi một lỗi nhỏ trong quá trình kiểm tra cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về bảo mật. Đối với tường lửa bảo mật thế hệ trước, các kỹ sư thường phải thực hiện kiểm tra thủ công bằng cách truy cập trang web hàng tháng, hàng quý hoặc nửa năm một lần, tìm kiếm các bất thường của hệ thống như quá tải CPU. Điều này có thể dẫn đến sai sót bởi kết quả kiểm tra sẽ bị ảnh hưởng bởi phán đoán chủ quan của kỹ sư. Tuy nhiên, với tính năng bảo trì tự động, quá trình này trở nên chính xác và khách quan hơn, giảm thiểu đáng kể rủi ro bảo mật. Trong bối cảnh các cuộc tấn công vào ứng dụng web ngày càng tinh vi và phức tạp, việc trang bị một giải pháp bảo mật hiệu quả là điều cấp thiết. Với các chứng nhận uy tín như CC và GS, FPT Cloud WAPPLES hứa hẹn cung cấp bảo mật mạnh mẽ và toàn diện, khẳng định vị thế là giải pháp bảo mật đáng tin cậy cho các doanh nghiệp. Cơ hội trải nghiệm FPT Cloud WAPPLES 30 ngày hoàn toàn miễn phí. Số lượng có hạn, chương trình kéo dài đến hết ngày 13/11/2024. Đăng ký ngay tại ĐÂY

TCP/IP là gì? Toàn tập kiến thức về giao thức tcp/ip từ A-Z

11:28 18/09/2024
TCP/IP là gì? Đây là câu hỏi được quan tâm khi Internet đang xuất hiện và được sử dụng ở mọi nơi. Dù rất nhiều người đang sử dụng internet hàng ngày nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về cách thức hoạt động của internet. Hiện nay, Internet đang sử dụng phương thức TCP/IP. Đây là phương thức truyền dẫn phổ biến nhất hiện nay. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về giao thức TCP/IP.  >>> Xem thêm: Cloud Server là gì? Hoạt động của hệ thống máy chủ đám mây 1. TCP/IP là gì? TCP/IP là viết tắt của Transmission Control Protocol/ Internet Protocol, tức là giao thức điều khiển để truyền nhận liên mạng. Đây là một bộ giao thức có chức năng truyền và kết nối các thông tin giữa các thiết bị trong một mạng lưới internet.  2. Lịch sử hình thành và phát triển của mô hình TCP/IP Sau khi tìm hiểu TCP/IP là gì, có thể thấy, TCP/IP có vai trò quan trọng trong việc sử dụng internet. Vì thế, rất nhiều người thường thắc mắc về lịch sử hình thành và phát triển của giao thức này. Ban đầu, TCP/IP được bắt nguồn từ bộ giao thức liên mạng vào năm 1970, trong dự án DARPA. Sau đó, các kỹ sư, nổi bật là Robert E.Kahn và Vinton Cerf đã nghiên cứu và phát triển giao thức này, giúp việc truyền nhận ổn định hơn. Đến năm 1978, giao thức tiêu chuẩn TCP/IP Ver.4 đã được ổn định và sử dụng trong internet cho đến tận ngày nay.  [caption id="attachment_15158" align="aligncenter" width="771"] TCP/IP gồm có 2 giao thức chính là TCP và IP[/caption] 3. TCP/IP hoạt động như thế nào? Đúng như tên gọi, sau khi tìm hiểu TCP/IP là gì, chúng ta phần nào đã có thể xác định được, TCP/IP gồm có 2 giao thức chính, đó là: TCP: Có chức năng xác định các ứng dụng và tạo ra các kênh giao tiếp. TCP cũng có chức năng quản lý các thông tin khi được chia nhỏ để truyền tải qua internet. Giao thức này sẽ tập hợp các thông tin này theo đúng thứ tự, đảm bảo truyền tải thông tin chính xác tới địa chỉ đến.  IP: Đảm bảo thông tin được truyền đến đúng địa chỉ. IP sẽ gán các địa chỉ và định tuyến từng gọi thông tin. Mỗi mạng sẽ có 1 địa chỉ IP để xác định được chính xác nơi chuyển/nhận thông tin, dữ liệu.  Trong quá trình truyền nhận thông tin, nếu giao thức TCP phát hiện ra thông tin bị lỗi, giao thức này sẽ yêu cầu hệ thống gửi thêm các gói tin khác. Để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động và chức năng của TCP/IP, hãy cùng tìm hiểu chức năng của từng tầng trong mô hình này.  [caption id="attachment_15162" align="aligncenter" width="771"] TCP có chức năng xác định các ứng dụng và tạo ra các kênh giao tiếp[/caption] >>> Xem thêm: NAT là gì? Toàn tập kiến thức về NAT từ A đến Z 4. Chức năng của từng tầng trong mô hình TCP/IP Mô hình TCP/IP hiện nay gồm có 4 lớp. Đây là mô hình tiêu chuẩn. 4 lớp này sẽ được trồng lên nhau theo thứ tự lần lượt là: Tầng vật lý Tầng mạng Tầng giao vận Tầng ứng dụng.  Cụ thể, chức năng của từng tầng như sau:  4.1 Tầng 4: Tầng ứng dụng - Application Tầng ứng dụng hay còn được gọi là Application. Đây là tầng trên cùng, có chức năng giao tiếp của mô hình. Cụ thể, tầng ứng dụng sẽ giao tiếp dữ liệu giữa 2 máy khác nhau. Việc giao tiếp có thể thông qua trình duyệt web, email hay một số giao thức khác như SMTP, SSH, FTP…  Tầng ứng dụng giao thức dữ liệu bằng hình thức Byte by Byte. Các thông tin sẽ được định tuyến với nhau, giúp gói tin đi theo một hướng đi đúng và thông tin được truyền tải thành công.  4.2 Tầng 3: Tầng giao vận - Transport Tầng giao vận là tầng thứ 3, có chức năng xử lý các vấn đề trong quá trình giao tiếp của các máy chủ. Các máy chủ này có thể trong cùng một mạng hoặc khác mạng. Trong trường hợp khác mạng, các máy chủ sẽ được kết nối thông qua một bộ định tuyến.  [caption id="attachment_15166" align="aligncenter" width="771"] Tầng giao vận là tầng thứ 3, có chức năng xử lý các vấn đề trong quá trình giao tiếp của các máy chủ[/caption] Dữ liệu ở tầng giao vận sẽ được phân thành các đoạn có kích thước không bằng nhau. Tuy nhiên, kích thước của các đoạn cần nhỏ hơn 64KB. Một đoạn sẽ gồm Header chứa thông tin, sau header là các đoạn dữ liệu. Tầng Transport gồm 2 giao thức: Giao thức TCP: giúp đảm bảo chất lượng thông tin trong quá trình truyền nhận. Tuy nhiên, việc truyền nhận thông tin thường mất nhiều thời gian do việc kiểm tra thứ tự thông tin khá lâu. Đồng thời, giao thức TCP cũng giúp hạn chế tình trạng tắc nghẽn đối với lưu lượng dữ liệu.  Giao thức UDP: Có thời gian truyền tải dữ liệu nhanh hơn. Tuy nhiên, giao thức UDP sẽ không thể đảm bảo chất lượng dữ liệu như đối với giao thức TCP.  4.3 Tầng mạng - Internet Khi tìm hiểu TCP/IP là gì, chắc chắc không thể bỏ qua việc tìm hiểu tầng 2 - tầng mạng internet của giao thức này. Tầng internet của TCP/IP có giao thức gần giống như mô hình OSI. Tầng 2 có chức năng chính trong việc truyền tải dữ liệu, đảm bảo các dữ liệu được truyền tải một cách logic.  Các dữ liệu sẽ được chia thành các phân đoạn sau đó được đóng gói. Mỗi gói sẽ có các kích thước phù hợp để việc vận chuyển dễ dàng hơn. Đồng thời, các gói thông tin khi truyền tải sẽ được thêm phần Header. Header này sẽ chứa các thông tin của tầng mạng để có thể xác định và chuyển tới tầng tiếp theo. Tầng internet thường sử dụng 3 giao thức chính, đó là: IP, ICMP và tầng ARP.  [caption id="attachment_15174" align="aligncenter" width="771"] Tầng internet của TCP/IP có giao thức gần giống như mô hình OSI[/caption] 4.4 Tầng 1: Tầng vật lý - Physical Đúng như tên gọi, tầng vật lý của giao thức TCP/IP có sự kết hợp giữa vật lý và dữ liệu mô hình OSI. Đây là tầng có trách nhiệm truyền tải các dữ liệu giữa các thiết bị khác nhau trong cùng 1 mạng internet. Khác với các tầng trên, tại tầng vật lý, các dữ liệu sẽ được đóng gói vào khung (Frame) trước khi được định tuyến và gửi tới địa chỉ đích đã được chỉ định.  >>> Xem thêm: Protocol là gì? Tìm hiểu về giao thức Protocol từ A – Z 5. Các giao thức TCP/IP phổ biến hiện nay TCP/IP là gì, như chúng ta đã biết, TCP/IP là một giao thức truyền/ nhận dữ liệu trên môi trường internet. Vậy hiện nay, TCP/IP đang sử dụng các giao thức nào?  5.1 HTTP - HyperText Transfer Protocol HTTP là một trong những phương thức phổ biến hiện nay. Giao thức này giúp truyền các thông tin dữ liệu giữa các website, thường là web client và web server. Việc truyền dữ liệu sẽ không được bảo mật. HTTP sẽ truyền các dữ liệu thường file ảnh hoặc tệp HTML…. 5.2 HTTPS - Hypertext Transfer Protocol Secure Đây là giao thức cực kỳ phổ biến. Giống với Http, Https cũng được sử dụng để truyền thông tin dữ liệu giữa 1 web client và 1 web server. Tuy nhiên, việc truyền thông tin dữ liệu sẽ được bảo mật. Đây là ưu điểm nổi bật của giao thức Http so với https.  [caption id="attachment_15178" align="aligncenter" width="771"] HTTP là một trong những phương thức phổ biến hiện nay[/caption] HTTPS hiện đang sử dụng mô hình TCP/IP kết hợp với giao thức SSL và TLS. Vì thế, giao thức này cũng thường được sử dụng để truyền dữ liệu giữa thẻ tín dụng với dữ liệu cá nhân. 5.3 FTP - File Transfer Protocol FTP là giao thức có phần ít phổ biến hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không thể bỏ qua khi tìm hiểu TCP/IP là gì. Đây là giao thức giúp kết nối 2 hoặc nhiều máy tính trên môi trường internet. Giao thức này hoạt động trên cổng số 20 và 21. Thông qua FTP, các máy con có thể truy cập internet để gửi dữ liệu tới máy chủ, đồng thời, lấy các dữ liệu đó. Dù ở khoảng cách xa, FTP vẫn giúp người dũng có thể dễ dàng truy cập vào máy chủ để nhận dữ liệu.  6. Ứng dụng của giao thức TCP/IP TCP/IP là gì? Ứng dụng thế nào? Đó là những câu hỏi luôn được quan tâm. Như đã giới thiệu ở trên, TCP/IP có chức năng kết nối thông tin trong internet. Bạn có thể sử dụng giao thức này để cung cấp các thông tin từ xa, ở bất cứ khoảng cách nào. TCP/IP được sử dụng để truyền file, gửi mail, ảnh hay phân phối web trên internet. Đồng thời, TCP/IP cũng được sử dụng để truy cập máy chủ từ xa. [caption id="attachment_15182" align="aligncenter" width="771"] TCP/IP có chức năng kết nối thông tin trong internet[/caption] TCP/IP sẽ giúp thay đổi trạng thái thông tin để có thể truyền trong môi trường internet. Giao thức này sẽ thay đổi cách biểu thị thông tin thông qua các giao thức cơ bản hoặc giao thức ở mỗi lớp khi thông tin đi qua. Qua đó giúp việc truyền thông tin chính xác, hiệu quả và đến đúng nơi cần đến.  7. Đánh giá ưu nhược điểm của mô hình TCP/IP TCP/IP là phương thức được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm, TCP/IP cũng có một số nhược điểm mà bạn cần lưu ý.  7.1 Ưu điểm TCP/IP là giao thức có tính thực tế và tính ứng dụng cao. Đây là giao thức có rất nhiều ưu điểm nổi bật. Chẳng hạn như:  Có khả năng tạo lập kết nối giữa các máy tính khác nhau TCP/IP hoạt động độc lập với hệ điều hành. Do đó ít bị ảnh hưởng khi lỗi win. TCP/IP hỗ trợ tương tác với nhiều giao thức trực tuyến khác nhau. Có khả năng mở rộng cao nhờ việc kết nối giữa máy client và máy cloud server.  Giao thức có thể hoạt động hoàn toàn độc lập. Hỗ trợ nhiều giao thức khác nhau Không ảnh hưởng tới internet hay gây áp lực trên máy tính nhờ có dung lượng nhẹ.   [caption id="attachment_15186" align="aligncenter" width="771"] TCP/IP là giao thức có tính thực tế và tính ứng dụng cao[/caption] 7.2 Nhược điểm Trong quá trình tìm hiểu TCP/IP là gì, chúng ta cũng không thể bỏ qua các nhược điểm của giao thức này. Tất nhiên, không có một chương trình nào là hoàn hảo 100%. TCP/IP cũng còn một số nhược điểm như:  Khó quản lý, cài đặt khá cầu kỳ, phức tạp. Tầng giao vận đôi khi không đảm bảo được việc phân phối các gói tin, dữ liệu.  TCP/IP gồm các giao thức cố định, rất khó để thay thế.  Bên cạnh đó, TCP/IP cũng không có sự tách biệt giữa khái niệm với giao diện. Với những trang web mới trong mạng mới, TCP/IP là giao thức chưa thực sự hiệu quả.  TCP/IP dễ bị tấn công và từ chối dịch vụ.  8. Những câu hỏi thường gặp về TCP/IP Sau khi đã tìm hiểu TCP/IP là gì, ứng dụng và ưu nhược điểm của giao thức này, chúng ta đã thấy, đây là giao thức rất phổ biến. Chính vì thế, đây là giao thức được nhiều người sử dụng. Chính vì thế, trong quá trình tìm hiểu, rất nhiều câu hỏi về TCP/IP đã được đưa ra.  Nên lựa chọn mô hình TCP/IP hay OSI? Nếu đang băn khoăn về việc nên lựa chọn TCP/IP hay OSI, bạn cần cân nhắc dựa trên nhu cầu sử dụng của mình.  Nếu cần mô hình để tham khảo và có tính bảo mật vừa phải, bạn nên lựa chọn TCP/IP.  Nếu cần mô hình có quy tắc, hoạt động độc lập và có tính bảo mật cao, bạn nên chọn mô hình OSI.  So sánh TCP/IP và Ethernet? TCP/IP và Ethernet giống và khác nhau thế nào? Như chúng ta đã biết khi tìm hiểu TCP/IP là gì, đây là giao thức truyền thông tin bằng cách chia thông tin thành các phần nhỏ hơn. TCP/IP cũng có thể phát hiện, kiểm tra lỗi khi truyền nhận thông tin, kiểm soát để thông tin được truyền đến đích. Khác với TCP/IP, Ethernet là một tiêu chuẩn mạng. Quy định này quy định không có máy tính/thiết bị nào kiểm soát thời điểm truyền nhận dữ liệu. Thay vào đó, thiết bị trung tâm mạng sẽ chủ động truyền dữ liệu bất cứ khi nào có thể. Đây là một mạng cục bộ, khác với giao thức TCP/IP.  Dữ liệu truyền vào các lớp của TCP/IP có giống nhau không? TCP/IP có cách thức truyền dữ liệu khác nhau ở các lớp khác nhau. Trong đó: Ở lớp kết nối, dữ liệu được truyền gọi là Frame Ở lớp internet, dữ liệu được gửi xuống tầng dưới là IP Datagram Lớp truyền tải: dữ liệu được gọi là TCP Segment.  Lớp ứng dụng: dữ liệu các luồng có tên gọi là Stream.  Giao thức nào được sử dụng ở mỗi lớp? TCP/IP chia thành các lớp. Trong đó, lớp cao hơn sẽ có giao thức ở lớp thấp hơn:  Lớp kết nối: Dùng giao thức Ethernet, Wifi, Token Ring… Lớp internet: IP gán địa chỉ cho dữ liệu trước khi truyền nhận tới các đích đến. Giao thức ICMP báo lỗi khi dữ liệu truyền nhận bị hỏng. Lớp truyền tải: TCP đảm bảo dữ liệu truyền ổn định, đảm bảo bảo mật. UDP giúp tốc độ truyền tải tăng nhanh hơn.  Lớp ứng dụng: FTP truyền file, SMTP phân phối Email, HTTP truyền nội dung giữa 2 máy…  Những bài viết liên quan: Topology là gì? Tổng hợp 6 cấu trúc Topology thường gặp nhất Metadata là gì? Toàn tập kiến thức về siêu dữ liệu Meta Data PING là gì? Đánh giá chỉ số Ping khi kiểm tra tốc độ mạng DNS 1.1.1.1 là gì? Hướng dẫn cài đặt và thay đổi DNS 1.1.1.1 Hy vọng qua bài viết trên đây của FPT Cloud, bạn đã hiểu rõ hơn và có câu trả lời cho câu hỏi giao thức tcp/ip là gì hay TCP/IP là gì. Đây là giao thức truyền dữ liệu trên internet có nhiều ưu điểm nổi bật. Việc hiểu rõ về TCP/IP sẽ giúp bạn có thêm các thông tin hữu ích về việc truyền tải thông tin trên internet.