Blogs Tech

Lỗi err_ssl_protocol_error là gì? Nguyên nhân & Cách khắc phục

11:00 10/01/2022
Lỗi err_ssl_protocol_error là một trong những lỗi người dùng thường gặp nhất khi truy cập và sử dụng internet. Điều này gây ra nhiều khó khăn, bất tiện cho người dùng khi cần sử dụng các website. Vậy lỗi err_ssl_protocol_error là gì? Cách khắc phục lỗi này thế nào?  Hãy cùng FPT Cloud tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé. [caption id="attachment_16118" align="aligncenter" width="771"] Lỗi err_ssl_protocol_error là một trong những lỗi người dùng thường gặp khi truy cập website[/caption] Lỗi err_ssl_protocol_error là gì? Để tìm hiểu cách sửa Lỗi err_ssl_protocol_error chính xác nhất, trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ, err_ssl_protocol_error là gì? Khi truy cập internet, nếu bạn gặp trường hợp kết nối vào website không thành công và Google Chrome hiện thông báo “Lỗi err_ssl_protocol_error” tức là bạn đang gặp tình trạng This site can’t provide a secure connection.  Đây là tình trạng thường gặp khi website bạn truy cập được bảo vệ bằng SSL của Google Chrome. Lúc này, Google Chrome sẽ thông báo để bạn biết rằng website đang gặp sự cố và bạn sẽ không thể truy cập ở thời điểm hiện tại. Ngoài ra, lỗi này cũng sẽ xảy ra khi website bạn truy cập thiếu xác thực hoặc do lỗi liên quan tới server web.  Nguyên nhân gây nên lỗi err_ssl_protocol_error Lỗi err_ssl_protocol_error thường do một trong số các nguyên nhân sau: Proxy bị lỗi: khi proxy server bị lỗi có thể ảnh hưởng tới hiệu quả truy cập mạng của người dùng. Lỗi Proxy có thể dẫn tới lỗi err_ssl_protocol_error. Thông thường, lỗi proxy thường gặp chủ yếu ở win 10.  Phiên bản Google Chrome sử dụng đã cũ: Google Chrome thường xuyên cập nhật các phiên bản mới với nhiều tính năng mới. Vì thế, nếu không cập nhật, nâng cấp phiên bản Chrome thường xuyên, bạn có thể gặp tình trạng lỗi err_ssl_protocol_error không thể truy cập trang web như mong muốn.  Bộ nhớ Cache trình duyệt bị lỗi: Cache có tác dụng lưu trữ dữ liệu tạm thời. Việc Cache của trình duyệt bị lỗi có thể dẫn tới tình trạng không thể ghi nhớ và truy cập website như mong muốn.  Do chương trình diệt virus, tường lửa chặn kết nối: Các chương trình diệt virus thường có tính năng quét các trang web để phát hiện virus. Vì thế, những website được đánh giá không đủ điều kiện có thể sẽ bị chặn không thể truy cập.  Ngày hoặc giờ trong hệ thống không đúng: ngày giờ trong hệ thống không khớp với ngày giờ website có thể dẫn tới lỗi err_ssl_protocol_error. [caption id="attachment_16104" align="aligncenter" width="771"] Có nhiều nguyên nhân dẫn tới lỗi err_ssl_protocol_error[/caption] SSL hoặc Browser cache chứa certificate lỗi thời: tương tự như lỗi phiên bản Chrome, khi SSL hoặc Browser lỗi thời cũng sẽ ảnh hưởng tới khả năng truy cập website. Tiện ích mở rộng trên Chrome gây nên: các tiện ích mở rộng có thể xung đột với website dẫn tới tình trạng lỗi truy cập web.  Quic protocol đang chặn thiết lập kết nối: Quic protocol là giao thức kết nối giúp tăng thời gian tải website. Nếu Quic protocol đang chặn kết nối tới SSL, bạn cũng sẽ không thể truy cập trang web.  File host bị hỏng: đây cũng là nguyên nhân thường gặp dẫn tới tình trạng lỗi err_ssl_protocol_error. >>> Xem thêm: 10+ Cách sửa lỗi dns_probe_finished_nxdomain hiệu quả 10 cách khắc phục lỗi err_ssl_protocol_error hiệu quả Việc thường xuyên gặp phải lỗi err_ssl_protocol_error khiến người dùng cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng tới công việc và các kế hoạch khi sử dụng website. Để khắc phục lỗi err_ssl_protocol_error, bạn có thể thực hiện 1 trong các cách sau:  Cài đặt lại ngày, giờ trên máy tính Sai ngày giờ là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới lỗi err_ssl_protocol_error. Việc cài đặt ngày giờ không chính xác sẽ làm gián đoạn website của bạn. Vì thế, hãy kiểm tra để đảm bảo rằng máy tính của bạn không bị sai ngày và giờ.  Trong trường hợp ngày giờ hệ thống đang bị lỗi, bạn có thể cài đặt lại chỉ với 3 bước đơn giản sau đây: Bước 1: Truy cập vào phần Setting/cài đặt của Windows trên máy tính. [caption id="attachment_16126" align="aligncenter" width="771"] Truy cập vào phần Setting để cài lại ngày và giờ trên máy tính[/caption] Bước 2: Tìm đến mục Time & Language. Sau đó sửa lại thời gian, ngày giờ cho chính xác. [caption id="attachment_16100" align="aligncenter" width="771"] Chọn Time & Language[/caption] Cập nhật phiên bản  mới nhất google chrome Nếu phiên bản Chrome của bạn đã cũ, bạn cũng có thể gặp phải lỗi err_ssl_protocol_error khi truy cập internet. Để khắc phục tình trạng này bạn cần nâng cấp lên bản Chrome mới nhất bằng cách:  Bước 1: Mở cửa sổ Chrome Bước 2: chọn mục Cài đặt (biểu tượng 3 dấu chấm thẳng hàng ở góc trên, bên tay phải). Sau đó chọn Customize Google Chrome.  [caption id="attachment_16096" align="aligncenter" width="771"] Cập nhật phiên bản mới nhất google chrome[/caption] Bước 3: Kiểm tra phiên bản Chrome đang sử dụng sau đó chọn phiên bản mới nhất để cập nhật.  Sau khi cập nhật thành công, bạn có thể quay lại để kiểm tra còn gặp phải lỗi err_ssl_protocol_error hay không.  Gỡ hoặc vô hiệu hóa tiện ích mở rộng Gỡ các tiện ích mở rộng cũng là một trong nhiều cách được áp dụng để khắc phục lỗi err_ssl_protocol_error. Đặc biệt, trong trường hợp không phát hiện ra nguyên nhân gây lỗi, bạn nên thử xóa các và tắt các tiện ích mở rộng bằng cách: Bước 1: kiểm tra các tiện ích mở rộng bằng cách nhập: //extensions/ vào thanh URL. [caption id="attachment_16110" align="aligncenter" width="771"] Gỡ hoặc vô hiệu hóa tiện ích mở rộng[/caption] Bước 2: Mở Google Chrome, chọn mục More Tools, tìm mục Extensions sau đó tắt các mục không cần thiết. [caption id="attachment_16122" align="aligncenter" width="771"] Tìm mục Extensions sau đó tắt các mục không cần thiết[/caption] Xóa cache, cookie trên Google Chrome Ngay cả khi không gặp lỗi err_ssl_protocol_error, bạn cũng nên thường xuyên xóa Cache để làm nhẹ trình duyệt, giúp ứng dụng chạy mượt hơn. Để xóa Cache, Cookie trên Chrome, bạn chỉ cần thực hiện các bước cực kỳ đơn giản sau đây: Bước 1: Mở Google Chrome. Sau đó nhấn đồng thời Ctrl + Shift + Delete. Bước 2: Chọn Alltime, sau đó chọn “Cookies and other site data” và  “Cache images and files”. Bước 3: Nhấn Clear Data để xóa Cache, Cookie của Chrome. Xóa SSL State để sửa lỗi Nếu không xóa SSL State, bạn rất có thể sẽ gặp lỗi err_ssl_protocol_error. Để không bị chặn SSL, bạn cần thực hiện các thao tác sau: Bước 1: Mở Control Panel, Sau đó chọn mục Network and Internet và mở cửa sổ Network and Sharing Center. Bước 2: Chọn mục Internet Options ở góc trái màn hình, mở tab Content sau đó chọn Clear SSL State.  Sau khi xóa thành công, bạn sẽ nhận được thông báo “The SSL cache was successfully cleared”.  Bước 3: khởi động lại Chrome để kiểm tra còn lỗi err_ssl_protocol_error hay không. [caption id="attachment_16142" align="aligncenter" width="771"] Xóa SSL State để sửa lỗi[/caption] Kích hoạt phiên bản SSL/TLS Lỗi err_ssl_protocol_error có thể do SSL của website không tương thích với phần mềm Google Chrome của bạn. Do đó, để Chrome tương thích với SSL/TLS Protocol, bạn cần tiến hành thay đổi cài đặt bằng cách:  Bước 1: Chọn mục Settings ở góc phía trên, bên phải màn hình. Sau đó kéo xuống và tìm đến mục Advanced Settings.  Bước 2: Tìm Proxy Settings, sau đó mở ra và chọn Advanced. Bước 3: Xoay con trỏ chuột, tìm mục Security. Hãy kiểm tra tất cả các phiên bản SSL và TLS.   Bước 4: Nhấn Apply để hoàn tất và khởi động lại Google Chrome của bạn.  Tiến hành tắt giao thức QUIC Protocol Để tắt giao thức QUIC Protocol, bạn chỉ cần thực hiện các bước sau:  Bước 1: Mở Google Chrome, sau đó dán lệnh: // flags / # enable-quic” và nhấn Enter.  Bước 2: Nếu QUIC Protocol đang để là Enable hoặc Default, bạn có thể đổi thành Disabled.  Bước 3: Di chuyển chuột đến cuối trang, chọn Relaunch Now để tắt QUIC Protocol.  Xóa các tệp lưu trữ của hệ thống Để sửa lỗi err_ssl_protocol_error, bạn cũng có thể xóa các tệp lưu trữ của hệ thống. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới lỗi không thể truy cập website. Cách xóa tệp như sau: Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R. Sau đó paste đường dẫn: C:\Windows\System32\drivers\etc vào ô trống và nhấn Enter. [caption id="attachment_16134" align="aligncenter" width="771"] Xóa các tệp lưu trữ của hệ thống[/caption] Bước 2: Tìm File Hosts, sau đó xóa file đó đi. [caption id="attachment_16138" align="aligncenter" width="771"] Xóa file Host[/caption] Tắt tường lửa và phần mềm diệt virus Rất nhiều trường hợp, người dùng có thể gặp lỗi err_ssl_protocol_error do phần mềm chống virus bạn đang sử dụng chặn SSL của website đó. Hầu hết các phần mềm diệt virus hiện nay đều có chức năng Scan website nhằm hạn chế tình trạng virus xâm nhập hoặc ảnh hưởng tới vấn đề bảo mật.  Một số phần mềm diệt virus còn chặn các SSL/TLS đã cũ. Vì thế, khi gặp lỗi err_ssl_protocol_error, bạn cũng có thể tắt phần mềm diệt virus đang được dùng. Nếu sự cố vẫn xảy ra, bạn có thể khôi phục cài đặt ban đầu và tiếp tục tìm nguyên nhân khác.   Trong trường hợp website hoặc IP của bạn bị chặn tường lửa, bạn cũng sẽ gặp lỗi err_ssl_protocol_error. Trong trường hợp này, bạn cần kiểm tra lại tường lửa và tắt tường lửa nếu cần thiết.  >>> Xem thêm: Hub là gì? Hub dùng để làm gì? So sánh Hub và Switch từ A-Z Hạ thấp mức độ bảo mật và quyền riêng tư trên Internet Nếu lỗi err_ssl_protocol_error vẫn diễn ra, bạn có thể thay đổi bảo mật và quyền riêng tư của internet. Nếu mức độ riêng tư quá cao, hệ thống của bạn có thể sẽ tự động chặn một website nào đó. [caption id="attachment_16114" align="aligncenter" width="771"] Hạ thấp mức độ bảo mật và quyền riêng tư trên Internet[/caption] Để hạ thấp độ bảo mật của internet, bạn cần thực hiện các bước sau:  Bước 1: Tìm kiếm “internet Options” tại mục tìm kiếm của máy tính.  Bước 2: Tại bảng thuộc tính internet, tìm đến mục Security. Bạn có thể thiết lập mức bảo mật là Medium hoặc kéo thanh điều chỉnh tùy theo mong muốn.  Bước 3: Tương tự, với tab Privacy, bạn cũng làm tương tự như với tab Security. Sau đó nhấn OK để hoàn tất thiết lập.  Những bài viết liên quan: CVE là gì? Ảnh hưởng của CVE đến hệ thống bảo mật XSS là gì? Tầm nguy hiểm và cách khắc phục lỗ hổng XSS Proxy là gì? Hướng dẫn kết nối và sử dụng Proxy chi tiết Password là gì? TOP 10 phần mềm quản lý Password tốt nhất Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân và một số cách khắc phục lỗi err_ssl_protocol_error. Qua đó giúp sửa lỗi thành công và có những trải nghiệm ấn tượng nhất khi truy cập internet.  Xem thêm bảng giá Cloud lưu trữ dữ liệu: Bảng giá thuê cloud server. 

Hub là gì? Hub dùng để làm gì? So sánh Hub và Switch từ A-Z

10:24 10/01/2022
Hub được biết đến là thiết bị ra đời với mục đích kết nối các máy tính, các thiết bị với nhau trong cùng một mạng LAN, được ứng dụng và sử dụng rộng rãi trong các hội gia đình, doanh nghiệp. Vậy thực tế Hub là gì? Hub có đặc điểm, vai trò, ứng dụng như thế nào mà được ưa chuộng sử dụng như vậy? Hub và Switch khác nhau như thế nào để lựa chọn thiết bị phù hợp. Hub là gì? Hub là viết tắt của từ gì? Hub là viết tắt của nhiều từ khác nhau, nhưng ở đây Hub được ra đời với mục đích kết nối các máy tính hoặc các thiết bị khác trong cùng một mạng LAN, hoạt động như một trung tâm kết nối. Gói dữ liệu chỉ được truyền đến một cổng và nhờ hub tạo ra nhiều bản sao và chuyển tiếp chúng đến các cổng khác và dữ liệu được truyền đến tất cả. [caption id="attachment_16740" align="aligncenter" width="771"] Hub là gì?[/caption] Đặc điểm và Vai trò của Hub Hub là thiết bị mạng dùng để kết nối các thiết bị trong cùng một mạng LAN với nhau, vậy đặc điểm, vai trò của Hub là gì? Đặc điểm của Hub Hub được coi là một bộ lặp nhiều cổng. Như đã đề cập ở trên, các hub thường có 4 đến 24 cổng, nhưng cũng có những hub sẽ có nhiều cổng hơn tùy thuộc vào người sử dụng. Tuy nhiên,  hầu hết các hub được sử dụng trên mạng 10BASET hoặc 100BASET.  Bên cạnh đó, hub không phân chia nhiệm bị cho bất kỳ cổng nào do đó dữ liệu sẽ được truyền đến tất cả các cổng. Do đó, trong quá trình sử dụng, nếu cổng hub nào gặp sự cố, hoàn toàn có thể sử dụng dữ liệu tại một cổng khác. Hiện nay, hub là bộ chia mạng được nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn. Vậy hub có những đặc điểm gì nổi trội mà trở nên được ưa chuộng như vậy? Sau đây là một số đặc biệt điểm nổi trội của Hub: Hub hoạt động với chức năng là băng thông chia sẻ và phát trực tuyến.  Các thiết bị hub hoạt động trên lớp vật lý của mô hình OSI và cung cấp hỗ trợ phát trực tuyến bán song công (half-duplex).  Ngoài ra, trong quá trình, các xung đột có thể phát sinh khi thiết lập lên đường truyền, chủ yếu trong hub, khi nhiều máy tính đồng thời gửi dữ liệu đến các cổng cao tương ứng đến các thiết bị khác nhau. [caption id="attachment_16732" align="aligncenter" width="771"] Đặc điểm, vai trò của hub[/caption] Vai trò của Hub Khi bạn đã hiểu khái niệm cơ bản về hub là gì thì vai trò và chức năng của hub cũng cần được quan tâm để có thể sử dụng, ứng dụng hub trong dùng mạng một cách tốt nhất, đảm bảo hiệu quả sử dụng cũng như hiệu quả công việc. Cụ thể, hub có vai trò và chức năng gì? Hub đóng vai trò trung tâm và mỗi thiết bị có chức năng riêng là kết nối giữa hub với các thiết bị mạng và dữ liệu xử lý được gọi chung là “khung”. Sau đó, trung tâm nhận được khung, và trung tâm ngay lập tức được khuếch đại và truyền đến các cổng. từ máy tính chủ. Khi thực hiện trung tâm, một khung được truyền và có thể được truyền tới các cổng. Đặc biệt, trung tâm không quan tâm đến việc khung được kết nối với một cổng duy nhất vì nó không phân biệt cổng. Bất kỳ ai làm nhiệm vụ đầu vào. Kết quả là, trung tâm đi đến tất cả các cổng và mang theo nhiều lưu lượng mạng, dẫn đến thời gian phản hồi mạng kém. >>> Xem thêm: DNS 1.1.1.1 là gì? Hướng dẫn cài đặt và thay đổi DNS 1.1.1.1 Hub có những loại nào? Dựa vào chức năng của hub, hub được chia thành 3 loại hub phổ biến, đó là: Hub bị động, Hub chủ động và Hub thông minh. Cụ thể, từng loại hub sẽ có những đặc điểm như nào? [caption id="attachment_16736" align="aligncenter" width="771"] Hub có những loại nào?[/caption] Hub thụ động - Passive Hub Các trung tâm thụ động không ảnh hưởng đến hiệu suất, Passive Hub chỉ giúp xác định lỗi và chỉ ra phần cứng bị lỗi. Họ chỉ cần chuyển gói dữ liệu đến các cổng khác sau khi nhận nó từ một cổng cụ thể. Nó có một cổng 10BASE2 và một đầu nối RJ45 kết nối với bất kỳ thiết bị LAN nào. Điều này cũng được chấp nhận như là tiêu chuẩn trong các mạng. Các cổng AUI nằm trong các trung tâm thụ động sáng tạo, kết nối như bộ thu phát theo thiết kế mạng. Hub chủ động - Active Hub So với Passive Hub, Active Hub được trang bị nhiều chức năng mạnh mẽ hơn. Cụ thể: Giám sát dữ liệu được gửi đến các thiết bị được kết nối nhờ công nghệ lưu trữ dữ liệu. Hub chủ động kiểm tra và sắp xếp thứ tự ưu tiên các gói dữ liệu trong quá trình truyền.  Sửa chữa các gói dữ liệu bị hỏng mà không ảnh hưởng đến đường truyền. phần còn lại của các gói.  Nó cũng có thể đọc các gói tin. Tín hiệu yếu chảy đến các cổng và khuếch đại chúng trước khi đi đến các cổng khác.  Khi một thiết bị không hoạt động, tín hiệu đến sẽ được khuếch đại nhiều hơn. Điều này có thể được giám sát thông qua thiết bị. Nhờ đó, công việc của các thiết bị trong mạng LAN luôn được đảm bảo.  Một số Active hoạt động có thể xem xét lỗi thiết bị và đưa ra chẩn đoán thích hợp. Ngoài ra, các Hub chủ động hoạt động có thể đồng bộ hóa lại và chuyển tiếp các gói dữ liệu nhiều lần. Hub thông minh - Smart Hub Hub thông minh có nhiều tính năng cao hơn so với 2 loại Hub thụ động và Hub chủ động. Smart Hub cho phép các bộ phận quản trị chỉ định những người dùng có chung sở thích khi họ muốn mở rộng hoạt động kinh doanh trên mạng. Đồng thời, Smart Hub cũng giúp hoàn thành công việc của bạn nhanh hơn và hiệu quả hơn (hiện nay kỹ thuật này đang ngày càng trở nên phổ biến).  Mọi vấn đề đều được phát hiện trên một thiết bị vật lý, dễ dàng xác định, chẩn đoán và giải quyết thông qua quản lý dữ liệu.  Smart Hub là một bản nâng cấp tiêu chuẩn so với Active Hub. Việc phát hiện ra các công cụ quản lý tập trung cung cấp một cái nhìn sâu sắc hơn về các mạng. Từ đó, nó giúp chúng tôi tìm ra những thiết bị hoạt động kém hiệu quả. hoặc lỗi thời.  Tính linh hoạt cao kết hợp với tốc độ truyền dữ liệu tuyệt vời. Tốc độ tiêu chuẩn hiện tại là 10, 16, tương ứng với 100 Mbit/s đối với máy tính để bàn. Ứng dụng của Hub Qua tìm hiểu các khái niệm và đặc điểm, vai trò và các tính năng, chúng ta đã hiểu thêm những khái niệm liên quan đến Hub. Vậy ứng dụng của Hub là gì? Sau đây là một số ứng dụng của Hub, cụ thể: Hub được dùng trong tạo ra các mạng gia đình nhỏ. Thiết bị phục vụ cho mục đích giám sát mạng. Được sử dụng phổ biến trong các tổ chức với mục đích cung cấp kết nối. Để tạo một thiết bị có sẵn ngoài mạng, Hub cũng có thể được. Ứng dụng của hub Ưu nhược điểm của Hub Không thể phủ nhận được những vai trò tuyệt vời, những ưu điểm nổi trội mà Hub mang lại. Tuy nhiên, dù là thiết bị gì thì đi cùng với những điểm điểm sẽ tồn tại những nhược điểm nhất định. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ưu điểm, nhược điểm của Hub nhé! Ưu điểm Ưu điểm của hub bao gồm:  Hỗ trợ các loại phương tiện mạng khác nhau.  Hub không tốn quá nhiều chi phí và phù hợp với mọi đối tượng sử dụng. Sử dụng một trung tâm không ảnh hưởng đến hiệu suất của mạng. Hub giúp mở rộng khoảng cách của mạng. [caption id="attachment_16756" align="aligncenter" width="771"] Ưu, nhược điểm của hub[/caption] Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm nổi trội, thiết bị hub cũng có những nhược điểm như sau: Các thiết bị hub không thể chọn đường dẫn tốt nhất trên mạng.  Không có cơ chế nào như phát hiện va chạm và giảm lưu lượng. Hub không thể lọc thông tin vì thiết bị mạng này đang truyền các gói trên tất cả các phân đoạn được kết nối.  Ngoài ra, hub cũng không có khả năng kết nối các kiến ​​trúc mạng khác nhau như vòng, mã thông báo, ethernet, ... Lợi ích khi sử dụng thiết bị Hub Hub không chỉ là thiết bị có khả năng kết nối các máy tính, các thiết bị khác trong cùng một mạng LAN với nhau mà Hub còn có nhiều lợi ích khác khi sử dụng, chẳng hạn như tốc độ dẫn truyền nhanh, phát hiện và ngăn chặn lỗi kịp thời, cụ thể: Tốc độ dẫn truyền nhanh Nhiều lớp có các hub với các dải tốc độ khác nhau. Lớp 1 có độ trễ tín hiệu thời gian 140 bit nếu bản ghi dữ liệu được đặt trong phạm vi 100BASE TX, 100BASE T4. Trong khi đó, Lớp 2 có độ trễ 92 bit để truy cập miền xung đột.  Nó là một cổng chuyển mạch bên trong hoạt động ở các phân đoạn 10M / bit và 100M / bit. Khi một thiết bị được kết nối với các phân đoạn này, các cổng sẽ hoạt động và tín hiệu được truyền với tốc độ cao hơn. Tuy nhiên, điều này dẫn đến sự thất bại của mô hình, vì không thể chuyển đổi giữa các luồng lưu lượng. Phát hiện và ngăn chặn các lỗi Thông tin kỹ thuật của hub có nhiều chức năng lớp vật lý, khí đó, các hub được kết nối với nhau sẽ mang đến những lợi thế lớn. Các hub phát hiện các lỗi nghiêm trọng, xung đột lớn và va chạm không liên tục xảy ra giữa các cổng hoặc thiết bị.. Nếu xảy ra lỗi, đường truyền tín hiệu bị đứt và thiết bị bị hỏng sẽ bị cô lập.  Ngoài ra, hub còn có thể phát hiện độ lệch chuẩn trong cáp và tránh ảnh hưởng xấu đến các thiết bị. Các hub có một cặp Ethernet xoắn đôi tích hợp, giúp tìm ra các vấn đề về chức năng. Để định tuyến dữ liệu qua từng phân đoạn thông qua các bộ lặp, dữ liệu đó phải giống nhau trong tất cả các phân đoạn. Lặp lại không thể kết hợp dữ liệu trên các phân đoạn khác nhau. So sánh Hub và Switch chi tiết * Giống nhau:  Chịu trách nhiệm  kết nối nhiều máy tính và thiết bị điện tử trong cùng một hệ thống mạng.  Khuếch đại tín hiệu và chuyển gói  đến các cổng. [caption id="attachment_16744" align="aligncenter" width="771"] Sự khác biệt giữa hub và switch[/caption] * Khác nhau:  Tiêu chí Hub (bộ chia mạng) Switch (Thiết bị chuyển mạch) Cách chuyển dữ liệu Khi dữ liệu đến từ một cổng, hub sẽ sao chép nó và phân phối nó đến các cổng còn lại. Switch phân tích dữ liệu đến và xác định nguồn và đích  để quản lý truyền chính xác Cơ chế hoạt động Hub đang chạy ở chế độ. Half duplex, tức là chỉ gửi hoặc nhận dữ liệu cùng một lúc  Với cơ chế full duplex có thể gửi và  nhận dữ liệu cùng một lúc. Tốc độ của Hub là bao nhiêu?  Các hub ethernet sẽ không có tốc độ giống mà tùy thuộc vào từng hub ethernet mà có tốc độ khác nhau, tốc độ ở đây bao gồm cả tốc độ dữ liệu mạng hoặc băng thông. Cụ thể, tốc độ của các hub đầu tiên chỉ là 10Mbit/s, trong khi đó các hub hiện đại đã hỗ trợ tới 100 Mbit/s và thường cung cấp kết nối. Tốc độ 10 Mbit/s và 100 Mbit/s (được gọi là bộ chia tốc độ kép hoặc bộ chia 10/100).  [caption id="attachment_16748" align="aligncenter" width="771"] Tốc độ của hub là bao nhiêu?[/caption] Bên cạnh đó, mỗi hub cũng hỗ trợ một số cổng kết nối khác nhau, điển hình là hub 4 và 5 cổng, ngoài ra còn có một hub 8 cổng và 16 cổng. Với thiết bị hub ít cổng thường được ưa chuộng sử dụng nhiều trong các gia đình, trong khi đó các thiết bị nhiều cổng hơn sẽ được sử dụng nhiều tại các doanh nghiệp, các văn phòng hay thậm chí là các gia đình có nhiều thiết bị.  Các hub có thể được liên kết với nhau để tăng số lượng thiết bị có thể được kết nối. Các hub cũ hơn tương đối lớn và đôi khi ồn ào vì chúng có quạt tích hợp để làm mát thiết bị. Các hub hiện đại êm hơn và nhỏ hơn, nhỏ gọn hơn và nhẹ hơn nhiều để dễ dàng vận chuyển. >>> Xem thêm: Xampp là gì? Cách cài đặt & sử dụng phần mềm Xampp từ A - Z Nên sử dụng Hub hay Switch tốt hơn? Tùy vào trường hợp và nhu cầu sử dụng khác nhau để lựa chọn sử dụng hub hay switch. Do đó, chúng ta cần xác định mục đích, yêu cầu sử dụng để lựa chọn phương thức phù hợp. [caption id="attachment_16728" align="aligncenter" width="771"] Chọn hub hay switch?[/caption] Nên sử dụng Hub: Sử dụng hub trong thực hiện chẩn đoán một giao thức tại một Plugfest. Lý do tại sao hub sẽ được ưu tiên sử dụng hơn Switch là bởi Hub hoạt động ở một tốc độ và chỉ ở chế độ bán song công trong Shared Ethernet. Lưu lượng cổng còn hạn chế ở Switch, điều này dẫn đến thông báo sẽ không thể nhìn thấy tại công cụ chẩn đoán, mà chỉ có thể nhìn thấy ngoại trừ tin nhắn Broadcast. Nên sử dụng Switch: Với nhiều tính năng ưu việt, Switch thường được lựa chọn khi  kết nối với nhiều thiết bị. Bên cạnh đó, Bộ chuyển mạch có thể hoạt động ở nhiều tốc độ dữ liệu ở chế độ  song công hoặc một nửa. Bộ chuyển mạch này cải thiện bằng cách giới hạn số lượng tin nhắn đến trực tiếp  mà bộ chuyển mạch có thể tham gia. Những bài viết liên quan: Web server là gì? Tìm hiểu cơ chế hoạt động của web server WebRTC là gì? Thành phần & cách thức hoạt động của WebRTC Web services là gì? Cấu trúc và chức năng của web services Host là gì? Toàn tập kiến thức về Host từ A đến Z Bài viết trên FPT Cloud đã chi sẻ về các khái niệm liên quan đến hub như hub là gì? đặc điểm, vai trò, tính ứng dụng của hub, các loại hub. Bên cạnh đó, cũng tìm hiểu sự khác biệt giữa hub và switch để tìm ra thiết bị phù hợp với từng loại yêu cầu khác nhau của người dùng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong lựa chọn và sử dụng hub. Nếu quý khách có nhu cầu thuê cloud server, máy chủ ảo mời tham khảo bảng giá cho thuê máy chủ ảo của FPT Cloud nhé.

DNS 1.1.1.1 là gì? Hướng dẫn cài đặt và thay đổi DNS 1.1.1.1

09:21 10/01/2022
DNS 1.1.1.1 được biết đến là phần mềm dịch với công dụng tuyệt vời như có thể tăng tốc internet và bảo mật dữ liệu người dùng ở mức độ cao, được nhiều người tin tưởng và tin dùng trên toàn thế giới. Bài viết này FPT Cloud sẽ tìm hiểu thông tin về các khái niệm, cách cài đặt, thay đổi dịch vụ này trên các hệ điều hành. DNS 1.1.1.1 là gì? DNS 1.1.1.1 là một dịch vụ được cung cấp bởi Cloudflare - dịch vụ DNS tốc độ cao và bảo mật tốt, đây là nhà cung cấp reverse proxy nổi tiếng với mục đích mang đến trải nghiệm duyệt internet nhanh chóng và riêng tư, đồng thời tăng tốc độ truy cập internet. Cụ thể, dịch vụ DNS với thời gian đáp ứng chỉ 14ms, trong khi đó OpenDNS mất 20ms và Google DNS mất 34ms. [caption id="attachment_16168" align="aligncenter" width="771"] DNS 1.1.1.1 là gì?[/caption] Lợi ích của DNS 1.1.1.1  Cloudflare ra đời các dòng sản phẩm với mong muốn mang đến một resolver công cộng nhanh nhất thế giới , bảo vệ người dùng bằng cách nâng cao tiêu chuẩn bảo mật người dùng. 1.1.1.1 là dịch vụ DNS của Cloudflare mang đến lợi ích gì cho người dùng? [caption id="attachment_16686" align="aligncenter" width="771"] Lợi ích của phần mềm[/caption] Tăng tốc độ mạng Tốc độ mạng internet luôn là mối quan tâm của người sử dụng. Hiểu được vấn đề này, Cloudflare đã xây dựng các trung tâm dữ liệu an toàn trên toàn thế giới với mục đích giảm khoảng cách từ người dùng đến nội dung. Điều này giúp Cloudflare vận hành resolver công cộng tốt nhất. Các yếu tố ảnh hưởng đến resolver không thể không kể đến bộ nhớ cache, chính là câu hỏi liệu resolver có thể trả lời từ bộ nhớ này không? Nếu có thể, thì thời gian trả lời chính là thời gian cho một DNS packet từ client đến resolver và ngược lại. Trường hợp nếu resolver cần câu trả lời từ authoritative nameserver, mọi thứ sẽ trở nên phức tạp hơn. Lúc này, để phân giải tên miền resolver cần phải theo dõi hệ thống phân cấp DNS, tức là resolver cần phải làm việc với nhiều máy chủ DNS khác bắt đầu từ root server gốc. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này, bộ nhớ cache phải điền đầy đủ trước để khi một truy vấn được đưa vào, phản hồi có thể lấy từ bộ nhớ cache nhanh hơn. [caption id="attachment_16694" align="aligncenter" width="771"] Lợi ích về tốc độ mạng[/caption] Ở phía trước tất cả các resolver, đặt bộ cân bằng tải bộ nhớ cache là một giải pháp thường được sử dụng. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ tạo thành điểm chịu lỗi duy nhất cho toàn bộ hệ thống ( được gọi là single-point-of-failure) mà CloudFlare không thể làm điều đó. Do đó, thay vì dựa vào bộ nhớ cache tập trung, bộ nhớ cache phân tán tiên tiến thường được DNS resolver 1.1.1.1 lựa chọn sử dụng. Tính bảo mật cao Hiện nay, dịch vụ Anycast đã được cung cấp cho 20 dịch vụ phân giải miền gốc trên tổng số 30 dịch vụ, bên cạnh đó còn cung cấp dịch vụ DNS recursive cho người sử dụng. Với DNS recursive các server đáng tin cậy sẽ được tận dụng cùng vị trí với mục đích tra cứu tên miền nhanh nhất. DNS resolver 1.1.1.1 hỗ trợ các tiêu chuẩn bảo mật như  DNS mới – DNS-over-TLS và DNS-over-HTTPS  cùng với việc cung cấp mã hóa last smile với mục đích giữ các truy vấn DNS, sẽ giúp các truy vấn của người dùng luôn được riêng tư và không bị giả mạo. Bên cạnh đó, việc truy cập vào tất cả các thông tin duyệt web cá nhân dễ dàng bằng các gói phần mềm của resolver. [caption id="attachment_16690" align="aligncenter" width="771"] Lợi ích tính bảo mật[/caption] Bên cạnh đó, DNS resolver 1.1.1.1 còn cung cấp tất các các cơ chế bảo vệ sự riêng tư, stub resolver và resolver đệ quy được xác định và đề xuất sử dụng. Sử dụng Query Name Minimization DNS được xác định trong RFC 7816, điều này giúp việc rò rỉ thông tin đến các trung gian ít đi. Không những thể DNS resolver 1.1.1.1 còn hỗ trợ các truy vấn riêng tư  khách như TLS trên cổng 853, điều này giúp các truy vấn ẩn danh vẫn có thể được giữ lại. Cùng với đó là sử ra đời của giao thức DoH (DNS over HTTPS) cải thiện được tốc độ và riêng tư cho người dùng. >>> Xem thêm: Xampp là gì? Cách cài đặt & sử dụng phần mềm Xampp từ A - Z Hướng dẫn cài đặt phần mềm DNS 1.1.1.1 Để cài đặt phần mềm 1.1.1.1, bạn chỉ cần bốn bước thực hiện, cụ thể: [caption id="attachment_16674" align="aligncenter" width="771"] Cách cài đặt DNS[/caption] Bước 1: Tải phần mềm trên các ứng dụng tải phần mềm trên điện thoại của bạn, có thể là CH play hoặc App store. Bước 2: Sau khi tải phần mềm thành công, mở phần mềm lên sau đó thực hiện Get started và Done. Bước 3: Nếu điện thoại của bạn chưa từng sử dụng DNS, ứng dụng sẽ yêu cầu truy cập VPN, ngược lại nếu đã từng truy cập thì sẽ không hiển thị thông báo này. Bước tiếp, chọn giao thức muốn sử dụng, chỉ dùng 1.1.1.1 hoặc dùng HP kết hợp với warp. Bước 4: Trược botton để kết nối, như vậy bạn hoàn toàn đã có thể sử dụng internet rồi. Hướng dẫn thay đổi DNS 1.1.1.1 Sau khi tìm hiểu các nội dung cơ bản về phần mềm DNS, người sử dụng muốn bắt tay ngay vào việc thay đổi. Tuy nhiên, với mỗi hệ điều hành khác nhau, cách thức thay đổi cũng khác nhau. Dưới đây chúng tôi giới thiệu đến bạn các thay đổi 1.1.1 cho 5 hệ điều hành. Thay đổi cho hệ điều hành Windows Để thay đổi 1.1.1.1 cho hệ điều hành Windows, chúng ta sẽ thực hiện 9 bước, cụ thể: Bước 1: Để chọn Control Panel, vào Start Menu trong hệ điều hành windows, tìm và chọn mục Control Panel. Bước 2: Giao diện Control Panel xuất hiện, tìm và chọn Network and Internet. Bước 3: Tìm và chọn Change Adapter Settings. Bước 4: Nhấn vào chuột phải vào mạng Wi-Fi mà bạn được kết nối và chọn Properties. Bước 5: Sau đó chọn Internet Protocol Version 4, rồi chọn Properties. Bước 6: Chọn Use The Following DNS Server Addresses. Bước 7: Xóa tất cả các địa chỉ và đổi thủ công bằng cách nhập vào Preferred DNS 8.8.8.8 và Alternate DNS 8.8.4.4. Bước 8: Nhấn OK và khởi động lại trình duyệt. [caption id="attachment_16698" align="aligncenter" width="771"] Thay đổi cài đặt DNS trong các hệ điều hành[/caption] Thay đổi cho hệ điều hành MacOS Với hệ điều hành MacOS, để thay đổi 1.1.1.1, hãy thực hiện các bước sau: Mở mục System Preferences -> tìm đến mục DNS Servers -> bấm vào dấu + để thêm DNS -> nhập IPv4 của DNS 1.1.1.1 vào -> chọn OK và Apply. Cụ thể, thực hiện tám bước sau: Bước 1: Trên hệ điều hành MacOS, tìm “System Preferences”  bằng cách Apple Menu và tìm kiếm. Bước 2: Sau khi tìm được“System Preferences”, tìm Network Control Panel trong bảng và chọn mục này.. Bước 3: Phía bên cạnh có phần wifi, Chọn “Wifi”  sau đó tìm và chọn “Advanced”. Bước 4: Nhấp chuột vào tab “DNS”. Bước 5: Tại Tab DNS, chọn nút có hình “+” để thêm một 1 DNS Server mới, nhấn 1.1.1.1 và enter. Bước 6: Trường tự bước 5, chọn thêm một DNS server mới và nhấn 1.0.0.1 Bước 7: Trong tab DNS, nếu còn tồn tại các mục DNS khác, hãy xóa đi. Tuy nhiên, hãy ghi chú lại các DNS này trước khi xóa để tránh trường hợp cần thay đổi lại như ban đầu. Bước 8: Sau khi hoàn thành các bước trên, chọn OK sau đó chọn apply để thực hiện thay đổi. Thay đổi cho hệ điều hành Linux Với hệ điều hành Linux, chúng ta có hai cách đổi, đổi trên Ubuntu và Debian Cách đổi trên Ubuntu Bước 1: Vào System, tìm kiếm và chọn Preferences. Sau khi bảng chọn xuất hiện. tìm và chọn Network Connections. Bước 2: Tìm và chọn tab Wireless để tìm kiếm mạng wifi đang kết nối, sau đó chọn vào mạng wifi này. Bước 3: Chọn edit mạng wifi trên và tiếp tục chọn IPv4. Bước 4: Thay đổi máy chủ DNS được liệt kê thành: 1.1.1.1 và 1.0.0.1 Bước 5: Nhấp vào Apply. Bước 6: Sau đó vào IPv6 và thêm máy chủ DNS, lần lượt: 2606:4700:4700::1111 và 2606:4700:4700::1001 Bước 7: Để hoàn thành sửa đổi DNS, chọn và nhấn Apply, bạn đã thực hiện thành công quá trình sửa đổi Cách đổi trên Debian Bước 1: Với Denian, khi xuất hiện giao diện dòng lệnh, để bắt đầu hãy gõ lệnh như sau: sudo vim /etc/resolv.conf. Bước 2: Sau đó, xuất hiện bảng, hãy thay thế các dòng máy chủ ( IPv4 hay IPv6 tùy thuộc vào máy của bản) như bên dưới: Đối với IPv4: nameserver 1.1.1.1 nameserver 1.0.0.1 Bash Đối với IPv6: nameserver 2606:4700:4700::1111 nameserver 2606:4700:4700::1001 Bash Bước 3: Sau khi hoàn thành, thực hiện lưu và nhấn ESC trên bàn phím để thoát vim. Tiếp đó bấm “:wq” để hoàn thành. Thay đổi cho hệ điều hành Android Chỉ cần 4 bước, chúng ta hoàn toàn có thể dễ dàng thay đổi 1.1.1.1 trên hệ điều hành Androi. Cụ thể: Bước 1: Vào mục cài đặt trên thiết bị Android, đã hiển thị sẵn trên màn hình chính. Tìm mục mạng và internet bằng cách chọn Network & internet. Tiếp theo, chọn Advanced (Nâng cao), xuất hiện các lựa chọn, tiếp tục chọn Private DNS (DNS riêng). Bước 2: Mỗi máy sẽ có máy chủ nhà cung cấp DNS khác nhau, tìm và lựa chọn máy chủ nhà cung cấp DNS của bạn. Bước 3: Tiếp theo, nhập one.one.one.one hoặc 1.1.1d.1.cloudflare-dns.com  sau đó lưu bằng cách nhấn Save (lưu). Bước 4:  Cuối cùng để xác minh DSN qua TSL đã được bật chưa, truy cập vào 1.1.1.1/help. [caption id="attachment_16678" align="aligncenter" width="771"] Cách đổi DNS trên điện thoại[/caption] Thay đổi cho hệ điều hành IOS Thay đổi DNS cho hệ điều hành IOS, chỉ cần 8 bước đơn giản. Cụ thể: Bước 1: Chuyển đến Settings (Cài đặt). Bước 2: Nhấn vào Wi-Fi. Bước 3: Nhấp vào biểu tượng thông tin ‘i’ bên cạnh tên Wifi mà bạn được kết nối. Bước 4: Kéo xuống và tìm kiếm phần có tên Configure DNS (Cấu hình DNS) để thay đổi. Bước 5: Chọn cấu hình Manual (Thủ công) thay vì cấu hình Automatic (Tự động). Bước 6: Để thêm máy chủ chọn Add Server (Thêm máy chủ). Bước 7: Xóa các  địa chỉ IP cũ đã được liệt kê trước và thay thế bằng: 1.1.1.1 1.0.0.1 2606:4700:4700::1111 2606:4700:4700::1001 Bước 8: Nhấp vào Save (Lưu). >>> Xem thêm: IPv6 là gì? Cách đổi IPv4 sang IPv6 & So sánh IPv4 và IPv6 Địa chỉ IPv4 và IPv6 của DNS 1.1.1.1 Hiện nay, người dùng đang sử dụng giao thức IPv4 hoặc IPv6 trong sử dụng internet. Chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm của IPv4 và IPv6 nhé! [caption id="attachment_16682" align="aligncenter" width="771"] IPv4 và IPv6 trong DNS[/caption] IPv4 được biến đến là phiên bản thứ tư của giao thức internet trong truyền thông dữ liệu. Giao thức này có nhiệm vụ cung cấp các kết nối logic giữa các thiết bị mạng bao gồm cả việc nhận dạng thiết bị. IPv6: Là giao thức liên mạng thế hệ 6 được nâng cấp từ giao thức liên mạng thế hệ thứ 4, giao thức này có nhiệm vụ tương tự như giao thức liên mạng thứ 4, tuy nhiên IPv6 tăng lên 2128 địa chỉ, tăng 232 địa chỉ so với IPv4. Những bài viết liên quan: Top 6+ Cách check IP Website đơn giản, nhanh chóng Hub là gì? Hub dùng để làm gì? So sánh Hub và Switch từ A-Z Web server là gì? Tìm hiểu cơ chế hoạt động của web server WebRTC là gì? Thành phần & cách thức hoạt động của WebRTC Bài viết trên chúng ta đã cùng tìm hiểu các khái niệm cơ bản và các thông tin liên quan đến DNS 1.1.1.1 cùng với các cài đặt, hướng dẫn thay đổi, sử dụng phần mềm này. Hy vọng các thông tin vừa cung cấp sẽ mang đến những kiến thức bổ ích và hỗ trợ bạn trong quá trình dùng và sử dụng phần mềm dịch vụ này.

Xampp là gì? Cách cài đặt & sử dụng phần mềm Xampp từ A – Z

11:12 04/01/2022
XAMPP được biết đến là một trong những phần mềm tạo môi trường giả lập server hosting được ưa chuộng, được sử dụng phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới hiện nay. Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các khái niệm liên quan đến XAMPP là gì cùng với cách để cài đặt và sử dụng XAMPP, để bạn dễ dàng sử dụng và trải nghiệm phần mềm này. Xampp là gì? Để tạo môi trường giả lập server hosting ngay trên chính máy tính của bạn, XAMPP ra đời để phục vụ mục đích này. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng phần mềm này để chạy demo website mà không cần mua VPS hay Hosting. XAMPP được tạo thành từ năm chữ cái X, A, M, P, P, được biết đến là sự tích hợp của 5 phần mềm. Vậy ý nghĩa của các chữ cái này là gì? [caption id="attachment_16634" align="alignnone" width="771"] XAMPP là gì?[/caption] XAMPP là gì? X - phần mềm Cross-Platform - là viết tắt của các hệ điều hành mà nó hoạt động, đó là Windows, Linux và Mac OS X. A - phần mềm Apache - đây là web server được biết đến là máy chủ được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới với mục đích phân phối nội dung web. Đây là ứng dụng được cung cấp miễn phí dưới dạng phần mềm miễn phí được phát hành bởi Apache Software Foundation. M - phần mềm MariaDB -  được biết đến là một trong những hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ phổ biến trên toàn cầu. Kết hợp các phần mềm khác có trong XAMPP để cung cấp khả năng lưu trữ dữ liệu cho các dịch vụ web. P - PHP - là ngôn ngữ lập trình từ phía máy chủ PHP, cho phép người sử dụng tạo trang web hay ứng dụng động. PHP là ngôn ngữ lập trình có thể cài đặt trên tất cả các nền tảng, bên cạnh đó có thể hỗ trợ một số hệ thống cơ sở dữ liệu đa dạng. P - Perl - đây là ngôn ngữ kịch bản được dùng trong quản trị hệ thống, quản trị mạng và phát triển web. Perl cho phép người dùng lập trình các ứng dụng web di động. Hiện nay, XAMPP có bốn thông tin cơ bản chính: nhà phân phối, ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành và các phiên bản. Vậy cụ thể các thông cơ bản của xampp là gì? Nhà phân phối Thuộc bản quyền của GNU General Public Licence.Được phân phối và phát triển bởi Apache Friends. Ngôn ngữ lập trình Được hình dựa trên sự tích hợp nhiều ngôn ngữ lập trình. Hệ điều hành Ứng dụng được trên 5 hệ điều hành:  Solaris, MacOS, Cross-platform, Linux, Windows. Các phiên bản Phiên bản mới nhất của xampp là 7.2.11, được phát hành vào năm 2018. >>> Xem thêm: IPv6 là gì? Cách đổi IPv4 sang IPv6 & So sánh IPv4 và IPv6 Công dụng của XAMPP XAMPP là phần mềm được sử dụng rộng rãi và phổ biến hiện nay, là phần mềm được nhiều lập trình viên ưa chuộng trong công nghệ và hoàn thành các sản phẩm của mình. Công dụng của XAMPP là gì? [caption id="attachment_16618" align="aligncenter" width="771"] Công dụng của XAMPP[/caption] Được dùng để xây dựng và phát triển website theo ngôn ngữ PHP. Thông qua localhost của máy tính cá nhân, phát triển và nghiên cứu website. Nhờ đó mà có thể biến máy tính cá nhân thành máy chủ, lưu trữ cho máy chủ trang web bằng ổ cứng máy tính. Lưu ý, đối với các website kinh doanh, các website cần vận hành liên tục thì không nên sử dụng XAMPP bởi không khả thi. Lý do là localhost dùng máy tính để làm máy chủ dẫn đến việc duy trì máy chủ không đảm bảo tốc độ và gây khó khăn trong hoạt động. Với các loại hình này, các chủ website sẽ thuê server hosting riêng. XAMPP được ứng dụng rộng rãi từ học tập đến công việc như nâng cấp, thử nghiệm web. Ưu nhược điểm của phần mềm XAMPP Chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm XAMPP là gì và công dụng của XAMPP trong thực tế từ công việc đến cuộc sống. Vậy phần mềm XAMPP có ưu điểm, nhược điểm gì? Ưu điểm XAMPP là phần mềm có những ưu điểm nổi trội như sau: Có thể linh hoạt sử dụng trên nhiều hệ điều hành khác nhau như Solaris, MacOS, Cross-platform, Linux, Windows. Mang đến nhiều chức năng hữu ích như lập mail server giả định, lập server giả định, hỗ trợ SSL trên localhost với cấu hình sử dụng đơn giản. XAMPP tích hợp nhiều tính năng đi cùng với các thành phần quan trọng như Apache, PHP, MySql. Điều này có nghĩa là người sử dụng không cần cài đặt riêng lẻ mà chỉ cần có XAMPP bạn sẽ có một website với server hoàn chỉnh. Tạo mã nguồn mở: XAMPP với giao diện quản lý dễ dàng, tiện lợi. Người dùng hoàn toàn chủ động sử dụng trong chế độ khởi động lại hoặc là bật hay tắt đối với máy chủ phù hợp với gian của bạn. [caption id="attachment_16630" align="aligncenter" width="771"] Ưu nhược điểm của XAMPP[/caption] Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm nổi trội, XAMPP cũng tồn tại những nhược điểm nhất định. Cấu hình của XAMPP khá đơn giản, do đó cấu hình nhận được sự hỗ trợ về cấu hình module. Bên cạnh đó, XAMPP không có cả MySQL, mang đến sự bất tiện cho người sử dụng. XAMPP là phần mềm có dung lượng tương đối nặng, lên tới 141Mb. Không có nhiều phiên bản đối với từng phần server như Apache hay PHP mà phải cài đặt riêng. Hướng dẫn cách cài đặt phần mềm XAMPP XAMPP được phần mềm có thể sử dụng trên nhiều hệ điều hành khác nhau với mục đích tạo ra môi trường giả lập server hosting ngay trên máy tính của bạn. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn cách cài đặt trên hệ điều hành Windows và Linux và một vài lưu ý khi cài đặt. [caption id="attachment_16606" align="aligncenter" width="771"] Cách cài đặt XAMPP[/caption] Cài đặt trên Windows Bước 1: Tải XAMPP về máy tính của bạn. Bước 2: Trong file tải về, chọn file có đuôi .exe. Bước 3: Trên cửa sổ setup, hãy chọn những phần mềm bạn muốn cài đặt và tích chọn vào các phần mềm đó. Ví dụ, bạn muốn cài WordPress trên XAMPP, MySQL, PHPMyAdmin và Apache là phần mềm phải buộc chọn. Sau khi chọn các phần mềm cần cài đặt, chọn Next. Bước 4: Chọn thư mục để cài đặt và nhấn Next. Bước 5: Sau đó, chờ đợi để máy tính bạn cài đặt, sau khi hoàn thành chọn Finish. Cài đặt trên Linux Bước 1: Tải phần mềm XAMPP cho hệ điều hành Linux. Bước 2: Sau khi file được tải về, tìm và chọn file có tên sau trong file cài đặt: xampp-linux-x64-7.2.8-0-installer.run  trong file cài đặt Sau đó, thêm quyền thực thi cho file cài đặt như sau: cd thu_muc_chua_file_cai_dat/ sudo chmod +x xampp-linux-x64-7.2.8-0-installer.run Chọn cài đặt với quyền sudo. sudo ./xampp-linux-x64-7.2.8-0-installer.run Nhấn Next để cài đặt. Bước 3: Sau đó, của số setup hiện ra, tiếp tục chọn Next tại các cửa sổ hiện ra. Bước 4:  Sau đó, chờ đợi để máy tính bạn cài đặt, sau khi hoàn thành chọn Finish. Lưu ý khi cài đặt Trong cài đặt XAMPP trên máy tính của bạn, cần lưu ý một số vấn đề sau đề việc cài đặt được diễn ra thuận lợi và thành công, cụ thể: Bạn phải xóa các phần mềm liên quan đến việc làm của localhost, chẳng hạn như PHP, MySQL.  Lưu ý nếu máy chủ đã cài đặt sẵn IIS, bạn không cần phải cài XAMPP bởi vì IIS đã hỗ trợ các chức năng tương tự XAMPP. Không dùng đồng thời các công cụ tạo localhost. Nếu máy tính bạn có các công cụ tạo localhost, nên gỡ các công cụ này trước khi XAMPP, bởi trong quá trình sử dụng, các phần mềm tạo localhost sẽ gây xung đột với nhau. Sau đây, làm một số phần mềm sẽ gây trở ngại khi sử dụng XAMPP, bạn có thể khắc phục lỗi khi sử dụng như sau:  Máy tính đang cài Skype Khi bạn sử dụng Skype, cổng mạng 80 sẽ bị skype sử dụng. Do đó, bạn có thể thực hiện thao tác như sau: Skype -> Tools -> Connection Options -> và bỏ chọn phần “Use port 80 and 443…..” và chọn một cổng bất kỳ. Thao tác này sẽ giúp bạn có thể sử dụng được XAMPP. Tắt tường lửa Nếu máy tính bạn đang sử dụng hệ điều hành Windows và có cài đặt tường lửa, bạn cần phải tắt cài đặt này và các phần mềm Antivirus khác, bởi các phần mềm có thể chặn cổng 80 hoặc chặn các ứng dụng website trên server, dẫn đến XAMPP không thể hoạt động. Tắt User Account Control Windows User Account Control trên windows thường giới hạn quyền truy cập khi sử dụng và cài đặt XAMPP. Do đó bạn nên tắt User Account Control trước khi cài đặt XAMPP. Hướng dẫn sử dụng phần mềm XAMPP Phần trên chúng ta đã tìm hiểu về hướng dẫn cài đặt XAMPP trên hệ điều hành Windows và Linux và thấy được sử khác biệt về cách thức cài đặt. Cách thức sử dụng phần mềm XAMPP trên hai hệ điều hành này cũng khác nhau.  [caption id="attachment_16614" align="aligncenter" width="771"] Cách sử dụng XAMPP[/caption] Sử dụng trên Windows Để sử dụng XAMPP, chúng ta cần thực hiện các thao tác sau: Khởi động localhost Người dùng khởi động localhost bằng cách truy cập thư mục C:xampp, sau đó mở file xampp-panel.exe. Bảng điều khiển hiện lên, chọn start hai ứng dụng MySQL và Apache để khởi động Webserver. Khi các ứng dụng chuyển qua màu xanh tức là localhost đã khởi động. Các thao tác trên Localhost Cơ chế phân thư mục Mở thư mục C:xampphtdocs, sau đó tạo một thư mục. Website sẽ ở trong một thư mục mới bất kỳ, thư mục chứa website đặt tên tenthumuc. Để chạy chương trình, truy cập vào link C:xampphtdocstenthumuc. Copy một tập tin bất kỳ vào C:xampphtdocstenthumuc. Bạn sẽ thấy  https://localhost/tenthumuc sẽ xuất hiện tên tệp tin vừa copy. Điều này, có thể thấy rằng https://localhost/tenthumuc là tên thư mục gốc của C:xampphtdocstenthumuc. Cơ chế phân chia các đường dẫn trên website sẽ căn cứ vào cấu trúc thư mục và các file trong thư mục đó. Tạo cơ sở dữ liệu mySQL Để tạo một cơ sở dữ liệu MySQL trên localhost, thực hiện các bước sau: Bước 1: Truy cập vào http://localhost/phpmyadmin, sau đó chọn mục Databases. Bước 2: Người dùng sẽ nhập database cần tại ô Database, phần Create database. Trong phần Collation, chọn utf8_unicode_ci, sau đó chọn Create. Bước 3: Bên trái phần menu, database vừa tạo sẽ xuất hiện, quá trình tạo cơ sở dữ liệu SQL được hoàn thành. Sử dụng trên Linux Khởi động XAMPP Trên hệ điều hành Linux, khởi động XAMPP bằng command line bằng cách gõ lệnh sau: sudo /opt/lampp/lampp start Khởi động trình quản lý Gõ lệnh sau: sudo /opt/lampp/manager-linux-x64.run Cách kiểm tra XAMPP cài thành công chưa? Sau khi cài đặt phần mềm XAMPP, nhiều người dùng không biết được rằng liệu mình đã cài đặt XAMPP thành công chưa. Chúng ta có thể kiểm tra cài đặt đặt của XAMPP bằng các bước sau. [caption id="attachment_16610" align="aligncenter" width="771"] Cách kiểm tra cài đặt của XAMPP[/caption] Đầu tiên, vào ô C, mở phần lưu trữ XAMPP và truy cập vào htdocs. Để kiểm tra, lưu các dữ liệu htdocs vào một file tên Test. Sau đó lưu các dữ liệu htdocs vào một file tên Test. Gõ đoạn mã bên dưới vào Notepad: <html>  <head>  <title>PHP-Test</title> </head> <body> <?php echo '<p>Hello World</p>'; ?> </body> </html>  Sau đó lưu dưới đuôi .php và lưu đoạn mã này vào file Test. Bước cuối cùng, vào trình duyệt web  và gõ Localhost / Test / Test.php. Nếu hiện chữ Hello World nghĩa là XAMPP đã được cài đặt thành công. So sánh XAMPP với WAMP XAMPP và WAMP là hai phần mềm tạo môi trường giả lập hosting trên máy tính của bạn. Vậy hai phần mềm này giống nhau và khác nhau như thế nào? Giống nhau Đây là hai phần mềm giả lập server trên localhost. Trên cả hai phần mềm này đều tích hợp các phần khác như Apache, MySQL, PHP cùng với các tính năng nổi bật khác. [caption id="attachment_16626" align="aligncenter" width="771"] So sánh XAMPP với WAMP[/caption] Khác nhau XAMPP WAMP Có thể sử dụng trên nhiều hệ điều hành khác nhau như Linux, MacOS, Windows. Tuy nhiên, các hệ điều hành có cách hiển thị và hoạt động khác nhau. Chỉ sử dụng được trên hệ điều hành Windows 32bit và 64bit. XAMPP không có cấu hình Module và không có cả Version MySQL, tuy nhiên dễ dàng bật các chức năng này. Có cấu hình version MySQL.Có thể bật module của Apache vô cùng dễ dàng. Cấu hình đơn giản, dễ sử dụng với tính tối giản do đó tích hợp ích chức năng. Cấu hình đơn giản, có thể bật tắt PHP dễ dàng, thuận lợi. Dung lượng nặng, lên đến 141Mb Dung lượng nhẹ. Phù hợp với các mã nguồn mở chạy web cần nhiều chức năng. Phù hợp với các mã nguồn mở chạy web không cần quá nhiều chức năng, dễ dàng nâng cấp và backup các version PHP, MySQL, Apache. >>> Xem thêm: Javascript là gì? Kiến thức tổng quan về Javascript từ A - Z Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến XAMPP Trong quá trình tìm hiểu và sử dụng XAMPP, có rất nhiều thắc mắc cần được giải đáp làm sao để có thể sử dụng XAMPP hiệu quả. Chúng ta sẽ cùng giải đáp một số câu hỏi thường gặp về XAMPP ở phía dưới nhé! [caption id="attachment_16622" align="aligncenter" width="771"] Một số câu hỏi về XAMPP[/caption] Bitnami For XAMPP là gì? Cách cài đặt Bitnami For XAMPP hay còn có tên gọi khác là Bitnami Modules, được biết đến những ứng dụng mã nguồn mở phổ biến của Bitnami được đóng gói lại. Để tìm kiếm Bitnami For XAMPP, bạn có thể tìm kiếm tại website https://bitnami.com/stack/xampp với hơn 15 gói ứng dụng có sẵn. Một số gói ứng dụng phổ biến như Drupal, OrangeHRM, PrestaShop, WordPress, Joomla!, Drupal. Hosting nào tương thích với XAMPP? Microsoft Azure, Google Cloud Platform và Amazon Web Services là các hosting tương thích với XAMPP. Cách xử lý thời gian trong XAMPP không đúng như thế nào? Để xử lý thời gian không đúng trang XAMPP, hãy truy cập vào User Control Panel đi cùng với điều kiện là bạn phải có tài khoản XAMPP. Những bài viết liên quan: Google Formulir là gì? Cách tạo & sử dụng Google Formulir từ A-Z Gsuite là gì? Tính năng & Cách đăng ký Google Suite từ A – Z File CSV là gì? Cách tạo & chuyển đổi file CSV sang Excel nhanh nhất Affiliate Marketing là gì? Cách làm Affiliate Marketing từ A-Z 2023 Hy vọng qua bài viết của FPT Cloud đã giúp bạn tìm hiểu các khái niệm cơ bản về XAMPP như XAMPP là gì, công dụng, các cài đặt, sử dụng và sự khác biệt giữa XAMPP và WAMP. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn dễ dàng cài đặt, sử dụng và cảm nhận XAMPP và có những thành phẩm website tốt nhất cho chính mình.

IPv6 là gì? Cách đổi IPv4 sang IPv6 & So sánh IPv4 và IPv6

10:49 04/01/2022
Khái niệm IPv6 là gì? là một trong những câu hỏi được nhiều người đề cập trong quá trình tìm hiểu. Đây là khái niệm còn khá mới tại thị trường Việt Nam bởi IPv6 chưa được sử dụng rộng rãi và phổ biến trên thị trường. Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề liên quan đến IPv6 và so sánh IPv6 với đời IPv4 và cách đổi từ IPv4 sang IPv6. IPv6 là gì? IP, là viết tắt của từ Internet Protocol, được biết đến là địa chỉ riêng của một người dùng khi sử dụng internet và phải có IP thì người dùng mới có thể giao tiếp với mọi đối tượng trên internet toàn cầu. IP6 là gì? Là địa chỉ cung cấp IP mới nhất hiện nay, đáp ứng nhu cầu sử dụng của lượng người truy cập internet ngày càng gia tăng trên thế giới. [caption id="attachment_16518" align="aligncenter" width="771"] IPv6 là gì?[/caption] Lịch sử hình thành của IPv6 Trước khi IPv6 ra đời, IPv4 nắm độc quyền trong lĩnh vực kết nối mạng. Tuy nhiên. số lượng người truy cập ngày càng tăng khi sự bùng nổ của mạng internet diễn ra,  IPv4 chỉ giới hạn một số người nhất định được sử dụng internet nhất định và không đáp ứng được đảm bảo về an ninh mạng và thiếu không gian truy cập cho người dùng. Do đó, IP Next Generation ra đời đáp ứng nhu cầu người sử dụng. Đến năm 1988, giao thức này được chuyển hóa thành công và được phê duyệt và lấy tên là IPv6. >>> Xem thêm: Javascript là gì? Kiến thức tổng quan về Javascript từ A - Z Lợi ích khi sử dụng IPv6 IPv6 ra đời trở thành giao thức được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. IPv6 không chỉ tạo không gian truy cập cho lượng lớn người sử dụng internet và còn đảm bảo về an ninh mạng cho người sử dụng. Vậy lợi ích khi sử dụng IPv6 là gì? Dễ dàng quản lý với không gian lưu trữ địa chỉ IP lớn. Tạo môi trường quản trị TCP/IP dễ dàng hơn. Ổn định khi sử dụng với thiết kế hoàn toàn phân cấp của bộ định tuyến. Chức năng trong IPv6 như khả năng định tuyến, cấu hình và sự ổn định khi truy cập tốt hơn so với IPv4. Dùng được cho các thiết bị di động. [caption id="attachment_16522" align="aligncenter" width="771"] Lợi ích khi sử dụng IPv6 là gì?[/caption] So sánh IPv4 và IPv6 chi tiết IPv6 được biết đến là giao thức ra đời sau so với IPv4 và có nhiều điểm cải tiến nhất định. Vậy sự khác biệt giữa Ipv6 và IPv4 là gì để IPv6 trở thành giao thức kết nối được ưa chuộng và sử dụng phổ biến, rộng rãi nhất hiện nay?  [caption id="attachment_16530" align="aligncenter" width="771"] So sánh IPv4 và IPv6[/caption] Tiêu chí so sánh Địa chỉ IPv4 Địa chỉ IPv6 Luồng dữ liệu Chưa được định dạng. Đã được định dạng, do đó hỗ trợ QoS tốt hơn. Thực hiện sự phân mảnh Các Router và các Host trên đường đi gói tin. Chỉ diễn ra tại Host, không gửi cho các Router. Header Header có các phần tùy chọn. Trong phần Header mở rộng, dữ liệu được tùy chọn. Checksum Header Có Không Địa chỉ Broadcast Có Không, thay bằng địa chỉ Multicast Quản lý thành viên của các mạng con cục bộ IGMP MLD Địa chỉ của Gateway IGMP Router Discovery sẽ xác định địa chỉ Gateway mặc định. Địa chỉ của Gateway mặc định: được xác định bằng MLD Ánh xạ tên Host Ánh xạ tên Host thành địa chỉ IPv4: Sử dụng những mẫu tin A chứa các tài nguyên địa chỉ Host trong DNS. Ánh xạ tên Host thành địa chỉ IPv6: Sử dụng các mẫu tin AAAA. Cấu trúc của IPv6 Cấu trúc của IPv6 là gì?IPv6, thay vì có cấu trúc 32bit để có thể cung cấp được 4.294.967.296 (232) địa chỉ như IPv4, hiện nay IPv6 có cấu trúc gồm 128bit, cung cấp số lượng địa chỉ nhiều hơn rất nhiều so với IPv4. Cấu trúc IPv6 được chia thành 8 nhóm, mỗi nhóm gồm 16 bit, giữa mỗi nhóm được phân cách với nhau bằng dấu “:”.Ví dụ sự biểu diễn cấu trúc của một địa chỉ IPv6 như sau:  FEDC:BA98:768A:0C98:FEBA:CB87:7678:1111:1080:0000:0000:0070:0000:0989:CB45:345F [caption id="attachment_16514" align="aligncenter" width="771"] Cấu trúc IPv6[/caption] IPv6 có cấu trúc gồm 2 phần: Payload và IPv6 Header. Cụ thể: Payload: Là sự kết hợp giữa PDU và Extension, với dung lượng có thể lên đến 65535 byte. Trong đó, PDU thường bao gồm header của giao thức tầng cao và độ dài của nó; Extension được biết là thông tin của các dịch vụ kèm theo trong IPv6 được chuyển đến từ một môi trường khác. Do đó, Extension có thể có hoặc không. IPv6 Header: Đây là thành phần luôn phải có trong gói tin IPv6 và có dung lượng cố định là 40 bytes, cụ thể sự phân bổ của dung lượng để thể hiện như sau:  Version: 4 bits dùng để xác định phiên bản của giao thức. Traffic class: Giúp xác định loại lưu lượng, có dung lượng là 8 bits. Flow label: Được biết đến là giá mỗi luồng dữ liệu có dung lượng 20 bits. Payload length: Được dùng để xác định kích thước phần tải theo sau IPv6 Header, có dung lượng là 16 bits (số dương). Next-Header: Dùng để xác định Header tiếp theo trong gói tin, có dung lượng 8 bits. Hop Limit: Có dung lượng 8 bits (số dương). Và qua mỗi cửa node, giá trị này giảm 1 đơn vị cho đến khi còn 0 thì gói này sẽ bị loại bỏ. Source address: Mang địa chỉ IPv6 nguồn của gói tin, có địa chỉ là 128 bits. Các thành phần của IPv6 Chúng ta không thể phủ nhận được tầm quan IPv6 trong việc sử dụng và hoạt động internet. Vậy các thành phần trong TPv6 là gì? Cụ thể, IPv6 có ba thành phần chính: Site Prefix, Subnet ID và Interface ID. Site Prefix: Là số ISP, số này được gán đến website. Điều này có nghĩa là, một Site Prefix thường được dùng cho tất cả các máy tính ở cùng một vị trí. Khi các máy tính dùng chung một Site Prefix, khi bạn truy cập mạng nó sẽ tự nhận diện và cho phép mạng truy cập internet. Subnet ID: Là một thành phần trong trang web, subnet ID được sử dụng với chức năng miêu tả cấu trúc của trang mạng. Một IPv6 subnet có cấu trúc tương đương với một nhánh mạng đơn như IPv4 subnet. Interface ID: Là thành phần trong IPv6, tương đương với cấu trúc của ID trong IPv4. Số này được nhận dạng duy nhất một số host trên mạng. Định dạng EUI-64 là cấu hình giao diện của Interface ID. IPv6 có mấy loại? Hiện nay, không gian địa chỉ IPv6 được chia thành ba loại khác nhau, cụ thể có ba dạng loại chính IPv6 Unicast, IPv6 Multicast và IPv6 Anycast. Mỗi loại sẽ có đặc điểm và chức năng khác nhau được phục vụ trong giao tiếp và vai trò của mỗi loại IPv6 là gì? IPv6 Unicast IPv6 Unicast là địa chỉ được xác định trong một giao diện duy nhất, chỉ được sử dụng trên cổng node IPv6. Thông qua địa chỉ Unicast, khi thông tin được gửi đến và thông tin này chỉ đưa đến được cổng node và được định nghĩa bởi địa chỉ đó. IPv6 Multicast Multicast là được biết đến địa chỉ được sử dụng trên một nhóm cổng IPv6. Thông qua cổng Multicast, khi thông tin được gửi đến sẽ được xử lý bởi tất các địa chỉ trong nhóm có chứa Multicast đó. IPv6 Anycast Anycast là địa chỉ được sự dụng trên nhiều cổng node khác nhau. Với Anycast, thông tin nhận được sẽ chuyển qua một số cổng node, thường sẽ đi qua những cổng node gần nhất. Hướng dẫn cách chuyển IPv4 sang IPv6 và ngược lại chi tiết IPv6 được ra đời và phát triển dựa trên nền tảng của IPv4 nhằm bổ sung địa chỉ cho IPv4. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người đang sử dụng địa chỉ IPv4 và muốn chuyển đổi thành IPv6 và ngược lại bằng phương thức thủ công và trực tiếp. [caption id="attachment_16184" align="aligncenter" width="771"] Làm thế nào để chuyển đổi IPv4 thành IPv6 và ngược lại[/caption] Cách chuyển từ IPv4 sang IPv6 Phương thức thủ công Với địa chỉ IPv4 trên, chúng ta sẽ chia địa chỉ thành 4 vùng mà mỗi vùng chia cho 16 và có kết quả chúng ta phân ra làm 4 vùng, lấy mỗi vùng chia cho 16. Cụ thể, với dải địa chỉ IPv4: 192.168.25.234, chuyển đổi như sau: 192 : 16 = 12 dư 0 168 : 16 = 10 dư 8 25 : 16 = 1 dư 9 234 : 16 = 14 dư 10 So sánh với giá trị HEX chúng ta có: A = 10 B = 11 C = 12 D = 13 E = 14 F = 15 Sau khi tính toán các kết quả như trên ghép kết quả và số dư lại sẽ được: C0A8:19EA sẽ là địa chỉ IPv6 của 192.168.25.234. Bên cạnh đó, địa chỉ IPv4 chỉ có 32bit trong khi địa chỉ IPv6 là 128bit. 96 bit còn thiếu là một dãy số 0. Do đó, ta có kết quả của địa chỉ IPv6 như sau: Cách ghi đầy đủ 0000:0000:0000:0000:0000:0000:C0A8:19EA Cách ghi rút gọn ::C0A8:19EA Phương thức trực tiếp Hiện nay có nhiều trang web hỗ trợ chuyển từ địa chỉ IPv4 sang IPv6 nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả. Chúng tôi xin giới thiệu một số website cung cấp dịch vụ này như sau: http://ultratools.com/tools/  http://ipv6.ztsoftware  http://Subnetonline.com Với cách dùng này, chúng ta chỉ cần nhập địa chỉ IPv4 cần chuyển đổi vào công cụ chuyển đổi là có thể dễ dàng chuyển đổi. Cách chuyển từ IPv6 sang IPv4 Tương tự như cách chuyển từ IPv4 sang IPv6, chuyển từ IPv6 sang IPv4 cũng có hai phương thức là chuyển thủ công và chuyển trực tiếp. Phương thức thủ công Để chuyển từ IPv6 có dải địa chỉ là C0A8:19EA, chúng ta thực hiện các phương thức chuyển như sau: C0 = (12 x 16) + 0 = 192 A8 = (10 x 16) + 8 = 168 19 = (1 x 16) + 9 = 25 EA = (14 x 16) + 10 = 234 Bằng với các phép tính trên, ta sẽ có kết quả dải địa chỉ IPv6 như sau: 192.168.25.234 Phương pháp trực tiếp Phương pháp trực tiếp được thực hiện tương tự khi chuyển từ TPv4 sang IPv6. Chỉ cần nhập địa chỉ IP4 và công cụ chuyển đổi, chúng ta dễ dàng có được địa chỉ IPv6 ngay lập tức. Hướng dẫn kiểm tra kết nối của IPv6 chuẩn Sử dụng IPv6 thì việc kiểm tra kết nối là việc cần thiết để đảm bảo sử dụng internet an toàn và hiệu quả. Vậy là thế nào để kiểm tra kết nối của IPv6 chuẩn, đúng cách. [caption id="attachment_16506" align="aligncenter" width="771"] Cách kiểm tra kết nối IPv6 chuẩn[/caption] Với nhà mạng: Để kiểm tra kết nối IPv6 của nhà mạng, bạn có thể truy cập vào website http://test-ipv6.com. Đây là địa chỉ mà người dùng có thể kiểm tra được địa chỉ IP và thông tin về nhà cung cấp dịch vụ. Không những thế, địa chỉ website trên còn giúp bạn kiểm tra khả năng truy cập của những trang web đã chạy IPv6. Với cá nhân: Để kiểm tra kết nối IPv6 máy tính cá nhân, bạn có thể truy cập nhiều website khác nhau như  http://ipv6test.google.com hay http://test-ipv6.com/ .Tại đây, bạn không chỉ kiểm tra kết nối IPv6 của máy tính bạn mà còn có thể kiểm tra các thông tin cơ bản về nhà cung cấp, khả năng truy cập của các website có hỗ trợ IPv6. >>> Xem thêm: Bootstrap là gì? Hướng dẫn cách sử dụng Bootstrap chi tiết Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến IPv6 Trong quá trình tìm hiểu và sử dụng IPv6, có rất nhiều thắc mắc cần được giải đáp làm sao để có thể sử dụng IPv6 hiệu quả, đảm bảo an ninh mạng và bảo mật cá nhân. Chúng ta sẽ cùng giải đáp một số câu hỏi thường gặp về IPv6 ở phía dưới nhé! [caption id="attachment_16526" align="aligncenter" width="771"] Một số câu hỏi về IPv6[/caption] Có nên chuyển sang IPv6 không? Trước khi IPv6 ra đời, nhân loại đang sử dụng IPv4, có sức chứa khoảng 3.7 tỷ địa chỉ IP cho người dùng. Con số này nghe có vẻ nhiều tuy nhiên không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của tất cả người trên hành tinh.  Do đó, IPv6 ra đời khắc phục tình trạng thiếu hụt địa chỉ IP cho người sử dụng internet trên toàn thế giới, không những vậy nếu bạn làm việc tại một ISP, quản lý các máy chủ kết nối internet hoặc phát triển phần mềm thì IPv6 rất cần thiết. IPv6 mang đến nhiều tính năng khác nhau, nổi bật là tính năng bảo mật thông tin cho người sử dụng.Bên cạnh đó, IPv6 còn cung cấp tính xác thực an toàn hơn so với IPv4 và có công suất hoạt động tốt hơn IPv4 và hạn chế tình trạng mất dữ liệu. Trong tương lai, IPv6 sẽ thay thế cho IPv4, việc chuyển sang IPv6 là việc nên làm. Làm sao để bảo vệ được địa chỉ IP của mình? Hiện nay, có rất nhiều tội phạm mạng sau khi đánh cắp IP sẽ gây phiền hà và làm những điều có hại cho bạn. Vì vậy việc bảo vệ IP luôn được chú trọng để đảm bảo an toàn và bảo vệ cho chính mình. Hiện nay có một vài cách bảo vệ IP như sau: Thay đổi thiết lập quyền riêng tư Hiện nay, các ứng dụng cài đặt trên điện thoại của bạn chính là nguồn gốc dẫn đến bạn bị hack địa chỉ IP, đặc biệt là các ứng dụng gọi điện và nhắn tin tức thời cho phép tin tặc xem chi tiết kết nối và dễ dàng làm những điều bất lợi cho bạn. Do đó, bạn nên thiết lập chế độ riêng tư cho tất cả các ứng dụng để tránh nhận được những cuộc gọi cho ID không xác định. Điều này sẽ tạo ra rào cản an toàn để tin tắc khó tiếp cận vào quyền truy cập ID của bạn. Bảo mật bộ định tuyến Bộ định tuyến cần được bảo mật giống như các thiết bị khác. Cụ thể, bạn nên cài đặt tường lửa và phần mềm chống virus trên bộ định tuyến của bạn và luôn cập nhật chúng. Điều này sẽ giúp bạn bảo vệ được IP. Khi nào cần sử dụng IPv6? IPv6 được ra đời khi mà số lượng địa chỉ IP trên IPv4 đang bị cạn kiệt dần và không còn đủ sử dụng cho người dùng internet. Tuy nhiên IPv4 và IPv6 vẫn đang được sử dụng song song nên người dùng vẫn có thể sử dụng song song.  Tuy nhiên, IPv6 ra đời với mang đến sự bảo mật thông tin cao hơn cho người sử dụng và các chức năng tuyệt vời khác. Do đó, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc lựa chọn một trong hai địa chỉ này. Những bài viết liên quan: Bandwidth là gì? Hướng dẫn đo băng thông cực chuẩn SIP Server là gì? Toàn tập kiến thức về SIP Server từ A – Z Social Network là gì? Các kênh & Cách xây dựng Social Network Telnet là gì? List 10+ lệnh Telnet quan trọng nhất Qua bài viết trên của FPT Cloud các thông tin cơ bản về IPv6 chẳng hạn như khái niệm IPv6 là gì?, các thông tin khác về cấu trúc, thành phần, các loại IPv6 và có sự so sánh giữa IPv4 và IPv6 để lựa chọn địa chỉ sử dụng phù hợp,... Hy vọng những thông tin trên sẽ mang đến thông tin bổ ích cho bạn cũng như giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của IP trong internet để bảo vệ hiệu IP của chính mình.

Javascript là gì? Kiến thức tổng quan về Javascript từ A – Z

10:24 04/01/2022
Javascript - một ngôn ngữ vô cùng phổ biến trong lĩnh vực lập trình ngày nay. Có thể nói rằng, Javascript hay còn gọi là JS là ngôn ngữ rất thông dụng trong vài năm gần đây. Đã có khá nhiều framework ra đời và được viết bằng loại ngôn ngữ này. Từ frontend cho đến backend thì bất cứ nơi nào cũng có sự xuất hiện của JS. Một vài thông tin sau đây sẽ giúp cho bạn hiểu thêm về loại ngôn ngữ đặc biệt này. Javascript là gì? Javascript chính là một ngôn ngữ lập trình web rất phổ biến ngày nay. Javascript được tích hợp đồng thời nhúng vào HTML để hỗ trợ cho website trở nên sống động hơn. Chúng cũng đóng vai trò tương tự như một phần của website, cho phép Client-side Script từ người dùng tương tự máy chủ (Nodejs) để tạo ra những website động. [caption id="attachment_16476" align="aligncenter" width="771"] Tìm hiểu Javascript là gì?[/caption] >>> Xem thêm: HTML là gì? Tìm hiểu về ngôn ngữ HTML từ A đến Z Lịch sử phát triển của Javascript Brendan Eich chính là người đã phát triển Javascript tại Netscape với tiền thân là Mocha. Sau đó, Mocha được đổi thành LiveScript và cuối cùng mới đổi thành JavaScript. Năm 1998, JavaScript với phiên bản mới nhất là ECMAScript 2 phát hành và đến năm 1999 thì ECMAScript 3 được ra mắt.  Năm 2016, ứng dụng JavaScript đã đạt kỷ lục lên tới 92% website sử dụng, đồng thời cũng được đánh giá là một công cụ cực kỳ quan trọng đối với lập trình viên. [caption id="attachment_16442" align="aligncenter" width="771"] Quá trình phát triển của JS[/caption] Javascript hoạt động trên trang web như thế nào? Cách hoạt động của javascript là gì?  Thông thường, JavaScript sẽ được nhúng trực tiếp vào một website hoặc chúng được tham chiếu qua file .js hoặc .JavaScript.  Đây là một ngôn ngữ đến từ phía Client nên Script sẽ được download về máy client khi truy cập.  Tại đây, chúng sẽ được hệ thống xử ý. Vì vậy, bạn không cần phải tải về máy server rồi chờ cho chúng xử lý xong mới phản hồi được kết quả đến client.  Javascript dùng để làm gì? Bên cạnh việc tìm hiểu javascript là ngôn ngữ gì thì chúng được sử dụng để làm gì cũng rất quan trọng. Việc nắm bắt được mục đích của ngôn ngữ đặc biệt này sẽ giúp bạn dễ dàng sử dụng chúng hơn trong công việc. Cụ thể như sau: Thay đổi nội dung HTML: Một trong số nhiều phương thức HTML JavaScript chính là getElementById (). Chúng được sử dụng để tìm một phần tử của HTML với id =”demo" và dùng để thay đổi nội dung của phần từ (Internal HTML) sang thành “Hello JavaScript” Thay đổi giá trị thuộc tính HTML: Tổng quan về javascript còn có thể sử dụng để thay đổi các giá trị của thuộc tính. Ví dụ: thay đổi thuộc tính src (source) của tag<img>. [caption id="attachment_16422" align="aligncenter" width="771"] Công dụng của Javascript[/caption] Thay đổi kiểu HTML: Đây chính là một hoạt động biến thể của việc thay đổi thuộc tính của HTML ở trên. Ví dụ: document.getElementById(‘demo’).style.fontSize = ’35px; Ẩn các phần tử HTML: Một hoạt động tiếp theo là Javascript có thể ẩn được các phần tử HTML. Chúng có thể được thực hiện thông qua hoạt động thay đổi kiểu hiển thị các phần tử HTML. Hiển thị các phần tử HTML: Một điểm đặc biệt là JavaScript có thể hiển thị được các yếu tố HTML ẩn. Đồng thời, cũng có thể thực hiện được thông qua cách thay đổi kiểu hiển thị phần tử.  Ưu nhược điểm của ngôn ngữ lập trình Javascript  Là một ngôn ngữ lập trình rất phổ biến hiện nay, Javascript có cho mình rất nhiều ưu điểm nổi bật. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đó thì nhược điểm của ngôn ngữ lập trình này cũng cần được lưu ý. Ưu điểm Một số ưu điểm nổi bật của ngôn ngữ lập trình JavaScript như sau: [caption id="attachment_16438" align="aligncenter" width="771"] Những ưu điểm nổi trội của ngôn ngữ lập trình[/caption] Chương trình rất dễ học. Những lỗi Javascript rất dễ để phát hiện, từ đó giúp bạn sửa lỗi một cách nhanh chóng hơn.  Những trình duyệt web có thể dịch thông qua HTML mà không cần sử dụng đến một compiler. JS có thể hoạt động ở trên nhiều nền tảng và các trình duyệt web khác nhau. Được các chuyên gia đánh giá là một loại ngôn ngữ lập trình nhẹ và nhanh hơn nhiều so với các ngôn ngữ lập trình khác.  JS còn có thể được gắn trên một số các element hoặc những events của các trang web.  Những website có sử dụng JS thì chúng sẽ giúp cho trang web đó có sự tương tác cũng như tăng thêm nhiều trải nghiệm mới cho người dùng.  Người dùng cũng có thể tận dụng JS với mục đích là để kiểm tra những input thay vì cách kiểm tra thủ công thông qua hoạt động truy xuất database.  Giao diện của ứng dụng phong phú với nhiều thành phần như Drag and Drop, Slider để cung cấp đến cho người dùng một Rich Interface (giao diện giàu tính năng).  Giúp thao tác với người dùng phía Client và tách biệt giữa các Client với nhau. Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì Javascript vẫn có những nhược điểm riêng tương tự như các ngôn ngữ lập trình khác hiện nay. Cụ thể:  [caption id="attachment_16430" align="aligncenter" width="771"] Một số nhược điểm còn tồn tại[/caption] JS Code Snippet khá lớn.  JS dễ bị các hacker và scammer khai thác hơn.  JS cũng không có khả năng đa luồng hoặc đa dạng xử lý.  Có thể được dùng để thực thi những mã độc ở trên máy tính của người sử dụng.  Những thiết bị khác nhau có thể sẽ thực hiện JS khác nhau, từ đó dẫn đến sự không đồng nhất.  Vì tính bảo mật và an toàn nên các Client-Side Javascript sẽ không cho phép đọc hoặc ghi các file.  JS không được hỗ trợ khi bạn sử dụng ở trong tình trạng thiết bị được kết nối mạng.  Hướng dẫn cách viết chương trình Javascript Đối với dân lập trình, thì việc viết một chương trình JavaScript tương đối dễ dàng. Thế nhưng, đối với người mới thì việc viết một chương trình ở trên JS còn khá lạ. Vậy nên, bạn có thể viết chương trình với các bước hướng dẫn như sau: [caption id="attachment_16450" align="aligncenter" width="771"] Viết chương trình với JS như thế nào?[/caption] Cặp thẻ mở và thẻ đóng Tất cả những đoạn mã JS đều sẽ được đặt ở trong cặp thẻ đóng và mở <script></script>. Một ví dụ cụ thể dễ hiểu như sau: <script language="javascript">     alert("Hello World!"); </script>   Đặt thẻ Script ở đâu Trong JS, chúng ta có 3 cách để đặt thẻ Script phổ biến như: Internal: Viết ở trong file HTML hiện tại; External: Viết ra một file JS khác và tiếp tục import vào; Inline: Viết trực tiếp ở trong các thẻ HTML; Có 3 cách đặt thẻ script thường được sử dụng như dưới đây: Với Internal, thông thường thẻ Script sẽ được đặt ở trong thẻ <head>, tuy nhiên bạn cũng có thể đặt ở bất kỳ chỗ nào. Yêu cầu duy nhất là phải có chứa đầy đủ mở và đóng thẻ <script></script>. Bằng cách này, bạn có thể đặt phần head ở trong file HTML hiện có của mình.  Đối với External, bạn sẽ viết được các đoạn mã Javascript ra trong một file mới. Sau đó, bạn lưu phần mở rộng này với đuôi .js. Kế đến, bán ẽ sử dụng thẻ Script để import file vào. Bạn không cần đến thẻ đóng </script> vì trong file test.js đã có sự hiện diện của đuôi js. Vì vậy, trình duyệt sẽ tự động nhận dạng được đây là một file có chứa những mã Javascript.  Đối với Inline, cách sẽ sẽ cho phép bạn viết trực tiếp các đoạn mã JS vào bên trong thẻ HTML một cách nhanh chóng. Viết chương trình JavaScript Thực ra, để viết một chương trình Javascript cũng tương đối đơn giản. Khi bạn đã tìm hiểu về javascript và biết được JS là ngôn ngữ gì thì tiếp theo chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách viết chương trình đơn giản như sau: Bước 1: Bạn tạo 1 file index.html vào bất cứ vị trí nào ở trên máy tính, miễn là chúng có phần mở rộng .html. Sau đó, bạn viết một đoạn mã như hình sau:  [caption id="attachment_12578" align="aligncenter" width="771"] Đoạn mã viết chương trình[/caption] Bước 2: Bạn có thể viết mã chương trình Javascript khi click chuột vào button với id=“clickme". [caption id="attachment_12582" align="aligncenter" width="771"] Đoạn mã minh họa[/caption] Chỉ với những bước đơn giản trên là bạn đã có thể hoàn tất viết một chương trình Javascript đầu tiên của mình.  Điểm khác biệt JavaScript với ngôn ngữ lập trình khác Sở dĩ Javascript trở thành một ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất ngày nay là nhờ vào tính linh hoạt vốn có. Thực tế, có rất nhiều dân lập trình viên chuyên nghiệp lựa chọn JS làm ngôn ngữ chính và dùng những ngôn ngữ khác trong danh sách sau. Vậy, điểm khác biệt nào giữa JS với các loại ngôn ngữ này? Javascript Giúp nâng cao tính tương tác ở trên web. Script chạy ở trên những trình duyệt của người dùng thay vì việc phải chạy trên server. JS thường sử dụng thư viện của một bên thứ 3 để làm tăng thêm chức năng cho web mà không cần phải code lại từ đầu.  HTML Là một trong số những loại ngôn ngữ lập trình được sử dụng nhiều nhất trên web. Đồng thời, HTML còn giúp xây dựng nên những khối chính trong một trang web.  PHP Một ngôn ngữ phía server và khác biệt với JS chạy ở trên máy Client. PHP được sử dụng ở trong hệ quản trị nội dung nền ví dụ như WordPress. Đồng thời, PHP cũng được sử dụng với lập trình Back-end và tạo ra những kênh truyền tải thông tin hiệu quả nhất từ database.  CSS Cascading Style Sheets giúp cho webmaster xác định được styles. Đồng thời cũng định nghĩa được nhiều loại nội dung. Bạn có thể thực hiện thủ công với các yếu tố HTML. Tuy nhiên, bạn sẽ lặp đi lặp lại một thành phần mà bạn sử dụng ở các vị trí khác nhau.  Nếu bạn xem các ngôn ngữ lập trình tương tự như việc xây dựng một ngôi nhà thì HTML chính là định dạng kiến trúc của một căn nhà. CSS chính là thảm và tường để ngôi nhà được trang trí đẹp hơn.  Javascript sẽ làm tăng thêm các yếu tố tương tác ở trong nhà. Ví dụ như mở cửa hoặc bật sáng đèn. Bạn vẫn sẽ làm được web mà không cần có Javascript. Tuy nhiên, rủi ro mang đến sẽ khiến cho trang web của bạn trông như một sản phẩm của năm 1995.  >>> Xem thêm: Bootstrap là gì? Hướng dẫn cách sử dụng Bootstrap chi tiết Hướng dẫn cách nhúng JavaScript lên website Để có thể nhúng một chuỗi code Javascript lên trang web thì bạn chỉ cần gắn tag <script> là được. Cụ thể: [caption id="attachment_16418" align="aligncenter" width="771"] Cách nhúng JS lên website[/caption] <script type="text/javascript"> Your JavaScript code </script> Một quy tắc cơ bản là bạn nên gắn JS ở trong tà <header> cho website. Trừ khi mà bạn muốn JS thực thi ở một thời điểm nhất định nào đó hoặc một yếu tố cụ thể của trang web.  Ngoài ra, bạn cũng có thể lưu lại code JS ở dưới dạng một file riêng. Và mỗi khi bạn cần khi sử dụng web thì bạn có thể mở file này lên. Cụ thể, bạn có thể thêm JS vào HTML một cách trực tiếp hoặc chèn JS trong HTML thông qua một file độc lập khác.  Các công cụ được sử dụng để phát triển JavaScript IDE là tên viết tắt của cả cụm Integrated Development Environment. Đây là một môi trường được tích hợp với nhiều công cụ lẫn tiện ích khác nhau. IDE được đánh giá là một môi trường chuyên dụng dành cho những lập trình viên khi sử dụng JS. Hiện tại, những IDE đang được sử dụng rất phổ biến như sau: [caption id="attachment_16434" align="aligncenter" width="771"] Những công cụ để phát triển JS[/caption] Công cụ NotePad ++. Công cụ Visual Studio . Công cụ PHP Designer. Công cụ Dreamweaver. Công cụ Sublime Text. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng một số các công cụ chỉnh sửa của JS được đánh giá rất cao như: Công cụ Microsoft FrontPage. Công cụ Macromedia Dreamweaver MX. Công cụ Macromedia Homesite 5. Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến JavaScript Trước khi sử dụng Javascript, chắc chắn bạn sẽ có cho mình rất nhiều câu hỏi và thắc mắc. Để giúp bạn giải đáp những vấn đề này, chúng tôi đã tổng hợp một số vấn đề sau đây:  Thẻ script là gì? Thẻ Script là một công cụ được sử dụng để khai báo cho trình duyệt web biết được nội dung ở bên trong file chính là một đoạn mà JS.  Type = text/javascript là gì? Khi mà bạn khai báo thẻ Script thì sẽ có xuất hiện thuộc tính gọi là type="text/javascript. Đây chính là một tham số được sử dụng với mục đích chính là khai báo media type cho các dữ liệu nằm ở bên trong của thẻ script. Hệ thống sẽ tự mặc định là text/javascript nếu như bạn không khai báo.  Javascript có làm được backend không? Trên lý thuyết thì JS chính là một dạng ngôn ngữ Client nên bạn không thể thao tác được ở phía server. Tuy nhiên, khi mà server của bạn được cài NodeJS thì ở phía server có thể sử dụng được ngôn ngữ lập trình JS để code. Bởi lẽ, NodeJS chính là sử dụng Javascript.  Có nên học Javascript không? Nếu bạn có mong muốn đi theo lĩnh vực lập trình web, lập trình app mobile thì bạn nên học thêm các kiến thức về Javascript. Tất nhiên, bạn không chỉ học mỗi Javascript thôi mà cần phải bổ sung thêm các kiến thức về FW JS khác để hỗ trợ cho công việc của mình.  [caption id="attachment_16426" align="aligncenter" width="771"] Giải đáp những câu hỏi về Javascript[/caption] Những bài viết liên quan: GitLab là gì? Cách cài đặt, sử dụng GitLab trên các hệ điều hành Bootstrap là gì? Hướng dẫn cách sử dụng Bootstrap chi tiết Git là gì? Tìm hiểu về phần mềm Git chi tiết từ A – Z Python là gì? Tính năng & ứng dụng của ngôn ngữ lập trình Python Trên đây là toàn bộ thông tin về Javascript và cả cách viết chương trình JS một cách đơn giản nhất. Tuy nhiên, những thông tin trên đây của FPT Cloud chỉ cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về ngôn ngữ lập trình này. Nếu bạn muốn phát triển tốt hơn trong lĩnh vực này thì nên tìm hiểu sâu hơn và học kỹ hơn về ngôn ngữ lập trình.

Bootstrap là gì? Hướng dẫn cách sử dụng Bootstrap chi tiết

09:57 04/01/2022
Bootstrap là gì? Các tính năng và cách cài đặt Bootstrap thế nào? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bootstrap là một framework rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong quá trình thiết kế website. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng FPT Cloud tìm hiểu chi tiết hơn về Framework này để có thể trả lời cho câu hỏi: Có nên sử dụng Bootstrap không.  [caption id="attachment_15770" align="aligncenter" width="771"] Giải đáp thắc mắc: Bootstrap là gì cách sử dụng[/caption] Bootstrap là gì? Bootstrap là gì? Hiểu một cách đơn giản, Bootstrap một Framework bao gồm 3 thành phần cơ bản, đó là: HTML, CSS và JavaScript. Framework này được sử dụng để phát triển trang web chuẩn theo Responsive. Sử dụng Bootstrap giúp việc thiết kế web tiết kiệm nhiều thời gian và đơn giản hơn.  Bootstrap là một bộ sưu tập hoàn toàn miễn phí. Bộ sưu tập này bao gồm các mã nguồn mở và các công cụ giúp bạn có thể tạo thành một website với đầy đủ các thành phần. Bootstrap sẽ quy định sẵn các thuộc tính về kích thích, màu sắc và các chiều dài, chiều rộng của các vùng website…. Thông qua đó, designer có thể dễ dàng sáng tạo ra các website theo mong muốn nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ. Đồng thời, sử dụng Bootstrap sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian. [caption id="attachment_15802" align="aligncenter" width="771"] Hiểu một cách đơn giản, Bootstrap một Framework bao gồm 3 thành phần cơ bản[/caption] >>> Xem thêm: HTML là gì? Tìm hiểu về ngôn ngữ HTML từ A đến Z Lịch sử hình thành của Bootstrap Sau khi đã tìm hiểu Bootstrap là gì, chúng ta chắc chắn không thể bỏ qua lịch sử hình thành của Framework này. Bootstrap là Framework được nghiên cứu và phát triển bởi Mark Otto và Jacob Thornton. Đây là 2 kỹ sư tại Twitter.  Bootstrap ra mắt lần đầu tiên vào ngày 19/8/2011 trên mạng xã hội GitHub. Ban đầu, Bootstrap được thiết kế như một mã nguồn mở và có tên gọi là Twitter Blueprint.  Ngày 31/1/2012, các nhà sáng lập phát hành phiên bản thứ 2 của Bootstrap. So với phiên bản cũ, phiên bản số 2 được bổ sung thêm 12 cột giúp người dùng có thể dễ dàng tùy chỉnh và thiết kế với nhiều kích thước màn hình khác nhau. Đến ngày 19/8/2013, phiên bản thứ 3 của Bootstrap được ra đời. Đây là phiên bản đầu tiên có giao diện dành cho điện thoại thông minh. Chính nhờ sự thay đổi này đã giúp Bootstrap tạo nên sự đột phá và đứng thứ 1 trên Bảng xếp hạng các dự án của GitHub.  Vào tháng 10/2014, các nhà phát triển tiếp tục nâng cấp và công bố phiên bản thứ 4 của Bootstrap. Tháng 8/2015, Bootstrap 4 giới thiệu phiên bản Alpha đầu tiên. Hiện nay, Bootstrap đang ở phiên bản 4.5. Trải qua gần 10 năm phát triển, Bootstrap vẫn luôn là framework nổi tiếng nhất trong lĩnh vực thiết kế web. Lượng người dùng và tìm hiểu Bootstrap là gì luôn cực kỳ cao. Đây cũng là framework được rất nhiều developer đánh giá cao và tin dùng.  [caption id="attachment_15798" align="aligncenter" width="771"] Hiện nay, Bootstrap đang ở phiên bản 4.5.[/caption] Có nên dùng Bootstrap không?  Bootstrap là framework được tin tưởng và lựa chọn bởi nhiều kỹ sư công nghệ. Trong quá trình tìm hiểu Bootstrap là gì, nhiều người thường thắc mắc: có nên dùng Bootstrap không? Câu trả lời cho câu hỏi này chắc chắn là có, bởi một số lý do sau: Dễ dàng thao tác Bootstrap có cơ chế hoạt động mở, thông qua các mã nguồn như HTML, CSS, Javascript… Điều này giúp người dùng dễ dàng thao tác, thực hiện nếu có kiến thức cơ bản về 3 loại mã nguồn này. Chỉ với vài thao tác, các nhà phát triển website đã có thể dễ dàng thay đổi và chỉnh sửa theo mong muốn. Có thể tùy chỉnh dễ dàng  Khi tìm hiểu Bootstrap là gì, chúng ta đã biết, Bootstrap được tạo ra từ các mã nguồn mở. Điều này cho phép người dùng có thể dễ dàng tùy chỉnh các thuộc tính và phần tử trên website. Đặc biệt, do không phải tải mã nguồn mở về máy nên sử dụng Bootstrap sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều dung lượng lưu trữ.  Chất lượng sản phẩm đầu ra hoàn hảo Bootstrap là framework được tạo ra bởi các lập trình viên giỏi hàng đầu thế giới. Đồng thời, công cụ này cũng được thử nghiệm trên nhiều thiết bị, nhiều trường hợp trước khi chính thức đưa vào sử dụng. Điều này giúp bạn hoàn toàn có thể yên tâm về sản phẩm được tạo ra bởi Bootstrap.  [caption id="attachment_15786" align="aligncenter" width="771"] Bootstrap là framework được tin tưởng và lựa chọn bởi nhiều kỹ sư công nghệ[/caption] Độ tương thích cao Trong quá trình tìm hiểu Bootstrap là gì và lịch sử framework này, chúng ta đã biết, các phiên bản Bootstrap thường xuyên được nâng cấp để tương thích với mọi nền tảng và trình duyệt. Điều này đem tới cho người dùng những trải nghiệm hài lòng và ấn tượng.  Trong trường hợp người dùng sử dụng Grid System cùng bộ xử lý Less và Sass, Bootstrap sẽ ưu tiên hỗ trợ cho các thiết bị di động. Công cụ này giúp việc thiết kế của bạn dễ dàng hơn rất nhiều. Bootstrap sẽ tự động điều chỉnh kích thước, giao diện web để phù hợp với khung hình Browser của bạn. Dù dùng máy tính bàn/laptop hay tablet, bạn cũng có thể dễ dàng theo dõi và thiết kế website của mình.  3 File chính của Bootstrap Bootstrap là một công cụ có nhiều ưu điểm, rất dễ sử dụng. Ngay cả những developer mới cũng có thể dễ dàng khám phá, tìm hiểu và áp dụng Bootstrap vào việc thiết kế trang web. Để việc sử dụng Bootstrap hiệu quả, bên cạnh việc tìm hiểu Bootstrap là gì, chúng ta cũng cần hiểu rõ các file chính của Bootstrap.  Bootstrap.CSS Bootstrap CSS là một framework có dạng CSS, được sử dụng để quản lý và sắp xếp bố cục của website mà bạn đang thiết kế. Nếu HTML quản lý cấu trúc của website và nội dung web thì CSS lại có nhiệm vụ xử lý bố cục. Vì thế, trong Bootstrap, hai cấu trúc này luôn đi kèm với nhau, giúp việc thiết kế web của designer dễ dàng hơn rất nhiều.  Với Bootstrap CSS, bạn sẽ không cần mất nhiều thời gian hay chỉnh sửa thủ công cho các thiết kế nhỏ. Thay vào đó, chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn đã có thể tạo ra giao diện thống nhất trên nhiều trang web khác nhau. Bootstrap không giới hạn vấn đề này. Đặc biệt, CSS hiện đã cho phép bạn định dạng cả bảng và bố cục hình. Cùng với đó là việc định dạng kiểu văn bản. Vì thế, bạn có thể sẽ mất thời gian để chờ đợi CSS ghi nhớ và khai báo các bộ chọn.  [caption id="attachment_15794" align="aligncenter" width="771"] Để việc sử dụng Bootstrap hiệu quả, bạn cần hiểu rõ 3 file chính của công cụ này[/caption] Bootstrap.JS Nếu Bootstrap CSS có nhiệm vụ quản lý bố cục Website thì Bootstrap JS lại có trách nhiệm chứa file JavaScript. Đây là thành phần phụ trách việc tương tác của website và là phần có vai trò quan trọng hàng đầu, là cốt lõi của công cụ Bootstrap.  Để giúp người dùng nhanh chóng thiết kế thành công và tiết kiệm thời gian hơn, các nhà sáng lập đã sử dụng jQuery. Đây là một mã nguồn mở, bao gồm thư viện JavaScript, giúp người dùng có thể dễ dàng thêm các chức năng vào website mình đang thiết kế.  Cụ thể, sử dụng jQuery sẽ giúp người dùng: Loại trừ dữ liệu từ các vị trí được cài đặt. Tạo ra các tiện ích thông qua Plugin JavaScript.  Tạo hình động thông qua các thuộc tính CSS.  Giúp người giúp có thể thêm các tính năng động vào website.  Glyphicons Khi thực hiện thiết kế giao diện website, chắc chắn không thể thiếu Glyphicons. Đây là file có chức năng liên kết dữ liệu, quản lý và liên kết các hành động của người dùng. Ngoài ra, Glyphicons còn có kho icon cực khủng, giúp bạn làm nổi bật website và giúp website trở nên bắt mắt hơn.  [caption id="attachment_15806" align="aligncenter" width="771"] Khi thực hiện thiết kế giao diện website, chắc chắn không thể thiếu Glyphicons[/caption] Tính năng của Bootstrap Sau khi tìm hiểu Bootstrap là gì và biết về các file chính của Bootstrap, chúng ta đã biết, Framework này gồm có 3 file chính. Các file trong Bootstrap đã được nén lại, giúp người dùng dễ dàng tải, sử dụng và lưu trữ.  Ngoài ra, công cụ này cũng được thiết kế dưới dạng Module nên có thể dễ dàng tích hợp với nhiều loại mã nguồn mở, nổi tiếng, quen thuộc như WordPress, Joomla, Magento…. Bootstrap cũng có rất nhiều tính năng nổi bật khác như:  Cho phép người dùng truy cập vào thư viện: Thư viện của Bootstrap rất đa dạng với nhiều thành phần để người dùng dễ dàng thiết kế, tạo thành giao diện website. Người dùng có thể dễ dàng sử dụng font, typography, form, table, grid… để thiết kế một website như mong muốn.  Cho phép tùy chỉnh Framework: Với Bootstrap bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh Framework. Sau đó tải Framework về về tùy chỉnh tại khung của website đang được xây dựng.  Tái sử dụng: Bạn cũng có thể lưu trữ và sử dụng các thành phần đã được thiết kế cho những website tiếp theo.  Tích hợp Jquery: Như đã giới thiệu ở trên, Bootstrap được tích hợp jQuery, giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian thiết kế, code và lập trình trang web.  Giảm thiểu sử dụng hình ảnh làm biểu tượng, tăng tốc độ tải trang: Người dùng có thể sử dụng file Glyphicons, lựa chọn các biểu tượng, giúp tăng tính thẩm mỹ cho website và tăng tốc độ tải của trang web.   [caption id="attachment_15818" align="aligncenter" width="771"] Tìm hiểu về bootstrap 4 là vấn đề được nhiều người quan tâm[/caption] Cách cài đặt Bootstrap chi tiết Với nhiều ưu điểm nổi trội, Bootstrap là công cụ bạn không thể bỏ qua. Chính vì thế, sau khi đã tìm hiểu Bootstrap là gì, nhiều người thường mong muốn và tìm cách tải công cụ này. Vậy làm thế nào để cài đặt và sử dụng framework này? Dưới đây là 2 cách tải cơ bản giúp bạn tải Bootstrap về web hosting.  Tải trực tiếp từ trang cung cấp Cách đầu tiên để tải Bootstrap đó là thực hiện download trực tiếp tại trang chủ của framework này tại địa chỉ getbootstrap.com. Đây là cách làm được rất nhiều người thực hiện khi tìm hiểu Bootstrap là gì và cách tải Bootstrap.  Sau khi tải về thành công, bạn sẽ thấy có 2 thư mục có tên là JS và CSS. Đây cũng là 2 trong 3 file chính của Bootstrap. Để cài đặt vào web hosting, bạn cần giải nén 2 file này. Bạn có thể sử dụng giao thức FTP để thực hiện việc tải. Đồng thời, FTP cũng giúp người dùng có thể trao đổi giữ liệu giữa máy tính và web hosting. Vì thế, rất nhiều người đã dùng FTP để kết nối máy tính cá nhân với web hosting, giúp quá trình làm việc đơn giản và thuận tiện hơn.  Chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã có thể tải công cụ này về máy và sử dụng để thiết kế website nhanh chóng, dễ dàng. Sau khi tải về thành công, bạn có thể nhúng Bootstrap vào website bởi đây là phiên bản đã được biên dịch sẵn.  [caption id="attachment_15814" align="aligncenter" width="771"] Tải trực tiếp từ trang cung cấp[/caption] Tải qua CDN Bootstrap Bên cạnh việc tải Bootstrap thông qua website của nhà cung cấp, người dùng cũng có thể tải công cụ này từ CDN. Đây là cách tải được nhiều người áp dụng trong trường hợp không muốn lưu trữ Bootstrap trên web hosting của mình.  Bên cạnh việc tìm hiểu Bootstrap là gì, bạn cũng cần tìm hiểu CDN là gì. Hiểu một cách đơn giản, CDN là viết tắt của từ Content Delivery Network, tức là trang mạng phân phối các nội dung.  CDN được các nhà phát triển Bootstrap sử dụng để nhúng công cụ này. Qua đó giúp tiết kiệm băng thông và giúp việc tích hợp cùng mã nguồn như JavaScript, CSS, thư viện jQuerry… dễ dàng hơn. Điều này giúp nâng cao trải nghiệm người dùng, giúp website có nhiều tính năng hơn, hiện đại hơn và có thể giúp rút ngắn thời gian tải trang. [caption id="attachment_15790" align="aligncenter" width="771"] CDN là viết tắt của từ Content Delivery Network, tức là trang mạng phân phối các nội dung.[/caption] Hướng dẫn cách nhúng Bootstrap vào HTML Cùng với việc tìm hiểu Bootstrap là gì, chắc chắn không thể thiếu việc tìm hướng dẫn cách nhúng Bootstrap vào HTML nếu bạn muốn sử dụng công cụ này. Để nhúng Framework này vào HTML, bạn có thể thực hiện theo 2 cách sau: Cách 1: Nhúng từ liên kết của Bootstrap Cách thứ 1, nhúng từ liên kết của Bootstrap. Liên kết của Bootstrap sẽ cung cấp cho bạn các đường link có sẵn, bạn chỉ cần sử dụng các đường link này để nhúng trực tiếp và website mình đang thiết kế. Tuy nhiên, cách làm này có thể khiến website tải chậm hơn do phải kết nối với các website khác.  Cách 2: Nhúng bằng cách tự Host Nếu không muốn website của mình tải chậm hơn, bạn có thể nhúng Bootstrap bằng cách tự host. Cách làm này sẽ mất thời gian và khó khăn hơn đối với những người lần đầu tìm hiểu Bootstrap là gì. Tuy nhiên, cách nhúng này giúp website được tối ưu hơn, tải nhanh hơn.  Bạn có thể tự host bằng tệp tin index.html: [caption id="attachment_15810" align="aligncenter" width="771"] Nhúng từ liên kết của Bootstrap[/caption] Thông tin về Bootstrap 4 chi tiết Bootstrap 4 là phiên bản mới nhất của framework này. Ngay từ khi ra mắt, Bootstrap 4 đã được người dùng đánh giá cao và yêu thích.  Đặc điểm nổi bật Bootstrap 4 So với các phiên bản cũ, Bootstrap 4 được nâng cấp thêm một số tính năng mới, nổi bật như:  File Bootstrap CSS có dung lượng nhỏ hơn. Với các phiên bản trước, Bootstrap min CSS có dụng lượng 121Kb. Tuy nhiên, ở Bootstrap 4, file này chỉ còn 88kB.  Người dùng có nhiều khả năng tùy biến hơn do Bootstrap 4 đã sử dụng Sass để thay thế Less.  Hiện nay, hầu hết các website thường bị lỗi khi hiểu thị tại IE8. Vì thế, Bootstrap 4 đã đổi từ px sang EM hoặc REM. Qua đó giúp thay đổi kích thước website phù hợp với tùng giao diện, kích thước ứng dụng mà không làm ảnh hưởng tới cấu trúc sang web của bạn.  Ngoài ra, Bootstrap cũng hỗ trợ người dùng Flexbox. Đây là một tiêu chí quan trọng khi tìm hiểu Bootstrap là gì. Sự thay đổi này giúp các nhà phát triển của dễ dàng và linh hoạt thay đổi, sắp xếp các phần tử có trên website. Chỉ cần thông qua một vài dòng lệnh, bạn đã có thể dễ dàng sắp xếp website theo mong muốn của mình. Cuối cùng, Bootstrap 4 đã bổ sung các class mới, nhiều tiện ích hơn so với các phiên bản trước đây. [caption id="attachment_15778" align="aligncenter" width="771"] Bootstrap 4 là phiên bản mới nhất của framework Bootstrap[/caption] >>> Xem thêm: Firebase là gì? Ưu nhược điểm & Các dịch vụ của Firebase Hướng dẫn sử dụng Bootstrap 4 Với nhiều tính năng mới, nổi bật, Bootstrap là phiên bản bạn không thể bỏ qua khi tìm hiểu Bootstrap là gì và sử dụng công cụ này. Để sử dụng Bootstrap, bạn có thể thực hiện các công cụ sau:  Thêm HTML doctype Bootstrap 4 được các nhà sáng lập thiết kế để sử dụng HTML và file CSS. Vì thế, để có thể sử dụng phiên bản mới này, bạn cần bổ sung HTML5 Doctype. Hãy đảm bảo Bootstrap 4 đã được cài đặt vào máy của bạn. Sau đó bổ sung HTML5 ở đầu trang.  Bootstrap 4 mobile first Phiên bản mới nhất của Bootstrap sẽ cho phép người dùng sử dụng trên các thiết bị di động. Để việc thay đổi kích thước website chính xác và nhanh chóng hơn, phù hợp với khung hình browser, người dùng cần thêm mẻ <meta> bên cạnh <head> bằng cách:  Thiết lập chiều rộng trang web bằng lệnh: Width = device-width. Lúc này, chiều rộng website sẽ tự động thay đổi phù hợp với giao diện browser mà không làm phá vỡ cấu trúc website.  Thu phóng trang web bằng lệnh: Initial-scale = 1 Bootstrap 4 containers Bên cạnh Bootstrap là gì, việc tìm hiểu Bootstrap 4 containers là gì cũng rất quan trọng. Để việc sử dụng website sau khi thiết kế hiệu quả nhất, bạn cần dùng Bootstrap để bọc các nội dung website. Cụ thể:  Containers class giúp tạo ra chiều rộng phù hợp với các nội dung của website. Container Fluid Class giúp cung cấp containers có chiều rộng đầy đủ nhất, phù hợp với khung hình Browser.   [caption id="attachment_15782" align="aligncenter" width="771"] Bootstrap hướng dẫn sử dụng là thông tin bạn không thể bỏ qua[/caption] Bootstrap 4 Grid System Bootstrap 4 Grid System là công cụ giúp tạo ra sự tương thích giữa Bootstrap với giao diện. Điều này giúp giao diện website hiển thị dưới dạng lưới gồm 12 cột. Mỗi cột sẽ tương ứng với từng độ phân giải của thiết bị. Chẳng hạn như các thiết bị máy tính, điện thoại, tablet… Điều này giúp bạn dễ dàng điều chỉnh website phù hợp với từng thiết bị. Bên cạnh việc tìm hiểu Bootstrap là gì và ứng dụng Bootstrap để thiết kế website, để có một website chất lượng nhất, hoàn chỉnh nhất, bạn cũng có thể tham khảo thêm các công cụ hỗ trợ lưu trữ dữ liệu website giá thuê server.  Những bài viết liên quan: Git là gì? Tìm hiểu về phần mềm Git chi tiết từ A – Z Python là gì? Tính năng & ứng dụng của ngôn ngữ lập trình Python Tìm hiểu cấu trúc lệnh Find trong Linux và các cách sử dụng Reactjs là gì? Dùng để làm gì? Tìm hiểu về Reactjs từ A – Z Trên đây là các thông tin về framework Bootstrap. Hy vọng qua bài viết của chúng tôi, bạn đã hiểu Bootstrap là gì và các file chính, cách sử dụng, cài đặt Bootstrap. Nếu mong muốn tìm một công cụ thiết kế web đơn giản, hữu ích, Bootstrap sẽ là lựa chọn tuyệt vời bạn không thể bỏ qua.

CMS là gì? Các phần mềm CMS phổ biến nhất 2022

17:04 31/12/2021
CMS là một giải pháp giúp người dùng quản lý các vấn đề về nội dung trên website và blog cá nhân. Hiện nay, CMS được nhiều doanh nghiệp sử dụng để có thể tiết kiệm được chi phí và thời gian xây dựng website. Vậy CMS là gì? CMS có những chức năng gì và gồm những loại nào? Thông qua bài viết dưới đây, FPT Cloud sẽ cung cấp thêm cho bạn một số thông tin về hệ thống này. CMS là gì? CMS là một giải pháp giúp người quản trị các nội dung trên website. Thuật ngữ này thường được sử dụng nhiều trong các hoạt động vận hành và quản lý một trang web. Vậy CMS là gì? Khái niệm và ý nghĩa của CMS CMS là gì? CMS có tên đầy đủ là Content Manager System. Đây là một hệ quản trị giúp người dùng quản lý và chỉnh sửa mọi nội dung trên website. Qua hệ thống này, quản trị viên có thể độc lập vận hành mọi thứ của web bao gồm hình ảnh, âm thanh, text,... mà không cần đến sự trợ giúp của chuyên viên lập trình. Từ đó giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian quản lý, chi phí vận hành và bảo trì. [caption id="attachment_14686" align="aligncenter" width="771"] Khái niệm: CMS là gì?[/caption] Lịch sử phát triển của CMS Trước khi xuất hiện CMS, nếu muốn thay đổi nội dung, các doanh nghiệp cần thực hiện các thao tác thông qua code. Việc này khá rắc rối, phức tạp cũng như đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định. Để giải quyết vấn đề này thì vào năm 2003, Malt đã cho ra mắt WordPress - phần mềm CMS đầu tiên trên toàn cầu. Với sự ra đời của WordPress, các doanh nghiệp đã có thể thay đổi nội dung trên web, blog một cách dễ dàng hơn. Những năm sau đó phần mềm này không ngừng được cải tiến để mang đến cho người dùng những trải nghiệm tốt hơn. Tiếp đó một số phần mềm CMS nữa cũng được sáng chế tạo nên những bước ngoặt lớn cho việc xây dựng và quản lý website. Hiện nay, với sự phát triển của các phần mềm thì CMS là hệ quản trị nội dung được sử dụng nhiều nhất. >>> Xem thêm: Loopback là gì? Tìm hiểu về địa chỉ ip loopback từ A – Z Chức năng của hệ thống CMS là gì? Các chức năng của hệ thống CMS chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ quản lý từ nội dung, việc xây dựng web cho đến thành phần nhân lực. Vậy chức năng cụ thể của hệ thống CMS là gì? [caption id="attachment_14722" align="aligncenter" width="771"] Các chức năng chính của phần mềm cms là gì[/caption] Quản lý nội dung Với hệ quản trị CMS, bạn có thể chỉnh sửa, thêm hoặc bớt nội dung một cách đơn giản. Nếu bạn phát hiện ra lỗi sai, muốn thay đổi thông tin hoặc update nội dung của những bài viết đã lỗi thời thì CMS vẫn có thể thực hiện được với thao tác đơn giản. [caption id="attachment_36609" align="aligncenter" width="800"] CMS giúp người dùng quản lý mọi nội dung trên website[/caption] Quản lý tài nguyên Người dùng có thể quản lý mọi tài nguyên website thông qua CMS bao gồm sitemap, version, các loại tệp, tài liệu,... Bên cạnh đó, bạn có thể đưa bất kỳ nội dung nào lên website dưới dạng nhiều hình thức như văn bản, hình ảnh, video,... và chúng sẽ được lưu trữ mãi mãi trên web. Quản lý người dùng và quyền truy cập Chức năng này của CMS giúp bạn có thể dễ dàng thêm người vào đội ngũ quản lý nội dung trên website. Bên cạnh đó, bạn có thể hạn chế quyền truy cập, sửa đổi của họ đối với một số phần quan trọng trên web và theo dõi toàn bộ lịch sử hoạt động của từng người. Điều này giúp quản trị viên phân chia công việc cho các nhân viên một cách khoa học và dễ dàng hơn. [caption id="attachment_36610" align="aligncenter" width="800"] CMS có chức năng quản lý người dùng và quyền truy cập[/caption] Tối ưu hóa SEO Chức năng rất quan trọng tiếp theo của CMS đó là tối ưu hóa SEO. CMS cung cấp các tính năng tích hợp và các tiện ích bổ sung giúp bạn có thể tối ưu trang web của mình trên các công cụ tìm kiếm. Cụ thể, bạn có thể tùy chỉnh tiêu đề trang và meta, chọn cấu trúc SEO thân thiện với URL, điều hướng Breadcrumb,... Hỗ trợ đa ngôn ngữ Theo một nghiên cứu đã chỉ ra rằng hơn 75% người dùng Internet trên toàn cầu không sử dụng Tiếng Anh để giao tiếp và mong muốn nội dung có thể được dịch sang ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Nhận thấy được điều này, CMS đã được tích hợp thêm chức năng hỗ trợ đa ngôn ngữ. CMS có thể nhập và xuất văn bản dưới dạng XML hoặc các định dạng tiêu chuẩn khác. Điều này giúp cho việc dịch thuật trở nên đơn giản hơn bằng cách cho phép người dùng nhập và xuất văn bản ở dạng chuẩn hóa. Ngoài ra, CMS còn hỗ trợ Unicode nhằm đảm bảo trang web của bạn hiển thị được những ngôn ngữ có ký tự phức tạp. [caption id="attachment_36611" align="aligncenter" width="800"] CMS có chức năng hỗ trợ đa ngôn ngữ[/caption] Cung cấp giao diện quản trị dễ sử dụng Hầu hết các phần mềm CMS phổ biến đều cung cấp một mẫu template được thiết kế sẵn. Nhờ đó mà người dùng có thể dễ dàng tùy chỉnh giao diện trang web của mình, giúp tiết kiệm thời gian. Với CMS, bạn còn có thể tham gia vào việc quản trị và chỉnh sửa website ở bất kỳ thiết bị hoặc IoT nào miễn là có kết nối Internet. Ngoài ra, CMS còn được trang bị một bảng điều khiển single dashboard hoặc control panel. Điều này giúp người dùng có thể tùy ý truy cập nội dung, chủ đề, plugin, cài đặt trang web của mình. >>> Xem thêm: Thuê máy ảo VPS và Bảng Giá Thuê Máy Chủ Ảo VPS Tốc Độ Cao, Uy Tín CMS gồm những loại nào? Hiện nay, CMS được chia thành 3 loại chính bao gồm CMS Open Source, CMS tự code hoặc dùng Framework và CMS mất phí. Vậy đặc điểm cụ thể của từng CMS này là gì? CMS Open Source CMS Open Source còn được gọi với tên khác là CMS mã nguồn mở. Đây là một loại CMS miễn phí và có cách sử dụng đơn giản. Ngay sau khi bạn cài đặt CMS Open Source này lên máy chủ thì tất cả các tính năng cơ bản sẽ được hiển thị đầy đủ. Một số tính năng tiêu biểu có thể kể đến là quản lý trang, bài viết, tài khoản, quản lý liên kết, tag, cấu hình,... Ngoài ra, CMS này còn đáp ứng được một số tính năng nâng cao mà bạn muốn có ở bên thứ ba. [caption id="attachment_36612" align="aligncenter" width="800"] CMS Open Source có cách sử dụng đơn giản và có đầy đủ các tính năng[/caption] CMS tự code hoặc dùng Framework Với CMS tự code hoặc dùng Framework, bạn cần phải xây dựng lại mọi thứ từ đầu bao gồm việc lập trình, viết code cho phần FrontEnd và BackEnd của hệ thống website. Điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian, công sức và chi phí. Nhưng đổi lại bạn có thể xây dựng được một trang web độc nhất. Bên cạnh đó, bạn có thể thay đổi linh hoạt mọi quy trình và yêu cầu theo mong muốn của mình. CMS mất chi phí Loại CMS này được cung cấp bởi các đơn vị sản xuất và kinh doanh dịch vụ CMS. Với CMS này, mọi việc đã được lập trình sẵn, bạn chỉ cần mua license, đóng phí support hàng năm là đã có thể yên tâm làm nội dung và bán hàng trên web. Tất cả những việc như vận hành, sửa lỗi và nâng cấp hệ thống đều do đơn vị cung cấp tiến hành làm hết. Ngoài ra, CMS mất phí hoạt động vô cùng ổn định và được trang bị nhiều tính năng hấp dẫn. [caption id="attachment_36613" align="aligncenter" width="800"] CMS mất phí có tính ổn định cao với nhiều tính năng hấp dẫn[/caption] Top 10 phần mềm CMS phổ biến Hiện nay, hầu hết mọi website đều sử dụng hệ quản trị nội dung CMS. Trong đó, mỗi trang web sẽ sử dụng một phần mềm CMS riêng. Dưới đây là top 10 nền tảng CMS được sử dụng nhiều nhất: WordPress WordPress là CMS phổ biến nhất hiện nay, chiếm khoảng hơn 40% thị phần. WordPress là một CMS Open Source sử dụng 2 ngôn ngữ lập trình MySQL và PHP. Do đó, bạn có thể tự do sáng tạo và phát triển trang web mà không cần trả bất kỳ chi phí gì. Phần mềm này sẽ phù hợp với những dự án phi lợi nhuận, người mới tập xây dựng web, người viết blog,... Ngoài ra, cộng đồng sử dụng WordPress rất đông nên các phiên bản mới cũng liên tục được update. Nếu theo dõi các cộng đồng này, bạn sẽ có thể tìm được thêm những plugin hoặc những bản cập nhật tốt hơn. Drupal Drupal cũng là một CMS Open Source và được xây dựng trên ngôn ngữ PHP. Phần mềm CMS này thường được sử dụng với các trang web quy mô trung bình hoặc lớn hoạt động lĩnh vực tin tức và thương mại điện tử. Một số web đang sử dụng Drupal gồm BBC, The White House, The University of Oxford,... Joomla Joomla được phát hành vào năm 2005, là một CMS mã nguồn mở và được viết bằng ngôn ngữ PHP. Phần mềm CMS này có cách sử dụng khá đơn giản, bạn có thể dễ dàng tự vận hành website mà không cần đến sự trợ giúp của các chuyên gia. Joomla trang bị tới 9 công cụ chỉnh sửa nội dung và chỉnh sửa WYSIWYG giúp người dùng tạo lập nội dung nhanh chóng. [caption id="attachment_36614" align="aligncenter" width="800"] Joomla là một phần mềm CMS được ra đời vào năm 2005[/caption] Magento Magento được tạo lập chủ yếu để phục vụ cho các website thương mại điện tử. Đây là một phần mềm CMS được viết bằng ngôn ngữ PHP và có độ bảo mật cao. Hiện nay Magento có 2 phiên bản chính đó là Magento Open Source (miễn phí) và Magento Commerce (trả phí). Shopify Shopify là một phần mềm CMS có trả phí với nhiều gói khác nhau. Shopify được xây dựng chủ yếu cho các mục đích tiếp thị. Ngoài ra, phần mềm này được trang bị một số tính năng hữu ích giúp nội dung thân thiện với SEO và giúp người dùng xuất nội dung một cách nhất quán hơn. [caption id="attachment_36615" align="aligncenter" width="800"] Shopify là một phần mềm CMS mất chi phí với nhiều tính năng hấp dẫn[/caption] Squarespace Tính đến năm 2021, Squarespace chiếm khoảng hơn 4% thị phần, đứng thứ 3 sau WordPress và Wix trong danh sách những phần mềm CMS được sử dụng nhiều nhất. Đây là một phần mềm trả phí với 4 gói cơ bản là cá nhân, doanh nghiệp, thương mại cơ bản và thương mại nâng cao. Wix Wix chiếm khoảng 7,17% thị phần CMS, được ra đời vào năm 2006. Wix sẽ phù hợp với những doanh nghiệp hoặc cá nhân không có nhiều ngân sách và kinh nghiệm trong việc xây dựng website. Nguyên nhân là bởi phần mềm CMS này có cách sử dụng khá đơn giản. CMS Wix sử dụng trình chỉnh sửa kéo và thả để tạo các website có giao diện trực quan. [caption id="attachment_36616" align="aligncenter" width="640"] Wix phù hợp với những cá nhân và doanh nghiệp không có ngân sách và kinh nghiệm[/caption] Weebly Weebly ra đời vào năm 2007. Đây là một giải pháp tuyệt vời cho những ai đang muốn xây dựng một website chuyên nghiệp mà không có nhiều kinh nghiệm. Phần mềm này mang tới cho bạn nhiều tính năng và tài nguyên hấp dẫn để có thể phát triển web từ cơ bản đến nâng cao. Một số website đang sử dụng phần mềm CMS này bao gồm The Box Brothers, The Whisky Ball, Brighton Secondary School Music,... Ghost Ghost là một phần mềm CMS Open Source nên bạn sẽ không phải mất phí khi sử dụng. Ghost sở hữu nhiều ưu điểm như có giao diện đẹp mắt, cách cài đặt cực kỳ đơn giản và có hỗ trợ lịch đăng bài viết. Tuy nhiên, phần mềm lại có một số nhược điểm khiến người dùng khó chịu như khá ít theme, hỗ trợ Tiếng Việt kém, dữ liệu bị phân tán, khó kiểm soát, khi chỉnh sửa giao diện phải restart. [caption id="attachment_36617" align="aligncenter" width="800"] Ghost là một phần mềm CMS Open Source[/caption] Typo3 Typo3 là phần mềm CMS được lập trình trên ngôn ngữ PHP. CMS này có thể chạy trên máy chủ website là Apache và IIS. Bên cạnh đó, Typo3 có thể chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau như Microsoft, Mac OS, Linux,... Những lợi ích khi sử dụng CMS Hệ quản trị CMS là một công cụ giúp người dùng quản lý nội dung trên website. Hiện nay, CMS được sử dụng nhiều hơn hẳn so với ECM và WCMS vì mang đến nhiều lợi ích hơn. Vậy lợi ích của CMS là gì? Giảm thiểu chi phí vận hành Bằng cách sử dụng CMS, người dùng sẽ tiết kiệm được chi phí nhân sự cho việc quản trị và chi phí cho Online Marketing. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ không cần phải thuê lập trình viên, coder để vận hành website. Người dùng có thể tự chỉnh sửa, phân loại doanh mục, thay đổi giao diện hiển thị và nhiều thiết lập phức tạp khác trên web. [caption id="attachment_36618" align="aligncenter" width="800"] CMS giúp các doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí vận hành website[/caption] Tiết kiệm thời gian và nỗ lực trong quản lý nội dung Khi sử dụng CMS, việc quản lý nội dung trên web sẽ được diễn ra vô cùng đơn giản. Bạn có thể theo dõi các số liệu về website bao gồm số bài đăng, số lượng sản phẩm, số lượt chia sẻ, số lượng truy cập,... Song song đó, bạn có thể dễ dàng tạo, chỉnh sửa và xuất bản nội dung. Đặc biệt, CMS còn có chức năng lưu trữ các bản nội dung chưa hoàn thành, quản lý quyền truy cập, đăng bài,... Điều này giúp cho người dùng tự chủ hơn trong việc kiểm soát và duy trì nội dung trên website. Cải thiện khả năng tương tác với người dùng Hiện nay, hệ thống CMS đã tối ưu hóa trên các thiết bị di động. Điều này đồng nghĩa với việc CMS tương thích với mọi thiết bị miễn là có kết nối Internet. Nhờ đó mà những nội dung đăng tải trên website có thể tiếp cận được với nhiều người dùng hơn. Ngoài ra, mục FQA có trên CMS giúp doanh nghiệp giải đáp mọi thắc mắc và yêu cầu của người dùng kịp thời, từ đó cải thiện khả năng tương tác với người dùng. [caption id="attachment_36619" align="aligncenter" width="800"] CMS giúp cải thiện khả năng tương tác của web với người dùng[/caption] Tăng cường tính linh hoạt và mở rộng của website CMS giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với nhiều hình thức tiếp thị khác nhau bao gồm Email Marketing, Google Ads, content,... để quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả. Mặt khác, hệ thống CMS cho phép nhiều người dùng cùng chỉnh sửa một nội dung trên cùng một giao diện dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều này giúp cho doanh nghiệp quản lý nội dung một cách nhất quán và linh hoạt hơn. >>> Xem thêm: Firebase là gì? Ưu nhược điểm & Các dịch vụ của Firebase Những lưu ý khi sử dụng CMS Bên cạnh việc biết được CMS là gì, chức năng và lợi ích thì bạn cần phải lưu ý một số vấn đề khi sử dụng hệ thống này. Dưới đây là một số lưu ý khi dùng CMS: Chọn đúng CMS phù hợp với mục đích sử dụng Nếu bạn là một người không có kiến thức về lập trình thì nên chọn một CMS dễ dàng chỉnh sửa và tạo nội dung. Bên cạnh đó, bạn cần xác định một số yếu tố như các chức năng cần thiết cho web, giao diện, loại thiết kế, chi phí,... Những yếu tố này sẽ giúp bạn chọn được loại CMS phù hợp với mục đích sử dụng và có giá thành hợp lý hơn. [caption id="attachment_36620" align="aligncenter" width="800"] Nên lựa chọn CMS theo mục đích sử dụng[/caption] Thường xuyên cập nhật và bảo mật CMS Thường xuyên cập nhật các phần mềm CMS sẽ giúp bạn quản trị nội dung trên web một cách tốt hơn. Nguyên nhân là bởi tùy theo từng version thì CMS có thể được tích hợp thêm nhiều chức năng mới giúp người dùng tiết kiệm được thời gian và công sức trong việc quản trị nội dung. Việc cập nhật thường xuyên CMS còn giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo mật. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp của bạn có đủ ngân sách thì nên sử dụng tường lửa cho ứng dụng web. Điều này sẽ cung cấp cho CMS một lớp bảo vệ bổ sung. Sử dụng các plugin và theme có nguồn gốc đáng tin cậy Các plugin và theme lậu có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro về bảo mật. Bạn nên lựa chọn plugin và theme ở những trang web uy tín để đảm bảo rằng CMS được bảo vệ một cách tốt nhất và cải thiện tốc độ load trang cho web. [caption id="attachment_36621" align="aligncenter" width="800"] Nên sử dụng plugin và theme có nguồn gốc rõ ràng[/caption] Thông thường, những plugin và theme chất lượng tốt thì thường có giá thành cao, nhiều chức năng, được cập nhật thường xuyên, số lượt cài đặt nhiều,... Bạn hãy dựa vào những yếu tố này để có thể lựa chọn được loại an toàn và phù hợp nhất. Thực hiện sao lưu định kỳ dữ liệu trên website Bản sao lưu luôn là phần quan trọng để tăng tính bảo mật cho bất kỳ website nào. Trong trường hợp web bị hack gây ảnh hưởng đến CMS, việc sao lưu sẽ giúp bạn tránh được việc bị mất dữ liệu quan trọng. Do đó, bạn cần thực hiện sao lưu định kỳ dữ liệu trên website nhằm đề phòng trường hợp rủi ro xảy ra. Bạn có thể thực hiện sao lưu bằng phương pháp thủ công, không mất phí. [caption id="attachment_36622" align="aligncenter" width="800"] Cần thực hiện sao lưu dữ liệu định kỳ để bảo vệ dữ liệu quan trọng không bị mất[/caption] Những bài viết liên quan: SSL là gì? Kiến thức cần biết về chứng chỉ số SSL từ A – Z WHMCS là gì? Tính năng vượt trội và cách cấu hình WHMCS Plesk là gì? Hướng dẫn sử dụng Plesk Control Panel từ A – Z VestaCP là gì? Tìm hiểu tính năng và hướng dẫn cài đặt VestaCP Thông qua bài viết trên, hy vọng rằng bạn đã hiểu CMS là gì và một số thông tin liên quan đến CMS. Đây là một hệ thống quản trị nội dung giúp người dùng tiết kiệm được thời gian và nỗ lực trong việc kiểm soát nội dung trên website. Đừng quên theo dõi FTP Cloud để biết thêm nhiều kiến thức khác về hệ thống mạng cũng như digital marketing nhé.