Blogs Tech

Hướng dẫn cài đặt SQL Server 2008 chi tiết, 100% thành công

14:22 29/07/2024
Phần hướng dẫn cài SQL Server 2008 được FPT Cloud tổng hợp sau đây sẽ minh họa một cách chi tiết nhất. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server phiên bản 2008 hiện được ứng dụng phổ biến trong các doanh nghiệp. Nếu vẫn chưa biết cách cài đặt và sử dụng SQL Server, bạn hãy tham khảo hướng dẫn chi tiết sau đây. >>> Xem thêm: Cloud Server là gì? Hoạt động của hệ thống máy chủ đám mây 1. Đôi nét về hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server  Trước khi đi sâu vào phần hướng dẫn cài đặt SQL Server 2008, FPT Cloud sẽ giới thiệu một vài thông tin cần biết về hệ quản trị cơ sở dữ liệu này. 1.1 Ngôn ngữ phi thủ tục SQL SQL - ngôn ngữ phi thủ tục, có nghĩa là không quy định chi tiết cách thức truy cập vào hệ thống cơ sở dữ liệu. Toàn bộ bộ thông báo trong SQL hầu như không bị lỗi và rất dễ sử dụng. SQL Server hỗ trợ danh sách tệp lệnh phong phú, phục vụ tác vụ liên quan đến dữ liệu. Chẳng hạn như chèn, xóa, chỉnh sửa các đối tượng trong cơ sở dữ liệu với tính bảo mật cao, thống nhất và ràng buộc chặt chẽ. Mỗi bảng dữ liệu đều cấu thành từ cột và kiểu dữ liệu. [caption id="attachment_23108" align="aligncenter" width="771"] SQL - ngôn ngữ phi thủ tục, không quy định chi tiết cách thức truy cập[/caption] 1.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server  Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server ứng dụng câu lệnh cho phép trao đổi giữa máy khách và máy chủ SQl. Mỗi RDBMS luôn bao gồm nhiều ứng dụng hỗ trợ quản lý dữ liệu và một số thành phần khác. SQL Server đã hoạt động trên nền tảng Windows hơn 2 thập kỷ. Đến năm 2016, hãng Microsoft chính thức phát hành phiên bản SQL Server chạy trên Linux. Phiên bản ra mắt năm 2016 được hỗ trợ hoạt động trên cả hệ điều hành Windows và Linux. Tuy nhiên SQL Server 2008 vẫn là phiên bản phổ biến hơn cả. SQL Server góp phần tích cực vào khâu lưu trữ, quản lý tại mỗi doanh nghiệp. Trong phần tiếp theo, FPT Cloud sẽ minh họa hướng dẫn cài SQL Server 2008 theo các bước chi tiết nhất. [caption id="attachment_23112" align="aligncenter" width="771"] SQL Server đã hoạt động trên nền tảng Windows hơn 2 thập kỷ[/caption] 1.3 Cấu trúc SQL Server  Cấu trúc SQL Server gồm hai thành phần chính. Đó là Database EngineSQLOS và hệ điều hành SQL Server. [caption id="attachment_23116" align="aligncenter" width="771"] Sơ đồ cấu trúc của hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server[/caption] Trong đó, Database EngineSQLOS thực hiện chức năng quản lý quá trình lưu trữ, bảo mật dữ liệu. Hệ thống công cụ trong Database EngineSQLOS có khả năng xử lý lệnh, truy vấn thông tin tại bộ nhớ đệm và cơ sở dữ liệu. Hệ điều hành SQL Server là lớp phía sau của Database EngineSQLOS. Vai trò chính của hệ điều hành này là hỗ trợ quản lý bộ nhớ, I/O, khóa dữ liệu tránh xung đột khi update.  Mỗi lớp giao diện thuộc Database EngineSQLOS đều ứng dụng giao thức Tabular Data Stream. Nhằm gửi yêu cầu, phản hồi tương tác với server cơ sở dữ liệu. >>> Xem thêm: cPanel là gì? Hướng dẫn sử dụng phần mềm cPanel từ A – Z 2. Chức năng cơ bản của SQL Server  Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server hỗ trợ tính năng quản lý chuyên biệt dành cho khách hàng doanh nghiệp. 2.1 Chức năng doanh nghiệp chuyên biệt  [caption id="attachment_23120" align="aligncenter" width="771"] Hãng Microsoft đã sớm bổ sung tính năng business intelligence – BI cho SQL Server[/caption] Hãng Microsoft đã sớm bổ sung tính năng business intelligence – BI. Tính năng này cho phép doanh nghiệp quản lý đa dữ liệu, sử dụng hàng loạt công cụ phân tích. Bên cạnh đó còn phải kể đến dịch vụ Machine Learning mới được bổ sung vào phiên bản SQL Server phát hành năm 2016. Từ đây, người dùng có thể tiếp cận với nhiều dịch vụ phân tích, xử lý dữ liệu. Ứng dụng tích hợp trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu có tính trực quan cao, thuận tiện sử dụng. 2.2 Chức năng quản lý  [caption id="attachment_23124" align="aligncenter" width="771"] SQL Server hỗ trợ đến cho người dùng vô số tiện ích quản trị[/caption] Nếu xét trên phương diện quản lý, SQL Server sẽ đem đến cho người dùng vô số tiện ích quản trị. Chẳng hạn như: SQL Server Data Quality SQL Server Master Đó là 2 công cụ dành riêng cho các nhà phát triển và DBAs. Khi cần triển khai, giám sát, quản lý mạng lưới cơ sở dữ liệu theo hướng chuyên nghiệp, bạn nên sử dụng SQL Server Data Tools. 3. Hướng cài SQL Server 2008 chi tiết SQL Server 2008 vẫn là hệ cơ sở dữ liệu được các doanh nghiệp ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Cách cài đặt SQL Server 2008 diễn ra trong nhiều bước. Tuy nhiên chỉ cần thực hiện theo đúng tuần tự, bạn không khó để thiết lập và bắt đầu sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu này. Bước 1: Truy cập cửa hàng của Microsoft, lựa chọn phiên bản SQL Server 2008 và tải về theo đường link. [caption id="attachment_23128" align="aligncenter" width="771"] Tải về hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server[/caption] Bước 2: Khi phần mềm đã tải về máy, bạn truy cập vào mục download tiến hành chạy file. [caption id="attachment_23132" align="aligncenter" width="771"] Truy cập vào mục download và tiến hành chạy file[/caption] Bước 3: Khi cửa sổ làm việc mới xuất hiện, bạn bấm chọn vào mục đầu tiên như hình minh họa. [caption id="attachment_23136" align="aligncenter" width="771"] Lựa chọn mục đầu tiên[/caption] Bước 4: Đồng ý với điều khoản sử dụng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu bằng cách đánh dấu tick vào "I accept,..". Sau đó tiến hành xác nhận bằng cách bấm chọn Next. [caption id="attachment_23140" align="aligncenter" width="771"] Đồng ý với điều khoản sử dụng[/caption] Bước 5: Trong bước Setup Support Rules, SQL bắt đầu lần lượt kiểm tra danh sách cần cài đặt. Nếu tường lửa Windows Firewall hiện thị cảnh bị như hình minh họa tại cổng 1433, bạn bấm chọn Next. [caption id="attachment_23144" align="aligncenter" width="771"] Bấm Next khi xuất hiện cảnh báo Windows Firewall[/caption] Bước 6: Tại cửa sổ Feature Selection, bạn tick chọn toàn bộ tính năng. Tiếp đó, chọn Next. [caption id="attachment_23148" align="aligncenter" width="771"] Tick chọn toàn bộ tính năng và bấm Next[/caption] Bước 7: Trong cửa sổ Instance Configuration, bạn có thể để mặc định ở chế độ Default instance. Sau đó, chọn Next để sang bước tiếp theo. [caption id="attachment_23152" align="aligncenter" width="771"] Để mặc định  ở chế độ Default instance và xác nhận Next[/caption] Bước 8: Tại phần Disk Space Requirements, bạn cần kiểm tra dung lượng còn trống. Nếu bộ dung lượng trống còn đủ, bạn hãy tiếp tục cài đặt. Bước 9: Tại cửa sổ Server Configuration hãy kiểm tra cấu hình người dùng, những dịch vụ được mở khóa và bấm Next. [caption id="attachment_23156" align="aligncenter" width="771"] Kiểm tra cấu hình người dùng và bấm Next[/caption] Bước 10: Tại cửa sổ Database Engine Configuration, bạn cần thiết lập quyền quản trị, cơ chế xác thực. Theo đó bạn cần lần lượt bấm chọn Mixed Mode > User Sa > Add Current User. [caption id="attachment_23160" align="aligncenter" width="771"] Thiết lập quyền quản trị[/caption] Bước 11: Trong tab Data Directories, bạn hãy cài đặt đường dẫn vị trí lưu dữ liệu, xác nhận bằng cách bấm chọn Next. [caption id="attachment_23164" align="aligncenter" width="771"] Thiết lập vị trí lưu trữ dữ liệu[/caption] Bước 12: Tại cửa sổ Installation Configuration Rules, hệ thống bắt đầu kiểm sao quá trình cài đặt. Trường hợp không có thông báo error hãy chọn Next. [caption id="attachment_23168" align="aligncenter" width="771"] Trường hợp không có thông báo error hãy chọn Next[/caption] Bước 13: Tại cửa sổ Installation Progress, bạn chỉ việc chờ đợi để hệ thống tự động cài đặt. Khi thời gian cài đặt hoàn tất, bạn đóng cửa sổ cài đặt lại bằng cách bấm Close. [caption id="attachment_23172" align="aligncenter" width="771"] Khi cài đặt hoàn tất, bạn đóng cửa sổ cài đặt lại bằng cách bấm Close[/caption] >>> Xem thêm: Docker là gì? Tìm hiểu về dự án mã nguồn mở Docker từ A – Z 4. Hướng dẫn kiểm tra SQL Server hoạt động hay chưa Sau khi tiến hành cài đặt xong hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server, bạn nên kiểm tra xem hệ thống đã hoạt động hay chưa. Bước 1: Bạn truy cập SSMS. Tiếp theo lần lượt chọn Start, chọn mục Microsoft SQL Server 2008 R2 và chọn phần SQL Server Management Studio. [caption id="attachment_23176" align="aligncenter" width="771"] Chọn vào mục SQL Server Management Studio[/caption] Bước 2: Trong cửa sổ cấu hình cài đặt, bạn có thể tiến hành thiết lập cấu hình từng bước cài đặt. [caption id="attachment_23180" align="aligncenter" width="771"] Tiến hành thiết lập cấu hình từng bước cài đặt[/caption] Những bài viết liên quan: 4+ Cách reset máy tính khi bị đơ không bị mất dữ liệu từ A-Z OneDrive là gì? Cách cài đặt và sử dụng OneDrive mới nhất Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server hỗ trợ tốt cho công việc quản lý, lưu trữ tại mỗi doanh nghiệp. FPT Cloud đã hướng dẫn cài SQL Server 2008 chi tiết nhất. Từ phần hướng dẫn này, hy vọng bạn sẽ tiến hành cài đặt thành công SQL Server!

Yandex là gì? Cách sử dụng khi làm việc với Yandex Mail hiệu quả

10:05 28/07/2024
Yandex là gì? Đây là tên công ty công nghệ của Nga, nổi tiếng với dịch vụ Mail. Dưới đây, FPT Cloud sẽ tập trung làm rõ đặc điểm của công cụ đến từ nhà phát triển này. Bạn nhanh chóng nhận ra mình có phải đối tượng phù hợp để đăng ký Yandex không. Bên cạnh đó là trọn bộ hướng dẫn sử dụng và thủ thuật cần biết nhằm khai thác triệt để. >>> Xem thêm: Dịch vụ cho thuê VPS tốc độ cao giá rẻ, uy tín tại FPT Cloud 1. Yandex là gì? Trong phần mở đầu, bạn sẽ biết câu trả lời Yandex là gì rõ ràng nhất. Đây là tên gọi của công ty công nghệ chuyên về lĩnh vực web của Nga. Theo số lượng thống kê của Comscore, Yandex là thương hiệu được tìm kiếm lớn thứ 4 thế giới. Họ ghi nhận hơn 150 triệu lượt tìm kiếm mỗi ngày và khoảng 50 triệu người dùng thường xuyên. Tuy vậy, khi tìm hiểu Yandex là gì, ý định của nhiều người không phải là muốn biết rõ về công ty này. Thay vào đó, điều họ trông chờ chính là dịch vụ Mail Yandex của hãng. Vì thế, trong các phần tiếp theo của bài viết sẽ nhắc đến công cụ Mail này với tên ngắn gọn là Yandex. Hãy đọc những thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về đối tượng đang được nhắc đến. [caption id="attachment_29347" align="aligncenter" width="800"] Yandex là một trong những công ty chuyên về công nghệ hàng đầu tại Nga[/caption] 2. Yandex Mail là gì? Theo thống kê, tại nước Nga, dịch vụ tương tự của Google phải xếp sau Yandex. Từ nhận định chuyên gia, các chức năng hoàn toàn tương tự như G Suite. Thế nhưng, đặc trưng nổi bật cần nhấn mạnh lại là miễn phí. Nhằm khai thác, bạn chỉ cần thiết lập đơn giản để tạo tài khoản Email. Ngay sau đó, người dùng đã có thể sử dụng phiên bản Yandex tiêu chuẩn. [caption id="attachment_29350" align="aligncenter" width="800"] Yandex Mail là dịch vụ Email chuyên nghiệp, hàng đầu tại Nga[/caption] >>> Xem thêm: XMLRPC là gì? Ứng dụng & cách vô hiệu hóa XMLRPC khi cần 3. Ưu, nhược điểm của Yandex Mail Ưu, nhược điểm của Mail Yandex là gì? Trong quá trình sử dụng, bạn sẽ thấy thực sự ấn tượng với những lợi ích mang lại. Tuy thế, một số hạn chế vẫn còn tồn tại là điều không thể phủ nhận. 3.1 Ưu điểm Như bạn đã biết khi tìm hiểu Yandex là gì, công cụ free 100%. Bên cạnh đó, số lượng thư không giới hạn và sở hữu nhiều điểm mạnh hơn thế: Nếu tần suất làm việc với Email không quá nhiều, Yandex là lựa chọn hoàn hảo. Bởi vì, công cụ được đánh giá là hoạt động tương đối ổn định. Ngay khi trải nghiệm, bạn sẽ hài lòng với một giao diện đẹp, dễ dàng thao tác. Người dùng có thể tự thiết lập hộp thư dễ dàng với 1000 địa chỉ Mail hoàn toàn free. Các tính năng sử dụng mượt mà ngay cả khi thao tác trên thiết bị di động. Bạn hoàn toàn có thể gửi tin nhắn, tệp đính kèm, nhận thông báo dù đang ở bất kỳ nơi đâu. Các thư được quản lý bằng cách nhóm theo chủ đề, lọc bằng nhãn dán nếu bạn muốn. Qua đó đủ để bạn thấy sức mạnh của Yandex là gì. Đây thực sự là công cụ xứng đáng để bạn trải nghiệm nhiều hơn. [caption id="attachment_29352" align="aligncenter" width="800"] Giao diện của Yandex được đánh giá cao về tính thẩm mỹ và dễ thao tác[/caption] 3.2 Nhược điểm Những nhược điểm này dựa trên trải nghiệm trong thực tế của người dùng. Bạn nên tham khảo để có cái nhìn tổng quan về Yandex là gì. Thư có thể xếp vào diện nghi ngờ Spam nếu bạn gửi nhiều Mail giống nhau cùng lúc. Thậm chí, nếu tệ hơn, tài khoản còn có thể bị khóa trong vòng 24h. Vào những lúc như thế, người dùng không được hỗ trợ kháng nghị. Bạn chỉ có thể chờ cho đến khi Account được hệ thống mở lại. Điểm yếu của Yandex thể hiện rõ khi bạn sử dụng với Outlook. Lúc này, khả năng load tương đối chậm. Trang chủ chỉ hiển thị tiếng Nga nên việc hỗ trợ nhu cầu người dùng chưa thực sự tốt. Đó là những điều cần biết để trả lời điểm yếu của Yandex là gì. Thế nhưng, bạn chỉ nên tham khảo ở mức tương đối vì trải nghiệm mỗi người đều khác nhau. 4. Tại sao nên sử dụng Yandex Mail? Có không ít quan điểm đưa ra khi được hỏi lý do nên sử dụng Yandex là gì? Bên cạnh thế mạnh đã nêu ở trên là những ưu điểm về mặt kỹ thuật. Nhà phát triển cung cấp dịch vụ Email miễn phí. Trong đó bao gồm cả dung lượng lưu trữ trực tuyến không giới hạn. Người dùng được cấp quyền truy cập POP và IMAP. Nhờ vậy, việc thiết lập trên máy tính để bàn và thiết bị di động rất thuận lợi. Bên cạnh đó, Yandex Mail hỗ trợ tìm nạp thư từ tài khoản Email POP/IMAP. Cho phép người dùng truy cập thông qua các kết nối SSL/TLS an toàn. Hỗ trợ đọc và gửi thư bằng tiếng nước ngoài nhờ trình dịch tích hợp. Tích hợp Yandex Disk để người dùng gửi các tệp lớn hơn trong khi không cần đính kèm chúng vào thư. Công cụ yêu cầu gửi thông báo DSN tiêu chuẩn cho các thông điệp bạn gửi đi. Điểm thú vị khi tìm hiểu Yandex là gì? Ứng dụng giúp gửi lời mời, lời chúc và lời chào hàng ngày phong phú kèm tin nhắn tự động. Bộ lọc hữu hiệu trong việc loại bỏ thư rác, virus cũng như thông điệp có dấu hiệu lừa đảo. Công cụ Yandex Mail có sẵn trong phiên bản dùng HTML đơn giản. Vì thế, công cụ hoạt động tốt hơn với một số trình duyệt và kết nối Internet nhất định. Đó là những lợi thế kỹ thuật bạn nên biết khi tìm hiểu Yandex là gì? Đây thực sự là công cụ đặt trải nghiệm an toàn của người dùng lên hàng đầu. 5. Hướng dẫn sử dụng Mail Yandex Các tác vụ trong hướng dẫn sử dụng Mail Yandex là gì? Dưới đây là những điều cơ bản cần biết để quá trình khai thác diễn ra thuận tiện. 5.1 Đăng ký Yandex Thao tác cần biết để thành công trong việc đăng ký Yandex là gì? Người dùng cần đáp ứng đầy đủ yêu cầu như sau: Truy cập vào: https://passport.yandex.com/registration/. Tại phần Mobile phone number, hãy nhập số di động theo định dạng gồm cả mã quốc gia +84xxxxxxxxxx. Nhấn “Send code”. Mã passcode được gửi về điện thoại qua tin nhắn SMS. Bạn sử dụng mã đó để điền vào rồi ấn Register và Accept để đăng ký. Ứng dụng yêu cầu thêm Domain vào tài khoản Yandex. Bạn vui lòng đi tới https://domain.yandex.com/domains_add/. Tại đây, hãy nhập tên miền mong muốn vào hệ thống rồi ấn “Sign up free”. Tiến hành xác thực tên miền để sử dụng dịch vụ Mail. Click lần lượt qua mục Organization profile >> click chọn Domains >> click DNS record. Tại đây, bạn cấu hình bản ghi TXT phía Yandex cung cấp để được thông qua xác thực Đó là những bước đầu tiên cần thực hiện trước khi đến với cấu hình Mail Yandex sâu hơn. Hãy theo dõi tiếp các bước sau để hiểu quy trình trọn vẹn nhất. 5.2 Xác nhận quyền sở hữu tên miền Phương thức để xác nhận quyền sở hữu tên miền trong Yandex là gì? Bạn được quyền lựa chọn một trong hai kỹ thuật dưới đây. Tiến hành tạo file HTML là upload lên Host Với cách này, bạn bắt buộc phải thỏa mãn hai điều kiện. Đầu tiên chính là đã đăng ký Web Hosting. Tiếp đó, tên miền đang được trỏ về Hosting hoạt động bình thường. [caption id="attachment_29356" align="aligncenter" width="800"] Bạn có thể xác nhận quyền sở hữu Domain bằng cách tạo file HTML[/caption] Nếu đã sẵn sàng với các điều trên, bạn chỉ cần dùng Notepad tạo 1 file HTML với nội dung là mã số được cấp. Sau đó, hãy tải lên thư mục chính của website. Dấu hiệu nhận biết đã hoàn thành là sẽ tồn tại ở dạng: https://tenmiencuaban.xyz//<tên file>. Khi click vào nội dung có dạng như bạn đã soạn thảo trên Notepad. Điều này chứng tỏ là đã hoàn tất bước xác nhận quyền sở hữu. Cấu hình record CNAME Khi chưa có Hosting, phương pháp thay thế để xác nhận quyền sở hữu Domain trên Yandex là gì? Bạn truy cập vào trang quản lý DNS và tạo 1 file CNAME với giá trị là yamail-cbb44331fbf5. Lưu ý, cbb44331fbf5 là tên đã được quy định sẵn của bạn. Sau đó, hãy trỏ đến đường link: http://mail.yandex.com là đã hoàn tất. Như vậy, bạn đã biết cả hai phương pháp làm việc với Yandex là gì? Sau khi thành công, bạn quay trở lại trang quản lý của Yandex Mail và nhấn vào “Verify domain ownership”. Lưu ý rằng, để hoàn tất record cần một thời gian tối đa 24h. Ngoài ra, người dùng thêm dấu chấm vào giá trị record thì mới lưu lại được, cụ thể mail.yandex.com. 5.3 Cấu hình Record MX Tiếp theo, bạn cần biết thao tác cấu hình Record MX trong Yandex là gì. Đây là bước rất quan trọng, nếu thực hiện sau sẽ không nhận được Email. [caption id="attachment_29358" align="aligncenter" width="800"] Để cấu hình Record MX, bạn đi đến DNS Management[/caption] Người dùng click vào DNS management và cấu hình thêm các bản ghi phía Yandex cung cấp. Cụ thể trong trang quản lý DNS, hãy xóa hết record MX hiện tại. Thay vào đó, bạn tạo bản khác với tên là @(hoặc domain.com nếu đặt tên @ không được chấp nhận). Quy trình tiếp tục bằng cách trỏ đến Server mx.yandex.net với Priority là 10. Cuối cùng, bạn nhấn nút Verify MX records để hoàn tất xác nhận. Chỉ đơn giản như vậy là bạn đã hình dung ra cấu hình trên Yandex là gì. 5.4 Tạo link đăng nhập Cách để tạo link đăng nhập trong trang cấu hình DNS của Yandex là gì? Bạn được yêu cầu khởi tạo một record CNAME tên Email. Đây là tên bắt buộc, bạn không thể dùng những hình thức tên đăng nhập khác. Sau đó, hãy tiến hành trỏ đến domain.mail.yandex.net. Kể từ giờ, mỗi lần đăng nhập vào webmail, bạn chỉ cần sử dụng đường dẫn http://mail.domain.com. 5.5 Thêm user mới Bạn đi tới trang Mail for Domain, vào phần New mailbox. Tại đây hãy nhập địa chỉ Email muốn tạo rồi nhấn nút Add. Đối với khoản email thứ 2 trở đi, bạn hãy nhấn link Add mailbox để nhập thêm. Như đã biết trong phần giải thích Mail Yandex là gì, giới hạn cho phép là 1000 Mailbox. 5.6 Cấu hình SPF và DKIM Mục đích cấu hình SPF và DKIM trong Yandex là gì? Hoạt động này nhằm mục đích hạn chế Email gửi đi bị chuyển vào Spam. Bạn đi tới DNS Management và tìm hai bản record rồi tiến hành copy. Sau đó, hãy thêm chúng vào cấu hình DNS của tên miền. - Nhấn vào đường link DNS editor trong trang quản lý Email for Domain. - Trong bảng DNS records, chú ý 2 record SPF và DKIM để add thêm vào DNS của Domain. Đến đây, bạn đã cơ bản thiết lập thành công các bảng ghi cho tên miền. Nếu thực hiện đúng, trong phần quản lý Domain sẽ xuất hiện biểu tượng xác thực. Ngoài ra, người dùng cũng nhận được 1 SMS gửi vào số điện thoại đăng ký tài khoản. >>> Xem thêm: Webmail là gì? Tìm hiểu chức năng và hướng dẫn sử dụng Webmail 6. Thủ thuật cần biết khi dùng Email Yandex Những thủ thuật cần biết khi sử dụng Email Yandex là gì? Chia sẻ trong phần dưới đây sẽ giúp bạn có những trải nghiệm hoàn hảo hơn. 6.1 Tạo địa chỉ Email mặc định Tính năng này khá thú vị, bạn nên biết khi tìm hiểu Yandex là gì? Địa chỉ Email mặc định dùng để lưu trữ toàn bộ thư gửi đến những hòm Mail vốn không tồn tại. [caption id="attachment_29360" align="aligncenter" width="800"] Yandex cho phép người dùng tạo địa chỉ Email mặc định[/caption] Để cấu hình địa chỉ này, bạn nhấn link Configure Domain. Sau đó, hãy chọn đối tượng mong muốn và  nhấn Select để hoàn tất. Ngay sau khi đăng nhập, bạn sẽ nhận được thông báo thêm địa chỉ Email dự phòng. Mục đích là để phục hồi quyền truy cập nếu tài khoản bị khóa. 6.2 Sử dụng phần mềm quản lý Email Sử dụng phần mềm quản lý Email Yandex là gì? Hoạt động này là chính sách hỗ trợ kiểm tra và giám sát Mail trên thiết bị động. Bạn có thể cài đặt đối với cả hệ điều hành Android và iOS: Yandex.Mail Android. Yandex.Mail iOS. Người dùng được khuyến khích thiết lập để có trải nghiệm an toàn, dài lâu. Qua đó cũng đảm bảo không bị gián đoạn quá trình truyền tải thư. 6.3 Ứng dụng Yandex SMTP trong gửi Mail Làm thế nào để gửi thông báo Email với WordPress sử dụng Yandex SMTP? Bạn nên tiến hành cài đặt Plugin WP Mail SMTP rồi tiến hành cấu hình. SMTP Options sử dụng SSL như trong hướng dẫn khi tìm hiểu Yandex là gì. Nếu bạn thao tác Send Test Email không được, hãy thử chuyển qua TLS. [caption id="attachment_29362" align="aligncenter" width="800"] Bạn nên cân nhắc đến việc ứng dụng Yandex SMTP trong gửi Mail[/caption] 6.4 Tự động Forward đến một địa chỉ khác Thao tác cần thực hiện khi muốn tự động Forward Email Yandex là gì? Bạn đăng nhập vào Email, chọn All Settings rồi nhấn vào mục Message filtering. Tiếp theo, hãy ấn nút Create filter và tạo filter với điều kiện Email gửi tới địa chỉ của bạn(To or Cc matches). Chỉ cần thiết lập chế độ này, việc chuyển tiếp sang nơi khác như Gmail vô cùng dễ dàng. 6.5 Hiển thị Avatar khi gửi thư Khi mới tìm hiểu Yandex là gì, bạn sẽ thấy ảnh đại diện mặc định màu xám. Để chuyên nghiệp hơn, hãy bổ sung Avatar cho hòm Mail. [caption id="attachment_29364" align="aligncenter" width="800"] Bạn nên đổi Avatar để trông chuyên nghiệp hơn khi xuất hiện trong hòm thư người nhận[/caption] Đầu tiên, bạn cần đăng ký cho mình một tài khoản Google. Sau đó, hãy click “I prefer to use my current email address” rồi nhập địa chỉ email Yandex vừa tạo. Tiếp theo, trong trang https://plus.google.com, bạn cần click nút Join Google+. Thao tác này nhằm mục đích tạo profile và tải ảnh đại diện lên cùng lúc. 6.6 Hiển thị tên thay cho địa chỉ Email khi gửi thư đến người khác Đây là một đặc điểm đáng để lưu tâm trong quá trình tìm hiểu Mail Yandex là gì. Nếu như bạn không cấu hình, địa chỉ Email khi gửi đi sẽ xuất hiện đầy đủ tên thay vì để tên thật. Đôi khi, điều này khiến hình ảnh của bạn thiếu đi sự chuyên nghiệp. Để chuyển đổi, bạn click vào biểu tượng Settings bánh răng ở ngoài cùng bên phải. Sau đó, hãy chọn Personal data, signature, picture rồi nhập tên muốn hiển thị trong ô Your Name. >>> Xem thêm: Tìm hiểu dịch vụ thuê máy chủ vật lý chất lượng tại FPT CLOUD 7. Gửi tệp lớn, có file đính kèm trong Yandex Khi tìm hiểu Yandex là gì, bạn đã biết đến khả năng đính kèm tệp riêng lẻ có kích thước lên tới 22MB. Trong mỗi Email, tổng dung lượng cho phép tải tệp là 30MB. Ngoài ra, bạn cũng có thể tăng giới hạn lên thêm 2GB cho mỗi file. Mẹo ở đây là chèn một liên kết vào tệp rồi load lên dịch vụ lưu trữ đám mây Yandex.Disk. Ngay sau đó, các tệp lớn được tự động tải lên và lưu trữ. Nếu bạn di chuyển đối tượng từ tệp đính kèm Email sang thư mục khác điều gì xảy ra? Người nhận thư vẫn có thể truy cập vào đó. Thế nhưng, nếu tắt liên kết công khai hoặc xóa bỏ tệp này, người kia không thể xem được. Mặt khác, điều cần lưu ý là file đính kèm này sẽ chiếm dung lượng trên Yandex.Disk. Bạn có thể tiến hành đồng bộ hóa, dùng các ứng dụng trên di động. Ngoài ra, khi biết Yandex là gì, bạn thấy khả năng cung cấp trình xem tài liệu đối với tệp đính kèm nhận được. Chẳng hạn như hiển thị tài liệu định dạng Microsoft Office, PDF trong trình duyệt. Khi chọn một file đính kèm bất kỳ, công cụ sẽ mở hẳn một cửa sổ mới. Muốn lưu trữ tệp vào Cloud, bạn chỉ cần nhấn chọn Save to Yandex.Disk. 8. So sánh dịch vụ Zoho Mail và Yandex Mail Không khó để so sánh hai đối tượng nếu như bạn đã hiểu Yandex là gì từ những phần trên. Tại đây sẽ cùng đề cập đến những điểm mạnh và yếu của các loại này. Tuy nhiên, trước tiên bạn cần hiểu cơ bản về Zoho. [caption id="attachment_29366" align="aligncenter" width="800"] Cả Zoho và Yandex đều có ưu, nhược điểm nhất định[/caption] Zoho Mail là giải pháp Email chi phí thấp. Công cụ dễ dàng cấu hình và tích hợp tốt trên nhiều ứng dụng. Các tính năng đã phát triển tương tự như Yahoo và Gmail. Tại phiên bản miễn phí, Zoho có thể dùng được cho 5 User, 1 Domain, 25MB File đính kèm với chất lượng khá tốt. Người sử dụng hoàn toàn có thể đồng bộ dữ liệu trên cùng hệ thống như Zoho Storage, Zoho Docs. ✅Phân tích đặc điểm Giải thích ✅Ưu điểm của Zoho và Yandex là gì? Dựa trên toàn bộ phân tích ở trên, bạn chắc chắn đã tóm lược được ưu điểm của Yandex là gì. Công cụ cung cấp quyền truy cập POP và IMAP. Đồng thời, khả năng hỗ trợ các kết nối TLS/SSL được đánh giá cao.Việc tích hợp bộ lọc cho phép loại bỏ thư rác, Virus, nội dung có dấu hiệu lừa đảo,… Một điều khác chắc chắn không thể bỏ qua khi tìm hiểu Yandex là gì? Đó là bạn gửi đi tệp lớn, không cần đính kèm vào thư nhờ Yandex Disk.Về phần Zoho, công cụ tích hợp dễ dàng với các ứng dụng khác như Zoho Docs, Zoho Storage,… Bạn được phép dùng logo và Email riêng, hỗ trợ chống Spam, Virus, xác nhận đăng nhập qua Email, SMS. ✅Điểm hạn chế của Zoho và Yandex Xét một cách khách quan, điểm hạn chế của Zoho và Yandex là gì? Tại Việt Nam, Yandex có số lượng khá khiêm tốn so với Google. Vì thế, sự hỗ trợ từ cộng đồng không được đa dạng.Trong khi đó, điểm yếu của Zoho xuất hiện khi bạn dùng tài khoản miễn phí. Người dùng không được hỗ trợ IMAP và POP. Để khắc phục, bạn cần mua gói tính phí. Những bài viết liên quan: CRM là gì? Quy trình triển khai hệ thống CRM chi tiết nhất Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Top 9 hệ quản trị csdl phổ biến CentOS là gì? Hướng dẫn cài đặt hệ điều hành CentOS hiệu quả Kafka là gì? Giới thiệu tổng quan về Kafka chi tiết từ A – Z Nhìn chung, mỗi loại đều có những mặt trái chiều khác nhau. Điểm mấu chốt là nên đưa ra lựa chọn dựa trên mục đích sử dụng. Trên đây là điều cần biết với những ai đang tìm công cụ thay thế cho Gmail. Những ưu điểm đến từ Yandex là không thể phủ nhận. Người dùng được trao đổi thông tin trong môi trường an toàn, khả năng hỗ trợ tệp đính kèm lớn. Vì thế, FPT Cloud tin rằng dành thời gian tìm hiểu Yandex là gì hoàn toàn không lãng phí thời gian.

AI Factory: Bước đầu hiện thực hoá chủ quyền công nghệ

14:25 24/07/2024
Trong thời đại số hiện nay, nhiều quốc gia và doanh nghiệp đã và đang hướng đến việc triển khai Sovereign AI và Cloud nhằm kiểm soát dữ liệu tốt hơn và thúc đẩy đổi mới. Nhận thức được điều này, AI Factory ra đời như giải pháp công nghệ tối ưu để hiện thực hóa mục tiêu đó. 1. Giới thiệu về AI Factory 1.1. AI Factory là gì? AI Factory (Nhà máy Trí tuệ nhân tạo), hay còn gọi là trung tâm dữ liệu AI, là hệ thống siêu máy tính hoạt động trên nền tảng công nghệ chuyên biệt, cung cấp nền tảng Điện toán đám mây phục vụ nghiên cứu phát triển AI, từ đó mở ra cánh cửa cho một tương lai đầy tiềm năng. Tương tự như cách các nhà máy sản xuất ra hàng hoá vật lý, AI Factory cũng tạo ra sản phẩm, đó là trí thông minh nhân tạo. “Trí thông minh” này sau đó được ứng dụng để vận hành các mô hình AI, các tài sản (assets) khác và hệ thống CNTT, góp phần mang lại hiệu quả và lợi ích to lớn cho nhiều lĩnh vực. Điểm độc đáo của AI Factory chính là khả năng tạo ra trí thông minh. Các trung tâm xử lý lượng dữ liệu khổng lồ để tạo ra trí thông minh và cập nhật các hệ thống đang vận hành, hoặc tạo ra các sản phẩm như nội dung văn bản, hình ảnh, video và âm thanh. Không chỉ vậy, trí thông minh do AI Factory sản xuất cũng có thể được sử dụng làm mệnh lệnh để điều khiển các hệ thống bao gồm robot hoặc siêu máy tính. Theo chia sẻ của Nina Abide, Giám đốc tư vấn tại Artefact, AI Factory mang đến giải pháp tối ưu cho việc đơn giản hóa quá trình sản xuất mô hình AI thông qua các quy trình được tiêu chuẩn hóa. Nhờ vậy, Nhà máy Trí tuệ nhân tạo cho phép mở rộng quy mô hiệu quả giữa các ngành nghề. Quá trình này bao gồm các giai đoạn từ chuẩn bị dữ liệu đến triển khai mô hình, đồng thời tận dụng tối đa tính năng tự động hóa để tăng tốc độ và tối ưu hiệu quả. [caption id="attachment_50852" align="aligncenter" width="800"] Tương tự như các nhà máy sản xuất, AI Factory cũng tạo ra sản phẩm, đó là trí thông minh nhân tạo.[/caption] 1.2. AI Factory hoạt động như thế nào? AI Factory hoạt động dựa trên việc đào tạo các mô hình AI để tạo ra trí thông minh. Quá trình này diễn ra bằng cách cung cấp dữ liệu liên quan cho mô hình máy tính để nó phân tích dữ liệu và đưa ra dự đoán. Nếu những dự đoán đó chính xác, mô hình được coi là đã được “đào tạo” và có thể bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ mong muốn thông qua các quá trình suy luận AI. So với các trung tâm dữ liệu truyền thống, AI Factory được thiết kế một cách chuyên biệt để xử lý lượng dữ liệu khổng lồ, đồng thời phát triển và đào tạo các hệ thống AI mới. Do đó, AI Factory được trang bị máy chủ hiệu suất cao, bộ tăng tốc phần cứng chuyên dụng, hệ thống lưu trữ lớn và cơ sở hạ tầng mạng mạnh mẽ. Để đáp ứng nhu cầu xử lý phức tạp, AI Factory còn sở hữu phần cứng chuyên biệt, bao gồm chip AI được thiết kế riêng và bộ xử lý đồ họa (GPU). 2. Tại sao AI Factory lại cần thiết? 2.1. Nhu cầu về các mô hình AI phức tạp Ngành công nghiệp Trí tuệ nhân tạo (AI) đang bùng nổ với tốc độ phi thường, minh chứng là sự phổ biến rộng rãi của các công cụ AI như ChatGPT, Google Gemini, Microsoft Copilot,... Theo Statista, thị trường Trí tuệ nhân tạo (AI) đã đạt giá trị 184 tỷ USD vào năm 2024, tăng đáng kể gần 50 tỷ USD so với năm 2023. Dự kiến, sự tăng trưởng mạnh mẽ này sẽ tiếp tục, đưa thị trường vượt qua mốc 826 tỷ USD vào năm 2030. Cũng theo dự báo, thị trường GenAI cũng có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, dự kiến đạt giá trị 356,10 tỷ USD vào năm 2030. Sự phát triển vượt bậc này dẫn đến nhu cầu cấp thiết về các mô hình AI mạnh mẽ hơn, đòi hỏi GPU hiệu năng lớn, có khả năng xử lý lượng dữ liệu khổng lồ và thực hiện các phép tính phức tạp. Việc đào tạo và vận hành các mô hình AI này yêu cầu sức mạnh tính toán khổng lồ, vượt xa khả năng của các máy tính truyền thống. Do đó, AI Factory ra đời như một giải pháp thiết yếu để đáp ứng nhu cầu này, sử dụng khả năng cung cấp cơ sở hạ tầng mạnh mẽ, giúp giải quyết bài toán GPU và những yêu cầu khác về kĩ thuật trong kỷ nguyên AI mới. [caption id="attachment_50830" align="aligncenter" width="800"] Tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường Gen AI.[/caption] 2.2. Nhu cầu phát triển Sovereign AI và Cloud của mỗi quốc gia Sovereign AI và Cloud đang nổi lên như những xu hướng chủ đạo trong cuộc cách mạng công nghiệp mới, mang đến giải pháp cho bài toán kiểm soát dữ liệu và thúc đẩy đổi mới cho các quốc gia và doanh nghiệp. Trong đó, Sovereign AI tập trung vào việc xây dựng hệ sinh thái AI nội địa, nơi các quốc gia có thể tự chủ phát triển, triển khai và ứng dụng AI mà không phụ thuộc vào các nhà cung cấp bên ngoài. Nó tạo cơ hội cho các quốc gia trau dồi năng lực AI, khai thác tối đa tiềm năng nội lực để thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng bền vững. Đối với Sovereign Cloud, đây là một loại hình điện toán đám mây giúp các tổ chức tuân thủ luật pháp của các khu vực và quốc gia cụ thể. Nó giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ dữ liệu, ứng dụng và cơ sở hạ tầng của mình, đồng thời tuân thủ các quy định và luật pháp địa phương. AI Factory là giải pháp công nghệ tối ưu, đại diện cho một bước tiến đột phá trên hành trình chinh phục Sovereign AI & Cloud. Nó mang đến nền tảng điện toán đám mây mạnh mẽ, chuyên biệt, cung cấp mọi “nguyên liệu” cần thiết để các doanh nghiệp thỏa sức sáng tạo và ứng dụng AI hiệu quả. Với AI Factory, các doanh nghiệp và quốc gia có thể tiến gần hơn đến quyền tự chủ công nghệ. 3. Xu hướng phát triển AI Factory 3.1. Xu hướng phát triển AI Factory trên thế giới Cụm từ “AI Factory” tưởng chừng như mới mẻ nhưng đã được sử dụng bởi giới công nghệ trong vài năm qua. Tuy nhiên, phải đến năm 2024, nó mới nhận được nhiều sự chú ý khi Jensen Huang, nhà sáng lập kiêm CEO của Nvidia, đưa ra tuyên bố tại hội nghị Computex. Ông khẳng định nhiều công ty sẽ sử dụng mạng lưới và cơ sở hạ tầng do NVIDIA cung cấp để xây dựng các nhà máy AI và trung tâm dữ liệu, mở ra cánh cửa cho những đột phá trong lĩnh vực AI tạo sinh (Generative AI). Trong bài phát biểu của mình, ông Huang đã khẳng định rằng AI Factory là khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp mới: "Cuộc cách mạng công nghiệp tiếp theo đã bắt đầu. Các doanh nghiệp và quốc gia đang hợp tác với NVIDIA để chuyển đổi các trung tâm dữ liệu truyền thống trị giá hàng nghìn tỷ USD sang nền tảng điện toán tăng tốc. Từ đó, một loại hình trung tâm dữ liệu mới ra đời - AI Factory - với mục đích sản xuất một loại hàng hóa hoàn toàn mới, đó là trí tuệ nhân tạo." Có thể thấy, AI Factory đang là một trong những từ khoá công nghệ được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay, và NVIDA là cái tên được gắn liền với từ khoá này. Không chỉ đi đầu trong phát triển AI Factory, NVIDIA còn truyền cảm hứng, hợp tác, giúp đỡ các quốc gia và doanh nghiệp trong việc xây dựng AI Factory trên toàn cầu, trong đó bao gồm nhiều quốc gia phát triển như Pháp, Ấn Độ, Ý, Nhật Bản, Singapore và Thụy Sĩ. 3.2. Xu hướng phát triển AI Factory tại Việt Nam Tại Việt Nam, Chính phủ cũng đã và đang chú trọng đầu tư vào sự phát triển của AI. Điều này thể hiện ở Quyết định số 127/QĐ-TTg của Chính phủ, ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030. Về phía các doanh nghiệp công nghệ, FPT đã khẳng định vị trí tiên phong của mình khi nắm bắt cơ hội này để phát triển trong cuộc cách mạng công nghệ mới. Vào tháng 4/2024, FPT hợp tác với NVIDIA thành lập AI Factory tại Việt Nam, cung cấp nền tảng Điện toán đám mây phục vụ nghiên cứu phát triển AI và có chủ quyền tại Việt Nam. Theo đó, AI Factory cung cấp dịch vụ đám mây GPU giúp khách hàng doanh nghiệp của FPT trên toàn cầu tiếp cận với nguồn lực cốt lõi nhất để nâng cao năng lực nghiên cứu, đẩy nhanh tốc độ ứng dụng AI, đặc biệt là AI tạo sinh (Generative AI), đạt được những đột phá trong nâng cao năng suất, trải nghiệm khách hàng. Đồng thời giúp FPT tăng tốc xây dựng, phát triển các nền tảng, ứng dụng AI có giá trị cao hơn cho khách hàng mọi ngành nghề. Đặc biệt, với khung công nghệ phát triển NVIDIA AI Enterprise và chip đồ họa GPU H100 Tensor Core, AI Factory của FPT có cơ sở công nghệ mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của các doanh nghiệp trong việc ứng dụng AI vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Sự thành lập của AI Factory tại Việt Nam không chỉ đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình phát triển của FPT mà còn thể hiện nỗ lực của Việt Nam trong việc khẳng định chủ quyền công nghệ. [caption id="attachment_50831" align="aligncenter" width="800"] Tháng 4/2024, FPT hợp tác với NVIDIA thành lập AI Factory, phát triển AI có chủ quyền tại Việt Nam.[/caption] Có thể nói, AI Factory là bước đầu để hiện thực hoá chủ quyền công nghệ, mở ra cánh cửa cho tương lai số an toàn và tự chủ. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của cuộc cách mạng công nghiệp mới, AI Factory là cơ hội để các doanh nghiệp khẳng định vị thế và gia tăng năng lực cạnh tranh của mình.

SSH là gì? Kiến thức về giao thức SSH từ A đến Z

13:42 20/07/2024
SSH là gì? Hiện nay, SSH thường đi kèm với bản phân phối của Linux, OpenBSD, Sun Solaris,.. Giao thức này vai trò quan trọng trong quá trình quản lý, điều chỉnh máy chủ từ xa qua môi trường internet. Vậy chính xác SSH là gì? Giao thức SSH có cách thức hoạt động ra sao? >>> Xem thêm: Backup Service – Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây 1. Thông tin về SSH Muốn hiểu rõ SSH là gì ngoài nắm rõ định nghĩa cơ bản, bạn còn phải tìm hiểu cơ chế hoạt động của giao thức này.  1.1 SHH là gì? SSH viết đầy đủ là Secure Shell, đây là một giao thức hỗ trợ các nhà quản trị mạng truy cập vào máy chủ từ xa thông qua mạng internet không bảo mật. Ngoài ra, SSH còn cung cấp các bộ tiện ích phục vụ phát triển chính giao thức SSH. SSH tạo ra cơ chế xác thực qua mật khẩu mạnh, hình thành mối liên kết giao tiếp dữ liệu mã hóa ra giữa hai máy qua môi trường internet. Ngày nay giao thức SSH được giấy quản trị mạng sử dụng phổ biến trong quá trình quản lý, điều chỉnh ứng dụng từ xa. Nó cho phép vị tự đăng nhập vào mạng máy tính và thực hiện một số tác vụ cơ bản như dịch chuyển file. [caption id="attachment_19130" align="aligncenter" width="771"] SSH là gì?[/caption] 1.2 Cơ chế hoạt động  Bạn sẽ chưa thể hiểu rõ SSH là gì nếu chưa nắm rõ cơ chế hoạt động của giao thức này. SSH gồm cả giao thức mạng và bộ tiện ích cơ bản để triển khai chính giao thức đó. Cụ thể, SSH ứng dụng ảnh mô hình client-server, kết nối với vùng hiển thị Session và vùng Session chạy. [caption id="attachment_19134" align="aligncenter" width="771"] Mô tả cơ chế hoạt động của SSH[/caption] Khi triển khai SSH hệ thống sẽ hỗ trợ cả giao thức ứng dụng, sử dụng cho trình giả lập Terminal hoặc truyền file. Trong thực tế, người ta còn sử dụng SSH để phát triển tunnel bảo mật cho các giao thức ứng dụng.  Mục đích SSH được tạo ra là để thay thế cho trình giả lập Terminal, cơ chế đăng nhập không an toàn (Telnet, Rlogin). Giao thức SSH hỗ trợ tính năng đăng nhập, khởi chạy Terminal Session thông qua hệ thống điều khiển từ xa. Chức năng cơ bản nhất của giao thức SSH là liên kết với một host từ xa, ứng với một phiên Terminal bằng dòng lệnh "ssh server.example.org". Dòng lệnh này có thể liên kết Client với một máy chủ server.example.com thông qua ID người dùng UserName. Trường hợp đó là lần kết nối đầu tiên giữa của Server và Host, người dùng phải được thông báo mã khóa của Host. Đồng thời, nhắc nhở qua dòng lệnh dưới đây. [caption id="attachment_19138" align="aligncenter" width="771"] Dòng lệnh nhắc nhở[/caption] Nếu như lựa chọn đồng ý Yes, phiên để tiếp diễn và lưu lại Host Key trong file known_hosts. Đây là file ẩn, lưu trữ mặc định. Khi Client liên kết trực tiếp với Server trong lần tiếp theo, Host Key lập tức tiến hành xác thực và kết nối. 1.3 Chức năng chính Giao thức đảm nhiệm khá nhiều chức năng trong hệ thống điều khiển, liên kết máy chủ. Các chức năng cơ bản phải kể đến như: Hỗ trợ truy cập từ xa vào những hệ thống, thiết bị ứng dụng giao thức SSH. Cho phép dịch chuyển file an toàn. Thực thi lệnh bảo mật, an toàn trên hệ thống điều khiển từ xa. Quản lý an toàn và hiệu quả thành phần hạ tầng mạng. SSH có thể kết hợp với Terminal Session thay thế cho những chương trình Telnet có tính bảo mật thấp. >>> Xem thêm: 2FA là gì? Hướng dẫn cài đặt và kích hoạt bảo mật 2FA 2. Kỹ thuật mã hóa trong SSH Ưu điểm lớn nhất của SSH nằm ở khả năng mã hóa, truyền tải dữ liệu an toàn giữa thành phần Host và Client. Trong đó, Host chính là máy chủ từ xa cần liên kết với máy tính Client. Kỹ thuật mã hóa thông qua SSH có thể triển khai theo 3 phương thức khác nhau. 2.1 Mã hóa Symmetric Encryption Symmetric Encryption chính là một phương thức mã hóa ứng dụng Secret Key theo hai chiều, giải mã tin cho Host và Client. Như vậy, bất kỳ ai sở hữu mã khóa đều có khả năng giải mã tin nhắn trong quá trình truyền tin. [caption id="attachment_19144" align="aligncenter" width="771"] Mô tả quá trình mã hóa theo phương thức Symmetric Encryption[/caption] Symmetric Key được ứng dụng để mã hóa hoàn toàn phiên giao dịch diễn ra trong giao thức SSH. Trong đó, Host và Client có nhiệm vụ tạo Key bí mật, tuyệt đối không để lộ cho bên thứ ba. Chính bởi Key không truyền tải giữa Client và Host nên thuật toán rất bảo mật. Cả hai máy tính có thể chia sẻ thông tin chung, ứng dụng chúng xác định mã Key bí mật. Bất kỳ máy tính khác có thể nắm bắt thông tin hay không, chúng cũng không dò được mã khóa bí mật. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, Secret Token chỉ có thời hạn sử dụng trong một phiên SSH, nó hình thành từ chứng thực Client. Khi tạo mới Key, toàn bộ Packets giữa hai máy cần trải qua mã hóa bởi Private Key. Quá trình này gồm cả bước cung cấp mật khẩu bởi người dùng. 2.2 Mã hóa Asymmetric Encryption Khác với Symmetric Encryption, phương thức Asymmetric Encryption lại dùng 2 khóa riêng biệt để phục vụ mã hóa và giải mã. Bao gồm khóa công khai Public Key và khóa riêng tư Private Key, hình thành cặp khóa Public-private key pair. [caption id="attachment_19148" align="aligncenter" width="771"] Mô tả cách thức mã hóa theo phương thức Asymmetric Encryption[/caption] Khóa Public Key công khai trên tất cả các thành phần liên quan. Tuy nhiên, nó cũng liên hệ trực tiếp với khóa riêng tư Private Key. Chính sự phụ thuộc này nên Public Key gần như không thể tự mã hóa thư, giải mã bất cứ thứ gì đã mã hóa bởi Private Key. Trong khi đó Private Key lại luôn tuyệt mật, không chia sẻ với bất kỳ bên thứ ba nào. Khóa riêng tư có khả năng giải mã thư. Vậy nên khi bên nào giải thành công thư gửi đến Public Key có nghĩa bên thứ đó đang sở hữu Private Key. Vậy nhưng cũng cần lưu ý rằng Asymmetric Encryption không thể mã hóa tất cả SSH. Nó chỉ có thể sử dụng khi trao đổi thuật toán khóa. Trước thời điểm bắt đầu một phiên, phía 2 đầu trao đổi cần đồng ý khởi tạo cặp khóa Public - Private trong ngắn hạn. Đồng thời, chia sẻ Private Key để tạo ra một Secret Key chung. Mỗi khi liên kết Symmetric chính thức thiết lập an toàn, máy chủ Server cũng đồng thời sử dụng Public Key của Client. Từ đó khởi tạo, thay đổi và truyền đến Client phục vụ quá trình chứng thực. Trường hợp Client giải thành công tin nhắn có nghĩa nó đang giữ Private Key. Phiên giao dịch SSH cũng đồng thời bắt đầu. 2.3 Mã hóa Hashing Hashing một chiều là phương thức mã hóa ứng dụng phổ biến trong Secure Shell Connection. Khác với Symmetric Encryption và Asymmetric Encryption, Hashing không sử dụng vào mục đích giải mã. Chúng hình thành sau mỗi lần nhập liệu, không thể khai thác. Như vậy, Hashing sẽ không thể quay lại để giải mã. [caption id="attachment_19152" align="aligncenter" width="771"] Hashing - phương thức mã hóa ứng dụng phổ biến trong Secure Shell Connection[/caption] Thông thường, để tạo ra một mật mã Hash rất đơn giản qua một lần Input. Thế nhưng chúng ta lại không thể tạo ra Input thông qua chính lần Hash đó. Nói cách khác, Client đang giữ Input đó. Điều này có nghĩa chỉ Client có thể tạo một crypto-graphic hash để tiến hành xác định hai bên nhập Input. Giao thức SSH cần đến Hash để kiểm tra tính xác thực của tin nhắn. Quy trình xác thực này đảm bảo rằng lệnh không thể giả danh bởi bất cứ phương thức nào. 3. Cách thức xử lý các dạng mã hóa trong giao thức SSH Trong phần tiếp theo của chuyên mục giải đáp SSH là gì, FPT Cloud sẽ giúp bạn giải thích sâu hơn về cách thức xử lý các dạng mã hóa. Như đã đề cập, SSH hoạt động theo mô hình Client - Server để chứng thực hai máy từ xa. 3.1 Giai đoạn Session Encryption Negotiation Để liên kết Client với Server thông qua TCP, Server cần xuất trình Encrytpion Protocal và các phiên bản hỗ trợ. Trường hợp Client có Protocol tương thích, phiên bản cũng phải đúng như vậy. Khi đó một thỏa thuận cũng đồng thời được khởi tạo, tiếp nhận Protocol. Mỗi Server còn sử dụng Symmetric Public Key để xác thực. [caption id="attachment_19156" align="aligncenter" width="771"] Giai đoạn Session Encryption Negotiation[/caption] Nếu đã thiết lập thành công, cả hai phía cần sử dụng thuật toán chung Diffie-Hellman Key Exchange Algorithm. Thanh toán này có nhiệm vụ tạo Symmetrical Key, đồng bộ quá trình liên lạc sau này. Dưới đây là phần tóm tắt cách thức hoạt động của thuật toán: Client và Server phải đồng ý với nguyên tắc sử dụng seed value.  Cả hai phía ra cần thiết được lưu ý thách thức mã hóa triển khai bởi seed value thông qua thuật đặc biệt. Đó là cơ chế tạo mã hóa, tác động lớn đến seed value. Cả hai bên tạo ra Private Key. Private Key này chung thuật toán với mã hóa AES ứng dụng để tạo ra Public Key, phân phối đến máy còn lại. Cả hai bên có quyền sử dụng Private Key. Trong khi đó, Public Key của máy còn lại sẽ kết hợp với Public Key để tạo ra một Key chung. Khi cả hai đều có sẵn Shared Key, quá trình mã hóa Symmetric cho phiên SSH chính thức được khởi động. 3.2 Giai đoạn chứng thực người dùng  Đây là bước cuối cùng để người dùng có thể truy cập vào server, thực hiện xác nhận thông tin trên chính hệ thống đăng nhập. Người dùng trước tiên cần nhập tên đăng nhập, sau đó là mật khẩu. Thông tin người dùng cung cấp tiếp tục được truyền đến một hệ thống bảo mật Symmetric, không cho bất kỳ bên thứ ba nào thu thập. Mật khẩu mặc dù đã trải qua mạng mã hóa nhưng nếu người dùng không cẩn thận vẫn có thể bị lộ. Khi một bên nào đó thu thập thành công mật khẩu, tài khoản của người dùng dễ bị chiếm đoạt. Theo nhiều chuyên gia bảo mật, người dùng nên sử dụng SSH Key Pair, bộ khóa Asymmetric có chức năng xác thực thành viên không yêu cầu nhập mật khẩu. >>> Xem thêm: Mã hóa là gì? Vai trò và các loại mã hóa phổ biến nhất 4. Cách sử dụng SSH để kết nối với Server Linux  Trong quá trình tìm hiểu khái niệm SSH là gì, bạn nên tham khảo thêm cách thức sử dụng SSH để liên kết với Server SSH. 4.1 Thiết lập Server Linux chấp nhận liên kết Trước tiên để Server Linux kết nối với SSH, bạn phải thực hiện bước thiết lập trên server. Tùy theo phần cứng và phiên bản Linux, bạn có thể tùy chỉnh cài đặt. [caption id="attachment_19160" align="aligncenter" width="771"] Thiết lập Server Linux chấp nhận liên kết[/caption] Trong phần tổng hợp này, FPT Cloud sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng công cụ OpenSSH để cài đặt đăng nhập từ xa với giao thức SSH. Khi Download thành công công cụ về thiết bị, hãy tạo một Terminal bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + T và nhập dòng lệnh "sudo apt-get update", Trước khi bắt tay vào khâu cài đặt OpenSSH, bạn cần kiểm tra chương trình nâng cấp. Cụ thể hãy nhập dòng lệnh "sudo apt-get upgrade" trong Terminal. Nếu cập nhật nâng cấp đã xong xuôi, bạn cần tiếp tục nhập dòng lệnh "sudo apt-get install openssh-server". 4.2 Định hình cấu hình cài đặt SSH cho Server  Sau bước thiết lập chấp nhận liên kết, bọn nên bắt tay vào khâu chỉnh sửa cấu hình cơ bản. Cụ thể hãy mở một Terminal, mở file cấu hình SSH và nhập dòng lệnh "sudo nano /etc/ssh/sshd_config". Theo cài đặt mặc định, SSH Server của người dùng thường hoạt động tại cổng số 22. Bên cạnh đó bạn có thể tăng cường bảo mật thông qua phương thức thiết lập mật khẩu phức tạp. Trong Port, bạn cần tìm đến dòng MaxAuthTries. Sau đó nhập bất kỳ tự nào tại đây. Nếu muốn đăng nhập nhiều nhất 4 lần, bạn chỉ cần nhập dòng lệnh "MaxAuthTries 4". Sau khi cài đặt xong công cụ OpenSSH, giao thức SSH Server sẽ bắt đầu khởi chạy. Còn nếu muốn kiểm tra giao thức đã chạy hay chưa, bạn cần nhập lệnh "sudo service ssh status". Trường hợp không muốn chạy SSH, bạn nhập ngay lệnh "sudo service ssh stop". >>> Xem thêm: Top 16+ dịch vụ lưu trữ dữ liệu: so sánh, lợi ích, cách hoạt động 5. So sánh giao thức SSH, SSL/TLS và Telnet  Bạn sẽ chưa thực sự hiểu tường tận SSH là gì nếu chưa phân biệt điểm khác biệt của giao thức này với SSL/TLS và Telnet. 5.1 SSH và SSL/TLS Cả SSH và SSL/TLS đều là giao thức ứng dụng để xác thực giữa các bên. Chúng đảm bảo an toàn trong quá trình chuyển tiếp dữ liệu. Tuy vậy, SSL/TLS thường kém bảo mật hơn so với SSH. Nếu so sánh với giao thức SSL/TLS, SSH có thể xem như phiên bản rút gọn. Thế nhưng, SSH lại sở hữu khả năng liên kết trạm máy và máy khách vô cùng hiệu quả.  5.2 SSH và Telnet  Telnet được biết đến như một trong những giao thức internet ra đời sớm nhất. Giao thức này có khả năng khởi tạo và duy trì trình giả lập Terminal thông qua một Host từ xa. Cả SSH và Telnet đều sở hữu một số điểm tương đồng về tính năng nhất định. Tuy nhiên điểm khác biệt lớn nhất của 2 giao thức này chính là cơ chế bảo mật. Theo đó, SSH luôn dùng Public Key khi cần xác thực Terminal Session, mã hóa lệnh đầu ra của từng phiên. Còn với Telnet, giao thức này chủ yếu ứng dụng trong trình giả lập Terminal. Để hiểu rõ hơn sự khác biệt của hệ điều hành, bạn hãy theo dõi bảng so sánh tổng hợp sau: Tiêu chí so sánh Giao thức SSH Giao thức Telnet  Vị trí Port chạy  Port 22 Port 23 Tính an toàn  Rất an toàn  Kém an toàn  Cơ chế mã hóa  Bằng Public Key  Truyền văn bản đơn thuần  Hệ thống phù hợp  Public Network  Private Network  Hệ điều hành tương thích  Tất cả hệ điều hành  Linux và Windows  6. SSH nên sử dụng khi nào? Trong mô hình TCP / IP, giao thức SSH sẽ hoạt động tại tầng thứ 4. Đối tượng nhiệm vụ tương tác duy trì kết nối giữa máy chủ và máy khách. Thông qua cơ chế mã hóa chuyên biệt, giao thức này có thể đảm bảo dữ liệu truyền đi an toàn. So với Telnet, Rlogin đã khắc phục yếu điểm tốt về mặt bảo mật. Sử dụng trong mọi datacenter Giao thức SSH có mặt trong hầu hết datacenter và luôn đi kèm phần lớn Server Unix, Mac và Linux. Kết nối SSH hiệu ứng dụng phổ biến để xây dựng giao thức bảo mật cho hệ thống mấy cục bộ, Host từ xa. Chẳng hạn như ứng dụng xây dựng quyền truy cập an toàn từ xa vào hệ thống tài nguyên, cập nhật phần mềm,.. Ngoài chức năng tạo đường dẫn an toàn cho máy cục bộ và Host từ xa, SSH cũng hỗ trợ quản lý Router, phần cứng máy chủ, một số nền tảng ảo hóa. Kết nối hệ thống server SSH có phải là kết nối hệ thống server. Từ đó thực hiện các thay đổi, nâng cấp thông qua công cụ hoặc Terminal. SSH Key thử sử dụng để truy cập tập vào server trong cách tự động, ứng dụng chủ yếu trong Script, backup, công cụ quản lý cấu hình. Ứng dụng cho hệ thống đăng nhập một lần Giao thức SSH hỗ trợ hoàn hảo để ứng dụng vào hệ thống đăng nhập một lần SSO. Theo đó, người dùng sẽ đăng nhập nhanh chóng, di chuyển qua lại giữa tài khoản mà không cần tốn thời gian nhập mật khẩu. Mã hóa dữ liệu Không chỉ hỗ trợ xác thực kết nối mã hóa mà SSH traffic còn tham gia trực tiếp vào quá trình lão hóa. Khi người dùng chuyển file, duyệt web, nhập lệnh hay những tác vụ khác đều diễn ra an toàn. Xác thực thông tin SSH kết hợp với ID người dùng và mật khẩu khi xác thực thông tin. Tuy vậy hiện nay, giao thức này chủ yếu hỗ trợ xác thực giữa hệ thống Host với nhau. Như vậy người dùng cá nhân vẫn phải sử dụng ID user và mật khẩu khi cần kết nối với Host từ xa. Quá trình kết nối để thực hiện thông qua việc tạo một Public Key Pair ứng với từng Host. Trong đó, mỗi Session lại yêu cầu hai Public Key Pair. Một Key phục vụ xác thực máy cục bộ từ xa, Key còn lại làm nhiệm vụ xác thực máy cục bộ trực tiếp. Những bài viết liên quan: Proxy là gì? Hướng dẫn kết nối và sử dụng Proxy chi tiết XSS là gì? Tầm nguy hiểm và cách khắc phục lỗ hổng XSS Mong rằng bài viết này của FPT Cloud sẽ giúp bạn hiểu rõ về SHH là gì? Vì đây là giao thức sẽ hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều khiển, quản lý hệ thống máy chủ từ xa.

Hệ cơ sở dữ liệu là gì? 5 hệ quản trị CSDL tốt nhất

09:50 17/07/2024
Hệ cơ sở dữ liệu là một hệ thống lưu trữ, truy xuất thông tin có cấu trúc với độ bảo mật cao giúp người dùng quản lý hiệu quả dữ liệu. Để biết thêm thông tin chi tiết hệ cơ sở dữ liệu là gì, doanh nghiệp hãy cùng FPT Cloud theo dõi bài viết dưới đây. >>> Xem thêm: Cloud Server là gì? Hoạt động của hệ thống máy chủ đám mây 1. Hệ cơ sở dữ liệu là gì? Hệ cơ sở dữ liệu - Database Management System (DBMS) là phần mềm, hệ thống được lập trình để lưu trữ và truy xuất dữ liệu một cách hiệu quả và được áp dụng nhiều biện pháp bảo mật cao giúp người dùng tạo, truy cập, cập nhật, xóa và bảo vệ cơ sở dữ liệu. Hệ cơ sở dữ liệu gồm nhóm các thao tác chương trình với cơ sở dữ liệu, đồng thời yêu cầu vào dữ liệu từ ứng dụng, hỗ trợ người dùng và phần mềm từ bên thứ ba lưu trữ và truy cập dữ liệu nhanh chóng, hiệu quả hơn.  Hệ quản trị cơ sở dữ liệu được nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay là MySQL, Microsoft Access, Microsoft SQL, PostgreSQL, Oracle, IBM DB2, dataBASE, SQLite,... [caption id="attachment_50529" align="aligncenter" width="800"] Hệ cơ sở dữ liệu là hệ thống lưu trữ và truy xuất dữ liệu hỗ trợ bên thứ 3 truy cập dữ liệu[/caption] 2. Các thành phần của hệ cơ sở dữ liệu Hệ cơ sở dữ liệu là phần mềm hệ thống phức tạp gồm nhiều thành phần được tích hợp 1 cách nhất quán để người dùng quản lý, truy cập và sửa đổi dữ liệu. Ngôn ngữ truy cập cơ sở dữ liệu  Hệ quản trị cơ sở dữ liệu cung cấp API dạng ngôn ngữ truy cập cơ sở dữ liệu để người dùng truy cập và sửa đổi dữ liệu hoặc tạo ra các đối tượng cơ sở dữ liệu đồng thời bảo mật và phân quyền truy cập dữ liệu.  Ngôn ngữ truy cập dữ liệu điển hình như SQL bao gồm các câu lệnh cùng ngôn ngữ điều khiển dữ liệu (truy cập dữ liệu), ngôn ngữ định dạng dữ liệu (xác định cấu trúc dữ liệu) và ngôn ngữ thao tác dữ liệu (đọc và sửa dữ liệu) Công cụ lưu trữ Đây là thành phần cơ bản của hệ cơ sở dữ liệu có khả năng lưu trữ dữ liệu. Công cụ lưu trữ được coi là thành phần bổ sung để lưu trữ dữ liệu hoặc chuyển dữ liệu dạng tệp. Bộ xử lý truy vấn Khi dữ liệu được tối ưu hóa quá trình truy vấn, hệ quản trị cơ sở dữ liệu cung cấp phương tiện để chạy kết quả truy vấn và trả kết quả cho người dùng. Trình quản lý khóa và nhật ký Thành phần này cung cấp cho DSMS khả năng quản lý quyền truy cập đồng thời 1 dữ liệu. Dữ liệu cần được khóa để đảm bảo nhiều người dùng không chỉnh sửa dữ liệu cùng 1 lúc. Hệ cơ sở dữ liệu sẽ ghi lại hết tất cả các thay đổi được thực hiện với dữ liệu và bản ghi các thay đổi được gọi là nhật ký. DBMS sử dụng trình quản lý nhật ký để đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu giúp ích cho việc khôi phục thông tin. Danh mục siêu dữ liệu Danh mục siêu dữ liệu là danh mục hệ thống cơ sở dữ liệu, đóng vai trò như một kho lưu trữ toàn bộ các đối tượng cơ sở dữ liệu được tạo. Hệ cơ sở dữ liệu sẽ tự động lưu trữ thông tin về các dữ liệu được tạo vào trong danh mục siêu dữ liệu đồng thời sử dụng thành phần này để xác minh các yêu cầu truy vấn của người dùng với thông tin dữ liệu tồn tại trong DBMS. Động cơ tối ưu hóa Cung cấp cho hệ cơ sở dữ liệu các công cụ tối ưu hóa để phân tích các ngôn ngữ truy cập cơ sở dữ liệu và biến nó thành những câu lệnh để người dùng truy cập và chỉnh sửa dữ liệu. Tiện ích dữ liệu Các tiện ích cơ sở dữ liệu như sao lưu, khôi phục, chạy thống kê, kiểm tra dữ liệu, tải và chỉnh sửa cơ sở dữ liệu,... Hệ cơ sở dữ liệu sử dụng các tiện ích dữ liệu giúp việc kiểm soát và quản lý hoạt động trong cơ sở dữ liệu hiệu quả hơn. [caption id="attachment_50531" align="aligncenter" width="800"] Hệ cơ sở dữ liệu tự động lưu trữ thông tin vào danh mục siêu dữ liệu[/caption] >>> Xem thêm: Các kiểu dữ liệu trong SQL chuẩn và đầy đủ 3. Phân cấp hệ thống cơ sở dữ liệu Cấu trúc phân cấp hệ thống cơ sở dữ liệu theo đối tượng xử lý từ cao xuống thấp lần lượt là lớp ứng dụng, xử lý dịch ngôn ngữ, lớp truy cập, lưu trữ dữ liệu và hệ điều hành. Lớp ứng dụng - Application Layer Lớp ứng dụng có vị trí cao nhất trong cấu trúc phân cấp của hệ cơ sở dữ liệu với khả năng chứa hàng loạt các chương trình, ứng dụng để người dùng sử dụng, tương tác với cơ sở dữ liệu. Lớp ứng dụng cung cấp giao diện truy cập và hiển thị dữ liệu cho người dùng.  Các ứng dụng, chương trình ở lớp này cho phép người dùng truy vấn, yêu cầu dữ liệu từ hệ quản trị cơ sở dữ liệu và hiển thị kết quả nhanh chóng. Ngoài ra, lớp ứng dụng còn giúp người dùng thực hiện hoạt động truy cập, chỉnh sửa, xóa dữ liệu. Lớp xử lý dịch ngôn ngữ - Language Processing Layer Lớp xử lý dịch ngôn ngữ có khả năng biên dịch các truy vấn và yêu cầu từ chương trình, ứng dụng thành định dạng mà hệ cơ sở dữ liệu hiểu và thực hiện được nhờ ngôn ngữ truy vấn SQL.  Lớp truy cập dữ liệu - Data Access Layer Lớp truy cập dữ liệu quản lý hiệu quả việc truy cập và tương tác giữa người dùng và dữ liệu trong hệ cơ sở dữ liệu. Đây là lớp hệ thống chuyên xử lý các yêu cầu truy vấn từ hệ cơ sở dữ liệu. Đồng thời lớp truy cập dữ liệu cung cấp giao diện truy cập cơ sở dữ liệu phù hợp cho lớp xử lý dịch ngôn ngữ và khả năng giao tiếp với lớp lưu trữ dữ liệu. Lớp lưu trữ dữ liệu - Data Storage Layer Đây là lớp được dùng để lưu trữ dữ liệu vào bộ nhớ hoặc trên đĩa giúp người dùng quản lý, lưu trữ và truy xuất  dữ liệu hiệu quả thông qua bảng và chỉ mục. Hệ điều hành - Operating System Hệ điều hành là lớp thấp nhất trong cấu trúc phân cấp hệ cơ sở dữ liệu. Hệ điều hành giúp người dùng quản lý tốt các tài nguyên máy tính: tệp tin và bộ nhớ, đồng thời cung cấp khả năng liên kết chặt chẽ giữa các thiết bị lưu trữ và xử lý yêu cầu từ lớp lưu trữ dữ liệu. [caption id="attachment_50528" align="aligncenter" width="800"] Hệ cơ sở dữ liệu được phân thành 5 cấp độ giúp dữ liệu được quản lý có hệ thống[/caption] 4. Phân loại hệ quản trị cơ sở dữ liệu Hệ cơ sở dữ liệu có 3 cách phân loại phổ biến như sau: Theo mô hình dữ liệu Hệ cơ sở dữ liệu quan hệ: Thường dùng để tổ chức dữ liệu thành dạng bảng để quản lý dữ liệu thông qua các quan hệ. Hệ cơ sở dữ liệu phi quan hệ: Dùng các dữ liệu phi cấu trúc nổi bật như hình ảnh, video, văn bản. Theo cách lưu trữ Lưu trữ trên bộ nhớ: Được lưu trữ trong bộ nhớ RAM. Lưu trữ trên đĩa cứng: Được lưu trữ trên đĩa cứng. Theo mức độ phân tán Hệ cơ sở dữ liệu cục bộ: Sử dụng cho phần mềm, ứng dụng nhỏ, quy mô vừa phải và chỉ lưu trữ trên 1 máy tính. Hệ cơ sở dữ liệu phân tán: Dùng cho phần mềm có quy mô lớn, khả năng mở rộng cao, lưu trữ trên nhiều máy tính. [caption id="attachment_50534" align="aligncenter" width="800"] Hệ quản trị cơ sở dữ liệu có 3 cách phân loại là theo mô hình, cách lưu trữ và độ phân tán[/caption] 5. Vai trò hệ quản trị cơ sở dữ liệu đối với doanh nghiệp Hệ cơ sở dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của doanh nghiệp, cụ thể như sau: Hiệu suất làm việc tăng Dữ liệu được quản lý chặt chẽ nên người dùng truy cập và truy xuất thông tin dễ dàng, nhanh chóng giúp khả năng kết nối và đánh giá công việc hiệu quả. Tiết kiệm chi phí Dữ liệu được quản lý hiệu quả giúp việc giao công việc không bị trùng lặp hoặc nhiều nhân viên cùng làm 1 công việc, tiêu tốn thời gian đồng thời giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng kinh doanh, hẹn chế chi phí phát sinh khi mất dữ liệu.  Khả năng phản ứng nhanh: Người dùng có thể tìm kiếm và truy xuất dữ liệu nhanh chóng giúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin và xu thế của xã hội từ đó phản ứng nhanh với thị trường và đưa ra các chính sách kinh doanh, tăng khả năng thành công. Bảo mật thông tin Thông tin trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu được bảo vệ bằng việc ngăn không cho người khác truy xuất, đánh cắp dữ liệu khi không có quyền truy cập. Đảm bảo tính nhất quán Hệ cơ sở dữ liệu đảm bảo tính ổn định, nhất quán và toàn vẹn của dữ liệu với các thông tin quan trọng được sao lưu và truy cập trong tình huống mất dữ liệu, cần được khôi phục. [caption id="attachment_50533" align="aligncenter" width="800"] Hệ cơ sở dữ liệu giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả dữ liệu, tiết kiệm chi phí khi bị mất dữ liệu[/caption] >>> Xem thêm: VPS là gì? Cách chọn gói lưu trữ VPS tốt nhất cho doanh nghiệp 6. Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu Để dữ liệu được quản lý hiệu quả, các doanh nghiệp thường sử dụng 5 hệ quản trị cơ sở dữ liệu dưới đây. 6.1. Hệ CSDL MySQL MySQL là hệ cơ sở dữ liệu phổ biến, thường được các doanh nghiệp sử dụng cho các ứng dụng website. Điểm nổi bật của hệ quản trị dữ liệu MySQL là tốc độ cao, ổn định và dễ sử dụng. Ngoài ra, MySQL có thể hoạt động trên nhiều hệ điều hành khác nhau như Mac OS X, Linux, Unix,... giúp doanh nghiệp quản lý, truy vấn dữ liệu hiệu quả trên Internet. 6.2. Hệ CSDL Oracle Oracle hay Oracle database được sử dụng chủ yếu để tính toán Grid Computing và Data Warehousing và là công cụ hỗ trợ SQL truy vấn, tương tác với cơ sở dữ liệu.  Oracle tích hợp trình quản lý dữ liệu đám mây cho phép người dùng lưu trữ hàng tỷ bản ghi mà không tốn dung lượng bộ nhớ. Tuy nhiên, hệ cơ sở dữ liệu Oracle phức tạp, chiếm nhiều tài nguyên máy tính và đòi hỏi người dùng phải bỏ ra khoản chi phí để nâng cấp phần cứng trước khi sử dụng. [caption id="attachment_50532" align="aligncenter" width="800"] Hệ cơ sở dữ liệu Oracle giúp doanh nghiệp lưu trữ lượng thông tin khổng lồ[/caption] 6.3. Hệ CSDL SQL Server Hệ cơ sở dữ liệu SQL Server được thiết kế chạy trên môi trường dữ liệu khổng lồ một cách ổn định và tăng khả năng truy cập cho người dùng. SQL Server có thể kết hợp với nhiều Server khác cùng 1 thời điểm có thể cung cấp dữ liệu cho hàng nghìn người truy cập giúp tối ưu chi phí. Ngoài ra, SQL Server giúp thông tin, dữ liệu được bảo vệ an toàn khi cho phép người được ủy quyền được xem thông tin. 6.4. Hệ CSDL MongoDB MongoDB là hệ quản trị cơ sở dữ liệu phi quan hệ có mật mã nguồn mở, có tính linh hoạt cao, hoạt động kết nối hiệu quả trong quá trình điều khiển. Điểm mạnh của MongoDB là tốc độ truyền phát dữ liệu nhanh, cách sử dụng đơn giản. Người dùng có thể sử dụng các công cụ JSON để tăng tính mở rộng linh hoạt của hệ quản trị cơ sở dữ liệu MongoDB. Tuy nhiên, hệ cơ sở dữ liệu này không có tính ràng buộc đồng thời dữ liệu lưu dưới dạng Key-value khiến bộ nhớ dễ bị đầy. 6.5. Hệ CSDL NoSQL NoSQL là mô hình lưu trữ dữ liệu phân tán, có tính linh hoạt cao và thường được ứng dụng cho các kho lưu trữ dữ liệu. Điểm nổi bật của hệ cơ sở dữ liệu NoSQL là tốc độ phát triển dữ liệu nhanh chóng, cho phép dữ liệu phân tán theo chiều ngang trên nhiều máy chủ khác nhau giúp thông tin được xử lý nhanh chóng. [caption id="attachment_50530" align="aligncenter" width="800"] Tốc độ phát triển cơ sở dữ liệu của NoSQL nhanh chóng giúp dữ liệu được xử lý trên nhiều máy chủ[/caption] 7. FPT Cloud cung cấp giải pháp hệ cơ sở dữ liệu hiệu quả cho doanh nghiệp  FPT Cloud - đơn vị uy tín cung cấp giải pháp hệ cơ sở dữ liệu hiệu quả cho doanh nghiệp tại Việt Nam. Những giải pháp của FPT Cloud giúp doanh nghiệp tận dụng được điện toán đám mây tăng tính linh hoạt, khả năng mở rộng và tính khả dụng dữ liệu cao. FPT Database Engine (FDE) là dịch vụ lưu trữ đám mây (Cloud Database) cung cấp cho khách hàng khả năng tạo các Database instance/cluster với cấu hình mong muốn một cách tự động hóa một cách dễ dàng và nhanh chóng; với 04 dịch vụ bao gồm: In-Memory có Redis; cơ sở dữ liệu quan hệ có mySQL và PostgreSQL; cơ sở dữ liệu noSQL có MongoDB. Những bài viết liên quan: Server là gì? Phân loại & Vai trò của máy chủ server CPU là gì? Phân loại và cách chọn phù hợp nhất Trên đây là những thông tin chi tiết giúp doanh nghiệp giải đáp hệ cơ sở dữ liệu là gì. Với khả năng lưu trữ và truy xuất dữ liệu hiệu quả cùng khả năng bảo mật thông tin cao, hệ cơ sở dữ liệu là yếu tố quyết định đến sự phát triển và thành công của doanh nghiệp trong việc nắm bắt xu thế thị trường. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng gói dịch vụ hệ cơ sở dữ liệu của FPT Cloud vui lòng liên hệ qua hotline 1900 638 399.

Sovereign Cloud và tầm quan trọng đối với dữ liệu quốc gia và doanh nghiệp

10:54 16/07/2024
Trong kỷ nguyên số, dữ liệu trở thành tài sản quý giá, là chìa khóa cho thành công và đổi mới của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc quản lý và bảo vệ dữ liệu ngày càng trở nên phức tạp do sự gia tăng các mối đe dọa an ninh mạng và sự thay đổi liên tục của các quy định về dữ liệu. Trong thực trạng đó, Sovereign Cloud mở ra xu hướng mới trong quản lý dữ liệu, trao quyền cho doanh nghiệp và giúp họ kiểm soát chặt chẽ dữ liệu của mình.   1. Sovereign Cloud là gì và vì sao doanh nghiệp cần triển khai Sovereign Cloud Ngày nay, nhiều quốc gia và khu vực áp dụng các quy định về chủ quyền kỹ thuật số hoặc chủ quyền dữ liệu. Điều này có nghĩa là một phần hoặc toàn bộ dữ liệu của tổ chức phải được lưu trữ trong phạm vi địa lý nhất định, ví dụ như một quốc gia, khu vực hoặc liên minh (như EU). Lý do cho quy định này xuất phát từ nhiều yếu tố, bao gồm quy định về ngành của chính phủ, quy định về loại dữ liệu đặc biệt (ví dụ như thông tin nhận dạng cá nhân PII), hay do yếu tố kinh doanh hoặc cạnh tranh. Để đáp ứng các yêu cầu khắt khe đó, các doanh nghiệp sử dụng “đám mây có chủ quyền” - Sovereign Cloud.  Theo IBM, Sovereign Cloud, trực dịch là “Cloud có chủ quyền” hoặc “Cloud độc lập”,  là một loại hình điện toán đám mây giúp các tổ chức tuân thủ luật pháp của các khu vực và quốc gia cụ thể. Theo đó, mô hình Sovereign Cloud đáp ứng các yêu cầu về chủ quyền kỹ thuật số của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể kiểm soát chặt chẽ dữ liệu, ứng dụng và cơ sở hạ tầng của mình, đồng thời tuân thủ các quy định và luật pháp địa phương.  Các đặc điểm của Sovereign Cloud:   Hạn chế truy cập: Quyền truy cập vào đám mây được giới hạn cho người dùng, phần mềm, hệ thống và dịch vụ được ủy quyền.  Kiểm soát vị trí lưu trữ dữ liệu: Doanh nghiệp có thể lựa chọn lưu trữ dữ liệu tại một quốc gia hoặc một khu vực nhất định, nằm trong trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp hay trung tâm dữ liệu của khách hàng.  Tuân thủ quy định:  Hệ thống đáp ứng các yêu cầu cụ thể của chính phủ hoặc ngành, bao gồm các thông số kỹ thuật cũng như các thông lệ pháp lý và hợp đồng cụ thể.  Hỗ trợ vận hành: Nhà cung cấp dịch vụ đám mây cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và vận hành chuyên nghiệp, đáp ứng kỳ vọng của khách hàng và các yêu cầu pháp lý về thông tin an ninh, quyền công dân và nơi cư trú của nhân viên.  Mạng chuyên dụng: Kết nối mạng an toàn và riêng biệt để đảm bảo bảo mật dữ liệu.  Mã hóa: Dữ liệu được mã hóa để bảo vệ khỏi truy cập trái phép.  Với việc ngày càng nhiều ứng dụng được chuyển lên đám mây, vai trò của nó đã vượt xa khỏi mô hình dịch vụ đơn thuần, trở thành một phần thiết yếu trong cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. Giống như nhà máy, văn phòng hay tài sản trí tuệ, môi trường đám mây giờ đây đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một doanh nghiệp.  Sự chuyển đổi lên đám mây diễn ra mạnh mẽ ở cả doanh nghiệp công và tư nhân, đặc biệt là trong các ngành có tính quản lý cao. Khi các dữ liệu cốt lõi được lưu trữ trên nền tảng đám mây, nhu cầu đảm bảo an toàn cho dữ liệu càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.  Ngoài ra, sự bùng nổ của các công nghệ dữ liệu lớn như trí tuệ nhân tạo (AI) và machine learning (ML) cũng đặt ra yêu cầu cao hơn về khả năng truy cập dữ liệu nhanh chóng và an toàn. Để khai thác tối đa tiềm năng của AI, các doanh nghiệp cần ứng dụng hệ sinh thái Sovereign Cloud nhằm tối ưu hóa và đảm bảo nền tảng vững chắc cho những đổi mới kinh doanh đột phá.  Với những yêu cầu ngày càng cao về bảo mật và hiệu quả vận hành, Sovereign Cloud là một giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp trong kỷ nguyên số.  [caption id="attachment_50469" align="aligncenter" width="800"] Mô hình Sovereign Cloud đáp ứng các yêu cầu về chủ quyền kỹ thuật số của doanh nghiệp.[/caption] 2. Các lợi ích của Sovereign Cloud 2.1. Lợi ích của Sovereign Cloud đối với quốc gia Sovereign Cloud mang đến nhiều lợi ích, cơ hội cho các quốc gia, từ bảo vệ dữ liệu đến thúc đẩy phát triển kinh tế.   Bảo vệ dữ liệu quốc gia: Các quốc gia có thể kiểm soát lưu trữ dữ liệu của công dân và tổ chức trong nước tốt hơn, hạn chế nguy cơ dữ liệu nhạy cảm như thông tin cá nhân, tài chính, quốc phòng bị lọt ra ngoài biên giới.  Thúc đẩy phát triển kinh tế: Khi dữ liệu được lưu trữ an toàn trong nước, các doanh nghiệp và tổ chức sẽ yên tâm đầu tư vào công nghệ, nghiên cứu phát triển, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng trưởng kinh tế.  Nâng cao uy tín quốc gia: Việc bảo vệ dữ liệu công dân và thực thi chủ quyền kỹ thuật số hiệu quả góp phần nâng cao uy tín quốc gia trên trường quốc tế, củng cố niềm tin của người dân và các nhà đầu tư.  2.2. Lợi ích của Sovereign Cloud đối với doanh nghiệp Ngày càng nhiều doanh nghiệp đang hướng đến Sovereign Cloud như một phần quan trọng trong hành trình chuyển đổi kỹ thuật số, mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Dưới đây là 5 lý do chính khiến Sovereign Cloud trở thành lựa chọn hàng đầu.   Kiểm soát dữ liệu chặt chẽ: Sovereign Cloud mang lại cho doanh nghiệp quyền kiểm soát nơi lưu trữ dữ liệu, có thể là khu vực hoặc quốc gia, thậm chí là trung tâm lưu trữ dữ liệu cụ thể.   Tuân thủ pháp lý dễ dàng: Sovereign Cloud giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu tuân thủ quy định và luật pháp về dữ liệu, chủ quyền kỹ thuật số, bất kể họ hoạt động ở bao nhiêu quốc gia hay khu vực.  Hạn chế truy cập: Doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát quyền truy cập dữ liệu của nhân viên, đối tác, nhà cung cấp dịch vụ đám mây (CSP) dựa trên quyền công dân, vị trí thực tế và các yếu tố khác.  Nâng cao khả năng phục hồi: CSP cung cấp dịch vụ có tính sẵn sàng cao, sao lưu dữ liệu quan trọng trên cơ sở hạ tầng có chủ quyền, giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng phục hồi trước sự cố, thích ứng tốt hơn với các tình huống bất ngờ.  Bảo mật tối ưu: Hệ thống Sovereign Cloud áp dụng các biện pháp bảo mật tiên tiến nhất, đảm bảo an toàn cho dữ liệu, giúp nhân viên và khách hàng có thể truy cập dữ liệu họ cần một cách nhanh chóng và an toàn.  3. Thách thức trong việc triển khai Sovereign Cloud 3.1. Thách thức của Sovereign Cloud đối với quốc gia Các quốc gia đạt được nhiều lợi ích khi áp dụng Sovereign Cloud, nhưng cũng cần lưu ý một vài điểm sau:  Rủi ro về tính tương thích: Sovereign Cloud có thể không tương thích với các hệ thống và ứng dụng hiện có của chính phủ và doanh nghiệp. Việc tích hợp Sovereign Cloud với các hệ thống khác có thể tốn kém và mất nhiều thời gian.  Chi phí đầu tư cao: Việc xây dựng và vận hành cơ sở hạ tầng Sovereign Cloud đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn từ phía chính phủ. Chi phí cho các dịch vụ bảo mật, tuân thủ và quản lý cũng có thể cao hơn so với các giải pháp đám mây truyền thống.  3.2. Thách thức của Sovereign Cloud đối với doanh nghiệp Mặc dù Sovereign Cloud mang lại nhiều lợi ích, việc triển khai công nghệ này cũng đặt ra một số thách thức cho đội ngũ CNTT của doanh nghiệp, bao gồm:  Chọn nhà cung cấp dịch vụ am hiểu quy định: Các luật và quy định về chủ quyền kỹ thuật số ngày càng thay đổi và trở nên phức tạp. Điều này khiến việc xác định giải pháp tuân thủ trở nên khó khăn cho các doanh nghiệp, dù họ sử dụng Sovereign Cloud hay trung tâm dữ liệu truyền thống. Doanh nghiệp cần chọn lựa một nhà cung cấp dịch vụ có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn để cập nhật dịch vụ của mình theo kịp những thay đổi.   Thiết kế kiến trúc phục hồi thảm họa: Sovereign Cloud không chỉ áp dụng cho trung tâm dữ liệu chính mà còn cho tất cả các cơ sở và địa điểm khôi phục dự phòng. Điều này có nghĩa là nhà cung cấp dịch vụ đám mây phải có đủ nguồn lực để cung cấp các cơ sở đó trong phạm vi quyền hạn được xác định.  Yêu cầu về chứng nhận và pháp nhân: Một số quy định yêu cầu Sovereign Cloud phải được sở hữu và vận hành bởi công ty có trụ sở chính và chỉ được sở hữu trong những khu vực địa lý cụ thể. Doanh nghiệp cần đảm bảo nhà cung cấp dịch vụ đám mây toàn có mối quan hệ đối tác, giấy phép và khung pháp lý phù hợp để đáp ứng các yêu cầu này.  [caption id="attachment_50470" align="aligncenter" width="800"] Doanh nghiệp cần chọn lựa một nhà cung cấp dịch vụ có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cao.[/caption] 4. Xu hướng phát triển Sovereign Cloud trên thế giới và tại Việt Nam Sovereign Cloud đóng vai trò then chốt đối với các doanh nghiệp hướng đến độc lập kỹ thuật số và coi trọng quyền tự chủ dữ liệu. Angela Merkel, cựu thủ tướng Đức và nhà khoa học, đã khẳng định rằng: "Trong thời đại kỹ thuật số, dữ liệu là dầu mỏ mới và quyền tự chủ dữ liệu là sức mạnh mới."  Trong khảo sát Xu hướng HCLTech 2024, 47% người được khảo sát tin rằng giảm thiểu sự phức tạp và đảm bảo quyền tự chủ dữ liệu sẽ là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp. Với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm dự kiến đạt 17,75% vào năm 2030 và quy mô thị trường dự kiến đạt 99 tỷ USD, Sovereign Cloud được cho là đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai của điện toán đám mây. Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến việc bảo vệ dữ liệu như một lợi thế cạnh tranh.   Tại Việt Nam, Nghị định số 53/2022/NĐ-CP và Nghị định số 13/2023/NĐ-CP quy định rằng dữ liệu lưu trữ trong nước phải tuân theo thẩm quyền của Việt Nam, đảm bảo dữ liệu không được chuyển ra khỏi biên giới quốc gia. Cùng với đó, doanh nghiệp còn phải tuân thủ luật quyền riêng tư của quốc gia nơi dữ liệu xuất phát, cùng vô số quy định nội bộ về bảo mật và lưu trữ dữ liệu. Sự hội tụ của các quy định phức tạp này tạo ra một môi trường nhiều thách thức mà doanh nghiệp cần phải vượt qua để đảm bảo tuân thủ tính toàn vẹn của dữ liệu.   Trước những yêu cầu pháp lý ngày càng phức tạp, FPT đã bắt tay cùng NVIDIA, tiên phong phát triển AI Factory - Nhà máy trí tuệ nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam. Nhờ đó, FPT mang đến nền tảng Điện toán đám mây có chủ quyền, phục vụ nghiên cứu, phát triển AI và các giải pháp công nghệ tiên tiến cho các doanh nghiệp trong nước và khu vực.  5. Các doanh nghiệp nên làm gì để ứng dụng Sovereign Cloud? Sovereign Cloud là một giải pháp quản lý dữ liệu mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tuy nhiên, để tận dụng tối đa giá trị của Sovereign Cloud, doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể và áp dụng các cách thức phù hợp.  Kiểm toán dữ liệu toàn diện  Đây là bước thiết yếu để các doanh nghiệp nắm rõ tình hình dữ liệu của mình. Trước tiên, doanh nghiệp cần xác định nguồn dữ liệu bằng cách liệt kê tất cả các nguồn dữ liệu hiện có của doanh nghiệp, chẳng hạn như dữ liệu khách hàng, dữ liệu hoạt động, dữ liệu nhân viên… Sau đó, các dữ liệu cần được phân loại theo mức độ nhạy cảm. Ví dụ như dữ liệu người dùng cá nhân (tên, địa chỉ nơi ở, email) cần được xử lý nghiêm ngặt hơn so với dữ liệu phân tích ẩn danh hoặc siêu dữ liệu (metadata).  Xác định chiến lược lưu trữ dữ liệu  Đây là chiến lược quyết định nơi lưu trữ dữ liệu của doanh nghiệp. Chiến lược này cần cân nhắc hai yếu tố chính, đó là yêu cầu về hiệu suất kỹ thuật và yêu cầu pháp lý, từ đó doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương thức lưu trữ dữ liệu khác nhau như trung tâm dữ liệu địa phương, đám mây phân tán (distributed cloud) hoặc vùng đám mây (cloud regions).  Rà soát chính sách lưu trữ và truyền dữ liệu  Doanh nghiệp cần đảm bảo có các chính sách rõ ràng về cách thức lưu trữ và truyền dữ liệu. Dữ liệu cần được bảo vệ bằng cách sao lưu thường xuyên và có thể khôi phục nhanh chóng khi có sự cố, mã hóa dữ liệu cả khi lưu trữ và khi đang truyền tải để giảm thiểu rủi ro vi phạm dữ liệu. Ngoài ra, quyền truy cập dữ liệu cần được kiểm soát chặt chẽ, chỉ những người dùng được uỷ quyền mới có thể truy cập vào dữ liệu.   Hiểu các quy định địa phương và minh bạch với đối tác  Các quy định về dữ liệu phức tạp và dễ thay đổi, vì vậy doanh nghiệp nên hợp tác với các nhà cung cấp giải pháp uy tín tại địa phương để nắm bắt những thay đổi mới nhất và đảm bảo tuân thủ. Cùng với đó, doanh nghiệp cần minh bạch với các đối tác về cách thức quản lý dữ liệu của mình, thông tin rõ ràng cho khách hàng và các mắt xích trong chuỗi cung ứng về vị trí lưu trữ và phương thức xử lý dữ liệu.  [caption id="attachment_50476" align="aligncenter" width="800"] Doanh nghiệp cần đảm bảo có các chính sách rõ ràng về cách thức lưu trữ và truyền dữ liệu.[/caption] Có thể nói, Sovereign Cloud không chỉ là xu hướng, mà còn là giải pháp thiết thực đối với các quốc gia và doanh nghiệp. Để tăng khả năng cạnh tranh trong cuộc cách mạng công nghệ sắp diễn ra, các doanh nghiệp nên nắm bắt cơ hội trong việc ứng dụng Sovereign Cloud vào hoạt động của mình. 

Cloud Server là gì? Hoạt động của hệ thống máy chủ đám mây

09:53 16/07/2024
Cloud server là một giải pháp phổ biến trong việc lưu trữ và quản lý dữ liệu hiện nay. Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các dịch vụ lưu trữ đám mây ngày càng trở nên thịnh hành nhờ vào tính tiện lợi, bảo mật và linh hoạt. Trong bài viết này, FPT Cloud sẽ giới thiệu tổng quan về cloud server, những lợi ích nổi bật cũng như dịch vụ cho thuê cloud server uy tín.  [caption id="attachment_54203" align="aligncenter" width="800"] Dịch vụ cho thuê Cloud Server uy tín tại FPT Cloud[/caption] 1. Cloud Server là gì?  Cloud server hay máy chủ đám mây là một dịch vụ cho phép lưu trữ, quản lý và truy cập dữ liệu trên nền tảng đám mây. Thay vì phải đầu tư và quản lý máy chủ riêng, người dùng có thể thuê tài nguyên từ các nhà cung cấp dịch vụ đám mây.  Dữ liệu được lưu trữ và xử lý trên các máy chủ phân tán tại các trung tâm dữ liệu. Dưới đây là một số thông tin về cách thức vận hành và các loại cloud server phổ biến:  1.1. Cách thức vận hành của Cloud Server Cloud Server hoạt động bằng cách cho phép người dùng truy cập các tài nguyên máy tính ảo qua internet. Khi tạo một Cloud Server, nhà cung cấp dịch vụ đám mây sẽ cấp phát một lượng tài nguyên phần cứng ảo nhất định, bao gồm vCPU, RAM và Storage. Các tài nguyên này được quản lý và phân bổ thông qua hệ thống ảo hóa, như đã đề cập trước đó. Khách hàng sau đó có thể sử dụng Cloud Server để chạy ứng dụng và lưu trữ dữ liệu một cách linh hoạt. [caption id="attachment_54198" align="aligncenter" width="800"] Khả năng vận hành của FPT Cloud[/caption] >>> Xem thêm: FPT Cloud Server – Dịch vụ máy chủ ảo đám mây siêu tốc 1.2. Phân loại Cloud Server Theo mục đích sử dụng và tính chất, Cloud server được chia ra thành 3 loại chính, bao gồm Public Cloud Server, Private Cloud Server và Dedicated Cloud Server. Cụ thể:  Public Cloud Server: Cung cấp tính linh hoạt và mở rộng dễ dàng, với mô hình thanh toán dựa trên tài nguyên thực tế sử dụng. Doanh nghiệp có thể truy cập qua web hoặc trình điều khiển để quản lý và mở rộng máy chủ ảo theo nhu cầu. Private Cloud Server: Đảm bảo kiểm soát và bảo mật cao, thích hợp cho doanh nghiệp yêu cầu khắt khe về an ninh và dữ liệu, cho phép phân phối tài nguyên trong hệ thống nội bộ. Dedicated Cloud Server: Là máy chủ ảo chuyên biệt, cho phép tùy chỉnh tối đa, đảm bảo hiệu suất cao và bảo mật vượt trội so với các máy chủ ảo thông thường, phù hợp với nhu cầu lớn về tài nguyên. [caption id="attachment_54206" align="aligncenter" width="800"] Dedicated Cloud Server[/caption] 2. Báo giá dịch vụ cho thuê Cloud Server uy tín tại FPT Cloud Bảng giá dịch vụ cho thuê Cloud Server còn tùy vào từng đơn vị cung cấp khác nhau. Trong đó, Cloud server FPT được đánh giá cao về sự chuyên nghiệp và đa dạng nền tảng để khách hàng lựa chọn.  Với bảng giá minh bạch và dịch vụ hỗ trợ tận tình, FPT Cloud là lựa chọn lý tưởng cho cá nhân và doanh nghiệp đang có nhu cầu thuê máy chủ ảo, đảm bảo sự tiện lợi và hiệu quả trong quá trình sử dụng. Dưới đây là bảng giá cho thuê cụ thể mà khách hàng có thể tham khảo:  [caption id="attachment_54202" align="aligncenter" width="800"] Bảng giá cho thuê dịch vụ Cloud server tại FPT Cloud[/caption] 3. Những yếu tố cần nắm khi thuê máy ảo Cloud Server Các yếu tố cần chú ý bao gồm: CPU, RAM, dung lượng lưu trữ (Storage), thời gian hoạt động (Uptime) và dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật. Cụ thể:  3.1. CPU  CPU là một trong những thông số quan trọng nhất mà quý khách cần nắm rõ khi chọn thuê máy chủ ảo. CPU thể hiện khả năng xử lý của máy chủ, với đơn vị đo là Hz.  Ngoài ra, các yếu tố như bộ nhớ đệm (cache) và số luồng xử lý (threads) cũng cần được xem xét. Những thông số này giúp người dùng đánh giá hiệu suất và tốc độ xử lý của máy chủ. Bộ nhớ đệm (cache) có thể tùy chỉnh theo nhu cầu sử dụng cụ thể của khách hàng, nhằm đảm bảo khả năng hoạt động ổn định của máy chủ. [caption id="attachment_54209" align="aligncenter" width="800"] CPU là một trong những thông số quan trọng nhất[/caption] 3.2. Dung lượng RAM  Thông thường, dung lượng RAM càng cao thì máy chủ càng có khả năng xử lý nhiều tác vụ cùng lúc. Hầu hết các loại RAM đều có chức năng tương tự, nhưng RAM thế hệ 4 (DDR4) có tốc độ cao hơn so với RAM thế hệ 3 (DDR3). Tuy nhiên, RAM ảo thường không mạnh bằng RAM vật lý.  Dung lượng RAM lớn là yếu tố quan trọng giúp máy chủ vận hành mượt mà khi chạy nhiều ứng dụng hoặc quản lý khối lượng dữ liệu lớn. Nếu quý khách cần quản lý nhiều ứng dụng hay lưu trữ dữ liệu lớn, nên ưu tiên chọn máy chủ ảo có dung lượng RAM cao để đảm bảo hiệu suất tốt hơn. [caption id="attachment_54207" align="aligncenter" width="800"] Dung lượng RAM càng cao thì máy chủ càng có khả năng xử lý nhiều tác vụ[/caption] >>> Xem thêm: Top 16 dịch vụ lưu trữ đám mây tốt phổ biến nhất 2024 3.3. Storage Tốc độ xử lý của máy chủ phụ thuộc nhiều vào bộ nhớ lưu trữ (Storage). Khi nghiên cứu về Storage, quý khách cần xem xét cả dung lượng và loại hình lưu trữ. Dung lượng Storage sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận hành của máy chủ ảo. Hiện tại, Storage được phân thành hai loại chính: HDD (ổ cứng truyền thống) và SSD (ổ cứng thể rắn).  Nếu chỉ cần sử dụng các chức năng cơ bản như đọc và ghi dữ liệu, SSD là lựa chọn tốt hơn. Một máy chủ được trang bị hoàn toàn bằng ổ SSD có thể xử lý nhanh hơn từ 3 đến 4 lần so với ổ HDD. Trên cùng một máy ảo Cloud Storage, người dùng có hai lựa chọn phân vùng lưu trữ: Hot Storage: với IOPS (Input/Output Operations Per Second) có thể đạt 50.000 IOPS, cho tốc độ xử lý cực nhanh, phù hợp với các tác vụ cần hiệu suất cao. Warm Storage: với IOPS có thể đạt 20.000 IOPS, thích hợp cho việc xử lý các ứng dụng không yêu cầu tốc độ quá cao. [caption id="attachment_54204" align="aligncenter" width="800"] Tốc độ xử lý của máy chủ phụ thuộc nhiều vào bộ nhớ lưu trữ[/caption] 3.4. Uptime  Uptime là yếu tố quyết định khả năng hoạt động ổn định của máy chủ trong suốt thời gian vận hành. Uptime trên mỗi Cloud Server thường bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố chính: Thời gian hoạt động của hệ thống vật lý. Thời gian hoạt động của các giải pháp. Thời gian xử lý của Data Center. Thông thường, nếu ba yếu tố này không xung đột, một mức uptime đạt khoảng 99.95% được coi là khá lý tưởng. Mức uptime 99.99% cho thấy người dùng chưa tính đến thời gian hoạt động của Data Center, cho thấy độ tin cậy cao trong khả năng vận hành của máy chủ. 3.5. Hỗ trợ về kỹ thuật Không có gì đảm bảo rằng hệ thống máy chủ ảo Cloud Server sẽ hoạt động ổn định trong suốt thời gian vận hành. Trong trường hợp gặp sự cố, người dùng sẽ cần sự hỗ trợ từ đơn vị cho thuê máy chủ ảo.  Khi tìm kiếm dịch vụ thuê Cloud, nên ưu tiên lựa chọn các nhà cung cấp uy tín như FPT Cloud. Bảng giá thuê Cloud Server tại FPT Cloud luôn được công khai minh bạch và thường xuyên có chương trình khuyến mãi, cùng với các gói dịch vụ đa dạng. Ngoài giá cả, cũng nên xem xét khả năng nâng cấp dịch vụ và chế độ hậu mãi. Dịch vụ Cloud Server của FPT hiện hoàn toàn đáp ứng tốt các yêu cầu này, đảm bảo mang lại trải nghiệm hài lòng cho người dùng. [caption id="attachment_54195" align="aligncenter" width="800"] Nên ưu tiên lựa chọn các nhà cung cấp uy tín như FPT Cloud[/caption] 4. Tính năng nổi bật của Cloud Server Sau khi đã biết cloud server là gì, dưới đây là một số tính năng nổi bật của cloud server mà quý khách cần tìm hiểu:  Quản lý dễ dàng: Giao diện quản lý tích hợp trực tiếp trên trình duyệt, đầy đủ tính năng. Truy cập từ xa: Kết nối nhanh chóng qua smartphone, PC, hoặc laptop chỉ cần Internet. Tính sẵn sàng cao: Tự động theo dõi hệ thống, chuyển dữ liệu ngay lập tức nếu gặp sự cố. Mở rộng dễ dàng: Nâng cấp tài nguyên mà không cần thuê máy chủ mới. Cấu hình mạnh mẽ: Máy chủ thuộc các thương hiệu lớn như Dell, IBM, đảm bảo hiệu năng cao. Hệ điều hành riêng: Người dùng có thể chọn hệ điều hành theo nhu cầu, như Fedora, Linux CentOS. Bảo mật nâng cao: Nhiều lớp bảo mật giúp dữ liệu an toàn khỏi hacker. Sao lưu dữ liệu: Thực hiện sao lưu dạng snapshot để bảo vệ dữ liệu. Sử dụng linh hoạt: Dễ dàng kiểm soát dữ liệu từ mọi thiết bị. Tài nguyên thực: Red Cloud Server quản lý và cam kết tài nguyên ảo hóa theo hợp đồng. [caption id="attachment_54205" align="aligncenter" width="800"] Tính năng nổi bật của Cloud Server[/caption] >>> Xem thêm: Dịch vụ cho thuê máy chủ vật lý giá rẻ chất lượng  5. Lợi ích khi thuê Cloud Server tại FPT Cloud FPT Cloud là đơn vị cung cấp dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu tại Việt Nam. Hệ thống Cloud Server của FPT được trang bị cấu hình mạnh mẽ, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quản trị theo nhu cầu riêng của từng khách hàng. [caption id="attachment_54200" align="aligncenter" width="800"] FPT Cloud là đơn vị cung cấp dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu tại Việt Nam[/caption] 5.1. Hệ thống máy chủ ảo mạnh mẽ Hiện nay, FPT Cloud Server cung cấp dịch vụ Cloud tích hợp nền tảng ảo hóa tiên tiến OpenStack. Hạ tầng lưu trữ phân tán với 6 ổ cứng 100% SSD đảm bảo hiệu suất hoạt động cao và tính ổn định. 5.2. Cam kết dịch vụ rõ ràng Khi thuê máy chủ ảo Cloud Server, khách hàng sẽ có khả năng mở rộng linh hoạt, được cung cấp băng thông lớn và tốc độ kết nối ổn định. FPT Cloud cam kết chất lượng dịch vụ với SLA đạt 99.99%, giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. 5.3. Dịch vụ đa dạng FPT Cloud hiện cung cấp ba gói dịch vụ thuê máy chủ ảo Cloud Server, là giải pháp hoàn hảo để doanh nghiệp nâng cấp hiệu suất hoạt động và tối ưu hóa kho lưu trữ: Gói Cloud Server Starter: Tối ưu về mặt chi phí và đáp ứng hầu hết nhu cầu của doanh nghiệp khi chuyển sang sử dụng dịch vụ Cloud. Gói Cloud Server Standard: Cung cấp máy chủ ảo với hiệu suất cao hơn, đáp ứng cho các hệ thống lớn, đồng thời hỗ trợ dịch vụ sao lưu dữ liệu. Gói Cloud Server High-performance: Là gói sản phẩm cao cấp nhất của FPT Cloud, phù hợp cho các nhu cầu phức tạp như Machine Learning và AI. 5.4. Khuyến mãi hấp dẫn FPT Cloud hiện đang triển khai nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn. Một số gói dịch vụ tại đây đang được giảm giá sâu, mang lại cơ hội tuyệt vời cho khách hàng. Đặc biệt, đối với những khách hàng đăng ký lần đầu, FPT còn có nhiều khuyến mãi nổi bật: Giảm ngay 50% cho khách hàng mới đăng ký dịch vụ FPT Cloud Server. Tặng thêm lên đến 2 tháng miễn phí dịch vụ FPT Cloud Server. 6. Ưu điểm và nhược điểm của Cloud Server Dưới đây là một số ưu nhược điểm của Cloud Server mà quý khách cần biết trước khi quyết định sử dụng:  6.1. Ưu điểm Bảo mật cao: Máy chủ ảo của quý khách không bị ảnh hưởng bởi các máy chủ khác, dù có quá tải. Ổn định cao: Cloud Server nhanh, an toàn, tránh được các vấn đề phần cứng, phù hợp cho doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí IT. Dễ dàng mở rộng: Quý khách có thể dễ dàng nâng cấp bộ nhớ và thêm dung lượng lưu trữ nhanh chóng. Dịch vụ nhanh hơn: Máy chủ ảo chạy nhanh hơn với chi phí tương đương máy chủ vật lý, mang lại nhiều tài nguyên hơn. 6.2. Nhược điểm Mặc dù Cloud Server có nhiều ưu điểm, nhưng cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định. Một trong những vấn đề đáng lưu ý là bảo mật thông tin. Dù Cloud Server chắc chắn vượt trội hơn VPS về độ bảo mật, nhưng so với máy chủ riêng (dedicated server), tính bảo mật của Cloud Server vẫn chưa đạt mức tương đương. Tuy nhiên, nếu quý khách sử dụng Cloud Server với hệ điều hành Linux, khả năng bảo mật có thể tốt hơn so với Cloud Server sử dụng Windows. [caption id="attachment_54197" align="aligncenter" width="800"] Ưu điểm và nhược điểm của Cloud Server[/caption] 7. Mô hình công nghệ triển khai Cloud Server Công nghệ điện toán đám mây hiện nay chủ yếu phát triển theo mô hình LAAS. Trong mô hình này, cần có sự phối hợp của nhiều yếu tố như cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu (Data Center Infrastructure), thiết bị (Equipment), công nghệ ảo hóa (Virtualization), và các kỹ sư hệ thống (System Engineers).  Mô hình triển khai Cloud Server cụ thể được trình bày dưới đây:  Ảo hóa máy chủ vật lý: Để triển khai một Cloud, bước đầu tiên là ảo hóa hệ thống máy chủ vật lý. Quý khách có thể lựa chọn giữa ảo hóa hệ điều hành hoặc ảo hóa phần cứng. Hiểu đơn giản, đây chính là hai hình thức ảo hóa: phần cứng và phần mềm. Triển khai đám mây: Sau khi ảo hóa máy chủ vật lý, bước tiếp theo là triển khai đám mây. Giai đoạn này cần sự hỗ trợ của công nghệ điện toán đám mây để đồng bộ hóa các chức năng và tăng cường tính bảo mật. Vận hành và quản lý đám mây: Ở giai đoạn này, quý khách sẽ cần triển khai các bước khởi tạo, sau đó phân phát, phân tán, sao chép, lưu trữ, di chuyển và phục hồi tài nguyên dưới dạng Cloud Server. Mỗi đơn vị cung cấp sẽ sử dụng công nghệ riêng biệt cho từng ứng dụng. [caption id="attachment_54208" align="aligncenter" width="800"] Mô hình công nghệ triển khai Cloud Server[/caption] 8. Những phần mềm sử dụng khi triển khai Cloud Server Phần mềm triển khai Cloud Server có thể được phân thành hai loại: trả phí và miễn phí. Dù được triển khai theo hình thức nào, các phần mềm này đều mang lại lợi ích cho doanh nghiệp trong quá trình ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí hoạt động. OpenStack: OpenStack là một nền tảng mã nguồn mở miễn phí, cung cấp khung làm việc để xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng cho cả public cloud và private cloud. VMware vSphere: VMware vSphere là phần mềm hỗ trợ triển khai mô hình IaaS cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, xét về mặt kinh tế, đây không phải là lựa chọn lý tưởng vì chi phí của nó vẫn còn khá cao. Virtuozzo: Virtuozzo là một giải pháp ảo hóa hoạt động trên hệ điều hành Docker và Linux Container. Nó tiêu tốn rất ít tài nguyên máy chủ, giúp tiết kiệm chi phí cho người sử dụng. Một số phần mềm khác: Ngoài ba phần mềm đã đề cập, còn nhiều giải pháp khác hỗ trợ triển khai Cloud Server, chẳng hạn như OpenNebula, OnApp, và OpenShift. [caption id="attachment_54201" align="aligncenter" width="800"] Những phần mềm sử dụng khi triển khai Cloud Server[/caption] 9. Yêu cầu khi triển khai Cloud Server từ server vật lý Để triển khai máy chủ ảo trên một cụm máy chủ vật lý, cần lưu ý một số yếu tố quan trọng như sau: Cần có ít nhất hai máy chủ vật lý cùng với các thiết bị mạng để đảm bảo khả năng kết nối và dự phòng. Sử dụng các thiết bị mạng để kết nối các máy chủ với ổ cứng và mạng Internet công cộng. Cần có đội ngũ lành nghề để quản lý, theo dõi, vận hành và bảo trì toàn bộ hệ thống. Quý khách có thể sử dụng các công nghệ ảo hóa như KVM kết hợp với công nghệ của Google, Xen với các công nghệ của Amazon, KVM với VMware, KVM với OpenStack, hoặc Virtuozzo 7. Nếu quý khách chưa đủ khả năng tài chính hoặc chuyên môn để tự triển khai, việc thuê dịch vụ cung cấp máy chủ ảo sẽ là một lựa chọn hợp lý hơn. [caption id="attachment_54199" align="aligncenter" width="800"] Yêu cầu khi triển khai Cloud Server từ server vật lý[/caption] 10. So sánh Cloud Server với Cloud Hosting Cloud Hosting được thiết kế như một gói dịch vụ cho Web Hosting, cho phép nhiều website hoạt động đồng thời trên một máy chủ có kết nối Internet. Tuy nhiên, khi so sánh với Cloud Server, Cloud Hosting có một số hạn chế nhất định, đặc biệt là về tính linh hoạt và khả năng mở rộng. Cụ thể như sau:  Đặc điểm so sánh Cloud Server Cloud Hosting Cách vận hành Vận hành trên nền tảng đã được ảo hóa Vận hành trên nền tảng máy chủ Tính linh hoạt Dễ dàng được điều chỉnh cấu hình và thêm bớt tài nguyên  Khó điều chỉnh do phụ thuộc vào máy chủ Tính mở rộng  Có thể mở rộng không giới hạn  Giới hạn trong khả năng mở rộng Khả năng quản lý  Cho phép được quản lý ở bất cứ đâu, trên bất kỳ thiết bị nào Phải quản lý thông qua Hosting Panel Khả năng ổn định Hoạt động ổn định, nếu một server bị lỗi thì toàn bộ dữ liệu sẽ chuyển qua khu vực khác Nếu máy chủ trục trặc thì dữ liệu lưu trữ có thể bị ảnh hưởng 11. Câu hỏi thường gặp Giá thuê dịch vụ Cloud Server là bao nhiêu?  Giá của mỗi gói dịch vụ Cloud Server sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhà cung cấp và cấu hình tài nguyên. Chẳng hạn, một gói với dung lượng 40GB Cloud Storage, RAM 4GB và CPU 2 Core có giá chỉ từ 599.000đ/tháng tại FPT Cloud. Tuy nhiên, từng nhà cung cấp sẽ có bảng giá riêng và có thể cung cấp các chương trình khuyến mãi khác nhau. Cloud Server hỗ trợ trên những hệ điều hành nào? Hiện nay, Cloud Server hỗ trợ nhiều hệ điều hành khác nhau, bao gồm Windows Cloud Server, Linux, Ubuntu, Fedora, Debian... Người dùng có thể lựa chọn hệ điều hành phù hợp với nhu cầu và ứng dụng của mình. Dịch vụ cho thuê máy chủ ảo Cloud Server của FPT Cloud có tốt không? Dịch vụ Cloud Server của FPT Cloud đã nhận được sự tin tưởng từ nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. FPT tự hào với nền tảng cơ sở hạ tầng đồng bộ, cung cấp đa dạng dịch vụ với giá cả cạnh tranh và hỗ trợ khách hàng tận tình. Nếu quý khách đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ Cloud Server, FPT Cloud sẽ là một lựa chọn đáng tin cậy. 12. FPT Cloud cung cấp dịch vụ cho thuê Cloud Server uy tín FPT Cloud là nền tảng Điện toán Đám mây thế hệ mới, được phát triển theo các tiêu chuẩn Cloud quốc tế. Với hệ sinh thái hơn 80 giải pháp, FPT Cloud đáp ứng đa dạng nhu cầu của các doanh nghiệp tại Việt Nam, từ những yêu cầu cơ bản đến những nhu cầu đặc thù.  Dưới đây là những lợi ích mà quý khách sẽ nhận được khi sử dụng dịch vụ cho thuê Cloud Server tại FPT Cloud:  Dễ dàng tùy biến: Các sản phẩm và dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây có thể tùy biến linh hoạt theo từng lĩnh vực.  Cung cấp nền tảng toàn diện: Các công nghệ và giải pháp đa dạng được tích hợp trên một nền tảng duy nhất là FPT Cloud. Dẫn đầu thị trường hiện nay: Hạ tầng nền tảng Cloud Compute và AI vượt trội của FPT Cloud hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương trong việc phát triển sản phẩm và dịch vụ trực tuyến một cách hiệu quả. Khả năng kiến tạo tương lai: Các dịch vụ tại FPT Cloud kết hợp các quy trình và công nghệ đẳng cấp nhất thế giới, từ đó giúp quý khách hàng đón đầu xu thế và gặt hái thành công.  [caption id="attachment_54196" align="aligncenter" width="800"] FPT Cloud cung cấp dịch vụ cho thuê Cloud Server uy tín[/caption] Những bài viết liên quan: Kubernetes (K8s) là gì? Chức năng và cơ chế hoạt động của Kubernetes Object Storage là gì? Thông tin dịch vụ lưu trữ không giới hạn Tóm lại, Cloud server là một loại máy chủ ảo hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, bao gồm tính linh hoạt, an toàn, tiết kiệm và ổn định. Nếu quý khách đang tìm kiếm một giải pháp lưu trữ và xử lý dữ liệu hiệu quả và tiên tiến, FPT Cloud chính là nhà cung cấp dịch vụ lý tưởng không thể bỏ qua.

Hạ tầng công nghệ thông tin là gì? Thành phần và cách quản lý

09:36 16/07/2024
Hạ tầng công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi số và phát triển doanh nghiệp. Sự phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là điều tất yếu để doanh nghiệp tối ưu năng suất, khả năng cạnh tranh và mang đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Trong bài viết dưới đây, FPT Cloud sẽ cung cấp đến doanh nghiệp những thông tin chi tiết về hạ tầng công nghệ thông tin. >>> Xem thêm: Backup Service – Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây 1. Hạ tầng công nghệ thông tin là gì? Hạ tầng công nghệ thông tin hay còn được gọi là cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hoặc hạ tầng số, (tiếng Anh là Information Technology Infrastructure hoặc Digital Infrastructure), bao gồm các thành phần như: phần cứng, phần mềm, mạng máy tính, dữ liệu và các thiết bị, cơ sở vật chất và các nguồn lực cơ bản khác.  Nó là yếu tố không thể thiếu để phát triển, thử nghiệm, triển khai, vận hành, kiểm soát, theo dõi, quản lý và bảo trì các dịch vụ công nghệ thông tin trong một tổ chức. Hạ tầng công nghệ thông tin này có khả năng phục vụ cho hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức công cộng như quận/huyện, tỉnh/thành phố và thậm chí cả quốc gia. Theo truyền thống, quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) đã là một nhiệm vụ phức tạp vì yêu cầu đòi hỏi đầu tư lớn và công việc bảo trì cũng phức tạp. Nhưng hiện nay, với sự phát triển của điện toán đám mây và các nhà cung cấp dịch vụ đám mây bên thứ ba, việc quản lý cơ sở hạ tầng CNTT trở nên dễ dàng hơn.  [caption id="attachment_48670" align="aligncenter" width="800"] Hạ tầng công nghệ thông tin hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi dữ liệu và kết nối doanh nghiệp[/caption] 2. Thành phần hạ tầng công nghệ thông tin Các thành phần cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin gồm những gì? Cùng FPT Cloud tìm hiểu trong nội dung sau đây: 2.1. Phần cứng  Phần cứng là các thiết bị vật lý, các máy móc được doanh nghiệp, tổ chức sử dụng, cung cấp tài nguyên mạng cho doanh nghiệp. Các máy móc, thiết bị phần cứng bao gồm máy tính, máy chủ, thiết bị mạng, máy in, các thiết bị ngoại vi (màn hình, tai nghe, máy in,...), thiết bị lưu trữ. 2.2. Phần mềm Phần mềm là hàng loạt các chương trình, ứng dụng được hoạt động trên hệ điều hành máy tính giúp doanh nghiệp thực hiện đa tác vụ. Thành phần của phần mềm gồm cơ sở dữ liệu, máy chủ ứng dụng, hệ thống quản lý nội dung, hệ điều hành, phần mềm quản lý doanh nghiệp, phần mềm an ninh mạng,... 2.3. Cơ sở hạ tầng mạng Cơ sở hạ tầng mạng là hạ tầng cơ sở và quy trình để người dùng và các thiệt khác sẽ trao đổi dữ liệu. Thành phần cơ sở hạ tầng mạng có thiết bị mạng, mạng cục bộ LAN, mạng diện rộng, Internet. 2.4. Trung tâm dữ liệu Trung tâm dữ liệu là vị trí thực tế lưu trữ máy tính và hàng loạt các thiết bị phần cứng, là cơ sở vật lý lưu trữ dữ liệu số của doanh nghiệp, công ty và tổ chức. Việc thiết lập trung tâm dữ liệu cần đảm bảo các thành phần vật lý bổ sung như hệ thống an ninh, ổ đĩa, thiết bị mạng và thiết bị làm mát. 2.5. Hạ tầng bảo mật Cơ sở hạ tầng bảo mật được doanh nghiệp sử dụng để bảo vệ, mã hóa các dữ liệu quan trọng. Hạ tầng bảo mật gồm các hệ thống xác thực, hệ thống ủy quyền, phát hiện và ngăn chặn và mã hóa. 2.6. Dịch vụ điện toán đám mây Điện toán đám mây là việc phân phối các tài nguyên công nghệ thông tin qua Internet theo yêu cầu và thanh toán theo mức sử dụng, thay vì sở hữu và bảo trì máy chủ vật lý. Dịch vụ điện toán đám mây gồm các nền tảng, phần mềm, cơ sở hạ tầng được cung cấp từ doanh nghiệp thứ 3 và khách hàng được phép truy cập ứng dụng dưới phần mềm dịch vụ (IaaS). [caption id="attachment_48675" align="aligncenter" width="800"] Dịch vụ điện toán đám mây cho phép doanh nghiệp truy cập dữ liệu, phần mềm, nền tảng được cung cấp từ bên thứ 3[/caption] >>> Xem thêm: 4 Giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp an toàn, hiệu quả 3. Phân loại hạ tầng công nghệ thông tin Hạ tầng công nghệ thông tin được chia thành 3 loại chính theo mô hình sử dụng, cụ thể như sau: 3.1. Cơ sở hạ tầng truyền thống Hạ tầng công nghệ thông tin truyền thống, doanh nghiệp phải tự trang bị, lắp đặt và quản lý toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin, nghĩa là doanh nghiệp lưu trữ tất cả các dữ liệu từ các máy chủ bên trong trung tâm hoặc cơ sở. Cơ sở hạ tầng truyền thống có những lợi ích về bảo mật thông tin nhưng chi phí đầu tư cao, việc bảo trì và nâng cấp thiết bị tốn kém, phức tạp. 3.2. Cơ sở hạ tầng đám mây Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đám mây cho phép các doanh nghiệp thuê tài nguyên, dịch vụ công nghệ thông tin từ nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Hạ tầng đám mây chi phí đầu tư thấp, linh hoạt điều chỉnh theo quy mô, dễ quản lý, khả năng phục hồi cao. Hạ tầng đám mây cung cấp các dịch vụ như Cloud Server, Object Storage, Cloud Database,... để doanh nghiệp lựa chọn tài nguyên số hóa theo nhu cầu của đơn vị.  [caption id="attachment_48671" align="aligncenter" width="800"] Cơ sở hạ tầng đám mây giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí đầu tư và dễ quản lý dữ liệu[/caption] 3.3. Cơ sở hạ tầng mây lai (Hybrid) Hạ tầng mây lai là sự kết hợp giữa hạ tầng truyền thống và hạ tầng đám mây. Doanh nghiệp vừa sử dụng tài nguyên công nghệ thông tin tại chỗ, vừa khai thác khả năng mở rộng, linh hoạt dữ liệu, tiết kiệm chi phí của hạ tầng đám mây. Mô hình kết hợp này phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi đáp ứng được tính bảo mật thông tin, giảm thiểu chi phí nâng cấp, quản lý đơn giản hơn.  Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng mây lại cũng có một số hạn chế như người dùng phải truy cập, tương tác với đơn vị cung cấp dịch vụ đám mây với giao diện API. Doanh nghiệp cần khắc phục vấn đề gián đoạn kết nối khi làm việc với đám mây công cộng. Ngoài ra, mô hình hạ tầng mây lai đòi hỏi doanh nghiệp phải có kỹ thuật và tài nguyên đầu tư lớn để duy trì và triển khai đám mây riêng. 4. Thách thức của hạ tầng công nghệ thông tin Thách thức của hạ tầng công nghệ thông tin là các công nghệ kỹ thuật số mới có dạng mã (IaC) đang tạo ra sự đổi mới mạnh mẽ khi cơ sở hạ tầng này tối ưu hóa đám mây giúp doanh nghiệp tiếp cận với sự đổi mới và linh hoạt hơn. Thách thức của hạ tầng công nghệ thông tin bao gồm: Bảo mật: Ngày càng phức tạp hóa với sự gia tăng của các mối đe dọa mạng và nhu cầu bảo vệ thông tin cá nhân. Tăng cường hiệu suất: Đảm bảo hạ tầng có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dùng và doanh nghiệp một cách hiệu quả. Độ tin cậy: Luôn phải có các biện pháp phòng ngừa và khắc phục sự cố nhanh chóng để đảm bảo sự liên tục trong hoạt động. Phản ứng nhanh: Sẵn sàng đáp ứng và thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng trong công nghệ và yêu cầu của thị trường. Tiêu chuẩn hóa: Đảm bảo sự tương thích và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế để tối ưu hóa khả năng tương tác giữa các hệ thống. [caption id="attachment_48673" align="aligncenter" width="800"] Hạ tầng công nghệ thông tin gặp thách thức lớn khi luôn phải sẵn sàng thích nghi[/caption] 5. Vai trò của hạ tầng công nghệ thông tin Hạ tầng công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi số doanh nghiệp khi cung cấp các cơ sở vật chất và kỹ thuật để triển khai sáng kiến số hóa. Trong đó, hạ tầng công nghệ thông tin mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể: Tối ưu hóa quy trình kinh doanh: Các nền tảng phần mềm, các công cụ được cung cấp để tự động hóa quy trình hoạt động giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí.  Tăng lượng truy cập, chia sẻ dữ liệu: Nhân viên được phép truy cập thông tin mọi địa điểm, thời gian và dễ dàng chia sẻ các thông tin nội bộ. Phân tích dữ liệu, hỗ trợ ra quyết định: Các công cụ phân tích, báo cáo được cung cấp đầy đủ giúp lãnh đạo có cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp/công ty và kịp thời đưa ra các quyết định ứng phó. Kết nối với khách hàng: Thấu hiểu khách hàng và cải thiện các trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng. [caption id="attachment_48672" align="aligncenter" width="800"] Hạ tầng công nghệ thông tin giúp tự động hóa quy trình kinh doanh, tăng lượng truy cập, kết nối và thấu hiểu khách hàng[/caption] >>> Xem thêm: Cơ sở dữ liệu là gì? Mô hình và ứng dụng của cơ sở dữ liệu 6. Quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin Quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là sự phối hợp giữa hệ thống, nguồn lực, nền tảng, con người và môi trường công nghệ thông tin. Dưới đây là một số loại quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ được các doanh nghiệp áp dụng phổ biến hiện nay: Quản lý hệ điều hành: Cung cấp nội dung, bản vá, cấp phép và quản lý đăng ký để giám sát hiệu quả các môi trường chạy cùng hệ điều hành. Quản lý đám mây: Các quản trị viên được cung cấp đám mây có quyền kiểm soát mọi dữ liệu, thông tin đang chạy trên đám mây bằng việc quản lý việc sử dụng, tích hợp và khắc phục hậu quả. Quản lý ảo hóa: Việc đơn giản hóa quản trị tài nguyên công nghệ thông tin, nâng cao khả năng phân tích dữ liệu, hợp lý hóa các hoạt động nhờ phần cứng vật lý và giao diện môi trường ảo. Quản lý hoạt động công nghệ thông tin: Mô hình hóa, phân tích và tối ưu hóa các quy trình, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách liên tục và dự đoán các hoạt động trong tương lai. Tự động hóa công nghệ thông tin: Thay thế hoặc giảm bớt tương tác của con người với hạ tầng công nghệ thông tin thông qua các hướng dẫn và quy trình lặp lại. Điều phối vùng chứa: Triển khai, quản lý và mở rộng quy mô, kết nối mạng giữa các vùng chứa bằng cách tự động hóa tất cả các hoạt động. Quản lý cấu hình: Hệ thống máy chủ, máy tính, phần mềm cần được duy trì ở trạng thái nhất quán. Quản lý API: Kết nối các ứng dụng, dữ liệu của các doanh nghiệp và đám mây thông qua việc kiểm soát, phân tích giao diện lập trình ứng dụng (API). Quản lý rủi ro: Để giảm thiểu và kiểm soát những rủi ro và tác động tiềm ẩn của chúng, doanh nghiệp luôn phải xác định, đánh giá rủi ro và lập kế hoạch. Quản lý dữ liệu: Doanh nghiệp cần quản lý, thu thập, lưu trữ và sử dụng thông tin, dữ liệu để biết dữ liệu ở đâu, do ai sở hữu, ai có thể truy cập. [caption id="attachment_48674" align="aligncenter" width="800"] Hạ tầng công nghệ thông tin quản lý các dữ liệu thông tin trên đám mây[/caption] 7. FPT Cloud cung cấp giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin an toàn FPT Cloud cung cấp các dịch vụ, giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin an toàn phù hợp với mọi doanh nghiệp: FPT Cloud cung cấp gói Cloud Server, Spot Instances, Cloud VA có nhiều mức giá khác nhau phù hợp với quy mô của mọi doanh nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo nhân sự để có sự am hiểu và sử dụng thành thạo hạ tầng công nghệ thông tin. Cung cấp môi trường công nghệ thông tin bảo mật giúp việc tổ chức, vận hành các ứng dụng, dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây diễn ra an toàn và hiệu quả. [caption id="attachment_48676" align="aligncenter" width="800"] FPT Cloud cung cấp các gói dịch vụ giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin an toàn phù hợp với mọi doanh nghiệp[/caption] Những bài viết liên quan: 10 Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính hệ điều hành Windows, MacOS Backup dữ liệu là gì? Tại sao cần Backup dữ liệu? Hy vọng, bài viết sẽ giúp doanh nghiệp hiểu hơn về hạ tầng công nghệ thông tin là gì để có những giải pháp chuyển đổi số phù hợp giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong thời đại 4.0. FPT Cloud luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình xây dựng, quản lý và đưa ra các giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin. Liên hệ với chúng tôi TẠI ĐÂY để biết thêm thông tin chi tiết!