Tìm hiểu chi tiết về OTP là gì | Ứng dụng của OTP ngày nay

Tìm hiểu chi tiết về OTP là gì | Ứng dụng của OTP ngày nay

Tác giả: admin@
14:01 10/04/2023

Mã xác thực OTP - Một hình thức bảo mật 2 lớp đã quá quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là những người thường xuyên thanh toán online hay giao dịch ngân hàng…Tuy phổ biến là thế nhưng không phải ai cũng hiểu chi tiết về mã xác thực này cũng như tính ứng dụng của chúng. Bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về mã OTP, cơ chế hoạt động và những lưu ý khi sử dụng nhé.

OTP là gì? Định nghĩa và ý nghĩa của OTP

OTP là gì
OTP là gì

OTP là từ viết tắt của cụm One Time Password có nghĩa là mật khẩu dùng 1 lần. Đây là dãy các ký tự hoặc chữ số thường được cung cấp bởi các ngân hàng hay ứng dụng,... và được gửi trực tiếp đến số điện thoại của người dùng với mục đích xác thực tính chính xác của giao dịch.

Mã OTP chỉ được dùng 1 lần duy nhất và không thể sử dụng cho bất kỳ giao dịch nào một lần nữa. Mã này có hiệu lực trong khoảng từ 30 giây đến 2 phút.

Thường mã OTP được dùng làm tường bảo mật cấp 2 cho giao dịch, nhất là những giao dịch ngân hàng. Xác nhận bằng cách này sẽ nâng cao tính bảo mật của các dịch vụ online và dịch vụ ngân hàng điện tử. Ngoài ra, mã điện tử này còn hạn chế các vấn đề liên quan đến tin tặc, tạo tâm lý an tâm hơn cho người dùng.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về lỗi Overflow | Cách nhận biết và khắc phục lỗi Overflow

Lịch sử hình thành OTP

Để tìm hiểu sự ra đời của mã OTP thì trước tiên, hãy cùng xem các phương pháp xác thực trước khi OTP ra đời có gì nhé!

Lịch sử hình thành OTP
Lịch sử hình thành OTP

Các phương pháp xác thực trước đây

Công nghệ bảo mật bằng mật khẩu (Password) xuất hiện rất sớm, gần như cùng lúc với sự ra đời của máy tính. Tuy nhiên, hình thức này còn quá thô sơ và chưa thật sự an toàn cho người dùng. 

Bởi các dạng bảo mật này chỉ là các chuỗi ký tự đã được lưu trữ từ trước đó, và chỉ cần nhập chính xác thì hệ thống sẽ chấp thuận cho sự truy cập của bạn. Bấy giờ, hầu hết người dùng chỉ sử dụng các mật khẩu đơn, với những kí tự đơn giản, dễ nhớ, đây cũng chính là cơ hội cho tin tặc phát triển.

Sự ra đời của OTP

Khi người dùng có xu hướng lựa chọn các mật khẩu dễ đoán, dễ nhớ hoặc sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều dịch vụ, thiết bị thì có một vấn đề tin tặc là một trở ngại. Chính vì thế OTP được ra đời vào khoảng thập niên 1980 sau đó đã trở nên phổ biến khắp thế giới và lan rộng khắp mọi lĩnh vực. 

Đây là dạng mật khẩu sẽ thay đổi liên tục dựa trên các yếu tố về thời gian, vị trí, địa điểm hay cập nhật loại mật khẩu vật lý, loại bỏ những nguy cơ bị tấn công phát lại. Đến cả các “gã khổng lồ” đứng đầu trong lĩnh vực công nghệ như Google, Facebook, Apple cũng đều ưu tiên sử dụng mã này làm lớp bảo vệ thứ hai trong quá trình đăng ký, đăng nhập tài khoản, hay giao dịch thanh toán online của họ.

Cách thức hoạt động của OTP

Với thời đại 4.0, OTP đã dần trở nên quá quen thuộc với tất cả mọi người. Cơ chế và cách thức hoạt động của chúng cũng khá đơn giản và nhanh chóng, giúp người dùng có thể dễ dàng sử dụng.

Cách thức hoạt động của OTP
Cách thức hoạt động của OTP

Cơ chế hoạt động của OTP

Như đã nói, OTP chỉ sử dụng được 1 lần và không có khả năng tái sử dụng. Trên thực tế, xác suất tính được mật khẩu động, liên tục như này khó hơn rất nhiều so với các dạng mật khẩu tĩnh khác. Đó cũng là lý do OTP lại được sử dụng để bảo mật các thông tin và các giao dịch quan trọng của các tổ chức thế giới. 

Khi bạn đã nhập OTP mà được cấp, máy chủ sẽ cho bạn khoảng thời gian từ 30s – 2 phút để nhập mã. Nếu hết thời gian, mã xác thực đó cũng sẽ mất hiệu lực.

So sánh OTP với các phương pháp xác thực khác

  • So với Token OTP (xác thực bằng thiết bị tạo mã), OTP tiện lợi hơn nhiều. Lý do một phần bởi người dùng sẽ không phải mang thêm thiết bị khác, và không tốn tiền mua thiết bị.
  • So với các phương thức cũ hơn như: mật khẩu đơn thì OTP sẽ có tính an toàn cao hơn, do mã này được sinh ra trên điện thoại nên tính rủi ro của nó cũng sẽ ít hơn nhiều so với việc được truyền tới điện thoại, giảm thiểu nguy cơ mất thông tin trên đường truyền.
  • Ngoài ra, mã xác thực OTP còn tiện lợi hơn ở chỗ nó có thể dễ dàng tích hợp các chiến lược xác thực của nhiều tổ chức. Bởi mã xác thực này được cung cấp bởi hệ thống, không cần phải ghi nhớ, chỉ cần có thiết bị công nghệ để truy cập và phân phối cho nhân viên.

Ứng dụng của OTP

Hiện nay, OTP là một trong những phương pháp xác thực được ưa chuộng để đảm bảo tính bảo mật, an toàn cho tài khoản của cá nhân, doanh nghiệp. Tính ứng dụng của phương thức này đang ngày càng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, cụ thể:

OTP trong thanh toán điện tử

Hằng tháng có tới hàng triệu thẻ ngân hàng được phát hành ra thị trường, mỗi thẻ được kích hoạt bằng cách xác nhận thuộc quyền sở hữu chủ hợp pháp. Chính vì thế, việc kích hoạt cũng như hoạt động của các thẻ sẽ được xác thực qua các mã OTP được gửi dưới dạng tin nhắn SMS trực tiếp đến điện thoại người dùng. 

OTP trong bảo mật tài khoản ngân hàng

Ngoài ra, OTP còn thường được ưu tiên sử dụng trong vấn đề bảo mật ngân hàng bởi tính an toàn mà nó mang lại. Nhờ ưu điểm khó bẻ khóa trong các cuộc replay attack, mật khẩu mất cắp cũng không thể sử dụng được lần 2 nên các ngân hàng cũng ưu tiên sử dụng OTP để bảo vệ khách hàng và doanh nghiệp của mình.

Để chuyển tiền hay thực hiện một giao dịch trực tuyến, người dùng không chỉ dùng tài khoản và mật khẩu để đăng nhập mà cần phải nhập đúng mã xác thực OTP thì mới hoàn tất được giao dịch. 

Ứng dụng của OTP
Ứng dụng của OTP

OTP trong việc xác thực đăng nhập và giao dịch trực tuyến

Khi thực hiện các hoạt động như: nhập thông tin thanh toán online, dùng thẻ ghi nợ, tín dụng hay mở tài khoản gửi tiết kiệm ngân hàng online, mã OTP cũng sẽ mặc định được gửi trực tiếp về số điện thoại của người dùng để xác nhận chính xác các thông tin giao dịch cuối cùng.

Google hay mạng xã hội Facebook cũng sử dụng OTP làm mật khẩu đăng nhập thứ hai, được yêu cầu sau khi nhập đúng mật khẩu cá nhân. Vì khi để lộ hay bị đánh cắp tài khoản, kẻ xấu sẽ không thể đăng nhập hay thực hiện giao dịch nếu không có mã OTP gửi về.

>>> Xem thêm: Junk Mail là gì? Nguyên nhân thư vào Spam và cách khắc phục

Nhận định về sự phát triển của OTP

Có thể thấy tầm quan trọng của OTP trong những năm vừa qua cùng với đó là sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của mã bảo mật này. Vậy trong tương lại, xu hướng phát triển của OTP dự đoán sẽ như thế nào?

Sự phát triển của OTP qua các thế hệ

OTP lần đầu tiên được tung ra thị trường là dongle với bộ tạo số ngẫu nhiên (RNG). Nó cho phép hiển thị cùng một con số với thiết bị chính đặt trong phòng máy chủ. Nhưng thiết bị này vẫn còn khá đắt đỏ lúc bấy giờ.

Sau đó thì mã xác thực này đã bắt đầu lan rộng và xuất hiện dưới nhiều những hình thức khác nhau, trong đó phổ biến nhất phải kể đến là dãy mật mã được gửi tới SMS, email hoặc cuộc gọi.

Phương pháp xác thực này đã cho phép các công ty khắc phục một vấn đề rất lớn đó chính là độ bảo mật, đồng thời không ảnh hưởng tiêu cực đến UX. 

Các xu hướng phát triển của OTP trong tương lai

Có thể nói, cho đến khi tìm thấy một lựa chọn tối ưu hơn nếu không OTP sẽ không biến mất và vẫn giữ vị trí vô cùng quan trọng, tiếp tục quá trình cải thiện tính năng bảo mật.

Một giải pháp tiềm năng là áp dụng rộng rãi phương pháp xác thực OTP theo thời gian (TOTP - thời gian nhập mật mã trước khi hết hiệu lực). Giải pháp khác được đề ra đó là sử dụng thông báo của smartphone thay vì SMS để gửi mật mã hay duyệt quyền truy cập. 

Hoặc các công ty có thể yêu cầu phương pháp ứng dụng xác thực, sử dụng những thông báo đẩy hay thông tin sinh trắc học để yêu cầu nhiều tương tác hơn so với mỗi việc nhấn OK.

Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng OTP

OTP, hình thức bảo mật 2 lớp tưởng chừng an toàn, nhưng chính vì sự tin tưởng lại khiến người dùng chủ quan dẫn đến bị kẻ gian lợi dụng để đánh cắp tài khoản. Vì sự an toàn cho tài khoản, hãy cùng điểm qua những điểm lưu ý dưới đây để  tránh những rủi ro không đáng có nhé:

Các lỗi thường gặp khi sử dụng OTP

Dưới đây là một số lỗi thường gặp khi sử dụng mã OTP:

  • OTP gửi về phần Smart OTP
OTP gửi về phần Smart OTP
OTP gửi về phần Smart OTP

Smart OTP là dịch vụ gửi mã iOTP, yêu cầu kết nối mạng và phải được cài đặt chế độ nhận mã trong ứng dụng. Chính vì vậy, nếu bạn đang trong tình trạng mạng kém hoặc không sử dụng 3G, 4G có khả năng bạn sẽ không nhận được mã OTP

  • Không nhận được mã OTP về điện thoại

Trường hợp này có thể là do: 

  • Sim điện thoại của bạn bị khóa

Trong trường hợp này, có thể SIM điện thoại của bạn đang bị khóa 2 chiều, đây là lý do khiến bạn không nhận được mã OTP. 

  • Điện thoại ở chế độ chặn SMS

Không nhận được OTP có thể là do bạn đã báo chặn tin nhắn của ngân hàng hoặc spam tin nhắn của ai đó. Khi bị chặn SMS thì chắc chắn tin nhắn sẽ không thể gửi về điện thoại của bạn được. 

  • Thiết bị kết nối của bạn hiện đang nằm ngoài vùng phủ sóng

Nếu bạn đang ở ngoài vùng phủ sóng, hay vùng sóng yếu, điện thoại không có tín hiệu, bạn sẽ không thể nhận được mã OTP. Hoặc nếu SIM điện thoại của bạn không thuộc vùng của quốc gia đó, mã OTP cũng sẽ không hiển thị. 

Những cách để bảo vệ OTP khỏi các cuộc tấn công

  • Tuyệt đối không tùy tiện nhấp vào các đường link hoặc file lạ, không rõ nguồn gốc được gửi qua email, số điện thoại,...
  • Kiểm tra thật kỹ các trang web mà bạn đăng nhập trên các tài khoản trực tuyến.
  • Tuyệt đối không để lộ thông tin, mật khẩu đăng nhập của bạn cho bất kỳ ai.
  • Nên thường xuyên thay đổi mật khẩu định kỳ cho các tài khoản, nhất là tài khoản ngân hàng.
  • Không chia sẻ hay để lộ mã OTP cho bất kỳ ai.

Những bài viết liên quan:

Trên đây, bài viết đã chia sẻ những kiến thức về mã xác thực OTP cũng như chỉ ra tính ứng dụng trong thực tế, cùng cách bảo vệ OTP khỏi các cuộc tấn công. Hy vọng rằng, bài viết sẽ đem tới cho bạn những thông tin hữu ích.

Tìm hiểu chi tiết về OTP là gì | Ứng dụng của OTP ngày nay