4 Giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp an toàn, hiệu quả
Ngày nay, bối cảnh ngày càng phát triển của công nghệ số yêu cầu các thiết bị máy tính cần có giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp hiệu quả và an toàn. Việc lưu trữ dữ liệu nhằm lưu trữ thông tin đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Trong nội dung sau, FPT Cloud sẽ cung cấp đến doanh nghiệp các giải pháp lưu trữ dữ liệu an toàn được áp dụng phổ biến.
>>> Xem thêm: Backup Service – Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây
Doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn về giải pháp lưu trữ dữ liệu giúp việc lưu trữ thông tin trên máy tính được bảo mật tốt hơn. Dưới đây là 4 giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp an toàn và hiệu quả nhất.
Cloud Storage - giải pháp lưu trữ dữ liệu trên đám mây đang là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì đây là công nghệ lưu trữ an toàn, hiện đại với tính năng truy xuất dữ liệu vượt trội.
Cloud Storage bản chất là trung tâm dữ liệu có khả năng lưu trữ dữ liệu từ xa thông qua Internet. Giải pháp lưu trữ dữ liệu này có thể hoạt động độc lập với các thiết bị khác với độ bảo mật cao, phù hợp với mọi doanh nghiệp.
Giải pháp lưu trữ dữ liệu đám mây có khả năng chia sẻ lượng dữ liệu lớn, nhanh chóng giúp doanh nghiệp và đối tác truy cập thông tin ngay khi cần vào bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, Cloud Storage phụ thuộc vào mạng Internet nên khi không có kết nối mạng, doanh nghiệp không thể truy cập thông tin, gây bất tiện cho khách hàng.
SAN - Storage Area Network có hệ thống mạng độc đập, tốc độ cao để truyền giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng, linh hoạt và đạt hiệu quả tốt trong việc quản lý và chia sẻ dữ liệu. Đây là giải pháp lưu trữ cho doanh nghiệp an toàn nhờ sử dụng mạng riêng, đảm bảo việc mở rộng dung lượng và cường độ lưu trữ.
SAN là giải pháp lưu trữ dữ liệu có mức độ bảo mật dữ liệu, thông tin cao nhờ khả năng quản lý dữ liệu một cách thống nhất và tập trung. Giải pháp này còn giúp dữ liệu tự động khôi phục khi xảy ra sự cố. Giải pháp lưu trữ dữ liệu SAN tương thích với nhiều giao thức lưu trữ khác như iSCSI, DWDM, FCIP,...
Hạn chế của SAN là chi phí ban đầu cao hơn nhiều so với các giải pháp lưu trữ dữ liệu truyền thống DAS hoặc NAS.
NAS - Network Attached Storage là giải pháp lưu trữ dữ liệu trên thiết bị kết nối mạng LAN với các thiết bị lưu trữ được xác định bởi địa chỉ IP cố định và được máy chủ quản lý. Điểm nổi bật của giải pháp lưu trữ NAS là khả năng mở rộng lưu trữ dữ liệu giúp ngăn người dùng truy cập dữ liệu nhanh chóng khi cần, ngừa ngừa thiệt hại xảy ra khi gặp sự cố mạng.
Do cùng sử dụng mạng LAN nên giải pháp lưu trữ NAS sẽ có bị giảm hiệu năng toàn bộ hệ thống khi dung lượng lưu trữ tăng lên liên tục. Trong môi trường sử dụng hệ cơ sở dữ liệu lưu trữ block, NAS có lưu trữ dạng file không phải lựa chọn phù hợp thích hợp cho người dùng.
DAS - Direct Attached Storage là giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp truyền thống được gắn trực tiếp trên thiết bị. DAS cần có máy chủ được trang bị phần mềm quản lý và hệ thống lưu trữ độc lập. Đặc biệt, giải pháp lưu trữ này sẽ đạt hiệu quả cao khi kết nối với 1 máy chủ duy nhất.
DAS có hiệu năng ổn định, cách cài đặt đơn giản, chi phí thấp. Mặc dù khả năng mở rộng hạn chế song giải pháp lưu trữ dữ liệu này phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có nhiều dữ liệu.
Giải pháp lưu trữ dữ liệu truyền thống DAS cần phải có quản lý và tổ chức lại dữ liệu trên máy chủ tốt vì nếu có hơn 1 máy chủ, dữ liệu dễ bị phân tán, chi phí tổng tăng và việc sao lưu, bảo quản và truy xuất dữ liệu gặp nhiều khó khăn.
>>> Xem thêm: Hạ tầng công nghệ thông tin là gì? Thành phần và cách quản lý
Mỗi nền tảng lưu trữ dữ liệu sẽ có nhiều giải pháp khác nhau để doanh nghiệp có thể lựa chọn dựa trên nhu cầu sử dụng. Dưới đây là 3 nền tảng được doanh nghiệp chọn để làm hệ thống lưu trữ dữ liệu.
Máy chủ riêng gồm các thiết bị phần cứng độc lập, tốc độ xử lý dữ liệu cao. Máy chủ riêng có khả năng cung cấp lượng lớn dữ liệu cho khách hàng nhờ băng thông trên Website được đáp ứng tối đa.
Máy chủ riêng thường được doanh nghiệp lớn có tài chính và khả năng hoạt động ổn định lựa chọn sử dụng do đây là nền tảng có chi phí đầu tư, vận hành và bảo trì cao. Các thiết bị phần cứng phức tạp khiến việc mở rộng bị ảnh hưởng, việc thay thế phần cứng khó hơn so với máy chủ riêng ảo và máy chủ Cloud.
Máy chủ riêng ảo - VPS gồm các thành phần như ổ HDD, CPU, RAM. Sự ổn định hoạt động của máy chủ riêng ảo phụ thuộc máy chủ vật lý nên khi máy chủ vật lý gặp sự cố, VPS sẽ dừng hoạt động và mất dữ liệu.
Máy chủ riêng ảo có chi phí thấp, khả năng vận hành nhanh hơn máy chủ riêng. Với máy chủ riêng ảo, doanh nghiệp phải trả toàn bộ chi phí cấu hình của hệ thống VPS. Việc thu hẹp, mở rộng tài nguyên VPS bị giới hạn trong cấu hình của máy chủ vật lý.
Máy chủ Cloud được các doanh nghiệp lựa chọn là nền tảng lưu trữ phổ biến nhất hiện nay khi khắc phục được các hạn chế của máy chủ vật lý và máy chủ riêng ảo VPS. Máy chủ Cloud hoạt động dựa trên nền tảng điện toán đám mây giúp doanh nghiệp lưu trữ và truy xuất dữ liệu nhanh chóng.
>>> Xem thêm: Cơ sở dữ liệu là gì? Mô hình và ứng dụng của cơ sở dữ liệu
Việc lưu trữ dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của doanh nghiệp.
FPT Cloud cung cấp giải pháp lưu trữ dữ liệu an toàn cho doanh nghiệp với các sản phẩm dịch vụ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường như:
Những bài viết liên quan:
Thông qua bài viết trên, FPT Cloud đã cung cấp những thông tin cụ thể về giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần lựa chọn những giải pháp lưu trữ phù hợp nhằm tối ưu dữ liệu và phù hợp với nguồn tài chính. Để lại thông tin liên hệ tại đây để được đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin FPT Cloud liên hệ tư vấn giải pháp lưu trữ dữ liệu phù hợp.
Cookie | Thời gian | Mô tả |
---|---|---|
cookielawinfo-checbox-analytics | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-functional | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-others | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-necessary | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-performance | 11 Tháng | |
viewed_cookie_policy | 11 Tháng |