Social Network là gì? Các kênh & Cách xây dựng Social Network

Social Network là gì? Các kênh & Cách xây dựng Social Network

Tác giả: admin@
10:29 04/03/2022

Social Network đã và đang là một phần quan trọng của đời sống thời kỳ 4.0. Người ta còn gọi đây là thế giới ảo nhưng phản ánh rất đầy đủ, chân thực thế giới thực. Trong Digital Marketing, Social Network giữ vai trò như nền tảng để sản phẩm dịch vụ tiếp cận đến với đông đảo khách hàng tiềm năng.

1. Social Network là gì?  

Social Network hiểu đơn giản là mạng xã hội. Theo định nghĩa của Bộ TT & TT, mạng xã hội hoạt động như một hệ thống cung cấp đến cộng đồng người dùng dịch vụ lưu trữ. Cùng với đó là tiện ích tìm kiếm, chia sẻ, trao đổi thông tin và nhiều loại hình dịch vụ khác.

Sau hơn một thập kỷ phát triển, mạng xã hội lớn đây đã trở thành nơi kết nối về thống trên toàn cầu. Để với một thiết bị kết nối internet, tạo tài khoản người dùng trên nền tảng Social Network bạn có thể liên lạc, trao đổi thông tin (văn bản, hình ảnh, âm thanh) với bất kỳ ai trên toàn cầu.

Facebook hiện vẫn giữ vị trí đứng đầu trong top những mạng xã hội tốt nhiều người dùng nhất. Theo thống kê của chuyên trang Statistica.com, Facebook hiện sở hữu trên 2 tỷ người dùng trên toàn cầu. Tuy nhiên, "ông lớn" này lại đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của nhiều tên tuổi mới nổi như Tik Tok, Twitter, Pinterest.

Những tính năng cơ bản của một nền tảng Social Network phải kể đến như: 

  • Tính năng chat và gọi video call.
  • Siêu thị nội dung theo định dạng hình ảnh, video, văn bản, đường link hoặc trước tệp dữ liệu.
  • Tính năng tương tác như tham gia bình luận, thể hiện cảm xúc (qua nút like), chia sẻ.
  • Tính năng tìm kiếm thông tin.
  • Tính năng tham gia và khởi tạo group, fanpage.

>>> Có thể bạn quan tâm: IDS là gì? Phân tích so sánh IDS, IPS và tường lửa chi tiết

2. Hoạt động chủ yếu trên Social Network

Social Network mở ra một thế giới số, lời tất cả mọi người đều có thể kết nối với nhau. Thông thường mỗi nền tảng mạng xã hội lại triển khai hoạt động theo một cơ chế riêng về mặt thuật toán. Tuy vậy, hoạt động chung trên các nền tảng điều khá tương đồng nhau.

2.1. Liên kết mạng cá nhân

Đây là một trong những hoạt động cơ bản trên mọi nền tảng Social Network. Facebook, Twitter hay Tik Tok đều tập trung xây dựng nền tảng trải nghiệm miễn phí. Nhằm mục đích thu hút một lượng lớn người dùng tham gia chia sẻ hoạt động cá nhân. 

Ví dụ như chia sẻ hình ảnh, video, câu chuyện đời tư hay bất kỳ trạng thái nào. Khi đó, người dùng khác cũng có thể theo dõi, tương tác với những chia sẻ đó.

2.2. Khởi tạo và chia sẻ Profile cá nhân

Profile cá nhân không chỉ đơn thuần như một trang kết nối mà đây còn là nơi để người dùng lưu trữ thông tin. Các thông tin thường theo định dạng hình ảnh, video, đẹp thiết kế, website,.. Đây là cơ sở để nhà tuyển dụng, đối tác tham khảo.

Nói chung, ngoài giải trí đơn thuần, Social Network còn là môi trường lý tưởng để mỗi người dùng tạo dựng thương hiệu cá nhân. Hoặc thương hiệu mang tính tổ chức. Từ đó thúc đẩy hoạt kinh doanh, công việc cho từng cá nhân.

2.3. Triển khai marketing 

Social Network giờ đây chính là mảnh đất tiềm năng để triển khai hoạt động quảng cáo, tiếp thị. Khi lên chiến lược và thực thi bất kỳ một chiến dịch Digital Marketing nào, bạn đều phải nghiên cứu lựa chọn nền tảng Social Network phù hợp. Ước tính mỗi năm, người dùng Việt có thể khi hàng trăm triệu USD để triển khai các chiến dịch quảng cáo trên Facebook và nhiều niềm tảng mạng xã hội khác.

Mạng xã hội giờ đây không chỉ đơn thuần như một nơi để người dùng giải trí thư giãn. Nhưng quan trọng hơn, nó đã trở thành cầu nối giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sản phẩm và khách hàng.

3. Tầm quan trọng của Social Network trong Digital Marketing

Social Network đang dần trở thành một phần quan trọng trong mọi chiến dịch marketing. Nếu xem xét trên khía cạnh tiếp thị số, một nền tảng mạng xã hội sẽ vận hành theo phân tầng theo 3 yếu tố. Bao gồm:

  • Nhà phát triển hoặc cung cấp nền tảng.
  • Người sáng tạo nội dung.
  • Người tiếp cận nội dung.

Trong ba yếu tố trên, người sáng tạo và tiếp cận nội dung có thể hoán đổi vị trí cho nhau. Nhóm người tiếp cận đơn giản là người tiếp cận nội dung đơn thuần. Họ sử dụng Social Network với mục đích kết nối trao đổi thông tin với người dùng khác, xây dựng thông tin cá nhân hoặc chỉ là để giải trí.

Trong khi đó người sáng tạo nội dung thường là cá nhân, tổ chức doanh nghiệp. Công việc chính của họ là lên ý tưởng, thưởng thức nội dung sao cho đa dạng, thu hút tương tác. Tổ chức doanh nghiệp sẽ tận dụng mạng xã hội để tăng cường nhận diện, ảnh hưởng của thương hiệu, tiếp cận và thu hút thêm khách hàng.

Từ nhu cầu thực tế của đông đảo người dùng, những nền tảng mạng xã hội lớn như Facebook, Twitter,.. Ngày càng tập trung đa dạng tính năng, xây dựng hệ sinh thái thái đa dạng để thu hút người dùng mới và giữ chân người dùng cũ.

Thuật toán mà mỗi nền tảng mạng xã hội ứng dụng sẽ chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng. Song song với đó là nâng cao trải nghiệm người dùng, đề xuất nội dung phù hợp.

Bạn cũng nên nhớ rằng doanh thu chủ yếu của mỗi nền tảng Social Network đến từ quảng cáo. Vậy nên, người dùng không cần trả phí khi tham. Tuy nhiên cũng có một số ít mạng xã hội khác tiến hành thu phí người dùng. Chẳng hạn như mạng xã hội hẹn hò Tinder. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Máy tính bị nhiễm mã độc và bị lợi dụng phục vụ các đợt tấn công DDoS gọi là gì?

4. 3 "Ông lớn" trong mảng Social Network

Facebook, Twitter và Youtube vẫn là 3 "ông lớn" trong mảng Social Network hiện thời. Tại Việt Nam, Facebook và Youtube có vẻ như phổ biến hơn. Thế nhưng tại khu vực châu Âu, Bắc Mỹ thì Twitter lại được người dùng ưa chuộng hơn. 

4.1. Mạng xã hội Facebook 

Facebook - mạng xã hội với hơn 2 tỷ người dùng trên toàn cầu. Cho đến nay đây vẫn là nền tảng Social Network có quy mô ảnh hưởng lớn nhất.

Đến tháng 8/2021, số lượng tài khoản Facebook tại Việt Nam đã đạt hơn 70 triệu tài khoản. Như vậy, hầu hết người dùng trưởng thành tại nước ta đều có ít nhất một tài khoản Facebook.

Không chỉ là một nơi để mọi đối tượng cầu giải trí mà Facebook còn mở ra một thế giới tri thức rộng lớn. Đồng thời, nền tảng này có phần thúc đẩy hình thành môi trường kinh doanh số, tạo xu hướng kinh doanh mới.

Mặc dù phải đối mặt với không ít cạnh tranh, chỉ trích bởi chính sách bảo mật thông tin người nhưng không thể phủ nhận Facebook đã tạo nhiều điều tích cực. Mỗi người dùng trên Facebook đều có một tiếng nói riêng, tự do bày tỏ quan điểm cá nhân về vấn đề họ quan tâm. 

4.2. Mạng xã hội chia sẻ video Youtube 

Mạng xã hội chia sẻ video YouTube chính thức thành lập từ tháng 2/2005. Đến tháng 11/2006, nền tảng chia sẻ video lại bị mua lại bởi gã khổng lồ Google với giá 1.65 tỷ USD.

Với bệ đỡ vững chắc cùng thành công vang dội ban đầu, Youtube không khó để vươn lên trở thành mạng chia sẻ video lớn nhất toàn cầu. Thống kê từ năm 2019 cho biết số lượng người dùng của YouTube đã sớm đạt trên 2 tỷ người.

YouTube không chỉ đơn thuần như một nền tảng giải trí nhưng nó còn mở ra cơ hội kiếm tiền, tiếp thu tri thức khổng lồ của nhân loại. Chỉ với một tài khoản người dùng, bảng sẽ dễ dàng đăng tải bất kỳ đoạn video nào lên Youtube.

Với số lượng người dùng khổng lồ, Youtube đang góp phần thay đổi xu hướng giải trí, lăm le thế chỗ hình thức truyền hình truyền thống. Đây còn là mảnh đất màu mỡ để người sáng tạo nội dung thu về bộn tiền.

4.3. Xã hội Twitter

Dù không thực sự phổ biến tại thị trường Việt Nam nhưng Twitter lại rất được lòng người dùng tại Châu Âu và Bắc Mỹ. Mạng xã hội Twitter ra đời từ tháng 3/2006. Đến đầu năm 2022, số lượng tài khoản người dùng của Twitter ước đặt 1.3 tỷ tài khoản. Doanh thu mỗi năm của mạng xã hội này lên đến cả tỷ USD.

Ưu điểm của Twitter nằm ở tính đơn giản, giao diện sử dụng thân thiện. Đây là nền tảng phù hợp để doanh nghiệp triển khai quảng bá dịch vụ sản phẩm hướng đến khách hàng khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ.

5. Điểm khác biệt giữa Social Media và Social Network

Không ít người vẫn còn nhầm lẫn Social Media và Social Network. Tuy vậy nếu xem xét kỹ về mặt bản chất, hai loại hình này vẫn có điểm khác biệt nhất định.

Trong đó, Social Media hình thành từ những chức năng đặc trưng của nền tảng Social Network. Đây là một kênh sở hữu lượng người dùng lớn, có khả năng liên kết cộng đồng người dùng mạng. Điểm cốt lõi của Social Media nằm ở chức năng liên kết người dùng từ nhiều cộng đồng, nền tảng khác nhau.

Trong khi đó, Social Network chỉ tập trung liên kết cộng đồng người dùng trong cùng một nền tảng. Có những người dùng từ các mạng xã hội khác nhau sẽ gặp rào cản đôi chút trong khâu kết nối. Chẳng hạn một người dùng Facebook không thể gọi liên hệ trực tiếp với người dùng Twitter qua Facebook được.

Tuy vậy, Social Network lại giữ vai trò nền tảng cho các hoạt động Social Media. Cả hai tuy hơi khác biệt nhưng lại bổ trợ, hoàn thiện cho nhau.

6. Cách thức xây dựng cộng đồng khách hàng hùng mạnh trên Social Network 

Muốn xây dựng một cộng đồng người dùng bệnh trên các nền tảng Social Network, bệnh cần hoạch định chiến lược triển khai rõ ràng. Từ khâu xác định nhóm người dùng đến khâu tạo tính năng cập nhật trạng thái.

6.1. Xác định cộng đồng người dùng muốn hướng đến 

Social Network sinh ra với mục đích chính là đáp ứng yêu cầu nhất định của người dùng. Theo Brainstorm muốn xây dựng cộng đồng người dùng mạng trên nền tảng Social Network, bạn cần xác định nhóm đối tượng mục tiêu ngay từ ban đầu.

Hiểu rõ Insight cũng như sự tích của nhóm đối tượng mục tiêu cực kỳ quan trọng. Bởi khi đó, bạn sẽ nắm được phần nào thấu hiểu tâm lý người dùng. Đây là cơ sở cơ bản để xây dựng, triển khai các bước tiếp theo.

Bạn nên thay đổi tư duy theo lối mòn định sẵn. Trong một vài trường hợp, bạn cần có chút đột phá, đón đầu xu thế. Muốn làm tốt điều này, bạn cần thực hiện thu thập thông tin nhân khẩu học, xu hướng tìm kiếm của người dùng.

6.2. Chọn lọc, thiết lập tính năng phù hợp

Việc chọn lọc, thiết lập tính năng phù hợp là tiền đề để bạn tạo ra một cộng đồng người dùng chất lượng. Điều quan trọng nhất, bạn phải xác định phương hướng phát triển cho cộng đồng người dùng.

Các tính năng thường tác động trực tiếp đến hiệu quả nhận diện trong cộng đồng người dùng. Vì thế hãy tập trung nghiên cứu nhu cầu, thu thập dữ liệu người dùng.

Mức độ ảnh hưởng của website dựa vào tầm nhìn tổng thể của tiếng website đó. Vậy nên, bạn có thể chia nhỏ mọi thứ theo từng danh mục cụ thể để. Đồng thời, xác định lượng dữ liệu cần lưu lại, phạm vi nội dung đăng tải, xây dựng công cụ tự động hóa thích hợp.

6.3. Ứng dụng công nghệ phù hợp

Trong bước lựa chọn công nghệ, bạn cần xác định phương pháp, hướng phát triển cụ thể cho cộng đồng người dùng xây dựng trên cho Social Network. Nếu muốn thử sức tạo ra một mạng xã hội riêng bạn phải đầu tư một cách chỉn chu. Một số CMS như Ning, Ruby, Net,..

Tiếp đó hãy tiến hành phân tích những nền tảng mạng xã hội lớn. Tìm hiểu công nghệ mà họ ứng dụng. Từ đó, người ra quyết định lựa chọn công nghệ phù hợp.

6.4. Thiết lập cấu trúc nền tảng 

Khi đã phác thảo phần nào danh sách tính năng dành cho đối tượng người dùng mục tiêu, bạn cần bắt tay xây dựng hệ thống website. Dưới đây là 3 lưu ý khi bạn cách đặt cấu trúc nền tảng.

  • Dịch vụ khách hàng: Muốn triển khai dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả, bạn nên tìm tên dịch vụ lưu trữ của đơn vị doanh nghiệp. Các công ty cung cấp dịch vụ lưu trữ có thể hỗ trợ tốt giải pháp lưu trữ, củng cố nền tảng Social Network bạn đang xây dựng.
  • Cơ chế bảo mật: Một nền tảng Social Network muốn vận hành ổn định cần phải sở hữu hệ thống bảo mật tốt. Quy trình bảo mật hệ thống lên được xây dựng bởi công ty chuyên về bảo mật.
  • Khả năng mở rộng: Khi số lượng người dùng tăng lên, bạn sẽ cần cân nhắc mở rộng hệ thống.

6.5. Xây dựng tính năng trạng thái

Khi tham gia vào một nền tảng Social Network nào đó, người dùng điều muốn tự do thể hiện cảm xúc, suy nghĩ riêng. Chính bởi vậy, bạn cần thiết kế công cụ hỗ trợ cập nhật trạng thái phù hợp.

Sau tất cả phân tích trên đây, hy vọng bạn đã thực sự hiểu rõ bản chất Social Network là gì. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ lưu trữ, thuê máy chủ, bạn hãy tìm đến với FPT Cloud. Đơn vị chúng tôi rất hân hạnh phục vụ quý khách trên khắp toàn quốc.

Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud

Social Network là gì? Các kênh & Cách xây dựng Social Network