Blogs Tech

Sơ đồ tư duy là gì? Mẫu sơ đồ tư duy đẹp đơn giản 2023

15:56 14/08/2024
Sơ đồ tư duy là phương pháp hỗ trợ tuyệt vời giúp bạn sắp xếp các ý tưởng và thông tin một cách trực quan. Nó đang được ứng dụng ngày càng phổ biến trong học tập và làm việc. Nếu bạn chưa biết đến những lợi ích tuyệt vời của nó và cách để xây dựng sơ đồ tư duy sáng tạo, đẹp mắt thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của FTP Cloud. 1. Sơ đồ tư duy là gì? [caption id="attachment_37422" align="aligncenter" width="800"] Sơ đồ tư duy là gì?[/caption] Sơ đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp hữu hiệu để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não bằng cách sử dụng các từ ngữ ngắn gọn, xúc tích và hình ảnh sinh động. Từ đó sẽ giúp ghi nhớ một cách nhanh chóng và lâu dài hơn. Không chỉ vậy, sơ đồ tư duy còn giúp bạn ghi nhớ theo trình tự nhất định và liên kết các dữ liệu với nhau một cách chặt chẽ. Đồng thời kích thích trí não sáng tạo để khơi gợi hứng thú cho quá trình học tập, làm việc. Việc sử dụng Mindmap giúp tiết kiệm tối đa thời gian ghi chép văn bản dài mà hiệu quả ghi nhớ không cao. Thông thường, sơ đồ tư duy có cấu trúc bao gồm: từ khóa/chủ đề chính ở vị trí trung tâm và các nhánh nhỏ thể hiện các nội dung, hình ảnh được phát triển từ chủ đề chính ở xung quanh. Sự sáng tạo với sơ đồ tư duy là không giới hạn, bạn có thể tùy chỉnh thêm hình ảnh và biểu trưng để tăng tính thẩm mỹ và dễ dàng ghi nhớ hơn. 2. Mẫu sơ đồ tư duy đẹp đơn giản 2023 Tham khảo mẫu sơ đồ tư duy độc đáo dưới đây để có thêm ý tưởng thiết kế sơ đồ tư duy phục vụ công việc và học tập của bạn! 2.1 Mẫu sơ đồ tư duy vòng tròn [caption id="attachment_37423" align="aligncenter" width="800"] Mẫu sơ đồ tư duy vòng tròn[/caption] Sơ đồ tư duy vòng tròn (Circle Map) đúng như với tên gọi của mình, cấu trúc của nó bao gồm vòng tròn lớn bên ngoài và một vòng tròn nhỏ bên trong. Theo đó, vòng tròn bên trong bao gồm chủ đề chính hoặc ý tưởng trung tâm. Xung quanh nó là vòng tròn lớn hơn diễn đạt các ý phụ, ý bổ trợ cho chủ đề chính/ý tưởng trung tâm. 2.2 Mẫu sơ đồ tư duy hình cây độc đáo [caption id="attachment_37425" align="aligncenter" width="800"] Mẫu sơ đồ tư duy hình cây độc đáo[/caption] Sơ đồ tư duy cây (Tree Map) là mẫu phổ biến nhất được nhiều người sử dụng hiện nay. Thiết kế giống như một cái cây, phía trên cùng là chủ đề chính hoặc nội dung chính và phía dưới là các chủ đề phụ, thông tin liên quan hay nội dung chi tiết làm rõ cho chủ đề chính.   Mẫu sơ đồ tư duy này không giới hạn số lượng phân nhánh nên có thể tùy chỉnh theo nội dung cấp cấp thông tin đầy đủ và hữu ích nhất. Đặc biệt hình ảnh minh họa sinh động dễ dàng trong việc nắm bắt thông tin hoặc liệt kê các nhiệm vụ, kế hoạch cụ thể. 2.3 Mẫu vẽ sơ đồ tư duy hình đám mây [caption id="attachment_37424" align="aligncenter" width="800"] Mẫu vẽ sơ đồ tư duy hình đám mây[/caption] Sơ đồ tư duy hình đám mây giúp bạn tạo ra một bức tranh toàn cảnh về các ý tưởng, ý kiến và thông tin liên quan. Mẫu sơ đồ tư duy này bạn có thể sắp xếp thông tin một cách chặt chẽ hơn và thể hiện sự liên kết của các ý tưởng. Hiện sơ đồ tư duy hình đám mây được sử dụng rộng rãi để phân tích ý kiến ​​của khách hàng và mong muốn của họ. >>> Xem thêm: Email là gì? Vai trò, Cách tạo & sử dụng email đơn giản nhất 2.4 Mẫu sơ đồ tư duy bong bóng [caption id="attachment_37426" align="aligncenter" width="800"] Mẫu sơ đồ tư duy bong bóng[/caption] Sơ đồ tư duy bong bóng (Bubble Map) là một biểu đồ gồm một vòng tròn ở trung tâm và các bong bóng hình tròn xung quanh nó, lan ra theo nhiều hướng. Trong sơ đồ này, vòng tròn ở trung tâm chứa chủ đề chính, còn các bong bóng sẽ chứa các ý tưởng và hành động cụ thể, bổ sung ý nghĩa cho chủ đề chính trong vòng tròn. Bubble Map thường được sử dụng chủ yếu cho việc thiết lập mục tiêu và mô tả phân khúc khách hàng, và còn có thể được áp dụng vào nhiều mục đích khác. 2.5 Mẫu sơ đồ tư duy cho Giáo viên online [caption id="attachment_37427" align="aligncenter" width="800"] Mẫu sơ đồ tư duy cho Giáo viên online[/caption] Sơ đồ tư duy là một công cụ lý tưởng để giảng dạy và trình bày các khái niệm trong lớp học. Sơ đồ tư duy giúp giáo viên tập trung vào vấn đề cần truyền đạt cho học sinh, đồng thời cung cấp một cái nhìn tổng quan về chủ đề mà không có thông tin dư thừa. Giáo viên có thể sử dụng sơ đồ tư duy để lên kế hoạch bài giảng, giới thiệu các khái niệm mới, kiểm tra khả năng hiểu bài của học sinh. 2.6 Mẫu sơ đồ tư duy cho học sinh đẹp đơn giản Sơ đồ tư duy mà một trong những phương pháp học giúp học sinh nhớ bài nhanh hơn. Có rất nhiều mẫu sơ đồ tư duy khác nhau phục vụ cho từng môn học giúp việc tiếp cận và ghi nhớ kiến thức trở nên đơn giản hơn. [caption id="attachment_37428" align="aligncenter" width="800"] Mẫu sơ đồ tư duy cho học sinh đẹp đơn giản[/caption] 2.7 Mẫu sơ đồ tư duy cho Nhà văn Việc sắp xếp ý tưởng và bố cục của nhà văn là rất cần thiết. Và sơ đồ tư duy là công cụ tuyệt vời giúp người dùng hoàn thành được việc này. Tham khảo mẫu dưới đây! 2.8 Mẫu sơ đồ tư duy phân tích sản phẩm Nếu bạn đang phải làm việc với rất nhiều thông tin sản phẩm và gặp khó khăn trong việc trình bày chúng theo một trật tự nhất quán. Bạn hãy tạo một sơ đồ tư duy theo chiều dọc, chiều ngang hoặc tham khảo mẫu có sẵn trên các phần mềm vẽ sơ đồ tư duy. 2.9 Mẫu sơ đồ tư duy chiến lược sáng tạo [caption id="attachment_37429" align="aligncenter" width="800"] Mẫu sơ đồ tư duy chiến lược sáng tạo[/caption] Chiến lược rõ ràng, mạch lạc được sắp xếp và lưu trữ nhờ sơ đồ tư duy. Tham khảo mẫu sáng tạo dưới đây để có thêm gợi ý! 2.10 Mẫu sơ đồ tư duy nhân sự đẹp Hệ thống nhân sự phức tạp khiến bạn khó ghi nhớ, đừng lo hãy sử dụng sơ đồ tư duy để đơn giản hóa nó giúp bạn dễ dàng phân tích và đánh giá. 2.11 Mẫu sơ đồ tư duy quảng cáo sáng tạo [caption id="attachment_37430" align="aligncenter" width="800"] Mẫu sơ đồ tư duy quảng cáo sáng tạo[/caption] Quảng cáo bao gồm rất nhiều những hạng mục nhỏ, mẫu sơ đồ tư duy dưới đây sẽ giúp bạn sắp xếp được những công việc cần làm một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất. 3. Cách vẽ sơ đồ tư duy sáng tạo, đẹp Vẽ sơ đồ tư duy có khó không? Khi bạn nắm bắt được những nguyên tắc và các bước dưới đây việc vẽ sơ đồ tư duy đẹp và sáng tạo không hề khó khăn. 3.1 Lên ý tưởng, chủ đề chính của sơ đồ Điểm chung của tất cả các loại sơ đồ tư duy trên chính gồm 2 phần riêng biệt, rõ ràng như chủ đề chính và các nội dung nhỏ trong sơ đồ. Bởi vậy, trước khi bắt tay vẽ sơ đồ tư duy bạn cần xác định chính xác những nội dung trên. Từ đó dễ dàng trong việc lựa chọn mẫu sơ đồ tư duy phù hợp. 3.2 Ý tưởng thêm các nhánh lớn phát triển từ chủ đề chính ở trên Bước tiếp theo, bạn hãy bắt đầu đặt chủ đề, nội dung chính vào vị trí trung tâm hoặc nhánh lớn nhất của sơ đồ tư duy. Sau đó tiếp nối đến các ý phụ phân nhánh. Số lượng nhánh tùy thuộc vào nội dung đã phân loại của bạn. Để sơ đồ tư duy đẹp mắt và dễ nhìn hơn hãy sử dụng những từ ngắn gọn, xúc tích song phải đúng trọng tâm nêu bật được vấn đề. 3.3 Phát triển sơ đồ tư duy từ các nhánh nội dung chi tiết Sau đó, từ các nhánh phục cấp 2 hãy triển khai các nhánh phục cấp 2, cấp 3 giúp bổ sung đầy đủ thông tin cho chủ đề/nội dung chính. Tất cả những thông tin đó phải đồng nhất và có liên kết chặt chẽ với nhau. Hoàn thiện sơ đồ, tô đậm đường cong với nhiều màu sắc và vẽ thêm các hình minh họa Đây là bước khá quan trọng giúp bạn có thể dễ dàng ghi nhớ được những nội dung đã liệt kê ở sơ đồ. Theo đó, bạn hãy tô màu cho các nhánh chính và áp dụng gợi ý như sau: tô đậm vào các chủ đề/nội dung chính; các nhánh cấp 1, cấp 2 và cấp 3 sử dụng màu sắc khác nhau để dễ dàng phân biệt. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp sử dụng hình ảnh minh họa và icon khiến sơ đồ tư duy sáng tạo và ghi nhớ được lâu hơn. >>> Xem thêm: TeamViewer là gì? Cách tải, cài đặt & sử dụng teamview 4. 5+ Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy online đẹp, phổ biến nhất 2023 Vẽ sơ đồ tư duy bằng bút và giấy, bảng,…tồn tại khá nhiều hạn chế. Bởi vậy, các phần mềm vẽ sơ đồ tư duy online đã ra đời mang đến nhiều tiện ích sử dụng tuyệt vời. Đặc biệt, các phần mềm này còn cho phép kết nối thông tin với các nguồn tài liệu và website khác nhau giúp quá trình tạo sơ đồ tư duy của bạn trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể truy cập và làm việc trên phần mềm vẽ sơ đồ tư duy online từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu 5+ phần mềm vẽ sơ đồ tư duy đẹp và sáng tạo sở hữu số lượng người dùng đông đảo nhất hiện nay! 4.1 Phần mềm X-mind [caption id="attachment_37431" align="aligncenter" width="800"] Phần mềm X-mind[/caption] Xmind là một trong những phần mềm vẽ sơ đồ tư duy phổ biến nhất hiện nay. Phần mềm cung cấp nhiều cấu trúc khác nhau hỗ trợ người dùng tạo ra các sơ đồ và lưu đồ khác nhau. Phần mềm X-mind ra đời từ khá sớm và hoạt động mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ. Hiện nó đang được hàng triệu người dùng cũng như doanh nghiệp tin dùng. Ưu điểm Hỗ trợ đa nền tảng, thiết bị bao gồm Mac, Windows và Linux. Sử dụng dễ dàng trên các thiết bị di động, tương thích với các hệ điều hành phổ biến gồm iOS và Android. Giao diện đẹp mắt, màu sắc hài hòa, dễ dàng sử dụng. Cung cấp chế độ chuyển đổi từ sơ đồ tư duy thành bản trình chiếu. Tích hợp nhiều ứng dụng hữu ích hỗ trợ vẽ sơ đồ tư duy đẹp mắt và hấp dẫn hơn. Bản đồ tư duy rất dễ tạo bằng bàn phím Nhược điểm Bản miễn phí cung cấp các tính năng hạn chế Không có đồng bộ hóa đám mây giữa các thiết bị. 4.2 Phần mềm Mondomo [caption id="attachment_37432" align="aligncenter" width="800"] Phần mềm Mondomo[/caption] Đây là phần mềm làm sơ đồ tư duy mà người dùng có thể truy cập trên web hoặc tải xuống trên PC. Phần mềm đa nền tảng này hỗ trợ tối đa trong việc tạo ra một phác thảo trực quan cho các ý tưởng của bạn. Đặc biệt, nó cho phép người dùng chia sẻ ý tưởng với người khác thông qua tính năng làm việc nhóm. Hiện Mondomo liên kết với nhiều phần mềm giáo dục như: Canvas, Desire2Learn, Moodle và Office 365. Ưu điểm Cung cấp phiên bản miễn phí trực tuyến và ngoại tuyến. Tính năng được cung cấp từ phiên bản miễn phí này khá đầy đủ Thiết kế giao diện gọn gàng, sắp xếp khoa học và trực quan Hỗ trợ truy cập và sử dụng trên thiết bị điện thoại di động Đồng bộ hóa đám mây giữa các thiết bị Nó cung cấp các phím tắt để điều hướng tốt hơn và nhanh hơn. Nhược điểm Truy cập sử dụng phần mềm trên thiết bị di động còn nhiều hạn chế Khi sử dụng phần mềm đòi hỏi kết nối Internet đủ mạnh để có thể hoạt động hiệu quả. Màu sắc khá đơn giản chưa có nhiều sự lựa chọn cho người dùng. 4.3 Phần mềm Edraw Mind Map [caption id="attachment_37433" align="aligncenter" width="800"] Phần mềm Edraw Mind Map[/caption] Edraw Mindmap được biết đến là một phần mềm vẽ sơ đồ tư duy không mất phí. Tất cả các template được tích hợp sẵn có giúp việc sử dụng phần mềm Edraw Mindmap rất dễ dàng. Tính năng đa dạng của phần mềm hỗ trợ làm ra những sơ đồ tư duy sáng tạo và độc đáo. Ưu điểm Hỗ trợ sử dụng đa nền tảng gồm điện thoại, máy tính website Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy online sử dụng miễn phí Tốc độ xử lý nhanh chóng, giao diện thân thiện Kho thư viện đa dạng cung cấp sơ đồ mẫu với nhiều chủ đề hấp dẫn Bộ công cụ chỉnh sửa hoàn thiện, dễ thao tác Tích hợp với cả các ứng dụng của Microsoft Office Edraw Mindmap có thể xuất dữ liệu với các định dạng khác nhau Nhược điểm Không có nhiều tùy chọn để chia sẻ 4.4 Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy Ayoa [caption id="attachment_37434" align="aligncenter" width="800"] Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy Ayoa[/caption] Phần mềm Ayoa ra đời năm 2019 sở hữu tính năng và công nghệ mạnh mẽ, hỗ trợ tốt cho học tập, làm việc. Đây là ứng dụng sơ đồ tư duy dựa trên AI, cho phép chia sẻ với nhiều người dùng. Bạn dễ dàng truy cập sơ đồ thông qua phiên bản Ayoa Online, Ayoa PC và Ayoa Mobile. Ưu điểm Phần mềm cung cấp hình ảnh đa dạng và phong phú Tích hợp nhiều tính năng và liên tục cập nhật cho người dùng những tính năng mới Không gian làm việc của nhóm tối ưu Bạn có thể truy cập nó với hầu hết tất cả các thiết bị phổ biến hiện nay. Nhược điểm Trình lưu lịch sử chỉnh sửa chưa thực sự tối ưu Số lượng thành viên càng nhiều thì giá càng cao. Phần mềm không có chức năng theo dõi thời gian. 4.5 Phần mềm TheBrain [caption id="attachment_37435" align="aligncenter" width="800"] Phần mềm TheBrain[/caption] TheBrain giúp sắp xếp và tổng hợp thông tin thành một sơ đồ dễ nhớ và khoa học. Phần mềm tạo sơ đồ tư duy này sẽ cung cấp cho bạn tính năng cần thiết cho việc thiết lập các nhánh trong biểu đồ một cách thật nhanh gọn. Ưu điểm Phần mềm sử dụng miễn phí trên các thiết bị khác nhau Giao diện đơn giản và dễ dàng thao tác Hỗ trợ ghi chú bằng hình ảnh và các ký tự đặc biệt Kiểm soát nhiệm vụ và ghi nhớ công việc linh hoạt Đồng bộ hóa dữ liệu khi đăng nhập bằng các thiết bị khác nhau Nhược điểm Phiên bản trả phí có mức giá khá cao Bản dùng thử miễn phí chỉ kéo dài trong 30 ngày Những bài viết liên quan: Seeding là gì? Cách triển khai Seeding Marketing hiệu quả Tab ẩn danh là gì? Cách mở tab ẩn danh trên máy tính, điện thoại Trên đây là tổng quan những thông tin về sơ đồ tư duy hy vọng sau bài viết này FPT Cloud các bạn đã giải đáp được mọi thắc mắc của mình. Đồng thời biết cách làm sơ đồ tư duy đẹp, khoa học, hiệu quả giúp ích cho quá trình học tập và làm việc của mình.

CRM là gì? Quy trình triển khai hệ thống CRM chi tiết nhất

16:10 13/08/2024
CRM hệ thống phần mềm quản lý quan hệ khách hàng - sự kết hợp của chiến lược và công nghệ với mục tiêu gia tăng tính bền chặt trong mối quan hệ của doanh nghiệp, tổ chức với khách hàng. Nhờ CRM mà các doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý các thông tin liên quan đến khách hàng của mình. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu chi tiết hơn về CRM là gì và quy trình triển khai của nó qua bài viết dưới đây nhé!  >>> Xem thêm: Top 16+ dịch vụ lưu trữ đám mây: so sánh, lợi ích, cách hoạt động 1. CRM là gì ? CRM là phần mềm quản lý quan hệ khách hàng, là từ viết tắt thông dụng của cụm Customer Relationship Management. Khái niệm này được hiểu là cách giúp doanh nghiệp quản lý các tương tác với khách hàng, đây là nền tảng cơ bản để tạo nên mối quan hệ trong kinh doanh. Và cụ thể quản lý quan hệ khách hàng ở đây hướng tới là:  Khách hàng: Là những người, đối tượng tiêu dùng hàng hóa dịch vụ nói chung. Họ là những người có khả năng lựa chọn các sản phẩm và nhà cung cấp khác nhau. Mối quan hệ trong kinh doanh: Ở đây mối quan hệ kinh doanh là doanh nghiệp với khách hàng, đối tác mà tổ chức đó thường xuyên thực hiện các giao dịch. Điều này giúp bạn có thể dễ dàng đánh giá và thấu hiểu khách hàng của mình, từ đó đưa ra những chiến lược hiệu quả để xây dựng mối quan hệ bền chặt và vững mạnh hơn nữa.  Quản lý: Đây là hoạt động chủ yếu của CRM, nhằm mục tiêu giúp doanh nghiệp kiểm tra, giám sát đối tượng khách hàng cụ thể. Hoạt động này tạo nên những module lớn có thể giúp tổ chức nắm bắt nhu cầu và giải quyết cho khách hàng của mình. Hoạt động này sẽ xoay quanh khách hàng, lấy khách hàng là trung tâm và mọi hoạt động của công ty sẽ được xây dựng dựa trên chủ thể đó. [caption id="attachment_36292" align="aligncenter" width="800"] CRM là gì ?[/caption] 2. Mục đích của việc sử dụng CRM? 2.1 Cung cấp  thông tin cần thiết đầy đủ và chính xác Hệ thống sẽ luôn có những sơ đồ xác thực kết hợp với tính năng cập nhập dữ liệu tự động hóa, bạn có thể dễ dàng kiểm tra tính chính xác của dữ liệu. Nhà quản lý có thể xem nhanh các dữ liệu và nắm bắt được các thông tin cơ bản như: Số lượng khách hàng hiện có đang là bao nhiêu? Số lượng khách hàng so với quý trước có thâm hụt không? Doanh thu hiện là bao nhiêu? Ai là người chốt nhiều deal nhất? [caption id="attachment_36293" align="aligncenter" width="800"] Mục đích của việc sử dụng CRM?[/caption] 2.2 Kết nối với khách hàng ở mọi nền tảng Sử dụng CRM là một cách hiệu quả giúp bạn tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng thông qua các phương tiện truyền thông như website, mạng xã hội, điện thoại,... Phần mềm CRM này sẽ cho bạn biết tất tần tật các điểm tiếp cận khách hàng liên quan đến quy trình bán hàng. Từ đó bạn có thể đưa ra hệ thống kênh liên lạc với khách hàng hiệu quả nhất. 2.3 Kết nối các nhân viên với nhau Nếu có đầy đủ những thông tin cơ bản và cần thiết về khách hàng và môi trường theo thời gian thực thì sẽ giúp các nhân viên tiết kiệm thời gian và phối hợp ăn ý với nhau hơn. Tránh những sự việc tiếp thị quá nhiều lần cho cùng 1 người. 3. Quy trình hoạt động của CRM Quy trình hoạt động của CRM bao gồm 3 bước cơ bản như sau:  3.1 Tư vấn bán hàng (CRM Sales) Đây là bước đầu tiên trong quy trinh CRM và cũng là bước cực kỳ quan trọng. Đây là hoạt động triển khai Sales qua các hình thức như: Gửi thư, báo giá, gọi điện, ký hợp đồng, giao dịch thanh toán, báo cáo công nợ… Sales là nhân viên bán hàng và chắc chắn rồi nhiệm vụ của nhân viên bán hàng là liên tục tìm các đầu mối để chuyển hóa chúng thành cơ hội, thương vụ làm ăn tiềm năng, đồng thời luôn giữ vị trí theo sát các khách hàng nhằm mục đích cuối cùng đó là đóng ký hợp đồng.  Và sau hợp đồng, Account Manager sẽ là những người trực tiếp lên kế hoạch, triển khai, tiến hành thực hiện, tư vấn, thu tiền, cũng như đòi nợ. Thông thường, một Account Manager sẽ chỉ chăm sóc một số lượng khách hàng cụ thể vừa phải, và luôn giữ mối quan hệ thân thiết với nhóm đối tượng đó. 3.2 Truyền thông (CRM Marketing) CRM Marketing là quy trình giúp doanh nghiệp tiết kiệm phần lớn thời gian trong khâu phân loại, chăm sóc khách hàng theo từng nhóm cụ thể, kích thích người mua hàng qua các công cụ Automation Marketing, ví dụ như: Email marketing, SMS marketing,… Đồng thời, những phần mềm này luôn được đảm bảo nghiêm ngặt về tính kịp thời, chính xác những công tác phản hồi tới khách hàng. Không chỉ vậy, quy trình này còn giúp người làm Marketing có điều kiện để phát huy sự sáng tạo cũng như tích lũy kinh nghiệm về các kỹ năng phân tích thông tin. Bên cạnh đó, còn giúp đỡ Team sales dễ dàng theo dõi, cập nhập dữ liệu khách hàng qua hệ thống. [caption id="attachment_36294" align="aligncenter" width="800"] Truyền thông (CRM Marketing)[/caption] 3.3 Dịch vụ sau bán (CRM Services) Là một trong những bước rất quan trọng trong việc tăng thiện cảm, níu giữ khách hàng và kích thích khách hàng quay lại với doanh nghiệp, CRM service có thể được thể hiện bằng các hoạt động như: giảm giá, chiết khấu phần trăm, tặng quà, gửi lời chúc trong những ngày lễ tết… >>> Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về OTP là gì | Ứng dụng của OTP ngày nay 4. Những lợi ích của việc triển khai CRM cho doanh nghiệp Tăng khả năng xác định và quản lý khách hàng tiềm năng Hệ thống CRM sẽ thu thập các nguồn thông tin dữ liệu của khách hàng từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. Qua các điểm tiếp xúc của khách hàng với doanh nghiệp, cụ thể như: Website, Hotline, Email, Các trang mạng xã hội,... Thông qua việc sử dụng phần mềm quản lý dữ liệu thông tin khách hàng, doanh nghiệp có thể dễ dàng lưu trữ những thông tin cần thiết về khách hàng, giúp doanh nghiệp có thể tiến hành phân tích, từ đó phát hiện ra những cơ hội kinh doanh mới. Cách thức này giúp nâng cao khả năng xác định được khách hàng tiềm năng cũng như quản lý hệ thống khách hàng này một cách dễ dàng hơn.  [caption id="attachment_36295" align="aligncenter" width="800"] Những lợi ích của việc triển khai CRM cho doanh nghiệp[/caption] Nâng cao năng suất của nhân viên Phần mềm CRM giúp tạo ra một môi trường làm việc có khả năng tập trung cao, từ đó nâng cao khả năng chia sẻ thông tin dựa trên những dữ liệu của khách hàng đã được lưu trữ trong mạng lưới hệ thống. Từ đó, nhân viên dễ dàng phân bố thời gian và lịch trình công việc một cách khoa học và có hiệu quả. Nhân viên kiểm soát tốt thời gian trong những cuộc gọi với khách hàng, gọi cho ai, gọi trong bao lâu, tránh được sự sơ sót hay bỏ lỡ trong công việc.  Tối ưu quy trình sale và phục vụ khách hàng  CRM giúp doanh nghiệp và tổ chức có thể cập nhập, lưu trữ cũng như tìm kiếm các thông tin của khách hàng một cách đơn giản, tiến hành phân tích những chiến lược hợp lý và hiệu quả cho doanh nghiệp. Đây là một điểm cộng rất lớn vì nó giúp công ty có thể tối ưu hóa hơn trong các quá trình bán hàng và chăm sóc khách hàng.  Cải thiện những trải nghiệm cho khách hàng, đồng thời nâng cao doanh số bán hàng Phần mềm CRM có thể hỗ trợ doanh nghiệp so sánh tình hình doanh số qua từng thời điểm và đưa ra bài toán dự đoán tương lai dễ dàng hơn. Từ đó, giúp doanh nghiệp phát hiện những rủi ro tiềm ẩn để kịp thời đưa ra các giải pháp, đẩy mạnh doanh số bán hàng.  Đồng thời, nhờ CRM có các thông tin hữu ích được lưu trữ góp phần thúc đẩy phát triển mối quan hệ lâu dài, gắn bó giữa khách hàng và doanh nghiệp. Khách hàng cũ sẽ cảm thấy được trân trọng khi bạn luôn để tâm huyết và quan tâm họ một cách nghiêm túc như: ngày sinh, sở thích cũng như nhu cầu,… >>> Xem thêm: Tận hưởng làm việc từ xa dễ dàng với Remote Desktop - Tìm hiểu ngay! 5. Quá trình triển khai hệ thống CRM 5.1 Bước 1: Các bước chuẩn bị trước khi triển khai hệ thống CRM Xác định mục tiêu cuối cùng của hệ thống CRM Để chuẩn bị kỹ càng trước khi tiến hành hệ thống CRM bạn phải xác định được đích mà bạn muốn đến. Bạn có thể tìm được mục tiêu chính xác thông qua quá trình thảo luận với các bên liên quan, bao gồm khách hàng. Cách này sẽ giúp bạn khoanh vùng và giới hạn được phạm vi của dự án cũng như đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Lựa chọn hệ thống CRM thích hợp nhất với doanh nghiệp Để phù hợp với nhu cầu của tổ chức, việc lựa chọn ra được một phần mềm hệ thống CRM tương thích là rất quan trọng. Công việc này đòi hỏi bạn phải có quá trình đánh giá, phân tích tỉ mỉ cách loại CRM hiện có trên thị trường về các mặt như: tính năng, chi phí và khả năng tích hợp. Chuẩn bị dữ liệu cần thiết Để triển khai hệ thống CRM, bạn phải chuẩn bị dữ liệu cần thiết, bao gồm việc: sao lưu, dọn dẹp dữ liệu, xác định và nhập dữ liệu các dữ liệu cần thiết vào hệ thống. 5.2 Bước 2: Tối ưu hóa và triển khai CRM phù hợp với doanh nghiệp Tùy chỉnh, cấu hình của hệ thống CRM Khi đã chuẩn bị xong các bước trước khi triển khai CRM thì bạn cần tùy chỉnh và cấu hình sao cho thích hợp với môi trường và nhu cầu của doanh nghiệp. Tùy chỉnh ở đây có thể thể hiện qua các mẫu email, báo cáo, bảng điều khiển,... Đào tạo nhân viên Để tối đa hóa hiệu quả mà hệ thống CRM có thể mang lại, các nhân viên của doanh nghiệp phải được đào tạo bài bản và nâng cao về trình độ, cũng như nhận biết cách thức để sử dụng và quản lý hệ thống một cách hiệu quả, giúp đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trơn tru. Xác định hiệu quả Và để tối ưu hóa quy trình làm việc và triển khai hệ thống CRM, doanh nghiệp cần xác định các quy trình làm việc hiệu quả, như các quy trình: tiếp nhận khách hàng, bán hàng, chăm sóc khách hàng và hỗ trợ sau mua. 5.3 Bước 3: Thực hiện và quản lý quá trình triển khai hệ thống CRM Chuẩn bị cơ sở hạ tầng và những công cụ cần thiết để triển khai CRM Để đảm bảo hệ thống CRM hoạt động trong điều kiện tốt nhất, phục vụ tốt cho doanh nghiệp, bạn cần chuẩn bị cơ sở hạ tầng ổn định và các công cụ cần thiết cho quá trình như: phần cứng, phần mềm, mạng, cơ sở dữ liệu,... Triển khai và quản lý quá trình tiến hành hệ thống CRM Sau khi tất cả đã hoàn thành, bạn chỉ cần tiến thành thực hiện triển khai hệ thống CRM và giám sát hoạt động triển khai. Nhà quản trị sẽ tiến hành tham gia quản lý và theo dõi quá trình triển khai đảm bảo phát hiện xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh. Đồng thời, đánh giá tiến độ và kết quả để điều chỉnh chiến lược, bảo đảm cho kế hoạch đi đúng đúng tiến độ đề ra. 6. Thành công và thất bại của dự án triển khai CRM Các yếu tố quan trọng trong quá trình triển khai hệ thống CRM Để triển khai CRM thành công, cần quan tâm đến 2 yếu tố quan trọng sau: Các yếu tố bên trong: Chiến lược CRM: Để doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả, hệ thống thì tất cả mọi hoạt động đều phải có chiến lược quy trình chi tiết, cụ thể. Đặc biệt, những nhà quản trị cấp cao cần phải đưa ra chiến lược quản trị khách hàng một cách đúng đắn và phù hợp với doanh nghiệp, cung như nhu cầu của khách hàng. Con người: Con người luôn là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu của mỗi doanh nghiệp, tác động, quyết định đến kết quả cuối cùng của hoạt động CRM. Chính vì thế, đồi hỏi nhân viên công ty luôn phải nâng cao ý thức trong việc sáng tạo, bổ sung kiến thức cho bản thân. Văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa của công ty là một trong những giá trị tinh thần, có ảnh hưởng, tác động rất nhiều đến công suất và mức độ hiệu quả công việc của doanh nghiệp. Vì vậy, hãy tạo một môi trường doanh nghiệp có ý thức, văn hóa cao như: luôn đi làm đúng giờ, nhân viên năng động, sáng tạo, tự giác trong công việc. Công nghệ: Hiện nay, có rất nhiều phần mềm hệ thống CRM được phát hành trên thị trường, chính vì vậy, khi doanh nghiệp quyết định tiến hành áp dụng công nghệ vào tổ chức cần cân nhắc nhiều yếu tố phụ thuộc vào hệ thống. Các yếu tố từ bên ngoài: Công chúng: Báo chí, truyền thông, mạng xã hội,... có ảnh hưởng rất lớn đến cái nhìn của khách hàng và thị trường đối với doanh nghiệp Văn hóa của thị trường: Đây cũng là một trong những yếu tố phải cân nhắc trước khi bắt đầu phát triển sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Nhu cầu khách hàng: Đồng thời, nhu cầu mà khách hàng hướng tới cũng là yếu tố then chốt phản ánh sự thành bại trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Và để đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của khách hàng, cũng như xây dựng nên mối quan hệ thân thiết giữa doanh nghiệp và khách hàng thì trước tiên chúng ta cần phải hiểu khách hàng, biết họ mong muốn những gì, và cần gì từ doanh nghiệp? Nguyên nhân thất bại khi triển khai CRM và cách tránh Có một số nguyên nhân có thể dẫn đến thất bại của doanh nghiệp khi triển khai hệ thống quan lý quan hệ khách hàng, dưới đây sẽ là những nguyên nhân tiêu biểu cũng như cách ứng phó với chúng: Tính bảo mật: Bảo mật luôn phải được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp, nếu tổ chức coi nhẹ vấn đề này, thì đây sẽ trở thành nguyên nhân thất bại chết người cho chính doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, đừng nên quá tiết kiệm và chi li trong các vấn đề liên quan đến bảo mật trong quá trình lựa chọn phần mềm CRM phù hợp nhất. Sự quyết tâm: CRM là một trong những cách quản lý hiệu quả, tuy nhiên triển khai CRM không phải là một quá trình đơn giản mà nó đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và công sức của cả một hệ thống. Có rất nhiều doanh nghiệp phải mất một khoảng thời gian dài trải qua nhiều lần chuyển đổi sử dụng phần mềm CRM vì không phù hợp. Vì vậy, nếu muốn thành công trên con đường này, doanh nghiệp phải nghiêm túc, tâm huyết và theo đuổi đến cùng. Sự đơn giản: Nhiều doanh nghiệp mới đầu quá vội vã mà triển khai những phần mềm quá phức tạp, dân đến không hiệu quả mà còn tốn thời gian. Chính vì thế, bước đầu tổ chức nên đi từ những bước cơ bản và đơn giản, dễ hiểu, xây dựng từ căn bản rồi mới từ từ nâng cấp hệ thống lên cao hơn. [caption id="attachment_36298" align="aligncenter" width="800"] Nguyên nhân thất bại khi triển khai CRM và cách tránh[/caption] Những bài viết liên quan: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Top 9 hệ quản trị csdl phổ biến CentOS là gì? Hướng dẫn cài đặt hệ điều hành CentOS hiệu quả Kafka là gì? Giới thiệu tổng quan về Kafka chi tiết từ A – Z PostgreSQL là gì? Tìm hiểu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu PostgreSQL Triển khai hệ thống CRM là một quá trình dài yêu cầu nhiều yếu tố như: thời gian, tiền bạc,... nó không phải là một quá trình đơn giản. Nhưng nếu kiên trì nỗ lực thì lợi nhuận cũng như thành công sẽ sớm đến với bạn và doanh nghiệp của mình. Mong rằng bài viết trên chia sẻ CRM là gì cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết, giúp ích cho quá trình triển khai CRM của bạn.

Sửa lỗi err_connection_timed_out trên Chrome đơn giản từ A-Z

15:34 13/08/2024
Err_connection_timed_out là lỗi khá phổ biến mà hầu như người dùng máy tính nào cũng gặp phải. Khi xuất hiện thông báo lỗi này, người dùng sẽ không thể truy cập được vào trang web khiến cho công việc bị gián đoạn. Ngay sau đây sẽ là cách khắc phục lỗi err_connection_timed_out vô cùng đơn giản. Cùng khám phá ngay nhé. >>> Xem thêm: Disaster Recovery – Dịch vụ khôi phục hệ thống sau thảm họa 1. Lỗi err_connection_timed_out là lỗi gì? Ngay bây giờ, không để bạn phải đợi lâu hơn nữa, hãy cùng chúng tôi giải nghĩa xem err_connection_timed_out là gì nhé. Theo như dịch nghĩa thì Connection timed out là kết nối của bạn đã vượt quá thời gian quy định. Lỗi ngày xuất hiện nếu sau khoảng 1 phút mà trang web chúng ta đang kết nối chưa xuất hiện dữ liệu. Lúc này, trình duyệt web sẽ báo để chúng ta có phương án khác thích hợp hơn mà không phải chờ thêm. 2. Hướng dẫn cách sửa lỗi err_connection_timed_out trên Chrome Bạn đã biết err_connection_timed_out là lỗi gì rồi chứ? Vậy nếu như chúng ta gặp phải lỗi ngày thì nên giải quyết như thế nào đây? Đừng quá lo lắng, sau đây sẽ là 6 cách khắc phục để bạn lựa chọn. 2.1 Tải lại trang Err_connection_timed_out Chrome báo lỗi không tải được dữ liệu thì cách đơn giản nhất mà chúng ta nên áp dụng đầu tiên đó chính là tải lại trang. Hãy nhấn vào biểu tượng mũi tên cong trên màn hình hoặc nhấn vào phím F5. Lúc này, trang web sẽ tự tải lại và việc của chúng ta đó là chờ xem lỗi có được khắc phục hay không. Nếu vẫn chưa được thì chuyển ngay sang cách 2 nhé. [caption id="attachment_15664" align="aligncenter" width="771"] Nhấn vào biểu tượng mũi tên cong trên màn hình để tải lại trang[/caption] 2.2 Kiểm tra kết nối Internet Err connection timed out có thể nguyên nhân là do kết nối internet của chúng ta không ổn định. Áp dụng cách 1 không thành công hãy kiểm tra xem đường truyền mạng của bạn có ổn định không nhé. Sau khi đã xác định internet của chúng ta không vấn đề thì thực hiện tải lại trang.  Đây cũng là cách khắc phục lỗi err_connection_timed_out trên điện thoại đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng. Tắt internet rồi bật lại và tải lại web xem sao nhé. [caption id="attachment_15668" align="aligncenter" width="771"] Kiểm tra lại kết nối internet của máy[/caption] 2.3 Xóa bộ nhớ đệm Cache Trong một vài trường hợp do Google Chrome đã lưu trữ thông tin về lý do vì sao chúng ta không tải được trang. Bạn nên kiểu tra bộ nhớ cache và xóa chúng theo hướng dẫn dưới đây để có thể tải được trang mà mình mong muốn. Bước 1: Đầu tiên, hãy bấm vào biểu tượng dấu ba chấm nằm ở góc trên cùng bên phải của màn hình. Sau đó chọn đến Công cụ khác. Cuối cùng là Xóa dữ liệu duyệt web.   [caption id="attachment_15676" align="aligncenter" width="771"] Thực hiện Xóa dữ liệu duyệt web[/caption] Bước 2: Lúc này, hộp thoại mới sẽ hiện ra, bạn chọn tiếp vào Từ trước đến nay. Sau đấy tích chọn vào 3 mục như hình bên dưới. Cuối cùng là Bấm Xóa dữ liệu để kết thúc quá trình thực hiện. Việc xóa bộ nhớ cache đã hoàn tất. Bây giờ hãy tải lại trang web xem đã được hay chưa nhé.    [caption id="attachment_15680" align="aligncenter" width="771"] Chọn Xóa dữ liệu[/caption] >>> Xem thêm: Lỗi DNS server isn’t responding là gì? Nguyên nhân & cách sửa lỗi 2.4 Tắt bớt các ứng dụng hay tab trên trình duyệt Xảy ra lỗi err_connection_timed_out, bạn đã thực hiện đầy đủ các cách trên mà vẫn chưa khắc phục được? Vậy hãy thử cách đóng các ứng dụng hoặc tab khác xem sao nhé.  Khi bộ nhớ thiết bị của chúng ta đã hết thì cũng không thể tải lại trang web nếu như bạn mở cùng 1 lúc quá nhiều ứng dụng, chương trình và tiện ích khác nhau. Giải phóng bộ nhớ của chúng ta ngay lập tức theo các bước sau: Bước 1: Thực hiện đóng lại tất cả các tab ngoại trừ tab đang bị lỗi. Bước 2: Tiếp đó là tắt các ứng dụng hoặc chương trình mà chúng ta đang chạy và ngưng tải các dữ liệu. Bước 3: Bấm chọn vào biểu tượng dấu ba chấm ở góc trên cùng bên phải của màn hình. Tiếp theo là Công cụ khác và chọn đến Tiện ích mở rộng.   [caption id="attachment_15684" align="aligncenter" width="771"] Chọn vào tiện ích mở rộng[/caption] Bước 4: Lúc này, web sẽ hỏi bạn có muốn xóa các tiện ích mà bạn không sử dụng hay không. Hãy chọn vào Xóa. Lúc này, chỉ việc mở lại tab bị lỗi và thử xem đã kết nối được chưa.   [caption id="attachment_15688" align="aligncenter" width="771"] Xóa dữ liệu[/caption] 2.5 Khởi động lại máy tính Trong một vài trường hợp, một chương trình hoặc ứng dụng nào đó ngăn cản việc tải trang của bạn. Cách đơn giản để khắc phục tình trạng này đó là khởi động lại máy tính của bạn để làm mới nó. Sau đó tải lại trang bị lỗi. [caption id="attachment_15692" align="aligncenter" width="771"] Khởi động lại máy tính để khắc phục sự cố[/caption] 2.6 Cập nhật lại ứng dụng Chrome Tiếp theo trong số những cách khắc phục lỗi err_connection_timed_out khi tải trang đó là thực hiện cập nhật lại ứng dụng Chrome trên máy tính của bạn. Cách thức này bao gồm 3 bước là: Bước 1: Cũng chọn bấm vào biểu tượng dấu ba chấm nằm ở góc trên cùng phía bên phải của màn hình máy tính sau đó chọn Cài đặt.   [caption id="attachment_15698" align="aligncenter" width="771"] Chọn vào phần cài đặt của máy[/caption] Bước 2: Phần cài đặt của máy tính sẽ hiện lên. Lúc này, chúng ta chọn vào Giới thiệu về Chrome. Máy tính sẽ cần vài phút để tiến hành cập nhật phiên bản Chrome mới về máy. Nếu như không thấy phần cập nhật chạy thì có nghĩa là Chrome của bạn đã được cập nhật mới trước đó rồi.   [caption id="attachment_15702" align="aligncenter" width="771"] Chọn giới thiệu về Chrome[/caption] Bước 3: Đợi đến khi máy tính cập nhật Chrome xong, chỉ việc bấm vào Chạy lại và tiến hành tải lại trang web bị lỗi truy cập. [caption id="attachment_15706" align="aligncenter" width="771"] Đợi chạy lại Chrome[/caption] >>> Xem thêm: Sửa lỗi Mysql Server Has Gone Away Đơn Giản & Hiệu Quả 3. Cách sửa lỗi err_connection_timed_out trên Command Prompt Cuối cùng là cách sửa lỗi err_connection_timed_out trên Command Prompt để bạn có thể áp dụng và khắc phục. Bắt đầu ngay thôi. Bước 1: Trước hết, hãy nhập lệnh cmd vào trong ô tìm kiếm. Sau đó chọn Run as Administrator. [caption id="attachment_15710" align="aligncenter" width="771"] Chọn Run as Administrator[/caption] Bước 2: Tiếp theo, nhập lệnh ipconfig/release > Bấm Enter.   [caption id="attachment_15716" align="aligncenter" width="771"] Nhập lệnh ipconfig/release[/caption] Bước 3: Tiếp tục nhập lệnh ipconfig/flushdns và nhấn Enter.   [caption id="attachment_15720" align="aligncenter" width="771"] Nhập lệnh ipconfig/flushdns[/caption] Bước 4: Tiếp tục nhập lệnh ipconfig/renew > Bấm Enter. [caption id="attachment_15724" align="aligncenter" width="771"] Nhập lệnh ipconfig/renew[/caption] Bước 5: Tiếp tục nhập lệnh netsh in ip set dns > Bấm Enter.   [caption id="attachment_15728" align="aligncenter" width="771"] Nhập lệnh netsh in ip set dns[/caption] Bước 6: Tiếp tục nhập lệnh netsh winsock reset > Bấm Enter. [caption id="attachment_15732" align="aligncenter" width="771"] Nhập lệnh netsh winsock reset[/caption] Những bài viết liên quan: Cách sửa lỗi “Server Execution Failed” Đơn Giản & Hiệu Quả 503 Service Unavailable là lỗi gì? Nguyên nhân & cách khắc phục Như vậy là những thông tin về err_connection_timed_out đã được FPT Cloud giới thiệu đầy đủ và chi tiết trong bài viết. Nếu bạn đang gặp phải sự cố này thì hãy thực hiện theo những cách trên để không ảnh hưởng đến công việc của mình nhé.

Hướng dẫn cách gửi Mail trên máy tính cùng các tùy chọn khác

14:21 13/08/2024
Cách gửi Mail thực hiện như thế nào để tận dụng hết mọi tính năng? Đây là câu hỏi không phải ai cũng trả lời được một cách toàn diện nhất. Nếu bạn là người chuyên trao đổi công việc qua thư điện tử, đừng bỏ qua bài viết này nhé! FPT Cloud sẽ hướng dẫn cách gửi Mail trên máy tính với từng trường hợp. Hãy đọc ngay để làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. >>> Xem thêm: Dịch vụ cho thuê VPS tốc độ cao giá rẻ, uy tín tại FPT Cloud 1. Hướng dẫn cách gửi Mail đơn giản nhất Để bắt đầu, bạn nên học cách gửi Mail trên máy tính. Bởi lẽ, đây là thiết bị phục vụ thường trực cho mọi công việc. Đối với hình thức trao đổi thư điện tử trên Android, Iphone và Ipad cũng tương tự. Dưới đây là những bước căn bản nhất dành cho bạn: Bước đầu tiên để học cách gửi Mail là truy cập vào Gmail. Hướng mắt sang phía trên cùng ở bên trái, nhấp vào biểu tượng “Soạn thư”. Trong trường “Tới”, bạn cần thêm địa chỉ Mail của người nhận. Để gửi cho một số đối tượng cùng lúc, bạn dùng chức năng “Cc” và “Bcc”. Từng loại có ý nghĩa như thế nào sẽ được giải thích trong phần bên dưới. Thêm tiêu đề theo mục đích gửi thư của bạn. Phần này nên để ngắn gọn, dễ hiểu để kiểm soát tốt hơn. Ngay bên dưới là khoảng trống để nhập văn bản, nội dung thư bạn muốn gửi đi. Nhấp nút “Gửi” ở cuối trang là đã hoàn tất cơ bản cách gửi Mail. Khi mới làm quen cách gửi Gmail trên máy tính, bạn nên làm theo từng bước hướng dẫn như trên. Nhiều người thường tập trung viết nội dung đầu tiên và sau đó quên đặt tiêu đề. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả truyền tải thông tin. [caption id="attachment_26366" align="aligncenter" width="800"] Bước đầu tiên trọng cách gửi Mail là nhấn vào mục “Soạn thư”[/caption] >>> Xem thêm: Cách đổi mật khẩu Gmail chi tiết trên điện thoại PC 2. Cách gửi Mail trên máy tính bằng chế độ bảo mật Trước khi đến với cách gửi Mail trên máy tính này, bạn cần xác định loại tài khoản mình đang sử dụng. Nếu đó là Acccount làm việc do công ty tạo hoặc được trường học cấp sẽ cần lưu tâm hơn. Trong trường hợp này, bạn liên hệ với quản trị viên. Họ sẽ kiểm tra và phản hồi lại để đảm bảo có thể sử dụng chế độ bảo mật. Nếu đó là Gmail cá nhân thông thường không cần thiết làm như vậy. Người sử dụng trực tiếp khai thác tính năng bằng cách sau: Với cách gửi Mail này, bạn cũng bắt đầu bằng việc truy cập website của Gmail. Nhấp vào biểu tượng “Soạn thư” góc trên cùng phía bên tay trái, một cửa sổ sẽ hiện lên. Ở dưới cùng bên phải cửa sổ này sẽ có biểu tượng của chế độ bảo mật. Chức năng được ký hiệu bằng một chiếc khóa đặt cạnh đồng hồ. Tại đây bạn sẽ thiết lập ngày hết hạn cùng mật mã. Các tùy chọn này có tác động đến cả nội dung văn bản trong thư cũng như mọi tệp đính kèm. Hướng dẫn cách gửi Mail cùng chế độ bảo mật chỉ đơn giản như vậy nhưng cần lưu ý thêm. Nếu bạn chọn “Không sử dụng mật mã qua SMS”, người nhận dùng ứng dụng Gmail mở được trực tiếp. Trái lại, khi bạn chọn “Mật mã qua SMS” điều ngược lại sẽ xảy ra. Người kia sẽ nhận được mật mã qua tin nhắn văn bản. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo nhập đúng số điện thoại người nhận chứ không phải số của mình. Sau đó, hãy nhấn “Save” để hoàn tất. [caption id="attachment_26372" align="aligncenter" width="800"] Chế độ bảo mật giúp giữ kín nội dung Gmail[/caption] 3. Sử dụng tính năng hoàn tác Trong nhiều trường hợp bạn sẽ phát sinh những điều cần chỉnh sửa nhưng đã lỡ ấn “Gửi”. Nếu vậy cũng đừng lo lắng vì sẽ có khoảng thời gian ngắn sau khi gửi để hủy Email. Thao tác này được gọi là hoàn tác với bước thực hiện như sau: Sau khi ấn gửi thư sẽ thấy phía dưới cùng bên trái xuất hiện thông báo. Trong đó bao gồm “Đã gửi thư” và tùy chọn “Hoàn tác” hoặc “Xem thư”. Bạn chỉ cần nhấp vào “Hoàn tác” là hoàn thành. Như vậy, người chỉ định ở trong Mail sẽ không nhận được nữa. Bên cạnh đó bạn còn có thể chọn khoảng thời gian để lấy lại thư. Nó được tính từ khi nhấn nút “Gửi” tới khi thực sự gửi đi. Khi chưa chắc chắn về quyết định bạn nên tăng số giây lên. Các bước như sau: Truy cập Gmail. Bạn sẽ nhìn thấy biểu tượng cài đặt phía trên cùng, bên phải. Bên cạnh mục “Hoàn tác gửi”, hãy chọn khoảng thời gian hủy là 5, 10, 20 hoặc 30 giây. Học cách gửi Mail này sẽ giúp bạn chắc chắn truyền tải đến người nhận nội dung chính xác nhất. Điều này càng quan trọng hơn khi thông tin liên quan tới công việc, giao dịch,… [caption id="attachment_26376" align="aligncenter" width="800"] Bạn có thể điều chỉnh thời gian hủy gửi[/caption] 4. Phân biệt các tùy chọn thêm người nhận Khi học cách gửi Mail, nhiều người cảm thấy khá lúng túng vì có nhiều tùy chọn thêm người nhận. Vì thế, phần dưới đây sẽ giúp bạn so sánh và nhận ra bản chất của từng loại. Hãy tham khảo và gửi thư theo cách thông minh nhất nhé! Tùy chọn Chức năng ✅Cc - Bạn có thể thêm địa chỉ Mail của nhiều người nhận vào trường “Cc”.- Đối với kiểu này, người được thêm vào luồng Mail nhằm mục đích nắm được tiến trình công việc. Họ không nhất thiết phải phản hồi lại.- Những người trong mục “Cc” đều nhìn thấy địa chỉ Email của nhau. ✅Bcc - Cách gửi Mail này cũng áp dụng để nhiều người cùng nhận thư một lúc.- Tuy nhiên, mỗi cá nhân sẽ không biết được danh sách những người cùng nhận chung với mình.- Cuộc hội thoại giữa người nhận trong Bcc và người gửi là độc lập. Những người khác trong danh sách Bcc sẽ không nhìn thấy cũng như không tham gia vào được. Để gửi cho nhiều người cùng lúc, bạn dùng dấu phẩy để tách biệt tên hoặc địa chỉ Email. Nếu có một nhóm cố định thường xuyên liên lạc có thể tạo group để tiện lợi hơn. [caption id="attachment_26380" align="aligncenter" width="800"] Người sử dụng cần phân biệt được đặc điểm, chức năng của Cc và Bcc[/caption] >>> Xem thêm: Theme Wordpress là gì? Hướng dẫn cách add theme Wordpress chi tiết 5. Cách gửi mail trên máy tính thông qua Outlook Đối với những người thường xuyên làm việc qua Email, công ty yêu cầu thực hiện trên Outlook. Đây là phần mềm quản lý thông tin các nhân của Microsoft. Trao đổi Email là một trong những chức năng chính của công cụ này. Qua đó, bạn dễ dàng quản lý danh bạ người nhận cùng nhiều tính năng ổn định hơn. Vì thế, học cách gửi Mail qua Outlook cũng rất quan trọng. Các bước gần như tương tự với việc sử dụng Gmail. Cụ thể như sau: Chọn “Email mới”. Thêm người nhận, chủ đề và thông điệp trong mục “Đến”. Nếu muốn Cc hoặc Bcc ai hãy nhấp ô ngay bên dưới. Khi gửi kèm tệp, nhấn vào chức năng “Attached File”. Chọn “Gửi”. [caption id="attachment_26384" align="aligncenter" width="800"] Công cụ Outlook rất thông dụng trong trao đổi thông tin[/caption] Chỉ với những bước đơn giản như vậy là bạn đã hoàn thành cách gửi Mail trên Outlook. Hãy trải nghiệm để thấy sự nhanh chóng, sắp xếp khoa học đến từ công cụ này. Những bài viết liên quan: Hướng dẫn khắc phục lỗi “Outlook data file cannot be accessed” Hướng dẫn cách cài Mail công ty vào Outlook 2019 Email Hosting là gì? Cách sử dụng dịch vụ Email Hosting hiệu quả Cách thu hồi Email đã gửi trên Gmail và Outlook chi tiết Trên đây là những kỹ năng văn phòng cơ bản nhưng rất quan trọng, ai cũng nên thành thạo. Bạn sẽ thấy việc tiếp cận và thực hành dễ hiểu, đơn giản ngay từ lần trải nghiệm đầu tiên. FPT Cloud tin rằng quý bạn đọc đã nắm vững cách gửi Mail hiệu quả nhất.

Subnet Mask là gì? Tìm hiểu về cách chia Subnet Mask từ A – Z

11:53 13/08/2024
Subnet Mask là gì là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Khi truy cập internet, các thiết bị sẽ đều có địa chỉ IP gồm 2 phần, đó là host/client address và network address. Trong đó, 2 thành phần host address và network address sẽ được phân chia bởi Subnet Mask. Vậy subnet mask là gì? Cách chia subnet mask thế nào? Hãy cùng FPT Cloud tìm hiểu chi tiết từ A - Z về Subnet qua bài viết dưới đây. >>> Xem thêm: Cloud Server là gì? Hoạt động của hệ thống máy chủ đám mây 1. Subnet là gì? Subnet là một số dạng 32 bit. Để tạo ra Subnet mask, người ta sẽ đặt host bit dưới dạng số 0 và network bit dạng số 1. Từ đó tạo ra các dãy số có dạng nhị phân là 0 và 1 để phân chia địa chỉ IP thành 2 phần, tương ứng với địa chỉ mạng và địa chỉ host.  Địa chỉ mạng thường có số 0 và địa chỉ broadcast thường có số 255. Ngoài ra, địa chỉ IP, Subnet Mask và router sẽ có các cấu trúc riêng. Tùy từng khu vực, từng địa chỉ mà địa chỉ thể hiện sẽ có sự khác biệt. Người dùng có thể dựa vào các số này để xác định chính xác IP và route của mình. [caption id="attachment_16060" align="aligncenter" width="771"] Giải đáp: subnet là gì?[/caption] Khi các đơn vị bổ sung subnetworking, đơn vị cần sử dụng subnetting, sau đó chia host thành một subnet. Chính vì thế, khi tìm hiểu subnet là gì, bạn cần lưu ý, mục tiêu chính của subnet mask đó là kích hoạt quá trình subnetting. Trong đó, subnet mask sẽ có tác dụng che địa chỉ IP của bạn dưới dạng các số 32 bit. Đây cũng là lý do vì sao Subnet Mask có từ “mask” - mặt nạ ở trong tên gọi.  2. Cách thức hoạt động của Subnet mask Sau khi đã tìm hiểu Subnet là gì, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua cách thức hoạt động của dạng số này. Như đã giải thích ở trên, Subnet mask chia mạng thành nhiều phần, dưới dạng sub-network hoặc subnet.  Người dùng có thể giảm lưu lượng mạng bằng Subnet mà không cần cài đặt, lắp bổ sung một mạng mới. Điều này giúp việc sử dụng internet dễ dàng hơn. Giờ đây, chỉ cần một mạng tổng, các đơn vị đã có thể chia thành nhiều mạng con để sử dụng mà không lo quá tải hệ thống.  Đặc biệt, với các đơn vị chỉ sử dụng một mạng cục bộ LAN duy nhất và phải chia thành nhiều phân đoạn, việc sử dụng Subnetting sẽ vô cùng quan trọng và cần thiết. Sử dụng subnetting sẽ giúp bạn:  Giảm được lưu lượng tải mạng do giảm khối lượng broadcast Giúp người dùng có thể làm việc tại nhà nhưng vẫn sử dụng được mạng cục bộ.  Tổ chức có thể vượt qua các ràng buộc của mạng LAN, vượt qua số lượng host tối đa theo quy định.   [caption id="attachment_16080" align="aligncenter" width="771"] Subnet mask chia mạng thành nhiều phần, dưới dạng sub-network hoặc subnet[/caption] >>> Xem thêm: PING là gì? Đánh giá chỉ số Ping khi kiểm tra tốc độ mạng 3. Cách tính và xác định lớp IP Để việc sử dụng Subnet mask hiệu quả, người dùng cần lưu ý cách tính và xác định lớp IP. Để xác định, bạn có thể dựa vào các bit bậc cao hoặc bit ở ngoài cùng, bên trái của địa chỉ IP. Bất cứ địa chỉ IP nào cũng có thể được xác định bằng cách làm này. Một địa chỉ IP sẽ có 5 lớp mạng, được chia thành các lớp, đánh ký hiệu từ A - E và địa chỉ IP sẽ nằm trong các lớp này.  Trong đó:  Mạng A thể hiện phần mạng đầu tiên. Người dùng có thể phân chia các host thành octet 2, 3, 4 khi cần thiết. Các mạng có hơn 65.534 host nên sử dụng subnet mask A.  Subnet mask B thể hiện 2 phần octet 1 và 2. Người dùng có thể dùng octet 3 và 4 để phân chia các phần host. Octet 3 và 4 có dạng 16 bit. Các mạng có số lượng host từ 256 - 65.534 host thích hợp để sử dụng Subnet mask class B.  Subnet mask C thể hiện 3 octet 1, 2 và 3. Vì thế, người dùng chỉ có thể phân chia host ở octet 4 và sử dụng trong 8 bit còn lại. Subnet mask C phù hợp với các mạng có số lượng host nhỏ hơn 256.  Subnet mask D dành riêng cho multicast Subnet mask E không được dùng trong internet thông thường mà thường được sử dụng khi nghiên cứu.  Các lớp mạng A, B, C có thể có subnet mask tự nhiên hoặc mặc định:  Class A: 255.0.0.0 Class B: 255.255.0.0 Class C: 255.255.255.0 Từ đó, người dùng có thể dựa trên subnet mask mặc định để xác định được số lượng Host. Đồng thời, xác định được địa chỉ IP mà mạng cục bộ đang sở hữu.  4. Vì sao cần tính và chia Subnet mask? Khi tìm hiểu Subnet là gì, nhiều người sẽ thường thắc mắc tại sao cần tính và chia công cụ này. Trên thực tế, hiện nay, hầu hết các công ty, doanh nghiệp, tổ chức đều có nhu cầu truy cập vào mạng LAN cực kỳ lớn. Các đơn vị thường sử dụng nhiều thiết bị như laptop/PC. Mỗi máy tính sẽ có một dây mạng riêng. Điều này khiến cấu trúc mạng bị ảnh hưởng, tốc độ truy cập chậm đi, bị giới hạn do việc kết nối quá nhiều. Điều này dẫn tới việc khi kết nối sẽ tạo ra các con số khác nhau, không đúng chuẩn.  [caption id="attachment_16064" align="aligncenter" width="771"] Người dùng sẽ sử dụng các lớp từ A – E để phân chia host trong mạng nội bộ[/caption] Ngoài ra, việc kết nối thiết bị, quản lý thiết bị cũng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là trong việc tính các chỉ số và số lượng băng thông. Vì thế, subnet mask đã được tạo ra để giúp người dùng giải quyết khó khăn này.  Khi tìm hiểu Subnet là gì, chúng ta đã biết, Subnet mask sẽ phân chia địa chỉ IP. Subnet mask hoạt động thông qua việc hạn chế phạm vi hoạt động, giúp hạn chế, giảm thiểu tối đa tình trạng tắc nghẽn mạng khi sử dụng đồng thời nhiều thiết bị.  Trong quá trình sử dụng, nếu người dùng gặp trục trặc, Subnet mask cũng sẽ bị động khắc phục ở phạm vi cục bộ, không làm ảnh hưởng tới hệ thống mạng chung. Hệ thống mạng lớn sẽ được bảo vệ toàn diện hơn, hiệu quả hơn khi sử dụng Subnet mask.  5. Cách chia Subnet như thế nào? Subnet mask chia thành các lớp từ A - E. Người dùng sẽ sử dụng các lớp này để phân chia host. Mỗi lớp sẽ tương ứng với 1 số lượng host. Chẳng hạn như lớp C là 256 Host. Để chia subnet, bạn chỉ cần lấy số lượng host này, chia cho tổng số mạng con. Lúc này, số địa chỉ ban đầu vẫn được giữ nguyên. Tuy nhiên, chúng ta đã chia mạng tổng thành các mạng con và mỗi mạng con sẽ có số địa chỉ ít hơn.  [caption id="attachment_16076" align="aligncenter" width="771"] Subnet có vai trò quan trọng trong việc phân chia và quản lý các mạng nội bộ[/caption] Chẳng hạn như bạn lấy 256 host của lớp C chia cho 8 mạng con. Do trong số 256 Host đã có 2 host được sử dụng để xác định địa chỉ mạng và địa chỉ Broadcast nên chúng ta còn 254 host. Sau khi chia đều cho 8 mạng con, chúng ta có 32 địa chỉ trong mỗi mạng. Lúc này, các subnet trong mỗi mạng con sẽ cung cấp 2 địa chỉ subnet và broadcast, tức là mỗi mạng con còn sẵn 30 host. Như vậy, số lượng host đã được giảm và việc sử dụng sẽ hiệu quả hơn, việc quản lý cũng dễ dàng hơn.  Tương tự, bạn có thể áp dụng để tính đối với các lớp khác. Đây là một nội dung cực kỳ quan trọng khi bạn tìm hiểu subnet là gì.  >>> Xem thêm: Web server là gì? Tìm hiểu cơ chế hoạt động của web server 6. Hướng dẫn cách tính Subnet Mask chi tiết Để tính đúng và chính xác subnet mask, bạn cần thực hiện 4 bước sau: Chuyển đổi sang hệ nhị phân Tính địa chỉ Subnet Tìm phạm vi của Host Tính tổng số Subnet và host trên mỗi mạng riêng. Trong quá trình tìm hiểu subnet là gì, chắc chắn không thể bỏ qua cách tính kiểu số này. Để giúp người dùng hiểu rõ hơn các tính subnet, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một ví dụ cụ thể với lớp C.   6.1 Bước 1: Chuyển đội sang hệ nhị phân Trước tiên, tại Class C, người dùng lấy 5 bit để chia cho các mạng con, sau đó để lại 3 bit dùng cho máy chủ. Như vậy, chúng ta có thể có tối đa 32 bit cho 1 mạng con. Sau đó, tiến hành chuyển đổi địa chỉ IP bạn đang có sang hệ nhị phân.  Chẳng hạn, địa chỉ IP có bạn có dạng: 192.168.10.44. Vậy khi đổi sang hệ nhị phân sẽ có dạng: 192 168 10 44 11000000 10101000 00001010 00101100 [caption id="attachment_16084" align="aligncenter" width="771"] Trước tiên, người dùng cần chuyển đổi sang dạng nhị phân[/caption] 6.2 Bước 2: Tính địa chỉ Subnet Sau khi chuyển sang hệ nhị phân, bạn có thể dễ dàng tính được địa chỉ IP Subnet bằng cách thực hiện theo tác AND theo quy tắc:  1 + 1 = 1 1 + 0 = 0 0 + 1 = 0 0 + 0 = 0  Hãy tính dựa trên IP Host và subnet mask để tìm được địa chỉ subnet chứa host.  6.3 Bước 3: Tìm phạm vi của Host Trước khi chuyển đổi sang hệ nhị phân, chúng ta đã dùng 5 bit ở Class C. 5 Bit này được sử dụng trong việc xác định subnet. 3 bit còn lại dùng để xác định host trong một mạng con cụ thể. Để xác định địa chỉ subnet, bạn cần xác định tất cả các bit 0 trong host. Địa chỉ broadcast sẽ là tất cả các bit 1.  Hãy lưu ý, host đầu tiên sẽ được xác định bởi các số 0 và 1. Ngược lại, host cuối cùng được xác định bởi số 1 và 0. Bạn cần tránh nhầm lẫn giữa các thứ tự này để không tính nhầm phạm vi của host.  [caption id="attachment_16068" align="aligncenter" width="771"] Sơ đồ hướng dẫn tìm phạm vi của host[/caption] 6.4 Bước 4: Tính tổng số subnet và host trên mỗi subnet Bước tính tổng subset là bước cuối cùng và cũng là bước bạn không thể bỏ qua khi tìm hiểu subnet là gì. Sau khi đã có được chính xác số lượng subnet và host của mạng LAN, bạn có thể tính cho từng mạng riêng lẻ. Bạn cũng sẽ sử dụng hệ nhị phân để tính tổng subnet và host trên từng mạng lẻ. Cụ thể giả định các số là 0 và các mạng con là số 1. Những bài viết liên quan: Host là gì? Toàn tập kiến thức về Host từ A đến Z XMLRPC là gì? Ứng dụng & cách vô hiệu hóa XMLRPC khi cần Có thể thấy, cách tính subnet mask không hề đơn giản. Bạn cần lưu ý các quy tắc đổi sang hệ nhị phân và cách chia subnet để việc tính toán chính xác và hiệu quả nhất. Hy vọng qua bài viết trên đây của FPT Cloud, bạn đã hiểu subnet là gì và biết về cách thức hoạt động, cách chia subnet mask để giảm tải áp lực cho mạng tổng khi sử dụng cho nhiều thiết bị. Để việc sử dụng, lưu trữ hiệu quả, bạn có thể xem thêm bảng giá thuê cloud server và dịch vụ máy chủ. 

Lỗi DNS server isn’t responding là gì? Nguyên nhân & cách sửa lỗi

10:41 13/08/2024
Lỗi DNS server isn’t responding rất hay gặp trên thiết bị chạy Windows. Khi màn hình máy tính xuất hiện dòng chữ "DNS server isn’t responding", người dùng gần như không thể truy cập được vào mạng internet. Trong bài chia sẻ sau đây, FPT Cloud sẽ tiến hành phân tích nguyên nhân và cách sửa lỗi DNS server isn’t responding hiệu quả nhất. >>> Xem thêm: Top 16 dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây tốt phổ biến nhất 2024 1. Lỗi DNS server isn’t responding là gì? DNS server isn’t responding là lỗi kết nối thường gặp trên thiết bị chạy Windows. Theo đó, khi xảy xuất hiện lỗi này, bạn không thể kết nối tạo kết nối với DNS Server, thiết bị không thể truy cập internet. [caption id="attachment_18492" align="aligncenter" width="771"] Lỗi DNS server isn’t responding rất hay xuất hiện trên thiết bị chạy Windows[/caption] Lỗi DNS server isn’t responding có thể xuất hiện bất cứ khi nào. Nó gây không ít khó chịu cho người dùng. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục sự cố DNS server isn’t responding là gì? Bạn hãy theo dõi mục tiếp theo để cập nhanh chóng cách xử trí. 2. Nguyên nhân gây ra lỗi DNS server isn’t responding Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi DNS server isn’t responding. Phổ biến nhất là tình trạng card hoặc router xuất hiện lỗi, dịch vụ DNS trên thiết bị tập gián đoạn. Ngoài ra chương trình diệt virus hoặc tường lửa cũng có thể chặn thiết bị kết nối internet. [caption id="attachment_18498" align="aligncenter" width="771"] Có nhiều nguyên nhân gây ra lỗi DNS server isn’t responding[/caption] Khi truy cập đến một địa chỉ trang web nào đỏ bằng trình duyệt, địa chỉ đó thường chuyển DNS server xuất phát từ router của bạn. Địa chỉ này sẽ tiếp tục phân giải và điều hướng địa chỉ IP. Thế nhưng, nếu để DNS server không thể thực hiện đúng đúng quy trình, tình trạng server isn’t responding cũng đồng thời xuất hiện. >>> Xem thêm: Sửa lỗi err_connection_timed_out trên Chrome đơn giản từ A-Z 3. Cách khắc phục lỗi DNS server isn’t responding Nếu không muốn tình trạng gián đoạn kết nối kéo dài, bạn cần khắc phục sớm lỗi DNS server isn’t responding. Dưới đây, FPT Cloud đã tổng đài một số cách sửa lỗi hiệu quả nhất.   3.1 Điều chỉnh địa chỉ Network Address Sửa địa chỉ Network Address là một trong những cách đơn giản để sửa lỗi DNS Server. Bước 1: Click chọn biểu tượng Start, chọn Run và tiến hành mở cửa sổ lệnh Run. Bước 2: Tại cửa sổ lệnh Run, bạn chọn dòng chữ "Network and Sharing", sau đó bấm Enter. [caption id="attachment_18502" align="aligncenter" width="771"] Tại cửa sổ lệnh Run, bạn chọn dòng chữ "Network and Sharing"[/caption] Bước 3: Trong mục "Network and Sharing", bạn tiếp tục chọn "Change adapter settings". [caption id="attachment_18506" align="aligncenter" width="771"] Chọn "Change adapter settings" trong Network and Sharing[/caption] Bước 4: Click chuột phải vào biểu tượng mạng và chọn mục "Properties". Tại cửa sổ Local Area Connection Properties, bạn cần đổi DNS server mặc định sang DNS Google bằng cách tìm đến tùy chọn Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4). Bước 5: Trong khu vực cửa sổ Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4), hãy lần lượt nhập địa chỉ mới DNS Google. Cụ thể:  Preferred DNS Server tương ứng 8.8.8.8 Alternate DNS Server tương ứng 8.8.4.4 Bước 6: Bạn cần tick chọn vào ô "Validate settings upon exit" và sau đó chọn OK. [caption id="attachment_18510" align="aligncenter" width="771"] Tick chọn vào ô "Validate settings upon exit" và sau đó chọn OK[/caption] Bước 7: Mở công cụ Command Prompt bằng cách click Start, chọn Run, nhập cmd.exe và bấm Enter. Bước 8: Trong giao diện làm việc Command Prompt, bạn cần nhập lệnh ipconfig /all và bệnh chọn enter. Tiếp đó, xác định và lưu lại địa chỉ Physical Address. [caption id="attachment_18514" align="aligncenter" width="771"] Xác định và lưu lại địa chỉ Physical Address[/caption] Bước 9: Trở lại cửa sổ làm việc "Network and Sharing Center" bạn tìm đến thẻ Advanced, chọn mục Network Address rồi nhập địa chỉ đã lưu và bấm OK. [caption id="attachment_18518" align="aligncenter" width="771"] Nhập địa chỉ đã lưu và bấm OK[/caption] 3.2 Cài đặt lại DNS Trường hợp đã thay đổi địa chỉ Network Address nhưng không thể sửa lỗi, bạn hãy thử cài đặt lại cấu hình DNS. Bước 1: Click vào Start và mở lệnh Run. Trong cửa sổ lệnh Run, bạn hãy nhập cmd.exe và bấm Enter để mở công cụ Command Prompt. Bước 2: Nhập các lệnh ipconfig /flushdns, ipconfig /registerdns, ipconfig /release, ipconfig /renew và netsh winsock reset, luật bấm chọn enter với từng lệnh. Bước 3: Tiến hành khởi động lại thiết bị 3.3 Bổ sung Winsock Registries Bổ sung Winsock Registries có thể giúp người dùng các phục lỗi DNS server isn’t responding khá hiệu quả. Trước tiên, bạn hãy sao lưu Winsock Registries, tiếp đến tiến hành xóa key. Và khởi động lại thiết bị và bổ sung Winsock Registries đã sao lưu ưu. Bước 1: Mở lệnh Run bằng cách bấm tổ hợp phím Windows + R. Bước 2: Tại cửa sổ lệnh Run, bạn nhập Regedit và bấm chọn Inter. Khi hệ thống sẽ xuất hiện cửa sổ. Lúc nãy bắt đầu điều hướng theo Key bằng cách bấm chuột phải và chọn Export. [caption id="attachment_18522" align="aligncenter" width="771"] Bấm chuột phải và chọn Export[/caption] Bước 3: Đặt tên cho file và bấm Save để lưu đại. [caption id="attachment_18526" align="aligncenter" width="771"] Đặt tên cho file và lưu lại[/caption] Bước 4: Tiến hành tương tự với Winsock2. Bước 5: Khởi động lại thiết bị tiếp tục thực hiện điều hướng. Bước 6: Tiến hành mở cửa sổ Windows Registry Editor. Trong mục thanh file, bạn hãy chọn Import. [caption id="attachment_18530" align="aligncenter" width="771"] Trong mục thanh file, bạn hãy chọn Import[/caption] Bước 7: Tìm lại Registry sao lưu trước đó và click Open. Bước 8: Khởi động lại thiết bị một lần nữa và kiểm tra lỗi xem đã sửa được chưa. 3.4 Vô hiệu hóa NetBIOS Trong một số trường hợp, việc kích hoạt hoặc vô hiệu hóa NetBIOS sẽ phần nào khắc phục được lỗi DNS server isn’t responding. Bước 1: Truy cập vào Control Panel trên thiết bị, lần lượt tìm đến phần Internet and Network, Network and sharing Center. Bước 2: Click chuột phải vào biểu tượng mạng và chọn Properties. Tại cửa sổ Properties, bạn click vào dòng chữ Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4). Bước 3: Trong cửa sổ làm việc của Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4), bạn cần chuyển đến mục Advanced. [caption id="attachment_18534" align="aligncenter" width="771"] Lựa chọn mục Advanced[/caption] Bước 4: Tick chọn Disable NetBIOS over TCP/IP và bấm OK để tiến hành sửa lỗi. [caption id="attachment_18538" align="aligncenter" width="771"] Tick chọn Disable NetBIOS over TCP/IP và bấm OK[/caption] Bước 5: Đóng tất cả chương trình và kiểm tra lỗi đã khắc phục thành công hay chưa. >>> Xem thêm: Cách sửa lỗi Server IP Address Could Not Be Found đơn giản 3.5 Khởi động lại hệ thống Cách đơn giản nhất để khắc phục lỗi DNS server isn’t responding lại khởi động lại hệ thống. Theo đó nếu truy cập Internet bị gián đoạn, bạn hãy tạm thời tắt thiết bị và khởi động lại 3.6 Vô hiệu hóa tường lửa và phần mềm diệt virus Hoạt động của tường lửa và chương trình diệt virus có khả năng là nguyên nhân gây ra lỗi DNS server. Vậy nên nếu gặp gián đoạn trong kết nối, bạn nên thử vô hiệu hệ thống này. Sau đây là hướng dẫn tắt tường lửa và chương trình diệt virus trên thiết bị chạy Windows 10. Bước 1: Trong thanh công cụ tìm kiếm, hãy lựa chọn mục Control Panel. Bước 2: Trong cửa sổ làm việc của Control Panel, bạn tiếp tục di chuyển đến mục System and Security. [caption id="attachment_18542" align="aligncenter" width="771"] Di chuyển đến mục System and Security[/caption] Bước 3: Lựa chọn mục Windows Defender Firewall. [caption id="attachment_18546" align="aligncenter" width="771"] Lựa chọn mục Windows Defender Firewall[/caption] Bước 4: Tại cửa sổ làm việc Turn Windows Defender Firewall on or off, bạn hãy lần lượt chọn vào mục tắt tường lửa và xác nhận OK. [caption id="attachment_18550" align="aligncenter" width="771"] Lần lượt chọn vào mục tắt tường lửa và xác nhận OK[/caption] 3.7 Xóa DNS Cache DNS Cache thường lưu trữ IP máy chủ web người ta mới truy cập. Xóa bớt DNS Cache có thể giúp thiết bị khôi phục kết nối internet. Bước 1: Trong cửa sổ tìm kiếm, bạn nhập cmd để mở công cụ Command Prompt với tư cách quyền admin. [caption id="attachment_18554" align="aligncenter" width="771"] Nhập cmd để mở công cụ Command Prompt để mở công cụ Command Prompt[/caption] Bước 2: Nhập lệnh ipconfig /flushdns, sau đó kiểm tra lỗi đã khắc phục được hay chưa. 3.8 Update driver mạng  Phần mềm driver hỗ trợ khởi động hệ điều hành, điều khiển phần cứng. Trường hợp quá lâu không cập nhật, quá trình kết nối mạng dễ bị ảnh hưởng. Bước 1: Tìm đến Control Panel trong thanh công cụ tìm kiếm, chọn "Device Manager". Bước 2: Chọn biểu tượng hình tam giác để mở phần mở rộng Network Adapter. Bước 3: Click chuột phải vào biểu tượng mạng và chọn Update Drivers. [caption id="attachment_18558" align="aligncenter" width="771"] Click chuột phải vào biểu tượng mạng và chọn Update Drivers[/caption] 3.9 Update router  Giống như Driver, router cần cập nhật thường xuyên để tránh tình trạng lỗi không thể kết nối internet. Từng nhà sản xuất router lại áp dụng cách cập nhật khác nhau. Bạn xác định router đang dùng là loại nào, sau tra cứu cách update. 3.10 Điều chỉnh cài đặt TCP / IP TCP / IP - giao thức truyền thông có nhiệm vụ kết nối hệ thống thiết bị trên internet. Quá trình cài đặt, điều chỉnh TCP / IP có thể giúp khắc phục lỗi DNS server isn’t responding. Bước 1: Tìm đến Control tại thanh tìm kiếm của thiết bị. Tiếp đến, nhập Network and Internet và mở Network and Sharing Center. Bước 2: Trong cửa sổ Network and Sharing Center, bạn bấm chọn Change Adapter Settings. Bước 3: Bấm chuột phải vào mạng Wifi đang kết nối, chọn Properties. Bước 4: Bấm chọn vào dòng Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4), tiếp tục chọn Properties. Bước 5: Trong cửa sổ làm việc tiếp theo, bạn trước tiên hãy chọn Obtain IP Address automatically, sau đó là Obtain DNS Server Address automatically. Cuối cùng xác nhận OK. [caption id="attachment_18562" align="aligncenter" width="771"] Xác nhận điều chỉnh cài đặt TCP / IP[/caption] Những bài viết liên quan: Internal Server Error là lỗi gì? Nguyên nhân và cách khắc phục Lỗi 502 Bad gateway là gì? Nguyên nhân & cách khắc phục từ A-Z Lỗi DNS server isn’t responding gây ra gián đoạn trong kết nối internet. Chỉ với một vài thủ thuật đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tự khắc phụ thuộc lỗi này. Rất hy vọng phần chia sẻ trên đây của FPT Cloud sẽ giúp bạn khắc phục thành công lỗi DNS server isn’t responding.

Client Server là gì? Tìm hiểu mô hình Client Server từ A – Z

22:09 12/08/2024
Client Server được áp dụng cực kỳ phổ biến trên hệ thống mạng máy tính. Chúng được biết đến là mô hình giúp người dùng phân vùng các nhiệm vụ giữa các nhà cung cấp với nhau. Tuy nhiên, không phải người dùng nào cũng nắm rõ về ưu nhược điểm của mô hình client server cũng như nguyên tắc hoạt động của chúng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu. >>> Xem thêm: Bảng giá cho thuê cloud VPS – Máy chủ ảo tốc độ cao, giá rẻ 1. Client Server là gì? Client server là mô hình mạng máy tính gồm có 2 thành phần chính đó là máy khách (client) và máy chủ (server). Server chính là nơi giúp lưu trữ tài nguyên cũng như cài đặt các chương trình dịch vụ theo đúng như yêu cầu của client. Ngược lại, Client bao gồm máy tính cũng như các loại thiết bị điện tử nói chung sẽ tiến hành gửi yêu cầu đến server. [caption id="attachment_17312" align="aligncenter" width="771"] Client Server là mô hình mạng phổ biến[/caption] Mô hình mạng Client Server sẽ cho phép mạng tập trung các ứng dụng có cùng chức năng tại một hoặc nhiều dịch vụ file chuyên dụng. Chúng sẽ trở thành trung tâm của hệ thống. Hệ điều hành của mô hình Client server sẽ cho phép người dùng chia sẻ đồng thời cùng một loại tài nguyên mà không giới hạn vị trí địa lý. Như vậy bạn đã nắm rõ mô hình Client Server là gì rồi chứ? 2. Nguyên tắc hoạt động của mô hình Client Server Trong nội dung của bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể xem mô hình Client Server là mô hình gì và cách thức hoạt động của chúng ra sao. Ngay sau đây sẽ là nguyên lý hoạt động của mô hình Client Server giúp bạn có được cái nhìn khái quát nhất. 2.1 Client Client chính là khách hàng sử dụng dịch vụ. Nó có thể là một tổ chức hay cá nhân cụ thể nào đó. Và khi khái niệm này được sử dụng trong lĩnh vực kỹ thuật số thì cũng mang ý nghĩa tương tự như vậy. Trong Client Server thì Client chính là một máy tính (Host). Chúng có khả năng nhận thông tin từ nhà cung cấp và sử dụng dịch vụ cụ thể (Server).   2.2 Server Server là từ dùng để nói về một máy chủ hoặc một phương tiện được sử dụng để phục vụ các dịch vụ nào đó. Khi khái niệm này được sử dụng trong lĩnh vực công nghệ thì Server là một máy tính từ xa. Chúng có chức năng là cung cấp các thông tin (dữ liệu) cho một dịch vụ cụ thể nào đó hoặc quyền truy cập đối với dịch vụ. Bạn đã nắm rõ nguyên lý của Client Server là gì rồi chứ? Hiểu một cách đơn giản thì Client là nguồn yêu cầu và Server phải phục vụ theo nó. [caption id="attachment_17328" align="aligncenter" width="771"] Nguyên lý hoạt động của Client Server[/caption] >>> Xem thêm: Active Directory là gì? Cấu trúc & cách cài đặt Active Directory 3. Đánh giá ưu nhược điểm của mô hình Client Server Cùng điểm qua ưu, nhược điểm của Client Server để sử dụng một cách chính xác nhất và phù hợp với nhu cầu của bản thân. 3.1 Ưu điểm Tập trung Ưu điểm đầu tiên của mô hình Client Server kiểu mạng khách chủ đó chính là khả năng kiểm soát tập trung (Centralization) đã được tích hợp sẵn. Theo như mô hình này thì tất cả mọi thông tin cần thiết đều sẽ được đặt ở một vị trí duy nhất. Đây là một ưu điểm vô cùng hữu ích được những người quản trị viên mạng yêu thích bởi vì họ có thể toàn quyền quản lý cũng như điều hành mọi việc. Tính năng này giúp cho mọi sự cố trong mạng đều sẽ được giải quyết ở cùng một nơi thống nhất. Đồng thời, việc cập nhật cơ sở tài nguyên, dữ liệu cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Bảo mật Trong mạng Client Server, tất cả các dữ liệu đều sẽ được bảo vệ một cách tối đa nhờ vào hệ thống kiến trúc tập trung của mạng. Thông qua đó, nó sẽ giúp người dùng kiểm soát truy cập để chỉ có những ai được cấp quyền truy cập thì mới được thực hiện các thao tác cần thiết.  Muốn làm như vậy, chúng ta cần phải áp đặt thông tin đăng nhập cũng như Username hay Password. Bên cạnh đó, nếu dữ liệu của chúng ta bị mất thì các file sẽ được khôi phục một cách vô cùng dễ dàng chỉ từ một bản sao lưu duy nhất mà thôi. Khả năng mở rộng Mô hình mạng kết nối Client Server có khả năng mở rộng vô cùng tốt. Chỉ cần người dùng cần sử dụng bất cứ lúc nào thì họ cũng có thể tăng được số lượng tài nguyên của mình. Ví dụ như số Client hoặc Server. Nhờ đó mà chúng ta có thể tăng kích thước của Server một cách dễ dàng mà không bị gián đoạn nhiều. Khả năng truy cập Hoàn toàn không hề có sự phân biệt giữa các vị trí hay nền tảng với nhau. Tất cả mọi Client đều có khả năng đăng nhập được vào hệ thống mạng máy tính. Điều này sẽ giúp cho tất cả các nhân viên đều có thể truy cập thông tin của công ty một cách dễ dàng mà không cần phải dùng một terminal mode hoặc một bộ xử lý nào khác. [caption id="attachment_17320" align="aligncenter" width="771"] Client Server có rất nhiều ưu điểm nổi bật[/caption] 3.2 Nhược điểm Tắc nghẽn lưu lượng Nói về nhược điểm lớn nhất của mô hình mạng Client Server đó chính là tắc nghẽn lưu lượng. Trong trường hợp có quá nhiều Client tạo request từ cùng một Server thì nó có thể sẽ làm cho kết nối chậm hơn. Trong trường hợp xấu nhất còn có thể xuất hiện hiện tượng crash. Khi một server bị quá tải thì sẽ tạo ra nhiều vấn đề khi truy cập thông tin. Độ bền Client Server là mạng tập trung chính vì thế, khi Server chính xảy ra sự cố hoặc bị nhiễu thì cũng đồng nghĩa với việc toàn bộ hệ thống mạng sẽ bị gián đoạn. Như vậy, bạn cần chú ý đó là mạng thiếu tính ổn định và độ bền. Bạn cần chú ý khi thực hiện. Chi phí Chi phí được sử dụng để thiết lập và bảo trì Server trong Client Server thường sẽ khá cao. Lý do là vì các hệ thống mạng có sức mạnh rất lớn cũng đồng nghĩa với việc giá để chi cho việc này là rất đắt. Chính vì vậy, không phải ai cũng có khả năng chỉ trả và sử dụng. Bảo trì Khi các Server thực hiện triển khai để làm việc thì nó cũng sẽ hoạt động một cách không ngừng nghỉ. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta cần phải quan tâm đến việc bảo trì hệ thống đúng mức. Khi xảy ra bất cứ vấn đề gì cũng cần phải giải quyết ngay lập tức. Vậy nên, cần phải có một nhà quản lý mạng chuyên biệt để tiến hành duy trì hoạt động của Server khi chúng được đưa vào và sử dụng. Tài nguyên Một điều mà chúng ta rất cần phải lưu ý đó chính là không phải tất cả tài nguyên hiện có trên Server đều sử dụng được. Ví dụ một cách đơn giản đó chính là chúng ta không thể in trực tiếp được tài liệu từ trên web cũng như tiến hành chỉnh sửa bất kỳ một thông tin nào trên ổ cứng của Client cả. [caption id="attachment_17316" align="aligncenter" width="771"] Bên cạnh đó Client Server cũng có nhiều nhược điểm cần chú ý[/caption] 3.3 Ví dụ về mô hình Client Server Để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về Client Server sau đây sẽ là ví dụ về mô hình client server. Web server: Người dùng tiến hành nhập địa chỉ website thông qua máy tính. Client sẽ gửi yêu cầu đến web server. Sau đó, web Server sẽ gửi lại toàn bộ nội dung của website về cho Client ban đầu. Mail server: Người dùng soạn mail gửi đi. Client gửi đến mail Server. Sau khi nhận được tín hiệu, Mail Server sẽ thực hiện tiếp nhận, lưu trữ cũng như tìm kiếm địa chỉ email được gửi đến và tiến hành gửi mail đi. File server: Client chia sẻ thông tin đến File server. Sau đây, File server thực hiện lưu trữ cũng như truyền tập tin đi. Người dùng upload hoặc download các tập tin lên trên server qua giao thức FTP hay web browser >>> Xem thêm: Tìm hiểu dịch vụ thuê máy chủ vật lý chất lượng tại FPT CLOUD 4. So sánh giữa Client Server, P2P chi tiết P2P và Client server là 2 mô hình mạng phổ biến hiện nay. Cùng so sánh một chút để xem hệ thống nào có nhiều ưu điểm nổi bật hơn nhé. 4.1 Điểm giống nhau Điểm chung của 2 mô hình này đó chính là có một client gửi request đến server sau đó server sẽ gửi trả thông tin về cho client. 4.2 Điểm khác nhau Nội dung Client server P2P Vai trò, phân quyền Phân chia vai trò rõ ràng giữa server và client Trong cùng một mạng, tất cả máy đều ngang hàng với nhau Quản trị mạng Cần có người quản trị mạng Không cần có người quản trị mạng Phần cứng, phần mềm Cần máy chủ, phần cứng và hệ điều hành Cần khá ít phần cứng, có thể không cần đến hệ điều hành và máy chủ Chi phí cài đặt Cao Thấp [caption id="attachment_17324" align="aligncenter" width="771"] Client server được sử dụng để liên kết với nhiều hệ thống khác nhau[/caption] Những bài viết liên quan: Tận hưởng làm việc từ xa dễ dàng với Remote Desktop – Tìm hiểu ngay! PHPMyAdmin là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng PHPMyAdmin Deep Web là gì? Có nguy hiểm không? Cách vào Deep Web từ A-Z Tìm hiểu về lỗi Overflow | Cách nhận biết và khắc phục lỗi Overflow Trên đây là những thông tin cơ bản về Client Server mà FPT Cloud muốn chia sẻ. Hiểu rõ về mô hình này sẽ giúp bạn ứng dụng hiệu quả trong công việc và cuộc sống. Để đi sâu hơn, bạn có thể tìm hiểu thêm về các giao thức truyền thông, kiến trúc máy chủ và các vấn đề bảo mật. Hãy nhớ rằng, kiến thức chỉ thực sự hữu ích khi được vận dụng vào thực tế.

Từ Cloud đến AI: GPU đang thay đổi cuộc chơi như thế nào?

17:32 12/08/2024
Trong kỷ nguyên kỹ thuật số hiện nay, sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo với các mô hình AI phức tạp đã đặt ra những yêu cầu cao về hạ tầng tính toán hiệu năng. Để đáp ứng nhu cầu này, các đơn vị xử lý đồ hoạ GPU đang ngày càng phát triển, trở thành công nghệ lõi cho các giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán đám mây (Cloud).  1. GPU - “nguyên liệu” không thể thiếu trong phát triển Cloud và AI Theo IBM, Graphics Processing Unit (GPU), còn được gọi là đơn vị xử lí đồ hoạ, là một mạch điện tử được thiết kế để tăng tốc xử lý đồ họa máy tính và hình ảnh trên nhiều thiết bị khác nhau, bao gồm card màn hình, bo mạch chủ, điện thoại di động và máy tính cá nhân (PC). Với khả năng xử lý song song mạnh mẽ, GPU có thể thực hiện các phép tính toán học nhanh chóng, giúp giảm thời gian cần thiết để máy tính chạy nhiều chương trình. Từ đó, GPU giúp giải quyết được những bài toán phức tạp trong việc phát triển các giải pháp về trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (machine learning).   Điện toán đám mây, với các siêu máy tính sử dụng hạ tầng GPU mạnh mẽ, cung cấp nền tảng lý tưởng để huấn luyện và triển khai các mô hình AI. Nhờ đó có thể xử lý khối lượng dữ liệu khổng lồ một cách nhanh chóng và hiệu quả, mở ra những khả năng mới cho ngành công nghệ.   Tình trạng khan hiếm GPU đã thể hiện rõ vai trò quan trọng của GPU với sự phát triển của điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo. Khi nguồn cung GPU hạn chế, các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn, thậm chí những “ông lớn” trong ngành như Microsoft và OpenAI cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải. Microsoft đã chia sẻ "Chúng tôi đang nỗ lực xác định và đánh giá các cơ hội để mở rộng trung tâm dữ liệu, tăng dung lượng máy chủ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ AI". Bên cạnh đó, CEO của NVIDIA - công ty cung cấp tới 88% GPU trên thị trường hiện nay - cho biết “Nhu cầu về GPU đang tăng trường vượt bậc, các trung tâm dữ liệu đều cần GPU và chúng tôi đang chạy đua từng ngày để đáp ứng.” Jensen Huang cũng nhấn mạnh “Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây đang tiêu thụ mọi GPU được sản xuất”. Có thể thấy được GPU không chỉ là công cụ hỗ trợ, mà còn mang ý nghĩa cốt lõi trong việc phát triển và ứng dụng Cloud và AI. [caption id="attachment_51018" align="aligncenter" width="800"] CEO của NVIDIA cho biết nhu cầu tiêu thụ GPU đang tăng vọt.[/caption] 2. Điều gì khiến GPU đặc biệt trong thế giới Cloud và AI? Với các lõi xử lí song song chuyên dụng và bộ nhớ băng thông cao, GPU mang lại nền tảng vững chắc giúp phân tích và xử lý nhanh chóng, khiến nó trở thành công cụ không thể thiếu cho các ứng dụng AI tiên tiến. Dưới đây là những tính năng đặc biệt khiến GPU trở thành yếu tố không thể thiếu trong điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo. Khả năng xử lý song song: Với hàng nghìn lõi nhỏ được thiết kế để xử lí song song, GPU là công cụ lý tưởng để tăng tốc các thuật toán học sâu. Khi kết hợp với các nền tảng điện toán đám mây, việc mở rộng quy mô tính toán để đáp ứng nhu cầu xử lý dữ liệu lớn và phức tạp của các mô hình AI hiện đại trở nên dễ dàng hơn. Bộ nhớ băng thông cao: Được trang bị bộ nhớ băng thông cao (như GDDR6 hay HBM3, GPU có thể truyền dữ liệu giữa các lõi và bộ nhớ một cách nhanh chóng, giúp giảm thiểu tắc nghẽn và tăng tốc đáng kể quá trình đào tạo và suy luận các mô hình AI. Tích hợp quy mô lớn: GPU có khả năng tích hợp số lượng lớn linh kiện bán dẫn vào một chip nhỏ gọn, điều này rất quan trọng để xử lý các phép toán phức tạp mà không chiếm quá nhiều không gian hay tiêu tốn quá nhiều điện năng. Kiến trúc bộ nhớ tiên tiến: Bộ nhớ của GPU cho phép xử lý hiệu quả các cấu trúc dữ liệu lớn và phức tạp thường gặp trong AI. Các tính năng như bộ nhớ chia sẻ, bộ nhớ cache L1 và L2, cùng với khả năng hợp nhất bộ nhớ, giúp tối ưu hóa các mẫu truy cập dữ liệu và giảm thiểu độ trễ. [caption id="attachment_51020" align="aligncenter" width="800"] GPU là công cụ không thể thiếu cho các ứng dụng AI tiên tiến.[/caption] 3. GPU - Động cơ tăng tốc để chinh phục chủ quyền công nghệ Hiện nay, AI Factory đang nổi lên như một giải pháp để các quốc gia và doanh nghiệp đạt được chủ quyền công nghệ trong điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo. Về bản chất, AI Factory là một hệ thống siêu máy tính được thiết kế đặc biệt để phục vụ cho nghiên cứu và phát triển AI. Hệ thống này cung cấp nền tảng điện toán đám mây hiệu năng cao, được hỗ trợ bởi phần cứng chuyên dụng, trong đó GPU đóng vai trò cốt lõi. Với khả năng thực hiện các phép tính toán học nhanh chóng, GPU giúp tăng tốc đáng kể quá trình đào tạo và triển khai các mô hình AI phức tạp, từ đó đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về các ứng dụng AI thông minh và cao cấp hơn. Có thể khẳng định, GPU không chỉ là yếu tố cốt lõi trong phát triển điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo, mà còn góp phần quan trọng trong hành trình chinh phục chủ quyền công nghệ. Trong công cuộc chinh phục chủ quyền công nghệ tại Việt Nam, tập đoàn FPT đã bắt tay cùng NVIDIA để thành lập Nhà máy Trí tuệ nhân tạo - AI Factory đầu tiên của nước ta. AI Factory của FPT có cơ sở công nghệ mạnh mẽ, sử dụng GPU H100 - một trong những GPU thế hệ mới nhất của NVIDIA, với Tensor Cores thế hệ thứ 4 và bộ nhớ HBM3, giúp tăng tốc tối đa các phép toán ma trận và cho phép truyền tải dữ liệu nhanh chóng. Trở thành một trong những doanh nghiệp đầu tiên được tiếp cận bộ công cụ toàn diện của FPT AI Factory tại ĐÂY. [caption id="attachment_51021" align="aligncenter" width="800"] AI Factory của FPT được trang bị GPU thế hệ mới của NVIDIA.[/caption] GPU đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo. Sự ra đời của những GPU thế hệ mới hứa hẹn mở ra nhiều khả năng mới trong lĩnh vực công nghệ. Trong tương lai, chúng ta có thể kỳ vọng sẽ chứng kiến những ứng dụng AI ngày càng phức tạp và thông minh hơn, nhờ vào sự hỗ trợ của GPU.