Sản phẩm hợp tác giữa FPT Cloud và CyRadar, dịch vụ cung cấp khả năng rà quét toàn diện, phân tích chi tiết và đánh giá lỗ hổng bảo mật để tăng cường an ninh thông tin cho hệ thống ứng dụng doanh nghiệp
Sản phẩm hợp tác giữa FPT Cloud và CyRadar, dịch vụ cung cấp khả năng rà quét toàn diện, phân tích chi tiết và đánh giá lỗ hổng bảo mật để tăng cường an ninh thông tin cho hệ thống ứng dụng doanh nghiệp
Cloud không phải là đám mây lơ lửng trên trời, nói một cách ngắn gọn, thì đó là hệ thống máy chủ đám mây của người khác mà chúng ta trả tiền để được “xài ké”. Khi bạn dùng dịch vụ của Azure tức là bạn đang dùng ké máy chủ trong host database, host app của Microsoft. Khi bạn dùng dịch vụ Google Cloud tức là bạn đang dùng máy chủ trong data center của Google.
1. Các khái niệm cơ bản trong Cloud Computing
Nói về Điện toán đám mây, ta thường nghe nhắc tới SAAS, PAAS, IAAS. Đây là 3 khái niệm quan trọng cho những ai muốn đi tìm hiểu về Cloud Compute (Điện Toán Đám Mây). Hiểu một cách ngắn gọn thì đây là 3 hình thức cung cấp dịch vụ trong Cloud:
Cloud Computing Models: SASS, PASS và IASS
SaaS (Software as a Service): là sản phẩm phần mềm (software) mà các công ty phần mềm cung cấp dưới dạng dịch vụ như Gmail, Dropbox, Salesforce…
PaaS (Platform as a Service): Bạn sẽ được cung cấp các nền tảng để phát triển ứng dụng từ OS (Windows hoặc Linux) cho tới Runtime (Docker, NodeJS, C#, Java), bạn chỉ cần đưa code vào chạy là được.
IaaS (Infrastructure as a Service): Công ty như FPT Cloud, Azure, Google… sẽ cho bạn thuê cơ sở hạ tầng (infrastructure) của họ bao gồm server, ổ cứng, mạng để bạn có thể chạy code, quản lý hệ thống hoặc làm bất cứ điều gì bạn muốn, việc của bạn chỉ là đóng tiền sử dụng hàng tháng theo nhu cầu sử dụng.
Đa phần khi các công ty công nghệ/công ty phần mềm sẽ dùng IaaS, hoặc PaaS để deploy sản phẩm. Các công ty startup, công ty vừa và nhỏ thường dùng IaaS hoặc PaaS do Google, Amazon, Azure cung cấp để đỡ tốn chi phí cho IT. Hiện nay, phần lớn các công ty đều sử dụng SaaS cho các hoạt động thường ngày thay vì tự phát triển, ví dụ như:
Slack để giao tiếp giữa các thành viên.
Jira để quản lý task.
Confluence hoặc Google Docs để quản lý document.
Microsoft Teams để họp online, tổ chức webinar.
Nếu doanh nghiệp bạn đang quan tâm đến dịch vụ thuê máy chủ đám mây của FPT Cloud thì có thể tham khảo các gói dịch vụ chi tiết tại bảng giá cho thuê cloud server.
So sánh sự khác nhau giữa Cloud Hosting và VPS Hosting
Không phải ngẫu nhiên mà Cloud nổi lên như một hiện tượng trong thời đại số, có một số điểm “hay ho” khiến cho Cloud ngày càng được nhiều người dùng để mắt tới.
Tính linh hoạt cao: Với hosting, bạn thường thuê một host, tính tiền theo tháng. Nếu muốn nâng cấp host, bạn thường phải chờ đến cuối tháng hoặc hết ngày. Với Cloud, lượng tài nguyên lớn được tạo nên bởi một loạt các server mẹ nên hệ thống Cloud lúc nào cũng dư thừa tài nguyên, đảm bảo việc nâng cấp không chỉ dễ dàng mà còn nhanh chóng.
Tiết kiệm chi phí: Do tính linh hoạt của Cloud, bạn có thể scale up, tăng thêm máy vào những giờ cao điểm, sau đó giảm bớt vào giờ thấp điểm để tiết kiệm chi phí.
Có cung cấp API: Các nhà cung cấp Cloud thì có API, SDK để các bạn sử dụng, nhằm tích hợp vào hệ thống. Các API này giúp ta dễ dàng build tool để làm việc với Cloud.
Đa dạng dịch vụ: So với hosting, các nhà cung cấp Cloud cung cấp nhiều dịch vụ hơn nhiều. Từ Virtual Machine (VPS), Database, Message Queue, lưu trữ file, Load Balancer, cho tới Git Repo hoặc các tool để analytic, profile performance hệ thống.
Nếu bạn muốn dấn thân vào con đường làm DevOps hay muốn thăng tiến lên các vị trí cao hơn như Software Architect thì việc có kiến thức về Cloud là rất cần thiết.
Trang web này sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm người dùng. Bằng cách sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với tất cả cookie theo Chính sách bảo mật của chúng tôi
Trang web này sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn trong khi bạn điều hướng qua trang web. Ngoài ra, các cookie được phân loại là cần thiết sẽ được lưu trữ trên trình duyệt của bạn vì chúng rất cần thiết cho hoạt động của các chức năng cơ bản của trang web. Chúng tôi cũng sử dụng cookie của bên thứ ba để giúp chúng tôi phân tích và hiểu cách bạn sử dụng trang web này. Những cookie này sẽ chỉ được lưu trữ trong trình duyệt của bạn khi có sự đồng ý của bạn. Bạn cũng có thể chọn không tham gia các cookie này. Nhưng việc chọn không tham gia một số cookie này có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm duyệt web của bạn.
Các cookie cần thiết là hoàn toàn cần thiết để trang web hoạt động bình thường. Các cookie này đảm bảo các chức năng cơ bản và tính năng bảo mật của trang web, ẩn danh.
Cookie chức năng giúp thực hiện một số chức năng nhất định như chia sẻ nội dung của trang web trên các nền tảng truyền thông xã hội, thu thập phản hồi và các tính năng khác của bên thứ ba.
Cookie hiệu suất được sử dụng để hiểu và phân tích các chỉ số hiệu suất chính của trang web, giúp mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn cho khách truy cập.
Cookie phân tích được sử dụng để hiểu cách khách truy cập tương tác với trang web. Những cookie này giúp cung cấp thông tin về số liệu số lượng khách truy cập, tỷ lệ thoát, nguồn lưu lượng truy cập, v.v.
Cookie quảng cáo được sử dụng để cung cấp cho khách truy cập các quảng cáo và chiến dịch tiếp thị có liên quan. Các cookie này theo dõi khách truy cập trên các trang web và thu thập thông tin để cung cấp các quảng cáo tùy chỉnh.