Firebase là gì? Ưu nhược điểm & Các dịch vụ của Firebase
Xem nhanh
Bạn đang tìm hiểu xem Firebase là gì? Nếu bạn là dân lập trình chuyên về hệ thống hoặc lập trình Android thì chắc chắn bạn đã nghe đến cụm từ Firebase. Đây là một thuật ngữ khá quen thuộc trong giới lập trình. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn chưa thực sự hiểu về chúng thì có thể tham khảo nội dung sau đây. Ứng dụng này có ích gì đối với việc triển khai cũng như mở rộng quy mô ứng dụng? Tất cả sẽ được bật mí ngay sau đây.
>>> Xem thêm: Bảng giá cho thuê VPS – Máy chủ ảo tốc độ cao, giá rẻ
Firebase là một nền tảng giúp phát triển các ứng dụng di động trong web. Bên cạnh đó, Firebase còn được hiểu là một dịch vụ cơ sở dữ liệu hoạt động trên nền tảng đám mây cloud với hệ thống máy chủ mạnh mẽ của Google.
Firebase chứa cơ sở dữ liệu mang đến khả năng code nhanh và thuận tiện hơn. Lập trình viên có thể dễ dàng lập trình ứng dụng bằng cách đơn giản hóa các thao tác với cơ sở dữ liệu sẵn có.
Ban đầu, Firebase là một sáng chế của James Tamplin và Andrew Lee. Tuy nhiên trải qua nhiều cuộc huy động vốn, Firebase đã chính thức được Google mua lại vào năm 2014. Vì vậy, tính đến thời điểm hiện tại, nền tảng này là một phần và thuộc quyền sở hữu của Google.
Firebase là một nền tảng đa năng giúp người dùng dễ dàng lập trình ứng dụng trên nền tảng di động và website. Vậy các tính năng chính của Firebase là gì?
Realtime Database là một cơ sở dữ liệu thời gian thực. Ngay sau khi bạn đăng ký tài khoản trên Firebase, bạn sẽ nhận được Realtime Database được lưu trữ dưới dạng JSON và được đồng bộ hóa theo thời gian thực đối với mọi kết nối.
Đối với các ứng dụng được xây dựng trên đa nền tảng như Android, IOS và WebApp, tất cả client sẽ cùng sử dụng một cơ sở dữ liệu. Bên cạnh đó, hệ thống dữ liệu này sẽ tự động cập nhật khi lập trình viên phát triển ứng dụng. Sau đó, tất cả dữ liệu này sẽ được truyền tải thông qua các kết nối SSl có 2048 bit.
Authentication là tính năng giúp xác thực danh tính của người dùng ứng dụng. Firebase cung cấp các bước xác thực thông qua Email, Facebook, Twitter, GitHub hay Google. Điều này giúp cho các thông tin cá nhân của khách hàng được bảo vệ một cách tốt nhất, hạn chế được tình trạng bị hacker đánh cắp. Đồng thời việc xác thực danh tính qua Firebase sẽ giúp người dùng tiếp cận sản phẩm nhanh chóng và an toàn hơn.
Cloud Storage là tính năng cho phép lưu trữ và quản lý nội dung đã tạo ra như ảnh, video, nội dung, văn bản,... Firebase Storage cung cấp các API hỗ trợ bạn upload và download các file từ ứng dụng một cách trơn tru mà không cần quan tâm đến chất lượng đường truyền mạng với độ bảo mật cao.
Cloud Firestore được phát triển từ tính năng Realtime Database. Trải qua nhiều lần nâng cấp, Cloud Firestore có giao diện trực quan và khả năng mở rộng ưu việt hơn so với Realtime Database. Tính năng này của Firebase giúp đồng bộ mọi dữ liệu trên các ứng dụng thông qua việc đăng ký thời gian thực và cung cấp hỗ trợ ngoại tuyến cho thiết bị di động cũng như website.
Hosting được phân phối thông qua tiêu chuẩn công nghệ bảo mật SSl từ hệ thống mạng CDN. CDN là một mạng lưới máy chủ giúp lưu trữ các bản sao của các nội dung tĩnh trên website. Thông qua CDN, người dùng có thể truy cập và sử dụng các dịch vụ trên web khi cài Firebase Hosting một cách nhanh chóng và ổn định hơn.
Cloud Functions giúp chạy code backend tự động nhằm phản hồi các sự kiện được kích hoạt bởi tính năng của Firebase và HTTPS request. Cloud Functions có tính bảo mật cao và luôn thực hiện chính xác những gì mà bạn muốn.
Analytics giúp bạn có thể phân tích hành vi của người sử dụng ứng dụng của bạn. Qua đó, bạn sẽ biết được khách hàng thường xuyên truy cập tính năng nào và các thông tin về hiệu quả quảng cáo, tình trạng trả phí,... để có thể đưa ra được chiến lược phát triển phù hợp. Để thực hiện tính năng Analytics của Firebase, bạn cần cài đặt Software Development Kit (SDK).
>>> Xem thêm: GitHub là gì? Chức năng và cách sử dụng GitHub hiệu quả
Firebase hiện đang là một trong những nền tảng được nhiều nhà lập trình sử dụng nhất. Nguyên nhân là bởi Firebase mang đến nhiều chức năng ưu việt giúp tối ưu hóa thời gian và công sức xây dựng ứng dụng. Vậy chức năng của Firebase là gì?
Với cơ sở dữ liệu khổng lồ, Firebase giúp lập trình viên phát triển ứng dụng di động một cách nhanh chóng và giúp giảm thiểu chi phí. Song song đó, Firebase cho phép phát triển ứng dụng trên cả nền tảng iOS và Android nên có thể đáp ứng mọi yêu cầu về hệ điều hành
Ngoài việc hỗ trợ phát triển ứng dụng di động, Firebase còn giúp xây dựng ứng dụng website. Các API đơn giản và hữu dụng giúp bạn có thể xây dựng ứng dụng mà không cần backend và server.
Firebase thường xuyên sao lưu dữ liệu nhằm đảo bảo tính sẵn có của dữ liệu. Bên cạnh đó, chức năng này của Firebase còn giúp cho mọi thông tin và dữ liệu của người dùng sẽ được bảo mật một cách tốt nhất nếu có trường hợp xấu xảy ra. Đặc biệt, khi sử dụng gói dịch vụ mất phí, bạn có thể dễ dàng sử dụng cấu hình cơ sở dữ liệu thời gian thực của Firebase để thực hiện các bản sao lưu tự động.
Firebase Authentication giúp nhà phát triển quản lý người dùng ứng dụng một cách đơn giản và an toàn. Cụ thể, Firebase cung cấp nhiều phương pháp quản lý đăng nhập thông qua email với mật khẩu Google và Facebook. Việc đăng nhập này vừa đảm bảo xác thực được người dùng, vừa không để lộ thông tin cá nhân.
Chức năng phân tích dữ liệu của Firebase giúp lập trình viên có một cái nhìn tổng quan về ứng dụng thông qua các số liệu thống kê, biểu đồ, bảng biểu,... Cụ thể, bạn sẽ biết được số liệu về số khách hàng đã truy cập vào app và web, khách hàng đang sử dụng trong 30 phút vừa qua,.... Qua đó, bạn có thể xây dựng được những chiến lược phát triển ứng dụng sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.
Chức năng Hosting giúp lập trình viên đơn giản hóa các thao tác với cơ sở dữ liệu khi thiết lập cấu trúc website. Qua đó, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức khi xây dựng backend cho trang web của mình.
Hiện nay, Firebase được rất nhiều lập trình viên lựa chọn vì đem lại nhiều lợi ích với các ưu điểm hơn hẳn nhiều nền tảng khác. Những ưu điểm của Firebase là:
Bạn có thể sử dụng những tính năng cơ bản của Firebase miễn phí thông qua gói dịch vụ Spark. Với những tính năng cao hơn, bạn cần phải trả phí khá cao. Bên cạnh đó, cách đăng ký tài khoản Firebase cũng rất đơn giản. Bạn có thể đăng ký tài khoản Firebase thông qua tài khoản Google.
Firebase có giao diện trực quan và thân thiện. Sau khi đăng ký tài khoản, bạn chỉ cần đăng nhập vào là đã có thể sử dụng các tính năng của Firebase. Ngoài ra, Firebase có một kho backend với giao diện đa dạng, phong phú giúp bạn thoải mái lựa chọn.
Firebase còn có chức năng hỗ trợ tạo lập các tiêu chí nhằm giúp nâng cao thứ hạng của ứng dụng. Đồng thời, điều này còn giúp tăng khả năng khách hàng có thể tiếp cận được sản phẩm và tăng traffic.
Firebase chính là một phần của Google. Vì vậy, Google đã không ngừng khai thác và phát triển triệt để những điểm mạnh và các tính năng của Firebase nhằm tạo ra được những dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Theo Gartner, có tới khoảng 30% doanh nghiệp sử dụng máy học (ML - Machine Learning) trong quy trình của họ. Nhận thấy được điều này, Firebase đã cung cấp cho các lập trình viên máy học với các API có sẵn cho các tính năng khác nhau của nền tảng di động. Điều này sẽ giúp cho họ phát triển ứng dụng một cách tốt nhất.
Firebase liên tục cập nhật và có tốc độ phát triển rất nhanh. Nhờ đó mà lập trình viên tiết kiệm được thời gian phát triển và tiếp thị ứng dụng. Bên cạnh đó, Firebase là một nền tảng đa dịch vụ. Điều này được thể hiện thông qua việc Firebase cung cấp đa dạng các dịch vụ với mục đích phát triển website. Qua đó, nhà phát triển có thể dễ dàng lựa chọn được database Firestore hoặc Realtime theo mong muốn.
>>> Xem thêm: OS là gì? Tìm hiểu về hệ điều hành (Operating System) từ A-Z
Bên cạnh những ưu điểm trên, Firebase vẫn còn tồn tại những nhược điểm nhất định khiến các nhà phát triển khó có thể xây dựng ứng dụng một cách hoàn thiện nhất. Vậy nhược điểm của Firebase là gì?
Firebase là một phần Subdomain của Google. Nền tảng này hiện đang bị chặn ở một số quốc gia, trong đó có Trung Quốc. Bên cạnh đó, tất cả cơ sở hạ tầng của nền tảng đều hoạt động trên Google Cloud. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng không thể chạy ứng dụng Firebase trên những đơn vị cung cấp đám mây khác.
Firebase chỉ có cơ sở dữ liệu được lưu dưới dạng JSON và không có SQL. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc di chuyển và xử lý dữ liệu. Hơn nữa, Firebase không phải là một mã nguồn mở. Do đó, lập trình viên không thể thay đổi được mã nguồn của Firebase, từ đó gây trở ngại cho việc cải tiến sản phẩm.
Bên cạnh đó, nhà phát triển không có quyền truy cập mã nguồn. Vì vậy, đối với những ứng dụng lớn, việc chuyển đổi sang các nhà cung cấp khác không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Để thực hiện được việc này thì toàn bộ backend sẽ cần phải xây dựng lại từ đầu.
Nhược điểm bảo mật còn yếu của Firebase có thể được thể hiện thông qua việc tất cả cơ sở dữ liệu được lưu trữ dưới dạng JSON. JSON là một định dạng nhẹ, không phụ thuộc vào ngôn ngữ và dễ sử dụng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, JSON được đánh giá là độc hại và sẽ xảy ra các vấn đề liên quan đến bảo mật.
Hiện nay, Firebase cung cấp cả gói dịch vụ mất phí và miễn phí. Trong đó, Spark đang là gói dịch vụ miễn phí với dung lượng lưu trữ 10GB, SSL cùng với nhiều trang web và các tên miền tùy chỉnh,...
Còn gói dịch vụ mất phí của Firebase chính là Blaze. Gói này có tất cả các tính năng của gói Spark và có thêm một số tính năng nâng cao nữa nhằm mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời hơn. Hiện nay, gói Blaze có giá khoảng 0,026 USD/GB cho việc lưu trữ và tương ứng cho từng GB dung lượng.
Bên cạnh Firebase còn có rất nhiều nền tảng giúp bạn xây dựng và phát triển các ứng dụng di động và website. Dưới đây là một số giải pháp thay thế cho Firebase mà bạn có thể tham khảo:
Những bài viết liên quan:
Qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp cho bạn một số thông tin về Firebase. Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn sẽ hiểu được Firebase là gì và các vấn đề liên quan đến nền tảng này cũng như biết được thêm nhiều nền tảng khác giúp phát triển ứng dụng. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức khác về hệ thống mạng cũng như digital marketing thì hãy theo dõi các bài viết khác của FPT Cloud.