Blogs Tech

CC là gì? Cách sử dụng CC Email chính xác và hiệu quả

14:24 28/08/2024
CC là gì? - Thuật ngữ không quá xa lạ đối với người làm văn phòng khi sử dụng Gmail. Bạn thấy nó thường xuyên mỗi khi gửi thư, nhưng chưa chắc hiểu hết ý nghĩa để dùng hiệu quả. Vì thế, ngay bây giờ, hãy cùng FPT Cloud tìm hiểu thật nhanh chủ đề này qua bài viết dưới đây. >>> Xem thêm: Top 16+ dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây tốt phổ biến nhất 1. CC là gì? Thuật ngữ này nếu viết đầy đủ là Carbon Copy, dịch ra mang nghĩa bản sao. Người dùng thường sử dụng CC để gửi thư điện tử cho nhiều địa chỉ Email cùng một lúc. Tất cả mọi người trong thư đều có thể xem danh sách người cùng nhận chung nội dung này.  Việc dùng CC sẽ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, tăng năng suất công việc. Để nhanh hơn khi thao tác sử dụng CC, bạn có thể dùng tổ hợp phím Ctrl+Shift+B.  [caption id="attachment_26690" align="aligncenter" width="800"] CC - một thuật ngữ quen thuộc với dân văn phòng thường làm việc qua Email[/caption] 2. Tìm hiểu mục To khi gửi Email có ý nghĩa gì? "To" trong tiếng Anh có nghĩa là "đến", với Email, nó thuộc trường dành cho những người nhận thư chính. Địa chỉ Gmail của ai nằm trong mục To sẽ có trách nhiệm trao đổi phản hồi nội dung với người gửi. Ý nghĩa của To được mặc định là như vậy, bạn cần hiểu rõ để công việc diễn ra trơn tru. Thêm nữa, số lượng người nhận thư ở chế độ To sẽ không có giới hạn. Bên cạnh đó, khi đã nói về mục To, chắc hẳn không thể quên nhắc đến mục phía bên trên nó - From. Vậy mối quan hệ giữa From và To trong thư là gì? Một lá thư muốn gửi được phải có nơi đi và nơi đến. Đồng nghĩa rằng, với Gmail phải có "From" Email của bạn mới tới người nhận trong mục “To”. >>> Xem thêm: Shell là gì? Chức năng, Phân biệt giữa Shell và Bash 3. Sự khác biệt giữa To và CC mail là gì? Sự khác biệt giữa trường CC và To nằm ở việc xác định rõ ràng xem ai là người nhận Email chính. Qua đó, cá nhân họ phải có trách nhiệm trả lời. [caption id="attachment_26696" align="aligncenter" width="800"] Cả To và CC đều rất hữu ích dùng để gửi thư cho nhóm làm việc hay khách hàng[/caption] Theo quy tắc, người nhận CC không cần phải thực hiện hành động phản hồi khi nhận Email. Họ thiên về vai trò là những người tiếp nhận thông tin nhiều hơn.  Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa mặc định bạn không có trách nhiệm phải trả lời nội dung được nhận. Trong một số trường hợp như người phụ trách chính nghỉ phép, bạn thuộc team phải giải quyết thay. Cách làm việc qua Email linh động như vậy luôn luôn được khuyến khích. Tóm lại, người nhận Mail thuộc To và CC đương nhiên đều có thể phản hồi. Điểm khác biệt ở chỗ ai là người cần hành động với Email và ai là người chỉ cần thông tin. Hy vọng với những nội dung trên, bạn có thể hiểu đúng CC là gì và mục To có ý nghĩa ra sao để vận dụng tốt. 4. Những hạn chế của CC Email là gì? Để hiểu chi tiết những mặt hạn chế của CC Email là gì, mời bạn cùng xem qua nội dung sau đây. Tùy thuộc tình huống, người gửi cân nhắc xem có nên lựa chọn CC sử dụng hay không. ✅Mặt hạn chế Chi tiết ✅Công khai Email của tất cả người nhận - Như bạn đã biết trong phần CC là gì, việc sử dụng trường CC tức công khai địa chỉ Email người nhận. Vấn đề này hoàn toàn bình thường trong trường hợp hai bên quen biết nhau. - Tuy nhiên, khi bạn gửi CC Email cho một nhóm người nhận xa lạ, hành động này được xem là vi phạm quyền riêng tư. Nói cách khác, bạn đang tiết lộ một số thông tin cá nhân người nhận. Chẳng hạn như: Địa chỉ Email, dịch vụ sản phẩm họ dùng, mức chi tiêu,... ✅Dễ mắc lỗi khi gửi thư hàng loạt - Trong trường hợp bạn cần gửi Email cho hàng chục, hàng trăm người cùng một lúc. Việc thêm thủ công từng địa chỉ Mail người nhận đã chọn lọc quả thật là công việc tốn thời gian. Thậm chí, đôi khi có vài Email bị bỏ sót hay bị gõ nhầm, sai lỗi chính tả. ✅Gây phiền phức khi trả lời thư  - Việc không hiểu đúng CC là gì sẽ gây ra một số phiền phức khi trả lời Email. Cụ thể, người nhận phản hồi thư bằng cách nhấp vào "Reply All" thay vì "Reply". Tình trạng này cứ diễn ra thêm 2, 3 lần send Mail sẽ thực sự gây phiền phức.- Những người không nên đọc được nội dung Email cũng có thể đọc. Hay thông tin phản hồi không còn liên quan đến team hay bản thân nhưng vẫn tiếp tục nhận thông báo. Tình huống này bắt buộc bên nhận phải mở và kiểm tra thư, gây phân tâm, mất thời gian. >>> Xem thêm: Localhost là gì? Hướng dẫn cài đặt Localhost cực đơn giản 5. Cách sử dụng CC Email chính xác và hiệu quả Sau khi tìm hiểu tất tần tật nội dung CC là gì trong Mail, chắc hẳn bạn cũng hình dung đôi nét về cách dùng. Tuy nhiên để tăng tính chính xác, hãy cùng chuyên trang đọc qua hướng dẫn sử dụng nó cụ thể sau đây:  Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Gmail với User và Password bạn đã đăng ký thành công. Tiếp đến nhấp vào "Compose" để mở cửa sổ soạn thư Gmail. Bước 2: Trong trường To, người gửi nhập địa chỉ Email người nhận chính vào. Nếu trên một Email hãy phân tách các địa chỉ thư bằng dấu phẩy hoặc dấu cách. Để gửi một bản sao thư của bạn cho ai đó, bạn phải thêm người nhận vào trường CC. Bước 3: Nhập địa chỉ thư điện tử của người nhận, tức người sẽ nhận bản sao Email trong trường CC. Bước 4: Soạn nội dung Email đi kèm tiêu đề thư. Cuối cùng, bạn kiểm tra lại nội dung cùng danh sách người nhận và nhấn Send khi hoàn tất. Thư lúc này sẽ được chuyển đến người nhận chính và người có liên quan tiếp nhận thông tin. [caption id="attachment_26700" align="aligncenter" width="800"] Tính năng CC khi dùng Gmail trên máy tính và thiết bị di động hoàn toàn giống nhau[/caption] Với hướng dẫn trên bạn có thể áp dụng được cả với Gmail trên điện thoại di động. Ngoài ra nếu cần gửi cùng một Email đến nhiều địa chỉ nhưng không muốn người nhận biết danh sách. Tốt nhất, bên gửi hãy dùng BCC sẽ giúp ẩn Email của những người nhận khác. Những bài liên quan: Cloudflare là gì? Hướng dẫn sử dụng Cloudflare từ A – Z Application Server là gì? Toàn tập kiến thức về app server MariaDB là gì? Hướng dẫn chi tiết cách cài đặt MariaDB Trigger trong SQL là gì? Cách tạo & xóa Trigger trong SQL CC có thể nói là tính năng rất hay, bạn nên tận dụng để thể hiện sự chuyên nghiệp khi gửi Email. Hãy bỏ đi suy nghĩ cứ gộp tất cả vào trường To là được, vì dù sao Email cũng sẽ tới người nhận. Cách thức làm việc này sẽ khiến bản thân dễ bị khiển trách, phàn nàn từ các bộ phận khác. Mong rằng qua nội dung ngắn gọn mà FPT Cloud chia sẻ, đã giúp quý độc giả hiểu cặn kẽ CC là gì. Chúc mọi người vận dụng vào công việc đạt hiệu năng cao nhất.

Sửa lỗi Your Connection Is Not Private Đơn giản & Hiệu quả

12:00 28/08/2024
Your connection is not private là lỗi thường gặp khi truy cập internet, dù bạn dùng trình duyệt web. Vậy đây là lỗi gì? Cách khắc phục ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết nguyên nhân và cách khắc phục lỗi your connection is not private dưới đây. >>> Xem thêm: Bảng giá cho thuê Cloud Server (máy chủ ảo) 1. Lỗi your connection is not private là lỗi gì? Your connection is not private hay còn được gọi là lỗi kết nối của bạn không phải kết nối riêng tư. Lỗi này sẽ xuất hiện khi bạn truy cập vào website. Thông thường, lỗi kết nối riêng tư sẽ xuất hiện khi trình duyệt web cho rằng website bạn đang truy cập không đáng tin cậy. Do đó, trình duyệt web sẽ chặn và không cho bạn truy cập vào trang web đó. [caption id="attachment_15576" align="aligncenter" width="771"] Lỗi Your connection is not private[/caption] 2. Dấu hiệu thông báo lỗi “Your Connection Is Not Private” trên các trình duyệt Lỗi Your connection is not private sẽ xuất hiện khi bạn bị chặn truy cập website. Khi bạn nhận được thông báo này, bạn sẽ được dẫn tới một đường link mới. Một số trình duyệt có thể sẽ có thông báo đơn giản hơn, bạn sẽ nhận được cảnh báo và không thể truy cập vào website.  [caption id="attachment_15580" align="aligncenter" width="771"] Lỗi Your connection is not private sẽ xuất hiện khi bạn bị chặn truy cập website[/caption] 2.1 Google Chrome Google Chrome sẽ đưa bạn truy cập tới đường link của website đang gặp vấn đề lỗi bảo mật. Trên màn hình, ở giữa sẽ có chấm than màu đỏ cùng với dòng thông báo: Your connection is not private. Lúc này, bạn sẽ không thấy được nội dung hay giao diện website. Google Chrome sẽ cảnh báo về việc có người đang cố đánh cắp thông tin của bạn. Tại thông báo này, bạn có thể cố gắng truy cập website hoặc quay lại trang trước đó. 2.2 Mozilla Firefox Trình duyệt Firefox cũng sẽ hiện thông báo với dòng chữ: Your connection is not private. Bạn cũng sẽ được cảnh báo rằng cấu hình website bạn đang truy cập không đúng cách. Sau khi nhận được thông báo, bạn có thể chọn quay lại hoặc chọn cài đặt nâng cao để cố gắng truy cập website.  2.3 Safari Khi truy cập Safari, nếu nhận được thông báo Your connection is not private, bạn cũng sẽ không thể truy cập website này. Safari sẽ thông báo khi cho rằng website bạn đang truy cập là trang web giả mạo hoặc website này đang cố lấy cắp thông tin cá nhân của bạn.  [caption id="attachment_15586" align="aligncenter" width="771"] Có nhiều nguyên nhân dẫn tới lỗi kết nối riêng tư[/caption] >>> Xem thêm: Fake IP Chrome là gì? 10+ phần mềm Fake IP Chrome tốt nhất 3. Nguyên nhân dẫn đến lỗi “Kết nối của bạn không phải là kết nối riêng tư”? Lỗi kết nối riêng tư là một lỗi thường gặp ở hầu hết các trình duyệt web. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới lỗi này:  Trong trường hợp website có chứng chỉ do bên thứ 3 không được công nhận cung cấp, bạn có thể sẽ nhận được cảnh báo này. Trên thực tế, bất cứ ai cũng có thể tạo chứng chỉ công nhận. Vì thế, các trình duyệt web, đặc biệt là google Chrome sẽ kiểm tra chứng chỉ của bạn để đảm bảo đây là chứng chỉ do một tổ chức uy tín, đáng tin cậy. Trong trường hợp bên cung cấp chứng chỉ không thuộc list được công nhận của Google, bạn sẽ không được cấp quyền truy cập website.  Chứng chỉ của website chưa được cập nhật: đôi khi, danh sách của trình duyệt sẽ được cập nhật chậm. Vì thế, dù website bạn truy cập được cung cấp bởi một tổ chức uy tín nhưng bạn cũng sẽ không thể truy cập website. Trong trường hợp này, trình duyệt web sẽ không thể xác minh được độ an toàn, tin cậy của website.  Kết nối không an toàn: khi nhận thấy kết nối với website không an toàn, trình duyệt web của sẽ ngăn bạn truy cập.  4. Cách sửa lỗi Your Connection Is Not Private hiệu quả nhanh chóng (Máy tính) Khi gặp lỗi your connection is not private, bạn sẽ cảm thấy cực kỳ bất tiện. Đặc biệt là khi bạn đang cần truy cập website. Để sửa trên máy tính, bạn có thể thực hiện một số cách sau:  4.1 Chỉnh lại ngày giờ máy tính Để sửa lỗi your connection is not private, trước tiên, bạn có thể thử chỉnh lại ngày và thời gian trên máy tính. Đây là cách sửa lỗi cực kỳ đơn giản nên thường được nhiều người nghĩ tới đầu tiên. Để chỉnh lại thời gian trên máy, bạn chỉ cần thực 2 bước dưới đây:  Bước 1: Truy cập vào phần Setting/cài đặt của Windows trên máy tính.   [caption id="attachment_15590" align="aligncenter" width="771"] Chỉnh lại ngày/giờ trên máy tính[/caption] Bước 2: tìm đến mục Time & Language. Sau đó sửa lại thời gian, ngày giờ cho chính xác.   [caption id="attachment_15594" align="aligncenter" width="771"] Chọn giờ GMT + 7[/caption] 4.2 Thay đổi mạng Wifi Trong trường hợp lỗi riêng tư, bạn cũng có thể thử cách đổi nguồn phát Wifi. Bạn chỉ cần lựa chọn một wifi khác để truy cập. Trong trường hợp chỉ có một wifi duy nhất, bạn có thể thực hiện các cách khác.   [caption id="attachment_15598" align="aligncenter" width="771"] Bạn có thể đổi sang một mạng wifi khác[/caption] 4.3 Thay đổi cài đặt DNS Để sửa lỗi your connection is not private, bạn có thể thay đổi DNS của thiết bị. Đây là một trong những cách khắc phục your connection is not private rất dễ thực hiện. Thông thường, lỗi kết nối riêng tư sẽ xuất hiện khi DNS của Google là 8.8.8.8 hoặc 8.8.4.4. Trong trường hợp DNS của cloudflare là 1.1.1.1 và 1.0.0.1 thì bạn cũng có thể gặp tình trạng này. Để sửa lỗi kết nối riêng tư, bạn chỉ cần xóa các DNS này đi, sau đó đưa về DNS mặc định của Server là được.  [caption id="attachment_15602" align="aligncenter" width="771"] Thay đổi cài đặt DNS về cài đặt mặc định[/caption] 4.4 Dọn dẹp bộ nhớ cookie và cache trên Chrome Trong trường hợp đã áp dụng các cách trên nhưng chưa thể sửa lỗi kết nối riêng tư và không thể truy cập mạng, bạn có thể dọn dẹp bộ nhớ Cookie của mình. Cách xóa Cookie và Cache rất đơn giản, bạn có thể thực hiện bằng các cách sau: Cách 1: Mở trình duyệt web, ở góc bên phải màn hình, chọn mục “Công cụ khác”, sau đó chọn xóa dữ liệu trình duyệt.  Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Del.  Cách 3: Nhập đường link: chrome://settings/clearBrowserData vào thanh địa chỉ. Sau đó nhấn Enter.    [caption id="attachment_15606" align="aligncenter" width="771"] Lựa chọn cài đặt để xóa cookie và cache[/caption] Sau khi thực hiện 1 trong 3 cách trên, bạn sẽ thấy giao diện xóa dữ liệu duyệt web trên màn hình trình duyệt. Hãy chọn các nội dung bạn muốn xóa bằng cách tích vào ô vuông, sau đó chọn mục “xóa dữ liệu”. Cuối cùng, bạn chỉ cần tắt trình duyệt web và khởi động lại là đã có thể sử dụng.  [caption id="attachment_15610" align="aligncenter" width="771"] Chọn mục Xóa dữ liệu[/caption] 4.5 Reset trình duyệt Chrome máy tính Để reset trình duyệt Chrome, bạn chỉ cần thực hiện 3 bước cực kỳ đơn giản dưới đây: Bước 1: Mở trình duyệt Chrome, chọn biểu tượng dấu 3 chấm ở góc phía trên, bên phải màn hình.   [caption id="attachment_15614" align="aligncenter" width="771"] Reset trình duyệt Chrome máy[/caption] Bước 2: Chọn Cài đặt >> Chọn cài đặt nâng cao. Sau đó tìm đến mục Khôi phục cài đặt về mặc định ban đầu.    [caption id="attachment_15618" align="aligncenter" width="771"] Chọn Khôi phục cài đặt về mặc định ban đầu[/caption] Bước 3: Đặt lại các tùy chọn cài đặt.    [caption id="attachment_15622" align="aligncenter" width="771"] Đặt lại các tùy chọn cài đặt[/caption] 4.6 Kiểm tra các phần mềm diệt virus trên máy tính Đôi khi, lỗi your connection is not private có thể do nguyên nhân đến từ phần mềm diệt virus. Khi VPN xung đột với phần mềm diệt Virus, trình duyệt sẽ tự động chặn một số SSL. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể thử khắc phục bằng cách vô hiệu hóa/tạm dừng các chương trình diệt Virus trên máy tính để kiểm tra.  >>> Xem thêm: Google Authenticator là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng chi tiết 5. Cách sửa lỗi Your Connection Is Not Private hiệu quả (Điện thoại) Không chỉ trên máy tính, lỗi your connection is not private cũng có thể xuất hiện trên điện thoại. Để sửa lỗi kết nối riêng tư trên điện thoại, bạn có thể thực hiện các cách sau:  5.1 Thay đổi cài đặt ngày giờ điện thoại Tương tự như máy tính, lỗi your connection is not private có thể xuất hiện do giờ điện thoại chưa chính xác. Để sửa lỗi, bạn cần truy cập mục cài đặt trên điện thoại, chọn ngày và giờ. Sau đó chỉnh lại thời gian cho chính xác.  [caption id="attachment_15626" align="aligncenter" width="771"] Cách sửa giờ trên điện thoại[/caption] 5.2 Thay đổi mạng Wifi Mạng wifi cũng có thể ảnh hưởng tới kết nối trên điện thoại. Để sửa lỗi, bạn cần lựa chọn một wifi khác để sử dụng.  5.3 Xóa dữ liệu, bộ nhớ trình duyệt web Cũng như cách xóa bộ nhớ Chrome trên máy tính, trên điện thoại, bạn có thể xóa bộ nhớ Chrome bằng cách: Bước 1: Mở ứng dụng Chrome trên điện thoại, chọn mục cài đặt. Sau đó chọn phần cài đặt website.   [caption id="attachment_15630" align="aligncenter" width="771"] Mở ứng dụng Chrome trên điện thoại, chọn mục cài đặt[/caption] Bước 2: Chọn mục dữ liệu đã lưu trữ, chọn xóa dữ liệu duyệt web.    [caption id="attachment_15634" align="aligncenter" width="771"] Chọn xóa dữ liệu duyệt web[/caption] 5.4 Tắt phần mềm diệt virus cài trên điện thoại Nếu điện thoại của bạn đang sử dụng các phần mềm diệt virus, bạn nên kiểm tra ứng dụng này. Bởi rất có thể lỗi your connection is not private đang gặp phải là do chương trình diệt virus của bạn đang quét bảo mật. Phần mềm cho rằng website bạn đang truy cập là website độc hại/bị nhiễm virus. Từ đó chặn việc truy cập website. Bạn có thể tắt hoặc gỡ hẳn phần mềm diệt virus này để có thể truy cập trang web.  5.5 Truy cập web bằng tab Chrome ẩn danh Để sửa lỗi your connection is not private, trên điện thoại, bạn có thể truy cập dưới trạng thái ẩn danh. Đây là cách làm được nhiều người áp dụng và đã thành công sửa lỗi kết nối riêng tư.  6. Cách tiếp tục truy cập khi trang web báo lỗi “Your Connection Is Not Private” Trong trường hợp không kịp sửa lỗi hoặc không biết cách sửa lỗi, bạn có thể lựa chọn cách truy cập ngay cả khi trang web báo lỗi. Chỉ cần bấm vào nút Nâng cao, sau đó chọn Tiếp tục truy cập (không an toàn). Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra nguyên nhân và sửa lỗi để đảm bảo an toàn trong quá trình truy cập website.  [caption id="attachment_15638" align="aligncenter" width="771"] Chọn mục nâng cao, sau đó chọn Tiếp tục truy cập[/caption] Những bài viết liên quan: 2FA là gì? Hướng dẫn cài đặt và kích hoạt bảo mật 2FA Pentest là gì? Tìm hiểu về Penetration Testing từ A đến Z Mã hóa là gì? Vai trò và các loại mã hóa phổ biến nhất 10+ Cách sửa lỗi dns_probe_finished_nxdomain hiệu quả Hy vọng qua bài viết trên đây của FPT Cloud, bạn đã hiểu your connection is not private là lỗi gì, từ đó biết cách sửa lỗi your connection is not private. Đây là lỗi thường gặp khi truy cập website, ảnh hưởng tới quá trình truy cập, sử dụng internet. Vì thế, việc hiểu rõ về lỗi truy cập riêng tư và biết cách sửa lỗi sẽ giúp bạn có những trải nghiệm web tốt hơn.

Mạng Internet là gì? Kiến thức nền tảng về mạng Internet

10:35 28/08/2024
Internet là gì? Khái niệm này tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải người dùng nào cũng nắm rõ. Sự ra đời của mạng internet giống như một bước ngoặt lớn cho sự phát triển chung của toàn nhân loại. Vậy chính xác mạng internet là gì? Mạng internet ra đời từ khi nào? >>> Xem thêm: Cloud Server là gì? Hoạt động của hệ thống máy chủ đám mây 1. Mạng Internet là gì?  Mạng internet đơn giản là một hệ thống  cho phép mọi thiết bị có kết nối internet trên toàn cầu đều có quyền truy cập. Nói cách khác, tên là một mạng lưới gồm vô số máy tính liên kết với nhau. Nó hoạt động như một hệ thống truyền thông tin theo mô hình nối chuyển dữ liệu. [caption id="attachment_21072" align="aligncenter" width="771"] Internet là gì?[/caption] Hệ thống trên bao gồm hàng loạt máy tính, thiết bị có kết nối internet của cá nhân và tổ chức liên kết chặt chẽ với nhau. Kết hợp với đó là công nghệ điện tử, hệ thống cáp quang và mạng không dây khi bố trí trên nhất thế giới. Mạng internet cung cấp hàng loạt tài nguyên, dịch vụ tiện ích. Nổi bật phải kể đến ứng dụng siêu văn bản in liên kết chặt chẽ với nhau. Đây chính là kho lưu trữ khổng lồ, cho phép người sử dụng thiết bị có liên kết với hệ thống mạng truy cập. Nối tiếp phần định nghĩa internet là gì, FPT Cloud sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về lịch sử ra đời và phát triển của mạng internet toàn cầu. 2. Lịch sử hình thành và phát triển của mạng Internet  Cha đẻ của mạng internet ngày nay chính là ba nhà khoa học Hoa Kỳ (Leonard Kleinrock, Donald davies và Paul Baran). Tiền thân của mạng internet hiện đại là dự án ARPANET, nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 1969 đến 1974. Theo đó đến năm 1974, người ta chính thức sử dụng từ "internet" để gọi tên hệ thống mạng toàn cầu. [caption id="attachment_21078" align="aligncenter" width="771"] Mạng internet bắt đầu đi vào sử dụng rộng rãi từ năm 1995[/caption] Năm 1980 có thể xem như bước ngoặt cho sự phát triển của hệ thống internet. Cụ thể trong khoảng thời gian này Viện khoa học Quốc phòng Hoa Kỳ NSF tại thành lập trung tâm nghiên cứu máy tính quy mô lớn NSFNET. Sau 2 năm năm, giao thức TCP/IP chính thức được chuẩn hóa, hình thành hệ thống mạng kết nối các thiết bị có dùng giao thức trên toàn thế giới. Đến năm 1984, mạng ARPANET bắt đầu ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực quân sự Hoa Kỳ. Nó dần trở thành lợi thế lớn cho quân đội Hoa Kỳ khi triển khai các chiến dịch quân sự quy mô lớn. Từ năm 1995 đến nay, mạng internet đã được ứng dụng sâu rộng vào nhiều lĩnh vực hơn chứ không chỉ gói gọn trong quân sự như thời kỳ đầu. Ước tính trong năm 2007, trên 97% thông tin trên toàn cầu đều được trao đổi qua internet. >>> Xem thêm: Network là gì? Toàn tập kiến thức về Network từ A đến Z 3. Cơ chế hoạt động của mạng Internet  Để mạng internet có thể hoạt động ứng trước tiên phải có hệ thống hạ tầng truyền thông. Thành phần trong hạ tầng truyền thông này bao gồm thiết bị phần cứng và vô số lớp phần mềm. [caption id="attachment_21082" align="aligncenter" width="771"] Mạng lưới cáp quang internet trên toàn cầu[/caption] Cũng giống như mọi mạng máy tính, internet luôn bao gồm nhiều bộ định tuyến. Cùng với đó là hệ thống cáp, modem, bộ lắp đặt. Mỗi gói dữ liệu internet được triển khai bởi nhiều giao thức mạng theo chuẩn động nhất. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng mạng internet giống như mạng lưới cáp vật lý trải rộng trên toàn cầu. Bao gồm dây cáp đồng điện thoại, cáp truyền hình và cáp quang. Thậm chí cả dạng kết nối không dây như Wifi, 3G/4G cũng đều phải dựa vào hệ thống cáp vật lý để duy trì truy cập. Khi truy cập một website nào đó, thiết bị của bạn sẽ gửi yêu cầu qua dây đến một hệ thống máy chủ. Chức năng cơ bản của máy chủ là lưu trữ các website, đồng thời gửi dữ liệu trở lại thiết bị người dùng. Quá trình này diễn ra cực nhanh, chỉ trong một vài giây.  4. Vai trò to lớn của mạng internet Nếu như hiểu rõ bản chất internet là gì, chắc hẳn bạn có thể phần nào hiểu rõ tầm quan trọng của mạng lưới này. Sự ra đời của mạng internet góp phần thay đổi xu hướng tìm kiếm, truyền tải thông tin. 4.1. Kho lưu trữ thông tin khổng lồ Mạng internet giống như một kho lưu trữ thông tin khổng lồ. Giờ đây khi cần tra cứu bất kỳ thông tin này, người dùng chỉ việc kiếm trên Google, Bing hay các công cụ hỗ trợ khác. [caption id="attachment_21086" align="aligncenter" width="771"] Internet giống như một kho lưu trữ thông tin khổng lồ[/caption] Mặc dù không phải bất cứ kiến thức nào cũng đều có trên internet. Thế nhưng không thể phủ nhận những gì mà mạng lưới này đang lưu trữ là vô cùng lớn. Nó lần tương tự như một cuốn bách khoa toàn thư số, nơi để tất cả mọi người cùng học hỏi, trau dồi kiến thức. 4.2. Tạo môi trường kinh doanh số  Không chỉ là nơi lưu trữ vô vàn thông tin, internet đã và đang tạo ra môi trường kinh doanh số. Đó là nơi mà người mua và người bán không cần gặp gỡ trực tiếp nhau nhưng vẫn dễ dàng trao đổi mua bán. Internet nước doanh nghiệp tiếp cận với cả triệu thậm chí cả tỷ khách hàng. Đây là điều mà mô hình kinh doanh truyền thống chưa thể làm được. [caption id="attachment_21090" align="aligncenter" width="771"] Thương mại điện tử trong những năm gần đây phát triển cực nhanh[/caption] Kinh doanh online như một xu hướng tất yếu của thời đại. Với sự phổ cập của mạng internet, quá trình mua sắm của khách hàng chắc chắn đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn. 4.3. Mở ra thế giới giải trí phong phú  Thế giới giải trí internet mang đầy sắc màu, dễ dàng thu hút bất cứ người dùng nào. Phim ảnh, ca nhạc, các tác phẩm văn học hay tất cả loại hình giải trí khác đều có sẵn trên internet. Đặc biệt hầu hết người dùng đều có thể trải nghiệm những miễn phí. Chỉ với một chiếc máy tính hay smartphone có kết nối internet, bạn sẽ dễ dàng mở ra thế giới giải trí đa sắc màu. Chính bạn là người có quyền quyết định tiếp cận với hình thức giải nào. Nó rất khác biệt so với việc trải nghiệm chương trình giải trí qua truyền hình, báo đài truyền thống. 4.4. Kết nối người dùng trên toàn thế giới Mạng internet toàn cầu mở được một kỷ nguyên mới, thay đổi khái niệm liên lạc kết nối truyền thống. Chỉ với cú click chuột đơn giản, bạn đã dễ dàng gửi đến một email đến một hoặc vô số người dùng ở bất kỳ đâu trên thế giới. Đặc biệt ngày nay khi những nền tảng Social Network phát triển, quá trình kết nối mọi người với nhau lại càng dễ dàng hơn. 5. Một số mặt trái của mạng Internet Không ai có thể phủ nhận lợi ích to lớn mà internet đem đến cho con người. Tuy nhiên, internet cũng tiềm ẩn không ít nguy hại với người dùng. 5.1. Khiến con người lười vận động  Càng tiện lợi bao nhiêu thì internet lại càng khiến con người ỉ lại, lười biếng bấy nhiêu. Chính bởi hầu như thứ gì cũng có thể tìm thấy trên internet nên vô tình làm người dùng không còn hứng thú học hỏi, lười tư duy nghiên cứu. [caption id="attachment_21094" align="aligncenter" width="771"] Sự tiện lợi của internet vô tình khiến con người lười vận động[/caption] Chưa kể đến việc môi trường internet còn tiềm ẩn nguy hại với trẻ em, người dùng thiếu hiểu biết. Việc tiếp cận dễ dàng với các hình thức giải trí như game, phim ảnh, ca nhạc,.. Khiến cha mẹ khó kiểm soát con em.  Thói quen lười vận động khi ngồi máy tính, lướt điện thoại nhiều giờ liên tục ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mỗi người. Béo phì, thị lực kém,.. Cũng từ đó mà sinh ra. 5.2. Tồn tại vô số nội dung rác  Bên cạnh nội dung hữu ích đem lại giá trị cao, internet còn chứa vô số nội dung rác. Chúng sẽ dần đầu độc tâm trí người tiếp cận. Trẻ em, người thiếu hiểu biết dễ bị định hướng bởi nội dung xấu. >>> Xem thêm: Web services là gì? Cấu trúc và chức năng của web services 6. Các trình duyệt Internet phổ biến nhất Trong phần cuối cùng về chuyên mục internet là gì, FPT Cloud sẽ giới thiệu đến bạn một số trình duyệt internet phổ biến nhất hiện nay. 6.1. Trình duyệt Google Chrome Trình duyệt Google Chrome chính thức phát hành lần đầu từ năm 2008. Sau hơn một thập kỷ, đây vẫn là trình duyệt được sử dụng nhiều nhất. [caption id="attachment_21098" align="aligncenter" width="771"] Trình duyệt Google Chrome phát hành lần tiên vào năm 2008[/caption] Ưu điểm dễ nhận thấy của Google Chrome là giao diện đơn giản nhưng cực kỳ thân thiện. Cùng với đó là tốc độ duyệt web vô cùng nhanh và ổn định, tích hợp đa dạng tiện ích. Bên cạnh đó, khả năng đồng bộ hóa dữ liệu giữa nhiều thiết bị cũng là một tầng điểm cộng lớn của Google. Tuy vậy, trình duyệt này hiện vẫn ngốn RAM, thiết bị cấu hình thấp thường xuyên bị lag, tải chậm. 6.2. Trình duyệt Cốc Cốc Sau Google Chrome, Cốc Cốc nhiều năm liền giữ vị trí trình duyệt phổ biến thứ nhì sẽ Việt Nam. Giao diện của trình duyệt này gần tương tự như Google Chrome bởi cả hai đều ứng dụng mã nguồn mở Chromium. [caption id="attachment_21102" align="aligncenter" width="771"] Tiện ích phong phú tích hợp trên Cốc Cốc[/caption] Ưu điểm của Cốc Cốc nằm ở tiện ích tích hợp đa dạng, phù hợp với người dùng Việt. Mặt khác, Cốc Cốc không ngốn RAM như Chrome nên chạy tương đối mượt trên thiết bị cấu hình thấp. 6.3. Trình duyệt Mozilla Firefox Mozilla Firefox từng là đối thủ nặng ký của Chrome tại Việt Nam khi Cốc Cốc chưa ra mắt. Hiện tại, Mozilla Firefox vẫn nằm trong top những trình duyệt internet hàng đầu, sở hữu lượng tải về lớn. [caption id="attachment_21106" align="aligncenter" width="771"] Giao diện sử dụng của trình duyệt Mozilla Firefox[/caption] 6.4. Trình duyệt Safari Safari - trình duyệt dành riêng cho thiết bị chạy hệ điều hành iOS và Mac OS. Tuy rằng không thực sự phổ biến như Chrome nhưng Safari lại sở hữu tính ổn định cao, bảo mật tốt. [caption id="attachment_21110" align="aligncenter" width="771"] Safari - trình duyệt dành riêng cho thiết bị chạy hệ điều hành iOS và Mac OS[/caption] 6.5. Trình duyệt Microsoft Edge Microsoft Edge là trình duyệt thay thế cho Internet Explorer trên thiết bị chạy Windows. Giống như Google Chrome, Microsoft Edge cũng sử dụng mã nguồn mở Chromium nên phần giao diện rất dễ nhìn, tiện ích phong phú. Người dùng có thể tải về dễ dàng trên kho ứng dụng Chrome. Dù phát hành chưa lâu nhưng từng có lúc Microsoft Edge thế chỗ Mozilla Firefox trở thành trình duyệt có lượng tải về cao thứ hai, chỉ sau Google Chrome. [caption id="attachment_21114" align="aligncenter" width="771"] Microsoft Edge là trình duyệt thay thế cho Internet Explorer trên thiết bị chạy Windows[/caption] Những bài viết liên quan: Host là gì? Toàn tập kiến thức về Host từ A đến Z XMLRPC là gì? Ứng dụng & cách vô hiệu hóa XMLRPC khi cần HTTP2 là gì? Tác động của HTTP2 đến hoạt động SEO Website IP là gì? Cách xem địa chỉ IP trên PC, laptop & điện thoại Mạng internet giờ đây là một phần không thể tách rời khỏi đời sống hiện đại. Hơn 90% thông tin trên toàn cầu hiện nay đều truyền tải qua môi trường internet. Nhờ có hệ thống mạng toàn cầu, xu hướng lưu trữ và tìm kiếm thông tin của con người đã nhanh chóng thay đổi. Từ góc tổng của FPT Cloud, hy vọng bạn sẽ nắm rõ định nghĩa internet là gì!

Switch là gì? Các chức năng của switch (thiết bị chuyển mạch)

10:06 28/08/2024
Switch là gì và có vai trò như thế nào trong hệ thống mạng? Đây chắc hẳn là câu hỏi được nhiều người đưa ra. Có rất nhiều các thiết bị mạng phổ biến khác nhau được sử dụng để giúp người dùng kết nối mạng một cách hiệu quả. Trong đó, Switch là bộ chuyển mạch không thể thiếu trong hệ tầng mạng cơ sở. Để tìm hiểu rõ hơn về thiết bị này cũng như sử dụng chúng đúng cách, hãy cùng FPT Cloud tham khảo bài viết dưới đây. >>> Xem thêm: Bảng giá cho thuê máy chủ ảo tốc độ cao, giá rẻ 1. Switch là gì? Switch là thiết bị chuyển mạch trong hệ thống mạng. Chúng được sử dụng để kết nối các đoạn mạng vào với nhau theo kiểu hình sao (Star).  Theo đó, Switch chính là thiết bị trung tâm và tất cả các thiết bị khác sẽ kết nối với thiết bị này để chuyển dữ liệu. Bên cạnh đó, các thiết bị Switch hiện đại hơn có hỗ trợ công nghệ Full Duplex còn được sử dụng để mở rộng băng thông của đường truyền. [caption id="attachment_16244" align="aligncenter" width="771"] Switch là gì?[/caption] 2. Chức năng của thiết bị chuyển mạch Switch Bạn đã nắm rõ Switch là thiết bị gì rồi chứ? Để hiểu rõ hơn về thiết bị này, hãy cùng tìm hiểu xem Switch dùng để làm gì nhé. 2.1 Chuyển các khung dữ liệu Chức năng của Switch đầu tiên mà chúng ta cần phải nhắc đến đó là chúng được sử dụng để chuyển các khung dữ liệu giữa các thiết bị được kết nối với nhau. Switch sẽ đóng vai trò giống như một người cảnh sát giao thông phân luồng dữ liệu trong mạng cục bộ. Từ đó, giúp các loại dữ liệu sẽ được chuyển đến đúng nơi mà chúng phải đến, không làm tắc nghẽn hay gián đoạn. 2.2 Chia nhỏ hệ thống mạng Bạn đang phân vân không biết Switch có tác dụng gì thì chia nhỏ hệ thống mạng LAN thành các segment nhỏ hơn chính là vai trò của chúng. Thông qua các cổng kết nối của Switch, nhiều segment được nối lại với nhau một cách dễ dàng hơn. Chức năng ngày của Switch sẽ giúp tạo ra các miền đụng độ nhỏ hơn về cung cấp băng thông lớn cho người dùng. [caption id="attachment_16248" align="aligncenter" width="771"] Switch giúp chia nhỏ hệ thống mạng[/caption] 2.3 Kết nối được nhiều segment Khi hai máy tính liên kết với nhau, công dụng của Switch đó chính là nhận biết xem máy nào đang kết nối vào cổng của nó. Sau đấy, chúng sẽ thực hiện thiết lập mạng ảo giữa 2 cổng với nhau một cách tương thích nhất mà không làm ảnh hưởng đến việc lưu thông của các cổng khác. >>> Xem thêm: Cloud Server là gì? Hoạt động của hệ thống máy chủ đám mây 2.4 Xây dựng bảng và cung cấp thông tin Thêm một câu trả lời cho câu hỏi chức năng của Switch là gì nữa đó chính là thực hiện xây dựng các bảng thông tin có liên quan đến các gói và gửi chúng đến đúng địa chỉ theo yêu cầu. Tức là Switch sẽ nhận dữ liệu từ các máy tính trong hệ thống và phân tích, tạo bảng sau đó gửi đi. 3. Phân loại thiết bị chuyển mạch Switch Câu hỏi Switch là gì không còn làm khó được bạn nữa rồi. Để có thể chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình, bạn còn cần phải biết cách phân loại thiết bị. Sau đây cùng xem cách phân loại thiết bị chuyển mạch là gì nhé. 3.1 Theo tính năng Khi phân loại Switch theo tính năng, chúng ta có 2 loại đó là: Switch quản lý được:  Là dòng sản phẩm cho phép người dùng vào trong cấu hình. Mục đích của việc này là giúp thiết bị có thể hoạt động một cách linh hoạt hơn, tốt hơn và tính bảo mật cũng sẽ cao hơn. Việc quản lý Switch giúp người dùng tùy chỉnh thông số kỹ thuật sao cho phù hợp nhất với hệ thống mạng mà chúng ta đang sử dụng. Thông qua đó, chất lượng dịch vụ cũng sẽ được cải thiện một cách đáng kể.  Switch quản lý chỉ sử dụng trong mạng có dây giúp kết nối cáp Ethernet thông qua một số thiết bị. Chúng cũng sẽ có công tắc điều chỉnh để thiết bị nói chuyện được với người khác.  Switch không quản lý được: Ngược lại với Switch quản lý được, sản phẩm này không cho phép người dùng điều chỉnh cấu hình. Chúng ta chỉ mua về và sử dụng theo như đúng cấu hình đã được cài đặt sẵn. Switch này phù hợp để sử dụng cho những kết nối đơn giản trong gia đình hoặc công ty, doanh nghiệp nhỏ. [caption id="attachment_16252" align="aligncenter" width="771"] Có nhiều loại Switch khác nhau[/caption] 3.2 Theo chức năng Việc phân chia theo chức năng của Switch là gì? Đó là dựa vào chức năng chính của sản phẩm mà chúng ta sẽ có 3 loại Switch sau đây: Workgroup Switch: Là loại Switch được sử dụng để nối các máy tính lại với nhau từ đó tạo thành một mạng ngang hàng. Yêu cầu của Switch này không cần phải có tốc độ xử lý quá cao hay bộ nhớ quá lớn. Segment Switch: Được sử dụng để nối các Hub hoặc các Workgroup Switch với nhau. Điều này sẽ tạo nên liên kết ở tầng mạng thứ 2 của hệ thống. Yêu cầu của bộ Switch này đó là tốc độ xử lý phải cao. Backbone Switch: Được sử dụng để giúp kết nối các Segment Switch lại với nhau. Và yêu cầu là phải có bộ nhớ lớn cũng như tốc độ tải rất nhanh thì mới có thể chứa được tất cả các địa chỉ cho tất cả máy tính có trong hệ thống. Từ đó hoán chuyển dữ liệu một cách kịp thời giữa các mạng với nhau. 3.3 Phân loại khác Ngoài 2 cách trên, chúng ta cũng có cách phân loại Switch khác đó là:  Phân loại theo số lớp hoạt động bao gồm 3 loại là: Switch Layer 1, Switch Layer 2 và Switch Layer 3. Phân loại theo nguồn cấp gồm có: Switch có PoE, Switch không PoE. Phân theo số cổng bao gồm: Switch 4 port, Switch 8 port, Switch 12 port, Switch 16 port, Switch 24 port, Switch 48 port. Phân loại theo công nghệ: Switch Ethernet 10/100, Switch Ethernet 10/100/1000 (Switch Gigabit), Switch Ethernet POE, Switch cổng Quang. Switch phân loại theo vị trí hoạt động: Switch Công nghiệp, Core Switch, Access Switch. Phân loại theo hãng sản xuất: Switch Aptek, Switch Cisco, Switch Juniper, Switch HPE, Switch Ruijie, Switch TP-Link,… >>> Xem thêm: SWAP RAM là gì? Điều cần biết trước khi sử dụng SWAP(RAM ảo) 4. Các lợi ích của bộ chuyển mạch Switch Bạn đã biết Switch là gì và hình dung được về chức năng của chúng rồi chứ? Có thể khẳng định Switch là một thiết bị vô cùng quan trọng đối với hoạt động của hệ thống mạng máy tính. Chúng giúp cho các hoạt động của hệ thống mạng được diễn ra một cách song công. Tức là người dùng có thể vừa đọc – ghi, nghe – nói cùng một lúc trên cùng một thiết bị. Tính năng này của Switch ưu việt hơn rất nhiều so với các thiết bị khác. Nó còn không hề làm ảnh hưởng đến các kênh truyền của hệ thống mạng.  Bên cạnh đó, Switch còn có cơ chế tự kiểm tra lỗi Frame. Chính vì vậy mà chúng ta có thể giảm được tỉ lệ lỗi trong frame. Thông qua công nghệ store-and-forward, các gói tin tốt sẽ được Switch lưu lại trước khi chuyển đi. Các thiết bị Switch hoạt động chủ yếu ở tầng liên kết dữ liệu Layer 2. Mô hình này giúp lý giải một cách trừu tượng về kỹ thuật kết nối truyền thông giữa các máy vi tính với nhau cũng như giữa các thiết kế giao thức mạng. Điề này khiến cho lưu lượng truyền đi sẽ bị giới hạn ở một ngưỡng nào đó.  Đi kèm với Switch Layer 2 là các loại giao diện khác nhau của máy tính như 10Mbps, 100Mbps, 1Gbps, 10Gbps… Đương nhiên là Switch cũng sẽ hỗ trợ giao tiếp Full-duplex trên mỗi cổng của thiết bị. Ngoài ra, mỗi một Switch còn có thể tạo điều kiện để giúp người dùng mở rộng mạng cũng như kết nối với phần còn lại của mạng thông qua cổng Uplink tốc độ cao. Switch có thể kết nối với các thiết bị chuyển mạch Switch Layer 2 khác hoặc các Switch Layer 3 định tuyến.  Như vậy là Switch hoạt động giống một bộ điều khiển trung tâm. Chúng sẽ cho phép tất cả các thiết bị trong hệ thống mạng kết nối với nhau một cách hiệu quả. Thông qua hệ thống, thông tin sẽ được chia sẻ, các nguồn lực được phân bổ một cách hợp lý. Từ đó giúp tăng năng suất làm việc của người dùng và giúp tiết kiệm tiền cho các đơn vị sử dụng. [caption id="attachment_16256" align="aligncenter" width="771"] Lợi ích Switch mang đến cho người dùng là rất lớn[/caption] 5. So sánh giữa thiết bị chuyển mạch Switch, Hub và Router Như chúng ta đã biết, việc xây dựng hệ thống mạng không chỉ có Switch để giúp kết nối mà còn có Hub và Router. Ngay bây giờ, hãy cùng so sánh xem Hub, Router khác Switch là gì và thiết bị nào nổi bật hơn nhé. Nội dung Hub Switch Router Lớp Lớp vật lý Lớp liên kết dữ liệu Lớp mạng Chức năng Sử dụng để kết nối 1 mạng máy tính cá nhân với nhau thông qua một trung tâm Hub. Cho phép kết nối với nhiều thiết bị với nhau, tiến hành quản lý cổng, quản lý bảo mật cài đặt Vlan. Dữ liệu trực tiếp trong mạng, kết nối 2 mạng khác nhau. Biểu mẫu truyền dữ liệu Tín hiệu điện hoặc bit. Khung và gói. Gói Cổng 4/12 cổng. Đa cổng từ 4 đến 48 cổng. Cổng 2/4/5/8 Kiểu truyền tải Khung ngập, unicast, multicast hoặc phát sóng. Unicast hoặc multicast tùy vào nhu cầu. ở mức phát sóng ban đầu, sau đó là unicast và multicast. Loại thiết bị Thiết bị không thông minh. Thiết bị thông minh Thiết bị thông minh. Được sử dụng trong LAN, MAN, WAN. Mạng LAN. Mạng LAN. LAN, MAN, WAN. Chế độ truyền Chỉ có thể truyền thông tin 1:1 thiết bị với nhau trong cùng 1 thời điểm. Mọi thiết bị được kết nối với Switch sẽ đầu có thể gửi dữ liệu với nhau trong cùng một thời điểm. Tương tự như Switch, nhiều thiết bị có thể được kết nối với nhau. Tốc độ 10Mb/ giây 10Mb, 100Mbps, 1Gbps 1-100Mbps (không dây).100Mbps- 1Gbps ( có dây). Địa chỉ sử dụng để truyền dữ liệu. Địa chỉ MAC Địa chỉ MAC Địa chỉ IP Lưu trữ địa chỉ Không lưu trữ bất kỳ địa chỉ MAC nào của một nút trong mạng. Lưu trữ địa chỉ IP và địa chỉ MAC của các nút được sử dụng trong mạng. Router lưu trữ địa chỉ IP vfa MAC của các nút được sử dụng trong mạng. Những bài viết liên quan: Tìm hiểu chi tiết về OTP là gì | Ứng dụng của OTP ngày nay Máy ảo là gì? 4 Phần mềm máy ảo miễn phí tốt nhất hiện nay Cloudflare là gì? Hướng dẫn sử dụng Cloudflare từ A – Z Accesstrade là gì? Cách đăng ký, kiếm tiền với Accesstrade 2024 Trên đây là những thông tin có liên quan đến Switch là gì. Không chỉ những người chuyên về công nghệ mới cần tìm hiểu mà tất cả người dùng mạng internet đều cần biết về thiết bị này để từ đó có được sự lựa chọn chính xác nhất cho mình. Nếu quý khách có nhu cầu thuê cloud server máy chủ ảo đừng bỏ lỡ thông tin bảng giá cho thuê máy chủ ảo mới nhất của FPT Cloud nhé.

Partition là gì? Tìm hiểu về các phân vùng Partition từ A-Z

14:18 23/08/2024
Partition là gì? Partition được hiểu như thế nào là đúng? Đây là quả thực là  những câu hỏi được thắc mắc nhiều nhất của không ít người dùng công nghệ hiện nay. Thấu hiểu được điều đó, FPT Cloud sẽ trực tiếp giải đáp kỹ càng và làm sáng tỏ vấn đề ngay bây giờ. Nếu bạn quan tâm, hãy cùng bỏ túi cho mình để có được thông tin hữu ích nhất.  >>> Xem thêm: Bảng giá cho thuê Cloud Server (máy chủ ảo) - FPT Cloud 1. Partition là gì? Partition chính là phân vùng ổ cứng máy tính. Đây là khái niệm về một phần của ổ cứng được ngăn cách so với các phân đoạn khác. Phân vùng hay là một khối không gian trên ổ đĩa mà Windows quản lý. Một ổ đĩa đơn có thể bao gồm một hoặc nhiều phân vùng. Trong đó mỗi ổ dĩa đều mang một ký tự ổ đĩa riêng biệt.  Trong Windows, Partition ổ cứng hầu hết sẽ được tiến hành thông qua các công cụ Quản lý đĩa – Disk Management. Quản lý Partition nâng cấp sẽ thực hiện mở rộng, thu hẹp phân vùng. Hoặc thực hiện nối các phân vùng,…Mặc dù không thể thực hiện ở Windows nhưng lại có thể thực hiện nhờ vào phần mềm quản lý Partition đặc biệt. [caption id="attachment_19268" align="aligncenter" width="711"] Partition là gì bạn có thể hiểu là phân vùng ổ cứng máy tính[/caption] >>> Xem thêm: Yandex là gì? Cách sử dụng khi làm việc với Yandex Mail hiệu quả 2. Vì sao nên phân chia ổ đĩa thành Partition? Trên thực tế việc phân chia ổ đĩa cứng thành nhiều Partition cực kỳ hữu ích đấy bạn nhé. Điều này đã được rất nhiều chuyên gia nhận định và đánh giá cụ thể. Trong đó một số lý do đáng chú ý điển hình như sau: 2.1 Hỗ trợ cung cấp ổ đĩa có sẵn cho một hệ điều hành Một trong những lý do nên phân chia ổ đĩa thành Partiton chính là có thể cung cấp ổ đĩa sẵn cho hệ điều hành.  Ví dụ khi bạn tiến hành cài đặt 1 hệ điều hành là Window còn một phần quy trình sẽ là xác định Partition trên ổ cứng. Partition này mục đích là xác định một khu vực của ổ cứng mà hệ điều hành có thể sử dụng. Hệ quả là để cài đặt tất cả các tệp, từ thư mục gốc trở xuống. Trong các hệ điều hành Windows thì Partition thường được gán bằng ký tự ổ đĩa là C. Ngoài ổ C thì Windows còn thường tự động xây dựng những Partition khác trong quá trình cài đặt. [caption id="attachment_19272" align="aligncenter" width="771"] Partition thực tế rất hữu ích một khi sử dụng[/caption] 2.2 Cải thiện các sai phạm hệ thống Rất cần thiết để chạy nhiều hơn một hệ điều hành khi có nhiều hơn một Partition. Bởi vì các hệ điều hành sẽ xem Partition là những ổ riêng biệt. Điều này giúp giảm thiểu các vấn đề phát sinh với nhau. Nhiều Partition đồng nghĩa với việc bạn có thể tránh phải cài đặt nhiều ổ cứng. 2.3 Giúp cài đặt nhiều hệ điều hành trên cùng một ổ cứng Lý do nên sử dụng Partition là gì? Đáp án tiếp theo là có thể hỗ trợ cài đặt được nhiều hệ điều hành trên cùng một ổ cứng. Partition cho phép bạn chọn bất kỳ cái nào mà bạn muốn bắt đầu khởi động kép. Bạn có thể chạy Windows, Linux hay Windows 10 và Windows7. Thậm chí bạn cũng có thể khởi chạy 3 đến 4 hệ điều hành khác nhau.  2.4 Giúp quản lý tập tin Partition cũng có thể được tạo nên để hỗ trợ quản lý tập tin. Mặc dù các Partition khác nhau cùng tồn tại ở trong 1 ổ đĩa vật lý nhưng sẽ rất hữu ích nếu có một Partition tạo ra chỉ dành cho video, hình ảnh, phần mềm tải xuống,…Điều này sẽ tiện lợi hơn thay vì lưu trong các thư mục riêng biệt trong cùng một phân vùng.  Công dụng này nhìn chung hiện nay ít có độ phổ biến hơn nhờ các tính năng quản lý người dùng tốt trong Windows. Thế nhưng nhiều Partition cũng có thể được dùng để hỗ trợ người dùng chia sẻ máy tính. Nhất là khi muốn tách các tệp để chia sẻ cùng nhau.  [caption id="attachment_19276" align="aligncenter" width="711"] Partition giúp quản lý tập tin tốt[/caption] 2.5 Hỗ trợ tách các tệp điều hành khỏi dữ liệu cá nhân Một lý do tương đối phổ biến mà bạn có thể tạo Partition là tách các tệp hệ điều hành rời khởi dữ liệu cá nhân. Với tệp cá nhân có giá trị của bạn trên cùng một ổ đĩa việc tách như vậy rất thuận lợi. Bạn có thể cài đặt lại Windows sau một sự có lớn với tính an toàn cao.  3. Phân loại Partition Partition trên thực tế được chia làm 3 loại phân vùng chính. Bao gồm phân vùng chính, phân vùng mở rộng và phân vùng logic. Mỗi loại mang tới những ưu thế riêng biệt hỗ trợ người dùng tối đa. Chi tiết các loại Partition là: 3.1 Primary và Active Phân vùng chính Partition là gì? Loại phân vùng này có tên tiếng Anh là Primary. Đây là khu vực có thể cài đặt hệ điều hành. Mỗi đĩa cứng MBR hoàn toàn có thể chứa được nhiều nhất tới 4 phân vùng chính. Một phân vùng Active – phân vùng hoạt động phải nằm trên phân vùng Primary.  Theo như được biết bất kỳ 1 trong 4 phân vùng chính đều có thể đặt làm phân vùng Active. Bởi vì bản chất hoàn toàn có thể có 4 phân vùng chính với 4 hệ điều hành khác nhau được cài đặt. Một trong các phân vùng đánh dấu là Active sẽ được dùng để khởi động ban đầu. Phân vùng Active sẽ chứa toàn bộ tải khởi động để tải hệ điều hành từ đĩa. Trong đó chẳng hạn như Ntldr hay bootmgr.  Nếu chỉ một hệ thống cài đặt trên vùng đĩa cứng thì nó sẽ tự động được khởi động. Nếu có nhiều hơn một phân vùng hệ thống vậy thì người dùng có thể đặt phân vùng hệ thống làm nhiệm vụ phân vùng hoạt động.  [caption id="attachment_19282" align="aligncenter" width="771"] Partition có thể được chia làm 3 loại chính[/caption] 3.2 Extended và Logical Phân vùng Extended Partition là gì? Đây chính là phân vùng mở rộng còn phân vùng Logical là phân vùng logic. Bản chất chỉ có thể tạo được nhiều nhất 4 phân vùng chính nên cần phải dùng tới phân vùng mở rộng để phá vỡ giới hạn 4 phân vùng. Trong phân vùng mở rộng bạn hoàn toàn có thể tạo nên những phân vùng Logic không giới hạn.  Đặc biệt bạn có thể lưu trữ dữ liệu ở các phân vùng logic tương tự như phân vùng chính. Tuy nhiên phân vùng mở rộng không được sử dụng để lưu trữ các dữ liệu. Bởi vì phân vùng mở rộng có nhiệm vụ chứa các phân vùng Logic. Đồng thời chỉ có thể có duy nhất 1 phân vùng mở rộng trên một đĩa.  Thông thường một ổ cứng HDD chỉ có thể chứa khoảng một phân vùng mở rộng. Thế nhưng phân vùng mở rộng lại có thể cắt nhỏ được thành nhiều phân vùng Logic. Hệ thống DOS/Windows hoàn toàn có thể gán một ký tự sau đó ở ổ đĩa duy nhất cho mỗi phân vùng logic.  Trên đĩa MBR lại chỉ có thể có nhiều nhất 4 phân vùng chính hoặc ít hơn 4 phân vùng chính + 1 phân vùng mở rộng. Trên đĩa GPT thì không có khái niệm Primary hay logic vậy nên giới hạn phân vùng không tồn tại.  [caption id="attachment_19286" align="aligncenter" width="771"] Phân vùng Extended[/caption] >>> Xem thêm: CRM là gì? Quy trình triển khai hệ thống CRM chi tiết nhất 4. Cách phân vùng ổ cứng trên Windows Phân vùng ổ cứng thực tế là một khối không trung ở ổ đĩa mà Windows quản trị riêng biệt. Mỗi ổ đĩa đơn có thể gồm một hay nhiều phân vùng khác nhau. Nếu một trong các phân vùng bị hỏng thì không có nghĩa là các phân vùng còn lại cũng như thế. Trong đó phân vùng ổ cứng trên Windows được thực hiện như sau: 4.1 Xác định Disk Management Windows sẽ có một công cụ được gắn vào sẵn gọi là Disk Management. Công cụ giúp bạn quản lý các phân vùng trên từng ổ cứng dễ dàng và đơn giản hóa việc chia hay gộp phân vùng lại.  Vậy để thăm dò Disk Management bước đầu bạn nhấn tổ hợp Windows + R. Hộp thoại Run xuất hiện bạn nhập diskmgmt.msc rồi click chọn OK. Bạn cũng có thể click chuột phải vào My Computer sau đó chọn Manage và click vào Disk Management. Các cách này sẽ giúp bạn mở ra Disk Management hiệu quả. [caption id="attachment_19290" align="aligncenter" width="771"] Disk Management[/caption] Phần trên cùng cửa sổ sẽ cho bạn thấy các phân vùng hiện có mà Windows gọi là Volume. Phần bên dưới cùng sẽ thay mặt cho dữ liệu một phương pháp trực quan. Mỗi ô đĩa vật lý có hàng và những phân vùng riêng được hiển thị như các khối riêng biệt.  Ví dụ như hình trên bạn sẽ thấy Disk 0 có dung tích đạt 298.09GB. Đây chính là ổ cứng 320GB nhưng vì phương pháp lưu trữ vận động nên bạn sẽ không sử dụng được hết dung tích. Phân vùng ổ đĩa trên được hiển thị: EFI System Partition: Đây là một trong số phân vùng được đề cập trước đó mà không có kí tự ổ đĩa nhưng lại rất quan trọng. Nơi đây chứa các tập tin thiết yếu để khởi động Windows và các file không được xóa. Page Tệp tin, Primary Partition: Đây là phân vùng chính trên ổ đĩa đĩa chỉ chứa Windows. Logica Drive: Phân vùng gồm những dữ liệu của bạn Recovery Partition: Phân cùng sẽ giúp bạn khôi phục hệ thống nếu như phân vùng chính bị hỏng. 4.2 Triển khai Disk Management Nhìn chung thao tác triển khai Disk Management khá đơn giản bạn nhé. Tuy nhiên điều quan trọng mà bạn cần nắm rõ là hiểu được từng công dụng của nó. Như vậy một khi thực hiện bạn sẽ không vô tình xóa đi các dữ liệu trong hệ thống. Đặc biệt bạn hãy cân nhắc việc tạo bản sao lưu ổ đĩa trước khi tiếp tục. 4.3 Điều chỉnh kích thước một phân vùng Trước khi bắt đầu tạo một phân vùng mới bạn cần xây dựng cho mình một không gian trống. Cách thực hiện là bạn áp dụng phương pháp căn sửa kích thước Volume hiện có. Để làm được điều này bạn chỉ cần click chuột phải vào một phân vùng. Sau đó các tùy chọn xuất hiện bạn click vào Shrink Volume. Lưu ý bạn chỉ có thể sử dụng lựa chọn này nếu bạn còn không trung trống ở ổ cứng.  Tiếp đến bạn nhập một con số kích thước vào phần Enter the amount of space shrink in MB. Ví dụ nếu muốn thu bé lại một phân vùng 100 GB thành 50GB bạn nhập giá trị 50000 là MB (1GB = 1000MB). Sau đó bạn click vào Shrink. Trong trường hợp bạn muốn tăng kích thước phân vùng vậy làm cách nào? Bạn chỉ cần bấm chuột phải vào phân vùng đó rồi chọn Extend là được. Ở đây bạn hãy nhập kích thước mà mình cần. Bắt buộc phải có phân vùng rỗng để có thể gộp dung tích và phân vùng muốn tăng kích thước.  [caption id="attachment_19294" align="aligncenter" width="771"] Thay đổi kích thước phân vùng[/caption] 4.4 Xóa một phân vùng Bạn hoàn toàn có thể giải phóng không gian bằng cách xóa một phân vùng hiện có. Tuy nhiên bạn cần phải thận trọng khi áp dụng vì thao tác này có thể sẽ xóa tất cả các dữ liệu trên phân vùng của bạn. Thậm chí là dữ liệu sẽ biến mất mãi mãi. Vậy nên bạn hãy sao lưu toàn bộ các dữ liệu quan trọng vào các phân vùng khác trước khi thực hiện.  [caption id="attachment_19298" align="aligncenter" width="771"] Xóa phân vùng[/caption] Cách thức xóa ổ đĩa phân vùng này không quá phức tạp một khi thực hiện. Tại cửa sổ Disk Management bạn chỉ cần click chuột phải vào ổ phân vùng mà bạn muốn xóa. Sau đó các tùy chọn hiển thị bạn bấm chọn “Delete Volume” trong menu xổ xuống. Một khi xuất hiện thông báo bạn bấm nút Yes trong hộp thoại xác minh để bắt đầu quá trình xóa phân vùng được chọn.  4.5 Tạo phân vùng mới Partition là gì bạn đã biết. Tuy nhiên làm thế nào để tạo một phân vùng mới? Để tạo phân vùng trước hết bạn phải chứa một không gian trống trong ổ đĩa trước đó. Vậy để tạo phân vùng bạn hãy click vào hình biểu tượng tạo phân vùng và nhấn chọn New Simple Volume. Một cửa sổ mới hình thành và chỉ dẫn bạn quy trình tạo phân vùng.  Bạn nhấp chọn “Next”. Trong Simple Volume size in MB bạn nhập giá cả dung tích mà bạn muốn tạo cho phân vùng, nên nhớ 1000MB = 1GB. [caption id="attachment_19302" align="aligncenter" width="771"] Tạo phân vùng mới[/caption] Tiếp đó bạn chọn Next. Ở đây bạn cũng có thể gán ký tự ổ đĩa hoặc đường dẫn. Sau đó bạn chọn “Assign the following drive letter” nhưng bạn có thể dùng menu thả xuống chọn ký tự khác. Một khi hoàn thành bạn chọn “Next”. Trên màn hình lúc này bạn cũng có thể chọn định dạng phân vùng. Bạn có thể nhẹ nhàng căn sửa tên Volume bằng trường Volume Label. Tuy nhiên bạn cũng có thể để dạng mặc định và chọn Next. Màn hình cuối sẽ tóm tắt toàn bộ những lựa chọn của bạn, lúc này bạn chọn Back nếu bạn muốn căn chỉnh gì thêm nhưng nếu không bạn chọn Finish để kết thúc.  Những bài viết liên quan: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Top 9 hệ quản trị csdl phổ biến CentOS là gì? Hướng dẫn cài đặt hệ điều hành CentOS hiệu quả Kafka là gì? Giới thiệu tổng quan về Kafka chi tiết từ A – Z PostgreSQL là gì? Tìm hiểu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu PostgreSQL Vậy chi tiết thắc mắc Partition là gì ắt hẳn bạn đã có được đáp án cho mình rồi nhỉ. Hy vọng rằng qua đó, bạn sẽ bỏ túi được cho mình những thông tin bổ ích. Ngoài ra nếu bạn còn cần giải đáp gì thêm hãy comment để FPT Cloud làm sáng tỏ giúp bạn.

Certificate Authority là gì? Vai trò & Quy trình đăng ký SSL với CA

10:53 23/08/2024
Certificate Authority giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn minh bạch cho Internet. Đối với các Website nó vô cùng cần thiết, giúp phòng tránh Hacker đánh cấp dữ liệu. Vậy cụ thể CA Certificate Authority là gì? Mời bạn cùng FPT Cloud tìm hiểu toàn bộ thông tin hữu ích dưới đây. >>> Xem thêm: Cloud Compute là gì? Phân loại, cách thức hoạt động chi tiết 1. Certificate Authority là gì? Certificate Authority hay CA là một tổ chức phát hành chứng thực các loại chứng chỉ số kỹ thuật. Ví dụ như: Địa chỉ Email, tên miền, doanh nghiệp, cá nhân,... Certificate Authority đóng vai trò quan trọng trong quá trình Internet hoạt động và giao dịch. Chúng giúp Website doanh nghiệp luôn đảm bảo tính minh bạch, đáng tin cậy trên mạng. Hàng năm CA phát hành rất nhiều chứng chỉ số để bảo vệ thông tin, mã hóa các giao dịch. Các đơn vị CA có thể là những nhà cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền, thuê Hosting… Họ đóng vai trò là bên thứ ba đảm bảo an toàn cho quá trình trao đổi thông tin. [caption id="attachment_26862" align="aligncenter" width="800"] Certificate Authority là cơ quan đáng tin cậy cung cấp chứng chỉ SSL[/caption] 2. Vai trò của CA là gì? Vai trò của CA chính là cấp chứng chỉ SSL cho các thực thể muốn xuất bản nội dung trên Web. Hiện nay có ba cấp độ SSL tương ứng với mức độ tin cậy khác nhau. Cụ thể bao gồm: Chứng chỉ xác thực tên miền - Domain Validated, xác thực tổ chức - Organization Validated, xác thực mở rộng - Extended Validation. SSL có mức độ tin cậy càng cao, cơ quan Certificate Authority càng khắt khe hơn trong việc chứng nhận. Chi tiết như sau: Đối với chứng chỉ SSL xác thực tên miền: CA chỉ xác minh quyền sở hữu Domain và cấp chứng chỉ.  Trường hợp chứng chỉ xác thực tổ chức OV và xác thực mở rộng EV:  Cơ quan cấp SSL sẽ xác minh các tài liệu đăng ký kinh doanh từ nguồn chính phủ và cả nguồn khác.  Quá trình kiểm tra vô cùng nghiêm ngặt, sẽ mất khoảng 3-5 ngày làm việc. Bên cạnh SSL, CA còn cấp các loại chứng chỉ kỹ thuật số khác như: Chứng chỉ chữ ký Code được sử dụng bởi nhà phát triển phần mềm và lập trình viên. Mục đích để ký vào phần mềm họ phân phối. Chứng chỉ Email đảm bảo an toàn khi truy cập tập tin đính kèm. Chứng chỉ người dùng hoặc khách hàng còn được gọi là chữ ký số. Trong ngành an ninh mạng, thủ tục kiểm tra chứng chỉ số được xem là quan trọng nhất. Vì vậy, Certificate Authority phải đảm bảo SSL được cấp hợp pháp, không nhầm, sai cho tổ chức nào cả. [caption id="attachment_26868" align="aligncenter" width="800"] Vai trò chính của CA là cấp chứng chỉ số SSL cho các Website[/caption] >>> Xem thêm: CentOS là gì? Hướng dẫn cài đặt hệ điều hành CentOS hiệu quả 3. Điều cần lưu ý khi chọn CA Certificate Việc lựa chọn cơ quan cấp chứng chỉ số phù hợp cho các Website là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy bạn cần lưu ý, quan tâm một số vấn đề sau trước khi đưa ra quyết định:  Điều lưu ý Chi tiết ✅Ưu tiên CA uy tín Người dùng lưu ý cần ưu tiên lựa chọn SSL từ những nhà cung cấp chứng chỉ số SSL danh tiếng. Các đơn vị này  thường sẽ có mức giá không rẻ. Đơn giản bởi họ có giá trị thương hiệu cũng như đảm bảo chất lượng các gói SSL. ✅Lịch sử phát triển Việc đảm bảo mức độ chính xác của thông tin trong chứng thực số là điều khó thực hiện. Đặc biệt là khi phần lớn các giao dịch được thông qua bằng đường điện tử. Do đó, các CA thương mại cần có kinh nghiệm cao để phối hợp nhiều biện pháp kiểm tra thông tin. Chẳng hạn như: Các thông tin hành chính chính phủ, cơ sở dữ liệu của bên thứ ba, hệ thống thanh toán,...Chính vì yếu tố trên bạn cần lựa chọn hợp tác với những cơ quan CA có bề dày lịch sử phát triển. Đồng nghĩa họ có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm làm việc hơn.  ✅Độ phổ biến Bên cạnh lịch sử, độ phổ biến của một Certificate Authority cũng rất quan trọng. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin các CA trên Internet hay nhóm cộng đồng. Mục đích để tham khảo chất lượng và độ phủ sóng của các đơn vị đó thông qua người từng sử dụng. ✅Đội ngũ nhân viên Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp Certificate Authority cũ lẫn mới. Tuy nhiên, họ khác nhau ở tính chuyên nghiệp và trình độ nhân viên. Quá trình xác thực chứng chỉ số diễn ra rất nghiêm ngặt nhưng đôi khi vẫn gặp vài rủi ro. Một đơn vị CA Certificate uy tín sẽ đảm bảo xử lý các sự cố SSL trên trong thời gian ngắn nhất.Vì thế, lời khuyên tốt nhất dành cho bạn là nên đăng ký CA ở các nhà cung cấp trong nước. Đối với các nhà cung cấp nước ngoài, khi vấn đề xảy ra sẽ gặp trở ngại trong việc trao đổi thông tin. Cụ thể về: Múi giờ làm việc, sự khác biệt ngôn ngữ,… quá trình xử lý mất nhiều thời gian. ✅Biện pháp bảo mật Certificate Authority bảo đảm tính bảo mật cho rất nhiều Website. Do đó không thể để Hacker chiếm quyền kiểm soát, thay đổi cơ sở dữ liệu của CA đó.Trên lý thuyết, các đơn vị này đều trải qua các cuộc kiểm tra nghiêm ngặt và độ an toàn như nhau. Nhưng thực tế vẫn có sự chênh lệch về khả năng cung cấp các biện pháp bảo vệ cơ sở dữ liệu. Vì vậy trước khi lựa chọn Certificate Authority bạn nên cân nhắc đến vấn đề này. 4. Đăng ký SSL ở đâu? Doanh nghiệp nhận thấy tầm quan trọng của chứng chỉ số đối với các trang Web. Do đó sắp tới bạn có ý định mua SSL, hãy tham khảo những nhà cung cấp sau:  Đơn vị đăng ký SSL Chi tiết ✅SSL.com SSL.com được thành lập từ năm 2002 và phát triển sử dụng ở hơn 120 quốc gia bởi các tổ chức, chính phủ. Đơn vị cung cấp các chứng chỉ số cho mọi nhu cầu như chứng chỉ máy chủ, Email, tên miền… ✅Comodo Comodo SSL là công ty con của Section chuyên về các giải pháp bảo mật Web kỹ thuật số. Đơn vị hiện cũng là cơ quan cấp chứng chỉ thương mại lớn nhất với hơn 100 triệu chứng chỉ SSL. Tại đây, bạn có thể tìm thấy các chứng chỉ như DV, DV Multi-Domain, OV, EV,… ✅Godaddy Godaddy là nhà cung cấp tên miền và Hosting rất nổi tiếng. Hiện nay, đơn vị đã và đang vận hành nền tảng điện toán đám mây lớn nhất thế giới. Quy mô khách hàng của họ lên đến hơn 19 triệu khách hàng và 78 triệu tên miền. Lợi ích GoDaddy mang đến cho bạn chính là quyền truy cập vào hệ thống hỗ trợ 24/7 rất ổn định. ✅Namecheap Namecheap cũng rất nổi tiếng trong lĩnh vực cung cấp tên miền, Hosting cùng các gói dịch vụ đi kèm. Đơn vị này được đánh giá cao ở chứng chỉ bảo mật SSL với mức giá vô cùng hợp lý. Sau gần 2 thập kỷ, Namecheap hiện tại sở hữu hơn 10 triệu Domain được đăng ký. ✅DigiCert DigiCert được thành lập khá lâu từ năm 2003  và nhận nhiều sự tin tưởng tuyệt đối từ các “ông lớn” trong giới IT. Cụ thể như: Yahoo, Facebook, Microsoft, AT & T, Amazon, Wikipedia, NASA và Core Logic…Đơn vị  là một trong những nhà cung cấp chứng chỉ số đa dạng nhất lên đến 2048 bit với mức giá phù hợp.Khi hợp tác cùng DigiCert, bạn có thể lựa chọn bất kì chứng chỉ nào theo nhu cầu sử dụng. Cụ thể với các cấp độ từ Basic, Business đến Pro… Vì vậy, mọi người có thể tham khảo để lựa chọn. ✅RapidSSL RapidSSL là đơn vị Certificate Authority hướng đến giải pháp cài đặt bảo mật SSL nhanh chóng. Bạn không cần phải bỏ tiền thêm để mua tên miền, Hosting hay các dịch vụ. Khi hợp tác với đơn vị, quy trình cấp chứng chỉ SSL sẽ được đưa vào thực hiện nhanh chóng, dễ dàng. >>> Xem thêm: CDN là gì? Tìm hiểu về hệ thống CDN từ A đến Z 5. Quy trình đăng ký SSL với CA Hiện nay các Website muốn đăng ký chứng chỉ SSL có thể thực hiện khá dễ dàng. Đơn giản vì một số nhà cung cấp tên miền, Hosting,... có bán kèm gói dịch vụ chứng chỉ số. Trong trường hợp bạn chọn dịch vụ SSL từ nhà cung cấp khác hãy tham khảo quy trình làm việc dưới đây: Bước 1: Tạo CSR - Certificate Signing Request trên máy chủ hoặc các Control Panel Hosting với Domain cần đăng ký. Bước 2: Thực hiện nhập CSR theo hướng dẫn trong Email nhận về. Bước 3: Tùy theo từng loại SSL, Certificate Authority sẽ gửi thư xác nhận đến Email chủ sở hữu tên miền hoặc Email tên miền. Bước 4: Hoàn tất chứng thực tên miền, kiểm tra hộp thư điện tử để nhận thông tin chứng chỉ từ đơn vị Certificate Authority. Bước 5: Bạn kiểm tra chứng chỉ SSL bằng cách truy cập địa chỉ Domain trên trình duyệt. Lúc này bạn có thể vào Web với địa chỉ yourdomain.com và thấy một biểu tượng ổ khóa ngay phía trước. Tầm quan trọng  của CA đã được chứng minh trong những năm gần đây. Những đơn vị này hoạt động để cung cấp các chứng chỉ số giúp Website an toàn bảo mật, nâng cao uy tín. [caption id="attachment_26876" align="aligncenter" width="800"] Các đơn vị CA hiện có rất nhiều trên thị trường để bạn lựa chọn hợp tác[/caption] Những bài viết liên quan: Cache là gì? Hướng dẫn cách xóa bộ nhớ Cache chi tiết Hướng dẫn trỏ tên miền về Blogger và khắc phục lỗi phát sinh Clienttransferprohibited là gì? Tìm hiểu cách xử lý trạng thái tên miền AppServ là gì? Trọn bộ hướng dẫn cài đặt và cách sử dụng trên Windows Hy vọng rằng những chia sẻ từ FPT Cloud về Certificate Authority (CA) đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm, vai trò, và tầm quan trọng của các tổ chức cấp chứng chỉ số. Với những thông tin hữu ích này, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn được một đơn vị cấp SSL uy tín và phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

CentOS là gì? Hướng dẫn cài đặt hệ điều hành CentOS hiệu quả

14:59 20/08/2024
CentOS là gì? Bạn sẽ có câu trả lời cụ thể thông qua kiến thức được FPT Cloud chia sẻ dưới đây. Cách giải thích dễ hiểu với cả những người không thuộc lĩnh vực công nghệ. Trong phần mở đầu, bạn đọc hình dung rõ nét về khái niệm, quá trình hình thành,... Tiếp theo chính là hướng dẫn sử dụng và cài đặt CentOS. Ngoài ra, quý bạn đọc còn có đánh giá khách quan hơn qua mục so sánh và giải đáp thắc mắc. >>> Xem thêm: Dịch vụ cho thuê VPS tốc độ cao giá rẻ, uy tín tại FPT Cloud 1. Điều cần nắm rõ về hệ điều hành CentOS Không để bạn phải chờ đợi lâu hơn, lời giải đáp CentOS là gì sẽ có ngay sau đây. Ngoài khái niệm, thông tin cung cấp còn hướng đến quá trình phát triển cùng các phiên bản cải tiến. Qua đó, bạn dễ dàng đánh giá tiềm năng và lợi ích đem lại. 1.1 CentOS là gì? Để giải thích ngắn gọn CentOS là gì, đây chính là hệ điều hành miễn phí. Cơ sở hình thành và phát triển dựa trên mã nguồn mở Linux. Mục đích sử dụng cho xây dựng nền tảng hệ thống máy chủ dành cho doanh nghiệp. Đây cũng là cách để duy trì khả năng tương thích nhị phân với Red Hat Enterprise Linux(RHEL). Bên cạnh đó, Cent OS cung cấp môi trường hoàn hảo để thực hiện công việc liên quan đến lập trình. [caption id="attachment_26754" align="aligncenter" width="800"] CentOS là hệ điều hành miễn phí với các tính năng cao cấp[/caption] 1.2 Các phiên bản CentOS Bạn sẽ hiểu hơn về quá trình hình thành, phát triển khi nắm được các phiên bản CentOS là gì. Tổng quan chung, version đã đánh số và chia làm hai phần: Phiên bản chính. Phiên bản nhỏ. Tương ứng với đó là những lần cập nhật của RHEL. Ví dụ như CentOS 4.4 được tạo ra từ RHEL 4, update 4. Kể từ CentOS 7.0, các phiên bản cập nhật sẽ bổ sung thêm một dãy số cho biết ngày tháng phát hành. Chẳng hạn, CentOS 7.0-1406 nghĩa là đã ra mắt vào tháng 6/2014. Cập nhật mới nhất đến thời điểm hiện tại là version 7.4, phát hành ngày 13/9/2017. 1.3 CentOS thích hợp với ai? Như trong phần giải thích CentOS là gì, bạn đã phần nào đoán được đối tượng thích hợp để sử dụng. Hệ điều hành tuyệt vời này dành cho máy chủ Linux nâng cao. Những ai đang muốn tìm kiếm giải pháp miễn phí, thay thế RHEL cũng nên sử dụng. Mục đích hướng đến khi sử dụng CentOS là gì? Đó chính là phát triển máy chủ hoàn thiện hơn. Vì thế, công dụng sẽ phát huy khi áp dụng trong học tập, thực hiện nhiệm vụ lập trình mạng. [caption id="attachment_26758" align="aligncenter" width="800"] CentOS là sự lựa chọn hàng đầu dành cho người thường xuyên lập trình[/caption] >>> Xem thêm: CDN là gì? Tìm hiểu về hệ thống CDN từ A đến Z 2. Một số lệnh CentOS cơ bản Trong quá trình làm quen với hệ điều hành, bạn cần nắm vững các lệnh trong CentOS là gì. Hãy tham khảo thông qua liệt kê dưới đây để tiếp cận nhanh chóng, dễ dàng. ls: Liệt kê các nội dung trong thư mục. cd: Thay đổi hoặc điều hướng folder đến vị trí khác so với thư mục hiện tại. mv: Di chuyển file từ một thư mục đến vị trí khác hoặc dùng để đổi tên. man: Lấy hướng dẫn sử dụng về bất kỳ lệnh nào khác trong hệ điều hành. mkdir: Sử dụng để tạo thư mục mới và cả thư mục con. rmdir: Xóa thư mục. Việc thêm rf có tác dụng loại bỏ đệ quy các file và thư mục trong folder được đề cập. touch: Tạo một file trống. rm: Có tác dụng giống như rmdir nhưng để xóa các file thay vì thư mục. locate: Giúp xác định vị trí một file trong toàn bộ lưu trữ. sudo yum update: Update tất cả các gói đã cài đặt. sudo yum install <package name>: Cài đặt gói được đề xuất. Bạn có thể viết tập hợp các lệnh theo một chuỗi các nhiệm vụ. Thao tác thực hiện trong file có phần mở rộng .sh. Tất cả thực thi bằng cách sử dụng lệnh sh <filename> .sh. 3. Thế mạnh của CentOS Để hiểu rõ hơn CentOS là gì, người dùng nên đi sâu vào các ưu điểm. Hệ điều hành đang thuộc top những bản phân phối Linux rộng rãi trên thế giới. Đặc biệt, giới IT đánh giá cao với thế mạnh sau: Hệ điều hành CentOS tích hợp 95% tính năng có trong Red Hat Enterprise Linux bản thương mại. Tất cả đều sẵn sàng phục vụ bạn miễn phí. CentOS là môi trường hoàn hảo để lập trình vì có tính tương đồng với RHEL. Khả năng vận hành tốt, trơn tru trên các mainframe, đặc biệt là GUI, KDE, GNOME,… Khi tìm hiểu phiên bản mới nhất của CentOS là gì, bạn sẽ thấy cập nhật hữu ích. Trong đó không thể bỏ qua công nghệ giám sát, ảo hóa như Docker, oVirt, Xen,… Khi sử dụng dễ nhận ra đây là môi trường giống như desktop. Bạn sử dụng đơn giản, tùy chỉnh với sự hỗ trợ của cộng đồng mạng và Red Hat. Tính ổn định cao, đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hệ điều hành cũng được đánh giá là nhẹ, đáng tin cậy và nhanh chóng. Người dùng được cung cấp nhiều mã nguồn và trình quản lý gói RPM. CentOS có các cấp độ bảo mật khác nhau, lưu giữ thông tin doanh nghiệp theo cách an toàn nhất. Qua những lợi thế ở trên, bạn đã có hình dung rõ hơn về CentOS là gì. Đây thực sự là hệ điều hành cần có cho những nhà lập trình và doanh nghiệp. [caption id="attachment_26762" align="aligncenter" width="800"] Trước khi cài đặt hay sử dụng, bạn cần nắm được lệnh cơ bản[/caption] 4. Cách cài đặt CentOS Trong phần này, bạn sẽ biết các cách để cài đặt CentOS là gì. Nhìn chung, thao tác thực hiện đơn giản, chỉ thông qua một số bước thiết lập tùy chọn. Hãy tham khảo để quy trình của bạn tiện lợi nhất. 4.1 Cài đặt cơ bản Để thực hiện, bạn cần biết phiên bản mới nhất của CentOS là gì. Đó chính là version 8 với nhiều tính năng vượt trội. Người dùng tải xuống và tạo máy ảo hoặc đưa đĩa vào ổ của máy muốn cài. Cài đặt Quá trình tiếp tục bằng cách khởi động máy, chọn boost vào CentOS. Sau đó, bạn cần click như sau: Nhấp vào Install CentOS Linux 8.0.1905. Xác định ngôn ngữ muốn dùng cho CentOS là gì và nhấn chọn. Trong mục Installation Destination, bạn vui lòng chọn ổ cứng để cài hệ điều hành. Tiếp theo click Done để thấy giao diện trở lại. Nhấp vào mục Software Selection và lựa chọn chế độ không sử dụng GUI. Bạn click vào Minimal Install cho hệ điều hành sau này rối ấn Done. Đừng quên chọn múi giờ Việt Nam. Đi tới Network & Hostname để cấu hình IP và hostname. Khi giao diện xuất hiện, bạn chọn OFF để máy có kết nối về network. Chọn hostname tùy ý và nhấn Apply. Nhấp vào Configure để cấu hình card mạng ở chế độ start cùng OS. Chọn tab General và nhấn dòng chữ “Automatically Connect …”. Về menu chính, chọn Begin Installation. Tại đây, bạn được yêu cầu nhập mật khẩu cho tài khoản root. Lưu ý là hãy ghi lại để sử dụng về sau. Nhấn reboot để máy khởi động lại, đăng nhập OS với tài khoản root và password như trên. Trên đây là các bước giúp trả lời câu hỏi quy trình thiết lập cơ bản cho CentOS là gì. Vừa tham khảo và thực hành ngay sẽ giúp thành công nhanh hơn. [caption id="attachment_26772" align="aligncenter" width="800"] Bạn nên cài đặt CentOS phiên bản mới nhất[/caption] Đăng nhập Sau khi hoàn tất bước cài đặt, máy sẽ khởi động lại. Một giao diện xuất hiện để bạn nhập tài khoản cùng mật khẩu. Như đã biết trong phần trên, người dùng cần gõ lại tài khoản root cùng password. Tiếp theo, bạn kiểm tra IP và kernel của máy CentOS 8. Thao tác thực hiện thông qua lệnh IP và username -rms để biết phiên bản kernel. Tới đây, mọi thiết lập đã hoàn thiện. Bạn chỉ cần lưu ý dùng các phần mềm SSH khác để truy cập vào máy CentOS 8 để kiểm tra thêm. 4.2 Cài trên Linux Khi cài đặt trên Linux, yêu cầu khác biệt của Centos là gì? Dưới đây là các bước tóm gọn giúp bạn nhanh chóng hình dung ra quy trình. Bước 1: Tiến hành kiểm tra phiên bản hiện tại của CentOS là gì. Cú pháp thực hiện là “# cat /etc/redhat-release”. Bước 2: Nắm bắt các bản update của hệ điều hành thông qua câu lệnh “# yum check-update”. Bước 3: Nếu phiên bản này khiến bạn hài lòng, hãy tiếp tục cài đặt qua “#yum update”. Bước 4: Tại đây, người dùng được cung cấp về các package, download size. Hãy chọn Y và nhấn Enter để cài đặt cập nhật. Bước 5: Khi đã kết thúc, khởi động lại máy bằng câu lệnh “#reboot”. Điều cần làm khi hệ thống không khởi động lại với hệ điều hành CentOS là gì? Người dùng buộc phải restart hạt nhân cũ, rồi tiếp tục cài đặt lại phiên bản mới. >>> Xem thêm: CC là gì? Cách sử dụng CC Email chính xác và hiệu quả 5. So sánh hệ điều hành Ubuntu và CentOS Những người chuyên về IT sẽ không tránh khỏi thắc mắc sự khác biệt giữa Ubuntu và CentOS là gì. Điểm cốt lõi nằm ở nguồn gốc xây dựng. Ubuntu có kiến trúc Debian trong khi ở CentOS là RHEL. Bên cạnh đó còn có những đặc điểm phân biệt dưới đây. ✅Yếu tố Giải thích ✅Ổn định – bảo mật  - So với Ubuntu, hệ điều hành CentOS vượt trội hơn về tính ổn định và bảo mật.- Kéo theo đó, cập nhật của CentOS đòi hỏi kỹ thuật cao hơn. Các bản update cũng không có sẵn hay tự động thiết lập.- Thay vào đó, người dùng tự chủ động tìm kiếm phiên bản mới nhất của CentOS là gì và làm theo phương thức thủ công. ✅Sự hỗ trợ - Người dùng Ubuntu đi tới nhóm, diễn đàn,…để nhận sự hỗ trợ của cộng đồng.- Trong khi, CentOS đòi hỏi bạn cần có kiến thức cơ bản về công nghệ cũng như RHEL. Điều này giúp đặt ra vấn đề trong CentOS là gì tốt hơn và tìm hướng giải quyết. ✅Khác biệt trong cài đặt - Sau khi tìm hiểu hướng dẫn cài đặt, bạn đã phần nào hiểu sự khác biệt Ubuntu và CentOS là gì.- CentOS sử dụng câu lệnh “Yum” để cập nhật và tải về các gói RPM.- Ở hệ điều hành còn lại, người dùng tải các gói DEB packages bằng apt-get. ✅Bảng điều khiển - Về đặc điểm này, Ubuntu yếu thế hơn so với CentOS.- CentOS mạnh mẽ trong hoạt động server doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ thuê server, hosting.- Tuy nhiên, nếu là người dùng mới, bạn nên ưu tiên sử dụng Ubuntu trước. Bởi lẽ, hệ điều hành không đòi hỏi nhiều thao tác.- CentOS thích hợp cho tổ chức đề cao tính bảo mật, nhiều công năng. 6. Câu hỏi thường gặp liên quan hệ điều hành CentOS Dù đã được tìm hiểu CentOS là gì cùng hướng dẫn cài đặt, vẫn khó tránh khỏi những thắc mắc liên quan. Dưới đây là phần tổng hợp câu hỏi thường thấy cùng phương hướng giải quyết. Cài PHP 7.x cho CentOS 7 như thế nào? PHP là một thành phần thiết yếu trong xây dựng website. Bạn đang có nhu cầu cài đặt PHP 7.x trên CentOS 7 hay nâng cấp từ phiên bản cũ lên? Nếu đúng như vậy, dưới đây là những bước thực hiện dành cho bạn: Cài Remi repository cho PHP. Thiết lập các gói PHP bổ sung. Cấu hình lại server nhằm đảm bảo sự tương thích với PHP. Đó là tổng quan các bước giúp trả lời quy trình cài PHP 7.x cho CentOS là gì. Với định hướng này, người dùng dễ đi sâu vào thao tác cụ thể hơn. Đổi port SSH cho server Linux CentOS 7 bằng cách nào? Thao tác thực hiện khi muốn đổi port SSH cho server Linux CentOS là gì? Đây là câu hỏi dễ thấy khi tìm cách bảo mật cơ bản để chống lại những cuộc tấn công Brute force attack. Muốn tiến hành, bạn chạy lệnh “sudo nano /etc/ssh/sshd_config”. Sau đó, hãy tìm và đổi cổng 22 thành port bạn mong muốn. Cài đặt VPS Script trên CentOS 7 Mục đích cài đặt VPS Script trên CentOS là gì? Qua đó, bạn có thể thực hiện được rất nhiều câu lệnh một cách dễ dàng hơn. Để bắt đầu, bạn truy cập SSH và chạy lệnh “curl -sO https://tinovps.com/vps-install && sh tinovps-install”. Chỉ cần như vậy là bạn đã hoàn tất, sẵn sàng khai thác tính năng. Những bài viết liên quan: Kafka là gì? Giới thiệu tổng quan về Kafka chi tiết từ A – Z PostgreSQL là gì? Tìm hiểu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu PostgreSQL So sánh VPS và Cloud Server chi tiết từ A đến Z Svchost là gì? Cách xử lý Svchost giúp máy tính chạy mượt Trên đây là toàn bộ điều cần biết về hệ điều hành không thể thiếu với người trong ngành công nghệ. Bên cạnh đó, nền tảng này cũng rất cần thiết cho doanh nghiệp ưu tiên sự bảo mật. FPT Cloud tin rằng bạn đã nắm trọn lời giải đáp CentOS là gì.

SOAP là gì? Chức năng & Sự khác biệt giữa SOAP và REST

15:28 15/08/2024
SOAP là gì? Hiện tại đây đang là một thuật ngữ viết tắt là được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực về công nghệ máy tính. SOAP còn đem tới 1 giải pháp thiết yếu được rất nhiều người quan tâm. Để hiểu rõ hơn về giao thức này, chức năng và sự khác biệt với REST. Hãy cùng FPT Cloud tìm hiểu chi tiết ngay sau đây. >>> Xem thêm: Kubernetes (K8s) là gì? Chức năng và cơ chế hoạt động của Kubernetes 1. SOAP là gì? SOAP là từ viết tắt của cụm Simple Object Access Protocol. Đây đang là giao thức nhắn tin và cho phép những chương trình chạy trực tiếp trên nhiều hệ điều hành khác nhau (Linux và Windows,...) giao tiếp được cùng với nhau qua Ngôn ngữ XML và Giao thức HTTP. [caption id="attachment_23494" align="aligncenter" width="771"] SOAP là gì[/caption] SOAP đem tới 1 giải pháp thiết yếu và cho phép những chương trình chạy trong những hệ điều hành đa dạng khác nhau trên cùng 1 mạng hoàn toàn có thể giao tiếp với nhau. Vậy hiện tại cơ chế hoạt động của SOAP là gì? 2. Cơ chế hoạt động của SOAP 2.1 Cơ chế hoạt động  Cơ chế hoạt động của SOAP là gì? Theo đó dưới đây là ví dụ cụ thể về 1 vấn đề phổ biến cũng như cách thức mà SOAP hiện tại đang giải quyết.  Bạn nên dùng ngân hàng online để có thể truy cập trực tiếp vào trong tài khoản cá nhân. Theo đó ngân hàng sẽ cung cấp những tùy chọn cụ thể sau đây:  Quản lý thẻ tín dụng online Thanh toán hóa đơn online. Ngân hàng online (ngừng thanh toán, chuyển khoản, đánh giá tài khoản,...) Dù hiện tại ngân hàng đang cung cấp tổng cộng là ba tùy chọn trên một trang Web để người dùng có thể truy cập và xem tuy nhiên chúng vẫn đang tách biệt hoàn toàn những ứng dụng hiện đang chạy trên những máy chủ đa dạng khác nhau và dùng những ngôn ngữ lập trình khác nhau hoàn toàn hay thậm chí là cả những hệ điều hành ở phía sau.  [caption id="attachment_23498" align="aligncenter" width="771"] Cơ chế hoạt động của SOAP trên thị trường hiện nay[/caption] 2.2 Ví dụ Sẽ không có bất cứ cách thức nào để mọi người có thể nói chuyện với nhau. Ngoài ra bạn cũng không thể nào chuyển tiền từ phần tiết kiệm qua thẻ tín dụng hay theo dõi được số dư tài khoản từ phần thanh toán hóa đơn online.  Tuy nhiên SOAP đã xuất hiện. SOAP đã kết hợp toàn bộ những ngôn ngữ đa dạng khác nhau vào trong 1 giao dịch đơn giản mà người dùng nhìn thấy cũng như sử dụng liền mạch. Như vậy chỉ cần thực hiện những hành động mà bạn muốn cũng như SOAP khiến cho tất cả mọi thứ hoạt động đúng. Cuối cùng kết quả là đem đến một trải nghiệm online nhanh chóng và đơn giản để sử dụng.  >>> Xem thêm: TCP/IP là gì? Toàn tập kiến thức về giao thức tcp/ip từ A-Z 3. Chức năng chính của SOAP 3.1 Hỗ trợ hệ điều hành giao tiếp qua mạng Theo đó SOAP đang xác định chính xác tệp XML và tiêu đề HTTP được mã hóa ra sao để chương trình trong 1 máy tính này hoàn toàn có thể gọi chương trình ở trong 1 máy tính khác cũng như chuyển giao thông tin qua. SOAP cũng sẽ xác định đối với phương thức trả về 1 phản hồi khi 1 chương trình được gọi. Dù thường xuyên SOAP bắt cặp cùng SOAP, HTTP nhưng nó cũng hỗ trợ những giao thức truyền tải khác. [caption id="attachment_23502" align="aligncenter" width="771"] SOAP đang xác định chính xác tệp XML và tiêu đề HTTP được mã hóa ra sao[/caption] Hiện tại SOAP đang xác định những định dạng về thông tin XML-based mà những ứng dụng Web dùng để giao tiếp cũng như liên kết cùng với nhau thông qua Web. Theo đó môi trường Web không đồng nhất sẽ đòi hỏi những ứng dụng hỗ trợ 1 giao thức mã hóa về dữ liệu cũng như định dạng những thông tin chung. SOAP là 1 tiêu chuẩn sử dụng để mã hóa những thông tin có trong XML, những thông tin này sẽ được sử dụng để gọi những hàm trong những ứng dụng đa dạng khác. 3.2 Chức năng chính SOAP cũng giống như cuộc gọi Remote Procedure Calls, được dùng trong rất nhiều công nghệ có thể kể đến như CORBA và DCOM, nhưng đã lược bớt 1 số yếu tố những phức tạp khi dùng những giao diện này. SOAP sẽ cho phép những ứng dụng gọi những hàm từ những ứng dụng khác, cho dù ứng dụng này chạy trên bất cứ 1 nền tảng phần cứng nào cũng như với bất cứ 1 hệ điều hành hay ngôn ngữ lập trình nào. Những cuộc gọi SOAP nhiều khả năng sẽ vượt qua những firewall server hơn, vì HTTP chính là một giao thức thuộc Port 80. Đồng thời cũng là nơi những cuộc gọi hàm khác hoàn toàn có thể bị chặn do vấn đề bảo mật. Vì thông thường những yêu cầu HTTP có thể vượt qua tường lửa, những chương trình dùng SOAP để làm phương thức giao tiếp có thể giao tiếp được cùng những chương trình khác dù ở bất cứ nơi đâu. [caption id="attachment_23506" align="aligncenter" width="771"] SOAP cũng giống như cuộc gọi Remote Procedure Calls[/caption] 4. Ưu điểm và nhược điểm của SOAP Với những thông tin trên về khái niệm SOAP là gì có thể thấy rằng đây đang là một giao thức khá phổ biến và được nhiều người dùng quan tâm. Vậy hiện tại ưu điểm và nhược điểm của SOAP 4.1 Ưu điểm Ưu điểm của SOAP là gì?  SOAP hiện tại đang là một nền tảng với ngôn ngữ độc lập.  SOAP có khả năng tận dụng những giao thức truyền tải đa dạng khác nhau gồm có SMTP, HTTP và cả những giao thức khác.  SOAP đàn cung cấp một số những giao tiếp đơn giản qua những tường lửa và proxy theo như những thông tin đã đề cập ở trên.  Vậy nhược điểm của SOAP là gì? Theo đó dưới đây là một số những nhược điểm nhất định của SOAP mà người dùng cần lưu ý.  [caption id="attachment_23510" align="aligncenter" width="771"] Ưu điểm của SOAP là gì?[/caption] 4.2 Nhược điểm SOAP hiện tại đang có tốc độ chậm hơn rất nhiều so với những loại tiêu chuẩn của phần mềm trung gian khác và kể cả CORBA. Chủ yếu nguyên nhân của nó là vì SOAP hiện đang dùng định dạng XML được đánh giá là khá rườm rà. Chính vì vậy bạn cần phải hiểu đầy đủ về những giới hạn hiệu năng SOAP có thể đáp ứng ngay trước khi xây dựng những lựa chọn dựa vào SOAP. Thông thường nó bị giới hạn về khả năng tổng hợp cũng như không có những thông báo sự kiện khi dùng HTTP truyền tải thông tin. Bên cạnh đó thông thường chỉ có một khách hàng sử dụng những dịch vụ của máy chủ trong những tình huống nhất định.  Khi dùng HTTP để làm giao thức truyền tải, một lần nữa thường xảy ra tình trạng trễ trong suốt quá trình tường lửa tiến hành phân tích về việc truyền tải HTTP. Vì trên thực tế HTTP được dùng khi duyệt web cũng như nhiều tường lửa vẫn không phân biệt sự khác nhau của việc dùng HTTP trong trình duyệt Web được cũng như việc dùng HTTP trong SOAP. SOAP hiện tại đang cung cấp những mức độ hỗ trợ đa dạng khác nhau và tùy thuộc vào trong ngôn ngữ lập trình đang sử dụng. Ví dụ như mức độ hỗ trợ SOAP ở trong Python cũng như PHP sẽ không mạnh giống như trong Java cũng như .NET. >>> Xem thêm: NAT là gì? Toàn tập kiến thức về NAT từ A đến Z 5. Điểm khác biệt giữa SOAP và REST Vậy hiện tại điểm khác biệt giữa REST và SOAP là gì? SOAP hiện tại vẫn được dùng rộng rãi trên khắp thế giới. Nhưng sau khi internet phát triển cũng như công nghệ thay đổi, ngày càng có nhiều những nhà phát triển đã chuyển qua 1 giải pháp đơn giản hơn đó chính là REST. [caption id="attachment_23514" align="aligncenter" width="771"] Điểm khác biệt giữa SOAP và REST[/caption] Điểm khác biệt quan trọng nhất của 2 vấn đề với những nhà phát triển tuy nhiên hầu hết tất cả mọi người không bao giờ biết được hiện tại cái nào đang chạy những dịch vụ cũng như trang web online mà họ dùng. SOAP là gì này vẫn được dùng vô cùng rộng rãi cũng như còn rất lâu nữa. Và nếu như có thì sẽ trước khi nó được hoàn toàn thay thế bởi bất cứ giao thức internet nào khác 5.1 API SOAP là gì?  Đây hiện tại đang là một giao thức mà hầu như vẫn luôn được dùng trong bối cảnh khung dịch vụ Web/ SOA. Chính vì vậy thông thường giao diện của lập trình ứng dụng (API) bị ẩn bởi giao diện thuộc cấp cao hơn dành cho SOA. Có những công cụ về phần mềm trung gian API và có sẵn cho gần như toàn bộ những ngôn ngữ hiện đại. 5.2 Những ví dụ cụ thể khi sử dụng SOAP Ví dụ nếu như muốn gửi 1 kiểu dữ liệu với cấu trúc hai thông tin là “Tutorial Description” và “Tutorial Name” , thì khi đó sẽ viết mã sau đây: <xsd:complexType> <xsd:sequence> <xsd:element name=”Tutorial Name” type=”string”/> <xsd:element name=”Tutorial Description” type=”string”/> </xsd:sequence> </xsd:complexType> Theo đóbody sẽ  không thể chú trọng thông tin kết nối cũng như phản hồi. Hiện tại phân tử này chính là phần chủ nhận dữ liệu thực tế và cần được gửi giữa ứng dụng cũng như dịch vụ Website. Những bài viết liên quan: Web services là gì? Cấu trúc và chức năng của web services WLAN là gì? Kiến thức nền tảng về mạng WLAN Như vậy nếu như muốn liên kết những ứng dụng đa dạng khác nhau để giúp cho người dùng dễ dàng trải nghiệm thì SOAP là 1 công cụ mà bạn nên sử dụng. Hy vọng rằng với những thông tin được FPT Cloud cung cấp về khái niệm SOAP là gì sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giao thức này cũng như ứng dụng một cách hiệu quả.