Blogs Tech

Public Cloud là gì? Phân biệt Public Cloud & Private Cloud từ A – Z

17:11 11/08/2023
Public Cloud là một thuật ngữ quen thuộc trong ngành công nghệ thông tin nhận được sự quan tâm rất lớn của khách hàng. Vậy Public Cloud là gì? Public Cloud & Private Cloud có gì khác biệt? Hãy xem ngay bài viết dưới đây để tìm kiếm câu trả lời ngay nhé! Public Cloud là gì? Public Cloud là một nền tảng sử dụng mô hình điện toán đám mây tiêu chuẩn để cung cấp tài nguyên và dịch vụ cho người dùng từ xa trên khắp thế giới. Nó được quản lý bởi một bên thứ ba. Tài nguyên Public Cloud thường bao gồm các thành phần cơ sở hạ tầng CNTT thông thường như máy ảo, ứng dụng hoặc bộ lưu trữ. Một ưu điểm nổi trội của Public Cloud chính là không giới hạn người dùng bởi vậy bất kỳ ai cũng có thể sử dụng dễ dàng. [caption id="attachment_38670" align="aligncenter" width="800"] Public Cloud là gì?[/caption] Hiện nay, Public Cloud có 2 hình thức sử dụng là miễn phí và trả phí. Đối với dịch vụ điện toán đám mây trả phí cho phép khách hàng trả tiền cho mỗi lần sử dụng đối với chu kỳ CPU, dung lượng lưu trữ hoặc băng thông mà họ tiêu thụ. Khi sử dụng Public Cloud bạn không thể theo dõi và kiểm soát được vị trí dịch vụ mà mình đang sử dụng. Đồng thời, tài nguyên hạ tầng sẽ được chia sẻ cho nhiều khách hàng nhưng bạn hoàn toàn có thể yên tâm, các dữ liệu này được phân cấp rõ ràng và chỉ người sử dụng mới có thể truy xuất được dữ liệu. >>> Xem thêm: Dropbox Là Gì? Hướng dẫn sử dụng Dropbox lưu trữ, sao lưu và chia sẻ dữ liệu Đặc điểm nổi bật của đám mây công cộng Public Cloud Để hiểu hơn về Public Cloud tham khảo ngay những đặc điểm nổi bật dưới đây! Chi phí Public Cloud được tối ưu hiệu quả Public Cloud bao gồm các cấp độ tài nguyên lớn đem đến lợi ích cho tất cả người dùng. Mọi người có thể dễ dàng hưởng lợi từ cơ cấu quy mô tài nguyên khổng lồ này. Và các tài nguyên đó được chia sẻ trên dịch vụ đám mây tiếp nối nhau thông qua sự vận hành và quản lý tập trung. [caption id="attachment_38671" align="aligncenter" width="800"] Chi phí Public Cloud được tối ưu hiệu quả[/caption] Trong khi đó những những thành phần như t thiết bị phần cứng,  máy chủ  ảo hóa hoặc máy chủ lại không đòi hỏi quá nhiều về cấu hình riêng biệt. Như vậy, người dùng có thể tận dụng và tiết kiệm ngân sách đáng kể đầu tư vào công nghệ. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà có thể chọn các thông số hoặc cài đặt cần thiết và thanh toán đúng với những gì mình sử dụng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng không cần chi ngân sách cho xây dựng đội ngũ IT quản lý và vận hành hệ thống. Việc này đã có nhà cung cấp chịu trách nhiệm bảo trì. Public Cloud có thể mở rộng và thay thế dễ dàng Public Cloud sở hữu một kho tài nguyên khổng lồ luôn có sẵn. Nói cách khác, khả năng mở rộng của Public Cloud gần như không có giới hạn. Tùy theo nhu cầu sử dụng và yêu cầu của người dùng mà Public Cloud sẵn sàng đáp ứng. Bởi vậy, trong suốt quá trình hoạt hoạt động các ứng dụng chạy trên Public Cloud đều có khả năng phản ứng nhanh chóng. Ngay cả đối với những trường hợp cấp thiết như: Lượng truy cập tăng đột biến đáng ngờ, khôi phục dữ liệu, khôi phục thảm họa – Disaster Recovery. Public Cloud phương thức tính giá tiện ích Hiện nay, dịch vụ Public cloud thường áp dụng mô hình trả phí pay-as-you-go. Nói một cách dễ hiểu thì người dùng có thể truy cập vào tài nguyên bất cứ khi nào họ cần và chỉ phải trả tiền cho những gì sử dụng. [caption id="attachment_38672" align="aligncenter" width="800"] Public Cloud phương thức tính giá tiện ích[/caption] Đối với các tổ chức, doanh nghiệp đây là mô hình tài chính linh hoạt và hấp dẫn. Ví dụ: Các công ty kê khai dịch vụ Public Cloud của họ dưới dạng chi phí hoạt động hoặc chi phí biến đổi thay vì chi phí vốn hay chi phí cố định. Từ đó việc lên dự toán chi phí hoặc ra quyết định quyết toán không cần qua nhiều bước xét duyệt. Public Cloud không ràng buộc về vị trí, địa điểm Dịch vụ Public Cloud luôn sẵn sàng hỗ trợ người dùng dù ở bất cứ đâu thông qua kết nối Internet. Bởi vậy, bạn chỉ cần sử dụng thiết bị điện tử có kết nối mạng là có thể sử dụng dịch vụ của Public Cloud. Điều này phá bỏ mọi giới hạn về địa lý và mở ra những cơ hội làm việc từ xa cũng như làm việc trên các tài liệu trực tuyến. Thậm chí là truy cập vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin một cách dễ dàng,… Thành phần cấu trúc của Public Cloud Public Cloud được thiết kế với tính năng dự phòng tránh nguy cơ mất dữ liệu. Theo đó, nhà cung cấp dịch vụ có thể lưu trữ các tệp tin trong trung trung tâm dữ liệu (DC / DR) nhằm đảm bảo an toàn. Khi xảy ra sự cố mất dữ liệu có thể dễ dàng khôi phục dữ liệu nhanh chóng. Để bảo bảo cho hoạt động này, cấu trúc cơ bản của Public Cloud phải đảm bảo bao gồm những thành phần cơ bản như sau: SaaS SaaS (Software as a Service) là mô hình mà ở đó nhà cung cấp phân phối phần mềm được lưu trên điện toán đám mây. SaaS hoạt động dựa trên cơ chế cấp phép, phân phối dịch vụ ứng dụng phần mềm. [caption id="attachment_38673" align="aligncenter" width="800"] SaaS[/caption] Tại đây, nhà cung cấp sẽ không trực tiếp bán các phần mềm được cài đặt trong thiết bị của họ mà sẽ lập trình và duy trình hoạt động phần mềm trên nền tảng web. Khi khách hàng có nhu cầu sử dụng thì chỉ cần truy cập vào website đó. Tùy vào gói dịch vụ mà khách hàng cần trả phí hoặc không. Với cấu trúc SaaS mang đến rất nhiều lợi ích giúp tiết kiệm tối đa chi phí cho phần cứng và hỗ trợ bảo trì. Hiện nay, cấu trúc này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Trò chơi trực tuyến, phần mềm quản lý doanh nghiệp, phần mềm quản lý khách hàng,… PaaS [caption id="attachment_38674" align="aligncenter" width="800"] PaaS[/caption] Pass (Platform as a Service) là mô hình điện toán cho phép đơn vị phát triển phần mềm mà không cần duy trì cơ sở hạ tầng bên dưới. Cụ thể, nhà cung cấp là bên thứ 3 sẽ cung cấp cho người dùng những thiết bị, công cụ phần cứng, phần mềm để phát triển ứng dụng thông qua mạng lưới Internet. Và nhà cung cấp PaaS sẽ lưu trữ phần cứng, phần mềm đó trên cơ sở hạ tầng của riêng họ. Như vậy, các tổ chức vẫn có thể phát triển phần mềm một cách ổn định mà không cần cài đặt phần cứng, phần mềm. IaaS [caption id="attachment_38675" align="aligncenter" width="800"] IaaS[/caption] IaaS (Infrastructure as a Service) một mô hình trong đó có một tổ chức cung cấp toàn bộ hạ tầng dữ liệu của họ cho một nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Với IaaS tất cả mọi thứ từ máy chủ cho đến phần cứng mạng hay duy trì ảo hóa môi trường đều được lưu trữ bởi nhà cung cấp dịch vụ. So với việc mua và bảo trì phần cứng tại doanh nghiệp việc sử dụng IaaS tiết kiệm chi phí hiệu quả hơn. >>> Xem thêm: Kafka là gì? Giới thiệu tổng quan về Kafka chi tiết từ A - Z Phân biệt Public Cloud & Private Cloud chi tiết Bên cạnh Public Cloud, Private Cloud cũng là loại hình điện toán đám mây phổ biến hiện nay. Xét về phương thức hoạt động đây là hai khía cạnh đối lập. Vậy chúng có gì khác biệt, xem ngay bảng phân tích chi tiết tại đây. [caption id="attachment_38676" align="aligncenter" width="800"] Phân biệt Public Cloud & Private Cloud chi tiết[/caption] TIÊU CHÍ PUBLIC CLOUD PRIVATE CLOUD Nơi lưu trữ Public Cloud sử dụng cơ sở hạ tầng chung được lưu trữ bởi các nhà cung cấp AWS, Azure, Google Cloud hoặc FPT Cloud. Sử dụng cơ sở hạ tầng chuyên dụng riêng của một tổ chứ và thường được bảo vệ bằng tường lửa và bảo mật vật lý. Chi phí Tiết kiệm hơn Bởi tất cả những vấn đề liên quan đến phần cứng và nhân sự quản lý đã được nhà cung cấp chịu trách nhiệm   Tốn kém hơn Khi sử dụng Private Cloud bạn sẽ phải đầu tư nguồn vốn không nhỏ cho các hoạt động mua sắm, quản lý thiết bị cơ sở hạ tầng phần cứng. Và  cả nhân sự phụ trách bảo trì hệ thống.   Khả năng triển khai Public Cloud có khả năng mở rộng gần như vô hạn nên việc triển khai cũng nhanh chóng và đơn giản hơn. Hạn chế hơn so với Public Cloud Khả năng tùy chỉnh theo nhu cầu riêng của tổ chức Như bạn đã biết Public Cloud là hệ thống mở đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều người dùng. Bởi vậy, vấn đề hạn chế trong khả năng tùy chỉnh phù hợp với nhu cầu sử dụng riêng của tổ chức là dễ gặp phải.   Hệ thống được thiết kế riêng cho một tổ chức, doanh nghiệp nên sẽ có các tùy chọn riêng biệt phù hợp với nhu cầu sử dụng đặc thù. Bảo mật Kém an toàn hơn. Tại Public Cloud, người dùng không có quyền kiểm soát và duy trì dữ liệu, mọi việc phụ thuộc vào nhà cung cấp. Bởi vậy, lo ngại về vấn đề bảo mật là chuyện đương nhiên. Để giảm bớt nỗi lo về vấn đề bảo mật thông tin này bạn nên tìm đến những nhà cung cấp dịch vụ Public Cloud đảm bảo uy tín. An toàn hơn. Bởi Private Cloud chỉ sử dụng nội bộ và gần như không phải chia sẻ tài nguyên với bất kỳ ai. Các dịch vụ điển hình tại FPT Cloud về Public Cloud FPT Cloud cung cấp dịch vụ điện toán Public Cloud giúp các doanh nghiệp giải quyết những vấn đề khó khăn nhất và chạy ứng dụng của họ ở bất cứ nơi nào họ cần. Giải pháp mà FPT Cloud phù hợp với mọi ngành nghề và lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay với thiết kế tập trung cho khả năng mở rộng dễ dàng. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp linh hoạt hơn giúp kiểm soát chặt chẽ hoạt động của hệ thống thì FPT Cloud là sự lựa chọn hoàn hảo. Theo đó FPT Cloud cho phép người dùng sử dụng dữ liệu một cách nhất quán và có thể chạy ứng dụng ổn định với thời gian sẵn sàng hoạt động lên đến 99,99%. Dưới đây là 3 dịch vụ điển hình của FPT Cloud về Public Cloud. Cloud Server Cloud Server của FPT Cloud là dịch vụ máy chủ ảo tiên tiến với khả năng mở rộng nhanh chóng. FPT Cloud Server cho phép người dùng lựa chọn cấu hình từng thành phần Compute bao gồm: Processor, Storage, Networking, hệ điều hành và phương thức tính cước. Hiểu rõ băn khoăn về vấn đề bảo mật, FPT Cloud được tích hợp mặc định hệ thống tường lửa Standard Firewall L4 và nhiều lựa chọn Firewall nâng cấp từ các hãng bảo mật lớn giúp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hệ thống. Cloud Storage Cloud Storage hay FPT Object Storage là công nghệ lưu trữ dữ liệu tối ưu được hỗ trợ giao thức tương đương với S3 (Simple Storage Service). Cloud Storage của FPT Cloud phù hợp lưu trữ nhiều loại dữ liệu khác nhau như dữ liệu ảnh, media, trang web, ứng dụng di động, dữ liệu backup, dữ liệu IOT, lưu trữ lịch sử. Cloud PC Cloud PC hay FPT Cloud Desktop được biết đến là giải pháp ảo hóa máy trạm cho phép sử dụng thay thế máy tính truyền thống với ưu điểm vượt trội như quản trị tập trung, gia tăng tính bảo mật, an toàn dữ liệu, dễ dàng cung cấp mở rộng. Cloud PC của FPT Cloud cung cấp môi trường làm việc tối ưu, xử lý dữ liệu và ứng dụng trên nền điện toán đám mây. Những bài viết liên quan: VMware Workstation là gì? Thông tin mới nhất về VMware Workstation Kubernetes vs Docker: Lựa chọn nào cho doanh nghiệp Load Balancing là gì? Tất cả những điều cần biết về cân bằng tải 7 lý do tại sao doanh nghiệp nên sử dụng Kubernetes Chắc hẳn qua bài viết anh em đã bắt được định nghĩa Public Cloud là gì? Và phân biệt được hai khái niệm đối lập Public Cloud với Private Cloud. Mỗi loại sẽ phù hợp với mục đích sử dụng khác nhau.

VMware Workstation là gì? Thông tin mới nhất về VMware Workstation

15:24 10/05/2023
Trên thị trường, VMware Workstation đang là một trong những giải pháp tối ưu cho người sử dụng máy tính. Vậy VMware Workstation là gì và cách cài đặt sử dụng chúng ra sao? Hãy cùng FPT Cloud cùng tìm hiểu về VMware Workstation và những thông tin cập nhật mới nhất của giải pháp này nhé! Giới thiệu về VMware Workstation [caption id="attachment_36829" align="aligncenter" width="800"] Giới thiệu về VMware Workstation[/caption] VMware workstation là gì? VMware Workstation là một phần mềm cho phép người dùng chạy máy ảo trên máy tính vật lý. Bạn có thể tạo và hủy máy ảo (VM) dễ dàng trên máy chủ chỉ cần bằng công cụ này. Tại VMware Workstation, người dùng sẽ chạy được máy ảo ở máy tính để bàn bằng hệ điều hành Windows hoặc Linux đều ổn. Ở trường hợp máy tính của bạn chạy đồng thời của 2 hệ điều hành này thì bạn cũng có thể chạy đồng thời nhiều máy áo trên cùng một máy chủ. Phần mềm này cũng được đánh giá là khá tương thích phần cứng. Tầm quan trọng của VMware Workstation VMware Workstation là một phần mềm ảo hóa được sử dụng để tạo và quản lý các máy ảo trên một  VMware Workstation được sử dụng để tạo và quản lý các máy ảo trên một máy tính, nên tầm quan trọng của nó bao gồm: Cho phép bạn tạo nhiều hệ điều hành khác nhau trên cùng một máy tính mà không làm ảnh hưởng tới hiệu suất cũng như tính năng của toàn hệ thống. Tạo điều kiện cho nhà phát triển phần mềm kiểm tra và phát triển được các ứng dụng trên nhiều hệ điều hành. Cung cấp một môi trường ảo hóa an toàn với người dùng và để thử nghiệm các ứng dụng mới hoặc hệ thống cập nhật mà không làm ảnh hưởng và làm hỏng tới hệ thống hiện tại đang chạy. Tiết kiệm chi phí phát triển các phần mềm mới bởi sử dụng các máy ảo thay vì phải mua nhiều máy tính mới để kiểm tra. >>> Có thể bạn quan tâm: Cloud Monitoring là gì | Lợi ích khi sử dụng Cloud Monitoring Các tính năng chính của VMware Workstation [caption id="attachment_36830" align="aligncenter" width="800"] Các tính năng chính của VMware Workstation[/caption] VMware Workstation là phần mềm được ưa chuộng nhất nên nó có nhiều tính năng giúp cho người dùng thuận tiện và đạt hiệu suất cao trong công việc. Và các tính năng chính của phần mềm là: Tạo máy ảo trên máy tính cá nhân với nhiều hệ điều hành khác nhau Phần mềm VMware Workstation có khả năng tạo nhiều máy áo trên cùng một máy tính cá nhân. Chỉ cần trên máy tính có chạy nhiều hệ điều hành cùng một lúc. Chạy được trên hệ điều hành Windows hay Linux do đó mà trên cùng máy chủ sẽ tạo ra được nhiều máy ảo khác nhau. Kiểm tra và phát triển ứng dụng trên môi trường ảo VMware Workstation có tính năng chạy nhiều máy ảo trên cùng một máy chủ tạo cho việc kiểm tra các ứng dụng dễ dàng hơn. Với các môi trường ảo này sẽ giúp người dùng dễ dàng kiểm tra và phát triển các ứng dụng mới hay ứng dụng cập nhật khá an toàn. Máy ảo nhiều nên khi kiểm tra ứng dụng sẽ không ảnh hưởng đến ứng dụng hiện tại đang hoạt động. Vì thế mà hiệu suất làm việc của phần mềm và người dùng sẽ không bị ảnh hưởng khi quá trình kiểm tra ứng dụng đang chạy song song. Chia sẻ tài nguyên giữa máy ảo và máy tính chính Việc chia sẻ cơ sở dữ liệu ở máy ảo của VMware Workstation khá đơn giản và có tốc độ chia sẻ cao với máy tính chủ. Bởi việc khởi chạy, chia sẻ và di chuyển tài nguyên, kết nối giữa máy ảo rất đơn giản bởi thế tốc độ chia sẻ với máy tính chính nhanh, đơn giản và chính xác. Giúp cho việc kết nối dễ dàng với VMware vSphere, ESXi hay các máy chủ khác cũng đơn giản, giúp cho việc chia sẻ tài nguyên, quản lý và điều khiển tài nguyên giữa máy ảo và máy chủ sẽ đơn giản và xử lý nhanh. Cung cấp môi trường phát triển và thử nghiệm ứng dụng Với VMware Workstation tạo được nhiều máy tính ảo trên máy chủ, tạo môi trường ảo nhiều nên khả năng phát triển các ứng dụng mới sẽ không còn bị giới hạn môi trường này. Với máy ảo nhiều việc kiểm tra và chạy thử các ứng dụng sẽ có kết quả nhanh hơn và rút ngắn thời gian và chi phí để phát triển một ứng dụng. Với nhiều máy ảo giúp việc trải nghiệm người dùng tăng, giúp khả năng thử nghiệm của ứng dụng nhanh và theo diện rộng. Nhờ đó mà người dùng tiết kiệm chi phí và thời gian khi chỉ chạy trên 1 một máy tính. Lợi ích của VMware Workstation [caption id="attachment_36831" align="aligncenter" width="800"] Lợi ích của VMware Workstation[/caption] VMware Workstation sở hữu nhiều tính năng nổi bật và đồng thời cũng mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Và đây FPT Cloud sẽ đưa ra một số lợi ích của phần mềm này: Tiết kiệm thời gian và chi phí VMware Workstation có khả năng điều khiển các máy ảo giúp bạn thực hiện các tác vụ thông thường bằng cách kết nối với máy chủ. Giúp xử lý hàng loạt công việc cùng lúc và người dùng có thể truy cập quản lý dữ liệu từ xa ở các máy ảo. Do vậy, việc xử lý và phát triển các ứng dụng mới sẽ nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn. Với một máy chủ có cài đặt VMware Workstation sẽ giúp cho một máy tính đó chạy được cùng một lúc nhiều máy ảo khác nhau mà không cần phải tiêu tốn cho việc mua nhiều máy tính chủ. Với nhiều máy ảo hoạt động trên cùng một máy giúp thời gian phát triển ứng dụng và kiểm tra các lỗi nhanh chóng. Tăng tính linh hoạt và an toàn Với VMware Workstation sở hữu tính năng chia sẻ các tài nguyên giữa các máy ảo và máy chủ nhanh nên giúp cho người dùng dễ dàng thực hiện các hoạt động của ứng dụng. Tăng tính linh hoạt giữa các máy ảo với nhau và tạo môi trường chia sẻ dữ liệu an toàn mà không bị ảnh hưởng từ các tác vụ bên ngoài khi ứng dụng mới đang chạy và cập nhật Tạo môi trường phát triển và thử nghiệm Với VMware Workstation sẽ cho phép người dùng tạo được nhiều máy ảo khác giúp cho việc tạo môi trường phát triển và thử nghiệm rộng trên các hệ điều hành. Vì thế sẽ giúp người dùng dễ dàng thử nghiệm và phát triển các ứng dụng mới đảm bảo tính tương tích cho các ứng dụng phần mềm trên nhiều nền tảng khác nhau. Môi trường ảo trên VMware Workstation tạo điều kiện cho người dùng có thể tự tin khẳng định về tính tin cậy của các ứng dụng phần mềm của họ. Bởi được thử nghiệm các kịch bản khác nhau và đảm bảo rằng ứng dụng đó hoạt động như mong đợi trước khi công bố ra ngoài thị trường thực tế. >>> Có thể bạn quan tâm: Mongo Database | Cập nhật thông tin mới nhất về Mongo Database 2023 Cải thiện hiệu suất và khả năng tương thích của ứng dụng VMware Workstation tạo ra nhiều máy ảo khác nhau và được sử dụng đồng thời để xử lý kiểm tra các ứng dụng giúp cho hiệu suất kiểm tra nhanh và an toàn. Ứng dụng sẽ được phát triển và có đánh giá cao về khả năng tương thích với tất cả các hệ điều hành trên máy chủ thực tế. So sánh VMware với các sản phẩm khác Thị trường công nghệ có khá nhiều phần mềm tạo môi trường ảo, và hãy cùng FPT Cloud so sánh VMware với một số sản phẩm khác: So sánh với VirtualBox, Hyper-V [caption id="attachment_36832" align="aligncenter" width="800"] So sánh với VirtualBox, Hyper-V[/caption] VMware Workstation, VirtualBox và Hyper-V đều là những phần mềm tạo ra môi trường ảo nhưng chúng có một số điểm khác nhau như: Giá cả: VMware Workstation là một phần mềm trả phí, trong khi đó VirtualBox và Hyper-V là miễn phí. Tính năng: VMware Workstation cung cấp rất nhiều tính năng và chức năng nổi bật hơn so với VirtualBox và Hyper-V. Trong đó có tính năng quản lý mạng, khả năng tích hợp với các công cụ phát triển phần mềm và khả năng tạo máy ảo trên đám mây của VMware Hiệu suất: VMware Workstation có hiệu suất tương đối tốt và cũng tương đương với VirtualBox, cạnh đó thì Hyper-V thường được đánh giá có hiệu suất cao hơn. Tương thích với hệ điều hành: đều hỗ trợ nhiều hệ điều hành khác nhau, bao gồm Windows, Linux và MacOS. Hỗ trợ ứng dụng: đều có khả năng hỗ trợ nhiều ứng dụng và phần mềm khác nhau. Tuy nhiên, VMware Workstation sở hữu tính năng tích hợp với các công cụ phát triển phần mềm nổi tiếng hơn như Visual Studio và Eclipse. Quản lý: VMware Workstation cung cấp các công cụ quản lý và giám sát phong phú hơn so với 2 phần mềm còn lại. Với tính năng quản lý mạng, quản lý bản sao lưu và khả năng phục hồi, và khả năng tạo máy ảo trên đám mây của VMware Workstation. So sánh với VMware ESXi, vSphere VMware Workstation, VMware ESXi, vSphere đều là phần mềm quản lý các máy ảo nhưng chúng có các điểm giống và khác nhau như: Đối tượng sử dụng: VMware Workstation thường tạo máy ảo trên các máy tính cá nhân hoặc máy tính để bàn, còn VMware ESXi và vSphere thì được sử dụng trong môi trường doanh nghiệp. Hiệu suất: VMware ESXi và vSphere là phần mềm có hiệu suất cao hơn so với VMware Workstation, bởi được hỗ trợ cho nhiều máy chủ vật lý cùng lúc. Tính năng: VMware Workstation có khả năng cung cấp nhiều tính năng và nhiều chức năng hơn so với VMware ESXi và vSphere trong việc tạo máy ảo. Quản lý: 2 phần mềm VMware ESXi và vSphere có chức năng quản lý các máy chủ vật lý, với khả năng quản lý nhiều máy ảo trên các máy chủ vật lý và khả năng giám sát hoạt động của chúng. Bên cạnh đó, VMware Workstation thì chỉ có khả năng quản lý các máy ảo trên máy tính cá nhân hoặc máy tính để bàn. Tính khả dụng: VMware ESXi và vSphere thường được sử dụng ở môi trường doanh nghiệp với nhiều máy chủ vật lý và nhiều máy ảo, còn VMware Workstation sẽ phù hợp cho các nhà phát triển phần mềm hoặc người dùng cá nhân có nhu cầu tạo và quản lý các máy ảo trên máy tính cá nhân hoặc máy tính để bàn. Các bước để sử dụng VMware Workstation Sử dụng phần mềm VMware Workstation thì người dùng cần phải thực hiện các bước dưới đây: Cài đặt VMware Workstation trên máy tính cá nhân [caption id="attachment_36833" align="aligncenter" width="800"] Cài đặt VMware Workstation trên máy tính cá nhân[/caption] Tải bộ cài đặt của phần mềm VMware Workstation từ trang web chính thức của VMware. Chạy tệp cài đặt và nhấn chọn "Next" để có thể bắt đầu quá trình cài đặt. Chọn vào thư mục cài đặt và ấn"Next" để tiếp tục.  Chọn "Typical" hoặc "Custom" để cài đặt các tính năng mà bạn mong muốn.  Nhấn "Next" và "Install" để bắt đầu quá trình cài đặt. Chờ đợi quá trình cài đặt được hoàn tất. Khởi động lại máy tính của bạn để hoàn tất quá trình cài đặt VMware Workstation.  Sau quá trình khởi động lại, mở phần mềm VMware Workstation và nhập mã sản phẩm (product key) để có thể kích hoạt sản phẩm. Lưu ý: Khi cài đặt VMware Workstation, máy tính của người dùng cần đáp ứng yêu cầu về phần cứng, bao gồm bộ vi xử lý hỗ trợ công nghệ ảo hóa, dung lượng và RAM có đủ để chạy các máy ảo. Tạo máy ảo và cấu hình hệ điều hành Với VMware Workstation để tạo máy ảo và cấu hình hệ điều hành, bạn có thể làm theo các bước sau:  Mở phần mềm VMware Workstation và chọn "Create a New Virtual Machine". Chọn loại máy ảo muốn tạo, ví dụ như "Typical" hoặc "Custom".  Nhấn chọn đường dẫn tới file ISO của hệ điều hành hoặc chọn thiết bị CD/DVD.  Đặt tên cho máy ảo và chọn vị trí lưu trữ. Chọn dung lượng của ổ cứng và kiểu ổ cứng (VDI, VMDK, hay HDD) cho máy ảo. Chọn cấu hình bộ vi xử lý, bộ nhớ RAM, mạng, card đồ họa, âm thanh, và các tùy chọn khác phù hợp nhu cầu sử dụng của người dùng. Chọn Finish để xác nhận các tùy chọn và bắt đầu tạo máy ảo. Chạy máy ảo và cài đặt hệ điều hành như bình thường. Kiểm tra và phát triển ứng dụng trên máy ảo Để kiểm tra và phát triển ứng dụng trên máy ảo, người dùng có thể thực hiện các bước sau: Tạo một máy ảo khác, cài đặt hệ điều hành và các phần mềm quan trọng để phát triển ứng dụng trên máy ảo. Cài đặt những công cụ phát triển và phần mềm cần thiết như trình biên dịch, trình gỡ lỗi, trình quản lý mã nguồn… trên máy ảo. Với cấu hình mạng cho máy ảo giúp cho việc truy cập vào mạng internet và các dịch vụ mạng khác. Tiến hành kiểm tra và phát triển ứng dụng trên máy ảo. Tiếp theo kiểm tra tính ổn định của ứng dụng trên máy ảo đó bằng cách thực hiện một số bài kiểm tra lỗi. Tiếp là bạn có thể chuyển ứng dụng từ máy ảo sang máy tính chủ mà ứng dụng sẽ chạy trên đó. Chia sẻ tài nguyên giữa máy ảo và máy tính chính Có một số cách để chia sẻ tài nguyên giữa máy ảo và máy tính chính: Dùng tài nguyên chia sẻ thông qua mạng: Người dùng cần truy cập vào tệp tin hoặc thư mục trên máy tính chính từ máy ảo, khi đó có thể dùng tài nguyên chia sẻ thông qua mạng. Dùng ổ đĩa ảo: Để cài đặt và chạy một số ứng dụng cần sử dụng đĩa CD hoặc DVD. Vì thế, VMware Workstation tạo ra một ổ đĩa ảo trên máy tính chính và sau đó sử dụng nó trên máy ảo. Dùng bộ nhớ USB ảo: Bộ nhớ USB ảo là một phần mềm giả lập của ổ đĩa USB, cho phép người dùng truyền tải dữ liệu giữa hai máy tính chủ với máy ảo. Dùng tính năng chia sẻ tập tin trực tiếp: Một số ứng dụng của máy ảo sẽ cung cấp tính năng chia sẻ tập tin trực tiếp, cho phép người dùng truy cập vào các tập tin trên máy tính chủ từ máy ảo. Trên đây, FPT Cloud đã cung cấp những thông tin quan trọng về VMware Workstation và người đọc cũng đã hiểu qua về phần mềm tạo máy ảo này. Hiện nay, FPT Cloud đã ứng dụng công nghệ ảo hóa VMware vào để tạo máy chủ ảo và cung cấp dịch vụ cho người dùng. Các máy chủ ảo này đều được xây dựng từ hệ thống máy chủ và trung tâm dữ liệu đạt chuẩn Quốc tế, mang lại chất lượng tốt nhất cho người dùng. Nếu bạn đang muốn thuê máy chủ ảo, đừng ngần ngại liên hệ FPT Cloud để được tư vấn nhé! Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Cloud Monitoring là gì? Lợi ích khi sử dụng Cloud Monitoring

10:13 28/04/2023
Hầu hết, các doanh nghiệp hiện nay đều đang sử dụng công nghệ điện toán đám mây cho tổ chức của mình vì sự tiện dụng và những lợi ích mà nó mang lại. Để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, Cloud Monitoring nhanh chóng trở thành giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp.  Tìm hiểu về Cloud Monitoring Những vấn đề dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Cloud Monitoring. Cloud Monitoring là gì? Cloud Monitoring là một thuật ngữ trong nhóm Technology Terms. Thuật ngữ Đám mây giám sát này dùng để diễn tả quá trình sử dụng phần cứng và phần mềm được phân phối qua internet.  Cloud Monitoring mô tả cụ thể hóa sự trừu tượng của cơ sở hạ tầng phức tạp có sự hoạt động của các phần mềm, phần cứng, cũng như các dịch vụ từ xa. Đây được xem là giải pháp tối ưu nhất để đánh giá hiệu suất đám mây của các hệ thống đồng sử dụng công nghệ điện toán đám mây.  Sử dụng số liệu và các phương pháp đa dạng để thực hiện giám sát đám mây là cách đảm bảo tối đa hoạt động của hệ thống có đang cung cấp mức truy cập chuẩn hay không. Cloud Monitoring được xem như như một phần của toàn bộ chiến lược quản lý đám mây. Đồng thời hỗ trợ các quản trị viên CNTT kiểm soát được trạng thái hoạt động của các tài nguyên trong môi trường đám mây; cung cấp bức tranh tổng quát về số liệu đám mây, lưu lượng khách hàng,... [caption id="attachment_36527" align="aligncenter" width="800"] Cloud Monitoring là gì?[/caption] Tầm quan trọng của Cloud Monitoring trong việc quản lý đám mây Cloud Monitoring có một trò vô cùng quan trọng trong hệ điều hành đám mây, vì nó phụ trách quản lý cơ sở hạ tầng toàn bộ hệ thống, hỗ trợ quản trị viên đảm bảo được về hiệu suất, khả năng mở rộng, độ an toàn và sẵn sàng của ứng dụng và máy chủ.  Các công cụ cùng như các dịch vụ mà giám sát đám mây cung cấp bao gồm: Thông tin về lưu lượng truy cập, lượng dữ liệu, tốc độ phản hồi và các chỉ số nhằm hỗ trợ người quản trị hệ thống có đủ cơ sở để đưa ra quyết định, tối ưu hóa hệ thống đám mây.  Ngoài ra, Cloud Monitoring cũng đưa ra những cảnh báo cho người quản trị nếu xuất hiện những sự cố xảy ra, đồng thời đi kèm với các giải pháp khắc phục vấn đề ngay lập tức.  Cũng có thể nói, Giám sát đám mây là một trong những yếu tố không thể thiếu đối với những nhà quản trị viên, hỗ trợ hạn chế thời gian chết trong quá trình khắc phục sự cố xảy ra và duy trì ổn định hệ thống đám mây. >>> Có thể bạn quan tâm: Paas là gì | Tìm hiểu chi tiết các tính năng của Paas Các tính năng chính của Cloud Monitoring Giám sát hiệu suất và khả năng sẵn sàng: Cloud Monitoring có thể đánh giá và giám sát hiệu suất hoạt động cũng như khả năng triển khai của các ứng dụng, dịch vụ và hạ tầng đám mây.  Theo dõi lưu lượng mạng, thông tin khối lượng: Cloud Monitoring hỗ trợ quản trị viên theo dõi những thông số quan trọng như lưu lượng mạng, cung cấp các thông tin về khối lượng và trạng thái của hệ thống đồng thời phân tích các dữ liệu về mạng, quản lý thời gian phản hồi.  Điều khiển các thành phần hệ thống và báo cáo sự cố: Cloud Monitoring quản lý, kiểm soát những thành phần của hệ thống, hỗ trợ điều khiển khi cần thiết, đồng thời báo cáo khi hệ thống gặp phải sự cố. Đưa ra những giải pháp khắc phục sự cố: Đây là một trong những tính năng vô cùng quan trọng của Cloud Monitoring, khi có sự cố xảy ra, giám sát đám mây không chỉ đưa ra cảnh báo mà còn kèm theo những giải pháp giải quyết vấn đề, giảm thiểu thời gian chết hiệu quả.  [caption id="attachment_36528" align="aligncenter" width="800"] Các tính năng chính của Cloud Monitoring[/caption] Dưới đây là một số tính năng nổi bật của Cloud Monitoring mà bạn nên biết: Giám sát và đánh giá hiệu suất Tính năng giám sát, quản lý và đánh giá hiệu suất này giúp các nhà quản trị có thể theo dõi sát sao các hoạt động của ứng dụng, dịch vụ, máy chủ, hệ thống trong nền tảng đám mây. Tính năng này hỗ trợ rất nhiều trong quá trình thúc đẩy năng suất và tối ưu tài nguyên.  Phân tích và báo cáo sự cố hệ thống Tính năng này cho phép giám sát đám mây đưa ra những cảnh cáo về sự cố hệ thống cho nhà quản trị, qua quá trình tìm kiếm lỗi, phân tích các vấn đề liên quan đến mạng cũng như ứng dụng. Từ đó người quản lý có thể nhanh chóng giải quyết vấn đề tránh ảnh hưởng đến khách hàng.  Theo dõi các thông số quan trọng Theo dõi các thông số quan trọng là tính năng giúp người quản trị có thể kiểm soát cũng như đánh giá mức độ sử dụng tài nguyên trên hệ thống. Các thông số được theo dõi có thể kể đến như dung lượng, tốc độ, tài nguyên, bộ nhớ, CPU, băng thông và kho lưu trữ.  Nếu gặp bất kỳ vấn đề gì thì người quản trị có thể sử dụng và phân tích các thông số này để xác định nguyên nhân và khắc phục sự cố.  Cảnh báo khi có sự cố và cung cấp các giải pháp để khắc phục Đây được cho là tính năng quan trọng nhất của Giám sát đám mây. Cảnh báo sự cố và đề ra giải pháp khắc phục là tính năng hỗ trợ nhà quản trị nhanh chóng phản ứng với vấn đề kịp thời và đưa ra phương pháp giải quyết hiệu quả.  Cloud Monitoring có thể đưa ra các cảnh báo theo những yêu cầu đặc biệt của khách hàng như: các cảnh báo về utilization, errors, downtime, other critical issues,... Lợi ích của Cloud Monitoring [caption id="attachment_36531" align="aligncenter" width="800"] Lợi ích của Cloud Monitoring[/caption] Cloud Monitoring là quá trình giám sát và quản lý các ứng dụng, hệ thống và tài nguyên đang chạy trên các nền tảng đám mây. Có nhiều lợi ích của việc sử dụng Cloud Monitoring, bao gồm: Đảm bảo khả năng hoạt động ổn định Cloud Monitoring có tính năng theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu suất hoạt động của hệ thống đám mây. Chính vì thế, bất cứ sự cố và vấn đề phát sinh nào cũng đều được phát hiện sớm nhất có thể.  Đồng thời, hệ thống còn có thể tự khôi phục khi gặp lỗi, đảm bảo khả năng hoạt động ổn định và hiệu quả của các ứng dụng và máy chủ trong đám mây, tránh ảnh hướng đến khách hàng cũng như doanh nghiệp.  Giảm thiểu thời gian chết máy Cloud Monitoring sau khi giám sát liên tục hệ thống, ngay khi phát hiện sự cố sẽ ngay lập tức thông báo và đưa ra giải pháp khắc phục vấn đề, cách này giúp giảm thiểu tối đa thời gian chết máy, hạn chế những tác động tiêu cực đến doanh nghiệp, đồng thời giảm thiểu chi phí do sự cố gián đoạn hệ thống gặp phải.  Cải thiện độ tin cậy của hệ thống Nhờ các tính năng giám sát, đánh giá hiệu suất, thông báo sự cố và đưa ra giải pháp nhanh chóng mà độ tin cậy của người dùng đối với hệ thống cũng được cải thiện, nâng cao, đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng.  Tối ưu tài nguyên và lợi nhuận Cloud Monitoring giúp các nhà quản trị viên giám sát và đánh giá hiệu suất tài nguyên của hệ thống đám mây. Cũng vì thế mà các tài nguyên không sử dụng sẽ được giải phóng, biến thành các nguồn lợi nhuận mới cho doanh nghiệp. Việc tối ưu tài nguyên này sẽ giúp tăng hiệu quả và cải thiện lợi nhuận cho doanh nghiệp. >>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu chi tiết về OTP là gì | Ứng dụng của OTP ngày nay So sánh các loại Cloud Monitoring Cloud-based monitoring và on-premises monitoring [caption id="attachment_36532" align="aligncenter" width="800"] Cloud-based monitoring và on-premises monitoring[/caption] Cloud-based monitoring và on-premises monitoring được biết đến là hai loại Monitoring khác nhau. Nếu đem hai phương pháp này lên bàn cân để so sánh ta có những đánh giá khách quan như sau: Về địa điểm, phương tiện: Nếu On-premises monitoring là phương pháp được xây dựng và phát triển trong cơ sở hạ tầng vật lý của tổ chức, thì Cloud-based monitoring lại được triển khai, quản lý trong hệ thống nền tảng đám mây. Về chi phí: Cloud-based monitoring sẽ có mức chi phí đầu tư hợp lý, thấp hơn so với On-premises monitoring, bởi Giám sát đám mây không yêu cầu các thiết bị và phần mềm thêm mà sử dụng các ứng dụng và dịch vụ sẵn có trên nền tảng; đồng thời, nó còn có thể thanh toán theo nhu cầu, thanh toán những dịch vụ khách hàng thực sự sử dụng. Về khả năng linh hoạt: Cloud-based monitoring có độ linh hoạt đa năng hơn so với on-premises monitoring, Giám sát đám mây có các tùy chọn mở rộng hoặc thu hẹp tiện lợi và còn có thể tùy chỉnh theo nhu cầu của tổ chức. Về độ an toàn và bảo mật: Cả cloud-based monitoring và on-premises monitoring đều có thể có độ bảo mật rất khắt khe, đảm bảo sự an toàn, quyền riêng tư của khách hàng và doanh nghiệp, có tính xác thực cao. Về khả năng sẵn sàng: Cloud-based monitoring có khả năng sẵn sàng và rất linh động trong việc truy cập, khách hàng và doanh nghiệp có thể sử dụng Giám sát đám mây ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào, nhà quản trị cũng có thể giám sát hệ thống dễ dàng và linh động hơn.  Còn on-premises monitoring vẫn còn khá hạn chế trong tính năng linh động, vì nếu muốn truy cập thì bắt buộc nhà quản trị phải ở gần hoặc trong văn phòng. Các công ty cung cấp Cloud Monitoring Hiện nay, dịch vụ Cloud Monitoring được cung cấp bởi rất nhiều tổ chức, tuy nhiên không phải dịch vụ Giám sát đám mây của công ty nào cũng giống nhau.  Mỗi công ty đều có những tính năng mới, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu sử dụng của đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Dưới đây là một số đánh giá, so sánh khách quan những công ty cung cấp dịch vụ Cloud Monitoring: AWS CloudWatch Là đơn vị cung cấp các thông tin và metrics về các tài nguyên hệ thống có thể kể đến như:  ELBs, EC2 instances,,..... Có các tính năng theo dõi, giám sát, đánh giá và log activities trên hệ thống. Có khả năng tự động mở rộng linh hoạt và giám sát sự cân bằng tải của các tình huống cụ thể. Google Cloud Monitoring [caption id="attachment_36534" align="aligncenter" width="800"] Google Cloud Monitoring[/caption] Google Cloud Monitoring cũng cung cấp các thông tin và metrics như Compute Engine instances, Cloud Storage hệ thống,... Google Cloud Monitoring còn có thể tự động theo dõi và đưa ra những cảnh báo về sự cố xảy ra trên hệ thống. Đồng thời giám sát đám mây Google còn hỗ trợ các nhà quản trị theo dõi và quản lý các tiến trình hoạt động của ứng dụng, dịch vụ trên kênh. Microsoft Azure Monitor Microsoft Azure Monitor cũng là công ty cung cấp các metrics về resources hệ thống, bao gồm: Virtual machine scale sets, Azure Service Fabric applications,... Cúng giống như hai công ty trên, Microsoft Azure Monitor cũng có khả năng tự động giám sát các hoạt động của các ứng dụng đang được triển khai trên hệ thống. Ngoài ra, đơn vị này còn cho phép tùy chỉnh linh hoạt được những metric được theo dõi. FPT Cloud Monitoring [caption id="attachment_36533" align="aligncenter" width="800"] FPT Cloud Monitoring[/caption] FPT Monitoring cung cấp giải pháp toàn diện thu thập, phân tích và cảnh báo trên các dữ liệu Metric, Logs, và Traces tích hợp với công cụ hiển thị dữ liệu dashboard cao cấp; giúp doanh nghiệp nhanh chóng phát hiện hành vi bất thường, cài đặt cảnh báo, trực quan hóa dữ liệu, thực hiện các thao tác tự động,….  Lợi thế của ưu việt: Thân thiện với người dùng, Thu thập dữ liệu đa nền tảng, Tối ưu hiệu năng và tài nguyên, Hỗ trợ 24/7 Tóm lại, hầu hết các công ty đều cung cấp dịch vụ Giám sát đám mây đều cung cấp những metrics về các resource hệ thống với mục đích theo dõi và giám sát. Nhưng khác biệt ở chỗ, mỗi công ty sẽ có những cái tiến về tính năng khác nhau để đáp ứng tệp đối tượng khách hàng của doanh nghiệp.  Các bước để triển khai Cloud Monitoring [caption id="attachment_36535" align="aligncenter" width="800"] Các bước để triển khai Cloud Monitoring[/caption] Đánh giá nhu cầu của doanh nghiệp Trước khi triển khai Cloud Monitoring, phải xác định mục tiêu và nhu cầu của doanh nghiệp để đưa ra những chiến lược và định hướng xây dựng phù hợp.  Tiến hành phân tích những yếu tố có thể tác động đến hệ thống, ví dụ như khả năng linh hoạt, tần suất hoạt động, độ tin cậy,... Đánh giá khách quan về độ phức tạp của hệ thống, liệu có đáp ứng được hiệu quả, tính khả dụng và nhu cầu mà doanh nghiệp cần hay không. Lựa chọn sản phẩm và nhà cung cấp phù hợp Tiến hành phân tích, nghiên cứu và so sánh các dịch vụ từ phía nhiều nhà cung cấp khác nhau Lựa chọn nhà cung cấp uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm, đáp ứng được những mục tiêu và nhu cầu mà doanh nghiệp hướng tới. Tìm kiếm các phương pháp mã nguồn mở để tối ưu chi phí và linh động sao cho phù hợp với doanh nghiệp. Triển khai và cấu hình sản phẩm Tiến hành xây dựng, triển khai sản phẩm, thiết lập cấu hình bộ phận đảm bảo dữ liệu được lấy ra theo đúng yêu cầu đề ra. Cài đặt các công cụ, quy tắc giám sát, các thông báo với mục đích đáp ứng những yêu cầu hiệu suất của doanh nghiệp. Theo dõi và tối ưu hóa Đánh giá kết quả, hiệu suất đối với dịch vụ được cung cấp về các chỉ số quan trọng như: tần suất lỗi, downtime, băng thông,... Thực hiện tối ưu hóa về các chỉ đạo như: tối ưu hóa cấu hình, gia tăng hệ thống bảo mật và quản lý chi phí,... để tăng tính khả dụng cho hệ thống.  Bài viết trên đã cung cấp đến bạn những thông tin cơ bản về Cloud Monitoring và những lợi ích mà nó mang lại. Hy vọng sẽ giúp bạn tìm được dịch vụ ưng ý cho doanh nghiệp của mình! Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Paas là gì | Tìm hiểu chi tiết các tính năng của Paas

13:41 25/04/2023
Hiện nay, với thuật ngữ “dịch vụ đám mây” đang ngày trở lên phổ biển với người dùng công nghệ. Và một trong cái tên quen thuộc luôn được nhắc đến thì phải kể tới PaaS. Vậy hãy cùng FPT Cloud tìm hiểu xem PaaS là gì và tính năng của chúng ra sao nhé! Giới thiệu về PaaS - Platform as a Service Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về cụ thể hơn về PaaS và tính năng nổi trội hơn so với các dịch vụ đám mây khác nhé: PaaS là gì? PaaS là một mô hình điện toán đám mây trong đó thì nhà cung cấp bên thứ ba sẽ trực tiếp cung cấp các công cụ phần cứng và phần mềm cho người dùng qua internet (gồm các công cụ cần thiết giúp cho việc phát triển ứng dụng). Với một nhà cung cấp PaaS sẽ được lưu trữ phần cứng và phần mềm trên nền tảng hạ tầng của riêng mình. Vì thế, PaaS sẽ giúp các nhà phát triển bỏ qua được phần cài đặt phần cứng và phần mềm nội bộ nhằm phát triển hoặc chạy thêm một ứng dụng mới. PaaS giúp giảm thiểu độ phức tạp và chi phí của việc phát triển và triển khai các ứng dụng trên Internet. Giúp tập trung vào việc phát triển ứng dụng thay vì phải lo lắng vào quản lý cơ sở hạ tầng và ứng dụng liên quan. Các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí bằng việc sử dụng tài nguyên đám mây để triển khai ứng dụng, thay vì việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng CNTT. PaaS giúp giảm thiểu độ phức tạp và chi phí của việc phát triển và triển khai các ứng dụng trên Internet. Giúp tập trung vào việc phát triển ứng dụng thay vì phải lo lắng vào quản lý cơ sở hạ tầng và ứng dụng liên quan. Các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí bằng việc sử dụng tài nguyên đám mây để triển khai ứng dụng, thay vì việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng CNTT. Bên cạnh đó, PaaS sẽ được phân phối qua các đám mây công cộng hoặc riêng tư và cung cấp các dịch vụ khác như lưu trữ ứng dụng hay phát triển Java. [caption id="attachment_36493" align="aligncenter" width="800"] PaaS là gì?[/caption] So sánh với dịch vụ đám mây khác - IaaS, SaaS PaaS là một trong 3 loại phổ biến của dịch vụ điện toán đám mây, còn IaaS là dịch vụ cơ sở hạ tầng và SaaS là dịch vụ phần mềm. Với IaaS là một nhà cung cấp cơ sở hạ tầng tính toán, giúp lưu trữ và kết nối mạng cơ bản với bộ ảo hóa – lớp ảo hóa. Tiếp theo, người dùng sẽ cần phải tạo máy ảo, cài đặt theo hệ điều hành, sẽ hỗ trợ ứng dụng, xử lý dữ liệu và cấu hình để quản lý các tác vụ liên quan đó. Với SaaS là một nhà cung cấp toàn bộ ngăn xếp cho ứng dụng. Do đó, khách hàng chỉ cần đăng nhập và sử dụng luôn ứng dụng. Ứng dụng sẽ được chạy hoàn toàn trên cơ sở hạ tầng của nhà cung cấp dịch vụ. Với PaaS là một nhà cung cấp nhiều ngăn xếp ứng dụng hơn dịch vụ IaaS. Được thêm hệ điều hành và phần mềm trung gian và được chạy các thời gian khác vào môi trường đám mây. Các tính năng của PaaS [caption id="attachment_36495" align="aligncenter" width="800"] Các tính năng của PaaS[/caption] Hiện nay, đa số các doanh nghiệp chuyển các hoạt động công nghệ thông tin của họ sang đám mây đã giúp cho dịch vụ PaaS sẽ tăng đáng kể. Công nghệ PaaS đã và đang mang lại những tính năng nổi trội như: Tính linh hoạt và dễ sử dụng Các tính linh hoạt của PaaS bao gồm: Khả năng tùy chỉnh: PaaS là ứng dụng cung cấp cho người dùng các công cụ và khung phát triển nhằm phát triển ứng dụng của mình. Hơn nữa, nó cũng cho phép người dùng tùy chỉnh các môi trường phát triển để đáp ứng nhu cầu cụ thể của họ. Khả năng mở rộng: PaaS cho phép bạn mở rộng ứng dụng một cách đơn giản, dễ dàng. Người dùng có thể thêm mới những thành phần như máy chủ, cơ sở dữ liệu hay lưu trữ nhằm đáp ứng nhu cầu của mình. Khả năng tích hợp: PaaS tích hợp được các công nghệ khác nhau giúp hỗ trợ phát triển ứng dụng. Đồng thời, nó tích hợp được với các công cụ phát triển như Visual Studio hoặc Eclipse tạo điều kiện người dùng phát triển và triển khai các ứng dụng dễ dàng. Khả năng quản lý: khả năng quản lý các ứng dụng dễ dàng bằng cách cung cấp các công cụ giám sát và công cụ báo cáo. Người dùng được kiểm tra trạng thái của các ứng dụng của mình và thực hiện các bước quản lý như cập nhật, sao lưu hay khôi phục dữ liệu. Hỗ trợ đa ngôn ngữ và framework PaaS có khả năng cung cấp môi trường để phát triển các ứng dụng bằng nhiều ngôn ngữ lập trình và framework khác nhau. Người dùng có thể được lựa chọn ngôn ngữ lập trình mà họ yêu thích và tiến hành triển khai ứng dụng trên PaaS mà không cần chú ý đến việc cài đặt, cấu hình hay duy trì môi trường chạy ứng dụng. PaaS cung cấp các thư viện và các công cụ hỗ trợ đa ngôn ngữ và framework khác nhau nhằm phát triển và triển khai ứng dụng một cách nhanh chóng và dễ dàng. Với tính năng hỗ trợ đa ngôn ngữ và framework giúp cho PaaS phù hợp và đáp ứng được nhiều nhu cầu của người dùng. [caption id="attachment_36497" align="aligncenter" width="800"] Hỗ trợ đa ngôn ngữ và framework[/caption] Các công cụ phát triển ứng dụng Để phát triển dịch vụ PaaS thì các nhà phát triển sẽ tập trung vào sự phát triển cơ sở dữ liệu, máy chủ server cùng phần mềm hệ điều hành, mạng internet và lưu trữ các công cụ phát triển. Nhờ đó mà dịch vụ PaaS sẽ được phát triển tổng thể và lưu trữ mọi thứ trong trung tâm dữ liệu của khách hàng. Các tính năng bảo mật và quản lý Nhà cung cấp PaaS thường xuyên thực hiện các bản cập nhật mới và cần thiết nhất để có tính năng bảo mật cao. Do đó, đảm bảo các ứng dụng của người dùng luôn bảo mật tối đa nhất giúp giảm thiểu các rủi ro không tương ứng và các lỗ hổng bảo mật khác. PaaS luôn là dịch vụ đám mây được lựa chọn đầu tiên bởi khả năng lưu trữ thông tin cao, giúp các doanh nghiệp sở hữu riêng các dữ liệu cá nhân và tạo điều kiện phát triển nhanh chóng khi có sẵn dữ liệu. Lợi ích của PaaS trong công việc [caption id="attachment_36499" align="aligncenter" width="800"] Lợi ích của PaaS trong công việc[/caption] Tính năng cao đã giúp cho PaaS được nhiều doanh nghiệp sử dụng để chuyển các hoạt động công nghệ thông tin của họ sang đám mây. Và công nghệ PaaS sẽ mang lại một số lợi ích trong công việc như sau: Tăng tốc độ phát triển ứng dụng Dịch vụ PaaS là môi trường có khả năng phát triển mở rộng linh hoạt với hiệu suất khá cao. Doanh nghiệp có thể dễ dàng tăng hoặc giảm tài nguyên để phát triển ứng dụng và công việc. Lợi thế kinh doanh hàng đầu của PaaS là tốc độ phát triển và triển khai nhanh chóng các ứng dụng. Các nhà phát triển có quyền truy cập vào các công cụ tự động, cùng việc cải tiến công nghệ giúp cho họ có thể tăng tốc đáng kể để tạo ứng dụng. Vì thế, vòng đời phát triển ứng dụng sẽ ngắn hơn so với truyền thống và nhiều ứng dụng mới sẽ được tham gia thị trường nhanh hơn. Đây chính là lợi thế cạnh tranh quan trọng với tất cả các doanh nghiệp. Tiết kiệm chi phí về cơ sở hạ tầng và quản lý Với dịch vụ đám mây PaaS thì doanh nghiệp sẽ không cần phải bỏ ra một khoản tiền khổng lồ để đầu tư máy chủ và các thành phần mạng, chi phí bảo trì hay sao lưu… Nhờ đó mà tiết kiệm chi phí hơn khi chỉ cần phải trả cho tài nguyên mà họ sử dụng. Quản lý và bảo trì cơ sở hạ tầng được PaaS đơn giản hóa và gọn nhẹ hơn. Bởi vậy, doanh nghiệp sẽ tập trung hơn vào trọng tâm kinh doanh của mình và phát triển các sản phẩm chất lượng cao hơn đáp ứng nhu cầu thị hiếu trên thị trường. Tính linh hoạt và mở rộng dễ dàng PasS được đánh giá là một môi trường có tính linh hoạt với hiệu suất cao và khả năng mở rộng dễ dàng. Doanh nghiệp sẽ chủ động được việc tăng hay giảm tài nguyên vào khối lượng công việc khác nhau. Điều này giúp cho việc linh hoạt sử dụng dữ liệu cũng như việc mở rộng sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn. Các ứng dụng của PasS hiện nay Dịch vụ PasS sẽ được ứng dụng vào một số các trường hợp dưới đây: Phát triển các ứng dụng web và di động Với giải pháp PaaS thường được sử dụng để phát triển các ứng dụng web và di động. Tuy nhiên thì phát triển ứng dụng di động sẽ cao hơn và nhiều công ty cũng sẽ dùng PasS để xây dựng các ứng dụng đa nền tảng. Bởi dịch vụ đám mây này cung cấp được nhiều giải pháp linh hoạt và năng động, có khả năng cao tạo ra ứng dụng hoạt động trên hầu hết mọi thiết bị. PaaS sẽ giúp phát triển các ứng dụng nhanh hơn và phát triển mạnh trên thị trường bằng cách tự động hóa hoặc loại bỏ hoàn toàn các nhiệm vụ bảo trì. Ngoài ra, PaaS giúp giảm việc quản lý cơ sở hạ tầng bằng cách loại bỏ sự phức tạp của cân bằng tải và nhân rộng phân phối các dịch vụ mới giúp cho nhà phát triển kiểm soát tốt hơn và nhận được thành tích cao khi đưa ứng dụng ra thị trường. IoT (Internet of Things) Dưới sự phát triển bùng nổ của IoT (Internet of Things), dịch vụ PaaS ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng. Bởi PaaS hỗ trợ được đa ngôn ngữ lập trình, tạo môi trường ứng dụng và các công cụ đa dạng khác nhau. Nhờ đó cho phép kết nối và tích hợp cần thiết để thực hiện triển khai IoT. [caption id="attachment_36500" align="aligncenter" width="800"] IoT (Internet of Things)[/caption] Big Data và Machine Learning PaaS thích hợp để thiết lập và quản lý cơ sở dữ liệu lớn của một tổ chức. Chúng cung cấp một nền tảng dữ liệu lớn và có thể mở rộng, bảo mật. Đồng thời, on-demand để khởi tạo, quản trị và duy trì cơ sở dữ liệu cho cả doanh nghiệp và nền tảng công nghệ của họ. Các nhà cung cấp PaaS hàng đầu Hiện nay, có khá nhiều nhà cung cấp PaaS cung cấp các công cụ và dịch vụ để xây dựng các ứng dụng doanh nghiệp. Các nhà cung cấp trong và ngoài nước điển hình như: Google Microsoft Dịch vụ web Amazon (AWS) IBM FPT Cloud Nhìn chung, ở mỗi nhà cung cấp sẽ có những tính năng riêng với các sắc thái và giới hạn riêng. Điều quan trọng nhất là người dùng sẽ cần kiểm tra các nhà cung cấp tiềm năng để đảm bảo dịch vụ ổn định.  So với các nhà cung cấp trên thì FPT Cloud là một nhà cung cấp ứng dụng được đánh giá cao trên thị trường Việt Nam. Bởi tính năng phù hợp với yêu cầu kinh doanh, kỹ thuật hỗ trợ cao và tính sẵn của dịch vụ rất tốt cho sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, chi phí cung cấp của FPT Cloud cũng hợp lý nhất so với các nhà cung cấp quốc tế. Những lưu ý khi sử dụng PaaS Trong quá trình sử dụng PaaS thì người dùng cần lưu ý một số điểm sau: Tìm hiểu về tính năng và giới hạn của PaaS Với PaaS, các nhà cung cấp sẽ quản lý phần lớn các lĩnh vực liên quan đến cơ sở hạ tầng và nền tảng ứng dụng. Do đó, người dùng sẽ mất đi khả năng linh hoạt và kiểm soát cao đối với quản lý hệ thống. Giới hạn về kiểm soát tài nguyên: Paas khiến người dùng bị hạn chế trong việc điều chỉnh cấu hình tài nguyên của hệ thống, và không thể tối ưu hóa được hiệu suất ứng dụng. Paas thường được sử dụng ở các ứng dụng web đơn giản hoặc những ứng dụng doanh nghiệp tiêu chuẩn. Hơn nữa, PaaS cũng bị giới hạn về các loại môi trường phát triển và không sử dụng được ở môi trường đặc biệt. Trong quá trình sử dụng PaaS, người dùng cần phải phụ thuộc vào nhà cung cấp để cung cấp các tính năng mới, bảo mật và nâng cấp hệ thống. Vì thế, nếu nhà cung cấp gặp sự cố hay bị ngừng hoạt động thì ứng dụng của người dùng cũng sẽ bị ảnh hưởng. Lựa chọn đúng nhà cung cấp PaaS phù hợp với nhu cầu của bạn Trong quá trình tìm hiểu, bạn cần xác định đúng nhu cầu của bản thân và doanh nghiệp của mình để lựa chọn dịch vụ đám mây phù hợp. Thông thường với doanh nghiệp Việt Nam thì dịch vụ PaaS của FPT Cloud sẽ phù hợp với những tính năng và cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp. Nhờ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nhanh chóng mở rộng thị trường chiếm nhiều ưu điểm giúp khách hàng đánh giá cao hơn về dịch vụ của doanh nghiệp. Đảm bảo tính bảo mật cho ứng dụng của bạn Các nhà cung cấp PaaS liên tục thực hiện tất cả các bản cập nhật cần thiết và các bản vá bảo mật mới nhất. Điều này đảm bảo rằng ứng dụng của bạn được bảo mật tối đa, giảm thiểu rủi ro không tương thích và các lỗ hổng bảo mật khác. Khi sử dụng PaaS doanh nghiệp hết sức lưu ý đến giai đoạn dịch vụ đám mây PaaS cập nhật phiên bản mới. Bởi ở giai đoạn này sẽ có rất nhiều lỗ hổng về bảo mật vì thế mà ứng dụng của bạn sẽ phải nâng cao khả năng bảo mật tối đa nhất, tránh những rủi ro không tương thích. Cập nhật đồng thời cùng với PaaS để ứng dụng bảo mật tốt hơn. Tầm quan trọng của PaaS trong thời đại 4.0 [caption id="attachment_36501" align="aligncenter" width="800"] Tầm quan trọng của PaaS trong thời đại 4.0[/caption] Trong thời đại 4.0, PaaS (Platform-as-a-Service) đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai các ứng dụng trên nền tảng đám mây. PaaS cung cấp một môi trường phát triển và triển khai ứng dụng cho các nhà phát triển mà không cần phải quan tâm đến việc quản lý cơ sở hạ tầng phía sau. Các ứng dụng trên đám mây được triển khai trên nền tảng của PaaS có thể được mở rộng linh hoạt và tiết kiệm chi phí hơn so với việc triển khai trên các máy chủ truyền thống. Ngoài ra, PaaS còn cung cấp cho người dùng một loạt các công cụ và dịch vụ hỗ trợ để phát triển, kiểm thử và triển khai ứng dụng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Cơ sở dữ liệu ngày càng nhiều, PaaS chính là dịch vụ lưu trữ tốt khai thác được việc phát triển ứng dụng mạnh trên thị trường cùng tốc độ phát triển cao phù hợp với thời đại 4.0 này. Cùng với đó chi phí đầu tư không cao, tiết kiệm được chi phí và tăng khả năng phát triển mở rộng trên thị trường. Thông qua bài viết, khách hàng sẽ có nhiều thông tin để hiểu hơn về PaaS là gì và tính năng nổi bật của dịch vụ đám mây này. Hi vọng những chia sẻ trên thực sự hữu ích với bạn. Hãy sử dụng và ứng dụng ngay cho doanh nghiệp của bạn để rút ngắn thời gian phát triển công ty và mở rộng hiệu suất kinh doanh hơn. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Bản tin bảo mật tháng 3/2023

15:29 12/04/2023
I. Các lỗ hổng bảo mật được công bố trong tháng 3  1. Microsoft công bố các bản vá cho các lỗ hổng mức độ Nghiêm trọng và 3 lỗ hổng zero-days trong tháng 3  Trong tháng 3 của 2023 Microsoft đã tung ra các bản vá lỗi cho hơn 83 lỗ hổng trong đó có 9 lỗ hổng được đánh giá ở mức độ nghiêm trọng vì chúng cho phép thực thi mã từ xa, tấn công từ chối dịch vụ, thực thi mã từ xa và 2 bản vá lỗ hổng zero-days bao gồm:  CVE-2023-23397 - Microsoft Outlook Elevation of Privilege Vulnerability - lỗ hổng trong ứng dụng OutLook cho phép email được tạo ra để kết nối với kẻ tấn công, thực thi các lệnh với đặc quyền hệ thống. CVE-2023-24880 - Windows SmartScreen Security Feature Bypass Vulnerability - lỗ hổng bỏ qua tính năng bảo mật trong Windows Smart Screen cho phép thực thi bỏ qua tính năng cảnh báo bảo mật web. Khuyến cáo người dùng nào đã và đang sử dụng các sản phẩm nào của Microsoft mà có khả năng nằm trong các phiên bản chứa lỗ hổng trên thì nên nâng cấp ngay các bản vá mới nhất để tránh bị nhắm tới trong các cuộc tấn công mạng Danh sách dưới đây liệt kê 9 lỗ hổng đã có bản vá trong tháng ba được đánh giá ở mức độ nghiêm trọng.  Tag  CVE ID  CVE Title  Severity  Internet Control Message Protocol (ICMP)  CVE-2023-23415  Internet Control Message Protocol (ICMP) Remote Code Execution Vulnerability  Critical  Microsoft Office Outlook  CVE-2023-23397  Microsoft Outlook Elevation of Privilege Vulnerability  Critical  Remote Access Service Point-to-Point Tunneling Protocol  CVE-2023-23404  Windows Point-to-Point Tunneling Protocol Remote Code Execution Vulnerability  Critical  Role: Windows Hyper-V  CVE-2023-23411  Windows Hyper-V Denial of Service Vulnerability  Critical  Windows Cryptographic Services  CVE-2023-23416  Windows Cryptographic Services Remote Code Execution Vulnerability  Critical  Windows HTTP Protocol Stack  CVE-2023-23392  HTTP Protocol Stack Remote Code Execution Vulnerability  Critical  Windows Remote Procedure Call  CVE-2023-21708  Remote Procedure Call Runtime Remote Code Execution Vulnerability  Critical  Windows TPM  CVE-2023-1017  CERT/CC: CVE-2023-1017 TPM2.0 Module Library Elevation of Privilege Vulnerability  Critical  Windows TPM  CVE-2023-1018  CERT/CC: CVE-2023-1018 TPM2.0 Module Library Elevation of Privilege Vulnerability  Critical  2. VMWare công bố các lỗ hổng trong tháng 3 👉 Trong tháng 3 này thì VMWare cũng đã có công bố bản vá cho hai lỗ hổng mức độ nghiêm trọng tồn tại trong VMware Cloud Foundation:  CVE-2021-39144 VMware Cloud Foundation chứa một lỗ hổng thực thi mã từ xa thông qua thư viện mã nguồn mở XStream. Lỗ hổng này có thể cho phép kẻ tấn công từ xa có đủ quyền để thực hiện lệnh của máy chủ chỉ bằng cách thao tác xử lý luồng đầu vào. CVE-2022-31678 Một lỗ hổng XML External Entity (XXE) trong VMware Cloud Foundation (NSX-V). Trên các phiên bản VCF 3.x có cài đặt NSX-V, điều này có thể cho phép người dùng khai thác sự cố này dẫn đến tình trạng từ chối dịch vụ hoặc tiết lộ thông tin ngoài ý muốn. 📝 Khuyến cáo người dùng nếu đang sử dụng các phiên bản ứng dụng bị ảnh hưởng bởi các lỗ hổng trên thì nhanh chóng nâng cấp lên các bản vá mới nhất. II. Một số sự kiện an ninh mạng đáng chú ý. 1. Veeam vá lỗ hổng nghiêm trọng cho phép tin tặc xâm phạm cơ sở hạ tầng sao lưu (Phần mềm sao lưu dữ liệu) 👉 Veeam kêu gọi khách hàng vá một lỗ hổng bảo mật dịch vụ sao lưu có mức độ nghiêm trọng cao ảnh hưởng đến phần mềm sao lưu của mình.👉 Cuộc tấn công khai thác 2 lỗ hổng CVE-2023-27532 đã được báo cáo vào giữa tháng Hai và nó ảnh hưởng đến tất cả các phiên bản Veeam Backup & Replication (VBR)👉 Theo phân tích của Veeam, nguyên nhân đằng sau lỗ hổng này là Veeam.Backup.Service.exe (chạy trên TCP 9401 theo mặc định) cho phép người dùng chưa được xác thực yêu cầu thông tin đăng nhập được mã hóa.Để ngăn chặn tấn công tạm thời và bảo mật các máy chủ dễ bị tấn công trước các nỗ lực khai thác tiềm ẩn, bạn cũng có thể chặn các kết nối bên ngoài đến cổng TCP/9401 bằng tường lửa máy chủ sao lưu.📝 Veeam đã phát hành các bản cập nhật bảo mật để vá lỗ hổng này cho VBR v.11 và v.12, với khách hàng sử dụng các bản phát hành cũ hơn được khuyên nên cập nhật lên một trong hai sản phẩm được hỗ trợ này trước tiên.   Fortinet cảnh báo về lỗ hổng mức độ nghiêm trọng “Unauthenticated” RCE ảnh hưởng đến nhiều phiên bản FortiOS và FortiProxy 👉 Fortinet đã tiết lộ một lỗ hổng "Nghiêm trọng" ảnh hưởng đến FortiOS và FortiProxy, cho phép kẻ tấn công không được xác thực thực thi mã tùy ý hoặc thực hiện từ chối dịch vụ (DoS) trên giao diện người dùng của các thiết bị dễ bị tấn công bằng cách sử dụng các yêu cầu đặc biệt.👉 Cuộc tấn công khai thác lỗ hổng CVE-2023-25610 có điểm CVSS v3 là 9.3/10. Loại lỗ hổng này xảy ra khi một chương trình cố gắng đọc nhiều dữ liệu từ bộ nhớ đệm hơn bộ nhớ sẵn có, dẫn đến việc truy cập các vị trí bộ nhớ liền kề, dẫn đến hành vi rủi ro hoặc gây ra sự cố.Đối với những khách hàng không thể áp dụng các bản Cập Nhật, chúng tôi đề nghị giải pháp tạm thời vô hiệu hoá giao diện quản trị HTTP/HTTPS hoặc giới hạn các địa chỉ IP có thể truy cập từ xa.📝 Fortinet đã liệt kê các phiên bản FortiOS, FortiProxy bị ảnh hưởng và khuyến nghị các phiên bản nên nâng cấp để khắc phục lỗ hổng nghiêm trọng nêu trên.   FPT Cloud Security Team.    

Bản tin bảo mật tháng 2/2023

14:12 12/04/2023
  Theo thông tin từ bộ phận An toàn thông tin của chúng tôi trong tháng 2 này đã có rất nhiều công bố các bản vá lỗi và thông tin từ những lỗ hổng bảo mật. Hãy cùng FPT Cloud tìm hiểu thêm về các thông tin bảo mật cùng các cách thức để đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp của bạn. Microsoft công bố các bản vá cho các lỗ hổng mức độ Nghiêm trọng và 3 lỗ hổng zero-days trong tháng 2 👉 Trong tháng 2 của 2023 Microsoft đã tung ra các bản vá lỗi cho hơn 77 lỗ hổng trong đó có 9 lỗ hổng được đánh giá ở mức độ nghiêm trọng vì chúng cho phép thực thi mã từ xa  và 3 lỗ hổng zero-days bao gồm: - CVE-2023-21823 - Windows Graphics Component Remote Code Execution Vulnerability - cho phép kẻ tấn công thực thi các lệnh với đặc quyền hệ thống. - CVE-2023-21715 - Microsoft Publisher Security Features Bypass Vulnerability - lỗ hổng trong Microsoft Publisher cho phép một tài liệu đặc biệt vượt qua các chính sách của Macro-Office chặn các tệp không đáng tin cậy hoặc độc hại. Việc khai thác lỗ hổng này sẽ cho phép các macro trong tài liệu Publisher độc hại chạy một cách hiệu quả mà không cần cảnh báo trước cho người dùng. - CVE-2023-23376 - Windows Common Log File System Driver Elevation of Privilege Vulnerability - cho phép "kẻ tấn công đã thành công khai thác lỗ hổng này có thể đạt được đặc quyền hệ thống." 📝 Khuyến cáo người dùng nào đã và đang sử dụng các sản phẩm nào của Microsoft mà có khả năng nằm trong các phiên bản chứa lỗ hổng trên thì nên nâng cấp ngay các bản vá mới nhất để tránh bị nhắm tới trong các cuộc tấn công mạng Linux công bố các lỗ hổng trong tháng 2 👉 Trong tháng đầu năm 2023 thì Linux cũng đã có công bố về các lỗ hổng như: - CVE-2023-0615: Một lỗ hổng rò rỉ bộ nhớ đã được tìm thấy trong Linux kernel V4L2 . Sự cố này xảy ra khi người dùng kích hoạt ioctls, chẳng hạn như VIDIOC_S_DV_TIMINGS ioctl. Điều này có thể cho phép người dùng local  gặp sự cố hệ thống. - CVE-2023-25012: Linux kernel thông qua 6.1.9 có "Use-After-Free" trong "bigben_remove" trong driver "/ hid / hid-bigbenff.c" thông qua một thiết bị USB. 📝 Khuyến cáo người dùng nếu đang sử dụng các phiên bản ứng dụng bị ảnh hưởng bởi các lỗ hổng trên thì nhanh chóng nâng cấp lên các bản vá mới nhất VMWare công bố các lỗ hổng trong tháng 2 👉 Trong tháng 12 này thì VMWare cũng đã có công bố một lỗ hổng mức độ High tồn tại trong VMware Workstation: - CVE-2023-20854: Một lỗ hổng xóa tệp tùy ý trong VMware Workstation phiên bản 17.x.  Bản cập nhật đã có sẵn để khắc phục lỗ hổng này trong sản phẩm VMware bị ảnh hưởng. 📝 Khuyến cáo người dùng nếu đang sử dụng các phiên bản ứng dụng bị ảnh hưởng bởi các lỗ hổng trên thì nhanh chóng nâng cấp lên các bản vá mới nhất     FPT Cloud SecurityTeam.   

Tìm hiểu chi tiết về OTP là gì | Ứng dụng của OTP ngày nay

14:01 10/04/2023
Mã xác thực OTP - Một hình thức bảo mật 2 lớp đã quá quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là những người thường xuyên thanh toán online hay giao dịch ngân hàng…Tuy phổ biến là thế nhưng không phải ai cũng hiểu chi tiết về mã xác thực này cũng như tính ứng dụng của chúng. Bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về mã OTP, cơ chế hoạt động và những lưu ý khi sử dụng nhé. OTP là gì? Định nghĩa và ý nghĩa của OTP [caption id="attachment_36230" align="aligncenter" width="800"] OTP là gì[/caption] OTP là từ viết tắt của cụm One Time Password có nghĩa là mật khẩu dùng 1 lần. Đây là dãy các ký tự hoặc chữ số thường được cung cấp bởi các ngân hàng hay ứng dụng,... và được gửi trực tiếp đến số điện thoại của người dùng với mục đích xác thực tính chính xác của giao dịch. Mã OTP chỉ được dùng 1 lần duy nhất và không thể sử dụng cho bất kỳ giao dịch nào một lần nữa. Mã này có hiệu lực trong khoảng từ 30 giây đến 2 phút. Thường mã OTP được dùng làm tường bảo mật cấp 2 cho giao dịch, nhất là những giao dịch ngân hàng. Xác nhận bằng cách này sẽ nâng cao tính bảo mật của các dịch vụ online và dịch vụ ngân hàng điện tử. Ngoài ra, mã điện tử này còn hạn chế các vấn đề liên quan đến tin tặc, tạo tâm lý an tâm hơn cho người dùng. >>> Xem thêm: Tìm hiểu về lỗi Overflow | Cách nhận biết và khắc phục lỗi Overflow Lịch sử hình thành OTP Để tìm hiểu sự ra đời của mã OTP thì trước tiên, hãy cùng xem các phương pháp xác thực trước khi OTP ra đời có gì nhé! [caption id="attachment_36231" align="aligncenter" width="800"] Lịch sử hình thành OTP[/caption] Các phương pháp xác thực trước đây Công nghệ bảo mật bằng mật khẩu (Password) xuất hiện rất sớm, gần như cùng lúc với sự ra đời của máy tính. Tuy nhiên, hình thức này còn quá thô sơ và chưa thật sự an toàn cho người dùng.  Bởi các dạng bảo mật này chỉ là các chuỗi ký tự đã được lưu trữ từ trước đó, và chỉ cần nhập chính xác thì hệ thống sẽ chấp thuận cho sự truy cập của bạn. Bấy giờ, hầu hết người dùng chỉ sử dụng các mật khẩu đơn, với những kí tự đơn giản, dễ nhớ, đây cũng chính là cơ hội cho tin tặc phát triển. Sự ra đời của OTP Khi người dùng có xu hướng lựa chọn các mật khẩu dễ đoán, dễ nhớ hoặc sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều dịch vụ, thiết bị thì có một vấn đề tin tặc là một trở ngại. Chính vì thế OTP được ra đời vào khoảng thập niên 1980 sau đó đã trở nên phổ biến khắp thế giới và lan rộng khắp mọi lĩnh vực.  Đây là dạng mật khẩu sẽ thay đổi liên tục dựa trên các yếu tố về thời gian, vị trí, địa điểm hay cập nhật loại mật khẩu vật lý, loại bỏ những nguy cơ bị tấn công phát lại. Đến cả các “gã khổng lồ” đứng đầu trong lĩnh vực công nghệ như Google, Facebook, Apple cũng đều ưu tiên sử dụng mã này làm lớp bảo vệ thứ hai trong quá trình đăng ký, đăng nhập tài khoản, hay giao dịch thanh toán online của họ. Cách thức hoạt động của OTP Với thời đại 4.0, OTP đã dần trở nên quá quen thuộc với tất cả mọi người. Cơ chế và cách thức hoạt động của chúng cũng khá đơn giản và nhanh chóng, giúp người dùng có thể dễ dàng sử dụng. [caption id="attachment_36232" align="aligncenter" width="800"] Cách thức hoạt động của OTP[/caption] Cơ chế hoạt động của OTP Như đã nói, OTP chỉ sử dụng được 1 lần và không có khả năng tái sử dụng. Trên thực tế, xác suất tính được mật khẩu động, liên tục như này khó hơn rất nhiều so với các dạng mật khẩu tĩnh khác. Đó cũng là lý do OTP lại được sử dụng để bảo mật các thông tin và các giao dịch quan trọng của các tổ chức thế giới.  Khi bạn đã nhập OTP mà được cấp, máy chủ sẽ cho bạn khoảng thời gian từ 30s – 2 phút để nhập mã. Nếu hết thời gian, mã xác thực đó cũng sẽ mất hiệu lực. So sánh OTP với các phương pháp xác thực khác So với Token OTP (xác thực bằng thiết bị tạo mã), OTP tiện lợi hơn nhiều. Lý do một phần bởi người dùng sẽ không phải mang thêm thiết bị khác, và không tốn tiền mua thiết bị. So với các phương thức cũ hơn như: mật khẩu đơn thì OTP sẽ có tính an toàn cao hơn, do mã này được sinh ra trên điện thoại nên tính rủi ro của nó cũng sẽ ít hơn nhiều so với việc được truyền tới điện thoại, giảm thiểu nguy cơ mất thông tin trên đường truyền. Ngoài ra, mã xác thực OTP còn tiện lợi hơn ở chỗ nó có thể dễ dàng tích hợp các chiến lược xác thực của nhiều tổ chức. Bởi mã xác thực này được cung cấp bởi hệ thống, không cần phải ghi nhớ, chỉ cần có thiết bị công nghệ để truy cập và phân phối cho nhân viên. Ứng dụng của OTP Hiện nay, OTP là một trong những phương pháp xác thực được ưa chuộng để đảm bảo tính bảo mật, an toàn cho tài khoản của cá nhân, doanh nghiệp. Tính ứng dụng của phương thức này đang ngày càng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, cụ thể: OTP trong thanh toán điện tử Hằng tháng có tới hàng triệu thẻ ngân hàng được phát hành ra thị trường, mỗi thẻ được kích hoạt bằng cách xác nhận thuộc quyền sở hữu chủ hợp pháp. Chính vì thế, việc kích hoạt cũng như hoạt động của các thẻ sẽ được xác thực qua các mã OTP được gửi dưới dạng tin nhắn SMS trực tiếp đến điện thoại người dùng.  OTP trong bảo mật tài khoản ngân hàng Ngoài ra, OTP còn thường được ưu tiên sử dụng trong vấn đề bảo mật ngân hàng bởi tính an toàn mà nó mang lại. Nhờ ưu điểm khó bẻ khóa trong các cuộc replay attack, mật khẩu mất cắp cũng không thể sử dụng được lần 2 nên các ngân hàng cũng ưu tiên sử dụng OTP để bảo vệ khách hàng và doanh nghiệp của mình. Để chuyển tiền hay thực hiện một giao dịch trực tuyến, người dùng không chỉ dùng tài khoản và mật khẩu để đăng nhập mà cần phải nhập đúng mã xác thực OTP thì mới hoàn tất được giao dịch.  [caption id="attachment_36233" align="aligncenter" width="800"] Ứng dụng của OTP[/caption] OTP trong việc xác thực đăng nhập và giao dịch trực tuyến Khi thực hiện các hoạt động như: nhập thông tin thanh toán online, dùng thẻ ghi nợ, tín dụng hay mở tài khoản gửi tiết kiệm ngân hàng online, mã OTP cũng sẽ mặc định được gửi trực tiếp về số điện thoại của người dùng để xác nhận chính xác các thông tin giao dịch cuối cùng. Google hay mạng xã hội Facebook cũng sử dụng OTP làm mật khẩu đăng nhập thứ hai, được yêu cầu sau khi nhập đúng mật khẩu cá nhân. Vì khi để lộ hay bị đánh cắp tài khoản, kẻ xấu sẽ không thể đăng nhập hay thực hiện giao dịch nếu không có mã OTP gửi về. >>> Xem thêm: Junk Mail là gì? Nguyên nhân thư vào Spam và cách khắc phục Nhận định về sự phát triển của OTP Có thể thấy tầm quan trọng của OTP trong những năm vừa qua cùng với đó là sự phát triển vô cùng mạnh mẽ của mã bảo mật này. Vậy trong tương lại, xu hướng phát triển của OTP dự đoán sẽ như thế nào? Sự phát triển của OTP qua các thế hệ OTP lần đầu tiên được tung ra thị trường là dongle với bộ tạo số ngẫu nhiên (RNG). Nó cho phép hiển thị cùng một con số với thiết bị chính đặt trong phòng máy chủ. Nhưng thiết bị này vẫn còn khá đắt đỏ lúc bấy giờ. Sau đó thì mã xác thực này đã bắt đầu lan rộng và xuất hiện dưới nhiều những hình thức khác nhau, trong đó phổ biến nhất phải kể đến là dãy mật mã được gửi tới SMS, email hoặc cuộc gọi. Phương pháp xác thực này đã cho phép các công ty khắc phục một vấn đề rất lớn đó chính là độ bảo mật, đồng thời không ảnh hưởng tiêu cực đến UX.  Các xu hướng phát triển của OTP trong tương lai Có thể nói, cho đến khi tìm thấy một lựa chọn tối ưu hơn nếu không OTP sẽ không biến mất và vẫn giữ vị trí vô cùng quan trọng, tiếp tục quá trình cải thiện tính năng bảo mật. Một giải pháp tiềm năng là áp dụng rộng rãi phương pháp xác thực OTP theo thời gian (TOTP - thời gian nhập mật mã trước khi hết hiệu lực). Giải pháp khác được đề ra đó là sử dụng thông báo của smartphone thay vì SMS để gửi mật mã hay duyệt quyền truy cập.  Hoặc các công ty có thể yêu cầu phương pháp ứng dụng xác thực, sử dụng những thông báo đẩy hay thông tin sinh trắc học để yêu cầu nhiều tương tác hơn so với mỗi việc nhấn OK. Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng OTP OTP, hình thức bảo mật 2 lớp tưởng chừng an toàn, nhưng chính vì sự tin tưởng lại khiến người dùng chủ quan dẫn đến bị kẻ gian lợi dụng để đánh cắp tài khoản. Vì sự an toàn cho tài khoản, hãy cùng điểm qua những điểm lưu ý dưới đây để  tránh những rủi ro không đáng có nhé: Các lỗi thường gặp khi sử dụng OTP Dưới đây là một số lỗi thường gặp khi sử dụng mã OTP: OTP gửi về phần Smart OTP [caption id="attachment_36235" align="aligncenter" width="800"] OTP gửi về phần Smart OTP[/caption] Smart OTP là dịch vụ gửi mã iOTP, yêu cầu kết nối mạng và phải được cài đặt chế độ nhận mã trong ứng dụng. Chính vì vậy, nếu bạn đang trong tình trạng mạng kém hoặc không sử dụng 3G, 4G có khả năng bạn sẽ không nhận được mã OTP Không nhận được mã OTP về điện thoại Trường hợp này có thể là do:  Sim điện thoại của bạn bị khóa Trong trường hợp này, có thể SIM điện thoại của bạn đang bị khóa 2 chiều, đây là lý do khiến bạn không nhận được mã OTP.  Điện thoại ở chế độ chặn SMS Không nhận được OTP có thể là do bạn đã báo chặn tin nhắn của ngân hàng hoặc spam tin nhắn của ai đó. Khi bị chặn SMS thì chắc chắn tin nhắn sẽ không thể gửi về điện thoại của bạn được.  Thiết bị kết nối của bạn hiện đang nằm ngoài vùng phủ sóng Nếu bạn đang ở ngoài vùng phủ sóng, hay vùng sóng yếu, điện thoại không có tín hiệu, bạn sẽ không thể nhận được mã OTP. Hoặc nếu SIM điện thoại của bạn không thuộc vùng của quốc gia đó, mã OTP cũng sẽ không hiển thị.  Những cách để bảo vệ OTP khỏi các cuộc tấn công Tuyệt đối không tùy tiện nhấp vào các đường link hoặc file lạ, không rõ nguồn gốc được gửi qua email, số điện thoại,... Kiểm tra thật kỹ các trang web mà bạn đăng nhập trên các tài khoản trực tuyến. Tuyệt đối không để lộ thông tin, mật khẩu đăng nhập của bạn cho bất kỳ ai. Nên thường xuyên thay đổi mật khẩu định kỳ cho các tài khoản, nhất là tài khoản ngân hàng. Không chia sẻ hay để lộ mã OTP cho bất kỳ ai. Những bài viết liên quan: Bộ nhớ trong là gì? Tìm hiểu bộ nhớ trong máy tính & điện thoại CRUD là gì? So sánh điểm khác biệt giữa CRUD và REST PuTTY là gì? Hướng dẫn tải và cài đặt PuTTY trên các hệ điều hành Máy ảo là gì? 4 Phần mềm máy ảo miễn phí tốt nhất hiện nay Trên đây, bài viết đã chia sẻ những kiến thức về mã xác thực OTP cũng như chỉ ra tính ứng dụng trong thực tế, cùng cách bảo vệ OTP khỏi các cuộc tấn công. Hy vọng rằng, bài viết sẽ đem tới cho bạn những thông tin hữu ích.

Tìm hiểu về lỗi Overflow | Cách nhận biết và khắc phục lỗi Overflow

11:06 10/04/2023
Overflow nói chung hay Buffer Overflow nói riêng là những lỗi rất phổ biến trong lĩnh vực an ninh máy tính và lập trình. Không chỉ làm ứng dụng mất dữ liệu, dừng hoạt động mà chúng còn ẩn chứa nhiều rủi ro bảo mật khác khiến cho hacker dễ dàng tấn công. Để hiểu rõ hơn về lỗi Overflow, cụ thể Buffer Overflow cũng như cách nhận biết và khắc phục như thế nào, hãy cùng theo dõi ngay trong bài viết dưới đây nhé! Tìm hiểu Overflow là gì? Overflow hay còn gọi là lỗi tràn, một thuật ngữ trong ngành Công nghệ thông tin. Trong máy tính, lỗi tràn bộ nhớ xảy ra khi chương trình nhận được một số, giá trị hoặc biến nằm ngoài phạm vi xử lý. Đây là lỗi khá phổ biến trong các chương trình, đặc biệt là khi giao dịch với số nguyên, hay các loại số khác của các biến. [caption id="attachment_36215" align="aligncenter" width="800"] Overflow là gì[/caption] Các loại lỗi Overflow hiện nay Overflow là một lỗi trong lập trình khi một biến hoặc một bộ nhớ đang chứa một giá trị quá lớn để được xử lý bởi hệ thống. Các loại lỗi Overflow phổ biến hiện nay bao gồm: Buffer Overflow: Đây là loại lỗi khi một chương trình cố gắng ghi vào một vùng nhớ quá giới hạn mà nó được phép ghi. Điều này có thể dẫn đến việc ghi đè lên các dữ liệu khác hoặc gây ra lỗi hệ thống. Integer Overflow: Là lỗi xảy ra khi một số nguyên được lưu trữ trong một biến có giới hạn kích thước và vượt quá giới hạn này, dẫn đến mất mát dữ liệu hoặc sự sai lệch giá trị. Stack Overflow: Xảy ra khi một chương trình cố gắng thực hiện quá nhiều thủ tục lồng nhau và dẫn đến việc đầy bộ nhớ stack. Kết quả là chương trình sẽ bị crash hoặc thậm chí có thể bị khai thác để thực hiện tấn công. Heap Overflow: Đây là lỗi xảy ra khi một chương trình cố gắng cấp phát quá nhiều bộ nhớ trên heap và dẫn đến việc đầy bộ nhớ heap. Kết quả là chương trình sẽ bị crash hoặc thậm chí có thể bị khai thác để thực hiện tấn công. >>> Có thể bạn quan tâm: Imunify360 là gì? Cách hoạt động & Tính năng của Imunify360 Tìm hiểu về lỗi Buffer Overflow Buffer Overflow là một trong những lỗi phổ biến trong lập trình, để tìm hiểu kỹ hơn về lỗi này thì bạn hãy tiếp tục bài viết nhé! [caption id="attachment_36220" align="aligncenter" width="800"] Tìm hiểu về lỗi Buffer Overflow[/caption] Định nghĩa lỗi Buffer Overflow Lỗi Buffer overflow hiểu theo nghĩa Tiếng Việt là lỗi tràn bộ nhớ đệm hay lỗi tràn bộ đệm. Đây là lỗi thường xảy ra khi người dùng gửi một lượng lớn dữ liệu tới server ứng dụng, kết quả là dữ liệu có thể đè lên các bộ nhớ liền kề. Dữ liệu bị ghi đè lên các bộ nhớ đệm khác, các biến hay dữ liệu điều khiển luồng chảy của chương trình. Nguyên nhân gây ra lỗi Buffer Overflow Lỗi Buffer Overflow xảy ra khi một chương trình ghi vào một vùng nhớ đệm (buffer) với một số lượng dữ liệu lớn hơn kích thước của vùng đệm, nguyên nhân do: Nhập quá nhiều dữ liệu mà không kiểm tra kích thước của vùng nhớ đệm, dẫn đến việc vượt quá kích thước của vùng nhớ. Lỗi lập trình: Các lập trình viên không kiểm tra và xác thực dữ liệu đầu vào. Khi đó, người dùng nhập vào một dữ liệu lớn hơn kích thước của vùng nhớ đệm, làm cho chương trình ghi vào vùng nhớ khác và ghi đè lên các dữ liệu khác hoặc gây ra lỗi. Sử dụng các hàm không an toàn: Sử dụng các hàm không an toàn, chẳng hạn như hàm strcpy() hay strcat() trong C, có thể dẫn đến lỗi Buffer Overflow. Các hàm này không kiểm tra độ dài của chuỗi trước khi sao chép vào vùng đệm. Các ngôn ngữ lập trình như là ngôn ngữ C, C++ là nguyên nhân gây ra lỗi Buffer Overflow. Vì ngôn ngữ này thường bỏ qua tính bảo mật để đổi lấy sự hiệu quả, đồng thời không kiểm soát truy cập bộ nhớ.  Các dạng Buffer Overflow Hiện nay có nhiều loại hình tấn công Buffer Overflow khác nhau, cụ thể phổ biến thường hay gặp phải như: Stack Overflow: Một loại tấn công rất phổ biến của lỗi tràn bộ đệm, xuất hiện khi buffer tràn trong stack space. Stack Overflow là một lỗ hổng sử dụng các bộ nhớ được stack chỉ tồn tại trong runtime. Các hacker lợi dụng lỗ hồng này để thao túng dữ liệu hoặc chạy mã độc. Heap Overflow: Khó thực hiện hơn so với Stack Overflow, Heap Overflow nhắm vào dữ liệu ở trong một vùng bộ nhớ mở được gọi là heap. Integer Overflow Là lỗi hay gặp phải khi thực hiện một phép toán, kết quả trả về là một số nguyên quá lớn, không thể lưu trữ được. Từ đó dẫn đến bị lỗi Buffer Overflow  Unicode Overflow: Sử dụng các ký tự Unicode để tấn công thay vì các chuỗi ký tự thông thường. Khi một chương trình sử dụng các ký tự Unicode để nhập hoặc xử lý dữ liệu, nó có thể gặp phải lỗi Unicode Overflow nếu một ký tự hoặc một chuỗi ký tự quá dài, gây ra việc tràn bộ nhớ và ghi đè lên các dữ liệu khác trong bộ nhớ. Hậu quả của Buffer Overflow Tác hại của Buffer Overflow là vô cùng nghiêm trọng. Nếu chúng ta không phòng tránh hay xử lý kịp thời sẽ dẫn tới những hậu quả dưới đây: Gây ra sự cố hệ thống: Cuộc tấn công Buffer Overflow sẽ dẫn đến sự cố hệ thống, khiến cho kết quả chương trình trả về bị sai, dẫn đến một vòng lặp vô hạn. Mất kiểm soát truy cập: Lỗi Buffer Overflow tạo lỗ hổng để các hacker sử dụng mã tùy ý để kiểm soát truy cập hệ thống, thực hiện nhiều thủ thuật khai thác khác nhau. Vấn đề bảo mật: Hacker có thể sử dụng Buffer Overflow để khai thác các lỗ hổng, phá hoại các dịch vụ bảo mật khiến ứng dụng dừng hoạt động, thậm chí mất hết dữ liệu. Cách phòng tránh và xử lý lỗi Buffer Overflow [caption id="attachment_36221" align="aligncenter" width="850"] Cách phòng tránh và xử lý lỗi Buffer Overflow[/caption] Các phương pháp phòng chống Buffer Overflow:  ASLR: Để tấn công Buffer Overflow, hacker cần phải biết được mã thực thi ở đâu. ASLR giúp mã di chuyển xung quanh các vùng dữ liệu, ngẫu nhiên hóa không gian địa chỉ khiến hacker không thể tấn công. Ngăn chặn thực thi dữ liệu: Phương pháp này ngăn chặn 1 cuộc tấn công có thể chạy mã trong các vùng không được thực thi bằng cách gán cờ các vùng bộ nhớ là thực thi hay không thực thi. SEHOP: Ngăn không cho mã độc tấn công vào SEH – 1 hệ thống được tích hợp để quản lý các ngoại lệ của phần mềm và cứng. Sử dụng bộ nhớ động: Sử dụng bộ nhớ động thay vì bộ nhớ tĩnh có thể giúp giảm thiểu các lỗ hổng bảo mật, bởi vì các vùng nhớ bộ đệm được cấp phát động chỉ được cấp phát khi cần thiết và được giải phóng khi không sử dụng nữa. Sử dụng phương pháp khác nhau cho vùng nhớ dành cho dữ liệu và mã: Sử dụng các vùng nhớ khác nhau cho dữ liệu và mã có thể giúp giảm thiểu rủi ro của buffer overflow, bởi vì nó sẽ giới hạn khả năng tấn công chỉ vào vùng nhớ dành cho dữ liệu Sử dụng các phần mềm chống Buffer Overflow: Ngoài các phương pháp phòng chống trên, thì bạn có thể sử dụng các phần mềm  chống Buffer Overflow sau: StackGuard: Phần mềm chống lại buffer overflow trên hệ thống Linux. Hoạt động bằng cách thêm các trình bao vây để bảo vệ vùng nhớ bộ đệm. Microsoft Visual Studio: Là trình biên dịch phổ biến được sử dụng cho các ứng dụng Windows. Phương pháp này cung cấp một số công cụ để giúp bảo vệ ứng dụng khỏi các lỗ hổng bảo mật như buffer overflow. AddressSanitizer: Là một công cụ phát hiện lỗi được tích hợp trong các trình biên dịch như GCC và Clang. >>> Có thể bạn quan tâm: Google Web Store là gì? Cách cài đặt & quản lý tiện ích trên Web Store So sánh lỗi Buffer Overflow và các loại lỗi Overflow khác [caption id="attachment_36222" align="aligncenter" width="800"] So sánh lỗi Buffer Overflow và các loại lỗi Overflow khác[/caption] Tất cả các loại lỗi Overflow đều liên quan đến việc vượt quá giới hạn của một vùng nhớ hoặc một loại dữ liệu nhất định. Tuy nhiên, các loại lỗi này có sự khác biệt như: Vị trí tràn: Buffer Overflow xảy ra khi dữ liệu được ghi vào vùng nhớ bộ đệm và vượt quá kích thước cho phép của nó. Trong khi đó,  Stack Overflow, Heap Overflow   xảy ra khi giá trị được lưu trữ trong một kiểu dữ liệu nào đó vượt quá giới hạn của kiểu đó. Mức độ ảnh hưởng đến hệ thống: Cả Buffer Overflow và các loại lỗi Overflow khác đều gây nguy hiểm tới hệ thống và mở ra cơ hội để hacker thực hiện các cuộc tấn công từ xa trên hệ thống bị lỗ hổng. Tuy nhiên, Buffer Overflow là loại lỗi tràn dữ liệu nguy hiểm nhất vì chúng cho phép kẻ tấn công thực hiện các cuộc tấn công chính xác và tinh vi hơn. Buffer Overflow thường xảy ra khi không kiểm soát được độ dài của dữ liệu nhập vào. Trong khi đó, các lỗi Overflow khác thường xảy ra khi giá trị của biến hoặc phép tính toán vượt quá giới hạn của kiểu dữ liệu mà nó được lưu trữ trong đó. Phương pháp tấn công: Buffer Overflow thường dễ khai thác hơn so với các lỗi Overflow khác  do kích thước của bộ đệm được biết trước và dữ liệu có thể được ghi đè trực tiếp vào bộ nhớ. Thông qua bài viết này, FPT Cloud đã cung cấp đến bạn các thông tin liên quan  tới lỗi Overflow và Buffer Overflow, những nguyên nhân gây ra và cách phòng tránh hiệu quả. Hy vọng rằng bài viết sẽ mang tới cho bạn những kiến thức hữu ích. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399