Blogs Tech

File Robots.txt là gì? Các cách tạo file Robots.txt cho WordPress

14:53 08/07/2022
File Robots.txt được sử dụng để định hướng việc thu thập dữ liệu Indexing trên website. Kỹ thuật này giúp người dùng đi đến đúng các trang mục tiêu của bạn mong đợi. Để hiểu hơn về hình thức và cơ chế hoạt động, hãy đến với bài viết dưới đây của FPT Cloud. Đặc biệt, phần cuối sẽ hé lộ cách tạo file Robots txt cho website từ nhiều phương pháp khác nhau. File Robots.txt là gì? File Robots.txt là tập tin văn bản đơn giản, được tạo và lưu trữ ở dưới dạng .txt. Đây cũng là một phần trong giao thức Robots Exclusion Protocol (REP). Mục đích tạo ra để chứa một nhóm tiêu chuẩn quy định cách Robot Web thu thập dữ liệu. [caption id="attachment_28573" align="aligncenter" width="800"] Robots.txt bao gồm các quy định trong hoạt động triển khai quét dữ liệu website[/caption] Ý nghĩa của WordPress Robots txt cũng liên quan đến hoạt động truy cập, Indexing, cung cấp nội dung đó cho người dùng. Để vận hành hiệu quả, REP gồm cả các lệnh như Meta Robots, Page-Subdirectory, Site-Wide Instructions. Sự phối hợp này giúp công cụ tìm kiếm, điển hình là Google xử lý các liên kết. Trên thực tế, tạo WordPress Robots.txt giúp nhà quản trị web linh hoạt, chủ động hơn. Họ dễ dàng cho phép hoặc không cho phép Bot Indexing phần nào đó trong trang. >>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách sử dụng WordPress chi tiết cho người mới bắt đầu Vị trí file Robots.txt cho WordPress Theo sau định nghĩa, điều cơ bản cần biết là vị trí đặt file Robots.txt ở đâu. Khi tạo website WordPress sẽ tự động tạo ra tệp này và đặt bên dưới thư mục gốc Server. [caption id="attachment_28576" align="aligncenter" width="800"] File chuẩn sẽ mặc định nằm ở thư mục gốc Server[/caption] Giả sử, Site của bạn đặt trong thư mục gốc có địa chỉ yourwebsite.com. Như vậy, đường dẫn truy cập Robots txt WordPress là yourwebsite.com/robots.txt. Bạn cần lưu ý rằng đây là file ảo do WordPress tự thiết lập mặc định. Tệp này không thể chỉnh sửa được mặc dù hoạt động vẫn diễn ra bình thường.  Tóm lại, vị trí Robot.txt WordPress nằm ở thư mục gốc. Folder này thường có tên là public_html và www (hoặc tên website). Bạn cũng có thể thay đổi bằng cách tạo file Robots.txt cho WordPress thay thế. Quy tắc khi tạo file Robots txt cho website Trong phần này bạn sẽ biết mục đích của các quy tắc khi tạo Robots.txt là gì. Bên cạnh đó là lưu ý rất đáng ghi nhớ trong quá trình thực hiện. Quy tắc File Robots.txt cho WordPress được tạo ra dựa trên những quy tắc nhất định phải tuân theo. Về cơ bản, tệp chỉ có 2 rules ngắn nhưng hầu hết website trong thực tế đều thiết lập nhiều hơn vậy. Hình thức xuất hiện điển hình như sau: User-agent: * Allow: / # Disallowed Sub-Directories Disallow: /checkout/ Disallow: /images/ Disallow: /forum/ Đây là file Robots.txt chuẩn cho một diễn đàn thường thấy. Về nguyên tắc, công cụ tìm kiếm sẽ phải quét hết mọi chủ đề trên forum. Thế nhưng, có chủ đề do người dùng tạo ra chỉ là câu chuyện bên lề, không cần thiết. Vì thế, bạn sẽ cài đặt rule “Disallow it” xác định loại sub-forum nào cần tránh. Việc của công cụ tìm kiếm đơn giản hơn nhiều, đó là quét phần nội dung còn lại. Ngoài ra, dấu “*” sử dụng với mục đích đưa ra lệnh áp dụng luật lên toàn trang. Phần “Allow:/” phía dưới thông báo quét tất cả web trừ những phần Disallow. Ngoài ra, bạn cũng nên xem qua ví dụ thứ hai để hiểu hơn về file Robots.txt. User-agent: * Disallow: /wp-admin/ Disallow: /wp-includes/ User-agent: Bingbot Disallow: / Trong file Robots.txt này đã đặt thêm rules để chặn Bing’s search bot quét website. Bingbot là tên Bot của công cụ tìm kiếm Bing. Bạn có thể điều chỉnh tương tự tìm kiếm của Search Engine nào được truy cập và không. Lưu ý Thế nhưng, nhiều Bots độc hại vốn chẳng quan tâm và tuân theo quy định. Hiểu đơn giản, Bots chỉ làm theo hướng dẫn trong file Robots.txt. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là file Robots.txt bắt buộc Bots phải làm như vậy. [caption id="attachment_28578" align="aligncenter" width="800"] Khi thiết lập rules, bạn nên giữ ở mức đơn giản nhất có thể[/caption] Khi tham khảo các lời khuyên, bạn sẽ cảm thấy bối rối vì không biết chặn và không chặn loại nào. Vì thế, cách tối ưu nhất là hãy giản lược rules nhất có thể. Ví dụ như sau: User-Agent: * Allow: /wp-content/uploads/ Disallow: /wp-content/plugins/ Theo cách thiết lập này, mặc định WordPress sẽ chặn thư mục wp-admin và wp-includes. Tuy nhiên, dù thế nào bạn cũng nên bám sát 2 rules đã giới thiệu ở trên. Cách tạo file Robots.txt cho WordPress Sau khi đã quyết định về rule, bạn tiến hành sang giai đoạn chính là tạo file Robots.txt. Phương pháp thực hiện khả thi là nhờ sự hỗ trợ của Plugin. Nếu thành thạo hơn, bạn có thể tự thiết lập thủ công. Yoast SEO Mức độ nổi tiếng và hữu ích của Yoast SEO Plugin chắc chắn là điều không cần bàn cãi. Công cụ được yêu thích bởi khả năng hỗ trợ website tận dụng từ khóa tốt hơn. Bên cạnh đó là việc cải thiện độ dễ đọc, giữ chân người truy cập. [caption id="attachment_28580" align="aligncenter" width="800"] Cách tạo Robots.txt với sự hỗ trợ của Yoast SEO là rất đơn giản[/caption] Ngoài ra, cách tạo file Robots.txt với sự hỗ trợ của Plugin này cũng rất đáng để khai thác. Trước hết, bạn cần cài đặt Yoast SEO rồi chuyển tới tab SEO -> Tools trong Dashboard. Sau đó, hãy tìm mục File Editor và click vào. Ngay lập tức, hệ thống sẽ gửi bạn tới trang mới, cho phép chỉnh sửa file .htaccess. Hãy tìm đến nút “Create Robots.txt file” ngay trên đầu và nhấn vào đó. Tab sẽ hiển thị Editor mới để bạn chỉnh sửa file Robots.txt trực tiếp. Mỗi khi thêm hoặc xóa rules, bạn nhớ click nút “Save changes to Robots.txt” để lưu lại. Chỉ cần như vậy là đã hoàn tất tệp chuẩn cho WordPress. >>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách sử dụng WooCommerce Plugin cho người mới Sử dụng tính năng trong Plugin All in One SEO Pack All in One SEO Pack có đầy đủ các tính năng như Yoast SEO, cộng thêm điểm mạnh là rất nhẹ. Vì thế, mọi hoạt động trong quá trình tạo Robots.txt nhanh chóng được diễn ra. [caption id="attachment_28582" align="aligncenter" width="800"] Bạn có thể sử dụng All in One SEO để chặn các Bots độc hại[/caption] Tương tự như trên, điều đầu tiên là setup sẵn sàng Plugin này. Tiếp theo là di chuyển tới All in One SEO > Feature Manager trong Dashboard. Tại đây, bạn tìm mục có tên Robots.txt và nhấp nút “Active” ngay bên dưới. Tab mới – Robots.txt sẽ xuất hiện phía dưới menu All in One SEO. Bạn click vào để thấy nhiều lựa chọn trong việc thêm, xóa hoặc chỉnh sửa rules. Lưu ý là các dòng lệnh chưa trực tiếp kích hoạt ngay khi điền. Điều này tuy hơi phức tạp nhưng sẽ tránh việc ghi lỗi, gây thiệt hại cho Site. Ngoài ra, Plugin đính kèm nhiều tính năng để chặn “bad” Bots. Upload file Robots.txt qua FTP Dù là thực hiện thủ công nhưng không khó để bạn đạt thành quả cuối cùng. Điều cần có là chuẩn bị trước text editor bạn thích, ví dụ như NotePad hoặc Text Edit. Sau đó, hãy gõ các rules bạn mong muốn vào đó, lưu lại dưới dạng txt. Khi đã có sẵn file, bạn kết nối tới website thông qua FTP. Tiếp theo là chuyển vào thư mục public_html. Tại đây, bạn chỉ cần nhấn “Upload” hoặc kéo thả file Robots.txt từ máy tính sang Server. Vì tệp nhẹ nên thường chỉ mất 1 giây là xong. Với cả ba cách trên, bạn nên kiểm tra lại để xem có bị lỗi không. Để thực hiện, hãy sử dụng công cụ The Search Console do Google cung cấp. Đầu tiên là đăng nhập vào Console và chuyển tới tab Robots.txt Tester. Bên trong sẽ xuất hiện trường editor để nhập code vào và ấn “Submit”. Công cụ sẽ hỏi bạn muốn dùng code mới không, hoặc kéo file mới về từ Site. Lúc này, hãy nhấn vào “Ask Google to Update” để gửi lên Google. Việc còn lại là chờ kiểm tra và nhận thông báo. Trên đây là những điều cần biết để tăng khả năng tiếp cận của Site lên trình tìm kiếm. Qua đó đảm bảo Search Engine không bị chặn và có thể quét những khu vực chứa thông tin quan trọng. Nhờ sự tương tác tốt khi tìm kiếm, các trang sẽ nhanh chóng đứng top. Vì thế, FPT Cloud mong rằng bạn sẽ sớm thành thạo cách tạo file Robots.txt. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

Hướng dẫn cách sử dụng WordPress chi tiết cho người mới bắt đầu

11:25 08/07/2022
Cách sử dụng WordPress như thế nào là câu hỏi của không ít nhà quản trị website. Bởi lẽ, thông qua nền tảng này, vô vàn những tiện ích tối ưu mở ra trước mắt. Vì thế, trong bài viết dưới đây, FPT Cloud sẽ giúp bạn tiếp cận và khai thác nhanh nhất. Hãy tham khảo đến những phần cuối cùng để nắm trọn hướng dẫn sử dụng WordPress. WordPress là gì? Nghiên cứu cách sử dụng WordPress chỉ thực sự có ý nghĩa khi bạn hiểu về công cụ này. Đây là một CMS nổi tiếng được rất nhiều Blogger tin dùng và dành cho những lời đánh giá cao. [caption id="" align="aligncenter" width="800"] Sử dụng WordPress giúp bất cứ ai cũng có thể điều hành website[/caption] Ban đầu, mục đích chính của WordPress là phục vụ cho việc viết Blog. Ngày nay, sự linh hoạt đã được đưa lên một tầm cao mới. Qua hướng dẫn cách dùng WordPress, bạn sẽ thấy công cụ có khả năng hỗ trợ: Tạo Blog cá nhân. Xây dựng Landing Page phục vụ cho việc giới thiệu sản phẩm. Đấu giá. Học online. Vận hành sàn thương mại điện tử theo cách đơn giản nhất… Ngôn ngữ lập trình trong WordPress là PHP, sử dụng với cơ sở dữ liệu MySQL. Ưu điểm mạnh mẽ của WordPress là có thể mở rộng các tính năng bằng Plugin. Phần nhiều trong số đó cho phép khai thác miễn phí. >>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách sử dụng WooCommerce Plugin cho người mới Hướng dẫn cách sử dụng WordPress hiệu quả Thông qua hướng dẫn dùng WordPress dưới đây, bạn sẽ thấy rõ hơn tính hiệu quả của công cụ. Ngoài ra, việc tiếp cận cũng không quá khó khăn. Sau khi nghiên cứu, bạn nhanh chóng ứng dụng trong thực tế. [caption id="attachment_28542" align="aligncenter" width="800"] Bạn sẽ bắt đầu từ thanh Menu định hướng bên trái màn hình[/caption] Việc đầu tiên trước khi đến với hướng dẫn WordPress là tải và cài đặt. Sau đó, bạn tiến hành đăng nhập vào quản trị website. Dashboard chính là khu vực đầu tiên người dùng đặt chân đến. Qua đó cung cấp cái nhìn tổng quan về toàn bộ web với 3 vùng chính. Khu vực 1: Cung cấp thanh công cụ thao tác nhanh thường dùng. Khu vực 2: Menu quản lý WordPress chi tiết nhất. Khu vực 3: Dành cho khung hiển thị thông tin, nội dung thao tác,... Trong những phần tiếp theo, cách sử dụng WordPress sẽ tập trung vào phần quan trọng nhất – khu vực 2. Ngoài ra, menu định hướng chính nằm ở phía trái màn hình. Trong đó chứa tất cả liên kết đến mục quản lý khác nhau. Nếu bạn di chuột đến từng thành phần trong menu sẽ tiếp tục hiện ra các danh sách con. Bây giờ, hãy đến với hướng dẫn sử dụng cho từng phần trên nền tảng này. Dashboard – Bảng điều khiển Như đã biết trong phần mở đầu của cách sử dụng WordPress, Dashboard là nơi tập hợp công cụ. Mục đích dùng liên quan đến theo dõi thống kê website và cập nhật phiên bản Themes, Plugins, WordPress,… Để dễ hình dùng, bạn nên đi vào từng phần cụ thể trong bảng. [caption id="attachment_28546" align="aligncenter" width="800"] Trong phần đầu tiên, bạn cần làm quen với Dashboard[/caption] ✅Các phần trong Dashboard Mục đích sử dụng ✅Home - Cách sử dụng WordPress trong khu vực này là theo dõi các tiến trình.- Bên cạnh đó là báo cáo chi tiết bài viết, bình luận,… ✅Các modules khác - Welcome to WordPress!: Những tin tức mới nhất về WordPress sẽ xuất hiện tại đây.- At a Glance: Hiển thị số bài viết, nhận xét và tổng trang hiện có. Ngoài ra, phiên bản WordPress/Theme đang dùng cũng xuất hiện tại đây.- Quick Draft: Nhập nội dung vào khu vực này sẽ bắt đầu một bài đăng Blog mới. Tuy nhiên, bạn không thể xuất bản post của mình tại đây. Mục đích chỉ dành cho việc phác thảo ý tưởng để quay trở lại sau.- Activity: Cung cấp thông tin bài viết, nhận xét mới nhất. ✅Update - Một khu vực nữa cần biết trong cách sử dụng WordPress là Update. Đây là nơi bạn cập nhật những bản vá mới nhất của Themes, Plugins đang dùng. Posts – Bài viết Tại đây cho phép đăng và quản lý bài viết. Để tiếp cận, hãy đi từ giao diện quản trị website → Posts. Chức năng cụ thể: [caption id="attachment_28548" align="aligncenter" width="800"] Tại mục Posts, bạn cần thiết lập thành tố cơ bản của một bài viết[/caption] - All post: Hiển thị tất cả bài đăng đã từng thiết lập trước đó. - Add new: Thêm bài viết mới bất cứ khi nào. Phía trong sẽ là hàng loạt các thành phần cần thao tác. Khi đã thực hiện đầy đủ, bạn cấu thành nên bài viết mới hòa chỉnh. Cụ thể như sau: - Dấu cộng khoanh tròn góc trên cùng màn hình: Cho phép thêm Block mới. Khi click vào đây, bạn sẽ thêm cấu hình các trường như Image, Heading, Cover, Gallery,… - Add Title: Thêm tiêu đề. - Document: Truy cập vào Document Setting gồm Category, Tag, ảnh đại diện,…Với Categories là danh mục bài viết. Bạn bấm “Add New Category” để thêm. Tags sử dụng để gắn thẻ nhanh cho post. - Block: Khi bạn chọn khối, phần này cho phép truy cập setting. Trong đó hàm chứa text setting, color setting, advantage,… - Publish: Xuất bản. - Slug: Nên để trống. Hệ thống sẽ mặc định lấy tên Category để tạo đường dẫn cho bạn. - Name: Tên Category. - Parent Category: Thư mục mẹ. Nếu để None nghĩa là bài viết không nằm trong Category nào khác. Trái lại, bạn chọn trong box xổ xuống Category mẹ nếu muốn. - Description: Mô tả. - Add new Category: Hình thành chuyên mục mới, hiển thị góc bên phải trang. Đó là những điều cơ bản cần biết trong cách sử dụng WordPress tại mục Post. Các chức năng vừa tiện lợi lại linh hoạt theo nhu cầu sáng tạo. Media Trong cách sử dụng WordPress, bạn không thể bỏ qua việc quản lý hình ảnh/tập tin đã tải lên. Tất cả đều được tổng hợp và tìm kiếm dễ dàng tại khu vực Media → Library trong Dashboard. [caption id="attachment_28550" align="aligncenter" width="800"] Tại Media, bạn có thể quản lý hình ảnh, video dễ dàng[/caption] Không chỉ xem, bạn còn có thể tùy chọn kiểu hiển thị dạng lưới hoặc kiểu phổ thông. Việc sắp xếp Media theo ngày tháng cũng được hỗ trợ. Khi muốn upload tập tin mới nhưng không cần vào trang soạn thảo, bạn ấn liên kết “Add New”. Pages – Quản lý trang Khi học cách sử dụng WordPress, bạn sẽ thấy phần này tương tự như mục Post. Thế nhưng, trong đó không có Categories và Tags. Mục đích là để đăng các trang nội dung chứa yếu tố chung chung. Bạn dễ dàng bắt gặp những đối tượng này không phân loại bởi Category hay Tag nào đó. Ví dụ tiêu biểu là trang giới thiệu, liên hệ,… - All pages: Rất đơn giản, trong đó hiển thị tất cả trang bạn tạo trước đó. Cách sử dụng WordPress tại đây là chỉnh sửa, xem trước hoặc xóa các trang. - Add new page: Thêm mới một trang bằng cách chọn Pages →  Add New. Như đã nói, tại Pages sẽ có các tính năng như Post. Tuy nhiên, Pages sử dụng cấu trúc cha con(Parent Page) và thứ tự(Order) để sắp xếp vị trí trang. Comments – Quản lý bình luận Khi tìm hiểu cách sử dụng WordPress, đây cũng là một phần không thể bỏ qua. Bởi lẽ, khu vực này giúp quản lý, chỉnh sửa, xóa các bình luận trên website. [caption id="attachment_28552" align="aligncenter" width="800"] Quản lý bình luận trang là điều quan trọng không thể thiếu[/caption] Qua đó, bạn dễ dàng định hướng tương tác theo mong muốn của mình. Nhờ thế, mục đích tiếp cận người dùng trở nên thuận tiện hơn. >>> Có thể bạn quan tâm: Visual Composer là gì? Hướng dẫn sử dụng Plugin tối ưu nhất Appearance – Quản lý giao diện Quản lý giao diện là điều thiết yếu cần biết trong cách sử dụng WordPress. Bởi lẽ, đó là bộ mặt, nơi tương tác và để lại dấu ấn của doanh nghiệp. Quan trọng hơn cả chính là khả năng tiếp cận và chuyển đổi hành động. Themes Việc cài đặt Themes giao diện rất dễ dàng, chỉ tốn vài phút. Với hướng dẫn cách sử dụng WordPress dưới đây, bạn thực hiện bằng một trong hai hình thức. Cách thứ nhất là thiết lập giao diện từ thư viện WordPress.Org. Tại đây, bạn được cung cấp hàng ngàn Template để tận dụng. Phương pháp thay thế là cài giao diện WordPress thủ công – upload từ máy tính. Hình thức này giúp bạn sở hữu Themes do bên thứ ba cung cấp. Một lưu ý là cần chuẩn bị tập tin giao diện ở dạng .ZIP trên máy tính cá nhân trước khi thực hiện cài lên website. Widget Widget là một trong những tính năng không thể bỏ qua trong cách sử dụng WordPress. Đó là tập hợp một loạt chức năng để bạn chèn vào sidebar của Theme. [caption id="attachment_28554" align="aligncenter" width="800"] Bạn có thể tùy chọn Widget bằng thao tác kéo thả[/caption] - Available Widgets: Các loại được Theme cung cấp. - Vị trí của Widget: Thường là cột bên tay phải sidebar và phía chân trang footer. Đôi khi, bạn sẽ thấy ở cột bên tay trái nếu nội dung chính đặt bên phải. Thông thường, Widget không bị giới hạn về vị trí. - Inactive Widgets: Đây là khu vực đưa các Widget hiện thời không sử dụng vào. WordPress sẽ giữ nguyên thiết lập. Bất cứ khi nào bạn muốn dùng chỉ cần kéo ra là xong, không mất công cài đặt lại. Trong cách sử dụng WordPress để đưa Widget vào website, bạn cần lưu ý. Đầu tiên là xác định Widget muốn dùng và vị trí đang ở đâu. Tiếp theo, hãy chọn nơi muốn chèn vào như đã giới thiệu ở trên. Việc còn lại là bạn chỉ cần kéo thả Widget vào khu vực ưa thích. Thao tác thực hiện là click & giữ chuột trái rồi kéo. Cách sử dụng WordPress thay thế là click vào Widget và chọn vị trí từ cửa sổ nhỏ hiện lên bên dưới. Cuối cùng, bạn đừng quên nhấn vào “Add Widget”. Menus Trong quá trình nghiên cứu cách sử dụng WordPress, bạn cần biết ý nghĩa của Menus là gì. Đây là thanh trình đơn dùng để hiển thị các liên kết trên Theme. [caption id="attachment_28556" align="aligncenter" width="800"] Xây dựng cấu trúc Menu tiện lợi hơn nhờ sự hỗ trợ của WordPress[/caption] Tùy thuộc vào Theme, số lượng Menu và vị trí hiển thị sẽ khác nhau. Bạn có thể tạo ra nhiều Menu hơn nhưng chỉ duy nhất một đối tượng được chỉ định hiển thị trên Menu Location. Để truy cập trang quản lý Menu, bạn đi tới Appearance  → Menus trong Dashboard. Hệ thống mặc định bạn chưa có một danh sách nào. Tại đây, hãy điền tên Menu cần tạo rồi ấn “Create”. Sau đó, phía bên trái sẽ xuất hiện đối tượng bạn có thể thêm vào danh sách. Cụ thể như Pages, Posts, Custom Links, Categories. Hãy chọn vào mục muốn thêm và ấn nút “Add to Menu”. Khi đã thêm đầy đủ liên kết vào Menu mong muốn, cách sử dụng WordPress tiếp theo là gì. Bạn chọn Menu Location cần áp dụng tại phần ‘Menu Settings” phía dưới và ấn “Save”. Ngoài ra, người dùng cũng có thể kéo/thả liên kết để hoán đổi vị trí. Đồng thời, Menu con tạo ra bằng cách thao tác tương tự. Đối tượng đó sẽ nằm thụt vào một liên kết mẹ nhất định. Editor Mục đích của cách sử dụng WordPress trong phần này là thay đổi mã nguồn của giao diện. Bạn đi theo từng bước sau Appearance  →  Editor  → Select theme to edit  → Select. [caption id="attachment_28558" align="aligncenter" width="800"] Các kỹ thuật hỗ trợ trong Editor giúp thay đổi mã nguồn giao diện[/caption] Sau khi đã chọn thành công, bạn có thể thấy Templates phía cột phải xuất hiện Themes của giao diện. Hãy nhấp chuột vào Themes cần chỉnh sửa rồi “Update File” để lưu thay đổi. Plugins – Quản lý tiện ích Trước khi đến với cách sử dụng WordPress của phần này, bạn cần biết mục đích sử dụng. Đó là mở rộng chức năng. Chỉ cần cài đặt, kích hoạt là bạn có thể thêm tính năng mới, không thông qua lập trình. Đã và đang có hàng ngàn Plugin miễn phí, trả phí được xây dựng cho mục đích khác nhau. Trong đó bao gồm chia sẻ truyền thông xã hội cho tới bảo mật,…Vì thế, bạn chắc chắn sẽ tìm thấy điều đáp ứng được nhu cầu của mình. Cài đặt Để cài đặt Plugins, bạn nhấn nút “Add New” và nhập tên vào ô tìm kiếm. Khi đó xác định được mục tiêu, hãy ấn “Install” và “Active”. Ngoài ra, cũng có nhiều Plugin cao cấp trả phí không thể tự cài từ trang chủ WordPress.Org. Nếu muốn sử dụng, bạn cần cài đặt thủ công bằng cách tải lên website của mình. Quy trình bắt đầu tương tự như trên. Bạn bấm chọn “Add new” tại mục Plugins → Upload Plugins. Hãy chọn file cài đặt từ máy tính để tải lên và thiết lập. Plugin phổ biến Trong thực tế, cùng một mục đích nhưng bạn có thể nhận về nhiều gợi ý Plugins khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là một số cái tên phổ biến, ai cũng sẽ cần: [caption id="attachment_28560" align="aligncenter" width="800"] Nhà quản trị website cần xác định những Plugin thực sự quan trọng[/caption] - Yoast SEO: Nổi tiếng trong việc giúp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. - Wordfence Security: Giúp website an toàn khỏi hacker và phần mềm độc hại. - Contact Form 7: Hỗ trợ nhà quản trị tạo mẫu liên lạc. - WP Helper Lite: Giảm tài nguyên máy chủ, tăng cường sự ổn định. Lưu ý, bạn không nên cài thật nhiều Plugins vì sẽ làm giảm hiệu năng. Hãy xác định đối tượng thực sự cần thiết, nếu không hãy xóa đi. Đó mới chính là cách sử dụng WordPress tối ưu nhất. Users – Quản lý tài khoản Mục đích học cách sử dụng WordPress trong phần Users thường là tạo thêm người dùng. Bạn truy cập Dashboard →  Users →  Add New. Tại đây, hệ thống yêu cầu khai báo thông tin cho người mới. Phân quyền Bạn có thể phân quyền cho từng User mới của mình trong hệ thống. Hoạt động này thực hiện theo Role sau: Trong WordPress, bạn có thể phân quyền cho từng user - Administrator: Nhóm người dùng được sử dụng toàn bộ tính năng. Trong đó không gồm các website khác trong mạng nội bộ. - Editor: Nhóm này có quyền đăng bài lên web và quản lý post của người khác. - Author: Có quyền đăng post lên web và quản lý nội dung họ tự tạo ra. - Contributor: Nhóm này có quyền viết bài mới nhưng không được đăng. Thay vào đó, bạn phải gửi để xét duyệt(Save as Review). - Subscriber: Người dùng này chỉ quản lý thông tin cá nhân của mình. Ngoài ra, cách sử dụng WordPress ở đây linh hoạt hơn thế. Bạn có thể thay đổi Email, mật khẩu quản trị WordPress khi tìm đến Your Profile. Để xóa User, hãy truy cập Dashboard → Users → All User. Tiếp theo, bạn di chuyển trỏ chuột lên tên đối tượng cần loại bỏ. Sau đó, bạn bấm chọn “Delete”, web lập tức chuyển sang trang xác nhận. Để hoàn tất, hãy nhấn “Confirm Deletion”. Lưu ý Lưu ý, có hai tùy chọn bạn cần kiểm tra trước khi xác nhận xóa User. Thứ nhất là “Delete all content” – xóa nội dung User đã đăng tải lên website. Thứ hai, bạn có thể chọn “Attribute all content to” để chuyển nội dung của tài khoản này sang User khác đang tồn tại. Trong cách sử dụng WordPress, chuyên gia khuyến khích dùng cách này để bảo tồn dữ liệu. Tools Như bạn đã biết trong phần tìm hiểu cách sử dụng WordPress ở trên, Available Tools là công cụ có sẵn. Tính năng này chứa Press This giúp cắt nội dung từ các trang web khác. Tiếp đến, bạn chỉnh sửa và thêm trực tiếp nội dung lên website của mình. Cuối cùng, bạn chọn lưu lại và đăng bài trên trang. Import Cách sử dụng WordPress trong hoạt động cài đặt nhập dữ liệu như thế nào? Các bài viết, bình luận từ hệ thống website khác sẽ đi tới nơi của bạn tự động. Chức năng Import giúp bạn nhập dữ liệu từ nơi khác vào website của mình   - Blogger: Đẩy nội dung(chuyên mục, bài viết, hình ảnh, bình luận) từ Blogspot tới website WordPress này. Tương tự, bạn cũng có thể đẩy Posts từ tài khoản LiveJournal, RSS,… - Categories and Tags Converter: Giúp chuyển đổi các chuyên mục(Categories) thành các thẻ Tags và ngược lại. - WordPress: Sử dụng khi bạn có 2 web WordPress và muốn đẩy nội dung từ một sang hai hoặc ngược lại. Cách sử dụng WordPress này có ý nghĩa rất quan trọng. Nhờ đó, bạn dễ dàng bảo toàn mọi nội dung, đồng bộ dữ liệu từ nhiều nguồn. Export WordPress lưu lại bài viết, trang, bình luận, chuyên mục(Categories) và thẻ Tags. Những yếu tố này được chuyển vào tệp tin định dạng XML. - All Contents: Xuất mọi nội dung liên quan tới Posts và Pages, Menus, Custom field và Custom post type. - Posts: Xuất nội dung liên quan đến Post. Các mục Pages hay Media cũng mang ý nghĩa tương tự như vậy. Khi đã chọn nội dung hoàn tất, bạn ấn nút “Download Export File”. Công cụ sẽ tải về máy tập tin có định dạng .xml chứa dữ liệu xuất ra. Đến đây, cách sử dụng WordPress cho hoạt động Export hoàn tất. Settings Phần cơ bản cuối cùng trong hướng dẫn cách sử dụng WordPress là mục Settings. Tại đây, bạn sẽ nắm được ý nghĩa của nhiều thành phần nhỏ hơn. General Phần đầu tiên cần nắm rõ trong cách sử dụng WordPress này là cài đặt tổng quan. Khu vực này chứa thiết lập quan trọng về cấu hình. - Site Title: Tên website. - Tagline: Mô tả - Slogan của doanh nghiệp. - WordPress Address (URL): Đây là địa chỉ website WordPress của bạn. Yếu tố này sẽ tác động đến đường dẫn Post và Page. - Site Address (URL): Nếu cài website WordPress làm trang chủ, bạn nên để giống với yếu tố WordPress Address trên. - Email Address: Thông báo quan trọng về website sẽ được gửi vào Mail này. - Membership: Cách sử dụng WordPress là đánh dấu vào mục “Anyone can register”. Khách có thể tự đăng ký tài khoản người dùng trên web tại địa chỉ: http://domain/wp-login.php?action=register. - New User Default Role: Nhóm người dùng mới sẽ đưa vào mặc định khi họ đăng ký xong. - Timezone: Cách sử dụng WordPress trong mục này là để điều chỉnh múi giờ. - Date Format: Định dạng ngày tháng năm hiển thị trên website của bạn. - Week Start On: Ngày đầu tiên bạn muốn dùng để bắt đầu tuần mới. - Site Language: Ngôn ngữ muốn dùng trên website. Khi tìm hiểu hướng dẫn cách sử dụng WordPress sẽ thấy chưa hỗ trợ tiếng Việt. Đó là những thiết lập trong mục cài đặt tổng quan. Bạn hãy đọc kỹ và lựa chọn sao cho phù hợp nhất với nhu cầu. Writing Cách sử dụng WordPress trong phần này sẽ tác động trực tiếp đến quy trình soạn thảo. Ngoài ra, đó còn là sự thay đổi khi đăng nội dung trên website. [caption id="" align="aligncenter" width="800"] Trong mục Writing, có những mục nên để theo mặc định[/caption] - Default Post Category: Mặc định của bài Post nếu bạn quên chọn Category khi đăng. - Default Post Format: Cũng là loại định dạng mặc định khi bạn quên chọn. - Post via Email: Cung cấp tính năng đăng bài thông qua Email. - Update Service: Tự động gửi tín hiệu Ping khi có bài mới. Như vậy, chức năng trong Writing xoay quanh hoạt động liên quan đến bài viết. Nhờ đó, bạn xuất bản nội dung nhanh chóng và tối ưu hơn. Reading Qua việc tìm hiểu cách sử dụng WordPress, bạn sẽ thấy hoạt động trong Reading liên quan đến hiển thị nội dung. Cụ thể các mục: - Your homepage displays: Hiển thị giao diện trang chủ. - Blog pages show at most: Số lượng post sẽ hiển thị ra trang Blog. - Syndication feeds show the most recent: Tổng số post mới hiển thị tại RSS Feed của website. Trong khi tùy chọn Summary sẽ cho thấy bản rút gọn. - Search Engine Visibility: Những phần bạn đánh dấu sẽ không thể được lập chỉ mục bởi Google. Từ đó, các đối tượng này không hiển thị trên SERP. - For each article in a feed, show(Full text): Làm nhiệm vụ hiển thị nội dung trên RSS Feed. Hướng dẫn cách sử dụng WordPress này tập trung vào việc hiển thị. Nhờ đó, bạn biết cần làm thế nào để tối ưu nội dung của mình với người truy cập và Search Engine. Discussion Cách sử dụng WordPress Discussion sẽ tác động đến tính năng bình luận trên website. Cụ thể như sau: - Default article settings: Liên quan đến thao tác bật tính năng liên quan tới bình luận dạng mặc định. Bạn có thể sửa đổi thiết lập tại từng post/page riêng lẻ. - Other comment settings: Liên quan tới gửi bình luận. - Email me whenever: Học cách sử dụng WordPress này để nhận thống báo tới Email về bình luận. - Before a comment appears: Áp dụng trước khi comment được xuất hiện. - Comment moderation: Đưa bình luận vào trạng thái phê duyệt nếu chưa từ khóa , liên kết, email hoặc địa chỉ IP có trong danh sách này. Mỗi quy tắc bạn đề ra sẽ được đặt tại một dòng riêng. - Comment Blacklist: Mục đích học cách sử dụng WordPress ở đây để thiết lập từ cấm bình luận. - Avatar: Hiển thị ảnh đại diện người bình luận. Nhờ học cách sử dụng WordPress này, nhà quản trị tạo ra môi trường bình luận văn minh. Các đối tượng xấu khó có thể spam tại phần Comment. Media Thiết lập Media sẽ ảnh hưởng đến chức năng upload tập tin lên nội dung. Trong đó gồm có những mục đã khá phổ biến: [caption id="" align="aligncenter" width="800"] Bạn điều chỉnh các yếu tố Midea theo quy tắc thống nhất[/caption] - Image size: Xác định kích thước khi một tấm ảnh được tải lên thư viện. - Uploading Files: Cài đặt liên quan tới upload tập tin. - Organize my uploads into month- and year-based folder: Tự động đưa tập tin upload vào thư mục. Cấu trúc ngày tháng tương ứng với thời gian bạn đã tải lên. Nhờ học cách sử dụng WordPress Media, mọi hình ảnh, video, nhạc đều đồng bộ. Các yếu tố này hiển thị theo quy tắc nhất quán. Permalink Settings Mục đích học cách sử dụng WordPress tại đây là bật tính năng đường dẫn tĩnh cho toàn bộ website. Đó là những link địa chỉ của Posts, Pages, Categories, Tags,…hình thành bằng tên cụ thể. ✅Mục cài đặt Hướng dẫn ✅Common Settings - Default: Đường dẫn động mặc định.- Day and name: Cấu trúc đường dẫn với kiểu hiển thị ngày tháng đăng post và tên post.- Month and name: Tương tự trên nhưng sẽ hiển thị tháng, năm và tên post.- Numeric: Cấu trúc địa chỉ IP của post thay vì tên.- Post name: Thiết lập chỉ hiển thị tên post trên đường dẫn.- Custom Structure: Cách sử dụng WordPress này cho phép tùy chỉnh cấu trúc đường dẫn. ✅Optional - Category base: Tên đường dẫn mẹ của các link tới trang category. Mặc định ở dạng http://domain/category/tên-category/.- Tag base: Tên đường dẫn mẹ của đường link tới các trang tag. Mặc định của dạng này sẽ là http://domain/tag/tên-tag/. Trên đây là những điều bạn cần biết khi bắt đầu làm quen với nền tảng WordPress. Để không bị rối, hãy cố gắng hoàn thiện từng mục trước khi chuyển sang phần tiếp theo. So với các kiểu xây dựng website khác, đây vẫn là hình thức tiện lợi nhất. Vì thế, FPT Cloud mong rằng bạn sẽ sớm hoàn thiện kỹ thuật trong cách xây dựng WordPress. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

Hướng dẫn cách sử dụng WooCommerce Plugin cho người mới

15:10 05/07/2022
Cách sử dụng WooCommerce là kỹ thuật nên nắm bắt trong quá trình thiết kế website. Đó là bởi những tiện ích, sự đa năng giúp bạn biến ý tưởng trở thành hiện thực. Thông qua bài viết dưới đây, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu cụ thể hơn về Plugin WordPress này. Phần tiếp theo của bài viết sẽ trực tiếp đi vào hướng dẫn thiết lập cho cả những người không chuyên về công nghệ. WooCommerce là gì? WooCommerce là gì? Đây là Plugin miễn phí, dễ dàng tìm thấy trên nền tảng WordPress. Mục đích sử dụng WooCommerce để tạo ra một trang thương mại điện tử cỡ nhỏ tối ưu và tiện lợi nhất. Các tính năng quan trọng cần được kể đến như là: [caption id="attachment_28516" align="aligncenter" width="800"] Học cách sử dụng WooCommerce là điều nên làm với doanh nghiệp vừa và nhỏ[/caption] Tạo sản phẩm với định dạng thông thường hoặc đi kèm thuộc tính. Bạn cũng dễ dàng hình thành sản phẩm affiliate và kỹ thuật số. Hỗ trợ một số hình thức thanh toán online phổ biến nhất hiện nay. Ví dụ như  PayPal, Credit Card, CoD, Cash và sẽ càng nhiều hơn khi cài thêm Plugin hỗ trợ riêng. Giúp nhà bán hàng tính thuế theo sản phẩm hoặc theo đơn hàng. Hỗ trợ tính giá chuyển phát dựa theo cân nặng, kích thước, tỉnh thành,… Nhà quản trị xây dựng được trang quản lý đơn hành chuyên nghiệp. Bên cạnh đó là chế độ lọc thông qua từng trạng thái. Khi biết cách sử dụng WooCommerce, bạn có thể tận dụng và phát triển thêm từ Template có sẵn. Công cụ cung cấp nhiều theme và extension để biến thành trang shop chuyên nghiệp… Với các tính năng ở trên, học cách sử dụng WooCommerce là điều nên làm với những ai đang cần vận hành trang web. Qua đó, nhà quản trị có thể giới thiệu sản phẩm, cho phép khách đặt hàng trực tuyến. >>> Có thể bạn quan tâm: Visual Composer là gì? Hướng dẫn sử dụng Plugin tối ưu nhất Cách sử dụng WooCommerce chi tiết Để bắt đầu với cách sử dụng WooCommerce, bạn cần kích hoạt Plugin trên website WordPress. Khi đã hoàn tất, hãy tiến tới ngay quy trình khai thác triệt để các tính năng đem lại. Categories – Danh mục Hướng dẫn sử dụng Plugin WooCommerce bắt đầu từ việc lên danh mục sản phẩm. Mục đích là để phân loại, giúp khách hàng nhanh chóng tìm thấy điều họ cần. [caption id="attachment_28519" align="aligncenter" width="800"] Phần căn bản nhất trong cách sử dụng WooCommerce là Categories[/caption] Các thao tác rất dễ dàng, chỉ cần bạn có ý tưởng diễn đạt độc đáo. Yêu cầu căn bản là nhập tên danh mục sản phẩm, thêm mô tả ngắn gọn, hấp dẫn, upload hình đại diện,… Khi đã hoàn thành các mục này, bạn chọn “Add new category”. Products - Sản phẩm Đây là phần rất quan trọng, cần sự tập trung trong quá trình nghiên cứu cách sử dụng WooCommerce. Với nhiều loại sản phẩm khác nhau, bạn có thể cảm thấy bối rối khi thêm vào trang. [caption id="attachment_28521" align="aligncenter" width="800"] Bạn cần thiết lập chi tiết để cung cấp thông tin và quản lý sản phẩm tốt hơn[/caption] Thế nhưng, việc này không quá khó nếu bạn hình dung giống như cách viết bài Blog. Đầu tiên, hãy đi theo chỉ dẫn sau WooCommerce → Products → Add news. Sau đó, bạn tiến hành thêm tiêu đề sản phẩm và nhập mô tả. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên các ghi chú hình ảnh để thêm sản phẩm một cách hoàn hảo. Mỗi mục có nhiệm vụ khác nhau, được phân tích như bảng dưới đây. ✅Các mục cần lưu tâm Vai trò ✅Product name Yêu cầu bạn nhập tên sản phẩm vào mục này. ✅Mô tả sản phẩm Cách sử dụng WooCommerce ở đây là thêm hình ảnh, thông số chi tiết của sản phẩm. ✅Product data Cho phép tùy chỉnh sản phẩm. Bạn cũng có thể đổi loại sản phẩm tại đây. Những người có nhiều kinh nghiệm khuyên rằng bạn nên bắt đầu với Simple Product để làm quen. Tùy chỉnh như sau:- General: Nhập giá sản phẩm, bao gồm cả giá Regular và đã khuyến mãi. Trong trường hợp không để giá, hệ thống mặc định hiển thị trên website là “Giá liên hệ”.- Inventory: Kiểm kê hàng, cung cấp SKU (mã sản phẩm). Doanh nghiệp cũng như khách hành biết được mặt hàng đó còn hay hết. Hãy đánh dấu nút “Sold individually” nếu bạn muốn bán sản phẩm này một lần tại một thời điểm.- Shipping: Liên quan đến hoạt động vận chuyển và giao hàng. Tại đây, bạn nên cung cấp kích thước, cân nặng,… của mặt hàng.- Linked Products: Cách sử dụng WooCommerce này cho phép liên kết hoặc quảng cáo sản phẩm tương tự. Đây là phương tiện để bạn giới thiệu Product bằng hình thức up-sells và cross-sells. Để triển khai, bạn chỉ cần tìm kiếm mặt hàng tương tự và chọn từ danh sách.- Attributes: Thêm thuộc tính cho sản phẩm, ví dụ như xác định màu quần áo. Sau khi đã hoàn tất, bạn nhấn nút “Save attributes”.- Advanced: Cho phép thêm ghi chú thanh toán cho khách hàng hoặc hủy bình luận. Ngoài ra, bạn có thể xác định vị trí menu đặt hàng và sản phẩm tại đây. ✅Product short description Mô tả ngắn gọn về sản phẩm kết hợp công dụng,… ✅Product Categories Chọn danh mục sản phẩm giúp phân loại và tìm kiếm nhanh hơn. ✅Product tags Thêm từ khóa liên quan đến sản phẩm hỗ trợ quy trình SEO tìm kiếm. ✅Product Image Chọn ảnh từ Product gallery hoặc tải lên từ máy tính của bạn. ✅Product gallery Tất cả hình ảnh đã tải lên đều tổng hợp trong mục Product gallery. Đó là tất cả quá trình nhập liệu trong cách sử dụng WooCommerce. Khi đã hoàn tất, bạn chọn Publish để hoàn tất đăng sản phẩm. Quản lý sản phẩm Để quản lý sản phẩm, bạn đi đến WooCommerce → Products→ All Products. Tại đây hiển thị tất cả mặt hàng. Ngoài ra, bạn có thể sửa, xóa hoặc nhân bản sản phẩm. [caption id="attachment_28523" align="aligncenter" width="800"] Việc quản lý sản phẩm nằm trong tầm tay của bạn với WooCommerce[/caption] Để nhân bản, bạn tìm đối tượng mục tiêu và nhấn nút “Duplicate”. WooCommerce sẽ tạo một sản phẩm tương tự ở phiên bản nháp. Điều này thực sự hữu ích nếu bạn có nhiều loại giống nhau. Hãy nhấn icon ngôi sao nếu bạn có sản phẩm muốn làm nổi bật. Để xóa một mặt hàng đi, hãy nhấn nút “Trash” bên dưới tên sản phẩm khi di chuột qua đó. Bạn nên thường xuyên cập nhật trong trình quản lý này. Nhờ thế, việc tiếp cận khách hàng, bán sản phẩm trở nên thuận tiện hơn. >>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu cấu trúc lệnh Find trong Linux và các cách sử dụng Quản lý WooCommerce Đa phần người trải nghiệm đều cảm thấy hài lòng với phần tính năng này. Cách sử dụng WooCommerce sẽ được hướng dẫn thông qua những hoạt động cụ thể dưới đây. Order Một đơn hành mới được tạo ra khi khách hàng hoàn thành quá trình checkout. Để xem tất cả các Order, bạn đi đến WooCommerce → Orders. Mỗi đơn sẽ được gán một ID duy nhất với đầy đủ thông khách hàng. Ví dụ như Mail, số điện thoại, địa chỉ, phương thức thanh toán và đặc điểm khác. Để sửa hoặc xem, bạn nhấn nút “Edit” phía dưới đơn hàng. Coupons Đây thực sự là phần rất tiện lợi khi học cách sử dụng WooCommerce. Coupons giúp việc quảng cáo và bán hàng hiệu quả hơn. [caption id="attachment_28525" align="aligncenter" width="800"] Với WooCommerce, bạn dễ dàng thêm hoặc chỉnh sửa thông tin Coupons[/caption] Bạn đi đến mục Coupons để thêm mới. Nếu muốn chỉnh sửa, bạn nhấn vào phần tên và thay đổi thông tin cần thiết. Reports Khi tìm hiểu cách sử dụng WooCommerce, bạn sẽ thấy công cụ không chỉ giúp thiết kế web. Plugin này còn hỗ trợ quản lý báo cáo. Bạn nhanh chóng nắm được mặt hàng đã bán, doanh thu gộp, lợi nhuận hàng ngày,… Bạn cũng có thể tập trung vào những báo cáo theo sản phẩm, categories hoặc coupons. Việc cần làm là chọn giai đoạn muốn nắm bắt dữ liệu. Ví dụ như tháng trước, tháng này, 7 ngày qua,… Sau đó hãy nhấn nút “Go” để xuất Report. Settings Bạn có thể thay đổi và thiết lập rất nhiều thứ trong mục Settings. Qua đó, web bán hàng trở nên độc đáo, đáp ứng chính xác nhu cầu doanh nghiệp cũng như khách hàng. [caption id="attachment_28527" align="aligncenter" width="800"] Thiết lập trọng WooCommerce đáp ứng chính xác nhu cầu của nhà quản trị[/caption] ✅Các mục Ý nghĩa ✅General Đây là mục đầu tiên sẽ nhìn thấy khi học cách sử dụng WooCommerce Settings. Tại đây, bạn dễ dàng thay đổi cấu hình chung như địa chỉ, tiền tệ, kích hoạt/vô hiệu thuế. Bên cạnh đó là hiển thị thông báo cho tất cả khách hàng và hơn thế nữa. ✅Products Thay đổi cài đặt sản phẩm như đơn vị đo lường, kích hoạt/vô hiệu bình luận. ✅Inventory Quản lý các tùy chọn mặc định của sản phẩm cũng như kích hoạt tính năng nhận Mail thông báo khi mặt hàng nào đó hết. ✅Downloadable Products Cho phép cấu hình cách thức tải file và giới hạn truy cập. ✅Shipping Cách sử dụng WooCommerce này quan trọng với những ai bán sản phẩm toàn cầu. Bạn có thể thêm vùng, phương thức giao hàng và giá cho những khu vực khác nhau. ✅Payment Đây thực sự là phần trọng tâm khi học cách sử dụng WooCommerce vì trực tiếp ảnh hưởng đến doanh thu. Bạn có thể thêm phương thức thanh toán bằng cách cài đặt mở rộng. ✅Account & Privacy Kích hoạt/vô hiệu đăng ký người dùng và cấu hình quá trình đăng ký Account. ✅Emails Cho phép tùy chỉnh Email Templates để đổi thông tin người gửi. ✅Advanced Thiết lập nâng cao để công cụ biết được nơi người dùng thanh toán. Status Vai trò của Status trong cách sử dụng WooCommerce là gì? Đây là phần hữu dụng để kiểm tra sức khỏe trang bán hàng của bạn. Get System Report sẽ tạo ra bản báo cáo chi tiết khi bạn muốn cung cấp tới đội ngũ hỗ trợ của Plugin. Tại mục Tools, bạn có thể xóa cache WooCommerce cũng như kích hoạt/ vô hiệu debugging. Bên cạnh đó là khả năng reset cùng nhiều đặc tính hỗ trợ khác. Logs tab có nhiệm vụ lưu file log với các thông tin về lỗi và debug. Extensions Extensions giúp cách sử dụng WooCommerce linh hoạt hơn. Mặc dù một số tính năng mở rộng cần trả phí nhưng rất đáng để bạn đầu tư. [caption id="attachment_28529" align="aligncenter" width="800"] Bạn chắc chắn sẽ hài lòng hơn nữa với những tính năng Extensions[/caption] Thông qua đó, trang thương mại điện tử, phương thức thanh toán, giao hàng đều được tối ưu. Khả năng theo dõi, đồng bộ cửa hàng với bên thứ ba cũng rất hữu dụng. Trên đây là những điều bạn cần biết khi đang có ý định xây dựng website bán hàng cho riêng mình. Với sự hỗ trợ của Plugin, thiết kế giao diện và quản lý toàn bộ quy trình vận hành dễ dàng hơn. FPT Cloud tin rằng công cụ sẽ giúp việc kinh doanh online của bạn sớm đạt doanh thu và khẳng định vị thế. Hy vọng rằng bạn sẽ khai thác triệt để cách sử dụng WooCommerce. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

Visual Composer là gì? Hướng dẫn sử dụng Plugin tối ưu nhất

14:57 05/07/2022
Visual Composer là Plugin xây dựng bố cục web số 1 trên Wordpress. Chỉ với thao tác kéo – thả đơn giản, bạn đã dễ dàng thiết kế được web với những hiệu ứng bắt mắt.  Vậy Visual Composer (VC) là gì? Tại sao Visual Composer Plugin lại là sự chọn lựa hàng đầu trong việc xây dựng website? Để hiểu hơn về VC và giải đáp được câu hỏi trên, bạn hãy tham khảo những chia sẻ của FPT Cloud trong bài viết này. Visual Composer là gì? Visual Composer (VC) là công cụ thiết kế trang web chuyên nghiệp, hiệu quả nhất 2022. Đây là Plugin WordPress cực mạnh giúp hỗ trợ xây dựng, phát triển nội dung và bố cục web. Cách thực hiện khá đơn giản chỉ với hai thao tác kéo – thả. Mặt khác, phần mềm này còn giúp trang web của bạn thêm đẹp, huyền ảo và bắt mắt hơn với nhiều hiệu ứng sinh động. Đặc biệt bạn còn có thể sử dụng VC miễn phí nữa đấy. [caption id="attachment_28503" align="aligncenter" width="1024"] Visual Composer là công cụ thiết kế trang web chuyên nghiệp, hiệu quả nhất 2022[/caption] Công nghệ này đem đến nhiều tiện ích như: Dễ học và tự thiết kế web. Hỗ trợ Responsive Design. Tiết kiệm thời gian xây dựng bố cục web. Không đụng đến đoạn code nào thậm chí là Shortcode. >>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu cấu trúc lệnh Find trong Linux và các cách sử dụng Ưu điểm của Visual Composer Plugin Không phải tự nhiên Visual Composer Plugin lại là sự chọn lựa hàng đầu trong việc xây dựng website. Có điều này bởi ứng dụng sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội sau: Nhiều Template Nhiều Template chính là điểm cộng đầu tiên của VC. Chỉ với thao tác đơn giản, bạn hoàn toàn có thể xây dựng bố cục web trong vài giây. Phần mềm này đã được cập nhật sẵn bộ sưu tập những Template cho người dùng thoải mái chọn lựa tùy mục đích sử dụng. [caption id="attachment_28505" align="aligncenter" width="1024"] Chỉ với thao tác đơn giản, bạn có thể xây dựng bố cục web trong vài giây với bộ sưu tập Template phong phú[/caption] Không những vậy, các Template này còn luôn được Update ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Chúng ta chủ cần áp dụng mẫu Template yêu thích rồi đổi thông tin là đã có thể dùng được. Khả năng ứng biến Điểm cộng tiếp theo của Visual Composer đó chính là khả năng ứng biến. Chỉ với thao tác kéo – thả vô cùng đơn giản, bạn đã có thể thiết kế web bằng VC rồi. Hơn nữa, việc thêm bớt hay sắp xếp,… cũng thực hiện dễ dàng. Vì lý do đó, dù có kiến thức về CSS, Code hay HTML hay chưa cũng không hề ảnh hưởng tới việc bạn dùng công cụ này. Nhiều Addons bổ trợ Ngoài ra Visual Composer còn cung cấp nhiều Addons bổ trợ. Nếu như công cụ này gặp trục trặc khi sử dụng bạn đừng lo. Bởi giờ đây, phần mềm đã tạo cho người dùng nhiều Addons để hỗ trợ mở rộng khối nội dung, tính năng cùng với hiệu ứng.  [caption id="attachment_28507" align="aligncenter" width="1018"] Visual Composer tạo cho người dùng nhiều Addons để hỗ trợ mở rộng khối nội dung, tính năng cùng với hiệu ứng[/caption] Tuy nhiên, những để sử dụng tính năng này bạn cần trả phí. Nhưng giá cho những Addons bổ trợ khá phải chăng, vì thế bạn có thể yên tâm khi dùng. Chế độ Frontend Editors và Backend tiện lợi Với chế độ Frontend Editors và Backend, Visual Composer sẽ giúp bạn dễ dàng chỉnh sửa được nội dung web. Cụ thể: Frontend Editor: Đây chính là trình chỉnh sửa giúp chúng ta trực tiếp thay đổi được nội web. Khi khách viếng thăm thấy trang web như thế nào, bạn cũng sẽ thấy y vậy. Tuy nhiên chỉ bạn mới chỉnh sửa được nội dung. Backend Editor: Đây là trình chỉnh sửa nội dung tương tự Editor của WordPress. Tuy nhiên Backend lại có giao diện tùy biến. Tương thích với theme của WordPress Tương thích với theme của WordPress là điểm cộng tiếp theo của Visual Composer. Chúng ta có thể sử dụng công cụ này cho hầu hết mọi theme của WordPress. [caption id="attachment_28509" align="aligncenter" width="853"] Bạn hoàn toàn có thể sử dụng Visual Composer cho hầu hết mọi theme của WordPress[/caption] Không những vậy, VC còn được thiết kế dựa trên chuẩn Responsive Design- tiêu chuẩn web giúp người xem tiếp cận dễ dàng dù sử dụng bất kỳ loại thiết bị nào. Nhờ tính năng này, trang web của bạn đáp ứng được các tiêu chí đánh giá SEO của Google. >>> Có thể bạn quan tâm: Bật mí 3 cách lấy lại mật khẩu WordPress phổ biến nhất Hướng dẫn sử dụng những Content Element trong Visual Composer Cách sử dụng Visual Composer khá đơn giản. Những nội dung(Element) hầu hết đều ở dạng hình chữ nhật. Những hình này thường được lồng ghép hoặc xếp cạnh nhau. Tuy nhiên chúng đều dễ dàng chỉnh sửa được các thuộc tính đường viền, căn lề, màu nền, nền ảnh…. Chúng ta sẽ sử dụng khối Column và Row để chia web thành những cột và hàng như Microsoft Excel. Sau đó đặt những khối nội dung khác vào cột- hàng đó. Trong đó, mỗi khối nội dung đều có thể chỉnh sửa bằng cách là bấm nút hoặc điền/chọn giá trị có sẵn. Do VC có giao diện trực quan, nên bạn không cần phải biết về code vẫn có thể thực hiện được. [caption id="attachment_28511" align="aligncenter" width="1024"] Những Element của Visual Composer đều ở dạng hình chữ nhật và được lồng ghép hoặc xếp cạnh nhau[/caption] Những khối nội dung của Visual Composer như sau: Khối nội dung của Visual Composer Chi tiết ✅  Row – Hàng Đây chính là thành phần cơ bản nhất của VC. Khi bạn thêm bất kỳ hàng nào vào trang đều chỉnh được số cột hàng đó đi qua, cùng với đó là khối nội dung nằm trong cột của hàng.Khi Add Element ở giao diện Backend -> Row trong khối nội dung, chúng ta sẽ thêm vào trang web 1 hàng. ✅  Text Block Những Text(văn bản) có dùng WYSIWYG(trình chỉnh sửa với công cụ giống Word) cũng như trình chỉnh sửa của WordPress(mặc định). ✅  Icon Icon là biểu tượng đặc biệt từ Font Awesome- thư viện biểu tượng đẹp. Những Icon này không phải ở dạng ảnh, chúng khá đặc biệt giống font chữ. Cũng như chỉnh font chữ bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh được màu sắc cũng như kích cỡ cho Icon. ✅  Separator Đây chính là đường phân cách ngang. Separator có khá nhiều dạng như:Nét liền: SolidNét đứt: Dashed Nét chấm: Dotted… Điều này giúp bạn thoải mái chọn lựa, đồng thời dễ dàng chỉnh sửa độ dày của nét. ✅  Separator with Text Tương tự như Separator, tuy nhiên Separator with Text lại cho phép người dùng thêm vào giữa đường phân cách các đoạn Text. Thậm chí bạn cũng có thể thêm Icon tùy chỉnh nếu thích. ✅  FAQ Khi bấm vào một khối trên Visual Composer, chúng đều có khả năng thu hẹp - mở rộng được nội dung. FAQ thường được sử dụng với mục đích tạo ra các câu hỏi thường gặp. Điều này giúp cho chúng ta tiết kiệm hiệu quả diện tích của web. ✅  Message Box Có khả năng tạo khối thông báo với màu nền, văn bản và Icon. Mục đích của việc này là nhấn mạnh vào thông báo nào đó. ✅  Single Image Đây là tính năng tạo khối ảnh đơn kèm với những hiệu ứng hiển thị bắt mắt. ✅  Image Carousel Image Carousel là một khối gồm nhiều ảnh. Tuy nhiên, chúng ta không xem được tất cả các ảnh mà chỉ có thể xem từng ảnh một. Bạn có thể sử dụng hiệu ứng trượt để chuyển các ảnh qua lại với nhau. ✅  Image Gallery Bạn có thể tạo được bộ sưu tập với tính năng này. Trong bộ sưu tập đó gồm có nhiều ảnh được xếp cạnh nhau theo thiết kế Responsive. ✅  Tabs Có khả năng tạo một tab nội dung ngang. Điều này giúp chúng ta tiết kiệm hiệu quả diện tích hiển thị. Đồng thời Tabs còn có thể cho khối khác ở danh sách khối nội dung vào những tab này. ✅  Tour Cũng tương tự Tabs, tuy nhiên Tour là tạo tab nội dung dọc. ✅  Custom Heading Với tính năng này, bạn có thể tạo được tiêu đề kèm theo đó là tùy chỉnh font chữ. Mặt khác, Custom Heading còn tích hợp một thư viện Google Fonts khá đẹp mắt. ✅  Accordion Cũng như FAQ, Accordion có khả năng tạo khối mở rộng - thu hẹp các nội dung bên trong.  ✅  Button Tạo các nút bấm với Action, đường link hay tùy chọn khác. Bạn hoàn toàn có thể thêm những Icon vào vị trí tùy chọn trên nút. Đồng thời chúng ta còn tùy chỉnh được những kiểu nút như Flat, 3D… rồi bo vuông góc/ tròn góc. ✅  Video Player Tại đây bạn dễ dàng nhúng vào trang web 1 video(Vimeo, YouTube). Đặc biệt Video Player có nhiều tùy chỉnh về hiệu ứng, độ rộng,… cho trình phát. ✅  Call to Action Tính năng này có khả năng tạo khối kêu gọi hành động. Call to Action thường được dùng để kêu gọi người đọc hành động theo mục đích bạn đề ra. Chúng ta có thể thêm được Icon, nút bấm, chèn văn bản cho khối, cùng với đó là trình soạn thảo WYSIWYG.  ✅  Chart  Chart chính là biểu đồ. Gồm có ba loại Chart chính:Round Chart: Có thể tạo được biểu đồ dạng tròn.Pie Chart: Giúp tạo biểu đồ có dạng hình bánh.Line Chart: Loại này có khả năng tạo được biểu đồ dạng cột. Ngoài ra Visual Composer vẫn còn nhiều nội dung khác cũng khá dễ dùng như Post Masonry, ZigZag Separator, Raw JS,….  Hy vọng bài viết của FPT Cloud sẽ giúp bạn hiểu hơn về Visual Composer Plugin và có những trải nghiệm tuyệt vời. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

Tìm hiểu cấu trúc lệnh Find trong Linux và các cách sử dụng

14:16 05/07/2022
Lệnh Find trong Linux giúp tìm kiếm tệp, thư mục,… một cách nhanh chóng. Điều này thực hiện ngay cả khi bạn sở hữu quá nhiều dữ liệu, không nhớ vị trí và tên cụ thể. Chính bởi tính hữu ích như vậy, FPT Cloud sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng lệnh Find ngay sau đây. Việc tìm kiếm sẽ được thực hiện trên những kiểu tiêu chí khác nhau. Cấu trúc lệnh Find trong Linux Trước tiên, bạn nên hình dung sơ bộ về cấu trúc lệnh Find trong Linux như thế nào. Hình thức như sau: “$ find [bắt đầu từ đâu] [biểu thức thực hiện việc cần làm] [-tùy chọn] [thứ tìm kiếm]”. Trong đó, thành phần [-tùy chọn] gồm một số ý cơ bản: [caption id="" align="aligncenter" width="800"] Lệnh Find trong Linux được ứng dụng một cách linh hoạt và mạnh mẽ[/caption] - [-user name]: Dùng để chỉ tên chủ sở hữu hoặc ID. - [-empty]: Tệp trống. - [-name demo]: Dùng để tìm tên một tệp có chữ demo bên trong đó. Đặc trưng của Linux là sở hữu giao diện dòng lệnh. Vì thế, công cụ rất mạnh mẽ, linh hoạt trong việc tìm kiếm sự trợ giúp của grep, awk, Find và located. Qua đó, người dùng cũng dễ dàng hơn trong việc xác định tập tin, văn bản,… >>> Có thể bạn quan tâm: Bật mí 3 cách lấy lại mật khẩu WordPress phổ biến nhất Cách ứng dụng lệnh Find trên Linux Dưới đây là hướng dẫn cụ thể cách sử dụng lệnh Find trong Linux. Bạn nên dựa trên nhu cầu bản thân để xác định được phần trọng tâm cần nghiên cứu. Trong đó cần lưu ý thay thế “FPT” bằng mục đích tìm kiếm của mình. [caption id="attachment_28496" align="aligncenter" width="800"] Bạn có thể chạy rất nhiều lệnh Find khác nhau để tìm thấy chính xác đối tượng mục tiêu[/caption] ✅Mục đích tìm kiếm Cách chạy lệnh Find trong Linux ✅Tìm kiếm cơ bản - Tìm kiếm theo tên file đầy đủ: # find . fpt.txt”, dấu chấm đại diện cho thư mục hiện hành.- Tìm kiếm theo tên file không đầy đủ: # find / -name fpt*. Với kiểu này, lệnh Find trong Linux sẽ tìm toàn bộ hệ thống tệp có tên bắt đầu bằng các ký tự bạn điền vào.- Tìm kiếm với phần mở rộng: # find /home -name *.php. Lệnh sẽ tìm trong thư mục /home những file có tên bất kỳ. Điều kiện chỉ là các tệp có phần mở rộng là .php.- Tìm kiếm tệp hoặc thư mục ẩn: # find / -type f -name ".*". ✅Tìm kiếm theo cách phân quyền và nhóm quyền - Tìm file thuộc sở hữu của chủ thể nào đó: # find /home –user fpt.- Tìm file được phân quyền 777: # find . -type f -perm 777.- Tìm file chỉ có quyền đọc: # find / -perm /u=r.- Tìm file rỗng: # find /tmp -type f –empty. ✅Tìm kiếm dựa theo thời gian - Tìm file đã chỉnh sửa trong vòng 50 ngày trước đó: # find / -mtime 50.- Tìm file đã chỉnh sửa từ khoảng 50 – 100 ngày trước đó: # find / -mtime +50 –mtime -100.- Tìm file vừa tạo một giờ trước: # find / -cmin -60. ✅Tìm kiếm trên dung lượng - Tìm file có dung lượng 50M, hãy chạy lệnh Find trong Linux như sau: # find / -size 50M.- Tìm kiếm file có dung lượng lớn hơn 50M nhưng nhỏ hơn 100M: # find / -size +50M -size -100M.- Tìm trên nhiều thư mục khác nhau: # find /opt /usr /var -name.txt -type f.- Tìm và xóa file có dung lượng lớn hơn 100M: # find / -size +100M -exec rm -rf {} \;. ✅Thông qua phần mở rộng - Tìm và mở 644 file có phần mở rộng là .html, bạn chạy lệnh Find trong Linux như sau: # find /usr/local -name “*.html” -type f -exec chmod 644 {} \;.- Tìm tệp có phần mở rộng là .mp3 và copy đến thư mục /tmp/MusicFiles: # find . -type f -name “*.mp3” -exec cp {} /tmp/MusicFiles \;.- Tìm file có chứa nội dung FPT: # find /home -type f -exec grep -l ‘fpt{} \;. >>> Có thể bạn quan tâm: ID Facebook là gì? Hướng dẫn cách lấy ID Fanpage cùng các loại khác Trên đây là những kỹ thuật giúp việc tìm kiếm trở nên thuận tiện hơn. Bạn dễ dàng tìm thấy đối tượng hướng đến ngay cả khi chỉ nhớ một số đặc điểm nào đó. Nhờ thế, bạn tiết kiệm được đáng kể thời gian xác định tệp, thư mục hay dữ liệu. FPT Cloud tin rằng bạn sẽ sớm áp dụng lệnh Find trong Linux một cách linh hoạt. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

Bật mí 3 cách lấy lại mật khẩu WordPress phổ biến nhất

13:53 05/07/2022
Lấy lại mật khẩu WordPress như thế nào khi đã lâu không dùng để đăng nhập? Các thủ thuật sẽ được FPT Cloud hướng dẫn đến bạn thông qua bài viết tổng hợp dưới đây. Nhờ đó giúp đảm bảo công việc, hoạt động không bị gián đoạn. Việc chuyển đổi sang thiết bị khác dễ dàng, tránh rủi ro về bảo mật do mật khẩu bị lãng quên. Khi nào cần lấy lại mật khẩu WordPress? Password là yếu tố giúp đảm bảo tính an toàn đạt mức tối đa. Vì thế, lấy lại mật khẩu Admin WordPress cần được chú trọng thực hiện. Ngoài việc liên quan đến tính bảo mật, đây là hành động nên làm bởi những lý do sau: Lấy lại mật khẩu Admin là phương pháp hữu dụng trong nhiều trường hợp nhất định Bạn có thể đã chia sẻ tài khoản của mình với những người khác. Sau đó, nhu cầu thay đổi và bạn muốn lấy lại toàn quyền sở hữu. Chính vì thế, việc đổi, lấy mật khẩu WordPress là giải pháp lý tưởng. Password sẽ tự động lưu trên những thiết bị bạn đang sử dụng. Tuy nhiên, khi chuyển sang thiết bị khác cần phải nhập lại. Do lâu ngày không dùng tới nên nhiều người đã quên mất. Khi này học cách lấy lại mật khẩu WordPress là cần thiết. Đây là kỹ thuật không hề phức tạp, nhưng lại phát huy tối đa tác dụng trong nhiều trường hợp. Những hướng dẫn dưới đây sẽ giúp tháo gỡ khó khăn tức thì. >>> Có thể bạn quan tâm: ID Facebook là gì? Hướng dẫn cách lấy ID Fanpage cùng các loại khác Các cách lấy lại mật khẩu WordPress khả dụng nhất Admin có thể thử lấy lại mật khẩu WordPress bằng một trong các cách dưới đây. Bạn nên ưu tiên áp dụng những phương pháp được giới thiệu trước. Thông qua màn hình đăng nhập Mỗi website WordPress đều được thiết kế trang đăng nhập riêng biệt dành cho Admin. Trong trường hợp bị quên hoặc mất Password, bạn nên truy cập vào đây. Sau đó, hãy nhấn vào “Loss your password” để tiến hành lấy lại mật khẩu WordPress. Bạn cần điền thông tin username hoặc địa chỉ Email vào ô trống Hệ thống sẽ yêu cầu điền thông tin vào “Username or Email Address”. Với bước này, bạn cung cấp tên đăng nhập hoặc địa chỉ Email sử dụng để đăng ký. Khi đã hoàn tất, bạn nhấn vào mục “Get New Password”. WordPress sẽ nhanh chóng gửi lại Mail thông báo việc ai đang yêu cầu đặt lại mật khẩu Admin. Hãy chắc chắn đó chính là từ bạn, không phải hành động xâm nhập trái phép. Khi này, bạn nhấn vào đường link được cung cấp trong Email để lấy lại mật khẩu WordPress. Cuối cùng, hãy nhấp mục “Reset Password” để hoàn tất quá trình. Đổi mật khẩu trong Dashboard Phương pháp này áp dụng trong trường hợp không phải do mất mật khẩu. Lý do đơn giản là bạn muốn đổi sang Password khác. Quá trình thay đổi diễn ra nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả cao. Khi đã đăng nhập vào được tài khoản WordPress, bạn có thể thực hiện dễ dàng. Admin di chuyển đến Dashboard, truy cập User > Your Profile. Tại đây, mọi thông tin liên quan đến tài khoản đều hiển thị, bao gồm: Username. Email. Profile picture… Việc lấy lại mật khẩu WordPress sẽ được tiến hành ở mục “Account Management”. Ngay cả khi bạn không nhớ Password cũ cũng thực hiện được theo nhu cầu. Khi nhấn vào “Generate Password”, hệ thống tự động xuất ra mật khẩu an toàn cho bạn. Ngoài ra, bạn hoàn toàn được quyền đặt lại theo ý muốn của bản thân. Tuy nhiên, khi tự tạo, hãy đảm bảo không bị WordPress đánh giá là quá yếu. Bởi vì, điều này khó giữ tài khoản ở mức độ an toàn cần thiết. Khi thông tin tài khoản và Password đã điền sẵn sàng, bạn nhấn vào “Update Profile”. Quá trình lấy lại mật khẩu WordPress hoàn thành khi có thông báo xuất hiện. >>> Có thể bạn quan tâm: Google API Maps là gì? Chức năng & cách lấy Google API Maps Key Đổi bằng phpMyAdmin Cách lấy lại mật khẩu WordPress này dựa trên phpMyAdmin. Bạn chỉ cần thực hiện đúng theo các thao tác được hướng dẫn dưới đây: Bạn có thể chọn cách đi đến bảng điều khiển cPanel và thao tác với phpMyAdmin Tiến hành đăng nhập vào bảng điều khiển cPanel, chọn phpMyAdmin trong phần DATABASES. Trên giao diện chính, bạn chọn cơ sở dữ liệu WordPress của mình ở đây là demosite. Tiếp theo, hãy nhấn vào database và chọn mục có tên là wp_users. Lúc này, một danh sách người dùng sẽ xuất hiện. Mỗi dòng ứng với thông tin liên quan như Email, tên đăng nhập, mật khẩu,… Bạn sẽ thấy ngay mật khẩu xuất hiện ở vị trí cột user_pass. Đây là giá trị đã được mã hóa nhằm tránh người khác biết được chính xác ký tự là gì. Cách lấy lại mật khẩu WordPress tiếp tục bằng việc nhấn vào nút Edit. Bạn tìm tới user_pass để đổi mật khẩu mong muốn, nằm trên cột Value. Khi hoàn tất, bạn nhấn vào nút thanh xổ xuống nằm ở vị trí bên trái của mật khẩu, chọn vào option MD5. Nhấn nút Go ở góc bên dưới màn hình để lưu lại toàn bộ những thay đổi. Đến đây, cách lấy lại mật khẩu WordPress đã hoàn tất. Hệ thống đã cập nhật sự thiết lập mới của bạn và hoàn toàn yên tâm đăng nhập lần sau. Trên đây là những phương pháp cần biết đối với các Admin của trang web WordPress. Mỗi hình thức cần được tiến hành theo quy trình riêng biệt. Dù là phương pháp nào cũng đều đảm bảo hiệu quả đem lại là như nhau. FPT Cloud tin rằng bạn sẽ áp dụng linh hoạt và thành công cách lấy lại mật khẩu WordPress. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

ID Facebook là gì? Hướng dẫn cách lấy ID Fanpage cùng các loại khác

11:38 05/07/2022
ID Facebook là gì? Đây là dãy ký tự được nhà phát triển nền tảng mạng xã hội sử dụng để quản lý. Bạn sẽ hiểu hơn về nhiệm vụ thông qua bài viết dưới đây của FPT Cloud. Ngoài ra, phần cuối tập trung hướng dẫn cách để người dùng có thể tự lấy ID Page. Bạn chắc chắn sẽ tìm thấy những kiến thức và thủ thuật vô cùng hữu ích cho riêng mình. ID Facebook là gì? Facebook ID là gì? Đây là dãy mã số được Facebook tự động gán vào. Điều này nhằm mục đích quản lý mọi hoạt động diễn ra một cách nhanh chóng và thống nhất. [caption id="" align="aligncenter" width="800"] Bạn dễ dàng hiểu được ID Facebook là gì từ những ví dụ thực tế[/caption] Cụ thể, với bất kỳ thao tác nào diễn ra trên mạng xã hội này đều được gắn ID Page riêng. Tất cả đảm bảo không trùng lặp và không thể can thiệp nhằm mục đích thay đổi. Dựa theo định nghĩa ID Facebook là gì, bạn thấy rằng mỗi tương tác của bạn đều có mã riêng biệt. Không những vậy, dãy ký tự còn được chia thành nhiều loại khác nhau: ✅Loại ID Ý nghĩa ✅UID Chính là ID của người dùng sẽ được gán vào khi bạn khởi tạo tài khoản mạng xã hội của mình. Chuỗi ký tự này sẽ luôn gắn liền với bạn trong suốt quá trình sử dụng Facebook. ✅Photo ID Photo ID Facebook là gì? Mỗi bức ảnh hoặc album người dùng đăng lên cũng đều được kiểm soát bằng ID riêng. ✅Video ID, Status ID Bạn có thể suy luận tương tự khi biết định nghĩa ID Facebook là gì. Mỗi video hoặc dòng trạng thái post lên đều được gán mã ID. Khi tìm hiểu, bạn sẽ thấy ID Facebook không chỉ dừng lại ở tài khoản hay hoạt động cá nhân. Những mã này còn dành cho các Fanpage. >>> Có thể bạn quan tâm: Google API Maps là gì? Chức năng & cách lấy Google API Maps Key Mục đích sử dụng ID Câu trả lời ID là gì trong Facebook ở trên khiến nhiều người tưởng rằng các mã chỉ đem đến lợi ích cho nhà phát triển. Thế nhưng, bạn cũng có thể tận dụng theo cách vô cùng hữu ích. Cụ thể, ID giúp người dùng truy cập nhanh chóng vào trang cá nhân của mình và ai đó. Từ đó, thông tin chia sẻ công khai được nắm bắt nhanh chóng. Đây thực sự là kênh quan trọng đối với người làm SEO, Digital Marketing,… Nhờ thế, họ chọn lọc ra được người dùng trong nhóm tuổi, sở thích, công việc,… khác nhau. Việc chạy quảng cáo, bán hàng cũng sẽ được tối ưu và nhắm trúng đối tượng. Ngoài ra, bạn hẳn sẽ có những lúc bắt gặp một bức ảnh hay video thú vị. Điều cần làm là lưu lại ID của các đối tượng này. Sau đó, khi muốn xem lại, bạn chỉ cần gõ đúng cú pháp vào trình duyệt web. Cụ thể như sau: fb.com/ID FB, đoạn video hay bức ảnh sẽ được hiển thị ngay lập tức. Qua đó thấy rằng việc hiểu ID Facebook là gì và tận dụng đúng cách là rất hữu ích. Hướng dẫn cách lấy ID Facebook Cách lấy ID Fanpage có gì khác biệt so với những mã ký tự thuộc tài khoản cá nhân? Bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể với từng loại thông qua phần dưới đây. Lấy ID Fanpage và UID Để lấy ID Fanpage cũng như của từng người, bạn tiến hành theo trình tự các bước. Cụ thể như sau: [caption id="attachment_28472" align="aligncenter" width="800"] Bạn có thể sử dụng công cụ hỗ trợ để lấy ID nhanh chóng hơn[/caption] Đầu tiên hay tự hỏi đối tượng ID Facebook là gì và truy cập vào nhóm, trang hoặc người đó. Bạn sao chép đường link hiển thị trên cùng của màn hình. Sử dụng trình duyệt hiện có để truy cập vào: https://lookup-id.com/. Dán đoạn link vừa copy vào ô tìm kiếm của công cụ rồi nhấn Lookup. Bạn sẽ thấy ID Facebook là gì gần như ngay lập tức. Việc còn lại chỉ là copy và lưu lại để sử dụng khi cần thiết. Tại đây, bạn cần lưu ý trong cách lấy ID Page. Có một số trang hoặc tài khoản cá nhân chưa đặt tên gọi khác cho Facebook họ sở hữu. Vì thế, bạn sẽ thấy ID hiển thị ngay ở trong đường link phía trên cùng màn hình. >>> Có thể bạn quan tâm: Cách sửa lỗi 503 Valid RCPT command must precede data Lấy ID ảnh, album, video Đối với ảnh, album hoặc video, cách để lấy ID Facebook là gì? Các bước đơn giản hơn nhiều so với hướng dẫn ở trên. [caption id="attachment_28475" align="aligncenter" width="800"] Bạn có thể tìm thấy ID của Media ngay trên đường link[/caption] Cụ thể, bạn chỉ cần click vào những đối tượng đó, mã ký tự sẽ hiển thị ngay trên link. Bạn sao chép và lưu lại để dùng khi cần thiết là đã xong. Trên đây là những điều cần biết để việc sử Facebook thuận tiện hơn. Nhờ đó, bạn có thể truy cập đối tượng mong muốn bất cứ khi nào. Ngoài ra, việc này cũng giúp phân tích đối tượng khách hàng tiềm năng hiệu quả hơn. FPT Cloud tin rằng bạn đã hiểu rõ ID Facebook là gì cùng những kỹ thuật liên quan. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

Google API Maps là gì? Chức năng & cách lấy Google API Maps Key

11:22 05/07/2022
Google API Maps là điều kiện cần có để sử dụng ứng dụng bản đồ trên các nền tảng. Trong bài viết dưới đây của FPT Cloud, bạn sẽ hiểu rõ hơn vai trò trong thực tế như thế nào. Kiến thức tiếp tục được mở rộng, tập trung vào giới thiệu chức năng hiện hành. Quan trọng hơn cả chính là hướng dẫn cách sử dụng Google Map API. Google API Maps là gì? [caption id="attachment_28463" align="aligncenter" width="800"] Google Map API giúp bạn tận dụng tích hợp bản đồ trên nền tảng của mình[/caption] Đầu tiên, bạn cần biết Google Map là dịch vụ bản đồ trực tuyến trên web và các app miễn phí. Sự phát triển này đến từ Google đã hỗ trợ nhiều dịch vụ và tính năng cho người dùng. Phổ biến nhất chính là dò đường, tìm vị trí. Bạn có thể sử dụng để tìm tuyến đường tối ưu nhất khi tham gia giao thông. Không chỉ có vậy, công cụ còn hướng dẫn cách bắt xe, chuyển tuyến dành cho phương tiện lưu thông công cộng. Nếu bạn đang cần tìm các vị trí tiện ích như ATM, trạm xăng, bệnh viện,… đều dễ dàng chỉ ra. Vậy khái niệm về Google Map API là gì? Theo cách hiểu đơn giản, đây là phương pháp cho phép website sử dụng dịch vụ như là: Di chuyển. Zoom. Đánh dấu địa điểm, tiện ích nào đó trên bản đồ,… Ví dụ dễ thấy nhất là cách Grab tận dụng Google API Maps. Họ nhúng bản đồ vào web hoặc ứng dụng qua ngôn ngữ Javascript. Thực tế chỉ ra việc sử dụng GG Map API tương đối dễ dàng. Sự hỗ trợ không chỉ dừng lại ở đối tượng là máy tính hay website truyền thống. Các thiết bị di động cũng đang ứng dụng Gmap API nhanh chóng, hiệu quả. Lưu ý rằng, Google API Maps sẽ miễn phí khi bạn xây dựng các ứng dụng nhỏ, yêu cầu thấp. Đối với những app lớn, nhằm mục đích kinh doanh, bạn cần trả một khoản phí. Qua đó đảm bảo toàn bộ tính năng trong Google API Maps được khai thác triệt để. >>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn trỏ tên miền về Google Site nhanh chóng, hiệu quả Maps API là gì? Maps API là một phương thức cho phép một website B sử dụng được dịch vụ bản đồ của website A và nhúng vào website của mình. Site A chính là google map còn site B là các website của cá nhân hoặc của tổ chức có nhu cầu sử dụng dịch vụ của google. Với các tính năng sử dụng dịch vụ của google như di chuột, zoom bản đồ hay đánh dấu trên bản đồ… Với tất cả ứng dụng xây dựng trên bản đồ maps sẽ được nhúng vào trang web cá nhân nhờ vào các thẻ javascripts chính vì vậy việc sử dụng API google sẽ trở nên càng dễ dàng hơn. Hiện nay, Google Maps API đã nâng lên phiên bản version3, đây là phiên bản không chỉ dành riêng cho máy tính bàn mà còn dành cho các thiết bị di động, các ứng dụng và nhiều tiện ích hơn. Ứng dụng của Google Maps API Với Google Maps API là ứng cao được dùng phổ biến và có một số ứng dụng tiêu biểu sau: [caption id="attachment_28465" align="aligncenter" width="800"] Công cụ đem đến những ưu điểm nổi trội hơn hẳn các ứng dụng thông thường[/caption] Đánh dấu vị trí mong muốn Ứng dụng đánh dấu vị trí mong muốn (hay còn gọi là bookmarking location app) là một trong những ứng dụng cho phép người dùng đánh dấu và lưu trữ nhiều vị trí khác nhau trên bản đồ hoặc trong cơ sở dữ liệu. Với ứng dụng này sẽ cho phép người dùng lưu trữ được những địa điểm quan trọng như nhà, cửa hàng, văn phòng, địa điểm ăn uống, hay bất kỳ những địa điểm nào khác mà họ muốn lưu lại để có thể quay lại sau này. Ứng dụng Google Maps API đánh dấu các vị trí mong muốn và sẽ cung cấp các tính năng như tìm kiếm hay xem lại các vị trí đã được lưu trữ trước đó. Đồng thời, cũng hướng dẫn chỉ đường đến các vị trí đó, có thêm cả ghi chú hoặc thông tin liên lạc vào các vị trí, và sẽ chia sẻ được vị trí này với người khác. Do đó, ứng dụng này sẽ mang đến lợi ích cho người dùng trong quá trình quản lý và sắp xếp những địa điểm khác nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Chỉ đường đến địa điểm cần tìm Google Maps API có chức năng chỉ đường đến đúng địa điểm cần tìm sẽ cho phép người dùng tìm khung đường đi ngắn nhất và tối ưu nhất từ vị trí hiện tại đến các địa điểm cần tìm trên bản đồ. Maps API sẽ tạo ra một tuyến đường ngắn nhất và cung cấp tới người dùng những thông tin liên quan đến khoảng cách, thông tin giao thông, thời gian di chuyển, và hướng dẫn cách di chuyển chi tiết để đi đến địa điểm cần tìm. Với chức năng này sẽ hỗ trợ người dùng trong việc di chuyển và khám phá đến những địa điểm mới một cách dễ dàng và tiện lợi. Đặc biệt, được di chuyển với tuyến đường tối ưu nhất và an toàn nhất cho người dùng. Khoanh vùng các khu vực Ứng dụng Google Maps API có khả năng khoanh vùng các khu vực, được gọi là "địa chỉ đa giác". Vì thế có thể thuận lợi trong việc hiển thị các khu vực được giới hạn, như với các khu vực đô thị, khu vực cấm hay các khu vực địa lý khác. Ứng dụng khoanh vùng các khu vực sẽ được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, từ những địa điểm kinh doanh đến địa điểm bất động sản hay địa điểm giáo dục. Thể hiện tình trạng giao thông của khu vực Google Maps API sẽ thể hiện được tình trạng giao thông của các khu vực. Do đó, tính năng này sẽ được xây dựng trên cơ sở dữ liệu giao thông với thời gian thực, bao gồm những thông tin về tình trạng lưu thông của khung đường và tốc độ di chuyển của những phương tiện trên đoạn đường đó. Người dùng ứng dụng này có thể xem được thông tin này trên bản đồ hoặc trong quá trình tìm đường đi đến một địa điểm mong muốn. Tính năng được đánh giá cao và rất hữu ích trong việc lựa chọn những tuyến đường di chuyển phù hợp để việc tránh tắc đường và tiết kiệm thời gian di chuyển. >>> Có thể bạn quan tâm: Cách sửa lỗi 503 Valid RCPT command must precede data Hướng dẫn tạo Google API Maps Dưới đây là hướng dẫn cách lấy Google Map API Key vô cùng đơn giản. Bạn có thể tự thực hiện ngay trên chính nền tảng web hoặc ứng dụng điện thoại: [caption id="attachment_28467" align="aligncenter" width="800"] Bạn có thể tự thực hiện việc lấy Google Map API ngay trên máy tính, điện thoại của mình[/caption] Truy cập vào Google API Console rồi chọn “Select a project”. Nhấn “New project” để bắt đầu thêm dự án mới. Điền đầy đủ thông tin vào các mục như project name, location. Sau khi hoàn thành, bạn xác nhận bằng cách nhấn “Create”. Đi đến project vừa tạo, chọn APIs & Service và nhấp vào ‘Credentials”. Chọn “Create Credentials”, sao chép “Your API key” và chọn “Restrict Key”. Bạn nhấn “Save”  sau khi đã điền mọi thông tin cần thiết. Truy cập project đã tạo >> chọn APIs & Services >> Đi tới Library >> Nhập thư viện >> Chọn Enable. Chọn Dashboard để kiểm tra thư viện, đảm bảo cài đặt thành công. Các bước trong hướng dẫn đều rõ ràng, cụ thể. Vì thế, dù bạn không phải người trong lĩnh vực công nghệ cũng thực hiện được. Cách lấy kinh độ, vĩ độ để hiển thị trên bản đồ Để lấy kinh độ (longitude) và vĩ độ (latitude), người dùng có thể sử dụng Google Maps API và sử dụng Google Maps JavaScript API để hiển thị được bản đồ và lấy kinh độ và vĩ độ tại đúng vị trí hiện tại hoặc tại một địa điểm bất kỳ trên bản đồ. Để lấy kinh độ và vĩ độ tại vị trí hiện tại, bạn có thể sử dụng hàm navigator.geolocation.getCurrentPosition() của JavaScript. Ví dụ: navigator.geolocation.getCurrentPosition(function(position) {   var lat = position.coords.latitude;   var lng = position.coords.longitude;   console.log("Latitude: " + lat + ", Longitude: " + lng); }); Còn muốn lấy kinh độ và vĩ độ tại một điểm bất kỳ trên bản đồ, người dùng có thể sử dụng sự kiện click của bản đồ  cùng phương thức event.latLng để lấy kinh độ và vĩ độ tại điểm đó. Ví dụ: map.addListener('click', function(event) {   var lat = event.latLng.lat();   var lng = event.latLng.lng();   console.log("Latitude: " + lat + ", Longitude: " + lng); }); Người dùng cần lưu ý rằng để sử dụng Google Maps API, sẽ cần phải đăng ký và lấy API key từ Google và thêm API key đó vào mã của bạn. Trên đây là những điều bạn cần biết để việc xác định vị trí và đặc điểm từng vùng đơn giản hơn. Doanh nghiệp cũng có thể dựa vào đó để thu hút thêm nhiều khách hàng, thúc đẩy doanh thu,…Chỉ cần một vài thao tác đơn giản là đã có thể tận dụng được công cụ vô cùng tuyệt vời. FPT Cloud tin rằng bạn đã biết cách tạo Google API Maps cho riêng mình. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399