Blogs Tech

Sửa lỗi Your Connection Is Not Private Đơn giản & Hiệu quả

12:00 19/01/2022
Your connection is not private là lỗi thường gặp khi truy cập internet, dù bạn dùng trình duyệt web. Vậy đây là lỗi gì? Cách khắc phục ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết nguyên nhân và cách khắc phục lỗi your connection is not private dưới đây. [caption id="attachment_15576" align="aligncenter" width="771"] Lỗi Your connection is not private[/caption] Lỗi your connection is not private là lỗi gì? Your connection is not private hay còn được gọi là lỗi kết nối của bạn không phải kết nối riêng tư. Lỗi này sẽ xuất hiện khi bạn truy cập vào website. Thông thường, lỗi kết nối riêng tư sẽ xuất hiện khi trình duyệt web cho rằng website bạn đang truy cập không đáng tin cậy. Do đó, trình duyệt web sẽ chặn và không cho bạn truy cập vào trang web đó.  Dấu hiệu thông báo lỗi “Your Connection Is Not Private” trên các trình duyệt Lỗi Your connection is not private sẽ xuất hiện khi bạn bị chặn truy cập website. Khi bạn nhận được thông báo này, bạn sẽ được dẫn tới một đường link mới. Một số trình duyệt có thể sẽ có thông báo đơn giản hơn, bạn sẽ nhận được cảnh báo và không thể truy cập vào website.  [caption id="attachment_15580" align="aligncenter" width="771"] Lỗi Your connection is not private sẽ xuất hiện khi bạn bị chặn truy cập website[/caption] Google Chrome Google Chrome sẽ đưa bạn truy cập tới đường link của website đang gặp vấn đề lỗi bảo mật. Trên màn hình, ở giữa sẽ có chấm than màu đỏ cùng với dòng thông báo: Your connection is not private. Lúc này, bạn sẽ không thấy được nội dung hay giao diện website. Google Chrome sẽ cảnh báo về việc có người đang cố đánh cắp thông tin của bạn. Tại thông báo này, bạn có thể cố gắng truy cập website hoặc quay lại trang trước đó. Mozilla Firefox Trình duyệt Firefox cũng sẽ hiện thông báo với dòng chữ: Your connection is not private. Bạn cũng sẽ được cảnh báo rằng cấu hình website bạn đang truy cập không đúng cách. Sau khi nhận được thông báo, bạn có thể chọn quay lại hoặc chọn cài đặt nâng cao để cố gắng truy cập website.  Safari Khi truy cập Safari, nếu nhận được thông báo Your connection is not private, bạn cũng sẽ không thể truy cập website này. Safari sẽ thông báo khi cho rằng website bạn đang truy cập là trang web giả mạo hoặc website này đang cố lấy cắp thông tin cá nhân của bạn.  [caption id="attachment_15586" align="aligncenter" width="771"] Có nhiều nguyên nhân dẫn tới lỗi kết nối riêng tư[/caption] Nguyên nhân dẫn đến lỗi “Kết nối của bạn không phải là kết nối riêng tư”? Lỗi kết nối riêng tư là một lỗi thường gặp ở hầu hết các trình duyệt web. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới lỗi này:  Trong trường hợp website có chứng chỉ do bên thứ 3 không được công nhận cung cấp, bạn có thể sẽ nhận được cảnh báo này. Trên thực tế, bất cứ ai cũng có thể tạo chứng chỉ công nhận. Vì thế, các trình duyệt web, đặc biệt là google Chrome sẽ kiểm tra chứng chỉ của bạn để đảm bảo đây là chứng chỉ do một tổ chức uy tín, đáng tin cậy. Trong trường hợp bên cung cấp chứng chỉ không thuộc list được công nhận của Google, bạn sẽ không được cấp quyền truy cập website.  Chứng chỉ của website chưa được cập nhật: đôi khi, danh sách của trình duyệt sẽ được cập nhật chậm. Vì thế, dù website bạn truy cập được cung cấp bởi một tổ chức uy tín nhưng bạn cũng sẽ không thể truy cập website. Trong trường hợp này, trình duyệt web sẽ không thể xác minh được độ an toàn, tin cậy của website.  Kết nối không an toàn: khi nhận thấy kết nối với website không an toàn, trình duyệt web của sẽ ngăn bạn truy cập.    >>> Có thể bạn quan tâm: Lỗi err_ssl_protocol_error là gì? Nguyên nhân & Cách khắc phục Cách sửa lỗi Your Connection Is Not Private hiệu quả nhanh chóng (Máy tính) Khi gặp lỗi your connection is not private, bạn sẽ cảm thấy cực kỳ bất tiện. Đặc biệt là khi bạn đang cần truy cập website. Để sửa trên máy tính, bạn có thể thực hiện một số cách sau:  Chỉnh lại ngày giờ máy tính Để sửa lỗi your connection is not private, trước tiên, bạn có thể thử chỉnh lại ngày và thời gian trên máy tính. Đây là cách sửa lỗi cực kỳ đơn giản nên thường được nhiều người nghĩ tới đầu tiên. Để chỉnh lại thời gian trên máy, bạn chỉ cần thực 2 bước dưới đây:  Bước 1: Truy cập vào phần Setting/cài đặt của Windows trên máy tính. [caption id="attachment_15590" align="aligncenter" width="771"] Chỉnh lại ngày/giờ trên máy tính[/caption] Bước 2: tìm đến mục Time & Language. Sau đó sửa lại thời gian, ngày giờ cho chính xác. [caption id="attachment_15594" align="aligncenter" width="771"] Chọn giờ GMT + 7[/caption] Thay đổi mạng Wifi Trong trường hợp lỗi riêng tư, bạn cũng có thể thử cách đổi nguồn phát Wifi. Bạn chỉ cần lựa chọn một wifi khác để truy cập. Trong trường hợp chỉ có một wifi duy nhất, bạn có thể thực hiện các cách khác.   [caption id="attachment_15598" align="aligncenter" width="771"] Bạn có thể đổi sang một mạng wifi khác[/caption] Thay đổi cài đặt DNS Để sửa lỗi your connection is not private, bạn có thể thay đổi DNS của thiết bị. Đây là một trong những cách khắc phục your connection is not private rất dễ thực hiện. Thông thường, lỗi kết nối riêng tư sẽ xuất hiện khi DNS của Google là 8.8.8.8 hoặc 8.8.4.4. Trong trường hợp DNS của cloudflare là 1.1.1.1 và 1.0.0.1 thì bạn cũng có thể gặp tình trạng này. Để sửa lỗi kết nối riêng tư, bạn chỉ cần xóa các DNS này đi, sau đó đưa về DNS mặc định của Server là được.  [caption id="attachment_15602" align="aligncenter" width="771"] Thay đổi cài đặt DNS về cài đặt mặc định[/caption] Dọn dẹp bộ nhớ cookie và cache trên Chrome Trong trường hợp đã áp dụng các cách trên nhưng chưa thể sửa lỗi kết nối riêng tư và không thể truy cập mạng, bạn có thể dọn dẹp bộ nhớ Cookie của mình. Cách xóa Cookie và Cache rất đơn giản, bạn có thể thực hiện bằng các cách sau: Cách 1: Mở trình duyệt web, ở góc bên phải màn hình, chọn mục “Công cụ khác”, sau đó chọn xóa dữ liệu trình duyệt.  Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Del.  Cách 3: Nhập đường link: chrome://settings/clearBrowserData vào thanh địa chỉ. Sau đó nhấn Enter.  [caption id="attachment_15606" align="aligncenter" width="771"] Lựa chọn cài đặt để xóa cookie và cache[/caption] Sau khi thực hiện 1 trong 3 cách trên, bạn sẽ thấy giao diện xóa dữ liệu duyệt web trên màn hình trình duyệt. Hãy chọn các nội dung bạn muốn xóa bằng cách tích vào ô vuông, sau đó chọn mục “xóa dữ liệu”. Cuối cùng, bạn chỉ cần tắt trình duyệt web và khởi động lại là đã có thể sử dụng.  [caption id="attachment_15610" align="aligncenter" width="771"] Chọn mục Xóa dữ liệu[/caption] Reset trình duyệt Chrome máy tính Để reset trình duyệt Chrome, bạn chỉ cần thực hiện 3 bước cực kỳ đơn giản dưới đây: Bước 1: Mở trình duyệt Chrome, chọn biểu tượng dấu 3 chấm ở góc phía trên, bên phải màn hình. [caption id="attachment_15614" align="aligncenter" width="771"] Reset trình duyệt Chrome máy[/caption] Bước 2: Chọn Cài đặt >> Chọn cài đặt nâng cao. Sau đó tìm đến mục Khôi phục cài đặt về mặc định ban đầu.  [caption id="attachment_15618" align="aligncenter" width="771"] Chọn Khôi phục cài đặt về mặc định ban đầu[/caption] Bước 3: Đặt lại các tùy chọn cài đặt.  [caption id="attachment_15622" align="aligncenter" width="771"] Đặt lại các tùy chọn cài đặt[/caption] Kiểm tra các phần mềm diệt virus trên máy tính Đôi khi, lỗi your connection is not private có thể do nguyên nhân đến từ phần mềm diệt virus. Khi VPN xung đột với phần mềm diệt Virus, trình duyệt sẽ tự động chặn một số SSL. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể thử khắc phục bằng cách vô hiệu hóa/tạm dừng các chương trình diệt Virus trên máy tính để kiểm tra.  >>> Có thể bạn quan tâm: 10+ Cách sửa lỗi dns_probe_finished_nxdomain hiệu quả Cách sửa lỗi Your Connection Is Not Private hiệu quả (Điện thoại) Không chỉ trên máy tính, lỗi your connection is not private cũng có thể xuất hiện trên điện thoại. Để sửa lỗi kết nối riêng tư trên điện thoại, bạn có thể thực hiện các cách sau:  Thay đổi cài đặt ngày giờ điện thoại Tương tự như máy tính, lỗi your connection is not private có thể xuất hiện do giờ điện thoại chưa chính xác. Để sửa lỗi, bạn cần truy cập mục cài đặt trên điện thoại, chọn ngày và giờ. Sau đó chỉnh lại thời gian cho chính xác.  [caption id="attachment_15626" align="aligncenter" width="771"] Cách sửa giờ trên điện thoại[/caption] Thay đổi mạng Wifi Mạng wifi cũng có thể ảnh hưởng tới kết nối trên điện thoại. Để sửa lỗi, bạn cần lựa chọn một wifi khác để sử dụng.  Xóa dữ liệu, bộ nhớ trình duyệt web Cũng như cách xóa bộ nhớ Chrome trên máy tính, trên điện thoại, bạn có thể xóa bộ nhớ Chrome bằng cách: Bước 1: Mở ứng dụng Chrome trên điện thoại, chọn mục cài đặt. Sau đó chọn phần cài đặt website. [caption id="attachment_15630" align="aligncenter" width="771"] Mở ứng dụng Chrome trên điện thoại, chọn mục cài đặt[/caption] Bước 2: Chọn mục dữ liệu đã lưu trữ, chọn xóa dữ liệu duyệt web.  [caption id="attachment_15634" align="aligncenter" width="771"] Chọn xóa dữ liệu duyệt web[/caption] Tắt phần mềm diệt virus cài trên điện thoại Nếu điện thoại của bạn đang sử dụng các phần mềm diệt virus, bạn nên kiểm tra ứng dụng này. Bởi rất có thể lỗi your connection is not private đang gặp phải là do chương trình diệt virus của bạn đang quét bảo mật. Phần mềm cho rằng website bạn đang truy cập là website độc hại/bị nhiễm virus. Từ đó chặn việc truy cập website. Bạn có thể tắt hoặc gỡ hẳn phần mềm diệt virus này để có thể truy cập trang web.  Truy cập web bằng tab Chrome ẩn danh Để sửa lỗi your connection is not private, trên điện thoại, bạn có thể truy cập dưới trạng thái ẩn danh. Đây là cách làm được nhiều người áp dụng và đã thành công sửa lỗi kết nối riêng tư.  Cách tiếp tục truy cập khi trang web báo lỗi “Your Connection Is Not Private” Trong trường hợp không kịp sửa lỗi hoặc không biết cách sửa lỗi, bạn có thể lựa chọn cách truy cập ngay cả khi trang web báo lỗi. Chỉ cần bấm vào nút Nâng cao, sau đó chọn Tiếp tục truy cập (không an toàn). Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra nguyên nhân và sửa lỗi để đảm bảo an toàn trong quá trình truy cập website.  [caption id="attachment_15638" align="aligncenter" width="771"] Chọn mục nâng cao, sau đó chọn Tiếp tục truy cập[/caption] Hy vọng qua bài viết trên đây của FPT Cloud, bạn đã hiểu your connection is not private là lỗi gì, từ đó biết cách sửa lỗi your connection is not private. Đây là lỗi thường gặp khi truy cập website, ảnh hưởng tới quá trình truy cập, sử dụng internet. Vì thế, việc hiểu rõ về lỗi truy cập riêng tư và biết cách sửa lỗi sẽ giúp bạn có những trải nghiệm web tốt hơn.    Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Sửa lỗi Mysql Server Has Gone Away Đơn Giản & Hiệu Quả

23:54 27/01/2022
Trong quá trình làm việc với các thiết bị máy tính, chúng ta có thể sẽ gặp rất nhiều lỗi khác nhau. Nếu không phải dân duyên nghiệp, việc giải quyết, xử lý sẽ gặp không ít khó khăn. Chính vì thế, việc bạn cần làm đó là xem xét từng lỗi với những nguyên nhân khác nhau để có hướng giải quyết phù hợp. Trong trường hợp máy báo lỗi Mysql Server Has Gone Away thì phải làm sao? Sau đây sẽ là những sự lựa chọn dành cho bạn. [caption id="attachment_17492" align="aligncenter" width="771"] Lỗi Mysql Server Has Gone Away là gì?[/caption] Mysql Server Has Gone Away là gì? Mysql Server Has Gone Away là lỗi thường xuất hiện khi mã nguồn Wordpress khi sử dụng hosting. Lỗi này được hiểu là “bạn mất kết nối với máy chủ trong thời gian truy vấn”. Như vậy, chúng ta không thể kết nối được vào máy chủ cung cấp thông tin nữa.  Đây là lỗi nằm ở phía server chính vì vậy, nếu chúng ta dùng shared host thì rất khó khắc phục. Vậy phải làm sao nếu gặp phải lỗi Mysql Server Has Gone Away? Hãy cùng tiếp tục theo dõi phần sau của bài viết để có được câu trả lời dành cho mình. [caption id="attachment_17504" align="aligncenter" width="771"] Mất kết nối với máy chủ trong thời gian truy vấn là lỗi khá phổ biến[/caption] >>> Có thể bạn quan tâm: Name Server là gì? Đặc điểm & Cách đổi NameServer tên miền Nguyên nhân gây nên lỗi Mysql Server Has Gone Away Muốn sửa lỗi Mysql Server Has Gone Away thì điều chúng ta cần làm trước hết đó chính là tìm hiểu nguyên nhân gây ra lỗi là gì. Có 7 nguyên nhân chính khiến người dùng gặp phải lỗi này đó chính là: Server hết thời gian chờ Server mà chúng ta đang truy cập đã hết thời gian chờ và thực hiện đóng kết nối. Bạn cần phải nhớ rằng mỗi một kết nối mở ra sẽ chỉ giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định mà thôi. Chính vì thế, khi vượt quá thời gian này thì máy chủ CSDL ( MySQL ) sẽ tự động đóng kết nối cho dù người dùng có muốn hay không.  Vì vậy, nếu như mã nguồn của chúng ta mất thời gian xử lý quá lâu và vượt mức cho phép sau đấy bạn truy vấn lại thì rất dễ gặp phải lỗi này. Lý do là vì kết nối tự động khóa và từ chối tất cả các truy vấn có liên quan đến MySQL từ user của bạn. Truy vấn MySQL lỗi Nguyên nhân thứ 2 dẫn đến tình trạng Mysql Server Has Gone Away đó là truy vấn MySQL xảy ra lỗi khiến cho MySQL tự đóng kết nối. Cũng có thể là vì người dùng tự đóng kết nối để chạy một truy vấn khác có liên quan đến việc đóng kết nối. Đây là một vấn đề đơn giản. Người dùng đã nhận timeout từ TCP / IP  Trong trường hợp, người dùng đã nhận một timeout từ TCP / IP kết nối với khách hàng thì cũng có thể gặp phải lỗi Mysql Server Has Gone Away. Điều này sẽ xảy ra khi chúng ta sử dụng lệnh: mysql_options (…, MYSQL_OPT_READ_TIMEOUT, …) hoặc mysql_options (…, MYSQL_OPT_WRITE_TIMEOUT, …).  [caption id="attachment_17500" align="aligncenter" width="771"] Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi này[/caption] Timeout tự động kết nối lại ở client bị vô hiệu hóa Khi người dùng gặp một timeout trên máy chủ cũng như các bên khác tự động kết nối lại tại các client bị vô hiệu hóa thì cũng dẫn đến việc mất kết nối với máy chủ trong thời gian truy vấn. Gửi yêu cầu không đúng đến máy chủ Khi người dùng gửi một yêu cầu đến máy chủ nhưng không đúng hoặc quá lớn cũng sẽ không được kết nối. Bởi khi mysqld nhận được một gói có nghĩa là quá lớn hoặc sai thì mặc định chúng sẽ đóng kết nối.  Nếu bạn cần truy vấn lớn khi làm việc với cột BLOB lớn, người dùng có thể tăng giới hạn các truy vấn thông qua việc đặt các giá trị max_allowed_packet tăng lên. Trong số đó có một giá trị mặc định của 1MB. (cấu hình mặc định của shared hosting của Hostvn.net là 256Mb) INSERT hoặc thay thế một query chèn một nhiều hàng Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến lỗi kết nối này. Bên cạnh đó, khi một trong những lời truy vấn gửi yêu cầu cho máy chủ bất với số lượng các hàng được lắp vào cũng khiến bạn gặp phải lỗi. Để tránh lỗi, chúng ta nên giảm số lượng hàng được gửi dành cho mỗi INSERT hoặc thay thế. Mất kết nối khi gửi gói quá tải Người dùng gửi một gói có dung lượng 16MB trở lên tại các client cũ quá 4.0.8 nhưng máy chủ của bạn là 4.0.8 trở lên thì cũng khiến bạn gặp lỗi Mysql Server Has Gone Away. [caption id="attachment_17496" align="aligncenter" width="771"] Có 2 cách sửa lỗi Mysql Server Has Gone Away[/caption] Sửa lỗi Mysql Server Has Gone Away Hiệu Quả Trong phần nguyên nhân xuất hiện lỗi Mysql Server Has Gone, có một vài lỗi đã được chúng tôi đề cập đến cách khắc phục. Nhưng nếu, bạn không biết chính xác nguyên nhân dẫn đến lỗi này là gì thì có thể áp dụng 2 cách sửa dưới đây. Tăng tạm thời set biến Global MySQL Cách đầu tiên đó chính là thực hiện tăng giá trị ‘max_allowed_packet‘ của hệ thống bằng cách set biến GLOBAL max_allowed_packet của dịch vụ MySQL mà chúng đang hoạt động. Cách này sẽ không yêu cầu người dùng phải khởi động lại dịch vụ MySQL. Giá trị sau khi được nâng lên sẽ là : 32 x 1024 x 1024 # mysql -u root -p Enter password: mysql> SET GLOBAL max_allowed_packet=33554432 Rồi tiến hành import lại. >>> Có thể bạn quan tâm: Name Server là gì? Đặc điểm & Cách đổi NameServer tên miền Cấu hình file dịch vụ MySQL Cách thứ 2 đó chính là tiến hành thiết lập lại cấu hình trong file /etc/my.cnf. Sau khi thực hiện dịch vụ MySQL dù có khởi động lại cũng sẽ vẫn luôn được set giá trị đúng với con số mà chúng ta mong muốn. Yêu cầu đó là khởi động lại dịch vụ MySQL. # vi /etc/my.cnf [mysqld] max_allowed_packet=32M ... # /etc/init.d/mysql restartTrên đây là những thông tin có liên quan đến lỗi Mysql Server Has Gone Away dành cho người dùng đang muốn tìm hiểu. Ghi nhớ cách giải quyết để không gián đoạn công việc của mình nhé. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Sửa lỗi err_connection_timed_out trên Chrome đơn giản từ A-Z

15:34 19/01/2022
Err_connection_timed_out là lỗi khá phổ biến mà hầu như người dùng máy tính nào cũng gặp phải. Khi xuất hiện thông báo lỗi này, người dùng sẽ không thể truy cập được vào trang web khiến cho công việc bị gián đoạn. Ngay sau đây sẽ là cách khắc phục lỗi err_connection_timed_out vô cùng đơn giản. Cùng khám phá ngay nhé. Lỗi err_connection_timed_out là lỗi gì? Ngay bây giờ, không để bạn phải đợi lâu hơn nữa, hãy cùng chúng tôi giải nghĩa xem rr_connection_timed_out là gì nhé. Theo như dịch nghĩa thì Connection timed out là kết nối của bạn đã vượt quá thời gian quy định. Lỗi ngày xuất hiện nếu sau khoảng 1 phút mà trang web chúng ta đang kết nối chưa xuất hiện dữ liệu. Lúc này, trình duyệt web sẽ báo để chúng ta có phương án khác thích hợp hơn mà không phải chờ thêm. >>> Có thể bạn quan tâm: Sửa lỗi Your Connection Is Not Private Đơn giản & Hiệu quả Hướng dẫn cách sửa lỗi err_connection_timed_out trên Chrome Bạn đã biết err_connection_timed_out là lỗi gì rồi chứ? Vậy nếu như chúng ta gặp phải lỗi ngày thì nên giải quyết như thế nào đây? Đừng quá lo lắng, sau đây sẽ là 6 cách khắc phục để bạn lựa chọn. Tải lại trang Err_connection_timed_out Chrome báo lỗi không tải được dữ liệu thì cách đơn giản nhất mà chúng ta nên áp dụng đầu tiên đó chính là tải lại trang. Hãy nhấn vào biểu tượng mũi tên cong trên màn hình hoặc nhấn vào phím F5. Lúc này, trang web sẽ tự tải lại và việc của chúng ta đó là chờ xem lỗi có được khắc phục hay không. Nếu vẫn chưa được thì chuyển ngay sang cách 2 nhé. [caption id="attachment_15664" align="aligncenter" width="771"] Nhấn vào biểu tượng mũi tên cong trên màn hình để tải lại trang[/caption] Kiểm tra kết nối Internet Err connection timed out có thể nguyên nhân là do kết nối internet của chúng ta không ổn định. Áp dụng cách 1 không thành công hãy kiểm tra xem đường truyền mạng của bạn có ổn định không nhé. Sau khi đã xác định internet của chúng ta không vấn đề thì thực hiện tải lại trang.  Đây cũng là cách khắc phục lỗi err_connection_timed_out trên điện thoại đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng. Tắt internet rồi bật lại và tải lại web xem sao nhé. [caption id="attachment_15668" align="aligncenter" width="771"] Kiểm tra lại kết nối internet của máy[/caption] Xóa bộ nhớ đệm Cache Trong một vài trường hợp do Google Chrome đã lưu trữ thông tin về lý do vì sao chúng ta không tải được trang. Bạn nên kiểu tra bộ nhớ cache và xóa chúng theo hướng dẫn dưới đây để có thể tải được trang mà mình mong muốn. Bước 1: Đầu tiên, hãy bấm vào biểu tượng dấu ba chấm nằm ở góc trên cùng bên phải của màn hình. Sau đó chọn đến Công cụ khác. Cuối cùng là Xóa dữ liệu duyệt web. [caption id="attachment_15676" align="aligncenter" width="771"] Thực hiện Xóa dữ liệu duyệt web[/caption] Bước 2: Lúc này, hộp thoại mới sẽ hiện ra, bạn chọn tiếp vào Từ trước đến nay. Sau đấy tích chọn vào 3 mục như hình bên dưới. Cuối cùng là Bấm Xóa dữ liệu để kết thúc quá trình thực hiện. Việc xóa bộ nhớ cache đã hoàn tất. Bây giờ hãy tải lại trang web xem đã được hay chưa nhé.  [caption id="attachment_15680" align="aligncenter" width="771"] Chọn Xóa dữ liệu[/caption] Tắt bớt các ứng dụng hay tab trên trình duyệt Xảy ra lỗi err_connection_timed_out, bạn đã thực hiện đầy đủ các cách trên mà vẫn chưa khắc phục được? Vậy hãy thử cách đóng các ứng dụng hoặc tab khác xem sao nhé.  Khi bộ nhớ thiết bị của chúng ta đã hết thì cũng không thể tải lại trang web nếu như bạn mở cùng 1 lúc quá nhiều ứng dụng, chương trình và tiện ích khác nhau. Giải phóng bộ nhớ của chúng ta ngay lập tức theo các bước sau: Bước 1: Thực hiện đóng lại tất cả các tab ngoại trừ tab đang bị lỗi. Bước 2: Tiếp đó là tắt các ứng dụng hoặc chương trình mà chúng ta đang chạy và ngưng tải các dữ liệu. Bước 3: Bấm chọn vào biểu tượng dấu ba chấm ở góc trên cùng bên phải của màn hình. Tiếp theo là Công cụ khác và chọn đến Tiện ích mở rộng. [caption id="attachment_15684" align="aligncenter" width="771"] Chọn vào tiện ích mở rộng[/caption] Bước 4: Lúc này, web sẽ hỏi bạn có muốn xóa các tiện ích mà bạn không sử dụng hay không. Hãy chọn vào Xóa. Lúc này, chỉ việc mở lại tab bị lỗi và thử xem đã kết nối được chưa. [caption id="attachment_15688" align="aligncenter" width="771"] Xóa dữ liệu[/caption] Khởi động lại máy tính Trong một vài trường hợp, một chương trình hoặc ứng dụng nào đó ngăn cản việc tải trang của bạn. Cách đơn giản để khắc phục tình trạng này đó là khởi động lại máy tính của bạn để làm mới nó. Sau đó tải lại trang bị lỗi. [caption id="attachment_15692" align="aligncenter" width="771"] Khởi động lại máy tính để khắc phục sự cố[/caption] Cập nhật lại ứng dụng Chrome Tiếp theo trong số những cách khắc phục lỗi err_connection_timed_out khi tải trang đó là thực hiện cập nhật lại ứng dụng Chrome trên máy tính của bạn. Cách thức này bao gồm 3 bước là: Bước 1: Cũng chọn bấm vào biểu tượng dấu ba chấm nằm ở góc trên cùng phía bên phải của màn hình máy tính sau đó chọn Cài đặt. [caption id="attachment_15698" align="aligncenter" width="771"] Chọn vào phần cài đặt của máy[/caption] Bước 2: Phần cài đặt của máy tính sẽ hiện lên. Lúc này, chúng ta chọn vào Giới thiệu về Chrome. Máy tính sẽ cần vài phút để tiến hành cập nhật phiên bản Chrome mới về máy. Nếu như không thấy phần cập nhật chạy thì có nghĩa là Chrome của bạn đã được cập nhật mới trước đó rồi. [caption id="attachment_15702" align="aligncenter" width="771"] Chọn giới thiệu về Chrome[/caption] Bước 3: Đợi đến khi máy tính cập nhật Chrome xong, chỉ việc bấm vào Chạy lại và tiến hành tải lại trang web bị lỗi truy cập. [caption id="attachment_15706" align="aligncenter" width="771"] Đợi chạy lại Chrome[/caption] >>> Có thể bạn quan tâm: Lỗi err_ssl_protocol_error là gì? Nguyên nhân & Cách khắc phục Cách sửa lỗi err_connection_timed_out trên Command Prompt Cuối cùng là cách sửa lỗi err_connection_timed_out trên Command Prompt để bạn có thể áp dụng và khắc phục. Bắt đầu ngay thôi. Bước 1: Trước hết, hãy nhập lệnh cmd vào trong ô tìm kiếm. Sau đó chọn Run as Administrator. [caption id="attachment_15710" align="aligncenter" width="771"] Chọn Run as Administrator[/caption] Bước 2: Tiếp theo, nhập lệnh ipconfig/release > Bấm Enter. [caption id="attachment_15716" align="aligncenter" width="771"] Nhập lệnh ipconfig/release[/caption] Bước 3: Tiếp tục nhập lệnh ipconfig/flushdns và nhấn Enter. [caption id="attachment_15720" align="aligncenter" width="771"] Nhập lệnh ipconfig/flushdns[/caption] Bước 4: Tiếp tục nhập lệnh ipconfig/renew > Bấm Enter. [caption id="attachment_15724" align="aligncenter" width="771"] Nhập lệnh ipconfig/renew[/caption] Bước 5: Tiếp tục nhập lệnh netsh in ip set dns > Bấm Enter. [caption id="attachment_15728" align="aligncenter" width="771"] Nhập lệnh netsh in ip set dns[/caption] Bước 6: Tiếp tục nhập lệnh netsh winsock reset > Bấm Enter. [caption id="attachment_15732" align="aligncenter" width="771"] Nhập lệnh netsh winsock reset[/caption] Như vậy là những thông tin về err_connection_timed_out đã được FPT Cloud giới thiệu đầy đủ và chi tiết trong bài viết. Nếu bạn đang gặp phải sự cố này thì hãy thực hiện theo những cách trên để không ảnh hưởng đến công việc của mình nhé.  Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

SSL là gì? Kiến thức cần biết về chứng chỉ số SSL từ A – Z

13:57 15/03/2022
SSL là 1 phương thức về bảo mật truy cập đang được dùng trong giao thức HTTPS và công nghệ. Hiện tại, nó đang đảm nhiệm vai trò vô cùng quan trọng để có thể tạo nên được những trải nghiệm Web an toàn và hiện đại cho tất cả người dùng trên thị trường. Để hiểu rõ hơn SSL là gì, hãy cùng FPT Cloud giải đáp chi tiết qua bài tiết sau.  SSL là gì?  SSL là gì? Đây là từ viết tắt của cụm Secure Sockets Layer. SSL đang là tiêu chuẩn trong công nghệ bảo mật và truyền thông mã hoá của máy chủ Web server cũng như trình duyệt (browser). [caption id="attachment_23626" align="aligncenter" width="771"] SSL là gì?[/caption] Hiện tại, tiêu chuẩn này đang hoạt động nhằm đảm bảo những dữ liệu truyền tải giữa trình duyệt của người dùng và máy chủ đều toàn vẹn, riêng tư. Hiện tại, SSL cũng đang là tiêu chuẩn về bảo mật cho hàng triệu những trang Web trên khắp thế giới, vì nó sẽ bảo vệ những dữ liệu truyền đi an toàn trên môi trường internet. Vậy tầm quan trọng của chứng chỉ số SSL là gì? Vì sao chứng chỉ số SSL lại quan trọng?  Tầm quan trọng của chứng chỉ số SSL là gì? Khi người dùng đăng ký tên miền để có thể sử dụng những dịch vụ email, website,... luôn có các lỗ hổng về bảo mật. Đặc biệt đây cũng chính là một cơ hội để những hacker có thể tấn công. Chính vì vậy SSL được sinh ra để bảo vệ cho khách hàng cũng như website.  Dưới đây là một số những lý do chứng chỉ số SSL lại quan trọng tới như vậy:  An toàn dữ liệu: Giúp cho dữ liệu sẽ không bị thay đổi bởi những hacker Chống chối bỏ: Bất cứ một đối tượng đã gửi dữ liệu sẽ không thể nào phủ nhận dữ liệu mà bản thân đã gửi.  Bảo mật dữ liệu: Tất cả dữ liệu sẽ được mã hóa và khi đó chỉ những người nhận đích thực mới giải mã được dữ liệu.  Vậy lợi ích khi sử dụng SSL là gì?  [caption id="attachment_23630" align="aligncenter" width="771"] Vì sao chứng chỉ số SSL lại quan trọng?[/caption] Lợi ích khi sử dụng SSL Với những thông tin trên về khái niệm SSL là gì, vậy hiện tại lợi ích khi sử dụng SSL là gì? Dưới đây là một số những lợi ích khi sử dụng SSL cho tất cả người dùng: Xác thực giao dịch và website. Nhầm nâng cao thương hiệu, hình ảnh cũng như sự uy tín dành cho doanh nghiệp. Bảo mật tất cả những giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng cùng những dịch vụ về truy nhập hệ thống.  Bảo mật truy cập cho control panel Bảo mật dịch vụ FTP Bảo mật webmail và những ứng dụng như Exchange, Office Communication Server, Outlook Web Access. Bảo mật những ứng dụng ảo hóa có thể kể đến như Citrix Delivery Platform hay những ứng dụng về điện toán đám mây. Bảo mật những dịch vụ truyền dữ liệu có trong extranet, file sharing và mạng nội bộ.  Giúp bảo mật Citrix Access Gateway, VPN Access Servers,... Những trang Web không được bảo mật và xác thực sẽ luôn Ẩn chứa rất nhiều nguy cơ xâm nhập dữ liệu và dẫn tới hậu quả là khách hàng sẽ không tin tưởng dùng dịch vụ.  >>> Có thể bạn quan tâm: Website là gì? Toàn tập kiến thức về website từ A - Z Phân loại chứng chỉ SSL SSL là gì và chứng chỉ SSL đang có những loại nào? Hiện tại chứng chỉ SSL đang có tổng cộng 4 loại phổ biến sau đây: [caption id="attachment_23634" align="aligncenter" width="771"] Phân loại chứng chỉ SSL trên thị trường[/caption] OV-SSL OV-SSL là gì? Đây đang là một chứng chỉ xác thực về tổ chức (Organization Validation SSL) cho những doanh nghiệp và tổ chức có độ uy tín cao. Bên cạnh việc xác minh về quyền sở hữu tên miền, OV-SSL còn xác minh doanh nghiệp đăng ký hiện có đang tồn tại cũng như hoạt động bình thường hay không, và tên miền cũng được hiển thị một cách chi tiết cùng với chứng chỉ OV được cấp. DV-SSL DV-SSL là gì? Đây đang là một chứng chỉ xác thực về tên miền (Domain Validated SSL) cho những khách hàng cá nhân cùng khả năng mã hóa cơ bản, có giá thành rẻ. SSL DV hiện tại chỉ yêu cầu xác minh về quyền sở hữu tên miền, đặc biệt thời gian xác minh và đăng ký diễn ra rất nhanh chóng.  EV-SSL  EV-SSL là gì? Đây đang là một chứng chỉ xác thực về mở rộng (Extended Validation SSL). EV-SSL là chứng chỉ đảm bảo độ uy tín cao nhất và chỉ dành riêng cho những doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động, tuân thủ vô cùng nghiêm ngặt những quy định thuộc tổ chức CA-Browser Forum trong suốt quá trình xác minh của doanh nghiệp.  Như vậy, khi người dùng internet trực tiếp truy cập vào những trang Web đồ trang bị về chứng chỉ số EV, thanh địa chỉ sẽ chuyển qua màu xanh lá, và sẽ hiển thị tên doanh nghiệp hiện đang sở hữu trang Web đó. Nhờ vào đó sẽ giúp nâng cao được độ tin cải của trang web đối với người dùng.  Cách thức tạo kết nối an toàn của SSL Ngay sau khi tạo lập trang Web thông qua đăng ký tên miền domain, sẽ luôn có những lỗ hổng khiến cho hacker dễ tấn công. Khi đó SSL sẽ giúp cho bạn bảo vệ được trang Web của bản thân. Cụ thể nếu như có SSL certificate thì sẽ: [caption id="attachment_23638" align="aligncenter" width="771"] Cách thức tạo kết nối an toàn của SSL[/caption] Dữ liệu được mã hoá và chỉ những người nhận hợp pháp mới giải mã được.  Tất cả dữ liệu sẽ không chịu sự tấn công và không bị thay đổi bởi tin tặc.  Trang Web sẽ được xác thực và đồng thời sẽ nâng cao thương hiệu, uy tín cho doanh nghiệp.  Office Communication Server, Outlook Web Access, Exchange và Webmail sẽ được bảo mật Ứng dụng về điện toán đám mây (hay Citrix Delivery Platform) cũng sẽ được bảo mật FTP, dịch vụ truyền dữ liệu, control panel, extranet, Citrix Access Gateway, file sharing, VPN Access Servers sẽ được bảo mật Công cụ tìm kiếm sẽ thưởng cho những trang Web được bảo mật cùng thứ hạng Web sẽ được cải thiện với lý do tuyệt vời khác nhằm giúp cho bất cứ một website nào cũng cài đặt SSL. Vậy hiện tại thông qua cPanel cách thức để cài đặt SSL là gì? Hướng dẫn cài đặt SSL thông qua cPanel Để cài đặt SSL thông qua cPanel cần thực hiện theo những bước sau đây: Bước 1: Đăng nhập trực tiếp vào trong cPanel  [caption id="attachment_23642" align="aligncenter" width="771"] Hướng dẫn cài đặt SSL thông qua cPanel[/caption] Bước 2: Nhấn chọn vào SSL/TLS tại trình đơn của SECURITY Bước 3: Tại giao diện chính chọn vào Manage SSL sites Bước 4: Chọn tên miền muốn cài đặt chứng chỉ SSL tại giao diện Manage SSL Hosts.  [caption id="attachment_23646" align="aligncenter" width="771"] Chọn tên miền muốn cài đặt chứng chỉ SSL[/caption] Bước 5: Copy và dán nội dung file CRT, Private Key, CA chính xác, lần lượt vào trong 3 ô trống là Certificate (CRT), Private Key (KEY) và Certificate Authority Bundle (CABUNDLE). Bước 6: Nhấp chọn Install Certificate để khởi động cài đặt chứng chỉ SSL. >>> Có thể bạn quan tâm: Proxy là gì? Hướng dẫn kết nối và sử dụng Proxy chi tiết Hướng dẫn kiểm tra SSL trên trình duyệt Vậy trên trình duyệt, cách thức kiểm tra SSL là gì? Nếu như trang Web gửi cho trình duyệt 1 chứng chỉ SSL thì khi đó trình duyệt sẽ tiến hành gửi chứng chỉ này tới 1 máy chủ lưu trữ những chỉ số đã phê duyệt. Tất cả những máy chủ này hiện tại đều được thành lập nên bởi các công ty uy tín trên thị trường như VeriSign và GlobalSign.  [caption id="attachment_23650" align="aligncenter" width="771"] Hướng dẫn kiểm tra SSL trên trình duyệt[/caption] SSL xét về mặt kĩ thuật đang dùng mã hóa công khai, do đó nó sẽ giúp cho trang Web cũng như trình duyệt tự thỏa thuận 1 bộ khóa sẽ sử dụng trong quá trình trao đổi toàn bộ thông tin sau đó. Ngoài ra, bộ quả này cũng sẽ thay đổi theo mỗi một lần giao dịch kế tiếp và bất cứ người nào khác cũng không thể nào giải mã ngay cả trong trường hợp có được dữ liệu máy chủ lưu trữ đối với chứng chỉ số kể trên.  Bài viết trên FPT đã cung cấp tất cả những thông tin chi tiết nhất liên quan tới khái niệm về chứng chỉ SSL là gì. Có thể thấy được rằng đây là 1 phương thức về bảo mật truy cập đang được dùng trong giao thức HTTPS và công nghệ, và đặc biệt là đảm nhiệm một vai trò vô cùng quan trọng trên thị trường hiện nay.  >>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ cho thuê máy chủ vật lý chất lượng cao FPT Cloud Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

SSH là gì? Kiến thức về giao thức SSH từ A đến Z

13:42 23/02/2022
SSH là gì? Hiện nay, SSH thường đi kèm với bản phân phối của Linux, OpenBSD, Sun Solaris,.. Giao thức này vai trò quan trọng trong quá trình quản lý, điều chỉnh máy chủ từ xa qua môi trường internet. Vậy chính xác SSH là gì? Giao thức SSH có cách thức hoạt động ra sao? Giao thức SSH là gì? Muốn hiểu rõ SSH là gì ngoài nắm rõ định nghĩa cơ bản, bạn còn phải tìm hiểu cơ chế hoạt động của giao thức này.  Khái niệm  SSH là gì? SSH viết đầy đủ là Secure Shell, đây là một giao thức hỗ trợ các nhà quản trị mạng truy cập vào máy chủ từ xa thông qua mạng internet không bảo mật. Ngoài ra, SSH còn cung cấp các bộ tiện ích phục vụ phát triển chính giao thức SSH. [caption id="attachment_19130" align="aligncenter" width="771"] SSH là gì?[/caption] SSH tạo ra cơ chế xác thực qua mật khẩu mạnh, hình thành mối liên kết giao tiếp dữ liệu mã hóa ra giữa hai máy qua môi trường internet. Ngày nay giao thức SSH được giấy quản trị mạng sử dụng phổ biến trong quá trình quản lý, điều chỉnh ứng dụng từ xa. Nó cho phép vị tự đăng nhập vào mạng máy tính và thực hiện một số tác vụ cơ bản như dịch chuyển file. Cơ chế hoạt động  Bạn sẽ chưa thể hiểu rõ SSH là gì nếu chưa nắm rõ cơ chế hoạt động của giao thức này. SSH gồm cả giao thức mạng và bộ tiện ích cơ bản để triển khai chính giao thức đó. Cụ thể, SSH ứng dụng ảnh mô hình client-server, kết nối với vùng hiển thị Session và vùng Session chạy. [caption id="attachment_19134" align="aligncenter" width="771"] Mô tả cơ chế hoạt động của SSH[/caption] Khi triển khai SSH hệ thống sẽ hỗ trợ cả giao thức ứng dụng, sử dụng cho trình giả lập Terminal hoặc truyền file. Trong thực tế, người ta còn sử dụng SSH để phát triển tunnel bảo mật cho các giao thức ứng dụng.  Mục đích SSH được tạo ra là để thay thế cho trình giả lập Terminal, cơ chế đăng nhập không an toàn (Telnet, Rlogin). Giao thức SSH hỗ trợ tính năng đăng nhập, khởi chạy Terminal Session thông qua hệ thống điều khiển từ xa. Chức năng cơ bản nhất của giao thức SSH là liên kết với một host từ xa, ứng với một phiên Terminal bằng dòng lệnh "ssh server.example.org". Dòng lệnh này có thể liên kết Client với một máy chủ server.example.com thông qua ID người dùng UserName. Trường hợp đó là lần kết nối đầu tiên giữa của Server và Host, người dùng phải được thông báo mã khóa của Host. Đồng thời, nhắc nhở qua dòng lệnh dưới đây. [caption id="attachment_19138" align="aligncenter" width="771"] Dòng lệnh nhắc nhở[/caption] Nếu như lựa chọn đồng ý Yes, phiên để tiếp diễn và lưu lại Host Key trong file known_hosts. Đây là file ẩn, lưu trữ mặc định. Khi Client liên kết trực tiếp với Server trong lần tiếp theo, Host Key lập tức tiến hành xác thực và kết nối. Chức năng chính Giao thức đảm nhiệm khá nhiều chức năng trong hệ thống điều khiển, liên kết máy chủ. Các chức năng cơ bản phải kể đến như: Hỗ trợ truy cập từ xa vào những hệ thống, thiết bị ứng dụng giao thức SSH. Cho phép dịch chuyển file an toàn. Thực thi lệnh bảo mật, an toàn trên hệ thống điều khiển từ xa. Quản lý an toàn và hiệu quả thành phần hạ tầng mạng. SSH có thể kết hợp với Terminal Session thay thế cho những chương trình Telnet có tính bảo mật thấp. >>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cài đặt Nox Player đơn giản chỉ trong 5 phút Kỹ thuật mã hóa trong SSH Ưu điểm lớn nhất của SSH nằm ở khả năng mã hóa, truyền tải dữ liệu an toàn giữa thành phần Host và Client. Trong đó, Host chính là máy chủ từ xa cần liên kết với máy tính Client. Kỹ thuật mã hóa thông qua SSH có thể triển khai theo 3 phương thức khác nhau. Mã hóa Symmetric Encryption Symmetric Encryption chính là một phương thức mã hóa ứng dụng Secret Key theo hai chiều, giải mã tin cho Host và Client. Như vậy, bất kỳ ai sở hữu mã khóa đều có khả năng giải mã tin nhắn trong quá trình truyền tin. [caption id="attachment_19144" align="aligncenter" width="771"] Mô tả quá trình mã hóa theo phương thức Symmetric Encryption[/caption] Symmetric Key được ứng dụng để mã hóa hoàn toàn phiên giao dịch diễn ra trong giao thức SSH. Trong đó, Host và Client có nhiệm vụ tạo Key bí mật, tuyệt đối không để lộ cho bên thứ ba. Chính bởi Key không truyền tải giữa Client và Host nên thuật toán rất bảo mật. Cả hai máy tính có thể chia sẻ thông tin chung, ứng dụng chúng xác định mã Key bí mật. Bất kỳ máy tính khác có thể nắm bắt thông tin hay không, chúng cũng không dò được mã khóa bí mật. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, Secret Token chỉ có thời hạn sử dụng trong một phiên SSH, nó hình thành từ chứng thực Client. Khi tạo mới Key, toàn bộ Packets giữa hai máy cần trải qua mã hóa bởi Private Key. Quá trình này gồm cả bước cung cấp mật khẩu bởi người dùng. Mã hóa Asymmetric Encryption Khác với Symmetric Encryption, phương thức Asymmetric Encryption lại dùng 2 khóa riêng biệt để phục vụ mã hóa và giải mã. Bao gồm khóa công khai Public Key và khóa riêng tư Private Key, hình thành cặp khóa Public-private key pair. [caption id="attachment_19148" align="aligncenter" width="771"] Mô tả cách thức mã hóa theo phương thức Asymmetric Encryption[/caption] Khóa Public Key công khai trên tất cả các thành phần liên quan. Tuy nhiên, nó cũng liên hệ trực tiếp với khóa riêng tư Private Key. Chính sự phụ thuộc này nên Public Key gần như không thể tự mã hóa thư, giải mã bất cứ thứ gì đã mã hóa bởi Private Key. Trong khi đó Private Key lại luôn tuyệt mật, không chia sẻ với bất kỳ bên thứ ba nào. Khóa riêng tư có khả năng giải mã thư. Vậy nên khi bên nào giải thành công thư gửi đến Public Key có nghĩa bên thứ đó đang sở hữu Private Key. Vậy nhưng cũng cần lưu ý rằng Asymmetric Encryption không thể mã hóa tất cả SSH. Nó chỉ có thể sử dụng khi trao đổi thuật toán khóa. Trước thời điểm bắt đầu một phiên, phía 2 đầu trao đổi cần đồng ý khởi tạo cặp khóa Public - Private trong ngắn hạn. Đồng thời, chia sẻ Private Key để tạo ra một Secret Key chung. Mỗi khi liên kết Symmetric chính thức thiết lập an toàn, máy chủ Server cũng đồng thời sử dụng Public Key của Client. Từ đó khởi tạo, thay đổi và truyền đến Client phục vụ quá trình chứng thực. Trường hợp Client giải thành công tin nhắn có nghĩa nó đang giữ Private Key. Phiên giao dịch SSH cũng đồng thời bắt đầu. Mã hóa Hashing Hashing một chiều là phương thức mã hóa ứng dụng phổ biến trong Secure Shell Connection. Khác với Symmetric Encryption và Asymmetric Encryption, Hashing không sử dụng vào mục đích giải mã. Chúng hình thành sau mỗi lần nhập liệu, không thể khai thác. Như vậy, Hashing sẽ không thể quay lại để giải mã. [caption id="attachment_19152" align="aligncenter" width="771"] Hashing - phương thức mã hóa ứng dụng phổ biến trong Secure Shell Connection[/caption] Thông thường, để tạo ra một mật mã Hash rất đơn giản qua một lần Input. Thế nhưng chúng ta lại không thể tạo ra Input thông qua chính lần Hash đó. Nói cách khác, Client đang giữ Input đó. Điều này có nghĩa chỉ Client có thể tạo một crypto-graphic hash để tiến hành xác định hai bên nhập Input. Giao thức SSH cần đến Hash để kiểm tra tính xác thực của tin nhắn. Quy trình xác thực này đảm bảo rằng lệnh không thể giả danh bởi bất cứ phương thức nào.   Cách thức xử lý các dạng mã hóa trong giao thức SSH Trong phần tiếp theo của chuyên mục giải đáp SSH là gì, FPT Cloud sẽ giúp bạn giải thích sâu hơn về cách thức xử lý các dạng mã hóa. Như đã đề cập, SSH hoạt động theo mô hình Client - Server để chứng thực hai máy từ xa. Giai đoạn Session Encryption Negotiation Để liên kết Client với Server thông qua TCP, Server cần xuất trình Encrytpion Protocal và các phiên bản hỗ trợ. Trường hợp Client có Protocol tương thích, phiên bản cũng phải đúng như vậy. Khi đó một thỏa thuận cũng đồng thời được khởi tạo, tiếp nhận Protocol. Mỗi Server còn sử dụng Symmetric Public Key để xác thực. [caption id="attachment_19156" align="aligncenter" width="771"] Giai đoạn Session Encryption Negotiation[/caption] Nếu đã thiết lập thành công, cả hai phía cần sử dụng thuật toán chung Diffie-Hellman Key Exchange Algorithm. Thanh toán này có nhiệm vụ tạo Symmetrical Key, đồng bộ quá trình liên lạc sau này. Dưới đây là phần tóm tắt cách thức hoạt động của thuật toán: Client và Server phải đồng ý với nguyên tắc sử dụng seed value.  Cả hai phía ra cần thiết được lưu ý thách thức mã hóa triển khai bởi seed value thông qua thuật đặc biệt. Đó là cơ chế tạo mã hóa, tác động lớn đến seed value. Cả hai bên tạo ra Private Key. Private Key này chung thuật toán với mã hóa AES ứng dụng để tạo ra Public Key, phân phối đến máy còn lại. Cả hai bên có quyền sử dụng Private Key. Trong khi đó, Public Key của máy còn lại sẽ kết hợp với Public Key để tạo ra một Key chung. Khi cả hai đều có sẵn Shared Key, quá trình mã hóa Symmetric cho phiên SSH chính thức được khởi động. Giai đoạn chứng thực người dùng  Đây là bước cuối cùng để người dùng có thể truy cập vào server, thực hiện xác nhận thông tin trên chính hệ thống đăng nhập. Người dùng trước tiên cần nhập tên đăng nhập, sau đó là mật khẩu. Thông tin người dùng cung cấp tiếp tục được truyền đến một hệ thống bảo mật Symmetric, không cho bất kỳ bên thứ ba nào thu thập. Mật khẩu mặc dù đã trải qua mạng mã hóa nhưng nếu người dùng không cẩn thận vẫn có thể bị lộ. Khi một bên nào đó thu thập thành công mật khẩu, tài khoản của người dùng dễ bị chiếm đoạt. Theo nhiều chuyên gia bảo mật, người dùng nên sử dụng SSH Key Pair, bộ khóa Asymmetric có chức năng xác thực thành viên không yêu cầu nhập mật khẩu. Cách sử dụng SSH để kết nối với Server Linux  Trong quá trình tìm hiểu khái niệm SSH là gì, bạn nên tham khảo thêm cách thức sử dụng SSH để liên kết với Server SSH. Thiết lập Server Linux chấp nhận liên kết Trước tiên để Server Linux kết nối với SSH, bạn phải thực hiện bước thiết lập trên server. Tùy theo phần cứng và phiên bản Linux, bạn có thể tùy chỉnh cài đặt. [caption id="attachment_19160" align="aligncenter" width="771"] Thiết lập Server Linux chấp nhận liên kết[/caption] Trong phần tổng hợp này, FPT Cloud sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng công cụ OpenSSH để cài đặt đăng nhập từ xa với giao thức SSH. Khi Download thành công công cụ về thiết bị, hãy tạo một Terminal bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + T và nhập dòng lệnh "sudo apt-get update", Trước khi bắt tay vào khâu cài đặt OpenSSH, bạn cần kiểm tra chương trình nâng cấp. Cụ thể hãy nhập dòng lệnh "sudo apt-get upgrade" trong Terminal. Nếu cập nhật nâng cấp đã xong xuôi, bạn cần tiếp tục nhập dòng lệnh "sudo apt-get install openssh-server". Định hình cấu hình cài đặt SSH cho Server  Sau bước thiết lập chấp nhận liên kết, bọn nên bắt tay vào khâu chỉnh sửa cấu hình cơ bản. Cụ thể hãy mở một Terminal, mở file cấu hình SSH và nhập dòng lệnh "sudo nano /etc/ssh/sshd_config". Theo cài đặt mặc định, SSH Server của người dùng thường hoạt động tại cổng số 22. Bên cạnh đó bạn có thể tăng cường bảo mật thông qua phương thức thiết lập mật khẩu phức tạp. Trong Port, bạn cần tìm đến dòng MaxAuthTries. Sau đó nhập bất kỳ tự nào tại đây. Nếu muốn đăng nhập nhiều nhất 4 lần, bạn chỉ cần nhập dòng lệnh "MaxAuthTries 4". Sau khi cài đặt xong công cụ OpenSSH, giao thức SSH Server sẽ bắt đầu khởi chạy. Còn nếu muốn kiểm tra giao thức đã chạy hay chưa, bạn cần nhập lệnh "sudo service ssh status". Trường hợp không muốn chạy SSH, bạn nhập ngay lệnh "sudo service ssh stop". >>> Có thể bạn quan tâm: Droid4x là gì? Hướng dẫn download và cài đặt chi tiết So sánh giao thức SSH, SSL/TLS và Telnet  Bạn sẽ chưa thực sự hiểu tường tận SSH là gì nếu chưa phân biệt điểm khác biệt của giao thức này với SSL/TLS và Telnet. SSH và SSL/TLS Cả SSH và SSL/TLS đều là giao thức ứng dụng để xác thực giữa các bên. Chúng đảm bảo an toàn trong quá trình chuyển tiếp dữ liệu. Tuy vậy, SSL/TLS thường kém bảo mật hơn so với SSH. [caption id="attachment_19164" align="aligncenter" width="771"] Cả SSH và SSL/TLS đều là giao thức ứng dụng để xác thực giữa các bên[/caption] Nếu so sánh với giao thức SSL/TLS, SSH có thể xem như phiên bản rút gọn. Thế nhưng, SSH lại sở hữu khả năng liên kết trạm máy và máy khách vô cùng hiệu quả.  SSH và Telnet  Telnet được biết đến như một trong những giao thức internet ra đời sớm nhất. Giao thức này có khả năng khởi tạo và duy trì trình giả lập Terminal thông qua một Host từ xa. Cả SSH và Telnet đều sở hữu một số điểm tương đồng về tính năng nhất định. Tuy nhiên điểm khác biệt lớn nhất của 2 giao thức này chính là cơ chế bảo mật. Theo đó, SSH luôn dùng Public Key khi cần xác thực Terminal Session, mã hóa lệnh đầu ra của từng phiên. Còn với Telnet, giao thức này chủ yếu ứng dụng trong trình giả lập Terminal. Để hiểu rõ hơn sự khác biệt của hệ điều hành, bạn hãy theo dõi bảng so sánh tổng hợp sau: Tiêu chí so sánh Giao thức SSH Giao thức Telnet  Vị trí Port chạy  Port 22 Port 23 Tính an toàn  Rất an toàn  Kém an toàn  Cơ chế mã hóa  Bằng Public Key  Truyền văn bản đơn thuần  Hệ thống phù hợp  Public Network  Private Network  Hệ điều hành tương thích  Tất cả hệ điều hành  Linux và Windows  Bảng so sánh điểm khác biệt giữa SSH và Telnet    Một vài vấn đề bảo mật của SSH  Được đánh giá cao về tính an toàn nhưng SSH vẫn tồn tại một số nó học bảo mật máy tính. Cụ thể là tình trạng key lưu trữ trên Client dễ bị tích tụ, yêu cầu phải có nhân viên IT riêng để thực hiện khâu quản lý, dọn dẹp. Mặt khác, dữ liệu lưu trong file SSH có thể bị lợi dụng chiếm đoạt quyền truy cập xác thực vào hệ thống từ xa. Vì thế mỗi doanh nghiệp cần phần xây dựng một quy trình lưu trữ, kiểm soát file cụ thể. Phía nhà phát triển nên cẩn trọng khi kết hợp các lệnh hoặc hàm SSH trong Script hay những chương trình khác. Tuy rằng không khẩu để đưa lệnh SSH chứa ID người dùng cùng với password nhưng quá trình này dễ tạo lỗ hổng, tạo điều kiện cho hacker tấn công. SSH nên sử dụng khi nào?  [caption id="attachment_19168" align="aligncenter" width="771"] Trong mô hình TCP / IP, giao thức SSH sẽ hoạt động tại tầng thứ 4[/caption] Trong mô hình TCP / IP, giao thức SSH sẽ hoạt động tại tầng thứ 4. Đối tượng nhiệm vụ tương tác duy trì kết nối giữa máy chủ và máy khách. Thông qua cơ chế mã hóa chuyên biệt, giao thức này có thể đảm bảo dữ liệu truyền đi an toàn. So với Telnet, Rlogin đã khắc phục yếu điểm tốt về mặt bảo mật. Sử dụng trong mọi datacenter Giao thức SSH có mặt trong hầu hết datacenter và luôn đi kèm phần lớn Server Unix, Mac và Linux. Kết nối SSH hiệu ứng dụng phổ biến để xây dựng giao thức bảo mật cho hệ thống mấy cục bộ, Host từ xa. Chẳng hạn như ứng dụng xây dựng quyền truy cập an toàn từ xa vào hệ thống tài nguyên, cập nhật phần mềm,.. Ngoài chức năng tạo đường dẫn an toàn cho máy cục bộ và Host từ xa, SSH cũng hỗ trợ quản lý Router, phần cứng máy chủ, một số nền tảng ảo hóa. Kết nối hệ thống server SSH có phải là kết nối hệ thống server. Từ đó thực hiện các thay đổi, nâng cấp thông qua công cụ hoặc Terminal. SSH Key thử sử dụng để truy cập tập vào server trong cách tự động, ứng dụng chủ yếu trong Script, backup, công cụ quản lý cấu hình.   Ứng dụng cho hệ thống đăng nhập một lần Giao thức SSH hỗ trợ hoàn hảo để ứng dụng vào hệ thống đăng nhập một lần SSO. Theo đó, người dùng sẽ đăng nhập nhanh chóng, di chuyển qua lại giữa tài khoản mà không cần tốn thời gian nhập mật khẩu. Mã hóa dữ liệu Không chỉ hỗ trợ xác thực kết nối mã hóa mà SSH traffic còn tham gia trực tiếp vào quá trình lão hóa. Khi người dùng chuyển file, duyệt web, nhập lệnh hay những tác vụ khác đều diễn ra an toàn. Xác thực thông tin SSH kết hợp với ID người dùng và mật khẩu khi xác thực thông tin. Tuy vậy hiện nay, giao thức này chủ yếu hỗ trợ xác thực giữa hệ thống Host với nhau. Như vậy người dùng cá nhân vẫn phải sử dụng ID user và mật khẩu khi cần kết nối với Host từ xa. Quá trình kết nối để thực hiện thông qua việc tạo một Public Key Pair ứng với từng Host. Trong đó, mỗi Session lại yêu cầu hai Public Key Pair. Một Key phục vụ xác thực máy cục bộ từ xa, Key còn lại làm nhiệm vụ xác thực máy cục bộ trực tiếp. Giao thức SSH hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều khiển, quản lý hệ thống máy chủ từ xa. Mong rằng bài viết trên đây của FPT Cloud có thể giúp bạn hiểu một cách chính xác SSH là gì!   Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

SSD là gì? Tìm hiểu cách hoạt động & đặc điểm của SSD trước khi mua

15:26 21/07/2022
SSD là gì? Đây là một loại ổ cứng dùng để lưu trữ lượng dữ liệu lớn trên máy tính. Thế nhưng đặc điểm, thông tin liên quan nhiều hơn thế và không phải ai cũng biết. Vì thế, bài viết dưới đây của FPT Cloud hứa hẹn sẽ cung cấp kiến thức đầy đủ nhất. Bạn hiểu rõ hơn ổ SSD để làm gì, có mấy loại và yếu tố cần xem xét trước khi mua. Ổ SSD là gì? Bất kỳ ai cũng có thể hiểu ổ SSD là gì? Đây là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Solid-State Drive”. Ổ đĩa thể rắn này có chức năng tương tự như HDD nhưng không được phủ một lớp từ trên bề mặt đĩa cứng. [caption id="attachment_29208" align="aligncenter" width="800"] SSD là ổ đĩa thể rắn, dùng để lưu trữ dữ liệu lớn[/caption] Thay vào đó, dữ liệu cất giữ vào con chip bộ nhớ flash kết hợp với nhau. Nhờ vậy, lượng dữ liệu khổng lồ được giữ lại ngay cả khi ổ không được cung cấp điện. >>> Có thể bạn quan tâm: Socket là gì? Phân loại & Cách thức hoạt động của Socket Có mấy loại SSD? Các loại ổ cứng SSD là gì? Xét về chức năng, bạn sẽ thấy có hai hình thức chuyên dụng là Enterprise và Consumer. SSD Consumer Xét trên hình thức Consumer, mục đích sử dụng bộ nhớ SSD là gì? Ổ dùng cho môi trường người tiêu dùng. Nghĩa là, thiết bị sẽ lắp đặt vào máy tính bàn hoặc laptop cá nhân. Trong thực tế, loại này tiếp tục được chia nhỏ thành các dạng khác nhau. ✅Các hình thức Vai trò ✅Form Factor Đây là dạng thức dùng để chỉ kết cấu vật lý của SSD. Trong đó, SATA và M.2 là các loại đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. ✅Connector Đó là dạng thức cổng kết nối của SSD. Chẳng hạn, SSD SATA phổ biến hiện nay được gắn kết với bo mạch chủ thông qua cổng SATA 3.0.Trong khi đó, SSD PCI Express Intel 750 gắn trực tiếp lên khe PCI Express của bo mạch chủ. ✅Interface Bạn sẽ thấy vai trò của Interface rất quan trọng khi tìm hiểu thẻ SSD là gì. Thuật ngữ dùng để chỉ cách SSD giao tiếp với ứng dụng và thành phần phần cứng qua bộ điều khiển Controller. Hoạt động này tương tự cách thức card mạng dùng để truyền dữ liệu. SSD Enterprise Khi được hỏi có mấy loại SSD, bạn không thể bỏ qua việc tìm hiểu dạng Enterprise. Đây là ổ chuyên dụng Server thường được test trên môi trường Datacenter. [caption id="attachment_29210" align="aligncenter" width="800"] SSD Enterprise dùng cho môi trường Server chuyên dụng[/caption] Để đảm bảo tốc độ xử lý, các công ty thường tìm đến đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín. Tại đó, bạn sẽ được tư vấn để có sự trang bị phù hợp nhất với mục đích sử dụng. So sánh SSD Consumer và Enterprise Sự khác nhau giữa các hình thức ổ SSD là gì? Bạn có thể dựa vào những đặc điểm so sánh dưới đây để đưa ra lựa chọn sử dụng thích hợp nhất. Sự bền bỉ Khi tìm hiểu hết các loại SSD là gì, bạn sẽ thấy Consumer chịu tải nhiệt kém hơn. Điều này là do chỉ dùng cho máy tính cá nhân còn hình thức Enterprise thì ngược lại. Khi sản xuất SSD, để tăng dung lượng ổ cứng cần phải bổ sung thêm bit trong mỗi cell. Việc đó dẫn đến mặt trái là rút ngắn tuổi thọ của thiết bị đáng kể. Thông thường, loại Consumer sử dụng chuẩn công nghệ TLC với 3 bit trên mỗi cell. Ngoài ra, với sự ứng dụng QLC sẽ là 4 bit tương ứng. Trong khi đó, Enterprise sử dụng SLC với 1 bit hoặc MLC 2 bit trên mỗi cell. Như vậy, bạn cần sử dụng đúng mục đích để không gây ra thiệt hại ngoài ý muốn. Hiệu suất – tốc độ Hiệu suất sẽ được thiết kế tương ứng với loại SSD là gì. Thông thường, chỉ số này của ổ cứng SSD Server sẽ cao hơn và sử dụng trong thời gian dài. [caption id="attachment_29213" align="aligncenter" width="800"] Enterprise đánh bật Consumer về tiêu chí hiệu suất - tốc độ[/caption] Xét về tốc độ, Consumer và Enterprise khác nhau. Server(Enterprise) có số chu trình cao hơn so với loại còn lại. Một phần dung lượng của Consumer được dùng, số còn lại đặt sang một bên cho bộ điều khiển flash. Phần này dành cho mục đích làm khi dự phòng, kéo dài tuổi thị của biến tần. Ổ cứng Server có khối lưu trữ dự phòng lớn hơn Consumer nên chắc chắn tốc độ xử lý nhanh hơn. Đặc biệt, loại tiêu thụ có speed giảm dần theo dung lượng đã dùng. Trong khi đó, Enterprise luôn duy trì ở mức ổn định nhất. Bảo mật Đây cũng là yếu tố được bàn đến rất nhiều khi tìm hiểu các loại SSD là gì? Tính năng bảo mật của Enterprise đánh giá tốt hơn so với Consumer. Ổ cứng SSD thường có vùng chứa bộ nhớ đệm nhỏ hoặc Cache để cất data trước khi lưu xuống đĩa. Dạng Enterprise có thể dành thời gian khôi phục lại khu vực bị mất khi dữ liệu ghi xuống. Đồng thời, khi này có một Sector không đọc được. Đây là hoạt động không phải ổ cứng Consumer nào cũng làm được. Nên sử dụng loại SSD nào? Vậy sự lựa chọn tối ưu dành cho ổ cứng SSD là gì? Câu trả lời tùy thuộc vào mục đích sử dụng của bạn trong thực tế. Nếu muốn nâng cấp máy tính cá nhân, Consumer có giá thành thấp hơn, đáp ứng đầy đủ tiêu chí. [caption id="attachment_29215" align="aligncenter" width="800"] Việc sử dụng loại SSD nào tùy thuộc vào nhu cầu lưu trữ của cá nhân, tổ chức[/caption] Mặt khác, nếu bạn sở hữu máy chủ, Enterprise mới thực sự là giải pháp tối ưu. Việc dùng sai mục đích có thể ảnh hưởng đến dữ liệu lưu trữ. Ưu, nhược điểm của ổ cứng SSD là gì? Giống như bất kỳ thiết bị công nghệ nào, ổ cứng cũng có những điểm mạnh và sự hạn chế riêng. Điều quan trọng là tập trung vào ưu thế và biết cách khắc phục nhược điểm của SSD là gì. Ưu điểm Ưu điểm của ổ cứng SSD là gì – một câu hỏi phổ biến của nhiều người trước khi chọn mua. Khi so với HDD, loại thiết bị này đã có những nâng cấp đáng kể. Cụ thể, thời gian khởi động máy, ứng dụng hay phần mềm được giảm thiểu. [caption id="attachment_29217" align="aligncenter" width="800"] SSD chứng minh được sức mạnh toàn diện trên mọi khía cạnh kỹ thuật[/caption] Đó là bởi công nghệ tích hợp phía trong đã giúp tăng cường hiệu suất. Tốc độ ghi của ổ có thể đạt từ 550MB/s đến hàng nghìn MB/s. Ngoài ra, SSD được đánh giá là chống sốc tốt, vận hành ổn định. Tình trạng hư hỏng ít khi xảy ra nên các dữ liệu lưu trữ luôn an toàn. Ngay khi dùng, bạn còn thấy thiết bị không phát ra tiếng ồn, giảm tỏa nhiệt, tiết kiệm năng lượng tiêu thụ. Nhược điểm Dù sở hữu những ưu điểm hấp dẫn nhưng SSD vẫn còn điểm hạn chế nhất định. Đầu tiên đây chính là giá thành cao. Nếu so sánh về yếu tố này, một ổ SSD dung lượng 128GB hoặc 256Gb giá tương đương HDD 512GB. Để tận dụng tốc độ ổ cứng SSD với ngân sách hạn chế, bạn nên đầu tư trước loại có dung lượng trung bình. Sau đó, hãy kết hợp với HDD đang có. Ngoài ra, lựa chọn thay thế là thiết kế ổ lưu trữ kép, cho tốc độ nhanh, giá thành hợp lý. >>> Có thể bạn quan tâm: Python là gì? Tính năng & ứng dụng của ngôn ngữ lập trình Python Nguyên lý hoạt động của bộ nhớ SSD Từ hàng loạt phân tích về SSD là gì, bạn chắc chắn đã biết tác dụng chính là để lưu trữ dữ liệu thời gian dài. Thông tin khi vào ổ cứng sẽ không mất đi cả khi máy tính ngắt điện đột ngột. Để thực hiện chức năng gửi/nhận dữ liệu nhanh chóng, SSD sử dụng tấm có chứa nhiều điện. Những phần này được phân ra thứ được gọi là “trang”. Đó chính là nơi data cất giữ. Các trang thực hiện nhiệm vụ gộp lại với nhau để tạo thành nhiều khối. Ngoài ra, thiết bị thiết kế theo kiểu không có bộ phận chuyển động. Vì thế, ổ cứng SSD còn được gọi với tên khác là ổ cứng thể rắn. Ổ có khả năng ghi dữ liệu vào trang bất kỳ nào đó trong khối. Do vậy, người dùng không thể ghi đè thông tin lên từng trang riêng lẻ. Về chức năng xóa dữ liệu, cách thực hiện của SSD là gì? Thiết bị sẽ đánh giá chính xác đối tượng nào được đánh dấu không sử dụng. Tiếp đến, hệ thống sẽ chuyển thông tin đó sang khối riêng. SSD tiếp tục loại bỏ hoàn toàn khối đó. Đồng thời, hệ thống ngay lập tức xác định lại dữ liệu của bộ nhớ để trả lại block. Trang không cần dùng sẽ giữ ở trạng thái trống. So sánh ổ cứng SSD và HDD Những đặc điểm khác biệt giữa HDD và SSD là gì? Bạn sẽ biết cụ thể hơn thông qua một số tiêu chí so sánh trong bảng dưới đây. [caption id="attachment_29219" align="aligncenter" width="800"] Giữa SSD và HDD chắc chắn sẽ có những khác biệt rõ rệt[/caption] ✅Tiêu chí Giải thích ✅Tốc độ đọc ghi Tốc độ đọc ghi của ổ cứng HDD ghi nhận ở mức dưới 100MB/s. Trong khi đó, SSD ghi nhận đạt mức tối đa lên hơn 3500MB/s.Nếu so sánh cùng dung lượng, tốc độ của SSD nhanh gấp 2 lần HDD, thậm chí là cao hơn nữa. ✅Hiệu suất – độ thông dụng Về khía cạnh này, SSD tiếp tục chứng minh được mức độ ổn định của mình cao hơn. Ngoài ra, ổ còn được bổ sung khả năng chống sốc siêu tốt, mang đến độ bền cao.Thế nhưng, xét về mức độ thông dụng HDD lại chiếm ưu thế nhờ giá thành rẻ hơn, dung lượng lớn. ✅Tốc độ Đây là ưu điểm không thể bàn cãi khi tìm hiểu SSD là gì. Quá trình khởi động máy, ứng dụng, game, phần mềm đồ họa chỉ cần vài giây. Trong khi đó, hoạt động này có thể nhiều hơn 1 phút với HDD. ✅Độ bền HDD khó sánh được với SSD về độ bền. Đó là bởi SSD có cấu tạo cố định trong khi thiết bị còn lại phải vận hành trục quay, đĩa liên tục. ✅Tiếng ồn Khi lưu trữ hay xuất dữ liệu, HDD phát ra tiếng ồn, bị rung. Hoạt động tại SSD lại ghi nhận độ mượt mà và cực kỳ yên tĩnh. ✅Nhiệt độ SSD chịu nhiệt vào khoảng 0 – 70 độ C. Khoảng dao động của HDD nhỏ hơn, từ 5 – 55 độ C. ✅Phân mảnh dữ liệu SSD có cấu trúc mặt đĩa tròn nên dữ liệu có đặc điểm lớn và tập trung. Nhờ thế, thông tin cất giữ hay truy cập vào đều dễ dàng hơn.Trong khi đó, ổ HDD khiến dữ liệu dễ bị phân mảnh, tốn nhiều thời gian để lưu hoặc xuất. Mặt khác, SSD có cấu trúc các chip rời nên thông tin phân vùng theo khu vực. ✅Hình thức SSD linh hoạt trong thiết kế còn HDD buộc phải là dạng đĩa từ cùng với trục xoay. ✅Giá thành Đây có thể được coi là điểm hạn chế duy nhất khi tìm hiểu SSD là gì. Với cùng dung lượng 1TB, SSD có giá khoảng 10 triệu trong khi HDD chỉ tầm 1 triệu. Cách kiểm tra máy tính sử dụng ổ cứng SSD hay HDD Các bước kiểm tra để biết máy tính HDD hay SSD là gì? Bạn có thể thực hành ngay trên thiết bị của mình với hướng dẫn sau: [caption id="attachment_29221" align="aligncenter" width="800"] Thông tin về ổ cứng được kiểm tra dễ dàng trên máy tính[/caption] Nhấn nút Start Menu rồi nhập cụm từ Optimize Drives vào ô tìm kiếm cuối màn hình. Tiếp đến, hãy chọn Defragment and Optimize drives. Tiếp đó, cửa sổ  Optimize drives xuất hiện. Bạn tìm đến cột Media type để biết thông tin là loại ổ địa nào. Trong trường hợp là Solid state drive, có nghĩa ổ SSD. Trái lại, máy đang dùng HDD nếu ghi là Hask disk drive. Đó là hai bước đơn giản giúp bạn nhanh chóng xác định thông tin ổ cứng. Điều này có thể được thực hiện tương tự trên bất kỳ loại máy tính nào. Một số yếu tố cần xem xét khi mua ổ SSD Những tiêu chí cần cân nhắc trước khi quyết định mua ổ SSD là gì? Dưới đây là những điều giúp bạn có sự lựa chọn tối ưu nhất. [caption id="attachment_29223" align="aligncenter" width="800"] Khi mua ổ SSD, bạn nên chọn những thương hiệu uy tín về công nghệ[/caption] Dung lượng lưu trữ: Nếu dữ liệu lớn, thường xuyên cập nhật, bạn chọn loại có dung lượng cao. Điều này giúp tận dụng tốc độ, khả năng lưu trữ, vận hành. Gắn trong hay gắn ngoài: Mỗi máy tính có tối thiểu 1 ổ địa vật lý gắn bên trong. Cài đặt này nhằm phục vụ nhu cầu thiết lập hệ điều hành, phần mềm, ứng dụng. Nếu muốn tăng dung lượng, bạn cần gắn thêm ổ SSD ngoài. Độ bền – tốc độ: Đây là yêu tố cần tìm hiểu về loại SSD là gì. Nếu ổ cứng chuyên dùng MLC, bạn nên lựa chọn Seagate. Bởi lẽ, độ bền cao kết hợp với khả năng lưu trữ nhiều dữ liệu trong cell. Tiếp đến, loại SLC cũng rất đáng để bạn cân nhắc. Đặc điểm chính là tính ổn định cao nhất, siêu bền, tốc độ ghi xóa lên đến 100,000 lần. Đó là những tiêu chí kỹ thuật bạn cần tự mình trả lời để xác định nên mua loại SSD là gì. Ngoài ra, việc tìm đến những nơi uy tín cũng rất quan trọng. Để tránh hàng kém chất lượng, bạn chọn thương hiệu như Intel, Seagate, Samsung,… Trên đây là những điều cần biết với những ai đang cần nâng cấp ổ cứng cho máy tính. SSD chính là sự lựa chọn hoàn hảo, đảm bảo khả năng lưu trữ và vận hành tối ưu. Đây cũng là tiền đề giúp công việc trở nên thuận lợi hơn. Vì thế, FPT Cloud tin rằng bất kỳ ai cũng nên hiểu SSD là gì và sử dụng khi cần thiết. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

Source Code là gì? Top 3 công cụ tạo Source Code tốt nhất

15:32 21/03/2022
Với những bạn mới tiếp cận với lĩnh vực lập trình máy tính cùng với vô vàn ngôn ngữ lập trình khác nhau thì đôi lần sẽ bắt gặp khái niệm Source Code. Vậy Source Code là gì? Vai trò của Source Code là gì? Nếu bạn vẫn còn mơ hồ với khái niệm này thì bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn nắm vững hơn về tổng quan của Source Code.  Source Code là gì?  Source Code (hay còn được gọi là mã nguồn) là những bộ mã với những thành phần cơ bản chương trình được tạo ra bởi lập trình viên khi sử dụng ngôn ngữ lập trình. Nói đơn giản hơn thì Source Code là tổng hợp các kí tự được con người nhập vào máy tính dưới dạng một văn bản thuần túy. Chúng ta đa phần sẽ thấy Source Code được biểu thị ở dạng văn bản, và trong đó sẽ tập hợp nhiều dòng lệnh để tạo nên một thao tác nào đó trên Website.  [caption id="" align="aligncenter" width="771"] Source Code là gì?[/caption] Source Code Website là gì? Source Code Website là một hệ thống tổng hợp gồm một hoặc nhiều tập tin được viết bằng ngôn ngữ lập trình Website. Chúng giúp kết nối các thành phần giao diện người dùng của Website với nền tảng cơ sở dữ liệu. Mục tiêu chủ chốt của những đoạn code là để tạo thành một trang web hoàn chỉnh. Vai trò quan trọng của Source Code trong lập trình web Website ngày nay được xem như mặt tiền của công ty, tổ chức trên Internet. Website tồn tại để tiếp cận cũng như tăng sự tương tác với khách hàng mà công ty hướng đến. Phụ thuộc vào nhu cầu khách hàng như xem tin tức, sơ lược về công ty…) khách hàng có thể truy cập ngay vào trang Web.  Vậy trong lập trình web, vai trò của Source Code là gì? Mã nguồn được ví như là khung xương của toàn bộ thao tác đó. Chúng bao gồm những hành động hàng ngày đơn giản như kéo, rê chuột, từ đơn giản cho đến thao tác phức tạp thêm vào giỏ hàng, điền thông tin cá nhân, download, search… >>> Có thể bạn quan tâm: Bandwidth là gì? Hướng dẫn đo băng thông cực chuẩn Vì sao cần đọc Source Code chuẩn? Mục tiêu chính của đọc Source Code là để suy luận mọi khía cạnh của phần mềm. Chính vì vậy, lập trình viên cần  đọc Source Code một cách thông tạo là điều đương nhiên nhưng khách hàng cũng cần nắm một số lý thuyết căn bản sau đây. Kiến thức nền về Source Code là gì? Tiếp cận với thế giới mới bạn nên có kiến thức nền và thế giới mã nguồn của một dự án phần mềm cũng thế. Bên cạnh đó bạn cũng cần tìm hiểu sơ qua khái niệm về framework, các thư viện dự án thường ưa chuộng. Đây sẽ bước đệm chuẩn bị cho công cuộc tìm hiểu về sau cũng bạn sẽ đỡ phần vất vả hơn rất nhiều. Trung tâm Source Code là gì? Tại sao cần đọc Code trung tâm? Mọi hệ thống phần mềm, hoặc ít nhất là một hệ thống con phần mềm, đều  có một số thành phần cơ bản mà bạn có thể tìm thấy ở trong Trung tâm mã nguồn. Các thành phần này thường được tìm thấy dưới dạng các lớp, mô-đun, các action và cấu trúc dữ liệu, v.v. cũng được biết đến là trung tâm của dự án. Do đó, việc liệt kê mã nguồn trung tâm này giúp chúng ta  hình dung rõ  hơn về hệ thống con và  xem nó như một thế giới nhỏ của cả dự án. [caption id="" align="aligncenter" width="771"] Việc đọc Source Code chuẩn giúp suy luận mọi khía cạnh phần mềm chuẩn xác hơn[/caption] Tìm hiểu MH tương tác giữa các đoạn mã Source Code là gì? Sau khi xác định các trung tâm, bạn phải hiểu được các mô hình tương tác giữa chúng. Tương tác có thể dựa trên nhiều cơ chế khác nhau, chẳng hạn như gọi qua API hoặc sử dụng raise event, sử dụng message.  Để có được một bức tranh hoàn chỉnh về các ý tưởng về cách hoạt động của trung tâm phụ thuộc vào nhau. Và từ đó có thể hình dung một số hình ảnh mô tả các đoạn Source Code phụ thuộc, tương tác giữa chúng như thế nào. Điểm khác biệt giữa mã nguồn mở và mã nguồn đóng Hiện nay, có 2 loại mã nguồn cơ bản là mã nguồn mở và mã nguồn đóng. Vậy hai loại mã nguồn này có sự khác biệt gì? Tiếp theo hãy cùng so sánh để thấy sự khác nhau giữa 2 nền tảng này: Bảo mật Mã nguồn mở: Mã nguồn mở có một cộng đồng lớn các nhà phát triển tham gia vào quá trình phát triển của nó, với hàng nghìn bình luận của người dùng.  Nó được kiểm duyệt bởi nhà phát hành nên sẽ có tính bảo mật cao. Cộng đồng đã xác minh và tốc độ cập nhật lỗi nhanh chóng. Mặt khác, vì hacker cũng có mã nguồn nên trong trường hợp lỗi không được báo cáo, trang web của bạn có thể bị tấn công. Mã nguồn đóng: Được thiết kế và xây dựng theo những yêu cầu cụ thể. Nó không có tính năng thừa không cần dùng đến, nó có cơ chế bảo mật riêng.  Mã nguồn đóng do nhà phát triển lập trình trực tiếp nắm giữ, điều này hạn chế một phần các cuộc tấn công. Nhưng tốc độ cập nhật của mã nguồn tùy thuộc vào nhà phát triển. Do quy trình bảo mật của riêng họ, chỉ nhà phát triển mới có thể điều chỉnh chúng. Chi phí Mã nguồn mở: Mã nguồn mở chỉ miễn phí cho các chức năng cơ bản nhất. Nếu bạn muốn có một giao diện người dùng đẹp, thanh toán, mua bán trên trang web, bạn phải trả phí bản quyền.  Mã nguồn đóng: Chi phí đầu tư ban đầu có thể xem là cao. Khi sử dụng, các thay đổi nhỏ được hỗ trợ miễn phí. Bên cạnh đó, chi phí thực hiện cũng  sẽ thấp hơn khi dùng các tính năng mới. Vì người thiết kế hoàn toàn hiểu được mã nguồn, việc điều chỉnh trở nên dễ dàng hơn. Khả năng nâng cấp Mã nguồn mở: Nếu trang web của bạn đã được tùy chỉnh theo nhu cầu của riêng bạn, thì sẽ mất nhiều thời gian để cập nhật.  Mã nguồn đóng: Toàn bộ những vấn đề cập nhận và chỉnh sửa đều tuân theo quy định của nhà phát triển. Các mô-đun có thể được phát triển độc lập với người thiết kế. Sau đó, chỉ cần tích hợp nó vào trang web của bạn. [caption id="" align="aligncenter" width="771"] Mã nguồn mở có thể nâng cấp, tùy chỉnh theo ý người dùng còn mã nguồn đóng thì không[/caption] Khả năng hỗ trợ Mã nguồn mở:  Nếu bạn cần hỗ trợ, bạn sẽ phải tự tìm câu trả lời trên diễn đàn hoặc trả tiền cho các lập trình viên khác để hỗ trợ vấn đề.  Mã nguồn đóng:  Nhà phát triển sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ phần này. Vì họ hiểu mọi chi tiết trong mã nguồn để họ có thể giúp bạn một cách nhanh chóng. Việc sử dụng mã nguồn mở hay mã nguồn đóng phụ thuộc nhiều vào mục đích sử dụng trang web của bạn.  Nếu bạn chỉ cần một trang web cơ bản, bạn không cần phải làm như vậy. Nếu bạn muốn phát triển thêm nhiều tính năng, nếu bạn muốn tự làm với chi phí tối thiểu thì mã nguồn mở là lựa chọn hàng đầu. Nếu bạn muốn một website chất lượng cao, hoạt động nhanh, đầu tư lâu dài, khả năng mở rộng cao, khả năng mở rộng thêm nhiều chức năng mới thì sử dụng mã nguồn thương mại vô cùng hợp lý. >>> Có thể bạn quan tâm: NGINX là gì? Cơ chế hoạt động & chức năng của NGINX Top 3 công cụ tạo Source Code tốt nhất  Sau khi hiểu rõ quy trình các bước đọc Source Code chuẩn của lĩnh vực thiết kế Web, bạn sẽ thấy những mã nguồn mở sau được sử dụng rộng rãi và rất phổ biến trong lĩnh vực TMĐT. Hãy tìm hiểu chi tiết về những công cụ tạo mã nguồn mở ngay bên dưới!   WordPress Ưu điểm  Dễ thiết lập, dễ sử dụng, đặc biệt khi sử dụng Managed WordPress Hosting (MWP). WordPress có một kho các chủ đề và plugin miễn phí, giúp cho WordPress linh hoạt hơn bất kỳ CMS mã nguồn mở nào khác.   Nhược điểm  Nếu trang web phát triển, nó sẽ yêu cầu các lập trình viên  có kiến ​​thức và kỹ năng chuyên sâu để theo kịp sự phát triển này trên nền tảng WordPress. Vì vậy, bạn phải có một trình tối ưu hóa WordPress đáng tin cậy đảm bảo trang web của bạn hoạt động tốt nhất.  [caption id="" align="aligncenter" width="771"] WordPress dễ sử dụng và cài đặt đối với những người không biết gì về code[/caption] Joomla Ưu điểm  Phù hợp với mọi đối tượng lập trình.  Nó có một giao diện đơn giản cho cả nhà phát triển và quản trị viên trang web.  Có một thư viện ứng dụng lớn, hầu hết đều miễn phí, giúp người dùng có thêm nhiều tài liệu tham khảo và lựa chọn để tiện cho mở rộng khả năng của web.  Nhược điểm  Không tốt cho SEO vì mã nguồn này thực hiện SEO kém nhất trong 3 loại CMS (Drupal, WordPress và Joomla).  Vì có quá nhiều ứng dụng miễn phí, bạn phải đắn đo rất lâu để lựa chọn và kiểm tra tính phù hợp của web website của mình.  Nó tương đối lớn và tiêu tốn nhiều tài nguyên hệ thống, việc quản lý và kiểm soát trang web Joomla khá khó khăn do không có tính năng đa trang web  Drupal Ưu điểm  Mã nguồn được tối ưu hóa tốt nhất nhằm tiết kiệm tài nguyên hệ thống và nâng cao hiệu quả hoạt động. Nó tạo điều kiện tối đa cho các lập trình viên nâng cao kỹ năng và mở rộng chức năng của trang web.  Giao diện người dùng thân thiện với SEO, nhưng chưa tối ưu bằng WordPress.  Quản lý và kiểm soát nhiều trang web cùng lúc rất dễ dàng.  Joomla chỉ hoạt động tốt trên máy chủ Linux, trong khi Drupal và WordPress hoạt động tốt trên cả máy chủ Linux và Windows  Nhược điểm  Không phù hợp với một lập trình viên mới, chưa có nhiều kinh nghiệm. Có ít  phần mở rộng hơn Joomla. Khá bất tiện khi mỗi lần có phiên bản mới. Bạn sẽ phải đợi nhà cung cấp cập nhật tiện ích mở rộng để làm cho nó tương thích. Người dùng mới sẽ khó tìm kiếm hoặc phán đoán nên sử dụng tiện ích mở rộng nào. [caption id="" align="aligncenter" width="771"] Giao diện Drupal thân thiện với người dùng SEO[/caption] Như vậy, bài viết đã chia sẻ đến bạn góc nhìn tổng quát hơn về Source Code là gì và hỗ trợ cho quyết định lựa chọn phù hợp với Website doanh nghiệp của mình. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích cho những ai mới tìm hiểu về Website. Cũng như những lựa chọn phù hợp mục đích của Website để mang trải nghiệm tốt nhất đến khách hàng. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

Socket là gì? Phân loại & Cách thức hoạt động của Socket

15:08 21/07/2022
Socket được liên tưởng giống như ổ cắm điện vật lý vốn đã rất quen thuộc với mọi người. Để hiểu cụ thể, hãy cùng đến với phần tổng hợp kiến thức dưới đây của FPT Cloud. Bạn sẽ sớm nắm rõ Socket là gì cùng cách thức vận hành trong thực tế như thế nào. Bên cạnh đó là phân tích các ưu – nhược điểm giúp bạn ứng dụng trong thực tiễn chuẩn xác nhất. Socket là gì? Sockets là gì? Đây là điểm cuối endpoint trong liên kết truyền thông hai chiều, biểu diễn kết nối giữa Client và Server. Nếu còn cảm thấy xa lạ, bạn có thể liên tưởng đến ổ cắm điện vật lý. [caption id="attachment_29194" align="aligncenter" width="800"] Socket được ví như một ổ điện, nơi tiếp nhận các kết nối đến[/caption] Ổ cắm này là nơi tiếp xúc để nhận cáp điện. Tương tự như thế, một Socket Software cũng là điểm nhận. Thay vì cáp nguồn như ví dụ, công cụ sẽ được nhận kết nối từ máy tính khác. Các lớp đều ràng buộc thông qua một cổng (thể hiện bằng con số cụ thể). Dựa vào đó, các tầng TCP Socket Layer định danh ứng dụng có dữ liệu đã gửi tới. >>> Có thể bạn quan tâm: Python là gì? Tính năng & ứng dụng của ngôn ngữ lập trình Python Tại sao cần sử dụng Socket? Khi sử dụng Socket, ưu điểm lớn nhất là khả năng hỗ trợ trên các hệ điều hành. Trong đó phải kể đến MS Windows, Linux,… Ngoài ra, sự tương thích với nhiều ngôn ngữ lập trình gồm C, C++, Java, Visual Basic, Visual C++,… cũng được đánh giá cao. Vì thế, hình thức này phù hợp với hầu hết mọi đối tượng người dùng với cấu hình máy tính khác nhau. Đặc biệt, bạn có thể chạy nhiều điểm Endpoint như vậy cùng lúc. Dẫn đến, hiệu suất làm việc cải thiện, tiết kiệm nhiều thời gian và công sức. Cách thức Socket hoạt động Như đã biết, chức năng của Socket là kết nối Client và Server thông qua TCP/IP và UDP. Mục đích cho cách vận hành là để truyền và nhận dữ liệu qua Internet. Giao diện lập trình ứng dụng mạng chỉ hoạt động khi có: [caption id="attachment_29196" align="aligncenter" width="800"] Các kết nối giữa Client - Server diễn ra thông qua TCP/IP và UDP[/caption] - Thông số IP. - Số hiệu cổng của hai ứng dụng cần trao đổi dữ liệu với nhau. Ngoài ra, các các đối tượng tham gia truyền thông tin cần đáp ứng thêm các điều kiện khác. Khi đã thỏa mãn, Socket Server mới vận hành tốt: - Hai ứng dụng có thể trên cùng một máy hoặc hai máy khác nhau đều được. - Nếu cùng trên máy chung phải đảm bảo số hiệu cổng không trùng. Khi quá trình truyền dữ liệu không thành công, hệ thống sẽ báo lỗi, dữ liệu ngắt quãng. Nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện kỹ thuật cho thiết bị, sự vận hành diễn ra đều đặn. Chỉ cần ghi nhớ những đặc điểm trên đủ để bạn hiểu Socket Server là gì. Các loại Socket phổ biến Trong kỹ thuật có các loại Socket khác nhau với cách định nghĩa và ưu – nhược điểm riêng biệt. Bạn sẽ nhận biết dễ dàng hơn thông qua phần dưới đây.        Stream Socket Tên gọi khác của loại này là Socket hướng kết nối, hoạt động thông qua giao thức TCP(Transmission Control Protocol). Quá trình vận hành diễn ra khi Server và Client đã kết nối với nhau. Hình thức này có ưu điểm là dữ liệu đảm bảo truyền đúng đến nơi nhận. Thứ tự và thời gian nhanh chóng, chuẩn xác. Mỗi thông điệp gửi đi đều có xác nhận trả về cho đối tượng thực hiện. Qua đó, người dùng được thông báo thông tin đầy đủ. Mặt khác, nhược điểm là giữa máy chủ và máy nhận chỉ có 1 IP. Vì thế khi kết nối, một máy phải chờ đến khi đối tượng kia chấp nhận connect. Datagram Socket Trong tài liệu tiếng Việt, loại này có tên gọi là Socket không hướng kết nối. Hình thức hoạt động với sự hỗ trợ của giao thức UDP (User Datagram Protocol). [caption id="attachment_29201" align="aligncenter" width="800"] Datagram Socket chưa được đánh giá cao về mức độ tin cậy[/caption] Datagram Socket hoạt động tốt ngay cả khi không thiết lập kết nối giữa hai máy với nhau. Ưu điểm là: Quá trình kết nối, truyền tải thông tin đơn giản, không yêu cầu quá nhiều thao tác. Thời gian truyền tải dữ liệu được đánh giá là cực nhanh chóng. Thế nhưng, một nhược điểm là quá trình truyền thông tin chưa đảm bảo độ tin cậy. Dữ liệu có thể đi theo thứ tự không như mong muốn hoặc bị lặp. Websocket Websocket là công cụ hỗ trợ kết nối qua lại giữa Client và Server trên Internet. Quy trình diễn ra nhanh chóng, hiệu quả nhờ việc sử dụng TCP Socket. Không chỉ dùng riêng cho ứng dụng web, loại này có thể áp dụng với bất kỳ mục đích trao đổi thông tin khác. Điều cần đảm bảo là hoạt động diễn ra trên không gian mạng. Ưu điểm như sau: Tăng cường tốc độ truyền tải thông tin giữa hai chiều. Khi phát hiện lỗi rất dễ phát hiện và xử lý. Cách sử dụng đơn giản, không cần cài đặt thêm các phần mềm bổ sung khác. Không cần dùng nhiều phương pháp hỗ trợ kết nối khác nhau. Trong khi đó, nhược điểm bạn cần lưu ý là chưa thể chạy trên tất cả trình duyệt. Điều tương tự xảy ra đối với dịch vụ có phạm vi yêu cầu, khó hỗ trợ hoàn toàn. >>> Có thể bạn quan tâm: PuTTY là gì? Hướng dẫn tải và cài đặt PuTTY trên các hệ điều hành Unix Socket Đây là điểm giao tiếp, hỗ trợ trao đổi giữa các ứng dụng khác nhau ngay trên cùng máy tính. Mọi hoạt động được ghi nhận diễn ra ở nhân của hệ điều hành. Nhờ vậy, tốc độ kết nối, truyền tải nhanh, nhẹ, đảm bảo hiệu quả. [caption id="attachment_29203" align="aligncenter" width="800"] Unix Socket tăng cường tốc độ và giảm thiểu thời gian xử lý[/caption] Đặc điểm của Unix Socket là tránh được các bước kiểm tra hoặc Routing. Vì thế, quá trình truyền tin dễ dàng hơn nhiều. Ngoài ra, một số ưu điểm khác với dạng Endpoint này là: Có thể tăng cường tốc độ truy cập MySQL lên đến 30 – 50%. Giảm thời gian Latency xuống, từ 60ms chỉ còn 5ms. Tăng cường PostgreSQL lên hơn 30%. Tăng Redis lên 50%... Nhược điểm tồn tại trong trường hợp ứng dụng nằm trên những máy chủ khác nhau. Hệ thống sẽ không thể kết nối bằng Unix Socket. Ngoài ra, vấn đề phân quyền giữa các tập tin đôi khi vẫn xảy ra. Trên đây là những thông tin không thể bỏ qua với các nhà tạo dựng trang web. Bằng việc ứng dụng, bạn có thể tạo ra Site với tốc độ tải nhanh, thu hút sự quan tâm từ khách hàng. Để chọn đúng loại, bạn dựa trên cấu hình máy cũng như mục đích sử dụng. FPT Cloud tin rằng hiểu và khai thác Socket sẽ đem đến nhiều lợi thế khác biệt. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399