Sản phẩm hợp tác giữa FPT Cloud và CyRadar, dịch vụ cung cấp khả năng rà quét toàn diện, phân tích chi tiết và đánh giá lỗ hổng bảo mật để tăng cường an ninh thông tin cho hệ thống ứng dụng doanh nghiệp
Sản phẩm hợp tác giữa FPT Cloud và CyRadar, dịch vụ cung cấp khả năng rà quét toàn diện, phân tích chi tiết và đánh giá lỗ hổng bảo mật để tăng cường an ninh thông tin cho hệ thống ứng dụng doanh nghiệp
OS là gì? Hệ điều hành (OS) là một phần mềm quan trọng không thể thiếu trong mọi hệ thống máy tính và thiết bị di động. Với vai trò quản lý tài nguyên và cung cấp nền tảng cho các ứng dụng chạy trên thiết bị, hệ điều hành đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo sự ổn định và hiệu suất của hệ thống. Để hiểu rõ hơn FPT Cloud giúp bạn khám phá chi tiết về hệ điều hành trong thế giới công nghệ hiện đại này nhé.
OS là tên viết tắt của Operating System, đây là một chương trình quản lý tất cả những yếu tố như phần cứng và phần mềm của máy tính. Trong đó:
Phần cứng gồm có: CPU, RAM, ROM, thiết bị nhập (chuột, bàn phím,...) cùng với các thiết bị xuất (loa, máy in,...)
Phần mềm gồm có các chương trình hoặc các ứng dụng có trong máy tính và cả các trình duyệt web.
2. Thành phần chính của Operating System
Hệ điều hành OS gồm có rất nhiều tính năng lẫn thành phần. Những tính năng nào được xem là một phần của hệ điều hành thì sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, đối với OS, hiện có ba thành phần dễ xác định như sau:
Kernel: Cung cấp những điều khiển dừng lại ở mức cơ bản đối với các thiết bị phần cứng của máy tính. Vai trò chính của chúng bao gồm: Đọc và ghi dữ liệu vào bộ nhớ, tiến hành xử lý những lệnh thực hiện và xác định cách mà dữ liệu được nhận cũng như được gửi bởi các thiết bị khác. Ngoài ra, chúng cũng xác định được cách diễn giải những dữ liệu nhận được từ mạng.
API - giao diện lập trình ứng dụng: API sẽ cho phép những nhà phát triển ứng dụng có thể viết các mã module.
Giao diện người dùng: User Interface sẽ cho phép hệ thống tương tác với người sử dụng thông qua những graphical icons và 1 desktop hoặc có thể thông qua một command line.
3. Hệ điều hành (OS) có những loại nào?
Hiện nay, các loại của hệ điều hành Operating System là gì? Đây là một kiến thức cực kỳ quan trọng mà bạn cần phải nắm khi tìm hiểu về OS. Cụ thể, hệ điều hành OS đang được chia thành các loại như sau:
Multi -user (Nhiều người dùng): Hệ thống cho phép nhiều người dùng có thể chạy các chương trình trong cùng một thời điểm. Một số hệ điều hành lớn hơn sẽ cho phép số lượng người dùng lên đến hàng trăm và thậm chí là hàng ngàn người cùng dùng đồng thời.
Multitasking (Đa nhiệm): Sẽ cho phép nhiều chương trình có thể chạy đồng thời một lúc.
Multithreading (Đa luồng): Hệ thống cho phép những phần khác nhau của một chương trình có thể chạy cùng lúc.
Real time (Thời gian thực): Hệ thống sẽ phản hồi ngay lập tức.
>>> Xem thêm: Assembly là gì? Tìm hiểu về ngôn ngữ Assembly từ A – Z
4. Chức năng chính của hệ điều hành (OS)
Bên cạnh việc tìm hiểu OS là gì thì chức năng của OS cũng là một nội dung cần được nắm rõ. Cụ thể, hệ điều hành Operating System có khá nhiều các chức năng khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì hệ điều hành này gồm có hai chức năng chính như sau:
4.1 Quản lý chia sẻ tài nguyên
Trên một hệ thống máy tính sẽ sở hữu rất nhiều tài nguyên như CPU, bộ nhớ, các thiết bị ngoại vi,... khá giới hạn. Tuy nhiên, ở trong hệ thống đa nhiệm có nhiều yêu cầu về việc cung cấp tài nguyên từ nhiều chương trình. Chính vì vậy, hệ điều hành cần phải phân phối một cách nhanh chóng các tài nguyên hiện đang có sẵn.
4.2 Kiểm soát chương trình
Hệ điều hành OS sẽ giúp kiểm soát những chương trình hiện đang chạy ở trên hệ thống. Mục đích chính là để tránh xảy ra các lỗi cũng như trường hợp mà người dùng sử dụng không đúng cách.
Một số chức năng khác có thể kể đến như:
Process Management - Quản lý quá trình
Memory Management - Quản lý bộ nhớ
Storage Management - Quản lý ổ cứng
USB, HDD - Quản lý bộ nhớ ngoài
Quản lý hệ thống lưu trữ
Giúp người sử dụng có thể tiếp cận một cách nhanh chóng và tiện lợi.
>>> Xem thêm: Firebase là gì? Ưu nhược điểm & Các dịch vụ của Firebase
5. Mục tiêu nhiệm vụ của Operating System
Mục tiêu nhiệm vụ của một hệ điều hành là đảm bảo sự hoạt động mượt mà và hiệu quả của toàn bộ hệ thống máy tính, đồng thời tối ưu hóa việc sử dụng các tài nguyên phần cứng và phần mềm. Cụ thể:
Hệ điều thành sẽ thực hiện những thao tác cơ bản ví dụ: đọc, viết, quản lý kho dũ liệu cùng hệ thống các tập tin.
Hỗ trợ điều khiển cũng như quản lý phần cứng đạt hiệu quả tốt nhất.
Cung cấp những hệ thống lệnh cơ bản nhằm mục đích điều hành máy.
Cung ứng hệ giao diện cơ bản để hỗ trợ cho các ứng dụng và phần mềm.
Giúp cho hệ thống máy tính thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng và sử dụng được hiệu quả hơn.
Ẩn những chi tiết tài nguyên trong phần cứng từ người sử dụng.
Mang đến cho người dùng một hệ thống giao diện dễ sử dụng hơn ở trên hệ thống máy tính.
Hoạt động tương tự một trung gian ở giữa phần cứng với người sử dụng. Từ đó, giúp cho người dùng có thể truy cập cũng như sử dụng các tài nguyên khác một cách dễ dàng hơn.
Hỗ trợ quản lý các tài nguyên của hệ thống máy tính.
Theo dõi những người đang sử dụng tài nguyên và cấp yêu cầu, dàn xếp những yêu cầu xung đột từ những chương trình cùng người dùng khác nhau.
Cung cấp các tài nguyên và chia sẻ một cách hiệu quả, công bằng giữa người sử dụng và chương trình.
6. Hệ điều hành máy tính để bàn phổ biến nhất
Hiện tại, có 4 hệ điều hành phổ biến nhất dành cho cá nhân, doanh nghiệp, trong đó bao gồm Mac, Linux, Windows và cả Android.
Ưu điểm: Phổ biến, rất dễ dùng, có tính ổn định cao và hội tụ đầy đủ tính năng để hỗ trợ cho công việc lẫn giải trí.
Nhược điểm: Bạn cần phải trả tiền mua bản quyền để có thể sử dụng.
>>> Xem thêm: Cloud Server là gì? Hoạt động của hệ thống máy chủ đám mây
6.2 Hệ điều hành Mac OS
Tiền thân của hệ điều hành Mac OS là OS X được hãng Apple phát hành. Tất cả các thiết bị máy tính được nhà Apple sản xuất đều được cài sẵn.
Ưu điểm: Giao diện bắt mắt và được cài sẵn trên tất cả các thiết bị máy tính của nhà Apple và không tốn chi phí.
Nhược điểm: Số người dùng macOS khá ít nên một số phần mềm còn chưa được phát hành để phục vụ cho hệ điều hành này.
6.3 Hệ điều hành Linux
Một hệ điều hành mở mà bạn có thể sửa đổi hoặc thao tác bất cứ điều gì ở trên hệ điều hành Linux. Đây là một hệ điều hành được cung cấp miễn phí và không cần phải mua bản quyền.
Ưu điểm: Hệ điều hành miễn phí và có thể thay đổi hoặc phân phối chúng.
Nhược điểm: Có ít người dùng, giao diện còn khá cổ điển và tính bảo mật không được cao.
6.4 Hệ điều hành Android
Được phát triển bởi công ty Android Inc và đã được công ty Google mua lại vào năm 2005. Đây là một hệ điều hành ở trên di động và được sử dụng cực kỳ phổ biến trên thế giới. Theo thống kê vào năm 2017, tỷ lệ sử dụng Android chiếm đến 87,7% thị phần.
Ưu điểm: Là một hệ điều hành mở với một kho ứng dụng khổng lồ. Hệ điều hành có khả năng tùy biến cao và dễ dàng đặt lại nếu quên mật khẩu.
Nhược điểm: Độ bảo mật tương đối cao nhưng vẫn thua iOS.
6.5 Hệ điều hành IOS
Là một hệ điều hành được dùng ở trên điện thoại nhà Apple và chính thức ra mắt vào năm 2007. Hệ điều hành này được tạo ra và trở thành một cuộc cách mạng công nghệ phần mềm. iOS cũng được đánh giá cao về tính năng lẫn sự ổn định.
Ưu điểm: Bảo mật cao và khả năng tối ưu các phần mềm khá tốt. Hiệu năng hệ điều hành ổn định mà không cần quá nhiều yêu cầu về cấu hình.
Nhược điểm: Chỉ sử dụng cho các dòng điện thoại do Apple sản xuất và không thể cài đặt ở trên các dòng điện thoại khác. Kho ứng dụng tương đối ít.
Trên đây là toàn bộ thông tin về OS là gì mà FPT Cloud chia sẻ. Việc hiểu rõ về các hệ điều hành sẽ giúp bạn sử dụng chúng một cách thông minh hơn. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ có ích cho bạn.
Chúng tôi sử dụng cookie trên trang web của mình để cung cấp cho bạn trải nghiệm phù hợp nhất bằng cách ghi nhớ các sở thích của bạn và truy cập lặp lại. Bằng cách nhấp vào “Chấp nhận”, bạn đồng ý với việc sử dụng TẤT CẢ các cookie.
Trang web này sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm của bạn trong khi bạn điều hướng qua trang web. Ngoài ra, các cookie được phân loại là cần thiết sẽ được lưu trữ trên trình duyệt của bạn vì chúng rất cần thiết cho hoạt động của các chức năng cơ bản của trang web. Chúng tôi cũng sử dụng cookie của bên thứ ba để giúp chúng tôi phân tích và hiểu cách bạn sử dụng trang web này. Những cookie này sẽ chỉ được lưu trữ trong trình duyệt của bạn khi có sự đồng ý của bạn. Bạn cũng có thể chọn không tham gia các cookie này. Nhưng việc chọn không tham gia một số cookie này có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm duyệt web của bạn.
Các cookie cần thiết là hoàn toàn cần thiết để trang web hoạt động bình thường. Các cookie này đảm bảo các chức năng cơ bản và tính năng bảo mật của trang web, ẩn danh.
Cookie chức năng giúp thực hiện một số chức năng nhất định như chia sẻ nội dung của trang web trên các nền tảng truyền thông xã hội, thu thập phản hồi và các tính năng khác của bên thứ ba.
Cookie hiệu suất được sử dụng để hiểu và phân tích các chỉ số hiệu suất chính của trang web, giúp mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn cho khách truy cập.
Cookie phân tích được sử dụng để hiểu cách khách truy cập tương tác với trang web. Những cookie này giúp cung cấp thông tin về số liệu số lượng khách truy cập, tỷ lệ thoát, nguồn lưu lượng truy cập, v.v.
Cookie quảng cáo được sử dụng để cung cấp cho khách truy cập các quảng cáo và chiến dịch tiếp thị có liên quan. Các cookie này theo dõi khách truy cập trên các trang web và thu thập thông tin để cung cấp các quảng cáo tùy chỉnh.