Blogs Tech

Điện toán đám mây – Công nghệ cốt lõi của cách mạng công nghiệp 4.0

14:57 02/06/2021
Các báo cáo công nghiệp trên toàn thế giới đều cho rằng: Công nghệ Cloud (Điện toán đám mây) chính là nền tảng cho cách mạng công nghiệp 4.0. Cách mạng công nghiệp bắt đầu, kéo theo là sự hỗ trợ hiệu quả của Cloud với các phát triển trong công nghệ Internet vạn vật (IoT), tự động hóa, và robot. Khi các doanh nghiệp bắt đầu chuyển đổi quy trình sang các hạ tầng riêng tư (private), công cộng (public), và lai (hybrid), họ sẽ cần tới các kỹ sư Cloud. Dựa trên các ý kiến chuyên gia và những nghiên cứu mới nhất, Rashi Aditi Ghosh của Elets News Network (ENN) đã khám phá những cách mà công nghệ Cloud giúp nâng cao hiệu quả các quy trình trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, tăng cường lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đi sâu vào cách mạng công nghiệp 4.0 Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất vào thế kỷ 18 đã làm thay đổi hoàn toàn thế giới thông qua các động cơ thủy lực và hơi nước, giúp việc sản xuất trở nên thuận lợi hơn. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai lại phát sinh từ các dây chuyền sản xuất hàng loạt. Công nghệ thông tin giúp tự động hóa sản xuất đã khởi đầu cách mạng công nghiệp lần thứ ba. Giờ đây, ta đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những tiến bộ rõ rệt đến từ công nghệ Internet vạn vật (IoT), Tự động hóa, và Trí tuệ Nhân tạo (AI). Những công nghệ này, song song với dữ liệu lớn (Big data) và phân tích (Analytics), là những yếu tố chính thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng này đã đem lại nhiều sự phát triển xuyên suốt cho mọi lĩnh vực, trong đó nổi bật nhất là các lĩnh vực ngân hàng, dịch vụ tài chính, và bảo hiểm. Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, tự động hóa được ứng dụng trong việc xử lý lượng dữ liệu ngày một tăng, giúp hỗ trợ các dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng như một số tác vụ khác. Có thể bạn quan tâm: Nhập môn về Cloud – Những điều bạn cần biết Vai trò của điện toán đám mây trong việc thúc đẩy cách mạng công nghiệp 4.0 Cho dù bạn đang làm việc tại lĩnh vực nào thì công nghệ Cloud vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp này, bằng cách cung cấp nền tảng cho doanh nghiệp đổi mới và phát triển. Theo một báo cáo của Oracle mang tên “Cloud: Opening up the road to Industry 4.0” (tạm dịch: Cloud: Mở đường tới Công nghiệp 4.0), trong số 1.200 người ra quyết định trong lĩnh vực công nghiệp của doanh nghiệp, có tới 60% bày tỏ quan điểm tích cực về việc tích hợp công nghệ Cloud, đồng thời họ cho rằng Cloud sẽ mở khóa cho tiềm năng của các công nghệ đột phá như robot và AI. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng công nghệ Cloud sẽ thúc đẩy sự phát triển trong mọi ngành nghề, thông qua việc cung cấp nền tảng cho doanh nghiệp đổi mới và phát triển, Tiềm năng thật sự của Cloud trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 chỉ có thể được xác định thông qua việc tích hợp dịch vụ máy tính trên nền tảng Cloud. Chỉ khi tận dụng được năng lực của các dịch vụ này thì nền tảng Cloud mới có thể đem lại những ứng dụng mới mẻ và đột phá. Tại sao điện toán đám mây quan trọng đối với lĩnh vực BFSI tại Ấn Độ? Nghiên cứu của Dịch vụ phân tích đánh giá kinh doanh Harvard đã cho thấy, 74% doanh nghiệp tin rằng công nghệ Cloud sẽ mang lại cho họ lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 60% lãnh đạo doanh nghiệp tin rằng tích hợp Cloud sẽ “mở khóa tiềm năng” cho những công nghệ đột phá. “Theo IDC, tính tới năm 2022, dù các phần mềm truyền thống sẽ vẫn tăng trưởng, tỷ lệ tăng sẽ chỉ đạt 11%. Trong khi đó, hạ tầng Cloud và các ứng dụng sử dụng Cloud sẽ tăng vượt mức 150%, tuy vẫn có những khó khăn riêng”. Gulshan Chhabra – Giám đốc Quốc gia của công ty Snow Software Further nhận định: Ấn Độ có khả năng cao sẽ đi đầu thế giới trong việc ứng dụng Cloud Hybrid trong thời gian tới, dựa trên một nghiên cứu được thực hiện bởi Nutanix. Cụ thể, tỷ lệ ứng dụng Cloud Hybrid tại Ấn Độ được dự kiến sẽ tăng gấp 3 lần, từ mức 13% ở năm 2018 lên tới 43% trong vòng 24 tháng tới. Diwakar Nigam, Giám đốc của Newgen Software lại tin rằng, lĩnh vực ngân hàng vốn luôn ở tuyến đầu trong viêc ứng dụng công nghệ Cloud, bởi công nghệ này dễ mở rộng quy mô, yêu cầu ít chi phí vốn, dễ vận hành và sử dụng được lâu dài. “Điện toán đám mây chắc chắn đã mang tới nhiều khía cạnh hơn trong các phương thức vận hành doanh nghiệp. Các tổ chức cũng cần tận dụng được năng lực của một nền tảng ít code thông qua các mô hình linh hoạt, dễ mở rộng, và nhanh nhạy. Việc triển khai Cloud sẽ giải quyết được mọi yếu tố nêu trên, thông qua việc giảm chi phí phân phối và triển khai phần mềm…” Nigam chia sẻ. Trên thực tế, thị trường Cloud toàn cầu đang được dự tính sẽ tăng từ 272 tỷ USD vào năm 2018 tới 623 tỷ USD vào năm 2023. NASSCOM cũng chia sẻ rằng, thị trường Cloud tại Ấn Độ đang phát triển rất nhanh, dự tính sẽ đạt 7,2 tỷ USD trong năm 2022. Thị trường dịch vụ tài chính đang nhanh chóng ứng dụng công nghệ này. Giải thích sâu hơn về sự ứng dụng các dịch vụ Cloud, Zulkernain Kanjariwala, Giám đốc CNTT của Ngân hàng Doha đã chia sẻ: “Mỗi tổ chức tài chính tại Ấn Độ đều có quan điểm riêng về việc ứng dụng công nghệ Cloud tại doanh nghiệp của họ. Với mức độ số hóa hiện tại của Ấn Độ, ta có thể thấy rõ ràng vai trò của việc ứng dụng các quyết định công nghệ và Cloud trong quá trình chuyển đối.” Lợi ích của công nghệ điện toán đám mây trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng Công nghệ điện toán đám mây và tầm ảnh hưởng ngày một gia tăng của nó đã len lỏi tới mọi nền công nghiệp chủ chốt của thế giới, đặc biệt là ở lĩnh vực tài chính. Với những lợi điểm về hiệu quả kinh tế, độ đáng tin, độ linh hoạt, và rất nhiều yếu tố khác, công nghệ điện toán đám mây (Cloud) đã giải quyết được rất nhiều vấn đề thường gặp trong các ngân hàng và tổ chức tài chính. 1. Hiệu quả kinh tế Điện toán đám mây giúp nhân viên ngân hàng và các cơ sở tài chính tiết kiệm vốn đầu tư cho việc thiết lập các hạ tầng CNTT cần thiết. Thay vào đó, khi ứng dụng Cloud, khoản vốn đầu tư này sẽ được sử dụng cho các công tác vận thành thông thường, giúp ngân hàng và các tổ chức tài chính tập trung hơn vào những quy trình cốt lõi của mình. 2. Độ đáng tin Hạ tầng Cloud thường có độ đáng tin cậy cao. Các ngân hàng có thể bảo vệ dữ liệu bằng cách sử dụng các mô hình Cloud riêng tư hoặc hybrid, trong khi vẫn đảm bảo tốc độ và tính linh hoạt của công nghệ này. Còn ở Cloud công cộng, dữ liệu sẽ được mã hóa với nhiều lớp bảo mật khác như cấp quyền truy cập, nhằm đảm bảo bảo mật cấp độ cao. 3. Độ linh hoạt Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới sự phổ cập của Cloud là mô hình trả theo nhu cầu sử dụng, tức người dùng chỉ cần trả tương ứng với khối lượng dịch họ đã sử dụng. Qua đó, các ngân hàng và cơ sở tài chính có thể dễ dàng quản lý nhu cầu sử dụng gia tăng mà không cần phải đầu tư thêm cho các hạ tầng điện toán nội bộ – mà thường sẽ không được sử dụng tới trong điều kiện thông thường. Trong khi đó, với Cloud, ta có thể dễ dàng chuyển đổi giữa các ứng dụng với độ linh hoạt cao. Có thể bạn quan tâm: Nâng cấp các hệ thống doanh nghiệp lên đám mây Các ứng dụng hàng đầu của công nghệ điện toán đám mây cho lĩnh vực BFSI Điện toán đám mây đã tồn tại từ những năm 60 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, những phát triển đột phá của nó lại chỉ diễn ra kể từ năm 2002, khi Amazon Web Services (AWS) xuất hiện. Có rất nhiều ứng dụng web được phân phối thông qua Cloud, và sau đây là một số ứng dụng như vậy trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính: 1. Lưu trữ Nhằm đảm bảo độ bảo mật giao dịch và mang lại các trải nghiệm khách hàng hiệu quả, ngân hàng cần máy chủ hoạt động toàn thời gian. Trong khi đó, các hệ thống CNTT tại doanh nghiệp luôn cần bảo trì sau các khoảng thời gian cụ thể, và không thể được duy trì liên tục theo yêu cầu. Cloud thì có thể hoạt động 99,999% thời gian, hỗ trợ máy chủ 24/7, kể cả khi cần bảo trì. Việc lưu trữ web, ứng dụng, và di động cũng đảm bảo tốc độ truy cập cho người dùng. Tham khảo Dịch vụ lưu trữ đám mây (Object Storage) Tiết Kiệm & An toàn 2. Cổng thanh toán Các đơn vị cho vay từ lâu đã triển khai công nghệ Cloud trong thực hiện thanh toán và chuyển tiền, do công nghệ này có độ bảo mật cao hơn và đem lại trải nghiệm đồng nhất hơn cho khách hàng. Khả năng hoạt động không gián đoạn mà công nghê này đem lại cũng giúp đảm bảo rằng các thanh toán được thực hiện một cách đảm bảo, không đứt quãng. 3. ERP và CRM Các phần mềm Phân phối tài nguyên doanh nghiệp (ERP) và Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) là những ứng dụng phổ biến nhất mà Cloud đem lại. Cụ thể, SaaS (phần mềm như dịch vụ) là phương thức có nhu cầu sử dụng cao nhất của công nghệ Cloud, chiếm tới 50% ứng dụng công nghệ này. Phương thức này giúp các nhà phân phối quản lý ứng dụng và hỗ trợ người dùng tốt hơn. Với người dùng, SaaS đem lại khả năng truy cập từ xa và sự tiện lợi trong cài đặt. Kết luận Tuy đa số chuyên gia đều đồng ý rằng công nghệ điện toán đám mây (Cloud) có khả năng chuyển đổi lĩnh vực ngân hàng và tài chính, đồng thời thúc đẩy cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp cần ứng dụng công nghệ này một cách đảm bảo, tuân thủ quy định và nhất quán với nhu cầu kinh doanh. Những chuyên gia trong lĩnh vực BFSI cũng tin rằng, chỉ nên thực hiện triển khai các dịch vụ Cloud thông qua các nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu và đáng tin cậy. Tiềm năng của công nghệ này sẽ không chỉ bị giới hạn trong độ tin cậy, khả năng mở rộng quy mô, và lưu trữ (cũng như chi phí thấp đi kèm), mà còn có thể đi xa hơn vậy trong nền công nghiệp 4.0 hiện tại. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart CloudFanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/Email: [email protected]: 1900 638 399

Điện toán đám mây – Xu thế tất yếu của tương lai trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng

11:05 23/02/2022
Điện toán đám mây đang trở thành "cuộc đua" mới trong ứng dụng công nghệ cho hệ thống ngân hàng thời gian gần đây. Theo chiến lược của Ngân hàng nhà nước, đến năm 2025 sẽ có 60% ngân hàng Việt Nam sử dụng dịch vụ Điện toán đám mây, và năm 2030 tỷ lệ này sẽ tăng lên thành 100%. Công nghệ Điện toán đám mây với sự linh hoạt, bảo mật, và tối ưu chi phí, đang là trợ lực công nghệ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng để phát triển và tăng cường sự hài lòng của khách hàng. 1. Khả năng lưu trữ và phân tích dữ liệu Lưu trữ dữ liệu trên đám mây với tính linh hoạt và khả năng mở rộng nhanh chóng cùng tính bảo mật cao sẽ hỗ trợ giải quyết được bài toán lưu trữ khối dữ liệu đang lớn dần của các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính. Ngoài ra với việc tích hợp hệ thống quản lý trích xuất dữ liệu kết hợp với công nghệ AI sẽ hỗ trợ thêm rất nhiều trong việc phân tích dữ liệu hay làm báo cáo kinh doanh một cách nhanh chóng. 2. Tiết kiệm chi phí vận hành hệ thống Vận hành hệ thống trên đám mây sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí so với một hệ thống on-premise. Những khoản chi phí để nâng cấp phần cứng, chi phí vận hành, hay chi phí bảo mật sẽ được tiết kiệm đáng kể khi chuyển hướng sử dụng trên Nền tảng Đám mây. Việc duy trì, vận hành và bảo mật sẽ được nhà cung cấp dịch vụ Đám mây như FPT Cloud đảm nhiệm và doanh nghiệp có thể tập trung phát triển dịch vụ và kinh doanh. 3. Tăng cường trải nghiệm khách hàng Khi tích hợp với Công nghệ Đám mây thì việc đảm bảo hệ thống luôn được real-time đến 99,99% đồng thời với tính linh hoạt và tự động mở rộng instance có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng các phương thức thanh toán trực tuyến đang gia tăng nhanh chóng, từ đó làm tăng sự hài lòng khi trải nghiệm dịch vụ của khách hàng. Công nghệ Đám mây cũng giúp cho việc vận hành, nâng cấp, và phát triển các sản phẩm hay tính năng của doanh nghiệp đến với người dùng nhanh chóng hơn. 4. Bảo mật và khôi phục dữ liệu Khi lưu trữ trên Đám mây, dữ liệu sẽ được sao lưu nhiều phiên bản như một hoặc nhiều hệ thống dự phòng để doanh nghiệp có thể an tâm nếu như hệ thống chính gặp lỗi hoặc sự cố không mong muốn. Việc gặp sự cố ngoài ý muốn sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới việc vận hành và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vậy nên tính năng khôi phục và sao lưu dữ liệu đám mây của FPT Cloud sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa rủi ro đó. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart CloudFanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/Email: [email protected]: 1900 638 399

Đăng ký Sự kiện: Khai phá hiệu suất máy ảo Google Cloud trên nền tảng AMD

17:20 20/06/2022
Dịch chuyển hạ tầng lên cloud đang là ưu tiên hàng đầu của nhiều doanh nghiệp, nhằm nhanh chóng bắt kịp xu hướng chuyển đổi số toàn cầu.  Hội thảo “Khai phá hiệu suất máy ảo Google Cloud trên nền tảng AMD” sẽ cập nhật công nghệ mới nhất về Giải pháp Máy ảo của Google Cloud. Được tích hợp công nghệ tiên tiến của AMD, Máy ảo Google Cloud đáp ứng nhu cầu của mọi doanh nghiệp với hiệu năng cao và chi phí hợp lý. Tại đây, các chuyên gia từ FPT Smart Cloud, AMD và Google Cloud sẽ chia sẻ, thảo luận về cách thức ứng dụng giải pháp hiệu quả, từ đó giúp doanh nghiệp xây dựng lộ trình và chiến lược phù hợp khi xây dựng hệ thống hạ tầng trên mây. Sự kiện "Khai phá hiệu suất máy ảo Google Cloud trên nền tảng AMD" sẽ diễn ra tại: Hồ Chí Minh: Thứ Năm | 9h00, ngày 23/06/2022 Pullman Hotel - 148 Trần Hưng Đạo, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP. HCM Hà Nội: Thứ Sáu | 9h00, ngày 24/06/2022 Novotel Hanoi Thái Hà - 02 Phố Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội Quý doanh nghiệp vui lòng đăng ký tham gia sự kiện tại đây. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Mr. Lê Bạch Đức Anh:Email: [email protected]ố điện thoại: +84 936 279 506 Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart CloudFanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/Email: [email protected]: 1900 638 399  

Dữ liệu doanh nghiệp được lưu trữ ở đâu khi dùng Microsoft Azure?

17:21 23/12/2021
Microsoft sở hữu hệ thống trung tâm dữ liệu phân bố khắp thế giới và các công nghệ bảo mật tiên tiến nhất trong ngành, đảm bảo dữ liệu doanh nghiệp luôn an toàn khi được lưu trữ ở Microsoft Azure. Microsoft Azure là một trong những nền tảng hạ tầng đám mây hàng đầu hiện nay. Theo Enlyft, có đến 177.777 công ty trên toàn cầu đang sử dụng Microsoft Azure. Khi doanh nghiệp sử dụng Azure, dữ liệu doanh nghiệp không còn được lưu trữ trên các máy chủ riêng của họ. Vậy chính xác dữ liệu được lưu trữ ở đâu? 1. Microsoft Azure là gì? [caption id="" align="aligncenter" width="1080"]  Doanh nghiệp có thể sử dụng Microsoft Azure để thay thế hoặc bổ sung cho các máy chủ tại chỗ | Nguồn: ITAF.[/caption] Microsoft Azure là một dịch vụ điện toán đám mây đến từ “gã khổng lồ” công nghệ - Microsoft. Dịch vụ này cung cấp SaaS (Phần mềm như một dịch vụ), PaaS (Nền tảng như một dịch vụ), IaaS (Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ) và hỗ trợ nhiều ngôn ngữ cùng công cụ lập trình. Với Azure, doanh nghiệp có thể chạy các ứng dụng phần mềm, dịch vụ và phần cứng trên internet. Điều này giúp doanh nghiệp tránh được các khoản chi lớn cho việc cài đặt, vận hành và bảo trì phần cứng tại chỗ. Nền tảng điện toán đám mây này phù hợp với mọi quy mô doanh nghiệp, từ các công ty khởi nghiệp đến các công ty đa quốc gia. Có thể bạn quan tâm: Open License bị “khai tử” - Doanh nghiệp có thể mua giấy phép bản quyền ở đâu? 2. Dữ liệu được lưu trữ ở đâu khi sử dụng Microsoft Azure? [caption id="" align="aligncenter" width="900"]  Các trung tâm dữ liệu của Microsoft sở hữu hệ thống cáp quang đủ để lên tới mặt trăng và quay lại 3 lần | Nguồn: Redington Cloud.[/caption] Microsoft quản lý việc lưu trữ dữ liệu cho người dùng Azure thông qua hơn 200 trung tâm dữ liệu đặt tại 60 khu vực trên toàn thế giới, được kết nối thông qua hơn 165.000 dặm cáp biển. Thông thường, doanh nghiệp có thể chỉ định khu vực họ muốn lưu trữ dữ liệu. Các chuyên gia của Microsoft khuyên doanh nghiệp nên lưu trữ dữ liệu gần với vị trí địa lý của mình để quá trình truy cập dữ liệu có thể diễn ra một cách nhanh chóng và mượt mà. Nền tảng điện toán đám mây này cũng cung cấp hơn 35 tính năng tuân thủ để đáp ứng tiêu chuẩn tuân thủ trong mọi lĩnh vực như: chính phủ, chăm sóc sức khỏe, sản xuất, giáo dục và tài chính… 3. Tại sao nên lựa chọn lưu trữ dữ liệu trên Microsoft Azure? Hiện tại, thị trường đám mây công cộng đang chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt đến từ hàng loạt thương hiệu lớn. Tuy nhiên, Microsoft đã khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực điện toán đám mây với Microsoft Azure. Dưới đây là 5 lý do tại sao có đến 95% trong số 500 công ty thuộc danh sách Fortune hiện đang sử dụng nền tảng điện toán đám mây này. 3.1. Tính sẵn sàng cao [caption id="" align="aligncenter" width="1024"]  Kho dữ liệu của Azure cung cấp tính khả dụng và khả năng dự phòng cao với hệ thống trung tâm dữ liệu toàn cầu | Nguồn: Malwarebytes Labs[/caption] Để đảm bảo dữ liệu của doanh nghiệp luôn sẵn sàng trong mọi trường hợp, Microsoft Azure giữ và quản lý nhiều bản sao dữ liệu của doanh nghiệp bằng cách sử dụng quy trình “Nhân bản” (Replication). Doanh nghiệp được quyền chọn cách xử lý các bản sao dữ liệu của mình. Ví dụ, doanh nghiệp có thể lưu hai bản sao ở cùng một nơi hoặc phân bổ nhiều bản sao ở nhiều trung tâm dữ liệu khác nhau. Microsoft Azure đưa ra cam kết chất lượng dịch vụ (Service-Level Agreement) là 99.95% - khoảng 4,38 giờ ngừng hoạt động mỗi năm. Đây là điều mà rất ít doanh nghiệp có thể làm được. 3.2. Khả năng mở rộng linh hoạt Không giống như dịch vụ lưu trữ truyền thống, Azure cho phép các doanh nghiệp thay đổi khả năng tính toán và không gian lưu trữ theo yêu cầu để đảm bảo dung lượng tối ưu cho nhu cầu mở rộng kinh doanh ngắn hạn hoặc dài hạn. Doanh nghiệp chỉ cần điều chỉnh các thỏa thuận dịch vụ mà họ đã tạo để các ứng dụng của họ có thể hoạt động mà không bị gián đoạn. 3.3. Mã hóa dữ liệu mọi lúc, mọi nơi [caption id="" align="aligncenter" width="1600"]  Microsoft Azure bảo mật dữ liệu bằng nhiều phương pháp mã hóa, giao thức và thuật toán khác nhau | Nguồn: Aureon.[/caption] Tất cả dữ liệu lưu trữ ở Microsoft Azure đều có thể được mã hóa ở cả trạng thái nghỉ và khi đang truyền. Dữ liệu khi di chuyển trong và giữa các trung tâm dữ liệu của Microsoft được bảo vệ bằng Bảo mật tầng truyền tải (TLS). Trong khi đó, Internet Protocol Security bảo vệ dữ liệu khi di chuyển giữa thiết bị người dùng và trung tâm dữ liệu bằng cách sử dụng các khóa duy nhất. Dữ liệu ở trạng thái nghỉ được ghi vào nền tảng lưu trữ Azure sẽ được mã hóa thông qua mã hóa AES 256-bit và tuân thủ FIPS 140-2. Trong trường hợp đĩa dữ liệu bị đánh cắp hoặc bị xâm nhập, người truy cập vào nó vẫn sẽ không thể đọc bất kỳ thông tin gì nếu không có các khóa bảo mật phù hợp. Theo mặc định, các khóa do Microsoft quản lý sẽ bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp và Azure Key Vault giúp đảm bảo rằng các khóa mã hóa được bảo mật đúng cách. Quyền truy cập vào Azure Key Vault có thể được chỉ định bằng tài khoản Azure Active Directory. Có thể bạn quan tâm: Tăng cường bảo mật dữ liệu doanh nghiệp cùng Microsoft Azure 3.4. Tối ưu hóa chi phí Microsoft Azure cho phép doanh nghiệp khởi chạy các ứng dụng nội bộ và khách hàng trên đám mây một cách dễ dàng và nhanh chóng. Mô hình trả tiền khi sử dụng (Pay-As-You-Go) của Microsoft cho phép các doanh nghiệp chỉ chi trả cho những gì họ sử dụng. Doanh nghiệp có thể truy cập nhiều tài nguyên hơn khi họ cần và tải chúng dưới dạng một cụm. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản phí đáng kể khi không cần phải đầu tư, vận hành, bảo trì và nâng cấp cơ sở hạ CNTT tại chỗ. 3.5. Cung cấp các công cụ phát triển cấp doanh nghiệp [caption id="" align="aligncenter" width="1600"]  Microsoft Azure hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và triển khai các ứng dụng web | Nguồn: B4U Solution[/caption] Microsoft Azure cho phép các doanh nghiệp xây dựng, chạy và quản lý phần mềm web của riêng họ bằng cách sử dụng các công cụ và ngôn ngữ lập trình khác nhau, bao gồm: Oracle, Linux, Ruby, Java, Kubernetes, .NET, Python, MySQL, PHP…  Doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa các tài nguyên quản lý có sẵn trên Azure để khởi tạo các ứng dụng cho thiết bị di động lẫn ứng dụng web. Bên cạnh đó, nền tảng phát triển thân thiện với người dùng của Azure cung cấp các môi trường thử nghiệm chuyên dụng, giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian thử nghiệm sản phẩm và nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Microsoft tạo ra môi trường lưu trữ dữ liệu linh hoạt, an toàn cho doanh nghiệp khi triển khai một loạt các tính năng bảo mật ưu việt vào Microsoft Azure. Điều này giúp xua tan nỗi lo bảo mật của doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp tập trung phát triển, bứt phá trong nền kinh tế số. Với tư cách là Gold Partner của Microsoft tại Việt Nam, FPT Smart Cloud vô cùng vinh dự khi được hỗ trợ, đồng hành cùng quý doanh nghiệp địa phương trong quá trình chuyển đổi số với Microsoft Azure cũng như các giải pháp công nghệ tiên tiến khác trong hệ sinh thái Microsoft. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart CloudFanpage: https://www.facebook.com/microsoft.fptsmartcloud/Email: [email protected]: 1900 638 399 Việt

Doanh nghiệp Việt cần “chớp” thời cơ khi Cloud bùng nổ vào năm 2022

10:36 30/12/2021
Theo Forbes, năm 2022 sẽ tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng trong chi tiêu cho các giải pháp, dịch vụ ứng dụng công nghệ Điện toán đám mây. Từ việc ứng dụng nền tảng đám mây để cải thiện một chức năng cụ thể, làn sóng mới sẽ thúc đẩy các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra những chiến lược phát triển toàn diện hơn, tiếp cận trên phạm vi rộng hơn trong doanh nghiệp mình. Nâng cao khả năng làm việc của lực lượng lao động từ xa vẫn sẽ là xu hướng chính, nhưng chúng ta sẽ thấy sự đổi mới liên tục trong cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu và Cloud. Báo cáo từ Gartner cũng chỉ ra rằng, chi tiêu toàn cầu cho các dịch vụ đám mây dự kiến ​​sẽ đạt hơn 482 tỷ đô vào năm 2022, tăng từ 313 tỷ đô la vào năm 2020. Cơ sở hạ tầng Điện toán đám mây có thể coi là “xương sống” của việc phân phối hầu hết mọi dịch vụ kỹ thuật số. Không nằm ngoài xu thế chung, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang tích cực lên Cloud. Bằng chứng là từ giữa tháng 9, thị trường liên tiếp đón nhận thông tin hợp tác triển khai, cung cấp dịch vụ điện toán đám mây của các tên tuổi lớn tại Việt Nam. Doanh nghiệp Việt cần làm gì để chớp cơ hội tăng tốc, bứt phá, tạo lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch? 1. Liên tục đổi mới, sáng tạo để chớp lấy "thời cơ" Dưới tác động của đại dịch Covid-19, các công nghệ mới (số hóa) đã khiến hành vi tiêu dùng, các giao dịch và các hoạt động tương tác khác chuyển hướng mạnh từ trực tiếp, sang gián tiếp, trực tuyến, từ xa…, Các công nghệ hiện đại như AI, Cloud, Blockchain, IoT sẽ cho phép doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi, thay đổi cách làm cũ không còn phù hợp để sáng tạo những phương thức hoạt động mới hiệu quả hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường và tiếp cận các thị trường tiềm năng mới. Một nền tảng điện toán đám mây (Cloud) mạnh mẽ, được ví như cốt lõi thúc đẩy chuyển đổi số, sẽ là nền tảng công nghệ mà mọi doanh nghiệp cần có với các lợi thế linh hoạt nhất, tốc độ nhất, sáng tạo nhất và tiên tiến nhất. Điện toán đám mây sẽ đem lại lợi thế vô cùng lớn cho doanh nghiêp về tốc độ triển khai, tốc độ mở rộng, giản lược quá trình và chi phí đầu tư hệ thống máy chủ. Điều này đặc biệt hữu ích trong bối cảnh chuỗi cung ứng phần cứng trên thế giới đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Với lợi thế tích hợp sẵn hơn 50 dịch vụ sẵn sàng để triển khai, ứng dụng, đáp ứng mọi yêu cầu của doanh nghiệp; cùng hệ sinh thái sản phẩm đa dạng “Made by FPT” được tích hợp sẵn, FPT Cloud sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với công nghệ mới, liên tục thay đổi, sáng tạo mà không tốn nhiều thời gian, chi phí triển khai, để từ đó tìm ra giải pháp "đo ni đóng giày" cho chính doanh nghiệp mình. 2. Sẵn sàng chuyển đổi với một hạ tầng vững mạnh Ngày nay, các công ty như Microsoft, Amazon và IBM (các nhà cung cấp Cloud lớn nhất) hiện đang mở rộng việc triển khai các mô hình "Hybrid" áp dụng cách tiếp cận tốt nhất của cả Public Cloud và Private Cloud. Dữ liệu có thể được lưu giữ trên các máy chủ AWS hoặc Azure và được truy cập thông qua các công cụ, ứng dụng. Những dữ liệu nhạy cảm hơn, quan trọng hơn có thể được lưu trữ trên các máy chủ riêng, nơi có thể giám sát quyền truy cập và được xử lý bằng các ứng dụng độc quyền. Tuy nhiên, việc triển khai hạ tầng Cloud trên các máy chủ đặt tại nước ngoài có thể gặp phải những vấn đề không mong muốn như: Khoảng cách địa lý xa khiến tốc độ truy cập của người dùng bị giảm; Rào cản về ngôn ngữ, khác múi giờ; Chi phí phát sinh cao hoặc thủ tục thuê rắc rối,... Việc lựa chọn một nền tảng Cloud "bản địa" cũng sẽ là xu hướng được nhiều doanh nghiệp Việt lựa chọn bởi năng lực công nghệ của sản phẩm Việt hiện nay không hề thua kém thế giới. Chia sẻ về điểm lợi thế của nền tảng FPT Cloud, ông Lê Hồng Việt - Tổng Giám đốc FPT Smart Cloud nhận định: "Chữ “Việt Nam” tạo ra khác biệt. Lợi thế lớn nhất của FPT Cloud là nền tảng Cloud xây dựng hướng tới doanh nghiệp Việt, dựa trên sự thấu hiểu môi trường kinh doanh có những đặc thù riêng tại Việt Nam, đảm bảo tuân thủ quy định của Nhà Nước, cũng như tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho các doanh nghiệp Việt và người sử dụng. FPT Cloud đề cao việc sử dụng dữ liệu tại Việt Nam, với những công cụ, công nghệ tiên tiến, ứng dụng Trí tuệ nhân tạo thông minh để tạo ra sự khác biệt cho các doanh nghiệp Việt." Đồng thời, FPT Cloud sở hữu nền tảng công nghệ mạnh mẽ, ổn định, chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn Quốc tế về chất lượng và tính bảo mật. Điểm khác biệt của FPT Cloud là mang đến mô hình bảo mật chủ động, tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo và đồng hành cùng các đối tác hàng đầu thế giới trên 3 khía cạnh: con người (đội ngũ chuyên gia vận hành), quy trình vận hành và công nghệ. Hiện FPT Cloud đã đạt được các chứng chỉ bảo mật và an toàn thông tin như ISO 27017, ISO 9001, Uptime Tier 3 và trong lộ trình đạt các chứng chỉ PCI-DSS... 3. Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong Điện toán đám mây Điện toán đám mây đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ Trí tuệ nhân tạo (AI) - điều này được Giám đốc điều hành Google Sundar Pichai mô tả với Forbes là “quan trọng hơn cả điện hay lửa” về tác động của nó đối với xã hội. Theo ông, sự phát triển của Cloud và AI được kết nối chặt chẽ với nhau và điều này sẽ trở nên rõ ràng trong năm 2022 trở đi. Điện toán đám mây chắc chắn sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ AI cho người dùng cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng để cung cấp chúng.

Digital Marketing Lead

15:07 10/02/2022
1. Job Description Responsible for tasks related to AI products, target customers B2BDirectly participate in building performance marketing campaignsParticipate in the design and construction of the company's Performance marketing systemParticipating in planning the company's digital space resourcesParticipate in building, directly working with the company's marketing measurement systemsPerform other professional marketing tasks as required by direct management. 2. Job Requirement Graduated with degrees related to Communication, Journalism, or Marketing.At least 3 years of working experience in a similar position. Advantages: Knowledge of CRM & Automation systemGood English speaking & writing skills.Able to work independently, teamwork, meet deadlines. hardworking, responsible, committed, and ability to work under high pressure. 3. Top Benefits Attractive income package, detailed agreement according to capacity.Full benefits according to current labor law.Welfare policies according to the Company's regulations are diverse: Annual health check; FPT health insurance for employees (Financial support with medical examination and treatment costs at all hospitals); Gratitude activities, taking care of employees’ mental health and their family…Friendly, open, respectful working environment.Vacation: participate in large-scale cultural activities of the company and corporation as a whole.Details to be discussed during the interview. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Ngo Viet Anh (Mr.) – Talent Acquisition Team Lead Email: [email protected] |   P: 0989613311Skype: AnhNV (Anthony Ngo) FPT Smart Cloud (FCI) Co., LTD Address:Hanoi: 7th Floor, FPT Tower, no. 10 Pham Van Bach Street, Dich Vong ward, Cau Giay district, Hanoi.  HCMC: 3rd floor, PJICO Tower, no. 186 Dien Bien Phu, Ward 6, District 3, HCMC. Websites: FPT Cloud | FPT AI

Dịch vụ FPT Monitoring – Công cụ giám sát hiệu quả cho doanh nghiệp

18:05 20/06/2022
  Giám sát container là hoạt động liên tục thu thập số liệu, theo dõi tình trạng sức khoẻ của các ứng dụng container hoá và môi trường microservices, để cải thiện tình trạng sức khoẻ, nâng cao hiệu suất cũng như đảm bảo ứng dụng được vận hành thông suốt. Container được xem là một trong các phương pháp triển khai ứng dụng phổ biến nhất, mang lại nhiều lợi ích như giúp doanh nghiệp tăng cường tính khả chuyển của ứng dụng và khả năng phục hồi hoạt động. Trong một khảo sát năm 2018 của Cloud Native Computing Foundation (CNCF), 73% số doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ hiện đang sử dụng container để đẩy mạnh khả năng thích ứng, đổi mới trong sản xuất. Giám sát container là một phần của observability (quan sát) - một thuật ngữ thường được dùng song song với thuật ngữ giám sát, bao gồm các yếu tố như tổng hợp và phân tích file log, truy dấu, thông báo và hiển thị dữ liệu. Các giải pháp giám sát hiện đại vượt trội hơn các giải pháp truyền thống ở khả năng theo dõi các sự cố tiềm ẩn, cũng như thông tin chi tiết về hành vi container. Bài viết này sẽ chỉ ra nguyên nhân, thời điểm và phương pháp phù hợp để bạn tiến hành giám sát container, cũng như những thách thức và giải pháp mà bạn có thể tìm ra.  Vì sao cần phải giám sát container?  Việc có cái nhìn chuyên sâu và toàn diện về số liệu metrics, log và trace mang đến lợi ích lớn cho những lập trình viên sử dụng các nền tảng container. Doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định sáng suốt, chẳng hạn như khi nào cần nâng cấp/mở rộng các instance/task/pod, chuyển đổi loại instance, hoặc lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp (theo nhu cầu sử dụng - on demand, đặt trước - reserved hoặc đặt giá thầu - spot). DevOps và kỹ sư hệ thống cũng có thể cải thiện hiệu suất, tốc độ phân giải bằng cách bổ sung quy trình tự động hóa, chẳng hạn như dùng cảnh báo để tự động kích hoạt các hoạt động mở rộng quy mô. Cụ thể, bằng cách chủ động theo dõi mức sử dụng tài nguyên bộ nhớ, bạn có thể xác định một ngưỡng để thông báo cho các người dùng khi mức tiêu thụ tài nguyên tiệm cận giới hạn, hoặc bạn cũng có thể áp dụng tự động hóa cho phép thêm vào các node bổ sung trước khi hết dung lượng CPU hoặc dung lượng bộ nhớ khả dụng. Trong trường bạn đặt ra một ngưỡng cảnh báo, chẳng hạn tại mức sử dụng 70%, bạn cũng có thể tự động thêm các instance vào cụm khi đạt ngưỡng.  Những thách thức với giám sát container  Mặc dù việc sử dụng container trong hoạt động triển khai ứng dụng đã trở nên phổ biến, khảo sát năm 2018 của CNCF cũng đã chỉ ra rằng 34% người được hỏi cho biết giám sát là một trong các thách thức hàng đầu ảnh hưởng tới việc áp dụng container. So với việc sử dụng giải pháp giám sát truyền thống cho hạ tầng ảo hoá, thì việc áp dụng hệ thống giám sát container sẽ kèm theo nhiều thách thức mới, bao gồm:   Container không tồn tại lâu  Chúng có thể được cung cấp nhanh chóng, nhưng cũng bị huỷ nhanh không kém. Hành vi này là một trong những ưu thế chính để sử dụng container, nhưng mặt khác nó lại gây ra khó khăn để theo dõi những thay đổi, đặc biệt là trong các hệ thống phức tạp với độ chính xác cao.  Container chia sẻ tài nguyên  Các tài nguyên như bộ nhớ và CPU được chia sẻ trên một hoặc nhiều máy chủ, gây khó khăn cho việc theo dõi mức tiêu thụ tài nguyên trên máy chủ vật lý, dẫn đến khó để chỉ dấu rõ ràng về hiệu suất container hoặc sức khỏe ứng dụng.  Bộ công cụ không đáp ứng đủ  Các nền tảng giám sát truyền thống, kể cả những nền tảng phù hợp với môi trường ảo hóa, vẫn có khả năng không cung cấp đủ thông tin chi tiết về số liệu, log và trace cần thiết để theo dõi và khắc phục sự cố về sức khỏe và hiệu suất của container.  Bạn cần gì ở một hệ thống giám sát container  Một hệ thống giám sát hiệu quả cần cung cấp được cái nhìn tổng quan về toàn bộ ứng dụng của bạn cũng như thông tin liên quan về từng thành phần. Dưới đây là những điều cần xem xét khi chọn giải pháp giám sát container:  Liệu bạn có quan sát được toàn bộ ứng dụng đang hoạt động như thế nào, đối với cả hoạt động kinh doanh cũng như nền tảng kỹ thuật?  Liệu bạn có thấy sự tương quan giữa sự kiện diễn ra và log, để phát hiện các bất thường và phản ứng một cách chủ động, hoặc thụ động, với sự kiện đó và giảm thiểu thiệt hại không?  Liệu bạn có thể đi sâu vào từng thành phần hoặc từng lớp để phân tách và xác định nguồn gây ra sự cố không?  VIệc thêm các công cụ đo vào code có dễ dàng không?  Việc định cấu hình cho cảnh báo, báo động và tự động hoá có dễ không?  Liệu bạn có thể hiển thị, phân tích và đặt cảnh báo về bất kỳ số liệu hoặc log thu thâp được từ các nguồn dữ liệu khác nhau không?  Giải pháp giám sát từ FPT Monitoring FPT Monitoring cung cấp giải pháp toàn diện thu thập, phân tích và cảnh báo trên các dữ liệu Metric, Logs, và Traces tích hợp với công cụ hiển thị dữ liệu dashboard cao cấp; giúp doanh nghiệp nhanh chóng phát hiện hành vi bất thường, cài đặt cảnh báo, trực quan hóa dữ liệu, thực hiện các thao tác tự động,…. khám phá thông tin chuyên sâu để ứng dụng của bạn vận hành ổn định. Bộ công cụ trực quan hóa chuỗi dữ liệu nguồn mở Grafana là một lựa chọn phù hợp trong nhiều tình huống vì nó hỗ trợ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, bao gồm Prometheus, Graphite, cùng nhiều nguồn khác. Mặc dù tính năng cốt lõi của Grafana được sử dụng để trực quan hoá và cảnh báo các số liệu. Hỗ trợ việc phân tích log với các nguồn dữ cho phép người dùng tương quan số liệu với các sự kiện log, cũng như cung cấp phân tích nguyên nhân gốc. Bên cạnh Grafana còn có nhiều giải pháp giám sát container trả phí, nhưng chúng thường yêu cầu sử dụng các tác nhân hoặc giao thức thu thập dữ liệu cụ thể.   Lợi ích mà dịch vụ FPT Monitoring mang lại cho khách hàng bao gồm: Hệ thống quản trị được thiết kế với mục tiêu hoạt động ổn định và dễ dàng sử dụng cho các bộ phận khác nhau mà không cần kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật Hệ thống có thể thu thập nhiều kiểu dữ liệu của ứng dụng và các bộ phận khác trong doanh nghiệp nhằm giúp quản trị và tối ưu trong quá trình phát triển sản phẩm trên hệ thống FPT Cloud Doanh nghiệp có thể quản trị và giám sát tài nguyên sử dụng trên hệ thống với những thông báo chuyên sâu về hiệu năng để từ đó có những biện pháp tối ưu vận hành và chi phí Đối với các ứng dụng container hóa chạy trên tài nguyên FPT Cloud, trải nghiệm giám sát nguồn dữ liệu chéo tương tự có thể được thực hiện với FPT Monitoring. Bằng cách tự động thu thập và lưu trữ các số liệu và log, FPT Monitoring có thể cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về các cụm container của bạn và các ứng dụng đang chạy. Với FPT Monitoring, doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý hệ thống, tối ưu tài nguyên cũng như linh hoạt trong việc quản lý chi phí với tính năng Pay-as-you-go của FPT Cloud Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về sản phẩm FPT MonitoringFanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/Email: [email protected]: 1900 638 399FPT Smart Cloud – Nhà cung giải pháp và tư vấn hàng đầu về Điện toán đám mây và Trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam.  

Dịch vụ FPT Container Registry – chuẩn hóa môi trường phát triển của doanh nghiệp và khách hàng

16:24 31/05/2022
Nếu bạn đã và đang trải nghiệm và sử dụng Kubernetes - hoặc bất kỳ hệ thống quản lý Container nào - bạn có thể gặp phải khái niệm dịch vụ Container Registry. Trong bài viết này, hãy cùng với FPT Cloud thảo luận về Container Registry là gì, lợi ích của việc sử dụng Container Registry và tại sao nó là một thành phần thiết yếu trong việc triển khai Kubernetes. Tóm lược về Container Trước hết, chúng ta tóm tắt lại khái niệm về Container, nhìn từ góc độ phát triển và triển khai ứng dụng. Container là phương thức chuẩn để đóng gói code, các cấu hình và những thành phần phụ thuộc (dependencies) của ứng dụng vào một đối tượng duy nhất. Các container chia sẻ một hệ điều hành được cài đặt trên máy chủ và chạy dưới dạng các process được tách biệt với tài nguyên, đảm bảo triển khai nhanh chóng, đáng tin cậy và nhất quán, bất kể môi trường chạy trên đó là gì. Giới thiệu về Container Registry Nếu bạn đã từng phát triển và triển khai các ứng dụng sử dụng Container, bạn có lẽ đã bắt gặp khái niệm Container Repository, đơn giản là một kho chứa các Containers. Một Container Repository là tập hợp các container images có liên quan với nhau nhằm cung cấp các phiên bản khác nhau của một ứng dụng. Một container điển hình sẽ bao gồm một container image, là một file có tất cả các thành phần mà một phần mềm cần thiết để có thể chạy được – nó bao gồm các tầng code, tài nguyên và công cụ. Container Repository sẽ lưu các image để cài đặt và triển khai. Các tổ chức, doanh nghiệp sẽ sử dụng Repository để quản trị, pull và push các image. Container Repository là một thành phần không tách rời của quá trình phát triển và triển khai ứng dụng có sử dụng container trên môi trường PaaS. Các đội DevOps có thể sử dụng container, và hầu hết các đội sẽ pull các loại container image từ các nguồn khác nhau – chẳng hạn như các registry mã nguồn mở, cộng đồng – để cho phép việc phát triển ứng dụng nhanh chóng và linh hoạt. Một tổ chức sẽ sử dụng Container Repository để chia sẻ các container image giữa các bộ phận, các nhóm làm việc, hay với cộng đồng rộng hơn. Một repository công cộng sẽ được chia sẻ với cộng đồng rộng, trong khi đó một repository riêng biệt sẽ cho phép tổ chức và doanh nghiệp giữ các image riêng rẽ trong tài khoản của mình hoặc trong các nhóm làm việc. Một ví dụ về container repository là Docker Repository trên Docker Hub, bao gồm một nơi xác định để lưu giữ và phát hành các Docker Image, các image này được dán nhãn với các tag khác nhau để định danh. thuật ngữ Container Registry có thể dễ bị nhầm lẫm với một thuật ngữ tương tự, Container Registry. Trong khi Container Repository là một tập hợp các container image có liên quan với nhau để quản trị, pull và push image, thì Container Registry là tập hợp của các repository chứa container image. Một Container Registry có thể được host công cộng hoặc riêng biệt – tương tự như Repository – bởi một bên thứ ba. Như vậy, sự khác biệt quan trọng giữa Registry và repository là một Registry là tập hợp của các Repository, trong khi đó Repository lưu giữ các image có liên quan đến nhau. Có thể nói một cách hình ảnh, giống như tại bến cảng, thì Container Repository là kho chứa các container, trong khi đó Container Registry giống như một nơi đăng ký tại cảng của tất cả các kho chứa Container đó. Lợi ích của việc sử dụng Container Registry Việc sử dụng Container Registry có những lợi ích thiết thực trong quá trình phát triển và triển khai ứng dụng, nhất là giữa các nhóm làm việc trong một tổ chức doanh nghiệp. · Container Registry và Repository nói chung là một thành phần của các dịch vụ container service, như Docker hay Kubernetes. · Chúng cho phép các tổ chức doanh nghiệp chia sẻ các container image giữa các nhóm làm việc hoặc tới cộng đồng rộng hơn, thông qua các thiết lập công cộng hoặc riêng biệt. · Một vài dịch vụ container service trong đó có FPT Cloud có cung cấp các chương trình giá miễn phí nhất định cho Container Registry gắn với việc tạo tài khoản. · Tăng năng suất làm việc thông qua việc tăng tốc độ push và pull image. · Việc tích hợp các image vào dịch vụ đồng bộ của FPT Cloud sẽ đem lại cho các nhóm làm việc của tổ chức doanh nghiệp trải nghiệm nhất quán và xuyên suốt trong quá trình phát triển và triển khai ứng dụng. Dịch vụ FCR – FPT Cloud Container Registry Dịch vụ FPT Container Registry cung cấp cho khách hàng dịch vụ lưu trữ các image container của tổ chức và doanh nghiệp. Sử dụng dịch vụ FPT Container Registry, khách hàng có thể đơn giản hóa và thống nhất quản lý toàn bộ vòng đời của container, bao gồm lưu trữ, bảo mật, tạo bản sao, quản trị container image; thuận tiện cho việc quản lý số lượng lớn docker image, đồng thời có thể tích hợp qua các môi trường khác, như các công cụ DevOps, Kubernetes engine, các Virtual Machines. Các lợi ích của việc sử dụng FPT Cloud Container Registry · Khách hàng được cung cấp kho lưu trữ image đồng nhất với các dịch vụ mà FPT Cloud đang cung cấp, trên nền tảng dịch vụ lưu trữ S3 · Dễ dàng tích hợp vào các hệ thống CI/CD giúp triển khai ứng dụng lên các môi trường khác nhau · Không giới hạn số lần pull/push image · FPT Cloud có các region Hà Nội và TP HCM, cho phép doanh nghiệp có thể lưu trữ thuận tiện cho việc tải và nạp image với tốc độ cao · FPT Cloud có chính sách giá linh hoạt và cạnh tranh cho dịch vụ FCR Các tính năng chính của dịch vụ FCR Khách hàng khi truy cập vào dịch vụ FCR qua FPT Cloud Portal, có thể thực hiện các bước kích hoạt dịch vụ FCR của mình, trên đó có những thông tin và bộ lệnh hướng dẫn cơ bản để thao tác với dịch vụ FCR, lấy các thông tin đăng nhập để tương tác với dịch vụ và thực hiện các tác vụ như xem danh sách image, xem chi tiết image, xóa image, pull hoặc push image về sau. Kết luận Như vậy với việc chuẩn hóa quá trình phát triển và triển khai ứng dụng cho khách hàng cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, việc cung cấp dịch vụ FPT Cloud Container Registry giúp cho khách hàng có một môi trường tích hợp với quá trình Dev/Ops của mình, tăng tính chia sẻ và năng suất của các nhóm làm việc, được cung cấp chính sách giá sử dụng linh hoạt, cạnh tranh, và sử dụng kho lưu trữ đồng nhất với các dịch vụ khác của FPT Cloud với độ an toàn, bảo mật cao. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về sản phẩm FPT Container RegistryFanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/Email: [email protected]: 1900 638 399