MongoDB là gì? Tìm hiểu tính năng và trường hợp nên khai thác MongoDB
MongoDB là gì? Đây là phần mềm hỗ trợ đắc lực trong hoạt động quản lý cơ sở dữ liệu. Thông qua những tính năng được chia sẻ, bạn sẽ hiểu rõ hơn các lợi ích đem lại. Ngoài ra, FPT Cloud cũng phân tích cả ưu – nhược điểm khi sử dụng MongoDB để bạn có góc nhìn khách quan. Phần cuối bài viết tập trung vào hướng dẫn cài đặt đảm bảo nhanh chóng nhất.
Khi tiếp cận với một công cụ mới, việc hiểu chính xác khái niệm rất quan trọng. Vì thế, phần mở đầu sẽ tập trung giải thích MongoDB là gì. Đây là dạng phần mềm cơ sở dữ liệu sử dụng mã nguồn mở NoSQL.
Hoạt động hỗ trợ có thể thực thi trên nhiều nền tảng khác nhau. Các chức năng được thiết kế với mục đích hướng đến đối tượng sử dụng. Khi tìm hiểu MongoDB sẽ thấy nguyên lý vận hành dựa trên khái niệm Collection và Document.
Trong quá trình nghiên cứu MongoDB là gì, bạn cũng dễ dàng nhận ra các đặc trưng. Đó chính là hiệu suất cao kết hợp với tính khả dụng tốt, thuận tiện khi mở rộng.
Các Collection trong phần mềm có cấu trúc vô cùng linh hoạt. Vì thế, dữ liệu không cần thiết phải tuân theo quy tắc nào cả. Cũng chính bởi vậy, khả năng lưu data đa dạng và phức tạp được đánh giá cao.
Một đặc điểm cơ bản khác là dữ liệu lưu bằng định dạng kiểu JSON. Với những giới thiệu MongoDB ở trên đủ để bạn có những hình dung ban đầu về phần mềm.
>>> Xem thêm: Mailchimp là gì? Hướng dẫn sử dụng phần mềm Mailchimp từ A – Z
Nguyên tắc hoạt động của MongoDB là gì? Về cơ bản, đó sẽ là tiến trình dịch vụ ngầm và mở một cổng (mặc định 27017). Mục đích dùng để tiếp nhận các yêu cầu truy vấn và thao tác rồi tiến hành xử lý.
Mỗi bản ghi của MongoDB được gán trường có tên “_id”. Qua đó, hệ thống xác định được tính duy nhất của document. Ngoài ra, định danh này còn sử dụng cho mục đích truy vấn, tìm kiếm thông tin.
Trường dữ liệu “_id” được tự động đánh chỉ mục Index nhằm đảm bảo tốc độ truy vấn tối ưu nhất. Ngoài ra, sau mỗi lần hoạt động đều được ghi lên bộ nhớ đệm RAM.
Nhờ nguyên tắc này, những lần truy vấn sau sẽ rút ngắn thời gian vì không cần đọc dữ liệu từ ổ cứng. Khi tìm hiểu MongoDB là gì, bạn sẽ thấy quá trình xóa, thêm hoặc sửa bản ghi mất 60s.
Đây là khoảng thời gian cần để ghi các dữ liệu thay đổi từ RAM xuống ổ cứng. Điều này nhằm mục đích đảm bảo hiệu suất đã mặc định của chương trình.
Sau khi biết những tính năng chính của MongoDB là gì, bạn sẽ thấy tin tưởng phần mềm hơn. Cụ thể được liệt kê và giải thích trong bản tổng hợp dưới đây.
✅Tính năng | Vai trò |
✅Truy vấn | Khi tìm hiểu MongoDB là gì, bạn sẽ thấy tính năng này được đánh giá cao nhất. Tác dụng là hỗ trợ các trường truy vấn phạm vi.Ngoài ra, truy vấn cũng giúp tìm kiếm biểu thức, trả về kết quả tài liệu cụ thể với kích thước nhất định. Sự hữu dụng còn phát huy trong khâu lập chỉ mục chính và phụ. |
✅Nhân rộng | Phần mềm cung cấp Replica Set cho phép nhân đôi hoặc nhiều bản sao của dữ liệu.- Khi nhân rộng, toàn bộ data ghi và đọc được thực hiện trên bản sao chính.- Bản sao thứ cấp sẽ dùng bản sao tích hợp nhằm duy trình dữ liệu.Nếu có bất kỳ bản copy nào thất bại, Replica set sẽ chọn một bản thứ cấp thay thế.Trong quá trình nhân rộng, Replica thứ cấp được tùy chọn hoạt động. Thế nhưng, dữ liệu cuối cùng vẫn phải tuân thủ theo mặc định. |
✅Cân bằng tải | Hoạt động của cân bằng tải trong MongoDB là gì? Phần mềm sử dụng Sharding để chia tỷ lệ chiều ngang và xác định dữ liệu phân phối trong Collection. Tác vụ này giúp người dùng có thể chọn một Shard Key.Như vậy, MongoDB cân bằng tải bằng cách dựa vào các Key trên để chia sẻ data. Qua đó đảm bảo sự phân bổ đúng phạm vi và đồng đều.Nhân tố này có thể chạy trên nhiều máy chủ và thực hiện chức năng sao chép dữ liệu hay cân bằng tải. Kết quả là hệ thống hoạt động liên tục kể cả khi phát sinh lỗi phần cứng. |
✅Lưu trữ tệp | Khi tìm hiểu MongoDB là gì, bạn sẽ bắt gặp tính năng lưu trữ tệp. Cách thức hoạt động như một hệ thống tệp, đóng vai trò cân bằng tải. Đồng thời, việc sao chép dữ liệu trên nhiều máy tính cũng được hỗ trợ.Cụ thể, GridFS chia tệp thành nhiều phần, lưu trữ như các tài liệu riêng biệt. Sau đó người dùng dễ dàng truy cập thông qua Mongofiles hay các plugin sử dụng cho Nginx và Lighttpd. |
✅Tập hợp | Tính năng này mang đến ba giải pháp gồm Aggregation Pipeline, Mapreduce và Single-purpose Aggregation. Trong đó, dạng Pipeline được đánh giá là có hiệu suất tốt nhất. |
✅Giới hạn kích thước của collection | Nếu đã biết sự hỗ trợ của MongoDB là gì, bạn sẽ thấy Collection có kích thước cố định. Đặc điểm này kết hợp với việc theo sau thứ tự chèn giúp cải thiện hiệu suất về dữ liệu.Nếu khối lượng data quá giới hạn, tài liệu cũ tự động xóa. Bạn không cần thực hiện thêm bất kỳ thao tác dòng lệnh nào. |
✅Giao dịch | Nếu đã tìm hiểu các phiên bản mới của MongoDB là gì, bạn sẽ thấy tính năng này. Từ version 4.0 ra mắt vào tháng 6/2018, phần mềm đã bổ sung hỗ trợ giao dịch ACID đa tài liệu. |
Với những ưu – nhược điểm được tổng hợp dưới đây, bạn sẽ hiểu đặc trưng của MongoDB là gì. Hãy tiếp tục theo dõi để rõ hơn về phần mềm này.
Ưu điểm của MongoDB là linh hoạt trong lưu trữ các kích cỡ dữ liệu khác nhau. Vì được cất giữ dưới dạng JSON nên bạn thoải mái chèn thông tin tùy theo nhu cầu. Quá trình kiểm tra sự tương thích khi thêm, xóa hoặc cập nhật data nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
Điều này có được là bởi một đặc tính đã đề cập đến khi tìm hiểu MongoDB là gì. Đó chính là không bị ràng buộc trong khuôn khổ, quy tắc nhất định nào cả.
Bạn dễ dàng mở rộng hệ thống qua quá trình thêm node và cluster. Các cụm node đóng vai trò như thư viện chứa dữ liệu giao tiếp với nhau.
Tốc độ truy vấn cũng là yếu tố cần nói đến khi hỏi ưu điểm của MongoDB là gì. Bạn sẽ thấy sự nhanh mạnh hơn đáng kể so với RDBMS. Đó là bởi toàn bộ dữ liệu truy vấn đã được ghi đệm lên bộ nhớ RAM.
Nhờ thế, các truy vấn sau rút ngắn thời gian, không cần đọc từ ổ cứng. Ngoài ra, trường dữ liệu “_id” tự động đánh số nên hiệu suất luôn đạt mức cao.
Bên cạnh thế mạnh, bạn cũng cần biết nhược điểm của MongoDB là gì. Vì dữ liệu không ràng buộc nên cẩn phải thận trọng trong mọi thao tác.
Ngoài ra, chương trình phần mềm tiêu tốn khá nhiều dung lượng bộ nhớ vì thông tin lưu trữ dưới dạng key và value. Bên cạnh đó, một số collection chỉ khác biệt giá trị nên lặp lại key là khó tránh khỏi.
Quy trình này đã vô tình dẫn đến tình trạng thừa dữ liệu. Thời gian chuyển đổi data từ RAM xuống ở cứng khoảng 60s. Vì thế, nguy cơ mất dữ liệu nếu gián đoán kết nối là điều dễ xảy ra.
>>> Xem thêm: Mail Server là gì? Cách hoạt động & tính năng Mail Server
Với những ưu – nhược điểm như vậy, các trường hợp nên sử dụng MongoDB là gì? Theo lời khuyên của chuyên gia, bạn nên dùng khi:
- Website cần sử dụng tính năng thêm dữ liệu thường xuyên. Bởi vì, MongoDB vốn nổi tiếng với tốc độ ghi và bảo mật cao. Điều này giúp trang web không bị downtime trong suốt quá trình cập nhật.
- Sử dụng khi hệ thống dữ liệu dung lượng lớn, cần truy vấn nhanh.
- Khi muốn tìm kiếm thông tin trong bộ nhớ nhanh chóng bạn có thể sử dụng. Bởi lẽ, tốc độ xử lý của phần mềm cực nhanh.
- MongoDB thích hợp trong trường hợp máy chủ chưa có hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
Nếu bạn đang có một trong các nhu cầu trên, hãy tìm hiểu MongoDB là gì kỹ hơn. Phần mềm chắc chắn sẽ phát huy tối đa tác dụng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các trường hợp không cần thiết dùng MongoDB. Đó là khi web không cần nhiều ứng dụng giao dịch. Điển hình như các Site của ngân hàng.
Hướng dẫn MongoDB bắt đầu từ khâu tiến hành cài đặt trên Windows. Đầu tiên, bạn cần đi đến trang chủ của phần mềm: https://www.mongodb.org/downloads và tải xuống. Sau đó, hãy mở file vừa download, tiến hành chạy thiết lập.
Khi hoàn tất bước trên, bạn vào thư mục chứa file tải về để khởi động MongoDB. Cuối cùng là sử dụng IP 127.0.0.1:27017 để tạo kết nối đến phần mềm.
Những bài viết liên quan:
Trên đây là những điều bạn cần biết về phần mềm cơ sở dữ liệu ứng dụng mã nguồn mở. Ưu điểm dễ nhận thấy là tốc độ xử lý nhanh chóng, linh hoạt và đạt hiệu suất cao. Thế nhưng, bạn cũng nên cân nhắc đến nhu cầu thực tế để sử dụng phù hợp. FPT Cloud tin rằng bạn đã hiểu trọn vẹn MongoDB là gì thông qua bài viết.
Có thể bạn quan tâm
Cookie | Thời gian | Mô tả |
---|---|---|
cookielawinfo-checbox-analytics | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-functional | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checbox-others | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-necessary | 11 Tháng | |
cookielawinfo-checkbox-performance | 11 Tháng | |
viewed_cookie_policy | 11 Tháng |