Blogs Tech

FPT khởi công Trung tâm Dữ liệu lớn nhất Việt Nam

14:48 24/05/2021
Sáng 4/5/2020, Trung tâm dữ liệu (Data Center) lớn nhất Việt Nam của FPT đã khởi công tại Khu Công nghệ cao, quận 9, TP HCM. Data Center (diện tích 10.000 m2 và cung cấp 3.600 Rack - tủ chứa các thiết bị mạng) do FPT khởi công tại Khu Công nghệ cao TP HCM là trung tâm dữ liệu đầu tiên tại Việt Nam thiết kế theo chuẩn Leed Certification - hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về kiến trúc xanh. Trung tâm dữ liệu sử dụng công nghệ Drups mới nhất, đang được áp dụng tại các Data Center hiện đại trên thế giới, không sử dụng ắc quy nên góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo độ tin cậy cao cho các hệ thống điện toán đám mây quan trọng. CEO FPT Nguyễn Văn Khoa và các lãnh đạo nhà F cùng khách mời thực hiện nghi thức trước lễ khởi công xây dựng Data Center mới. Đây sẽ là Data Center lớn nhất Việt Nam sau khi hoàn thành. "Chúng tôi tin tưởng Data Center lớn nhất Việt Nam sẽ giúp những dữ liệu của Việt Nam ở lại Việt Nam mà không cần lưu trữ ở nước ngoài. Để đáp ứng nhu cầu cũng như thúc đẩy thị trường, FPT đã đầu tư và đưa ra thị trường các dịch vụ Cloud, các Data Center mới có thể hỗ trợ tối đa các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi về hạ tầng, ứng dụng, quản lý, an toàn thông tin…", Chủ tịch FPT Telecom - anh Hoàng Nam Tiến chia sẻ tại buổi khởi công. "Với kinh nghiệm hợp tác cùng Tập đoàn FPT, tôi tự tin đây không chỉ là công trình chất lượng mà còn đẹp, mang tính biểu tượng và sẽ hoàn thành đúng tiến độ", ông Nguyễn Thành Vinh (CEO Tập đoàn Delta, đơn vị thi công) chia sẻ. Các thành viên của Tập đoàn FPT, nhà thầu Delta Group và đại diện Ban quản lý Khu Công nghệ cao TP HCM thực hiện nghi thức xúc cát khởi công.Trung tâm dữ liệu mới của FPT sẽ đạt chứng chỉ Uptime Tier III, đây là hệ thống tiêu chuẩn đánh giá danh giá nhất trên thế giới dành cho việc thiết kế, xây dựng, vận hành, quản lý và sự ổn định về dịch vụ của Data Center gồm các cấp độ từ thấp đến cao (Tier I, Tier II, Tier III và Tier IV).Nền tảng điện toán đám mây vững mạnh là hạ tầng cơ bản cho quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp và kinh tế Việt Nam. Ngoài sự phát triển về hạ tầng Internet, để đáp ứng nhu cầu cũng như thúc đẩy thị trường, FPT đã đầu tư và đưa ra thị trường hàng loạt dịch vụ Cloud, đồng thời cũng là chủ sở hữu hệ thống Data Center lớn nhất tại Việt Nam nhằm hỗ trợ tối đa các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi về: hạ tầng, ứng dụng, quản lý, an toàn thông tin…  Các trang thiết bị của tập đoàn xây dựng Delta tiến hành động thổ ngay sau lễ khởi công. Data Center tại Khu Công nghệ cao TP HCM có quy mô thiết kế 8 tầng, xây dựng trên diện tích 10.000 m2 và cung cấp 3.600 Rack (tủ chứa các thiết bị mạng), tuân thủ nghiêm ngặt các chứng chỉ quản lý, vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế. Công trình dự kiến hoàn thành sau 305 ngày (quý I/2021). FPT hiện có 2 Trung tâm dữ liệu (Data Center) quy mô lớn tuân thủ đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt trong quản lý, vận hành Data Center tại Hà Nội và TP HCM. Dự kiến FPT khai trương thêm 2 Data Center mới tại Hà Nội và TP HCM với khả năng cung cấp hạ tầng trong giai đoạn đầu là 1.250 rack tại Hà Nội và 1.000 rack tại TP HCM. Việc đưa vào vận hành 2 Data Center sắp tới sẽ đưa FPT trở thành nhà cung cấp dịch vụ Data Center lớn nhất tại Việt Nam. Tháng 11/2019, Tổ chức nghiên cứu thị trường Frost & Sullivan vừa tôn vinh các công ty hàng đầu châu Á tổ chức tại Singapore. FPT đã được trao giải “Nhà cung cấp Dịch vụ Trung tâm dữ liệu Việt Nam năm 2019”. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart CloudFanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/Email: [email protected]: 1900 638 399

Microsoft – ‘Anh Lớn’ Được Công Nhận Trong Lĩnh Vực Bảo Mật Email Doanh Nghiệp Năm 2021

15:46 13/05/2021
Trong báo cáo Forrester™: Bảo mật email doanh nghiệp, Quý 2 năm 2021¹, Microsoft được định vị là công ty hàng đầu về bảo mật khi nhận được điểm số cao nhất trong hạng mục chiến lược. Đi cùng với sự phát triển của công nghệ, các tổ chức phải đối với những mối đe dọa, tấn công đang phát triển ngày càng tăng theo cấp số nhân. Trong đó, email là mục tiêu tấn công bị nhắm tới của tội phạm mạng. Chính vì thế các công cụ bảo mật hiệu quả và tiết kiệm chi phí là hết sức cần thiết để giảm thiểu rủi ro và tác động của chúng đối với năng suất và hoạt động của tổ chức. Báo cáo của Forrester Wave đánh giá các giải pháp bảo mật email doanh nghiệp và đưa ra cái nhìn tổng quan chi tiết về việc cung cấp, chiến lược và sự hiện diện trên thị trường của các nhà cung cấp này ở thời điểm hiện tại. Theo Forrester Wave Báo cáo “các cổng email bảo mật (SEG) đang ngày càng lớn mạnh khi khách hàng dần chuyển sang sử dụng dịch vụ bảo mật gốc của các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng email đám mây”.   Bộ bảo vệ Microsoft dành cho Office 365 nhận được điểm số cao nhất ở các tiêu chí: tích hợp giải pháp ứng phó sự cố, thông tin về mối đe dọa, tích hợp giải pháp phát hiện và phản hồi điểm cuối (EDR), chiến lược sản phẩm, thành công của khách hàng và các tiêu chí về hiệu suất và hoạt động. Việc được công nhận này là một minh chứng cho những cam kết của Microsoft trong việc đổi mới và cải tiến trong lĩnh vực bảo mật. Trong những năm vừa qua, Microsoft đã không ngừng nỗ lực xây dựng, hoàn thiện giải pháp bảo mật an toàn để đáp ứng được những nhu cầu thực tiễn của khách hàng.   Bộ bảo mật Microsoft cho Office 365 và Microsoft 365 Defender mang đến cho doanh nghiệp giải pháp bảo mật toàn diện, khi khách hàng phải đối mặt với các cuộc tấn công ngày càng nhiều. Microsoft 365 Defender hoạt động bằng cách xem xét các tên miền để hiểu toàn bộ chuỗi sự kiện, xác định các tài sản bị ảnh hưởng, như người dùng, điểm cuối, hộp thư, ứng dụng và tự động bảo về và đưa chúng trở lại trạng thái an toàn. ¹The Forrester Wave™: Enterprise Email Security, Q2 2021, Joseph Blankenship, May 6, 2021.

FPT Smart Cloud Cùng Microsoft Tư Vấn Hành Trình Lên Cloud Cho Doanh Nghiệp

15:59 07/05/2021
Business Redefined #3 với chủ đề Azure Cloud Migration Journey sẽ được tổ chức ngày 12.05 tới đây theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp lớn tại Việt Nam. Nằm trong chuỗi Hội thảo Business Redefined by FPT Smart Cloud – Song hành cùng doanh nghiệp trong hành trình Chuyển đổi số, sự kiện Business Redefined #3 sẽ diễn ra vào lúc 8:30 – 11:30 ngày 12.05 trên Microsoft Teams. Tại sự kiện, các khách mời là chuyên gia đến từ FPT Smart Cloud và Microsoft sẽ cùng bàn thảo về vấn đề được coi là “nỗi đau” của doanh nghiệp trong hành trình lên Cloud. Đó là cách thức lựa chọn, khởi tạo và vận hành mô hình Cloud một cách linh hoạt, kiểm soát chi phí sử dụng, gia tăng hiệu quả và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đặc biệt, nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ nhận được tư vấn trực tiếp từ chuyên gia khi tham gia sự kiện. Nhiều “case study” thành công trong việc chuyển đổi mô hình với Microsoft Azure, cùng những Tools & Tips do chính các chuyên gia FPT Smart Cloud nghiên cứu và phát triển cũng sẽ được chia sẻ tại sự kiện. Các công cụ này giúp tối ưu hóa nguồn tài nguyên, tiết kiệm tới 40% chi phí hàng tháng đối với sản phẩm Cloud của Azure. Để tham gia Business Redefined #3 và đặt trước câu hỏi cho các khách mời, độc giả hãy đăng ký ngay tại đây. Thời hạn đăng ký trước 18:00 ngày 11/05/2021. Business Redefined #3 có sự tham gia của anh Vỹ Nguyễn – Chuyên gia Chiến lược công nghệ đến từ Microsoft. Với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT, anh đã từng cống hiến tại các công ty đa quốc gia từ Úc, Châu Âu đến Bắc Mỹ. Anh hiện đóng vai trò là cố vấn công nghệ cho các các đối tác thương mại quan trọng của Microsoft trong lĩnh vực: Cloud Compute, Modern Work & Security, and Business Applications. Đại diện FPT Smart Cloud là anh An Quốc Huy – Chuyên gia Tư vấn giải pháp Cloud với 6 năm kinh nghiệm “chinh chiến” tại các dự án lớn về Data Lake, thiết kế giải pháp Multi-Cloud, Public Cloud… Anh đồng thời được vinh danh là Chuyên gia công nghệ cấp Tập đoàn FPT – thuộc lực lượng tinh hoa của nhà F. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 có nguy cơ bùng phát trở lại tại Việt Nam, các tổ chức/doanh nghiệp cần nhanh chóng điều chỉnh chiến lược kinh doanh, ưu tiên chuyển dịch lên đám mây để đảm bảo việc quản trị và vận hành một cách linh hoạt trước các rủi ro tiềm ẩn. Công nghệ điện toán đám mây được dự đoán sẽ trở thành vai trò quan trọng trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng COVID-19. Hãy đăng ký ngay để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích về công nghệ! Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ [email protected]. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart CloudFanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/Email: [email protected]: 1900 638 399

Coffee Talk #1 – Cách Tối Ưu Hóa Quản Lí Chi Phí Trên Azure

10:09 26/04/2021
Sáng ngày 23/04 vừa qua, tại The Ylang – Gardenista, Hà Nội, FPT Smart Cloud đã tổ chức thành công sự kiện “Coffee Talk #1 – Azure Cost Management” với sự tham gia của anh An Quốc Huy – Kiến trúc sư giải pháp Cloud, FPT Smart Cloud cùng 20 khách mời là những khách hàng hiện đang quan tâm đến các giải pháp, dịch vụ của Azure được cung cấp bởi FPT Smart Cloud. Tại sự kiện, anh An Quốc Huy đã chia sẻ những kiến thức về quản lí chi phí trên Azure, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về cách tính hóa đơn khi sử dụng dịch vụ của Azure, cách quản lí tài khoản thanh toán và quản lí tiêu dùng trên Azure, cũng như cách để tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên trên nền tảng này. Để hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng, FPT Smart Cloud hiện cũng đã cung cấp công cụ tối ưu hóa chi phí đối với sản phẩm Cloud của Azure, giúp tối ưu hóa từ 5-40% chi phí hàng tháng trên Azure. Để tìm hiểu thêm về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ Ms. Trang: [email protected], SĐT: 0983 412 080 Đăng kí tham gia sự kiện tiếp theo tại ĐÂY. Cùng điểm qua một số hình ảnh tại sự kiện: [caption id="attachment_2340" align="aligncenter" width="1024"] Chị Vũ Kiều Trang – Trưởng phòng kinh doanh, FPT Smart Cloud khai mạc sự kiện.[/caption] [caption id="attachment_2343" align="aligncenter" width="768"] Anh An Quốc Huy – Kiến trúc sư giải pháp Cloud, FPT Smart Cloud chia sẻ về cách quản lí chi phí trên Azure tại sự kiện.[/caption] [caption id="attachment_2345" align="aligncenter" width="1024"] Khách mời tham dự là những khách hàng đang quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của Azure hiện đang được cung cấp bởi FPT Smart Cloud.[/caption] Một số hình ảnh khác tại sự kiện: Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart CloudFanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/Email: [email protected]: 1900 638 399

FPT Smart Cloud tặng hàng ngàn voucher mua sắm khi khách hàng ‘Lên Cloud’

15:59 05/03/2021
Từ 05/03 – 05/09/2021, FPT Smart Cloud áp dụng chương trình khuyến mại lớn “Lên Cloud dễ dàng – Ngập tràn ưu đãi”, tặng hàng chục nghìn voucher mua sắm đối với khách hàng sử dụng các dịch vụ Microsoft Officer 365 và Microsoft Azure. “Lên Cloud dễ dàng – Ngập tràn ưu đãi” là một trong những chương trình khuyến mại lớn nhất năm của FPT Smart Cloud với tổng giá trị giải thưởng lên tới 500.000.000 triệu đồng. Theo đó, tất cả khách hàng ký hợp đồng sử dụng Dịch vụ Microsoft Office 365 và Microsoft Azure với FPT Smart Cloud (bao gồm dịch vụ đăng ký mới, duy trì, nâng cấp,…) trong thời gian diễn ra khuyến mãi sẽ nhận được voucher mua sắm tại các hệ thống cửa hàng FPT Shop, siêu thị CoopMart với mức chiết khấu bằng 5% tổng giá trị hợp đồng. Đặc biệt, khách hàng được cộng dồn giá trị hợp đồng (bao gồm hợp đồng mới và phụ lục) mua hàng trong tháng để có cơ hội nhận thẻ mua hàng có giá trị lớn hơn. Thông tin chi tiết về dịch vụ và bảng giá, khách hàng có thể xem tại đây: Dịch vụ Microsoft Office 365: https://fptcloud.com/solution/microsoft-365/ Dịch vụ Microsoft Azure: https://fptcloud.com/solution/microsoft-azure/ CHI TIẾT MỨC TÍNH KHUYẾN MÃI GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG TRƯỚC THUẾ (VNĐ) TRỊ GIÁ QUÀ TẶNG THẺ (VNĐ) 10,000,000 500,000 20,000,000 1,000,000 30,000,000 1,500,000 40,000,000 2,000,000 50,000,000 2,500,000 60,000,000 3,000,000 70,000,000 3,500,000 80,000,000 4,000,000 90,000,000 4,500,000 100,000,000 5,000,000 Trong trường hợp giá trị hợp đồng trước thuế đạt trên 100 triệu, khách hàng sẽ có thể nhận được nhiều hơn một quà tặng thẻ. Trong đó, 01 quà tặng thẻ trị giá 5 triệu đồng, các quà tặng thẻ còn lại có giá trị tương ứng với giá trị vượt mức, được tính như bảng trên. Các thẻ này không có giá trị quy đổi thành tiền mặt. Là công ty thành viên thứ 8 của Tập đoàn FPT, cũng là đối tác Vàng của Microsoft tại Việt Nam, FPT Smart Cloud được kỳ vọng sẽ dẫn đầu thị trường Điện toán đám mây và Trí tuệ nhân tạo bằng việc tập trung xây dựng nền tảng công nghệ vững chắc, phát triển hệ sinh thái sản phẩm đa dạng và mở rộng kết nối toàn cầu. FPT Smart Cloud cam kết đem đến cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất với chi phí tối ưu. Vui lòng liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ: Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Báo cáo về thị trường Điện toán đám mây tại Việt Nam năm 2020

15:59 05/03/2021
Thị trường Điện toán đám mây năm 2020 đã được những chuyên gia trong ngành dự đoán trước về sự bùng nổ phát triển, đặc biệt là khi đại dịch Covid-19 diễn ra từ đầu năm đến nay khiến nhu cầu về công nghệ của doanh nghiệp trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Chính vì điều này, thị trường Điện toán đám mây đã tăng trưởng nhanh chóng và đạt được những thành công nhất định, không chỉ trên thế giới mà cả ở Việt Nam trong năm nay. Tổng quan năm 2020 Tại Đông Nam Á, doanh thu từ thị trường điện toán đám mây ước lượng đạt 40 tỷ đô trong năm 2025, trong đó Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất liên quan đến sử dụng điện toán đám mây, từ năm 2010 đến 2016, tốc độ tăng trưởng đạt 64.4% Có thể trong tương lai ngắn, thị trường Điện toán đám mây sẽ được phát triển mạnh mẽ. Dấu hiệu rõ nhất để thể hiện dự đoán này sẽ thành hiện thực đó là vì đa số các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức tại Việt Nam đã có hiểu biết nhất định về những kiến thức cơ bản của Điện toán đám mây. Chính vì vậy, việc thị trường điện toán đám mây năm 2020 trở nên bùng nổ và sôi động là điều đã được dự báo từ trước với các “con số biết nói” minh chứng cho điều này. Có tổng số hơn 72% làn sóng ủng hộ điện toán đám mây trên thị trường, cụ thể như sau:– 25% thị trường vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, tìm hiểu thông tin nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đám mây.– 14% thị trường cho biết họ sẽ sử dụng Điện toán đám mây sau thời gian tìm hiểu.– 39% thị trường đã triển khai và đang sử dụng Điện toán đám mây.– 19% thị trường còn lại đã hoàn toàn bị thuyết phục bởi Điện toán đám mây và đã lên kế hoạch phát triển, sử dụng lâu dài trên thị trường Điện toán đám mây trong các năm tiếp theo.– 3% còn lại cho biết họ hoàn toàn không có dự định triển khai dự án đám mây. Có thể bạn quan tâm: DOANH NGHIỆP NÊN SỬ DỤNG LOẠI ĐÁM MÂY NÀO? Khó khăn của thị trường Điện toán đám mây 2020 Dù Thị trường điện toán đám mây vẫn đang trong giai đoạn phát triển tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số yếu tố khách quan làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của nó như:– Cơ sở hạ tầng chưa được phát triển một cách đồng bộ để có thể vận hành đám mây trơn tru– Vẫn còn một số doanh nghiệp, khách hàng chưa có sự tin tưởng vào dịch vụ, các nhà cung cấp Điện toán đám mây– Vấn đề bảo mật thông tin dữ liệu nước ta còn nhiều thiếu sót– Chi phí sử dụng, đầu tư cao so với quy mô công ty và quy mô của thị trường Điện toán đám mây– Không cạnh tranh lại các công ty dịch vụ Điện toán đám mây nước ngoài– Tính liên kết giữa các nhà cung cấp với nhau còn chưa được vững mạnh– Không có tính sáng tạo, không thu hút, gây kích thích được các doanh nghiệp sử dụng Trong năm 2018, Việt Nam chỉ đứng ở vị trí thứ 14 trong bảng xếp hạng các nước nhiều doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đám mây với số điểm là 41/100. Trong giai đoạn từ năm 2010 – 2016 Việt Nam đạt kỷ lục có mức độ tăng trưởng cao nhất khối ASEAN với mức tăng trưởng là 64,4% (so với mức phát triển trung bình của cả khối ASEAN là 49.5%). Tuy số liệu tăng trưởng khả quan là thế nhưng doanh thu mà thị trường Điện toán đám mây mang về còn rất thấp. Cụ thể là vì các doanh nghiệp chỉ chấp nhận chi trả trung bình 1,7$/năm/người cho việc sử dụng đám mây (số liệu từ năm 2016). Nếu so sánh mức chi phí này với Singapore thì họ chấp nhận chi tiêu cho việc sử dụng dịch vụ đám mây gấp 107 lần so với nước ta. Malaysia gấp 6,5 lần, Thái gấp 2,4 lần và Philippines gấp 1,3 lần Việt Nam. Tín hiệu tốt là ngày càng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng dịch vụ đám mây vì họ đã dần nhìn nhận được những lợi ích mà dịch vụ này đem lại. Theo báo cáo, các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng Điện toán đám mây có thể tiết kiệm lên đến 40% chi phí dự định tự đầu tư, rút ngắn thời gian dự án từ 1 tháng đến 1.5 tháng, không còn tốn chi phí về nhân sự, bảo hành, bảo trì hệ thống… Lợi thế của thị trường điện toán đám mây 2020 Tuy thị trường Điện toán đám mây 2020 ở Việt Nam còn chưa được đầu tư với quy mô lớn để có thể phát triển mạnh mẽ hơn nhưng trong thời đại công nghệ lên ngôi, xu hướng thị trường cũng đang dần chuyển sang công nghệ AI thì việc bùng nổ thị trường Điện toán đám mây là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Có 3 nhóm nhà cung cấp dịch vụ chính trong thị trường Điện toán đám mây năm trong năm 2020, đó là:– Doanh nghiệp cung cấp nước ngoài– Doanh nghiệp lớn trong nước tự thực hiện dự án Điện toán đám mây– Doanh nghiệp nhỏ lẻ, Startup cung cấp dịch vụ đám mây Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đám mây như Google, Microsoft có lợi thế hơn trong việc triển khai các dự án liên quan vì họ không những có nguồn vốn dồi dào mà họ còn có nhiều kinh nghiệm và đã dành rất nhiều thời gian cho nó hơn các công ty tại Việt Nam. Dù là vậy như những công ty nước ta cũng đã từng bước tích cực tiến lên trong thị trường Điện toán đám mây năm 2020 vừa qua. Lợi thế về chi phí băng thông Bài toán chi phí về băng thông khá rõ ràng, đối với các doanh nghiệp sử dụng các Server ở nước ngoài, khi truyền tải dữ liệu chi phí sẽ tốn kém hơn rất nhiều khu sử dụng hạ tầng đám mây. Nếu sử dụng dịch Điện toán đám mây của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đám mây trong nước thì chi phí chắc chắn sẽ tiết kiệm được khá nhiều (rơi vào khoảng 50%). Lý do là vì lượng Server/người nhiều hơn dẫn đến việc đường truyền rẻ hơn, ổn định hơn. Ngoài ra, nếu sử dụng Điện toán đám mây tại các doanh nghiệp cung cấp trong nước thì sẽ đc hỗ trợ nhiều hơn, thậm chí là nhận được sự hỗ trợ tức thì. Lợi thế về chi phí có thể rõ ràng nhận thấy khi người dùng không cần phải lắp đặt phần cứng hay bất kỳ phần mềm nào. Ngoài ra các doanh nghiệp với nhu cầu ngày càng tăng về lưu trữ dữ liệu và làm việc từ xa cũng là nhân tố góp phần cho sự phát triển của các dịch vụ đám mây trong năm nay. Sau đại dịch Covid-19, thống kê cho thấy các doanh nghiệp có xu hướng sử dụng đám mây nhiều hơn. Dữ liệu từ các doanh nghiệp được lưu trữ và thu về hiệu quả hơn. Vai trò thực thụ của những doanh nghiệp cung cấp Điện toán đám mây là giúp người dùng có thể dễ dàng sử dụng đám mây và hỗ trợ những lúc thật sự cần thiết. Có thể bạn quan tâm: Lựa Chọn Máy Chủ Cho Doanh Nghiệp Nhỏ Lợi thế về tiềm năng kết hợp công nghệ AI và Điện toán đám mây Việc kết hợp công nghệ AI và Điện toán đám mây là một nước khá thông minh của giới công nghệ trong thế giới. Các chuyên gia trên thế giới đánh giá thị trường điện toán đám mây năm 2020 tại Việt Nam đang trong thời điểm sớm để triển khai trí tuệ nhân tạo (AI). Điều đó sẽ giúp Việt Nam có không gian để phát triển, thay đổi và ứng dụng AI trong tương lai. Vì vậy, việc có thể sớm nhận thức và triển khai kế hoạch dự án kết hợp giữa công nghệ AI và Điện toán đám mây sẽ là lợi thế lớn nhất của Việt Nam so với thế giới. Dù Việt Nam chỉ là một thị trường với quy mô không lớn nhưng với bước đi sớm, có kế hoạch sớm trong năm 2020 thì trong tương lai, thị trường Điện toán đám mây sẽ phát triển nhanh chóng. Hiện nay thị trường Điện toán đám mây của Việt Nam đã có khả năng tính toán, tiếp nhận và xử lý dữ liệu,… Có thể nói Điện toán đám mây Việt Nam đã trang bị đủ và sẵn sàng cho việc bùng nổ. Trong 2-3 năm tới, thị trường Điện toán đám mây và Trung tâm dữ liệu tại Việt Nam sẽ còn sôi động hơn nữa và sẽ đóng góp lớn vào quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp nói riêng và của đất nước nói chung. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart CloudFanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/Email: [email protected]: 1900 638 399

Gartner Dự Báo Tổng Chi Tiêu Cho Public Cloud Trên Toàn Thế Giới Sẽ Tăng 18% Vào Năm 2021

09:56 05/03/2021
Chi tiêu của doanh nghiệp trên toàn thế giới cho các dịch vụ đám mây công cộng được dự báo sẽ tăng 18,4% vào năm 2021 lên tổng số 304,9 tỷ USD, tăng từ 257,5 tỷ USD vào năm 2020, theo Gartner. Sid Nag, phó chủ tịch nghiên cứu tại Gartner cho biết: “Giá trị của đám mây đã được xác thực trong đại dịch. Khả năng sử dụng các mô hình đám mây theo yêu cầu, có thể mở rộng để đạt được hiệu quả về chi phí và tính liên tục của hoạt động kinh doanh đang tạo động lực cho các tổ chức nhanh chóng thúc đẩy kế hoạch chuyển đổi kỹ thuật số của họ. Việc tăng cường sử dụng các dịch vụ Public Cloud đã củng cố việc áp dụng đám mây ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết”. Tỷ lệ chi tiêu cho CNTT đang chuyển sang đám mây sẽ tăng nhanh sau cuộc khủng hoảng COVID-19, với công nghệ đám mây được dự đoán sẽ chiếm 14,2% tổng thị trường chi tiêu cho CNTT của doanh nghiệp toàn cầu vào năm 2024, tăng từ 9,1% vào năm 2020. Mặc dù phần mềm như một dịch vụ (SaaS) vẫn là phân khúc thị trường lớn nhất và được dự báo sẽ tăng lên 117,7 tỷ đô la vào năm 2021, các dịch vụ cơ sở hạ tầng ứng dụng (PaaS) được dự đoán sẽ tăng trưởng với tỷ suất lợi nhuận cao hơn ở mức 26,6% (xem Bảng 1). Việc tiêu thụ PaaS ngày càng tăng là do nhu cầu của những người làm việc từ xa muốn có quyền truy cập vào cơ sở hạ tầng nhanh chóng và cân mở rộng tài nguyên linh hoạt để thực hiện các nhiệm vụ của họ.   2019 2020 2021 2022 Cloud Business Process Services (BPaaS) 45212 44741 47521 50336 Cloud Application Infrastructure Services (PaaS) 37512 43823 55486 68964 Cloud Application Services (SaaS) 102064 101480 117773 138261 Cloud Management and Security Services 12836 14880 17001 19934 Cloud System Infrastructure Services (IaaS) 44457 51421 65264 82225 Desktop as a Service (DaaS) 616 1204 1945 2542 Tổng 242696 257549 304990 362263 Bảng 1: Dự báo về chi tiêu của doanh nghiệp cho các dịch vụ Public Cloud trên toàn thế giới (triệu đô la Mỹ) Ông Nag cho biết: “Đại dịch COVID-19 buộc các tổ chức phải nhanh chóng tập trung vào 3 ưu tiên:– Bảo toàn ngân sách và tối ưu hóa chi phí CNTT– Hỗ trợ và đảm bảo lực lượng lao động từ xa– Đảm bảo khả năng phục hồi.“Đầu tư vào đám mây đã trở thành một phương tiện thuận tiện nhất để giải quyết cả ba nhu cầu này”. Trên thực tế, dữ liệu khảo sát gần đây của Gartner chỉ ra rằng, gần 70% tổ chức sử dụng dịch vụ đám mây ngày nay có kế hoạch tăng chi tiêu trên đám mây của họ sau sự cố do COVID-19 gây ra. Khi các doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào tính di động, cộng tác, các công nghệ và cơ sở hạ tầng làm việc từ xa khác, Gartner hy vọng tăng trưởng trong đám mây công cộng sẽ được duy trì đến năm 2024. Xu hướng gia tăng của các nhà cung cấp dịch vụ đám mây hợp tác với các công ty viễn thông để mở rộng phạm vi tiếp cận và hỗ trợ lực lượng lao động cũng có thể dẫn đến tăng trưởng thị trường hơn nữa. Ông Nag cho biết: “Khi các CIO suy nghĩ chiến lược hơn về cách đặt nền tảng để hỗ trợ tăng trưởng trở lại thì rõ ràng việc chuyển đổi số và các dịch vụ liên quan sẽ đóng một vai trò lớn đối với các tổ chức trong tương lai. Do đó, việc sử dụng đám mây trở thành một phương tiện quan trọng để dẫn đầu trong một thế giới hậu COVID-19”. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart CloudFanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/Email: [email protected]: 1900 638 399

TOP 10 công nghệ sẽ trở thành xu hướng dẫn đầu trong năm 2022

09:47 05/03/2021
Dựa trên các báo cáo được công bố bởi các công ty nghiên cứu như Gartner, Forrester, Bain, Deloitte, có rất nhiều xu hướng công nghệ được dự đoán cho năm 2021. Bài viết này sẽ tóm tắt 10 xu hướng công nghệ hàng đầu phổ biến trong các báo cáo của họ. 10 – Tính toán bảo mật và quyền riêng tư của Zero Trust Bảo mật luôn là lĩnh vực trọng tâm của các doanh nghiệp và việc tiến tới nguyên tắc zero-trust (mô hình không có tuỳ chọn tin cậy mặc định) sẽ tiếp tục là xu hướng trong những năm tới. Gartner đã dự đoán tập trung vào các nền tảng tính toán và quyền riêng tư, có thể được phân loại thành 3 lĩnh vực:– Nền tảng cung cấp môi trường an toàn để xử lý hoặc phân tích dữ liệu Thông tin nhận dạng cá nhân và nhạy cảm (PII)– Nền tảng cung cấp quá trình xử lý và phân tích theo cách phi tập trung– Nền tảng cung cấp mã hóa và thuật toán trước khi phân tích hoặc xử lý (Ví dụ: Mã hóa đồng nhất) Có thể bạn quan tâm: Điện toán đám mây – Công nghệ cốt lõi của cách mạng công nghiệp 4.0 9 – Văn phòng số và làm việc từ xa Gartner đã nêu ra việc “hoạt động ở mọi nơi” là một xu hướng quan trọng, đặc biệt là trong thời điểm như đại dịch Covid-19. Các công nghệ tập trung vào những lĩnh vực sau sẽ tăng lên:– Hợp tác và gia tăng năng suất– Truy cập từ xa an toàn– Cơ sở hạ tầng điện toán biên– Định lượng trải nghiệm kỹ thuật số Forrester dự đoán sẽ có sự dịch chuyển về các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp địa phương. Công nghệ sẽ hỗ trợ, cho phép các tổ chức mở rộng đến các khu vực địa lý mới. 8 – Trải nghiệm kỹ thuật số lấy con người làm trung tâm Công nghệ UI/UX và thiết kế trải nghiệm lấy con người làm trung tâm sẽ vẫn là lĩnh vực trọng tâm chính. Sử dụng Thực tế ảo và Thực tế tăng cường để nâng cao trải nghiệm được dự đoán sẽ là xu hướng mới. Nền tảng phát triển đa trải nghiệm (MXDP) và Nền tảng phát triển ít dùng mã sẽ tiếp tục phát triển, giúp xây dựng các ứng dụng và sản phẩm để người dùng tương tác như một phần của hành trình kỹ thuật số của họ trên nhiều điểm tiếp xúc khác nhau (Ví dụ: Chạm, giọng nói và cử chỉ). MXDP/Nền tảng ít dùng mã: Firebase của Google, Ứng dụng Microsoft Power, Nền tảng Lightning Salesforce, Appian, Mendix, Amazon Honeycode,… 7 – Siêu tự động hoá là việc áp dụng các công nghệ tiên tiến như Trí tuệ nhân tạo, máy học và Khai thác quy trình để tối ưu nguồn nhân lực và tự động hóa các quy trình theo những cách có tác động đáng kể hơn so với khả năng tự động hóa truyền thống. Tự động hóa quy trình kinh doanh và CNTT sử dụng các công nghệ, chẳng hạn như AI, ML, kiến trúc hướng sự kiện và RPA sẽ tiếp tục là xu hướng quan trọng. Nền tảng tiêu biểu: UIPath, Blue Prism,… 6 – Internet hành vi (IoB) Internet hành vi được Gote Nyman (Nhà nghiên cứu) đặt ra vào năm 2012 như một phần trong nghiên cứu của ông. IoB có những tác động xã hội và đạo đức cần được hiểu rõ ràng. Công nghệ sử dụng dữ liệu kỹ thuật số được thu thập từ các thiết bị Internet of Things (IoT) để thay đổi hành vi của con người. Ví dụ: Dữ liệu viễn thông cho hành vi lái xe, dữ liệu mạng xã hội để phân tích xu hướng, dữ liệu nhận dạng khuôn mặt để bảo mật, dữ liệu từ thiết bị đeo tay đo sức khỏe,… 5 – Quy trình kinh doanh thông minh và nền tảng từ nhà cung cấp Quy trình tổ chức linh hoạt để điều chỉnh theo tình hình thị trường hoặc môi trường. Đại dịch như Covid-19 đã làm cho yếu tố này trở nên cần thiết hơn để đưa chiến lược và công nghệ có sẵn vào việc hỗ trợ các quy trình một cách linh hoạt. Nó bao gồm việc ra quyết định nhanh hơn, nền tảng công nghệ hỗ trợ thay đổi tốt hơn, nhà cung cấp ứng dụng cung cấp tính linh hoạt hơn để tạo ra các khả năng kinh doanh khả thi,… Các nền tảng như Nền tảng dữ liệu khách hàng sẽ tiếp tục là lĩnh vực cần tập trung vào của các doanh nghiệp. 4 – 5G 5G hứa hẹn giảm độ trễ 100 lần và cung cấp công nghệ để xây dựng các giải pháp mới.Chia sẻ dữ liệu với bang thông cao hơn, tốc độ truyền tải lớn hơn với độ trễ thấp hơn sẽ nâng cao trải nghiệm người dùng khi kết nối các thiết bị. 3 – An ninh mạng Với các hoạt động từ xa đang gia tăng, an ninh mạng là điều tối quan trọng đối với các doanh nghiệp. Gartner xác định lưới An ninh mạng là lĩnh vực công nghệ trọng tâm cho năm 2021 về bảo mật. Xây dựng khả năng phục hồi an ninh để bảo vệ danh tính của con người và các thiết bị sẽ tiếp tục là xu hướng chính. 2 – Đám mây phân tán Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây công cộng nhận thấy sự cần thiết phải hỗ trợ điện toán tại chỗ và điện toán biên. Nhu cầu liên tục tạo ra làn sóng cho đám mây phân tán. Theo Gartner, đám mây phân tán phân phối các dịch vụ đám mây công cộng đến các vị trí thực tế khác nhau, trong khi việc vận hành, quản trị, cập nhật và phát triển của dịch vụ là trách nhiệm của nhà cung cấp đám mây công cộng ban đầu. Có thể bạn quan tâm: Nhập môn về Cloud – Những điều bạn cần biết 1 – Công nghệ AI Công nghệ AI đứng đầu danh sách với sự gia tăng giá trị kinh doanh liên tục do công nghệ tạo ra. Các tổ chức sẽ tập trung vào việc tăng mức độ ảnh hưởng của AI với việc vận hành AI bằng DataOps, ModelOps (MLOps) và DevOps.Việc sử dụng AI trên nền tảng Edge sẽ tăng lên, cho phép sử dụng các thuật toán AIthực thi trên rìa của mạng (gần với các thiết bị thu thập dữ liệu hơn). Nền tảng tiêu biểu: Databricks, Snowflake, Azure Machine Learning, Amazon Sagemaker,… Cuộc hành trình sẽ tiếp diễn và những xu hướng công nghệ hàng đầu này sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa trong năm 2022và các năm sau này! Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart CloudFanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud/Email: [email protected]: 1900 638 399