Blogs Tech

Trigger trong SQL là gì? Cách tạo & xóa Trigger trong SQL

10:42 19/01/2022
Trigger trong SQL là gì? Trigger có vai trò gì trong SQL Server? Chúng có những ưu điểm, nhược điểm cụ thể như thế nào? Bạn đã biết cách  tạo Trigger trong SQL hay chưa? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và chính xác nhất về những thắc mắc này. Trigger trong SQL là gì? Trigger sql là gì? Trigger trong SQL chính là một đoạn procedure code, chúng sẽ vận hành chỉ khi có một sự kiện nào đó xảy ra. Để có thể kích hoạt trigger trong SQL server chúng ta có thể sử dụng rất nhiều loại sự kiện khác nhau. Một trong số đó có thể nhắc đến việc chèn hàng vào trong bảng, làm lại/ thay đổi cấu trúc bảng, đăng nhập vào một phiên bản server mới,... Dưới đây là những đặc điểm chính khiến trigger SQL không giống với những stored procedures: Người dùng sẽ không thể làm thủ công các trigger. Trigger sẽ không có cơ hội để nhận được thông số. Người dùng không thể khôi phục transaction trong trigger. Vấn đề không thể dùng những tham số không phải là hạn chế để có thể nhận các thông tin từ sự kiện. Người dùng sẽ có những lựa chọn thay thế khác để lấy được thông tin từ sự kiện. Cấu trúc cú pháp của Trigger Để tạo được một Trigger, người dùng cần sử dụng đến câu lệnh CREATE TRIGGER: [caption id="attachment_15468" align="aligncenter" width="771"] Câu lệnh CREATE TRIGGER[/caption] Trong đó: Thời gian kích hoạt sẽ có thể là BEFORE/AFTER. Người dùng cần định rõ thời gian kích hoạt. BEFORE được sử dụng khi muốn xử lý hành động trước khi thay đổi và AFTER là cần xử lý hành động sau quá trình thay đổi. Sự kiện có thể là những yếu tố INSERT, UPDATE, DELETE. Trình kích hoạt sẽ cần được liên kết với bảng cụ thể, lúc này từ khóa ON được dùng để xác định. Có mấy lớp Trigger trong SQL Server? Trong SQL Server sẽ có hai lớp trigger. Cụ thể, các lớp này có những đặc điểm như thế nào? Cùng phân tích cụ thể hơn ở nội dung ngay dưới đây. DDL Trigger DDL là viết tắt của cụm Data Definition Language. DDL trigger sẽ kích hoạt khi những sự kiện bị thay đổi cấu trúc như việc tạo, sửa đổi, bỏ bảng. Cũng có thể xuất hiện trong những sự kiện liên quan tới server (sửa đổi bảo mật, cập nhật thống kê). DML Trigger DML là viết tắt của cụm từ Data Modification Language. DML trigger là một loại trigger phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Lúc này, việc kích hoạt chính là câu lệnh sửa đổi dữ liệu. Đó có thể là một câu lệnh chèn vào bảng, cập nhật bảng hoặc xóa bỏ bảng. Bên cạnh đó, DML trigger cũng có những loại khác như: FOR hoặc AFTER [[INSERT, UPDATE, DELETE]: Được sử dụng sau khi lệnh kích hoạt được kết thúc. INSTEAD OF [INSERT, UPDATE, DELETE]: Loại này trái ngược lại hoàn toàn với FOR (AFTER). Chúng thực thi chứ không phải sử dụng để thay cho câu lệnh kích hoạt. Hiểu rõ hơn, đây là loại trigger có thể thay thế câu lệnh kích hoạt. Việc này thật sự rất hữu ích khi người dùng cần tính toàn vẹn tham chiếu database chéo. >>> Xem thêm: Assembly là gì? Tìm hiểu về ngôn ngữ Assembly từ A - Z Vai trò của Trigger trong SQL Server Relational databases có đặc điểm là tính nhất quán dữ liệu. Nghĩa là những thông tin được lưu trong database là nhất quán. Chúng nhất quán trong mọi session và transaction. Cách để những công cụ relational database (SQL server) thực hiện bằng việc thực thi bắt buộc những primary key và foreign key. Tại SQL Server, người dùng sẽ không có cơ hội để thực thi tính toàn vẹn tham chiếu bảng bằng foreign key nếu những bảng này thuộc database hoặc server khác nhau. Lúc này, cách duy nhất để xử lý chính là dùng đến trigger trong sql. Vậy Trigger được dùng khi nào? Chúng thường được dùng khi cần kiểm tra bắt buộc trên nhiều bảng hoặc nhiều dòng của bảng. Bên cạnh đó, sử dụng Trigger còn giúp những chương trình đang có hàm chạy ngầm. Việc này phục vụ cho những trường hợp hữu hạn. Thông thường sẽ không được sử dụng cho những mục đích khác như kinh doanh hoặc giao dịch. Điều này thật sự quan trọng bởi chúng sẽ ngăn chặn việc những dữ liệu bảo mật, quan trọng bị xóa mất. Đánh giá ưu nhược điểm của Trigger SQL Để có thể đánh giá trigger trong sql một cách cụ thể hơn, cần có một cái nhìn chi tiết về những ưu điểm và nhược điểm.  Ưu điểm Những ưu điểm của Trigger nổi bật phải nhắc đến: Khả năng bắt lỗi business logic ở mức cơ sở dữ liệu. Người dùng có thể sử dụng chúng như một công cụ thay thế cho việc hẹn giờ theo lịch. Trigger cũng vô cùng hiệu quả nếu dùng để kiểm soát sự thay đổi xuất hiện trong bảng dữ liệu. Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, Trigger vẫn có những hạn chế nhất định mà bạn cần phải biết: Đây chỉ là một phần mở trong quá trình kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu. Chúng không thể thay thế công việc này một cách hoàn toàn. Trigger hoạt động ngầm bên trong cơ sở dữ liệu chứ không hiện ở giao diện. Vì vậy, rất khó để chỉ ra tầng cơ sở dữ liệu đang xảy ra điều gì. Trigger thực hiện quá trình update lên bảng dữ liệu. Đó là lý do khiến chúng làm tăng lượng công việc, khiến hệ thống chạy chậm lại. Hướng dẫn tạo Trigger trong SQL bằng ví dụ cụ thể Vậy làm sao để tạo trigger trong sql, viết trigger trong sql? Bạn có thể xem công thức và ví dụ cụ thể ngay dưới đây để biết cách làm. Tạo bảng ghi Để tiến hành tạo bảng ghi, câu lệnh CREATE TABLE sẽ được đặt tên production.product_audits. Chúng được sử dụng để ghi lại những thông tin khi INSERT hoặc DELETE xuất hiện sự kiện với table = production.products [caption id="attachment_15474" align="aligncenter" width="771"] Hướng dẫn tạo bảng ghi chi tiết trong SQL server[/caption] Bảng production.product_audits sẽ xuất hiện những cột từ bảng production.products. Cùng với đó, chúng còn có thêm những cột được sử dụng để ghi lại các thay đổi. Ví dụ điển hình là  updated_at, operation và change_id. Tạo DML Trigger Để tạo DML Trigger, trước tiên chúng ta cần tạo trigger mới, chúng sẽ chỉ định tên trigger và schema xuất hiện trong đề bài:  (CREATE TRIGGER production.trg_product_audit) Sau đó, cần chỉ định tên bảng mà trigger sẽ được kích hoạt ngay khi một sự kiện xuất hiện: (ON production.products) Liệt kê một hay nhiều sự kiện sẽ call trigger tại lệnh AFTER:  (AFTER INSERT, DELETE) Nội dung của Trigger sẽ được khởi đầu với từ khóa AS:  (AS BEGIN) Trong Trigger, người dùng cần thiết lập SET NOCOUNT để ON, việc này nhằm ngăn chặn số hàng sẽ bị trả lại trong trường hợp trigger gặp vấn đề: (SET NOCOUNT ON;) Trigger sẽ chèn cột vào bảng production.product_audits khi một row được insert hoặc delete. Những dữ liệu được cung cấp để chèn từ INSERTED và DELETED sẽ phải thông qua UNION ALL. Gộp các phần lại với nhau. Sau cùng, bạn bắt đầu thực hiện tất cả các câu lệnh để tiến hành tạo trigger trong SQL. Bạn có thể tìm thấy trigger được tạo trong folder trigger. Kiểm tra Trigger Bạn tiến hành kiểm tra trigger bằng cách chèn câu lệnh dưới đây vào hàng mới trong production.products: [caption id="attachment_15478" align="aligncenter" width="771"] Câu lệnh tiến hành kiểm tra Trigger[/caption] Sau đó, xem lại nội dung của bảng production.product_audits: (SELECT      *  FROM      production.product_audits;) >>> Xem thêm: OS là gì? Tìm hiểu về hệ điều hành (Operating System) từ A-Z Lệnh xóa Trigger trong SQL Lệnh DROP TRIGGER được dùng để xóa trigger trong sql. Cú pháp cụ thể là: [caption id="attachment_15482" align="aligncenter" width="771"] Cú pháp được dùng để xóa trigger trong sql[/caption] [caption id="attachment_15486" align="aligncenter" width="771"] Ví dụ về lệnh xóa Trigger trong SQL[/caption] Những bài viết liên quan: “Giải ngố” về SQL Server – Hệ quản trị cơ sở dữ liệu tốt nhất Dropbox Là Gì? Hướng dẫn sử dụng Dropbox lưu trữ, sao lưu Google Web Store là gì? Cách cài đặt & quản lý tiện ích trên Web Store Accesstrade là gì? Cách đăng ký, kiếm tiền với Accesstrade 2023 Bài viết trên của FPT Cloud cung cấp cho bạn những thông tin và kiến thức về trigger trong SQL. Mặc dù việc dùng trigger không phải là yêu cầu bắt buộc nhưng chúng vẫn thường được dùng trong nhiều mục đích riêng khác nhau. Mong rằng bài viết đã thật sự mang lại cho bạn những thông tin bổ ích.

Cloudflare là gì? Hướng dẫn sử dụng Cloudflare từ A – Z

17:58 18/01/2022
Cloudflare được biết đến là dịch DNS trung gian có tác dụng trong điều phối lượng truy cập giữa máy chủ và máy của client thông qua lớp bảo vệ Cloudflare. Vậy khái niệm Cloudflare là gì? Cloudflare được sử dụng như thế nào? Có nên sử dụng cloudflare hay không? Chúng ta sẽ tìm hiểu các thông tin này thông qua bài viết này nhé! Cloudflare là gì? CloudFlare chính là dịch vụ DNS trung gian, nơi mà điều phối lượng truy cập giữa máy chủ với máy của khách hàng qua lớp bảo vệ CloudFlare. Tức là thay vì phải truy cập trực tiếp vào website thông qua phân giải tên miền DNS thì có thể sử dụng máy chủ phân giải tên của CloudFlare. Ngoài các chức năng trên, CloudFlare còn có cung cấp nhiều dịch vụ như CNS, SPDY, tường lửa chống Ddos, Chứng chỉ số SSL,... Cloudflare hoạt động như thế nào? CloudFlare điều phối truy cập giữa máy chủ và client thông quan lớp bảo vệ cloudflare. Vậy trên thực tế cloudflare hoạt động như thế nào? Bộ nhớ đệm (Caching) Cloudflare sử dụng cache - bộ nhớ đệm, là kho lưu trữ dữ liệu với chức năng truy xuất thông tin nhanh hơn. Một ví dụ minh hoạt cho hoạt động của bộ nhớ đệm trong cloudflare đó là: Nếu một người hỏi bạn “ mấy giờ rồi?”, thường bạn sẽ mất thời gian để xem giờ qua điện thoại hoặc đồng hồ để trả lời cho người đó. Tuy nhiên, nếu ngay lập tức sau đó một người khác tiếp tục hỏi bạn “ mấy giờ rồi?”, bạn có thể chỉ mất vài giây để suy nghĩ về thời gian bạn đã trả lời trước đó. Cloudflare hoạt động tương tự như vậy, thường cloudflare sẽ kiểm tra trang web của bạn và cập nhật bộ nhớ cache một cách thường xuyên. Sau đó, cloudflare CDN sẽ phân phối cache đến bất kì người dùng nào với mục đích giúp người dùng truy cập trang web nhanh hơn. Việc sử dụng cloudflare mang đến nhiều lợi ích cho người dùng trên khắp thế giới khi mà tải xuống trang web của từ một vị trí gần hơn, thời gian tải nhanh hơn nhiều. Tuy nhiên, nhiều vấn đề sẽ được yêu cầu xử lý bởi CDN, máy chủ của bạn lúc này sẽ chịu tải xuống thấp hơn và nhiều người dùng có thể đồng thời cùng xem trang web của bạn trong cùng một thời điểm. [caption id="attachment_15330" align="aligncenter" width="771"] Hoạt động của Cloudflare[/caption] Lọc lưu lượng (Filtering) Một chức khác của cloudflare chính là cung cấp bộ lọc lưu lượng truy cập đến. Filtering hoạt động như một lớp khác, phối hợp với tường lửa và các biện pháp bảo mật của bạn để bảo vệ hệ thống trước các mối nguy hại từ môi trường bên ngoài. Hệ thống DNS (DNS System) CloudFlare còn biết đến là DNS có hiệu suất cao nhất thế giới. Trước khi kết nối được thiết lập, quá trình phân giải DNS diễn ra. Do đó, hệ thống DNS là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tải trang của website. Trong cấu hình mặc định, cloudflare được thiết lập làm máy chủ nhằm định danh cho tên miền website của bạn. Nhờ đó mà người truy cập website của bạn sẽ có trải nghiệm tốt nhờ khả năng phân giải nhanh chóng của DNS do cloudflare cung cấp. >>> Xem thêm: Oracle là gì? Tìm hiểu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle từ A-Z Hướng dẫn cài đặt Cloudflare Chúng ta đã tìm hiểu khái niệm về Cloudflare là gì, cách thức hoạt động của cloudflare, cũng như nhận thấy tầm quan trọng của nó trong sử dụng internet. Vậy làm thế nào để cài đặt cloudflare? Đăng ký tài khoản Cloudflare Đăng ký tài Cloudflare dễ dàng, bạn chỉ cần truy cập vào trang chủ của Cloudflare: https://www.cloudflare.com/ để thực hiện đăng ký. Để đăng ký tài khoản, truy cập vào https://dash.cloudflare.com/sign-up , điền các thông tin cần thiết và tạo ngay một tài khoản cloudflare cho mình. Đăng nhập vào cloudflare Sau khi đăng ký tài khoản thành công, bạn hoàn toàn có thể đăng nhập vào Cloudflare bằng email và password vừa đăng ý. Nếu đây là lần đầu tiên bạn đăng nhập, màn hình website sẽ hiển thị như dưới đây. [caption id="attachment_15334" align="aligncenter" width="771"] Màn hình hiển thị trong lần đầu đăng nhập vào cloudflare[/caption] Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Plugin Cloudflare Sau khi cài đặt cloudflare, sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn đến bạn cách cài đặt và sử dụng Plugin Cloudflare.  Cách cài đặt Plugin Cloudflare Cần phải cài đặt thêm Plugin Cloudflare trước khi kích hoạt SSL, nhằm quản lý website một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, Plugin Cloudflare sẽ hỗ trợ cho cấu hình SSL sau này. Để cài đặt Plugin Cloudflare, thực hiện các bước sau đây: Đầu tiên, vào Plugin, sau đó tiếp tục chọn Add New. Tiếp tục, vào phần Search để tìm Plugin và tiếp tục đợi danh sách Plugin hiển thị. Tiến hành cài đặt bằng cách chọn Install tại phần Plugin Cloudflare. Sau khi cài đặt xong, chọn Active để tiến hành kích hoạt. [caption id="attachment_15338" align="aligncenter" width="771"] Hướng dẫn cài đặt Plugin Cloudflare[/caption] Cách sử dụng Plugin Cloudflare Sau khi cài đặt Plugin Cloudflare, làm thế nào để sử dụng Plugin Cloudflare? Để sử dụng Plugin Cloudflare, bạn cần thực hiện các bước sau để sử dụng: Vào Setting và chọn Cloudflare. Tiếp đó, vào API để login vào website, sau đó tìm mục My Profile và chọn API Key. Tại dòng Global API Key, chọn View API Key. Cửa sổ Popup hiện lên, click và chọn Copy API Key cho website của bạn. Sau đó, quay lại website để đăng nhập bằng API Key này. Tiếp đến, tại mục Optimize Cloudflare For WordPress, chọn Apply để kích hoạt cài đặt mặc định. Đồng thời chọn Purge Cache ->Purge Everything để xóa hết cache ban đầu. Cuối cùng, chọn Automatic Cache Management để tự động xóa cache khi website có sự thay đổi. Ưu nhược điểm của Cloudflare Chúng ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của Cloudflare trong website và internet. Vậy Cloudflare sẽ có những ưu điểm đi cùng với những nhược điểm nhất định. Vậy ưu điểm, nhược điểm của Cloudflare là gì? [caption id="attachment_15342" align="aligncenter" width="771"] Ưu nhược điểm của DNS trung gian[/caption] Ưu điểm Sau đây là các ưu điểm của Cloudflare Cloudflare sử dụng bản bộ nhớ đệm của website trên máy chủ CDN, giúp website của bạn tăng tốc độ truy cập và phân phối cho người dùng truy cập máy chủ gần nhất. Cloudflare sẽ gzip những dữ liệu tĩnh như hình ảnh, các tệp tin, CSS, nhờ đó mà tốc độ tải nhanh hơn. Hạn chế truy cập trực tiếp vào máy chủ, giúp tiết kiệm được băng thông cho máy chủ. Lúc này, băng thông sử dụng giảm chỉ còn ½ đến ⅓ so với trước khi dùng. Tăng khả năng bảo mật của website, hạn chế sự tấn công của DDos, các bình luận spam trên blog, hay những phương thức tấn công cơ bản khác. Sử dụng cloudflare như SSL miễn phí nhằm thêm giao thức HTTPS cho website, nhằm cải thiện tình trạng bảo mật cho website. Hạn chế truy cập từ những quốc gia đã được chỉ định. Cấm truy cập với những IP nhất định. Công nghệ tường lửa trong ứng dụng website. Bảo vệ các trang có tính chất đăng nhập. Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm nổi trội, cloudflare cũng tồn tại những nhược điểm nhất định. Nếu website nằm trên hosting có máy chủ đặt tại Việt Nam, người truy cập chủ yếu đến từ Việt Nam thì việc sử dụng Cloudflare sẽ làm giảm tốc độ tải trang, nguyên nhân từ đường truyền quốc tế tại Việt Nam. Nguyên nhân là do truy vấn sẽ phải đi vòng từ Việt Nam đến DNS Server của Cloudflare sau đó mới trả kết quả về lại Việt Nam, dẫn đến tốc độ tải trang chậm. Thời gian uptime website bị phụ thuộc hoàn toàn vào thời gian uptime của Server Cloudflare. Điều này có nghĩa là nếu Server của Cloudflare bị down thì khả năng truy xuất website của bạn cũng bị ảnh hưởng theo vì lúc này không thể phân giải được tên miền đang sử dụng. Nhiều trường hợp website đang hiểu lầm firewall của hosting thành  IP của Cloudflare là địa chỉ tấn công. [caption id="attachment_15346" align="aligncenter" width="771"] CloudFlare có tính năng bảo mật tốt[/caption] Có nên sử dụng Cloudflare hay không? Cloudflare được dùng như một dịch vụ DNS thông thường khi tắt đám mây tên miền. Nên sử dụng DNS trung gian này bởi vì các lý do sau đây: Tốc độ: Nếu máy chủ gần với người sử dụng, người truy cập website sẽ truy cập chậm hơn so với những người ở xa máy chủ. Lý do là bởi Cloudflare sẽ giúp tăng tốc độ tải trang. Do đó, nếu người dùng cho website của bạn là người dùng nước ngoài, nên sử dụng dịch vụ DNS này. Auto Minify: Giúp loại bỏ các ký tự không cần thiết ra khỏi mã nguồn mà không làm thay đổi chức năng của nó. Nổi bật chính là tự loại bỏ chú thích, khoảng trắng,... nhằm giảm lượng dữ liệu chuyển đi và cải thiện được tốc độ tải trang. Rocket Loader: Đây là dịch vụ DNS ưu tiên nội nội dung website được hiển thị trước, do đó sẽ trì hoãn tải tất cả JavaScript. Tuy nhiên, điều này có thể khiến mã JavaScript bị lỗi nếu như bạn không sử dụng lệnh jQuery. Do đó, nếu không thực sự cần thiết thì bạn nên tắt tính năng này. Bảo mật: Đây là yếu tố rất quan trọng bởi nó đảm bảo website của bạn luôn an toán trước những kẻ tấn công. Cloudflare có thể phát hiện và ngăn chặn sự tấn công của các hacker đến website của bạn. [caption id="attachment_15350" align="aligncenter" width="771"] Có nên sử dụng Cloudflare không?[/caption] Cách kích hoạt SSL để sử dụng giao thức HTTPS Sử dụng cloudflare như SSL miễn phí nhằm thêm giao thức HTTPS cho website, nhằm cải thiện tình trạng bảo mật cho website. Vậy làm thế nào để kích hoạt SSL? Các loại SSL của Cloudflare Hiện nay, SSL của Cloudflare có 3 chứng chỉ dành cho người dùng với mức độ sử dụng và bảo mật khác nhau. Đặc điểm chung là cả ba loại chứng chỉ này đều hỗ trợ mã hóa Traffic truy cập, do đó mà các website nhận được sự đánh giá tốt từ Google. Các loại chứng chỉ SSL của Cloudflare bao gồm: Flexible SSL: Đây là chứng chỉ được nhiều website ưa chuộng sử dụng bởi chứng chỉ này dễ dàng cài đặt, người dùng không cần phải có kiến thức và kỹ thuật quá cao mà ai cũng có thể làm. Mặt khác, khi sử dụng loại này, bạn không cần cài đặt lên server mà vẫn có thể sử dụng HTTPs bình thường. Tuy nhiên, giữa Server Website và Cloudflare, Traffic cho sự trao đổi này sẽ không được mã hóa. Full SSL: Đối với chứng chỉ này sẽ khó hơn về cài đặt so với chứng chỉ Flexible SSL. Tuy nhiên với Traffic sẽ được mã hóa, do đó tính bảo mật cao hơn so với Flexible SSL. Full SSL (Strick): Cách cài đặt chứng chỉ này tương tự với chứng chỉ Full SSL phía trên. Tuy nhiên với chứng chỉ này không thể tạo và sử dụng miễn phí mà cần dùng chứng chỉ SSL xác thực. [caption id="attachment_15354" align="aligncenter" width="771"] Chuyển từ HTTP sang HTTPS[/caption] Kích hoạt Flexible SSL Để kích hoạt Flexible SSL, bạn cần thực hiện các bước sau: Đầu tên, vào Crypto, tại phần SSL, nhấn và kích hoạt Flexible. Chờ khoảng 24 giờ để Cloudflare cài đặt và kích hoạt Flexible SSL. Để kích hoạt Flexible SSL, tại phần trạng thái - status, nếu thấy Active Certificate, có nghĩa là bạn đã kích hoạt Flexible SSL thành công. Bạn hoàn toàn có thể truy cập vào website của mình bằng HTTPS bằng cách nhập nó trực tiếp. Trường hợp không tự chuyển từ HTTP sang HTTPS thì cần phải bật tự động chuyển đổi. Bật tự động chuyển sang HTTPS Để bật tự động chuyển sang HTTPs, ở phần Crypto, bạn sẽ thấy mục Always Use HTTPS, chọn “ On” để bật. Sau khi thực hiện bước này, tất các các yêu cầu tới website của bạn với HTTP sẽ được chuyển sang HTTPS. Ngoài ra, cần thực hiện thêm một bước nữa để khắc phục một vài thành phần CSS, JS hay hình ảnh khi vẫn còn sử dụng HTTP. Lúc này, hãy kéo xuống phần Automatic HTTPS Rewrites, sau đó bật On sẽ hoàn thành. Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp cần thêm plugin SSL Insecure để sửa các lỗi trên. >>> Xem thêm: Crontab là gì? Cách cài đặt & sử dụng Crontab Linux từ A - Z Cài đặt Plugin SSL Insecure Content Fixer Khi website bạn sử dụng SSL của Cloudflare, bạn cần sữa lỗi với Plugin Insecure Content Fixer. Plugin này có nhiệm vụ sửa chữa các lỗi của các resource trên website khi chuyển qua HTTPS. Để cài đặt Plugin SSL Insecure Content Fixer, cần thực hiện các bước sau: Vào Plugin, chọn Add New và tìm Plugin SSL Insecure Content Fixer. Sau đó cài đặt Plugin SSL Insecure Content Fixer. Chọn Install để bắt đầu cài đặt, sau đó chọn Active để kích hoạt Plugin. Tiếp sau đó, vào Setting, chọn SSL Insecure Content. Tại đây có 6 lựa chọn cho bạn sửa lỗi HTTP. Nên chọn lần lượt từ trên xuống dưới rồi thử để xem còn bị lỗi gì nữa không? Kéo xuống mục HTTPS Detection và chọn gợi ý Detected As Recommended Setting. Chọn Save changes để lưu lại các thay đổi. [caption id="attachment_15358" align="aligncenter" width="771"] Cài đặt Plugin SSL Insecure Content Fixer[/caption] Cài đặt Plugin Better Search Replace Sau khi thực hiện sửa xong các link sang HTTPS sang website, chẳng hạn như hình ảnh, css, widget, media,... bạn cũng cần sửa lại các internal link trong bài viết.  Nếu như website có ít bài viết thì việc mở từng bài sửa lại từng link rất nhanh. Tuy nhiên, nếu trường hợp có rất nhiều bài viết thì việc sửa chữa này không thể thực hiện bằng tay được. Do đó, ngoài Plugin Cloudflare, bạn cần phải cài đặt thêm Plugin Better Search Replace bởi nó sẽ tự động tìm và thay thế các link trong bài viết sang dạng HTTPS. Cách cài đặt Plugin Better Search Replace tương tự như Plugin SSL Insecure Content Fixer, bản cần search, cài đặt và active như bình thường. Lưu ý trước khi thực hiện nên  lưu lại Database. [caption id="attachment_15362" align="aligncenter" width="771"] Cài đặt Plugin Better Search Replace[/caption] Cài đặt Plugin Better Search Replace Sau đó, chọn các mục trong phần thiết lập để tiến hành sửa đổi  như sau: Search for: Điền tên website của mình ở dạng HTTP. Replace with: Mục này sẽ điền tên website ở dạng HTTPS. Select tables: Kiểm tra, thay đổi bài viết, bình luận thì chọn WP_Posts và WP_Comments. Ngoài ra, còn có thể chọn các mục khác như WP_Links, WP_MTS_WP_Reviews, WP_Options,… Nếu muốn tự tìm kiếm và thay thế trong Database, hãy bỏ Check ở mục Run As Dry Run. Sau cùng, chọn Run Search/Replace để Plugin bắt đầu làm việc. Nếu quý khách có nhu cầu thuê cloud server, máy chủ ảo mời tham khảo bảng giá cho thuê máy chủ ảo của FPT Cloud nhé. Những bài viết liên quan: Application Server là gì? Toàn tập kiến thức về app server Linux là gì? Toàn tập kiến thức về hệ điều hành Linux iFrame là gì? Hướng dẫn nhúng iFrame vào website đơn giản Edge Computing là gì? Tìm hiểu mô hình điện toán biên từ A-Z Thông qua bài viết của FPT Cloud, chúng ta đã các khái niệm cơ bản về Cloudflare là gì? Cách sử dụng, hướng dẫn cài đặt, những đặc điểm và cách thức hoạt. Những thông tin vừa cung cấp mong muốn sẽ bạn đến cho những kiến thức bổ ích trong sử dụng DNS trung gian.

Docker là gì? Tìm hiểu về dự án mã nguồn mở Docker từ A – Z

17:11 18/01/2022
Docker được biết đến là nền tảng cung cấp cho người dùng các building, deploying, running ứng dụng một cách dễ dàng nhất có thể. Bởi vì tính ứng dụng mà ngay nay Docker đã trở thành một nền tảng phổ biến. Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm docker là gì, tất tần tật về các dự án nguồn mở của Docker. Docker là gì? Vấn đề đầu tiên mà bạn cần tìm hiểu docker là gì? Docker chính là một nền tảng được sử dụng để cung cấp cho bạn cách building, deploying và cả running ứng dụng một cách dễ dàng hơn. Docker sẽ hoạt động thông qua cách sử dụng những containers ở trên nền tảng ảo hóa. Lúc đầu, chúng sẽ được viết bằng Python và hiện tại thì đã chuyển sang Golang. [caption id="attachment_15276" align="aligncenter" width="771"] Docker là gì?[/caption] Docker Container là gì? Khi tìm hiểu Docker Container, bạn cần biết rằng, những containers sẽ cho phép các lập trình viên đóng gói một ứng dụng. Trong đó bao gồm những phần cần thiết, ví dụ như thư viện cùng với các phụ thuộc khác. Chúng cũng gói tất cả ra ở dưới dạng là một package. Thông qua đó, nhờ vào containers thì ứng dụng sẽ chạy ở trên tất cả máy tính Linux khác. Dù cho mọi cài đặt tùy chỉnh khác nhau mà máy có thể khác đối với những chiếc máy được sử dụng để viết code.  [caption id="attachment_15280" align="aligncenter" width="771"] Docker container là gì?[/caption] Bằng một cách nào đó, Docker khá là giống với virtual machine. Vậy tại sao Docker lại phát triển hơn và phổ biến hơn. Nguyên nhân chính là vì những ưu điểm sau đây: Dễ ứng dụng: Bất cứ ai cũng có thể sử dụng từ lập trình viên cho đến sysadmin,... chúng tận dụng tất cả lợi thế của containers để build và test một cách nhanh chóng. Chúng có thể đóng gói ứng dụng ở trên laptop và chạy ở trên public cloud và cả private cloud,... Một câu thần chú ở đây là “Build once, run anywhere" Tốc độ: Docker Containers tương đối nhẹ và có tốc độ rất nhanh. Bạn hoàn toàn có thể tạo và khởi chạy chỉ trong vài giây ngắn ngủi.  Môi trường chạy và khả năng mở rộng: Bạn có thể chia nhỏ những chức năng của ứng dụng thành các container riêng lẻ. Ví dụng Database chạy trên một container và Redis cache có thể chạy trên một container khác trong khi ứng dụng Node.js lại chạy trên một cái khác nữa. Với Docker, rất dễ để liên kết các container với nhau để tạo thành một ứng dụng, làm cho nó dễ dàng scale, update các thành phần độc lập với nhau. >> Xem thêm: Oracle là gì? Tìm hiểu hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle từ A-Z Docker hoạt động như thế nào? Docker hoạt động bằng cách chạy mã bằng cung cấp phương thức tiêu chuẩn. Nó giống như cách máy ảo - ảo hóa phần cứng của máy chủ nhằm loại bỏ nhu cầu trực tiếp quản lý, lúc này các container sẽ ảo hóa hệ điều hành của máy chủ. Khi được cài đặt trên từng máy chủ, docker cung cấp các lệnh cơ bản để bạn có thể build, khởi tạo hay dừng container. [caption id="attachment_15284" align="aligncenter" width="771"] Docker hoạt động như thế nào?[/caption] Cơ chế hoạt động của Docker khá phức tạp. Hoạt động của Docker sẽ thông qua một Docker Engine có sự kết hợp của hai yếu tố server và client. Server và Client giao tiếp với nhau thông qua REST API. Bên cạnh đó, các dịch vụ như Amazon ECS,  AWS Fargate,  Amazon EKS và AWS Batch sẽ giúp bạn dễ dàng chạy các Container Docker ở quy mô lớn, Đặc biệt, nếu bạn đang sử dụng hệ điều hành của Windows hoặc Mac thế hệ cũ, bạn hoàn toàn có thể tận dụng Docker Toolbox bởi nó cho phép bạn điều khiển Docker Engine với Docker Compose và Kitematic. Quy trình thực thi của hệ thống khi sử dụng Docker Thông thường, để thực thi hệ thống Docker, cần trải qua ba bước: Build, Push và Pull, Run. Cụ thể các bước nào sẽ có quy trình thực thi như thế nào? Build Đây là bước đầu tiên để tạo một dockerfile. Bên trong dockerfile chính là code của chúng ta. Cụ thể dockerfile sẽ được xây dựng tại một máy tính đã cài đặt sẵn Docker Engine. Sau khi build xong, chúng ta sẽ có được Container và trong này sẽ có chứa ứng dụng kèm với toàn bộ thư viện. [caption id="attachment_15288" align="aligncenter" width="771"] Quy trình thực thi của hệ thống khi sử dụng docker[/caption]   Push Sau khi có được container, bước push là bước đẩy contain lên cloud và lưu trữ tại đó. Pull, Run Trong trường hợp có một máy tính khác muốn sử dụng Container, thì máy bắt buộc phải thực hiện Pull Container về máy và máy đã cài sẵn Docker Engine. Sau đó, để sử dụng Container phải thực hiện Run Container này. Tại sao nên sử dụng Docker? Chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm của Docker, cách thức hoạt động của Docker. Vậy chúng ta có biết tạo sao nên sử dụng Docker không và docker dùng để làm gì? Đầu tiên, để có thể setup và deploy application lên một hoặc nhiều server khá khó khăn và vất vả từ khâu cài đặt các công cụ, môi trường cần cho application cho đến việc chạy ứng dụng. Bên cạnh đó các môi trường server thường không đồng nhất với nhau, do đó việc setup và deploy application lên server rất khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, Docker đã ra đời. [caption id="attachment_15292" align="aligncenter" width="771"] Tại sao nên dùng Docker?[/caption] Ngày nay, Docker được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi, trong đó Docker và Container hoàn toàn có thể sử dụng cho nhau. Công nghệ liên quan Container ra đời rất lâu trước khi Docker được phát hành, cho phép ảo hóa một phiên Linux. Sau đó các bản đầu của Docker ra đời, tạo đòn bẩy lớn cho các sản phẩm mà chỉ sử dụng riêng cho LXC. Bên cạnh đó, Docker còn có những đặc điểm nổi bật sau: Vận chuyển phần mềm nhiều và nhanh chóng hơn Trên thực tế, vận chuyển phần mềm đối với những người sử dụng docker nhanh hơn trung bình 7 lần so với những người không sử dụng Docker. Nhờ đó mà Docker mang đến cho mình một điểm nổi bật về khả năng vận chuyển dịch vụ được tách riêng với tần suất mong muốn. Tiêu chuẩn hóa quá trình vận hành Tiêu chuẩn hóa quá trình vận hành ở đây chính là các ứng dụng sẽ được đóng gói vào các container nhỏ, việc này sẽ giúp việc triển khai, xác định vấn dề hay đảo ngược để khắc phục vấn đề trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.g. Di chuyển trơn tru hiệu quả Điểm nổi bật của Docker chính là khả năng di chuyển ứng dụng trên nền tảng Docker trơn tru, đạt hiệu quả cao từ vị trí các máy phát triển cục bộ đến các đơn vị triển khai sản xuất trên AWS. Tiết kiệm chi phí tối đa Điểm nổi bật của Container Docker chính là có thể giúp cho việc chạy nhiều mã trên từng máy chủ trở được thực hiện dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, cải thiện được khả năng tận dụng cũng như tiết kiệm được nhiều chi phí cho bạn. Khi nào nên sử dụng Docker? Docker mang đến cho người dùng nhiều lợi ích tuyệt vời. Vậy chúng ta nên sử dụng Docker khi nào và lợi ích của Docker là gì? Chúng ta hoàn có thể sử dụng Container Docker để làm khối dựng lõi nhằm tạo ra ứng dụng và nền tảng hiện đại. Bên cạnh đó, nó còn phân phối được việc dựng và chạy các kiến trúc vi dịch vụ, quy trình tổng hợp và phân phối liên tục khi triển khai mã được tiêu chuẩn hóa.  Hệ thống xử lý dữ liệu được xây dựng có quy mô cực kỳ linh hoạt và nhờ đó mà tạo ra các nền tảng có khả năng quản lý đầy đủ, dễ dàng hơn cho các nhà phát triển. Hơn nữa, sự hợp tác giữa AWS và Docker mang đến những điểm cộng về quá trình triển khai các phần lạ một cách dễ dàng của Docker Compose cho Amazon ECS và AWS Fargate. [caption id="attachment_15296" align="aligncenter" width="771"] Khi nào nên sử dụng Docker?[/caption] Bên cạnh đó, Docker còn được sử dụng trong các trường hợp như: Microservices triển khai kiến trúc hay khi xây dựng một ứng dụng và các tỷ lệ cần phải có sự linh hoạt. Hoặc khi bạn không muốn tốn quá nhiều thời gian cho việc onfig máy local và server trong cùng một môi trường để chạy ứng dụng, sử dụng Docker bạn chỉ cần build một lần nhưng có thể chạy được nhiều nơi. Docker còn được sử dụng khi sản phẩm của công ty bạn đang cần một cách tiếp cận mới về các yếu tố xây dựng, đẩy lên server, thực thi ứng dụng đòi hỏi nhanh chóng, dễ dàng. Một số lệnh cơ bản trong docker Sau đây là một số lệnh cơ bản của Docker mà người dùng thường gặp và cần phải sử dụng: Lệnh List image/container: $ docker image/container ls Lệnh Delete image/container: $ docker image/container rm <tên image/container > Lệnh Delete all image hiện có: $ docker image rm $(docker images –a –q) List all container hiện có: $ docker ps –a Lệnh Stop a container cụ thể: $ docker stop <tên container> Lệnh Run container từ image và thay đổi tên container: $ docker run –name <tên container> <tên image> Lệnh Stop all container: $ docker stop $(docker ps –a –q) Lệnh Delete all container hiện có: $ docker rm $(docker ps –a –q) Lệnh Show log a container: $ docker logs <tên container> Lệnh Build một image từ container: $ docker build -t <tên container> Lệnh Tạo một container chạy ngầm: $ docker run -d <tên image> Lệnh Tải một image trên docker hub: $ docker pull <tên image> Lệnh Start một container: $ docker start <tên container> [caption id="attachment_15300" align="aligncenter" width="771"] Một số lệnh cơ bản trong Docker[/caption] >>> Xem thêm: Crontab là gì? Cách cài đặt & sử dụng Crontab Linux từ A - Z Một số khái niệm liên quan đến Docker Chúng ta đã tìm hiểu các khái niệm cơ bản về docker là gì? Hoạt động, quy trình thực thi của Docker. Sau đây là một số khái niệm liên quan đến Docker để có thể hiểu rõ hơn về nền tảng này: Docker Engine: Đây là thành phần chính của docker, có chức năng như một công cụ dùng để đóng gói ứng dụng. Docker Hub: Được biết đến là một kho lưu trữ công khai của Docker image, bên cạnh đó còn có một tên gọi khác là “thư viện và cộng đồng lớn nhất thế giới về image container”. Docker Hub có chứa khoảng hơn 100.000 image container, những image container này được lấy từ các nhà cung cấp phần mềm thương mại, các nhà phát triển cá nhân, các dự án có mã nguồn mở. Docker hub còn chứa những image được sản xuất bởi Docker Inc và các image được chứng nhận bởi các cơ quan đăng ký tin cậy. Trên docker hub, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm image bạn cần và tải lên tất cả image mà bạn muốn, chỉ cần pull về và sử dụng với các config mà bạn muốn. [caption id="attachment_15304" align="aligncenter" width="771"] Một vài khái niệm liên quan đến Docker[/caption] Docker Images: Đây được biết đến là một khuôn mẫu dùng để tạo ra một Container, có chứa mã nguồn ứng dụng thư thì, cũng như có chứa tất cả công cũ, thư viện. Thường image sẽ dựa trên một image có sẵn nào đó và có thêm sự tùy chỉnh. Chẳng hạn như khi bạn build một image dựa vào image Centos có sẵn mẫu dùng để chạy Nginx với những tùy chỉnh, thì cấu hình web của bạn có thể hoàn toàn chạy được. Bạn hoàn toàn có thể tự build một image cho mình hoặc có thể sử dụng image trên Docker hub để dụng. Trường hợp nếu tự build image, bạn sẽ nhận được sự chỉ dẫn từ Dockerfile. Docker Container: Chính là một phiên bản live hay running instance của một Docker image. Cụ thể, ta thấy docker image là file dùng để đọc trong khi đó docker container là phiên bản live, executable mà tại đây người dùng hoàn toàn có thể tương tác với chung. Bên cạnh đó, quản trị viên hoàn toàn có thể điều chỉnh cài đặt để phù hợp với các yêu cầu, quy định của họ. Tại docker container, bạn hoàn toàn có thể thực hiện các bước như create, start, stop, move or delete container dựa trên Docker API hoặc Docker CLI. Docker Client: Đây là một công cụ hỗ trợ người dùng giao tiếp với Docker host. Docker host chính là thành phần mà thông qua command line có thể giúp bạn kết nối, giao tiếp với Docker host. Thông tường, Docker client sẽ thực hiện bằng cách thông qua REST API gửi lệnh tới Docker Daemon. Docker Daemon: Đây là nơi lắng nghe các yêu cầu đến từ Docker client với mục đích quản lý các đối tượng thông qua REST API như image, container, Network hay Volumes. Bên cạnh đó, các Docker Daemon cũng giao tiếp với nhau nhằm quản lý các Docker Services. Dockerfile: Chính là một tệp tin mà trong đó có chứa các chỉ dẫn, hướng dẫn để có thể build một image. Một container docker thường bắt đầu bằng một file văn bản với hình thức đơn giản, trong đó có chứa các hướng dẫn về cách build một image container docker. Bên cạnh đó, Dockerfile còn tự động hóa được tiến trình tạo image docker. Dockerfile còn biết đến là danh sách các lệnh được Docker Engine dùng để chạy và tập hợp các image. Docker Volumes: Chính là phần dữ liệu được tạo ra trong quá trình các container được khởi tạo. Docker machine: Là hệ thống tạo ra các docker engine trên máy chủ. Docker Compose: Thực hiện chạy ứng dụng thông qua các định nghĩa cấu hình các Docker Container, thực hiện thông qua file cấu hình. Những bài viết liên quan: Bluestacks Tweaker là gì? Hướng dẫn tải và cài đặt chi tiết 1gb bằng bao nhiêu MB data Viettel, Vinaphone? Cách quy đổi CPU là gì? Phân loại và cách chọn phù hợp nhất 5 Cách tải video Facebook HD về điện thoại, PC miễn phí 2023 Bài viết trên, chúng ta đã cùng FPT Cloud tìm hiểu về docker các khái niệm liên quan đến docker như docker là gì, docker container là gì, cách thức hoạt động, thực thi hệ thống của docker, những ưu điểm nổi trội mà Docker mang lại trong build, deploy hay running ứng dụng. Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu hơn về Docker cũng như sử dụng docker hiệu quả trong công việc và cuộc sống.

Crontab là gì? Cách cài đặt & sử dụng Crontab Linux từ A – Z

15:01 18/01/2022
Crontab được biết đến là một loại dịch vụ giúp cho người dùng có thể thực hiện được những task đã được lên lịch sẵn. Chúng sẽ giúp bạn cải thiện một cách đáng kể hiệu suất khi làm việc. Vậy, để sử dụng Crontab Linux một cách hiệu quả phải làm như thế nào? Tất cả những thông tin mà bạn đang tìm hiểu đều sẽ được bật mí ngay sau đây một cách chi tiết nhất. >>> Xem thêm: Cloud Server là gì? Hoạt động của hệ thống máy chủ đám mây 1. Crontab là gì? Crontab chính là một cách để tạo và thực hiện chạy các lệnh dựa theo một chu kỳ xác định nào đó. Đây là một tiện ích giúp cho người dùng lập lịch trình với mục đích chạy các dòng lệnh từ phía server để nhằm thực thi một hoặc nhiều hơn các công việc theo một khung thời gian đã được thiết lập sẵn.  [caption id="attachment_15214" align="aligncenter" width="771"] Tìm hiểu Crontab là gì?[/caption] 2. Cách thức hoạt động của Crontab Về cách thức hoạt động, một cron schedule đơn giản chính là một text file. Mỗi một người dùng đều sẽ có cho mình một cron schedule riêng. File này thường sẽ nằm ở vị trí  /var/spool/cron. Ngoài ra, Crontab files sẽ không cho phép người dùng tạo hoặc thực hiện chỉnh sửa trực tiếp đối với bất cứ trình text editor nào. Ngoại trừ việc bạn sử dụng lệnh crontab. Một số lệnh crontab mà bạn thường dùng như sau: crontab -e: Đây là lệnh tạo hoặc chỉnh sửa file crontab  crontab -l: Đây là lệnh hiển thị file crontab  crontab -r: Đây là lệnh xóa file crontab Hầu hết các VPS đều sẽ được cài sẵn ở trình crontab. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những trường hợp cụ thể mà VPS không có. Nếu bạn sử dụng lệnh “crontab -1” mà nhìn thấy output trả lại là -bash: crontab: command not found, điều này có nghĩa là bạn cần phải tự thực hiện việc cài đặt thủ công.  [caption id="attachment_15220" align="aligncenter" width="771"] Cách thức hoạt động của một crontab[/caption] 3. Hướng dẫn cài đặt Crontab Linux Trong trường hợp VPS của bạn không có sẵn crontab thì bạn cần phải tiến hành cài đặt thủ công. Vì vậy, bạn cần phải nắm bắt được từng bước thực hiện cụ thể và chính xác thì quá trình cài đặt mới thành công. Cụ thể, những bước cài đặt cron linux như sau: Đầu tiên, bạn sử dụng lệnh: yum install cronie Sau khi cài lệnh này, hệ thống sẽ bắt đầu crontab và tự động chạy mỗi khi bạn reboot. service crond start  chkconfig crond on >>> Xem thêm: Socket là gì? Kiến thức nền tảng về giao thức TCP/IP và UDP 4. Hướng dẫn sử dụng Crontab Linux Cron sẽ hoạt động dựa trên những lệnh đã được chỉ định ở trong cron table (tức crontab). Mỗi một người dùng và kể cả root đều sẽ có thể có một file cron. Những file này dựa theo mặc định thì đều sẽ không tồn tại. Tuy nhiên, chúng ta có thể tạo ra chúng ở trong thư mục /var/spool/cron thông qua việc sử dụng lệnh crontab -e.  [caption id="attachment_15224" align="aligncenter" width="771"] Làm thế nào để sử dụng crontab đúng cách[/caption] Bên cạnh đó, lệnh này cũng sẽ được sử dụng với mục đích chỉnh sửa file cron. Vì vậy, bạn không nên sử dụng những trình editor tiêu chuẩn (ví dụ như Vi, Vim, Emacs, Nano,...). Bởi lẽ, việc sử dụng lệnh crontab sẽ không chỉ cho phép bạn cho phép thực hiện chỉnh sửa các lệnh. Chúng còn khởi động lại cron daemon khi chúng ta thực hiện lưu và thoát ra khỏi trình editor. Lệnh crontab sẽ sử dụng Vi để làm editor cơ bản bởi vì Vi luôn luôn rất khả dụng.  Những file cron sẽ trống, vì vậy các lệnh này cần phải được thêm ngay từ đầu. Một ví dụ điển hình định nghĩa về những công việc ở trong file cron: [caption id="attachment_15232" align="aligncenter" width="771"] Ví dụ về công việc ở trong file Cron[/caption] Ba dòng đầu tiên với nhiệm vụ chính là thiết lập nên một môi trường mặc định. Môi trường cần phải được thiết lập thật phù hợp dựa trên nhu cầu của người dùng. Chính vì vậy, cron sẽ không cung cấp cho bạn một môi trường cụ thể nào hết. Với biến SHELL, biến này sẽ thực hiện chỉ định shell để sử dụng khi mà những câu lệnh được thực thi. Ở hình ảnh ví dụ trên, shell Bash được chỉ định.  Đối với biến MAILTO sẽ đặt địa chỉ mail để nhận các kết quả của một cron job. Những mail này có thể cung cấp cho bạn một trạng thái của những cron job (backup, update,..). Bên cạnh đó, chúng còn bao gồm cả output mà những người dùng muốn khi thực hiện chạy chương trình thủ công đến từ cmd. Ở dòng thứ ba có nhiệm vụ được thiết lập PATH cho môi trường.  Chi tiết các dòng lệnh Nhìn chung, có khá nhiều những dòng comment được đưa ra ở ví dụ trên. Chúng trình bày một cách chi tiết những cú pháp cần thiết nhằm mục đích xác định một cron job. Thông tin cụ thể của từng dòng lệnh như sau: 01 01 * * * /usr/local/bin/rsbu -vbd1 ; /usr/local/bin/rsbu -vbd2: Dòng lệnh này ở trong thư mục /etc/crontab sẽ chạy một script và thực hiện backup hệ thống.  Dòng lệnh này sẽ thực hiện chạy script ở trong shell Bash, rsbu và có nhiệm vụ backup những hệ thống vào lúc 1:01 sáng hàng ngày. Dấu * được đặt ở vị trí 3, 4 và 5 của phần thời gian cũng sẽ tương tự như những file glob hoặc wildcard. Chúng được dùng cho những phân chia thời gian khác.  Cụ thể như sau, chúng sẽ thời gian nhất định trong tuần, trong tháng hay trong năm. Dòng này sẽ tiến hành backup hai lần. Mỗi một lần backup vào ổ cứng chuyên dụng. Và lần thứ hai, hệ thống sẽ tiến hành backup vào trong một USB drvie ở ngoài.  Tiếp đó, dòng lệnh này cũng sẽ đặt thời gian cho phần cứng ở trên máy tính thông qua việc sử dụng thời gian của hệ thống để làm gốc. Dòng này sẽ được thiết lập để chạy vào lúc 5:03 sáng mỗi ngày “ 03 05 * * * /sbin/hwclock --systohc ”. Ở dòng “# 25 04 1 * * /usr/bin/dnf -y update”, chúng có thể được sử dụng với mục đích là để cập nhật dnf hoặc yum vào lúc 4:25 sáng cho ngày đầu tiên của mỗi tháng. Tuy nhiên, chúng cũng đã được cài đặt thành một comment như ví dụ ở trên. Vì vậy, chúng sẽ không chạy nữa.  5. Ứng dụng của Crontab Crontab có thể được ứng dụng cho rất nhiều công việc khác nhau. Cụ thể, một số những ứng dụng của cron được chia sẻ ngay dưới đây: Cron giúp lên lịch task công việc: Giờ hệ thống (hay còn gọi là giờ điều hành) ở trên các máy tính đang sử dụng NTP (tức là Network Time Protocol) có thể lên lịch được task công việc. Chúng sẽ hỗ trợ người dùng cài đặt thời gian phần cứng dựa trên khoảng thời gian của hệ thống.  Cập nhật, chạy chương trình: Dịch vụ cron sẽ tiến hành check những file ở trong thư mục /var/spool/cron, /ect/cron.d và cả file /etc/anacrontab. Trong những file này có chứa những nội dung dùng để xác định các công việc mà một cron. [caption id="attachment_15236" align="aligncenter" width="771"] Ứng dụng của Crontab là gì?[/caption] >>> Xem thêm: Bootstrap là gì? Hướng dẫn cách sử dụng Bootstrap chi tiết 6. Bí quyết lên lịch với Crontab Linux Đầu tiên, nếu bạn muốn tiến hành chạy một job bất kỳ nào đó, ví dụ vào lúc 3 giờ chiều mỗi thứ Ba, bạn cần gõ câu lệnh sau: “ 00 15 * * Thu /usr/local/bin/mycronjob.sh ”. Câu lệnh này sẽ thay bạn tiến hành mycronjob.sh vào đúng 3 giờ chiều mỗi thứ Ba.  Hoặc bạn cũng có thể tiến hành chạy báo cáo theo quý khi kết thúc từng quý một. Mặc dù cron không có bất cứ tùy chọn nào cho “Ngày cuối cùng của tháng". Chúng ta có thể sử dụng ngay ngày đầu tiên của tháng tiếp theo đó như ví dụ dưới đây: 02 03 1 1,4,7,10 * /usr/local/bin/reports.sh: Câu lệnh này sẽ tiến hành chạy các báo cáo hàng quý vào đúng ngày đầu tiên của tháng sau đó, khi đã kết thúc một quý.  01 09-17 * * * /usr/local/bin/hourlyreminder.sh” Câu lệnh này sẽ cho phép các job chạy trong vòng một phút và mỗi giờ một lần tính từ 9:01 đến 17:01. [caption id="attachment_15240" align="aligncenter" width="771"] Bí quyết lên lịch đúng cách[/caption] Có những job sẽ cần phải thực hiện sau khoảng 2, 3 hoặc 4 giờ. Như vậy, chúng ta có thể lấy thương số của giờ và cả khoảng thời gian mà mình mong muốn. Ví dụ như sau: */3, tương đương với một job sau mỗi ba giờ đồng hồ. Hoặc 6-18/3 dùng để chạy sau mỗi ba tiếng, từ khoảng 6 giờ đến 18 giờ. Những khoảng thời gian khác cũng có thể chia theo cách tương tự.  Có một điều bạn cần phải lưu ý: Những biểu thức chia cần phải cho ra kết quả với phần dư là 0. Lúc đó các job mới có thể chạy được. 7. Một số giới hạn truy cập Cron trong Crontab Linux Bên cạnh những chức năng và lợi ích của Crontab Linux thì người dùng cũng thắc mắc những giới hạn của Cron Linux là gì? Cụ thể, một số giới hạn mà bạn cần phải nắm rõ như sau: 7.1 Cron.d Ở trong thư mục /etc/cron.d có chứa những ứng dụng ví dụ như SpamAssassin, sysstat và cả file cài đặt cron,... Bởi lẽ không có người sử dụng SpamAssassin hay sysstat nên những chương trình này cần có một vị trí để định vị được các file crom. Vì vậy, tất cả chúng đều sẽ được đặt ở /etc/cron.d Trong File /etc/cron.d/sysstat có chứa những cron job có liên quan đến các báo cáo hoạt động của hệ thống (SAR). Những file cron này đều có cùng một định dạng với file cron của người sử dụng.  Cron file sysstat gồm có hai dòng lệnh nhằm thực hiện các task. Dòng lệnh thứ nhất sẽ tiến hành chạy lệ sa1 cứ mỗi 10 phút nhằm thu thập các dữ liệu ở trong file nhị phân đặc biệt. Chúng được đặt ở vị trí thư mục /var/log/sa. Kế đến, cứ mỗi tối vào lúc 23:53, chương trình sa2 sẽ tiến hành chạy để tạo ra một bản tóm tắt hằng ngày.  7.2 Anacron Một chương trình anacron sẽ thực hiện những chức năng tương tự như crond. Tuy nhiên, chúng cũng có thể chạy những job đã bị bỏ qua. Ví dụ như khi máy tính đã tắt hoặc máy không thể chạy được các job ở trong một thời gian nhất định. Vậy nên, công cụ này sẽ rất có ích đối với những người sử dụng laptop haowjc những máy tính thường được đưa vào trong chế độ sleep. Ngay khi máy tính được khởi động thì anacron sẽ tiến hành kiểm tra xem liệu các job đã được cài đặt cấu hình có bỏ lỡ một lịch chạy nào hay không. Nếu có thì các job này sẽ được tiến hành chạy ngay lúc đó. Tuy nhiên, các job cũng sẽ chỉ chạy một lần mặc cho nhiều lần bị lỡ lịch.  Ngoài ra, chương trình anacron cũng sẽ cung cấp cho bạn một số những tùy chọn dễ dàng để chạy cho các task thường được lên lịch. Bạn chỉ cần tiến hành cài đặt những script vào trong thư mục /etc/cron.[hourly|daily|weekly|monthly] tùy thuộc vào tần suất mà bạn muốn các job được chạy.   [caption id="attachment_15244" align="aligncenter" width="771"] Giới hạn của Crontab là gì?[/caption] 7.3 Shortcut trong Crontab Linux File /etc/anacrontab ở phía trên sẽ cho bạn thấy được các shortcut (các phím tắt) có thể sử dụng được. Đồng thời chúng cũng sẽ chỉ định cho bạn một số thời gian phổ biến nhất. Những shortcut thời gian này có thể thay thế được 5 trường thường được sử dụng để chỉ định thời gian. Và ký tự @ được sử dụng nhằm mục đích xác định shortcut cho crontab. Phía dưới đây là danh sách các shortcut cùng ý nghĩa của chúng mà bạn cần biết: @report: Tức là chạy sau khi reboot @yearly: Từ là chạy hàng năm, ví dụ cụ thể: 0 0  1 1 * @annually: Tức là chạy hàng năm, ví dụ cụ thể: 0 0 1 1 * @monthly: Tức là chạy hàng tháng, ví dụ cụ thể: 0 0 1 * * @weekly: Tức là chạy hàng tuần, ví dụ cụ thể: 0 0 * * 0 @daily: Tức là chạy hàng ngày, ví dụ cụ thể: 0 0 * * * @hourly: Tức là chạy hàng giờ, ví dụ cụ thể: 0 * * * * Những shortcut được nêu ở trên có thể sử dụng được ở trong nhiều file crontab Linux khác nhau. Ví dụ như chạy ở trong thư mục /etc/cron.d [caption id="attachment_15248" align="aligncenter" width="771"] Một giới hạn khác của Crontab Linux[/caption] Những bài viết liên quan: GitLab là gì? Cách cài đặt, sử dụng GitLab trên các hệ điều hành Tìm hiểu cấu trúc lệnh Find trong Linux và các cách sử dụng Ajax là gì? Tìm hiểu chi tiết về cách hoạt động của Ajax React Native là gì? Kiến thức cần biết về mã nguồn mở React Native Trên đây là toàn bộ thông tin về crontab mà FPT Cloud chia sẻ. Thông tin về công dụng, chức năng của crontab sẽ giúp bạn sử dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả nhất. Hy vọng, sau khi đã nắm rõ những kiến thức về cron có thể giúp bạn thực hiện mọi thứ một cách dễ dàng hơn. 

cPanel là gì? Hướng dẫn sử dụng phần mềm cPanel từ A – Z

17:20 17/01/2022
Một trong những web hosting control panel phổ biến nhất trên thị trường hiện nay không thể không kể đến , một công cụ mang đến nhiều lợi ích và chức năng cho quản trị Web hosting. Bài viết này chúng ta sẽ cùng FPT Cloud tìm hiểu về những thông tin liên quan đến phần mềm cpanel này cũng như các cài đặt, sử dụng phần mềm nhanh nhất, hiệu quả nhất. Cpanel là gì? cPanel chính là web hosting control panel - là một công cụ quản trị web hosting. Công cụ này hoạt động trên nền tảng Linux cực kỳ phổ biến hiện nay với giao diện được thiết kế vô cùng đơn giản và linh hoạt. Người dùng có thể sử dụng phần mềm này để quản lý được tất cả những dịch vụ của web hosting thật đơn giản và dễ dàng. Sản phẩm hoạt động trên một hệ thống phân cấp gồm ba lớp: Hosting Company, Reseller và End User.  [caption id="attachment_14952" align="aligncenter" width="771"] Cpanel là gì?[/caption] Chức năng của phần mềm cPanel Công cụ cPanel có thể sử dụng được ở trên máy chủ vật lý (tức Server) hoặc các máy chủ riêng ảo (VPS). Công cụ này sở hữu một số chức năng nổi bật như sau: [caption id="attachment_14956" align="aligncenter" width="771"] Các chức năng nổi bật[/caption]   Quản lý tên miền Site Publisher: Đây là nhà xuất bản trang web có sự hiện diện trang web cơ bản hoặc giữ để có thể chuẩn bị cho một trang web mới.  Aliases (Bí danh): Giúp chuyển hướng tên miền đến những trang web khác nhau.  Advanced & Simple Zone Editors: Có thể quản lý những khía cạnh khác nhau của DNS trong tên miền ví dụ như A record và CNAME record.  Addon Domains: Giúp giảm chi phí tốt hơn thông qua cách thêm tên miền và tạo một trang web cũng như địa chỉ email mới cho từng tên miền mà không cần đến việc mua lượng lưu trữ mới cho mỗi một tên miền.  Redirects: Giúp thiết lập chuyển hướng từ một trang nào đó cụ thể đến một trang khác.  Subdomains: Được sử dụng với mục đích để tạo ra các phần phụ trong trang web với một mục đích cụ thể ví dụ như blog của công ty hoặc những cơ sở tri thức.  >>> Xem thêm: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Top 9 hệ quản trị csdl phổ biến Quản lý cơ sở dữ liệu PHPMyAdmin: Giao diện của một bên thứ ba để giúp quản trị cơ sở dữ liệu. Đây là một sự hỗ trợ rất tốt khi sử dụng cơ sở dữ liệu MySQL. MySQL: Là một cơ sở dữ liệu khá mạnh mẽ để chạy những ứng dụng dựa trên nền tảng web của bạn.  PostgreSQL Databases: Đây là một cơ sở dữ liệu rất phổ biến và thay thế cho MySQL. MySQL Database Wizard: Dễ dàng hơn để bạn tạo và quản lý MySQL của mình.  PostgreSQL Database Wizard: Đây là một trình hướng dẫn cơ sở dữ liệu rất dễ dàng để tạo và quản lý PostgreSQL. [caption id="attachment_14962" align="aligncenter" width="771"] Quản lý cơ sở dữ liệu[/caption] Quản lý tập tin File Manager: Trình quản lý File giúp truy cập cũng như quản lý File một cách nhanh chóng  như tạo, chỉnh sửa và xóa mà không cần đến FTP.  Disk Usage: Tình trạng sử dụng của ổ cứng với các giao diện đồ hoạ sẽ thể hiện chi tiết tình trạng sử dụng của ổ cứng để bạn hiểu và quản lý ổ cứng một cách tốt hơn.  FTP Connections: Kết nối FTP giúp cung cấp những thông tin tổng quan về các phiên kết nối đến FTP.  BackUp and BackUp Wizard: Giúp sao lưu những tập tin ở trên web hosting một cách dễ dàng nhất.  Images: Một tính năng cho phép người dùng có thể thay đổi được kích thước cũng như chuyển đổi và xem hình ảnh.  Web Disk: Cho phép các quản trị viên web có thể xem được không gian ổ cứng như ở trên PC và quản lý được không gian của ổ cứng như chỉnh sửa, di chuyển và upload hoặc download file.  Anonymous FTP: Cực kỳ hữu ích đối với việc cung cấp những file để tải xuống một cách công khai.  Directory Privacy: Các thư mục được bảo vệ thông qua mật khẩu để được bảo mật một cách tốt hơn.  FTP Accounts: Giúp quản lý tài khoản FTP một cách dễ dàng.  Tính năng bảo mật SSH Access – Secure: Thông qua dòng lệnh, xác thực đến máy chủ. Hotlink Protection: Khi nội dung được nhúng trên một website khác,sẽ ngăn chặn được hành vi trộm cắp băng thông. ModSecurity Domain Manager: ModSecurity sẽ được kích hoạt hoặc vô hiệu hóa IP Blocker: Giúp bạn chặn một số IP nhất định truy cập website của bạn.Quyết định nếu bạn muốn chặn một số IP nhất định truy cập trang web của bạn. Leech Protection: Nhằm hạn chế số lần đăng nhập. Two-Factor Authentication: Cải thiện bảo mật đăng nhập bằng xác thực hai yếu tố. SSL/TLS: Giúp bảo mật bằng cách quản lý SSL/TLS và yêu cầu chứng chỉ. Security Policy: Các câu hỏi đặt ra nhằm xác minh quyền truy cập từ các IP không xác định. SSL/TLS Wizard: Quy trình cung cấp SSL được tự động hóa, đây là hướng dẫn thiết lập SSL/TLS. [caption id="attachment_14972" align="aligncenter" width="771"] Tính năng bảo mật[/caption] Tính năng email Email Accounts: Giúp thiết lập và quản lý những khía cạnh của một tài khoản email nhanh chóng và đơn giản nhất.  Autoresponders: Rất hữu ích cho việc gửi thư trả lời tự động đến những email nhận được. Track Delivery: Giúp theo dõi những email được gửi. Authentication: Gửi email một cách an toàn và đã được xác định.  Calendars and Contacts: Luôn được cập nhật liên tục với giao diện của lịch và danh bạ. Forwarders: Được thiết lập chuyển tiếp email cho những địa chỉ email cụ thể. Default Address: Bất cứ một email nào nhận được địa chỉ không chính xác đều sẽ được gửi đến một địa chỉ mặc định.  Global Filters: Giúp thiết lập bộ lọc email.  Encryption: Có thể tạo khóa công khai để giúp cho việc liên lạc qua email một cách an toàn nhất.  Configure Greylisting: Là một biện pháp có thể ngăn chặn các thư rác cơ bản. MX Entry: Giúp định tuyến lại các email đến tới một máy chủ khác.  Mailing Lists: Giúp tạo một email và có thể gửi cho nhiều người nhận.  Email Filters: Rất hữu ích dành cho việc chuyển hướng email và ngăn chặn các thư rác hoặc chuyến email đến những ứng dụng khác như bộ phận trợ giúp.  Apache SpamAssassin: Một ứng dụng chống thư rác.  BoxTrapper: Giúp ngăn chặn những email không xác định vào trong hộp thư đến của bạn.  [caption id="attachment_14976" align="aligncenter" width="771"] Tính năng email[/caption] Tính năng thống kê số liệu, phân tích Visitors (Khách truy cập): Có bản ghê đầy đủ về số lượng khách truy cập tại file log Apache. Raw Access: Đây là file log nguyên bản, nhật ký khách truy cập máy chủ sẽ được nén tại phiên bản này.  Webalizer: Công cụ giúp phân tích khách truy cập website. Errors (Lỗi): Tập hợp tất các lỗi gần đây nhất trên website, giúp bạn nhanh chóng giải quyết vấn đề. AWStats: Công cụ đến từ bên thứ 3, để trực quan hóa khách truy cập vào website. Webalizer FTP: Công cụ dùng để đo lường sự hiển thị khách truy cập FTP vào website. Bandwidth (Băng thông): Tổng hợp mức sử dụng băng thông. Analog Stats: Là số liệu thống kê với chế độ xem đơn giản về các lượt truy cập website. Metrics Editor: Được biết đến là trình chỉnh sửa số liệu, với chức năng chọn số liệu để chạy trên các miền. [caption id="attachment_14980" align="aligncenter" width="771"] Thông kế số liệu, phân tích[/caption] Các ứng dụng phần mềm PHP: Ứng dụng nhằm kiểm tra cấu hình PHP trên máy chủ. RubyGems: Quản lý Ruby. Optimize Website: Web Server Apache sẽ tối ưu thời gian phản hồi. PHP Pear Packages: Gói PEAR thường dùng để chạy trong PHP. Ruby On Rails: Dùng để triển khai các ứng dụng Ruby On Rails. MultiPHP Manager: Có thể tụy chọn các phiên bản PHP khác nhau cho từng website. PERL Modules: mô-đun PERL được tạo nhằm giúp bạn có thể tạo các tác vụ PERL. Site Software: Với  phần mềm bổ sung thêm như Bảng thương mại điện tử và Bảng tin. MultiPHP INI Editor: Giúp quản lý cấu hình PHP với nhiều phiên bản khác nhau. Các cài đặt nâng cao  Indexes: Nhằm tùy chỉnh trang chỉ mục Apache mặc định. MIME Types: Dùng để hướng dẫn để xử lý với các phần mở rộng tệp khác nhau, chẳng hạn như: .html, .htm. CRON Jobs: Các nhiệm vụ lặp đi lặp lại được tự động hóa vào thời gian đã lên lịch. chẳng hạn như: tạo hóa đơn vào 12:00 hàng ngày. Error Pages: Giúp định cấu hình cách của các trang lỗi xuất hiện cho khách khi truy cập. Virus Scanner: Giúp rà soát các mối đe dọa, phần mềm độc hại. Track DNS: Truy tìm tuyến đường từ PC đến máy chủ nhằm kiểm tra cài đặt DNS. Apache Handlers: Đây là các lựa chọn xử lý của Apache. API Shell: Được dùng để chạy các lệnh gọi API cPanel. Các tùy chọn của người dùng User Preferences: Dùng để đặt tùy chọn người dùng. User Manager: Quyền của người được đặt và chỉnh sửa tại đây. Hướng dẫn cài đặt phần mềm cPanel Cài đặt phần mềm cPanel không hề phức tạp, chỉ với mười  bước đơn giản, bạn có thể hoàn toàn dễ dàng cài đặt phần mềm này. Cụ thể, các bước cài đặt như sau: Bước 1: Đăng nhập vào VPS bằng user root. Trong đó, cấu hình hostname theo chuẩn FQDN cho VPS, ví dụ với mẫu là tech8.vn, bằng lệnh hostnamectl. Bước 2: Sau đó, chạy các lệnh sau: hostnamectl set-hostname cpanel.tech8.vn. Tiếp tục chạy các lệnh khác nhau đối với VPS chạy CentOS/RedHat và Với VPS chạy Ubuntu. VPS windows hiện nay chưa hỗ trợ chạy trực tuyến trên windows. Đối với VPS chạy CentOS/RedHat, tiếp tục gõ các lệnh: yum install -y perl curl          cd ~    curl -o latest -L https://securedownloads.cpanel.net/latest   sh lastest Đối với VPS chạy Ubuntu, tiếp tục gõ các lệnh: apt-get install -y perl curl         cd ~   curl -o latest -L https://securedownloads.cpanel.net/latest   sh lastest [caption id="attachment_14984" align="aligncenter" width="771"] Làm thế nào để cài đặt phần mềm[/caption] Bước 3: Hoàn thành cài đặt, hệ thống sẽ hiện ra đường dẫn cho phép truy cập vào trang VHM bằng tài khoản root, chẳng hạn như: https://IP:2087  Bước 4: Cấu hình các bước cơ bản cho VHM Email cho quản trị viên, người có quyền cao nhất của VHM. Hostname của VPS đã được đặt tại bước 1. DNS đang sử dụng. Bước 5: Cấu hình IP cho VPS VPS nếu có nhiều IP Public thì cần chọn ra một IP để chạy WHM/cPanel, nếu không có thể bỏ qua bước này. Bước 6: Cấu hình Nameserver cho WHM/cPanel Giữ nguyên phần mềm BIND làm nameserver bởi phần mềm này có đủ mọi tính tăng, tuy nhiên lại sử dụng hơi nhiều bộ nhớ. Bước 7: Lựa chọn dịch vụ FTP Dịch vụ này được để cập nhật các source mới cho website, chọn Pure-FTPD có chức năng hỗ trợ chống brute force và set quota cho từng user. Tuy nhiên, nếu không có nhu cầu có thể disable tính năng này. Bước 8: Bật tính năng cPHulk, giúp phòng chống tấn công brute force tới serve. Bước 9: bật tính năng filesystem quota nhằm giới hạn và kiểm soát việc ghi dữ liệu lên disk. Bước 10: Bấm finish để hoàn thành. Quý khách hàng quan tâm đến máy chủ vps và có nhu cầu thuê dịch vụ tham khảo tại đây: thuê máy chủ vps Hướng dẫn sử dụng phần mềm cPanel chi tiết Tương tự như cài đặt phần mềm, để sử dụng hiệu quả phần mềm này, sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết đến bạn cách sử dụng phần mềm chỉ với 6 giai đoạn, cụ thể như sau. Đăng nhập phần mềm cpanel Thông tin đăng nhập có thể tìm thấy tại email mà công ty hosting gửi, bao gồm các thông tin:đường dẫn đăng nhập, username và password. [caption id="attachment_14988" align="aligncenter" width="771"] Đăng nhập hệ thống[/caption] Có thể thực hiện đăng nhập bằng một trong hai cách sau: Cách 1: Truy cập: http://IP:2082 hoặc https://IP:2083 Cách 2: Tên miền đã trở về IP Server, có thể đăng nhập bằng cách truy cập đường dẫn có chính tên miền của bạn Quản lý User Với nhiều mục đích sử dụng khác nhau, mà người dùng cần bổ sung user vào gói hosting, để thực hiện bước này, cần sử dụng chức năng User Manager. Tại ở phần Preferences hoặc phần sidebar ở bên trái, chọn User Manager, lúc này sẽ đi đến màn hình quản lý người dùng. Trong đó, ý nghĩa của các lựa chọn trong màn hình như sau: Mail Envelope: chỉ ra tài khoản đã có tài khoản email được thiết lập. Delivery Truck: chỉ ra tài khoản có thể truy cập FTP. Disk Drive: chỉ ra user có thể sử dụng các dịch vụ web disk. Thông tin bất cứ người dùng nào cũng có thể thay đổi, trừ tài khoản chính không được phép thay đổi. Khi người dùng mới được thêm vào, sẽ quay trở lại màn hình User Manager. Tại đây, nhập các thông tin về tên người dùng, username, domain gắn với người dùng đó cùng với một địa chỉ email liên hệ. Cuối cùng thiết lập mật khẩu và chọn : Create” để hoàn thành. Quản lý file Quản lý file bằng cách sử dụng File Manager, tại đây bạn được phép quản lý một cách trực tiếp các tệp tin có trong website thay vì phải sử dụng FTP. Upload một tập tin: Chọn vào tập tin muốn upload -> kéo thả tập tin muốn chọn hoặc chọn “ Select File” để chọn file cần upload. Tạo một thư mục mới: Chọn vị trí thư mục cần tạo -> chọn “ + Folder” trên thanh công cụ -> Hộp thoại xuất hiện, nhập tên thư mục và vị trí của thư mục mới. Quản lý tên miền “ Domains” là nơi quản lý tên miền, cho phép bổ sung tên miền vào tài khoản hosting hay quản lý subdomain, thậm chí là chuyển hướng domain bạn sở hữu tới trang khác. Cách thêm một domain: Đầu tiền, chọn “Addon Domains”. Điền các thông tin về New domain name, Subdomain, Document Root. Sau đó, chọn  “Add Domain”  để hoàn thành. Lưu ý, new domain name là tên miền chính xác đã đăng ký và đã bỏ phần www đi; Subdomain tức là tạo một subdomain cho tên miền chính, thao tác này tự động và người ghé thăm sẽ không bao giờ biết họ bị chuyển hướng từ subdomain.originaldomainname.com tới domain mới của bạn; Document Root là vị trí trên server chứa đựng các tệp tin của domain mới. Quản lý email Quản lý Email cung cấp các công cụ quản lý email. giúp giải quyết các vấn đề spam tạo mailing list hay auto responders. Để tạo tài khoản email mới, chọn  “Email Accounts” và đăng nhập các thông tin cần thiết: Email: Nhập vào địa chỉ  Domain: Chọn tên miền cho tài khoản email. Password: Tạo mật khẩu. Mailbox Quota: Điều chỉnh Mailbox Quota cho tài khoản. Sau đó, chọn “Create Account” để tạo tài khoản mới. Ngoài ra, có thể thay đổi mật khẩu, quota cho mỗi account. Thậm chí biết cấu hình email client dùng để kết nối với mail server. [caption id="attachment_14992" align="aligncenter" width="771"] Hướng dẫn sử dụng[/caption] Quản lý cơ sở dữ liệu Để tạo database, truy cập vào phần Database. Sau đó, chọn “MySQL Databases”. Tiếp theo, nhập vào tên database và chọn “Create database”. Tiếp tục kéo xuống dưới để tạo user cho database. Phần Add User to Database sẽ cấp quyền cho user truy cập vào database. >>> Xem thêm: Server là gì? Phân loại & Vai trò của máy chủ server Đánh giá ưu nhược điểm của phần mềm cPanel Phần mềm cPanel là phần mềm được sử dụng phổ biến, rộng rãi với những đặc biệt vô cùng nổi trội. Vậy phần mền này có ưu, nhược điểm gì? Ưu điểm cPanel Giao diện dễ sử dụng, thân thiện Giao diện được thiết kế logic, trực quan với hệ thống tài liệu hướng dẫn đầy đủ trên màn hình. Người dùng có thể upload/download nội dung website dễ dàng và hoàn toàn chủ động trong việc quan trí hosting của mình. Công cụ quản lý đầy đủ Tài khoản cho Reseller được tạp dễ dàng tại phần mềm này, điều này mang đến sự chủ động trong tạo các gói host và cung cấp cho khách hàng của họ cũng như có thể thay thế logo riêng, giao diện người dùng dễ dàng tùy chỉnh với các thương hiệu mà chỉ cần những hiểu biết về HTML và CSS. Cho phép nâng cấp dễ dàng Phần mềm nâng cấp dễ dàng, tự động mà không cần khách hàng phải biết quá nhiều kỹ thuật vẫn có thể nâng cấp các phần mềm như MySQL, PHP, Mail server dễ dàng. Cung cấp hệ thống API đầy đủ, ổn định các API để mở rộng các chức năng, chẳng hạn như có thể tự động hóa nhiều chức năng phổ biến từ hệ thống riêng của khách hàng mà không cần login vào Cpanel. Bảo mật, an toàn cao Sử dụng công nghệ bảo mật mới nhất, giúp giữ an toàn cho máy chủ của khách hàng. Phần mềm cung cấp bảo vệ chống virus, hay phát phát hiện rootkit, shell, cùng với các công cụ khác giúp khóa máy chủ của khách hàng để khỏi bị xâm nhập. Ngoài ra, còn có thể setup thêm các Plugin như Firewall, modsecurity nhằm bảo vệ server. [caption id="attachment_14996" align="aligncenter" width="771"] Bảo mật, an toàn cao[/caption] Backup thông minh, hiệu quả, an toàn Hệ thống backup thông tin có nhiều lựa chọn khác nhau, và cho phép backup qua 1 ổ đĩa mạng hay backup thông qua một tài khoản FTP. Ngoài ra,  khi server bị sự cố, khách hàng có thể dễ dàng phục hồi toàn bộ hoạt động của website mà không cần phải setup lại từ đầu. Hỗ trợ toàn cầu và trực tiếp từ phần mềm cpanel Với dịch vụ hỗ trợ trên toàn thế giới, bất kể thời gian, không gian với đội ngũ nhân viên kỹ thuật hỗ trợ 24/7. Chỉ cần gửi yêu cầu đến website hỗ trợ của phần mềm mà không cần phải thông qua bất kỳ xác nhận nào ngoài IP của máy chú mà đã mua License. Nhược điểm cPanel Có nhiều tính năng nhưng không cần thiết. Thông số quan trọng dễ vô tình bị thay đổi. Còn tồn tại host chạy phiên bản cũ. Tốn kém chi phí Những bài viết liên quan: Top 7 cách tạo Website cá nhân miễn phí, chuyên nghiệp hiện nay Ghost windows là gì? Cách Ghost & Phần mềm Ghost Win hiệu quả Docker là gì? Tìm hiểu về dự án mã nguồn mở Docker từ A – Z Bluestacks Tweaker là gì? Hướng dẫn tải và cài đặt chi tiết Chúng ta đã cùng FPT Cloud tìm hiểu các thông tin liên quan về phần mềm cPanel và cách cài đặt, hướng dẫn sử dụng phần mềm này. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn ứng dụng dễ dàng trong thực tiễn và quá trình sử dụng phần mềm.

Top 6+ Cách check IP Website đơn giản, nhanh chóng

14:10 12/01/2022
Check IP Website chắc chắn là thuật ngữ quen thuộc khi nhắc đến tên miền hoặc khi đăng ký website. Vậy việc kiểm tra ip của website có khó không hay cần có các kỹ thuật chuyên môn để thực hiện không? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời với 6 cách kiểm tra đơn giản, nhanh chóng dưới đây của FPT Cloud nhé. Check bằng cách kiểm tra thư chào mừng trong Email Khi người dùng hoàn tất các thủ tục đăng ký mua tên miền website thì việc check IP web là thao tác cần thiết để kiểm tra đúng với số IP đã đăng ký. Thông thường nhà cung cấp sẽ gửi đến khách hàng email chào mừng bao gồm các thông tin của tài khoản tên miền trong đó có số IP Domain của bạn.  [caption id="attachment_16664" align="aligncenter" width="771"] Check IP Website thông qua thư chào mừng được nhà cung cấp gửi[/caption] Email nhận được thư chào mừng từ nhà cung cấp là email đã cung cấp trong quá trình đăng ký mua tên miền. Cách check IP Website này là cách đơn giản và nhanh nhất khi người dùng có nhu cầu kiểm tra. Trường hợp nếu không tìm thấy email chào mừng thì người dùng có thể liên hệ với nhà cung cấp để gửi lại email hoặc bạn cũng có thể áp dụng một số cách check IP Website khác dưới đây nhé. >>> Xem thêm: MVC là gì? Tìm hiểu về mô hình MVC trong lập trình từ A - Z Kiểm tra ip Website bằng cách Ping Ip Kiểm tra IP website của bạn bằng lệnh Ping cũng là một cách đơn giản giúp bạn có thể check IP ngay trên máy tính của mình. Để check IP website bằng Ping thì người dùng cần thực hiện theo 2 bước [caption id="attachment_16668" align="aligncenter" width="771"] Kiểm tra IP website bằng Ping IP[/caption] Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Window + R để truy cập vào Command Prompt hoặc chọn menu window và search Command Prompt. Bước 2: Thực hiện gõ lệnh CMD và nhấn phím Enter để gửi lệnh kiểm tra IP  Bước 3: Nhập vào cửa sổ Command Prompt câu lệnh theo cú pháp “ Ping + Tên miền muốn kiểm tra địa chỉ IP”. Ví dụ bạn muốn kiểm tra IP của tên miền abc.com thì nhập theo cú pháp “Ping abc.com”.  Bước 4: Nhấn Enter và chờ màn hình hiển thị kết quả IP của trang web bạn muốn check IP. Trường hợp báo lỗi thì người dùng cần kiểm tra lại cú pháp hoặc tên miền này là tên miền chưa đăng ký nên không check được địa chỉ IP. Check IP domain bằng điện thoại [caption id="attachment_16656" align="aligncenter" width="771"] Check IP Domain bằng điện thoại[/caption] Hiện nay không chỉ có thể check IP domain trên máy tính thì người dùng còn có thể kiểm tra trực tiếp trên điện thoại hệ điều hành Android thông qua các phần mềm như Ping Test. Các bước để kiểm tra nhanh IP của website: Bước 1: Cài đặt phần mềm Ping Test trên cửa hàng ứng dụng CH Play Bước 2: Sau khi khởi động ứng dụng thì bạn tìm mục Hostname Bước 3: Nhập địa chỉ website cần kiểm tra vào mục search của ứng dụng. Tiếp theo nhấn Start để ứng dụng tiến hành kiểm tra IP. Người dùng chờ vài phủ khi thao tác yêu cầu check IP website để ứng dụng trả kết quả IP của website. Kiểm tra DNS toàn cầu để kiểm tra IP Website Ngoài cách kiểm tra IP bằng ứng dụng thì kiểm tra IP Website thông qua DNS cũng được ứng dụng phổ biến với các bước: Bước 1: Truy cập vào website check IP https://dnschecker.org/ Bước 2: Tại ô Domain field, người dùng nhập chính xác tên miền của website muốn kiểm tra Bước 3: Chọn ký tự “A” tại ô phân loại Record Type  Bước 4: Chọn “Click Search” và chờ màn hình hiển thị kết quả kiểm tra thông tin IP website theo yêu cầu của người dùng. Check IP qua công cụ check – host Công cụ check – host là website chuyên được dùng để check ip website kiểm tra các thông tin về tên miền, mã vùng,… Với tính năng đơn giản, dễ sử dụng thì người dùng chỉ cần thực hiện các bước: Bước 1: Truy cập vào website https://check-host.net/ Bước 2: Nhập thông tin tên miền vào ô tìm kiếm và gửi yêu cầu search là hoàn thành. [caption id="attachment_16660" align="aligncenter" width="771"] Check IP qua công cụ check – host tiện lợi, nhanh chóng[/caption] Kiểm tra IP host bằng whoishostingthis.com Công cụ hỗ trợ check IP web whoishostingthis.com là website khá phổ biến được nhiều người sử dụng nhờ khả năng truy vấn nhanh, giao diện đơn giản, dễ truy cập.  Bước 1: Truy cập vào website whoishostingthis.com Bước 2: Nhập tên miền mà bạn muốn kiểm tra ip Bước 3: ứng dụng sẽ trả kết quả với những thông tin bao gồm địa chỉ IP, nhà cung cấp của tên miền, thông tin đơn vị sở hữu tên miền,… >>> Xem thêm: Hướng dẫn cách cài đặt Ubuntu đơn giản, nhanh chóng từ A - Z Cách check IP trang web trên MAC Đối với hệ điều hành MacOS thì việc check IP Website có thể thực hiện ngay trên tiện ích được tích hợp sẵn trong máy. Để tiến hành check IP website trên MAC thì người dùng thực hiện như sau: Click vào biểu tượng Spotlight hoặc phím tắt Command + Space. Nhập Network Utility để tìm tiện ích. Double click vào Network Utility. Click chọn chức năng Traceroute. Nhập địa chỉ website mà bạn muốn kiểm tra. Click on Trace và chờ hiển thị kết quả check ip trang web. Những bài viết liên quan: Hub là gì? Hub dùng để làm gì? So sánh Hub và Switch từ A-Z Web server là gì? Tìm hiểu cơ chế hoạt động của web server WebRTC là gì? Thành phần & cách thức hoạt động của WebRTC Web services là gì? Cấu trúc và chức năng của web services Việc check IP website giúp người dùng xác định được tên miền mà bạn đã đăng kí được chọn đúng địa chỉ. Nếu địa chỉ IP không chính xác sẽ ảnh hưởng đến việc điều hướng truy cập của người dùng khi muốn vào website của bạn.  Hy vọng bài viết chi tiết về các kỹ thuật check IP website của chúng tôi đã giúp bạn có thể check ip trang web. Nếu cần thêm bất kỳ thông tin hoặc các dịch vụ liên quan đến hệ thống mạng thì hãy tham khảo thêm tại bảng giá cho thuê cloud server nhé.

Addon Domain là gì? Cách tạo & thêm addon Domain vào hosting

11:25 12/01/2022
Bạn đã từng nghe đến Addon Domain, thế nhưng bạn có biết Addon Domain là gì? Nếu bạn đang tìm hiểu về Addon thì đừng bỏ qua bài viết này. Ngay sau đây, những thông tin vô cùng hữu ích và chính xác sẽ được cập nhật cho bạn. Khi nắm bắt được các thông tin về Addon Domain, chắc chắn bạn sẽ nhận thấy rằng đây là một thứ không thể thiếu cho các doanh nghiệp hiện nay. Addon Domain là gì? Một trong những vấn đề đầu tiên mà bạn cần quan tâm chính là Addon Domain là gì?  Hiểu đơn giản thì Addon Domain chính là tên miền được thêm vào trong hosting của bạn với chức năng tương tự tên miền chính. Addon Domain sẽ tạo một thư mục ở trên hosting cứ mỗi khi bạn thêm một tên miền mới. Chúng cho phép doanh nghiệp có thể chạy được nhiều website với các domain khác nhau nhưng chỉ sử dụng một hosting chung. Addon Domain hoạt động như thế nào? Bên cạnh việc thắc mắc Addon Domain là gì thì cách thức hoạt động của Addon Domain cũng rất quan trọng. Việc nắm bắt được cách thức hoạt động của chúng sẽ giúp cho bạn có thể thực hiện mọi thao tác dễ dàng hơn. Ngoài ra, những thông tin này cũng sẽ giúp bạn tránh được những sai sót và sự cố không đáng có trong quá trình sử dụng.  Khi bạn dùng Addon Domain, hệ thống sẽ tự động tạo ra một thư mục mới dành riêng cho tên miền mới. Khi đã được kích hoạt thì hệ thống cũng sẽ tự động tạo thêm 3 đường dẫn URL khác. Điều này sẽ giúp cho người dùng có thể truy cập được vào các thư mục mới này.  Bạn hoàn toàn có thể sử dụng các thư mục, tạo lập những tập tin mà không sợ có bất cứ ảnh hưởng nào xuất hiện với tên miền chính. Bởi lẽ, tất cả mọi thứ đều sẽ được thực hiện riêng biệt và vô cùng độc lập. Một ví dụ về các đường dẫn URL để bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này: Addondomain.primarydomain.com.vn Addondomain.com.vn Primarydomain.com.vn/addondomain [caption id="attachment_16708" align="aligncenter" width="771"] Cách thức hoạt động của Addon Domain như thế nào?[/caption] >>> Có thể bạn quan tâm: DNS 1.1.1.1 là gì? Hướng dẫn cài đặt và thay đổi DNS 1.1.1.1 Tại sao nên sử dụng Addon Domain? So với các sản phẩm khác thì Addon Domain sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật hơn hẳn. Có rất nhiều ưu điểm và lý do khiến cho Addon Domain được đông đảo doanh nghiệp tin tưởng và lựa chọn. Vậy những ưu điểm của Addon Domain là gì? Một số thông tin dưới đây sẽ giúp bạn lý giải được lý do này: Tính kinh tế Đây chính là một trong những lý do khiến người dùng ưa chuộng Addon Domai. Các doanh nghiệp không cần chi quá nhiều tiền, thay vào đó chỉ với một tài khoản lã đã có được toàn quyền sở hữu, quyết định cũng như có thể quản lý được tên miền một cách độc lập.  Khả năng sở hữu domain Với Addon Domain, bạn được toàn quyền sở hữu tên miền này. Bạn có quyền được sử dụng chúng độc lập dù là tên miền chính hay tên miền phụ. Điều này cực kỳ tiện lợi cho bạn trong quá trình sử dụng Addon Domain, thuận tiện hơn hẳn so với những sản phẩm khác.  Không gian lưu trữ lý tưởng Lý do khiến người dùng yêu thích add on domain là gì? Câu trả lời chính là không gian lưu trữ lý tưởng. Người dùng sẽ thực hiện các thao tác lưu trữ một cách nhanh chóng với nhiều dạng dữ liệu khác nhau. Người dùng không cần phải lo bị thiếu dung lượng.  [caption id="attachment_16716" align="aligncenter" width="771"] Nhiều ưu điểm nổi bật được người sử dụng đánh giá cao[/caption] Giao diện của addon domain thân thiện người dùng Nhìn chung, giao diện của Addon Domain tương đối dễ nhìn. Mọi thứ đều rất dễ thực hiện và lựa chọn trên giao diện đó, mọi thông tin đều được hiển thị rất rõ ràng. Tổng thể mang đến cho người dùng một cảm giác vô cùng thân thiện, rõ ràng và giúp cho người dùng dễ dàng thao tác hơn.  Quản lý dễ dàng chỉ bằng một bảng điều khiển Ưu điểm tiếp theo là doanh nghiệp có thể sử dụng và quản lý tài liệu hoặc truy cập các giao thức FTP đơn giản với một bảng điều khiển. Người dùng hoàn toàn có thể tự mình điều chỉnh chỉ thông qua bảng điều khiển này mà không cần thêm bất cứ sự hỗ trợ nào khác từ bên ngoài.  Hướng dẫn thêm addon Domain vào hosting Cpanel Việc thêm tên miền cũng là một trong những hoạt động quan trọng mà người dùng cần phải biết. Việc nắm bắt được cách làm này sẽ giúp bạn thực hiện mọi vấn đề một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Cụ thể, một số hướng dẫn sau đây sẽ có ích cho bạn.  Với tên miền Addon Domain, bạn hoàn toàn có thể lưu trữ được các tên miền khác nhau với nhiều nội dung đa dạng khác nhau. Tất cả đều sẽ có cùng một dung lượng (là Disk Space) và băng thông (là Bandwidth) của một cPanel. Bạn cần tìm hiểu về cách tạo addon domain. Cụ thể sẽ được hướng dẫn ngay sau đây. Các bước để thêm Addon Domain vào Hosting Cpanel khá đơn giản như sau: Bước 1: Đầu tiên, bạn cần phải trỏ tên miền đã được đăng ký về host. Sau đó, bạn tiến hành mở cPanel rồi tìm đến mục Addon Domains.  Bước 2: Bạn nhập tên miền cần được thêm vào và thực hiện khai báo các thông tin cơ bản và cần thiết sau đây: Tạo một tài khoản mới trên cPanel [caption id="attachment_16720" align="aligncenter" width="771"] Tạo một tài khoản mới trên cPanel[/caption] New Domain Name: Đây là tên miền cần thêm vào trong host mà bạn cần lưu ý. Subdomain or FTP Username: Nhập username FPT sử dụng cho tên miền này. Bên cạnh đó, username cũng sẽ là một subdomain của tên miền chính trong gói host được sử dụng để truy cập.  Document Root: Là một thư mục riêng cho phần tên miền. Bạn đồng thời cần phải khai báo thêm public_html. Bạn cũng nhập thêm tên thư mục vào phía đằng sau đó. Tên của một thư mục chính sẽ là tên miền.  Password: Bạn tạo một mật khẩu FPT cho phần tên miền này để bảo mật sự an toàn và thông tin cho tài khoản của Addon Domain.  Bước 3: Lúc này bạn ấn Add Domain để bắt đầu thêm vào host và hoàn tất những bước làm trên.  Hoàn tất thêm Addon Domain vào cPanel với những cú click chuột đơn giản [caption id="attachment_16712" align="aligncenter" width="771"] Hoàn tất thêm Addon Domain vào cPanel với những cú click chuột đơn giản[/caption] Bước 4: Bạn vào thư mục của tên miền và tiến hành upload các tập tin rồi bắt đầu sử dụng chúng. >>> Có thể bạn quan tâm: Hub là gì? Hub dùng để làm gì? So sánh Hub và Switch từ A-Z Hướng dẫn xóa Addon Domain không cần thiết Bên cạnh việc tìm hiểu các thêm Addon Domain vào Host cPanel thì cách xóa cũng là một vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Vậy làm cách nào để có thể xóa được Addon? Tương tự như cách tạo Addon Domain, trong trường hợp doanh nghiệp muốn xóa chúng thì cũng cần phải vào cPanel. Đây là một bước cần thiết trước khi bạn xóa Addon Domain. Các bước thực hiện xóa Addon Domain là gì? Bước 1: Bạn đăng nhập vào cPanel rồi nhấp vào mục “Tên miền Addon". Bước 2: Ở phần dưới cùng, phía bên dưới mục Actions, bạn nhấp chọn Remove là hoàn thành.  Việc xóa tên miền Addon Domain chỉ là việc xóa tên miền ra khỏi cấu hình của máy chủ và DNS. Những tệp cùng với các cơ sở dữ liệu của bạn sẽ không bị xóa và cũng không bị ảnh hưởng khi bạn xóa Addon Domain.  [caption id="attachment_16704" align="aligncenter" width="771"] Các bước để xóa một Addon Domain không cần thiết[/caption] Chỉ bằng những cú click chuột cực kỳ đơn giản là bạn đã có thể xóa được Addon Domain. Mọi thứ không quá phức tạp, chỉ với hướng dẫn này chắc chắn bất cứ ai cũng có thể tự mình thao tác được.  Nhìn chung, bài viết này của FPT Cloud đã cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin cơ bản về Addon Domain là gì, ưu điểm của chúng như thế nào. Đồng thời, bạn cũng biết được cách tạo, thêm Addon Domain vào Host cPanel và cách xóa chúng. Mặc dù giá thành của chúng tương đối cao, thế nhưng, so về lợi ích thì đây là một sự đầu tư hoàn toàn xứng đáng đối với các doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích cho bạn.  Nếu quý khách có nhu cầu thuê cloud server, máy chủ ảo mời tham khảo bảng giá mới nhất dịch vụ cho thuê máy chủ ảo của FPT Cloud nhé. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

MVC là gì? Tìm hiểu về mô hình MVC trong lập trình từ A – Z

11:32 10/01/2022
MVC là gì? Mô hình MVC có ứng dụng gì trong ngôn ngữ lập trình? Khi sử dụng mô hình này có những ưu nhược điểm gì? Những câu hỏi trên chắc chắn sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết này của FPT Cloud. Nào hãy cùng bắt đầu ngay thôi. MVC là gì? MVC là gì? Chắc hẳn đây là câu hỏi thường gặp của những người đang tìm hiểu về ngành công nghệ thông tin. MVC là mô hình thiết kế trong ngôn ngữ lập trình Smalltalk-76 được tiến sĩ Trygve Reenskaug trình bày vào năm 1970 tại trung tâm nghiên cứu Xerox Palo Alto (PARC).  [caption id="attachment_16880" align="aligncenter" width="771"] MVC là gì?[/caption] MVC là từ viết tắt được ghép từ 3 thành phần của mô hình là Model – View – Controller. Mỗi thành phần sẽ có một hoạt động riêng biệt và khi kết hợp sẽ tạo thành mô hình thiết kế hoàn chỉnh.  Thành phần trong mô hình MVC MVC là viết tắt tên của các thành phần mô hình này vậy thì thành phần trong mô hình MVC là gì? Hãy cùng tham khảo chi tiết các thành phần của MVC nhé.  [caption id="attachment_16872" align="aligncenter" width="771"] Các thành phần trong mô hình MVC là gì?[/caption] Model (M) Model chứa một cấu trúc dữ liệu có chức năng lưu trữ toàn bộ các thông tin dữ liệu của một ứng dụng. Trong mô hình MVC thì Model đóng vai trò kết nối cho 2 thành phần View và Controller.  Đối với Model được thiết lập như một cơ sở dữ liệu hoặc đơn giản hóa như một file XML thông thường. Khi thiết lập thành phần model thì lập trình viên cần đảm bảo các thao tác với cơ sở dữ liệu như các hoạt động xem, truy xuất hoặc xử lý dữ liệu trong ứng dụng. View (V) View là thành phần liên quan đến giao diện của ứng dụng khi người dùng trải nghiệm. Thông qua dữ liệu của MVC , người dùng sẽ thực hiện các thao tác tìm kiếm, sử dụng thông tin website, ứng dụng. Thành phần View được ứng dụng nhiều trong quá trình lập trình website và đây cũng là nơi mà các thành HTML tạo ra. Chức năng khác của thành phần View này chính là khả năng ghi nhận hành vi của người dùng để tương tác được với Controller. [caption id="attachment_16888" align="aligncenter" width="771"] Thành phần V trong MVC là gì?[/caption] Mặc dù không có mối liên hệ trực tiếp với Controller nhưng View sẽ có nhiệm vụ hiển thị yêu cầu chuyển đến cho Controller xử lý thông tin. Dễ hình dung hơn thì bạn có thể tham khảo ví dụ khi người dùng nhấn vào nút “Back” hoặc “Trở về” là thành phần view thì người dùng đang tạo ra 1 hành động trên ứng dụng mà controller cần xử lý. Controller (C) Controller là bộ phận sẽ xử lý các yêu cầu khi người dùng thao tác trên ứng dụng thông qua thành phần view. Lúc này, Controller sẽ thực hiện truy vấn và xuất dữ liệu phù hợp với yêu cầu của người dùng. Và để làm được điều đó controller còn có cần phải nối được với model để lấy dữ liệu. >>> Xem thêm: Hướng dẫn cách cài đặt Ubuntu đơn giản, nhanh chóng từ A - Z Luồng đi trong mô hình MVC Khi người dùng thực hiện thao tác trên ứng dụng hoặc website thì từ máy Client sẽ gửi yêu cầu đến server (máy chủ). Lúc này, controller sẽ tiến hành tiếp nhận và xử lý yêu cầu. Một vài trường hợp cần truy xuất dữ liệu thì controller sẽ kết nối với Model để hỗ trợ database. Sau khi Controller xử lý xong các yêu cầu thì kết quả sẽ được chuyển về View. Lúc này View sẽ tiến hành tạo các mã HTML để trả về giao hiện của trình duyệt kết quả theo yêu cầu của người dùng. Ưu nhược điểm của mô hình MVC [caption id="attachment_16884" align="aligncenter" width="771"] Những ưu nhược điểm của mô hình MVC[/caption] Ưu điểm Kiểm tra dễ dàng: Các thành phần độc lập giúp người lập trình dễ kiểm soát và khắc phục các vấn đề, lỗi phát sinh trước khi hoàn thiện sản phẩm đến người dùng. Chức năng control: Khi kết hợp với các loại ngôn ngữ lập trình thông dụng như CSS<HTML, Javascript thì mô hình MVC là sự hỗ trợ đóng vai trò tối ưu bộ control trên nền tảng ngôn ngữ lập trình. View và size: MVC giúp tối ưu diện tích băng thông khi sử dụng tránh trường hợp khi nhiều yêu cầu được thực hiện cùng lúc sẽ tạo ra nhiều tệp với dung lượng lớn ảnh hưởng trực tiếp đến đường truyền mạng. Chức năng Soc (Separation of Concern): Cho phép phân loại các thành Model, View, Database,… để dễ quản lý và kiểm soát hơn. Tính kết hợp: Người lập trình có thể kết hợp mô hình MVC trên nhiều nền tảng website/ ứng dụng khác nhau giúp tiện lợi hơn khi viết code và giảm tải dung lượng. Kết cấu khá đơn giản: Phù hợp cho nhiều đối tượng sử dụng khi có nhu cầu lập trình website hoặc các loại ứng dụng. Nhược điểm Đối với mô hình MVC có tính phân tách cao giữa các thành phần nên phù hợp để ứng dụng trong các dự án lớn. Nếu ứng dụng MVC trong các dự án nhỏ sẽ dễ gặp tình trạng cồng kềnh, tốn nguồn lực khi phát triển dự án. Đồng thời, thời gian trung chuyển dữ liệu cũng là điều cần cân nhắc khi thực hiện dự án nhỏ. Ứng dụng của mô hình MVC trong lập trình Đối với mỗi mục đích nghề nghiệp của người lập trình viên sẽ có những lựa chọn về ngôn ngữ lập trình cũng như framework lập trình khác nhau.  Tuy nhiên theo nhận định và đánh giá từ chuyên môn thì nếu các người lập trình có mong muốn phát triển nghề nghiệp của mình thì MVC dưới dạng kiến trúc là một lựa chọn đáng để cân nhắc sử dụng. Ví dụ: Chúng ta đang dần sử dụng Dotnet Core để thay thế cho Dotnet MVC nhưng nhu cầu sử dụng mô hình MVC trong lập trình vẫn còn tồn tại và khá phổ biến. Điển hình là nhu cầu về Django.  Cách sử dụng mô hình MVC hiệu quả Vậy cách sử dụng hiệu quả mô hình MVC là gì? Dưới đây là ví dụ hiển thị của một website sử dụng mô hình MVC hiệu quả. Ví dụ: Ứng dụng Car Clicker được thiết lập để dành cho những cuộc bình chọn về xe hơi. Trên website này các thành phần được thể hiện rõ và hoạt động độc lập với nhau.  Đại diện cho Model( M) là dữ liệu nhiều mẫu xe hơi được liệt kê. Controller: là các bộ đếm click chuột có trên website. View: Hiển thị hình ảnh chiếc xe mà người dùng chọn. >>> Xem thêm: Lỗi err_ssl_protocol_error là gì? Nguyên nhân & Cách khắc phục Một số câu hỏi liên quan đến MVC [caption id="attachment_16876" align="aligncenter" width="771"] Một số câu hỏi liên quan đến MVC thường gặp[/caption] Kỹ năng cần có để sử dụng mô hình MVC là gì? MVC là một mô hình vận hành kết hợp với các ngôn ngữ lập trình nên việc trang bị kỹ năng về lập trình như viết coding bằng các ngôn ngữ như PHP, Java, C#,….  Ngoài ra người lập trình cũng cần đầu tư tìm hiểu về mô hình MVC trước khi sử dụng do đây không phải là ứng dụng hoàn chỉnh mà có nhiều lớp trung gian cũng các lớp dữ liệu, logic,… Tại sao nên sử dụng mô hình MVC? Mô hình MVC phân tách độc lập các thành phần nên khi xử lý dữ liệu thì phần hiển thị trên ứng dụng không bị thay đổi. Nếu mô hình MVC được ứng dụng và phát triển theo hướng chuyên nghiệp thì chúng sẽ giúp cho hoạt động frond end, back end hạn chế xung đột trên cùng hệ thống khi thực hiện cùng lúc. Mô hình đơn giản, dễ nắm bắt nên người lập trình dễ dàng làm quen và triển khai nhanh chóng hơn. Đối tượng nào cần học mô hình MVC? Mô hình MVC được coi như là mô hình kinh điển trên các nền tảng lập trình chính vì thế những đối tượng cần thao tác trực tiếp với các mã code hoặc người phát triển code đều cần trang bị kiến thức về MVC. Ai cần học mô hình MVC? Còn đối với những người phụ trách thiết kế hình ảnh, giao diện cho website thì cũng cần hiểu về mô hình MVC để có thể phối hợp nhịp nhàng cùng với thành viên IT để phát triển website tối ưu hơn. Những bài viết liên quan: Apache là gì? Hướng dẫn cách cài đặt Apache chi tiết từ a-z CURL là gì? Hướng dẫn thiết lập & sử dụng CURL trên PHP ASP.NET là gì? Tìm hiểu về ngôn ngữ ASP.NET từ A – Z DevOps Roadmap là gì? Hành trình để trở thành DevOps chuyên nghiệp Chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về “MVC là gì” cũng như những thông tin liên quan khác về mô hình lập trình này. Mặc dù MVC là mô hình khá đơn giản và dễ sử dụng nhưng người lập trình cần phải nắm rõ quy trình để triển khai hiệu quả.  Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ tối ưu hóa hệ thống mạng đang sử dụng thì đừng quên tham khảo thêm thông tin chi tiết tại đường link https://fptcloud.com/bang-gia nhé.