Loopback là gì? Tìm hiểu về địa chỉ ip loopback từ A – Z
Xem nhanh
Loopback là gì? Trong thế giới mạng phức tạp ngày nay, việc hiểu rõ các khái niệm cơ bản là vô cùng quan trọng. Tuy đây không phải là một khái niệm quá xa lạ, nhưng lại đóng vai trò nền tảng cho nhiều hoạt động của hệ thống. Bài viết này FPT Cloud sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức về loopback và hiểu rõ hơn về vai trò của nó trong việc đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống mạng.
>>> Xem thêm: Bảng giá thuê VPS – Máy chủ ảo tốc độ cao, giá rẻ
Loopback là giải pháp được lựa chọn để kiểm tra những lỗi đường truyền trong hệ thống mạng. Đây là một thuật ngữ thường được nhắc đến khi nói về việc kết nối mạng với máy tính và thường dễ bị nhầm lẫn với localhost. Vậy loopback là gì?
Loopback là một loại tín hiệu được sử dụng để kiểm tra những vấn đề trên đường truyền mạng từ thiết bị truy cập đến mạng đích. Khi tín hiệu loopback được gửi đi, sau khi mạng đích nhận được tín hiệu này sẽ trả lại một tín hiệu khác cho thiết bị gửi. Nhờ vào tín hiệu được trả về, người dùng có thể biết được trên đường truyền từ thiết bị tới mạng đích có gặp vấn đề gì hay không.
Việc sử dụng loopback đóng vai trò kiểm tra lỗi trên đường truyền mạng. Sau khi kiểm tra, người dùng sẽ biết đường truyền gặp vấn đề ở đâu để khắc phục ngay nhằm đảm bảo việc truyền tín hiệu luôn được thực hiện trơn tru.
Việc kiểm tra này tiện lợi hơn so với cách đi kiểm tra toàn bộ hệ thống để phát hiện lỗi. Trong quá trình chạy kiểm tra, bạn có thể gửi tín hiệu nhiều lần liên tục cùng lúc từ nhiều phần của thiết bị điện thoại. Như vậy bạn có thể ngay lập tức xem kết quả của những lần gửi tín hiệu kiểm tra và quá trình sửa chữa mà không cần phải làm gián đoạn toàn bộ hệ thống.
Việc giao tiếp hoặc gửi tín hiệu trong một hệ thống mạng phải được thực hiện thông qua các địa chỉ IP. Và hiển nhiên địa chỉ của loopback cũng là một địa chỉ IP nhưng sẽ có phần đặc biệt hơn. Vậy địa chỉ IP loopback là gì?
Địa chỉ IP loopback là địa chỉ được sử dụng để ping hoặc truy cập nhằm kiểm tra đường truyền đến mạng đích. Khi bạn truy cập đến địa chỉ này, nếu địa chỉ nhận được tín hiệu từ máy của bạn thì sẽ phản hồi và cho biết những vấn đề trên đường truyền.
Về bản chất, địa chỉ IP loopback là loại địa chỉ được áp dụng trong mạng nội bộ. Vì vậy địa chỉ này sẽ không có giá trị đối với mạng internet hoặc một mạng khác. Bạn có thể truy cập địa chỉ này thông qua mạng LAN hoặc WAN nhưng chỉ có thể áp dụng cho mạng cục bộ được phân quyền.
Địa chỉ IP trên loopback được đặt mặc định là 127.0.0.1. Đây là một địa chỉ mạng như các địa chỉ IP thông thường. Khi bạn cài đặt một hệ thống mạng gồm nhiều máy tính thuộc lớp mạng này thì máy chủ sẽ có địa chỉ IP nội bộ trong hệ thống đó là 127.0.0.1. Đây là địa chỉ thuộc lớp A và thường được gán ở phần đầu của mạng con. Số lượng địa chỉ IP trong chức năng của loopback hiện nay là 16 triệu. Bạn có thể truy cập địa chỉ IP loopback theo các cách sau:
>>> Xem thêm: Social Network là gì? Các kênh & Cách xây dựng Social Network
Loopback là một công nghệ mạng được sử dụng để kết nối các thiết bị mạng lại với nhau mà không cần phải sử dụng một mạng vật lý. Nó cũng được sử dụng để kiểm tra và phân tích các giao thức mạng.
Trong thực tế, loopback được sử dụng cho nhiều mục đích, bao gồm:
Để thiết lập và sử dụng loopback, bạn cần thực hiện các bước sau:
Tuy nhiên, để sử dụng loopback trong các ứng dụng mạng phức tạp hơn, bạn có thể cần sử dụng các công cụ và phần mềm hỗ trợ như Wireshark, ngrok, v.v. để phân tích và kiểm tra các giao thức mạng.
Việc sử dụng loopback là một cách để kiểm tra hệ thống. Cách này thường được ưu tiên áp dụng vì những lợi ích mang lại hơn hẳn so với những cách truyền thống khác. Vậy những lợi ích của loopback là gì?
Điểm mạnh đáng chú ý đầu tiên của loopback đó là luôn đảm bảo kết quả trả về. Chỉ cần đường dẫn tới địa chỉ IP cần kiểm tra không bị gián đoạn, loopback sẽ luôn hoạt động và trả về kết quả chi tiết nhất. Những kết quả này không bao giờ có sai số nên người quản lý có thể căn cứ vào đó để tìm ra các lỗi và khắc phục sự cố hệ thống.
Bên cạnh các lỗi, loopback còn có thể hiển thị các thông tin, đặc điểm và tính chất của giao thức cho mạng và thiết bị. Những thông tin này có thể dùng để kiểm tra, quản lý hệ thống và có thể được cập nhật thường xuyên một cách đầy đủ, chính xác. Từ đó độ tin cậy, khả năng vận hành của hệ thống luôn được đảm bảo.
Việc gửi tín hiệu loopback không đòi hỏi phải thêm thiết bị hoặc bất cứ đặc thù nào của hệ thống. Bạn chỉ cần thực hiện lệnh truy cập ngay trên máy tính và chờ kết quả. Kết quả trả về cũng không tốn nhiều thời gian nên về tổng thể thao tác này không làm tốn nhiều tài nguyên.
Việc sử dụng loopback chỉ có thể áp dụng cho mạng cục bộ dù là trong cùng một mạng LAN. Vì vậy những thông tin đã được phân quyền trong hệ thống không thể bị lộ ra ngoài. Một trường hợp nữa là bạn có thể áp dụng tường lửa khi ứng dụng loopback cho các gói tin từ routing engine. Với cách này, những mối nguy hiểm từ bên ngoài sẽ không thể truy cập vào mạng cục bộ nên tính bảo mật sẽ được tăng cao hơn.
Đây là một cơ chế mà thông qua đó sẽ có một thông điệp hoặc một tín hiệu kết thúc (hoặc có thể là các vòng lặp) trở lại với nơi mà chúng bắt đầu.
Vì vậy, một vài cách sử dụng khác của loopback ở trong Ubuntu mà bạn không nên nhầm lẫn với các thiết bị loopback ở trong mạng. Cụ thể:
Để gắn các hình ảnh ở trong đĩa Ubuntu, bạn có thể chạy lệnh: “sudo mount -o loop image.iso /media/label”. Đây được gọi là một thiết bị lặp (tức không phải loopback). Thế nhưng, đôi khi thuật ngữ giao diện tệp loopback vẫn được sử dụng. Tức là không có điều gì để làm với thiết bị loopback ở trong mạng.
Pulseaudio cùng với các hệ thống âm thanh khác sẽ cung cấp một cơ chế “kết nối" đầu vào và đầu ra. Điều này sẽ để cho đầu vào của âm thanh được dội lại vào với loa hoặc tai nghe của bạn. Module loopback của Pulseaudio sẽ tạo nên một môi trường với điều kiện thuận lợi nhất cho việc này.
Chính xác là khi dùng thuật ngữ loopback, cũng tương tự như mount loop thì việc này cũng sẽ không có liên quan đến với thiết bị loopback ở trong mạng. Và tất nhiên, cũng sẽ không có bất cứ vấn đề gì để làm với những vòng lặp gắn kết.
>>> Xem thêm: Bandwidth là gì? Hướng dẫn đo băng thông cực chuẩn
Biết được loopback là gì và công dụng của loopback nhưng bạn cần phải lưu ý một số vấn đề khi sử dụng. Dưới đây là những lưu ý khi dùng loopback:
Mặc dù bạn có thể gửi tín hiệu đi liên tục nhưng việc sử dụng loopback quá nhiều trên một hệ thống là không cần thiết. Khi hệ thống vẫn còn hoạt động ổn định, kết quả loopback trả về sẽ giống nhau hoặc có sự tương đồng. Vì vậy nếu gửi loopback quá nhiều sẽ không đem lại hiệu quả. Việc sử dụng quá nhiều loopback trên hệ thống là không cần thiết
Loopback không tiêu tốn quá nhiều tài nguyên của hệ thống nên cách này sẽ giúp tiết kiệm tài nguyên. Nhưng nếu mục đích là để giảm thiểu tài nguyên tiêu thụ thì loopback không phù hợp vì sẽ còn nhiều vấn đề khác mà loopback không thể đáp ứng được.
Loopback thường được ứng dụng trong mạng cục bộ nhưng nếu số lượng máy lớn thì bạn cần cẩn trọng khi sử dụng. Khi đó, việc kết nối có thể xảy ra nhầm lẫn dẫn đến kết quả kiểm tra cũng có thể bị gửi sai. Cách tốt nhất để tránh những nhầm lẫn xảy ra là không kiểm tra đường truyền của nhiều máy cùng lúc.
Bên cạnh đường truyền hệ thống, bạn cũng có thể sử dụng loopback để kiểm tra tính đúng đắn của các phần mềm. Đây là một công dụng hữu ích mà nhiều người lãng quên nhưng bạn có thể dùng cách này để kiểm tra các phần mềm đang vận hành trên máy cũng như trong hệ thống để tránh những vấn đề không đáng có có thể xảy ra.
Một tính năng khác nữa là bạn có thể sử dụng loopback để truy cập vào một dịch vụ mạng nào đó. Các dịch vụ này có thể là HTTP, FTP hoặc một trang web bất kỳ với địa chỉ URL http://127.0.0.1.
Với những thông tin trên, bạn đã biết được loopback là gì và nhiều thông tin liên quan đến loopback. Đây là một loại tín hiệu rất hữu ích cho việc quản lý hệ thống mạng bên cạnh localhost. Nếu bạn muốn tiếp tục tìm hiểu những vấn đề liên quan đến hệ thống mạng, hãy tiếp tục theo dõi những thông tin trên FPT Cloud nhé.
Những bài viết liên quan:
Trên đây FPT Cloud chia sẻ toàn bộ những thông tin có liên quan đến loopback là gì. Đồng thời, bạn cũng biết thêm được điểm khác biệt giữa localhost và địa chỉ IP 127.0.0.1 một cách khái quát nhất. Để biết thêm những thông tin thú vị, bạn có thể theo dõi trang web để cập nhật thường xuyên hơn.