Socket là gì? Phân loại & Cách thức hoạt động của Socket

Socket là gì? Phân loại & Cách thức hoạt động của Socket

Tác giả: admin@
15:08 21/07/2022

Socket được liên tưởng giống như ổ cắm điện vật lý vốn đã rất quen thuộc với mọi người. Để hiểu cụ thể, hãy cùng đến với phần tổng hợp kiến thức dưới đây của FPT Cloud. Bạn sẽ sớm nắm rõ Socket là gì cùng cách thức vận hành trong thực tế như thế nào. Bên cạnh đó là phân tích các ưu – nhược điểm giúp bạn ứng dụng trong thực tiễn chuẩn xác nhất.

Socket là gì?

Sockets là gì? Đây là điểm cuối endpoint trong liên kết truyền thông hai chiều, biểu diễn kết nối giữa Client và Server. Nếu còn cảm thấy xa lạ, bạn có thể liên tưởng đến ổ cắm điện vật lý.

Ổ cắm này là nơi tiếp xúc để nhận cáp điện. Tương tự như thế, một Socket Software cũng là điểm nhận. Thay vì cáp nguồn như ví dụ, công cụ sẽ được nhận kết nối từ máy tính khác.

Các lớp đều ràng buộc thông qua một cổng (thể hiện bằng con số cụ thể). Dựa vào đó, các tầng TCP Socket Layer định danh ứng dụng có dữ liệu đã gửi tới.

>>> Có thể bạn quan tâm: Python là gì? Tính năng & ứng dụng của ngôn ngữ lập trình Python

Tại sao cần sử dụng Socket?

Khi sử dụng Socket, ưu điểm lớn nhất là khả năng hỗ trợ trên các hệ điều hành. Trong đó phải kể đến MS Windows, Linux,… Ngoài ra, sự tương thích với nhiều ngôn ngữ lập trình gồm C, C++, Java, Visual Basic, Visual C++,… cũng được đánh giá cao.

Vì thế, hình thức này phù hợp với hầu hết mọi đối tượng người dùng với cấu hình máy tính khác nhau. Đặc biệt, bạn có thể chạy nhiều điểm Endpoint như vậy cùng lúc. Dẫn đến, hiệu suất làm việc cải thiện, tiết kiệm nhiều thời gian và công sức.

Cách thức Socket hoạt động

Như đã biết, chức năng của Socket là kết nối Client và Server thông qua TCP/IP và UDP. Mục đích cho cách vận hành là để truyền và nhận dữ liệu qua Internet. Giao diện lập trình ứng dụng mạng chỉ hoạt động khi có:

- Thông số IP.

- Số hiệu cổng của hai ứng dụng cần trao đổi dữ liệu với nhau.

Ngoài ra, các các đối tượng tham gia truyền thông tin cần đáp ứng thêm các điều kiện khác. Khi đã thỏa mãn, Socket Server mới vận hành tốt:

- Hai ứng dụng có thể trên cùng một máy hoặc hai máy khác nhau đều được.

- Nếu cùng trên máy chung phải đảm bảo số hiệu cổng không trùng.

Khi quá trình truyền dữ liệu không thành công, hệ thống sẽ báo lỗi, dữ liệu ngắt quãng. Nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện kỹ thuật cho thiết bị, sự vận hành diễn ra đều đặn. Chỉ cần ghi nhớ những đặc điểm trên đủ để bạn hiểu Socket Server là gì.

Các loại Socket phổ biến

Trong kỹ thuật có các loại Socket khác nhau với cách định nghĩa và ưu – nhược điểm riêng biệt. Bạn sẽ nhận biết dễ dàng hơn thông qua phần dưới đây.       

Stream Socket

Tên gọi khác của loại này là Socket hướng kết nối, hoạt động thông qua giao thức TCP(Transmission Control Protocol). Quá trình vận hành diễn ra khi Server và Client đã kết nối với nhau.

Hình thức này có ưu điểm là dữ liệu đảm bảo truyền đúng đến nơi nhận. Thứ tự và thời gian nhanh chóng, chuẩn xác. Mỗi thông điệp gửi đi đều có xác nhận trả về cho đối tượng thực hiện. Qua đó, người dùng được thông báo thông tin đầy đủ.

Mặt khác, nhược điểm là giữa máy chủ và máy nhận chỉ có 1 IP. Vì thế khi kết nối, một máy phải chờ đến khi đối tượng kia chấp nhận connect.

Datagram Socket

Trong tài liệu tiếng Việt, loại này có tên gọi là Socket không hướng kết nối. Hình thức hoạt động với sự hỗ trợ của giao thức UDP (User Datagram Protocol).

Datagram Socket hoạt động tốt ngay cả khi không thiết lập kết nối giữa hai máy với nhau. Ưu điểm là:

  • Quá trình kết nối, truyền tải thông tin đơn giản, không yêu cầu quá nhiều thao tác.
  • Thời gian truyền tải dữ liệu được đánh giá là cực nhanh chóng.

Thế nhưng, một nhược điểm là quá trình truyền thông tin chưa đảm bảo độ tin cậy. Dữ liệu có thể đi theo thứ tự không như mong muốn hoặc bị lặp.

Websocket

Websocket là công cụ hỗ trợ kết nối qua lại giữa Client và Server trên Internet. Quy trình diễn ra nhanh chóng, hiệu quả nhờ việc sử dụng TCP Socket.

Không chỉ dùng riêng cho ứng dụng web, loại này có thể áp dụng với bất kỳ mục đích trao đổi thông tin khác. Điều cần đảm bảo là hoạt động diễn ra trên không gian mạng. Ưu điểm như sau:

  • Tăng cường tốc độ truyền tải thông tin giữa hai chiều.
  • Khi phát hiện lỗi rất dễ phát hiện và xử lý.
  • Cách sử dụng đơn giản, không cần cài đặt thêm các phần mềm bổ sung khác.
  • Không cần dùng nhiều phương pháp hỗ trợ kết nối khác nhau.

Trong khi đó, nhược điểm bạn cần lưu ý là chưa thể chạy trên tất cả trình duyệt. Điều tương tự xảy ra đối với dịch vụ có phạm vi yêu cầu, khó hỗ trợ hoàn toàn.

>>> Có thể bạn quan tâm: PuTTY là gì? Hướng dẫn tải và cài đặt PuTTY trên các hệ điều hành

Unix Socket

Đây là điểm giao tiếp, hỗ trợ trao đổi giữa các ứng dụng khác nhau ngay trên cùng máy tính. Mọi hoạt động được ghi nhận diễn ra ở nhân của hệ điều hành. Nhờ vậy, tốc độ kết nối, truyền tải nhanh, nhẹ, đảm bảo hiệu quả.

Đặc điểm của Unix Socket là tránh được các bước kiểm tra hoặc Routing. Vì thế, quá trình truyền tin dễ dàng hơn nhiều. Ngoài ra, một số ưu điểm khác với dạng Endpoint này là:

  • Có thể tăng cường tốc độ truy cập MySQL lên đến 30 – 50%.
  • Giảm thời gian Latency xuống, từ 60ms chỉ còn 5ms.
  • Tăng cường PostgreSQL lên hơn 30%.
  • Tăng Redis lên 50%...

Nhược điểm tồn tại trong trường hợp ứng dụng nằm trên những máy chủ khác nhau. Hệ thống sẽ không thể kết nối bằng Unix Socket. Ngoài ra, vấn đề phân quyền giữa các tập tin đôi khi vẫn xảy ra.

Trên đây là những thông tin không thể bỏ qua với các nhà tạo dựng trang web. Bằng việc ứng dụng, bạn có thể tạo ra Site với tốc độ tải nhanh, thu hút sự quan tâm từ khách hàng.

Để chọn đúng loại, bạn dựa trên cấu hình máy cũng như mục đích sử dụng. FPT Cloud tin rằng hiểu và khai thác Socket sẽ đem đến nhiều lợi thế khác biệt.

Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud

 

Socket là gì? Phân loại & Cách thức hoạt động của Socket