Blogs Tech

SAP là gì? Các lợi ích và ứng dụng của phần mềm SAP

16:44 07/10/2024
SAP là gì? Theo đó hiện tại đây là một phần mềm đang được ứng dụng vô cùng phổ biến trên thị trường. Nó đảm nhiệm một vai trò khá lớn trong quá trình quản lý những doanh nghiệp. Nói cách khác SAP chính là yếu tố quan trọng để tạo nên được sự thành công cho doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về khái niệm SAP là gì hãy cùng giải đáp chi tiết qua bài viết sau.  >>> Xem thêm: Top 16+ dịch vụ lưu trữ đám mây: so sánh, lợi ích, cách hoạt động 1. SAP là gì?  SAP hiện tại là tên viết tắt của System Application Programing. Theo đó đây là tên công ty cung cấp về phần mềm rất nổi tiếng ở nước Đức. Ngoài ra SAP còn được biết tới là một phần mềm hoạch định cho doanh nghiệp và được công ty SAP phát triển nên, sau đó tung ra thị trường năm 2006. Phần mềm này hiện tại được biết tới tên gọi đầy đủ hơn, là SAP ERP (hay Enterprise Resource Planning). Phần mềm SAP này đang mang tới cho doanh nghiệp hàng loạt những kế hoạch về nguồn lực vô cùng quan trọng có thể kể đến như: quản lý chuỗi cung ứng, quản lý tài chính, quản lý quan hệ KH,... Theo đó phần mềm này đã không ngừng phát triển và luôn cải tiến thành các phiên bản mới, đảm bảo chất lượng. SAP hơn hết còn cung cấp tới cho khách hàng các phần mềm tích hợp đa dạng để có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp kiểm soát được quy trình vận hành một cách dễ dàng của công ty. Phần mềm hoạch định này hiện tại đang được rất nhiều những doanh nghiệp ở nhiều quốc gia khác nhau tính nhiệm cũng như sử dụng. Vậy lịch sử hình thành cũng như phát triển của SAP là gì? [caption id="attachment_21488" align="aligncenter" width="771"] SAP chính là tên công ty cung cấp về phần mềm rất nổi tiếng ở nước Đức.[/caption] Lịch sử hình thành và phát triển: Năm 1972: 5 nhân viên IBM (Hasso Plattner, Dietmar Hopp, Klaus Tschira, Hans-Werner Hector và Claus Wellenreuther) đã thành lập nên công ty Systemanalyse und Programmentwicklung - SAP có văn phòng được đặt tại Mannheim và trụ sở chính ở Weinheim. Năm 1973: Đã cho ra đời sản phẩm kế toán với tên gọi là System RF và sau này đã đổi tên thành R/1 Năm 1976: Công ty SAP GmbH chuyên về cố vấn và tiêu thụ đã được thành lập. Công ty Systemanalyse und Programmentwicklung 5 năm sau đã được giải thể và những quyền hạn đã chuyển qua SAP GbmH. Năm 1977: Chuyển trụ sở chính từ Weinheim tới Walldorf. Năm 1979: Cho ra đời sản phẩm R/2. Năm 1988: Chuyển thể công ty thành công ty cổ phần. Đã nâng vốn điều lệ lên trong hai bước và từ 5.000.000 Mark Đức lên thành 60.000.000 Mark Đức. Cổ phần của công ty vào tháng 10 đã được niêm yết ở thị trường chứng khoán.  Năm 1990: Công ty đã phát hành ra cổ phần ưu đãi và nâng vốn điều lệ lên thành 85.000.000 Mark Đức. Năm 1991: Tại hội chợ CeBIT đã giới thiệu là sản phẩm ở Hannover, Đức. Năm 1999: Sản phẩm mySAP.com đã được giới thiệu ra công chúng.  Năm 2003: Trong hội đồng quản trị người thành lập cuối cùng nên SAP còn lại là ông Hasso Plattner và sau đó cũng đã rút lui ra khỏi hội đồng quản trị.  Năm 2004: Phiên bản đầu tiên SAP NetWeaver04 đã được ra mắt trên thị trường. 2. Ưu điểm của các phần mềm phát hành bởi SAP Với nhận thông tin về khái niệm, lịch sử hình thành cũng như phát triển trên vậy hiện tại ưu điểm của các phần mềm phát hành bởi SAP là gì? Theo đó phần mềm SAP hiện tại đang chiếm được lòng tin và sự tin tưởng của những doanh nghiệp đa quốc gia vì SAP ERP đã đem đến những lợi ích và giá trị tuyệt vời. Trong đó một lợi ích rất lớn khi những doanh nghiệp dùng phần mềm này có thể kể đến là:  Phần mềm SAP có thể giúp cho doanh nghiệp rút ngắn được thời gian xử lý cũng như tính toán đơn hàng. Chính điều này đã giúp tiết kiệm chi phí kinh doanh một cách tối đa.  Giảm thiểu thời gian tính giá bán.  Tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả, chuyên nghiệp và linh hoạt cho toàn bộ những nhân viên có trong công ty.  SAP là gì? Theo đó nó đang đem đến những thông tin chính xác, nhanh chóng và kịp thời tới cho toàn bộ phòng ban của công ty.  [caption id="attachment_21498" align="aligncenter" width="771"] Ưu điểm trên thị trường hiện nay của các phần mềm phát hành bởi SAP là gì?[/caption] Cung cấp một quy trình vận hành phù hợp phải chuyên nghiệp với mọi đặc thù trong kinh doanh cũng mỗi một doanh nghiệp.  Giảm thiểu được chi phí trong quá trình phân phối, quản lý nhân sự và vận chuyển hàng hóa.  Nếu như có tìm hiểu phần mềm SAP là gì thì sẽ biết được rằng nó đang giúp cho những doanh nghiệp giảm thiểu một cách tối đa về rủi ro, giá trị vay vốn cũng như về mặt tài chính.  Vậy trên thị trường hiện nay ứng dụng của phần mềm SAP là gì?  >>> Xem thêm: Call center là gì? Chức năng & Cách triển khai call center 3. Ứng dụng của phần mềm SAP  Với những thông tin về khái niệm SAP là gì trên, vậy trên thực tiễn hiện tại ứng dụng của phần mềm SAP là gì? Hãy cùng điểm qua một số những ứng dụng phổ biến của phần mềm này ngay sau đây: [caption id="attachment_21502" align="aligncenter" width="771"] Ứng dụng trên thị trường hiện nay của phần mềm SAP là gì?[/caption] 3.1 Lĩnh vực quản lý bán hàng Theo đó trong lĩnh vực quản lý bán hàng phần mềm này đang được ứng dụng một cách rộng rãi trong quá trình mua bán hàng hóa. Trong quá trình thực hiện mua bán hàng hóa thì SAP sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc quản lý nhận đơn đặt hàng, quy trình vận chuyển phải khâu thanh toán và số lượng hàng tồn kho. Chính điều này sẽ giúp cho tất cả những doanh nghiệp có thể quản lý được một cách chặt chẽ toàn bộ quy trình mua hàng cũng như duy trì được mối quan hệ tốt với đối tác. Ngoài ra nhờ vào phần mềm SAP là gì này mà tất cả những doanh nghiệp đều có thể quản lý được quy trình bán hàng hiệu quả. Vì SAP sẽ theo dõi một cách chặt chẽ về doanh thu cũng như dự báo lợi nhuận,... và từ đó giúp cho những doanh nghiệp phân tích cũng như tìm ra những cơ hội tiềm năng qua những chỉ số báo cáo.  Đây là phần mềm hỗ trợ cho doanh nghiệp quản lý được quan hệ với khách hàng, quản lý cuộc gọi, những hợp đồng về dịch vụ và toàn bộ những hoạt động tương tác cùng với khách hàng. Chính vì vậy mà doanh nghiệp có thể nắm bắt mong muốn của khách hàng cũng như lên được những chiến lược bán hàng một cách thành công.  [caption id="attachment_21506" align="aligncenter" width="771"] SAP hiện tại đang được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực quản lý bán hàng[/caption] 3.2 Lĩnh vực quản lý tài chính Ứng dụng của phần mềm SAP là gì? Hiện tại tài chính là vấn đề rất quan trọng mà bất cứ một doanh nghiệp nào đang hoạt động trên thị trường hiện nay dù là với quy mô nhỏ hay lớn đều quan tâm tới.  Theo đó phần mềm này sẽ cho phép tất cả doanh nghiệp quản lý những hoạt động có liên quan tới kế toán có thể kể đến như: kế toán tổng hợp, bút toán, sắp xếp chứng từ và cung cấp những báo cáo chi tiết về hoạt động có liên quan tới tài chính của doanh nghiệp. Chính điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan hơn trong quá trình thu chi và quản lý nguồn vốn một cách nhanh chóng.  [caption id="attachment_21510" align="aligncenter" width="771"] SAP sẽ cho phép tất cả doanh nghiệp quản lý những hoạt động có liên quan tới kế toán[/caption] 3.3 Lĩnh vực quản lý lưu kho SAP là gì? Ngoài ra hiện tại phần mềm này còn được ứng dụng một cách rộng rãi trong lĩnh vực quản lý lưu kho. Theo đó quản lý lưu kho đang là một công việc khá phức tạp đồng thời cũng mất khá nhiều thời gian. Tuy nhiên việc sử dụng phần mềm SAP này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tối ưu hóa được nguồn nhân lực và thời gian. SAP sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp có thể kiểm soát được một cách chặt chẽ những khâu quy trình xuất kho, nhập kho của đơn hàng. Ngoài ra việc quản lý chính sách về giá và hàng tồn kho,... cũng được diễn ra một cách dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều. Vậy hiện tại nhóm đối tượng người dùng chính của phần mềm SAP là gì, hãy cùng giải đáp ở phần tiếp theo sau đây.  [caption id="attachment_21514" align="aligncenter" width="771"] SAP hiện tại đang được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực quản lý lưu kho[/caption] >>> Xem thêm: Web server là gì? Tìm hiểu cơ chế hoạt động của web server 4. Nhóm đối tượng người dùng chính của phần mềm SAP Với những thông tin về khái niệm SAP là gì cũng như những ứng dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Vậy hiện tại nhóm đối tượng người dùng chính của phần mềm SAP là gì?  Hiện tại một trong các yếu tố vô cùng quan trọng để giúp cho phần mềm này đang được lựa chọn một cách rộng rãi trên khắp toàn cầu đó chính là sự phổ biến về thông tin từ những nhóm người dùng. Theo đó họ là nhóm người dùng độc lập và không thu lợi nhuận đã được lập ra nhằm hỗ trợ cho những thành viên về kiến thức. Đồng thời cũng thúc đẩy được sự tham gia nhiều hơn từ phía khách hàng, giúp gia tăng được tiếng nói cho tất cả người dùng trong quá trình tác động tới những chiến lược của SAP cũng như cung cấp những cơ hội để kết nối một cách rộng mở.  Ở thời điểm hiện tại đây cũng chính là một môi trường để giúp cho nhân viên cũng như người dùng SAP hoàn toàn có thể gặp gỡ cũng như chia sẻ kinh nghiệm, thông tin và những trải nghiệm thực tế.  [caption id="attachment_21518" align="aligncenter" width="771"] Nhóm đối tượng người dùng chính trên thị trường hiện nay của phần mềm SAP là gì?[/caption] Những bài viết liên quan: 4+ cách kiểm tra mã nguồn website đơn giản & chính xác nhất Sửa lỗi Mysql Server Has Gone Away Đơn Giản & Hiệu Quả Blog là gì? Hướng dẫn chi tiết cách tạo Blog cá nhân miễn phí Cách cài đặt Plugin cho wordpress chi tiết từ A – Z Như vậy với những thông tin về khái niệm SAP là gì trên đã giúp cho bạn hiểu được rõ hơn về phần mềm được sử dụng vô cùng phổ biến trên toàn cầu hiện nay này. Hy vọng rằng với những thông tin được FPT Cloud cung cấp qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phần mềm này cũng như nhận ứng dụng hiệu quả dành cho doanh nghiệp. Đặc biệt là giúp cho quá trình quản lý bán hàng, quản lý tài chính hoặc quản lý lưu kho của bạn được diễn ra thuận tiện nhất có thể. 

FPT Cloud WAPPLES – Giải pháp bảo mật ứng dụng web thông minh đột phá

16:38 03/10/2024
Tấn công ứng dụng web đang là mối đe doạ phổ biến, chiếm tới 26% tổng số vụ vi phạm dữ liệu. Nhằm trao quyền cho doanh nghiệp chủ động bảo mật và đối phó với các cuộc tấn công mạng, FPT Smart Cloud hợp tác cùng Penta Security ra mắt sản phẩm FPT Cloud WAPPLES - Nền tảng bảo vệ ứng dụng web thông minh, hứa hẹn bảo mật toàn diện và tối ưu cho mọi doanh nghiệp trên mọi môi trường đám mây. 1. Tường lửa ứng dụng web (WAF) qua các thế hệ Tường lửa ứng dụng web sở hữu các chức năng cơ bản như phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công web như SQL Injection và Cross-Site Scripting, tránh các vụ rò rỉ dữ liệu nhạy cảm, truy cập trái phép và phá hoại trang web hoặc giả mạo yêu cầu chéo trang. Trải qua quá trình phát triển không ngừng, tường lửa ứng dụng web ngày càng được nâng cấp và cải thiện để đáp ứng nhu cầu bảo mật của doanh nghiệp. WAF thế hệ thứ nhất: Cơ chế hoạt động của WAF thế hệ 1 dựa trên phương pháp khớp mẫu được sử dụng trong các hệ thống ngăn chặn xâm nhập (IPS) để lập danh sách từ chối các cuộc tấn công đã biết. Tường lửa ứng dụng web thế hệ 1 thường xuyên nhầm lẫn các truy cập hợp pháp thành tấn công, dẫn đến tình trạng dương tính giả (false positive). Điều này không chỉ gây phiền hà cho người dùng mà còn khiến quản trị viên phải mất nhiều thời gian để giải quyết các báo động giả. WAF thế hệ thứ hai: Tường lửa thế hệ 2 đã có những cải tiến đáng kể so với thế hệ trước, đặc biệt là khả năng tự động xây dựng danh sách cho phép bằng cách phân tích ứng dụng web. Tuy nhiên, trước sự đa dạng và biến đổi không ngừng của các cuộc tấn công, tường lửa này vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu bảo mật của các ứng dụng web hiện đại. WAF thế hệ thứ ba: Tường lửa ứng dụng web thế hệ mới nhất giảm đáng kể kết quả dương tính giả so với hai thế hệ trước nhờ được trang bị các kỹ thuật như phát hiện danh sách từ chối, cho phép phát hiện danh sách và phân tích nội dung lưu lượng truy cập web để bảo vệ chống lại từng loại tấn công web. Hơn nữa, WAF thế hệ thứ 3 có khả năng phát hiện các biến thể tấn công mới bằng cách sử dụng logic, giảm tổng số chữ ký cần thiết trong danh sách. Điều này giúp giải quyết vấn đề phải liên tục cập nhật danh sách chữ ký, vốn là yêu cầu của hai thế hệ WAF trước đó. 2. FPT Cloud WAPPLES - Tường lửa ứng dụng web thế hệ mới nhất FPT Cloud WAPPLES là tường lửa ứng dụng web tiên tiến, tích hợp công cụ phát hiện mối đe dọa sử dụng logic thông minh dựa trên công nghệ học máy. Được thiết kế với các nguyên tắc bảo mật ứng dụng web, WAPPLES không chỉ hiệu quả trong việc chống lại các cuộc tấn công web phổ biến mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn rò rỉ dữ liệu, truy cập trái phép và giả mạo trang web - những mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với các tổ chức hiện nay. Với công cụ phát hiện thông minh, nó cũng có khả năng phản ứng với các cuộc tấn công mới được đưa ra bởi các mối đe dọa dai dẳng nâng cao (APT). Bên cạnh đó, WAPPLES cung cấp bảo mật mạnh mẽ với khả năng phát hiện mối đe doạ chính xác vượt trội. Nó giúp duy trì trạng thái hoàn hảo của ứng dụng web liên tục thông qua tính năng tự chẩn đoán thời gian thực và kiểm tra định kỳ tự động, tất cả đều được kích hoạt bởi công nghệ học máy. Một số đặc điểm nổi bật của tường lửa thế hệ mới bao gồm: Dịch vụ bảo mật độc lập: FPT Cloud WAPPLES cung cấp khả năng áp dụng nâng cao và tăng khả năng xử lý tải nặng. Tường lửa thế hệ mới nhất này có thể được tích hợp vào môi trường đám mây của doanh nghiệp, đảm bảo tính khả dụng cao, khả năng kiểm soát được cải thiện và quản lý tích hợp. Bên cạnh đó, FPT Cloud WAPPLES còn cung cấp phiên bản chuyên dụng về mặt vật lý, cho phép lưu lượng truy cập web cao hơn. Thiết lập chuyên nghiệp: Khác với các sản phẩm tường lửa thế hệ trước, FPT Cloud WAPPLES không áp dụng các quy tắc chung cứng nhắc. Ngược lại, tường lửa thế hệ mới cho phép điều chỉnh các chính sách bảo mật phù hợp với hành vi của khách hàng và đặc điểm của ứng dụng web. Được công nhận trên toàn cầu: Không chỉ có mặt trên 148 quốc gia trên toàn thế giới, gần đây nhất, FPT Cloud WAPPLES đã nhận được giải thưởng “Công ty tường lửa ứng dụng web của năm” từ Frost & Sullivan (2023), đồng thời được Gartner công nhận là một trong những giải pháp WAAP hàng đầu. 3. Các tính năng nổi bật của FPT Cloud WAPPLES Tích hợp công cụ phát hiện thông minh COCEPTM Công cụ phát hiện COCEPTM của FPT Cloud WAPPLES được tích hợp công nghệ của Penta Security, không chỉ giúp tăng cường khả năng phát hiện các hiểm hoạ mà còn cung cấp các lợi ích bổ sung như tự chẩn đoán và báo cáo mối đe dọa. FPT Cloud WAPPLES chặn các cuộc tấn công không xác định và zero-day. Với các quy tắc được xác định và quy tắc tùy chỉnh, FPT Cloud WAPPLES bảo vệ máy chủ khỏi các cuộc tấn công web bằng cách phân tích và phát hiện theo loại tấn công. Nâng cao độ chính xác trong phát hiện mối đe doạ Các tường lửa ứng dụng web truyền thống thường gặp phải tình trạng dương tính giả (false positive). Quản trị viên bảo mật phụ trách sẽ phải tự rà soát, kiểm tra các kết quả dương tính giả và thêm chúng làm ngoại lệ cho các chính sách bảo mật. FPT Cloud WAPPLES, với khả năng phát hiện mối đe doạ chính xác, có tỷ lệ dương tính giả rất thấp, giúp giảm thiểu đáng kể thời gian và nguồn lực trong quản lý. Khả năng chẩn đoán tức thời FPT Cloud WAPPLES có khả năng tự chẩn đoán theo thời gian thực dựa trên học máy. Bằng cách đó, nó kiểm tra các vấn đề như quá tải lưu lượng, quá tải CPU/ bộ nhớ và không đủ dung lượng CSDL. Quản trị viên có thể đặt ngưỡng mong muốn và nhận cảnh báo khi vượt quá ngưỡng. Ngoài ra, FPT Cloud WAPPLES tiến hành phân tích học máy trên dữ liệu nhật ký hoạt động của nó để xác định sự hiện diện của các bất thường và ngăn ngừa các vấn đề trước. Khả năng bảo trì tự động FPT Cloud WAPPLES có khả năng tự động bảo trì thông qua các công cụ kiểm tra định kỳ. Khi một kỹ sư thực hiện kiểm tra, hệ thống sẽ tạo ra báo cáo bằng cách phân tích nhật ký phát hiện và kiểm toán cũng như dữ liệu từ tự chẩn đoán thời gian thực. Trước đây, các kỹ sư phải giải thích kết quả kiểm tra bằng lời nói, nhưng với FPT Cloud WAPPLES, các báo cáo tự động đã tóm tắt những kết quả này, giúp quản trị viên có cái nhìn tổng quan khách quan về tình trạng của WAF. Ngoài ra, FPT Cloud WAPPLES còn tự động quản lý bảo trì bằng cách cung cấp chức năng báo động dịch vụ bảo trì, giảm bớt gánh nặng cho quản trị viên. Việc bảo trì tường lửa web là vô cùng quan trọng, bởi một lỗi nhỏ trong quá trình kiểm tra cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về bảo mật. Đối với tường lửa bảo mật thế hệ trước, các kỹ sư thường phải thực hiện kiểm tra thủ công bằng cách truy cập trang web hàng tháng, hàng quý hoặc nửa năm một lần, tìm kiếm các bất thường của hệ thống như quá tải CPU. Điều này có thể dẫn đến sai sót bởi kết quả kiểm tra sẽ bị ảnh hưởng bởi phán đoán chủ quan của kỹ sư. Tuy nhiên, với tính năng bảo trì tự động, quá trình này trở nên chính xác và khách quan hơn, giảm thiểu đáng kể rủi ro bảo mật. Trong bối cảnh các cuộc tấn công vào ứng dụng web ngày càng tinh vi và phức tạp, việc trang bị một giải pháp bảo mật hiệu quả là điều cấp thiết. Với các chứng nhận uy tín như CC và GS, FPT Cloud WAPPLES hứa hẹn cung cấp bảo mật mạnh mẽ và toàn diện, khẳng định vị thế là giải pháp bảo mật đáng tin cậy cho các doanh nghiệp. Cơ hội trải nghiệm FPT Cloud WAPPLES 30 ngày hoàn toàn miễn phí. Số lượng có hạn, chương trình kéo dài đến hết ngày 13/11/2024. Đăng ký ngay tại ĐÂY

TCP/IP là gì? Toàn tập kiến thức về giao thức tcp/ip từ A-Z

11:28 18/09/2024
TCP/IP là gì? Đây là câu hỏi được quan tâm khi Internet đang xuất hiện và được sử dụng ở mọi nơi. Dù rất nhiều người đang sử dụng internet hàng ngày nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về cách thức hoạt động của internet. Hiện nay, Internet đang sử dụng phương thức TCP/IP. Đây là phương thức truyền dẫn phổ biến nhất hiện nay. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về giao thức TCP/IP.  >>> Xem thêm: Cloud Server là gì? Hoạt động của hệ thống máy chủ đám mây 1. TCP/IP là gì? TCP/IP là viết tắt của Transmission Control Protocol/ Internet Protocol, tức là giao thức điều khiển để truyền nhận liên mạng. Đây là một bộ giao thức có chức năng truyền và kết nối các thông tin giữa các thiết bị trong một mạng lưới internet.  2. Lịch sử hình thành và phát triển của mô hình TCP/IP Sau khi tìm hiểu TCP/IP là gì, có thể thấy, TCP/IP có vai trò quan trọng trong việc sử dụng internet. Vì thế, rất nhiều người thường thắc mắc về lịch sử hình thành và phát triển của giao thức này. Ban đầu, TCP/IP được bắt nguồn từ bộ giao thức liên mạng vào năm 1970, trong dự án DARPA. Sau đó, các kỹ sư, nổi bật là Robert E.Kahn và Vinton Cerf đã nghiên cứu và phát triển giao thức này, giúp việc truyền nhận ổn định hơn. Đến năm 1978, giao thức tiêu chuẩn TCP/IP Ver.4 đã được ổn định và sử dụng trong internet cho đến tận ngày nay.  [caption id="attachment_15158" align="aligncenter" width="771"] TCP/IP gồm có 2 giao thức chính là TCP và IP[/caption] 3. TCP/IP hoạt động như thế nào? Đúng như tên gọi, sau khi tìm hiểu TCP/IP là gì, chúng ta phần nào đã có thể xác định được, TCP/IP gồm có 2 giao thức chính, đó là: TCP: Có chức năng xác định các ứng dụng và tạo ra các kênh giao tiếp. TCP cũng có chức năng quản lý các thông tin khi được chia nhỏ để truyền tải qua internet. Giao thức này sẽ tập hợp các thông tin này theo đúng thứ tự, đảm bảo truyền tải thông tin chính xác tới địa chỉ đến.  IP: Đảm bảo thông tin được truyền đến đúng địa chỉ. IP sẽ gán các địa chỉ và định tuyến từng gọi thông tin. Mỗi mạng sẽ có 1 địa chỉ IP để xác định được chính xác nơi chuyển/nhận thông tin, dữ liệu.  Trong quá trình truyền nhận thông tin, nếu giao thức TCP phát hiện ra thông tin bị lỗi, giao thức này sẽ yêu cầu hệ thống gửi thêm các gói tin khác. Để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động và chức năng của TCP/IP, hãy cùng tìm hiểu chức năng của từng tầng trong mô hình này.  [caption id="attachment_15162" align="aligncenter" width="771"] TCP có chức năng xác định các ứng dụng và tạo ra các kênh giao tiếp[/caption] >>> Xem thêm: NAT là gì? Toàn tập kiến thức về NAT từ A đến Z 4. Chức năng của từng tầng trong mô hình TCP/IP Mô hình TCP/IP hiện nay gồm có 4 lớp. Đây là mô hình tiêu chuẩn. 4 lớp này sẽ được trồng lên nhau theo thứ tự lần lượt là: Tầng vật lý Tầng mạng Tầng giao vận Tầng ứng dụng.  Cụ thể, chức năng của từng tầng như sau:  4.1 Tầng 4: Tầng ứng dụng - Application Tầng ứng dụng hay còn được gọi là Application. Đây là tầng trên cùng, có chức năng giao tiếp của mô hình. Cụ thể, tầng ứng dụng sẽ giao tiếp dữ liệu giữa 2 máy khác nhau. Việc giao tiếp có thể thông qua trình duyệt web, email hay một số giao thức khác như SMTP, SSH, FTP…  Tầng ứng dụng giao thức dữ liệu bằng hình thức Byte by Byte. Các thông tin sẽ được định tuyến với nhau, giúp gói tin đi theo một hướng đi đúng và thông tin được truyền tải thành công.  4.2 Tầng 3: Tầng giao vận - Transport Tầng giao vận là tầng thứ 3, có chức năng xử lý các vấn đề trong quá trình giao tiếp của các máy chủ. Các máy chủ này có thể trong cùng một mạng hoặc khác mạng. Trong trường hợp khác mạng, các máy chủ sẽ được kết nối thông qua một bộ định tuyến.  [caption id="attachment_15166" align="aligncenter" width="771"] Tầng giao vận là tầng thứ 3, có chức năng xử lý các vấn đề trong quá trình giao tiếp của các máy chủ[/caption] Dữ liệu ở tầng giao vận sẽ được phân thành các đoạn có kích thước không bằng nhau. Tuy nhiên, kích thước của các đoạn cần nhỏ hơn 64KB. Một đoạn sẽ gồm Header chứa thông tin, sau header là các đoạn dữ liệu. Tầng Transport gồm 2 giao thức: Giao thức TCP: giúp đảm bảo chất lượng thông tin trong quá trình truyền nhận. Tuy nhiên, việc truyền nhận thông tin thường mất nhiều thời gian do việc kiểm tra thứ tự thông tin khá lâu. Đồng thời, giao thức TCP cũng giúp hạn chế tình trạng tắc nghẽn đối với lưu lượng dữ liệu.  Giao thức UDP: Có thời gian truyền tải dữ liệu nhanh hơn. Tuy nhiên, giao thức UDP sẽ không thể đảm bảo chất lượng dữ liệu như đối với giao thức TCP.  4.3 Tầng mạng - Internet Khi tìm hiểu TCP/IP là gì, chắc chắc không thể bỏ qua việc tìm hiểu tầng 2 - tầng mạng internet của giao thức này. Tầng internet của TCP/IP có giao thức gần giống như mô hình OSI. Tầng 2 có chức năng chính trong việc truyền tải dữ liệu, đảm bảo các dữ liệu được truyền tải một cách logic.  Các dữ liệu sẽ được chia thành các phân đoạn sau đó được đóng gói. Mỗi gói sẽ có các kích thước phù hợp để việc vận chuyển dễ dàng hơn. Đồng thời, các gói thông tin khi truyền tải sẽ được thêm phần Header. Header này sẽ chứa các thông tin của tầng mạng để có thể xác định và chuyển tới tầng tiếp theo. Tầng internet thường sử dụng 3 giao thức chính, đó là: IP, ICMP và tầng ARP.  [caption id="attachment_15174" align="aligncenter" width="771"] Tầng internet của TCP/IP có giao thức gần giống như mô hình OSI[/caption] 4.4 Tầng 1: Tầng vật lý - Physical Đúng như tên gọi, tầng vật lý của giao thức TCP/IP có sự kết hợp giữa vật lý và dữ liệu mô hình OSI. Đây là tầng có trách nhiệm truyền tải các dữ liệu giữa các thiết bị khác nhau trong cùng 1 mạng internet. Khác với các tầng trên, tại tầng vật lý, các dữ liệu sẽ được đóng gói vào khung (Frame) trước khi được định tuyến và gửi tới địa chỉ đích đã được chỉ định.  >>> Xem thêm: Protocol là gì? Tìm hiểu về giao thức Protocol từ A – Z 5. Các giao thức TCP/IP phổ biến hiện nay TCP/IP là gì, như chúng ta đã biết, TCP/IP là một giao thức truyền/ nhận dữ liệu trên môi trường internet. Vậy hiện nay, TCP/IP đang sử dụng các giao thức nào?  5.1 HTTP - HyperText Transfer Protocol HTTP là một trong những phương thức phổ biến hiện nay. Giao thức này giúp truyền các thông tin dữ liệu giữa các website, thường là web client và web server. Việc truyền dữ liệu sẽ không được bảo mật. HTTP sẽ truyền các dữ liệu thường file ảnh hoặc tệp HTML…. 5.2 HTTPS - Hypertext Transfer Protocol Secure Đây là giao thức cực kỳ phổ biến. Giống với Http, Https cũng được sử dụng để truyền thông tin dữ liệu giữa 1 web client và 1 web server. Tuy nhiên, việc truyền thông tin dữ liệu sẽ được bảo mật. Đây là ưu điểm nổi bật của giao thức Http so với https.  [caption id="attachment_15178" align="aligncenter" width="771"] HTTP là một trong những phương thức phổ biến hiện nay[/caption] HTTPS hiện đang sử dụng mô hình TCP/IP kết hợp với giao thức SSL và TLS. Vì thế, giao thức này cũng thường được sử dụng để truyền dữ liệu giữa thẻ tín dụng với dữ liệu cá nhân. 5.3 FTP - File Transfer Protocol FTP là giao thức có phần ít phổ biến hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không thể bỏ qua khi tìm hiểu TCP/IP là gì. Đây là giao thức giúp kết nối 2 hoặc nhiều máy tính trên môi trường internet. Giao thức này hoạt động trên cổng số 20 và 21. Thông qua FTP, các máy con có thể truy cập internet để gửi dữ liệu tới máy chủ, đồng thời, lấy các dữ liệu đó. Dù ở khoảng cách xa, FTP vẫn giúp người dũng có thể dễ dàng truy cập vào máy chủ để nhận dữ liệu.  6. Ứng dụng của giao thức TCP/IP TCP/IP là gì? Ứng dụng thế nào? Đó là những câu hỏi luôn được quan tâm. Như đã giới thiệu ở trên, TCP/IP có chức năng kết nối thông tin trong internet. Bạn có thể sử dụng giao thức này để cung cấp các thông tin từ xa, ở bất cứ khoảng cách nào. TCP/IP được sử dụng để truyền file, gửi mail, ảnh hay phân phối web trên internet. Đồng thời, TCP/IP cũng được sử dụng để truy cập máy chủ từ xa. [caption id="attachment_15182" align="aligncenter" width="771"] TCP/IP có chức năng kết nối thông tin trong internet[/caption] TCP/IP sẽ giúp thay đổi trạng thái thông tin để có thể truyền trong môi trường internet. Giao thức này sẽ thay đổi cách biểu thị thông tin thông qua các giao thức cơ bản hoặc giao thức ở mỗi lớp khi thông tin đi qua. Qua đó giúp việc truyền thông tin chính xác, hiệu quả và đến đúng nơi cần đến.  7. Đánh giá ưu nhược điểm của mô hình TCP/IP TCP/IP là phương thức được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm, TCP/IP cũng có một số nhược điểm mà bạn cần lưu ý.  7.1 Ưu điểm TCP/IP là giao thức có tính thực tế và tính ứng dụng cao. Đây là giao thức có rất nhiều ưu điểm nổi bật. Chẳng hạn như:  Có khả năng tạo lập kết nối giữa các máy tính khác nhau TCP/IP hoạt động độc lập với hệ điều hành. Do đó ít bị ảnh hưởng khi lỗi win. TCP/IP hỗ trợ tương tác với nhiều giao thức trực tuyến khác nhau. Có khả năng mở rộng cao nhờ việc kết nối giữa máy client và máy cloud server.  Giao thức có thể hoạt động hoàn toàn độc lập. Hỗ trợ nhiều giao thức khác nhau Không ảnh hưởng tới internet hay gây áp lực trên máy tính nhờ có dung lượng nhẹ.   [caption id="attachment_15186" align="aligncenter" width="771"] TCP/IP là giao thức có tính thực tế và tính ứng dụng cao[/caption] 7.2 Nhược điểm Trong quá trình tìm hiểu TCP/IP là gì, chúng ta cũng không thể bỏ qua các nhược điểm của giao thức này. Tất nhiên, không có một chương trình nào là hoàn hảo 100%. TCP/IP cũng còn một số nhược điểm như:  Khó quản lý, cài đặt khá cầu kỳ, phức tạp. Tầng giao vận đôi khi không đảm bảo được việc phân phối các gói tin, dữ liệu.  TCP/IP gồm các giao thức cố định, rất khó để thay thế.  Bên cạnh đó, TCP/IP cũng không có sự tách biệt giữa khái niệm với giao diện. Với những trang web mới trong mạng mới, TCP/IP là giao thức chưa thực sự hiệu quả.  TCP/IP dễ bị tấn công và từ chối dịch vụ.  8. Những câu hỏi thường gặp về TCP/IP Sau khi đã tìm hiểu TCP/IP là gì, ứng dụng và ưu nhược điểm của giao thức này, chúng ta đã thấy, đây là giao thức rất phổ biến. Chính vì thế, đây là giao thức được nhiều người sử dụng. Chính vì thế, trong quá trình tìm hiểu, rất nhiều câu hỏi về TCP/IP đã được đưa ra.  Nên lựa chọn mô hình TCP/IP hay OSI? Nếu đang băn khoăn về việc nên lựa chọn TCP/IP hay OSI, bạn cần cân nhắc dựa trên nhu cầu sử dụng của mình.  Nếu cần mô hình để tham khảo và có tính bảo mật vừa phải, bạn nên lựa chọn TCP/IP.  Nếu cần mô hình có quy tắc, hoạt động độc lập và có tính bảo mật cao, bạn nên chọn mô hình OSI.  So sánh TCP/IP và Ethernet? TCP/IP và Ethernet giống và khác nhau thế nào? Như chúng ta đã biết khi tìm hiểu TCP/IP là gì, đây là giao thức truyền thông tin bằng cách chia thông tin thành các phần nhỏ hơn. TCP/IP cũng có thể phát hiện, kiểm tra lỗi khi truyền nhận thông tin, kiểm soát để thông tin được truyền đến đích. Khác với TCP/IP, Ethernet là một tiêu chuẩn mạng. Quy định này quy định không có máy tính/thiết bị nào kiểm soát thời điểm truyền nhận dữ liệu. Thay vào đó, thiết bị trung tâm mạng sẽ chủ động truyền dữ liệu bất cứ khi nào có thể. Đây là một mạng cục bộ, khác với giao thức TCP/IP.  Dữ liệu truyền vào các lớp của TCP/IP có giống nhau không? TCP/IP có cách thức truyền dữ liệu khác nhau ở các lớp khác nhau. Trong đó: Ở lớp kết nối, dữ liệu được truyền gọi là Frame Ở lớp internet, dữ liệu được gửi xuống tầng dưới là IP Datagram Lớp truyền tải: dữ liệu được gọi là TCP Segment.  Lớp ứng dụng: dữ liệu các luồng có tên gọi là Stream.  Giao thức nào được sử dụng ở mỗi lớp? TCP/IP chia thành các lớp. Trong đó, lớp cao hơn sẽ có giao thức ở lớp thấp hơn:  Lớp kết nối: Dùng giao thức Ethernet, Wifi, Token Ring… Lớp internet: IP gán địa chỉ cho dữ liệu trước khi truyền nhận tới các đích đến. Giao thức ICMP báo lỗi khi dữ liệu truyền nhận bị hỏng. Lớp truyền tải: TCP đảm bảo dữ liệu truyền ổn định, đảm bảo bảo mật. UDP giúp tốc độ truyền tải tăng nhanh hơn.  Lớp ứng dụng: FTP truyền file, SMTP phân phối Email, HTTP truyền nội dung giữa 2 máy…  Những bài viết liên quan: Topology là gì? Tổng hợp 6 cấu trúc Topology thường gặp nhất Metadata là gì? Toàn tập kiến thức về siêu dữ liệu Meta Data PING là gì? Đánh giá chỉ số Ping khi kiểm tra tốc độ mạng DNS 1.1.1.1 là gì? Hướng dẫn cài đặt và thay đổi DNS 1.1.1.1 Hy vọng qua bài viết trên đây của FPT Cloud, bạn đã hiểu rõ hơn và có câu trả lời cho câu hỏi giao thức tcp/ip là gì hay TCP/IP là gì. Đây là giao thức truyền dữ liệu trên internet có nhiều ưu điểm nổi bật. Việc hiểu rõ về TCP/IP sẽ giúp bạn có thêm các thông tin hữu ích về việc truyền tải thông tin trên internet.

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Top 9 hệ quản trị csdl phổ biến

13:53 12/09/2024
Bạn đang tìm hiểu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu? Bạn đang thắc mắc về những hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến được sử dụng hiện nay? Chức năng của chúng là gì? Tất cả những điều mà bạn thắc mắc sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong nội dung bài viết sau đây của FPT Cloud nhé.  >>> Xem thêm: Dịch vụ cho thuê VPS tốc độ cao giá rẻ, uy tín tại FPT Cloud 1. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) chính là một gói phần mềm được dùng để xác định, thao tác cũng như truy xuất và quản lý dữ liệu. Hệ quản trị thường sẽ thao tác với các dữ liệu của chính DBMS. Ví dụ như: định dạng dữ liệu, tên của file, cấu trúc của bản record và cả cấu trúc của file. Ngoài ra, hệ quản trị cũng sẽ giúp xác định những quy tắc nhằm xác thực cũng như thao tác với những dữ liệu này.  [caption id="attachment_16840" align="aligncenter" width="771"] Khái niệm hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì?[/caption] 2. Chức năng của hệ quản trị csdl Bên cạnh việc tìm hiểu hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì thì việc nắm rõ các chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu cũng rất quan trọng. Cụ thể, một số chức năng điển hình như: 2.1 Chức năng quản lý Data Dictionary Data Dictionary chính là nơi mà hệ quản trị cơ sở dữ liệu thực hiện lưu trữ những định nghĩa của các phần tử dữ liệu. Ngoài ra, chúng còn lưu trữ cả các mối quan hệ của chúng - metadata. DBMS sử dụng chức năng này nhằm tra cứu những cấu trúc cũng như mối quan hệ giữa những thành phần dữ liệu được yêu cầu trong khi những chương trình truy cập dữ liệu ở trong hệ quản trị.  Về cơ bản thì chúng sẽ đi qua DBMS và hàm này sẽ tiến hành loại bỏ những sự phục thuộc về cấu trúc và cả dữ liệu. Từ đó, hệ quản trị sẽ mang đến cho người dùng tính trừu tượng hóa các dữ liệu. Và chức năng này thường sẽ bị ẩn khỏi user và sẽ được sử dụng bởi những admin của hệ quản trị cơ sở dữ liệu.      2.2 Kiểm soát truy cập nhiều người dùng Chức năng tiếp theo được nhắc đến chính là khả năng kiểm soát và truy cập nhiều người dùng. Tính toàn vẹn cũng như sự nhất quán của dữ liệu. Điều này sẽ cho phép nhiều người sử dụng có thể truy cập cơ sở dữ liệu trong cùng một lúc. Chúng không làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của cơ sở dữ liệu.  [caption id="attachment_16852" align="aligncenter" width="771"] Những chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu[/caption] >>> Xem thêm: Server là gì? Phân loại & Vai trò của máy chủ server 2.3 Chức năng chuyển đổi và trình bày dữ liệu Đây là một chức năng có thể chuyển đổi bất cứ dữ liệu nào khi được nhập vào cấu trúc dữ liệu bắt buộc. Thông qua việc sử dụng chức năng trình bày và biến chuyển đổi dữ liệu thì hệ quản trị có thể xác định được sự khác biệt ở giữa những hai loại định dạng là: định dạng dữ liệu logic và physical. 2.4 Chức năng quản lý tình toàn vẹn của dữ liệu Ngôn ngữ truy vấn chính là một non procedural language. Ví dụ cho chức năng này là SQL và là một ngôn ngữ truy vấn tương đối phổ biến và được rất nhiều nhà cung cấp DBMS hỗ trợ.  Khi sử dụng ngôn ngữ đặc biệt này sẽ giúp cho người dùng có thể xác định được những việc mà họ cần làm một cách dễ dàng nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng không cần phải đau đầu về việc giải thích những cách thực hiện cụ thể.  2.5 Database Access Languages và giao diện lập trình dụng Đây là cách mà một hệ quản trị cơ sở dữ liệu chấp nhận những yêu cầu khác nhau đến từ người dùng cuối. Điều này sẽ được thực hiện thông qua những môi trường mạng khác nhau. Ví dụ như sau: DBMS có thể cung cấp cho người dùng quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu thông qua Internet bằng trình duyệt web (có thể là Mozilla Firefox, Internet Explorer hay Netscape,…). [caption id="attachment_16848" align="aligncenter" width="771"] Một chức năng khác của hệ quản trị[/caption] 2.6 Chức năng quản lý về bảo mật Đây là một chức năng cực kỳ quan trọng của hệ quản trị csdl. Chức năng này sẽ giúp quản lý sự bảo mật và đặt ra các quy tắc nhằm xác định người dùng có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu đó hay không.  Các người dùng sẽ được cấp username và cả password. Một số trường hợp có thể thông qua việc xác thực bằng sinh trắc học (bằng vân tay hoặc võng mạc). Tuy nhiên, những loại như thế này thì sẽ có phần tốn kém hơn. Chức năng này cũng có một số các hạn chế cụ thể mà bất cứ người dùng nào cũng có thể xem và quản lý.  2.7 Quản lý Data Storage Chức năng này sẽ được sử dụng với mục đích là lưu trữ dữ liệu cùng với các biểu mẫu khác có liên quan. Cụ thể như: Định dạng báo cáo, các quy tắc về data validation, procedure code và cả cấu trúc xử lý những định dạng video và hình ảnh.  Người sử dụng sẽ không cần thiết phải biết dữ liệu sẽ được lưu trữ hoặc được thao tác thế nào. Có cùng liên quan đến cấu trúc này chính là một thuật ngữ có tên là Performance Tuning. Chúng có liên quan đến hiệu suất cơ sở dữ liệu cùng với tốc độ lưu trữ lẫn truy cập.  2.8 Transaction Management Hệ quản trị cơ sở dữ liệu sẽ cung cấp cho người dùng một phương thức. Chúng sẽ đảm bảo được các cập nhật ở trong một transaction sẽ được thực hiện hoặc không. Những Transaction sẽ cần phải tuân theo các thuộc tính ACID.  [caption id="attachment_16828" align="aligncenter" width="771"] Chức năng Data Storage[/caption] >>> Xem thêm: 10+ Cách sửa lỗi dns_probe_finished_nxdomain hiệu quả 3. Top 9 các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến Hiện tại, chúng ta có thể phân ra top 9 hệ quản trị cơ sở dữ liệu được sử dụng nhiều nhất. Cụ thể, những hệ quản trị phổ biến như: 3.1 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL Đây là một cơ sở dữ liệu cực kỳ phổ biến dành cho các ứng dụng web (miễn phí). MySQL thường được cập nhật một cách nhanh chóng và các tính năng và những cải tiến về sự bảo mật.  Công cụ này sẽ cho phép bạn lựa chọn được nhiều công cụ lưu trữ. Như vậy, bạn có thể thay đổi được các chức năng của công cụ cũng như việc xử lý dữ liệu đến từ những loại bảng khác nhau. Giao diện đơn giản, dễ dùng với các lệnh hàng loạt. hệ thống nhìn chung khá tin cậy và không bị hao hụt nguồn tài nguyên, đồng thời chúng cũng cho phép bạn có thể xử lý được một lượng dữ liệu lớn.  [caption id="attachment_16832" align="aligncenter" width="771"] Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL[/caption] Ưu điểm: Có phiên bản miễn phí Cung cấp cho người dùng nhiều chức năng Đa dạng giao diện Hoạt động được ở trên nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau ví dụ như DB2 và Oracle Nhược điểm: Cần phải dành nhiều thời gian hơn để làm việc với hệ quản trị MySQL Không có sự hỗ trợ tích hợp cho XML hoặc cho OLAP Các hỗ trợ sẽ có sẵn ở trong phiên bản miễn phí, tuy nhiên bạn cần phải trả phí để sử dụng Là một hệ quản trị CSDL khá lý tưởng dành cho một tổ chức cần đến công cụ quản lý mạnh mẽ nhưng vẫn tiết kiệm. 3.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle Oracle có phiên bản đầu tiên được phát minh vào cuối những năm 70. Ở phiên bản mới nhất, Oracle được thiết kế sử dụng cho cloud và có thể thực hiện lưu trữ ở trên một hoặc nhiều server. Ngoài ra, Oracle còn cho phép quản lý các cơ sở dữ liệu có chứa hàng tỷ những bản record. Những tính năng của phiên bản này gồm có framework, sử dụng cấu trúc logic lẫn physical.  Ưu điểm: Có những cải tiến và cả tính năng mới. Bởi lẽ, Oracle có xu hướng thiết lập các thanh bar cho công cụ quản lý cơ sở dữ liệu khác.  Công cụ quản lý cực kỳ mạnh mẽ, người dùng có thể tìm thấy được một công cụ có thể làm được những điều mà bạn muốn.  Nhược điểm: Chi phí khá cao, nhất là với những tổ chức nhỏ.  Có khá nhiều yêu cầu về tài nguyên sau khi tiến hành cài đặt. Chính vì vậy, bạn cần phải nâng cấp những phần cứng.  Đây là một sự lựa chọn khá lý tưởng dành cho những tổ chức lớn. Hệ thống cần phải xử lý những cơ sở dữ liệu khổng lồ và cần thêm nhiều tính năng.  3.3 Hệ quản trị csdl SQL Server Hệ quản trị này hoạt động dựa trên những server cloud tương tự như server cục bộ. Chúng có thể được thiết lập nhằm mục đích hoạt động cả hai đồng thời. Phiên bản mới nhất hiện tại của Microsoft Sever cũng sẽ cho phép Dynamic Data Masking. Điều này đảm bảo rằng, chỉ có những người được ủy quyền thì mới có thể nhìn thấy những dữ liệu mật.  Ưu điểm: Tốc độ nhanh và ổn định. Cung cấp cho người dùng khả năng điều chỉnh lẫn theo dõi hiệu suất. Đồng thời, chúng cũng làm giảm việc phải sử dụng các tài nguyên. Người dùng có thể truy cập được các hình ảnh trực quan ở trên các thiết bị di động.  Hoạt động khá tốt đối với những sản phẩm của nhà Microsoft. Nhược điểm: Ngay cả khi đã điều chỉnh hiệu suất thì vẫn có thể tiêu tốn tài nguyên. Có khá nhiều cá nhân gặp phải sự cố khi sử dụng các dịch vụ tích hợp SQL Server cho việc nhập file.  SQL Server rất lý tưởng cho những tổ chức lớn khi sử dụng một số các sản phẩm của nhà Microsoft.  [caption id="attachment_16836" align="aligncenter" width="771"] Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server[/caption] 3.4 Hệ quản trị csdl DB2 DB2 là một loại công cụ có khả năng NoSQL và có thể đọc được các file định dạng JSON và cả XML. Phiên bản mới nhất của DB2 chính là LUW (11.1) và được cải tiến nhiều hơn. Đặc biệt nhất chính là sự thay đổi trong thiết kế để hỗ trợ công cụ hoạt động một cách nhanh chóng hơn thông qua một công nghệ có tên là bỏ qua dữ liệu. Ngoài ra, công cụ cũng được bổ sung thêm chức năng khôi phục, tương thích và cả phân tích.  Ưu điểm: Có thể tận dụng một cách tối đa nguồn tài nguyên sẵn có cho những cơ sở dữ liệu lớn.  Có thể lưu trữ được từ cloud, physical server hoặc cũng có thể là cả hai.  Có thể chạy được nhiều việc cùng một lúc thông qua Task Scheduler.  Error Code và cả Exit Code có thể xác định được công việc nào có thể chạy qua Task Scheduler.  Nhược điểm: Có chi phí tương đối cao Cần thêm một công cụ của bên thứ ba hoặc một phần mềm bổ sung để làm cho các cluster hoặc các nút phụ khác hoạt động.  Hỗ trợ mức độ cơ bản chỉ có sẵn trong thời gian ba năm, thời gian sau đó cần phải chi trả để sử dụng.  3.5 Hệ quản trị csdl MongoDB Chúng được thiết kế để dành cho các ứng dụng dữ liệu có và không cấu trúc. Công cụ MongoDB này cực kỳ linh hoạt, chúng hoạt động thông qua việc kết nối cơ sở dữ liệu đến những ứng dụng thông qua trình điều khiển có tên là MongoDB. Ưu điểm: Nhanh chóng và sử dụng cực kỳ đơn giản.  Có công cụ hỗ trợ JSON cùng với các tài liệu NoSQL khác.  Có thể lưu trữ và truy cập vào tất cả các loại cấu trúc một cách nhanh chóng.  Lược đồ có thể được viết mà không cần đến bộ đếm ngược thời gian.  Nhược điểm: SQL sẽ không được sử dụng tương tự như một loại ngôn ngữ truy vấn.  Những công cụ dịch các truy vấn SQL chuyển sang thành MongoDB có sẵn. Tuy nhiên, cần phải bổ sung một một bước khác để có thể sử dụng.  Quá trình thiết lập sẽ tốn thời gian hơn và việc cài mặc định sẽ không đảm bảo an toàn.  [caption id="attachment_16844" align="aligncenter" width="771"] MongoDB có sự linh hoạt nhất định[/caption] 3.6 Hệ quản trị csdl PostgreSQL PostgreSQL cực kỳ phổ biến và được sử dụng miễn phí, được sử dụng chơ CSDL web. Chúng cho phép người dùng có thể quản lý cả dữ liệu có cấu trúc lẫn không có cấu trúc.  Ưu điểm: Có khả năng mở rộng rộng và xử lý terabyte dữ liệu.  Hỗ trợ JSON Nhiều chức năng đã được xác định từ trước.  Một số giao diện đã có sẵn.  Nhược điểm: Tài liệu trong một số trường hợp không rõ ràng.  Cấu hình có thể gây nên sự nhầm lẫn.  Tốc độ cũng bị ảnh hưởng đối với những hoạt động lớn hoặc các truy vấn khác.  Phù hợp cho những tổ chức có ngân sách còn hạn chế và muốn có khả năng chọn giao diện cũng như sử dụng JSON.  [caption id="attachment_16856" align="aligncenter" width="771"] PostgreSQL cũng được nhắc đến ở đây[/caption] 3.7 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Redis Một sự kết hợp của công nghệ cơ sở dữ liệu và cả sự đổi mới của cộng động nguồn mở. Redis có tính khả dụng tương đối cao ở dưới dạng Active-Active và cả Active-Passive có hiệu suất cao cùng khả năng tìm kiếm những tích hợp hàng đầu. Mở rộng các cơ sở dữ liệu Redis sang SSD Flash nhằm tiết kiệm tối đa chi phí cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, chúng cũng sẽ sử dụng phần cứng ở mức tối đa cùng với Redis Enterprise.  Ưu điểm: Có hiệu suất cao cùng với khả năng mở rộng các tuyến tính lên đến 1.000 nút.  Có mức độ an toàn khá ổn định.  Nhược điểm: Yêu cầu ít nhất là 3 master và 2 slave cho việc thiết lập cấu trúc.  Dữ liệu sẽ được phân đoạn dựa trên hash-slot và được chỉ định cho mỗi Master. Trong trường hợp Master đang giữ một số slot gặp vấn đề thì dữ liệu được ghi ở trong slot đó sẽ mất.  Các Client kết nối đến Redis Cluster cần biết cấu trúc liên kết Cluster. Việc này sẽ gây nên chi phí cấu hình ở trên máy của họ.  Failover sẽ không xảy ra trong tình trạng không có ít nhất một slave. Quá trình thăng cấp cho slave trong tư cách là Master với ít nhất 30 - 50 giây. Chính vì vậy, dữ liệu được ghi ở trong Cluster trong thời gian đó sẽ mất đi. 3.8 Hệ cơ sở dữ liệu SQLite Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQLite cực kỳ phổ biến và được sử dụng rất thành công ở định dạng file trên disk. Nó cực kỳ phù hợp đối với những ứng dụng máy tính để bàn ví dụ như Control System, Financial Analysis Tool hay Media Cataloging,... Ưu điểm: Có dung lượng nhẹ và rất dễ sử dụng Thao tác đọc và ghi tương đối nhanh, hơn gần 35% so với File System Dễ tìm hiểu và không cần phải cài đặt hoặc cấu hình. Bạn chỉ cần tải xuống thư viện SQLite ở trong máy tính và chúng sẽ sẵn sàng để tạo ra cơ sở dữ liệu.  Nhược điểm: Sử dụng nhằm xử lý những yêu cầu HTTP với lưu lượng truy cập từ thấp đến trung bình.  Kích thước giới hạn ở 2GB ở đa số trường hợp. Nội dung có khả năng phục hồi cao nếu bị mất, các dữ liệu sẽ tồn tại lâu hơn so với mã. Làm giảm chi phí ứng dụng bởi lẽ nội dung có thể sẽ được truy cập và cập nhật. Quá trình thực hiện thông qua việc sử dụng SQL Query ngắn gọn thay vì sự dài dòng và rất dễ xảy ra lỗi.  [caption id="attachment_16860" align="aligncenter" width="771"] SQLite phù hợp hơn với máy tính để bàn[/caption] 3.9 Hệ quản trị csdl Access Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access sẽ cho phép những cá nhân và doanh nghiệp có thể nắm bắt cũng như quản lý dữ liệu. Đồng thời, chúng cũng tạo ra báo cáo một cách nhanh chóng, hiệu quả. Ưu điểm: Dễ dàng để cài đặt và sử dụng Có nhiều ứng dụng ở trên Window và đều có khả năng tích hợp với Access.  Dễ bảo trì và cung cấp những ứng dụng lớn hơn những hệ thống khác.  Có thể đặt được ở trên một trang web để cho người dùng có thể truy cập từ xa.  Chi phí khá hợp lý. Nhược điểm: Đối với những dữ liệu lớn sẽ có một số hạn chế vì file bị giới hạn về kích thước.  Với những file kích thước tối đa hệ quản trị sẽ cho phép và định dạng file, làm giảm chậm hiệu suất của chương trình.  Những dữ liệu đa phương tiện chiếm nhiều dung liệu và làm chậm hiệu suất của CSDL.  [caption id="attachment_16824" align="aligncenter" width="771"] Access cũng được sử dụng rất phổ biến[/caption] Những bài viết liên quan: CentOS là gì? Hướng dẫn cài đặt hệ điều hành CentOS hiệu quả Kafka là gì? Giới thiệu tổng quan về Kafka chi tiết từ A – Z PostgreSQL là gì? Tìm hiểu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu PostgreSQL So sánh VPS và Cloud Server chi tiết từ A đến Z Trên đây là toàn bộ những thông tin về hệ quản trị cơ sở dữ liệu mà bạn đang tìm hiểu. Việc nắm bắt được những thông tin chia sẻ về các hệ quản trị cơ sở dữ liệu sẽ giúp bạn sử dụng chúng một cách dễ dàng hơn. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ có ích dành cho bạn.

Mô hình ngôn ngữ lớn LLM: Khi máy móc sáng tạo ngôn ngữ như con người

15:22 09/09/2024
Thế giới đang trải qua một cuộc cách mạng công nghệ mạnh mẽ, với trí tuệ nhân tạo (AI) tham gia vào mọi khía cạnh của cuộc sống. Đặc biệt, sự xuất hiện của Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, làm mờ ranh giới giữa sản phẩm của con người và máy móc, mở ra những tiềm năng vô hạn cho tương lai nhờ khả năng học hỏi không ngừng. 1. Cơ chế hoạt động của mô hình ngôn ngữ lớn Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) đang thay đổi hoàn toàn cách chúng ta nhìn nhận về AI. Bằng cách học hỏi từ lượng dữ liệu khổng lồ và tìm kiếm các khuôn mẫu thống kê (statistical patterns), LLM mang tới khả năng sáng tạo nội dung một cách ấn tượng. Cụ thể, số lượng tham số khổng lồ chính là yếu tố quyết định khả năng hiểu biết của mô hình ngôn ngữ. Càng nhiều tham số, mô hình càng nắm bắt được nhiều quy luật phức tạp, từ đó có thể thực hiện các tác vụ một cách chính xác hơn. Có thể khẳng định, sự ra đời của các mô hình này đã khai thác tiềm năng của AI trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức tạp, suy luận và tìm ra giải pháp. Khác với các mô hình học máy truyền thống, chúng ta có thể giao tiếp với mô hình ngôn ngữ lớn một cách tự nhiên như với con người. Thay vì sử dụng các câu lệnh phức tạp và cứng nhắc, ta có thể đưa ra yêu cầu bằng ngôn ngữ thường ngày, đặt những câu hỏi mở, mô hình sẽ phân tích nội dung yêu cầu để đưa ra câu trả lời một cách phù hợp. 2. Ưu và nhược điểm cần biết khi ứng dụng mô hình ngôn ngữ lớn Ưu điểm nổi bật của mô hình ngôn ngữ lớn là khả năng xử lý các yêu cầu đa dạng và linh hoạt. Khác với các chương trình máy tính truyền thống, vốn bị giới hạn bởi các lệnh cụ thể, mô hình ngôn ngữ lớn có thể hiểu và đáp ứng các câu hỏi, yêu cầu được diễn đạt bằng ngôn ngữ tự nhiên, không theo khuôn mẫu cố định nào. Ví dụ, khi được hỏi "Những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của sản phẩm X trong quý 3?", thay vì chỉ đưa ra một kết quả đơn thuần, LLM có thể cung cấp một báo cáo ngắn gọn, bao gồm các yếu tố chính như xu hướng thị trường trong giai đoạn đó, hoạt động của đối thủ cạnh tranh, và hiệu quả của các chiến dịch marketing cho sản phẩm X. Tuy nhiên, độ tin cậy của thông tin mà mô hình ngôn ngữ lớn cung cấp phụ thuộc nhiều vào chất lượng của dữ liệu mà chúng được đào tạo. Nếu dữ liệu đầu vào chứa thông tin sai lệch hoặc không đầy đủ, LLM cũng sẽ tạo ra những kết quả tương tự. Bên cạnh đó, việc chia sẻ thông tin cá nhân với các mô hình ngôn ngữ lớn cũng đặt ra một số lo ngại về quyền riêng tư. [caption id="attachment_51922" align="aligncenter" width="800"] LLM học hỏi từ lượng dữ liệu khổng lồ để sáng tạo nội dung một cách ấn tượng (Nguồn ảnh: sưu tầm)[/caption] 3. Mô hình ngôn ngữ lớn - công cụ đa năng cho mọi lĩnh vực Mô hình ngôn ngữ lớn sử dụng AI tạo sinh (Generative AI models) đang tạo ra những đột phá trong sáng tạo nội dung, từ văn bản, hình ảnh đến âm thanh, video và giọng nói. Chúng ta có thể tương tác trực tiếp với mô hình, tinh chỉnh nội dung cho các mục đích cụ thể và triển khai vào các ứng dụng để giải quyết vấn đề kinh doanh và xã hội. Ứng dụng của mô hình ngôn ngữ lớn không chỉ giới hạn trong chatbot mà còn mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác. 3.1. Lĩnh vực kỹ thuật Các ứng dụng LLM là công cụ hữu ích giúp kỹ sư cân bằng giữa việc tuân thủ quy trình và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Bằng cách thực hiện các tác vụ ghi chép cuộc hội thoại, phân tích cảm xúc khách hàng theo thời gian thực và đưa ra phản hồi phù hợp, ứng dụng LLM giúp quá trình tương tác trở nên dễ dàng hơn. Không chỉ vâỵ, LLM cũng giúp kỹ sư nâng cao hiệu suất làm việc và đảm bảo tuân thủ các quy định nhờ hiển thị các chỉ số đo lường hiệu quả (KPI) và bảng tổng hợp hiệu suất. 3.2. Lĩnh vực giáo dục Họp phụ huynh là cầu nối quan trọng giữa nhà trường và gia đình, nhưng thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp hiệu quả. Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) có thể giải quyết vấn đề này bằng cách cung cấp khả năng dịch thuật tức thời, giúp xóa bỏ rào cản về giao tiếp. Bên cạnh đó, LLM có khả năng trả lời chính xác các câu hỏi của phụ huynh, nhờ tích hợp với cơ sở dữ liệu của nhà trường. LLM cũng giúp việc ghi chép lại các cuộc thảo luận trở lại dễ dàng hơn, đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ quy định. Ứng dụng LLM trong họp phụ huynh không chỉ cải thiện giao tiếp mà còn tối ưu hóa quy trình quản lý, khẳng định tiềm năng ứng dụng rộng rãi của công nghệ này. 3.3. Lĩnh vực kinh doanh Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh cao, khả năng đa nhiệm hiệu quả khi tương tác với khách hàng là yếu tố quyết định thành công. Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) mang đến một giải pháp hiệu quả, là công cụ hỗ trợ đắc lực của nhân viên bán hàng. Cụ thể, LLM cung cấp thông tin về các đặc điểm nổi bật, mối quan tâm và nhu cầu của khách hàng trước các cuộc gọi trò chuyện trực tiếp, nhờ đó, nhân viên có thể xây dựng mối quan hệ chất lượng với khách hàng. Trong cuộc gọi, LLM đóng vai trò như một trợ lý, chủ động nhắc nhở nhân viên về các điểm cần thảo luận và đảm bảo không bỏ sót thông tin quan trọng nào. Với những ưu điểm vượt trội, LLM đang trở thành công cụ không thể thiếu của các chuyên gia bán hàng hiện đại. 3.4. Lĩnh vực chăm sóc khách hàng Chăm sóc khách hàng yêu cầu sự kết hợp hài hòa giữa việc tuân thủ quy trình và tương tác với khách hàng, đây là một nhiệm vụ đầy thách thức khi nhân viên phải cân bằng giữa lắng nghe chủ động và ghi chú tỉ mỉ. Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) đã mang đến một giải pháp tối ưu, giúp các nhân viên chăm sóc khách hàng giải quyết bài toán này một cách hiệu quả. Cụ thể, LLM có khả năng ghi chép cuộc gọi, phân tích cảm xúc của khách hàng và cung cấp thông tin liên quan trong thời gian thực. Ngoài ra, nó có thể sử dụng cơ sở dữ liệu để gợi ý các câu trả lời phù hợp trong quá trình gọi điện, đảm bảo tất cả các yêu cầu của khách hàng được giải quyết nhanh chóng và chính xác. Với những lợi ích vượt trội, LLM đang trở thành công cụ không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và tối ưu hóa quy trình làm việc. [caption id="attachment_51923" align="aligncenter" width="800"] Mô hình ngôn ngữ lớn được ứng dụng đa dạng (Nguồn ảnh: sưu tầm)[/caption] 4. LLM và nhu cầu GPU Cloud Trước nhu cầu ngày càng tăng về các ứng dụng mô hình ngôn ngữ lớn (LLM), việc sở hữu một nền tảng điện toán đám mây hiệu năng cao trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Với khối lượng dữ liệu khổng lồ, LLM đòi hỏi hạ tầng GPU Cloud mạnh mẽ để cung cấp nguồn lực tính toán lớn. Do đó, FPT đã đầu tư xây dựng AI Factory - một giải pháp toàn diện cung cấp nền tảng đám mây tối ưu cho việc nghiên cứu và phát triển LLM, đáp ứng nhu cầu của cả thị trường trong nước và quốc tế. Nhà máy trí tuệ nhân tạo của FPT hoạt động trên công nghệ mới nhất của NVIDIA, bao gồm bộ ứng dụng – khung công nghệ phát triển NVIDIA AI Enterprise và chip đồ họa GPU H100 Tensor Core, cung cấp cho doanh nghiệp nền tảng công nghệ cần thiết để phát triển các giải pháp AI đột phá. Với việc tiên phong xây dựng AI Factory đầu tiên tại Việt Nam, FPT không chỉ đặt nền móng cho một hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo mạnh mẽ, mà còn thúc đẩy sự phát triển của Sovereign AI và Cloud, đưa Việt Nam tiến gần hơn tới mục tiêu hiện thực hoá chủ quyền công nghệ. Trở thành một trong những doanh nghiệp đầu tiên được tiếp cận bộ công cụ toàn diện của FPT AI Factory tại ĐÂY. Có thể khẳng định rằng, mô hình ngôn ngữ lớn là một trong những thành tựu nổi bật của trí tuệ nhân tạo trong những năm gần đây. Với khả năng học hỏi và thích ứng không ngừng, LLM đang ngày càng trở nên thông minh và hữu ích hơn, hứa hẹn trở thành trợ lý đắc lực, hỗ trợ con người trong mọi khía cạnh của cuộc sống.

Wireshark là gì? Chức năng & cách sử dụng Wireshark từ A – Z

15:49 30/08/2024
Làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì những khái niệm kiểu như Wireshark là gì chắc chắn không còn xa lạ. Nhưng là người ngoại đạo, khi thấy từ này thì không phải ai cũng biết nó nghĩa là gì và biểu thị cho điều gì. Vậy nếu như bạn đang muốn tìm hiểu về Wireshark thì hãy cùng bắt đầu khám phá trong bài viết dưới đây. Chắc chắn những thông tin này sẽ giúp ích được rất nhiều cho bạn. >>> Xem thêm: Bảng giá cho thuê máy chủ ảo tốc độ cao, giá rẻ 1. Wireshark là gì? Muốn biết Wireshark dùng để làm gì, cách sử dụng Wireshark như thế nào thì trước hết, điều mà chúng ta cần làm đó chính là tìm hiểu xem Wireshark là gì. Wireshark là. Công dụng của ứng dụng này là dùng để bắt, phân tích và xác định các vấn đề có liên quan đến network bao gồm: kết nối chậm, rớt gói tin hoặc các truy cập bất thường. Thông qua Wireshark, quản trị viên có thể hiểu hơn về các Network Packets đang chạy trên hệ thống. Như vậy, việc xác định nguyên nhân gây ra lỗi cũng sẽ dễ dàng hơn. [caption id="attachment_51794" align="aligncenter" width="800"] Ứng dụng phân tích mạng (network packet analyzer)[/caption] 2. Phần mềm Wireshark dùng để làm gì? Vậy Wireshark dùng để làm gì hay nói cách khác mục đích sử dụng của phần mềm là gì? Sau đây sẽ là câu trả lời dành cho bạn. Trước hết, Wireshark được Network administrators sử dụng trong việc khắc phục sự cố về mạng. Bên cạnh đó, Wireshark còn được các kỹ sư Network security dùng để kiểm tra các vấn đề liên quan đến bảo mật. Trong khi đó thì Wireshark lại được các kỹ sư QA sử dụng để xác minh các network applications. Và các developers dùng Wireshark trong việc gỡ lỗi triển khai giao thức. Còn đối với người dùng mạng máy tính bình thường thì Wireshark giúp chúng ta học internals giao thức mạng. Ngoài ra, Wireshark còn được sử dụng trong rất nhiều tình huống thực tế khác nữa mà chỉ những người trong giới chuyên môn mới biết câu trả lời. >>> Xem thêm: CC là gì? Cách sử dụng CC Email chính xác và hiệu quả 3. Tính năng nổi bật của Wireshark Có thể thấy rằng Wireshark có rất nhiều công dụng khác nhau. Vậy còn về tính năng của chúng thì như thế nào? Sau đây hãy cùng khám phá xem những tính năng nổi bật của Wireshark là gì nhé. Wireshark có sẵn cho hệ điều hành UNIX và Windows. Ứng dụng này giúp người dùng có thể chụp dữ liệu gói trực tiếp từ giao diện mạng. Thực hiện mở các tệp có chứa dữ liệu gói bằng tcpdump/ WinDump, Wireshark cũng như một số chương trình packet capture khác. Nhập các gói từ các tệp văn bản có chứa các hex dumps của packet data. Hiển thị các gói thông tin một cách vô cùng chi tiết. Tiến hành việc lưu trữ tất cả các dữ liệu gói đã bị bắt. Xuất một số hoặc tất cả các gói thông qua định dạng capture file. Dựa vào các tiêu chí khác nhau để lọc các gói tin. Dựa trên nhiều tiêu chí để tìm kiếm các gói. Colorize là gói hiển thị dựa trên bộ lọc. Wireshark còn giúp tạo các số liệu thống kê khác nhau. 4. Hướng dẫn tải Wireshark về máy Với rất nhiều công dụng, tính năng ở trên, Wireshark được rất nhiều người tìm kiếm lựa chọn và sử dụng. Cùng xem cách tải Wireshark là gì để lưu về máy và sử dụng nhé. 4.1 Hệ điều hành windows Hệ điều hành Windows là một trong những hệ điều hành quen thuộc và phổ biến nhất hiện nay. Chính vì thế, cách thức tải Wireshark như thế nào đối với hệ điều hành này chắc chắn là thông tin mà chúng ta cần phải tìm hiểu đầu tiên.  Wireshark có hỗ trợ hệ điều hành Windows phiên bản 32 bit và 64 bit. Để tải xuống, bạn cần xác định được chính xác phiên bản hệ điều hành mà mình đang dùng. Sau đó, tìm hiểu về phiên bản cao nhất của phần mềm Wireshark là gì và chọn tải xuống để sử dụng. Muốn tải Wireshark cho hệ điều hành Windows, chúng ta tải Tại đây!   [caption id="attachment_51795" align="aligncenter" width="800"] Tải Wireshark cho hệ điều hành windows[/caption] 4.2 MacOS Đối với thiết bị sử dụng macOS và đã được hỗ trợ sử dụng Wireshark trên trang chủ thì việc duy nhất mà chúng ta cần làm đó chính là download phần mềm sau đó mở file .dmg để bắt đầu cài đặt. Sau khi thực hiện xong, hãy kéo thả biểu tượng của Wireshark vào trong thư mục /Applications như vậy là đã hoàn tất, bây giờ, chỉ cần mở phần mềm và sử dụng thôi. Trong 2 dòng lệnh phía trên thì dòng lệnh đầu tiên sẽ được sử dụng để cài đặt GUI và phiên bản CLI của WireShark. Dòng lệnh thứ hai được sử dụng với mục đích thêm quyền sử dụng cho nó và thay username thành user hiện tại mà chúng ta đang sử dụng. 4.3 Kali Linux Tìm hiểu kỹ xem Wireshark là gì và cách tải đối với từng điều kiện máy khác nhau, chúng ta sẽ thấy rằng Wireshark đã được cài đặt sẵn trong các bản phân phối Kali Linux rồi. Để kiểm tra một cách chính xác, chúng ta vào phần menu ở option “Sniffing & Spoofing” tìm kiếm và mở lên sử dụng thôi. >>> Xem thêm: GHz là gì? Cách xác định xung nhịp CPU tính theo đơn vị GHz 5. Hướng dẫn sử dụng Wireshark chi tiết Bạn đã nắm rõ Wireshark là gì và cách sử dụng Wireshark như thế nào rồi chứ? Ngay bây giờ sẽ là 5 cách sử dụng phần mềm vô cùng chi tiết và hiệu quả dành cho những ai đang tìm hiểu. 5.1 Cách chụp các gói tin bằng Wireshark Chụp các gói tin bằng ứng dụng Wireshark là công dụng phổ biến nhất của phần mềm này mà chúng ta cần nắm được để thực hiện. Rất đơn giản thôi. Sau khi chúng ta đã tải xuống và cài đặt ứng dụng Wireshark vào máy rồi thì hãy khởi chạy nó. Tiếp theo đấy là nhấp đúp vào tên của một giao diện mạng có bên trong Capture để thực hiện tính năng chụp các gói trên giao diện đó ngay thôi nào. Một ví dụ đơn giản để bạn có thể tham khảo nhé. Nếu hiện tại, chúng ta đang muốn ghi lại lưu lượng truy cập trên mạng không dây của mình thì chỉ cần nhấp vào giao diện không dây. Chúng ta sẽ tiến hành cấu hình các tính năng nâng cao thông qua việc nhấp vào Capture > Options. Bạn nhấp vào tên giao diện rồi chứ? Bước tiếp theo là chúng ta sẽ thấy rằng các gói tin đang bắt đầu xuất hiện trong thời gian thực. Lúc này, ứng dụng Wireshark sẽ tiến hành chụp mỗi gói được gửi đến hệ thống hoặc có sẵn trên hệ thống của chúng ta, Hãy kiểm tra, nếu chế độ promiscuous đã được bật một cách mắc định thì chúng ta sẽ thấy được tất cả các gói khác trên mạng thay vì chỉ thấy các gói được gửi tới bộ điều hợp mạng.  Kiểm tra chế độ promiscuous xem hiện tại chúng đang như thế nào bằng cách nhấn Capture > Options. Một cửa sổ sẽ hiện ra và hộp kiểm "Enable promiscuous mode on all interfaces" năm ở dưới cùng của cửa sổ. [caption id="attachment_51796" align="aligncenter" width="800"] Kiểm tra chế độ promiscuous[/caption] Hãy nhấn vào Stop màu đỏ ở gần góc trên cùng bên trái của cửa sổ nếu chúng ta muốn dừng capturing traffic. 5.2 Cách lưu và mở gói tin trong phần mềm Wireshark Cách mở các gói tin bằng Wireshark đó là: chọn File > Open sau đó tìm đến đường dẫn của file cần mở vậy là xong. Nếu muốn lưu gói tin đã capture thì chúng ta tiến hành click vào File > Save. Sau đó là chọn đường dẫn để lưu trữ file rồi đặt tên cho file capture, chọn định dạng để lưu. 5.3 Cách lọc các gói tin trong phần mềm Wireshark Cùng tìm hiểu cách lọc các gói tin bằng Wireshark là gì nhé. Trong trường hợp chúng ta đang cố gắng kiểm tra lưu lượng truy cập của một chương trình gửi nếu như thực hiện gọi điện về nhà thì chương trình Wireshark sẽ giúp đóng tất cả các ứng dụng khác đang hoạt động bằng mạng này để người dùng thu hẹp tối đa lưu lượng truy cập. Nhưng cần chú ý là người dùng sẽ có một lượng lớn các gói dữ liệu cần phải tiến hành sàng lọc đấy.  Cách cơ bản nhất để có thể dùng Wireshark để lọc đó là nhập nó vào trong hộp bộ lọc ở đầu cửa sổ. Sau đó nhấp vào Apply hoặc là Enter.  Ví dụ để bạn có thể hình dung đó là nhập dns vào bộ lọc, chúng ta sẽ chỉ thấy các gói DNS. Khi nhấn bắt đầu nhập thì ứng dụng sẽ giúp bạn tự động hoàn thành bộ lọc của mình. Ngoài ra, người dùng cũng cũng có thể nhấp vào Analyze > Display Filters để tiến hành chọn bộ lọc phù hợp nhất trong số các bộ lọc mặc định mà Wireshark có. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể thêm bộ lọc của riêng mình và lưu chúng lại để dễ dàng truy cập khi cần. Khi nhấn chọn chuột phải vào một tệp nào đó, sau đó chọn Follow > TCP Stream chúng ta sẽ thấy cuộc hội thoại TCP hiển thị một cách đầy đủ giữa máy khách và máy chủ. Ngoài ra, chúng ta có thể nhấp vào các giao thức khác có trong trình đơn rồi sau đó theo dõi để xem các cuộc hội thoại này tiến hành làm việc như thế nào. Sau khi đóng cửa sổ chúng ta sẽ thấy một bộ lọc của Wireshark đã được áp dụng tự động. Ứng dụng sẽ hiển thị cho chúng ta thấy các gói tạo nên cuộc trò chuyện. Như vậy, bạn đã biết cách lọc các gói tin của Wireshark là gì rồi chứ? 5.4 Cách Color Coding trong Wireshark Trong máy tính của chúng ta, các gói sẽ được đánh dấu bằng nhiều màu khác nhau và thông qua điều này, Wireshark sẽ giúp người dùng xác định các loại lưu lượng khi thực hiện truy cập một cách nhanh chóng.  Cùng xem các màu sắc mặc định trong Wireshark là gì để phân biệt nhé. Màu tím nhạt: lưu lượng TCP Màu xanh dương nhạt: lưu lượng UDP Màu đen: các gói có lỗi Muốn biết chính xác ý nghĩa của các màu ra sao rất đơn giản, chúng ta nhấp vào View > Coloring Rules. Chúng ta hoàn toàn có thể tự điều chỉnh màu sắc theo như mong muốn của mình một cách hợp lý nhất. 5.5 Cách kiểm tra gói tin trong Wireshark Để kiểm tra gói tin có trong máy tính bằng Wireshark, chúng ta nhấp vào một gói. Sau đó, tạo bộ lọc bằng cách nhấp chuột phải vào một trong các chi tiết cũng như sử dụng menu con Apply as Filter để tạo bộ lọc dựa trên bộ lọc đó. Những bài viết liên quan: CRM là gì? Quy trình triển khai hệ thống CRM chi tiết nhất CentOS là gì? Hướng dẫn cài đặt hệ điều hành CentOS hiệu quả CRUD là gì? So sánh điểm khác biệt giữa CRUD và REST Cloudflare là gì? Hướng dẫn sử dụng Cloudflare từ A – Z Hy vọng với những chia sẻ của FPT Cloud bạn đã nắm rõ khái niệm Wireshark là gì rồi chứ. Wireshark được xem là một công cụ cực kỳ mạnh mẽ. Trên đây chỉ là một phần rất nhỏ có liên quan đến ứng dụng này mà thôi. Nếu bạn đang muốn trở thành một chuyên gia công nghệ thì không nên bỏ qua đâu. 

MySQL là gì? Cơ chế hoạt động và cách thức cài đặt MySQL

15:33 30/08/2024
MySQL là gì? Hiện tại để có thể làm việc cùng với database, bạn cần phải có một phần mềm hỗ trợ về quản lý database. Trong đó MySQL là phần mềm mạnh mẽ và phổ biến nhất. Để có thể hiểu được rõ hơn về khái niệm MySQL là gì? Quá trình hoạt động trên thị trường như thế nào? Hãy cùng FPT Cloud giải đáp chi tiết ngay sau đây. >>> Xem thêm: Dịch vụ cho thuê máy chủ vật lý (Dedicated Server) chất lượng 1. MySQL là gì?  MySQL là 1 hệ thống quản trị về cơ sở dữ liệu với mã nguồn mở (được gọi tắt là RDBMS) và đang hoạt động theo mô hình dạng client-server. Đối với RDBMS - Relational Database Management System thì MySQL đã được tích hợp apache và PHP. Được phát hành chính thức từ thập niên 90s, MySQL hiện đang quản lý dữ liệu qua những cơ sở dữ liệu, với mỗi một cơ sở dữ liệu hoàn toàn có thể có rất nhiều những bản quan hệ có chứa dữ liệu. Ngoài ra, MySQL cũng có cùng 1 cách thức truy xuất cũng như mã lệnh tương tự cùng với ngôn ngữ SQL. Vậy quá trình hình thành cũng như phát triển MySQL là gì? Hãy cùng giải đáp chi tiết ở phần sau đây. [caption id="attachment_24050" align="aligncenter" width="771"] Tìm hiểu khái niệm MySQL là gì?[/caption] 2. MySQL hình thành như thế nào? Với những thông tin cơ bản về khái niệm MySQL là gì trên, vậy quá trình hình thành cũng như phát triển MySQL là gì? Theo đó có thể tóm tắt cơ bản quá trình này như sau:  Vào năm 1994, một công ty của Thụy Điển là MySQL AB đã phát triển nên MySQL. Khái niệm MySQL là gì này cũng bắt nguồn từ đây. Phiên bản MySQL đầu tiên đã phát hành chính thức vào năm 1995. Trong năm 2008, công ty Sun Microsystems đã mua lại MySQL AB. Tập đoàn Oracle vào năm 2010 đã thâu tóm Sun Microsystems. Đội ngũ phát triển ngay lúc đó đã tách MySQL ra trở thành một nhánh trở thành một nhắn riêng và được gọi là riêng và được gọi là MariaDB. Oracle đã phát triển tiếp tục MySQL lên với phiên bản 5.5. Năm 2013 MySQL đã phát hành ra phiên bản 5.6 Năm 2015 MySQL đã phát hành ra phiên bản 5.7 Ở thời điểm hiện tại MySQL đang phát triển lên thành phiên bản 8.0 Hiện tại MySQL đang có hai phiên bản miễn phí đó chính là MySQL Community Server và có phí là Enterprise Server. Vậy hiện tại cơ chế hoạt động của MySQL là gì?   [caption id="attachment_24054" align="aligncenter" width="771"] MySQL hình thành như thế nào trên thị trường?[/caption] 3. Cơ chế hoạt động của MySQL Với những thông tin chi tiết trên về khái niệm MySQL, vậy cơ chế hoạt động của MySQL là gì? Theo đó cách thức vận hành chính tại MySQL môi trường hiện tại là:  MySQL đang tạo ra bảng để có thể lưu trữ dữ liệu và định nghĩa về sự liên quan giữa những bảng đó Client sẽ trực tiếp gửi yêu cầu SQL bằng 1 lệnh đặc biệt có trên MySQL. Ứng dụng tại server sẽ tiến hành phản hồi thông tin cũng như trả về những kết quả trên máy client.   [caption id="attachment_24058" align="aligncenter" width="771"] Cơ chế hoạt động của MySQL hiện nay[/caption] >>> Xem thêm: Bảng giá cho thuê VPS – Máy chủ ảo tốc độ cao, giá rẻ 4. Ưu và nhược điểm của MySQL Ưu và nhược điểm của MySQL là gì? Hiện tại nó đang có rất nhiều những ưu điểm nổi bật và được nhiều người trên thị trường hiện nay quan tâm tới. Tuy nhiên trên thực tế song song cùng với đó còn tồn tại một số nhược điểm nhất định. Chính vì vậy hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây: 4.1 Ưu điểm MySQL Nhanh chóng: Nhờ vào việc đưa ra một số những tiêu chuẩn và cho phép MySQL làm việc hiệu quả cũng như tiết kiệm chi phí, giúp gia tăng tốc độ thực thi. Mạnh mẽ và khả năng mở rộng: MySQL hoàn toàn có thể xử lý số lượng lớn dữ liệu và đặc biệt hơn thế nữa thì nó còn có thể mở rộng nếu như cần thiết.  Đa tính năng: Ưu điểm MySQL là gì? MySQL hiện đang hỗ trợ nhiều những chức năng SQL rất được mong chờ từ 1 hệ quản trị CSDL quan hệ cả gián tiếp cũng như trực tiếp. Độ bảo mật cao: MySQL là gì? Hiện tại nó đang rất thích hợp cho những ứng dụng truy cập CSDL thông qua internet khi sở hữu rất nhiều những tính năng về bảo mật và thậm chí là đang ở cấp cao.   Dễ dàng sử dụng: MySQL đang là cơ sở dữ liệu dễ sử dụng, ổn định, tốc độ cao và hoạt động trên rất nhiều những hệ điều hành đang cung cấp 1 hệ thống lớn những hàm tiện ích rất mạnh. [caption id="attachment_24062" align="aligncenter" width="771"] Ưu điểm MySQL là gì?[/caption] 4.2 Nhược điểm MySQL Dung lượng hạn chế: Trong trường hợp nếu như số lượng bản ghi của bạn đang lớn dần lên thì khi đó quá trình truy xuất dữ liệu sẽ diễn ra vô cùng khó khăn. Như vậy cần phải áp dụng rất nhiều những biện pháp khác nhau để có thể gia tăng được tốc độ truy xuất những dữ liệu ví dụ như tạo cache MySQL hoặc chia tải database ra nhiều server.  Độ tin cậy: Nhược điểm MySQL là gì? Theo đó cách thức nhận chức năng cụ thể đang được xử lý cùng với MySQL (ví dụ như kiểm toán, những giao dịch, tài liệu tham khảo,...) khiến cho nó trở nên kém tin cậy hơn một số những hệ quản trị về cơ sở dữ liệu có quan hệ khác.  Giới hạn: MySQL là gì? Theo thiết kế thì MySQL không có ý định thực hiện toàn bộ và nó đang đi kèm cùng với những hạn chế liên quan tới chức năng mà một số ứng dụng có thể cần tới. Vậy hiện tại điểm khác biệt giữa MySQL Server và MySQL là gì?    [caption id="attachment_24066" align="aligncenter" width="771"] Nhược điểm MySQL là dung lượng hạn chế gây ra khá nhiều khó khăn[/caption] 5. Điểm khác biệt giữa MySQL và SQL Server Điểm khác biệt giữa MySQL Server và MySQL là gì? Trước khi điểm qua 1 số những thông tin liên quan tới sự khác biệt cơ bản của MySQL Server và MySQL, hãy cùng điểm qua thông tin về khái niệm SQL Server sau đây 5.1 SQL Server là gì? SQL Server đang được biết tới với một tên gọi khá phổ biến khác đó chính là Microsoft SQL Server, được Microsoft phát triển nên từ giữa những thập niên 80s với mục đích là cung cấp những giải pháp mở rộng và đáng tin cậy.  [caption id="attachment_24070" align="aligncenter" width="771"] SQL Server đã được Microsoft phát triển nên từ giữa những thập niên 80s[/caption] Đây cũng chính là đặc tính đánh giá chính thức của SQL Server. SQL Server có điểm mạnh đó chính là Microsoft đang có khá nhiều những nền tảng tích hợp vô cùng hoàn hảo cùng với SQL Server ví dụ như ASP.NET, C# được xây dựng Winform. 5.2 Điểm khác biệt giữa MySQL Server và MySQL là gì? Dưới đây là một số những tiêu chí cơ bản để có thể đánh giá được sự khác biệt của MySQL Server và MySQL SQL Server Môi trường: Đang hoạt động tốt cùng với .NET Syntax: Microsoft SQL Server: FROM person ORDER BY age ASC, SELECT TOP 3 WITH TIES  Bản chất: Đây là 1 phần mềm độc quyền và đã được Microsoft xây dựng nên với nhiều những công cụ mạnh mẽ dành cho SQL Server, gồm có những công cụ về phân tích dữ liệu. Storage engines: SQL server đang sử dụng 1 storage engine riêng và được phát hành nên bởi Microsoft.  Hủy Query: SQL Server cho phép hủy query giữa chừng Bảo mật: có một công cụ bảo mật riêng đó chính là Microsoft Baseline Security Analyzer giúp hỗ trợ tăng tính năng bảo mật triệt để dành cho SQL Server  Chi phí: trả phí IDEs: sử dụng Management Studio (SSMS) MySQL Môi trường: MySQL hoàn toàn có thể kết hợp cùng với tất cả ngôn ngữ lập trình khác và thông thường sẽ là PHP Syntax: MySQL: ORDER BY age ASC LIMIT 1 OFFSET 2, FROM person và SELECT age   Bản chất: Đây đang là phần mềm về mã nguồn mở và chạy trên tổng cộng hơn 20 nền tảng gồm có Linux, AIX, Netware, Windows, OS/ X và HP-UX, Storage engines: rất nhiều loại engines đã được tạo ra dành cho MySQL. Chính điều này đã giúp cho những lập trình viên MySQL dùng nhiều những storage engine linh hoạt khác nhau cho bảng.  Hủy Query: MySQL hiện tại không cho phép người dùng hủy query giữa chừng Bảo mật: những chuyên gia về lĩnh vực cơ sở dữ liệu đã giúp MySQL sở hữu tính năng bảo mật và đặc biệt là giúp cho dữ liệu được bảo mật một cách tuyệt đối.  Chi phí: miễn phí IDEs: sử dụng Enterprise Manager của Oracle. Vậy những lý do nên sử dụng MySQL [caption id="attachment_24074" align="aligncenter" width="771"] Điểm khác biệt giữa MySQL Server và MySQL là gì?[/caption] 6. Lý do nên sử dụng MySQL? Với những phân tích về ưu và nhược điểm trên vậy những lý do nên sử dụng MySQL là gì? Lý do vì sao khi tiến hành mua hosting, thì bạn nhận ra rất nhiều những ông lớn về công nghệ có thể kể đến như WordPress, DirectAdmin và cPanel đang phụ thuộc vào MySQL. Dưới đây là một số những lý do được cho là quan trọng nhất: MySQL hiện đang là CSDL có tốc độ ổn định, khá cao và đặc biệt là rất dễ sử dụng, hoạt động được trên nhiều những hệ điều hành. Không những có thể sử dụng trên nhiều ứng dụng được, tính bảo mật mạnh mà nó còn được sử dụng miễn phí hoàn toàn. MySQL không những bổ trợ cho Perl và PHP, mà còn bổ trợ cho rất nhiều những ngôn ngữ khác. Đây chính là nơi để thực hiện lưu trữ tất cả những thông tin trên những trang Web đang được viết bằng Perl hoặc PHP.    [caption id="attachment_24078" align="aligncenter" width="771"] MySQL hiện đang là CSDL có tốc độ ổn định, khá cao[/caption] >>> Xem thêm: Cloud Server là gì? Hoạt động của hệ thống máy chủ đám mây 7. Cách thức cài đặt trên Windows và Server / VPS bất kỳ Qua những thông tin tổng quan về khái niệm MySQL là gì trên, vậy hiện tại cách thức cài đặt trên Windows và Server/ VPS bất kỳ là như thế nào? 7.1 Cài đặt trên Windows Tốt nhất khi thuê máy chủ bạn nên chọn hệ điều hành window vì trên windows thì Server sẽ tối ưu tốt nhất. Để có thể cài đặt bạn cần thực hiện theo những bước cơ bản sau đây: Bước 1: Tải MySQL Ngay sau khi đã tải lại miễn phí thì bạn sẽ có tổng cộng là ba file cơ bản sau đây: MySQL Visual C++ Redistributable for Visual Studio 2013 Microsoft .NET Framework 4 Client Profile Bước 2: Tiến hành cài đặt MySQL Đầu tiên cần phải cài đặt 2 file là Visual C++ Redistributable for Visual Studio 2013 và Microsoft .NET Framework 4 Client Profile và sau đó là cài đặt file MySQL. Những bước cài đặt sẽ được thực hiện lần lượt như sau:  Tiến hành mở file cài đặt sau đó chọn vào Accept và chọn Next Chọn vào Full để có thể cài đặt tất cả, gồm có cả Database sau đó chọn vào Next Tại bước này thì bạn sẽ thấy toàn bộ những gói đã được cài đặt, sau đó chọn vào Execute Chọn Next Tiếp theo cần phải tới phần cấu hình dành cho MySQL Server và chọn vào Next Lựa chọn: Config Type là: Development Machine. Hay Connectivity là: Click chọn vào TCP/IP sau đó chọn Open Firewall Sau đó click vào Next Ở phần Accounts and Roles cần điền vào mật khẩu vào sau đó chọn vào next.  Root là mặc định User, bạn cần điền vào mật khẩu đã được thiết lập ở bên trên vào để có thể check cũng như kết nối cùng với MySQL server. Sau đó cần chờ đợi trong ít phút để có thể hoàn tất và cuối cùng chọn vào Finish.   [caption id="attachment_24082" align="aligncenter" width="771"] Cách thức cài đặt trên Windows cho người dùng[/caption] 7.2 Cài đặt trên Server / VPS bất kỳ Cài đặt MySQL cho CentOS Đối với quá trình cài đặt MySQL cho CentOS thì yêu cầu bạn cần phải cài đặt: Apache2 MySQL Cài đặt cũng như kiểm tra MySQL và PHP hỗ trợ dành cho PHP Cài đặt LAMP/XAMPP đã được tích hợp sẵn MySQL Để có thể cài đặt LAMP/XAMPP đã được tích hợp sẵn MySQL bạn cần nắm vững những thông tin cơ bản sau đây  Hiện tại Xampp đang là một chương trình tạo máy chủ trang Web đã được tích hợp sẵn FTP Server, Mail Server, Apache, PHP, MySQL và những công cụ như phpMyAdmin.  Theo đó nó sẽ phân bổ Apache đơn giản và nhẹ nhàng, khiến những lập trình viên hoàn toàn có thể tạo ra máy chủ của web local một cách dễ dàng để triển khai, kiểm tra trang Web.  Không giống như Appserv hiện tại Xampp đang có một chương trình quản lý vô cùng tiện lợi tiện lợi, cho phép bật tắt chủ động hay khởi động lại những dịch vụ của máy chủ bất cứ lúc nào.  Những bài viết liên quan: PuTTY là gì? Hướng dẫn tải và cài đặt PuTTY trên các hệ điều hành iFrame là gì? Hướng dẫn nhúng iFrame vào website đơn giản Platform là gì? Tổng hợp 10 mô hình Platform nổi bật MariaDB là gì? Hướng dẫn chi tiết cách cài đặt MariaDB Như vậy với những thông tin tổng quan được FPT Cloud cung cấp qua bài viết đã giúp bạn hiểu được rõ hơn về khái niệm MySQL là gì. Đây đang là 1 hệ thống quản trị về cơ sở dữ liệu với mã nguồn mở được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Hy vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn cài đặt thành công trên thiết bị cũng như sử dụng một cách hiệu quả.

DNS là gì? Chức năng của DNS Server dùng để làm gì?

09:47 30/08/2024
DNS Server được biết đến là hệ thống phân giải, chuyển đổi tên miền có những chức năng, vai trò quan trọng trong mạng Internet, trong bảo vệ thông tin cho người dùng. Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về các khái niệm của DNS, về DNS là gì, các chức năng của DNS Server dùng để làm gì? >>> Xem thêm: Cloud Server là gì? Hoạt động của hệ thống máy chủ đám mây 1. DNS là gì? DNS, viết tắt của Domain Name System, được hiểu là hệ thống phân giải tên miền. Nghĩa là, đây là một hệ thống chuyển đổi các tên miền website, chuyển từ dạng www.tenmien.com sang dạng địa chỉ IP tương ứng với tên miền và ngược lại. Bên cạnh đó, các thao tác này có DNS có vai trò lớn trong liên kết các thiết bị mạng với nhau trong việc định vị và gán địa chỉ cụ thể cho các thông tin trên internet. [caption id="attachment_15028" align="aligncenter" width="771"] DNS là gì?[/caption] 2. Chức năng của DNS Server dùng để làm gì? Chức năng của DNS được ví như một " thông dịch viên" cùng với chức năng truyền đạt thông tin. DNS chuyển tên miền thành địa chỉ IP bao gồm 4 nhóm số khác nhau.  [caption id="attachment_15034" align="aligncenter" width="771"] Chức năng của DNS[/caption] Khi được DNS trợ giúp như vậy, trình duyệt sẽ đọc hiểu và cho phép đăng nhập . Khi người dùng đăng nhập vào một website bất kì mà không cần phải nhập một loạt số địa chỉ IP lưu trữ. Chỉ cần nhập tên của trang web và trình duyệt sẽ tự động nhận dạng trang web đó.  Mỗi máy tính khác nhau khi sử dụng Internet chỉ có một địa chỉ IP duy nhất. Địa chỉ IP này được sử dụng để thiết lập kết nối giữa máy chủ và máy khách để bắt đầu, mọi lúc mọi nơi. Đây là một trong những chức năng quan trọng nhất của DNS. kết nối. Mọi người Bất cứ lúc nào Truy cập bất kỳ trang web nào hoặc gửi email. Do đó, DNS đóng một vai trò rất quan trọng trong trường hợp này. Địa chỉ IP vẫn được sử dụng làm nền tảng kết nối và được kết nối thông qua các thiết bị mạng. Các thiết bị có thể giao tiếp với nhau thông qua DNS, là nơi phân giải tên miền thành địa chỉ IP. Bên cạnh đó, có thể tải một trang web bằng cách nhập trực tiếp địa chỉ IP miền của trang web này. 3. Phân loại DNS Server Hiện nay, DNS Server có hai loại chính, đó là Root Name Server và Local Name Server với nhiều đặc điểm, cấu tạo, cách dùng khác nhau. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể từng loại DNS Server. 3.1 Root Name Server Root Name Server được biết đến máy chủ tên miền chứa các thông tin, chứa thông tin để tìm các máy chủ tên miền là máy chủ lưu trữ (authority) cho các miền cấp cao nhất (top-level-domain). Tức là, máy chủ ROOT hiện là máy chủ tên miền cao nhất hoàn toàn có thể đưa truy vấn để tìm kiếm các máy chủ của các miền thấp hơn. Sau đó, máy chủ định danh miền cấp cao nhất có thể cung cấp thông tin địa chỉ máy chủ có thẩm quyền cho miền cấp hai có chứa tên miền mong muốn. Quá trình tìm kiếm tiếp tục cho đến khi một máy chủ được tìm thấy. Quyền hạn của chủ thể tên miền đối với miền Theo cơ chế hoạt động này, bạn có thể tìm kiếm bất kỳ tên miền nào trong không gian tên miền. Một điểm nổi bật nữa, việc tìm kiếm tên miền luôn bắt đầu bằng các truy vấn đến máy chủ ROOT, nếu máy chủ tên miền không hoạt động ở mức ROOT, hoạt động tìm kiếm sẽ không được thực hiện. Hiện nay có khoảng 13 hệ thống máy chủ tên miền cấp độ ROOT được dùng để ngăn chặn điều này và thậm chí trong cùng một hệ thống nói riêng, ở nhiều nơi khác nhau trên Internet. [caption id="attachment_15038" align="aligncenter" width="771"] DNS có bao nhiêu loại?[/caption] 3.2 Local Name Server Local Name Servers chứa thông tin với mục đích tìm kiếm máy chủ tên miền lưu trữ dành cho các tên miền lưu trữ thấp hơn. Local Name Servers thường được  sử dụng và duy trì bởi các doanh nghiệp, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISPs). 4. Các loại bản ghi của DNS Hiện nay, có bảy loại bản ghi của DNS, cụ thể được trình bày dưới đây A Record Đây là bản ghi DNS đơn giản nhất, được sử dụng phổ biến, rộng rãi nhất trên thị trường, dùng để trỏ tên website tới một địa chỉ IP cụ thể. Hơn nữa, với bản ghi A Record, bạn hoàn toàn có thể một tên mới dễ dàng, thêm Time to Live hay còn gọi là thời gian tự động tái lại bản ghi và Points to, tức là chỉ tới IP mong muốn. CNAME Record CNAME Record là loại bản ghi giữ vai trò đặt tên cho một tên hoặc nhiều tên khác nhau cho miền chính. Bạn có thể tạo một tên mới bằng cách điều chỉnh trỏ chuột tới tên gốc và đặt TTL. [caption id="attachment_15042" align="aligncenter" width="711"] Các loại bản ghi của DNS[/caption] MX Record MX Record là loại bản ghi dùng để chỉ định Server quản lý các dịch vụ Email của các tên miền theo đó. Cụ thể, bạn có thể trỏ tên miền đến Mail server hay đặt mức độ ưu tiên, thậm chí là TTL. TXT Record TXT Record là bản ghi  với chức năng chứa các thông tin định dạng văn bản của tên miền. Tại bản ghi này, bạn có thể thêm host mới, các giá trị TXT, TTL, Points to. AAAA Record Giống với A Record. Điểm khác biệt của , AAAA Record chính là được sử dụng để trỏ domain đến 1 địa chỉ IPV6 Address. Tại đây, có thể thêm host mới, IPv6, TTL DNS Record Đây là DNS Server Records của tên miền, tại đây bạn được phép chỉ định Name Server cho từng tên miền phụ. Ngoài ra, còn có thể tạo host mới, tên name server hay TTL. SRV Record SRV Record được biết đến là bản ghi đặc biệt trong Domain Name System,  được dùng để xác định chính xác dịch vụ nào, chạy port nào. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể bổ sung thêm Priority, Name, Port, Points to,Weight, TTL. >>> Xem thêm: TCP/IP là gì? Toàn tập kiến thức về giao thức tcp/ip từ A-Z 5. Cơ chế hoạt động của DNS Để hiểu hơn các thông tin về DNS, không thể không tìm hiểu cơ chế hoạt động của DNS. Vậy DNS hoạt động như thế nào? Đề hiểu hơn về cơ chế hoạt động của DNS, chúng ta sẽ tìm hiểu thông qua một ví dụ cụ thể như sau: Bạn muốn truy cập vào một website nào đó, chẳng hạn như timhieuveDNS.vn . [caption id="attachment_15046" align="aligncenter" width="771"] Cơ chế hoạt động của DNS[/caption] DNS sẽ hoạt động như sau: Đầu tiên, chương trình trên máy của người sử dụng sẽ gửi yêu cầu tìm kiếm địa chỉ tên miền tương ứng với website đã truy cập tới máy chủ quản lý tên miền ( được gọi là name server) cục bộ thuộc mạng của nó. Máy chủ tên miền cục bộ sẽ kiểm tra cơ sở dữ liệu của nó liệu có chứa cơ sở dữ liệu chuyển đổi từ tên miền sang địa chỉ IP của tên miền mà người dùng yêu cầu hay không. Nếu trong trường hợp máy chủ của tên miền cục bộ có cơ sở dữ liệu, thì sẽ được trả lại địa chỉ IP của máy có tên miền đang cần tìm kiếm. Nếu trong trường hợp máy chủ của tên miền cục bộ không chứa cơ sở dữ liệu về tên miền bạn đang tìm kiếm, máy chủ sẽ hỏi lên các tên miền ở mức cao nhất, tức là máy chủ của tên miền làm việc ở mức ROOT. Lúc này, máy chủ của tên miền ở mức ROOT sẽ hướng dẫn cho máy chủ tên miền cục bộ địa chỉ của máy chủ có chứa tên miền quản lý đang tìm kiếm. Sau khi thực hiện xong bước trên, máy chủ tên miền cục bộ sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ quản lý tên miền để tìm tên miền bạn muốn tìm kiếm, ví dụ máy chủ quản lý tên miền Việt Nam (.VN) cho tên miền timhieuveDNS.vn . Máy chủ tên miền cục bộ sẽ hỏi máy chủ tên miền quản lý về tên miền mà máy chủ đó quản lý và địa chỉ IP của tên miền. Máy chủ quản lý tên miền sẽ có cơ sở dữ liệu về tên miền mà bạn đang muốn tìm, khi đó địa chỉ IP của tên miền timhieuveDNS.vn  sẽ được gửi kết quả lại cho máy chủ tên miền cục bộ. Bước cuối cùng, các máy chủ tại tên miền cục bộ sẽ truyền thông tin tìm kiếm được đến máy người sử dụng. Người dùng sẽ sử dụng địa chỉ IP đã được tìm ra và kết nối đến server có chưa trang web mà bạn tìm kiếm và truy cập vào trang web. 6. Nguyên tắc làm việc của DNS Ở phần trên, chúng ta đã tìm hiểu về cơ chế hoạt động của hệ thống DNS. Tương tự như các hệ thống khách, DNS cũng có những nguyên tắc làm việc nhất định. Sau đây là nguyên tắc làm việc của DNS. Mỗi nhà cung cấp dịch vụ sẽ vận hành và duy trì hệ thống DNS của riêng mình, bao gồm các máy bên trong phần riêng của mỗi nhà cung cấp dịch vụ, đó chính là internet. Cụ thể, nếu một trình duyệt tìm kiếm địa chỉ của một website bất kỳ thì DNS server sẽ thực hiện phân giải tên website sẽ là DNS server của chính tổ chức quản lý website mà không phải là DNS server của một tổ chức hay nhà cung cấp dịch vụ nào khác. INTERNIC, viết tắt của từ Internet Network Information Center hoạt động với trách nhiệm chính là theo dõi tên các miền và các DNS server tương ứng. Bên cạnh đó, INTERNIC cũng là một tổ chức được thành lập bởi National Science Foundation, AT&T và Network với mục đích là chịu trách nhiệm đăng ký tên các miền của internet. Ngoài ra, Internic còn có nhiệm vụ quản lý tất cả các DNS trên server chứ không có nhiệm vụ phân giải tên cho từng địa chỉ. DNS còn có khả năng truy vấn các DNS Server khác với mục đích có được một cái tên đã được phân giải. Trong đó, DNS server thường có những điểm khác biệt nhất định. Thứ nhất, quản lý và chịu trách nhiệm phân giải tên miền từ các máy bên trong tên miền đến các địa chỉ internet mà nó quản lý. Thứ hai, có trách nhiệm trả lời các DNS server khác bên ngoài đang cố gắng phân giải tên miền mà nó quản lý. [caption id="attachment_15050" align="aligncenter" width="771"] Nguyên tắc làm việc của DNS[/caption] 7. Hướng dẫn sử dụng DNS chi tiết Tốc độ của mỗi DNS là khác nhau, do đó người dùng hoàn toàn có thể tự do lựa chọn DNS Server cho riêng mình. Tuy nhiên, nếu sử dụng DNS của nhà cung cấp mạng, người dùng không cần phải điền địa chỉ DNS vào kết nối mạng của mình. Nếu sử dụng máy chủ khác, lúc này người dùng sẽ phải điền địa chỉ cụ thể của máy chủ bạn sử dụng.  Cách thay đổi địa chỉ DNS như sau: Bước 1: Truy cập vào phần Control Panel trên Start Menu. Bước 2: Tiếp tục, truy cập vào View network status and tasks. Bước 3: Truy cập vào mạng internet đang sử dụng Bước 4: Chọn phần Properties, tại đây chúng ta có thể đổi DNS máy tính. Bước 5: Tìm và chọn Internet Protocol Version 4. Bước 6: Lựa chọn Use the following DNS server addresses để thay đổi DNS. Nhấn OK để hoàn thành tất cả các bước thiết lập ở trên. [caption id="attachment_15054" align="aligncenter" width="771"] Hướng dẫn sử dụng DNS[/caption] 8. Tại sao DNS dễ bị tấn công? DNS được biết đến là phần mềm dễ bị tấn công. Tại sao lại như vậy?  Thực tế, quá trình tên miền chuyển thành địa chỉ IP là quá trình phân giải DNS. Nghĩa là, khi người nào đó nhập một địa chỉ website vào trình duyệt web, trình duyệt web sẽ trực tiếp liên hệ với máy chủ tên miền để lấy địa chỉ IP tương ứng. Hiện nay, có hai dạng máy chủ tên miền: Máy chủ tên có thẩm quyền: máy chủ có nơi lưu trữ thông tin đầy đủ về một vùng. Máy chủ tên đệ quy: có vai trò trả lời các truy vấn DNS của người dùng internet, cũng là nơi lưu trữ các kết quả phản hồi của DNS trong một khoảng thời gian. [caption id="attachment_15058" align="aligncenter" width="771"] Tại sao DNS dễ bị tấn công?[/caption] DNS thường dễ bị tấn công nguyên nhân thường đến từ máy chủ tên đệ quy. Cụ thể, khi bộ máy chủ đệ quy nhận phản hồi, các phản hồi đó sẽ được lưu vào bộ nhớ tạm nhằm tăng tốc độ truy vấn những lần tiếp theo. Việc này giúp giảm số lượng những thông tin không cần thiết được lưu trữ, tuy nhiên sẽ có rủi ro đáng lo ngại khi dễ có sử tấn công bởi các đối tượng trung gian, hay còn được gọi là man-in-the-middle. Thông qua đây, các tội phạm mạng có thể sẽ đưa đến những hành vi khách nhau, chẳng hạn như cướp email, can thiệp vào Voice Over IP, Mạo danh các trang web, đánh cắp thông tin cá nhân, thông tin đăng nhập mật khẩu, hay thậm chí là trích xuất dữ liệu thẻ tín dụng và các thông tin mật khác. >>> Xem thêm: NAT là gì? Toàn tập kiến thức về NAT từ A đến Z 9. Tìm hiểu rò rỉ DNS  Chúng ta đã tìm hiểu nguyên dẫn đến việc DNS dễ bị tấn công. Ngoài ra. DNS còn có thể bị rò rỉ và đây là những lỗi thường gặp. Chúng ta cùng tìm hiểu về rò rỉ DNS cũng như nguyên nhân, cách thức khắc phục của lỗi này nhé! 9.1 Rò rỉ DNS là gì? Khi người dùng kết nối dịch vụ DNS để kết nối Domain với mục đích nhập và giữa địa chỉ IP của máy chủ lưu trữ website, nhờ vậy mà trang web mới có thể tìm và hiển thị cho người dùng. Khi kết nối internet thông qua VPN. DNS trong kết nối có thể sẽ đi thẳng trực tiếp tới ISP mà không đi qua các VPN khác và sẽ cung cấp mọi thông tin website đang kết nối. Lỗi rò rỉ DNS nghĩa là tiếc lộ các hoạt động duyệt website của máy bạn với ISP, vị trí của bạn đến các website bạn đang truy cập. Lúc này các tác dụng của VPN hầu như mất đi. [caption id="attachment_15062" align="aligncenter" width="771"] Tìm hiểu về rò rỉ DNS[/caption] 9.2 Nguyên nhân dẫn đến rò rỉ DNS Lỗi rò rỉ DNS chủ yếu đến từ việc VPN được cấu hình không đúng cách và có thể gặp phải tại bất kỳ hệ điều hành, bất kỳ thiết bị nào kết nối với VPN. Nếu VPN được cấu hình đúng, máy tính sẽ thiết lập kết nối với VPN bằng việc sử dụng ISP cùng với các DNS Server của ISP. Nhờ đó mà kết nối sẽ sử dụng DNS của VPN và máy chủ sẽ phải được truy cập trên cùng cùng một mạng với máy chủ của VPN. Việc này sẽ đảm bảo mã hóa lưu lượng DNS. Mô hình trên có thế sẽ không được tuân theo nếu gặp phải sự cố nào đó. Khi thực hiện không đúng mô hình, lưu lượng DNS có thể thoát khỏi VPN Tunnel và có thể dễ dàng nhìn thấy ở bên ngoài, điều này dẫn đến các yến cầu DNS có thể sẽ không được mã hóa theo mặc định. Lúc này, hầu hết các ISP sẽ không hỗ trợ việc mã hóa theo yêu cầu từ DNS. 9.3 Cách kiểm tra và giải pháp khắc phục lỗi  Lỗi rò rỉ DNS có thể dẫn đến nhiều rủi ro khác nhau, chẳng hạn như rủi ro về riêng tư, rủi ro về bảo mật. Do đó, cần phải xác định máy của bạn có đang gặp phải lỗi này không để khắc phục kịp thời, tránh gặp phải những rủi ro không đáng có. Kiểm tra rò rỉ DNS từ trình duyệt Nhiều dịch vụ VPN hiện nay đã có các công cụ riêng  giúp người dùng có thể dễ dàng kiểm tra lỗi rò rỉ DNS. Công cụ đang được đánh giá tốt nhất hiện nay chính là DNSleaktest.com. Ưu điểm nổi bật của công cụ chính là cách sử dụng đơn giản, có thể thao tác thực hiện một loại bài kiểm tra để biết thông tin của DNS có đang bị rò rỉ ra bên ngoài không và sẽ liệt kê tất cả các server, địa chỉ IP và chủ sở hữu nó nhìn thấy gửi đến bạn. Dấu hiệu rò rỉ kết nối DNS là khi bạn thấy có nhiều IP khác nhau nhưng không đến từ máy chủ Host của mình. Thông thường, tên có thể không khớp vì các nhà cung cấp VPN thuê không gian cho server từ các host khác nhau, do đó tập trung vào kiểm tra địa chỉ IP sẽ dễ dàng phát hiện lỗi hơn. Kiểm tra rò rỉ DNS bằng Torrent Khác với truy cập lưu lượng thông thường, kiểm tra rò rỉ DNS bằng hoạt động Torrent cần phải có công cụ khác để kiểm tra một cách chính xác các kết nối giữa người dùng và Torrent. Thông thường, công dụ được dùng để kiểm tra IP Torrent được khuyến khích sử dụng chính là pMagnet (http://ipmagnet.services.cbcdn.com/). Thông qua công cụ kiểm tra, có thể dễ dàng xác định Torrent Client đang hiển thị IP nào bằng việc dùng một Magnet Link. [caption id="attachment_15066" align="aligncenter" width="771"] Cách khắc phục lỗi rõ rì DNS[/caption] 10. Phân biệt Public DNS và Private DNS Sự khác biệt giữa Public DNS với Private DNS là gì?  DNS Private thường được dùng với các máy tính có tường lửa bảo vệ và sử dụng nhiều cho các máy tính trong mạng nội bộ. Khi sử dụng Private DNS, các máy tính cục bộ sẽ nhận dạng DNS theo tên và người ngoài không thể truy cập trực tiếp vào các máy tính này được. Public DNS là DNS cho phép máy chủ được truy cập internet công cộng. Điều này đồng nghĩa với việc địa chỉ IP của máy chủ hoàn toàn có thể truy cập được trên internet.   [caption id="attachment_15070" align="aligncenter" width="771"] Sự khác biệt giữa Public DNS với private DNS[/caption] 11. Top 6 DNS sử dụng phổ biến nhất Chúng ta đã cùng tìm hiểu các khái niệm về DNS là gì, hoạt động, chức năng và tầm quan trọng của DNS trong sử dụng internet. Vậy hiện nay có những DNS nào phổ biến nhất? Dưới đây là top 6 DNS phổ biến, cụ thể: 11.1 DNS Google Với tốc độ nhanh, ổn định, thuận tiện cho mọi đối tượng sử dụng, DNS Google trở thành một trong những DNS Server được sử dụng nhiều nhất, phổ biến nhất hiện nay. Các thông số của DNS Google: 8.8.8.8 8.8.4.4 11.2 DNS Cloudflare Giúp điều phối lượng truy cập qua lớp bảo vệ của mình, không thể không nhắc đến DNS Cloudflare. DNS Cloudflare được biết đến là một dịch vụ DNS trung gian. Các thông số của DNS Cloudflare: 1.1.1.1 1.0.0.1 11.3 DNS OpenDNS DNS OpenDNS được nhiều người sử dụng bởi hoàn toàn có thể tìm kiếm máy chủ Domain name system công cộng một cách dễ dàng, thậm chí là không có thời gian chết. Bên cạnh đó đây cũng là một DNS server nằm trong top những DNS server có tốc độ truy cập nhanh và bảo vệ máy tính trước các sự tấn công trên mạng internet. Các thông số của DNS OpenDNS: 208.67.222.222 208.67.220.220​ 11.4 DNS VNPT VNPT là một nhà mạng khá nổi tiếng tại Việt Nam, cung cấp các DNS Server đến người dùng, đặc biệt là những người sử dụng đường truyền mạng đến từ VNPT. Các thông số của DNS VNPT: 203.162.4.191 203.162.4.190 11.5 DNS Viettel Tương tự với VNPT, Viettel là một nhà mạng lâu đời tại Việt Nam với đường truyền internet mạnh mẽ. DNS Server của Viettel hiện nay đang là một trong những lựa chọn tốt cho người dùng. Các thông số của DNS Viettel: 203.113.131.1 203.113.131.2 11.6 DNS FPT Giống như VNPT, Viettel. DNS FPT cũng tương tự như hai DNS Server ở trên. Các thông số của DNS FPT: 210.245.24.20 210.245.24.22 Những bài viết liên quan: DDNS là gì? Hướng dẫn đăng ký sử dụng dịch vụ DDNS VPN là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng VPN chi tiết Web services là gì? Cấu trúc và chức năng của web services Socket là gì? Phân loại & Cách thức hoạt động của Socket Thông qua bài viết trên của FPT Cloud, chúng ta đã tìm hiểu và hiểu rõ hơn các khái niệm về DNS là gì, máy chủ DNS là gì, chức năng của DNS, cơ chế hoạt động, cách sử dụng DNS và các lỗi thường gặp khi dùng DNS cùng với cách khắc phục chúng. Hy vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn trong quá trình sử dụng internet. Nếu quý khách có nhu cầu thuê cloud server, máy chủ ảo mời tham khảo bảng giá cho thuê máy chủ ảo của FPT Cloud nhé.