Cơ sở dữ liệu là hệ thống dữ liệu thông tin được lưu trữ trên máy tính với mục đích tối ưu khả năng thống kê và giúp người dùng truy cập thông tin nhanh chóng hơn. Việc phát triển mô hình và ứng dụng cơ sở dữ liệu giúp doanh nghiệp, tổ chức phát triển hiệu quả hơn.
Nội dung bài viết dưới đây, FPT Cloud sẽ cung cấp đến doanh nghiệp những thông tin chi tiết về cơ sở dữ liệu là gì cùng những ứng dụng của cơ sở dữ liệu trong thời đại số.
>>> Xem thêm: Backup Service – Dịch vụ sao lưu dữ liệu đám mây
1. Cơ sở dữ liệu là gì?
Cơ sở dữ liệu là hệ thống các dữ liệu được lưu trên máy tính dưới dạng điện tử, cho phép người dùng lưu trữ, truy cập và thống kê các tệp dữ liệu, thông tin dễ dàng. Hệ thống cơ sở dữ liệu gồm dữ liệu, hệ quản trị CSDL cùng các ứng dụng liên quan.
Cơ sở dữ liệu được xem là tập hợp các danh sách với đầy đủ thông tin được mô hình hóa dạng các hàng, các cột trong bảng giúp người dùng truy vấn và xử lý dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả.
Ví dụ trong trường hợp kiểm tra hàng tồn kho, doanh nghiệp có thể quản lý, tìm kiếm thông tin thông qua danh sách trong cơ sở dữ liệu với tên sản phẩm, lịch sử nhập/xuất sản phẩm, danh sách hàng chờ/đang giao,...
[caption id="attachment_48743" align="aligncenter" width="800"] Cơ sở dữ liệu là hệ thống các thông tin, dữ liệu được lưu trên đám mây[/caption]
2. Tầm quan trọng của cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu thông tin có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, tổ chức khi hỗ trợ các hoạt động quản lý nội bộ công ty, lưu trữ hoạt động tương tác với khách hàng và nhà cung cấp.
Điều chỉnh quy mô: Cơ sở dữ liệu có thể quản lý lượng dữ liệu khổng lồ, giúp doanh nghiệp điều chỉnh quy mô hiệu quả.
Tính toàn vẹn của dữ liệu: Cơ sở dữ liệu có những nguyên tắc và điều kiện được tích hợp để các dữ liệu, thông tin duy trì tính nhất quán.
Bảo mật dữ liệu: Cơ sở dữ liệu yêu cầu người dùng quyền riêng tư với nhiều cấp độ như quyền chỉnh sửa, quyền xem và buộc người dùng phải tuân thủ theo.
Phân tích dữ liệu hiệu quả: Cơ sở dữ liệu lưu trữ các tệp dữ liệu theo danh sách giúp doanh nghiệp có thể truy xuất, xác định xu hướng và đưa ra các dự đoán, phân tích thông tin hiệu quả hơn. Việc phân tích dữ liệu giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh nhanh chóng, tự tin và quyết đoán hơn.
[caption id="attachment_48751" align="aligncenter" width="800"] Cơ sở dữ liệu giúp người dùng điều chỉnh quy mô, bảo mật và phân tích dữ liệu hiệu quả[/caption]
3. Đặc điểm của cơ sở dữ liệu
Là tập hợp thông tin liên kết với nhau có tính logic, cơ sở dữ liệu được tạo ra với mục đích giúp tổ chức, doanh nghiệp, một nhóm người sử dụng đồng thời các dữ liệu. Đặc điểm của cơ sở dữ liệu nổi bật như:
Cho phép người dùng truy cập thông qua các ngôn ngữ lập trình tiêu chuẩn.
Diễn giải các truy vấn dữ liệu phức tạp bằng lệnh.
Cung cấp cho người dùng quyền truy cập, bảo mật và kiểm toán.
Các dữ liệu có tính độc lập, logic.
Dữ liệu được lưu trữ, bảo mật và truy xuất theo thông tin cung cấp từ người dùng.
Giới thiệu các định dạng để người dùng truy xuất hoặc gỡ lỗi dữ liệu trong thời gian thực.
[caption id="attachment_48745" align="aligncenter" width="800"] Cơ sở dữ liệu cho phép doanh nghiệp truy cập dữ liệu thông qua ngôn ngữ lập trình[/caption]
4. Các thành phần cơ bản của cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu gồm có 5 thành phẩm cơ bản như sau:
Phần cứng (Hardware): Là thiết bị vật lý để phần mềm cơ sở dữ liệu hoạt động trên đó. Phần cứng cơ sở dữ liệu gồm máy tính, máy chủ và ổ cứng.
Phần mềm (Software): Phần mềm - ứng dụng cung cấp cho doanh nghiệp quyền kiểm soát, quản lý cơ sở dữ liệu.
Dữ liệu (Data): Là những thông tin thô được cơ sở dữ liệu lưu trữ. Doanh nghiệp cần quản trị dữ liệu và sắp xếp các tệp dữ liệu giúp việc quản lý và truy xuất dữ liệu hiệu quả hơn.
Ngôn ngữ truy cập dữ liệu (Data access language) : Ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất là SQL, được dùng để điều khiển cơ sở dữ liệu. Ngôn ngữ truy cập dữ liệu luôn hoạt động đồng thời với DBMS.
Thủ tục (Procedures): Cơ sở dữ liệu thường hoạt động theo các quy tắc. Điều này giúp các dữ liệu được xử lý hiệu quả hơn.
[caption id="attachment_48749" align="aligncenter" width="800"] Cơ sở dữ liệu gồm phần cứng, phần mềm, dữ liệu, ngôn ngữ lập trình và thủ tục[/caption]
>>> Xem thêm: Hạ tầng công nghệ thông tin là gì? Thành phần và cách quản lý
5. Mô hình cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu có 3 mô hình phổ biến được các doanh nghiệp lựa chọn gồm: mô hình dữ liệu mạng, mô hình dữ liệu phân cấp và mô hình dữ liệu quan hệ.
5.1. Network model - Mô hình dữ liệu mạng
Mô hình dữ liệu mạng (mô hình mạng) có cấu trữ dữ liệu được tổ chức theo dạng đồ thị hướng với đỉnh là các thực thể, cung là quan hệ giữa 2 đỉnh và 1 kiểu bản ghi liên kết được với nhiều kiểu bản ghi khác.
Với mô hình dữ liệu mạng, doanh nghiệp có nhiều cách biểu đạt đa dạng các nghĩa theo kiểu bản ghi hoặc móc nối, truy vấn nhanh chóng nhờ phép duyệt đồ thị Navigation. Tuy nhiên, mô hình mạng có số lượng con trỏ lớn khiến việc biểu diễn ngữ nghĩa và móc nối các bản ghi bị hạn chế.
[caption id="attachment_48748" align="aligncenter" width="800"] Mô hình mạng thường có dạng đồ thị Navigation với các bản ghi được liên kết với nhau[/caption]
5.2. Hierarchical model - Mô hình dữ liệu phân cấp
Mô hình dữ liệu phân cấp có cấu trúc nhiều nút với mỗi nút thể hiện cho một thực thể nhất định. Giữa 2 nút của mô hình dữ liệu này sẽ được liên kết với nhau theo từng mối quan hệ.
Mô hình dữ liệu phân cấp dễ xây dựng và người dùng có thể thao tác dễ dàng nên đây là mô hình phù hợp với các tổ chức phân cấp như phòng nhân sự trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, mô hình này khiến không nhất quán giữa các bản ghi và thường xuyên xảy ra việc lặp lại bản ghi gây dư thừa dữ liệu.
[caption id="attachment_48742" align="aligncenter" width="800"] Mô hình phân cấp thường được doanh nghiệp sử dụng để quản lý nhân sự[/caption]
5.3. Relational model - Mô hình dữ liệu quan hệ
Mô hình dữ liệu quan hệ thông dụng và được doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất hiện nay nhờ việc áp dụng lý thuyết tập hợp và đại số quan hệ giúp các dữ liệu được quản lý có tính logic, chặt chẽ cao, dữ liệu được mô tả cụ thể, rõ ràng hơn.
Mô hình dữ liệu quan hệ được xây dựng dưới dạng bảng với các dữ liệu được thao tác bằng các phép toán: hợp, tích, giao, chia, trừ, chiếu, chọn,... Điểm nổi bật của mô hình quan hệ chính là khả năng tối ưu và xử lý dữ liệu dựa trên lý thuyết toán học. Tuy nhiên, mô hình này bị hạn chế trong việc biểu diễn ngữ nghĩa phức tạp, chưa linh hoạt.
[caption id="attachment_48744" align="aligncenter" width="800"] Mô hình dữ liệu quan hệ được xây dựng bằng lý thuyết toán học giúp dữ liệu được quản lý logic[/caption]
6. Thách thức khi sử dụng cơ sở dữ liệu
Khi sử dụng cơ sở dữ liệu, doanh nghiệp có thể đối mặt với một số thách thức như:
Sự gia tăng về khối lượng dữ liệu
Sự bùng nổ dữ liệu xuất phát từ các cảm biến được kết nối với nhiều nguồn khác nhau khiến nhà quản trị cơ sở dữ liệu phải sắp xếp, quản lý dữ liệu cho doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Đảm bảo an toàn dữ liệu
Việc vi phạm dữ liệu, tin tặc đang diễn ra ngày càng tinh vi hơn khiến việc đảm bảo an toàn dữ liệu càng cần thiết hơn.
Theo kịp nhu cầu
Trong thời đại công nghệ số, các doanh nghiệp, tổ chức cần quyền truy cập dữ liệu theo thời gian thực để kịp thời ra quyết định và tận dụng các cơ hội phát kinh doanh mới.
Quản lý và duy trì cơ sở dữ liệu, cơ sở hạ tầng
Nhà quản trị luôn phải theo dõi liên tục cơ sở dữ liệu để kịp thời phát hiện sự cố và bảo trì cũng như áp dụng các bản nâng cao, sửa lỗi phần mềm. Đối với cơ sở dữ liệu phức tạp có khối lượng lớn, các doanh nghiệp luôn đối mặt với tình trạng thuê thêm nhân viên với chi phí lớn để quản lý dữ liệu của mình.
Loại bỏ các giới hạn về khả năng mở rộng
Để doanh nghiệp phát triển, việc mở rộng quản lý dữ liệu luôn phải mở rộng song hành cùng doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhà quản trị cơ sở dữ liệu thường khó dự đoán doanh nghiệp cần dung lượng thế nào để phát triển, nhất là cơ sở dữ liệu tại chỗ.
Đảm bảo các yêu cầu về chủ quyền, nơi lưu trữ dữ liệu và độ trễ
Các hệ thống dữ liệu được thiết kế cấu hình sẵn và tối ưu hóa để cơ sở dữ liệu chạy tại chỗ mà vẫn phải đảm bảo yêu cầu về nơi lưu trữ, chủ quyền dữ liệu.
[caption id="attachment_48747" align="aligncenter" width="800"] Thách thức khi dùng cơ sở dữ liệu đó là việc theo kịp xu hướng và đảm bảo an toàn thông tin[/caption]
>>> Xem thêm: 4 Giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp an toàn, hiệu quả
7. Ứng dụng của cơ sở dữ liệu trong doanh nghiệp
Cơ sở dữ liệu được ứng dụng để doanh nghiệp quản lý tốt hơn các dữ liệu và hoạt động kinh doanh như:
Lưu trữ và quản lý khách hàng
Cơ sở dữ liệu giúp doanh nghiệp, tổ chức quản lý khách hàng hiệu quả hơn với đầy đủ các thông tin cá nhân, lịch sử mua hàng và những tương tác/phản hồi. Những dữ liệu được lưu trữ này giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu và xu hướng tiêu dùng để đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp.
Quản lý hàng tồn kho
Cơ sở dữ liệu giúp doanh nghiệp quản lý và theo dõi được thông tin của hàng tồn kho để bảo đảm hàng hóa có sẵn, tối ưu quy trình cung, tránh lãng phí hàng.
Quản lý dự án tốt
Cơ sở dữ liệu giúp doanh nghiệp lưu trữ và quản lý dự án hiệu quả với thông tin chi tiết từ lịch trình, tiến độ, tài nguyên, nguồn nhân lực,... giúp doanh nghiệp theo dõi dự án sát sao hơn.
Quản lý hiệu quả tài chính
Cơ sở dữ liệu được sử dụng để quản lý và theo dõi, kiểm soát những thông tin tài chính như thu chi, báo cáo tài chính, hóa đơn và các tài liệu liên quan khác từ đó doanh nghiệp đưa ra các chiến lược phù hợp với nguồn tài chính.
Quản lý bộ máy nhân sự
Cơ sở dữ liệu lưu trữ đầy đủ thông tin về nhân viên như thông tin liên lạc, hồ sơ cá nhân, lương bổng, lịch sử công việc, chế độ phúc lợi. Từ đó, doanh nghiệp có thể quản lý tốt bộ máy nhân sự đồng thời đánh giá được hiệu suất làm việc của từng cá nhân.
Quản lý thông tin dữ liệu cho doanh nghiệp
Cơ sở dữ liệu giúp doanh nghiệp phân tích và xử lý hiệu quả khối lượng dữ liệu khổng lồ từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này giúp doanh nghiệp phát hiện và đưa ra quyết định phù hợp với xu hướng và có nhiều cơ hội kinh doanh mới.
Hỗ trợ ra quyết định
Cơ sở dữ liệu lưu trữ nhiều thông tin cần thiết giúp doanh nghiệp thống kê, phân tích dữ liệu để báo cáo và phác thảo biểu đồ kinh doanh từ đó có cái nhìn tổng quan về hoạt động, hiệu suất kinh doanh. Dựa vào những thông tin đó, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định, chiến lược cải thiện kinh doanh.
[caption id="attachment_48746" align="aligncenter" width="800"] Cơ sở dữ liệu giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả tài chính, nhân sự, khách hàng, các dữ liệu,...[/caption]
8. FPT Cloud cung cấp dịch vụ cơ sở dữ liệu cho doanh nghiệp
FPT Cloud là đơn vị cung cấp các dịch vụ cơ sở dữ liệu đám mây (Cloud Database) cho doanh nghiệp giúp tự động hóa các quy trình như: triển khai, giám sát, lưu trữ, phục hồi, mở rộng, bảo mật…, đồng thời giúp tiết kiệm chi phí bảo trì, vận hành hệ thống:
FPT Database for MongoDB: Triển khai và giám sát cơ sở dữ liệu doanh nghiệp với MongoDB
FPT Database for MySQL: Triển khai và giám sát cơ sở dữ liệu doanh nghiệp với MySQL
FPT Database for PostgreSQL: Cung cấp các phiên bản quản lý cơ sở dữ liệu trên nền tảng đám mây cho phép doanh nghiệp tập trung phát triển ứng dụng và hạn chế nguồn lực tác vụ quản trị cơ sở dữ liệu phức tạp.
FPT Database for Redis: Triển khai, giám sát và khai thác cơ sở dữ liệu doanh nghiệp với Redis
[caption id="attachment_48750" align="aligncenter" width="800"] FPT Cloud cung cấp dịch vụ cơ sở dữ liệu giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả dữ liệu[/caption]
Những bài viết liên quan:
10 Cách sao lưu dữ liệu trên máy tính hệ điều hành Windows, MacOS
Backup dữ liệu là gì? Tại sao cần Backup dữ liệu?
Với những thông tin được FPT Cloud tổng hợp trên đây, hy vọng doanh nghiệp đã có lời giải đáp cho cơ sở dữ liệu là gì. Trong thời đại công nghệ số, doanh nghiệp cần ứng dụng cơ sở dữ liệu cho hoạt động kinh doanh, quản lý dữ liệu giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển, tối ưu hoạt động quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp.