Blogs Tech

Mailchimp là gì? Hướng dẫn sử dụng phần mềm Mailchimp từ A – Z

14:03 19/07/2022
Mailchimp là gì? Đây là công cụ hỗ trợ hoạt động quảng bá chiến dịch Marketing đảm bảo hiệu quả cao. Hãy đến với bài viết để biết tính năng đã làm nên thành công của nó. Không những vậy, FPT Cloud còn hướng dẫn bạn chi tiết cách sử dụng Mailchimp. Cuối bài viết mang đến những thông tin về chi phí để giúp người đăng ký có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất với tài chính của mình. Mailchimp là gì? Trong phần đầu tiên, bạn sẽ đi tìm câu trả lời phần mềm Mailchimp là gì. Đây là nền tảng tự động hóa hoạt động trong chiến dịch Marketing. Thông qua đó, người dùng chia sẻ Email dễ dàng tới khách hàng và các bên quan tâm. [caption id="attachment_28997" align="aligncenter" width="800"] Mailchimp là công cụ hỗ trợ đắc lực trong hoạt động Email Marketing[/caption] Khi tìm hiểu về phần mềm Mailchimp, bạn sẽ thấy quảng bá thông tin dựa trên 3 yếu tố chính. Cụ thể như sau: Áp dụng phương pháp quản lý danh sách. Hỗ trợ hình thành chiến dịch Email Marketing ấn tượng. Khi tìm hiểu Mailchimp là gì, bạn còn thấy khả năng thống kê, phân tích dữ liệu hiệu quả. Có thể đánh giá rằng, biết cách dùng Mailchimp là một lợi thế lớn. Nhờ đó, hoạt động tiếp thị đi đúng hướng, nắm bắt tiến trình một cách kịp thời. >>> Có thể quan tâm: Mail Server là gì? Cách hoạt động & tính năng Mail Server Tính năng chính của phần mềm Mailchimp Các doanh nghiệp mới bắt đầu triển khai Email Marketing rất cần tìm hiểu Mailchimp là gì. Bởi lẽ, những tính năng dưới đây sẽ giúp mọi việc đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều. Phê duyệt thư Tính năng phê duyệt thư trong Mailchimp là gì? Công cụ có thể đánh giá và thông qua một lượng thư lớn tại cùng thời điểm. Trong khi đó, các phần mềm hoặc tool online khác khó làm được điều này. [caption id="attachment_28999" align="aligncenter" width="800"] Mailchimp có khả năng phê duyệt lượng thư lớn trong cùng thời điểm[/caption] Bạn sẽ thấy số lượng thư bị giới hạn để ngăn chặn tối đa sự xuất hiện của các loại thư rác. Việc chia thành nhiều lần gửi gây ra nhiều bất tiện và mất thời gian. Vì thế, học cách gửi Mailchimp chính là chìa khóa cho vấn đề này. Cá nhân hóa Pháp luật đã có những quy định riêng đối với hoạt động gửi thư điện từ hàng loạt. Điều này nhằm đảm bảo quyền riêng tư của người nhận. Với dạng Email này, bạn cần thiết kế nút hủy đăng ký để đối phương sắp xếp hòm thư, xóa Mail dễ bị spam. Điều này đã được thực hiện rất tốt khi tìm hiểu Mailchimp là gì. Với sự hỗ trợ của công cụ, thư gửi đi hàng loạt sẽ đính kèm thêm một link hủy tự động. Bên cạnh đó, bạn còn có thể hỏi lý do khách hàng thực hiện hành động này là gì. Nhờ đó, doanh nghiệp nhanh chóng nhận ra thiếu sót của mình. Bạn vừa tôn trọng quyền cá nhân hóa lại có thêm ý tưởng cải thiện chiến dịch Email Marketing. Đây là điểm vô cùng thuận lợi cho cả doanh nghiệp và khách hàng tiềm năng. Tương thích trên nhiều thiết bị cố định và di động Lợi ích đến từ khả năng tương thích trên nhiều thiết bị của Mailchimp là gì? Nhờ đó, người dùng có thể đọc thư theo hình thức phù hợp nhất với bản thân. [caption id="attachment_29002" align="aligncenter" width="800"] Mailchimp hoạt động ổn định trên đa dạng các loại thiết bị kết nối Internet[/caption] Họ xem trực tiếp trên trình duyệt web hay điện thoại di động đều có tính ổn định cao. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng dễ dàng theo dõi hoạt động Email Marketing trên các thiết bị đang diễn ra như thế nào. Thông báo khi có người mở/đọc thư Đây thực sự là một điểm mạnh vượt trội khi tìm hiểu Mailchimp là gì. Với ứng dụng thông thường, bạn không thể chắc chắn thư của mình được mở chưa và vào lúc nào. Trong khi đó, phần mềm này đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ. Mailchimp sẽ gửi thông báo ngay khi người nhận mở thư. Công cụ cũng tổng hợp, phân tích tỷ lệ tiếp cận thành công là bao nhiêu. Qua đó, bạn nhanh chóng dự đoán được mức độ hiệu quả của Email Marketing. Độ quan tâm của khách hàng trong giai đoạn này là con số rất đáng quan tâm. Qua đó, bạn biết mình cần điều chỉnh chiến lược hay chuẩn bị nguồn lực như thế nào. Ưu nhược điểm của phần mềm Mailchimp là gì? Bạn sẽ biết phần mềm có thực sự tốt không sau khi biết ưu – nhược điểm của Mailchimp là gì. Từng khía cạnh sẽ được phân tích trong bảng tổng hợp dưới đây. [caption id="attachment_29004" align="aligncenter" width="800"] Mailchimp là sự lựa chọn xứng đáng với khoản chi phí đầu tư[/caption] ✅Đặc điểm Giải thích ✅Ưu điểm - Giao diện thân thiện với người dùng, hình ảnh đầy trực quan và sinh động.- Phần mềm linh hoạt, đáp ứng nhiều công việc nhờ khả năng tương thích với các ứng dụng/dịch vụ của bên thứ ba.- Khi biết Mailchimp là gì, người dùng dễ dàng thiết kế mẫu Email cá nhân hóa.- Công cụ được sử dụng nhiều trong thương mại điện tử, hỗ trợ A/B Testing cho Email Broadcast.- Các mẫu Email được thiết kế theo phong cách hiện đại, chuyên nghiệp. Kèm theo đó là sự hỗ trợ trong báo cáo, phân tích dữ liệu chính xác.- Mailchimp có dung lượng lưu trữ lớn, đa dạng gói dịch vụ với giá thành khác nhau.- Gói miễn phí hỗ trợ đến 2000 subscribers và hoạt động với IPS, tên miền công ty. Qua đó đảm bảo Email được xác nhận, phê duyệt an toàn.- Phần mềm hỗ trợ lựa chọn tích hợp trực tuyến.- Người dùng có thể truy cập cũng như so sánh số liệu giữa các tài khoản với nhau.- Bạn có thể xóa logo Mailchimp nếu không muốn xuất hiện trong nội dung thư. ✅Nhược điểm - Khi tìm hiểu Mailchimp là gì, bạn sẽ thấy công cụ chỉ hỗ trợ Email nằm trong danh sách subscribers.- Phần mềm không hỗ trợ gắn thẻ tag và không thể tự động hóa chiến lược Marketing độ phức tạp cao.- Các sự kiện thực tế như Webinar cũng chưa được support.- Nhà phát triển có quyền hủy hoặc đình chỉ tài khoản của bạn. Cách sử dụng Mailchimp Dưới đây là toàn bộ hướng dẫn Mailchimp giúp bạn biết cách sử dụng nhanh chóng. Tất cả đều được giải thích chi tiết cho cả những người mới bắt đầu. Thiết lập tài khoản Trước khi đi tới cách làm Mailchimp, bạn cần thiết lập tài khoản. Hãy truy cập vào trang chủ và nhấp nút “Sign Up Free” nằm ở góc bên phải. Tại đây, bạn điền đầy đủ thông tin như đã yêu cầu. Ngoài ra, phần cài mật khẩu cần đảm bảo điều kiện sau: [caption id="attachment_29006" align="aligncenter" width="800"] Để bắt đầu, bạn cần thiết lập tài khoản trên Mailchimp[/caption] Một chữ cái thường. Một chữ in hoa. Một chữ số. Chèn ký tự đặc biệt. Tổng ký tự trong mật khẩu là 8. Tiếp theo, bạn kiểm tra hộp thư Email đã đăng ký, nhấn “Active Account”. Sau khi tài khoản kích hoạt sẽ chuyển sang giao diện khác. Tại đó, bạn xác định gói dịch vụ sử dụng tại Mailchimp là gì. Nếu mới tiếp cận lần đầu, bạn có thể chọn gói Free để tiếp tục sử dụng. Cuối cùng, hãy nhấn vào “Not right now” nếu đã biết cách dùng cơ bản. Thiết lập danh sách Nếu bước trên chọn gói Free, bạn sẽ được phép gửi tối đa 2000 Email. Để thiết lập danh sách, bạn làm theo hướng dẫn dưới đây. [caption id="attachment_29008" align="aligncenter" width="800"] Bạn có thể thiết lập danh sách thủ công hoặc nhập từ file dữ liệu[/caption] Truy cập vào tài khoản đã đăng ký và chọn “Audience” trên thanh menu. Chọn “View Audience” bên góc phải và quản lý Audience được bạn xác định khi sử dụng Mailchimp là gì. Góc bên phải Audience hiển thị các tùy chọn cài đặt. Bạn nhấn vào “Manage Contacts” để mở ra giao diện quản lý Subscribers. Nếu số người đăng ký còn ít, bạn có thể chèn thủ công bằng cách chọn “Add subscribers”. Khi số lượng nhiều hơn, hãy ấn Import History > Start New Import hoặc có thể chọn Import trực tiếp tại View Audience. Tại đây, bạn cần biết phương pháp muốn chọn để nhập dữ liệu trong Mailchimp là gì. Công cụ sẽ đưa ra ba phương án, sau khi đã quyết định hãy ấn “Continue to setup”. Bạn tải file CSV từ máy tính và copy/paste dữ liệu của tệp .xls hoặc .xlsx. Khi hoàn tất, hãy kết nối với dịch vụ bên thứ ba như Google Drive, Zendesk, SalesForce,… Đó là tất cả những điều giúp bạn hiểu thiết lập danh sách trong Mailchimp là gì. Nếu đã tổng hợp sẵn dữ liệu, giai đoạn này sẽ được tiến hành nhanh chóng. Tạo chiến dịch gửi Email Tạo chiến dịch gửi Email là một phần rất quan trọng khi tìm hiểu Mailchimp là gì. Để thực hiện, bạn đi đến trang chủ Mailchimp > Campaign > Create Campaign. Sau đó, hãy điền tên Email bạn chọn ở cột bên trái. Bạn thực hiện theo yêu cầu và ấn vào “Begin”. Lúc này, phần mềm cần người dùng bổ sung thêm thông tin sau: To (thông tin người nhận): Chọn Audience chứa danh sách khách hàng muốn gửi rồi Save. From (thông tin người gửi): Mặc định sẽ lấy thông tin từ Audience. Thế nhưng, bạn cũng có thể tùy chỉnh sao cho phù hợp. Subject (tiêu đề): Xác định và đặt tên Email bạn muốn gửi trong Mailchimp là gì. Content (nội dung): Chọn mẫu văn bản và điền thông tin cũng như chèn Logo. Cuối cùng, người dùng ấn Save và Close. Khi đã tùy chỉnh xong 4 nội dung trên, hệ thống sẽ xuất hiện dấu tick xanh. Bạn chọn Schedule để lên lịch gửi hoặc Send để gửi ngay lập tức là đã hoàn tất. Đây là cơ bản các bước giúp trả lời quy trình gửi thư trong Mailchimp là gì. Tùy chỉnh form đăng ký Sau khi biết các bước tùy chỉnh form đăng ký trong Mailchimp là gì, bạn sẽ thấy rất đơn giản. Cụ thể như sau: [caption id="attachment_29010" align="aligncenter" width="800"] Bạn dễ dàng tùy chỉnh form đăng ký theo nhu cầu Marketing của bản thân[/caption] Tại trang chủ phần mềm Mailchimp, bạn chọn Audience trên thanh menu. Chọn Audience > Sign up Forms nếu muốn thiết lập form. Ngoài ra, người dùng cũng có thể nhúng form vào website hoặc mẫu dành cho subscribers,… Tiếp theo là chọn Form Builder để tạo form đăng ký. Khi đã có sự lựa chọn phù hợp, bạn kéo thả các phần tử để chỉnh sửa. Các bước hoàn tất, bạn copy đường dẫn vào ô “Sign up form URL” để gửi cho khách hàng. Đo lường – kiểm tra Đo lường – kiểm tra là một phần quan trọng với bất kỳ chiến dịch nào. Khi tìm hiểu Mailchimp là gì, bạn sẽ thấy công cụ đã hỗ trợ tốt hoạt động này. Để tiến hành, bạn chọn Reports trên thanh menu để thấy tổng quan kế hoạch tiếp thị. Ngoài ra, việc tải tất cả dữ liệu về máy tính cũng tiện theo dõi, phân tích và báo cáo hơn. >>> Có thể quan tâm: Magento là gì? Tính năng và lợi ích sử dụng nền tảng Magento Hướng dẫn thêm form Email Marketing Mailchimp Thêm form Email Marketing chắc chắn là một trong những hoạt động thường thấy khi sử dụng Mailchimp. Nếu mới làm quen lần đầu, dưới đây là phần hướng dẫn dành cho bạn. Bước 1: Tạo form đăng ký tài khoản và thêm vào WordPress Sau khi đã tìm hiểu Mailchimp là gì và đăng ký thành công, bạn cần cài đặt danh sách Email. Thao tác này nhằm phục vụ cho chiến dịch Email Marketing. Cách tạo form Để thiết lập danh sách, bạn vào tab List trên cùng bảng Mailchimp > Nhấp vào Create List. Phần Default From email address cần cung cấp địa chỉ email WordPress admin. Đồng thời, mục Default From name yêu cầu điền tên thật của bạn. Tại Form Settings, bạn kích hoạt xác nhận đăng ký. Điều này nghĩa là subscribers muốn nhận Email từ bạn sẽ phải confirm. Phần Notifications yêu cầu kích hoạt thông báo khi có người đăng ký mới hoặc không muốn nhận Email nữa. Đến đây, Mailchimp sẽ hiển thị danh sách liên hệ đúng như mong muốn. Quy trình tiếp tục bằng việc chọn tab Signup Forms. Bạn sẽ thấy danh sách các phương pháp để thêm form đăng ký vào WordPress. Người dùng không thể subscribe vào Mailing List nếu không có phần này. Cách thêm vào WordPress Để thêm form mới vào WordPress, bạn có thể chọn Embedded Forms. Phần mềm sẽ cung cấp code Snippet HTML để người dùng add vào. Khi có mã nhúng, bạn thêm vào website WordPress bằng một trong hai hướng sau: [caption id="attachment_29012" align="aligncenter" width="800"] Bạn có thể sử dụng một trong hai cách để chèn code vào WordPress[/caption] Mở WordPress editor và chèn đoạn code vào một trong các trang. Để thực hiện, bạn chọn tab có tên là Text. Phương pháp thứ hai khi muốn thêm form Mailchimp là gì? Bạn đi đến Appearance > Chọn Widgets. Sau đó, hãy tìm mục Custom HTML và kéo widget vào sidebar. Quy trình kết thúc sau khi chèn code vào và nhấn Save. Nếu hoàn tất, bạn sẽ thấy form đăng ký hiện lên ở thanh bên hoặc vị trí đã thêm. Quá trình kết thúc, bạn có thể bắt đầu gửi Email Marketing và hình dung ra các hoạt động của Mailchimp là gì rõ hơn. Bước 2: Tạo Email đầu tiên Các bước tạo Email Marketing trong Mailchimp là gì? Khi thiết lập xong, bạn quay trở lại trang quản lý > Nhấp vào tab Campaigns > Chọn Create Campaign. Lúc này, công cụ sẽ hỏi người dùng muốn xây dựng chiến lược nào. [caption id="attachment_29014" align="aligncenter" width="800"] Những Email đầu tiên cho chiến dịch được thực hiện rất dễ dàng[/caption] Bạn chọn Create an Email để tạo chiến dịch Email. Sau đó, hãy nhấn tab Automated > chọn Welcome to new subscribers. Tiếp theo, bạn đặt tên campaign và xác định danh sách Email muốn gửi. Hệ thống mặc định tự động gửi đến người mới sau 1 ngày đăng ký. Để thay đổi, bạn nhấn vào Edit ở mục Trigger. Ngoài ra, bạn đừng quên nghiên cứu thao tác với mục Delay trong Mailchimp là gì. Tại đây, hãy đổi thông tin cài đặt thành Immediately. Chế độ này nghĩa là Email sẽ được gửi đi ngay lập tức khi có người đăng ký vào danh sách. Ngoài ra, nội dung thư tùy chỉnh bằng cách nhấn vào Design Email. Tiếp theo, bạn đặt tiêu đề thư và một số câu sẽ hiện lên sau Title. Người nhận sẽ nhìn thấy những phần này khi thông báo đến. Nếu đã hoàn tất, hãy nhấn Save và chuyển sang Next Step. Các gợi ý layout Email xuất hiện, bạn chỉnh sửa bằng cách kéo thả. Cuối cùng, hãy nhấn nút Save and Close ở cuối màn hình. Bước 3: Tự động hóa phần còn lại của chiến dịch tiếp thị Cách để thêm nhiều Email khác với sự hỗ trợ của Mailchimp là gì? Bạn vào mục Welcome Message và mở chiến dịch lên. Tiếp đó, hãy tìm và ấn Add Email xuất hiện cuối màn hình. Tới đây, bạn chọn Edit tại Trigger để chỉnh sửa nội dung sao cho phù hợp. Nếu chưa biết làm thế nào hãy gợi nhắc lại bước 2 trong Mailchimp là gì. Ngoài ra, bạn cũng dễ dàng thêm chiến dịch mới bằng cách quay lại tab Campaign > Nhấn chọn Create an Email. Trong giao diện này, người dùng có thể chọn thiết kế theo ý sáng tạo của riêng mình. Chi phí sử dụng Mailchimp Cụ thể các gói chi phí trong Mailchimp là gì? Mỗi loại sẽ đem đến những sự hỗ trợ khác biệt với mức giá tham khảo như sau: [caption id="attachment_29016" align="aligncenter" width="800"] Phần mềm Mailchimp cung cấp nhiều gói dịch vụ khác nhau[/caption] Free Plan: Không mất phí. Như đã tìm hiểu Mailchimp là gì, gói này cho phép lưu trữ tối đa 2000 subscribers, gửi 1000 Email/tháng. Nếu vượt quá, người dùng phải mua gói tín dụng. Essentials Plan: Giá từ 9,99$/tháng. Công cụ cho phép lưu trữ 500 địa chỉ và gửi 50000 email mỗi tháng. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua thêm với chi phí tăng theo hệ số. Standard Plan: Giá từ 14,99$/tháng. Đặc điểm của gói Standard trong Mailchimp là gì? Bạn được lưu trữ khoảng 500 contact và gửi 120000 email mỗi tháng. Premium Plan: Cao nhất với giá 299$/tháng. Phần mềm cung cấp khả năng lưu trữ 500 contact và gửi 150000 email mỗi tháng. Bạn vẫn có thể mua thêm nếu nhu cầu mở rộng. Bạn nên tìm hiểu kỹ các chức năng Mailchimp là gì. Sau đó, hãy đánh giá về nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp để mua gói phù hợp. Khi hoạt động phát triển hơn, bạn cân nhắc đến việc chuyển sang dịch vụ cao cấp hơn. Trên đây là điều cần biết với những ai đang lên ý tưởng cho chiến dịch Email Marketing. Nhờ phần mềm hỗ trợ, doanh nghiệp biết đâu là hướng đi phù hợp để phát triển tốt hơn. Mục đích chỉ đạt được khi bạn tiếp cận đúng đối tượng và thỏa mãn chính xác nhu cầu. Vì thế, FPT Cloud tin rằng tìm hiểu Mailchimp là gì từ sớm sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được kỳ vọng đó. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399    

Load Balancing là gì? Tất cả những điều cần biết về cân bằng tải

15:11 18/07/2022
Load Balancing tập trung vào việc phân phối hiệu quả lưu lượng truy cập đến một nhóm Backend Servers. Tầm quan trọng này sẽ được làm rõ hơn qua bài viết của FPT Cloud. Tiếp đó, bạn sẽ đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm của Load Balancing từ phương thức hoạt động đến thuật toán. Hãy tham khảo tới cuối để biết cách vận hành web theo cách khoa học nhất. >>> Xem thêm: Object Storage là gì? Thông tin dịch vụ lưu trữ không giới hạn 1. Load Balancing là gì? Load Balancing là quá trình phân phối lưu lượng mạng hoặc yêu cầu xử lý đến nhiều máy chủ khác nhau trong một hệ thống, giúp tối ưu hóa hiệu suất, đảm bảo tính sẵn sàng và tránh tình trạng máy chủ quá tải. Khi đi đến website kết nối trực tiếp mà không có hỗ trợ của Load Balancing sẽ thế nào? Hệ thống không xử lý kịp, tải chậm và thậm chí là mất kết nối khi máy chủ down. Vấn đề này xảy ra nếu có quá nhiều người truy cập cùng lúc. Đây cũng chính là lúc Load Balancing phát huy sức mạnh của mình.Trong tình huống trên, máy chủ đã gặp trục trặc và không thể xử lý được. Vì thế, một Load Balancer sẽ được bổ sung vào để người dùng truy cập. Quy trình tiếp tục bằng các chuyển đến máy chủ khác để thực hiện tác vụ. Như vậy dù máy chính bị nghẽn, tất cả yêu cầu của khách đều được giải quyết. Tới đây, bạn chắc chắn đã hiểu Load Balancer là gì. Yếu tố này cũng rất đáng cân nhắc khi quyết định chọn thuê Hosting/Server. [caption id="attachment_28926" align="aligncenter" width="800"] Load Balancing giúp lưu lượng truy cập phân phối theo cách tối ưu hơn[/caption] >>> Xem thêm: VestaCP là gì? Tìm hiểu tính năng và hướng dẫn cài đặt VestaCP 2. Lợi ích đến từ Load Balancing Lợi ích từ Load Balancing mang đến cho website là không hề nhỏ. Bạn sẽ nhận thấy rõ hơn sự nhanh nhạy, linh hoạt và bảo mật thông qua phần dưới đây. Lợi ích Giải thích Uptime Như đã biết, Load Balancing sẽ chuyển Traffic sang máy chủ còn lại khi gặp sự cố. Nhờ vậy, những gián đoạn nhanh chóng được phát hiện, xử lý kịp thời. Trải nghiệm của người truy cập vẫn đảm bảo phản hồi với tốc độ chuẩn. Datacenter linh hoạt Ưu điểm nổi bật chính là khả năng điều phối linh hoạt giữa các máy chủ. Nhờ vậy, các hoạt động chung khác của hệ thống không bị ngắt quãng, ảnh hưởng. Bảo mật cho Datacenter Nhờ cân bằng tải, yêu cầu của người dùng được tiếp nhận và xử lý trước khi phân chia về các máy chủ. Đồng thời, quá trình phản hồi cũng không ngăn cản việc khách truy cập giao tiếp với Server.Tình trạng ẩn thông tin hay cấu trúc mạng nội bộ tránh tuyệt đối. Từ đó, cơ hội cho những cuộc tấn công trái phép là rất thấp. 3. Các giao thức được xử lý bởi Load Balancer Trong thực tế, quản trị Load Balancer có thể quy định chuyển tiếp 4 loại giao thức. Cụ thể như sau: HTTP: Cách thức hoạt động dựa trên cơ chế HTTP chuẩn. HTTP Balancing sẽ đưa ra yêu cầu về tác vụ. Tiếp theo, Load Balancer đặt X-Forwarded-For, X-Forwarded-Proto và tiêu đề X-Forwarded-Port cung cấp các thông tin Backends về những yêu cầu ban đầu. HTTPS: HTTPS Balancing được bổ sung mã hóa và xử lý bằng 2 cách. Đầu tiên chính là passthrough SSL duy trì mã hóa tất cả con đường đến Backend. Kiểu khác là chấm dứt SSL, đặt gánh nặng giải mã vào Load Balancer và gửi lưu lượng được mã hóa đến Backend. TCP: Khi không sử dụng được HTTP hay HTTPS, TCP sẽ là giải pháp cân bằng lưu lượng. Cụ thể, khi một lượng Traffic đi vào cụm cơ sở dữ liệu, giao thức sẽ giúp lan truyền lưu lượng đến tất cả máy chủ. UDP: Load Balancer đã bổ sung thêm hỗ trợ cho cân bằng tải giao thức Internet lõi như DNS và syslog sử dụng UDP. Quy tắc chuyển tiếp sẽ có nhiệm vụ xác định loại giao thức và cổng vào Load Balancer. Lúc này, các gate được sử dụng để định tuyến lưu lượng trên Backend. 4. Thuật toán ứng dụng trong Load Balancing Tùy thuộc vào công nghệ Load Balancing sẽ ứng dụng thuật toán khác nhau. Dưới đây là phân tích về cách thức hoạt động của những loại thường thấy nhất. 4.1 Round Robin Round Robin được biết đến là thuật toán lựa chọn các máy chủ theo trình tự. Theo đó, Load Balancer sẽ bắt đầu đi từ Server số 1 trong danh sách ứng với yêu cầu đầu tiên. Tiếp theo, cân bằng tải di chuyển dần xuống các đối tượng phía dưới. Khi đã đi tới máy chủ cuối cùng sẽ quay lại ở đầu trang. Tuy nhiên, thuật toán này cũng tồn tại nhược điểm nhất định. Điều này xảy ra khi 2 yêu cầu từ người dùng được gửi đến các Server khác nhau. Hoạt động này làm tốn thời gian kết nối với máy chủ thứ hai. Trong khi đó, ngay tại Server đầu tiên đã giải quyết được thông tin cần đáp ứng. Để khắc phục, Round Robin thường cài đặt cùng phương pháp duy trì session như sử dụng cookie. 4.2 Weighted Round Robin Ngoài những điều có ở thuật toán trên, WRR còn có khả năng xử lý theo cấu hình của từng Server đích. Theo đó, mỗi máy chủ được đánh giá trị bằng một số nguyên. [caption id="attachment_28933" align="aligncenter" width="800"] WRR có thể xử lý dễ dàng theo cấu hình của máy chủ đích[/caption] Một Server có khả năng xử lý gấp đôi Server khác sẽ được nhận con số lớn hơn. Kéo theo đó là số lượng Request gấp hai từ bộ cân bằng tải. Nhược điểm là làm suy giảm Load Balancing nếu yêu cầu thay đổi liên tục trong một khoảng thời gian. 4.3 Dynamic Round Robin Thuật toán này hoạt động gần giống với Weighted Round Robin. Thế nhưng, điểm khác biệt nằm ở trọng số dựa trên sự kiểm tra Server liên tục. Việc chọn máy chủ sẽ tính toán từ nhiều khía cạnh trong phân tích hiệu năng máy chủ tại thời gian thực. Thuật toán thường không cài đặt trong bộ cân bằng tải đơn giản. Thay thế vào đó là những ứng dụng trong Load Balancing của F5 Network. 4.4 Fastest Fastest hoạt động dựa trên tính toán thời gian đáp ứng của mỗi Server. Sau đó, hệ thống sẽ chọn ra máy chủ có khả năng phản hồi nhanh nhất. Thời gian được xác định bằng hai mốc là thời điểm gửi một gói tin đến Server và nhận gói trả lời. Quy trình đến và đi này sẽ được bộ Load Balancing đảm nhiệm. Theo đó, Load Balancing tự đánh giá được cần chuyển yêu cầu tiếp theo đến đâu. Thuật toán này áp dụng cho các máy chủ nằm tại khu vực địa lý khác nhau. Vì thế, người dùng ở gần vị trí nào sẽ được đáp ứng từ Server gần nhất. 4.5 Least Connections Nguyên lý là Request sẽ chuyển đến Server có ít kết nối nhất hệ thống. Đây được coi là thuật toán động vì phải đếm số Connection đang hoạt động của máy chủ. Trong thực tế, Least Connections hoạt động rất tốt. Điều này vẫn đúng ngay cả khi các kết nối biến thiên trong khoảng thời gian lớn. [caption id="attachment_28935" align="aligncenter" width="800"] Least Connections dựa trên những máy chủ có ít kết nối nhất[/caption] 4.6 Cách thức Load Balancing xử lý trạng thái Trong nhiều tình huống, ứng dụng yêu cầu người truy cập tiếp tục kết nối đến cùng Backend Server. Lúc này, thuật toán mã nguồn sẽ tạo ra một mối quan hệ dựa trên thông tin là IP của khách hàng. Đối với ứng dụng web thông qua sticky sessions, Load Balancer sẽ tiến hành đặt một Cookie. Nhờ vậy, tất cả yêu cầu sẽ hướng đến cùng một máy chủ vật lý. >>> Xem thêm: WampServer là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm giả lập WAMP 5. Load Balancer dự phòng Việc chỉ có một Load Balancer là điểm truy cập duy nhất không hiếm. Chính vì thế, bạn cần triển khai một cân bằng tải thứ hai và kết nối với loại thứ nhất. [caption id="attachment_28937" align="aligncenter" width="800"] Cơ chế dự phòng giúp khắc phục nhanh chóng vấn đề khi cân bằng tải bị lỗi[/caption] Mục đích làm như vậy để mỗi Load Balancer đều có thể phát hiện lỗi và phục hồi. Nếu cân bằng tải bị lỗi, đối tượng thứ hai sẽ nhận trách nhiệm thay thế, do DNS di chuyển người dùng đến. Tuy vậy, việc thay đổi DNS mất nhiều thời gian xử lý trên Internet. Vì thế, một phương pháp chuyển đổi dự phòng tự động ra đời. Các quản trị viên cho phép linh hoạt IP Remapping. Ví dụ như trường hợp này là floating IPs. IP Remapping hỗ trợ loại bỏ các vấn đề bộ nhớ đệm vốn có trong những thay đổi DNS. Công cụ tiến hành cung cấp một địa chỉ tĩnh, IP này dễ dàng ánh xạ lại trong trường hợp cần thiết. Tên miền vẫn có thể duy trì kết nối với các địa chỉ. Trong khi đó, những IP của chính đối tượng sẽ di chuyển giữa nhiều máy chủ. Những bài viết liên quan: Dedicated Server là gì? 5 Biện pháp bảo trì Dedicated Server Cloud Monitoring là gì? Lợi ích khi sử dụng Cloud Monitoring Plesk là gì? Hướng dẫn sử dụng Plesk Control Panel từ A – Z RAID là gì? Các loại RAID và cách triển khai hiệu quả nhất Trên đây là những thông tin cung cấp đánh giá tổng quan về cân bằng tải. Hệ thống này là một trong các thành phần cơ sở hạ tầng quan trọng nhất của mạng máy tính. Việc ứng dụng giúp cải thiện hiệu suất và nâng cao trải nghiệm người dùng. Chính vì thế, FPT Cloud tin rằng nhà quản trị website cần sớm hiểu rõ về Load Balancing.

Laravel là gì? Tìm hiểu các tính năng ưu việt & hướng dẫn cài đặt

14:40 18/07/2022
Laravel là gì? Công cụ này có những tính năng ưu việt nào? Laravel là công cụ hỗ trợ định hình, phát triển phần mềm theo kiến trúc MVC. Để hiểu rõ hơn PHP Laravel là gì và cách cài đặt chi tiết hãy cùng FPT Cloud khám phá bài viết bên dưới. FPT Cloud tin rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc sử dụng Laravel.   Framework Laravel là gì? Framework Laravel là gì? Framework được tạo bởi Taylor Otwell là tập hợp các Class giúp cho những nhà phát triển phần mềm dễ dàng hơn khi làm việc.  [caption id="attachment_28909" align="aligncenter" width="790"] Framework là tập hợp các Class giúp cho những nhà phát triển phần mềm dễ dàng hơn khi làm việc[/caption] Hiểu đơn giản hơn, Laravel chính là PHP Framework phổ biến tốt nhất hiện nay. Công cụ này miễn phí, có mã nguồn mở và được xây dựng với mục đích hỗ trợ phát triển ứng dụng, phần mềm theo mẫu Model-View-Controller (MVC).  >>> Xem thêm: Landing Page là gì? Cách vận dụng & thiết kế Landing Page tối ưu nhất Ưu, nhược điểm của công cụ Framework Laravel Đến đây hẳn bạn đã biết được Laravel Framework là gì rồi đúng không? Tuy nhiên ứng dụng nào cũng có ưu nhược điểm, Laravel không ngoại lệ. Vậy ưu – nhược điểm của Laravel là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết ở nội dung tiếp theo nhé: Ưu điểm của Laravel PHP Laravel sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như tài nguyên lớn, sẵn có, tích hợp với mail, tốc độ xử lý nhanh… Cụ thể: [caption id="attachment_28911" align="aligncenter" width="1024"] PHP Laravel sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như tài nguyên lớn, sẵn có, tích hợp với mail, tốc độ xử lý nhanh…[/caption] Ưu điểm của Laravel Chi tiết ✅ Dùng những tính năng mới nhất của PHP Dùng những tính năng mới nhất của PHP là ưu điểm nổi bật nhất của Laravel Framework.Cụ thể, khi dùng công cụ này bạn có thể sử dụng các tính năng mới nhất của PHP, đặc biệt là trong Interfaces, Namespaces, Anonymous functions và Overloading, Shorter array syntax. Hiện nay, đã xuất hiện nhiều bộ CMS viết trên nền Laravel, từ mã nguồn mở tới thương mại, từ các bộ CMS đơn giản cho đến bộ "siêu mạnh". ✅ Tài nguyên lớn, sẵn có Laravel có nguồn tài nguyên lớn, sẵn có. Chúng đều rất thân thiện với người dùng. Những phiên bản của công cụ này đều được phát hành kèm theo là tài liệu phù hợp. Từ đó bạn sẽ dễ dàng tìm thấy được các giải thích về Methods, Coding style và Classes. ✅ Tích hợp với mail Ngày nay, những ứng dụng website cần phải thông báo về offer và các deal mới cho người sử dụng. Việc đăng ký trở thành người dùng mới là điều vô cùng quan trọng. Trên thư viện SwiftMailer của Framework hiện được trang bị API sạch. Trong đó có những Driver cho Mailgun, SMTP, SparkPost, PHP's "mail" function, Mandrill và "sendmail", Amazon SES giúp chúng ta gửi thư qua dịch vụ local hoặc dịch vụ dựa trên đám mây. ✅ Hỗ trợ những cache backend phổ biến Đặc biệt, cũng Redis out-of-the-box và Memcached, Framework Laravel hỗ trợ những cache backend. Ưu điểm này giúp bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh được nhiều cấu hình cache. ✅ Tốc độ xử lý nhanh Không những vậy, công cụ này còn hỗ trợ hiệu quả cho việc lập những dự án lớn trong khoảng thời gian ngắn hoặc tạo website. Vì vậy, Laravel được những lập trình viên và công ty công nghệ ứng dụng để phát triển sản phẩm của họ. ✅ Dễ sử dụng Hơn nữa, dễ sử dụng chính là lý do khiến Laravel được sử dụng phổ biến. Bạn chỉ cần có vốn kiến thức cơ bản về lập trình PHP và bỏ ra vài giờ là đã có thể thực hiện được dự án nhỏ.  ✅ Tính bảo mật cao Tính bảo mật cao là ưu điểm của Laravel được nhiều người yêu thích nhất hiện nay. Công cụ cung cấp những tính năng bảo mật mạnh giúp người dùng an tâm tập trung cao độ cho việc phát triển sản phẩm:Dùng PDO để chống sự tấn công của SQL Injection.Dùng field token ẩn để chống sự tấn công kiểu CSRF.Đặc biệt, Laravel escape các biến đều được đưa ra những view mặc định, vì thế có thể tránh sự tấn công của XSS. Nhược điểm Bên cạnh ưu điểm nổi trội công nghệ này cũng tồn tại một số hạn chế nhất định. Vậy nhược điểm của Laravel là gì? Tham khảo bảng sau để biết nhé bạn: [caption id="attachment_28913" align="aligncenter" width="1000"] Tuy nhiên Laravel không hỗ trợ chức năng thanh toán, giữa những phiên bản thiếu sự liên tục…[/caption] Nhược điểm Chi tiết ✅ Không hỗ trợ chức năng thanh toán Nhược điểm đầu tiên phải kể tới đó chính là Laravel không hỗ trợ chức năng thanh toán. Điều này khiến bạn tốn khá nhiều công sức khi thanh toán để tạo sản phẩm.  ✅ Giữa những phiên bản thiếu sự liên tục Không những vậy, công cụ cũng chưa có sự chuyển đổi liền mạch, liên tục từ Laravel 4 sang 5. Nếu như bạn cố update code, có thể sẽ hủy hoặc phá vỡ ứng dụng. ✅ Chất lượng Hơn nữa, một số thành phần trong Laravel cũng không được thiết kế tốt, chẳng hạn dependency injection.Vì vậy, đối với những nhà phát triển nghiệp dư, đây không là chọn lựa tốt. Nhưng, công cụ này hiện vẫn đang được NPH cải hiện. Phiên bản mới sẽ tốt hơn nhiều bản cũ và cũng ít sai sót hơn. ✅ Một số nâng cấp của Laravel có thể có vấn đề Một số nâng cấp của Laravel có thể có vấn đề cũng là nhược điểm khiến nhiều người đau đầu. Không chỉ Laravel, đây còn là vấn đề của những PHP Framework. Vậy nên, trước khi nâng cấp ứng dụng website/ mobile những nhà phát triển cần phải đưa ra được cách phòng ngừa. ✅ Quá nặng đối với ứng dụng di động Đối với mobile app, việc tải lại trang có thể hơi nặng khi so sánh với những web. Hay có thể nói Framework Laravel quá nặng đối với ứng dụng di động Đối với trường hợp này, nhà phát triển web nên dùng Framework như Backend JSON API. Các tính năng tiêu biểu của Laravel Để khái quát rõ hơn Laravel là gì, chúng ta cần tìm hiểu những tính năng của công cụ. PHP chính là server scripting language khá phổ biến trong những công ty phát triển phần mềm. Những nhà phát triển hiện nay mong muốn tạo ra web và ứng dụng web phức tạp hơn. Việc này đã làm cho họ tốn nhiều thời gian. Những PHP Framework với những tính năng vượt trội là giải pháp hiệu quả cho việc này. Vậy tính năng của Laravel là gì? Authorization cùng với Program Logic Technique Authorization và Program Logic Technique là tính năng quan trọng nhất của bất cứ app web nào. Những lập trình viên đã tốn nhiều thời gian để có thể phát triển được Authentication Computer Code. [caption id="attachment_28915" align="aligncenter" width="880"] Authorization cùng với Program Logic Technique[/caption] Công cụ này kiểm soát hiệu quả các truy cập vào tài nguyên và sắp xếp Authorization Logic. Laravel design mới sẽ có cả validation computer code. Điều này giúp chúng ta rút ngắt thời gian tạo mã.  Hơn nữa, Application reasoning trong công cụ Laravel cũng đã được NPH triển khai trong các công cụ dùng controller để tạo lộ trình tới khai báo qua cú pháp. Đồng thời Framework này cung cấp cho các lập trình viên tính linh hoạt khi xây dựng website từ nhỏ tới lớn. Blade Templating Engine Blade Templating Engine chính là tính năng được đánh giá cao nhất của Laravel. Tính năng này rất dễ hiểu và dùng khi làm việc trực tiếp với những ngôn ngữ HTML/ PHP.  Hơn nữa Laravel web development còn cho phép chúng ta soạn thảo mã PHP trong layout shape. Điều này giúp giảm thiểu được những khó khăn khi dùng Laravel. Laracasts Laracasts - tính năng quan trọng của Laravel. Vậy Laracasts trong Laravel là gì? Công cụ này chính là sự kết hợp hài hòa giữa hướng dẫn bằng video trả phí và miễn phí. Laracasts giúp chúng ta hiểu được cách dùng Laravel.  [caption id="attachment_28917" align="aligncenter" width="927"] Laracasts - tính năng quan trọng của Laravel[/caption] Jeffery chính là người thực hiện những video đó. Ông là chuyên gia, đồng thời là người hướng dẫn có nhiều năm kinh nghiệm. Jeffery đã đưa ra những hướng dẫn chính xác, chi tiết, tạo các bài học ý nghĩa có nội dung chất lượng cao. Vậy nên việc học Laravel đã trở nên thú vị hơn đối với nhiều người. Hỗ trợ tập tin khác nhau Mặt khác, Laravel còn hỗ trợ nhiều tập tin khác nhau. Cụ thể là tính năng local support network cho những document service dùng hệ thống Fly.  Tương tự, những chọn lựa cloud-based inventories đã được NPH tạo ra gần hơn với cloud-based platforms. Bảo mật Laravel bảo đảm an toàn cho các trang web Application. Công cụ này dùng mật khẩu băm Bcrypt, đồng thời không lưu password ở dạng văn bản thuần túy,  Laravel dùng SQL statement khiến cho những Injection attack khó có thể tiếp cận. Cụ thể, công cụ cung cấp phương pháp thoát khỏi user input giúp tránh Injection của <script>. Artisan Artisan là tính năng tiếp theo của Laravel. Lập trình viên sẽ dùng dòng lệnh tạo, quản lý Laravel để tương tác với Framework. Tính năng này giúp cho lập trình viên dễ dàng giải quyết những công việc lặp đi lặp lại khá nhàm chán. Migration System Databases Sau mỗi lần thay đổi, Migration System Databases giúp phần mềm tăng Database structure, đồng không làm mất code. Công cụ còn thay cấu trúc bằng cách dùng mã PHP.  Mặt khác, Laravel Schema còn cho phép tạo bảng cơ sở dữ liệu, cũng như chèn cột và chỉ mục. Đây có thể coi là phiên bản có quyền kiểm soát cơ sở dữ liệu. >>> Xem thêm: Yoast SEO là gì? Trọn bộ hướng dẫn cách thiết lập và sử dụng Yoast Hướng dẫn cài đặt Laravel đơn giản Các bước cài đặt Laravel Framework không quá phức tạp. Tuy nhiên, để thực hiện chính xác và nhanh chóng, bạn hãy tham khảo chi tiết bên dưới: [caption id="attachment_28919" align="aligncenter" width="833"] Các bước cài đặt Laravel Framework không quá phức tạp[/caption] Cấu hình cài đặt Laravel là gì? Để cài Laravel, máy tính của bạn cần đáp ứng được yêu cầu cấu hình bắt buộc sau: PHP >= 5.5.9. PDO PHP Extension. OpenSSL PHP Extension. Tokenizer PHP Extension. Mbstring PHP Extension. Đối với hệ điều hành Windows: Dùng Phần mềm tạo Webserver như Wamp, Openserver, Ampps, Xampp… Cài đặt Laravel Vậy cách cài đặt Laravel là gì? Hiện nay có 2 cách để cài Laravel như sau: Cài đặt qua Laravel Installer Installer là thư viện của Laravel, được viết ra với mục đích giúp người dùng cài đặt công cụ này bởi câu lệnh duy nhất. Để thực hiện bạn hãy mở Terminal (Git Bash hoặc CMD) và gõ dòng lệnh: composer global require "laravel/installer” Tiếp đến bạn hãy chắc chắn đã thêm đường dẫn file thực thi của Composer vào Windows Environment Variables Path. Hệ điều hành Windows đường dẫn này ở “%appdata%\Composer\vendor\bin”. Đối với Linux và macOS ở “~/.composer/vendor/bin“. Khi cài đặt xong, bạn hãy di chuyển tới mục htdocs trong XAMPP -> mở cửa sổ lệnh (Windows: nhấn Shift + chuột phải -> Git Bash Here hoặc Command Window Here) và gõ dòng lệnh: laravel new blog Trong đó blog là tên của thư mục Laravel project. Chỉ với vài bước đơn giản trên là bạn đã cài đặt Laravel xong rồi đấy. Cài đặt qua Composer Ngoài ra chúng ta còn có thể cài đặt công cụ này qua Composer. Bạn hãy trực tiếp di chuyển đến thư mục htdocs trong XAMPP ->  mở cửa sổ lệnh -> gõ dòng lệnh: composer create-project --prefer-dist laravel/laravel blog Cũng như trên, blog là tên của thư mục Laravel project. Bạn còn đắn đo gì nữa, thử ngay thôi nào! Những bài viết liên quan: WordPress là gì? Hướng dẫn cài đặt WordPress cực đơn giản Contact Form 7 là gì? Hướng dẫn cấu hình Contact Form 7 hiệu quả Hướng dẫn tích hợp Facebook Chat vào website đơn giản nhất Sitemap WordPress là gì? Hướng dẫn các cách tạo Sitemap cho website Trên đây là các thông tin hữu ích về ưu điểm, tính năng cách thức cài đặt  của Laravel. Hy vọng qua những chia sẻ này từ FPT Cloud bạn sẽ hiểu rõ hơn Laravel là gì. Nếu là muốn thử sức với ngành lập trình, hoặc bạn là lập trình viên mới hãy thực hiện ngay theo hướng dẫn trên để sử dụng Framework nhé!

Hướng dẫn cách đăng ký tên miền tiếng Việt có dấu miễn phí

16:26 13/07/2022
Tên miền tiếng Việt cần được tạo nên từ các ký tự quy định theo tiêu chuẩn TCVN 6909:2001. Bên cạnh đó, mỗi Domain đều phải đăng ký trước khi đi vào sử dụng. Trong bài viết dưới đây, FPT Cloud sẽ phân tích cụ thể hơn tên miền tiếng Việt là gì. Ngoài ra còn là các thông tin hữu ích cho những ai đang muốn xây dựng website đạt chuẩn. Tên miền tiếng Việt là gì? Tên miền tiếng Việt và hệ thống Domain bản địa khác đều thuộc hệ thống tên miền đa ngữ IDN. Yếu tố này đã được ICANN công nhận trên toàn cầu. Đó cũng là một phần đóng góp vào sự phát triển của công nghiệp nội dung Internet trên thế giới. [caption id="attachment_28766" align="aligncenter" width="800"] Tên miền Việt Nam được xây dựng dựa trên bảng mã tiêu chuẩn[/caption] Chính xác hơn, tên miền tiếng Việt nằm trong hệ thống Domain của quốc gia Việt Nam – “.vn”. Trong đó, các ký tự hợp thành lấy từ bảng mã theo tiêu chuẩn TCVN 6909:2001 và bảng mở rộng. Hiện nay, việc đăng ký, sử dụng tên miền tiếng Việt bổ sung thêm nhiều lựa chọn. Việc này góp phần thay thế địa chỉ web truyền thống, vốn chỉ chấp nhận chữ Latin. Hoạt động đăng ký, sử dụng tên miền tiếng Việt có dấu mang ý nghĩa quan trọng. Sự thay đổi này đã góp phần tạo ra môi trường thuần Việt trên Internet. Qua đó còn chứng minh khả năng hội nhập công nghệ, ứng dụng tài nguyên Internet. Từ ngày 28/4/2011, trung tâm Internet Việt Nam chính thức cung cấp tên miền tiếng Việt miễn phí. Hoạt động này áp dụng cho tất cả tổ chức, cá nhân. Nguyên tắc hàng đầu là “đăng ký trước, được quyền sử dụng trước”. >>> Có thể bạn quan tâm: Tên miền được phân cách bởi dấu gì và có những loại nào? Tên miền tiếng Việt gồm những loại nào? Để đáp ứng đúng mục đích sử dụng, bạn cần biết website phù hợp với loại Domain nào. Dưới đây là phân loại tên miền tiếng Việt các cấp. [caption id="attachment_28771" align="aligncenter" width="800"] Tên miền được phân loại theo tiêu chí và đối tượng sử dụng[/caption] ✅Phân loại tên miền Ý nghĩa ✅Domain tiếng Việt cấp 2 dùng chung Tên miền phân theo địa giới hành chính: tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Domain này dùng chung, không cấp riêng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nào… ✅Domain tiếng Việt cấp 2 dùng riêng Tên miền tiếng Việt dành cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng theo yêu cầu của riêng họ. ✅Domain tiếng Việt cấp 3 Là tên miền tiếng Việt dưới cấp 2, dùng chung, phân theo địa giới hành chính. Domain dành cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng theo yêu cầu riêng. Lợi thế của việc đăng ký Domain tiếng Việt Tên miền tiếng Việt không chỉ giúp website vận hành hợp pháp. Bên cạnh đó còn là nhiều quyền lợi đi kèm, có thể bạn chưa biết. Bảo vệ thương hiệu Khi đăng ký tên miền tiếng Việt, bạn có thể bảo vệ thương hiệu theo chính ngôn ngữ này. Hình thức viết liền, không dấu khiến khách hàng không hiểu chính xác. Điều này vô tình làm mất đi ý nghĩa thuần Việt vốn được doanh nghiệp tâm đắc. Đôi khi, viết không dấu còn gây ra nhầm lẫn với thương hiệu khác. Người dùng còn có thể vô tình hiểu sai thông điệp bạn muốn truyền tải. Tối ưu SEO Lợi ích vô cùng quan trọng của đặt tên miền tiếng Việt là tối ưu từ khóa SEO. Điều này phát huy mạnh mẽ trên Google khu vực Việt Nam. Dựa vào đó, công cụ tìm kiếm đánh giá điểm uy tín, độ tin cậy cao hơn cho website. [caption id="attachment_28773" align="aligncenter" width="800"] Domain chứa từ khóa mang đến hiệu quả SEO không hề nhỏ[/caption] Bạn có thể tối ưu từ khóa trong Domain hoàn toàn miễn phí. Hàng năm, chủ quản trị website chỉ cần trả phí duy trì. Vô cùng tiện lợi Các chức năng trên tên miền không bị hạn chế, có thể khai thác toàn bộ. Không những vậy, thủ tục đăng ký đơn giản, tiết kiệm thời gian. Bạn có thể nhận hỗ trợ redirect đến các trang có sẵn. Lợi ích cuối cùng là tên miền tiếng Việt vận hành hiệu quả trên Chrome, FireFox, Safari. Bất kỳ ai cũng đến được website thông qua các nền tảng này, không lo báo lỗi. >>> Có thể bạn quan tâm: Cách tạo cuộc họp trên Microsoft Teams và chia sẻ đến người tham gia Quy trình đăng ký tên miền tiếng Việt có dấu miễn phí Những lợi ích nêu ra ở trên chắc chắn đã đủ thuyết phục bạn đăng ký. Dưới đây là quy trình chung để sở hữu Domain sớm nhất. Bước 1: Tạo tài khoản quản lý Domain tiếng Việt miễn phí Bạn truy cập vào trang: http://dangky.tenmientiengviet.vn. Sau đó, hãy nhấn nút “Tạo tài khoản mới để bắt đầu”. Tại đây, người dùng điền thông tin Account của mình. Tiếp theo, bạn ấn vào “Kiểm tra tính sẵn có”. Hoạt động này nhằm mục đích xem có ai đã sử dụng tài khoản này chưa. Kế đó, bạn điền đầy đủ vào mục “Thông tin về người dùng”. Những trường đánh dấu * bắt buộc phải khai báo. Bạn có thể để chủ thể tương ứng là cá nhân hoặc doanh nghiệp. Số lượng tài khoản tối đa được đăng ký cho cá nhân là 5 tên miền. Đối với tổ chức, con số lên đến 100 Domain. Nếu như đã có sẵn tài khoản, hãy đăng nhập hệ thống để tiếp tục đăng ký. Bước 2: Đăng ký Tại bước trên, bạn đã hoàn tất tạo tài khoản trên hệ thống tên miền Việt Nam (VNNIC). Sau đó, người dùng tiến hành đăng ký một Domain. Hệ thống sẽ tự động kiểm tra sự tồn tại cùng tính hợp lệ. [caption id="attachment_28775" align="aligncenter" width="800"] Bạn cần đăng ký tên miền chưa thuộc quyền sở hữu của đối tượng nào[/caption] Lựa chọn mục đích đi tới hệ thống là đăng ký tên miền Việt Nam. Yêu cầu người dùng tick vào ô đã đọc và đồng ý với các nguyên tắc đề ra. Chọn “Tiếp tục”. Khi đã hoàn thành các thao tác trên, bạn “Nhập lại mã xác thực” và chọn nút “Tạo tài khoản”. Lúc này, hệ thống sẽ hiện ra một cửa sổ thông báo mới, hãy chọn “OK”. Lưu ý, khi điền vào ô tên miền, Domain lựa chọn phải phù hợp chính sách VNNIC. Ngoài ra, đó phải là những định danh chưa có ai đăng ký sử dụng. Bước 3: Khởi tạo dịch vụ và chờ xác nhận quyền sử dụng Sau khi đăng ký tên miền thành công, bạn chờ khoảng 24 giờ để hệ thống xác nhận quyền sử dụng. Nếu đã phê duyệt xong, người dùng được lựa chọn loại dịch vụ phù hợp yêu cầu. Điều đáng chú ý là VNNIC sẽ tiến hành xét duyệt để chắc chắn tên miền đảm bảo yêu cầu. Thông thường, Domain cần đi theo thuần phong mỹ tục. Để chắc chắn về trạng thái, bạn kiểm tra trên trang Whois của website http://tenmientiengviet.vn. Trên đây là những điều cơ bản cần biết khi muốn tạo lập website. Để tối ưu, bạn nên xác định trước cấp độ Domain của mình. Việc nghiên cứu quy trình đăng ký cũng là cần thiết để hoạt động này diễn ra nhanh chóng. FPT Cloud tin rằng tên miền tiếng Việt chắc chắn sẽ đem lại nhiều lợi thế cho cá nhân và doanh nghiệp. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399  

Contact Form 7 là gì? Hướng dẫn cấu hình Contact Form 7 hiệu quả

10:59 13/07/2022
Contact Form 7 là Plugin được viết bởi Takayuki Miyoshi. Tùy biến này giúp cho WordPress có thể tạo form liên hệ, đồng thời chèn form vào trang bạn muốn. Vậy Contact form gì? Cấu hình Contact Form 7 như thế nào? Cách sử dụng ra sao? Trong bài viết hôm nay, FPT Cloud sẽ giúp bạn biết cách cách cài đặt cấu hình và sử dụng tùy biến này dễ dàng, nhanh nhất.  Contact Form 7 là gì? Contact Form 7 chính là Plugin tạo Form miễn phí cho web Wordpress của bạn. Tùy biến này viết bởi Takayuki Miyoshi, hiện nay được người dùng đánh giá cao với những ưu điểm về khả năng tùy biến, dễ sử dụng, tính tiện dụng, thân thiện, dung lượng thấp… [caption id="attachment_28665" align="aligncenter" width="1024"] Contact Form 7 chính là Plugin tạo Form miễn phí cho web Wordpress của bạn[/caption] Khi sử dụng Contact Form bạn có thể điều chỉnh được hình thức email cũng như nội dung theo ý muốn của mình. Hay bạn có thể hiểu dễ dàng hơn, khi truy cập vào website bất kỳ bạn sẽ thấy thông tin của như email hoặc số điện thoại, địa chỉ liên hệ ở đó… Đây chính là chức năng Contact Form 7 làm cho web của bạn. Ngoài ra, tùy biến này còn hỗ trợ nhiều tính năng khác như: Captcha, bộ lọc spam akismet, Ajax-powered submitting… >>> Xem thêm: Hướng dẫn tích hợp Facebook Chat vào website đơn giản nhất Các bước cấu hình Contact Form 7 Các bước cấu hình Contact Form 7 Wordpress khá đơn giản. Tuy nhiên để thực hiện chính xác và nhanh chóng, bạn hãy làm theo các bước hướng dẫn sử dụng Contact Form 7 bên dưới: Bước 1: Tải và cài đặt Để cấu hình tùy biến này, trước hết bạn cần tiến hành cài đặt Contact Form 7 theo 4 bước đơn giản sau: Tải Plugin theo link: https://vi.wordpress.org/plugins/contact-form-7.  Sau khi tải về bạn hãy truy cập Wordpress Dashboard -> chọn mục Plugin -> click Add New. [caption id="attachment_28667" align="aligncenter" width="778"] Truy cập Wordpress Dashboard -> chọn mục Plugin -> click Add New[/caption] Tại ô tìm kiếm ở Add Plugins bạn hãy gõ key Contact Form 7 -> bấm Enter. Nhấn đúp vào Install -> chọn Active để cài đặt và kích hoạt Contact Form 7. [caption id="attachment_28669" align="aligncenter" width="805"] Nhấn đúp vào Install -> chọn Active để cài đặt và kích hoạt Contact Form 7[/caption] Khi cài đặt xong, chúng ta dễ dàng tìm được Plugin Contact Form 7 ở menu dọc tại Contact của WordPress. Bước 2: Tạo cấu hình Sau khi plugin này kích hoạt thành công, bạn hãy tiến hành nhấn chọn mục Contact Form -> click Add New. Tuy nhiên nếu đã có sẵn Form mặc định, chúng ta có thể thay đổi cấu trúc của định dạng bằng cách nhấn chọn vào Edit. [caption id="attachment_28672" align="aligncenter" width="800"] Nhấn vào Contact Form -> click Add New, hoặc chọn Edit nếu đã có sẵn Form mặc định[/caption] Với chọn lựa Add new bạn hãy điền thông tin về tên Form trong menu liên hệ để dễ dàng phân biệt khi có nhiều Form. Đồng thời tiến hành sửa những giá trị mặc định trong nội dung Form. Cụ thể các giá trị cần sửa gồm: Your name: Đây chính là họ tên của khách hàng. Your email: Nghĩa là email của khách hàng. Your Subject: Được hiểu là tiêu đề liên hệ. Your message: Là nội dung của tin nhắn. [caption id="attachment_28674" align="aligncenter" width="786"] Điền tên Form trong menu liên hệ và sửa những giá trị mặc định trong nội dung Form[/caption] Bên cạnh đó bạn cũng có thể mở rộng được những nội dung trong Form liên hệ một cách đơn giản bằng cách dùng công cụ có sẵn. [caption id="attachment_28676" align="aligncenter" width="809"] Mở rộng được những nội dung trong Form liên hệ[/caption] Bước 3: Cấu hình mail Cài đặt cấu hình mail bằng cách click Tab -> chọn cấu hình mail.  [caption id="attachment_28678" align="aligncenter" width="764"] Click Tab -> chọn cấu hình mail[/caption] Trong đó: Mail nhận: Điền địa chỉ mail dùng để nhận thư liên hệ. Mail gửi: Tức là email của công ty/doanh nghiệp. Tại phần này bạn nên dùng mail theo tên miền để tạo dấu ấn với đối tác/khách hàng và khẳng định thương hiệu, đồng thời tăng tỉ lệ người đọc thư khi nhận. Tiêu đề: Đây chính là tiêu đề của mail, bạn nên điền ngắn gọn, có thể khái quát nội dung tin nhắn. Bên cạnh đó, tiêu đề phải vừa kích thích vừa gần gũi với người nhận. Đây là cách phát triển Marketing hiệu quả.  Additional headers: Cho phép chúng ta Cc hoặc Bcc. tức là thêm tiêu đề bổ sung. Điều này giúp chúng ta có thể chèn được thẻ thư vào vị trí bất kỳ trong mỗi dòng tiêu đề. Message body: Điền những giá trị đã khai báo tại mục Nội dung Form trong các bước bên trên.  Bước 4: Cài đặt thông báo Để cài đặt những thông báo hiển thị khi Form được hoàn thiện, bạn hãy làm theo 4 bước sau: [caption id="attachment_28680" align="aligncenter" width="792"] Chọn Tab -> nhấn chọn mục Thông báo và chú ý -> thay đổi nội dung trong khung thông tin hiển thị[/caption] Chọn Tab. Nhấn chọn mục Thông báo và chú ý .  Tiến hành thay đổi nội dung trong khung thông tin hiển thị. Nhấn Lưu để lưu Form liên hệ. Bước 5: Chèn khung liên hệ Đến đây là bạn đã cài đặt cấu hình Contact Form 7 thành công, lúc này giao diện sẽ hiển thị đoạn shortcode, bạn hãy copy để gán vào bài viết cũng như trang bạn muốn hiển thị Form. [caption id="attachment_28682" align="aligncenter" width="698"] Chèn khung liên hệ vào bài viết cũng như trang bạn muốn hiển thị Form[/caption] >>> Xem thêm: Hướng dẫn cách đổi tên miền WordPress & Lưu ý quan trọng Bước 6: Kiểm tra kết quả Để kiểm tra kết quả, bạn hãy tiến hành dán shortcode vào bài viết hoặc trang như hình bên dưới: [caption id="attachment_28684" align="aligncenter" width="796"] Dán shortcode vào bài viết hoặc trang[/caption] Vậy là bạn đã thành công tạo Form liên hệ giúp lấy contact cho những chương trình Marketing. Sửa cài đặt cấu hình của tùy chọn Contact form 7 Nếu như bạn muốn sửa những phương thức hiển thị hoặc nội dung hãy quay lại bước thứ 3 rồi tiến hành sửa thông tin theo hình bên dưới: [caption id="attachment_28688" align="aligncenter" width="619"] Sửa cài đặt cấu hình của tùy chọn Contact form 7[/caption] Lưu ý: Tại nội dung mail gửi, bạn có thể chỉnh dữ liệu theo ý muốn. Những bài viết liên quan: Hướng dẫn tích hợp Facebook Chat vào website đơn giản nhất Sitemap WordPress là gì? Hướng dẫn các cách tạo Sitemap cho website File Robots.txt là gì? Các cách tạo file Robots.txt cho WordPress Hướng dẫn cách sử dụng WordPress chi tiết cho người mới bắt đầu Trên đây là hướng dẫn chi tiết từ A đến Z cách cấu hình Contact Form 7, hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Khi thiết lập nếu gặp phải khó khăn, bạn hãy liên hệ cho FPT Cloud để được tư vấn chi tiết nhất. Chúc bạn cài đặt Contact Form 7 thành công và sử dụng tốt cho web của mình!

Hướng dẫn cách sử dụng WordPress chi tiết cho người mới bắt đầu

11:25 08/07/2022
Cách sử dụng WordPress như thế nào là câu hỏi của không ít nhà quản trị website. Bởi lẽ, thông qua nền tảng này, vô vàn những tiện ích tối ưu mở ra trước mắt. Vì thế, trong bài viết dưới đây, FPT Cloud sẽ giúp bạn tiếp cận và khai thác nhanh nhất. Hãy tham khảo đến những phần cuối cùng để nắm trọn hướng dẫn sử dụng WordPress. WordPress là gì? Nghiên cứu cách sử dụng WordPress chỉ thực sự có ý nghĩa khi bạn hiểu về công cụ này. Đây là một CMS nổi tiếng được rất nhiều Blogger tin dùng và dành cho những lời đánh giá cao. Ban đầu, mục đích chính của WordPress là phục vụ cho việc viết Blog. Ngày nay, sự linh hoạt đã được đưa lên một tầm cao mới. Qua hướng dẫn cách dùng WordPress, bạn sẽ thấy công cụ có khả năng hỗ trợ: Tạo Blog cá nhân. Xây dựng Landing Page phục vụ cho việc giới thiệu sản phẩm. Đấu giá. Học online. Vận hành sàn thương mại điện tử theo cách đơn giản nhất… Ngôn ngữ lập trình trong WordPress là PHP, sử dụng với cơ sở dữ liệu MySQL. Ưu điểm mạnh mẽ của WordPress là có thể mở rộng các tính năng bằng Plugin. Phần nhiều trong số đó cho phép khai thác miễn phí. >>> Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng WooCommerce Plugin cho người mới Hướng dẫn cách sử dụng WordPress hiệu quả Thông qua hướng dẫn dùng WordPress dưới đây, bạn sẽ thấy rõ hơn tính hiệu quả của công cụ. Ngoài ra, việc tiếp cận cũng không quá khó khăn. Sau khi nghiên cứu, bạn nhanh chóng ứng dụng trong thực tế. [caption id="attachment_28542" align="aligncenter" width="800"] Bạn sẽ bắt đầu từ thanh Menu định hướng bên trái màn hình[/caption] Việc đầu tiên trước khi đến với hướng dẫn WordPress là tải và cài đặt. Sau đó, bạn tiến hành đăng nhập vào quản trị website. Dashboard chính là khu vực đầu tiên người dùng đặt chân đến. Qua đó cung cấp cái nhìn tổng quan về toàn bộ web với 3 vùng chính. Khu vực 1: Cung cấp thanh công cụ thao tác nhanh thường dùng. Khu vực 2: Menu quản lý WordPress chi tiết nhất. Khu vực 3: Dành cho khung hiển thị thông tin, nội dung thao tác,... Trong những phần tiếp theo, cách sử dụng WordPress sẽ tập trung vào phần quan trọng nhất – khu vực 2. Ngoài ra, menu định hướng chính nằm ở phía trái màn hình. Trong đó chứa tất cả liên kết đến mục quản lý khác nhau. Nếu bạn di chuột đến từng thành phần trong menu sẽ tiếp tục hiện ra các danh sách con. Bây giờ, hãy đến với hướng dẫn sử dụng cho từng phần trên nền tảng này. Dashboard – Bảng điều khiển Như đã biết trong phần mở đầu của cách sử dụng WordPress, Dashboard là nơi tập hợp công cụ. Mục đích dùng liên quan đến theo dõi thống kê website và cập nhật phiên bản Themes, Plugins, WordPress,… Để dễ hình dùng, bạn nên đi vào từng phần cụ thể trong bảng. [caption id="attachment_28546" align="aligncenter" width="800"] Trong phần đầu tiên, bạn cần làm quen với Dashboard[/caption] ✅Các phần trong Dashboard Mục đích sử dụng ✅Home - Cách sử dụng WordPress trong khu vực này là theo dõi các tiến trình.- Bên cạnh đó là báo cáo chi tiết bài viết, bình luận,… ✅Các modules khác - Welcome to WordPress!: Những tin tức mới nhất về WordPress sẽ xuất hiện tại đây.- At a Glance: Hiển thị số bài viết, nhận xét và tổng trang hiện có. Ngoài ra, phiên bản WordPress/Theme đang dùng cũng xuất hiện tại đây.- Quick Draft: Nhập nội dung vào khu vực này sẽ bắt đầu một bài đăng Blog mới. Tuy nhiên, bạn không thể xuất bản post của mình tại đây. Mục đích chỉ dành cho việc phác thảo ý tưởng để quay trở lại sau.- Activity: Cung cấp thông tin bài viết, nhận xét mới nhất. ✅Update - Một khu vực nữa cần biết trong cách sử dụng WordPress là Update. Đây là nơi bạn cập nhật những bản vá mới nhất của Themes, Plugins đang dùng. Posts – Bài viết Tại đây cho phép đăng và quản lý bài viết. Để tiếp cận, hãy đi từ giao diện quản trị website → Posts. Chức năng cụ thể: [caption id="attachment_28548" align="aligncenter" width="800"] Tại mục Posts, bạn cần thiết lập thành tố cơ bản của một bài viết[/caption] - All post: Hiển thị tất cả bài đăng đã từng thiết lập trước đó. - Add new: Thêm bài viết mới bất cứ khi nào. Phía trong sẽ là hàng loạt các thành phần cần thao tác. Khi đã thực hiện đầy đủ, bạn cấu thành nên bài viết mới hòa chỉnh. Cụ thể như sau: - Dấu cộng khoanh tròn góc trên cùng màn hình: Cho phép thêm Block mới. Khi click vào đây, bạn sẽ thêm cấu hình các trường như Image, Heading, Cover, Gallery,… - Add Title: Thêm tiêu đề. - Document: Truy cập vào Document Setting gồm Category, Tag, ảnh đại diện,…Với Categories là danh mục bài viết. Bạn bấm “Add New Category” để thêm. Tags sử dụng để gắn thẻ nhanh cho post. - Block: Khi bạn chọn khối, phần này cho phép truy cập setting. Trong đó hàm chứa text setting, color setting, advantage,… - Publish: Xuất bản. - Slug: Nên để trống. Hệ thống sẽ mặc định lấy tên Category để tạo đường dẫn cho bạn. - Name: Tên Category. - Parent Category: Thư mục mẹ. Nếu để None nghĩa là bài viết không nằm trong Category nào khác. Trái lại, bạn chọn trong box xổ xuống Category mẹ nếu muốn. - Description: Mô tả. - Add new Category: Hình thành chuyên mục mới, hiển thị góc bên phải trang. Đó là những điều cơ bản cần biết trong cách sử dụng WordPress tại mục Post. Các chức năng vừa tiện lợi lại linh hoạt theo nhu cầu sáng tạo. Media Trong cách sử dụng WordPress, bạn không thể bỏ qua việc quản lý hình ảnh/tập tin đã tải lên. Tất cả đều được tổng hợp và tìm kiếm dễ dàng tại khu vực Media → Library trong Dashboard. [caption id="attachment_28550" align="aligncenter" width="800"] Tại Media, bạn có thể quản lý hình ảnh, video dễ dàng[/caption] Không chỉ xem, bạn còn có thể tùy chọn kiểu hiển thị dạng lưới hoặc kiểu phổ thông. Việc sắp xếp Media theo ngày tháng cũng được hỗ trợ. Khi muốn upload tập tin mới nhưng không cần vào trang soạn thảo, bạn ấn liên kết “Add New”. Pages – Quản lý trang Khi học cách sử dụng WordPress, bạn sẽ thấy phần này tương tự như mục Post. Thế nhưng, trong đó không có Categories và Tags. Mục đích là để đăng các trang nội dung chứa yếu tố chung chung. Bạn dễ dàng bắt gặp những đối tượng này không phân loại bởi Category hay Tag nào đó. Ví dụ tiêu biểu là trang giới thiệu, liên hệ,… - All pages: Rất đơn giản, trong đó hiển thị tất cả trang bạn tạo trước đó. Cách sử dụng WordPress tại đây là chỉnh sửa, xem trước hoặc xóa các trang. - Add new page: Thêm mới một trang bằng cách chọn Pages →  Add New. Như đã nói, tại Pages sẽ có các tính năng như Post. Tuy nhiên, Pages sử dụng cấu trúc cha con(Parent Page) và thứ tự(Order) để sắp xếp vị trí trang. Comments – Quản lý bình luận Khi tìm hiểu cách sử dụng WordPress, đây cũng là một phần không thể bỏ qua. Bởi lẽ, khu vực này giúp quản lý, chỉnh sửa, xóa các bình luận trên website. [caption id="attachment_28552" align="aligncenter" width="800"] Quản lý bình luận trang là điều quan trọng không thể thiếu[/caption] Qua đó, bạn dễ dàng định hướng tương tác theo mong muốn của mình. Nhờ thế, mục đích tiếp cận người dùng trở nên thuận tiện hơn. >>> Xem thêm: Visual Composer là gì? Hướng dẫn sử dụng Plugin tối ưu nhất Appearance – Quản lý giao diện Quản lý giao diện là điều thiết yếu cần biết trong cách sử dụng WordPress. Bởi lẽ, đó là bộ mặt, nơi tương tác và để lại dấu ấn của doanh nghiệp. Quan trọng hơn cả chính là khả năng tiếp cận và chuyển đổi hành động. Themes Việc cài đặt Themes giao diện rất dễ dàng, chỉ tốn vài phút. Với hướng dẫn cách sử dụng WordPress dưới đây, bạn thực hiện bằng một trong hai hình thức. Cách thứ nhất là thiết lập giao diện từ thư viện WordPress.Org. Tại đây, bạn được cung cấp hàng ngàn Template để tận dụng. Phương pháp thay thế là cài giao diện WordPress thủ công – upload từ máy tính. Hình thức này giúp bạn sở hữu Themes do bên thứ ba cung cấp. Một lưu ý là cần chuẩn bị tập tin giao diện ở dạng .ZIP trên máy tính cá nhân trước khi thực hiện cài lên website. Widget Widget là một trong những tính năng không thể bỏ qua trong cách sử dụng WordPress. Đó là tập hợp một loạt chức năng để bạn chèn vào sidebar của Theme. [caption id="attachment_28554" align="aligncenter" width="800"] Bạn có thể tùy chọn Widget bằng thao tác kéo thả[/caption] - Available Widgets: Các loại được Theme cung cấp. - Vị trí của Widget: Thường là cột bên tay phải sidebar và phía chân trang footer. Đôi khi, bạn sẽ thấy ở cột bên tay trái nếu nội dung chính đặt bên phải. Thông thường, Widget không bị giới hạn về vị trí. - Inactive Widgets: Đây là khu vực đưa các Widget hiện thời không sử dụng vào. WordPress sẽ giữ nguyên thiết lập. Bất cứ khi nào bạn muốn dùng chỉ cần kéo ra là xong, không mất công cài đặt lại. Trong cách sử dụng WordPress để đưa Widget vào website, bạn cần lưu ý. Đầu tiên là xác định Widget muốn dùng và vị trí đang ở đâu. Tiếp theo, hãy chọn nơi muốn chèn vào như đã giới thiệu ở trên. Việc còn lại là bạn chỉ cần kéo thả Widget vào khu vực ưa thích. Thao tác thực hiện là click & giữ chuột trái rồi kéo. Cách sử dụng WordPress thay thế là click vào Widget và chọn vị trí từ cửa sổ nhỏ hiện lên bên dưới. Cuối cùng, bạn đừng quên nhấn vào “Add Widget”. Menus Trong quá trình nghiên cứu cách sử dụng WordPress, bạn cần biết ý nghĩa của Menus là gì. Đây là thanh trình đơn dùng để hiển thị các liên kết trên Theme. [caption id="attachment_28556" align="aligncenter" width="800"] Xây dựng cấu trúc Menu tiện lợi hơn nhờ sự hỗ trợ của WordPress[/caption] Tùy thuộc vào Theme, số lượng Menu và vị trí hiển thị sẽ khác nhau. Bạn có thể tạo ra nhiều Menu hơn nhưng chỉ duy nhất một đối tượng được chỉ định hiển thị trên Menu Location. Để truy cập trang quản lý Menu, bạn đi tới Appearance  → Menus trong Dashboard. Hệ thống mặc định bạn chưa có một danh sách nào. Tại đây, hãy điền tên Menu cần tạo rồi ấn “Create”. Sau đó, phía bên trái sẽ xuất hiện đối tượng bạn có thể thêm vào danh sách. Cụ thể như Pages, Posts, Custom Links, Categories. Hãy chọn vào mục muốn thêm và ấn nút “Add to Menu”. Khi đã thêm đầy đủ liên kết vào Menu mong muốn, cách sử dụng WordPress tiếp theo là gì. Bạn chọn Menu Location cần áp dụng tại phần ‘Menu Settings” phía dưới và ấn “Save”. Ngoài ra, người dùng cũng có thể kéo/thả liên kết để hoán đổi vị trí. Đồng thời, Menu con tạo ra bằng cách thao tác tương tự. Đối tượng đó sẽ nằm thụt vào một liên kết mẹ nhất định. Editor Mục đích của cách sử dụng WordPress trong phần này là thay đổi mã nguồn của giao diện. Bạn đi theo từng bước sau Appearance  →  Editor  → Select theme to edit  → Select. [caption id="attachment_28558" align="aligncenter" width="800"] Các kỹ thuật hỗ trợ trong Editor giúp thay đổi mã nguồn giao diện[/caption] Sau khi đã chọn thành công, bạn có thể thấy Templates phía cột phải xuất hiện Themes của giao diện. Hãy nhấp chuột vào Themes cần chỉnh sửa rồi “Update File” để lưu thay đổi. Plugins – Quản lý tiện ích Trước khi đến với cách sử dụng WordPress của phần này, bạn cần biết mục đích sử dụng. Đó là mở rộng chức năng. Chỉ cần cài đặt, kích hoạt là bạn có thể thêm tính năng mới, không thông qua lập trình. Đã và đang có hàng ngàn Plugin miễn phí, trả phí được xây dựng cho mục đích khác nhau. Trong đó bao gồm chia sẻ truyền thông xã hội cho tới bảo mật,…Vì thế, bạn chắc chắn sẽ tìm thấy điều đáp ứng được nhu cầu của mình. Cài đặt Để cài đặt Plugins, bạn nhấn nút “Add New” và nhập tên vào ô tìm kiếm. Khi đó xác định được mục tiêu, hãy ấn “Install” và “Active”. Ngoài ra, cũng có nhiều Plugin cao cấp trả phí không thể tự cài từ trang chủ WordPress.Org. Nếu muốn sử dụng, bạn cần cài đặt thủ công bằng cách tải lên website của mình. Quy trình bắt đầu tương tự như trên. Bạn bấm chọn “Add new” tại mục Plugins → Upload Plugins. Hãy chọn file cài đặt từ máy tính để tải lên và thiết lập. Plugin phổ biến Trong thực tế, cùng một mục đích nhưng bạn có thể nhận về nhiều gợi ý Plugins khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là một số cái tên phổ biến, ai cũng sẽ cần: [caption id="attachment_28560" align="aligncenter" width="800"] Nhà quản trị website cần xác định những Plugin thực sự quan trọng[/caption] - Yoast SEO: Nổi tiếng trong việc giúp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. - Wordfence Security: Giúp website an toàn khỏi hacker và phần mềm độc hại. - Contact Form 7: Hỗ trợ nhà quản trị tạo mẫu liên lạc. - WP Helper Lite: Giảm tài nguyên máy chủ, tăng cường sự ổn định. Lưu ý, bạn không nên cài thật nhiều Plugins vì sẽ làm giảm hiệu năng. Hãy xác định đối tượng thực sự cần thiết, nếu không hãy xóa đi. Đó mới chính là cách sử dụng WordPress tối ưu nhất. Users – Quản lý tài khoản Mục đích học cách sử dụng WordPress trong phần Users thường là tạo thêm người dùng. Bạn truy cập Dashboard →  Users →  Add New. Tại đây, hệ thống yêu cầu khai báo thông tin cho người mới. Phân quyền Bạn có thể phân quyền cho từng User mới của mình trong hệ thống. Hoạt động này thực hiện theo Role sau: Trong WordPress, bạn có thể phân quyền cho từng user - Administrator: Nhóm người dùng được sử dụng toàn bộ tính năng. Trong đó không gồm các website khác trong mạng nội bộ. - Editor: Nhóm này có quyền đăng bài lên web và quản lý post của người khác. - Author: Có quyền đăng post lên web và quản lý nội dung họ tự tạo ra. - Contributor: Nhóm này có quyền viết bài mới nhưng không được đăng. Thay vào đó, bạn phải gửi để xét duyệt(Save as Review). - Subscriber: Người dùng này chỉ quản lý thông tin cá nhân của mình. Ngoài ra, cách sử dụng WordPress ở đây linh hoạt hơn thế. Bạn có thể thay đổi Email, mật khẩu quản trị WordPress khi tìm đến Your Profile. Để xóa User, hãy truy cập Dashboard → Users → All User. Tiếp theo, bạn di chuyển trỏ chuột lên tên đối tượng cần loại bỏ. Sau đó, bạn bấm chọn “Delete”, web lập tức chuyển sang trang xác nhận. Để hoàn tất, hãy nhấn “Confirm Deletion”. Lưu ý Lưu ý, có hai tùy chọn bạn cần kiểm tra trước khi xác nhận xóa User. Thứ nhất là “Delete all content” – xóa nội dung User đã đăng tải lên website. Thứ hai, bạn có thể chọn “Attribute all content to” để chuyển nội dung của tài khoản này sang User khác đang tồn tại. Trong cách sử dụng WordPress, chuyên gia khuyến khích dùng cách này để bảo tồn dữ liệu. Tools Như bạn đã biết trong phần tìm hiểu cách sử dụng WordPress ở trên, Available Tools là công cụ có sẵn. Tính năng này chứa Press This giúp cắt nội dung từ các trang web khác. Tiếp đến, bạn chỉnh sửa và thêm trực tiếp nội dung lên website của mình. Cuối cùng, bạn chọn lưu lại và đăng bài trên trang. Import Cách sử dụng WordPress trong hoạt động cài đặt nhập dữ liệu như thế nào? Các bài viết, bình luận từ hệ thống website khác sẽ đi tới nơi của bạn tự động. - Blogger: Đẩy nội dung(chuyên mục, bài viết, hình ảnh, bình luận) từ Blogspot tới website WordPress này. Tương tự, bạn cũng có thể đẩy Posts từ tài khoản LiveJournal, RSS,… - Categories and Tags Converter: Giúp chuyển đổi các chuyên mục(Categories) thành các thẻ Tags và ngược lại. - WordPress: Sử dụng khi bạn có 2 web WordPress và muốn đẩy nội dung từ một sang hai hoặc ngược lại. Cách sử dụng WordPress này có ý nghĩa rất quan trọng. Nhờ đó, bạn dễ dàng bảo toàn mọi nội dung, đồng bộ dữ liệu từ nhiều nguồn. Export WordPress lưu lại bài viết, trang, bình luận, chuyên mục(Categories) và thẻ Tags. Những yếu tố này được chuyển vào tệp tin định dạng XML. - All Contents: Xuất mọi nội dung liên quan tới Posts và Pages, Menus, Custom field và Custom post type. - Posts: Xuất nội dung liên quan đến Post. Các mục Pages hay Media cũng mang ý nghĩa tương tự như vậy. Khi đã chọn nội dung hoàn tất, bạn ấn nút “Download Export File”. Công cụ sẽ tải về máy tập tin có định dạng .xml chứa dữ liệu xuất ra. Đến đây, cách sử dụng WordPress cho hoạt động Export hoàn tất. Settings Phần cơ bản cuối cùng trong hướng dẫn cách sử dụng WordPress là mục Settings. Tại đây, bạn sẽ nắm được ý nghĩa của nhiều thành phần nhỏ hơn. General Phần đầu tiên cần nắm rõ trong cách sử dụng WordPress này là cài đặt tổng quan. Khu vực này chứa thiết lập quan trọng về cấu hình. - Site Title: Tên website. - Tagline: Mô tả - Slogan của doanh nghiệp. - WordPress Address (URL): Đây là địa chỉ website WordPress của bạn. Yếu tố này sẽ tác động đến đường dẫn Post và Page. - Site Address (URL): Nếu cài website WordPress làm trang chủ, bạn nên để giống với yếu tố WordPress Address trên. - Email Address: Thông báo quan trọng về website sẽ được gửi vào Mail này. - Membership: Cách sử dụng WordPress là đánh dấu vào mục “Anyone can register”. Khách có thể tự đăng ký tài khoản người dùng trên web tại địa chỉ: http://domain/wp-login.php?action=register. - New User Default Role: Nhóm người dùng mới sẽ đưa vào mặc định khi họ đăng ký xong. - Timezone: Cách sử dụng WordPress trong mục này là để điều chỉnh múi giờ. - Date Format: Định dạng ngày tháng năm hiển thị trên website của bạn. - Week Start On: Ngày đầu tiên bạn muốn dùng để bắt đầu tuần mới. - Site Language: Ngôn ngữ muốn dùng trên website. Khi tìm hiểu hướng dẫn cách sử dụng WordPress sẽ thấy chưa hỗ trợ tiếng Việt. Đó là những thiết lập trong mục cài đặt tổng quan. Bạn hãy đọc kỹ và lựa chọn sao cho phù hợp nhất với nhu cầu. Writing Cách sử dụng WordPress trong phần này sẽ tác động trực tiếp đến quy trình soạn thảo. Ngoài ra, đó còn là sự thay đổi khi đăng nội dung trên website. - Default Post Category: Mặc định của bài Post nếu bạn quên chọn Category khi đăng. - Default Post Format: Cũng là loại định dạng mặc định khi bạn quên chọn. - Post via Email: Cung cấp tính năng đăng bài thông qua Email. - Update Service: Tự động gửi tín hiệu Ping khi có bài mới. Như vậy, chức năng trong Writing xoay quanh hoạt động liên quan đến bài viết. Nhờ đó, bạn xuất bản nội dung nhanh chóng và tối ưu hơn. Reading Qua việc tìm hiểu cách sử dụng WordPress, bạn sẽ thấy hoạt động trong Reading liên quan đến hiển thị nội dung. Cụ thể các mục: - Your homepage displays: Hiển thị giao diện trang chủ. - Blog pages show at most: Số lượng post sẽ hiển thị ra trang Blog. - Syndication feeds show the most recent: Tổng số post mới hiển thị tại RSS Feed của website. Trong khi tùy chọn Summary sẽ cho thấy bản rút gọn. - Search Engine Visibility: Những phần bạn đánh dấu sẽ không thể được lập chỉ mục bởi Google. Từ đó, các đối tượng này không hiển thị trên SERP. - For each article in a feed, show(Full text): Làm nhiệm vụ hiển thị nội dung trên RSS Feed. Hướng dẫn cách sử dụng WordPress này tập trung vào việc hiển thị. Nhờ đó, bạn biết cần làm thế nào để tối ưu nội dung của mình với người truy cập và Search Engine. Discussion Cách sử dụng WordPress Discussion sẽ tác động đến tính năng bình luận trên website. Cụ thể như sau: - Default article settings: Liên quan đến thao tác bật tính năng liên quan tới bình luận dạng mặc định. Bạn có thể sửa đổi thiết lập tại từng post/page riêng lẻ. - Other comment settings: Liên quan tới gửi bình luận. - Email me whenever: Học cách sử dụng WordPress này để nhận thống báo tới Email về bình luận. - Before a comment appears: Áp dụng trước khi comment được xuất hiện. - Comment moderation: Đưa bình luận vào trạng thái phê duyệt nếu chưa từ khóa , liên kết, email hoặc địa chỉ IP có trong danh sách này. Mỗi quy tắc bạn đề ra sẽ được đặt tại một dòng riêng. - Comment Blacklist: Mục đích học cách sử dụng WordPress ở đây để thiết lập từ cấm bình luận. - Avatar: Hiển thị ảnh đại diện người bình luận. Nhờ học cách sử dụng WordPress này, nhà quản trị tạo ra môi trường bình luận văn minh. Các đối tượng xấu khó có thể spam tại phần Comment. Media Thiết lập Media sẽ ảnh hưởng đến chức năng upload tập tin lên nội dung. Trong đó gồm có những mục đã khá phổ biến: - Image size: Xác định kích thước khi một tấm ảnh được tải lên thư viện. - Uploading Files: Cài đặt liên quan tới upload tập tin. - Organize my uploads into month- and year-based folder: Tự động đưa tập tin upload vào thư mục. Cấu trúc ngày tháng tương ứng với thời gian bạn đã tải lên. Nhờ học cách sử dụng WordPress Media, mọi hình ảnh, video, nhạc đều đồng bộ. Các yếu tố này hiển thị theo quy tắc nhất quán. Permalink Settings Mục đích học cách sử dụng WordPress tại đây là bật tính năng đường dẫn tĩnh cho toàn bộ website. Đó là những link địa chỉ của Posts, Pages, Categories, Tags,…hình thành bằng tên cụ thể. ✅Mục cài đặt Hướng dẫn ✅Common Settings - Default: Đường dẫn động mặc định.- Day and name: Cấu trúc đường dẫn với kiểu hiển thị ngày tháng đăng post và tên post.- Month and name: Tương tự trên nhưng sẽ hiển thị tháng, năm và tên post.- Numeric: Cấu trúc địa chỉ IP của post thay vì tên.- Post name: Thiết lập chỉ hiển thị tên post trên đường dẫn.- Custom Structure: Cách sử dụng WordPress này cho phép tùy chỉnh cấu trúc đường dẫn. ✅Optional - Category base: Tên đường dẫn mẹ của các link tới trang category. Mặc định ở dạng http://domain/category/tên-category/.- Tag base: Tên đường dẫn mẹ của đường link tới các trang tag. Mặc định của dạng này sẽ là http://domain/tag/tên-tag/. Những bài viết liên quan: Visual Composer là gì? Hướng dẫn sử dụng Plugin tối ưu nhất Yoast SEO là gì? Trọn bộ hướng dẫn cách thiết lập và sử dụng Yoast WP Rocket là gì? Hướng dẫn cài đặt & cấu hình Plugin WP Rocket Pagespeed Insights là gì? Cách cải thiện hiệu suất website hiệu quả Trên đây là những điều bạn cần biết khi bắt đầu làm quen với nền tảng WordPress. Để không bị rối, hãy cố gắng hoàn thiện từng mục trước khi chuyển sang phần tiếp theo. So với các kiểu xây dựng website khác, đây vẫn là hình thức tiện lợi nhất. Vì thế, FPT Cloud mong rằng bạn sẽ sớm hoàn thiện kỹ thuật trong cách xây dựng WordPress.

Tìm hiểu cấu trúc lệnh Find trong Linux và các cách sử dụng

14:16 05/07/2022
Lệnh Find trong Linux giúp tìm kiếm tệp, thư mục,… một cách nhanh chóng. Điều này thực hiện ngay cả khi bạn sở hữu quá nhiều dữ liệu, không nhớ vị trí và tên cụ thể. Chính bởi tính hữu ích như vậy, FPT Cloud sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng lệnh Find ngay sau đây. Việc tìm kiếm sẽ được thực hiện trên những kiểu tiêu chí khác nhau. Cấu trúc lệnh Find trong Linux Trước tiên, bạn nên hình dung sơ bộ về cấu trúc lệnh Find trong Linux như thế nào. Hình thức như sau: “$ find [bắt đầu từ đâu] [biểu thức thực hiện việc cần làm] [-tùy chọn] [thứ tìm kiếm]”. Trong đó, thành phần [-tùy chọn] gồm một số ý cơ bản: - [-user name]: Dùng để chỉ tên chủ sở hữu hoặc ID. - [-empty]: Tệp trống. - [-name demo]: Dùng để tìm tên một tệp có chữ demo bên trong đó. Đặc trưng của Linux là sở hữu giao diện dòng lệnh. Vì thế, công cụ rất mạnh mẽ, linh hoạt trong việc tìm kiếm sự trợ giúp của grep, awk, Find và located. Qua đó, người dùng cũng dễ dàng hơn trong việc xác định tập tin, văn bản,… >>> Có thể bạn quan tâm: Bật mí 3 cách lấy lại mật khẩu WordPress phổ biến nhất Cách ứng dụng lệnh Find trên Linux Dưới đây là hướng dẫn cụ thể cách sử dụng lệnh Find trong Linux. Bạn nên dựa trên nhu cầu bản thân để xác định được phần trọng tâm cần nghiên cứu. Trong đó cần lưu ý thay thế “FPT” bằng mục đích tìm kiếm của mình. [caption id="attachment_28496" align="aligncenter" width="800"] Bạn có thể chạy rất nhiều lệnh Find khác nhau để tìm thấy chính xác đối tượng mục tiêu[/caption] ✅Mục đích tìm kiếm Cách chạy lệnh Find trong Linux ✅Tìm kiếm cơ bản - Tìm kiếm theo tên file đầy đủ: # find . fpt.txt”, dấu chấm đại diện cho thư mục hiện hành.- Tìm kiếm theo tên file không đầy đủ: # find / -name fpt*. Với kiểu này, lệnh Find trong Linux sẽ tìm toàn bộ hệ thống tệp có tên bắt đầu bằng các ký tự bạn điền vào.- Tìm kiếm với phần mở rộng: # find /home -name *.php. Lệnh sẽ tìm trong thư mục /home những file có tên bất kỳ. Điều kiện chỉ là các tệp có phần mở rộng là .php.- Tìm kiếm tệp hoặc thư mục ẩn: # find / -type f -name ".*". ✅Tìm kiếm theo cách phân quyền và nhóm quyền - Tìm file thuộc sở hữu của chủ thể nào đó: # find /home –user fpt.- Tìm file được phân quyền 777: # find . -type f -perm 777.- Tìm file chỉ có quyền đọc: # find / -perm /u=r.- Tìm file rỗng: # find /tmp -type f –empty. ✅Tìm kiếm dựa theo thời gian - Tìm file đã chỉnh sửa trong vòng 50 ngày trước đó: # find / -mtime 50.- Tìm file đã chỉnh sửa từ khoảng 50 – 100 ngày trước đó: # find / -mtime +50 –mtime -100.- Tìm file vừa tạo một giờ trước: # find / -cmin -60. ✅Tìm kiếm trên dung lượng - Tìm file có dung lượng 50M, hãy chạy lệnh Find trong Linux như sau: # find / -size 50M.- Tìm kiếm file có dung lượng lớn hơn 50M nhưng nhỏ hơn 100M: # find / -size +50M -size -100M.- Tìm trên nhiều thư mục khác nhau: # find /opt /usr /var -name.txt -type f.- Tìm và xóa file có dung lượng lớn hơn 100M: # find / -size +100M -exec rm -rf {} \;. ✅Thông qua phần mở rộng - Tìm và mở 644 file có phần mở rộng là .html, bạn chạy lệnh Find trong Linux như sau: # find /usr/local -name “*.html” -type f -exec chmod 644 {} \;.- Tìm tệp có phần mở rộng là .mp3 và copy đến thư mục /tmp/MusicFiles: # find . -type f -name “*.mp3” -exec cp {} /tmp/MusicFiles \;.- Tìm file có chứa nội dung FPT: # find /home -type f -exec grep -l ‘fpt{} \;. >>> Có thể bạn quan tâm: ID Facebook là gì? Hướng dẫn cách lấy ID Fanpage cùng các loại khác Trên đây là những kỹ thuật giúp việc tìm kiếm trở nên thuận tiện hơn. Bạn dễ dàng tìm thấy đối tượng hướng đến ngay cả khi chỉ nhớ một số đặc điểm nào đó. Nhờ thế, bạn tiết kiệm được đáng kể thời gian xác định tệp, thư mục hay dữ liệu. FPT Cloud tin rằng bạn sẽ sớm áp dụng lệnh Find trong Linux một cách linh hoạt. Liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của FPT Smart Cloud Website: https://fptcloud.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/fptsmartcloud Email: [email protected] Hotline: 1900 638 399

Bật mí 3 cách lấy lại mật khẩu WordPress phổ biến nhất

13:53 05/07/2022
Lấy lại mật khẩu WordPress như thế nào khi đã lâu không dùng để đăng nhập? Các thủ thuật sẽ được FPT Cloud hướng dẫn đến bạn thông qua bài viết tổng hợp dưới đây. Nhờ đó giúp đảm bảo công việc, hoạt động không bị gián đoạn. Việc chuyển đổi sang thiết bị khác dễ dàng, tránh rủi ro về bảo mật do mật khẩu bị lãng quên. Khi nào cần lấy lại mật khẩu WordPress? Password là yếu tố giúp đảm bảo tính an toàn đạt mức tối đa. Vì thế, lấy lại mật khẩu Admin WordPress cần được chú trọng thực hiện. Ngoài việc liên quan đến tính bảo mật, đây là hành động nên làm bởi những lý do sau: Lấy lại mật khẩu Admin là phương pháp hữu dụng trong nhiều trường hợp nhất định Bạn có thể đã chia sẻ tài khoản của mình với những người khác. Sau đó, nhu cầu thay đổi và bạn muốn lấy lại toàn quyền sở hữu. Chính vì thế, việc đổi, lấy mật khẩu WordPress là giải pháp lý tưởng. Password sẽ tự động lưu trên những thiết bị bạn đang sử dụng. Tuy nhiên, khi chuyển sang thiết bị khác cần phải nhập lại. Do lâu ngày không dùng tới nên nhiều người đã quên mất. Khi này học cách lấy lại mật khẩu WordPress là cần thiết. Đây là kỹ thuật không hề phức tạp, nhưng lại phát huy tối đa tác dụng trong nhiều trường hợp. Những hướng dẫn dưới đây sẽ giúp tháo gỡ khó khăn tức thì. >>> Xem thêm: ID Facebook là gì? Hướng dẫn cách lấy ID Fanpage cùng các loại khác Các cách lấy lại mật khẩu WordPress khả dụng nhất Admin có thể thử lấy lại mật khẩu WordPress bằng một trong các cách dưới đây. Bạn nên ưu tiên áp dụng những phương pháp được giới thiệu trước. Thông qua màn hình đăng nhập Mỗi website WordPress đều được thiết kế trang đăng nhập riêng biệt dành cho Admin. Trong trường hợp bị quên hoặc mất Password, bạn nên truy cập vào đây. Sau đó, hãy nhấn vào “Loss your password” để tiến hành lấy lại mật khẩu WordPress. Bạn cần điền thông tin username hoặc địa chỉ Email vào ô trống Hệ thống sẽ yêu cầu điền thông tin vào “Username or Email Address”. Với bước này, bạn cung cấp tên đăng nhập hoặc địa chỉ Email sử dụng để đăng ký. Khi đã hoàn tất, bạn nhấn vào mục “Get New Password”. WordPress sẽ nhanh chóng gửi lại Mail thông báo việc ai đang yêu cầu đặt lại mật khẩu Admin. Hãy chắc chắn đó chính là từ bạn, không phải hành động xâm nhập trái phép. Khi này, bạn nhấn vào đường link được cung cấp trong Email để lấy lại mật khẩu WordPress. Cuối cùng, hãy nhấp mục “Reset Password” để hoàn tất quá trình. Đổi mật khẩu trong Dashboard Phương pháp này áp dụng trong trường hợp không phải do mất mật khẩu. Lý do đơn giản là bạn muốn đổi sang Password khác. Quá trình thay đổi diễn ra nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả cao. Khi đã đăng nhập vào được tài khoản WordPress, bạn có thể thực hiện dễ dàng. Admin di chuyển đến Dashboard, truy cập User > Your Profile. Tại đây, mọi thông tin liên quan đến tài khoản đều hiển thị, bao gồm: Username. Email. Profile picture… Việc lấy lại mật khẩu WordPress sẽ được tiến hành ở mục “Account Management”. Ngay cả khi bạn không nhớ Password cũ cũng thực hiện được theo nhu cầu. Khi nhấn vào “Generate Password”, hệ thống tự động xuất ra mật khẩu an toàn cho bạn. Ngoài ra, bạn hoàn toàn được quyền đặt lại theo ý muốn của bản thân. Tuy nhiên, khi tự tạo, hãy đảm bảo không bị WordPress đánh giá là quá yếu. Bởi vì, điều này khó giữ tài khoản ở mức độ an toàn cần thiết. Khi thông tin tài khoản và Password đã điền sẵn sàng, bạn nhấn vào “Update Profile”. Quá trình lấy lại mật khẩu WordPress hoàn thành khi có thông báo xuất hiện. >>> Xem thêm: Google API Maps là gì? Chức năng & cách lấy Google API Maps Key Đổi bằng phpMyAdmin Cách lấy lại mật khẩu WordPress này dựa trên phpMyAdmin. Bạn chỉ cần thực hiện đúng theo các thao tác được hướng dẫn dưới đây: Bạn có thể chọn cách đi đến bảng điều khiển cPanel và thao tác với phpMyAdmin Tiến hành đăng nhập vào bảng điều khiển cPanel, chọn phpMyAdmin trong phần DATABASES. Trên giao diện chính, bạn chọn cơ sở dữ liệu WordPress của mình ở đây là demosite. Tiếp theo, hãy nhấn vào database và chọn mục có tên là wp_users. Lúc này, một danh sách người dùng sẽ xuất hiện. Mỗi dòng ứng với thông tin liên quan như Email, tên đăng nhập, mật khẩu,… Bạn sẽ thấy ngay mật khẩu xuất hiện ở vị trí cột user_pass. Đây là giá trị đã được mã hóa nhằm tránh người khác biết được chính xác ký tự là gì. Cách lấy lại mật khẩu WordPress tiếp tục bằng việc nhấn vào nút Edit. Bạn tìm tới user_pass để đổi mật khẩu mong muốn, nằm trên cột Value. Khi hoàn tất, bạn nhấn vào nút thanh xổ xuống nằm ở vị trí bên trái của mật khẩu, chọn vào option MD5. Nhấn nút Go ở góc bên dưới màn hình để lưu lại toàn bộ những thay đổi. Đến đây, cách lấy lại mật khẩu WordPress đã hoàn tất. Hệ thống đã cập nhật sự thiết lập mới của bạn và hoàn toàn yên tâm đăng nhập lần sau. Những bài viết liên quan: ID Facebook là gì? Hướng dẫn cách lấy ID Fanpage cùng các loại khác Hướng dẫn cách kết nối CloudFlare với website WordPress chi tiết Cách gỡ Office 2016 từ bảng điều khiển cPanel hoặc công cụ hỗ trợ Hướng dẫn tải Microsoft Team trên máy tính cùng cách đăng ký Trên đây là những phương pháp cần biết đối với các Admin của trang web WordPress. Mỗi hình thức cần được tiến hành theo quy trình riêng biệt. Dù là phương pháp nào cũng đều đảm bảo hiệu quả đem lại là như nhau. FPT Cloud tin rằng bạn sẽ áp dụng linh hoạt và thành công cách lấy lại mật khẩu WordPress.